Bá Tước Môngtơ Crixtô
Chương 10: Hãng morrel
Hôm sau cái ngày đã diễn ra cảnh mà chúng tôi vừa kể, một người đàn ông quãng ba mươi đến ba mươi hai tuổi, có cả dáng vẻ và ngữ điệu Anh, đến nhà ông de Boville.
- Thưa ông, ông ta nói, tôi là người đại diện toàn quyền của hãng Thomson và French ở Rome. Từ mười năm nay chúng tôi giao dịch với hãng Morrel ở Marseille. Chúng tôi đã bỏ vốn vào các mối giao dịch đó và chúng tôi không khỏi lo ngại khi nghe đồn rằng hãng này có nguy cơ phá sản.
- ồ! Thưa ông, ông de Boville kêu lên, sự lo ngại của ông thật không may lại hết sức có cơ sở và ông đang thấy đây một con người tuyệt vọng. Tôi có hai trăm ngàn frăng đặt trong hãng Morrel, số tiền hai trăm ngàn frăng này phải được thanh toán vào ngày 15 tháng này. Nhưng tình cảnh ông Morrel thì đến mức, xin nói gọn với ông, là tôi coi món nợ này như mất trắng.
- Thế thì, người Anh nói, tôi mua của ông món nợ ấy; hai trăm ngàn quan bằng tiền mặt.
Và người Anh rút trong túi ra một bó tiền giấy có thể là gấp đôi số tiền mà ông de Boville sợ mất.
Một ánh mừng rỡ lướt qua mặt ông ta.
- Tôi chỉ yêu cầu có mỗi một việc.
- Xin nói đi, thưa ông, tôi nghe đây.
- ông là thanh tra các nhà tù, vậy chắc là ông giữ sổ sách vào, ra tù trong đó có ghi kèm cả những nhận xét liên quan đến tù nhân phải không?
- Từng tù nhân có hồ sơ riêng.
- à, thưa ông, tôi đã được nuôi dạy ở Rome do một tu sĩ đáng thương, tu sĩ Faria, ông ấy đã mất tích đột ngột. Rồi tôi được biết rằng ông bị giam giữ ở pháo đài If và tôi muốn biết một vài chi tiết về cái chết của ông.
- Tu sĩ Faria? ồ! Tôi còn nhớ rất rõ về ông ta, ông de Boville reo lên, ông ấy bị điên. Mời ông sang phòng làm việc của tôi và tôi sẽ cho ông thấy điều đó.
Và cả hai người đi sang phòng làm việc. ông thanh tra đặt trước mặt người Anh một cuốn sổ cái và các hồ sơ liên quan đến pháo đài If, cho.phép ông khách tùy ý lật giở từng trang, trong khi chính ông ta thì ngồi vào một góc đọc báo.
Ông người Anh dễ dàng tìm thấy hồ sơ liên quan đến tu sĩ Faria; nhưng sau khi đã biết rõ những hồ sơ đầu tiên này, ông ta tiếp tục lật từng trang cho đến lúc tới tập hồ sơ của Edmond Dantès. ở đó ông tìm thấy y nguyên: đơn tố giác, biên bản thẩm vấn, đơn khiếu nại của ông Morrel, lời phê của Villefort, ông ta nhẹ nhàng gấp tờ đơn tố giác bỏ vào túi, đọc biên bản thẩm vấn, đọc nhanh đơn đề ngày 10 tháng tư năm 1815 trong đó ông Morrel theo lời khuyên của phó biện lý, lúc đó Napoléon đang tại vị, vì có thiện chí đã trình bày quá lên rằng Dantès đã cống hiến cho Đế chế nhiều thành tích, những thành tích mà lời xác nhận của Villefort làm cho chúng trở nên không thể nào chối cãi được. Vậy là ông hiểu tất cả. Cái đơn gửi Napoléon này bị Villefort lưu lại, đến cuộc phục hồi lần thứ hai đã biến thành một vũ khí khủng khiếp trong tay viên biện lý hoàng gia.
- Cám ơn ông, ông người Anh nói trong khi gập mạnh sổ cái. Tôi đã biết cái phải biết; bây giờ ông giao cho tôi số tín phiếu mà ông có quyền đòi ông Morrel rồi tôi sẽ đếm tiền cho ông.
Rồi ông ta nhường chỗ ở bàn giấy cho ông de Boville, ông này ngồi ngay vào đó không câu nệ gì và vội vàng làm việc chuyển nhượng được yêu cầu, trong khi đó ông người Anh đếm các tờ giấy bạc bên mép các giá để hồ sơ.
Sau đó người phái viên của hãng Thomson và French ở Rome đến nhà ông Morrel.
Mười bốn năm trời đã làm cho nhà kinh doanh đáng kính ấy thay đổi nhiều, ông mới chỉ vừa năm mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng, trán hằn sâu những nếp nhăn đầy âu lo.
- Thưa ông, hãng Thomson và French trong khoảng tháng này và tháng sau phải chi ở Pháp ba hay bốn trăm ngàn frăng. Được biết sự đúng hẹn tuyệt đối của ông nên hãng đã tập họp toàn bộ giấy tờ có mang chữ ký này và giao cho tôi lần lượt theo hạn vay ghi trong giấy mà thu hồi vốn ở ông và sử dụng số vốn đó. Chúng tôi đã có những hối phiếu do ông ký, thưa ông, để vay một khoản tiền khá lớn là hai trăm tám mươi bảy ngàn năm trăm frăng. Và tôi không giấu gì ông, ông ta nói tiếp sau một lát im lặng, vẫn biết tính trung thực không chê trách vào đâu được của ông cho đến tận bây giờ, nhưng dư luận chung ở Marseille cho là ông không đủ khả năng để đương đầu với việc kinh doanh..Trước lời mở đầu gần như là thô bạo này, ông Morrel tái mặt đi một cách đáng sợ.
- Xin hãy nói thẳng, thưa ông, ông có chi trả những giấy tờ này được đúng hạn như trước không ?
Ông Morrel rùng mình.
- Có, thưa ông, tôi có trả chứ, như tôi hy vọng, tàu tôi cập bến bình an, vì chuyến hàng này về sẽ trả lại cho tôi khoản kinh phí bị mất trong các tai nạn liên tiếp trước đây mà tôi phải gánh chịu; nhưng nếu như không may tàu Pharaon, nguồn vốn cuối cùng mà tôi trông cậy bị thất thoát...
Ông Morrel thở ra thật dài và lướt bàn tay lên vầng trán đầy mồ hôi.
- ... Nếu nguồn vốn này mà thất thoát thì tôi đi đời, thưa ông, tôi hoàn toàn đi đứt.
- Cái gì thế, người Anh nói trong khi lắng tai nghe ngóng, tiếng ồn ào ấy nghĩa là gì?
- Ôi lạy chúa! Lạy chúa tôi! - ông Morrel kêu lên tái mặt đi, còn xảy ra chuyện gì nữa thế?
Đúng thế, có tiếng ồn ào ở ngoài cầu thang; tiếng người đi lại, còn nghe thấy cả một tiếng kêu đau đớn.
Cùng lúc ấy, cánh cửa mở ra và xuất hiện một cô gái mặt tái xanh, má đẫm nước mắt.
Ông Morrel đứng dậy run bắn lên và phải chống vào tay ghế bành vì nếu không ông không thể nào đứng vững được. ông muốn hỏi mà không sao thốt nên lời.
- Ôi cha ôi! - Cô gái nói tay chắp vào nhau, hãy tha lỗi cho con đã làm người đưa tin xấu!
Ông Morrel sắc mặt nhợt đi kinh khủng.
Julie lao vào vòng tay ông.
- Ôi cha ơi! Cha của con hãy can đảm lên.
- Thế là tàu Pharaon đã đắm ư? ông Morrel hỏi, giọng nghẹn ngào.
Cô gái không trả lời nhưng cô khẳng định bằng cách gật gật mái đầu đang dựa vào ngực cha mình.
- Thế còn đoàn thủy thủ thì sao? - ông Morrel hỏi.
- Đã được cứu thoát, cô gái nói, được một tàu của thành phố Bordeaux cứu thoát, tàu ấy vừa vào cảng.
Ông Morrel giơ hai tay lên trời tỏ vẻ cam chịu và lòng biết ơn sâu sắc.
- Cám ơn chúa! ông Morrel nói, ít ra thì người cũng chỉ trừng phạt có một mình tôi. Mời vào đi vì tôi đoán rằng mọi người đã ở ngoài cửa..Đúng thế, vừa mới nghe thấy những lời này thì bà Morrel bước vào trong tiếng nức nở; Emmanuel theo sau và phía sau trong tiền sảnh thấy có những bộ mặt gân guốc của bảy tám người thủy thủ mình trần.
- Chuyện xảy ra như thế nào? - ông Morrel hỏi, lại gần đây Penelon, hãy kể lại diễn biến sự việc đi.
Một thủy thủ già da màu đồng vì nắng xích đạo, tiến lên, cuộn trong tay phần còn lại của chiếc mũ.
- Xin chào ông Morrel. ông ta nói cứ như vừa mới rời Marseille hôm qua.
- Xin chào ông bạn, ông chủ tàu nói, không kìm được nụ cười trong nước mắt; thế còn ông thuyền trưởng Gaumard đâu?
- Về ông thuyền trưởng, thưa ông Morrel, ông ta ngã bệnh ở Palma; nhưng nếu được chúa thương đến thì sẽ không sao đâu và ông sẽ thấy ông ta về sau vài hôm, cũng khỏe mạnh như ông và tôi.
- Tốt lắm.... Bây giờ kể đi, Penelon. - ông Morrel nói.
Penelon lùa miếng thuốc đang nhai từ má phải sang má trái, đưa tay che miệng, quay đầu đi và nhổ ra ngoài tiền sảnh một tia dài nước bọt màu đen đen, vừa bước chân lên vừa đung đưa hông.
- Trong lúc đó chúng tôi gặp phải sự việc giống như đã xảy ra giữa mũi Blanc và mũi Boyador, thưa ông Morrel, tàu đang chạy với ngọn gió thuận Nam-Tây nam thì cơn bão ập đến. Sau mười hai giờ liền chúng tôi cứ bị lắc lư dữ dội rồi một lỗ hổng lớn bung ra dưới đáy tàu. Phải rời tàu thôi.
Ông thuyền trưởng xuống cuối cùng. Vừa kịp. ông ta vừa nhảy, thì boong tàu bục ra với một tiếng động phải nói là như loạt súng mạn tàu cỡ bốn mươi tám. Mười phút sau, boong tàu chìm xuống từ đàng mũi và rồi, thôi chào cả bọn brru!... Thế là xong, chẳng còn Pharaon nữa!
Còn chúng tôi, chúng tôi bị ba ngày ròng không có gì để mà ăn mà uống. Rồi chúng tôi được tàu Gironde vớt. Thế đấy, chuyện xảy ra như vậy đấy, thưa ông Morrel, xin thề danh dự!
- Tốt, các bạn ạ, các bạn đều là những con người gan dạ. Bây giờ hãng nợ lương các bạn là bao nhiêu? Coclès, hãy trả cho mỗi con người gan dạ này hai trăm frăng. Và nếu các bạn tìm được việc tốt thì vào làm đi, các bạn đã được tự do.
Phần cuối của câu nói này gây ra một tác dụng kỳ lạ ở những người thủy thủ đáng trọng.này. Họ nhìn nhau vẻ hốt hoảng, Penelon hụt hơi, suýt nuốt chửng cả miếng thuốc nhai.
- Thế nào, thưa ông Morrel, ông ta nói với giọng nghẹn ngào, ông thải chúng tôi ư? ông không hài lòng về chúng tôi sao?
- Không đâu các con, ông chủ tàu nói, không, tôi không phiền lòng vì các bạn, hoàn toàn ngược lại. Không tôi không thải các anh đâu. Nhưng biết làm sao được? Tôi không còn tàu nữa nên tôi không cần thủy thủ.
- Làm sao? ông không còn tàu nào nữa ư?
- Penelon nói. - Này, ông đóng một chiếc khác đi, chúng tôi sẽ đợi. Cám ơn chúa, chúng tôi hiểu thế nào là chèo chống với sóng gió.
- Tôi không còn tiền để đóng tàu nữa, Penelon ạ, ông chủ tàu nói với một nụ cười buồn, vậy tôi không thể nhận đề nghị của các anh được, dù rằng đề nghị ấy thật ân cần. Hãy đi đi, tôi van các anh đấy. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một thời cơ tốt đẹp hơn. Bây giờ xin để tôi một mình một lúc, tôi cần nói chuyện với ông đây.
Và ông đưa mắt nhìn người phái viên của hãng Thomson và French vẫn đứng im bất động trong góc suốt cảnh này.
Chỉ còn lại hai người với nhau.
- Này ông, Morrel vừa nói vừa buông mình xuống ghế bành, ông đã thấy tất cả, đã nghe tất cả, tôi chẳng còn gì để báo tin cho ông.
- Thưa ông, người Anh nói, tôi đã thấy rằng một tai nạn mới không đáng có như những lần trước lại đến với ông, và điều đó củng cố lòng ao ước của tôi muốn giúp ông. Nào, có phải tôi là một trong những chủ nợ chính của ông không ?
- ít ra ông cũng là người có những số tiền cho vay ngắn hạn nhất.
- ông có muốn gia hạn thanh toán không?
- Một thời hạn kéo dài thêm có thể cứu vãn được danh dự của tôi và do đó cả cuộc sống của tôi.
- Được, người ngoại quốc nói, hãng Thomson và French cho ông thêm ba tháng nữa. Hôm nay là mùng 5 tháng sáu, vậy thì ông hãy chuyển tất cả các hối phiếu đó sang thanh toán vào ngày mùng 5 tháng chín cho tôi, và ngày mùng 5 tháng chín vào hồi mười một giờ sáng tôi sẽ đến nhà ông.
- Tôi sẽ đợi ông, ông Morrel nói, và ông sẽ được thanh toán hoặc tôi sẽ chết.
Những tiếng cuối cùng này được thốt ra thật khẽ, thành thử người ngoại quốc không nghe thấy được.
Người Anh cáo từ ông Morrel, ông đưa tiễn và cầu phúc cho khách đến tận cửa..Trên cầu thang ông khách gặp được Julie.
Cô gái làm ra vẻ đi xuống nhưng thực ra là cô đợi ông.
- ồ! Thưa ông! Cô vừa nói vừa chắp hai bàn tay.
- Thưa cô, người ngoại quốc nói, cô sẽ nhận được một bức thư vào một ngày kia ký tên... thủy thủ Simbard... Hãy làm theo đúng từng điều nói trong thư, dù lời dặn dò có lạ lùng đến mấy.
- Thưa ông ,vâng. - Julie trả lời.
- Cô hứa với tôi sẽ làm theo chứ?
- Tôi xin thề với ông sẽ làm như vậy.
- Tốt, xin chào cô. Cô hãy giữ mình luôn luôn là một cô gái thánh thiện và tốt bụng như từ trước đến nay và tôi hy vọng rằng chúa sẽ ban thưởng cho cô cậu Emmanuel mà cô yêu làm chồng.
Julie thốt ra một tiếng kêu khẽ, đỏ mặt lên như quả anh đào và phải nắm lấy tay vịn cầu thang cho khỏi ngã.
Người ngoại quốc đi tiếp và vẫy tay chào cô.
Ra đến sân, ông ta gặp Penelon, mỗi tay cầm một cuộn giấy bạc một trăm frăng dường như chẳng dám mang tiền đi.
- Lại đây ông bạn, tôi có chuyện muốn nói với ông.
Cái thời hạn mà người phái viên của hãng Thomson và French thỏa thuận, đối với ông chủ tàu tội nghiệp như là một thứ may mắn trời cho.
Nhưng khốn thay tất cả các chủ nợ của ông Morrel không phải đều phản ứng như thế, thậm chí một số người còn phản ứng ngược lại. Vậy là các hối phiếu mang chữ ký ông Morrel được xuất trình ở quỹ với độ chính xác hoàn hảo và nhờ có sự gia hạn của người Anh nên đều được ông thủ quỹ Coclès thanh toán hết một cách thuận lợi .
Dư luận của cả ngành thương mại Marseille đều cho là sau những tai họa liên tiếp và dồn dập xảy ra, ông Morrel không thể nào trụ lại được. Điều kinh ngạc lớn với họ là quyết toán cuối tháng vẫn được hoàn thành với độ chính xác như thường lệ. Tuy nhiên điều đó không tài nào mang lại niềm tin cho mọi người và họ đều nhất trí cho rằng cuối tháng sau ông chủ tàu đáng thương sẽ phải quyết toán tài sản.
Cả một tháng trời trôi qua trong những nỗ lực phi thường của ông Morrel để tập họp toàn bộ các nguồn vốn còn lại của mình.
May mắn thay ông Morrel còn có một vài thu nhập riêng và ông có thể dựa vào đó; những thu nhập này được thực hiện; vậy là ông Morrel.đang còn đủ sức đương đầu với những cam kết của mình, thì tháng bảy sắp kết thúc.
Tháng tám trôi đi với những cố gắng không ngừng của ông Morrel nhằm tăng thêm khoản tín dụng cũ hoặc mở thêm một khoản vay mới.
Người ta bèn cho rằng đến cuối tháng này bản quyết toán tài sản phải được khai báo. Nhưng ngược lại với mọi suy đoán, ngày 31 tháng tám đã đến mà quỹ vẫn mở như thường lệ.
Coclès vẫn xuất hiện sau tấm lưới, điềm tĩnh.
Ông ta xem xét tờ hối phiếu được xuất trình với cùng một sự chăm chú như trước và các hối phiếu từ tờ thứ nhất đến tờ cuối đều được chi trả với cùng một độ chính xác như nhau. Người ta chẳng còn hiểu ra làm sao và người ta lại lui lại với tính dai dẳng đặc biệt của những kẻ tiên tri tin xấu rằng vụ vỡ nợ sẽ xảy ra vào cuối tháng chín.
Ngày 5 tháng chín đã tới gần và tình cảnh gần như tuyệt vọng: ông Morrel nợ gần ba trăm ngàn frăng mà chỉ còn có gần mười lăm ngàn trong quỹ. Tuy nhiên ông tỏ ra khá điềm tĩnh.
Sự điềm tĩnh ấy lại làm cho vợ và con gái ông sợ hãi hơn là sự ủ rũ đến cùng cực. Hai mẹ con trò chuyện thủ thỉ với nhau một lát rồi thỏa thuận rằng Julie viết thư cho anh trai đang đồn trú ở Nimes về ngay lập tức.
Đó là một chàng trai rắn rỏi và thẳng thắn.
Anh đã học rất giỏi, đã thi đỗ vào trường Bách khoa và tốt nghiệp với cấp hàm thiếu úy ở binh đoàn thứ 53. Từ một năm nay anh làm việc ở cấp này và đã có hứa hẹn được phong trung úy trong dịp gần nhất.
Đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng chín, bà Morrel bảo con gái đi ngủ, nửa giờ sau khi Julie đi ra, bà trở dậy, bỏ giày rồi rón rén ra hành lang để nhìn qua lỗ khóa xem ông chồng làm gì.
Ông Morrel ngồi viết, nhưng bà Morrel lập tức nhận thấy ngay rằng ông chồng đang viết trên giấy có đóng dấu. Chi tiết ấy đưa đến một ý tưởng kinh khủng là ông đang làm di chúc, chân tay bà run bắn, tuy nhiên bà còn có sức để tự kiềm chế không nói năng gì.
Ngày hôm sau ông Morrel tỏ ra hoàn toàn điềm tĩnh, ông vẫn ở trong phòng làm việc như bình thường, vẫn xuống ăn sáng như thường lệ.
Suốt đêm mùng 4 sang ngày mùng 5 tháng chín, bà Morrel dán tai vào vách gỗ. Cho đến ba giờ sáng bà nghe thấy chồng đi lại bứt rứt trong phòng rồi gieo mình xuống giường.
Đến 8 giờ ông Morrel vào trong phòng mà hai mẹ con ngủ chung đêm qua. ông điềm tĩnh.nhưng sự xúc động đêm qua lộ rõ trên gương mặt tái xanh và tiều tụy của ông.
Ông Morrel đã tỏ thái độ tốt nhất với bà vợ, đã bày tỏ tình thương cha con với cô con gái như ông chưa từng làm thế bao giờ. Julie muốn theo cha khi ông đi ra, nhưng ông nhẹ nhàng đẩy con ở lại, ông nói:
- Hãy ở lại với mẹ, cha muốn thế! Đó là lần đầu tiên ông Morrel nói với con gái "Ta muốn thế" nhưng ông nói ra câu ấy với giọng thấm đượm tình cha con, dịu dàng đến mức Julie không dám bước lên thêm một bước.
Cô dừng lại ở chỗ cũ, đứng sững, lặng câm và bất động. Một lát sau, cửa mở ra, cô cảm thấy có hai cánh tay ôm lấy cô và một đôi môi gắn vào trán cô.
Cô ngước mắt nhìn và reo lên mừng rỡ:
- Anh Maximilien!
Nghe tiếng reo ấy mà Morrel chạy lại và lao vào vòng tay con trai. Chàng trai nói:
- Mẹ ơi, anh vừa nhìn mẹ rồi lại nhìn em gái, có chuyện gì vậy, có gì xảy ra thế? Thư của em làm cho con sợ quá và chạy vội về ngay.
Bà Morrel ra hiệu cho con và bảo:
- Julie hãy sang báo cho cha con biết Maxi-milien đã về.
Cô con gái lao ra khỏi phòng, cô gặp một người đàn ông tay cầm bức thư.
- Thưa, có phải cô là Julie Morrel không ?
- Người ấy hỏi với một ngữ điệu ý quá nặng.
- Vâng thưa ông, Julie đáp ấp úng, nhưng ông muốn gì ở tôi? Tôi không quen biết ông.
- Xin cô hãy đọc lá thư này, người đàn ông nói và đưa cho cô một tấm thiếp. Nó góp phần cứu cha cô đấy. Người đưa tin nói thêm.
Cô gái giật lấy tấm thiếp. Rồi cô hấp tấp mở ra và đọc:
"Mời cô đến ngay lập tức đường Meilhan, vào nhà số 15, hỏi người gác cổng chiếc chìa khóa phòng tầng 5, vào trong phòng hãy cầm lấy ở góc lò sưởi một túi lưới bằng tơ màu đỏ và mang túi về cho cha cô. Điều quan trọng là cha cô phải có nó trước mười một giờ.
Cô đã hứa là cứ im lặng nghe lời tôi, tôi xin nhắc cô nhớ lời hứa ấy. Thủy thủ Simbad" Cô gái reo lên mừng rỡ, ngước mắt lên để hỏi người đàn ông vừa giao cho cô tấm thiếp thì ông ta đã đi mất.
Julie lưỡng lự, cô quyết định phải hỏi ý kiến.
Nhưng một tình cảm lạ lùng đã khiến cô không cầu viện đến mẹ, đến anh mà cầu viện Emmanuel..Cô chạy xuống kể lại anh nghe điều vừa xảy ra.
Emmanuel nói:
- Phải đến đó thôi cô ạ, có phải hôm nay là ngày mùng 5 tháng chín không? Nếu hôm nay trước lúc mười một giờ cha cô không tìm được ai đến giúp thì đến trưa cha cô sẽ buộc phải tuyên bố phá sản.
- Ôi! Đến đó thôi! Đến đó thôi! - Cô gái kêu lên và kéo chàng trai đi cùng.
Trong lúc đó, bà Morrel đã nói tất cả cho con trai biết. Chàng trai đã hiểu rõ rằng do hậu quả của những tai họa liên tiếp xảy đến với cha cậu, nhiều thay đổi lớn đã được thực hiện trong việc chi tiền của gia đình nhưng không biết rằng mọi việc lại đến nông nỗi này.
Anh lao ra khỏi phòng, chạy nhanh lên cầu thang rồi gõ cửa phòng làm việc của cha.
Vừa lúc đó anh nghe thấy cửa phòng ở mở ra, anh quay lại và thấy cha anh ra khỏi phòng.
Ông Morrel kêu lên một tiếng kinh ngạc khi thấy Maximilien, ông không biết con ông đã về.
Ông đứng yên tại chỗ, tay trái kẹp chặt một vật mà ông giấu vào dưới áo khoác.
Maximilien chạy gấp xuống cầu thang và lao vào ôm cổ cha, nhưng đột nhiên anh lùi lại; chỉ để bàn tay phải đặt lên ngực cha mình.
- Cha ôi, anh nói, tái người đi như xác chết, tại sao cha lại có cặp súng lục dưới áo khoác?
Ông Morrel nhìn con đăm đăm rồi trả lời:
- Maximilien, con là một người đàn ông, và là một người đàn ông trọng danh dự; lại đây, ta sẽ nói với con chuyện này.
Và ông Morrel đi lên phòng làm việc bằng những bước chân tự tin. ông đưa cho Maximilien cuốn sổ cái trong đó ghi rõ tình trạng chính xác của tình thế. Chàng trai đọc và như bị choáng ngợp.
- Máu rửa sạch nỗi nhục. - ông Morrel nói.
- Thưa cha, cha có lý, con hiểu cha.
- Con hiểu rằng không phải lỗi của cha chứ?
- ông Morrel nói. Maximilien mỉm cười.
- Con biết, thưa cha, rằng cha là người chính trực nhất mà con chưa từng thấy bao giờ.
- Được lắm, rõ cả rồi: bây giờ con quay về với mẹ và em con đi.
- Cha ơi, chàng trai nói và khuỵu gối xuống, xin cha hãy ban phúc cho con!
Ông Morrel ôm lấy đầu con trai trong hai bàn tay, kéo lại gần và đặt môi lên đó nhiều lần.
- Và bây giờ, ông nói, hãy để cha một mình và cố đưa những người đàn bà ra xa đây. Đi đi.con! Con sẽ tìm thấy di chúc của ta trong tủ bàn giấy ở phòng ngủ của ta.
Khi người con trai đã đi ra, ông Morrel tỉnh lại một lát, mắt dán vào cửa, rồi ông với tay lấy được sợi dây chuông và rung chuông.
Một lát sau Coclès xuất hiện.
- Coclès trung hậu của tôi ơi, ông Morrel nói với một ngữ điệu thật không tài nào diễn tả được, anh hãy đến ngồi ở phòng đợi. Khi nào cái ông đã đến đây ba tháng trước ấy, anh biết đấy, ông phái viên của hãng Thomson và French ấy mà tới thì anh báo cho tôi.
Coclès không trả lời, ông gật đầu rồi đến ngồi ở phòng đợi và chờ.
Ông Morrel gieo mình xuống ghế, đôi mắt ông ngước lên nhìn chiếc đồng hồ treo tường:
ông còn có bảy phút, thế thôi.
Kim đồng hồ chạy nhanh không ngờ, dường như là ông trông thấy nó dịch đi. Những khẩu súng đã lên đạn sẵn, ông vươn tay ra cầm lấy một khẩu, miệng ông hé mở, đôi mắt dán vào kim đồng hồ, rồi ông rùng mình vì tiếng động mà ông tự gây ra khi ông bật cái chốt kim hỏa.
Trong lúc đó, một lớp mồ hôi lạnh toát chảy trên trán ông, một nỗi kinh hoàng chết chóc thắt chặt trái tim ông. ông nghe thấy cửa cầu thang rít lên trên những chiếc bản lề.
Thế rồi cửa phòng làm việc của ông mở ra.
Đồng hồ sắp điểm mười một giờ. ông Mor-rel chẳng buồn quay lại , ông đợi những lời của Coclès báo tin người phái viên của hãng Thom-son và French đã tới.
Và ông đưa súng lên gần miệng.
Bất thình lình ông nghe một tiếng kêu: đó là tiếng con gái ông. ông ngoảnh lại và thấy Julie, khẩu súng tuột khỏi tay ông.
- Cha ơi! Cô gái kêu lên đến hết hơi và gần như chết được vì mừng rỡ, thoát rồi! Cha đã được cứu thoát rồi!
Và cô lao vào vòng tay ông, tay giơ cao cái túi lưới bằng tơ đỏ.
- Thoát à? - ông Morrel nói. - Con muốn nói gì vậy?
- Vâng, thoát rồi! Xem này, xem này! - Cô con gái nói.
Ông Morrel cầm lấy cái túi và rùng mình vì một ký ức mơ hồ làm ông nhớ ra cái đồ vật này đã từng thuộc về ông. Một bên là tờ hối phiếu hai trăm bốn mươi bảy ngàn năm trăm phrăng..Tờ hối phiếu đã được ký nhận trả đủ. Bên kia là một viên kim cương to bằng quả dẻ với mấy chữ viết trên một mẩu giấy da láng:
"Hồi môn của Julie" ông Morrel tưởng mình nằm mơ.
- Nào con, ông nói, con giải thích đi. Con tìm thấy cái túi này ở đâu?
- Trong một ngôi nhà ở đường Meilhan, số 15, trên góc lò sưởi của một căn phòng tồi tàn ở tầng 5.
Morrel kêu lên:
- Nhưng cái túi này không phải của con.
Julie chìa cho cha cô xem bức thư mà cô nhận được lúc sáng.
Cùng lúc ấy Emmanuel vào, nét mặt bàng hoàng vì vui mừng và xúc động.
- Tàu Pharaon! Anh kêu to, tàu Pharaon!
- Này, cái gì? Tàu Pharaon? Anh có điên không đấy Emmanuel? Anh thừa biết là nó đắm rồi mà.
- Tàu Pharaon! Thưa ông, người ta đánh tín hiệu báo tàu Pharaon đang vào cảng.
Ông Morrel ngã xuống ghế, mất hết sức lực, trí tuệ của ông không chịu thu nạp cái chuỗi sự kiện không thể tưởng tượng nổi, kinh dị và hoang đường này.
- Các bạn! ông Morrel nói, nếu có chuyện này thì phải tin vào phép thần kỳ của Chúa!
Không thể có được! Không thể có được!
Nhưng cái có thật và không kém phần khó tưởng tượng nổi chính là cái túi mà ông đang cầm trong tay, chính là tờ hối phiếu đã được ký nhận trả đủ, chính là viên kim cương lộng lẫy này.
- Ta đi nào các con, ông Morrel nói và đứng dậy, ta đi xem có phải chúa thương chúng ta hay chỉ là một tin vịt.
Họ đi xuống. Một lúc sau họ đã tới Canebière.
Người đông nghịt cảng. đám đông rẽ ra trước ông Morrel.
- Tàu Pharaon! Tàu Pharaon! - Tất cả mọi người cùng nói.
Đúng thế, điều kỳ diệu, phi thường trước tháp Saint Jean là một con tàu mang ở đuôi tàu những chữ kẻ bằng sơn trắng, Le Pharaon (Mor-rel và con trai ở Marseille), kích thước đúng như con tàu Pharaon trước kia và cũng chở đúng loại hàng như tàu kia là cánh kiến và chàm, đang bỏ.neo và cuốn buồm, trên boong tàu ông thuyền trưởng Gaumard đang ra lệnh và lái tàu Penelon đang ra hiệu cho ông Morrel.
Trong lúc ông Morrel và con trai ôm hôn nhau trên đê chắn sóng trong tiếng vỗ tay hoan hô của cả thành phố chứng kiến điều kỳ diệu này thì có một người đàn ông, mặt bị bộ râu đen che lấp đến một nửa, nấp sau cái chòi của người lính gác, ngắm cảnh này với vẻ cảm động và thì thào những lời này:
- Hãy sung sướng hỡi trái tim nhân hậu, hãy hưởng phúc vì tất cả những việc tốt mà người đã làm, và sẽ còn làm nữa; và cứ để cho việc trả ơn của ta nằm trong bóng tối cũng như việc làm ân nghĩa của người.
Và với một nụ cười ánh lên niềm vui và hạnh phúc, ông ta rời chỗ nấp mà chẳng ai để ý đến mình vì họ còn bận theo dõi hiện tượng kỳ lạ trong ngày; ông xuống một trong những cầu thang hẹp dùng để bốc hàng rồi gọi một chiếc xuồng để đi ra một du thuyền sang trọng rồi nhảy lên boong nhẹ nhàng như một thủy thủ; từ đó ông nhìn lại ông Morrel một lần nữa, lúc này đang vừa khóc vì sung sướng vừa bắt tay thân ái tất cả mọi người trong đám đông và cám ơn bằng một cái nhìn mơ hồ con người làm phúc vô danh mà hình như ông tìm kiếm ở trên trời.
- Và bây giờ, người không quen biết nói, xin vĩnh biệt lòng tốt, tình nhân ái và lòng biết ơn...
Xin vĩnh biệt mọi tình cảm làm trái tim ta nở hoa! Ta đã thay trời để ban thưởng cho những người tốt... Thần trả thù hãy cho ta thay chỗ để trừng phạt những kẻ ác!
Và ông nhắc lại lời nguyền trả mối thù không bao giờ quên được đối với Danglars, Fernand và Villefort mà ông đã phát nguyện trong tù.
Rồi ông ra hiệu khởi hành, cứ như là chỉ đợi mỗi tín hiệu ấy để ra đi, du thuyền lập tức ra khơi..
- Thưa ông, ông ta nói, tôi là người đại diện toàn quyền của hãng Thomson và French ở Rome. Từ mười năm nay chúng tôi giao dịch với hãng Morrel ở Marseille. Chúng tôi đã bỏ vốn vào các mối giao dịch đó và chúng tôi không khỏi lo ngại khi nghe đồn rằng hãng này có nguy cơ phá sản.
- ồ! Thưa ông, ông de Boville kêu lên, sự lo ngại của ông thật không may lại hết sức có cơ sở và ông đang thấy đây một con người tuyệt vọng. Tôi có hai trăm ngàn frăng đặt trong hãng Morrel, số tiền hai trăm ngàn frăng này phải được thanh toán vào ngày 15 tháng này. Nhưng tình cảnh ông Morrel thì đến mức, xin nói gọn với ông, là tôi coi món nợ này như mất trắng.
- Thế thì, người Anh nói, tôi mua của ông món nợ ấy; hai trăm ngàn quan bằng tiền mặt.
Và người Anh rút trong túi ra một bó tiền giấy có thể là gấp đôi số tiền mà ông de Boville sợ mất.
Một ánh mừng rỡ lướt qua mặt ông ta.
- Tôi chỉ yêu cầu có mỗi một việc.
- Xin nói đi, thưa ông, tôi nghe đây.
- ông là thanh tra các nhà tù, vậy chắc là ông giữ sổ sách vào, ra tù trong đó có ghi kèm cả những nhận xét liên quan đến tù nhân phải không?
- Từng tù nhân có hồ sơ riêng.
- à, thưa ông, tôi đã được nuôi dạy ở Rome do một tu sĩ đáng thương, tu sĩ Faria, ông ấy đã mất tích đột ngột. Rồi tôi được biết rằng ông bị giam giữ ở pháo đài If và tôi muốn biết một vài chi tiết về cái chết của ông.
- Tu sĩ Faria? ồ! Tôi còn nhớ rất rõ về ông ta, ông de Boville reo lên, ông ấy bị điên. Mời ông sang phòng làm việc của tôi và tôi sẽ cho ông thấy điều đó.
Và cả hai người đi sang phòng làm việc. ông thanh tra đặt trước mặt người Anh một cuốn sổ cái và các hồ sơ liên quan đến pháo đài If, cho.phép ông khách tùy ý lật giở từng trang, trong khi chính ông ta thì ngồi vào một góc đọc báo.
Ông người Anh dễ dàng tìm thấy hồ sơ liên quan đến tu sĩ Faria; nhưng sau khi đã biết rõ những hồ sơ đầu tiên này, ông ta tiếp tục lật từng trang cho đến lúc tới tập hồ sơ của Edmond Dantès. ở đó ông tìm thấy y nguyên: đơn tố giác, biên bản thẩm vấn, đơn khiếu nại của ông Morrel, lời phê của Villefort, ông ta nhẹ nhàng gấp tờ đơn tố giác bỏ vào túi, đọc biên bản thẩm vấn, đọc nhanh đơn đề ngày 10 tháng tư năm 1815 trong đó ông Morrel theo lời khuyên của phó biện lý, lúc đó Napoléon đang tại vị, vì có thiện chí đã trình bày quá lên rằng Dantès đã cống hiến cho Đế chế nhiều thành tích, những thành tích mà lời xác nhận của Villefort làm cho chúng trở nên không thể nào chối cãi được. Vậy là ông hiểu tất cả. Cái đơn gửi Napoléon này bị Villefort lưu lại, đến cuộc phục hồi lần thứ hai đã biến thành một vũ khí khủng khiếp trong tay viên biện lý hoàng gia.
- Cám ơn ông, ông người Anh nói trong khi gập mạnh sổ cái. Tôi đã biết cái phải biết; bây giờ ông giao cho tôi số tín phiếu mà ông có quyền đòi ông Morrel rồi tôi sẽ đếm tiền cho ông.
Rồi ông ta nhường chỗ ở bàn giấy cho ông de Boville, ông này ngồi ngay vào đó không câu nệ gì và vội vàng làm việc chuyển nhượng được yêu cầu, trong khi đó ông người Anh đếm các tờ giấy bạc bên mép các giá để hồ sơ.
Sau đó người phái viên của hãng Thomson và French ở Rome đến nhà ông Morrel.
Mười bốn năm trời đã làm cho nhà kinh doanh đáng kính ấy thay đổi nhiều, ông mới chỉ vừa năm mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng, trán hằn sâu những nếp nhăn đầy âu lo.
- Thưa ông, hãng Thomson và French trong khoảng tháng này và tháng sau phải chi ở Pháp ba hay bốn trăm ngàn frăng. Được biết sự đúng hẹn tuyệt đối của ông nên hãng đã tập họp toàn bộ giấy tờ có mang chữ ký này và giao cho tôi lần lượt theo hạn vay ghi trong giấy mà thu hồi vốn ở ông và sử dụng số vốn đó. Chúng tôi đã có những hối phiếu do ông ký, thưa ông, để vay một khoản tiền khá lớn là hai trăm tám mươi bảy ngàn năm trăm frăng. Và tôi không giấu gì ông, ông ta nói tiếp sau một lát im lặng, vẫn biết tính trung thực không chê trách vào đâu được của ông cho đến tận bây giờ, nhưng dư luận chung ở Marseille cho là ông không đủ khả năng để đương đầu với việc kinh doanh..Trước lời mở đầu gần như là thô bạo này, ông Morrel tái mặt đi một cách đáng sợ.
- Xin hãy nói thẳng, thưa ông, ông có chi trả những giấy tờ này được đúng hạn như trước không ?
Ông Morrel rùng mình.
- Có, thưa ông, tôi có trả chứ, như tôi hy vọng, tàu tôi cập bến bình an, vì chuyến hàng này về sẽ trả lại cho tôi khoản kinh phí bị mất trong các tai nạn liên tiếp trước đây mà tôi phải gánh chịu; nhưng nếu như không may tàu Pharaon, nguồn vốn cuối cùng mà tôi trông cậy bị thất thoát...
Ông Morrel thở ra thật dài và lướt bàn tay lên vầng trán đầy mồ hôi.
- ... Nếu nguồn vốn này mà thất thoát thì tôi đi đời, thưa ông, tôi hoàn toàn đi đứt.
- Cái gì thế, người Anh nói trong khi lắng tai nghe ngóng, tiếng ồn ào ấy nghĩa là gì?
- Ôi lạy chúa! Lạy chúa tôi! - ông Morrel kêu lên tái mặt đi, còn xảy ra chuyện gì nữa thế?
Đúng thế, có tiếng ồn ào ở ngoài cầu thang; tiếng người đi lại, còn nghe thấy cả một tiếng kêu đau đớn.
Cùng lúc ấy, cánh cửa mở ra và xuất hiện một cô gái mặt tái xanh, má đẫm nước mắt.
Ông Morrel đứng dậy run bắn lên và phải chống vào tay ghế bành vì nếu không ông không thể nào đứng vững được. ông muốn hỏi mà không sao thốt nên lời.
- Ôi cha ôi! - Cô gái nói tay chắp vào nhau, hãy tha lỗi cho con đã làm người đưa tin xấu!
Ông Morrel sắc mặt nhợt đi kinh khủng.
Julie lao vào vòng tay ông.
- Ôi cha ơi! Cha của con hãy can đảm lên.
- Thế là tàu Pharaon đã đắm ư? ông Morrel hỏi, giọng nghẹn ngào.
Cô gái không trả lời nhưng cô khẳng định bằng cách gật gật mái đầu đang dựa vào ngực cha mình.
- Thế còn đoàn thủy thủ thì sao? - ông Morrel hỏi.
- Đã được cứu thoát, cô gái nói, được một tàu của thành phố Bordeaux cứu thoát, tàu ấy vừa vào cảng.
Ông Morrel giơ hai tay lên trời tỏ vẻ cam chịu và lòng biết ơn sâu sắc.
- Cám ơn chúa! ông Morrel nói, ít ra thì người cũng chỉ trừng phạt có một mình tôi. Mời vào đi vì tôi đoán rằng mọi người đã ở ngoài cửa..Đúng thế, vừa mới nghe thấy những lời này thì bà Morrel bước vào trong tiếng nức nở; Emmanuel theo sau và phía sau trong tiền sảnh thấy có những bộ mặt gân guốc của bảy tám người thủy thủ mình trần.
- Chuyện xảy ra như thế nào? - ông Morrel hỏi, lại gần đây Penelon, hãy kể lại diễn biến sự việc đi.
Một thủy thủ già da màu đồng vì nắng xích đạo, tiến lên, cuộn trong tay phần còn lại của chiếc mũ.
- Xin chào ông Morrel. ông ta nói cứ như vừa mới rời Marseille hôm qua.
- Xin chào ông bạn, ông chủ tàu nói, không kìm được nụ cười trong nước mắt; thế còn ông thuyền trưởng Gaumard đâu?
- Về ông thuyền trưởng, thưa ông Morrel, ông ta ngã bệnh ở Palma; nhưng nếu được chúa thương đến thì sẽ không sao đâu và ông sẽ thấy ông ta về sau vài hôm, cũng khỏe mạnh như ông và tôi.
- Tốt lắm.... Bây giờ kể đi, Penelon. - ông Morrel nói.
Penelon lùa miếng thuốc đang nhai từ má phải sang má trái, đưa tay che miệng, quay đầu đi và nhổ ra ngoài tiền sảnh một tia dài nước bọt màu đen đen, vừa bước chân lên vừa đung đưa hông.
- Trong lúc đó chúng tôi gặp phải sự việc giống như đã xảy ra giữa mũi Blanc và mũi Boyador, thưa ông Morrel, tàu đang chạy với ngọn gió thuận Nam-Tây nam thì cơn bão ập đến. Sau mười hai giờ liền chúng tôi cứ bị lắc lư dữ dội rồi một lỗ hổng lớn bung ra dưới đáy tàu. Phải rời tàu thôi.
Ông thuyền trưởng xuống cuối cùng. Vừa kịp. ông ta vừa nhảy, thì boong tàu bục ra với một tiếng động phải nói là như loạt súng mạn tàu cỡ bốn mươi tám. Mười phút sau, boong tàu chìm xuống từ đàng mũi và rồi, thôi chào cả bọn brru!... Thế là xong, chẳng còn Pharaon nữa!
Còn chúng tôi, chúng tôi bị ba ngày ròng không có gì để mà ăn mà uống. Rồi chúng tôi được tàu Gironde vớt. Thế đấy, chuyện xảy ra như vậy đấy, thưa ông Morrel, xin thề danh dự!
- Tốt, các bạn ạ, các bạn đều là những con người gan dạ. Bây giờ hãng nợ lương các bạn là bao nhiêu? Coclès, hãy trả cho mỗi con người gan dạ này hai trăm frăng. Và nếu các bạn tìm được việc tốt thì vào làm đi, các bạn đã được tự do.
Phần cuối của câu nói này gây ra một tác dụng kỳ lạ ở những người thủy thủ đáng trọng.này. Họ nhìn nhau vẻ hốt hoảng, Penelon hụt hơi, suýt nuốt chửng cả miếng thuốc nhai.
- Thế nào, thưa ông Morrel, ông ta nói với giọng nghẹn ngào, ông thải chúng tôi ư? ông không hài lòng về chúng tôi sao?
- Không đâu các con, ông chủ tàu nói, không, tôi không phiền lòng vì các bạn, hoàn toàn ngược lại. Không tôi không thải các anh đâu. Nhưng biết làm sao được? Tôi không còn tàu nữa nên tôi không cần thủy thủ.
- Làm sao? ông không còn tàu nào nữa ư?
- Penelon nói. - Này, ông đóng một chiếc khác đi, chúng tôi sẽ đợi. Cám ơn chúa, chúng tôi hiểu thế nào là chèo chống với sóng gió.
- Tôi không còn tiền để đóng tàu nữa, Penelon ạ, ông chủ tàu nói với một nụ cười buồn, vậy tôi không thể nhận đề nghị của các anh được, dù rằng đề nghị ấy thật ân cần. Hãy đi đi, tôi van các anh đấy. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một thời cơ tốt đẹp hơn. Bây giờ xin để tôi một mình một lúc, tôi cần nói chuyện với ông đây.
Và ông đưa mắt nhìn người phái viên của hãng Thomson và French vẫn đứng im bất động trong góc suốt cảnh này.
Chỉ còn lại hai người với nhau.
- Này ông, Morrel vừa nói vừa buông mình xuống ghế bành, ông đã thấy tất cả, đã nghe tất cả, tôi chẳng còn gì để báo tin cho ông.
- Thưa ông, người Anh nói, tôi đã thấy rằng một tai nạn mới không đáng có như những lần trước lại đến với ông, và điều đó củng cố lòng ao ước của tôi muốn giúp ông. Nào, có phải tôi là một trong những chủ nợ chính của ông không ?
- ít ra ông cũng là người có những số tiền cho vay ngắn hạn nhất.
- ông có muốn gia hạn thanh toán không?
- Một thời hạn kéo dài thêm có thể cứu vãn được danh dự của tôi và do đó cả cuộc sống của tôi.
- Được, người ngoại quốc nói, hãng Thomson và French cho ông thêm ba tháng nữa. Hôm nay là mùng 5 tháng sáu, vậy thì ông hãy chuyển tất cả các hối phiếu đó sang thanh toán vào ngày mùng 5 tháng chín cho tôi, và ngày mùng 5 tháng chín vào hồi mười một giờ sáng tôi sẽ đến nhà ông.
- Tôi sẽ đợi ông, ông Morrel nói, và ông sẽ được thanh toán hoặc tôi sẽ chết.
Những tiếng cuối cùng này được thốt ra thật khẽ, thành thử người ngoại quốc không nghe thấy được.
Người Anh cáo từ ông Morrel, ông đưa tiễn và cầu phúc cho khách đến tận cửa..Trên cầu thang ông khách gặp được Julie.
Cô gái làm ra vẻ đi xuống nhưng thực ra là cô đợi ông.
- ồ! Thưa ông! Cô vừa nói vừa chắp hai bàn tay.
- Thưa cô, người ngoại quốc nói, cô sẽ nhận được một bức thư vào một ngày kia ký tên... thủy thủ Simbard... Hãy làm theo đúng từng điều nói trong thư, dù lời dặn dò có lạ lùng đến mấy.
- Thưa ông ,vâng. - Julie trả lời.
- Cô hứa với tôi sẽ làm theo chứ?
- Tôi xin thề với ông sẽ làm như vậy.
- Tốt, xin chào cô. Cô hãy giữ mình luôn luôn là một cô gái thánh thiện và tốt bụng như từ trước đến nay và tôi hy vọng rằng chúa sẽ ban thưởng cho cô cậu Emmanuel mà cô yêu làm chồng.
Julie thốt ra một tiếng kêu khẽ, đỏ mặt lên như quả anh đào và phải nắm lấy tay vịn cầu thang cho khỏi ngã.
Người ngoại quốc đi tiếp và vẫy tay chào cô.
Ra đến sân, ông ta gặp Penelon, mỗi tay cầm một cuộn giấy bạc một trăm frăng dường như chẳng dám mang tiền đi.
- Lại đây ông bạn, tôi có chuyện muốn nói với ông.
Cái thời hạn mà người phái viên của hãng Thomson và French thỏa thuận, đối với ông chủ tàu tội nghiệp như là một thứ may mắn trời cho.
Nhưng khốn thay tất cả các chủ nợ của ông Morrel không phải đều phản ứng như thế, thậm chí một số người còn phản ứng ngược lại. Vậy là các hối phiếu mang chữ ký ông Morrel được xuất trình ở quỹ với độ chính xác hoàn hảo và nhờ có sự gia hạn của người Anh nên đều được ông thủ quỹ Coclès thanh toán hết một cách thuận lợi .
Dư luận của cả ngành thương mại Marseille đều cho là sau những tai họa liên tiếp và dồn dập xảy ra, ông Morrel không thể nào trụ lại được. Điều kinh ngạc lớn với họ là quyết toán cuối tháng vẫn được hoàn thành với độ chính xác như thường lệ. Tuy nhiên điều đó không tài nào mang lại niềm tin cho mọi người và họ đều nhất trí cho rằng cuối tháng sau ông chủ tàu đáng thương sẽ phải quyết toán tài sản.
Cả một tháng trời trôi qua trong những nỗ lực phi thường của ông Morrel để tập họp toàn bộ các nguồn vốn còn lại của mình.
May mắn thay ông Morrel còn có một vài thu nhập riêng và ông có thể dựa vào đó; những thu nhập này được thực hiện; vậy là ông Morrel.đang còn đủ sức đương đầu với những cam kết của mình, thì tháng bảy sắp kết thúc.
Tháng tám trôi đi với những cố gắng không ngừng của ông Morrel nhằm tăng thêm khoản tín dụng cũ hoặc mở thêm một khoản vay mới.
Người ta bèn cho rằng đến cuối tháng này bản quyết toán tài sản phải được khai báo. Nhưng ngược lại với mọi suy đoán, ngày 31 tháng tám đã đến mà quỹ vẫn mở như thường lệ.
Coclès vẫn xuất hiện sau tấm lưới, điềm tĩnh.
Ông ta xem xét tờ hối phiếu được xuất trình với cùng một sự chăm chú như trước và các hối phiếu từ tờ thứ nhất đến tờ cuối đều được chi trả với cùng một độ chính xác như nhau. Người ta chẳng còn hiểu ra làm sao và người ta lại lui lại với tính dai dẳng đặc biệt của những kẻ tiên tri tin xấu rằng vụ vỡ nợ sẽ xảy ra vào cuối tháng chín.
Ngày 5 tháng chín đã tới gần và tình cảnh gần như tuyệt vọng: ông Morrel nợ gần ba trăm ngàn frăng mà chỉ còn có gần mười lăm ngàn trong quỹ. Tuy nhiên ông tỏ ra khá điềm tĩnh.
Sự điềm tĩnh ấy lại làm cho vợ và con gái ông sợ hãi hơn là sự ủ rũ đến cùng cực. Hai mẹ con trò chuyện thủ thỉ với nhau một lát rồi thỏa thuận rằng Julie viết thư cho anh trai đang đồn trú ở Nimes về ngay lập tức.
Đó là một chàng trai rắn rỏi và thẳng thắn.
Anh đã học rất giỏi, đã thi đỗ vào trường Bách khoa và tốt nghiệp với cấp hàm thiếu úy ở binh đoàn thứ 53. Từ một năm nay anh làm việc ở cấp này và đã có hứa hẹn được phong trung úy trong dịp gần nhất.
Đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng chín, bà Morrel bảo con gái đi ngủ, nửa giờ sau khi Julie đi ra, bà trở dậy, bỏ giày rồi rón rén ra hành lang để nhìn qua lỗ khóa xem ông chồng làm gì.
Ông Morrel ngồi viết, nhưng bà Morrel lập tức nhận thấy ngay rằng ông chồng đang viết trên giấy có đóng dấu. Chi tiết ấy đưa đến một ý tưởng kinh khủng là ông đang làm di chúc, chân tay bà run bắn, tuy nhiên bà còn có sức để tự kiềm chế không nói năng gì.
Ngày hôm sau ông Morrel tỏ ra hoàn toàn điềm tĩnh, ông vẫn ở trong phòng làm việc như bình thường, vẫn xuống ăn sáng như thường lệ.
Suốt đêm mùng 4 sang ngày mùng 5 tháng chín, bà Morrel dán tai vào vách gỗ. Cho đến ba giờ sáng bà nghe thấy chồng đi lại bứt rứt trong phòng rồi gieo mình xuống giường.
Đến 8 giờ ông Morrel vào trong phòng mà hai mẹ con ngủ chung đêm qua. ông điềm tĩnh.nhưng sự xúc động đêm qua lộ rõ trên gương mặt tái xanh và tiều tụy của ông.
Ông Morrel đã tỏ thái độ tốt nhất với bà vợ, đã bày tỏ tình thương cha con với cô con gái như ông chưa từng làm thế bao giờ. Julie muốn theo cha khi ông đi ra, nhưng ông nhẹ nhàng đẩy con ở lại, ông nói:
- Hãy ở lại với mẹ, cha muốn thế! Đó là lần đầu tiên ông Morrel nói với con gái "Ta muốn thế" nhưng ông nói ra câu ấy với giọng thấm đượm tình cha con, dịu dàng đến mức Julie không dám bước lên thêm một bước.
Cô dừng lại ở chỗ cũ, đứng sững, lặng câm và bất động. Một lát sau, cửa mở ra, cô cảm thấy có hai cánh tay ôm lấy cô và một đôi môi gắn vào trán cô.
Cô ngước mắt nhìn và reo lên mừng rỡ:
- Anh Maximilien!
Nghe tiếng reo ấy mà Morrel chạy lại và lao vào vòng tay con trai. Chàng trai nói:
- Mẹ ơi, anh vừa nhìn mẹ rồi lại nhìn em gái, có chuyện gì vậy, có gì xảy ra thế? Thư của em làm cho con sợ quá và chạy vội về ngay.
Bà Morrel ra hiệu cho con và bảo:
- Julie hãy sang báo cho cha con biết Maxi-milien đã về.
Cô con gái lao ra khỏi phòng, cô gặp một người đàn ông tay cầm bức thư.
- Thưa, có phải cô là Julie Morrel không ?
- Người ấy hỏi với một ngữ điệu ý quá nặng.
- Vâng thưa ông, Julie đáp ấp úng, nhưng ông muốn gì ở tôi? Tôi không quen biết ông.
- Xin cô hãy đọc lá thư này, người đàn ông nói và đưa cho cô một tấm thiếp. Nó góp phần cứu cha cô đấy. Người đưa tin nói thêm.
Cô gái giật lấy tấm thiếp. Rồi cô hấp tấp mở ra và đọc:
"Mời cô đến ngay lập tức đường Meilhan, vào nhà số 15, hỏi người gác cổng chiếc chìa khóa phòng tầng 5, vào trong phòng hãy cầm lấy ở góc lò sưởi một túi lưới bằng tơ màu đỏ và mang túi về cho cha cô. Điều quan trọng là cha cô phải có nó trước mười một giờ.
Cô đã hứa là cứ im lặng nghe lời tôi, tôi xin nhắc cô nhớ lời hứa ấy. Thủy thủ Simbad" Cô gái reo lên mừng rỡ, ngước mắt lên để hỏi người đàn ông vừa giao cho cô tấm thiếp thì ông ta đã đi mất.
Julie lưỡng lự, cô quyết định phải hỏi ý kiến.
Nhưng một tình cảm lạ lùng đã khiến cô không cầu viện đến mẹ, đến anh mà cầu viện Emmanuel..Cô chạy xuống kể lại anh nghe điều vừa xảy ra.
Emmanuel nói:
- Phải đến đó thôi cô ạ, có phải hôm nay là ngày mùng 5 tháng chín không? Nếu hôm nay trước lúc mười một giờ cha cô không tìm được ai đến giúp thì đến trưa cha cô sẽ buộc phải tuyên bố phá sản.
- Ôi! Đến đó thôi! Đến đó thôi! - Cô gái kêu lên và kéo chàng trai đi cùng.
Trong lúc đó, bà Morrel đã nói tất cả cho con trai biết. Chàng trai đã hiểu rõ rằng do hậu quả của những tai họa liên tiếp xảy đến với cha cậu, nhiều thay đổi lớn đã được thực hiện trong việc chi tiền của gia đình nhưng không biết rằng mọi việc lại đến nông nỗi này.
Anh lao ra khỏi phòng, chạy nhanh lên cầu thang rồi gõ cửa phòng làm việc của cha.
Vừa lúc đó anh nghe thấy cửa phòng ở mở ra, anh quay lại và thấy cha anh ra khỏi phòng.
Ông Morrel kêu lên một tiếng kinh ngạc khi thấy Maximilien, ông không biết con ông đã về.
Ông đứng yên tại chỗ, tay trái kẹp chặt một vật mà ông giấu vào dưới áo khoác.
Maximilien chạy gấp xuống cầu thang và lao vào ôm cổ cha, nhưng đột nhiên anh lùi lại; chỉ để bàn tay phải đặt lên ngực cha mình.
- Cha ôi, anh nói, tái người đi như xác chết, tại sao cha lại có cặp súng lục dưới áo khoác?
Ông Morrel nhìn con đăm đăm rồi trả lời:
- Maximilien, con là một người đàn ông, và là một người đàn ông trọng danh dự; lại đây, ta sẽ nói với con chuyện này.
Và ông Morrel đi lên phòng làm việc bằng những bước chân tự tin. ông đưa cho Maximilien cuốn sổ cái trong đó ghi rõ tình trạng chính xác của tình thế. Chàng trai đọc và như bị choáng ngợp.
- Máu rửa sạch nỗi nhục. - ông Morrel nói.
- Thưa cha, cha có lý, con hiểu cha.
- Con hiểu rằng không phải lỗi của cha chứ?
- ông Morrel nói. Maximilien mỉm cười.
- Con biết, thưa cha, rằng cha là người chính trực nhất mà con chưa từng thấy bao giờ.
- Được lắm, rõ cả rồi: bây giờ con quay về với mẹ và em con đi.
- Cha ơi, chàng trai nói và khuỵu gối xuống, xin cha hãy ban phúc cho con!
Ông Morrel ôm lấy đầu con trai trong hai bàn tay, kéo lại gần và đặt môi lên đó nhiều lần.
- Và bây giờ, ông nói, hãy để cha một mình và cố đưa những người đàn bà ra xa đây. Đi đi.con! Con sẽ tìm thấy di chúc của ta trong tủ bàn giấy ở phòng ngủ của ta.
Khi người con trai đã đi ra, ông Morrel tỉnh lại một lát, mắt dán vào cửa, rồi ông với tay lấy được sợi dây chuông và rung chuông.
Một lát sau Coclès xuất hiện.
- Coclès trung hậu của tôi ơi, ông Morrel nói với một ngữ điệu thật không tài nào diễn tả được, anh hãy đến ngồi ở phòng đợi. Khi nào cái ông đã đến đây ba tháng trước ấy, anh biết đấy, ông phái viên của hãng Thomson và French ấy mà tới thì anh báo cho tôi.
Coclès không trả lời, ông gật đầu rồi đến ngồi ở phòng đợi và chờ.
Ông Morrel gieo mình xuống ghế, đôi mắt ông ngước lên nhìn chiếc đồng hồ treo tường:
ông còn có bảy phút, thế thôi.
Kim đồng hồ chạy nhanh không ngờ, dường như là ông trông thấy nó dịch đi. Những khẩu súng đã lên đạn sẵn, ông vươn tay ra cầm lấy một khẩu, miệng ông hé mở, đôi mắt dán vào kim đồng hồ, rồi ông rùng mình vì tiếng động mà ông tự gây ra khi ông bật cái chốt kim hỏa.
Trong lúc đó, một lớp mồ hôi lạnh toát chảy trên trán ông, một nỗi kinh hoàng chết chóc thắt chặt trái tim ông. ông nghe thấy cửa cầu thang rít lên trên những chiếc bản lề.
Thế rồi cửa phòng làm việc của ông mở ra.
Đồng hồ sắp điểm mười một giờ. ông Mor-rel chẳng buồn quay lại , ông đợi những lời của Coclès báo tin người phái viên của hãng Thom-son và French đã tới.
Và ông đưa súng lên gần miệng.
Bất thình lình ông nghe một tiếng kêu: đó là tiếng con gái ông. ông ngoảnh lại và thấy Julie, khẩu súng tuột khỏi tay ông.
- Cha ơi! Cô gái kêu lên đến hết hơi và gần như chết được vì mừng rỡ, thoát rồi! Cha đã được cứu thoát rồi!
Và cô lao vào vòng tay ông, tay giơ cao cái túi lưới bằng tơ đỏ.
- Thoát à? - ông Morrel nói. - Con muốn nói gì vậy?
- Vâng, thoát rồi! Xem này, xem này! - Cô con gái nói.
Ông Morrel cầm lấy cái túi và rùng mình vì một ký ức mơ hồ làm ông nhớ ra cái đồ vật này đã từng thuộc về ông. Một bên là tờ hối phiếu hai trăm bốn mươi bảy ngàn năm trăm phrăng..Tờ hối phiếu đã được ký nhận trả đủ. Bên kia là một viên kim cương to bằng quả dẻ với mấy chữ viết trên một mẩu giấy da láng:
"Hồi môn của Julie" ông Morrel tưởng mình nằm mơ.
- Nào con, ông nói, con giải thích đi. Con tìm thấy cái túi này ở đâu?
- Trong một ngôi nhà ở đường Meilhan, số 15, trên góc lò sưởi của một căn phòng tồi tàn ở tầng 5.
Morrel kêu lên:
- Nhưng cái túi này không phải của con.
Julie chìa cho cha cô xem bức thư mà cô nhận được lúc sáng.
Cùng lúc ấy Emmanuel vào, nét mặt bàng hoàng vì vui mừng và xúc động.
- Tàu Pharaon! Anh kêu to, tàu Pharaon!
- Này, cái gì? Tàu Pharaon? Anh có điên không đấy Emmanuel? Anh thừa biết là nó đắm rồi mà.
- Tàu Pharaon! Thưa ông, người ta đánh tín hiệu báo tàu Pharaon đang vào cảng.
Ông Morrel ngã xuống ghế, mất hết sức lực, trí tuệ của ông không chịu thu nạp cái chuỗi sự kiện không thể tưởng tượng nổi, kinh dị và hoang đường này.
- Các bạn! ông Morrel nói, nếu có chuyện này thì phải tin vào phép thần kỳ của Chúa!
Không thể có được! Không thể có được!
Nhưng cái có thật và không kém phần khó tưởng tượng nổi chính là cái túi mà ông đang cầm trong tay, chính là tờ hối phiếu đã được ký nhận trả đủ, chính là viên kim cương lộng lẫy này.
- Ta đi nào các con, ông Morrel nói và đứng dậy, ta đi xem có phải chúa thương chúng ta hay chỉ là một tin vịt.
Họ đi xuống. Một lúc sau họ đã tới Canebière.
Người đông nghịt cảng. đám đông rẽ ra trước ông Morrel.
- Tàu Pharaon! Tàu Pharaon! - Tất cả mọi người cùng nói.
Đúng thế, điều kỳ diệu, phi thường trước tháp Saint Jean là một con tàu mang ở đuôi tàu những chữ kẻ bằng sơn trắng, Le Pharaon (Mor-rel và con trai ở Marseille), kích thước đúng như con tàu Pharaon trước kia và cũng chở đúng loại hàng như tàu kia là cánh kiến và chàm, đang bỏ.neo và cuốn buồm, trên boong tàu ông thuyền trưởng Gaumard đang ra lệnh và lái tàu Penelon đang ra hiệu cho ông Morrel.
Trong lúc ông Morrel và con trai ôm hôn nhau trên đê chắn sóng trong tiếng vỗ tay hoan hô của cả thành phố chứng kiến điều kỳ diệu này thì có một người đàn ông, mặt bị bộ râu đen che lấp đến một nửa, nấp sau cái chòi của người lính gác, ngắm cảnh này với vẻ cảm động và thì thào những lời này:
- Hãy sung sướng hỡi trái tim nhân hậu, hãy hưởng phúc vì tất cả những việc tốt mà người đã làm, và sẽ còn làm nữa; và cứ để cho việc trả ơn của ta nằm trong bóng tối cũng như việc làm ân nghĩa của người.
Và với một nụ cười ánh lên niềm vui và hạnh phúc, ông ta rời chỗ nấp mà chẳng ai để ý đến mình vì họ còn bận theo dõi hiện tượng kỳ lạ trong ngày; ông xuống một trong những cầu thang hẹp dùng để bốc hàng rồi gọi một chiếc xuồng để đi ra một du thuyền sang trọng rồi nhảy lên boong nhẹ nhàng như một thủy thủ; từ đó ông nhìn lại ông Morrel một lần nữa, lúc này đang vừa khóc vì sung sướng vừa bắt tay thân ái tất cả mọi người trong đám đông và cám ơn bằng một cái nhìn mơ hồ con người làm phúc vô danh mà hình như ông tìm kiếm ở trên trời.
- Và bây giờ, người không quen biết nói, xin vĩnh biệt lòng tốt, tình nhân ái và lòng biết ơn...
Xin vĩnh biệt mọi tình cảm làm trái tim ta nở hoa! Ta đã thay trời để ban thưởng cho những người tốt... Thần trả thù hãy cho ta thay chỗ để trừng phạt những kẻ ác!
Và ông nhắc lại lời nguyền trả mối thù không bao giờ quên được đối với Danglars, Fernand và Villefort mà ông đã phát nguyện trong tù.
Rồi ông ra hiệu khởi hành, cứ như là chỉ đợi mỗi tín hiệu ấy để ra đi, du thuyền lập tức ra khơi..
Bình luận truyện