1988 Tôi Muốn Nói Chuyện Với Thế Giới
Chương 24
Tôi giở bản đồ ra xem, đối chiếu với biển chỉ dẫn trên đường quốc lộ, tôi
phát hiện ra chỉ dẫn trên bản đồ và đường tôi đi không giống nhau. Tôi
mở cửa xe, đứng trên bậc lên xuống nhìn về phía trước, tại điểm cuối tầm nhìn của tôi, con đường vẫn tắc cứng. Na Na cầm tấm bản đồ từ tay tôi,
rồi hỏi: Đi đâu đây?
Tôi chỉ tay về hướng một thành phố, nói: Nơi đó.
Na Na nói: Được thôi, em cũng đến đó.
Tôi hỏi: Em đến đó bao giờ chưa?
Na Na nói: Đương nhiên là chưa rồi, nhưng em muốn đến đó, em có quen bạn ở đấy. Thực ra nếu không tắc đường, chỉ lái xe một ngày là tới nơi. Anh đến kịp đấy. Thời gian của anh vẫn còn đủ mà.
Na Na lại nói tiếp: Đi đường vòng đi.
Tôi bảo: Vòng không nổi, cũng không qua được, chúng ta phải đi qua một chiếc cầu, còn nếu đi vòng lại sẽ phải đi rất xa.
Na Na nói: Không sao đâu, em cũng chẳng có mục đích gì mà.
Tôi bảo: Nhưng anh có.
Na Na hỏi: À, rốt cuộc anh đến đó làm gì?
Tôi đáp: Anh phải đi đón một người bạn.
Na Na hờ hững hỏi: Là con gái sao?
Tôi bảo: Là con trai.
Na Na liền tươi tỉnh hỏi: Anh đi về hướng nào?
Tôi nói: Chà, em có kinh nghiệm mà.
Na Na ngẩn người, nói: Ừm, cũng đúng. Nhưng sao anh có thể kiên trì như thế với một người đàn ông nhỉ, đi xa như vậy, anh ấy là thế nào với anh vậy?
Tôi nói: Nó là thằng bạn thân của anh, cái thứ mà em đang đặt mông lên là do nó làm đấy.
Na Na nói: Oa, anh ta biết làm đệm ngồi à?
Tôi đáp: Không, chiếc xe này là do nó làm.
Na Na nói: Tuyệt quá. Em cũng thích những người có tay nghề như thế lắm.
Tôi bảo: Em cũng được coi là người có tay nghề lâu năm đấy.
Na Na nói: Anh đang cười em hả. Tôi bảo: Anh đâu có.
Na Na khẽ nghịch những lọn tóc lòa xòa trước mặt, trầm ngâm nói: Em biết thực ra anh rất coi thường nghề này của bọn em.
Tôi bảo: Điều đó cũng bình thường mà. Sau này em phải lấy chồng, phải tìm đến nơi nào xa chút, em có định về quê không?
Na Na nói: Thực ra em chưa có dự định, con gái bọn em, đã đi ra ngoài rồi, thường thì không muốn quay về nữa, thực tế ở nhà mọi người cũng chỉ quan tâm đến em trai, hơn nữa lũ con gái bọn em ra ngoài đa phần làm cái nghề này. Anh biết không, nếu làm lâu năm, mọi người chỉ cần nhìn thoáng là biết, biết rồi thì truyền tai nhau, quê em bé tí như thế, tin tức đi nhanh lắm, cho dù em đoán trong lòng cha mẹ em cũng hiểu rõ, nhưng chỉ cần đừng làm mất mặt họ là được rồi.
Tôi hỏi: Vậy em nói với bố mẹ em ra ngoài làm gì?
Na Na nói: Trước đây bọn em đều bảo là làm nhân viên mát xa, nhưng giờ không nói vậy được nữa, làm cái nghề này đều biết là chân chính thì chẳng kiếm được bao nhiêu tiền, nói vậy chẳng qua cho mọi người yên tâm thôi, cho nên em bảo là kinh doanh buôn bán.
Tôi cười nói: Buôn bán sao, ha ha, vậy em bán cái gì?
Na Na trả lời: Bán thân.
Đoàn xe phía trước đã nhích lên được một chút, nhưng phía sau đã lại dài dằng dặc, hy vọng quay đầu của chúng tôi đã bị dập tắt hoàn toàn, chúng tôi chỉ còn cách hòa vào dòng xe nhích từng bước một lên trước, chờ đợi thảm kịch của ai đó vừa xảy ra. Trong lúc ấy, có vài chiếc xe tải vẫn nổ máy, rõ ràng là muốn nhìn thấy bi kịch của người khác, may mà tôi vẫn còn vững vàng, không thì đã tự biến mình thành bi kịch nhỏ trong những bi kịch rồi. Tôi không biết phía trước xảy ra tai nạn nghiêm trọng như thế nào, chỉ là một sự cố nhẹ hay là cả một vụ tai nạn, thế nhưng những điều đó cũng chẳng có mấy quan hệ với những người đang ngồi trên xe đây. Tôi chợt nhớ về công việc đầu tiên và người con gái đầu tiên của mình.
Công việc đầu tiên của tôi là một phóng viên. Tôi luôn thấy trong mọi chuyện, mình chỉ là một người đứng ngoài quan sát, trong khi luôn muốn là người được tham gia, nhưng tôi luôn chậm một bước, tôi nghĩ, trở thành một phóng viên, sẽ có thể đến hiện trường đầu tiên. Nhưng ngay sau khi vào nghề, tôi đã nhận ra một cách rõ ràng rằng mình vẫn là một kẻ đứng ngoài quan sát, chỉ là một kẻ quan sát đến nhanh hơn người khác mà thôi. Nhưng tôi cũng đã thỏa mãn với việc tường thuật và ghi nhớ lại. Cảm giác này đã vô cùng rõ rệt kể từ cái ngày anh Đinh Đinh rời quê hương ra đi, vì tôi muốn được cùng anh đến chốn phồn hoa đầy nguy hiểm ấy, nhưng đã bị anh thẳng thừng từ chối. Anh còn nói: Em vẫn còn nhỏ, em chỉ nhìn thôi là được rồi. Từ sau lần đó, tôi luôn có cảm giác, lúc nào mình cũng đi trên con đường mà người khác đã mở ra rồi, hoặc khúc khuỷu, hoặc bằng phẳng. Khi mới bắt đầu vào nghề tôi cảm thấy rất phấn khích. Tôi vào làm trong một tòa soạn báo lớn. Lần đó tuyển tất cả bốn phóng viên mới, khi mở tiệc chào mừng chúng tôi, tôi nhìn thấy ông phó tổng biên tập của tòa soạn. Ông ta trình bày cho bọn tôi về quan điểm tin tức chủ nghĩa xã hội, còn bảo chúng tôi rằng, nghề này chẳng phải thần thánh gì, nhưng chớ có quên điều mình đang theo đuổi.
Khi đó thực lòng tôi chỉ theo đuổi tiền lương. Tôi thuê một căn phòng ở gần tòa soạn. Ban đầu là thuê chung, nhân vật ở cùng tôi là một anh bạn, kết quả là đến một ngày, sau khi tắm rửa xong xuôi anh ta bất chợt tiến về phía tôi tỏ tình, tôi choáng váng vô cùng, nhưng vẫn giữ được bản lĩnh nghề nghiệp, phản ứng đầu tiên của tôi là suy nghĩ xem liệu việc này có thể trở thành tin hot được không? Khi ấy tôi vẫn đang là phóng viên thực tập, thế là tôi mới đi hỏi biên tập của mình, nói có một cậu con trai đang theo đuổi em, em có nên làm chủ đề này không. Biên tập nhìn tôi hồi lâu, nói: Anh bạn trẻ à, làm tin tức không nhất thiết phải có mặt mình trong đó.
Sau đó tôi chuyển nhà. Hắn rất buồn. Hắn bảo tôi rằng không cần chuyển đi đâu, tiền phòng cứ để một mình hắn lo, tôi chẳng phải làm gì cả, chỉ cần tôi lặng lẽ nằm bên cạnh hắn là được. Nhưng tôi cứ nghĩ đến việc bị một thằng đàn ông ở cách mình mấy mét, lại đang có ý khiêu dâm, thì không tài nào chấp nhận được. Lần thứ hai, tôi tìm được một căn phòng chật chội cũ kỹ, nhưng cũng chỉ đủ một người ở mà thôi. Mỗi sáng, chúng tôi đều có một cuộc họp, xuất hiện không ngớt trong cuộc họp này là những tin tức rất có ý nghĩa, tôi nghe thấy mà nhiệt huyết trong người trào dâng ngùn ngụt. Sau đó Tổng biên tập bảo tôi, những thứ này, không thể đăng báo. Sau rồi chúng tôi lại bắt đầu tự đào bới và xông pha. Tôi bắt đầu công việc bằng cách dấn thân vào mảng tin tức giải trí, thế nhưng tôi vẫn vô cùng mong muốn được phụ trách mảng tin tức xã hội, vì tôi cảm thấy chỉ có tin tức xã hội mới có thể giải quyết được một chút vấn đề. Nhưng tin tức giải trí cũng có cái hay của nó, đó chính là có thể nhận được không ít phong bì. Tình hình khi ấy một phong bì từ 300 đến 500 tệ, tôi ban đầu cũng từ chối một vài lần, nhưng tòa soạn rất lo lắng căng thẳng, nói rằng một vài nhân vật bầu sô của minh tinh cứ theo dõi hỏi thăm, liệu có phải là báo định viết những thứ không nể nang gì đến mức ngọc đá cũng phải tan không. Tôi bảo không phải, tôi và họ đâu có ân oán gì, buổi họp báo của anh tổ chức để giới thiệu nội dung gì, tôi sẽ viết theo hướng ấy chứ sao. Sau này có một anh phóng viên kỳ cựu bảo tôi rằng: Cậu cho mình là Lôi Phong[15], người ta cho rằng cậu là Hoàng Kế Quang[16] đấy, cũng chỉ mấy trăm tệ bạc, cậu nên nhận đi. Tôi tuy đã nhận tiền rồi, nhưng trong lòng cũng chẳng thoải mái gì. Tôi nói với một người bạn rằng tôi muốn chuyển sang mảng tin tức xã hội, ở đó sẽ không còn phải nhận phong bì nữa.
[15]. Lôi Phong là một chiến sĩ của quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau khi qua đời, Lôi Phong được hình tượng hóa thành một nhân vật vị tha và khiêm tốn, một người hết lòng với Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc.
[16]. Hoàng Kế Quang là tình nguyện viên Nhân dân Trung Quốc, được trao giải thưởng “siêu anh hùng”. Ông không những trở thành hội viên lớp đầu tiên của nông hội, tích cực đả kích địa chủ mà còn đảm đương cương vị dân binh trong thôn.
Bạn tôi nói: Cậu thâm hiểm quá đấy, bên đó công nhận là không có phong bì, vì chẳng nhét được bao nhiêu tiền, thường là trực tiếp chuyển khoản, cậu đi bóc trần sự thật của người ta, người ta tự nhiên cũng phải có quan hệ với cậu.
Tôi bảo: Tớ không có ý đó, nhưng lẽ nào người làm báo không có ai là chính nhân quân tử sao?
Bạn tôi nói: Có chứ, trong mỗi nhóm đều có một vài người như thế.
Tôi hỏi: Những người đó ở đâu rồi?
Bạn tôi bảo: Bị sa thải hết rồi.
Tôi chỉ tay về hướng một thành phố, nói: Nơi đó.
Na Na nói: Được thôi, em cũng đến đó.
Tôi hỏi: Em đến đó bao giờ chưa?
Na Na nói: Đương nhiên là chưa rồi, nhưng em muốn đến đó, em có quen bạn ở đấy. Thực ra nếu không tắc đường, chỉ lái xe một ngày là tới nơi. Anh đến kịp đấy. Thời gian của anh vẫn còn đủ mà.
Na Na lại nói tiếp: Đi đường vòng đi.
Tôi bảo: Vòng không nổi, cũng không qua được, chúng ta phải đi qua một chiếc cầu, còn nếu đi vòng lại sẽ phải đi rất xa.
Na Na nói: Không sao đâu, em cũng chẳng có mục đích gì mà.
Tôi bảo: Nhưng anh có.
Na Na hỏi: À, rốt cuộc anh đến đó làm gì?
Tôi đáp: Anh phải đi đón một người bạn.
Na Na hờ hững hỏi: Là con gái sao?
Tôi bảo: Là con trai.
Na Na liền tươi tỉnh hỏi: Anh đi về hướng nào?
Tôi nói: Chà, em có kinh nghiệm mà.
Na Na ngẩn người, nói: Ừm, cũng đúng. Nhưng sao anh có thể kiên trì như thế với một người đàn ông nhỉ, đi xa như vậy, anh ấy là thế nào với anh vậy?
Tôi nói: Nó là thằng bạn thân của anh, cái thứ mà em đang đặt mông lên là do nó làm đấy.
Na Na nói: Oa, anh ta biết làm đệm ngồi à?
Tôi đáp: Không, chiếc xe này là do nó làm.
Na Na nói: Tuyệt quá. Em cũng thích những người có tay nghề như thế lắm.
Tôi bảo: Em cũng được coi là người có tay nghề lâu năm đấy.
Na Na nói: Anh đang cười em hả. Tôi bảo: Anh đâu có.
Na Na khẽ nghịch những lọn tóc lòa xòa trước mặt, trầm ngâm nói: Em biết thực ra anh rất coi thường nghề này của bọn em.
Tôi bảo: Điều đó cũng bình thường mà. Sau này em phải lấy chồng, phải tìm đến nơi nào xa chút, em có định về quê không?
Na Na nói: Thực ra em chưa có dự định, con gái bọn em, đã đi ra ngoài rồi, thường thì không muốn quay về nữa, thực tế ở nhà mọi người cũng chỉ quan tâm đến em trai, hơn nữa lũ con gái bọn em ra ngoài đa phần làm cái nghề này. Anh biết không, nếu làm lâu năm, mọi người chỉ cần nhìn thoáng là biết, biết rồi thì truyền tai nhau, quê em bé tí như thế, tin tức đi nhanh lắm, cho dù em đoán trong lòng cha mẹ em cũng hiểu rõ, nhưng chỉ cần đừng làm mất mặt họ là được rồi.
Tôi hỏi: Vậy em nói với bố mẹ em ra ngoài làm gì?
Na Na nói: Trước đây bọn em đều bảo là làm nhân viên mát xa, nhưng giờ không nói vậy được nữa, làm cái nghề này đều biết là chân chính thì chẳng kiếm được bao nhiêu tiền, nói vậy chẳng qua cho mọi người yên tâm thôi, cho nên em bảo là kinh doanh buôn bán.
Tôi cười nói: Buôn bán sao, ha ha, vậy em bán cái gì?
Na Na trả lời: Bán thân.
Đoàn xe phía trước đã nhích lên được một chút, nhưng phía sau đã lại dài dằng dặc, hy vọng quay đầu của chúng tôi đã bị dập tắt hoàn toàn, chúng tôi chỉ còn cách hòa vào dòng xe nhích từng bước một lên trước, chờ đợi thảm kịch của ai đó vừa xảy ra. Trong lúc ấy, có vài chiếc xe tải vẫn nổ máy, rõ ràng là muốn nhìn thấy bi kịch của người khác, may mà tôi vẫn còn vững vàng, không thì đã tự biến mình thành bi kịch nhỏ trong những bi kịch rồi. Tôi không biết phía trước xảy ra tai nạn nghiêm trọng như thế nào, chỉ là một sự cố nhẹ hay là cả một vụ tai nạn, thế nhưng những điều đó cũng chẳng có mấy quan hệ với những người đang ngồi trên xe đây. Tôi chợt nhớ về công việc đầu tiên và người con gái đầu tiên của mình.
Công việc đầu tiên của tôi là một phóng viên. Tôi luôn thấy trong mọi chuyện, mình chỉ là một người đứng ngoài quan sát, trong khi luôn muốn là người được tham gia, nhưng tôi luôn chậm một bước, tôi nghĩ, trở thành một phóng viên, sẽ có thể đến hiện trường đầu tiên. Nhưng ngay sau khi vào nghề, tôi đã nhận ra một cách rõ ràng rằng mình vẫn là một kẻ đứng ngoài quan sát, chỉ là một kẻ quan sát đến nhanh hơn người khác mà thôi. Nhưng tôi cũng đã thỏa mãn với việc tường thuật và ghi nhớ lại. Cảm giác này đã vô cùng rõ rệt kể từ cái ngày anh Đinh Đinh rời quê hương ra đi, vì tôi muốn được cùng anh đến chốn phồn hoa đầy nguy hiểm ấy, nhưng đã bị anh thẳng thừng từ chối. Anh còn nói: Em vẫn còn nhỏ, em chỉ nhìn thôi là được rồi. Từ sau lần đó, tôi luôn có cảm giác, lúc nào mình cũng đi trên con đường mà người khác đã mở ra rồi, hoặc khúc khuỷu, hoặc bằng phẳng. Khi mới bắt đầu vào nghề tôi cảm thấy rất phấn khích. Tôi vào làm trong một tòa soạn báo lớn. Lần đó tuyển tất cả bốn phóng viên mới, khi mở tiệc chào mừng chúng tôi, tôi nhìn thấy ông phó tổng biên tập của tòa soạn. Ông ta trình bày cho bọn tôi về quan điểm tin tức chủ nghĩa xã hội, còn bảo chúng tôi rằng, nghề này chẳng phải thần thánh gì, nhưng chớ có quên điều mình đang theo đuổi.
Khi đó thực lòng tôi chỉ theo đuổi tiền lương. Tôi thuê một căn phòng ở gần tòa soạn. Ban đầu là thuê chung, nhân vật ở cùng tôi là một anh bạn, kết quả là đến một ngày, sau khi tắm rửa xong xuôi anh ta bất chợt tiến về phía tôi tỏ tình, tôi choáng váng vô cùng, nhưng vẫn giữ được bản lĩnh nghề nghiệp, phản ứng đầu tiên của tôi là suy nghĩ xem liệu việc này có thể trở thành tin hot được không? Khi ấy tôi vẫn đang là phóng viên thực tập, thế là tôi mới đi hỏi biên tập của mình, nói có một cậu con trai đang theo đuổi em, em có nên làm chủ đề này không. Biên tập nhìn tôi hồi lâu, nói: Anh bạn trẻ à, làm tin tức không nhất thiết phải có mặt mình trong đó.
Sau đó tôi chuyển nhà. Hắn rất buồn. Hắn bảo tôi rằng không cần chuyển đi đâu, tiền phòng cứ để một mình hắn lo, tôi chẳng phải làm gì cả, chỉ cần tôi lặng lẽ nằm bên cạnh hắn là được. Nhưng tôi cứ nghĩ đến việc bị một thằng đàn ông ở cách mình mấy mét, lại đang có ý khiêu dâm, thì không tài nào chấp nhận được. Lần thứ hai, tôi tìm được một căn phòng chật chội cũ kỹ, nhưng cũng chỉ đủ một người ở mà thôi. Mỗi sáng, chúng tôi đều có một cuộc họp, xuất hiện không ngớt trong cuộc họp này là những tin tức rất có ý nghĩa, tôi nghe thấy mà nhiệt huyết trong người trào dâng ngùn ngụt. Sau đó Tổng biên tập bảo tôi, những thứ này, không thể đăng báo. Sau rồi chúng tôi lại bắt đầu tự đào bới và xông pha. Tôi bắt đầu công việc bằng cách dấn thân vào mảng tin tức giải trí, thế nhưng tôi vẫn vô cùng mong muốn được phụ trách mảng tin tức xã hội, vì tôi cảm thấy chỉ có tin tức xã hội mới có thể giải quyết được một chút vấn đề. Nhưng tin tức giải trí cũng có cái hay của nó, đó chính là có thể nhận được không ít phong bì. Tình hình khi ấy một phong bì từ 300 đến 500 tệ, tôi ban đầu cũng từ chối một vài lần, nhưng tòa soạn rất lo lắng căng thẳng, nói rằng một vài nhân vật bầu sô của minh tinh cứ theo dõi hỏi thăm, liệu có phải là báo định viết những thứ không nể nang gì đến mức ngọc đá cũng phải tan không. Tôi bảo không phải, tôi và họ đâu có ân oán gì, buổi họp báo của anh tổ chức để giới thiệu nội dung gì, tôi sẽ viết theo hướng ấy chứ sao. Sau này có một anh phóng viên kỳ cựu bảo tôi rằng: Cậu cho mình là Lôi Phong[15], người ta cho rằng cậu là Hoàng Kế Quang[16] đấy, cũng chỉ mấy trăm tệ bạc, cậu nên nhận đi. Tôi tuy đã nhận tiền rồi, nhưng trong lòng cũng chẳng thoải mái gì. Tôi nói với một người bạn rằng tôi muốn chuyển sang mảng tin tức xã hội, ở đó sẽ không còn phải nhận phong bì nữa.
[15]. Lôi Phong là một chiến sĩ của quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau khi qua đời, Lôi Phong được hình tượng hóa thành một nhân vật vị tha và khiêm tốn, một người hết lòng với Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc.
[16]. Hoàng Kế Quang là tình nguyện viên Nhân dân Trung Quốc, được trao giải thưởng “siêu anh hùng”. Ông không những trở thành hội viên lớp đầu tiên của nông hội, tích cực đả kích địa chủ mà còn đảm đương cương vị dân binh trong thôn.
Bạn tôi nói: Cậu thâm hiểm quá đấy, bên đó công nhận là không có phong bì, vì chẳng nhét được bao nhiêu tiền, thường là trực tiếp chuyển khoản, cậu đi bóc trần sự thật của người ta, người ta tự nhiên cũng phải có quan hệ với cậu.
Tôi bảo: Tớ không có ý đó, nhưng lẽ nào người làm báo không có ai là chính nhân quân tử sao?
Bạn tôi nói: Có chứ, trong mỗi nhóm đều có một vài người như thế.
Tôi hỏi: Những người đó ở đâu rồi?
Bạn tôi bảo: Bị sa thải hết rồi.
Bình luận truyện