Ấn Tượng Sai Lầm
Chương 53
Anna chầm chậm bước xuống các bậc cầu thang rộng bằng đá hoa cương, và cứ sau vài ba bậc lại dừng lại để ngắm nhìn tác phẩm của một hoạ sỹ bậc thầy nào đó. Dù đã ngắm những bức tranh này nhiều lần... cô nghe thấy tiếng động sau lưng mình, và ngẩng đầu lên nhìn. Andrews đang bước ra từ phòng ngủ của cô. Ông ta vác theo một bức tranh. Cô mỉm cười trong khi ông ta đi vội ra cầu thang phía sau.
Anna tiếp tục ngắm kỹ các bức tranh trong lúc chầm chậm đi xuống các bậc cầu thang. Khi bước vào đại sảnh, cô dừng lại ngắm nhìn Catherine, Phu nhân Wentworth, một lát trước khi chầm chậm bước đi trên nền đá hoa cương đen trắng về phía phòng khách.
Điều đầu tiên mà Anna trông thấy là Andrews đang đặt bức Van Gogh lên một chiếc giá ở giữa phòng.
“Cô thấy thế nào?”, Arabella hỏi và lùi lại một bước để ngắm bức chân dung.
“Phu nhân không sợ là ngài Nakamura sẽ cho rằng điều đó hơi...”, Anna nói, và dĩ nhiên là không muốn làm mất lòng chủ nhà. “Thô lỗ, trắng trợn, lộ liễu? Cô muốn tìm từ nào, Tiến sỹ Petrescu yêu quý?”, Arabella vừa nói vừa quay lại nhìn Anna. Anna cười phá lên. “Hãy đối mặt với thực tế”, Arabella nói, “Tôi bị mắc kẹt trong các vấn đề tài chính và không còn thời gian, vì vậy tôi chẳng có nhiều lựa chọn”.
“Không ai có thể tin điều đó, nếu họ nhìn thấy Phu nhân lúc này”, Anna vừa nói vừa chiêm ngưỡng chiếc váy dài lộng lẫy bằng lụa hồng và chuỗi hạt kim cương mà Arabella đang đeo. Cô cảm thấy bộ quần áo mà mình đang mặc có vẻ quá quê mùa.
“Cảm ơn cô đã động viên, Anna yêu quý, nhưng nếu tôi có được vẻ đẹp và vóc dáng của cô, tôi chẳng cần phải che kín từ đầu đến chân như thế này”.
Anna mỉm cười, và thầm phục cách mà Arabella giúp cô cảm thấy thoải mái.
“Cô nghĩ khi nào ông ta sẽ đưa ra quyết định?”, Arabella hỏi, cố không để lộ sự tuyệt vọng trong giọng nói. “Cũng giống như các nhà sưu tầm lớn khác”, Anna nói, “ông ta sẽ quyết định rất nhanh. Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy đàn ông chỉ cần tám giây để quyết định xem mình có muốn ngủ với một phụ nữ nào đó hay không”.
“Lâu thế cơ à?”, Arabella hỏi.
“Ông Nakamura cũng sẽ cần chừng ấy thời gian để quyết định xem ông ta có muốn mua bức tranh này không”, cô vừa nói vừa nhìn thẳng vào bức Van Gogh.
“Hãy uống mừng vì điều đó”, Arabella nói.
Andrews bước tới ngay sau câu nói đó của chủ, tay ông ta đỡ một chiếc khay có ba chiếc ly trên đó.
“Một ly sâm panh nhé, thưa bà?”, ông ta hỏi.
“Cảm ơn ông”, Anna nói và cầm lấy một chiếc ly đế cao. Khi Andrews lùi lại, ánh mắt cô bắt gặp một chiếc bình màu đồi mồi mà cô chưa từng thấy trước đó.
“Đẹp quá”, cô nói.
“Quà tặng của ông Nakamura”, Arabella nói. “Ngại quá. Tôi hy vọng mình không thất lễ khi trưng bày nó lúc ông Nakamura vẫn còn đang làm khách trong nhà tôi?”. Bà dừng lại. “Nếu như thế là thất lễ, Andrews sẽ cất nó đi ngay”.
“Tất nhiên là không”, Anna nói. “Ông Nakamura sẽ cảm thấy sung sướng khi Phu nhân cho đặt món quà tặng của ông ta giữa những kiệt tác này”. “Cô có chắc không?”, Arabella hỏi. “Chắc chắn là như thế. Chiếc bình ấy đẹp lắm, và rất hợp với căn phòng này. Đối với các tài năng nghệ thuật thì chỉ có một nguyên tắc duy nhất”, Anna nói. “Mọi tác phẩm nghệ thuật thuộc bất kỳ thể loại nào đều phải được đặt giữa những tác phẩm tương xứng khác. Bức tranh của Raphael trên tường, chuỗi hạt kim cương của Phu nhân, chiếc bàn mà phu nhân đã chọn để đặt chiếc bình kia, chiếc lò sưởi kia, bức tranh Van Gogh, tất cả đều được sáng tạo bởi những bàn tay bậc thầy. Tôi không biết nghệ nhân đã làm nên chiếc bình này là ai”, Anna nói và vẫn không rời mắt khỏi chiếc bình màu đồi mồi như đang ngả sang màu đen giống một ngọn nến đang tan chảy, “nhưng tôi tin chắc rằng ở đất nước của mình, ông ta được xem là một bậc thầy”.
“Dùng cụm từ “bậc thầy” chưa hẳn đã chính xác lắm”, một giọng nói cất lên sau lưng họ.
Arabella và Anna cùng quay lại và thấy ông Nakamura đã bước vào phòng. Ông ta mặc một bộ đồ xmôckinh và đeo một chiếc nơ mà chắc hẳn Andrews rất ngưỡng mộ khi được trông thấy.
“Không gọi là bậc thầy?”, Arabella hỏi.
“Không”, Nakamura nói. “Ở đất nước này, người ta vinh danh những người “vĩ đại” bằng cách phong tước cho họ, hiệp sỹ hay nam tước, trong khi ở Nhật Bản, chúng tôi xem những tài năng như thế là “kho báu quốc gia”. Thật hợp lẽ khi chiếc bình này tìm được một chỗ đứng trong Lâu đài Wentworth, bởi vì trong số 12 người thợ gốm tài ba nhất trong lịch sử, các chuyên gia đã công nhận rằng 11 người trong số họ là người Nhật Bản. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là Bernard Leach, một người xứ Cornwall. Người Anh đã quên không phong tước hiệp sỹ hay Lãnh Chúa cho ông ấy, vì vậy chúng tôi tuyên bố ông ấy là kho báu quốc gia danh dự của Nhật Bản”.
“Thật là một nền văn minh vĩ đại”, Arabella nói, “vì tôi phải thú nhận rằng gần đây người Anh chúng tôi chỉ biết ban tước hiệu cho ca sỹ nhạc pop, cầu thủ bóng đá, và những nhà trọc phú”. Nakamura phá lên cười. Andrews bước tới và đưa cho ông ta một ly sâm panh. “Ngài có phải là kho báu quốc gia không, ngài Nakamura?”, Arabella hỏi.
“Tất nhiên là không”, Nakamura đáp. “Đồng bào tôi không bao giờ nghĩ rằng những nhà trọc phú lại xứng đáng với danh hiệu ấy”.
Arabella đỏ mặt, trong khi Anna tiếp tục ngắm chiếc bình, như thể cô không nghe thấy lời nhận xét đó. “Nếu tôi không lầm, ngài Nakamura, hình như chiếc bình này không cân?”
“Xuất sắc”, Nakamura đáp. “Nhẽ ra cô phải là thành viên của phái Bộ Ngoại giao mới đúng, Anna. Không những cô đã xoay chuyển đề tài, mà đồng thời còn đưa ra một câu hỏi Cần được trả lời”.
Nakamura bước qua chỗ bức tranh Van Gogh như thể ông ta không nhìn thấy nó và ngắm chiếc bình một lúc rồi nói thêm, “Nếu cô gặp một tác phẩm bằng gốm nào đó hoàn toàn cân đối, thì chắc chắn đó là sản phẩm của máy móc. Với đồ gốm, ta nên tìm những sản phẩm gần với sự hoàn hảo. Nếu cô nhìn kỹ, cô sẽ phát hiện ra một vài tì vết nhỏ giúp chúng ta biết rằng nó được làm ra bằng tay. Càng mất nhiều thời gian hơn để phát hiện tì vết, nghệ nhân làm ra tác phẩm ấy càng tài ba hơn, bởi vì chỉ có Giootto mới vẽ được những vòng tròn hoàn hảo”.
“Đối với tôi, đó là một tác phẩm hoàn hảo”, Arabella nói. “Đơn giản là tôi thích nó, và trong những năm tới, dù cho Fenston có lấy đi bao nhiêu thứ của tôi, ông ta cũng sẽ không bao giờ có được tác phẩm của kho báu quốc gia ấy”.
“Có lẽ ông ta không cần phải lấy đi bất kỳ một thứ gì từ Lâu đài này”, Nakamura nói và quay sang nhìn bức tranh Van Gogh như thể ông ta mới thấy nó lần đầu. Arabella nín thở trong khi Anna theo dõi nét mặt của Nakamura. Cô không biết chắc. Nakamura chỉ nhìn bức tranh vài giây trước khi quay sang Anna và nói, “Có những lúc trọc phú cũng có thế lợi của họ, bởi vì cho dù họ không thể trở thành kho báu quốc gia, họ có thể sưu tập các tác phẩm từ các kho báu quốc gia”.
Anna muốn chúc mừng, nhưng cô chỉ đơn giản giơ ly rượu lên. Ông Nakamura đáp trả cử chỉ ấy và cả hai quay sanh nhìn Arabella. Nước mắt đang chảy dài trên khuôn mặt bà.
“Tôi không biết phải cảm ơn ông bằng cách nào”, bà nói.
“Không phải cảm ơn tôi”, ông Nakamura nói. “Phu nhân hãy cảm ơn Tiến sỹ Petrescu. Bởi vì nếu không nhờ lòng dũng cảm và tài năng của cô ấy, câu chuyện này sẽ không thể có được một hồi kết tốt đẹp”.
“Đúng thế”, Arabella nói, “và đó là lý do tại sao tôi sẽ yêu cầu Andrews đưa bức chân dung này vào phòng ngủ của Anna, để cô ấy là người cuối cùng được chiêm ngưỡng nó trước khi nó bắt đầu một hành trình dài sang Nhật Bản”.
“Thật là một sự sắp xếp tuyệt vời”, Nakamura nói. “Nhưng nếu Anna trở thành giám đốc quỹ của chúng tôi, cô ấy có thể ngắm bức tranh này bất kỳ khi nào cô ấy thích”.
Anna vừa định trả lời thì Andrews bước vào phòng và nói, “Bàn ăn đã được chuẩn bị xong, thưa Phu nhắn”.
***
Krantz chọn chỗ ngồi ở cuối máy bay để không có mấy hành khách chú ý đến cô ta, ngoài phi hành đoàn. Cô ta cần phải làm thân với một người trong số họ trước khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Heathrow.
Krantz ngồi yên quan sát, và cố tìm xem ai trong số các đồng nghiệp mới của cô ta sẽ giúp cô ta đạt được mục đích.
“Trong nước hay quốc tế?” trưởng nhóm tiếp viên hỏi, ngay khi máy bay vừa lấy được độ cao đường dài. “Trong nước”, Krantz đáp lại, kèm theo một nụ cười.
“À, hèn chi tôi chưa từng gặp cô”.
“Tôi vừa vào làm cho công ty được ba tháng”, Krantz nói.
“Thế thì phải rồi. Tôi là Nina”.
“Sasha”, Krantz nói và nở một nụ cười thân thiện.
“Nếu cần gì cứ nói với tôi, Sasha”.
“Vâng, cảm ơn chị”, Krantz nói.
Việc cố gắng thư giãn trong khi không thể dựa vào vai phải cũng đồng nghĩa với việc Krantz sẽ phải thức gần suốt chuyến bay. Cô ta bỏ ra khoảng thời gian đó để tìm hiểu về Nina, để đến khi máy bay hạ cánh, người tiếp viên trưởng này sẽ sẵn lòng đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch của cô ta. Đến khi cuối cùng Krantz gục xuống ngủ, Nina đã trở thành người trông nom cô ta.
“Cô có muốn lên ngồi phía trên không, Sasha?” Nina hỏi sau khi phi cơ trưởng đã yêu cầu các tiếp viên về chỗ ngồi để chuẩn bị hạ cánh. “Như thế cô có thể xuống trước ngay khi cửa mở ra”.
Krantz lắc đầu. “Đây là lần đầu tiên tôi tới nước Anh”, cô ta nói bằng một giọng có vẻ lo âu, “và tôi muốn đi cùng chị với phi hành đoàn”.
“Thế cũng tốt”, Nina nói. “Và nếu cô muốn, cô có thể lên xe minibuýt với chúng tôi”.
“Cảm ơn chị”, Krantz nói.
Krantz ngồi trên ghế của mình cho đến khi hành khách cuối cùng đã rời khỏi máy bay. Sau đó cô ta cùng phi hành đoàn xuống máy bay và đi về phía cửa kiểm tra hộ chiếu. Krantz không rời khỏi trưởng nhóm tiếp viên trong suốt thời gian họ đi dọc những hành lang dài dằng dặc, trong khi Nina mải mê nói về đủ thứ chuyện, từ Putin tới Rasputin.
Khi phi hành đoàn của Aeroflot cuối cùng đi đến cửa kiểm tra hộ chiếu, Nina dẫn người được mình bảo trợ vượt qua một dãy dài hành khách đang xếp hàng chờ và đi về phía một chiếc cửa đề Chỉ dành cho phi hành đoàn. Krantz cứ bám lấy Nina, còn cô này thì vẫn không ngừng nói chuyện kể cả trong khi đang đưa hộ chiếu ra để kiểm tra. Người nhân viên kiểm tra hộ chiếu chầm chậm giở từng trang, nhìn kỹ ảnh rồi ra hiệu cho Nina bước qua. “Người tiếp theo”
Krantz đưa hộ chiếu ra. Một lần nữa, anh ta lại nhìn ảnh rồi nhìn người. Anh ta thậm chí còn mỉm cười rồi ra hiệu cho Krantz bước qua. Krantz bỗng cảm thấy đau nhói ở vai phải. Trong vài giây, cơn đau khiến cô ta không thể bước đi. Cô ta cố không nhăn nhó. Người nhân viên kiểm tra hộ chiếu lại vẫy cho cô ta bước qua, nhưng cô ta vẫn đứng nguyên tại chỗ.
“Đi nào, Sasha”, Nina gọi, “cô đang cản đường mọi người đấy”.
Krantz cố nén cơn đau và loạng choạng bước qua chiếc cửa. Người nhân viên nhìn theo cô ta. Không bao giờ được ngoái nhìn lại. Cô ta mỉm cười với Nina và khoác tay cô này rồi cả hai người cùng bước về phía cửa ra vào. Người nhân viên kiểm tra hộ chiếu không nhìn theo Krantz nữa mà quay sang làm nhiệm vụ của mình.
“Cô sẽ đi xe buýt với chúng tôi chứ?” Nina hỏi lúc họ bước ra khỏi sân bay. “Không”, Krantz nói. “Tôi có bạn trai đến đón”.
Nina trông có vẻ ngạc nhiên. Cô ta nói lời tạm biệt, trước khi bước qua đường để đi cùng với một đồng nghiệp.
“Ai đấy”, đồng nghiệp của Nina hỏi, trước khi trèo lên chiếc xe buýt của hãng Aeroflot.
Anna tiếp tục ngắm kỹ các bức tranh trong lúc chầm chậm đi xuống các bậc cầu thang. Khi bước vào đại sảnh, cô dừng lại ngắm nhìn Catherine, Phu nhân Wentworth, một lát trước khi chầm chậm bước đi trên nền đá hoa cương đen trắng về phía phòng khách.
Điều đầu tiên mà Anna trông thấy là Andrews đang đặt bức Van Gogh lên một chiếc giá ở giữa phòng.
“Cô thấy thế nào?”, Arabella hỏi và lùi lại một bước để ngắm bức chân dung.
“Phu nhân không sợ là ngài Nakamura sẽ cho rằng điều đó hơi...”, Anna nói, và dĩ nhiên là không muốn làm mất lòng chủ nhà. “Thô lỗ, trắng trợn, lộ liễu? Cô muốn tìm từ nào, Tiến sỹ Petrescu yêu quý?”, Arabella vừa nói vừa quay lại nhìn Anna. Anna cười phá lên. “Hãy đối mặt với thực tế”, Arabella nói, “Tôi bị mắc kẹt trong các vấn đề tài chính và không còn thời gian, vì vậy tôi chẳng có nhiều lựa chọn”.
“Không ai có thể tin điều đó, nếu họ nhìn thấy Phu nhân lúc này”, Anna vừa nói vừa chiêm ngưỡng chiếc váy dài lộng lẫy bằng lụa hồng và chuỗi hạt kim cương mà Arabella đang đeo. Cô cảm thấy bộ quần áo mà mình đang mặc có vẻ quá quê mùa.
“Cảm ơn cô đã động viên, Anna yêu quý, nhưng nếu tôi có được vẻ đẹp và vóc dáng của cô, tôi chẳng cần phải che kín từ đầu đến chân như thế này”.
Anna mỉm cười, và thầm phục cách mà Arabella giúp cô cảm thấy thoải mái.
“Cô nghĩ khi nào ông ta sẽ đưa ra quyết định?”, Arabella hỏi, cố không để lộ sự tuyệt vọng trong giọng nói. “Cũng giống như các nhà sưu tầm lớn khác”, Anna nói, “ông ta sẽ quyết định rất nhanh. Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy đàn ông chỉ cần tám giây để quyết định xem mình có muốn ngủ với một phụ nữ nào đó hay không”.
“Lâu thế cơ à?”, Arabella hỏi.
“Ông Nakamura cũng sẽ cần chừng ấy thời gian để quyết định xem ông ta có muốn mua bức tranh này không”, cô vừa nói vừa nhìn thẳng vào bức Van Gogh.
“Hãy uống mừng vì điều đó”, Arabella nói.
Andrews bước tới ngay sau câu nói đó của chủ, tay ông ta đỡ một chiếc khay có ba chiếc ly trên đó.
“Một ly sâm panh nhé, thưa bà?”, ông ta hỏi.
“Cảm ơn ông”, Anna nói và cầm lấy một chiếc ly đế cao. Khi Andrews lùi lại, ánh mắt cô bắt gặp một chiếc bình màu đồi mồi mà cô chưa từng thấy trước đó.
“Đẹp quá”, cô nói.
“Quà tặng của ông Nakamura”, Arabella nói. “Ngại quá. Tôi hy vọng mình không thất lễ khi trưng bày nó lúc ông Nakamura vẫn còn đang làm khách trong nhà tôi?”. Bà dừng lại. “Nếu như thế là thất lễ, Andrews sẽ cất nó đi ngay”.
“Tất nhiên là không”, Anna nói. “Ông Nakamura sẽ cảm thấy sung sướng khi Phu nhân cho đặt món quà tặng của ông ta giữa những kiệt tác này”. “Cô có chắc không?”, Arabella hỏi. “Chắc chắn là như thế. Chiếc bình ấy đẹp lắm, và rất hợp với căn phòng này. Đối với các tài năng nghệ thuật thì chỉ có một nguyên tắc duy nhất”, Anna nói. “Mọi tác phẩm nghệ thuật thuộc bất kỳ thể loại nào đều phải được đặt giữa những tác phẩm tương xứng khác. Bức tranh của Raphael trên tường, chuỗi hạt kim cương của Phu nhân, chiếc bàn mà phu nhân đã chọn để đặt chiếc bình kia, chiếc lò sưởi kia, bức tranh Van Gogh, tất cả đều được sáng tạo bởi những bàn tay bậc thầy. Tôi không biết nghệ nhân đã làm nên chiếc bình này là ai”, Anna nói và vẫn không rời mắt khỏi chiếc bình màu đồi mồi như đang ngả sang màu đen giống một ngọn nến đang tan chảy, “nhưng tôi tin chắc rằng ở đất nước của mình, ông ta được xem là một bậc thầy”.
“Dùng cụm từ “bậc thầy” chưa hẳn đã chính xác lắm”, một giọng nói cất lên sau lưng họ.
Arabella và Anna cùng quay lại và thấy ông Nakamura đã bước vào phòng. Ông ta mặc một bộ đồ xmôckinh và đeo một chiếc nơ mà chắc hẳn Andrews rất ngưỡng mộ khi được trông thấy.
“Không gọi là bậc thầy?”, Arabella hỏi.
“Không”, Nakamura nói. “Ở đất nước này, người ta vinh danh những người “vĩ đại” bằng cách phong tước cho họ, hiệp sỹ hay nam tước, trong khi ở Nhật Bản, chúng tôi xem những tài năng như thế là “kho báu quốc gia”. Thật hợp lẽ khi chiếc bình này tìm được một chỗ đứng trong Lâu đài Wentworth, bởi vì trong số 12 người thợ gốm tài ba nhất trong lịch sử, các chuyên gia đã công nhận rằng 11 người trong số họ là người Nhật Bản. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là Bernard Leach, một người xứ Cornwall. Người Anh đã quên không phong tước hiệp sỹ hay Lãnh Chúa cho ông ấy, vì vậy chúng tôi tuyên bố ông ấy là kho báu quốc gia danh dự của Nhật Bản”.
“Thật là một nền văn minh vĩ đại”, Arabella nói, “vì tôi phải thú nhận rằng gần đây người Anh chúng tôi chỉ biết ban tước hiệu cho ca sỹ nhạc pop, cầu thủ bóng đá, và những nhà trọc phú”. Nakamura phá lên cười. Andrews bước tới và đưa cho ông ta một ly sâm panh. “Ngài có phải là kho báu quốc gia không, ngài Nakamura?”, Arabella hỏi.
“Tất nhiên là không”, Nakamura đáp. “Đồng bào tôi không bao giờ nghĩ rằng những nhà trọc phú lại xứng đáng với danh hiệu ấy”.
Arabella đỏ mặt, trong khi Anna tiếp tục ngắm chiếc bình, như thể cô không nghe thấy lời nhận xét đó. “Nếu tôi không lầm, ngài Nakamura, hình như chiếc bình này không cân?”
“Xuất sắc”, Nakamura đáp. “Nhẽ ra cô phải là thành viên của phái Bộ Ngoại giao mới đúng, Anna. Không những cô đã xoay chuyển đề tài, mà đồng thời còn đưa ra một câu hỏi Cần được trả lời”.
Nakamura bước qua chỗ bức tranh Van Gogh như thể ông ta không nhìn thấy nó và ngắm chiếc bình một lúc rồi nói thêm, “Nếu cô gặp một tác phẩm bằng gốm nào đó hoàn toàn cân đối, thì chắc chắn đó là sản phẩm của máy móc. Với đồ gốm, ta nên tìm những sản phẩm gần với sự hoàn hảo. Nếu cô nhìn kỹ, cô sẽ phát hiện ra một vài tì vết nhỏ giúp chúng ta biết rằng nó được làm ra bằng tay. Càng mất nhiều thời gian hơn để phát hiện tì vết, nghệ nhân làm ra tác phẩm ấy càng tài ba hơn, bởi vì chỉ có Giootto mới vẽ được những vòng tròn hoàn hảo”.
“Đối với tôi, đó là một tác phẩm hoàn hảo”, Arabella nói. “Đơn giản là tôi thích nó, và trong những năm tới, dù cho Fenston có lấy đi bao nhiêu thứ của tôi, ông ta cũng sẽ không bao giờ có được tác phẩm của kho báu quốc gia ấy”.
“Có lẽ ông ta không cần phải lấy đi bất kỳ một thứ gì từ Lâu đài này”, Nakamura nói và quay sang nhìn bức tranh Van Gogh như thể ông ta mới thấy nó lần đầu. Arabella nín thở trong khi Anna theo dõi nét mặt của Nakamura. Cô không biết chắc. Nakamura chỉ nhìn bức tranh vài giây trước khi quay sang Anna và nói, “Có những lúc trọc phú cũng có thế lợi của họ, bởi vì cho dù họ không thể trở thành kho báu quốc gia, họ có thể sưu tập các tác phẩm từ các kho báu quốc gia”.
Anna muốn chúc mừng, nhưng cô chỉ đơn giản giơ ly rượu lên. Ông Nakamura đáp trả cử chỉ ấy và cả hai quay sanh nhìn Arabella. Nước mắt đang chảy dài trên khuôn mặt bà.
“Tôi không biết phải cảm ơn ông bằng cách nào”, bà nói.
“Không phải cảm ơn tôi”, ông Nakamura nói. “Phu nhân hãy cảm ơn Tiến sỹ Petrescu. Bởi vì nếu không nhờ lòng dũng cảm và tài năng của cô ấy, câu chuyện này sẽ không thể có được một hồi kết tốt đẹp”.
“Đúng thế”, Arabella nói, “và đó là lý do tại sao tôi sẽ yêu cầu Andrews đưa bức chân dung này vào phòng ngủ của Anna, để cô ấy là người cuối cùng được chiêm ngưỡng nó trước khi nó bắt đầu một hành trình dài sang Nhật Bản”.
“Thật là một sự sắp xếp tuyệt vời”, Nakamura nói. “Nhưng nếu Anna trở thành giám đốc quỹ của chúng tôi, cô ấy có thể ngắm bức tranh này bất kỳ khi nào cô ấy thích”.
Anna vừa định trả lời thì Andrews bước vào phòng và nói, “Bàn ăn đã được chuẩn bị xong, thưa Phu nhắn”.
***
Krantz chọn chỗ ngồi ở cuối máy bay để không có mấy hành khách chú ý đến cô ta, ngoài phi hành đoàn. Cô ta cần phải làm thân với một người trong số họ trước khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Heathrow.
Krantz ngồi yên quan sát, và cố tìm xem ai trong số các đồng nghiệp mới của cô ta sẽ giúp cô ta đạt được mục đích.
“Trong nước hay quốc tế?” trưởng nhóm tiếp viên hỏi, ngay khi máy bay vừa lấy được độ cao đường dài. “Trong nước”, Krantz đáp lại, kèm theo một nụ cười.
“À, hèn chi tôi chưa từng gặp cô”.
“Tôi vừa vào làm cho công ty được ba tháng”, Krantz nói.
“Thế thì phải rồi. Tôi là Nina”.
“Sasha”, Krantz nói và nở một nụ cười thân thiện.
“Nếu cần gì cứ nói với tôi, Sasha”.
“Vâng, cảm ơn chị”, Krantz nói.
Việc cố gắng thư giãn trong khi không thể dựa vào vai phải cũng đồng nghĩa với việc Krantz sẽ phải thức gần suốt chuyến bay. Cô ta bỏ ra khoảng thời gian đó để tìm hiểu về Nina, để đến khi máy bay hạ cánh, người tiếp viên trưởng này sẽ sẵn lòng đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch của cô ta. Đến khi cuối cùng Krantz gục xuống ngủ, Nina đã trở thành người trông nom cô ta.
“Cô có muốn lên ngồi phía trên không, Sasha?” Nina hỏi sau khi phi cơ trưởng đã yêu cầu các tiếp viên về chỗ ngồi để chuẩn bị hạ cánh. “Như thế cô có thể xuống trước ngay khi cửa mở ra”.
Krantz lắc đầu. “Đây là lần đầu tiên tôi tới nước Anh”, cô ta nói bằng một giọng có vẻ lo âu, “và tôi muốn đi cùng chị với phi hành đoàn”.
“Thế cũng tốt”, Nina nói. “Và nếu cô muốn, cô có thể lên xe minibuýt với chúng tôi”.
“Cảm ơn chị”, Krantz nói.
Krantz ngồi trên ghế của mình cho đến khi hành khách cuối cùng đã rời khỏi máy bay. Sau đó cô ta cùng phi hành đoàn xuống máy bay và đi về phía cửa kiểm tra hộ chiếu. Krantz không rời khỏi trưởng nhóm tiếp viên trong suốt thời gian họ đi dọc những hành lang dài dằng dặc, trong khi Nina mải mê nói về đủ thứ chuyện, từ Putin tới Rasputin.
Khi phi hành đoàn của Aeroflot cuối cùng đi đến cửa kiểm tra hộ chiếu, Nina dẫn người được mình bảo trợ vượt qua một dãy dài hành khách đang xếp hàng chờ và đi về phía một chiếc cửa đề Chỉ dành cho phi hành đoàn. Krantz cứ bám lấy Nina, còn cô này thì vẫn không ngừng nói chuyện kể cả trong khi đang đưa hộ chiếu ra để kiểm tra. Người nhân viên kiểm tra hộ chiếu chầm chậm giở từng trang, nhìn kỹ ảnh rồi ra hiệu cho Nina bước qua. “Người tiếp theo”
Krantz đưa hộ chiếu ra. Một lần nữa, anh ta lại nhìn ảnh rồi nhìn người. Anh ta thậm chí còn mỉm cười rồi ra hiệu cho Krantz bước qua. Krantz bỗng cảm thấy đau nhói ở vai phải. Trong vài giây, cơn đau khiến cô ta không thể bước đi. Cô ta cố không nhăn nhó. Người nhân viên kiểm tra hộ chiếu lại vẫy cho cô ta bước qua, nhưng cô ta vẫn đứng nguyên tại chỗ.
“Đi nào, Sasha”, Nina gọi, “cô đang cản đường mọi người đấy”.
Krantz cố nén cơn đau và loạng choạng bước qua chiếc cửa. Người nhân viên nhìn theo cô ta. Không bao giờ được ngoái nhìn lại. Cô ta mỉm cười với Nina và khoác tay cô này rồi cả hai người cùng bước về phía cửa ra vào. Người nhân viên kiểm tra hộ chiếu không nhìn theo Krantz nữa mà quay sang làm nhiệm vụ của mình.
“Cô sẽ đi xe buýt với chúng tôi chứ?” Nina hỏi lúc họ bước ra khỏi sân bay. “Không”, Krantz nói. “Tôi có bạn trai đến đón”.
Nina trông có vẻ ngạc nhiên. Cô ta nói lời tạm biệt, trước khi bước qua đường để đi cùng với một đồng nghiệp.
“Ai đấy”, đồng nghiệp của Nina hỏi, trước khi trèo lên chiếc xe buýt của hãng Aeroflot.
Bình luận truyện