Ánh Trăng Có Người Tròn Một Nửa
Chương 53: Quầy lưu niệm số 9
1.
A Thu sinh vào tháng mười, hoa quế đưa hương, kim phong ngọc lộ*.
*Hoa quế đưa hương (桂花飘香). Kim phong ngọc lộ (金风玉露): Gió vàng (金风) chỉ gió thu, ngọc lộ (玉露) chỉ sương sớm mùa thu. Trích từ “Gió vàng sương ngọc tìm nhau; Đường trần muôn kiếp có đâu sánh cùng” trong phần dịch thơ của bài Thước Kiều Tiên. Là khi trải qua trọn 365 ngày mới thắng được một lần tương phùng ngắn ngủi vào ngày Thất tịch. Nhưng một lần tương phùng ngắn ngủi ấy, lại vĩ đại hơn hẳn vô số lần gặp mặt của tình yêu dung tục chốn nhân gian phàm phu tục tử. Lần tương phùng ấy, đến gió cũng quý như kim, sương cũng quý như ngọc. Vậy nên có thể làm bật lên tình yêu trân quý của Ngưu Lang Chức Nữ, cũng nhiều lần được dùng khi nhắc về những tình yêu cao cả vĩ đại.
Hoài thai chín tháng, mang nặng đẻ đau, A Thu chào đời trong sự kỳ vọng niềm háo hức đón chờ của cả gia đình. Là ngậm trong miệng sợ tan, nâng trên tay sợ vỡ.
Hình Ý Bắc luôn có một niềm tin mãnh liệt, rằng con trai của mình bất phàm, dù gì thì từ ngày cái hạt đậu đó xuất hiện trong bụng Khương Tư Tư, cô đã mơ thấy thai mộng Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung.
Vậy nên những quyển sách nuôi dạy trẻ mà Hình Ý Bắc đọc đa số đều là “Làm sao để quản giáo con trẻ phản nghịch”, thậm chí anh còn xem trước cả “Pháp luật trẻ vị thành niên”.
Tục ngữ có câu “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, vậy nên A Thu vừa được ba tháng, mỗi ngày Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc đều quây lại trước nôi của con nhìn chằm chằm cậu nhóc với hy vọng sẽ được chứng kiến khoảnh khắc con trai lần đầu biết lật.
Nhìn cả một ngày, A Thu vẫn chẳng thèm động lấy một cái, Hình Ý Bắc lo sốt vó, cuối cùng vẫn phải chủ động giúp A Thu lật người một lần.
Ngày thứ hai, ngày thứ ba, rồi ngày thứ tư…. cách ngày A Thu tròn ba tháng được đúng một tuần, vẫn không thấy cậu nhóc tự lật.
Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc nóng ruột nóng gan, vội vàng ôm con đi gặp bác sĩ.
Bác sĩ làm kiểm tra cả nửa ngày, khẽ nâng cặp kính, vẻ mặt nghiêm trọng.
“Bác sĩ, thế nào rồi ạ? Có phải em bé có vấn đề gì không?”
Khương Tư Tư lo lắng hỏi.
Bác sĩ nhíu mày, giống như đang chọn lựa câu từ cho thật kỹ.
“Bác sĩ xin cứ nói thẳng.” Hình Ý Bắc lên tiếng, “Bất luận là con trai tôi có vấn đề gì thì chúng tôi vẫn sẽ yêu thương nó.”
Bác sĩ tháo kính mắt, xoa xoa mi tâm.
“Con trai của hai vị không có vấn đề gì cả.”
Khương Tư Tư: “Vậy tại sao cháu lại như thế này?”
Bác sĩ: “Lười.”
Khương Tư Tư: “…..???”
Hình Ý Bắc: “….???”
2.
A Thu được năm tháng, bước vào giai đoạn bập bẹ học nói, nhưng cũng chỉ biết “ưm”, “a”, “ô”, “ai”, “i a” được vài âm.
Bảy tháng, trong sách nói đã có thể bày em bé gọi những từ đơn giản như “Bố ơi”, “Mẹ ơi”, thế là mỗi ngày Hình Ý Bắc đều nằm sấp trước mặt A Thu bày con “Gọi bố ơi”.
Hình Ý Bắc: “Gọi bố ơi.”
A Thu: Nghịch trống bỏi.
Hình Ý Bắc: “Gọi bố ơi.”
A Thu: Nghịch dép lê.
Hình Ý Bắc dứt khoát bế cậu lên, ép con trai phải nhìn mình.
“Gọi bố ơi.”
“Gọi bố ơi.”
A Thu chúm chím miệng nhỏ: “Gọi bố ơi.”
Hình Ý Bắc: “Không đúng, phải là bố ơi.”
A Thu: “%$&%$”
Hình Ý Bắc: “Bố ơi!”
A Thu: “Ơi!”
Hình Ý Bắc: “.…….”
3.
Em bé được mười hai tháng, dựa theo những gì sách viết thì đã có thể nói được mấy từ đơn giản, ví dụ như “Hết rồi”, “Không muốn”, “Bái bai”.
Nhưng A Thu vẫn chỉ biết gọi “Bố ơi”, “Mẹ ơi”, lâu lâu cũng gọi thêm được “Ông nội”, “Bà nội.”
Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc lại lần nữa đứng ngồi không yên, ôm con chạy đi tìm bác sĩ.
Vẫn là vị bác sĩ khi trước, ông làm một loạt kiểm tra từ trong ra ngoài, rồi lại mang theo vẻ mặt nghiêm trọng nhìn Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc.
“Bác sĩ, thế nào rồi ạ? Có phải em bé có vấn đề gì không?”
Khương Tư Tư lại lần nữa lo lắng hỏi.
Bác sĩ nhíu mày, giống như đang chọn lựa câu từ cho thật cẩn thận.
“Bác sĩ xin cứ nói thẳng.” Hình Ý Bắc lên tiếng, “Bất luận là con tôi có vấn đề gì thì chúng tôi vẫn sẽ yêu thương nó.”
Ông tháo kính mắt, xoa xoa mi tâm.
“Con trai của hai vị cả trí óc và hệ thống ngôn ngữ đều không có vấn đề gì cả.”
Khương Tư Tư: “Vậy sao cháu lại không biết nói?”
Bác sĩ suy nghĩ một hồi, “Có thể là vì khá lạnh lùng.”
4.
Đứa trẻ A Thu này vừa lười biếng lại còn lạnh lùng, nhưng không vì thế mà cản trở việc cậu trở thành cậu nhóc nổi bật nhất trường mầm non, sơ sẩy một chút là cậu nhóc lại biến thành lão đại, đi đâu cũng có tùy tùng theo sau.
Một hôm nào đó, Hình Ý Bắc và Khương Tư Tư đến trường đón con tan học, trông thấy ngay sau mông cậu là cả một đám nhóc chạy lon ton.
Khương Tư Tư: “Mới được vài tuổi mà cứ như ông cụ, giống ai đây không biết.”
Hình Ý Bắc: “Dù sao thì cũng chẳng phải giống anh.”
Vừa dứt lời, A Thu đã nhìn thấy họ, cu cậu lững thững đi đến, gật gật đầu với bố mẹ xem như là chào hỏi.
Đi đến xe, mở cửa, thò chiếc chân ngắn ngủn của mình vào.
Bố mẹ vẫn đang đi phía sau.
Khương Tư Tư ngồi vào ghế phó lái, quay đầu nhìn con trai.
“A Thu, hôm nay con đi học có vui không?”
A Thu cau mày: “Đi đâu cũng toàn là con gái, phiền chết đi được.”
Khương Tư Tư lườm Hình Ý Bắc: “Em đã nói con học theo anh mà. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sau này con trai không tìm được bạn gái thì phải làm sao.”
Hình Ý Bắc nhìn thẳng về phía trước, cả mặt tràn đầy tự tin: “Không thể.”
“Lấy đâu ra cái tự tin đấy thế không biết.” Khương Tư Tư lại hỏi con trai mình, “Ở trong lớp con có kết giao được với bạn nào không?”
A Thu nghĩ một hồi, không nói gì.
“Con nên chơi cùng các bạn nhiều hơn, cũng nên chia sẻ đồ chơi và đồ ăn với các bạn, như vậy mới kết giao được bạn tốt.” Khương Tư Tư nói, “Ngàn vạn lần đừng học theo bộ dạng của bố con.”
Hình Ý Bắc: “Anh bộ dạng gì chứ? Bạn bè của anh trải khắp thiên hạ đấy!”
Buổi sáng, Khương Tư Tư gọt hoa quả cho A Thu, xếp gọn vào hộp, rồi bỏ vào balo nhỏ cho cậu.
A Thu thấy cô lại bắt đầu nói thì buồn bực mà dẩu môi.
“Hoa quả phải ăn hết.” Khương Tư Tư nói, “Không được lén lút đổ đi.”
A Thu chẳng nói gì, buổi tối về nhà, hộp hoa quả sạch bong.
Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư…. cả một tuần liền, mỗi ngày đều như vậy.
Thậm chí có một hôm, cậu nhóc còn chủ động nói muốn mang lê đi học, đó là loại trái cây mà ngày thường cậu ghét nhất.
Khương Tư Tư vô cùng hài lòng, cô nghĩ con trai mình cuối cùng cũng hiểu chuyện hơn được một chút.
Sau này, Khương Tư Tư đến trường đón con, gặp được cô giáo liền đứng lại hàn huyên vài câu.
Cô giáo nói: “A Thu nhà mình đúng là một đứa trẻ ngoan, mỗi ngày đều mang trái cây lên trường cho bạn cùng bàn ăn, rất hòa đồng và biết chia sẻ.”
Khương Tư Tư nhíu mày.
Cô giáo lại nói tiếp: “Chỉ có điều đứa trẻ này hơi bá đạo, bạn cùng bàn ăn mà không hết thì không cho người ta đi.”
Khương Tư Tư: “….”
Lúc sắp rời đi, Khương Tư Tư hỏi thêm một câu: “Bạn cùng bàn của A Thu là bé trai hay bé gái vậy ạ?”
Cô giáo: “Là một bé gái vô cùng xinh xắn đáng yêu.”
Khương Tư Tư thở phào một hơi.
Sau này nghĩ lại, không đúng, sao khi ấy cô lại thở phào chứ?
Về đến nhà, cô kể lại chuyện này cho Hình Ý Bắc nghe, lần này thì anh lại sẵn sàng ôm trách nhiệm.
“Điểm này của con trai, giống anh!”
5.
Một ngày không lâu sau đó, A Thu vừa về nhà đã khóc lóc ầm ĩ đòi đổi tên.
Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc hỏi cậu có chuyện gì, cậu nhóc mếu máo: “Mỗi lần bạn cùng bàn gọi tên con, cô giáo đều nghĩ là bạn ấy vừa hắt xì, nên đã bế bạn ấy đi mất.”
Khương Tư Tư: “…..”
Hình Ý Bắc: “…..”
Kể từ lần đó, A Thu không cho phép bất kỳ đứa trẻ nào trong trường mầm non gọi nhũ danh của cậu nữa, tất cả đều phải gọi cậu bằng tên.
Nhưng bọn trẻ không sao nhớ nổi, dần dần sau này, chúng đều gọi thành “anh Hình”.
6.
Không ngờ rằng con trai mình mới có vài tuổi đầu đã được tôn lên thành đại ca, Hình Ý Bắc cảm thấy đây chính là “Trường Giang sóng sau xô sóng trước”, chỉ e sóng trước rồi sẽ chóng tan biến trên bờ cát*.
*Sóng trước là anh Hình Ý Bắc đây đấy ạ =))
Nghĩ đi nghĩ lại thì nghe vợ gọi “anh ơi” mới là êm tai nhất.
Đêm đó, Khương Tư Tư ngồi trong thư phòng đọc sách, Hình Ý Bắc đứng sau lưng cô, bất thình lình lên tiếng: “Gọi một tiếng “anh ơi” xem nào.”
Khương Tư Tư trợn trắng mắt nhìn anh, rồi lại tiếp tục đọc sách.
Hình Ý Bắc: “Nhanh, gọi anh nghe xem.”
Khương Tư Tư: “Lớn già đầu rồi, nghiêm chỉnh một chút đi.”
Hình Ý Bắc bỗng nhiên bật cười, khom lưng chống tay lên bàn: “Vậy những lúc không nghiêm chỉnh thì có thể gọi?”
Khương Tư Tư lườm anh, Hình Ý Bắc dù thế nào cũng không chịu tha.
Hai người ầm ĩ vào tận phòng ngủ, sự thật chính minh, lúc không nghiêm chỉnh, có thể gọi được rất nhiều tiếng “anh ơi”.
A Thu sinh vào tháng mười, hoa quế đưa hương, kim phong ngọc lộ*.
*Hoa quế đưa hương (桂花飘香). Kim phong ngọc lộ (金风玉露): Gió vàng (金风) chỉ gió thu, ngọc lộ (玉露) chỉ sương sớm mùa thu. Trích từ “Gió vàng sương ngọc tìm nhau; Đường trần muôn kiếp có đâu sánh cùng” trong phần dịch thơ của bài Thước Kiều Tiên. Là khi trải qua trọn 365 ngày mới thắng được một lần tương phùng ngắn ngủi vào ngày Thất tịch. Nhưng một lần tương phùng ngắn ngủi ấy, lại vĩ đại hơn hẳn vô số lần gặp mặt của tình yêu dung tục chốn nhân gian phàm phu tục tử. Lần tương phùng ấy, đến gió cũng quý như kim, sương cũng quý như ngọc. Vậy nên có thể làm bật lên tình yêu trân quý của Ngưu Lang Chức Nữ, cũng nhiều lần được dùng khi nhắc về những tình yêu cao cả vĩ đại.
Hoài thai chín tháng, mang nặng đẻ đau, A Thu chào đời trong sự kỳ vọng niềm háo hức đón chờ của cả gia đình. Là ngậm trong miệng sợ tan, nâng trên tay sợ vỡ.
Hình Ý Bắc luôn có một niềm tin mãnh liệt, rằng con trai của mình bất phàm, dù gì thì từ ngày cái hạt đậu đó xuất hiện trong bụng Khương Tư Tư, cô đã mơ thấy thai mộng Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung.
Vậy nên những quyển sách nuôi dạy trẻ mà Hình Ý Bắc đọc đa số đều là “Làm sao để quản giáo con trẻ phản nghịch”, thậm chí anh còn xem trước cả “Pháp luật trẻ vị thành niên”.
Tục ngữ có câu “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, vậy nên A Thu vừa được ba tháng, mỗi ngày Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc đều quây lại trước nôi của con nhìn chằm chằm cậu nhóc với hy vọng sẽ được chứng kiến khoảnh khắc con trai lần đầu biết lật.
Nhìn cả một ngày, A Thu vẫn chẳng thèm động lấy một cái, Hình Ý Bắc lo sốt vó, cuối cùng vẫn phải chủ động giúp A Thu lật người một lần.
Ngày thứ hai, ngày thứ ba, rồi ngày thứ tư…. cách ngày A Thu tròn ba tháng được đúng một tuần, vẫn không thấy cậu nhóc tự lật.
Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc nóng ruột nóng gan, vội vàng ôm con đi gặp bác sĩ.
Bác sĩ làm kiểm tra cả nửa ngày, khẽ nâng cặp kính, vẻ mặt nghiêm trọng.
“Bác sĩ, thế nào rồi ạ? Có phải em bé có vấn đề gì không?”
Khương Tư Tư lo lắng hỏi.
Bác sĩ nhíu mày, giống như đang chọn lựa câu từ cho thật kỹ.
“Bác sĩ xin cứ nói thẳng.” Hình Ý Bắc lên tiếng, “Bất luận là con trai tôi có vấn đề gì thì chúng tôi vẫn sẽ yêu thương nó.”
Bác sĩ tháo kính mắt, xoa xoa mi tâm.
“Con trai của hai vị không có vấn đề gì cả.”
Khương Tư Tư: “Vậy tại sao cháu lại như thế này?”
Bác sĩ: “Lười.”
Khương Tư Tư: “…..???”
Hình Ý Bắc: “….???”
2.
A Thu được năm tháng, bước vào giai đoạn bập bẹ học nói, nhưng cũng chỉ biết “ưm”, “a”, “ô”, “ai”, “i a” được vài âm.
Bảy tháng, trong sách nói đã có thể bày em bé gọi những từ đơn giản như “Bố ơi”, “Mẹ ơi”, thế là mỗi ngày Hình Ý Bắc đều nằm sấp trước mặt A Thu bày con “Gọi bố ơi”.
Hình Ý Bắc: “Gọi bố ơi.”
A Thu: Nghịch trống bỏi.
Hình Ý Bắc: “Gọi bố ơi.”
A Thu: Nghịch dép lê.
Hình Ý Bắc dứt khoát bế cậu lên, ép con trai phải nhìn mình.
“Gọi bố ơi.”
“Gọi bố ơi.”
A Thu chúm chím miệng nhỏ: “Gọi bố ơi.”
Hình Ý Bắc: “Không đúng, phải là bố ơi.”
A Thu: “%$&%$”
Hình Ý Bắc: “Bố ơi!”
A Thu: “Ơi!”
Hình Ý Bắc: “.…….”
3.
Em bé được mười hai tháng, dựa theo những gì sách viết thì đã có thể nói được mấy từ đơn giản, ví dụ như “Hết rồi”, “Không muốn”, “Bái bai”.
Nhưng A Thu vẫn chỉ biết gọi “Bố ơi”, “Mẹ ơi”, lâu lâu cũng gọi thêm được “Ông nội”, “Bà nội.”
Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc lại lần nữa đứng ngồi không yên, ôm con chạy đi tìm bác sĩ.
Vẫn là vị bác sĩ khi trước, ông làm một loạt kiểm tra từ trong ra ngoài, rồi lại mang theo vẻ mặt nghiêm trọng nhìn Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc.
“Bác sĩ, thế nào rồi ạ? Có phải em bé có vấn đề gì không?”
Khương Tư Tư lại lần nữa lo lắng hỏi.
Bác sĩ nhíu mày, giống như đang chọn lựa câu từ cho thật cẩn thận.
“Bác sĩ xin cứ nói thẳng.” Hình Ý Bắc lên tiếng, “Bất luận là con tôi có vấn đề gì thì chúng tôi vẫn sẽ yêu thương nó.”
Ông tháo kính mắt, xoa xoa mi tâm.
“Con trai của hai vị cả trí óc và hệ thống ngôn ngữ đều không có vấn đề gì cả.”
Khương Tư Tư: “Vậy sao cháu lại không biết nói?”
Bác sĩ suy nghĩ một hồi, “Có thể là vì khá lạnh lùng.”
4.
Đứa trẻ A Thu này vừa lười biếng lại còn lạnh lùng, nhưng không vì thế mà cản trở việc cậu trở thành cậu nhóc nổi bật nhất trường mầm non, sơ sẩy một chút là cậu nhóc lại biến thành lão đại, đi đâu cũng có tùy tùng theo sau.
Một hôm nào đó, Hình Ý Bắc và Khương Tư Tư đến trường đón con tan học, trông thấy ngay sau mông cậu là cả một đám nhóc chạy lon ton.
Khương Tư Tư: “Mới được vài tuổi mà cứ như ông cụ, giống ai đây không biết.”
Hình Ý Bắc: “Dù sao thì cũng chẳng phải giống anh.”
Vừa dứt lời, A Thu đã nhìn thấy họ, cu cậu lững thững đi đến, gật gật đầu với bố mẹ xem như là chào hỏi.
Đi đến xe, mở cửa, thò chiếc chân ngắn ngủn của mình vào.
Bố mẹ vẫn đang đi phía sau.
Khương Tư Tư ngồi vào ghế phó lái, quay đầu nhìn con trai.
“A Thu, hôm nay con đi học có vui không?”
A Thu cau mày: “Đi đâu cũng toàn là con gái, phiền chết đi được.”
Khương Tư Tư lườm Hình Ý Bắc: “Em đã nói con học theo anh mà. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sau này con trai không tìm được bạn gái thì phải làm sao.”
Hình Ý Bắc nhìn thẳng về phía trước, cả mặt tràn đầy tự tin: “Không thể.”
“Lấy đâu ra cái tự tin đấy thế không biết.” Khương Tư Tư lại hỏi con trai mình, “Ở trong lớp con có kết giao được với bạn nào không?”
A Thu nghĩ một hồi, không nói gì.
“Con nên chơi cùng các bạn nhiều hơn, cũng nên chia sẻ đồ chơi và đồ ăn với các bạn, như vậy mới kết giao được bạn tốt.” Khương Tư Tư nói, “Ngàn vạn lần đừng học theo bộ dạng của bố con.”
Hình Ý Bắc: “Anh bộ dạng gì chứ? Bạn bè của anh trải khắp thiên hạ đấy!”
Buổi sáng, Khương Tư Tư gọt hoa quả cho A Thu, xếp gọn vào hộp, rồi bỏ vào balo nhỏ cho cậu.
A Thu thấy cô lại bắt đầu nói thì buồn bực mà dẩu môi.
“Hoa quả phải ăn hết.” Khương Tư Tư nói, “Không được lén lút đổ đi.”
A Thu chẳng nói gì, buổi tối về nhà, hộp hoa quả sạch bong.
Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư…. cả một tuần liền, mỗi ngày đều như vậy.
Thậm chí có một hôm, cậu nhóc còn chủ động nói muốn mang lê đi học, đó là loại trái cây mà ngày thường cậu ghét nhất.
Khương Tư Tư vô cùng hài lòng, cô nghĩ con trai mình cuối cùng cũng hiểu chuyện hơn được một chút.
Sau này, Khương Tư Tư đến trường đón con, gặp được cô giáo liền đứng lại hàn huyên vài câu.
Cô giáo nói: “A Thu nhà mình đúng là một đứa trẻ ngoan, mỗi ngày đều mang trái cây lên trường cho bạn cùng bàn ăn, rất hòa đồng và biết chia sẻ.”
Khương Tư Tư nhíu mày.
Cô giáo lại nói tiếp: “Chỉ có điều đứa trẻ này hơi bá đạo, bạn cùng bàn ăn mà không hết thì không cho người ta đi.”
Khương Tư Tư: “….”
Lúc sắp rời đi, Khương Tư Tư hỏi thêm một câu: “Bạn cùng bàn của A Thu là bé trai hay bé gái vậy ạ?”
Cô giáo: “Là một bé gái vô cùng xinh xắn đáng yêu.”
Khương Tư Tư thở phào một hơi.
Sau này nghĩ lại, không đúng, sao khi ấy cô lại thở phào chứ?
Về đến nhà, cô kể lại chuyện này cho Hình Ý Bắc nghe, lần này thì anh lại sẵn sàng ôm trách nhiệm.
“Điểm này của con trai, giống anh!”
5.
Một ngày không lâu sau đó, A Thu vừa về nhà đã khóc lóc ầm ĩ đòi đổi tên.
Khương Tư Tư và Hình Ý Bắc hỏi cậu có chuyện gì, cậu nhóc mếu máo: “Mỗi lần bạn cùng bàn gọi tên con, cô giáo đều nghĩ là bạn ấy vừa hắt xì, nên đã bế bạn ấy đi mất.”
Khương Tư Tư: “…..”
Hình Ý Bắc: “…..”
Kể từ lần đó, A Thu không cho phép bất kỳ đứa trẻ nào trong trường mầm non gọi nhũ danh của cậu nữa, tất cả đều phải gọi cậu bằng tên.
Nhưng bọn trẻ không sao nhớ nổi, dần dần sau này, chúng đều gọi thành “anh Hình”.
6.
Không ngờ rằng con trai mình mới có vài tuổi đầu đã được tôn lên thành đại ca, Hình Ý Bắc cảm thấy đây chính là “Trường Giang sóng sau xô sóng trước”, chỉ e sóng trước rồi sẽ chóng tan biến trên bờ cát*.
*Sóng trước là anh Hình Ý Bắc đây đấy ạ =))
Nghĩ đi nghĩ lại thì nghe vợ gọi “anh ơi” mới là êm tai nhất.
Đêm đó, Khương Tư Tư ngồi trong thư phòng đọc sách, Hình Ý Bắc đứng sau lưng cô, bất thình lình lên tiếng: “Gọi một tiếng “anh ơi” xem nào.”
Khương Tư Tư trợn trắng mắt nhìn anh, rồi lại tiếp tục đọc sách.
Hình Ý Bắc: “Nhanh, gọi anh nghe xem.”
Khương Tư Tư: “Lớn già đầu rồi, nghiêm chỉnh một chút đi.”
Hình Ý Bắc bỗng nhiên bật cười, khom lưng chống tay lên bàn: “Vậy những lúc không nghiêm chỉnh thì có thể gọi?”
Khương Tư Tư lườm anh, Hình Ý Bắc dù thế nào cũng không chịu tha.
Hai người ầm ĩ vào tận phòng ngủ, sự thật chính minh, lúc không nghiêm chỉnh, có thể gọi được rất nhiều tiếng “anh ơi”.
Bình luận truyện