Yêu anh đã 20 năm
Chương 6
Đây là lần thứ hai tôi bước lên vùng đất có núi, có nước, có củ ấu này. Nhìn thấy cô hai mang cái bụng to, vì thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng dẫn đến sắc mặt cô tái vàng không một chút máu, bụng cô rất lớn, điều đó hoàn toàn đối lập với thân thể gầy yếu của cô.
Anh cả, anh hai, chị dâu lớn, chị dâu thứ hai của chú đều đến chào hỏi, sau đó họ cầm lấy quà tặng mà mẹ mang đến đi ra cửa chính trở về. Lúc này, tôi mới phát hiện giữa sân đã có thêm một bức tường. Mẹ cũng đưa mắt dò hỏi, cô hai nói bốn anh em họ chia nhà đã mấy năm nay. Anh cả và anh hai ở nhà bên sân phía tây, nhà của em út ở tại sân này. Mẹ lại nói em út đã lập gia đình?
Tôi dường như cảm thấy trái tim mình co thắt một nhịp, trong lòng căng thẳng nhưng lại giả vờ bình tĩnh chờ đợi cô hai trả lời. Cô hai vừa kéo tay tôi và mẹ đi vào nhà trong vừa nói: “Đâu có! Bây giờ còn đang đến trường mà. Chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp. Nó chưa hề có suy nghĩ đó. Thành tích học tập lại rất tốt, nhưng em không nhớ nổi tên trường là gì. Anh cả và anh hai cũng không quan tâm, mấy năm gần đây đều là do bọn em chu cấp. Học phí hàng năm là con số không phải nhỏ. Mấy năm trước vẫn chưa có con, em có thể làm việc hết sức để trợ giúp phần nào. Thằng bé cũng sắp ra trường, càng có chỗ cần dùng tiền. Khó quá! Cũng may Triển Tường là đứa biết truyện. Bình thường công việc ruộng đất trong nhà cũng thường hay giúp đỡ!”
Tôi nghe hai người phụ nữ trung niên lải nhải, mắt lại chỉ nhìn đến hướng một căn phòng. Nhưng, tôi không thấy được người hấp dẫn tôi đến An Huy. Mẹ lấy mấy món đặc sản ở quê mang đến, bảo chú gọi Triển Tường đến nếm thử. Cô hai nói Tiểu Tường vẫn chưa về! Còn ở trên trấn khai thác đá.
Nói chuyện, kể chuyện, bắt đầu ăn cơm chiều. Mẹ nói đêm nay mẹ làm mấy món ăn ở quê, cô hai ở nhà bếp nhìn mẹ rửa thái rau. Chú thì lấy lưới ra ao chày cá, tôi ngồi cạnh giếng nước trong sân rửa nửa gói gừng tây từ quê mang đến, đây là món ăn mà cô thích. Gừng tây và gừng thường giống như như đúc, nhưng mà gừng tây thì không cay.
Tôi rửa rất kỹ. Rửa xong mấy củ, tôi cảm thấy có gì đó khác thưởng, ngẩng đầu lên, tôi thấy một người thanh niên — Chú Triển Tường của tôi đang đứng trước mắt tôi. Bỗng nhiên tim tôi đập mạnh, mặt tôi nóng ran, tôi không nhớ những lời thoại mà mình đã tập luyện nhiều lần kia, không nhớ làm dáng vẻ cúi chào đáng yêu hoạt bát rồi nói “Chào chú!”. Tôi hoảng loạn cúi đầu ra sức xoa củ gừng tây, vị dùng sức hơi mạnh nên khuấy tung cả chậu nước. Anh ngồi xổm xuống, đặt dụng cụ trong tay sang một bên, nhẹ nhàng hỏi tôi: “Cháu là Hạ Linh Hội?” Tôi khẽ vâng một tiếng, anh lại hỏi đến khi nào, tôi nói vừa đến. Sau đó lại rơi vào không khí trầm mặc. Tôi nghĩ nên rửa nhanh một chút để mang vào trong, ngón tay lại không có sức lực chà bùn đất trên củ gừng. Chỉ có thể yếu ớt phủi nhẹ nước, tạo thành những gợn sóng nhỏ. Anh cầm lên một củ nói đây là gì, tôi nói đó là gừng tây. Dừng một chút, anh hỏi: “Gừng tây ngon hay là củ ấu ngon?”
Tôi ngẩng đầu lên, trong bóng hoàng hôn mỏng manh, tôi thấy đôi mắt đen sẫm của anh. Đó là ánh mắt tối sâu không thấy đáy, nhìn lâu hơn một chút sẽ có cảm giác đắm chìm vào trong đó. Tôi cúi đầu, không nói gì. Anh thọc tay vào nước, giúp tôi rửa gừng tây. Tôi thấy trên đôi tay đó có rất nhiều vết thương, cũ có, mới có, có đôi khi là một đường, có đôi khi là một mảng, khảm sâu vào vết chai ở trên tay. Tôi có thể cảm giác được đôi tay ấy tràn đầy sức mạnh. Mũi tôi ê ẩm, tôi muốn khóc. Nước mắt thực sự rơi xuống, nó rơi vào nước trong chậu, không để lại dấu vết gì. Anh trầm thấp nói ra hai chữ: “Đừng khóc.”
Lúc ăn cơm tối đã không còn náo nhiệt như lần đến trước đó nữa, chỉ có năm người: Cô hai, chú, mẹ, Triển Tường và tôi. Cô hai và mẹ ngồi một bên, chú ngồi đối diện với bọn họ, tôi ngồi ngoài cùng một mình, sau khi Triển Tường mang đến một khay thức ăn cuối cùng, anh ngồi xuống cạnh tôi. Sau đó thuận tay đặt một chiếc muỗng nhỏ lên bát của tôi. Tôi vui mừng nhìn chiếc muỗng đó, anh vẫn nhớ được tôi không quen dùng đũa!
Anh đã không còn là chàng thiếu niên hay đỏ mặt thẹn thùng ngày trước nữa, cử chỉ của anh rất nhã nhặn, ăn nói cũng thích đáng, anh vẫn hay cười. Anh bắt chước chú gọi mẹ là chị dâu, gắp thức ăn vào chén cho mỗi người, ai vừa dùng hết cơm thì lại xới thêm. Mẹ không hề keo kiệt tán thưởng anh, khen anh lớn lên vừa đẹp trai lại nhanh nhẹn. Lại xoay qua nói với tôi: “Linh Hội phải nhìn chú rồi học tập nha! Bây giờ cậu ấy đã lên đại học, thành tích cũng rất tốt!” Tôi cúi thấp đầu ăn cơm. Thân thể vẫn không nhúc nhích.
Sau bữa cơm chiều, mẹ và cô cả vào phòng nói chuyện, tôi và Triển Tưởng mang tất cả bát vào phòng bếp để rửa. Anh nói để anh rửa, tôi đã cầm xơ mướp lên để rửa bát, một cái rồi lại một cái. Anh đứng bên cạnh nhìn tôi. Tôi muốn mở miệng nói gì đó, cũng rất muốn anh mở miệng nói chuyện, bởi vì dạng trầm mặc này khiến cho người khác rất khó xử. Nhưng, mãi cho đến khi rửa xong tất cả, hai chúng tôi đều không nói một tiếng nào. Trở về phòng, cô hai đã sắp xếp chỗ ngủ, nói mẹ và cô ở chung để tiện chăm sóc, Tiểu Tường và chú ở cùng một phòng, tôi ở phòng của Triển Tường. Sau đó cô lại nói: “Còn một gian phòng chứa lương thực, ở đó thì không thể. Phòng của Tiểu Tường sạch sẽ nhất, vậy Linh Hội ở đó đi.” Triển Tường nói được, chỉ là hơi lộn xộn, thu dọn một chút là được. Sau đó anh liền lên lầu. Cô hai lại nói Linh Hội cũng lên lầu xem đi, có gì không muốn để ở đó thì bảo Tiểu Tường mang đi.
Lên lầu, phòng của anh. Mọi thứ đều đã cũ, nhưng bày biện rất ngăn nắp, anh mở một chiếc thùng gỗ rồi lấy ra một ít quần áo. Tôi phát hiện quần áo anh đưa tôi đều khá mới, có màu trắng lẫn màu lam, không giống với quần áo mà dượng mặc là xám hoặc vàng. Anh quay đầu lại thấy tôi, nói tôi vào đi. Tôi bước vào, ngồi trên giường của anh, giúp anh xếp lại mấy bộ quần áo vừa lấy ra. Anh ngồi bên cạnh, hỏi việc học tập của tôi, hỏi trường tôi ghi danh, tự đánh giá thành tích trúng tuyển kỳ thi sát hạch, sau đó lại hỏi: “Sau này muốn làm gì?”
Sau này. Tôi xếp chồng toàn bộ quần áo của anh, đặt chúng ổn định lên chân mình, trong lòng nghĩ về tương lai. Tương lai. Tương lai là bao lâu? Là sau khi trưởng thành ư? Tôi mới mười bốn tuổi, nếu như mười tám tuổi mới được xem là trưởng thành. Như vậy, sau khi mười tám tuổi, tôi muốn làm gì? Sau khi trầm mặc thật lâu, anh ngồi dậy, nói chúc tôi ngủ ngon.
Cho dù làm thế nào tôi cũng không ngủ được. Đó là lần mất ngủ đầu tiên trong đời tôi. Bởi vì một câu nói. Bởi vì tương lai không hề biết trước được đó.
Triển Tưởng, đó là lần thứ hai em gặp anh. Một cô gái mười bốn tuổi, nhìn đôi tay chai sạn của anh, trong lòng đau đớn đến rơi lệ. Ánh mắt anh dừng lại trên đỉnh đầu em, trong nháy mắt, máu nóng như xông lên đôi gò má của em, em phải cảm ơn ráng chiều hôm đó đã che giấu đi nét ửng đỏ trên mặt em, để em đừng vì căng thẳng quá mức mà quên cả hô hấp. Em không nhớ nổi những lời nói em đã luyện tập trên đường đến đây, không nhớ cách thoải mái để gọi anh một tiếng —- Chú!
Anh cả, anh hai, chị dâu lớn, chị dâu thứ hai của chú đều đến chào hỏi, sau đó họ cầm lấy quà tặng mà mẹ mang đến đi ra cửa chính trở về. Lúc này, tôi mới phát hiện giữa sân đã có thêm một bức tường. Mẹ cũng đưa mắt dò hỏi, cô hai nói bốn anh em họ chia nhà đã mấy năm nay. Anh cả và anh hai ở nhà bên sân phía tây, nhà của em út ở tại sân này. Mẹ lại nói em út đã lập gia đình?
Tôi dường như cảm thấy trái tim mình co thắt một nhịp, trong lòng căng thẳng nhưng lại giả vờ bình tĩnh chờ đợi cô hai trả lời. Cô hai vừa kéo tay tôi và mẹ đi vào nhà trong vừa nói: “Đâu có! Bây giờ còn đang đến trường mà. Chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp. Nó chưa hề có suy nghĩ đó. Thành tích học tập lại rất tốt, nhưng em không nhớ nổi tên trường là gì. Anh cả và anh hai cũng không quan tâm, mấy năm gần đây đều là do bọn em chu cấp. Học phí hàng năm là con số không phải nhỏ. Mấy năm trước vẫn chưa có con, em có thể làm việc hết sức để trợ giúp phần nào. Thằng bé cũng sắp ra trường, càng có chỗ cần dùng tiền. Khó quá! Cũng may Triển Tường là đứa biết truyện. Bình thường công việc ruộng đất trong nhà cũng thường hay giúp đỡ!”
Tôi nghe hai người phụ nữ trung niên lải nhải, mắt lại chỉ nhìn đến hướng một căn phòng. Nhưng, tôi không thấy được người hấp dẫn tôi đến An Huy. Mẹ lấy mấy món đặc sản ở quê mang đến, bảo chú gọi Triển Tường đến nếm thử. Cô hai nói Tiểu Tường vẫn chưa về! Còn ở trên trấn khai thác đá.
Nói chuyện, kể chuyện, bắt đầu ăn cơm chiều. Mẹ nói đêm nay mẹ làm mấy món ăn ở quê, cô hai ở nhà bếp nhìn mẹ rửa thái rau. Chú thì lấy lưới ra ao chày cá, tôi ngồi cạnh giếng nước trong sân rửa nửa gói gừng tây từ quê mang đến, đây là món ăn mà cô thích. Gừng tây và gừng thường giống như như đúc, nhưng mà gừng tây thì không cay.
Tôi rửa rất kỹ. Rửa xong mấy củ, tôi cảm thấy có gì đó khác thưởng, ngẩng đầu lên, tôi thấy một người thanh niên — Chú Triển Tường của tôi đang đứng trước mắt tôi. Bỗng nhiên tim tôi đập mạnh, mặt tôi nóng ran, tôi không nhớ những lời thoại mà mình đã tập luyện nhiều lần kia, không nhớ làm dáng vẻ cúi chào đáng yêu hoạt bát rồi nói “Chào chú!”. Tôi hoảng loạn cúi đầu ra sức xoa củ gừng tây, vị dùng sức hơi mạnh nên khuấy tung cả chậu nước. Anh ngồi xổm xuống, đặt dụng cụ trong tay sang một bên, nhẹ nhàng hỏi tôi: “Cháu là Hạ Linh Hội?” Tôi khẽ vâng một tiếng, anh lại hỏi đến khi nào, tôi nói vừa đến. Sau đó lại rơi vào không khí trầm mặc. Tôi nghĩ nên rửa nhanh một chút để mang vào trong, ngón tay lại không có sức lực chà bùn đất trên củ gừng. Chỉ có thể yếu ớt phủi nhẹ nước, tạo thành những gợn sóng nhỏ. Anh cầm lên một củ nói đây là gì, tôi nói đó là gừng tây. Dừng một chút, anh hỏi: “Gừng tây ngon hay là củ ấu ngon?”
Tôi ngẩng đầu lên, trong bóng hoàng hôn mỏng manh, tôi thấy đôi mắt đen sẫm của anh. Đó là ánh mắt tối sâu không thấy đáy, nhìn lâu hơn một chút sẽ có cảm giác đắm chìm vào trong đó. Tôi cúi đầu, không nói gì. Anh thọc tay vào nước, giúp tôi rửa gừng tây. Tôi thấy trên đôi tay đó có rất nhiều vết thương, cũ có, mới có, có đôi khi là một đường, có đôi khi là một mảng, khảm sâu vào vết chai ở trên tay. Tôi có thể cảm giác được đôi tay ấy tràn đầy sức mạnh. Mũi tôi ê ẩm, tôi muốn khóc. Nước mắt thực sự rơi xuống, nó rơi vào nước trong chậu, không để lại dấu vết gì. Anh trầm thấp nói ra hai chữ: “Đừng khóc.”
Lúc ăn cơm tối đã không còn náo nhiệt như lần đến trước đó nữa, chỉ có năm người: Cô hai, chú, mẹ, Triển Tường và tôi. Cô hai và mẹ ngồi một bên, chú ngồi đối diện với bọn họ, tôi ngồi ngoài cùng một mình, sau khi Triển Tường mang đến một khay thức ăn cuối cùng, anh ngồi xuống cạnh tôi. Sau đó thuận tay đặt một chiếc muỗng nhỏ lên bát của tôi. Tôi vui mừng nhìn chiếc muỗng đó, anh vẫn nhớ được tôi không quen dùng đũa!
Anh đã không còn là chàng thiếu niên hay đỏ mặt thẹn thùng ngày trước nữa, cử chỉ của anh rất nhã nhặn, ăn nói cũng thích đáng, anh vẫn hay cười. Anh bắt chước chú gọi mẹ là chị dâu, gắp thức ăn vào chén cho mỗi người, ai vừa dùng hết cơm thì lại xới thêm. Mẹ không hề keo kiệt tán thưởng anh, khen anh lớn lên vừa đẹp trai lại nhanh nhẹn. Lại xoay qua nói với tôi: “Linh Hội phải nhìn chú rồi học tập nha! Bây giờ cậu ấy đã lên đại học, thành tích cũng rất tốt!” Tôi cúi thấp đầu ăn cơm. Thân thể vẫn không nhúc nhích.
Sau bữa cơm chiều, mẹ và cô cả vào phòng nói chuyện, tôi và Triển Tưởng mang tất cả bát vào phòng bếp để rửa. Anh nói để anh rửa, tôi đã cầm xơ mướp lên để rửa bát, một cái rồi lại một cái. Anh đứng bên cạnh nhìn tôi. Tôi muốn mở miệng nói gì đó, cũng rất muốn anh mở miệng nói chuyện, bởi vì dạng trầm mặc này khiến cho người khác rất khó xử. Nhưng, mãi cho đến khi rửa xong tất cả, hai chúng tôi đều không nói một tiếng nào. Trở về phòng, cô hai đã sắp xếp chỗ ngủ, nói mẹ và cô ở chung để tiện chăm sóc, Tiểu Tường và chú ở cùng một phòng, tôi ở phòng của Triển Tường. Sau đó cô lại nói: “Còn một gian phòng chứa lương thực, ở đó thì không thể. Phòng của Tiểu Tường sạch sẽ nhất, vậy Linh Hội ở đó đi.” Triển Tường nói được, chỉ là hơi lộn xộn, thu dọn một chút là được. Sau đó anh liền lên lầu. Cô hai lại nói Linh Hội cũng lên lầu xem đi, có gì không muốn để ở đó thì bảo Tiểu Tường mang đi.
Lên lầu, phòng của anh. Mọi thứ đều đã cũ, nhưng bày biện rất ngăn nắp, anh mở một chiếc thùng gỗ rồi lấy ra một ít quần áo. Tôi phát hiện quần áo anh đưa tôi đều khá mới, có màu trắng lẫn màu lam, không giống với quần áo mà dượng mặc là xám hoặc vàng. Anh quay đầu lại thấy tôi, nói tôi vào đi. Tôi bước vào, ngồi trên giường của anh, giúp anh xếp lại mấy bộ quần áo vừa lấy ra. Anh ngồi bên cạnh, hỏi việc học tập của tôi, hỏi trường tôi ghi danh, tự đánh giá thành tích trúng tuyển kỳ thi sát hạch, sau đó lại hỏi: “Sau này muốn làm gì?”
Sau này. Tôi xếp chồng toàn bộ quần áo của anh, đặt chúng ổn định lên chân mình, trong lòng nghĩ về tương lai. Tương lai. Tương lai là bao lâu? Là sau khi trưởng thành ư? Tôi mới mười bốn tuổi, nếu như mười tám tuổi mới được xem là trưởng thành. Như vậy, sau khi mười tám tuổi, tôi muốn làm gì? Sau khi trầm mặc thật lâu, anh ngồi dậy, nói chúc tôi ngủ ngon.
Cho dù làm thế nào tôi cũng không ngủ được. Đó là lần mất ngủ đầu tiên trong đời tôi. Bởi vì một câu nói. Bởi vì tương lai không hề biết trước được đó.
Triển Tưởng, đó là lần thứ hai em gặp anh. Một cô gái mười bốn tuổi, nhìn đôi tay chai sạn của anh, trong lòng đau đớn đến rơi lệ. Ánh mắt anh dừng lại trên đỉnh đầu em, trong nháy mắt, máu nóng như xông lên đôi gò má của em, em phải cảm ơn ráng chiều hôm đó đã che giấu đi nét ửng đỏ trên mặt em, để em đừng vì căng thẳng quá mức mà quên cả hô hấp. Em không nhớ nổi những lời nói em đã luyện tập trên đường đến đây, không nhớ cách thoải mái để gọi anh một tiếng —- Chú!
Bình luận truyện