Yêu anh đã 20 năm
Chương 8
Năm 1999, tôi mười bảy tuổi, thi đỗ vào một trường đại học trên thành phố và chuẩn bị làm thủ tục nhập học. Kỳ nghỉ hè năm đó cô hai dẫn Lăng Tiêu đã được ba tuổi về quê thăm người thân. Bé cưng có bộ dáng rất đáng yêu và gọi tôi là chị rất rõ ràng, nghe giọng nói ngây thơ và ngọt ngào của bé cưng khiến tâm hồn của tôi rất thanh khiết. Cô hai so bộ quần áo vừa mua lên người tôi, nói Linh Hội lớn rồi không biết giống ai nữa, dáng vẻ xinh xắn như thế, sau này nhất định sẽ khiến mấy bà mối tung cửa nhà mất thôi! Mẹ nói nó có định hướng cao lắm, lúc trước đỗ chuyên môn nhưng không chịu học mà vẫn muốn học lên trung học, không chừng sau này còn muốn tiếp tục học lên nữa đấy!
Mẹ tôi hỏi cô hai Triển Tường sao rồi. Cô hai đáp: “Bây giờ Tiểu Tường giỏi lắm! Một tháng tiền lương còn nhiều hơn cả tiền thu hoạch mấy mẫu ruộng trong vài năm. Tốt nghiệp xong cũng không về mà bị giữ lại trường đó làm giảng viên hay giáo viên phụ đạo gì đó cho trường ấy. Bây giờ cả nhà đều được thơm lây, anh cả anh hai cũng không nhìn nó bằng ánh mắt soi mói nữa, lúc Tiểu Tường về còn kéo tay nó đến sân Tây ở. Nghĩ lại mấy năm đó quả thật chịu không ít khổ sở, tóm đai lưng quần cố gắng chu cấp cho thằng bé đến trường, bây giờ xem như cũng đã làm đúng. Nếu không ở lại nông thôn thì có thể làm gì đây? Cưới vợ, xây nhà thì vẫn phải giúp tiền thôi!” Cô hai nói như nước sông vỡ đê cuối cùng cũng dừng lại, tôi giả vờ không chú ý hỏi Triển Tường học trường đại học nào, cô hai nghĩ một lúc rồi nói hình như là trường đại học Thiên Tân.
Năm đó, tôi không đến trường đại học trên thành phố đúng hạn. Mà cố chấp xin lưu ban năm sau thi lại. Bố mẹ không hiểu nổi hỏi tôi tại sao cả ngàn lần. Từ đầu đến cuối tôi chỉ lấy một lý do duy nhất là “Sang năm thi vào một trường tốt hơn, dù sao tuổi con cũng còn nhỏ” để trả lời. Sự kiên trì của tôi thắng được bố mẹ một lần nữa, hoặc cũng có thể ông bà nghĩ tôi vào được một trường danh tiếng hơn sẽ càng làm rạng rỡ tổ tông. Tôi bước vào phòng học trung học năm thứ ba một lần nữa, bắt đầu càng khắc khổ học tập hơn.
Mùa hè năm 2000, tôi nhận được giấy báo đã được tuyển vào trường đại học Thiên Tân, đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy tôi gần Triển Tường đến như thế. Tôi ngồi trước tấm gương to trong phòng, chải mái tóc dài của mình, nhìn gương mặt tràn đầy thanh xuân của bản thân trong gương rồi nói: “Triển Tường, em đã lớn rồi. Em đợi anh.”
Cuối tháng tám, chúng tôi nhận được một lá thư đến từ An Huy mang theo một tin tức khiến mọi người đau khổ. Em trai họ của tôi, Lăng Tiêu đã bốn tuổi rơi xuống giếng bơm dẫn nước vào ruộng mà chết. Tin tức đau lòng này khiến mọi người đều kinh hoàng, ai cũng rơi lệ. Bà nội tôi khóc đến ngất đi, nằm ở trên giường không dậy nổi. Bà nội chỉ vào đứa cháu ngoại trên ảnh vẫn chưa kịp gọi bà một tiếng “Bà ngoại” mà đã rời khỏi trần đời.
Cái chết là chuyện khiến con người ta đau khổ đến nhường nào. Tôi thậm chí đã tưởng tượng ra cảnh đau khổ của cô hai tôi. Không có Lăng Tiêu, cô ấy sẽ sống sao đây?
Nhưng thực tế chứng minh tôi đã đánh giá thấp năng lực chịu đựng khổ cực của người phụ nữ Trung Quốc truyền thống. Đúng vậy, cuộc sống, chung quy vẫn phải tiếp tục thôi.
Tháng chín nhập học, sinh viên mới phải đến báo danh trình diện, biết phòng học, giáo viên, bạn học và cả dáng dấp ngôi trường mới, tiếp nhận huấn luyện quân sự, rồi cùng bạn bè kiêu ngạo với thành tích mà đội tuyển Trung Quốc đã giành được ở thế vận hội Olympic Sydney. Có rất nhiều thứ mà tôi cần phải làm quen, nhưng tôi vẫn không hề quên việc kiếm tìm bóng dáng của anh. Nhưng mà tôi chưa từng gặp được dù chỉ một lần, giống như anh chưa từng sống ở nơi này vậy, tôi không thể tìm được bất kì dấu vết nào của anh.
Tôi sẽ thường xuyên ngồi lẫn trong dòng người thưa thớt, ngồi ở đó rất lâu. Không làm bất kì điều gì cả mà chỉ không ngừng tua đi tua lại những chuyện trong quá khứ. Tôi nhớ đến mỗi một ngày ở bên cạnh anh, nhớ đến những điều tốt đẹp mà anh làm cho tôi, nhớ đến cô gái nho nhỏ ngồi bên đống cỏ khô chờ anh về, nhớ đến cảm giác được anh cõng trên tấm lưng kiên định trèo đèo lội suối. Nhớ đến đồng tiền “Càn Long thông bảo” được anh đeo trên cổ kia. Trong lúc lơ đãng tôi vẫn thường hay chạm vào đồng trên trên cổ mình rồi rơi vào trạng thái tưởng niệm vô bờ bến. Tôi thường hay ngẩn người, cả ngày rơi vào trạng thái đờ đẫn không nhúc nhích.
Một học kỳ trôi qua, hai học kỳ trôi qua. Năm đầu tiên cứ trôi qua như thế, tôi vẫn chưa một lần được gặp anh, cũng không hề nghe ai đó nhắc đến tên của anh, tôi biết tôi không nên chủ động đi dò hỏi. Tôi tin anh cũng đang chờ tôi, chờ ngày tôi thực sự trưởng thành, anh sẽ đột nhiên xuất hiện trước mặt tôi, anh đã từng nói, chờ tôi lớn lên, anh sẽ đến tìm tôi. Trong tiếng rì rào của cây ngô đồng vào mùa hạ, trong những phiến lá rơi tung bay trong gió vào mùa thu, trong làn hơi thở hóa thành sương mù mỏng manh vào mùa đông, trong không khí se lạnh trên con phố khi xuân về, tôi cắn chặt môi, không để lộ tâm sự ra ngoài. Nhưng trong lòng tôi lại nảy sinh một ý chí cứng như thép. Tôi – Một lòng một dạ chỉ nghĩ đến một chuyện, đó chính là chờ đợi.
Cuộc sống đại học rực rỡ sắc màu cũng nhạt đi bớt với nỗi nhớ nhung cố chấp tôi dành cho anh. Những khóa học nhẹ nhàng cũng khiến tôi bắt đầu tìm về sự thoải mái và hướng ngoại trong bản tính của mình, trở thành đội trưởng đội tuyên truyền của sinh viên, làm thanh niên tình nguyện, tham gia các hoạt động nghĩa vụ, quyên tiền giúp đỡ những bạn học có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp, học đàn tranh, viết một số bút kí đăng tải trên báo tường, hành văn sôi nổi, hăng hái. Làm tất cả những chuyện mà một cô gái tuổi hai mươi có thể làm. Lúc bước đi trên đường cũng có những thanh niên trẻ tuổi nghiêng đầu nhìn tôi, nhưng từ đầu đến cuối vẫn không hề có yêu đương.
Ngày trôi qua ngày cứ nhẹ nhàng như thế, lướt qua tuổi mười chín, tôi lại bước sang tuổi hai mươi. Mùa hè năm 2002, ông nội nhận được điện thoại từ An Huy báo một tin tức vui mừng như ý. Cảm tạ trời xanh, cô hai của tôi, người cô đã bốn mươi tuổi chịu nhiều năm vất vả của tôi hạ sinh một đôi long phượng. Đặt tên là Triển Phi Dương và Triển Nhiễu Nguyệt. Nghe đến hai cái tên này, tôi biết chỉ có thể là anh. Ngoại trừ anh, còn có ai có thể đặt những cái tên mang ý thơ tao nhã lịch sự chan chứa tình cảm như thế cho người tiếp diễn sinh mệnh của cô hai.
Học kỳ đầu của năm thứ ba, để chuẩn bị cho hoạt động của lớp, tôi vùi đầu vào phòng làm việc của hội học sinh tìm kiếm tư liệu ngày trước, tôi tìm được một cuốn sách nhỏ đã cũ dùng để tuyên truyền cho trường. Trong vài trang mà giáo viên giới thiệu vắn tắt, tôi bất ngờ phát hiện người tôi nhớ mong đến khắc cốt ghi tâm – Triển Tường. Lúc đó, tim tôi đập lạc nửa nhịp, không dám tin nhìn phần giới thiệu vắn tắt phía dưới, đó chính là anh. Nhưng cũng chính vào năm tôi nhập học đó, anh cũng đã rời khỏi. Buổi tối hôm ấy tôi không thể ngủ được. Ngày hôm sau, tôi tiếp tục làm công việc cần thiết chuẩn bị cho hoạt động lớp như thường.
Triển Tường, em đã từng vô số lần tưởng tượng ra cảnh gặp lại anh trong ngôi trường này.
Em đã từng vô số lần nói với chính mình, phải ưu tú trong tất cả mọi mặt, phải trưởng thành khỏe mạnh, để anh có thể kiêu ngạo vì em.
Thậm chí em đã từng nghĩ, nếu như một ngày nào đó em bị bệnh, viết đơn xin phép và may mắn được anh phát hiện, phải chăng anh sẽ chăm sóc em cẩn thận như thuở anh bóc vỏ ấu cho em vào nhiều năm trước?
Để khi anh ôm em với ánh mắt vô cùng thân thiết, em lại bĩu môi, dùng dáng vẻ hồn nhiên ngây thơ của một cô bé chưa trưởng thành, từ chối bát cháo mà anh mang đến.
Cố tình làm nũng để anh thốt ra một vài lời nói dỗ dành em.
Nhưng những ảo tưởng đó đã tắt ngóm khi anh không còn trong ngồi trường này nữa, nỗi tương tư chất chứa qua trăm ngàn ngày đêm đã tuôn ra. Em, thực sự đã khóc.
Mẹ tôi hỏi cô hai Triển Tường sao rồi. Cô hai đáp: “Bây giờ Tiểu Tường giỏi lắm! Một tháng tiền lương còn nhiều hơn cả tiền thu hoạch mấy mẫu ruộng trong vài năm. Tốt nghiệp xong cũng không về mà bị giữ lại trường đó làm giảng viên hay giáo viên phụ đạo gì đó cho trường ấy. Bây giờ cả nhà đều được thơm lây, anh cả anh hai cũng không nhìn nó bằng ánh mắt soi mói nữa, lúc Tiểu Tường về còn kéo tay nó đến sân Tây ở. Nghĩ lại mấy năm đó quả thật chịu không ít khổ sở, tóm đai lưng quần cố gắng chu cấp cho thằng bé đến trường, bây giờ xem như cũng đã làm đúng. Nếu không ở lại nông thôn thì có thể làm gì đây? Cưới vợ, xây nhà thì vẫn phải giúp tiền thôi!” Cô hai nói như nước sông vỡ đê cuối cùng cũng dừng lại, tôi giả vờ không chú ý hỏi Triển Tường học trường đại học nào, cô hai nghĩ một lúc rồi nói hình như là trường đại học Thiên Tân.
Năm đó, tôi không đến trường đại học trên thành phố đúng hạn. Mà cố chấp xin lưu ban năm sau thi lại. Bố mẹ không hiểu nổi hỏi tôi tại sao cả ngàn lần. Từ đầu đến cuối tôi chỉ lấy một lý do duy nhất là “Sang năm thi vào một trường tốt hơn, dù sao tuổi con cũng còn nhỏ” để trả lời. Sự kiên trì của tôi thắng được bố mẹ một lần nữa, hoặc cũng có thể ông bà nghĩ tôi vào được một trường danh tiếng hơn sẽ càng làm rạng rỡ tổ tông. Tôi bước vào phòng học trung học năm thứ ba một lần nữa, bắt đầu càng khắc khổ học tập hơn.
Mùa hè năm 2000, tôi nhận được giấy báo đã được tuyển vào trường đại học Thiên Tân, đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy tôi gần Triển Tường đến như thế. Tôi ngồi trước tấm gương to trong phòng, chải mái tóc dài của mình, nhìn gương mặt tràn đầy thanh xuân của bản thân trong gương rồi nói: “Triển Tường, em đã lớn rồi. Em đợi anh.”
Cuối tháng tám, chúng tôi nhận được một lá thư đến từ An Huy mang theo một tin tức khiến mọi người đau khổ. Em trai họ của tôi, Lăng Tiêu đã bốn tuổi rơi xuống giếng bơm dẫn nước vào ruộng mà chết. Tin tức đau lòng này khiến mọi người đều kinh hoàng, ai cũng rơi lệ. Bà nội tôi khóc đến ngất đi, nằm ở trên giường không dậy nổi. Bà nội chỉ vào đứa cháu ngoại trên ảnh vẫn chưa kịp gọi bà một tiếng “Bà ngoại” mà đã rời khỏi trần đời.
Cái chết là chuyện khiến con người ta đau khổ đến nhường nào. Tôi thậm chí đã tưởng tượng ra cảnh đau khổ của cô hai tôi. Không có Lăng Tiêu, cô ấy sẽ sống sao đây?
Nhưng thực tế chứng minh tôi đã đánh giá thấp năng lực chịu đựng khổ cực của người phụ nữ Trung Quốc truyền thống. Đúng vậy, cuộc sống, chung quy vẫn phải tiếp tục thôi.
Tháng chín nhập học, sinh viên mới phải đến báo danh trình diện, biết phòng học, giáo viên, bạn học và cả dáng dấp ngôi trường mới, tiếp nhận huấn luyện quân sự, rồi cùng bạn bè kiêu ngạo với thành tích mà đội tuyển Trung Quốc đã giành được ở thế vận hội Olympic Sydney. Có rất nhiều thứ mà tôi cần phải làm quen, nhưng tôi vẫn không hề quên việc kiếm tìm bóng dáng của anh. Nhưng mà tôi chưa từng gặp được dù chỉ một lần, giống như anh chưa từng sống ở nơi này vậy, tôi không thể tìm được bất kì dấu vết nào của anh.
Tôi sẽ thường xuyên ngồi lẫn trong dòng người thưa thớt, ngồi ở đó rất lâu. Không làm bất kì điều gì cả mà chỉ không ngừng tua đi tua lại những chuyện trong quá khứ. Tôi nhớ đến mỗi một ngày ở bên cạnh anh, nhớ đến những điều tốt đẹp mà anh làm cho tôi, nhớ đến cô gái nho nhỏ ngồi bên đống cỏ khô chờ anh về, nhớ đến cảm giác được anh cõng trên tấm lưng kiên định trèo đèo lội suối. Nhớ đến đồng tiền “Càn Long thông bảo” được anh đeo trên cổ kia. Trong lúc lơ đãng tôi vẫn thường hay chạm vào đồng trên trên cổ mình rồi rơi vào trạng thái tưởng niệm vô bờ bến. Tôi thường hay ngẩn người, cả ngày rơi vào trạng thái đờ đẫn không nhúc nhích.
Một học kỳ trôi qua, hai học kỳ trôi qua. Năm đầu tiên cứ trôi qua như thế, tôi vẫn chưa một lần được gặp anh, cũng không hề nghe ai đó nhắc đến tên của anh, tôi biết tôi không nên chủ động đi dò hỏi. Tôi tin anh cũng đang chờ tôi, chờ ngày tôi thực sự trưởng thành, anh sẽ đột nhiên xuất hiện trước mặt tôi, anh đã từng nói, chờ tôi lớn lên, anh sẽ đến tìm tôi. Trong tiếng rì rào của cây ngô đồng vào mùa hạ, trong những phiến lá rơi tung bay trong gió vào mùa thu, trong làn hơi thở hóa thành sương mù mỏng manh vào mùa đông, trong không khí se lạnh trên con phố khi xuân về, tôi cắn chặt môi, không để lộ tâm sự ra ngoài. Nhưng trong lòng tôi lại nảy sinh một ý chí cứng như thép. Tôi – Một lòng một dạ chỉ nghĩ đến một chuyện, đó chính là chờ đợi.
Cuộc sống đại học rực rỡ sắc màu cũng nhạt đi bớt với nỗi nhớ nhung cố chấp tôi dành cho anh. Những khóa học nhẹ nhàng cũng khiến tôi bắt đầu tìm về sự thoải mái và hướng ngoại trong bản tính của mình, trở thành đội trưởng đội tuyên truyền của sinh viên, làm thanh niên tình nguyện, tham gia các hoạt động nghĩa vụ, quyên tiền giúp đỡ những bạn học có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp, học đàn tranh, viết một số bút kí đăng tải trên báo tường, hành văn sôi nổi, hăng hái. Làm tất cả những chuyện mà một cô gái tuổi hai mươi có thể làm. Lúc bước đi trên đường cũng có những thanh niên trẻ tuổi nghiêng đầu nhìn tôi, nhưng từ đầu đến cuối vẫn không hề có yêu đương.
Ngày trôi qua ngày cứ nhẹ nhàng như thế, lướt qua tuổi mười chín, tôi lại bước sang tuổi hai mươi. Mùa hè năm 2002, ông nội nhận được điện thoại từ An Huy báo một tin tức vui mừng như ý. Cảm tạ trời xanh, cô hai của tôi, người cô đã bốn mươi tuổi chịu nhiều năm vất vả của tôi hạ sinh một đôi long phượng. Đặt tên là Triển Phi Dương và Triển Nhiễu Nguyệt. Nghe đến hai cái tên này, tôi biết chỉ có thể là anh. Ngoại trừ anh, còn có ai có thể đặt những cái tên mang ý thơ tao nhã lịch sự chan chứa tình cảm như thế cho người tiếp diễn sinh mệnh của cô hai.
Học kỳ đầu của năm thứ ba, để chuẩn bị cho hoạt động của lớp, tôi vùi đầu vào phòng làm việc của hội học sinh tìm kiếm tư liệu ngày trước, tôi tìm được một cuốn sách nhỏ đã cũ dùng để tuyên truyền cho trường. Trong vài trang mà giáo viên giới thiệu vắn tắt, tôi bất ngờ phát hiện người tôi nhớ mong đến khắc cốt ghi tâm – Triển Tường. Lúc đó, tim tôi đập lạc nửa nhịp, không dám tin nhìn phần giới thiệu vắn tắt phía dưới, đó chính là anh. Nhưng cũng chính vào năm tôi nhập học đó, anh cũng đã rời khỏi. Buổi tối hôm ấy tôi không thể ngủ được. Ngày hôm sau, tôi tiếp tục làm công việc cần thiết chuẩn bị cho hoạt động lớp như thường.
Triển Tường, em đã từng vô số lần tưởng tượng ra cảnh gặp lại anh trong ngôi trường này.
Em đã từng vô số lần nói với chính mình, phải ưu tú trong tất cả mọi mặt, phải trưởng thành khỏe mạnh, để anh có thể kiêu ngạo vì em.
Thậm chí em đã từng nghĩ, nếu như một ngày nào đó em bị bệnh, viết đơn xin phép và may mắn được anh phát hiện, phải chăng anh sẽ chăm sóc em cẩn thận như thuở anh bóc vỏ ấu cho em vào nhiều năm trước?
Để khi anh ôm em với ánh mắt vô cùng thân thiết, em lại bĩu môi, dùng dáng vẻ hồn nhiên ngây thơ của một cô bé chưa trưởng thành, từ chối bát cháo mà anh mang đến.
Cố tình làm nũng để anh thốt ra một vài lời nói dỗ dành em.
Nhưng những ảo tưởng đó đã tắt ngóm khi anh không còn trong ngồi trường này nữa, nỗi tương tư chất chứa qua trăm ngàn ngày đêm đã tuôn ra. Em, thực sự đã khóc.
Bình luận truyện