Anh Hùng Lĩnh Nam
Chương 7: Phượng hoàng đậu chốn cheo leo gặp khi bão táp phải theo đàn gà
Người mà Đào Kỳ gọi là quái nhân đó, thực sự là đệ nhất cao nhân võ học đương thời, họ Lê tên Đạo Sinh. Lê Đạo Sinh là người của phái Tản-viên. Ông hiện là Thái sư thúc của chưởng môn Đặng Thi Sách, và Trưng Trắc, Trưng Nhị. Võ công ông cao thâm không biết đâu mà lường. Thái-thú Tích Quang thấy ông nhiều uy tín, mời ông ra lĩnh chức đô úy, chỉ huy toàn bộ binh mã Giao-chỉ. Ông thu nhận tất cả mười đệ tử, nhưng người đời chỉ biết tên có tám người. Còn hai người, thì không ai biết hành tung của họ ra sao, tên họ là gì. Học trò ông đều được Tích Quang trọng dụng. Sáu người hiện lĩnh chức huyện uý của sáu huyện Giao-chỉ.
Tính tình ông khiêm khiêm, nhã nhặn. Người chính phái hay tà phái, ông cũng giao du, coi như nhau. Tuy lĩnh chức Đô-úy, nhưng ông hay cứu giúp người bị nạn. Các học trò của ông làm huyện úy cũng theo gương ông. Vì vậy dân chúng Giao-chỉ ít nổi dậy chống Tích Quang. Đất Giao-chỉ trải qua một thời gian dài thanh bình.
Giới võ lâm Lĩnh Nam đặt cho ông tên hiệu là Lục-trúc tiên sinh, vì trong Kinh thi có bài thơ ca tụng người quân tử như sau:
Chiêm bỉ kỳ úc,
Lục trúc a a,
Hữu phỉ quân tử,
Như thiết như tha.
Bài thơ Lục-trúc trong kinh Thi, có nghĩa là: Hãy coi kìa cây trúc xanh, lá tươi tốt. Có người quân tử đầy lòng quảng đại. Vì ảnh hưởng của kinh Thi cho nên sau này người ta dùng cây trúc tượng trưng cho người quân tử.
Thời bấy giờ, thì nước Việt bị chia ra làm sáu quận: Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam, Nam-hải, Quế-lâm, và Tượng-quận. Mỗi quận có một Thái-thú đứng đầu, coi về cả hành chánh lẫn quân sự. Một Đô-sát sẽ coi về tế tác, tương đương như ngày nay là cảnh-sát, công-an. Mỗi quận lại chia làm nhiều huyện. Mỗi huyện có một Huyện-lệnh, đều là người Hán, do triều đình Hán cử sang. Dưới Huyện-lệnh có một Huyện-úy chỉ huy về quân sự. Trước kia thì chỉ người Hán mới giữ đó. Từ ngày Lĩnh-nam công, Bình-nam đại tướng quân được phong cai trị Lĩnh-Nam, ông là người nghĩa hiệp, muốn hoà giải thù hận Hán, Việt, cũng trọng dụng người hiền tài, ông ra lệnh cho các Thái-thú, mời những người trong võ lâm, tài đức ra làm Huyện-úy. Cạnh Huyện– lệnh còn có sở Tế-tác, đặt dưới quyền một giám sở. Hầu hết là người Hán. Dưới Huyện-lệnh là các trang, các ấp. Mỗi trang, ấp được cai quản bởi một Lạc-hầu, Lạc-tướng nếu là đồng bằng. Còn lại miền rừng núi thì lại chia ra làm châu, động, được cai quản bởi Châu-trưởng, Động-trưởng. Các chức Lạc-hầu, Lạc-tướng, Châu, Động– trưởng có tính cách cha truyền con nối. Mỗi vị cai trị dân của mình như một nước riêng biệt.
Lê Đạo Sinh làm chủ trang Thái-hà ở vùng Long– biên. Trang này lưu truyền từ cha đến con đã mấy đời. Cho nên người ta còn gọi ông là Thái-hà hầu.
Hôm nay Lê Đạo Sinh dạo chơi chợ Long-biên, thấy bọn quân Hán tàn sát dân chúng, rồi Đào Kỳ, Giao Chi, Nguyễn Tam Tín và Thiều Hoa can thiệp. Quan sát qua, ông cũng biết đó là những đệ tử danh gia. Ông cho đệ tử là Hoàng Đức, Huyện-uý Long-biên bắt Đào Kỳ về tra hỏi. Đào Kỳ dùng mưu trốn thoát, ông theo dõi bắt nó về, để hỏi cho ra nguồn gốc, hầu che chở cho nó.
Đào Kỳ vào Thái-hà trang, nó liếc mắt nhìn qua, thấy rộng lớn hơn Mai-động đã đành, có mòi còn lớn hơn Đào trang nhà nó nữa.
Nhà cửa trong trang đều xây bằng gạch nung, mái lợp bằng cỏ gianh, tường quét vôi trắng. Cứ mỗi nhà lại có cái cổng vào riêng. Trong cổng là một cái sân trồng cây ăn trái, hay hoa. Trước nhà là một đống rơm, sau mỗi căn nhà có một cái nhà nhỏ để làm bếp, làm chuồng trâu, nuôi gia súc. Cứ nhìn qua, nó cũng biết Thái-hà trang rất giàu.
Lê Đạo Sinh thấy nó nhìn ngơ ngác thì hỏi:
– Mi thấy Thái-hà trang của ta so với Đào trang của ngươi thế nào?
Đào Kỳ đáp sự thực:
– Tôi mới coi qua thì thấy dường như rộng lớn, giàu có hơn. Sự thực thế nào thì tôi chưa biết được.
Tới một dinh thự lớn, nằm giữa khu vườn rộng, Lê Đạo Sinh giới thiệu với Đào Kỳ:
– Đây là nhà của lão phu.
Đào Kỳ nhìn phía ngoài là một cái cổng lớn, có ba cửa. Cột cửa cổng bằng gỗ lim, chạm xà cừ óng ánh. Nóc cổng lợp ngói xanh. Cổng giữa có hai cánh cửa cũng bằng gỗ, trên cạnh cửa có chạm hình hai con hổ vờn nhau. Hai cánh cổng hai bên, nhỏ hơn một chút. Nối tiếp cổng là hàng rào bằng trúc, cắt tỉa cầu kỳ thành hình hai con hạc chầu vào cổng.
Ngoài cổng có gia đinh đứng gác. Chúng thấy Đạo Sinh thì mở rộng cửa giữa cho ông đi vào. Trong cổng là một cái sân lớn, giữa sân có cái ao rộng, nước trong veo, trồng đầy sen. Trên bờ ao, là những phiến đá xanh mỏng lớn, đặt sát nhau thành một đường đi. Từ cổng vào, hai con đường đi vòng qua hai bờ ao, dẫn đến một ngôi nhà lớn. Ngôi nhà xây bằng gạch, cao hai tầng, mái lợp ngói xanh. Ngôi nhà hai tầng được nối với hai dãy nhà dài đến mười gian. Trước nhà có hàng hiên chạy dài.
Đi qua hai dãy nhà này, ra phía sau, có hàng chục dãy nhà khác. Đào Kỳ nhìn không biết chán, nó nghĩ:
– Lê tiên sinh giàu gấp mấy bố mình. Coi kiến trúc này, thì tiên sinh có thua gì phủ Thái thú Cửu– chân đâu?
Đạo Sinh dẫn Đào Kỳ vào đại sảnh đường, gặp một lão già tuổi trên 50, Đạo Sinh giới thiệu với nó:
– Lão phu lớn tuổi rồi, lại hay tiêu dao sơn thuỷ, ít chú ý đến việc đời, vì vậy trang Thái-hà này do đại đệ tử của lão là Lê Đức Hiệp trông coi. Người đã thua lão phu, muốn tỏ ra anh hùng hảo hán thì phải chịu sự chưởng quản của Đức Hiệp.
Lão giới thiệu Đào Kỳ với Đức Hiệp:
– Này Đức Hiệp, ta giới thiệu với con, đây là tên nô bộc mới của ta. Nó thuộc con nhà danh gia, võ công cũng khá. Ta dùng nó vào việc tưới cây cảnh trong dinh này. Con kiếm cho nó một phòng ở sạch sẽ. Ăn uống, thì cho nó ăn uống như những nô bộc hạng nhất. Tuy vậy không được coi nó là nô bộc như những người khác. Nó được tự do đi lại, tiền lương bổng thì trả cho nó gấp ba. Nếu nó cần chi tiêu thêm thì có thể cho gấp mười. Đúng ra thì nó bị xử tử hình. Ta đứng ra bảo lĩnh nên nó không bị giết. Ta giữ nó trong trang mục đích để an toàn cho tính mệnh nó, khỏi bị người Hán truy lùng. Đợi sau này tìm được cha mẹ nó thì giao trả.
Đạo Sinh bảo Đào Kỳ:
– Ngươi không dùng tên Đào Kỳ được nữa rồi. Nếu ngươi giữ nguyên họ Đào thì e khó che mắt bọn quân Hán. Hồi sáng, ngươi xưng là Văn-Lang vậy ta cứ gọi ngươi là Văn-Lang.
Đào Kỳ đi theo Đức Hiệp. Nó được dẫn đi qua bảy dãy nhà khác nhau, tới dãy thứ tám thì lão lấy chùm khìa khoá mở một căn phòng ra chỉ cho nó:
– Chú em, đây là phòng chú. Luật lệ trong trang là giờ Mão thì điểm danh. Sau đó ăn cơm sáng, và bắt đầu làm việc. Giờ Ngọ thì ăn cơm trưa. Đến giờ Thân nghỉ, ăn cơm chiều. Cơm chiều xong thì tự do, ai muốn làm gì thì tuỳ ý.
Đào Kỳ nhìn vào trong phòng thấy có một cái phản, trên phản trải chiếu, phòng có cửa sổ mở ra sân. Trên bàn có một cái đèn dầu. Nó bước vào phòng cất đồ. Treo thanh kiếm lên tường. Cây côn đồng, nó để lên giường.
Đức Hiệp vẫy tay cho nó đi theo, chỉ cho nó chỗ ăn cơm, phát cho nó hai bộ quần áo màu xanh, bảo nó:
– Nô bộc ở đây đều mặc quần áo màu xanh cả. Chú phải thay quần áo đi.
Lão chỉ về phía sau, có bốn căn nhà nối nhau theo hình vuông, ngoài có hàng rào tre kiên cố, cửa vào tráng đinh canh phòng nghiêm ngặt dặn nó:
– Kia là cấm địa. Nếu chú tới đó, thì đệ tử của lão gia sẽ đánh chú què chân. Chú phải nhớ đừng quên mà nguy tai.
Đào Kỳ nhủ thầm:
– Cái gì mà là cấm địa. Đã vậy ta phải dọ thám xem cho biết mới được.
Kể từ hôm đó, Đào Kỳ chuyên tưới hoa, cắt xén cây cảnh trong vườn. Ngày ngày theo bọn nô tỳ ăn uống. Lúc rỗi nó dạo khắp trang. Nó khám phá ra trang lớn gấp mấy Đào trang nhà nó, tráng đinh ít ra cũng vài ngàn. Nhân khẩu có tới hơn vạn. Dân chúng nhà nào cũng giàu có, nuôi trâu, nuôi lợn, gà rất nhiều. Nó đến góc phía Đông thì thấy một dãy nhà, trong dãy có bọn thợ rèn đang rèn cuốc, dao, cày, búa.
Ban ngày làm việc, tối đến, nó đóng cửa lại luyện võ. Thỉnh thoảng nó ra ngoài trang chơi, hỏi thăm đường đi Cổ-loa. Người ta chỉ cho nó biết rằng Cổ-loa cách đây khoảng một ngày đường mà thôi. Nó định hôm nào xin phép lão Đức Hiệp đi Cổ-loa để tìm tin tức cha mẹ.
Một hôm Đức Hiệp bảo nó:
– Dưới ao sen đàng trước có mấy cây bèo, vậy chú lội xuống vớt lên, vì để lâu bèo sinh ra nhiều, thì khó vớt.
Nó nhảy xuống ao vớt bèo. Nhân tiện bơi lội trong ao chơi đùa. Nước ao khá trong, nó lặn xuống dưới, đuổi bắt cá. Hồi ở Cửu-chân, nó nổi tiếng là con rái cá. Nó thường lặn dưới nước bắt cá dễ dàng như không. So với cá biển, cá ở ao Thái-hà trang dễ bắt hơn nhiều. Nó bắt được con cá chép, rồi lại thả ra. Nó thoáng thấy một con cá trắm lớn bơi qua trước mặt nó, nó vội đuổi theo. Con cá trắm chui ngay vào cái hang lớn. Nó cũng chui theo. Nó mải đuổi theo con cá trắm, một lúc thì thấy hang hẹp chỉ còn một người qua lọt. Nó dơ tay xem hang có cao không, thì thấy khoảng trống không. Nó đứng dậy mới hay cửa hang nhỏ, chìm dưới nước. Còn vào trong là một đường hầm, nửa dưới nước, nửa trên cạn. Nó tiếp tục đi nữa thấy ánh sáng lọt vào, thì ra hang cá là một con sông ngầm thông với bên ngoài. Tới chỗ có ánh sáng, bị vướng bảy tám cái cột gỗ đóng như chấn song, người chui qua không lọt. Nó ghé mắt nhìn qua bên kia, là một cái ao nhỏ. Trên bờ ao có căn nhà. Nó nhận ra được đó là căn nhà Đức Hiệp bảo với nó là cấm địa.
Nó nghĩ thầm:
– Cấm địa gì đây? Tại sao lại có đường thông với ao? Ta phải vào dọ thám xem mới được.
Quyết định rồi, nó lội trở ra, lên bờ mặc quần áo ăn cơm. Chờ trời tối cho mọi người đi ngủ, nó lấy kiếm dắt vào lưng rồi ra bờ ao, cởi quần áo dấu vào bụi hoa, lặn xuống ao, lần theo đường cũ mà đi. Tới chỗ chấn song, nó dùng kiếm vận sức vào tay cắt một thanh nhỏ. Nó khôn ngoan cắt khúc chìm dưới nước, để không bị khám phá ra. Nó nhỏ người, nên sau khi cắt một cột, nó chui tọt vào trong được.
Ra khỏi hầm là một cái ao nhỏ, nó đứng lên đi vào bờ. Đảo mắt nhìn nó thấy bốn gian nhà làm dính với nhau thành hình vuông. Mỗi gian dài khoảng mười trượng. Những gian nhà này chia thành nhiều phòng nhỏ. Mỗi phòng đều có một cửa sổ rất nhỏ, đút lọt một nắm tay, và một cái cửa lớn. Cửa được khoá bằng những ổ khóa to. Nó đi một vòng hết bốn dãy nhà, mỗi dãy có một lối thông cắt ngang ra phía trước, thông với cái cổng.
Nó ngồi im suy nghĩ:
– Bốn dãy nhà, đều có phòng nhỏ khoá kín. Mỗi dãy có lối thông với cổng. Ngoài cổng ban ngày có người gác, ban đêm thì lại khoá chặt. Thế những gian nhà này chứa gì đây?
Có tiếng ho từ trong nhà vọng ra, nó giật nảy người lên:
– Tại sao trong phòng có người ho? Vậy những người này là ai? Chắc chắn họ bị giam ở đây rồi. Thì ra đây là một nhà tù. Lục-trúc tiên sinh giam ai ở đây?
Nó đến trước phòng có tiếng ho, sờ soạng định tìm cách mở cửa, nhưng cửa gỗ rất chắc chắn, khoá bằng cái khoá lớn, không có cách nào vào cả. Nó suy nghĩ:
– Ta hãy tạm trở về, lần sau tìm cách mang đá lửa, gỗ bồi vào đây để đốt lên thì may ra tìm được manh mối vào nhà tù.
Nó theo lối cũ trở về, mặc quần áo vào phòng ngủ. Nó tự nhủ rằng phải tìm cách đột nhập vào phòng Đức Hiệp, để ăn cắp chìa khoá nhà tù mới được. Từ đó ngày ngày nó rình Đức Hiệp, thấy mỗi ngày y cùng gia đinh khiêng mấy thùng cơm lại khu nhà tù. Nó đoán rằng lão cho tù ăn. Nó chờ cho đến khi lão trở về, tay lão cầm hai chùm chìa khoá. Nó đoán rằng đó là chìa khoá mở nhà tù. Nó vờ đi sau lão, tới phòng cất chìa khoá nó hỏi:
– Đức Hiệp lão gia, cháu muốn lão gia giúp cháu một việc được không?
Đức Hiệp gật đầu:
– Được, việc gì chú nói tôi nghe xem có giúp được chú không đã.
Lão vào phòng, nó đi theo. Lão treo chìa khoá lên tường. Nó liếc thấy trên tường có rất nhiều chìa khoá, nó ghi nhớ hai cái chìa khoá lão mới treo lên, rồi nói:
– Chuyện của cháu nhờ thì dễ quá. Cháu có người thân ở Cổ-loa. Vậy đến ngày rằm này lão gia cho cháu nghỉ ba ngày đi thăm họ hàng.
Đức Hiệp gật đầu:
– Chú đến đây đã mấy tháng, làm việc chăm chỉ, vườn hoa tươi tốt, hoa nở rất đẹp. Ta thưởng cho chú nghỉ ba ngày đi thăm người nhà. Ta quên mấy tháng qua chưa phát lương cho chú. Nô bộc hạng nhất mỗi tháng được ba chục đồng tiền. Đây ta phát cho chú 270 đồng, tức ba tháng lương.
Lão đưa tiền cho Đào Kỳ. Đào Kỳ cám ơn lão rồi về phòng.
Nó ra bờ ruộng lấy mấy cục đất bùn nắn thành hai miếng vuông vức, rồi đem phơi nắng. Đến ngày thứ năm, hai viên đó đã khô gần cứng. Nó rình chờ lão Đức Hiệp ra khỏi phòng, lập tức chui vào phòng lão, lấy hai cái chìa khoá để lên viên đất, lấy viên thứ nhì úp lên, ấn mạnh một cái, hai cái chìa khoá in dấu vào viên đất. Nó treo chìa khoá lên chỗ cũ rồi ôm hai cục đất về phòng.
Trưa hôm đó nó tới chào lão Đức Hiệp rồi thuê xe ngựa đi Cổ-loa. Xe ngựa phải đi mất hơn ba giờ mới tới nơi. Bước xuống chợ Cổ-loa lòng nó chứa chan tủi hận.
Đây là Cổ-loa, xưa An-Dương vương đã xây thành này. Nay tuy đã bị phá, nhưng nhiều chỗ tường vẫn còn. Dân chúng cố đô khá đông đúc. Nó tìm vào quán nước uống, hỏi thăm chủ quán:
– Thưa bác, cháu hỏi thăm bác vùng này có nhà nào họ Đào không?
Bà lão chủ quán lắc đầu ngơ ngác trả lời:
– Tôi ở đây từ thuở bé, chưa tùng biết một vị nào họ Đào cả.
Câu trả lời của bà chủ quán nước làm cho nó thắt tim lại. Rõ ràng trước khi xảy ra trận đánh cảng Bắc, bố nó dặn dò mọi người rằng nếu thất lạc chạy ra Cổ-loa tìm chú nó là Đào Thế Hùng. Năm trước đây, Thái-thú Nhâm Diên đưa ra chương trình Hán hoá đất Cửu-chân, gia đình họ Đào đã biết rõ âm mưu độc địa đó, cương quyết chống lại. Bố nó bàn với chú nó dẫn tráng đinh ra kinh đô cũ nhà Thục là Cổ-loa lập nghiệp làm thế ỷ dốc. Nếu Cửu-chân có gì, thì còn đất mà sống. Bây giờ, nó tới đây hỏi tin tức, thì tin chú không có đã đành, còn bố mẹ, cậu nó hiện ra sao? Phiêu bạt nơi đâu? Bị Hán quân đánh chìm xuống bể hay bị giết hết rồi? Điều này nó có thể nhờ Nghiêm Sơn tìm dùm.
Nó tự nghĩ:
– Từ Long-biên lên Luy-lâu cũng không xa, ta phải lên đó để gặp Nghiêm đại ca mới được. Không biết từ hôm thất tán đến giờ sư tỷ ta đi đâu? Chắc lại chạy về Mai-động. Ta chỉ việc về Mai-động là gặp sư tỷ ngay. Dù sao, ta cũng phải dọ thám cho ra nhà tù của Lê Đạo Sinh cái đã. Y giam ai? Tại sao những người đó lại bị cầm tù? Y cầm tù người ta để làm gì?
Nghĩ đến bố mẹ, anh, sư huynh hiện không biết lưu lạc phương nào, nó thất vọng. Tai nghe tiếng bình bịch phía sau. Nó nhìn về đó thì thấy một lò rèn đang làm việc. Nó đến nơi hỏi người thợ rèn:
– Này chú, chú có biết làm chìa khoá không?
Người thợ rèn gật đầu:
– Cậu muốn làm chìa khoá gì?
Nó đưa hai viên đất khô ra nói:
– Tôi có hai cái chìa khoá đã in dấu vào đây, chú làm cho tôi mỗi thứ một cái.
Người thợ rèn cầm lên xem, thấy ngộ nghĩnh nói:
– Được, tôi làm cho cậu, nhưng phải hai đồng một cái.
Nó bằng lòng. Người thợ rèn lấy sắt rèn, một lúc thành hai cái chìa khoá. Anh ta bỏ vào lỗ khuôn ướm thử, rồi rèn một chút nữa thì xong.
Đào Kỳ trả anh ta gấp đôi tức tám đồng, rồi thuê xe trở về Thái-hà trang. Từ bến xe ngựa trở về Thái-hà trang khá xa, nó vào một quán nước bên đường để mua bánh ăn, vì nó đi từ sáng đến giờ chưa có gì bỏ bụng. Nó ăn hai tấm bánh dày với chả, ăn thêm mấy quả chuối, nó định đứng dậy, thì thấy ba người đeo kiếm vào quán. Người thứ nhất là một ông già gầy, râu tóc bạc, tuổi có lẽ cũng ngang với Lê Đạo Sinh phục sức rất sang trọng. Người thứ nhì là một ông già mập mạp, tướng coi như một phú gia. Người thứ ba là một phụ nữ tuổi trên 50, dáng người mảnh khảnh. Thị tuy lớn tuổi, nhưng coi còn mặn mà.
Ba người vào quán ăn mấy cặp bánh dày giò. Hai người đàn ông còn gọi thêm mấy cút rượu để uống. Người đàn bà hỏi cô chủ quán:
– Cô chủ quán ơi, cô có thể thuê dùm tôi một cái xe ngựa đến Thái-hà trang không?
Cô chủ quán nói:
– Từ đây đến Thái-hà trang không xa, nên không có xe ngựa nào đi về phía đó cả. Vả lại Lục-trúc tiên sinh, Lạc hầu nói rằng cần dành xe ngựa cho khách đi xa, còn người Thái-hà trang phải đi bộ một quãng cũng không sao. Vì vậy ngựa không đón khách gần, đến Thái-hà.
Người đàn ông béo mập nói nhỏ với đồng bọn:
– Sư huynh, sư muội thấy không, Lục-trúc tiên sinh là người quân tử, nên dạy dỗ dân trang như thế đó.
Đào Kỳ bây giờ mới biết ba người là sư huynh, muội. Người gầy có vai vế cao nhất, người thứ nhì là ông mập. Người cuối cùng là lão bà. Không biết họ tới Thái-hà trang làm gì. Cứ nhìn qua cũng biết họ là bạn hữu của trang chủ, võ công rất cao.
Đào Kỳ ăn xong, lên đường trước. Nó không về trang ngay, vì lão quản gia Đức Hiệp đã cho nó nghỉ ba ngày. Nó quyết lên Long-biên để tìm Nghiêm Sơn. Nó ra bến xe thuê một chiếc xe ngựa lên Long-biên.
Trên đường đi lòng nó se lại, mọi hôm trước đây, nó cùng sư tỷ, Tam Tín, Giao Chi cùng đi Long-biên, bây giờ thất lạc nhau, không biết họ ra sao. Nó sống bên cạnh Thiều Hoa từ nhỏ, chị em rất tương thuận, đi đâu cũng có nhau, bây giờ phải xa Thiều Hoa, nó cảm thấy nhớ nhung vô cùng. Nó quyết lên Long-biên để tìm cách thông tin cho Nghiêm Sơn, rồi nhờ Nghiêm Sơn tìm cha mẹ và sư tỷ nó.
Tới Long-biên, nó vào một tửu lầu, leo lên tìm một bàn gọi mấy món ăn, ngồi nhấm nháp. Đảo mắt nhìn qua, thấy tửu lầu toàn quan lại người Hán rồi tới khách thương, không có dân chúng. Nó là đứa trẻ duy nhất ở trên tửu lầu. Nó liếc sang bên cạnh thấy một viên quan võ người Hán tuổi khoảng 30, tướng mạo rất hùng vĩ, nó nghĩ:
– Nghiêm đại ca là Lĩnh-nam công, tất viên quan võ này phải biết. Ta cứ nhờ y thông tin là được.
Nghĩ vậy, nó đến quày hàng mượn bút mực viết mấy chữ rất giản dị:
Sư tỷ bị mất tích,
Đào Kỳ ở Thái Hà trang.
Rồi cho vào bao thơ đóng kín lại, nó viết ngoài bao thư:
Bình Nam đại tướng quân khai khán.
Nó tiến đến bàn vị võ quan chấp tay hỏi:
– Kính chào đại nhân. Tiểu nhân không dám hỏi quan tước đại nhân.
Viên võ quan thấy đứa bé nói năng lễ phép, mặt mũi khôi ngô, y vui vui nói:
– Ta là lữ trưởng kÿ binh ở Luy-lâu. Ta mới xuống đây có việc, mai trở về. Chú bé, chú hỏi có việc gì vậy?
Đào Kỳ mừng ra nét mặt. Nó nghĩ:
– Nghiêm đại ca có tai mắt khắp nơi. Chúng thường báo cáo tin tức cho người. Vậy ta cũng phải làm theo lối này mới được.
Nó khẽ nói:
– Tiểu nhân có tin cơ mật, muốn nhờ đại quan thông tri khẩn cấp cho Nghiêm tướng quân ở Luy-lâu.
Nói rồi nó đưa phong thư ra. Viên Hán quan cầm phong thư bỏ vào túi hỏi:
– Mi thuộc cơ đội nào?
Nguyên quân Hán mướn rất nhiều người Việt làm tai mắt cho chúng. Viên Hán quan tưởng Đào Kỳ cũng là một trong những người tai mắt nên hỏi nó làm việc cho cơ đội nào. Đào Kỳ tinh ý hiểu ra, nó bịa đại:
– Tiểu nhân làm việc với Hợp-phố lục hiệp.
Viên Hán quan gật đầu, nhận lời. Nó chắp tay vái chào rồi trả tiền xuống lầu. Nó tìm đến tiệm bán tạp hoá, mua đá lửa, củi bồi để mồi lửa, mấy cây nến loại lớn. Nó mua thêm con dao trủy thủ loại tốt. Nó là đứa trẻ nhiều mưu trí, nó định dọ thám nhà tù ban đêm, nên cần có đá lửa, nến và củi bồi để có ánh sáng dọi trong nhà tù. Với một con dao nhọn, nó dễ xoay sở hơn là dùng kiếm. Trong trang Thái-hà có đủ cửa tiệm bán những thứ đó, nhưng nó muốn giữ bí mật hành tung, nên ra Long-biên mua cho kín đáo.
Trở về Thái-hà trang, nó biết với một trang trại lớn như Thái-hà trang thì tổ chức phòng vệ phải cực kỳ nghiêm mật, nhất là trong trang còn giam giữ người nữa. Kinh nghiệm những ngày còn ở Đào trang cho biết, khi thu nhận người lạ vào trong trang, thì phải theo dõi một thời gian. Bây giờ nó đi ra ngoài ba ngày, trở về, thế nào cũng bị theo dõi, nên nó tuyệt không có hành động gì khác lạ.
Ba ngày sau, nó vừa thức giấc thì tiểu đồng hầu cận Đức Hiệp đến gõ cửa gọi nó:
– Quản trang cần gặp ngươi!
Nó vội vã mặc quần áo đến gặp Đức Hiệp. Đức Hiệp bảo nó:
– Này chú bé Văn-Lang, hôm nay tên thư đồng hầu tiểu thư bị ốm, ngươi được thay thế nó để hầu hạ tiểu thư. Vậy ngươi theo ta đến phòng tiểu thư.
Lão dẫn nó đi sang dãy nhà thứ nhì. Đây là dãy nhà có nhiều hoa thơm, cỏ lạ nhất. Hàng ngày nó vẫn đến đây tưới cây, nhưng nó chưa thấy tiểu thư bao giờ.
Đức Hiệp đến trước một phòng gõ cửa ba tiếng, rồi nói:
– Tiểu sư muội, ta mang đến cho tiểu sư muội một tên thư đồng mới.
Tiếng nói thanh thoát từ trong vọng ra:
– Có phải thằng nhỏ trồng hoa không? Cho nó vào đi.
Đức Hiệp vẫy Đào Kỳ cho vào. Đào Kỳ vào phòng, thấy một thiếu nữ tuổi khoảng 17-18 ngồi trên ghế đọc sách. Nhan sắc xinh đẹp, dáng người thanh tú. Đôi mi cong lên trông rất khả ái:
– Tôi là tiểu đồng Văn-Lang, đến hầu tiểu thư.
Thiếu nữ nhìn nó từ đầu đến chân rồi hỏi:
– Ta nghe sư huynh Đức Hiệp nói ngươi là con nhà thế tộc danh gia, phạm tội giết quân Hán, đáng lẽ bị tru lục, nhưng nhờ sư huynh ta làm Huyện-úy nên tìm cách chạy tội cho ngươi. Ngươi vì đánh cuộc với cha ta, nên phải làm nô bộc cho ta. Đức Hiệp còn nói: Với khả năng của ngươi, ngươi muốn trốn khỏi Thái-hà trang lúc nào chả được, nhưng tuyệt nhiên ngươi không làm thế. Nô bộc khác thường chỉ làm việc để lĩnh tiền, ham chơi. Còn ngươi thì chả bao giờ ngươi đòi tiền, chăm chỉ cần cù. Như vậy thì người là đấng trượng phu có tư cách, chứ không phải như những kẻ khác, nói đấy rồi lại nuốt lời. Ta có một tên thư đồng, nó bị ốm, ta không muốn ngươi phải tưới hoa nữa, ngươi lên đây làm việc với ta. Lúc rảnh rỗi, ngươi nên đọc sách để mở rộng hiểu biết, còn hơn là tưới cây cắt hoa.
Đào Kỳ xá thiếu nữ:
– Cám ơn tiểu thư quan hoài.
Bây giờ nó mới nhìn kỹ thiếu nữ, nước da trắng mịn, dáng người thanh thoát, đôi mắt sáng, to đẹp vô cùng. Nó so sánh thiếu nữ với sư tỷ Thiều Hoa thì thấy nàng thua xa. Ỏû sư tỷ nó thấy toả ra một vẻ thu hút người ngoài vào. Sư tỷ nó cũng dáng người mảnh khảnh, nhưng cử chỉ linh hoạt hơn, tính tình thì dường như cả hai cùng ôn nhu văn nhã như nhau. Nó hỏi thầm:
– Không biết tiểu thư này có biết võ như sư tỷ mình không? Dường như nàng chỉ đọc sách mà thôi. Đúng ra nàng không đẹp bằng sư tỷ mình, nhưng kể ra cũng khó kiếm được người đẹp như nàng. Không biết có phải nàng là con của Lê Đạo Sinh không?
Công việc của thư đồng chẳng có gì, ngoài việc đốt trầm trong lư hương của tiểu thư, xếp đặt sách vở lại cho gọn, lau chùi án thư đọc sách, mài mực. Nhưng có điều nó muốn chạy chơi thì không được. Nó cứ phải ở phòng đọc sách, tiểu thư gọi nó phải vào. Chỉ có giờ ăn cơm thì nó được tự do thôi.
Sáng hôm ấy, nó vừa đốt trầm hương xong thiếu nữ bảo nó:
– Lát nữa đây thầy của ta đến, ngươi cũng phải chào kính cho lễ độ.
Lát sau, một người trang phục theo lối nho sinh, tuổi khoảng tứ tuần đến. Thiếu nữ cung kính chấp tay:
– Con là Phương Lan cung kính vấn an thầy.
Nho sinh vẫy tay:
– Không dám, tôi cũng kính cẩn vấn an tiểu thư.
Đào Kỳ liếc nhìn nho sinh: Mặt mũi tươi hồng, tiếng nói lớn mà khoan thai, dáng điệu đường bệ. Nó cũng chấp tay hành lễ. Nho sinh hỏi Phương Lan:
– Thư đồng mới đấy à?
Phương Lan nói:
– Thưa thầy, vâng. Chú bé này là con nhà danh gia, vì bị tội nên sư huynh con cứu ra. Cha con cho chú ẩn thân ở đây.
Nghe giọng nói lơ lớ không rõ, Đào Kỳ mới biết nho sinh không phải người Việt, mà là ngưởi Hán. Ông nói:
– Phạm tội à? Nếu phạm thường tội như ăn cắp, ăn trộm thì cần phải dạy dỗ lại, trẻ con đã biết gì? Chú là con nhà danh gia thì chắc không phải ăn trộm ăn cắp đâu. Hắn lại học võ, rồi đi đánh bọn quân Hán hung dữ chứ gì? Hừ... ta còn lạ gì bọn này nữa. Nếu chú phạm tội đó thì không phải là tội, mà là thiếu niên anh hùng. Ta là người Hán, nhưng ta chúa ghét bọn Hán tàn bạo. Ta là nho sinh, đi truyền đạo của Phu-tử, ta coi người Việt, người Hán cũng như nhau. Nhưng người Việt đáng thương hơn.
Đào Kỳ thấy thiện cảm với nho sinh. Nó sang phòng bên ngồi. Bên này, nho sinh đang giảng Bắc sử cho Phương Lan. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, từ hồi Lĩnh Nam cho đến những năm 1925-1926, học sinh thường học hai thứ sử, một là Bắc sử tức sử Trung Hoa, hai là Nam sử tức sử Việt Nam. Vào thời kỳ Lĩnh-nam, học sinh chỉ học Bắc-sử, còn một số ít con nhà danh gia yêu nước mới học Nam-sử. Đào Kỳ là con một Lạc-hầu đất Cửu-chân, chí lúc nào cũng mong phản Hán phục Việt, nên nó được học Nam sử rất kỹ. Nó ngồi yên nghe nho sinh giảng về thời đại Hán-Sở tranh hùng:
“... Xuất thân của Hán Cao-tổ là người thất học, hạnh kiểm, đạo đức cũng không có. Tài không, đức không nên Cao-tổ rất nể sợ những người dòng dõi thế gia. Lưu-hầu Trương Lương, bảy đời làm tướng, được Cao-tổ nể nhất, kế gì cũng tin, nói gì cũng nghe.
Khi được nước rồi thì Cao-tổ không chịu phong tước cho tướng sĩ. Chiều chiều họ hay tụ nhau ở bãi sông đùa nghịch. Cao tổ đứng trên lầu thấy vậy hỏi Trương Lương:
– Các tướng tụ hội nhau làm gì vậy?
Trương Lương dọa:
– Để làm phản.
Cao tổ thất kinh hỏi:
– Tại sao họ phản ta?
Trương Lương đáp:
– Bệ hạ cùng họ vào sinh ra từ, trăm cay nghìn đắng mới có ngày nay. Thế mà khi được nước rồi, chỉ mất một tờ giấy, cho mỗi người một chức, tước, bệ hạ cũng không cho. Ngược lại bệ hạ rình họ có lỗi gì thì mang ra giết. Họ không phản sao được?
Cao tổ hoảng kinh hỏi:
– Thế thì ta phải làm gì?
Đáp:
– Bệ hạ ghét ai nhất?
– Bình sinh ta ghét nhất Ung Sỉ. Khi hắn còn theo Hạng Võ, đã mang quân vây bắt gia quyến ta. Nay tuy về hàng mà ta còn chưa quên.
– Vậy thì ngày mai bệ hạ gọi Ung Sỉ vào phong tước cho y. Tự nhiên những người khác tỉnh ngộ rằng bệ hạ chưa phong chức tước là còn chờ đấy thôi, chứ người bệ hạ ghét nhất còn được phong nữa là... Sau đó bệ hạ phong cho mỗi người một chức, cho họ đi các phương trấn nhậm thì lo gì.
Vì vậy con thấy đấy, phàm khi người nghèo khó thì người ta dễ thân với nhau. Khi có mùi phú quý rồi, thì người ta xa nhau. Cao tổ là người thất học, vô lại, khi được ngôi vua thì quên rằng ngôi vua đó là do những người theo mình mới thành, mất một tờ giấy, phong chức tước cho người ta cũng không. Ba người giúp Cao tổ thành đại nghiệp là: Hàn Tín về quân sự, Tiêu Hà về hành chánh, Trương Lương về chính trị. Trương Lương khôn ngoan, biết sự đã thành rồi, khó sống yên, nên bỏ đi tu mà thoát nạn. Tiêu Hà cầm quyền hành chánh không đáng lo. Cao tổ bắt bỏ tù. Hàn Tín cầm quyền quân sự, Cao tổ lo lắng, đem cả nhà giết đi. Cho nên phê bình về Hán Cao tổ, cổ nhân đã nói “Trương Lương dĩ khứ, Tiêu Hà dĩ ngục, Hàn Tín dĩ trảm, Hán đắc thiên hạ để do Tín vi công,” nghĩa là Trương Lương bỏ đi tu, Tiêu Hà bị tù, Hàn Tín bị giết. Nhà Hán được thiên hạ đều do công của Hàn Tín.”
Đào Kỳ đã đọc sử về giai đoạn này, nhưng nó không được thầy đồ phẩm bình. Nay nghe nho sinh này phê bình đanh thép, nó đâm ra khâm phục. Nó nghĩ:
– Dạy sử như thế thì hãy nên dạy. Chứ dạy sử chỉ là kể truyện xưa thì kể làm gì. Nho sinh này là người Hán, mà không hề thiên vị các vua nhà Hán.
Sau khi giảng sử, thì nho sinh cho Phương Lan nghỉ một lúc rồi lại giảng về kinh Dịch. Hồi ở Cửu-chân, Đào Kỳ chuẩn bị học kinh Dịch thì xảy ra biến cố, nên nó chưa được biết gì về khoa học tối cao này. Nho sinh giảng về học thuyết Âm Dương:
“... Âm Dương là kỷ cương của trời đất. Truyền thuyết nói rằng học thuyết Âm Dương là do vua Phục Hy tìm ra, sai lắm. Âm Dương là một học thuyết về sự tuần hoàn của vũ trụ: Trời là Dương, đất là Âm. Nắng là Dương, mưa là Âm. Khí là Dương, huyết là Âm. Học thuyết Âm, Dương bao trùm tất cả các môn học như: Ăn uống, địa lý, lịch sử, võ học.
Nhưng trong con người ta thì phía lưng là Dương, phía bụng ngực là Âm. Bên trái là Dương, bên phải là Âm. Phía trên là Dương, phía dưới là Âm. Trong người thì Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận là Âm. Còn Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang, Đởm là Dương.
Phàm con người tập võ cũng phải hiểu quy luật Âm Dương. Đánh là Dương, thủ là Âm. Ngoại công như các chiêu thức là Dương, còn nội công tức luyện cho lực khoẻ là Âm. Tập võ, cũng như luyện võ, cần phải giữ cho Âm, Dương thăng bằng. Âm Dương không thăng bằng thì sẽ mất, không thành công. Có người lo luyện chiêu thức, nhưng chiêu thức tinh diệu mà đánh ra không có lực thì cũng vô ích”.
Đào Kỳ nghe nho sinh giảng đến đâu, tỉnh ngộ đến đó, nó nghĩ:
– Tại sao ta không đem học thuyết Âm Dương áp dụng vào việc luyện võ? Lối luyện võ của nhà ta thiên về Dương cương, nên muốn trở thành cao thủ thường phải lớn tuổi mới đạt được. Nếu ta biết điều hoà Âm Dương thì có thể tiến mau hơn được.
Phương Lan hỏi:
– Thưa thầy, trong các võ phái Lĩnh-nam, đã có phái nào biết áp dụng học thuyết Âm Dương chưa?
Nho sinh đáp:
– Phái Long-biên thì thiên về Âm nhu. Phái Cửu-chân, Hoa-lư thì thiên về Dương cương. Phái Sài-sơn thì khi cương khi nhu, nhưng họ không nhất thiết luyện võ, mà còn học cả y học, trồng hoa, văn học và cả nghệ thuật nấu ăn nữa. Phái Tản-viên toàn Dương cương, trước đây Vạn-tín hầu Lý Thân có nhân các chiêu số Dương cương, chế ra các chiêu Âm nhu chống lại. Nhưng chính ngài cũng chỉ sử dụng từng chiêu một hoặc Âm hoặc Dương chứ chưa thể hợp nhất Âm, Dương làm một.
Phương Lan im lặng một lúc hỏi:
– Cha con thường nói rằng, ngày trước phái Tản-viên nhà con uy danh lừng lẫy với Phục ngưu thần chưởng của phò mã Sơn Tinh. Sau phò mã Sơn Tinh bị bại về tay Vạn-tín hầu Lý Thân, nguyên vì Vạn-tín Hầu dùng nhu thắng cương. Dù thắng được Sơn Tinh, nhưng ngài cũng khâm phục kẻ chiến bại, nghiên cứu Phục ngưu thần chưởng, rồi chế ra 36 chiêu Âm nhu chống lại, và cũng đặt tên là Phục ngưu thần chưởng. Chưởng pháp này lưu truyền trong phái Tản-viên chỉ được có một đời. Đến đời sau thì 36 chiêu Âm nhu không sử dụng được, vì không có nội công Âm nhu của Vạn-tín hầu... Rồi dần dần cho đến nay chính 36 chiêu Dương cương cũng bị mai một. Cha con là đệ nhất cao nhân của phái Tản-viên mà cũng chỉ biết có 12 chưởng.
Nho sinh gật đầu:
– Đúng thế, nếu ai học được nội công Âm nhu của Long-biên với nội công Dương cương của Tản-viên và Cửu-chân thì sử dụng được toàn bộ Ngưu phục thần chưởng.
Chiều hôm đó, Đào Kỳ xếp sách cho Phương Lan, nó thấy bộ Lục-thao bèn cầm lên xem:
– Bố ta nói ngày trước Khương Tử Nha có tài trùm hoàn vũ, thứ nhất là thuật dùng người, thứ nhì là thuật cai trị, thứ ba là thuật dụng binh, giúp Võ vương nhà Chu được thiên hạ. Sau Khương Tử Nha chép lại thành bộ Lục-thao. Bộ này người Hán dấu diếm không cho truyền sang đất Việt. Lục Trúc tiên sinh giao thiệp với người Hán nhiều nên mới có sách này. Ta ở đây chẳng làm gì, tại sao không học, để sau này dùng phản Hán phục Việt? Lấy Lục-thao đánh Hán đúng là Giáo Chệt đâm Tầu vậy. Bố ta bảo: Người Hán có cái hay thì học lấy, cái dở thì tránh đi. Người Hán tốt thì thân, người Hán xấu thì tha. Đừng vì người Hán xấu mà ghét hết người Hán và ghét cả học thuật của họ.
Từ đấy hàng ngày ngồi cho Phương Lan sai, nó ôm cuốn Lục-thao nghiền ngẫm. Chỗ nào khó hiểu, nó chịu khó đọc đi đọc lại, thì sáng nghĩa ra. Có ai ngờ một bộ sách triết lý về quân chính cao như vậy, mà đến tay một đứa nhỏ, lòng đầy tự hào gia thế, dân tộc, nên hiểu thấu. Tuổi nó tuy mới 13, nhưng nó đọc sách đó, nó có những suy nghĩ như người lớn. Nó nhận thấy nho sinh dường như giảng tất cả những loại sách Bách-gia, Chư-tử cho Phương Lan, dù những thư đó nàng không thích, không cần thiết cho nàng.
Một hôm sau giờ dạy, Phương Lan bưng ra một thùng hoa quả, gồm mít, chuối, ổi, cam và bưởi dâng cho nho sinh. Nho sinh nói lời cám ơn, bảo Đào Kỳ:
– Cháu bé, phiền cháu mang ra xe cho ta.
Đào Kỳ mang thùng hoa quả ra chỗ xe ngựa của nho sinh. Khi rời xa phòng Phương Lan, nho sinh hỏi nó:
– Tất cả những bài ta giảng, cháu hiểu hết không?
Đào Kỳ giật mình. Không ngờ nho sinh tinh tế đến như thế, dù nó ngồi ở phòng bên kia, ông cũng biết nó lắng tai nghe. Bây giờ nó mới hiểu rằng sở dĩ ông giảng lớn tiếng và giảng toàn những loại sách chính trị, quân sự cho Phương Lan là cốt cho nó nghe. Nó cảm thấy trong lòng dâng lên một niềm ghi ơn sông rộng:
– Tiên sinh! Cháu hiểu hết tất cả những gì tiên sinh giảng. Cháu biết thâm ý tiên sinh giảng sách cho cháu nghe hơn là cho Phương Lan, ân nghĩa này không bao giờ cháu quên. Xin tiên sinh cho cháu biết danh tánh.
Nho sinh nói:
– Ta họ Lục, tên Mạnh Tân, người đất Kinh-châu. Ta thi đỗ Hiếu-liêm, làm quan Thái-sử của Hán triều. Nhân ta buồn thế sự, nảy ra ý sang Giao-chỉ truyền đạo thánh hiền. Ta sang mở trường dạy học ở Long-biên, học trò ta có cả Hán lẫn Việt. Ta... ta... rất khâm phục những người hào kiệt như cha cháu. Ta chống thái thú Nhâm Diên, Tích Quang lợi dụng đạo thánh để đồng hoá người Việt, hơn là thực tâm truyền bá học thuật. Tại sao Việt phải nhập vào Hán? Việt là Việt, Hán là Hán, hai nước hàng xóm thân thiết với nhau có hay hơn không? Kể từ ngày mai, nếu cháu có gì thắc mắc cứ hỏi ta. Lục-trúc tiên sinh nể ta lắm, không dám làm khó dễ cháu đâu.
Khi Lục Mạnh Tân lên xe, Đào Kỳ quỳ gối xuống lạy bốn lạy:
– Xin thầy nhận cho con bốn lạy này.
Mạnh Tân để Đào Kỳ lạy rồi nói:
– Từ nay con là học trò ta, cũng như Phương Lan.
Đào Kỳ gặp Mạnh Tân, nghe lời ông nói, như người ở dưới sình lầy được lên bờ tắm gội. Nó tự nhủ từ nay tối thì nó luyện võ, ngày thì nó đọc sách. Sau này gặp lại cha mẹ, thấy nó học được nhiều, chắc mừng lắm.
Kể từ hôm đi Long-biên về tới nay là 15 ngày, nó ước chừng người của Thái-hà trang không theo dõi nó nữa. Đợi trời tối, nó dùng giấy dầu gói giấy bổi, đá lửa, nến, rồi dắt dao truỷ thủ ra bờ ao. Nhìn kỹ xung quanh không có ai. Nó cởi quần áo dấu kín, rồi xuống ao, lần vào đường hầm đến nhà tù. Nó vừa thò đầu lên nhìn qua song gỗ, thì thấy trong sân nhà tù có ánh sáng từ một căn phòng rọi ra. Từ căn phòng đến chỗ nó ẩn không xa cho lắm. Nó nghe rõ hơi thở của bọn người cùng vọng ra.
Có tiếng nói của đàn bà:
– Sư phụ, hôm nay chúng tôi tới thăm sư phụ để hỏi về vấn đề đó. Đã bảy năm rồi còn gì nữa. Mỗi năm vào cuối mùa thu, chúng tôi lại tới thăm người, hỏi lại một lần. Sáu lần trước sư phụ không chịu nói, đến nỗi bị Lục-trúc tiên sinh tra khảo, chân bị tật đi không nổi nữa. Đời người được mấy chốc? Sư phụ nói đi, Lục-trúc tiên sinh sẽ thả người ra.
Đào Kỳ nhận ra tiếng của người phụ nữ mà nó gặp ở quán nước cách đây không lâu. Nó nhớ phụ nữ này còn đi với hai sư huynh nữa.
Có tiếng người già trả lời:
– Mai Huyền Sương, ngươi còn dám mở miệng gọi ta là sư phụ ư? Người cùng Lê Nghĩa Nam, Hoàng Đức Tiết đánh thuốc cho ta mê, bắt nộp cho Lê Đạo Sinh, để tra khảo ta phải khai ra cách luyện nội công tâm pháp của Vạn-tín hầu, cùng bài quyết biến hoá của phái Long-biên. Đời nào ta khai. Ta biết Lê Đạo Sinh muốn có nội công Âm nhu hợp với nội công Dương cương của phái Tản-viên. Y luyện rồi hợp lại để sử dụng Phục Ngưu thần chưởng. Ta đã không khai bảy năm rồi, thì vĩnh viễn ta không khai. Người đừng hỏi vô ích.
Một giọng khác nói:
– Nguyễn Phan! Ngươi không khai, thì rồi ngươi cũng chết rục xương trong nhà tù này mà thôi. Ngươi giữ bí quyết võ cơng mà làm gì?
Tiếng người già nỏi:
– Lê Nghĩa Nam, khi xưa ngươi đến cửa ta bái sơn, được ta thu nhận làm đệ tử, dạy cho ngươi võ công đến trình độ ấy kể cũng hiếm có. Không ngờ ngươi lại đi theo bọn Lê Đạo Sinh, bị ta bắt được, ngươi phản sư môn. Bây giờ người còn dám kêu tên ta nữa sao?
Lê Nghĩa Nam nói:
– Ta kêu ngươi là tên gian tặc. Được, chúng ta rời khỏi đây. Trong ba ngày ngươi sẽ không được cho ăn, cho uống, xem ngươi có gan được nữa không? Ngươi sẽ bị con tỳ, con vị của ngươi nó hành hạ. Sau ba ngày ta sẽ đến hỏi ngươi. Ngươi nói thì ta cho ăn, ngươi không nói thì ta để ngươi chết.
Đào Kỳ thấy cánh cửa mở, rồi ba người đi ra. Đức Hiệp đứng ở ngoài khoá cửa lại. Cả bốn người đi về phía cổng. Đức Hiệp khoá cổng rồi cùng đi.
Đào Kỳ chui ra ngoài hầm, lên khỏi cái ao nhỏ. Nó đến phòng giam Nguyễn Phan, dùng chìa khoá làm ở Cổ-loa cho vào ống mở. Cách một tiếng, ống khoá mở ra, nó kéo xích, đẩy cửa bước vào. Trong phòng có tiếng hỏi sẽ:
– Ai?
Đào Kỳ nhận ra tiếng Nguyễn Phan, nó nói:
– Suÿt! Chớ lên tiếng, tôi tới cứu tiền bối đây.
Nó móc bọc giấy dầu, mở ra lấy đá lửa đánh lên, châm vào ngọn nến. Ánh sáng toả ra, nó thấy một lão già, râu tóc dài xuống tới lưng, bạc trắng như cước, song mặt thì lại trẻ như người năm mươi.Nó biết là Nguyễn Phan, chưởng môn phái Long-biên, bị mất tích đã bảy năm, không ngờ ông bị xiềng hai chân trong hai cái vòng sắt. Nguyễn Phan bị xích vào một cái cột sắt lớn, chôn ở giữa phòng. Trong phòng mùi hôi hám xông lên nồng nặc cực kỳ khó chịu.
Nguyễn Phan thấy Đào Kỳ cởi trần, chỉ mặc một cái quần lót, thì hỏi:
– Chú em làm sao chú có chìa khoá, làm sao vào được đây?
Đào Kỳ phất tay:
– Khoan rồi hãy kể chuyện. Cháu phải cứu tiền bối ra đã.
Nó rút con dao truỷ thủ cắt xích sắt. Nhưng Nguyễn Phan lắc đầu:
– Vô ích cháu ơi. Xích sắt này bằng thép. Lê Đạo Sinh luyện chế đặc biệt để giam tù nhân. Với con dao bằng sắt non thì làm sao cháu cắt nổi. Những xích sắt này, do xưởng luyện kim của quân Hán luyện ra, không đao kiếm nào chặt được.
Đào Kỳ thở dài tỏ ý thất vọng:
– Vậy cháu phải làm sao bây giờ? Cháu đi gọi đệ tử của phái Long-biên kéo đến cứu tiền bối được không?
Nguyễn Phan nói:
– Vô ích, ta có bốn đệ tử, thì ba đứa phản ta rồi. Nay một đứa kéo đến thì ăn thua gì? Vả lại dù cả bốn đứa cũng không phải đối thủ của Lê Đạo Sinh.
Đào Kỳ không chịu:
– Cháu sẽ đi Long-biên, mua cái búa thật tốt về đây, chặt xích cứu tiền bối. Khi chân tay tiền bối cử động được rồi thì còn sợ gì Lê Đạo Sinh nữa?
Nguyễn Phan nói:
– Chân ta bị liệt rồi. ngươi có chặt xích thì cũng không đưa ta khỏi nơi này được đâu.
Nguyễn Phan nghĩ một lúc rồi nói:
– Ừø, lúc cháu vận sức cắt xích sắt, ta thấy cháu sử dụng nội công của phái Cửu-chân. Vậy cháu với hai thằng bé con có hiệu là Cửu-chân song hiệp là chỗ thế nào?
Đào Kỳ thấy Nguyễn Phan gọi bố với cậu mình là hai thằng bé con, nó có vẻ bất mãn.Nhưng nó nghĩ lại ngay:
– Ông này là thái sư phụ của chưởng môn Long-biên là Nguyễn Trát. Mà võ công, tuổi tác Nguyễn Trát đều hơn bố nó, thì ông có gọi bố nó là bé con cũng chẳng có gì là lạ.
Nguyễn Phan dường như hiểu ý nó, nói:
– Ngươi bất mãn à? Ngày xưa Đào Thế Kiệt, Đinh Đại theo thái sư phụ từ Cửu-chân ra Cối-giang, có ở lại trang ta chơi mấy ngày. Bấy giờ chúng nó khoảng 20 hay 21 tuổi gì đó. Ta với thái sư phụ của nó đàm đạo võ công, chúng nó đứng hầu một bên, thỉnh thoảng cũng đối đáp được vài câu.
Đào Kỳ nghe ông kể, bớt bất mãn phần nào:
– Cháu là con út của Đào lạc hầu.
Nguyễn Phan reo lên:
– Hay thực, ngươi là con Đào Thế Kiệt hèn chi nghĩa hiệp. Làm sao ngươi biết ta ở đây vào cứu?
Đào Kỳ kể vắn tắt câu chuyện từ khi rời Cửu-chân đến giờ cho lão nghe.
Lão thở dài nói:
– Như vậy là sau khi ta bị giam, đệ tử của ta tranh giành chưởng môn đánh nhau. Nguyễn Thuật được chức chưởng môn, nhưng chỉ được có năm năm thì nó chết. Hiện con nó là Nguyễn Trát thay quyền. Chà... nguy quá. Nếu bọn Lê Nghĩa Nam, Hoàng Đức Tiết, Mai Huyền Sương trở lại tranh giành chức chưởng môn thì Nguyễn Trát làm sao địch lại?
Tính tình ông khiêm khiêm, nhã nhặn. Người chính phái hay tà phái, ông cũng giao du, coi như nhau. Tuy lĩnh chức Đô-úy, nhưng ông hay cứu giúp người bị nạn. Các học trò của ông làm huyện úy cũng theo gương ông. Vì vậy dân chúng Giao-chỉ ít nổi dậy chống Tích Quang. Đất Giao-chỉ trải qua một thời gian dài thanh bình.
Giới võ lâm Lĩnh Nam đặt cho ông tên hiệu là Lục-trúc tiên sinh, vì trong Kinh thi có bài thơ ca tụng người quân tử như sau:
Chiêm bỉ kỳ úc,
Lục trúc a a,
Hữu phỉ quân tử,
Như thiết như tha.
Bài thơ Lục-trúc trong kinh Thi, có nghĩa là: Hãy coi kìa cây trúc xanh, lá tươi tốt. Có người quân tử đầy lòng quảng đại. Vì ảnh hưởng của kinh Thi cho nên sau này người ta dùng cây trúc tượng trưng cho người quân tử.
Thời bấy giờ, thì nước Việt bị chia ra làm sáu quận: Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam, Nam-hải, Quế-lâm, và Tượng-quận. Mỗi quận có một Thái-thú đứng đầu, coi về cả hành chánh lẫn quân sự. Một Đô-sát sẽ coi về tế tác, tương đương như ngày nay là cảnh-sát, công-an. Mỗi quận lại chia làm nhiều huyện. Mỗi huyện có một Huyện-lệnh, đều là người Hán, do triều đình Hán cử sang. Dưới Huyện-lệnh có một Huyện-úy chỉ huy về quân sự. Trước kia thì chỉ người Hán mới giữ đó. Từ ngày Lĩnh-nam công, Bình-nam đại tướng quân được phong cai trị Lĩnh-Nam, ông là người nghĩa hiệp, muốn hoà giải thù hận Hán, Việt, cũng trọng dụng người hiền tài, ông ra lệnh cho các Thái-thú, mời những người trong võ lâm, tài đức ra làm Huyện-úy. Cạnh Huyện– lệnh còn có sở Tế-tác, đặt dưới quyền một giám sở. Hầu hết là người Hán. Dưới Huyện-lệnh là các trang, các ấp. Mỗi trang, ấp được cai quản bởi một Lạc-hầu, Lạc-tướng nếu là đồng bằng. Còn lại miền rừng núi thì lại chia ra làm châu, động, được cai quản bởi Châu-trưởng, Động-trưởng. Các chức Lạc-hầu, Lạc-tướng, Châu, Động– trưởng có tính cách cha truyền con nối. Mỗi vị cai trị dân của mình như một nước riêng biệt.
Lê Đạo Sinh làm chủ trang Thái-hà ở vùng Long– biên. Trang này lưu truyền từ cha đến con đã mấy đời. Cho nên người ta còn gọi ông là Thái-hà hầu.
Hôm nay Lê Đạo Sinh dạo chơi chợ Long-biên, thấy bọn quân Hán tàn sát dân chúng, rồi Đào Kỳ, Giao Chi, Nguyễn Tam Tín và Thiều Hoa can thiệp. Quan sát qua, ông cũng biết đó là những đệ tử danh gia. Ông cho đệ tử là Hoàng Đức, Huyện-uý Long-biên bắt Đào Kỳ về tra hỏi. Đào Kỳ dùng mưu trốn thoát, ông theo dõi bắt nó về, để hỏi cho ra nguồn gốc, hầu che chở cho nó.
Đào Kỳ vào Thái-hà trang, nó liếc mắt nhìn qua, thấy rộng lớn hơn Mai-động đã đành, có mòi còn lớn hơn Đào trang nhà nó nữa.
Nhà cửa trong trang đều xây bằng gạch nung, mái lợp bằng cỏ gianh, tường quét vôi trắng. Cứ mỗi nhà lại có cái cổng vào riêng. Trong cổng là một cái sân trồng cây ăn trái, hay hoa. Trước nhà là một đống rơm, sau mỗi căn nhà có một cái nhà nhỏ để làm bếp, làm chuồng trâu, nuôi gia súc. Cứ nhìn qua, nó cũng biết Thái-hà trang rất giàu.
Lê Đạo Sinh thấy nó nhìn ngơ ngác thì hỏi:
– Mi thấy Thái-hà trang của ta so với Đào trang của ngươi thế nào?
Đào Kỳ đáp sự thực:
– Tôi mới coi qua thì thấy dường như rộng lớn, giàu có hơn. Sự thực thế nào thì tôi chưa biết được.
Tới một dinh thự lớn, nằm giữa khu vườn rộng, Lê Đạo Sinh giới thiệu với Đào Kỳ:
– Đây là nhà của lão phu.
Đào Kỳ nhìn phía ngoài là một cái cổng lớn, có ba cửa. Cột cửa cổng bằng gỗ lim, chạm xà cừ óng ánh. Nóc cổng lợp ngói xanh. Cổng giữa có hai cánh cửa cũng bằng gỗ, trên cạnh cửa có chạm hình hai con hổ vờn nhau. Hai cánh cổng hai bên, nhỏ hơn một chút. Nối tiếp cổng là hàng rào bằng trúc, cắt tỉa cầu kỳ thành hình hai con hạc chầu vào cổng.
Ngoài cổng có gia đinh đứng gác. Chúng thấy Đạo Sinh thì mở rộng cửa giữa cho ông đi vào. Trong cổng là một cái sân lớn, giữa sân có cái ao rộng, nước trong veo, trồng đầy sen. Trên bờ ao, là những phiến đá xanh mỏng lớn, đặt sát nhau thành một đường đi. Từ cổng vào, hai con đường đi vòng qua hai bờ ao, dẫn đến một ngôi nhà lớn. Ngôi nhà xây bằng gạch, cao hai tầng, mái lợp ngói xanh. Ngôi nhà hai tầng được nối với hai dãy nhà dài đến mười gian. Trước nhà có hàng hiên chạy dài.
Đi qua hai dãy nhà này, ra phía sau, có hàng chục dãy nhà khác. Đào Kỳ nhìn không biết chán, nó nghĩ:
– Lê tiên sinh giàu gấp mấy bố mình. Coi kiến trúc này, thì tiên sinh có thua gì phủ Thái thú Cửu– chân đâu?
Đạo Sinh dẫn Đào Kỳ vào đại sảnh đường, gặp một lão già tuổi trên 50, Đạo Sinh giới thiệu với nó:
– Lão phu lớn tuổi rồi, lại hay tiêu dao sơn thuỷ, ít chú ý đến việc đời, vì vậy trang Thái-hà này do đại đệ tử của lão là Lê Đức Hiệp trông coi. Người đã thua lão phu, muốn tỏ ra anh hùng hảo hán thì phải chịu sự chưởng quản của Đức Hiệp.
Lão giới thiệu Đào Kỳ với Đức Hiệp:
– Này Đức Hiệp, ta giới thiệu với con, đây là tên nô bộc mới của ta. Nó thuộc con nhà danh gia, võ công cũng khá. Ta dùng nó vào việc tưới cây cảnh trong dinh này. Con kiếm cho nó một phòng ở sạch sẽ. Ăn uống, thì cho nó ăn uống như những nô bộc hạng nhất. Tuy vậy không được coi nó là nô bộc như những người khác. Nó được tự do đi lại, tiền lương bổng thì trả cho nó gấp ba. Nếu nó cần chi tiêu thêm thì có thể cho gấp mười. Đúng ra thì nó bị xử tử hình. Ta đứng ra bảo lĩnh nên nó không bị giết. Ta giữ nó trong trang mục đích để an toàn cho tính mệnh nó, khỏi bị người Hán truy lùng. Đợi sau này tìm được cha mẹ nó thì giao trả.
Đạo Sinh bảo Đào Kỳ:
– Ngươi không dùng tên Đào Kỳ được nữa rồi. Nếu ngươi giữ nguyên họ Đào thì e khó che mắt bọn quân Hán. Hồi sáng, ngươi xưng là Văn-Lang vậy ta cứ gọi ngươi là Văn-Lang.
Đào Kỳ đi theo Đức Hiệp. Nó được dẫn đi qua bảy dãy nhà khác nhau, tới dãy thứ tám thì lão lấy chùm khìa khoá mở một căn phòng ra chỉ cho nó:
– Chú em, đây là phòng chú. Luật lệ trong trang là giờ Mão thì điểm danh. Sau đó ăn cơm sáng, và bắt đầu làm việc. Giờ Ngọ thì ăn cơm trưa. Đến giờ Thân nghỉ, ăn cơm chiều. Cơm chiều xong thì tự do, ai muốn làm gì thì tuỳ ý.
Đào Kỳ nhìn vào trong phòng thấy có một cái phản, trên phản trải chiếu, phòng có cửa sổ mở ra sân. Trên bàn có một cái đèn dầu. Nó bước vào phòng cất đồ. Treo thanh kiếm lên tường. Cây côn đồng, nó để lên giường.
Đức Hiệp vẫy tay cho nó đi theo, chỉ cho nó chỗ ăn cơm, phát cho nó hai bộ quần áo màu xanh, bảo nó:
– Nô bộc ở đây đều mặc quần áo màu xanh cả. Chú phải thay quần áo đi.
Lão chỉ về phía sau, có bốn căn nhà nối nhau theo hình vuông, ngoài có hàng rào tre kiên cố, cửa vào tráng đinh canh phòng nghiêm ngặt dặn nó:
– Kia là cấm địa. Nếu chú tới đó, thì đệ tử của lão gia sẽ đánh chú què chân. Chú phải nhớ đừng quên mà nguy tai.
Đào Kỳ nhủ thầm:
– Cái gì mà là cấm địa. Đã vậy ta phải dọ thám xem cho biết mới được.
Kể từ hôm đó, Đào Kỳ chuyên tưới hoa, cắt xén cây cảnh trong vườn. Ngày ngày theo bọn nô tỳ ăn uống. Lúc rỗi nó dạo khắp trang. Nó khám phá ra trang lớn gấp mấy Đào trang nhà nó, tráng đinh ít ra cũng vài ngàn. Nhân khẩu có tới hơn vạn. Dân chúng nhà nào cũng giàu có, nuôi trâu, nuôi lợn, gà rất nhiều. Nó đến góc phía Đông thì thấy một dãy nhà, trong dãy có bọn thợ rèn đang rèn cuốc, dao, cày, búa.
Ban ngày làm việc, tối đến, nó đóng cửa lại luyện võ. Thỉnh thoảng nó ra ngoài trang chơi, hỏi thăm đường đi Cổ-loa. Người ta chỉ cho nó biết rằng Cổ-loa cách đây khoảng một ngày đường mà thôi. Nó định hôm nào xin phép lão Đức Hiệp đi Cổ-loa để tìm tin tức cha mẹ.
Một hôm Đức Hiệp bảo nó:
– Dưới ao sen đàng trước có mấy cây bèo, vậy chú lội xuống vớt lên, vì để lâu bèo sinh ra nhiều, thì khó vớt.
Nó nhảy xuống ao vớt bèo. Nhân tiện bơi lội trong ao chơi đùa. Nước ao khá trong, nó lặn xuống dưới, đuổi bắt cá. Hồi ở Cửu-chân, nó nổi tiếng là con rái cá. Nó thường lặn dưới nước bắt cá dễ dàng như không. So với cá biển, cá ở ao Thái-hà trang dễ bắt hơn nhiều. Nó bắt được con cá chép, rồi lại thả ra. Nó thoáng thấy một con cá trắm lớn bơi qua trước mặt nó, nó vội đuổi theo. Con cá trắm chui ngay vào cái hang lớn. Nó cũng chui theo. Nó mải đuổi theo con cá trắm, một lúc thì thấy hang hẹp chỉ còn một người qua lọt. Nó dơ tay xem hang có cao không, thì thấy khoảng trống không. Nó đứng dậy mới hay cửa hang nhỏ, chìm dưới nước. Còn vào trong là một đường hầm, nửa dưới nước, nửa trên cạn. Nó tiếp tục đi nữa thấy ánh sáng lọt vào, thì ra hang cá là một con sông ngầm thông với bên ngoài. Tới chỗ có ánh sáng, bị vướng bảy tám cái cột gỗ đóng như chấn song, người chui qua không lọt. Nó ghé mắt nhìn qua bên kia, là một cái ao nhỏ. Trên bờ ao có căn nhà. Nó nhận ra được đó là căn nhà Đức Hiệp bảo với nó là cấm địa.
Nó nghĩ thầm:
– Cấm địa gì đây? Tại sao lại có đường thông với ao? Ta phải vào dọ thám xem mới được.
Quyết định rồi, nó lội trở ra, lên bờ mặc quần áo ăn cơm. Chờ trời tối cho mọi người đi ngủ, nó lấy kiếm dắt vào lưng rồi ra bờ ao, cởi quần áo dấu vào bụi hoa, lặn xuống ao, lần theo đường cũ mà đi. Tới chỗ chấn song, nó dùng kiếm vận sức vào tay cắt một thanh nhỏ. Nó khôn ngoan cắt khúc chìm dưới nước, để không bị khám phá ra. Nó nhỏ người, nên sau khi cắt một cột, nó chui tọt vào trong được.
Ra khỏi hầm là một cái ao nhỏ, nó đứng lên đi vào bờ. Đảo mắt nhìn nó thấy bốn gian nhà làm dính với nhau thành hình vuông. Mỗi gian dài khoảng mười trượng. Những gian nhà này chia thành nhiều phòng nhỏ. Mỗi phòng đều có một cửa sổ rất nhỏ, đút lọt một nắm tay, và một cái cửa lớn. Cửa được khoá bằng những ổ khóa to. Nó đi một vòng hết bốn dãy nhà, mỗi dãy có một lối thông cắt ngang ra phía trước, thông với cái cổng.
Nó ngồi im suy nghĩ:
– Bốn dãy nhà, đều có phòng nhỏ khoá kín. Mỗi dãy có lối thông với cổng. Ngoài cổng ban ngày có người gác, ban đêm thì lại khoá chặt. Thế những gian nhà này chứa gì đây?
Có tiếng ho từ trong nhà vọng ra, nó giật nảy người lên:
– Tại sao trong phòng có người ho? Vậy những người này là ai? Chắc chắn họ bị giam ở đây rồi. Thì ra đây là một nhà tù. Lục-trúc tiên sinh giam ai ở đây?
Nó đến trước phòng có tiếng ho, sờ soạng định tìm cách mở cửa, nhưng cửa gỗ rất chắc chắn, khoá bằng cái khoá lớn, không có cách nào vào cả. Nó suy nghĩ:
– Ta hãy tạm trở về, lần sau tìm cách mang đá lửa, gỗ bồi vào đây để đốt lên thì may ra tìm được manh mối vào nhà tù.
Nó theo lối cũ trở về, mặc quần áo vào phòng ngủ. Nó tự nhủ rằng phải tìm cách đột nhập vào phòng Đức Hiệp, để ăn cắp chìa khoá nhà tù mới được. Từ đó ngày ngày nó rình Đức Hiệp, thấy mỗi ngày y cùng gia đinh khiêng mấy thùng cơm lại khu nhà tù. Nó đoán rằng lão cho tù ăn. Nó chờ cho đến khi lão trở về, tay lão cầm hai chùm chìa khoá. Nó đoán rằng đó là chìa khoá mở nhà tù. Nó vờ đi sau lão, tới phòng cất chìa khoá nó hỏi:
– Đức Hiệp lão gia, cháu muốn lão gia giúp cháu một việc được không?
Đức Hiệp gật đầu:
– Được, việc gì chú nói tôi nghe xem có giúp được chú không đã.
Lão vào phòng, nó đi theo. Lão treo chìa khoá lên tường. Nó liếc thấy trên tường có rất nhiều chìa khoá, nó ghi nhớ hai cái chìa khoá lão mới treo lên, rồi nói:
– Chuyện của cháu nhờ thì dễ quá. Cháu có người thân ở Cổ-loa. Vậy đến ngày rằm này lão gia cho cháu nghỉ ba ngày đi thăm họ hàng.
Đức Hiệp gật đầu:
– Chú đến đây đã mấy tháng, làm việc chăm chỉ, vườn hoa tươi tốt, hoa nở rất đẹp. Ta thưởng cho chú nghỉ ba ngày đi thăm người nhà. Ta quên mấy tháng qua chưa phát lương cho chú. Nô bộc hạng nhất mỗi tháng được ba chục đồng tiền. Đây ta phát cho chú 270 đồng, tức ba tháng lương.
Lão đưa tiền cho Đào Kỳ. Đào Kỳ cám ơn lão rồi về phòng.
Nó ra bờ ruộng lấy mấy cục đất bùn nắn thành hai miếng vuông vức, rồi đem phơi nắng. Đến ngày thứ năm, hai viên đó đã khô gần cứng. Nó rình chờ lão Đức Hiệp ra khỏi phòng, lập tức chui vào phòng lão, lấy hai cái chìa khoá để lên viên đất, lấy viên thứ nhì úp lên, ấn mạnh một cái, hai cái chìa khoá in dấu vào viên đất. Nó treo chìa khoá lên chỗ cũ rồi ôm hai cục đất về phòng.
Trưa hôm đó nó tới chào lão Đức Hiệp rồi thuê xe ngựa đi Cổ-loa. Xe ngựa phải đi mất hơn ba giờ mới tới nơi. Bước xuống chợ Cổ-loa lòng nó chứa chan tủi hận.
Đây là Cổ-loa, xưa An-Dương vương đã xây thành này. Nay tuy đã bị phá, nhưng nhiều chỗ tường vẫn còn. Dân chúng cố đô khá đông đúc. Nó tìm vào quán nước uống, hỏi thăm chủ quán:
– Thưa bác, cháu hỏi thăm bác vùng này có nhà nào họ Đào không?
Bà lão chủ quán lắc đầu ngơ ngác trả lời:
– Tôi ở đây từ thuở bé, chưa tùng biết một vị nào họ Đào cả.
Câu trả lời của bà chủ quán nước làm cho nó thắt tim lại. Rõ ràng trước khi xảy ra trận đánh cảng Bắc, bố nó dặn dò mọi người rằng nếu thất lạc chạy ra Cổ-loa tìm chú nó là Đào Thế Hùng. Năm trước đây, Thái-thú Nhâm Diên đưa ra chương trình Hán hoá đất Cửu-chân, gia đình họ Đào đã biết rõ âm mưu độc địa đó, cương quyết chống lại. Bố nó bàn với chú nó dẫn tráng đinh ra kinh đô cũ nhà Thục là Cổ-loa lập nghiệp làm thế ỷ dốc. Nếu Cửu-chân có gì, thì còn đất mà sống. Bây giờ, nó tới đây hỏi tin tức, thì tin chú không có đã đành, còn bố mẹ, cậu nó hiện ra sao? Phiêu bạt nơi đâu? Bị Hán quân đánh chìm xuống bể hay bị giết hết rồi? Điều này nó có thể nhờ Nghiêm Sơn tìm dùm.
Nó tự nghĩ:
– Từ Long-biên lên Luy-lâu cũng không xa, ta phải lên đó để gặp Nghiêm đại ca mới được. Không biết từ hôm thất tán đến giờ sư tỷ ta đi đâu? Chắc lại chạy về Mai-động. Ta chỉ việc về Mai-động là gặp sư tỷ ngay. Dù sao, ta cũng phải dọ thám cho ra nhà tù của Lê Đạo Sinh cái đã. Y giam ai? Tại sao những người đó lại bị cầm tù? Y cầm tù người ta để làm gì?
Nghĩ đến bố mẹ, anh, sư huynh hiện không biết lưu lạc phương nào, nó thất vọng. Tai nghe tiếng bình bịch phía sau. Nó nhìn về đó thì thấy một lò rèn đang làm việc. Nó đến nơi hỏi người thợ rèn:
– Này chú, chú có biết làm chìa khoá không?
Người thợ rèn gật đầu:
– Cậu muốn làm chìa khoá gì?
Nó đưa hai viên đất khô ra nói:
– Tôi có hai cái chìa khoá đã in dấu vào đây, chú làm cho tôi mỗi thứ một cái.
Người thợ rèn cầm lên xem, thấy ngộ nghĩnh nói:
– Được, tôi làm cho cậu, nhưng phải hai đồng một cái.
Nó bằng lòng. Người thợ rèn lấy sắt rèn, một lúc thành hai cái chìa khoá. Anh ta bỏ vào lỗ khuôn ướm thử, rồi rèn một chút nữa thì xong.
Đào Kỳ trả anh ta gấp đôi tức tám đồng, rồi thuê xe trở về Thái-hà trang. Từ bến xe ngựa trở về Thái-hà trang khá xa, nó vào một quán nước bên đường để mua bánh ăn, vì nó đi từ sáng đến giờ chưa có gì bỏ bụng. Nó ăn hai tấm bánh dày với chả, ăn thêm mấy quả chuối, nó định đứng dậy, thì thấy ba người đeo kiếm vào quán. Người thứ nhất là một ông già gầy, râu tóc bạc, tuổi có lẽ cũng ngang với Lê Đạo Sinh phục sức rất sang trọng. Người thứ nhì là một ông già mập mạp, tướng coi như một phú gia. Người thứ ba là một phụ nữ tuổi trên 50, dáng người mảnh khảnh. Thị tuy lớn tuổi, nhưng coi còn mặn mà.
Ba người vào quán ăn mấy cặp bánh dày giò. Hai người đàn ông còn gọi thêm mấy cút rượu để uống. Người đàn bà hỏi cô chủ quán:
– Cô chủ quán ơi, cô có thể thuê dùm tôi một cái xe ngựa đến Thái-hà trang không?
Cô chủ quán nói:
– Từ đây đến Thái-hà trang không xa, nên không có xe ngựa nào đi về phía đó cả. Vả lại Lục-trúc tiên sinh, Lạc hầu nói rằng cần dành xe ngựa cho khách đi xa, còn người Thái-hà trang phải đi bộ một quãng cũng không sao. Vì vậy ngựa không đón khách gần, đến Thái-hà.
Người đàn ông béo mập nói nhỏ với đồng bọn:
– Sư huynh, sư muội thấy không, Lục-trúc tiên sinh là người quân tử, nên dạy dỗ dân trang như thế đó.
Đào Kỳ bây giờ mới biết ba người là sư huynh, muội. Người gầy có vai vế cao nhất, người thứ nhì là ông mập. Người cuối cùng là lão bà. Không biết họ tới Thái-hà trang làm gì. Cứ nhìn qua cũng biết họ là bạn hữu của trang chủ, võ công rất cao.
Đào Kỳ ăn xong, lên đường trước. Nó không về trang ngay, vì lão quản gia Đức Hiệp đã cho nó nghỉ ba ngày. Nó quyết lên Long-biên để tìm Nghiêm Sơn. Nó ra bến xe thuê một chiếc xe ngựa lên Long-biên.
Trên đường đi lòng nó se lại, mọi hôm trước đây, nó cùng sư tỷ, Tam Tín, Giao Chi cùng đi Long-biên, bây giờ thất lạc nhau, không biết họ ra sao. Nó sống bên cạnh Thiều Hoa từ nhỏ, chị em rất tương thuận, đi đâu cũng có nhau, bây giờ phải xa Thiều Hoa, nó cảm thấy nhớ nhung vô cùng. Nó quyết lên Long-biên để tìm cách thông tin cho Nghiêm Sơn, rồi nhờ Nghiêm Sơn tìm cha mẹ và sư tỷ nó.
Tới Long-biên, nó vào một tửu lầu, leo lên tìm một bàn gọi mấy món ăn, ngồi nhấm nháp. Đảo mắt nhìn qua, thấy tửu lầu toàn quan lại người Hán rồi tới khách thương, không có dân chúng. Nó là đứa trẻ duy nhất ở trên tửu lầu. Nó liếc sang bên cạnh thấy một viên quan võ người Hán tuổi khoảng 30, tướng mạo rất hùng vĩ, nó nghĩ:
– Nghiêm đại ca là Lĩnh-nam công, tất viên quan võ này phải biết. Ta cứ nhờ y thông tin là được.
Nghĩ vậy, nó đến quày hàng mượn bút mực viết mấy chữ rất giản dị:
Sư tỷ bị mất tích,
Đào Kỳ ở Thái Hà trang.
Rồi cho vào bao thơ đóng kín lại, nó viết ngoài bao thư:
Bình Nam đại tướng quân khai khán.
Nó tiến đến bàn vị võ quan chấp tay hỏi:
– Kính chào đại nhân. Tiểu nhân không dám hỏi quan tước đại nhân.
Viên võ quan thấy đứa bé nói năng lễ phép, mặt mũi khôi ngô, y vui vui nói:
– Ta là lữ trưởng kÿ binh ở Luy-lâu. Ta mới xuống đây có việc, mai trở về. Chú bé, chú hỏi có việc gì vậy?
Đào Kỳ mừng ra nét mặt. Nó nghĩ:
– Nghiêm đại ca có tai mắt khắp nơi. Chúng thường báo cáo tin tức cho người. Vậy ta cũng phải làm theo lối này mới được.
Nó khẽ nói:
– Tiểu nhân có tin cơ mật, muốn nhờ đại quan thông tri khẩn cấp cho Nghiêm tướng quân ở Luy-lâu.
Nói rồi nó đưa phong thư ra. Viên Hán quan cầm phong thư bỏ vào túi hỏi:
– Mi thuộc cơ đội nào?
Nguyên quân Hán mướn rất nhiều người Việt làm tai mắt cho chúng. Viên Hán quan tưởng Đào Kỳ cũng là một trong những người tai mắt nên hỏi nó làm việc cho cơ đội nào. Đào Kỳ tinh ý hiểu ra, nó bịa đại:
– Tiểu nhân làm việc với Hợp-phố lục hiệp.
Viên Hán quan gật đầu, nhận lời. Nó chắp tay vái chào rồi trả tiền xuống lầu. Nó tìm đến tiệm bán tạp hoá, mua đá lửa, củi bồi để mồi lửa, mấy cây nến loại lớn. Nó mua thêm con dao trủy thủ loại tốt. Nó là đứa trẻ nhiều mưu trí, nó định dọ thám nhà tù ban đêm, nên cần có đá lửa, nến và củi bồi để có ánh sáng dọi trong nhà tù. Với một con dao nhọn, nó dễ xoay sở hơn là dùng kiếm. Trong trang Thái-hà có đủ cửa tiệm bán những thứ đó, nhưng nó muốn giữ bí mật hành tung, nên ra Long-biên mua cho kín đáo.
Trở về Thái-hà trang, nó biết với một trang trại lớn như Thái-hà trang thì tổ chức phòng vệ phải cực kỳ nghiêm mật, nhất là trong trang còn giam giữ người nữa. Kinh nghiệm những ngày còn ở Đào trang cho biết, khi thu nhận người lạ vào trong trang, thì phải theo dõi một thời gian. Bây giờ nó đi ra ngoài ba ngày, trở về, thế nào cũng bị theo dõi, nên nó tuyệt không có hành động gì khác lạ.
Ba ngày sau, nó vừa thức giấc thì tiểu đồng hầu cận Đức Hiệp đến gõ cửa gọi nó:
– Quản trang cần gặp ngươi!
Nó vội vã mặc quần áo đến gặp Đức Hiệp. Đức Hiệp bảo nó:
– Này chú bé Văn-Lang, hôm nay tên thư đồng hầu tiểu thư bị ốm, ngươi được thay thế nó để hầu hạ tiểu thư. Vậy ngươi theo ta đến phòng tiểu thư.
Lão dẫn nó đi sang dãy nhà thứ nhì. Đây là dãy nhà có nhiều hoa thơm, cỏ lạ nhất. Hàng ngày nó vẫn đến đây tưới cây, nhưng nó chưa thấy tiểu thư bao giờ.
Đức Hiệp đến trước một phòng gõ cửa ba tiếng, rồi nói:
– Tiểu sư muội, ta mang đến cho tiểu sư muội một tên thư đồng mới.
Tiếng nói thanh thoát từ trong vọng ra:
– Có phải thằng nhỏ trồng hoa không? Cho nó vào đi.
Đức Hiệp vẫy Đào Kỳ cho vào. Đào Kỳ vào phòng, thấy một thiếu nữ tuổi khoảng 17-18 ngồi trên ghế đọc sách. Nhan sắc xinh đẹp, dáng người thanh tú. Đôi mi cong lên trông rất khả ái:
– Tôi là tiểu đồng Văn-Lang, đến hầu tiểu thư.
Thiếu nữ nhìn nó từ đầu đến chân rồi hỏi:
– Ta nghe sư huynh Đức Hiệp nói ngươi là con nhà thế tộc danh gia, phạm tội giết quân Hán, đáng lẽ bị tru lục, nhưng nhờ sư huynh ta làm Huyện-úy nên tìm cách chạy tội cho ngươi. Ngươi vì đánh cuộc với cha ta, nên phải làm nô bộc cho ta. Đức Hiệp còn nói: Với khả năng của ngươi, ngươi muốn trốn khỏi Thái-hà trang lúc nào chả được, nhưng tuyệt nhiên ngươi không làm thế. Nô bộc khác thường chỉ làm việc để lĩnh tiền, ham chơi. Còn ngươi thì chả bao giờ ngươi đòi tiền, chăm chỉ cần cù. Như vậy thì người là đấng trượng phu có tư cách, chứ không phải như những kẻ khác, nói đấy rồi lại nuốt lời. Ta có một tên thư đồng, nó bị ốm, ta không muốn ngươi phải tưới hoa nữa, ngươi lên đây làm việc với ta. Lúc rảnh rỗi, ngươi nên đọc sách để mở rộng hiểu biết, còn hơn là tưới cây cắt hoa.
Đào Kỳ xá thiếu nữ:
– Cám ơn tiểu thư quan hoài.
Bây giờ nó mới nhìn kỹ thiếu nữ, nước da trắng mịn, dáng người thanh thoát, đôi mắt sáng, to đẹp vô cùng. Nó so sánh thiếu nữ với sư tỷ Thiều Hoa thì thấy nàng thua xa. Ỏû sư tỷ nó thấy toả ra một vẻ thu hút người ngoài vào. Sư tỷ nó cũng dáng người mảnh khảnh, nhưng cử chỉ linh hoạt hơn, tính tình thì dường như cả hai cùng ôn nhu văn nhã như nhau. Nó hỏi thầm:
– Không biết tiểu thư này có biết võ như sư tỷ mình không? Dường như nàng chỉ đọc sách mà thôi. Đúng ra nàng không đẹp bằng sư tỷ mình, nhưng kể ra cũng khó kiếm được người đẹp như nàng. Không biết có phải nàng là con của Lê Đạo Sinh không?
Công việc của thư đồng chẳng có gì, ngoài việc đốt trầm trong lư hương của tiểu thư, xếp đặt sách vở lại cho gọn, lau chùi án thư đọc sách, mài mực. Nhưng có điều nó muốn chạy chơi thì không được. Nó cứ phải ở phòng đọc sách, tiểu thư gọi nó phải vào. Chỉ có giờ ăn cơm thì nó được tự do thôi.
Sáng hôm ấy, nó vừa đốt trầm hương xong thiếu nữ bảo nó:
– Lát nữa đây thầy của ta đến, ngươi cũng phải chào kính cho lễ độ.
Lát sau, một người trang phục theo lối nho sinh, tuổi khoảng tứ tuần đến. Thiếu nữ cung kính chấp tay:
– Con là Phương Lan cung kính vấn an thầy.
Nho sinh vẫy tay:
– Không dám, tôi cũng kính cẩn vấn an tiểu thư.
Đào Kỳ liếc nhìn nho sinh: Mặt mũi tươi hồng, tiếng nói lớn mà khoan thai, dáng điệu đường bệ. Nó cũng chấp tay hành lễ. Nho sinh hỏi Phương Lan:
– Thư đồng mới đấy à?
Phương Lan nói:
– Thưa thầy, vâng. Chú bé này là con nhà danh gia, vì bị tội nên sư huynh con cứu ra. Cha con cho chú ẩn thân ở đây.
Nghe giọng nói lơ lớ không rõ, Đào Kỳ mới biết nho sinh không phải người Việt, mà là ngưởi Hán. Ông nói:
– Phạm tội à? Nếu phạm thường tội như ăn cắp, ăn trộm thì cần phải dạy dỗ lại, trẻ con đã biết gì? Chú là con nhà danh gia thì chắc không phải ăn trộm ăn cắp đâu. Hắn lại học võ, rồi đi đánh bọn quân Hán hung dữ chứ gì? Hừ... ta còn lạ gì bọn này nữa. Nếu chú phạm tội đó thì không phải là tội, mà là thiếu niên anh hùng. Ta là người Hán, nhưng ta chúa ghét bọn Hán tàn bạo. Ta là nho sinh, đi truyền đạo của Phu-tử, ta coi người Việt, người Hán cũng như nhau. Nhưng người Việt đáng thương hơn.
Đào Kỳ thấy thiện cảm với nho sinh. Nó sang phòng bên ngồi. Bên này, nho sinh đang giảng Bắc sử cho Phương Lan. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, từ hồi Lĩnh Nam cho đến những năm 1925-1926, học sinh thường học hai thứ sử, một là Bắc sử tức sử Trung Hoa, hai là Nam sử tức sử Việt Nam. Vào thời kỳ Lĩnh-nam, học sinh chỉ học Bắc-sử, còn một số ít con nhà danh gia yêu nước mới học Nam-sử. Đào Kỳ là con một Lạc-hầu đất Cửu-chân, chí lúc nào cũng mong phản Hán phục Việt, nên nó được học Nam sử rất kỹ. Nó ngồi yên nghe nho sinh giảng về thời đại Hán-Sở tranh hùng:
“... Xuất thân của Hán Cao-tổ là người thất học, hạnh kiểm, đạo đức cũng không có. Tài không, đức không nên Cao-tổ rất nể sợ những người dòng dõi thế gia. Lưu-hầu Trương Lương, bảy đời làm tướng, được Cao-tổ nể nhất, kế gì cũng tin, nói gì cũng nghe.
Khi được nước rồi thì Cao-tổ không chịu phong tước cho tướng sĩ. Chiều chiều họ hay tụ nhau ở bãi sông đùa nghịch. Cao tổ đứng trên lầu thấy vậy hỏi Trương Lương:
– Các tướng tụ hội nhau làm gì vậy?
Trương Lương dọa:
– Để làm phản.
Cao tổ thất kinh hỏi:
– Tại sao họ phản ta?
Trương Lương đáp:
– Bệ hạ cùng họ vào sinh ra từ, trăm cay nghìn đắng mới có ngày nay. Thế mà khi được nước rồi, chỉ mất một tờ giấy, cho mỗi người một chức, tước, bệ hạ cũng không cho. Ngược lại bệ hạ rình họ có lỗi gì thì mang ra giết. Họ không phản sao được?
Cao tổ hoảng kinh hỏi:
– Thế thì ta phải làm gì?
Đáp:
– Bệ hạ ghét ai nhất?
– Bình sinh ta ghét nhất Ung Sỉ. Khi hắn còn theo Hạng Võ, đã mang quân vây bắt gia quyến ta. Nay tuy về hàng mà ta còn chưa quên.
– Vậy thì ngày mai bệ hạ gọi Ung Sỉ vào phong tước cho y. Tự nhiên những người khác tỉnh ngộ rằng bệ hạ chưa phong chức tước là còn chờ đấy thôi, chứ người bệ hạ ghét nhất còn được phong nữa là... Sau đó bệ hạ phong cho mỗi người một chức, cho họ đi các phương trấn nhậm thì lo gì.
Vì vậy con thấy đấy, phàm khi người nghèo khó thì người ta dễ thân với nhau. Khi có mùi phú quý rồi, thì người ta xa nhau. Cao tổ là người thất học, vô lại, khi được ngôi vua thì quên rằng ngôi vua đó là do những người theo mình mới thành, mất một tờ giấy, phong chức tước cho người ta cũng không. Ba người giúp Cao tổ thành đại nghiệp là: Hàn Tín về quân sự, Tiêu Hà về hành chánh, Trương Lương về chính trị. Trương Lương khôn ngoan, biết sự đã thành rồi, khó sống yên, nên bỏ đi tu mà thoát nạn. Tiêu Hà cầm quyền hành chánh không đáng lo. Cao tổ bắt bỏ tù. Hàn Tín cầm quyền quân sự, Cao tổ lo lắng, đem cả nhà giết đi. Cho nên phê bình về Hán Cao tổ, cổ nhân đã nói “Trương Lương dĩ khứ, Tiêu Hà dĩ ngục, Hàn Tín dĩ trảm, Hán đắc thiên hạ để do Tín vi công,” nghĩa là Trương Lương bỏ đi tu, Tiêu Hà bị tù, Hàn Tín bị giết. Nhà Hán được thiên hạ đều do công của Hàn Tín.”
Đào Kỳ đã đọc sử về giai đoạn này, nhưng nó không được thầy đồ phẩm bình. Nay nghe nho sinh này phê bình đanh thép, nó đâm ra khâm phục. Nó nghĩ:
– Dạy sử như thế thì hãy nên dạy. Chứ dạy sử chỉ là kể truyện xưa thì kể làm gì. Nho sinh này là người Hán, mà không hề thiên vị các vua nhà Hán.
Sau khi giảng sử, thì nho sinh cho Phương Lan nghỉ một lúc rồi lại giảng về kinh Dịch. Hồi ở Cửu-chân, Đào Kỳ chuẩn bị học kinh Dịch thì xảy ra biến cố, nên nó chưa được biết gì về khoa học tối cao này. Nho sinh giảng về học thuyết Âm Dương:
“... Âm Dương là kỷ cương của trời đất. Truyền thuyết nói rằng học thuyết Âm Dương là do vua Phục Hy tìm ra, sai lắm. Âm Dương là một học thuyết về sự tuần hoàn của vũ trụ: Trời là Dương, đất là Âm. Nắng là Dương, mưa là Âm. Khí là Dương, huyết là Âm. Học thuyết Âm, Dương bao trùm tất cả các môn học như: Ăn uống, địa lý, lịch sử, võ học.
Nhưng trong con người ta thì phía lưng là Dương, phía bụng ngực là Âm. Bên trái là Dương, bên phải là Âm. Phía trên là Dương, phía dưới là Âm. Trong người thì Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận là Âm. Còn Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang, Đởm là Dương.
Phàm con người tập võ cũng phải hiểu quy luật Âm Dương. Đánh là Dương, thủ là Âm. Ngoại công như các chiêu thức là Dương, còn nội công tức luyện cho lực khoẻ là Âm. Tập võ, cũng như luyện võ, cần phải giữ cho Âm, Dương thăng bằng. Âm Dương không thăng bằng thì sẽ mất, không thành công. Có người lo luyện chiêu thức, nhưng chiêu thức tinh diệu mà đánh ra không có lực thì cũng vô ích”.
Đào Kỳ nghe nho sinh giảng đến đâu, tỉnh ngộ đến đó, nó nghĩ:
– Tại sao ta không đem học thuyết Âm Dương áp dụng vào việc luyện võ? Lối luyện võ của nhà ta thiên về Dương cương, nên muốn trở thành cao thủ thường phải lớn tuổi mới đạt được. Nếu ta biết điều hoà Âm Dương thì có thể tiến mau hơn được.
Phương Lan hỏi:
– Thưa thầy, trong các võ phái Lĩnh-nam, đã có phái nào biết áp dụng học thuyết Âm Dương chưa?
Nho sinh đáp:
– Phái Long-biên thì thiên về Âm nhu. Phái Cửu-chân, Hoa-lư thì thiên về Dương cương. Phái Sài-sơn thì khi cương khi nhu, nhưng họ không nhất thiết luyện võ, mà còn học cả y học, trồng hoa, văn học và cả nghệ thuật nấu ăn nữa. Phái Tản-viên toàn Dương cương, trước đây Vạn-tín hầu Lý Thân có nhân các chiêu số Dương cương, chế ra các chiêu Âm nhu chống lại. Nhưng chính ngài cũng chỉ sử dụng từng chiêu một hoặc Âm hoặc Dương chứ chưa thể hợp nhất Âm, Dương làm một.
Phương Lan im lặng một lúc hỏi:
– Cha con thường nói rằng, ngày trước phái Tản-viên nhà con uy danh lừng lẫy với Phục ngưu thần chưởng của phò mã Sơn Tinh. Sau phò mã Sơn Tinh bị bại về tay Vạn-tín hầu Lý Thân, nguyên vì Vạn-tín Hầu dùng nhu thắng cương. Dù thắng được Sơn Tinh, nhưng ngài cũng khâm phục kẻ chiến bại, nghiên cứu Phục ngưu thần chưởng, rồi chế ra 36 chiêu Âm nhu chống lại, và cũng đặt tên là Phục ngưu thần chưởng. Chưởng pháp này lưu truyền trong phái Tản-viên chỉ được có một đời. Đến đời sau thì 36 chiêu Âm nhu không sử dụng được, vì không có nội công Âm nhu của Vạn-tín hầu... Rồi dần dần cho đến nay chính 36 chiêu Dương cương cũng bị mai một. Cha con là đệ nhất cao nhân của phái Tản-viên mà cũng chỉ biết có 12 chưởng.
Nho sinh gật đầu:
– Đúng thế, nếu ai học được nội công Âm nhu của Long-biên với nội công Dương cương của Tản-viên và Cửu-chân thì sử dụng được toàn bộ Ngưu phục thần chưởng.
Chiều hôm đó, Đào Kỳ xếp sách cho Phương Lan, nó thấy bộ Lục-thao bèn cầm lên xem:
– Bố ta nói ngày trước Khương Tử Nha có tài trùm hoàn vũ, thứ nhất là thuật dùng người, thứ nhì là thuật cai trị, thứ ba là thuật dụng binh, giúp Võ vương nhà Chu được thiên hạ. Sau Khương Tử Nha chép lại thành bộ Lục-thao. Bộ này người Hán dấu diếm không cho truyền sang đất Việt. Lục Trúc tiên sinh giao thiệp với người Hán nhiều nên mới có sách này. Ta ở đây chẳng làm gì, tại sao không học, để sau này dùng phản Hán phục Việt? Lấy Lục-thao đánh Hán đúng là Giáo Chệt đâm Tầu vậy. Bố ta bảo: Người Hán có cái hay thì học lấy, cái dở thì tránh đi. Người Hán tốt thì thân, người Hán xấu thì tha. Đừng vì người Hán xấu mà ghét hết người Hán và ghét cả học thuật của họ.
Từ đấy hàng ngày ngồi cho Phương Lan sai, nó ôm cuốn Lục-thao nghiền ngẫm. Chỗ nào khó hiểu, nó chịu khó đọc đi đọc lại, thì sáng nghĩa ra. Có ai ngờ một bộ sách triết lý về quân chính cao như vậy, mà đến tay một đứa nhỏ, lòng đầy tự hào gia thế, dân tộc, nên hiểu thấu. Tuổi nó tuy mới 13, nhưng nó đọc sách đó, nó có những suy nghĩ như người lớn. Nó nhận thấy nho sinh dường như giảng tất cả những loại sách Bách-gia, Chư-tử cho Phương Lan, dù những thư đó nàng không thích, không cần thiết cho nàng.
Một hôm sau giờ dạy, Phương Lan bưng ra một thùng hoa quả, gồm mít, chuối, ổi, cam và bưởi dâng cho nho sinh. Nho sinh nói lời cám ơn, bảo Đào Kỳ:
– Cháu bé, phiền cháu mang ra xe cho ta.
Đào Kỳ mang thùng hoa quả ra chỗ xe ngựa của nho sinh. Khi rời xa phòng Phương Lan, nho sinh hỏi nó:
– Tất cả những bài ta giảng, cháu hiểu hết không?
Đào Kỳ giật mình. Không ngờ nho sinh tinh tế đến như thế, dù nó ngồi ở phòng bên kia, ông cũng biết nó lắng tai nghe. Bây giờ nó mới hiểu rằng sở dĩ ông giảng lớn tiếng và giảng toàn những loại sách chính trị, quân sự cho Phương Lan là cốt cho nó nghe. Nó cảm thấy trong lòng dâng lên một niềm ghi ơn sông rộng:
– Tiên sinh! Cháu hiểu hết tất cả những gì tiên sinh giảng. Cháu biết thâm ý tiên sinh giảng sách cho cháu nghe hơn là cho Phương Lan, ân nghĩa này không bao giờ cháu quên. Xin tiên sinh cho cháu biết danh tánh.
Nho sinh nói:
– Ta họ Lục, tên Mạnh Tân, người đất Kinh-châu. Ta thi đỗ Hiếu-liêm, làm quan Thái-sử của Hán triều. Nhân ta buồn thế sự, nảy ra ý sang Giao-chỉ truyền đạo thánh hiền. Ta sang mở trường dạy học ở Long-biên, học trò ta có cả Hán lẫn Việt. Ta... ta... rất khâm phục những người hào kiệt như cha cháu. Ta chống thái thú Nhâm Diên, Tích Quang lợi dụng đạo thánh để đồng hoá người Việt, hơn là thực tâm truyền bá học thuật. Tại sao Việt phải nhập vào Hán? Việt là Việt, Hán là Hán, hai nước hàng xóm thân thiết với nhau có hay hơn không? Kể từ ngày mai, nếu cháu có gì thắc mắc cứ hỏi ta. Lục-trúc tiên sinh nể ta lắm, không dám làm khó dễ cháu đâu.
Khi Lục Mạnh Tân lên xe, Đào Kỳ quỳ gối xuống lạy bốn lạy:
– Xin thầy nhận cho con bốn lạy này.
Mạnh Tân để Đào Kỳ lạy rồi nói:
– Từ nay con là học trò ta, cũng như Phương Lan.
Đào Kỳ gặp Mạnh Tân, nghe lời ông nói, như người ở dưới sình lầy được lên bờ tắm gội. Nó tự nhủ từ nay tối thì nó luyện võ, ngày thì nó đọc sách. Sau này gặp lại cha mẹ, thấy nó học được nhiều, chắc mừng lắm.
Kể từ hôm đi Long-biên về tới nay là 15 ngày, nó ước chừng người của Thái-hà trang không theo dõi nó nữa. Đợi trời tối, nó dùng giấy dầu gói giấy bổi, đá lửa, nến, rồi dắt dao truỷ thủ ra bờ ao. Nhìn kỹ xung quanh không có ai. Nó cởi quần áo dấu kín, rồi xuống ao, lần vào đường hầm đến nhà tù. Nó vừa thò đầu lên nhìn qua song gỗ, thì thấy trong sân nhà tù có ánh sáng từ một căn phòng rọi ra. Từ căn phòng đến chỗ nó ẩn không xa cho lắm. Nó nghe rõ hơi thở của bọn người cùng vọng ra.
Có tiếng nói của đàn bà:
– Sư phụ, hôm nay chúng tôi tới thăm sư phụ để hỏi về vấn đề đó. Đã bảy năm rồi còn gì nữa. Mỗi năm vào cuối mùa thu, chúng tôi lại tới thăm người, hỏi lại một lần. Sáu lần trước sư phụ không chịu nói, đến nỗi bị Lục-trúc tiên sinh tra khảo, chân bị tật đi không nổi nữa. Đời người được mấy chốc? Sư phụ nói đi, Lục-trúc tiên sinh sẽ thả người ra.
Đào Kỳ nhận ra tiếng của người phụ nữ mà nó gặp ở quán nước cách đây không lâu. Nó nhớ phụ nữ này còn đi với hai sư huynh nữa.
Có tiếng người già trả lời:
– Mai Huyền Sương, ngươi còn dám mở miệng gọi ta là sư phụ ư? Người cùng Lê Nghĩa Nam, Hoàng Đức Tiết đánh thuốc cho ta mê, bắt nộp cho Lê Đạo Sinh, để tra khảo ta phải khai ra cách luyện nội công tâm pháp của Vạn-tín hầu, cùng bài quyết biến hoá của phái Long-biên. Đời nào ta khai. Ta biết Lê Đạo Sinh muốn có nội công Âm nhu hợp với nội công Dương cương của phái Tản-viên. Y luyện rồi hợp lại để sử dụng Phục Ngưu thần chưởng. Ta đã không khai bảy năm rồi, thì vĩnh viễn ta không khai. Người đừng hỏi vô ích.
Một giọng khác nói:
– Nguyễn Phan! Ngươi không khai, thì rồi ngươi cũng chết rục xương trong nhà tù này mà thôi. Ngươi giữ bí quyết võ cơng mà làm gì?
Tiếng người già nỏi:
– Lê Nghĩa Nam, khi xưa ngươi đến cửa ta bái sơn, được ta thu nhận làm đệ tử, dạy cho ngươi võ công đến trình độ ấy kể cũng hiếm có. Không ngờ ngươi lại đi theo bọn Lê Đạo Sinh, bị ta bắt được, ngươi phản sư môn. Bây giờ người còn dám kêu tên ta nữa sao?
Lê Nghĩa Nam nói:
– Ta kêu ngươi là tên gian tặc. Được, chúng ta rời khỏi đây. Trong ba ngày ngươi sẽ không được cho ăn, cho uống, xem ngươi có gan được nữa không? Ngươi sẽ bị con tỳ, con vị của ngươi nó hành hạ. Sau ba ngày ta sẽ đến hỏi ngươi. Ngươi nói thì ta cho ăn, ngươi không nói thì ta để ngươi chết.
Đào Kỳ thấy cánh cửa mở, rồi ba người đi ra. Đức Hiệp đứng ở ngoài khoá cửa lại. Cả bốn người đi về phía cổng. Đức Hiệp khoá cổng rồi cùng đi.
Đào Kỳ chui ra ngoài hầm, lên khỏi cái ao nhỏ. Nó đến phòng giam Nguyễn Phan, dùng chìa khoá làm ở Cổ-loa cho vào ống mở. Cách một tiếng, ống khoá mở ra, nó kéo xích, đẩy cửa bước vào. Trong phòng có tiếng hỏi sẽ:
– Ai?
Đào Kỳ nhận ra tiếng Nguyễn Phan, nó nói:
– Suÿt! Chớ lên tiếng, tôi tới cứu tiền bối đây.
Nó móc bọc giấy dầu, mở ra lấy đá lửa đánh lên, châm vào ngọn nến. Ánh sáng toả ra, nó thấy một lão già, râu tóc dài xuống tới lưng, bạc trắng như cước, song mặt thì lại trẻ như người năm mươi.Nó biết là Nguyễn Phan, chưởng môn phái Long-biên, bị mất tích đã bảy năm, không ngờ ông bị xiềng hai chân trong hai cái vòng sắt. Nguyễn Phan bị xích vào một cái cột sắt lớn, chôn ở giữa phòng. Trong phòng mùi hôi hám xông lên nồng nặc cực kỳ khó chịu.
Nguyễn Phan thấy Đào Kỳ cởi trần, chỉ mặc một cái quần lót, thì hỏi:
– Chú em làm sao chú có chìa khoá, làm sao vào được đây?
Đào Kỳ phất tay:
– Khoan rồi hãy kể chuyện. Cháu phải cứu tiền bối ra đã.
Nó rút con dao truỷ thủ cắt xích sắt. Nhưng Nguyễn Phan lắc đầu:
– Vô ích cháu ơi. Xích sắt này bằng thép. Lê Đạo Sinh luyện chế đặc biệt để giam tù nhân. Với con dao bằng sắt non thì làm sao cháu cắt nổi. Những xích sắt này, do xưởng luyện kim của quân Hán luyện ra, không đao kiếm nào chặt được.
Đào Kỳ thở dài tỏ ý thất vọng:
– Vậy cháu phải làm sao bây giờ? Cháu đi gọi đệ tử của phái Long-biên kéo đến cứu tiền bối được không?
Nguyễn Phan nói:
– Vô ích, ta có bốn đệ tử, thì ba đứa phản ta rồi. Nay một đứa kéo đến thì ăn thua gì? Vả lại dù cả bốn đứa cũng không phải đối thủ của Lê Đạo Sinh.
Đào Kỳ không chịu:
– Cháu sẽ đi Long-biên, mua cái búa thật tốt về đây, chặt xích cứu tiền bối. Khi chân tay tiền bối cử động được rồi thì còn sợ gì Lê Đạo Sinh nữa?
Nguyễn Phan nói:
– Chân ta bị liệt rồi. ngươi có chặt xích thì cũng không đưa ta khỏi nơi này được đâu.
Nguyễn Phan nghĩ một lúc rồi nói:
– Ừø, lúc cháu vận sức cắt xích sắt, ta thấy cháu sử dụng nội công của phái Cửu-chân. Vậy cháu với hai thằng bé con có hiệu là Cửu-chân song hiệp là chỗ thế nào?
Đào Kỳ thấy Nguyễn Phan gọi bố với cậu mình là hai thằng bé con, nó có vẻ bất mãn.Nhưng nó nghĩ lại ngay:
– Ông này là thái sư phụ của chưởng môn Long-biên là Nguyễn Trát. Mà võ công, tuổi tác Nguyễn Trát đều hơn bố nó, thì ông có gọi bố nó là bé con cũng chẳng có gì là lạ.
Nguyễn Phan dường như hiểu ý nó, nói:
– Ngươi bất mãn à? Ngày xưa Đào Thế Kiệt, Đinh Đại theo thái sư phụ từ Cửu-chân ra Cối-giang, có ở lại trang ta chơi mấy ngày. Bấy giờ chúng nó khoảng 20 hay 21 tuổi gì đó. Ta với thái sư phụ của nó đàm đạo võ công, chúng nó đứng hầu một bên, thỉnh thoảng cũng đối đáp được vài câu.
Đào Kỳ nghe ông kể, bớt bất mãn phần nào:
– Cháu là con út của Đào lạc hầu.
Nguyễn Phan reo lên:
– Hay thực, ngươi là con Đào Thế Kiệt hèn chi nghĩa hiệp. Làm sao ngươi biết ta ở đây vào cứu?
Đào Kỳ kể vắn tắt câu chuyện từ khi rời Cửu-chân đến giờ cho lão nghe.
Lão thở dài nói:
– Như vậy là sau khi ta bị giam, đệ tử của ta tranh giành chưởng môn đánh nhau. Nguyễn Thuật được chức chưởng môn, nhưng chỉ được có năm năm thì nó chết. Hiện con nó là Nguyễn Trát thay quyền. Chà... nguy quá. Nếu bọn Lê Nghĩa Nam, Hoàng Đức Tiết, Mai Huyền Sương trở lại tranh giành chức chưởng môn thì Nguyễn Trát làm sao địch lại?
Bình luận truyện