Ác Thủ Tiểu Tử
Chương 9: Bắc sa mạc phùng kỳ nhân dị sĩ
Chu Mộng Châu và Bạch Vân bấy giờ đang ăn thấy lão mục đầu vào quán đã để ý, nhưng không mấy bận tâm nên tiếp tục ăn uống.
Gã tiểu nhị nhận lấy nén bạc, chạy vội vào trong, chẳng mấy chốc hai tay khệ nệ bưng ra một hũ rượu nút kín đến đặt bên chân lão già.
Lão già chẳng nói lời nào, đón lấy hũ rượu bằng một tay, đặt lên bàn, mở nút ra.
Mùi rượu bay lên thơm phức, chỉ cần ngửi cũng biết là hũ rượu thượng phẩm. Lão chẳng dùng chén, cứ cầm lấy hũ rượu đưa lên cổ tu dài một hơi.
Tiểu nhị đã bỏ đi, chẳng biết nhớ ra điều gì "a" một tiếng rồi bước nhanh lại bên bàn Chu Mộng Châu, xoa tay nói:
- Vừa rồi thiếu hiệp có phải hỏi thăm một vị gọi là ... Thiên ... Thiên ... Thiên gì nhỉ?
Chu Mộng Châu nghĩ gã chợt nhớ ra, vui mừng tiếp lời:
- Thiên Lãng Tử, lão ca nhớ ra rồi chứ?
Tiểu nhị lắc đầu nói:
- Càng ngày càng đần độn, nhớ trước quên sau, không thể nhất thời nhớ ra nổi.
Vừa nói gã vừa chỉ tay về phía lão nhân. Cả Chu Mộng Châu vả Bạch Vân đều đưa mắt nhìn lão già, chỉ thấy lão uống rượu rồi chống cằm, đôi mắt cứ nhìn ra ngoài cửa sổ, xa xa ngoài kia là sa mạc cát trắng.
Chu Mộng Châu liền đẩy ghế đứng dậy, bước đến bên bàn lão nhân, chấp tay thi lễ:
- Xin hỏi lão nhân gia có phải là Thiên Lãng Tử lão tiền bối không?
Lão nhân chính đang trầm tư suy nghĩ điều gì, chợt nghe có người đả động từ từ quay đầu nhìn lại. Chỉ nhận ra là một thiếu niên khôi ngô tuấn tú, ăn vận phục trắng, người Hán thì hơi ngạc nhiên. Nhân vì cả một vùng sa mạc phương Bắc này đại đa số là người dân tộc, ít thấy người Hán xuất hiện. Bởi vậy chỉ cần nhìn là nhận ra ngay thiếu niên từ phương Nam đến.
Chu Mộng Châu thấy lão nhân cứ đưa mắt nhìn mình, chẳng nói lời nào, nghĩ có lẽ là lão nhân chưa nghe rõ, nên cao giọng hỏi:
- Dám hỏi lão nhân gia có phải là Thiên Lãng Tử lão tiền bối?
Lão nhân chỉ "a" lên một tiếng khe khẽ.
Tiểu nhị đứng gần đây biết Chu Mộng Châu hiểu nhầm, bèn chen vào nói:
- La lão đầu! Có nhị vị từ phương xa đến hỏi thăm một người gọi là Thiên Lãng Tử. La lão sống ở đây từ nhỏ đến lớn, chẳng hay có biết người đó không?
Lão nhân bỗng nhiên nhắm kín mắt lại như nghĩ ngợi điều gì, rồi đột ngột mở trừng mắt hỏi.
- Các ngươi tìm lão ta có chuyện gì?
Chu Mộng Châu cũng biết vừa rồi mình hiểu nhầm ý tiểu nhị, nhưng ngược lại cứ nghe lão nhân hỏi lại như vậy, nghĩa là lão ta nhất định biết Thiên Lãng Tử, bất giác vui mừng nói:
- Sư phụ tôi có một vật muốn tôi đưa đến cho Thiên lão tiền bối xem qua.
Lão nhân "a" lên một tiếng, đoạn khề khà nói:
- Là sư phụ ngươi phái đến ư? Các ngươi từ đâu đến?
Chu Mộng Châu đáp:
- Trường An.
Lão nhân thản nhiên nói:
- Từ Trường An đến à? Lộ trình cả hàng nghìn dặm, nhất định vật đó phải là một bảo bối.
Chu Mộng Châu không giấu giếm nói:
- Đúng vậy, là một bảo bối. Trên đường đến đây có không ít người dòm ngó tới.
Lão nhân giọng bỗng trở nên vô hạn cảm khái:
- Thật đáng liếc, lão ta đã không còn duyên hạnh để tận mắt nhìn thấy bảo bối nữa rồi!
Bạch Vân ở bên cạnh vội xen vào hỏi:
- Ý lão trượng nói là mắt của Thiên Lãng Tử lão tiền bối bị mù?
Lão nhân lắc đầu:
- Ồ! Không, không, lão ta đã chết?
Chu Mộng Châu ngớ người. Bạch Vân ngược lại trong lòng không tin hỏi lại:
- Lão trượng bảo là Thiên Lãng Tử lão tiền bối đã tạ thế?
Lão nhân thở dài:
- Ài! Đã chết mười mấy năm, chính tay ta chôn cất!
Chu Mộng Châu không ngờ chuyện xảy ra bất ngờ như vậy, nhất thời lặng người không biết nên làm gì đây.
Lúc này tiểu nhị cũng đã rót đầy rượu vào chiếc túi da trên bàn của lão nhân. Lão ta thấy vậy đứng lên chẳng nói với ai câu gì nữa, lững thững bước ra cửa.
Tiểu nhị thấy thần thái Chu Mộng Châu u buồn, bèn an ủi.
- Cây già lá trút về cội, người hưởng hết tuổi trời thì phải quy tiên, âu cũng là quy luật, thiếu hiệp chớ quá đau buồn. Chỉ cần Thiên Lãng Tử dưới cửu tuyền biết được thiếu hiệp từ nghìn dặm tìm đến cũng cảm kích lắm rồi. Nếu thiếu hiệp cảm niệm người quá cố cô đơn lạnh lẽo, thì mua ít hương đèn vàng mã đốt cho họ là được.
Chu Mộng Châu nghĩ phải, nói:
- Vậy thì mọi chuyện nhờ lão ca, lát nữa tính tiền tôi sẽ trả thêm vật dụng đã mua.
Tiểu nhị gật đầu đáp mấy tiếng, quay người bước đi. Nhưng chợt như nhớ ra điều gì vội chạy trở vào nói:
- Suýt nữa thì quên! Thiếu hiệp như muốn cúng nhang đèn vàng mã cho Thiên Lãng Tử, thì nhanh chân theo La lão đầu vừa rồi. Vì chỉ có lão ta là người duy nhất mới biết được phần mộ của Thiên Lãng Tử ở đâu, nếu chậm chân lão ta là hơn nửa tháng mới trở lại, chỉ e hỏng việc của thiếu hiệp.
Chu Mộng Châu gật đầu nói ngay:
- Đã vậy, lão ca nhanh chân mua sắm nhang đến cho!
Nháy mắt đã thấy tiểu nhị mang nhang đèn vàng mã trở lại. Chu Mộng Châu thanh toán hết mọi khoảng đoạn lập tức cũng Bạch Vân lên đường nhắm hướng sa mạc mà đi.
Ban đầu họ còn đi chậm, nhưng đến khi ra khỏi đầu trấn, cả hai liền thi triển khinh công mà chạy.
Trong đầu bọn Chu Mộng Châu và Bạch Vân vốn nghĩ một lão mục đầu già nua, trên lưng mang túi rượu đầy, thì chẳng thể nào đi nhanh được, chỉ cần thi triển khinh công phóng chạy một hồi là có thể theo kịp.
Chẳng ngờ phóng chạy ngoài mấy dặm rồi mà không thấy bóng dáng lão già đâu.
Bạch Vân đưa mắt nhìn chung quanh bốn phía cát trắng mênh mông, nhíu mày lẩm bẩm:
- Chẳng lẽ chúng ta đi sai hướng.
Chu Mộng Châu cũng nghĩ thế, bèn họa theo:
- Nếu không thì chúng ta nhất định đã vượt qua rồi.
Đúng lúc ấy, trong tầm mắt của Bạch Vân nhận ra một làn bụi vàng mờ mờ rất xa.
Nàng reo lên vui sướng:
- Chu đệ nhìn kìa! Chẳng phải là có bụi bay lên sao?
Chu Mộng Châu nhìn theo tay Bạch Vân thì cũng nhận ra một đấm bụi mờ nhạt, nhưng rất xa nên không nhận được bóng người.
- Đúng thế. Chúng ta nên tuổi theo, nếu đúng là lão già kia thì chẳng uổng công, nhưng nếu không phải là lão ta, thì chúng ta cũng có thể hỏi thăm một phen!
Hai người quyết định rồi liền thi triển khinh công phóng theo. Chu Mộng Châu trong lòng nôn nóng nên lần này thi triển hết sở học, chỉ nghe tiếng gió bên tai vù vù, chẳng mấy chốc đã bỏ xa Bạch Vân phía sau.
Trước mắt bóng người kia cũng rõ dần, khi chì còn cách chừng hai dặm thì đã nhìn thấy bóng lão già với chiếc túi da trên vai, chàng vui vẻ phóng chân càng nhanh hơn.
Chu Mộng Châu lướt đến với tốc độ quá nhanh, tiếng áo xé gió ào ào khiến lão già như bị giật mình khựng chân đứng lại, khi nhận ra là thiếu niên gặp trong quán lão mới hơi yên tâm, mắt cứ nhìn chàng vẻ rất kinh ngạc.
Chu Mộng Châu đến nói chẳng kịp thở, hỏi ngay:
- Tiểu sinh muốn hỏi thăm mộ phần của Thiên Lãng Tử tiền bối ở đâu, lão trượng xin chỉ giúp cho!
Lão già chẳng nói gì, bước thêm mấy bước nữa, lẩm nhẩm nói:
- Xa lắm! Xa lắm! Đi cả nửa tháng mới đến!
Chu Mộng Châu chau mày:
- Sao lại xa thế?
Lúc này Bạch Vân cũng vừa đến nơi.
Chu Mộng Châu Liền đem mấy lời vừa nói chuyện với lão nhân kể lại cho nàng nghe.
Bạch Vân mặt mấy không vui. Bạch Vân là nữ phái nên việc gì cũng tính chu đáo, nghe nói phải đi đến nữa tháng, chỉ nghĩ trong hoang mạc kia cái ăn cái uống cực khó, mà vừa rồi vì đi gấp lại không nghĩ đến tình huống này cho nên mới lo lắng như vậy.
Bấy giờ đã nghe lão già ề à nói:
- Các ngươi trẻ tuổi nóng tính, vừa rồi tiểu huynh đệ ngươi chạy đến vù vù như gió, khiến ta giật thót cả người. Ta chẳng thể nào đi nhanh như các ngươi được đâu.
Chu Mộng Châu không để ý thần sắc của Bạch Vân, nghe lão già nguyện ý dẫn đường thì khấp khởi trong lòng, nói ngay:
- Để tôi mang giúp túi rượu cho lão trượng!
Lão già chẳng có chút biểu lộ nào, cũng chẳng khách khí, cứ đưa túi rượu cho Chu Mộng Châu mang rồi lững thững bước đi không một lời. Thế nhưng lần này lão đi xem ra tốc độ còn chậm hơn lúc vừa rồi.
Chu Mộng Châu trong lòng nôn nóng, nghĩ đi như thế này biết năm nào tháng nào mới đến nơi?
Khi ấy nghĩ:
- Chi bằng cứ để Vân tỷ mang túi rượu, ta có cõng lão già thi triển khinh công mà chạy, có thể mới nhanh được!
Nghĩ rồi liền đem ý mình bàn bạc với Bạch Vân. Bạch Vân thấy cũng hay, đồng ý theo cách ấy.
Lão già khi nghe Chu Mộng Châu đề nghị như vậy, cười cười nói:
- Ta biết tuổi trẻ các ngươi hay nôn nóng, chê lão già chậm chạp. Thôi được, các người đã gấp thì cứ theo cách ấy vậy!
Chu Mộng Châu nghe lão già đã đồng ý liền trao túi rượu cho Bạch Vân, đến trước mặt lão già khom người xuống, để lão già trèo lên lưng mình. Lão già hai tay bám chặt vai chàng, chân kẹp vào hông như sợ té ngã.
Chu Mộng Châu chưa kịp bước, lão lại nói:
- Tiểu huynh đệ, ta có một tính kỳ quái phải nói với trước với ngươi. Đôi chân ta tuy đi chậm chạp, nhưng đi liền mươi ngày nửa tháng không nghỉ cũng chẳng biết mệt. Thế nhưng hễ nghỉ ngựa một ngày, thì phải nghỉ đến hai ngày, ngươi thì ta tuy chưa cưỡi qua, có điều ta nghĩ cũng như cỡi súc vật, ngươi đã chấp nhận cõng ta thì cõng cho đến nơi đến chốn, chớ nên nửa đường cho lão già ta nặng nề mà không cõng nữa, khi ấy ta chửi thì chớ trách nhé.
Chu Mộng Châu thấy lão già ngồi lên lưng mình chẳng nặng tí nào, nghĩ có cõng liền năm ba ngày không thành vấn đề, mạnh dạn nói:
- Lão trượng yên tâm, tôi chẳng những có thể cõng lão đến đó, mà còn cõng lão trở lại.
Lão già chỉ ậm ừ, chẳng nói gì.
Bạch Vân mang túi rượu đi trước, nhưng không đi quá nhanh, vì nghĩ Chu Mộng Châu giờ trên dưng cõng thêm một người sợ chàng đi quá nhanh chóng mệt.
Đi được chừng nửa canh giờ, lão già bỗng gọi lớn:
- Cô nương dừng bước, ta khát cháy cả cổ rồi, nhấp ngụm rượu cho mát cổ!
Bạch Vân dừng chân quay lại mở túi ượu cho lão nhấp một ngụm. Lúc này nhìn thấy mặt Chu Mộng Châu đỏ gay, trên trán ồ hôi đổ râm rấp, bất giác chau mày ngạc nhiên.
Mấy hôm nay đi cùng với Chu Mộng Châu, Bạch Vân biết chàng võ công tuy chưa cao, thế nhưng nội công hỏa hầu thì đã đạt mức căn cơ. Lão già gầy ốm chẳng thể nặng quá năm mươi cân, với nội công như Chu Mộng Châu cõng lão ta liền vài ngày cùng có thể nổi, sao chỉ mới nửa canh giờ mà đã lộ vẻ thấm mệt như thế được?
Lão già uống xong liền giục:
- Tiểu huynh đệ! Chúng ta đi tiếp?
Chu Mộng Châu chẳng nói tiếng nào, chỉ cắm đầu mà đi.
Bạch Vân lần này đi bên cạnh chàng, thấy Chu Mộng Châu tốc độ chậm dần, sắc diện lộ vẻ miễn cưỡng mà cõng, trong lòng Bạch Vân khởi nghi hoặc, chẳng hiểu nguyên nhân tại sao?
Lại đi thêm chừng được mười dặm, trên trán Chu Mộng Châu mồ hôi thành giọt lớn đổ ra liên tục. Bạch Vân thấy lo trong lòng, bèn nghĩ ra một ý, thấp giọng nói:
- Chu đệ, chúng ta đi chậm một tý, túi rượu nặng quá, ta mang ê cả vai.
Chu Mộng Châu ngỡ thật, nên đi càng chậm hơn, thực chất thì chàng đã mệt đến nhấc chân nghe khó khăn lắm rồi. Đi thêm chừng hơn hai dặm nữa, lão nhân bỗng lên tiếng:
- Tiểu huynh đệ, nghỉ một lát, phải nhét một chút gì vào bụng mới được!
Bạch Vân chỉ nghe thế là lập tức ném túi rượu xuống cát, thở ra một hơi nói:
- Bụng đói thật!
Chu Mộng Châu từ từ đặt lão già ngồi xuống. chỉ muốn thở hắt ra, thế nhưng trước mặt lão già chỉ sợ lão ta coi thường, nên vội quay đi nơi khác ngầm hít thật sâu xua đi cơn mệt đến đứt hơi.
Lão già mở túi lấy lương khô ra ngồi ăn tỉnh bơ, đến nhìn bọn Chu Mộng Châu một cái cũng không, đừng nói đến chuyện mời họ cùng ăn. Bạch Vân thì chỉ để tâm đến lo cho Chu Mộng Châu, khi ấy cũng không ghé mắt nhìn lão già.
Lão già ăn no uống đủ, nằm ngửa người ra trên cát mắt lim dim mà ngủ, không ư hử lấy nửa tiếng.
Bạch Vân khi ấy đưa mắt nhìn Chu Mộng Châu ra hiệu, rồi tự mình bước nhanh ra ngoài xa. Chu Mộng Châu hai chân như tê dại, chẳng buồn bước theo phần nào, nhưng lúc này nhận được ánh mắt của Bạch Vân chừng như cô ta có gì muốn nói, bèn miễn cưỡng bước theo.
Bạch Vân cẩn thận đi ra xa đến hơn hai mươi trượng chờ Chu Mộng Chu đến bên cạnh.
mới thấp giọng quan tâm hỏi:
- Chu đệ, ngươi mệt lắm phải chăng?
Chu Mộng Châu vốn thẹn nên định lắc đầu, nhưng nhìn qua ánh mắt quan hoài lo lắng của Bạch Vân, thì gật đầu đáp lí nhí trong miệng:
- Đúng vậy!
Bạch Vân hỏi tiếp:
- Ngươi có thấy chuyện kỳ quái không chứ?
Chu Mộng Châu không hiểu hỏi lại:
- Chuyện gì kỳ quái?
- Ngươi nghĩ xem, lão già chẳng nặng lắm, với những người có nội công như chúng ta thì chuyện cõng lão chẳng thành vấn đề, huống gì chúng ta đi rất chậm. Thế nhưng, ta thấy mới đi một đoạn, ngươi đã ra vẻ như cõng không nổi, đến lúc này thì thật sự ta rất hoài nghi, nhưng phải cố nén đến bây giờ.
Chu Mộng Châu thở hắt một hơi, nói:
- Vân tỷ hoài nghi điều gì, cứ việc nói ra.
Bạch Vân trầm tư một lúc, nói:
- Ngươi thử kể lại đoạn đường vừa qua ngươi cõng lão già thế nào?
Chu Mộng Châu chậm rãi đáp:
- Lúc mới cõng lão ta, tiểu đệ thấy rất nhẹ, nghĩ đi trăm dặm chẳng có vấn đề gì. Thế nhưng mới đi được vài dặm, thì lão già càng lúc càng nặng hơn. Ban đầu đệ nghĩ có lẽ vì chạy nhanh, nhưng sau này khi đi chậm lại, thì thân hình lão vẫn càng lúc càng nặng thêm, đến nỗi có lúc đệ nghĩ không cõng nổi nữa. Nhưng vì đã nói với lão ta từ đầu nên đệ chẳng dám tùy ý dừng lại nghỉ, sợ lão ta cười. May mà vừa rồi lão kêu dừng chân nghỉ mệt, nếu không thì có lẽ đã khuỵu.
Bạch Vân nghe chừng nào gật đầu chừng nấy, khi chàng nói xong liền tiếp lời:
- Nếu ta đoán không sai, thì lão già này phải là một giang hồ kỳ nhân.
Chu Mộng Châu không nghĩ thế nên lắc đầu nói:
- Lão ta đến đi còn không nổi, làm sao có thể là giang hồ kỳ nhân?
Bạch Vân nói.
- Ta chỉ đoán vậy thôi, sự thật thế nào thì còn chưa đoán chắc. Thế nhưng cứ theo như tình hình ngươi vừa kể, thì thật khiến người ta rất khả nghi. Vả lại, nếu lão ta chỉ là một lão đầu mục bình thường, làm sao có thể giao du thâm tình với Thiên Lãng Tử lão tiền bối được?
Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn lão già nằm đằng xa, nhíu mày vẻ cũng hồ nghi. Bạch Vân nói tiếp:
- Chu đệ, ngươi nên nhân lúc này lão ta ngủ, ngồi xuống điều hòa chân khí, trước khi chưa làm rõ vấn đề nên cố nhịn vậy.
Chu Mộng Châu thần sắc đã thấy tương đối hồi phục. Bạch Vân lúc ấy bước đi về phía lão già, vô tình quay đầu nhìn lại thấy sắc mặt Chu Mộng Châu có gì hơi khác thường, liền tung người chạy lại, vội vả hỏi:
- Chu đệ ngươi thấy trong người thế nào?
Chu Mộng Châu gượng cười nói.
- Vân tỷ, đệ tin tưởng chịu được mà.
Bạch Vân mấy hôm nay coi như vị tỷ tỷ chăm sóc cho Chu Mộng Châu, lên lúc này lo lắng mà buộc chàng phải ngồi xuống điều hòa chân khí. Chu Mộng Châu tuy không muốn, nhưng sợ phật ý cô ta nên chẳng dám trái lời. Chẳng ngờ, chàng vừa ngồi xuống thì bỗng nghe lão già ho khan mấy tiếng đưa mắt nhìn thấy lão đã trở người tỉnh lại.
Còn chưa ngồi dậy lão đã với giọng ngái ngủ:
- Tiểu huynh đệ, chúng ta đi tiếp chứ?
Bạch Vân nhíu mày thầm nghĩ lão già chết tiệt này thật kỳ quái, đúng lúc Chu Mộng Châu chuẩn bị điều hòa chân khí thì tỉnh lại, mà không phải sớm hơn hay muộn hơn. Trong lòng cô ta tự nhiên càng thêm sinh nghi.
Chu Mộng Châu tung mình đứng lên, nói giọng hơi bực tức:
- Được, đi thì đi!
Bạch Vân buộc miệng gọi to lên một tiếng:
- Chu đệ!
Giọng của cô ta lạnh lùng nghe vô cùng quan tâm tha thiết.
Chu Mộng Châu quay đầu nhìn Bạch Vân, nói:
- Vân tỷ, yên tâm, đệ chịu được mà!
Lão già đã tự ngồi dậy, Chu Mộng Châu tiếp tục cõng lão ta trên lưng mà đi.
Bạch Vân đi bên cạnh chàng, mắt tuy nhìn tới trước, thế nhưng chốc chốc lại liếc nhìn Chu Mộng Châu theo dõi thần thái.
Chu Mộng Châu lúc này chẳng phải là cõng lão già mà tợ như cõng một pho tượng đồng nặng nghìn cân, đi rất vất vả, sau chừng nửa canh giờ là đã thấy mồ hôi ra nhễ nhại.
Thế nhưng lần này so với lần trước có phần khá hơn.
Ánh mắt Bạch Vân liếc nhìn lão già, chẳng ngờ lão ta mặt cũng đầy mồ hôi, xem ra có vẻ cật lực tốn sức hơn cả Chu Mộng Châu. Bạch Vân thấy tình hình như thế, đã ngộ hiểu ra vấn đề, chứng tỏ lời nàng phán đoán là không sai, lão già nhất định là cao thủ ẩn thế, nhân lợi thế được Chu Mộng Châu cõng, đã thi triển La Hán Thung hoặc Thiên cân trụy để thử sức thiếu niên.
Bạch Vân tuy đã hiểu ra nguyên nhân khiến Chu Mộng Châu cõng lão già cật lực như vậy, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghi vấn trong lòng.
Lão già này là ai? Tại sao có ý hành hạ Chu Mộng Châu như vậy? Chu Mộng Châu không phải là người chịu thiệt, kiên nhẫn, vì sao chấp nhận để lão già ngầm hành hạ mình chứ?
Bóng chiều đã đổ dài, chẳng mấy chốc thì trời tối hẳn, ba người tìm đến được một cụm rừng nhỏ. Lão già như đã thấm mệt mới bảo chàng dừng lại nghỉ qua đêm.
Thấy lão già ăn uống no say vật người nằm ngủ, Bạch Vân mới kéo Chu Mộng Châu ra mồi góc xa, nói:
- Chu đệ, chuyện chẳng còn đơn giản nữa rồi, lão già này xuất thân thế nào, sao lại cố ý làm khó ngươi chứ? Ta vì nhìn thấy ngươi chiều nay vẫn chịu đựng nổi, cho nên mới chưa nói toát ra, thế nhưng chúng ta cũng cần nghĩ cách đối phó, không nên để lão ta khi hiếp.
Chu Mộng Châu mệt thì mệt, nhưng thần sắc so ra tươi tỉnh hơn lúc đầu rất nhiều, cười nói:
- Đệ đã có cách. Thế nhưng, trước khi chúng ta chưa tìm đến được mộ phần của Thiên Lãng Tử, tốt nhất không nên đắc tội với lão ta.
Sáng ngày hôm sau, vẫn y như hôm qua, Chu Mộng Châu tiếp tục cõng lão già mà đi.
Lão già làm như không có chút biểu hiện gì, ngồi trên lưng Chu Mộng Châu vẻ thản nhiên vô sự.
Chu Mộng Châu cõng lão trên lưng vẫn nặng trịch như hôm qua, nhưng qua một đêm điều khí dưỡng thần lại, đã tìm ra đối pháp.
Cho nên cõng lão đi một hơi đến trưa, mãi khi lão tự động bảo dừng lại nghỉ, chàng mới thả lão xuống đất.
Lão già ngầm hít thở mấy hơi dài, lúc ấy gật đầu nói:
- Tiểu huynh đệ, ta coi như phục ngươi đấy, thế nhưng ngươi muốn gặp Thiên Lãng Tử cần phải đáp ứng với ta mấy điều kiện.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì mừng rỡ, nhất thời không để ý, nói ngay:
- Lão trượng nói đi!
Nhưng Bạch Vân nhíu mày vặn hỏi lại ngay:
- Ài! Lão nói gì chứ? Chẳng phải chính miệng lão đã nói là Thiên Lãng Tử lão tiền bối đã qua đời rồi hay sao chứ? Giờ lại bảo có thể gặp được lão ta?
Lão già nhìn Bạch Vân nói:
- Ta chỉ muốn đùa với các ngươi một chút thôi, Thiên Lãng Tử võ công thông huyền đạt hóa, sao có thể chết được?
Chu Mộng Châu và Bạch Vân nghe lão ta nói vậy thì vừa kinh động vừa nghi hoặc, không biết lời lão là thật hay giả.
Chu Mộng Châu tính khí vốn cương trực nóng nảy, nhưng ba năm tu luyện với Đạo An pháp sư, rồi mấy tháng ở với Nhẫn đại sư, nên tánh tình có trầm ổn. Từ hôm qua đến nay thầm biết bị lão già chơi khâm nhưng chàng cam nguyện chịu đựng, thứ nhất là để đạt được mục đích của mình tự tìm đến viếng mộ phần của Thiên Lãng Tử. Sau này dễ ăn nói với sư phụ, thứ hai chàng bỗng kiên định thử xem sức chịu đựng của mình thế nào, chẳng ngờ khốn trong lại hay, vừa đi vừa vận hành hơi thở, điều hòa khí huyết, cho nên mãi cả buổi sáng nay không hề thấy mệt mấy. Chính vì thế mà lúc này nghe lão nói vậy, không chút tức giận.
Lại nói lão già họ La, tên Nhất Ba, vốn chẳng phải là hạng tầm thường, mà là một cao thủ thân mang tuyệt học. Ba mươi năm trước lúc mới hành cước giang hồ, hùng tâm rất lớn, muốn lấy tuyệt học nhất thân của mình hùng bá thiên hạ. Nội trong ba năm, lão hạ không biết bao nhiêu cao thủ võ lâm, thế nhưng cuối cùng gặp phải Thiên Si Thượng Nhân, lão nhận đủ ba chưởng, và một cước ngã gục.
Thiên Si Thượng Nhân trước lúc đấu với La Nhất Ba, thầm hiểu hùng tâm dã chí của lão ta, thế nhưng cũng phục chí lớn và võ học của lão. Cho nên, trước lúc đấu đã giao ước với nhau, chỉ cần La Nhất Ba thắng thì muốn làm gì lão cũng được, nhưng La Nhất Ba thua thì phải khấu đầu bái Thiên Si Thượng Nhân làm sư phụ. Chẳng ngờ phần thua thuộc về La Nhất Ba, lão vừa thẹn vừa hận cúi đầu bái sư, rồi lui về sa mạc ẩn thân.
La Nhất Ba từ đó đến giờ chỉ quanh quẩn một vùng sa mạc này, mươi ngày nửa tháng lão tìm đến thị trấn đong rượu một lần. Cho nên người từ trên nhỏ đến trên lớn, ở vùng sa mạc này ai ai cũng biết tên lão.
Hôm qua, cũng là ngày lão vào trấn đong rượu, chẳng ngờ gặp phải bọn Chu Mộng Châu. Vừa nhìn là lão đã biết khách giang hồ Trung Nguyên tìm lên, hùng tâm ai xưng bá giang hồ năm xưa trong thâm tâm lão chừng như chưa dứt. Lão chỉ muốn nhân có người giang hồ, thử xem võ công của mình đến đâu, cho nên mới bày ra màn kịch này.
Thật khéo, người mà Chu Mộng Châu muốn tìm gặp lại chính là Thiên Lãng Tử, sư phu chính thức của La Nhất Ba. Đồng thời cũng là oan gia đối đầu với vị sư phụ bất đắc dĩ của lão là Thiên Si Thượng Nhân.
Ban đầu, khi lên ngồi trên lưng Chu Mộng Châu, lão chỉ thi triển ba thành công lực cũng đủ khiến chàng cõng đến bở hơi tai. Nào ngờ từ chiều hôm qua, Chu Mộng Chu trong khốn sinh cơ, tìm ra được phương pháp hoán tức điều khí ngay trong lúc đi, cho nên mới đương nổi La Nhất Ba thi triển Thiên cân trụy.
La Nhất Ba càng lúc càng thấy kỳ lạ, càng cố vận hết công lực áp xuống lưng thiếu niên, thế nhưng lão đã dốc hết mười thành công lực thi triển Thiên trụy cân mà thiếu niên vẫn chịu nổi, thậm chí càng lúc càng thấy khá hơn trước. Cuối cùng thì lão không thể không phục thiếu niên kỳ tài, huống gì công lực của lão cũng thất tán nhiều trong suốt thời gian thi triển Thiên trụy cân.
Trở lại lúc này, La Nhất Ba nghe Bạch Vân hỏi như vậy, gật đầu cười đáp:
- Không sai. Thiên Lãng Tử tiền bối còn tại thế. Thế nhưng, các ngươi muốn diện kiến lão nhân gia thì phải thề với trời đất là trước mặt người, tuyệt đối không được nói đến chuyện giữa ta với các người vừa rồi.
Chu Mộng Châu cứ ngỡ điều kiện gì khó khăn, chẳng ngờ lại dễ dàng như vậy, gật đầu nói:
- Lão yên tâm, nửa chữ tôi cũng không nói.
La Nhất Ba như vẫn chưa tin lắm, răn đe nói:
- Tiểu huynh đệ, nếu như ngươi lừa ta, La Nhất Ba này chẳng chịu để yên cho ngươi đâu.
Chu Mộng Châu vẻ không vui, hỏi vặn:
- Vậy làm thế nào để lão tin chứ?
La Nhất Ba hừ một tiếng, lạnh lùng nói:
- Ta sống già chừng này tuổi đầu chẳng lẽ không nhận ra ánh mắt láo liên của ngươi khi ngươi đáp lời hả?
Bạch Vân ngồi bên cạnh, thấy bọn họ đấu khẩu tranh chấp, bèn chen vào nói.
- Vị tiểu huynh đệ của tôi xưa nay không hề nói dối, đã hứa với ai chuyện gì là làm đến cùng, lão trượng yên tâm.
La Nhất Ba chẳng nói thêm tiếng nào, ăn hết lương khô, không ngủ mà ngồi vận khí điều tức.
Bọn Chu Mộng Châu và Bạch Vân ánh mắt nhìn nhau cười hữu ý, rồi cũng tìm chỗ ngồi nghỉ ngơi.
Chiều hôm đó, ba người phóng chạy như bay. Chu Mộng Châu lần này chẳng phải cõng lão già trên lưng, nên người nhẹ tâng tâng, đi mà như không.
Chặp chiều thì bọn họ đến bên một bờ suối nhỏ, nước cạn trong nhìn thấy đáy, ở vùng hoang mạc này mà tìm ra một nguồn nước như vậy thì không phải là chuyện dễ, bên bờ nam con suối là một lều tăng vải hình nấm, chính là một căn nhà kiểu du mục của người phương bắc quen sống, trước mặt nhà có một người ngồi quay lưng ra ngoài.
Ba người vừa đến trước nhà, đã nghe người kia lên tiếng hỏi:
- Nhất Ba, ai theo ngươi về vậy?
La Nhất Ba sãi bước đi nhanh đến trước, giọng cung kính đáp:
- Để tử dẫn về hai vị tiểu khách.
Người kia "a" lên một tiếng nói:
- Lão phu ba mươi năm tay không đặt chân vào Trung Nguyên, chẳng ngờ có người còn nhớ đến ta. Ha ha ... Có lẽ đến tìm chuyện phiền hà?
Chu Mộng Châu nghe La Nhất Ba tự xưng là để tử thì đã thấy làm kỳ, lúc này nghe người kia nói vậy, tợ như chính là bản thân Thiên Lãng Tử, bèn nói:
- Vãn bối phụng mệnh gia sư tìm đến yết kiến lão tiền bối.
Người kia đầu vẫn không quay lại hỏi - Sư phụ ngươi là ai?
Chu Mộng Châu liền thô tay vào trong áo lấy ra pho tượng Kim La Hán rồi bước đến bên người đó, nói:
- Lão nhân gia xin xem qua cái này thì biết!
Người kia từ từ quay đầu lại nhìn lên vật trên tay Chu Mộng Châu, "á" lên một tiếng, lẩm bẩm:
- Chẳng ngờ là lão ta. Xem ra ta sống chẳng vô vị. Hảo, ngươi lại đây!
Đúng người này là Thiên Lãng Tử. Lão thân hình gầy ốm, nhưng mắt sắc hữu thần, râu dài quá rờn, thần thái phiêu dật phóng khoáng.
Chu Mộng Châu bấy giờ nghe thế bước đến hai bước. Thiên Lãng Tử liền vung tay nhanh như chớp chộp lấy cổ tay của chàng đặt các ngón tay vào thốn mạch, mắt lim dim định thần. Chu Mộng Châu người như không đứng vững, hơi ngã về sau. Thiên Lãng Tử tay trái đưa ra đỡ nhẹ thân chàng.
Chu Mộng Châu chẳng biết lão ta muốn làm gì, thế nhưng lão ta một tay chộp cổ tay chàng một tay đặt sau lưng, chàng có muốn vùng vẫy cũng không được, cả người như vô lực đề kháng.
Bạch Vân ngược lại hiểu Thiên Lãng Tử làm vậy có dụng ý gì, cho nên đứng yên bất động. Qua một lúc, Thiên Lãng Tử buông lỏng tay, một cổ kình khí theo tay lão đẩy nhẹ ra, Chu Mộng Châu người tung bổng lên không tầm một trượng, rồi từ từ rơi đáp xuống đất.
Thiên Lãng Tử gật đầu nói:
- Căn đế không tồi, có điều thân pháp còn cứng nhắc, sư phụ ngươi chưa truyền gì cho ngươi mà đã thả lạc giang hồ sao?
Chu Mộng Châu không dám giấu giếm, đem chuyện của sư phụ giao cho mình ra kể hết.
Thiên Lãng Tử nghe xong, gật đầu nói:
- Như thế cũng chẳng trách ngươi. La Nhất Ba, ngươi lên đỉnh Tuyết Sơn tuyệt phong kiếm về cho ta mấy đoạn băng đàm.
La Nhất Ba từ đầu đến giờ nhìn hành cử của sư phụ thì đã trố mắt kinh ngạc, lúc này nghe nói vậy la lên:
- Lão tiền bối, tiểu đồ theo hầu người đã ba mươi năm, tổng cộng cũng chỉ học được vài loại ngoại môn công phu. Tiểu tử này chỉ mới bái kiến người một lần, vậy mà người đã quyết định dạy cho nó võ công, há không thấy như vậy uất khuất.
Thiên Lãng Tử mày bạc nhướng lên, sắc mặt nghiêm nghị, trầm giọng nói:
- Ai bảo ngươi lại bái Thiên Si Thượng Nhân lão đầu làm sư phụ chứ?
La Nhất Ba cứng họng, thật tình chuyện xảy ra cũng chỉ bất đắc dĩ, năm xưa vì trước khi giao đấu với Thiên Si Thượng Nhân đã có lời giao ước trước, lão bại thủ đành phải bái Thiên Si Thượng Nhân làm sư phụ. Thật chất thì có một ngày học võ công nào đâu?
Bấy giờ bị Thiên Lãng Tử nói vậy, La Nhất Ba chỉ im lặng cúi đầu.
Thiên Lãng Tử quay nhìn Bạch Vân hỏi:
- Ngươi là ai?
Bạch Vân cung kính nói:
- Vãn bối là Bạch Vân.
Chu Mộng Châu nhanh nhẹn tiếp lời:
- Bạch Vân là nghĩa tỷ của vãn bối?
Thiên Lãng Tử thẳng thắn nói:
- Ta cũng không truy cứu cô nương này là ai, đằng nào thì chỉ có mình ngươi được sư phụ phái đến đây, ta chỉ đem bản lĩnh truyền thụ một mình ngươi.
Bạch Vân nói:
- Họa phúc mỗi người chỉ bằng nhân duyên mà có, vãn bối nào dám mong cầu. Lúc tiền bối truyền thụ võ công cho Chu đệ, vãn bối sẽ lánh mặt đi nơi khác.
Thiên Lãng Tử thấy thiếu nữ khí khái như vậy, cười nói:
- Ngươi không lánh mặt cũng được, thế nhưng ngươi chỉ được nhìn ghi nhớ chứ không được diễn luyện. Sau này rời khỏi đây, nhớ được chừng nào thì luyện chừng đó, coi như cũng là vận khí của ngươi rồi đó.
Bạch Vân nghe thì trong lòng rất sung sướng, vôi vàng khấu tạ.
Thiên Lãng Tử bảo bọn họ chuẩn bị đi nghỉ sớm, sáng ngày mai bắt đầu luyện tập.
Sáng sớm hôm sau, La Nhất Ba từ biệt Thiên Lãng Tử đi Tuyết Sơn tuyệt phong lấy băng đàm. Thiên Lãng Tử đợi cho đến khi La Nhất Ba đi thật lâu rồi mới yên tâm bắt đầu dạy võ công cho Chu Mộng Châu.
Đầu tiên lão bảo chàng dụng kiếm múa pho Đạt Ma kiếm pháp mà chàng học được ở Đạo An pháp sư cho lão xem. Chu Mộng Chân vâng lời múa kiếm từng chiêu từng thức rất chú tâm không để sơ xuất một chỗ nào. Thiên Lãng Tử đứng ngoài nhìn rất cẩn thận. Lão cứ để cho chàng luyện, khi nào thấy có chỗ còn thưa được chuẩn xác mới chen vào nhắc nhở vài câu.
Luyện xong kiếm pháp, lão lại bảo chàng thi triển pho Phiên Thiên chưởng hấp thu được ở Nhẫn đại sư. Chu Mộng Châu cùng chuyên chú thi triển một lượt. Thiên Lãng Tử đứng xem gật đầu hài lòng, đợi khi chàng múa xong lão cảm khái, nói:
- Ài! Chẳng ngờ lão trọc này cũng nghĩ ra những chiêu thức cổ dị thế này. Ngươi luyện thành hai pho kiếm và chưởng này, nếu như khổ công luyện đến mức thành thục, trong giang hồ những kẻ hơi non kém một chút, chỉ e không địch nổi với ngươi đâu.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì lòng đại hỷ, chẳng ngờ hai pho võ công chàng luyện cũng đủ ngang dọc giang hồ, quả nhiên lời Bạch Vân lần trước nói chẳng sai. Tự nhiên trong lòng chàng hồ hởi vô cùng, thế nhưng nghĩ lại lần này đã đến đây để học võ công với Thiên Lãng Tử, lão nói vậy chẳng lẽ thấy chàng đã đủ mà không tiếp tục truyền võ công hay sao. Nghĩ thế cảm thấy hơi lo lo.
Thiên Lãng Tử chừng như nhìn ra tâm ý của chàng, cười nói:
- Lão phu chỉ cần giữ người lại đây một năm chỉ điểm thêm vài pho công phu, tuy không dám nói nhiếp phục thiên võ lâm, thế nhưng muốn thắng được ngươi cũng phải là hàng võ công thặng thừa mới đạt được chuyện đó.
Chu Mộng Châu vội cung kính nói:
- Đa tạ tiền bối dốc tâm truyền thụ. Chu Mộng Châu này tất tận lực khổ luyện, để không phụ lòng người.
Thiên Lãng Tử trầm mặc một lúc, bỗng chỉ sang bên kia suối, nói:
- Bên kia suối thỉnh thoảng xuất hiện một lão đầu tử điên khùng, các ngươi nếu gặp lão ta thì chớ để tâm đến hắn.
Chu Mộng Châu nghe thì biết vậy, thực chất thì chàng từ đó chỉ chuyên tâm khổ luyện công phu với Thiên Lãng Tử mà thôi.
Bạch Vân thì đứng bên ngoài chăm chú quan sát, mặc nhiên ghi nhận, thế nhưng những điều thầm học được từ võ công của Thiên Lãng Tử cũng đủ làm cho cô ta sung sướng lắm rồi.
La Nhất Ba cứ mỗi tháng quay về một lần, mỗi lần như vậy thường mang về một đóa băng đàm như Liên bồng trong suốt như pha lê. Thiên Lãng Tử đem cho Chu Mộng Châu nhai nuốt, rồi lại sai La Nhất Ba tiếp tục lên đường. Cứ mỗi lần La Nhất Ba về một hai hôm, thì Thiên Lãng Tử ngừng việc truyền thụ võ công cho Chu Mộng Châu, đợi đến khi lão ta đi hẳn rồi mới liếp tục.
Chu Mộng Châu nhận ra mối quan hệ thầy trò giữa họ có gì cổ quái không bình thường, thế nhưng chàng không dám hỏi han nhiều lời.
Nửa năm chớp mắt trôi qua, Chu Mộng Châu vốn căn cơ nội lực rất vững, cho nên dưới sự truyền thụ của Thiên Lãng Tử chàng tăng tiến cực nhanh.
Sáng hôm ấy chàng chưa xuống giường đã nghe thấy nhiều tiếng súc vật kêu vang, chàng ngạc nhiên chạy ra xem thì thấy bên kia bờ một đàn cừu đang gặm cỏ xuân mơn mởn.
Dưới một gốc cây lớn, một lão già tướng mao to lớn, ăn vận lối mục đồng, dung mạo hồng nhuận quắc thước, nhìn thấy Chu Mộng Châu lão đưa tay ngoắc ngoắc.
Chu Mộng Châu nhún người đến gần bờ, cao giọng hỏi vọng sang:
- Lão nhân gia gọi tôi có chuyện gì?
Lão già gật đầu nói.
- Ngươi sang đây, ta có chuyện muốn nói với ngươi.
Chu Mộng Châu còn đang tần ngấn không biết có nên sang bên đó hay không, đột nhiên sau lưng nghe tiếng Thiên Lãng Tử:
- Mặc lão ta, ta chẳng đã từng nói với ngươi về lão già điên ấy sao?
Lão già cười lên ha hả:
- Thiên Lãng, tiểu tử này chẳng quản nghìn dặm đến đây tìm ngươi, đủ thấy thành tâm cầu học võ nghệ thế nào rồi. Cứ nhìn thần thái, cử chỉ của hắn thì rõ ràng võ công căn cơ chẳng kém tí nào. Lão già chăn cừu ta muốn nói chuyện với hắn vài câu, ngươi lo gì chứ?
Thiên Lãng Tử tự bao giờ vô thanh vô sắc đến bên Chu Mộng Châu, thoáng chút trầm ngâm nói:
- Được, nhưng ta ngồi đây giám sát tránh ngươi buông những lời sàm mê hoặc trẻ con.
Lão già chẳng nói gì, Chu Mộng Châu nghe vậy biết Thiên Lãng Tử đã không phản đối nữa, khi ấy nhún mình lướt tới chừng trượng, hai tay giang ra bình ổn bằng một thế "Binh sa lạc nhạn" đáp nhẹ nhàng xuống đất.
Bằng một thế này chàng cảm thấy rất tự hào, chẳng ngờ lão già ngồi bên kia lắc đầu nói:
- Võ công của ngươi luyện xem ra cũng khá đấy, thế nhưng trong mắt ta thì chẳng ra cái quái gì.
Thiên Lãng Tử nghe vậy thì hơi giận:
- Mộng Châu, ngươi trở lại đây.
Chu Mộng Châu vâng lời quay lại trước mặt lão già, lão nói tiếp:
- Ngươi chớ để mất mặt ta, lão già kia điên điên khùng khùng, thế nhưng võ công rất cao cường. Giờ ngươi thi triển thân pháp "Lăng ba hư độ" ta vừa dạy ngươi mấy ngày trước ta xem.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì hơi lúng túng.
Nguyên là thân pháp Lăng ba hư độ chàng chỉ mới luyện được vài ngày, nếu thi triển thành công thì nhiều lắm cũng chỉ vượt qua được bốn năm trượng là cùng. Thế nhưng dòng suối này rộng có đến mười trượng. Chu Mộng Châu biết mình khó có thể vượt qua được cho nên mới tỏ ra lúng túng khó xử.
Thiên Lãng Tử trong lòng đã có suy tính nên cười nói:
- Đi đi! Lấy lại thể diện cho ta chứ, chớ để lão điên bên kia bờ cười ngươi, cũng là cười ta nữa đấy.
Chu Mộng Châu ngược lại thầm rủa:
- Lát nữa thì cười càng tệ hại hơn nữa đấy.
Tuy nghĩ bi quan như vậy, nhưng chàng cũng vâng lời Thiên Lãng Tử, bước đến bên bờ, thóp bụng nâng ngực, đề khí ngưng thần, rồi tung người lướt tới, thi triển Lăng ba hư độ, thân pháp vừa học được.
Thi triển Lăng ba hư độ thân pháp vốn chỉ nhảy bằng một lần đề tụ chân khí. Chu Mộng Châu tung mình lướt tới thấy đã được năm trượng, thân hình tự nhiên rơi xuống đất, chân khí tan dần. Chàng biết mình đã làm những gì có thể làm được, nhưng rõ ràng là sắp mất mặt Thiên Lãng Tử. Đột nhiên trong lòng nảy lên một ý, khi thân hình càng lúc càng thấy trầm nặng xuống chàng liền vận dụng phương pháp hoán khí điều tức giống như khí phải cõng La Nhất Ba nặng cả nghìn cân trên lưng chẳng biết có hữu hiệu hay không, nhưng cũng lập tức vận dụng.
Thiên Lãng Tử lúc ấy ngược lại thấy Chu Mộng Châu cả người từ từ rơi xuống mặt nước thì ngấm ngầm đưa tay định đẩy một cỗ kình lực giúp chàng vượt sang bên kia bờ. Chẳng ngờ chưa kịp ra chưởng, bỗng lão khựng người thâu kình lực lại.
Nguyên là cả người Chu Mộng Châu đang từ từ rơi xuống, bỗng chân như chạm mặt nước rồi vọt lên trên không phóng tiếp tới trước xa chừng hai trượng.
Thiên Lãng Tử "á" lên một tiếng, lão già bên kia suối cũng trố mắt há miệng ra vẻ kinh ngạc vô cùng.
Chu Mộng Châu chẳng ngờ thành công, cả người hoán khi lập tức nhẹ như bông, chân chạm mặt nước mượn lực tung người, lòng khấp khởi sung sướng, chợt thấy cảm ơn trò chơi khăm của La Nhất Ba. Lòng suối rộng mười mấy trượng, nháy mắt chàng đã vượt qua một cách dễ dàng.
Thiên Lãng Tử cười toét miệng, chỉ tay mãn ý nói.
- Sao chứ? Lão điên, nếu ngươi mắt không hoa thì nhìn hắn rõ chỉ bằng một hơi vượt suối đấy chứ, mặc dù không đẹp mắt cho lắm. Mà tuyệt nhất vẫn là pháp hoán khí điều tức của hắn mới uyên thâm trác tuyệt. Ngươi thử nghĩ xem, một chân tài trăm năm hiếm thấy, chẳng lẽ ngươi nhẫn tâm chôn vùi hắn nơi hoang mạc này?
Lão già cũng hiện một nụ cười vui vẻ:
- Ngươi sợ gì chứ? Ta ba mươi năm nay, cứ nửa năm ta đến đây vừa thưởng ngoạn phong cảnh vừa du thuyết tên môn đồ bảo bối kia, nhưng không có hiệu quả. Tiểu tử này thành tâm thành ý định học võ nghệ xem ra còn vượt xa hắn, so với hắn chẳng những thiên chân bẩm tính trội nhiều mà còn sở nguyện kiên cường. Ngươi còn lo lắng gì chứ?
Thiên Lãng Tử quay sang nói với Chu Mộng Châu:
- Mộng Châu, ngày mai ta sẽ truyền cho ngươi một pho kiếm pháp phòng thân. Ta chẳng dám khoa ngôn, thế nhưng trong thiên hạ hiện thì tìm ra người có thể giải được pho kiếm này thì chỉ e nổ cả mắt đấy.
Nói rồi lão ngồi xuống quỳ trên hai gối.
Chu Mộng Châu bước đến bên lão già, lão chỉ tay về phía Thiên Lãng Tử hỏi:
- Hắn từng nói cho ngươi biết tính danh của lão phu chưa?
Chu Mộng Châu chỉ nghe Thiên Lãng Tử từng nói bên kia bờ có một lão già điên, nhưng chẳng hiếu danh tánh là gì, lắc đầu đáp:
- Không!
Lão già nói - Hắn đã không nói, thì ta nói. Lão phu phúc tính Đông Phương, tên Đai Bạch khi chưa đến vừng bắc hoang mạc này cũng từng có chút danh khí, người thường xưng ta là Thiên Si Thượng Nhân.
Chu Mộng Châu tròn mắt, buộc miệng "a" lên một tiếng kinh ngạc.
Thiên Si Thượng Nhân cũng ngạc nhiên nhướng đôi mày bạc nói:
- Ngươi còn nhỏ tuổi thế này mà cũng biết danh tánh lão phu ư?
Chu Mộng Châu lắc đầu nói:
- Vãn bối muốn phụng mệnh gia sư đến tìm lão tiền bối ở Bắc Thiên Sơn, nhưng vì lộ trình thuận tiện nên vãn bối trước hết đến tìm gặp Thiên Lãng Tử lão tiền bối, dự định sau khi rời khỏi đây sẽ đến bái kiến lão tiền bối.
Thiên Lãng Tử ở bờ bên kia cười lên ha hả:
- Đây không phải là ý trời sao? Nếu như tiểu tử này chẳng thuận đường mà đến đây tìm gặp lão điên trước thì chuyện đã khác rồi!
Thiên Si Thương Nhân kinh ngạc vô cùng, trố mắt hỏi Chu Mộng Châu:
- Sư phụ ngươi là ai? Lão ta muốn tìm ta có việc gì?
Chu Mộng Châu chưa đáp thì Thiên Lãng Tử đã lên tiếng:
- Sư phụ hắn chính là Kim La Hán!
Thiên Si Thượng Nhân vừa nghe vậy mặt hơi biến sắc, nụ cười tiêu mất, trầm mặc một lúc lão nói:
- Ngươi ngồi xuống, trước hết nghe ta kể một câu chuyện.
Chu Mộng Châu linh cảm câu chuyện lão ta sắp kể có liên quan đến sư phụ của mình, khi ấy ngồi xuống bên lão im lặng lắng nghe.
Thiên Si Thượng Nhân hắng giọng kể:
- Rất lâu trước đây, trên giang hồ có năm nhân vật võ lâm cái thế, nhân vì bọn họ ai cũng tự xưng là Thiên Hạ Đệ Nhất cao thủ, chẳng ai phục ai, nên định chọn một cơ hội sẽ tổ chức tỷ đấu phân cao hạ, nhưng chung quy vẫn chưa tìm được một cơ hội tốt ...
Lúc này, trên giang hồ bỗng dưng xuất hiệu một người võ công chẳng những thông huyền đạt hóa, mà còn thấu suốt nhân tình thế thái, biết giang hồ dậy sóng, tạo ra huyết trường xưa nay cũng chỉ vì tranh nhau chút địa vị hư danh, nghe nói năm cao thủ đệ nhất quyết đấu liền lập tức bôn tẩu tứ phương, hy vọng thuyết phục bọn họ từ bỏ ý định tỷ đấu, nhưng kết quá chẳng một người nào chịu nghe ...
Ông ta thất vọng nhưng không phải là tuyệt vọng, chẳng lâu sau nghĩ ra một diệu pháp, đã dùng nhất thân võ công độc đáo, phân đấu bại từng người trong năm cao thủ này.
Chu Mộng Châu nghe đến đó bất giác "a" lên một tiếng, lòng thầm nghĩ:
- Như thế chẳng phải là người này đã trở thành Thiên Hạ Đệ Nhất cao thủ sao?
Thiên Si Thượng Nhân dừng lại giây lát kể tiếp:
- Trong năm người này có hai người bại thủ hổ thẹn mà tự tuyệt, một người thì xuất gia đầu Phật làm hòa thượng, hai người còn lại một người thì mai danh ẩn tích nơi nào không ai hay biết, còn lại một người thì ẩn náu trong đại sa mạc này khổ luyện công phu. Hai người này, một người ngoại hiệu Bạch Cốt Ma Quân, còn một người chính là Thiên Lãng Tử.
Chu Mộng Châu hết sức bất ngờ lại kê u lên một tiếng, mắt bất giác đưa nhìn về phía Thiền Lãng Tử.
Thiên Lãng Tử mắt thấy phẫn hận hừ lên một tiếng, tuy nghe rất nhỏ, nhưng kình lực xoáy vào tai khiến người ta đau nhức cả màng nhỉ.
Thiên Si Thượng Nhân như chẳng để ý đến lão ta, tiếp lục nói:
- Người này tuy võ công cái thế, chế phục được năm đại cao thủ trong võ lâm, vốn nghĩ tiêu trừ họa kiếp giang hồ, nào ngờ lại gây ra không ít phiền hà. Nguyên môn đồ hậu duệ của hai người tự tuyệt thống hận trước cái chết cửa sư phụ mình, đã thề quyết tìm người này để báo thù rửa hận, đến cả Bạch Cốt Ma Quân và Thiên Lãng Tử trong lòng lúc nào cũng nung nấu ý báo thú rửa nhục. Người này không muôn gây thêm thù hận, nhưng nhiều năm liền bị truy nã đến cùng, chung cuộc cảm thấy không thể yên thân, nên quyết định chạy lên mạn bắc ẩn thân nơi hoang mạc, chăn cữu mưu sinh, từ đó hoàn toàn không bàn đến chuyện giang hồ, chẳng màng chuyện võ học, hễ thấy ai ôm mộng luyện võ cầu danh là ra sức khuyên giải.
Chu Mộng Châu nghe đến đó chừng như hiểu ra hết vấn đề, ngưng mục nhìn lão ta buột miệng hỏi.
- Thì ra người đó chính là bản thân lão tiền bối?
Thiên Si Thượng Nhân gục gặc đầu khẽ đáp:
- Không sai, chính là kẻ chăn cừu này đây. Trước đây ta khuyên người, tất dốc lòng dụng hết đạo lý mà nói, thế nhưng hiện tại thì ta đã thấu hiểu ra, nhiều lời phí sức cũng chỉ vô ích. Ngươi thử nghĩ xem, cho dù ngươi luyện thành võ công cái thế, đệ nhất thiên hạ thì suốt đời ngươi cũng không thoát ra bao nhiêu khổ hận. Chẳng bằng học theo lão phu, chăm một đàn cừu, đói ăn khát uống, bạn cùng trời đất, vui với trăng thanh gió mát, đi về an nhàn tự tại.
Chu Mộng Châu bất giác nhìn về phía đàn cừu có con ăn no khuỵu trên hai chân trước lim dim ngủ, có con thì nghểnh cổ hứng gió xuân phất qua, tung lên những chòm lông dài mượt, thỉnh thoảng kêu lên những tiếng vui tai, chừng như chúng rất an bình thỏa thích.
Chu Mộng Châu ngưng mắt nhìn đàn cừu đến say mê, phút chốc tính trẻ con trong người chàng khởi lên, chừng như muốn chạy ra nô đùa cùng chúng.
Nghe những lời Thiên Si Thượng Nhân rất có đạo lý, Chu Mộng Châu cứ ngây ngất suy diễn, nhưng lúc ấy bên tai bỗng giọng Thiên Lãng Tử rõ mồn một:
- Chớ nghe những lời giảng sàm của lão điên, ngươi tự nghĩ xem, đã luyện thành võ công, chẳng hành cước kinh banh tế thế, lại tự giam mình trong hoang mạc với đàn cừu ngu đần, chẳng phải là điên ư?
Chu Mộng Chịu giật mình chấn động, hùng tâm trỗi dậy, vội quay đầu nói với Thiên Si Thượng Nhân:
- Vãn bối còn nhiều chuyện phải làm, không thể ở đây chăn cừu cùng lão tiền bối được.
Thiên Si Thượng Nhân hú dài vẻ tiếc rẻ, nhưng Thiên Lãng Tử thì cười phá lên đắc chí.
Thiên Si Thượng Nhân trầm lặng giây lát nói:
- Ta sớm nhận ra người không bao giờ ở lại đây chăn cừu cùng ta, ngươi còn trẻ nên ta chẳng trách. Ngươi về nói với sư phụ ngươi, ở đây ta thiếu bạn chăn cừu, nếu lão muốn thì đến đây ở với ta. Còn ngươi, sau này đừng đến gặp ta nữa!
Chu Mộng Châu nói:
- Lão tiền bối yên tâm, vãn bối nhất định chuyển lời!
Thiên Si Thượng Nhân nhắm nghiền mắt lại, lưng tựa vào gốc cây chẳng nói thêm tiếng nào.
Chu Mộng Châu đứng lên nhún mình trở lại bên bờ bên kia, chẳng biết Thiên Lãng Tử tự lúc nào trong tay đã cầm thêm một thanh trường kiếm.
Thấy Chu Mộng Châu trở lại, lão cười, nói:
- Mộng Châu, ngươi thật ngoan ngoãn. Giờ ta sẽ dạy ngươi một pho kiếm phòng thân.
Chu Mộng Châu từ đó tiếp tục khổ luyện với Thiên Lãng Tử, nhưng lúc nào chàng cũng nhớ tới những lời của Thiên Si Thượng Nhân.
Trong thời gian còn lại này, thỉnh thoảng Thiên Lãng Tử nói cho chàng nghe nhiều chuyện về sư phụ chàng. Chu Mộng Châu bây giờ mới biết một trong năm cao thủ xưa bại dưới tay Thiên Si Thượng Nhân sau đó xuất gia làm hòa thượng, chính là sư phụ của chàng - Kim La Hán. Đồng thời chàng còn biết được tên những nơi chàng đến được sư phụ sắp đặt có ý đồ sẵn, những nơi chàng trước đây đã đến là những nơi chàng sẽ hấp thụ được võ công.
Nhưng những trạm tiếp theo sau này đều là những nơi từng có thâm cừu với sư phụ chàng.
Chu Mộng Châu thầm hiểu sau này những nơi chàng đặt chân đến, tất khó tránh những trường hợp xung đột, mà bọn họ đều là những nhân vật danh đầu võ công chẳng nhỏ trong giang hồ.
Gã tiểu nhị nhận lấy nén bạc, chạy vội vào trong, chẳng mấy chốc hai tay khệ nệ bưng ra một hũ rượu nút kín đến đặt bên chân lão già.
Lão già chẳng nói lời nào, đón lấy hũ rượu bằng một tay, đặt lên bàn, mở nút ra.
Mùi rượu bay lên thơm phức, chỉ cần ngửi cũng biết là hũ rượu thượng phẩm. Lão chẳng dùng chén, cứ cầm lấy hũ rượu đưa lên cổ tu dài một hơi.
Tiểu nhị đã bỏ đi, chẳng biết nhớ ra điều gì "a" một tiếng rồi bước nhanh lại bên bàn Chu Mộng Châu, xoa tay nói:
- Vừa rồi thiếu hiệp có phải hỏi thăm một vị gọi là ... Thiên ... Thiên ... Thiên gì nhỉ?
Chu Mộng Châu nghĩ gã chợt nhớ ra, vui mừng tiếp lời:
- Thiên Lãng Tử, lão ca nhớ ra rồi chứ?
Tiểu nhị lắc đầu nói:
- Càng ngày càng đần độn, nhớ trước quên sau, không thể nhất thời nhớ ra nổi.
Vừa nói gã vừa chỉ tay về phía lão nhân. Cả Chu Mộng Châu vả Bạch Vân đều đưa mắt nhìn lão già, chỉ thấy lão uống rượu rồi chống cằm, đôi mắt cứ nhìn ra ngoài cửa sổ, xa xa ngoài kia là sa mạc cát trắng.
Chu Mộng Châu liền đẩy ghế đứng dậy, bước đến bên bàn lão nhân, chấp tay thi lễ:
- Xin hỏi lão nhân gia có phải là Thiên Lãng Tử lão tiền bối không?
Lão nhân chính đang trầm tư suy nghĩ điều gì, chợt nghe có người đả động từ từ quay đầu nhìn lại. Chỉ nhận ra là một thiếu niên khôi ngô tuấn tú, ăn vận phục trắng, người Hán thì hơi ngạc nhiên. Nhân vì cả một vùng sa mạc phương Bắc này đại đa số là người dân tộc, ít thấy người Hán xuất hiện. Bởi vậy chỉ cần nhìn là nhận ra ngay thiếu niên từ phương Nam đến.
Chu Mộng Châu thấy lão nhân cứ đưa mắt nhìn mình, chẳng nói lời nào, nghĩ có lẽ là lão nhân chưa nghe rõ, nên cao giọng hỏi:
- Dám hỏi lão nhân gia có phải là Thiên Lãng Tử lão tiền bối?
Lão nhân chỉ "a" lên một tiếng khe khẽ.
Tiểu nhị đứng gần đây biết Chu Mộng Châu hiểu nhầm, bèn chen vào nói:
- La lão đầu! Có nhị vị từ phương xa đến hỏi thăm một người gọi là Thiên Lãng Tử. La lão sống ở đây từ nhỏ đến lớn, chẳng hay có biết người đó không?
Lão nhân bỗng nhiên nhắm kín mắt lại như nghĩ ngợi điều gì, rồi đột ngột mở trừng mắt hỏi.
- Các ngươi tìm lão ta có chuyện gì?
Chu Mộng Châu cũng biết vừa rồi mình hiểu nhầm ý tiểu nhị, nhưng ngược lại cứ nghe lão nhân hỏi lại như vậy, nghĩa là lão ta nhất định biết Thiên Lãng Tử, bất giác vui mừng nói:
- Sư phụ tôi có một vật muốn tôi đưa đến cho Thiên lão tiền bối xem qua.
Lão nhân "a" lên một tiếng, đoạn khề khà nói:
- Là sư phụ ngươi phái đến ư? Các ngươi từ đâu đến?
Chu Mộng Châu đáp:
- Trường An.
Lão nhân thản nhiên nói:
- Từ Trường An đến à? Lộ trình cả hàng nghìn dặm, nhất định vật đó phải là một bảo bối.
Chu Mộng Châu không giấu giếm nói:
- Đúng vậy, là một bảo bối. Trên đường đến đây có không ít người dòm ngó tới.
Lão nhân giọng bỗng trở nên vô hạn cảm khái:
- Thật đáng liếc, lão ta đã không còn duyên hạnh để tận mắt nhìn thấy bảo bối nữa rồi!
Bạch Vân ở bên cạnh vội xen vào hỏi:
- Ý lão trượng nói là mắt của Thiên Lãng Tử lão tiền bối bị mù?
Lão nhân lắc đầu:
- Ồ! Không, không, lão ta đã chết?
Chu Mộng Châu ngớ người. Bạch Vân ngược lại trong lòng không tin hỏi lại:
- Lão trượng bảo là Thiên Lãng Tử lão tiền bối đã tạ thế?
Lão nhân thở dài:
- Ài! Đã chết mười mấy năm, chính tay ta chôn cất!
Chu Mộng Châu không ngờ chuyện xảy ra bất ngờ như vậy, nhất thời lặng người không biết nên làm gì đây.
Lúc này tiểu nhị cũng đã rót đầy rượu vào chiếc túi da trên bàn của lão nhân. Lão ta thấy vậy đứng lên chẳng nói với ai câu gì nữa, lững thững bước ra cửa.
Tiểu nhị thấy thần thái Chu Mộng Châu u buồn, bèn an ủi.
- Cây già lá trút về cội, người hưởng hết tuổi trời thì phải quy tiên, âu cũng là quy luật, thiếu hiệp chớ quá đau buồn. Chỉ cần Thiên Lãng Tử dưới cửu tuyền biết được thiếu hiệp từ nghìn dặm tìm đến cũng cảm kích lắm rồi. Nếu thiếu hiệp cảm niệm người quá cố cô đơn lạnh lẽo, thì mua ít hương đèn vàng mã đốt cho họ là được.
Chu Mộng Châu nghĩ phải, nói:
- Vậy thì mọi chuyện nhờ lão ca, lát nữa tính tiền tôi sẽ trả thêm vật dụng đã mua.
Tiểu nhị gật đầu đáp mấy tiếng, quay người bước đi. Nhưng chợt như nhớ ra điều gì vội chạy trở vào nói:
- Suýt nữa thì quên! Thiếu hiệp như muốn cúng nhang đèn vàng mã cho Thiên Lãng Tử, thì nhanh chân theo La lão đầu vừa rồi. Vì chỉ có lão ta là người duy nhất mới biết được phần mộ của Thiên Lãng Tử ở đâu, nếu chậm chân lão ta là hơn nửa tháng mới trở lại, chỉ e hỏng việc của thiếu hiệp.
Chu Mộng Châu gật đầu nói ngay:
- Đã vậy, lão ca nhanh chân mua sắm nhang đến cho!
Nháy mắt đã thấy tiểu nhị mang nhang đèn vàng mã trở lại. Chu Mộng Châu thanh toán hết mọi khoảng đoạn lập tức cũng Bạch Vân lên đường nhắm hướng sa mạc mà đi.
Ban đầu họ còn đi chậm, nhưng đến khi ra khỏi đầu trấn, cả hai liền thi triển khinh công mà chạy.
Trong đầu bọn Chu Mộng Châu và Bạch Vân vốn nghĩ một lão mục đầu già nua, trên lưng mang túi rượu đầy, thì chẳng thể nào đi nhanh được, chỉ cần thi triển khinh công phóng chạy một hồi là có thể theo kịp.
Chẳng ngờ phóng chạy ngoài mấy dặm rồi mà không thấy bóng dáng lão già đâu.
Bạch Vân đưa mắt nhìn chung quanh bốn phía cát trắng mênh mông, nhíu mày lẩm bẩm:
- Chẳng lẽ chúng ta đi sai hướng.
Chu Mộng Châu cũng nghĩ thế, bèn họa theo:
- Nếu không thì chúng ta nhất định đã vượt qua rồi.
Đúng lúc ấy, trong tầm mắt của Bạch Vân nhận ra một làn bụi vàng mờ mờ rất xa.
Nàng reo lên vui sướng:
- Chu đệ nhìn kìa! Chẳng phải là có bụi bay lên sao?
Chu Mộng Châu nhìn theo tay Bạch Vân thì cũng nhận ra một đấm bụi mờ nhạt, nhưng rất xa nên không nhận được bóng người.
- Đúng thế. Chúng ta nên tuổi theo, nếu đúng là lão già kia thì chẳng uổng công, nhưng nếu không phải là lão ta, thì chúng ta cũng có thể hỏi thăm một phen!
Hai người quyết định rồi liền thi triển khinh công phóng theo. Chu Mộng Châu trong lòng nôn nóng nên lần này thi triển hết sở học, chỉ nghe tiếng gió bên tai vù vù, chẳng mấy chốc đã bỏ xa Bạch Vân phía sau.
Trước mắt bóng người kia cũng rõ dần, khi chì còn cách chừng hai dặm thì đã nhìn thấy bóng lão già với chiếc túi da trên vai, chàng vui vẻ phóng chân càng nhanh hơn.
Chu Mộng Châu lướt đến với tốc độ quá nhanh, tiếng áo xé gió ào ào khiến lão già như bị giật mình khựng chân đứng lại, khi nhận ra là thiếu niên gặp trong quán lão mới hơi yên tâm, mắt cứ nhìn chàng vẻ rất kinh ngạc.
Chu Mộng Châu đến nói chẳng kịp thở, hỏi ngay:
- Tiểu sinh muốn hỏi thăm mộ phần của Thiên Lãng Tử tiền bối ở đâu, lão trượng xin chỉ giúp cho!
Lão già chẳng nói gì, bước thêm mấy bước nữa, lẩm nhẩm nói:
- Xa lắm! Xa lắm! Đi cả nửa tháng mới đến!
Chu Mộng Châu chau mày:
- Sao lại xa thế?
Lúc này Bạch Vân cũng vừa đến nơi.
Chu Mộng Châu Liền đem mấy lời vừa nói chuyện với lão nhân kể lại cho nàng nghe.
Bạch Vân mặt mấy không vui. Bạch Vân là nữ phái nên việc gì cũng tính chu đáo, nghe nói phải đi đến nữa tháng, chỉ nghĩ trong hoang mạc kia cái ăn cái uống cực khó, mà vừa rồi vì đi gấp lại không nghĩ đến tình huống này cho nên mới lo lắng như vậy.
Bấy giờ đã nghe lão già ề à nói:
- Các ngươi trẻ tuổi nóng tính, vừa rồi tiểu huynh đệ ngươi chạy đến vù vù như gió, khiến ta giật thót cả người. Ta chẳng thể nào đi nhanh như các ngươi được đâu.
Chu Mộng Châu không để ý thần sắc của Bạch Vân, nghe lão già nguyện ý dẫn đường thì khấp khởi trong lòng, nói ngay:
- Để tôi mang giúp túi rượu cho lão trượng!
Lão già chẳng có chút biểu lộ nào, cũng chẳng khách khí, cứ đưa túi rượu cho Chu Mộng Châu mang rồi lững thững bước đi không một lời. Thế nhưng lần này lão đi xem ra tốc độ còn chậm hơn lúc vừa rồi.
Chu Mộng Châu trong lòng nôn nóng, nghĩ đi như thế này biết năm nào tháng nào mới đến nơi?
Khi ấy nghĩ:
- Chi bằng cứ để Vân tỷ mang túi rượu, ta có cõng lão già thi triển khinh công mà chạy, có thể mới nhanh được!
Nghĩ rồi liền đem ý mình bàn bạc với Bạch Vân. Bạch Vân thấy cũng hay, đồng ý theo cách ấy.
Lão già khi nghe Chu Mộng Châu đề nghị như vậy, cười cười nói:
- Ta biết tuổi trẻ các ngươi hay nôn nóng, chê lão già chậm chạp. Thôi được, các người đã gấp thì cứ theo cách ấy vậy!
Chu Mộng Châu nghe lão già đã đồng ý liền trao túi rượu cho Bạch Vân, đến trước mặt lão già khom người xuống, để lão già trèo lên lưng mình. Lão già hai tay bám chặt vai chàng, chân kẹp vào hông như sợ té ngã.
Chu Mộng Châu chưa kịp bước, lão lại nói:
- Tiểu huynh đệ, ta có một tính kỳ quái phải nói với trước với ngươi. Đôi chân ta tuy đi chậm chạp, nhưng đi liền mươi ngày nửa tháng không nghỉ cũng chẳng biết mệt. Thế nhưng hễ nghỉ ngựa một ngày, thì phải nghỉ đến hai ngày, ngươi thì ta tuy chưa cưỡi qua, có điều ta nghĩ cũng như cỡi súc vật, ngươi đã chấp nhận cõng ta thì cõng cho đến nơi đến chốn, chớ nên nửa đường cho lão già ta nặng nề mà không cõng nữa, khi ấy ta chửi thì chớ trách nhé.
Chu Mộng Châu thấy lão già ngồi lên lưng mình chẳng nặng tí nào, nghĩ có cõng liền năm ba ngày không thành vấn đề, mạnh dạn nói:
- Lão trượng yên tâm, tôi chẳng những có thể cõng lão đến đó, mà còn cõng lão trở lại.
Lão già chỉ ậm ừ, chẳng nói gì.
Bạch Vân mang túi rượu đi trước, nhưng không đi quá nhanh, vì nghĩ Chu Mộng Châu giờ trên dưng cõng thêm một người sợ chàng đi quá nhanh chóng mệt.
Đi được chừng nửa canh giờ, lão già bỗng gọi lớn:
- Cô nương dừng bước, ta khát cháy cả cổ rồi, nhấp ngụm rượu cho mát cổ!
Bạch Vân dừng chân quay lại mở túi ượu cho lão nhấp một ngụm. Lúc này nhìn thấy mặt Chu Mộng Châu đỏ gay, trên trán ồ hôi đổ râm rấp, bất giác chau mày ngạc nhiên.
Mấy hôm nay đi cùng với Chu Mộng Châu, Bạch Vân biết chàng võ công tuy chưa cao, thế nhưng nội công hỏa hầu thì đã đạt mức căn cơ. Lão già gầy ốm chẳng thể nặng quá năm mươi cân, với nội công như Chu Mộng Châu cõng lão ta liền vài ngày cùng có thể nổi, sao chỉ mới nửa canh giờ mà đã lộ vẻ thấm mệt như thế được?
Lão già uống xong liền giục:
- Tiểu huynh đệ! Chúng ta đi tiếp?
Chu Mộng Châu chẳng nói tiếng nào, chỉ cắm đầu mà đi.
Bạch Vân lần này đi bên cạnh chàng, thấy Chu Mộng Châu tốc độ chậm dần, sắc diện lộ vẻ miễn cưỡng mà cõng, trong lòng Bạch Vân khởi nghi hoặc, chẳng hiểu nguyên nhân tại sao?
Lại đi thêm chừng được mười dặm, trên trán Chu Mộng Châu mồ hôi thành giọt lớn đổ ra liên tục. Bạch Vân thấy lo trong lòng, bèn nghĩ ra một ý, thấp giọng nói:
- Chu đệ, chúng ta đi chậm một tý, túi rượu nặng quá, ta mang ê cả vai.
Chu Mộng Châu ngỡ thật, nên đi càng chậm hơn, thực chất thì chàng đã mệt đến nhấc chân nghe khó khăn lắm rồi. Đi thêm chừng hơn hai dặm nữa, lão nhân bỗng lên tiếng:
- Tiểu huynh đệ, nghỉ một lát, phải nhét một chút gì vào bụng mới được!
Bạch Vân chỉ nghe thế là lập tức ném túi rượu xuống cát, thở ra một hơi nói:
- Bụng đói thật!
Chu Mộng Châu từ từ đặt lão già ngồi xuống. chỉ muốn thở hắt ra, thế nhưng trước mặt lão già chỉ sợ lão ta coi thường, nên vội quay đi nơi khác ngầm hít thật sâu xua đi cơn mệt đến đứt hơi.
Lão già mở túi lấy lương khô ra ngồi ăn tỉnh bơ, đến nhìn bọn Chu Mộng Châu một cái cũng không, đừng nói đến chuyện mời họ cùng ăn. Bạch Vân thì chỉ để tâm đến lo cho Chu Mộng Châu, khi ấy cũng không ghé mắt nhìn lão già.
Lão già ăn no uống đủ, nằm ngửa người ra trên cát mắt lim dim mà ngủ, không ư hử lấy nửa tiếng.
Bạch Vân khi ấy đưa mắt nhìn Chu Mộng Châu ra hiệu, rồi tự mình bước nhanh ra ngoài xa. Chu Mộng Châu hai chân như tê dại, chẳng buồn bước theo phần nào, nhưng lúc này nhận được ánh mắt của Bạch Vân chừng như cô ta có gì muốn nói, bèn miễn cưỡng bước theo.
Bạch Vân cẩn thận đi ra xa đến hơn hai mươi trượng chờ Chu Mộng Chu đến bên cạnh.
mới thấp giọng quan tâm hỏi:
- Chu đệ, ngươi mệt lắm phải chăng?
Chu Mộng Châu vốn thẹn nên định lắc đầu, nhưng nhìn qua ánh mắt quan hoài lo lắng của Bạch Vân, thì gật đầu đáp lí nhí trong miệng:
- Đúng vậy!
Bạch Vân hỏi tiếp:
- Ngươi có thấy chuyện kỳ quái không chứ?
Chu Mộng Châu không hiểu hỏi lại:
- Chuyện gì kỳ quái?
- Ngươi nghĩ xem, lão già chẳng nặng lắm, với những người có nội công như chúng ta thì chuyện cõng lão chẳng thành vấn đề, huống gì chúng ta đi rất chậm. Thế nhưng, ta thấy mới đi một đoạn, ngươi đã ra vẻ như cõng không nổi, đến lúc này thì thật sự ta rất hoài nghi, nhưng phải cố nén đến bây giờ.
Chu Mộng Châu thở hắt một hơi, nói:
- Vân tỷ hoài nghi điều gì, cứ việc nói ra.
Bạch Vân trầm tư một lúc, nói:
- Ngươi thử kể lại đoạn đường vừa qua ngươi cõng lão già thế nào?
Chu Mộng Châu chậm rãi đáp:
- Lúc mới cõng lão ta, tiểu đệ thấy rất nhẹ, nghĩ đi trăm dặm chẳng có vấn đề gì. Thế nhưng mới đi được vài dặm, thì lão già càng lúc càng nặng hơn. Ban đầu đệ nghĩ có lẽ vì chạy nhanh, nhưng sau này khi đi chậm lại, thì thân hình lão vẫn càng lúc càng nặng thêm, đến nỗi có lúc đệ nghĩ không cõng nổi nữa. Nhưng vì đã nói với lão ta từ đầu nên đệ chẳng dám tùy ý dừng lại nghỉ, sợ lão ta cười. May mà vừa rồi lão kêu dừng chân nghỉ mệt, nếu không thì có lẽ đã khuỵu.
Bạch Vân nghe chừng nào gật đầu chừng nấy, khi chàng nói xong liền tiếp lời:
- Nếu ta đoán không sai, thì lão già này phải là một giang hồ kỳ nhân.
Chu Mộng Châu không nghĩ thế nên lắc đầu nói:
- Lão ta đến đi còn không nổi, làm sao có thể là giang hồ kỳ nhân?
Bạch Vân nói.
- Ta chỉ đoán vậy thôi, sự thật thế nào thì còn chưa đoán chắc. Thế nhưng cứ theo như tình hình ngươi vừa kể, thì thật khiến người ta rất khả nghi. Vả lại, nếu lão ta chỉ là một lão đầu mục bình thường, làm sao có thể giao du thâm tình với Thiên Lãng Tử lão tiền bối được?
Chu Mộng Châu đưa mắt nhìn lão già nằm đằng xa, nhíu mày vẻ cũng hồ nghi. Bạch Vân nói tiếp:
- Chu đệ, ngươi nên nhân lúc này lão ta ngủ, ngồi xuống điều hòa chân khí, trước khi chưa làm rõ vấn đề nên cố nhịn vậy.
Chu Mộng Châu thần sắc đã thấy tương đối hồi phục. Bạch Vân lúc ấy bước đi về phía lão già, vô tình quay đầu nhìn lại thấy sắc mặt Chu Mộng Châu có gì hơi khác thường, liền tung người chạy lại, vội vả hỏi:
- Chu đệ ngươi thấy trong người thế nào?
Chu Mộng Châu gượng cười nói.
- Vân tỷ, đệ tin tưởng chịu được mà.
Bạch Vân mấy hôm nay coi như vị tỷ tỷ chăm sóc cho Chu Mộng Châu, lên lúc này lo lắng mà buộc chàng phải ngồi xuống điều hòa chân khí. Chu Mộng Châu tuy không muốn, nhưng sợ phật ý cô ta nên chẳng dám trái lời. Chẳng ngờ, chàng vừa ngồi xuống thì bỗng nghe lão già ho khan mấy tiếng đưa mắt nhìn thấy lão đã trở người tỉnh lại.
Còn chưa ngồi dậy lão đã với giọng ngái ngủ:
- Tiểu huynh đệ, chúng ta đi tiếp chứ?
Bạch Vân nhíu mày thầm nghĩ lão già chết tiệt này thật kỳ quái, đúng lúc Chu Mộng Châu chuẩn bị điều hòa chân khí thì tỉnh lại, mà không phải sớm hơn hay muộn hơn. Trong lòng cô ta tự nhiên càng thêm sinh nghi.
Chu Mộng Châu tung mình đứng lên, nói giọng hơi bực tức:
- Được, đi thì đi!
Bạch Vân buộc miệng gọi to lên một tiếng:
- Chu đệ!
Giọng của cô ta lạnh lùng nghe vô cùng quan tâm tha thiết.
Chu Mộng Châu quay đầu nhìn Bạch Vân, nói:
- Vân tỷ, yên tâm, đệ chịu được mà!
Lão già đã tự ngồi dậy, Chu Mộng Châu tiếp tục cõng lão ta trên lưng mà đi.
Bạch Vân đi bên cạnh chàng, mắt tuy nhìn tới trước, thế nhưng chốc chốc lại liếc nhìn Chu Mộng Châu theo dõi thần thái.
Chu Mộng Châu lúc này chẳng phải là cõng lão già mà tợ như cõng một pho tượng đồng nặng nghìn cân, đi rất vất vả, sau chừng nửa canh giờ là đã thấy mồ hôi ra nhễ nhại.
Thế nhưng lần này so với lần trước có phần khá hơn.
Ánh mắt Bạch Vân liếc nhìn lão già, chẳng ngờ lão ta mặt cũng đầy mồ hôi, xem ra có vẻ cật lực tốn sức hơn cả Chu Mộng Châu. Bạch Vân thấy tình hình như thế, đã ngộ hiểu ra vấn đề, chứng tỏ lời nàng phán đoán là không sai, lão già nhất định là cao thủ ẩn thế, nhân lợi thế được Chu Mộng Châu cõng, đã thi triển La Hán Thung hoặc Thiên cân trụy để thử sức thiếu niên.
Bạch Vân tuy đã hiểu ra nguyên nhân khiến Chu Mộng Châu cõng lão già cật lực như vậy, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghi vấn trong lòng.
Lão già này là ai? Tại sao có ý hành hạ Chu Mộng Châu như vậy? Chu Mộng Châu không phải là người chịu thiệt, kiên nhẫn, vì sao chấp nhận để lão già ngầm hành hạ mình chứ?
Bóng chiều đã đổ dài, chẳng mấy chốc thì trời tối hẳn, ba người tìm đến được một cụm rừng nhỏ. Lão già như đã thấm mệt mới bảo chàng dừng lại nghỉ qua đêm.
Thấy lão già ăn uống no say vật người nằm ngủ, Bạch Vân mới kéo Chu Mộng Châu ra mồi góc xa, nói:
- Chu đệ, chuyện chẳng còn đơn giản nữa rồi, lão già này xuất thân thế nào, sao lại cố ý làm khó ngươi chứ? Ta vì nhìn thấy ngươi chiều nay vẫn chịu đựng nổi, cho nên mới chưa nói toát ra, thế nhưng chúng ta cũng cần nghĩ cách đối phó, không nên để lão ta khi hiếp.
Chu Mộng Châu mệt thì mệt, nhưng thần sắc so ra tươi tỉnh hơn lúc đầu rất nhiều, cười nói:
- Đệ đã có cách. Thế nhưng, trước khi chúng ta chưa tìm đến được mộ phần của Thiên Lãng Tử, tốt nhất không nên đắc tội với lão ta.
Sáng ngày hôm sau, vẫn y như hôm qua, Chu Mộng Châu tiếp tục cõng lão già mà đi.
Lão già làm như không có chút biểu hiện gì, ngồi trên lưng Chu Mộng Châu vẻ thản nhiên vô sự.
Chu Mộng Châu cõng lão trên lưng vẫn nặng trịch như hôm qua, nhưng qua một đêm điều khí dưỡng thần lại, đã tìm ra đối pháp.
Cho nên cõng lão đi một hơi đến trưa, mãi khi lão tự động bảo dừng lại nghỉ, chàng mới thả lão xuống đất.
Lão già ngầm hít thở mấy hơi dài, lúc ấy gật đầu nói:
- Tiểu huynh đệ, ta coi như phục ngươi đấy, thế nhưng ngươi muốn gặp Thiên Lãng Tử cần phải đáp ứng với ta mấy điều kiện.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì mừng rỡ, nhất thời không để ý, nói ngay:
- Lão trượng nói đi!
Nhưng Bạch Vân nhíu mày vặn hỏi lại ngay:
- Ài! Lão nói gì chứ? Chẳng phải chính miệng lão đã nói là Thiên Lãng Tử lão tiền bối đã qua đời rồi hay sao chứ? Giờ lại bảo có thể gặp được lão ta?
Lão già nhìn Bạch Vân nói:
- Ta chỉ muốn đùa với các ngươi một chút thôi, Thiên Lãng Tử võ công thông huyền đạt hóa, sao có thể chết được?
Chu Mộng Châu và Bạch Vân nghe lão ta nói vậy thì vừa kinh động vừa nghi hoặc, không biết lời lão là thật hay giả.
Chu Mộng Châu tính khí vốn cương trực nóng nảy, nhưng ba năm tu luyện với Đạo An pháp sư, rồi mấy tháng ở với Nhẫn đại sư, nên tánh tình có trầm ổn. Từ hôm qua đến nay thầm biết bị lão già chơi khâm nhưng chàng cam nguyện chịu đựng, thứ nhất là để đạt được mục đích của mình tự tìm đến viếng mộ phần của Thiên Lãng Tử. Sau này dễ ăn nói với sư phụ, thứ hai chàng bỗng kiên định thử xem sức chịu đựng của mình thế nào, chẳng ngờ khốn trong lại hay, vừa đi vừa vận hành hơi thở, điều hòa khí huyết, cho nên mãi cả buổi sáng nay không hề thấy mệt mấy. Chính vì thế mà lúc này nghe lão nói vậy, không chút tức giận.
Lại nói lão già họ La, tên Nhất Ba, vốn chẳng phải là hạng tầm thường, mà là một cao thủ thân mang tuyệt học. Ba mươi năm trước lúc mới hành cước giang hồ, hùng tâm rất lớn, muốn lấy tuyệt học nhất thân của mình hùng bá thiên hạ. Nội trong ba năm, lão hạ không biết bao nhiêu cao thủ võ lâm, thế nhưng cuối cùng gặp phải Thiên Si Thượng Nhân, lão nhận đủ ba chưởng, và một cước ngã gục.
Thiên Si Thượng Nhân trước lúc đấu với La Nhất Ba, thầm hiểu hùng tâm dã chí của lão ta, thế nhưng cũng phục chí lớn và võ học của lão. Cho nên, trước lúc đấu đã giao ước với nhau, chỉ cần La Nhất Ba thắng thì muốn làm gì lão cũng được, nhưng La Nhất Ba thua thì phải khấu đầu bái Thiên Si Thượng Nhân làm sư phụ. Chẳng ngờ phần thua thuộc về La Nhất Ba, lão vừa thẹn vừa hận cúi đầu bái sư, rồi lui về sa mạc ẩn thân.
La Nhất Ba từ đó đến giờ chỉ quanh quẩn một vùng sa mạc này, mươi ngày nửa tháng lão tìm đến thị trấn đong rượu một lần. Cho nên người từ trên nhỏ đến trên lớn, ở vùng sa mạc này ai ai cũng biết tên lão.
Hôm qua, cũng là ngày lão vào trấn đong rượu, chẳng ngờ gặp phải bọn Chu Mộng Châu. Vừa nhìn là lão đã biết khách giang hồ Trung Nguyên tìm lên, hùng tâm ai xưng bá giang hồ năm xưa trong thâm tâm lão chừng như chưa dứt. Lão chỉ muốn nhân có người giang hồ, thử xem võ công của mình đến đâu, cho nên mới bày ra màn kịch này.
Thật khéo, người mà Chu Mộng Châu muốn tìm gặp lại chính là Thiên Lãng Tử, sư phu chính thức của La Nhất Ba. Đồng thời cũng là oan gia đối đầu với vị sư phụ bất đắc dĩ của lão là Thiên Si Thượng Nhân.
Ban đầu, khi lên ngồi trên lưng Chu Mộng Châu, lão chỉ thi triển ba thành công lực cũng đủ khiến chàng cõng đến bở hơi tai. Nào ngờ từ chiều hôm qua, Chu Mộng Chu trong khốn sinh cơ, tìm ra được phương pháp hoán tức điều khí ngay trong lúc đi, cho nên mới đương nổi La Nhất Ba thi triển Thiên cân trụy.
La Nhất Ba càng lúc càng thấy kỳ lạ, càng cố vận hết công lực áp xuống lưng thiếu niên, thế nhưng lão đã dốc hết mười thành công lực thi triển Thiên trụy cân mà thiếu niên vẫn chịu nổi, thậm chí càng lúc càng thấy khá hơn trước. Cuối cùng thì lão không thể không phục thiếu niên kỳ tài, huống gì công lực của lão cũng thất tán nhiều trong suốt thời gian thi triển Thiên trụy cân.
Trở lại lúc này, La Nhất Ba nghe Bạch Vân hỏi như vậy, gật đầu cười đáp:
- Không sai. Thiên Lãng Tử tiền bối còn tại thế. Thế nhưng, các ngươi muốn diện kiến lão nhân gia thì phải thề với trời đất là trước mặt người, tuyệt đối không được nói đến chuyện giữa ta với các người vừa rồi.
Chu Mộng Châu cứ ngỡ điều kiện gì khó khăn, chẳng ngờ lại dễ dàng như vậy, gật đầu nói:
- Lão yên tâm, nửa chữ tôi cũng không nói.
La Nhất Ba như vẫn chưa tin lắm, răn đe nói:
- Tiểu huynh đệ, nếu như ngươi lừa ta, La Nhất Ba này chẳng chịu để yên cho ngươi đâu.
Chu Mộng Châu vẻ không vui, hỏi vặn:
- Vậy làm thế nào để lão tin chứ?
La Nhất Ba hừ một tiếng, lạnh lùng nói:
- Ta sống già chừng này tuổi đầu chẳng lẽ không nhận ra ánh mắt láo liên của ngươi khi ngươi đáp lời hả?
Bạch Vân ngồi bên cạnh, thấy bọn họ đấu khẩu tranh chấp, bèn chen vào nói.
- Vị tiểu huynh đệ của tôi xưa nay không hề nói dối, đã hứa với ai chuyện gì là làm đến cùng, lão trượng yên tâm.
La Nhất Ba chẳng nói thêm tiếng nào, ăn hết lương khô, không ngủ mà ngồi vận khí điều tức.
Bọn Chu Mộng Châu và Bạch Vân ánh mắt nhìn nhau cười hữu ý, rồi cũng tìm chỗ ngồi nghỉ ngơi.
Chiều hôm đó, ba người phóng chạy như bay. Chu Mộng Châu lần này chẳng phải cõng lão già trên lưng, nên người nhẹ tâng tâng, đi mà như không.
Chặp chiều thì bọn họ đến bên một bờ suối nhỏ, nước cạn trong nhìn thấy đáy, ở vùng hoang mạc này mà tìm ra một nguồn nước như vậy thì không phải là chuyện dễ, bên bờ nam con suối là một lều tăng vải hình nấm, chính là một căn nhà kiểu du mục của người phương bắc quen sống, trước mặt nhà có một người ngồi quay lưng ra ngoài.
Ba người vừa đến trước nhà, đã nghe người kia lên tiếng hỏi:
- Nhất Ba, ai theo ngươi về vậy?
La Nhất Ba sãi bước đi nhanh đến trước, giọng cung kính đáp:
- Để tử dẫn về hai vị tiểu khách.
Người kia "a" lên một tiếng nói:
- Lão phu ba mươi năm tay không đặt chân vào Trung Nguyên, chẳng ngờ có người còn nhớ đến ta. Ha ha ... Có lẽ đến tìm chuyện phiền hà?
Chu Mộng Châu nghe La Nhất Ba tự xưng là để tử thì đã thấy làm kỳ, lúc này nghe người kia nói vậy, tợ như chính là bản thân Thiên Lãng Tử, bèn nói:
- Vãn bối phụng mệnh gia sư tìm đến yết kiến lão tiền bối.
Người kia đầu vẫn không quay lại hỏi - Sư phụ ngươi là ai?
Chu Mộng Châu liền thô tay vào trong áo lấy ra pho tượng Kim La Hán rồi bước đến bên người đó, nói:
- Lão nhân gia xin xem qua cái này thì biết!
Người kia từ từ quay đầu lại nhìn lên vật trên tay Chu Mộng Châu, "á" lên một tiếng, lẩm bẩm:
- Chẳng ngờ là lão ta. Xem ra ta sống chẳng vô vị. Hảo, ngươi lại đây!
Đúng người này là Thiên Lãng Tử. Lão thân hình gầy ốm, nhưng mắt sắc hữu thần, râu dài quá rờn, thần thái phiêu dật phóng khoáng.
Chu Mộng Châu bấy giờ nghe thế bước đến hai bước. Thiên Lãng Tử liền vung tay nhanh như chớp chộp lấy cổ tay của chàng đặt các ngón tay vào thốn mạch, mắt lim dim định thần. Chu Mộng Châu người như không đứng vững, hơi ngã về sau. Thiên Lãng Tử tay trái đưa ra đỡ nhẹ thân chàng.
Chu Mộng Châu chẳng biết lão ta muốn làm gì, thế nhưng lão ta một tay chộp cổ tay chàng một tay đặt sau lưng, chàng có muốn vùng vẫy cũng không được, cả người như vô lực đề kháng.
Bạch Vân ngược lại hiểu Thiên Lãng Tử làm vậy có dụng ý gì, cho nên đứng yên bất động. Qua một lúc, Thiên Lãng Tử buông lỏng tay, một cổ kình khí theo tay lão đẩy nhẹ ra, Chu Mộng Châu người tung bổng lên không tầm một trượng, rồi từ từ rơi đáp xuống đất.
Thiên Lãng Tử gật đầu nói:
- Căn đế không tồi, có điều thân pháp còn cứng nhắc, sư phụ ngươi chưa truyền gì cho ngươi mà đã thả lạc giang hồ sao?
Chu Mộng Châu không dám giấu giếm, đem chuyện của sư phụ giao cho mình ra kể hết.
Thiên Lãng Tử nghe xong, gật đầu nói:
- Như thế cũng chẳng trách ngươi. La Nhất Ba, ngươi lên đỉnh Tuyết Sơn tuyệt phong kiếm về cho ta mấy đoạn băng đàm.
La Nhất Ba từ đầu đến giờ nhìn hành cử của sư phụ thì đã trố mắt kinh ngạc, lúc này nghe nói vậy la lên:
- Lão tiền bối, tiểu đồ theo hầu người đã ba mươi năm, tổng cộng cũng chỉ học được vài loại ngoại môn công phu. Tiểu tử này chỉ mới bái kiến người một lần, vậy mà người đã quyết định dạy cho nó võ công, há không thấy như vậy uất khuất.
Thiên Lãng Tử mày bạc nhướng lên, sắc mặt nghiêm nghị, trầm giọng nói:
- Ai bảo ngươi lại bái Thiên Si Thượng Nhân lão đầu làm sư phụ chứ?
La Nhất Ba cứng họng, thật tình chuyện xảy ra cũng chỉ bất đắc dĩ, năm xưa vì trước khi giao đấu với Thiên Si Thượng Nhân đã có lời giao ước trước, lão bại thủ đành phải bái Thiên Si Thượng Nhân làm sư phụ. Thật chất thì có một ngày học võ công nào đâu?
Bấy giờ bị Thiên Lãng Tử nói vậy, La Nhất Ba chỉ im lặng cúi đầu.
Thiên Lãng Tử quay nhìn Bạch Vân hỏi:
- Ngươi là ai?
Bạch Vân cung kính nói:
- Vãn bối là Bạch Vân.
Chu Mộng Châu nhanh nhẹn tiếp lời:
- Bạch Vân là nghĩa tỷ của vãn bối?
Thiên Lãng Tử thẳng thắn nói:
- Ta cũng không truy cứu cô nương này là ai, đằng nào thì chỉ có mình ngươi được sư phụ phái đến đây, ta chỉ đem bản lĩnh truyền thụ một mình ngươi.
Bạch Vân nói:
- Họa phúc mỗi người chỉ bằng nhân duyên mà có, vãn bối nào dám mong cầu. Lúc tiền bối truyền thụ võ công cho Chu đệ, vãn bối sẽ lánh mặt đi nơi khác.
Thiên Lãng Tử thấy thiếu nữ khí khái như vậy, cười nói:
- Ngươi không lánh mặt cũng được, thế nhưng ngươi chỉ được nhìn ghi nhớ chứ không được diễn luyện. Sau này rời khỏi đây, nhớ được chừng nào thì luyện chừng đó, coi như cũng là vận khí của ngươi rồi đó.
Bạch Vân nghe thì trong lòng rất sung sướng, vôi vàng khấu tạ.
Thiên Lãng Tử bảo bọn họ chuẩn bị đi nghỉ sớm, sáng ngày mai bắt đầu luyện tập.
Sáng sớm hôm sau, La Nhất Ba từ biệt Thiên Lãng Tử đi Tuyết Sơn tuyệt phong lấy băng đàm. Thiên Lãng Tử đợi cho đến khi La Nhất Ba đi thật lâu rồi mới yên tâm bắt đầu dạy võ công cho Chu Mộng Châu.
Đầu tiên lão bảo chàng dụng kiếm múa pho Đạt Ma kiếm pháp mà chàng học được ở Đạo An pháp sư cho lão xem. Chu Mộng Chân vâng lời múa kiếm từng chiêu từng thức rất chú tâm không để sơ xuất một chỗ nào. Thiên Lãng Tử đứng ngoài nhìn rất cẩn thận. Lão cứ để cho chàng luyện, khi nào thấy có chỗ còn thưa được chuẩn xác mới chen vào nhắc nhở vài câu.
Luyện xong kiếm pháp, lão lại bảo chàng thi triển pho Phiên Thiên chưởng hấp thu được ở Nhẫn đại sư. Chu Mộng Châu cùng chuyên chú thi triển một lượt. Thiên Lãng Tử đứng xem gật đầu hài lòng, đợi khi chàng múa xong lão cảm khái, nói:
- Ài! Chẳng ngờ lão trọc này cũng nghĩ ra những chiêu thức cổ dị thế này. Ngươi luyện thành hai pho kiếm và chưởng này, nếu như khổ công luyện đến mức thành thục, trong giang hồ những kẻ hơi non kém một chút, chỉ e không địch nổi với ngươi đâu.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì lòng đại hỷ, chẳng ngờ hai pho võ công chàng luyện cũng đủ ngang dọc giang hồ, quả nhiên lời Bạch Vân lần trước nói chẳng sai. Tự nhiên trong lòng chàng hồ hởi vô cùng, thế nhưng nghĩ lại lần này đã đến đây để học võ công với Thiên Lãng Tử, lão nói vậy chẳng lẽ thấy chàng đã đủ mà không tiếp tục truyền võ công hay sao. Nghĩ thế cảm thấy hơi lo lo.
Thiên Lãng Tử chừng như nhìn ra tâm ý của chàng, cười nói:
- Lão phu chỉ cần giữ người lại đây một năm chỉ điểm thêm vài pho công phu, tuy không dám nói nhiếp phục thiên võ lâm, thế nhưng muốn thắng được ngươi cũng phải là hàng võ công thặng thừa mới đạt được chuyện đó.
Chu Mộng Châu vội cung kính nói:
- Đa tạ tiền bối dốc tâm truyền thụ. Chu Mộng Châu này tất tận lực khổ luyện, để không phụ lòng người.
Thiên Lãng Tử trầm mặc một lúc, bỗng chỉ sang bên kia suối, nói:
- Bên kia suối thỉnh thoảng xuất hiện một lão đầu tử điên khùng, các ngươi nếu gặp lão ta thì chớ để tâm đến hắn.
Chu Mộng Châu nghe thì biết vậy, thực chất thì chàng từ đó chỉ chuyên tâm khổ luyện công phu với Thiên Lãng Tử mà thôi.
Bạch Vân thì đứng bên ngoài chăm chú quan sát, mặc nhiên ghi nhận, thế nhưng những điều thầm học được từ võ công của Thiên Lãng Tử cũng đủ làm cho cô ta sung sướng lắm rồi.
La Nhất Ba cứ mỗi tháng quay về một lần, mỗi lần như vậy thường mang về một đóa băng đàm như Liên bồng trong suốt như pha lê. Thiên Lãng Tử đem cho Chu Mộng Châu nhai nuốt, rồi lại sai La Nhất Ba tiếp tục lên đường. Cứ mỗi lần La Nhất Ba về một hai hôm, thì Thiên Lãng Tử ngừng việc truyền thụ võ công cho Chu Mộng Châu, đợi đến khi lão ta đi hẳn rồi mới liếp tục.
Chu Mộng Châu nhận ra mối quan hệ thầy trò giữa họ có gì cổ quái không bình thường, thế nhưng chàng không dám hỏi han nhiều lời.
Nửa năm chớp mắt trôi qua, Chu Mộng Châu vốn căn cơ nội lực rất vững, cho nên dưới sự truyền thụ của Thiên Lãng Tử chàng tăng tiến cực nhanh.
Sáng hôm ấy chàng chưa xuống giường đã nghe thấy nhiều tiếng súc vật kêu vang, chàng ngạc nhiên chạy ra xem thì thấy bên kia bờ một đàn cừu đang gặm cỏ xuân mơn mởn.
Dưới một gốc cây lớn, một lão già tướng mao to lớn, ăn vận lối mục đồng, dung mạo hồng nhuận quắc thước, nhìn thấy Chu Mộng Châu lão đưa tay ngoắc ngoắc.
Chu Mộng Châu nhún người đến gần bờ, cao giọng hỏi vọng sang:
- Lão nhân gia gọi tôi có chuyện gì?
Lão già gật đầu nói.
- Ngươi sang đây, ta có chuyện muốn nói với ngươi.
Chu Mộng Châu còn đang tần ngấn không biết có nên sang bên đó hay không, đột nhiên sau lưng nghe tiếng Thiên Lãng Tử:
- Mặc lão ta, ta chẳng đã từng nói với ngươi về lão già điên ấy sao?
Lão già cười lên ha hả:
- Thiên Lãng, tiểu tử này chẳng quản nghìn dặm đến đây tìm ngươi, đủ thấy thành tâm cầu học võ nghệ thế nào rồi. Cứ nhìn thần thái, cử chỉ của hắn thì rõ ràng võ công căn cơ chẳng kém tí nào. Lão già chăn cừu ta muốn nói chuyện với hắn vài câu, ngươi lo gì chứ?
Thiên Lãng Tử tự bao giờ vô thanh vô sắc đến bên Chu Mộng Châu, thoáng chút trầm ngâm nói:
- Được, nhưng ta ngồi đây giám sát tránh ngươi buông những lời sàm mê hoặc trẻ con.
Lão già chẳng nói gì, Chu Mộng Châu nghe vậy biết Thiên Lãng Tử đã không phản đối nữa, khi ấy nhún mình lướt tới chừng trượng, hai tay giang ra bình ổn bằng một thế "Binh sa lạc nhạn" đáp nhẹ nhàng xuống đất.
Bằng một thế này chàng cảm thấy rất tự hào, chẳng ngờ lão già ngồi bên kia lắc đầu nói:
- Võ công của ngươi luyện xem ra cũng khá đấy, thế nhưng trong mắt ta thì chẳng ra cái quái gì.
Thiên Lãng Tử nghe vậy thì hơi giận:
- Mộng Châu, ngươi trở lại đây.
Chu Mộng Châu vâng lời quay lại trước mặt lão già, lão nói tiếp:
- Ngươi chớ để mất mặt ta, lão già kia điên điên khùng khùng, thế nhưng võ công rất cao cường. Giờ ngươi thi triển thân pháp "Lăng ba hư độ" ta vừa dạy ngươi mấy ngày trước ta xem.
Chu Mộng Châu nghe vậy thì hơi lúng túng.
Nguyên là thân pháp Lăng ba hư độ chàng chỉ mới luyện được vài ngày, nếu thi triển thành công thì nhiều lắm cũng chỉ vượt qua được bốn năm trượng là cùng. Thế nhưng dòng suối này rộng có đến mười trượng. Chu Mộng Châu biết mình khó có thể vượt qua được cho nên mới tỏ ra lúng túng khó xử.
Thiên Lãng Tử trong lòng đã có suy tính nên cười nói:
- Đi đi! Lấy lại thể diện cho ta chứ, chớ để lão điên bên kia bờ cười ngươi, cũng là cười ta nữa đấy.
Chu Mộng Châu ngược lại thầm rủa:
- Lát nữa thì cười càng tệ hại hơn nữa đấy.
Tuy nghĩ bi quan như vậy, nhưng chàng cũng vâng lời Thiên Lãng Tử, bước đến bên bờ, thóp bụng nâng ngực, đề khí ngưng thần, rồi tung người lướt tới, thi triển Lăng ba hư độ, thân pháp vừa học được.
Thi triển Lăng ba hư độ thân pháp vốn chỉ nhảy bằng một lần đề tụ chân khí. Chu Mộng Châu tung mình lướt tới thấy đã được năm trượng, thân hình tự nhiên rơi xuống đất, chân khí tan dần. Chàng biết mình đã làm những gì có thể làm được, nhưng rõ ràng là sắp mất mặt Thiên Lãng Tử. Đột nhiên trong lòng nảy lên một ý, khi thân hình càng lúc càng thấy trầm nặng xuống chàng liền vận dụng phương pháp hoán khí điều tức giống như khí phải cõng La Nhất Ba nặng cả nghìn cân trên lưng chẳng biết có hữu hiệu hay không, nhưng cũng lập tức vận dụng.
Thiên Lãng Tử lúc ấy ngược lại thấy Chu Mộng Châu cả người từ từ rơi xuống mặt nước thì ngấm ngầm đưa tay định đẩy một cỗ kình lực giúp chàng vượt sang bên kia bờ. Chẳng ngờ chưa kịp ra chưởng, bỗng lão khựng người thâu kình lực lại.
Nguyên là cả người Chu Mộng Châu đang từ từ rơi xuống, bỗng chân như chạm mặt nước rồi vọt lên trên không phóng tiếp tới trước xa chừng hai trượng.
Thiên Lãng Tử "á" lên một tiếng, lão già bên kia suối cũng trố mắt há miệng ra vẻ kinh ngạc vô cùng.
Chu Mộng Châu chẳng ngờ thành công, cả người hoán khi lập tức nhẹ như bông, chân chạm mặt nước mượn lực tung người, lòng khấp khởi sung sướng, chợt thấy cảm ơn trò chơi khăm của La Nhất Ba. Lòng suối rộng mười mấy trượng, nháy mắt chàng đã vượt qua một cách dễ dàng.
Thiên Lãng Tử cười toét miệng, chỉ tay mãn ý nói.
- Sao chứ? Lão điên, nếu ngươi mắt không hoa thì nhìn hắn rõ chỉ bằng một hơi vượt suối đấy chứ, mặc dù không đẹp mắt cho lắm. Mà tuyệt nhất vẫn là pháp hoán khí điều tức của hắn mới uyên thâm trác tuyệt. Ngươi thử nghĩ xem, một chân tài trăm năm hiếm thấy, chẳng lẽ ngươi nhẫn tâm chôn vùi hắn nơi hoang mạc này?
Lão già cũng hiện một nụ cười vui vẻ:
- Ngươi sợ gì chứ? Ta ba mươi năm nay, cứ nửa năm ta đến đây vừa thưởng ngoạn phong cảnh vừa du thuyết tên môn đồ bảo bối kia, nhưng không có hiệu quả. Tiểu tử này thành tâm thành ý định học võ nghệ xem ra còn vượt xa hắn, so với hắn chẳng những thiên chân bẩm tính trội nhiều mà còn sở nguyện kiên cường. Ngươi còn lo lắng gì chứ?
Thiên Lãng Tử quay sang nói với Chu Mộng Châu:
- Mộng Châu, ngày mai ta sẽ truyền cho ngươi một pho kiếm pháp phòng thân. Ta chẳng dám khoa ngôn, thế nhưng trong thiên hạ hiện thì tìm ra người có thể giải được pho kiếm này thì chỉ e nổ cả mắt đấy.
Nói rồi lão ngồi xuống quỳ trên hai gối.
Chu Mộng Châu bước đến bên lão già, lão chỉ tay về phía Thiên Lãng Tử hỏi:
- Hắn từng nói cho ngươi biết tính danh của lão phu chưa?
Chu Mộng Châu chỉ nghe Thiên Lãng Tử từng nói bên kia bờ có một lão già điên, nhưng chẳng hiếu danh tánh là gì, lắc đầu đáp:
- Không!
Lão già nói - Hắn đã không nói, thì ta nói. Lão phu phúc tính Đông Phương, tên Đai Bạch khi chưa đến vừng bắc hoang mạc này cũng từng có chút danh khí, người thường xưng ta là Thiên Si Thượng Nhân.
Chu Mộng Châu tròn mắt, buộc miệng "a" lên một tiếng kinh ngạc.
Thiên Si Thượng Nhân cũng ngạc nhiên nhướng đôi mày bạc nói:
- Ngươi còn nhỏ tuổi thế này mà cũng biết danh tánh lão phu ư?
Chu Mộng Châu lắc đầu nói:
- Vãn bối muốn phụng mệnh gia sư đến tìm lão tiền bối ở Bắc Thiên Sơn, nhưng vì lộ trình thuận tiện nên vãn bối trước hết đến tìm gặp Thiên Lãng Tử lão tiền bối, dự định sau khi rời khỏi đây sẽ đến bái kiến lão tiền bối.
Thiên Lãng Tử ở bờ bên kia cười lên ha hả:
- Đây không phải là ý trời sao? Nếu như tiểu tử này chẳng thuận đường mà đến đây tìm gặp lão điên trước thì chuyện đã khác rồi!
Thiên Si Thương Nhân kinh ngạc vô cùng, trố mắt hỏi Chu Mộng Châu:
- Sư phụ ngươi là ai? Lão ta muốn tìm ta có việc gì?
Chu Mộng Châu chưa đáp thì Thiên Lãng Tử đã lên tiếng:
- Sư phụ hắn chính là Kim La Hán!
Thiên Si Thượng Nhân vừa nghe vậy mặt hơi biến sắc, nụ cười tiêu mất, trầm mặc một lúc lão nói:
- Ngươi ngồi xuống, trước hết nghe ta kể một câu chuyện.
Chu Mộng Châu linh cảm câu chuyện lão ta sắp kể có liên quan đến sư phụ của mình, khi ấy ngồi xuống bên lão im lặng lắng nghe.
Thiên Si Thượng Nhân hắng giọng kể:
- Rất lâu trước đây, trên giang hồ có năm nhân vật võ lâm cái thế, nhân vì bọn họ ai cũng tự xưng là Thiên Hạ Đệ Nhất cao thủ, chẳng ai phục ai, nên định chọn một cơ hội sẽ tổ chức tỷ đấu phân cao hạ, nhưng chung quy vẫn chưa tìm được một cơ hội tốt ...
Lúc này, trên giang hồ bỗng dưng xuất hiệu một người võ công chẳng những thông huyền đạt hóa, mà còn thấu suốt nhân tình thế thái, biết giang hồ dậy sóng, tạo ra huyết trường xưa nay cũng chỉ vì tranh nhau chút địa vị hư danh, nghe nói năm cao thủ đệ nhất quyết đấu liền lập tức bôn tẩu tứ phương, hy vọng thuyết phục bọn họ từ bỏ ý định tỷ đấu, nhưng kết quá chẳng một người nào chịu nghe ...
Ông ta thất vọng nhưng không phải là tuyệt vọng, chẳng lâu sau nghĩ ra một diệu pháp, đã dùng nhất thân võ công độc đáo, phân đấu bại từng người trong năm cao thủ này.
Chu Mộng Châu nghe đến đó bất giác "a" lên một tiếng, lòng thầm nghĩ:
- Như thế chẳng phải là người này đã trở thành Thiên Hạ Đệ Nhất cao thủ sao?
Thiên Si Thượng Nhân dừng lại giây lát kể tiếp:
- Trong năm người này có hai người bại thủ hổ thẹn mà tự tuyệt, một người thì xuất gia đầu Phật làm hòa thượng, hai người còn lại một người thì mai danh ẩn tích nơi nào không ai hay biết, còn lại một người thì ẩn náu trong đại sa mạc này khổ luyện công phu. Hai người này, một người ngoại hiệu Bạch Cốt Ma Quân, còn một người chính là Thiên Lãng Tử.
Chu Mộng Châu hết sức bất ngờ lại kê u lên một tiếng, mắt bất giác đưa nhìn về phía Thiền Lãng Tử.
Thiên Lãng Tử mắt thấy phẫn hận hừ lên một tiếng, tuy nghe rất nhỏ, nhưng kình lực xoáy vào tai khiến người ta đau nhức cả màng nhỉ.
Thiên Si Thượng Nhân như chẳng để ý đến lão ta, tiếp lục nói:
- Người này tuy võ công cái thế, chế phục được năm đại cao thủ trong võ lâm, vốn nghĩ tiêu trừ họa kiếp giang hồ, nào ngờ lại gây ra không ít phiền hà. Nguyên môn đồ hậu duệ của hai người tự tuyệt thống hận trước cái chết cửa sư phụ mình, đã thề quyết tìm người này để báo thù rửa hận, đến cả Bạch Cốt Ma Quân và Thiên Lãng Tử trong lòng lúc nào cũng nung nấu ý báo thú rửa nhục. Người này không muôn gây thêm thù hận, nhưng nhiều năm liền bị truy nã đến cùng, chung cuộc cảm thấy không thể yên thân, nên quyết định chạy lên mạn bắc ẩn thân nơi hoang mạc, chăn cữu mưu sinh, từ đó hoàn toàn không bàn đến chuyện giang hồ, chẳng màng chuyện võ học, hễ thấy ai ôm mộng luyện võ cầu danh là ra sức khuyên giải.
Chu Mộng Châu nghe đến đó chừng như hiểu ra hết vấn đề, ngưng mục nhìn lão ta buột miệng hỏi.
- Thì ra người đó chính là bản thân lão tiền bối?
Thiên Si Thượng Nhân gục gặc đầu khẽ đáp:
- Không sai, chính là kẻ chăn cừu này đây. Trước đây ta khuyên người, tất dốc lòng dụng hết đạo lý mà nói, thế nhưng hiện tại thì ta đã thấu hiểu ra, nhiều lời phí sức cũng chỉ vô ích. Ngươi thử nghĩ xem, cho dù ngươi luyện thành võ công cái thế, đệ nhất thiên hạ thì suốt đời ngươi cũng không thoát ra bao nhiêu khổ hận. Chẳng bằng học theo lão phu, chăm một đàn cừu, đói ăn khát uống, bạn cùng trời đất, vui với trăng thanh gió mát, đi về an nhàn tự tại.
Chu Mộng Châu bất giác nhìn về phía đàn cừu có con ăn no khuỵu trên hai chân trước lim dim ngủ, có con thì nghểnh cổ hứng gió xuân phất qua, tung lên những chòm lông dài mượt, thỉnh thoảng kêu lên những tiếng vui tai, chừng như chúng rất an bình thỏa thích.
Chu Mộng Châu ngưng mắt nhìn đàn cừu đến say mê, phút chốc tính trẻ con trong người chàng khởi lên, chừng như muốn chạy ra nô đùa cùng chúng.
Nghe những lời Thiên Si Thượng Nhân rất có đạo lý, Chu Mộng Châu cứ ngây ngất suy diễn, nhưng lúc ấy bên tai bỗng giọng Thiên Lãng Tử rõ mồn một:
- Chớ nghe những lời giảng sàm của lão điên, ngươi tự nghĩ xem, đã luyện thành võ công, chẳng hành cước kinh banh tế thế, lại tự giam mình trong hoang mạc với đàn cừu ngu đần, chẳng phải là điên ư?
Chu Mộng Chịu giật mình chấn động, hùng tâm trỗi dậy, vội quay đầu nói với Thiên Si Thượng Nhân:
- Vãn bối còn nhiều chuyện phải làm, không thể ở đây chăn cừu cùng lão tiền bối được.
Thiên Si Thượng Nhân hú dài vẻ tiếc rẻ, nhưng Thiên Lãng Tử thì cười phá lên đắc chí.
Thiên Si Thượng Nhân trầm lặng giây lát nói:
- Ta sớm nhận ra người không bao giờ ở lại đây chăn cừu cùng ta, ngươi còn trẻ nên ta chẳng trách. Ngươi về nói với sư phụ ngươi, ở đây ta thiếu bạn chăn cừu, nếu lão muốn thì đến đây ở với ta. Còn ngươi, sau này đừng đến gặp ta nữa!
Chu Mộng Châu nói:
- Lão tiền bối yên tâm, vãn bối nhất định chuyển lời!
Thiên Si Thượng Nhân nhắm nghiền mắt lại, lưng tựa vào gốc cây chẳng nói thêm tiếng nào.
Chu Mộng Châu đứng lên nhún mình trở lại bên bờ bên kia, chẳng biết Thiên Lãng Tử tự lúc nào trong tay đã cầm thêm một thanh trường kiếm.
Thấy Chu Mộng Châu trở lại, lão cười, nói:
- Mộng Châu, ngươi thật ngoan ngoãn. Giờ ta sẽ dạy ngươi một pho kiếm phòng thân.
Chu Mộng Châu từ đó tiếp tục khổ luyện với Thiên Lãng Tử, nhưng lúc nào chàng cũng nhớ tới những lời của Thiên Si Thượng Nhân.
Trong thời gian còn lại này, thỉnh thoảng Thiên Lãng Tử nói cho chàng nghe nhiều chuyện về sư phụ chàng. Chu Mộng Châu bây giờ mới biết một trong năm cao thủ xưa bại dưới tay Thiên Si Thượng Nhân sau đó xuất gia làm hòa thượng, chính là sư phụ của chàng - Kim La Hán. Đồng thời chàng còn biết được tên những nơi chàng đến được sư phụ sắp đặt có ý đồ sẵn, những nơi chàng trước đây đã đến là những nơi chàng sẽ hấp thụ được võ công.
Nhưng những trạm tiếp theo sau này đều là những nơi từng có thâm cừu với sư phụ chàng.
Chu Mộng Châu thầm hiểu sau này những nơi chàng đặt chân đến, tất khó tránh những trường hợp xung đột, mà bọn họ đều là những nhân vật danh đầu võ công chẳng nhỏ trong giang hồ.
Bình luận truyện