Bánh Trung Thu Nhân Thịt, Bánh Thuận Tử
Chương 1
Edit: Tam Quân
Cao Bính là lão tam trong nhà, cha nương y đều là nông dân, nhiều năm làm nông nên chẳng biết chữ nghĩa gì nhiều, để dễ nhớ dễ viết, bèn dùng Thiên Can đặt tên cho con cái.
Đại tỷ y – Cao Giáp sớm lập gia đình, tú tài kia cũng thật không chịu thua kém, đi thi tranh được công danh, đảm đương một chức quan không nhỏ không lớn. Cao Giáp tốt xấu cũng thành quan phu nhân, ra vào đều có kiệu rước người khiêng, khi về nhà mẹ thăm viếng đều làm cha mẹ nở mặt nở mày, quê nhà đều nói Cao thị có số vượng phu, là hiền thê giỏi giang này nọ. Cái tên Cao Giáp quá khó hợp quan phu nhân, thành ra chồng nàng mới lấy chữ “gia”, là đồng âm của chữ giáp trong “Kiêm gia thương thương” làm tên cho nàng, ý cầu tiến tới.
Nhị ca Cao Ất lại thích vũ đao lộng thương, dũng khí nhiệt huyết, hơn mười tuổi liền vào quân đền nợ nước. Hình như đi theo một tướng lĩnh không tệ, trận trận chiến thắng, anh dũng giết địch nên dành không ít quân công, thế nên lên được chức tham tướng. Tân niên hàng năm, hắn đều dẫn theo vị tướng vị quân đó về nhà ăn Tết, trên bàn tiệc luôn gọi Cao Ất thành “Cao Doanh”, nói rằng tên này rất tốt, giúp hắn lãnh binh đều thắng trận trở về.
Về phần Cao Bính, y không muốn đọc sách khảo công danh, cũng không muốn tòng quân chặt đầu tắm máu, mà chọn làm thương nhân buôn bán. Bởi y khôn khéo lại chuyên cần học tập, có thể chịu khổ, co được giãn được, chăm chỉ phấn đấu mười năm, cũng coi như một lão bản nho nhỏ của cửa hàng bánh ngọt, trở thành phú thương bánh ngọt. Có thể nói là chỉ cần có trấn, nhất định sẽ có “Bánh ngọt Cao Ký” nhà y. Cách trang trí và hình thức kinh doanh cửa hàng cũng tùy theo trình độ náo nhiệt phồn hoa của địa phương mà có chỗ bất đồng.
Một ngày nọ, Cao Bính đi khảo sát cửa hàng mới khai trương, thuận tiện du sơn ngoạn thủy một phen, vừa đi là tới gần thị trấn Thanh Vân Sơn. Theo dân bản địa, trên núi này có đầy hồ tiên và hồ yêu, là cả một đại gia đình. Vì khẩn cầu hồ tiên phù hộ bình an quanh vùng, cũng vì mong hồ yêu đừng tới sinh sự, bởi nên hợp lực lập một tòa Hồ Tiên Miếu dưới chân núi, bên trong luôn bày đầy cống phẩm.
Lần đầu tiên Cao Bính thấy có miếu Hồ tiên nhang khói thịnh vượng tới vậy, có thể nói là mở rộng tầm mắt, nghĩ thầm không bằng đem bánh ngọt dâng lên cúng bái, dính chút hương khói rồi hẳn mang về, cũng có thể xin ít may mắn và bình an. Vì vậy, y bèn đặt bánh lên một cái mâm trên bàn thờ, hai tay chấp thành chữ thập mà xá mấy xá, ấy rồi đi loanh quanh một hồi.
Thuận Tử thường xuyên xuống miếu dưới chân núi ăn uống này nọ. Nay vừa vào miếu đã ngửi thấy mùi hương thật đặc biệt, hình như là bánh ngọt, lại không quá giống những món bánh mà hắn từng ăn qua. Thuận Tử phát hiện mâm bánh trên bàn thờ, hai mắt tỏa sáng, lỉnh lên bàn, hai ba cái đã ăn sạch bánh ngọt. Bánh xốp giòn mà không dầu mỡ, nhân rất đặc biệt, đúng y khẩu vị hắn nhé. Thuận Tử hài lòng vuốt bụng, ăn no mệt rũ thì ngủ thôi.
Chờ Cao Bính quay lại lấy bánh ngọt thì bánh còn đâu nữa, chỉ có bé bánh trôi mập ú mày nâu đang co tròn trong mâm, tứ chi chổng vó mà ngáy khò khò, bên mép còn dính ít vụn bánh đấy. Cao Bính ngẩn người rồi cười rộ lên. Nơi này là miếu Hồ Tiên, bé bánh trôi hồ nằm đấy phải là điềm lành. Vì vậy, Cao Bính bèn ôm bánh trôi về nhà, từ nay về sau bắt đầu chuỗi ngày quyển dưỡng và bị quyển dưỡng.
= = = = = = =
Thiên can: Thiên can hay còn gọi là Can Chi, Thiên can được chia làm 10 Thiên can như sau: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Theo thứ tự đó là ẩn chứa quá trình của vạn vật từ lúc manh nha đến khi trưởng thành, hương vượng cho đến khi lụi tàn và tiêu tan. (Bạn có thể seach gg nếu có hứng thú nhiều hơn)
Kiêm gia thương thương: Kiêm gia thương thương xuất phát từ một câu trong ‘Kiêm gia’. Kiêm gia là một loài thực vật, được gọi cỏ lau. Kiêm là cỏ lau chưa ra bông, gia là cỏ lau mới mọc. ‘Kiêm gia’ là một bài thơ miêu tả sự ngưỡng mộ sâu đậm và sự phiền muộn cầu mà không đến đối với người trong lòng. Trích từ ‘Kinh Thi – Quốc Phong – Tần Phong’
Hán:
蒹葭苍苍, 白露为霜. 所谓伊人, 在水一方. 溯洄从之, 道阻且长. 溯游从之, 宛在水中央.
蒹葭萋萋, 白露未曦. 所谓伊人, 在水之湄. 溯洄从之, 道阻且跻. 溯游从之, 宛在水中坻.
蒹葭采采, 白露未已. 所谓伊人, 在水之涘. 溯洄从之, 道阻且右. 溯游从之, 宛在水中沚.
Phiên âm:
Kiêm gia bạc phơ, bạch lộ vi sương. Vị y nhân, ở thủy nhất phương. Tố hồi từ chi, nói trở thả trường. Tố du từ chi, uyển ở trong nước ương.
Kiêm gia um tùm, bạch lộ vị hi. Vị y nhân, ở thủy chi mi. Tố hồi từ chi, nói trở thả tễ. Tố du từ chi, uyển ở trong nước trì.
Kiêm gia thải thải, bạch lộ vị dĩ. Vị y nhân, ở thủy chi sĩ. Tố hồi từ chi, nói trở thả bên phải. Tố du từ chi, uyển ở trong nước chỉ.
Dịch nghĩa:
Cỏ lau dầy đặc lại xanh um, sương sớm long lanh kết thành sương. Dáng ai đứng đó cạnh bờ sông, tim ta hằn lấy bóng người. Ngược dòng tìm nàng, đường hiểm trở xa xôi. Thuận nước tìm nàng, tựa ngay giữa dòng nước đó.
Cỏ lau tươi tốt dầy lại dày, sương sớm long lanh vẫn chưa tan. Dáng ai đứng đó cạnh bờ sông, tim ta hằn lấy bóng người. Ngược dòng tìm nàng, đường gồ ghề gian nan. Thuận nước tìm nàng, tựa ngay trong thác nước.
Cỏ lau mảnh mảnh cây nối cây, giọt sương óng ánh tựa như lệ. Dáng ai đứng đó cạnh bờ sông, tim ta hằn lấy bóng người. Ngược dòng tìm nàng, đường gian nguy quanh co khúc khuỷu. Thuận nước tìm nàng, tựa ngay trong bãi (cù lao).
Trình độ của tại hạ có hạn, chỉ có thể dịch nghĩa, còn thơ thì… ha ha ha (*´∇`*)
Quyển dưỡng:Nuôi nhốt
Cao Bính là lão tam trong nhà, cha nương y đều là nông dân, nhiều năm làm nông nên chẳng biết chữ nghĩa gì nhiều, để dễ nhớ dễ viết, bèn dùng Thiên Can đặt tên cho con cái.
Đại tỷ y – Cao Giáp sớm lập gia đình, tú tài kia cũng thật không chịu thua kém, đi thi tranh được công danh, đảm đương một chức quan không nhỏ không lớn. Cao Giáp tốt xấu cũng thành quan phu nhân, ra vào đều có kiệu rước người khiêng, khi về nhà mẹ thăm viếng đều làm cha mẹ nở mặt nở mày, quê nhà đều nói Cao thị có số vượng phu, là hiền thê giỏi giang này nọ. Cái tên Cao Giáp quá khó hợp quan phu nhân, thành ra chồng nàng mới lấy chữ “gia”, là đồng âm của chữ giáp trong “Kiêm gia thương thương” làm tên cho nàng, ý cầu tiến tới.
Nhị ca Cao Ất lại thích vũ đao lộng thương, dũng khí nhiệt huyết, hơn mười tuổi liền vào quân đền nợ nước. Hình như đi theo một tướng lĩnh không tệ, trận trận chiến thắng, anh dũng giết địch nên dành không ít quân công, thế nên lên được chức tham tướng. Tân niên hàng năm, hắn đều dẫn theo vị tướng vị quân đó về nhà ăn Tết, trên bàn tiệc luôn gọi Cao Ất thành “Cao Doanh”, nói rằng tên này rất tốt, giúp hắn lãnh binh đều thắng trận trở về.
Về phần Cao Bính, y không muốn đọc sách khảo công danh, cũng không muốn tòng quân chặt đầu tắm máu, mà chọn làm thương nhân buôn bán. Bởi y khôn khéo lại chuyên cần học tập, có thể chịu khổ, co được giãn được, chăm chỉ phấn đấu mười năm, cũng coi như một lão bản nho nhỏ của cửa hàng bánh ngọt, trở thành phú thương bánh ngọt. Có thể nói là chỉ cần có trấn, nhất định sẽ có “Bánh ngọt Cao Ký” nhà y. Cách trang trí và hình thức kinh doanh cửa hàng cũng tùy theo trình độ náo nhiệt phồn hoa của địa phương mà có chỗ bất đồng.
Một ngày nọ, Cao Bính đi khảo sát cửa hàng mới khai trương, thuận tiện du sơn ngoạn thủy một phen, vừa đi là tới gần thị trấn Thanh Vân Sơn. Theo dân bản địa, trên núi này có đầy hồ tiên và hồ yêu, là cả một đại gia đình. Vì khẩn cầu hồ tiên phù hộ bình an quanh vùng, cũng vì mong hồ yêu đừng tới sinh sự, bởi nên hợp lực lập một tòa Hồ Tiên Miếu dưới chân núi, bên trong luôn bày đầy cống phẩm.
Lần đầu tiên Cao Bính thấy có miếu Hồ tiên nhang khói thịnh vượng tới vậy, có thể nói là mở rộng tầm mắt, nghĩ thầm không bằng đem bánh ngọt dâng lên cúng bái, dính chút hương khói rồi hẳn mang về, cũng có thể xin ít may mắn và bình an. Vì vậy, y bèn đặt bánh lên một cái mâm trên bàn thờ, hai tay chấp thành chữ thập mà xá mấy xá, ấy rồi đi loanh quanh một hồi.
Thuận Tử thường xuyên xuống miếu dưới chân núi ăn uống này nọ. Nay vừa vào miếu đã ngửi thấy mùi hương thật đặc biệt, hình như là bánh ngọt, lại không quá giống những món bánh mà hắn từng ăn qua. Thuận Tử phát hiện mâm bánh trên bàn thờ, hai mắt tỏa sáng, lỉnh lên bàn, hai ba cái đã ăn sạch bánh ngọt. Bánh xốp giòn mà không dầu mỡ, nhân rất đặc biệt, đúng y khẩu vị hắn nhé. Thuận Tử hài lòng vuốt bụng, ăn no mệt rũ thì ngủ thôi.
Chờ Cao Bính quay lại lấy bánh ngọt thì bánh còn đâu nữa, chỉ có bé bánh trôi mập ú mày nâu đang co tròn trong mâm, tứ chi chổng vó mà ngáy khò khò, bên mép còn dính ít vụn bánh đấy. Cao Bính ngẩn người rồi cười rộ lên. Nơi này là miếu Hồ Tiên, bé bánh trôi hồ nằm đấy phải là điềm lành. Vì vậy, Cao Bính bèn ôm bánh trôi về nhà, từ nay về sau bắt đầu chuỗi ngày quyển dưỡng và bị quyển dưỡng.
= = = = = = =
Thiên can: Thiên can hay còn gọi là Can Chi, Thiên can được chia làm 10 Thiên can như sau: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Theo thứ tự đó là ẩn chứa quá trình của vạn vật từ lúc manh nha đến khi trưởng thành, hương vượng cho đến khi lụi tàn và tiêu tan. (Bạn có thể seach gg nếu có hứng thú nhiều hơn)
Kiêm gia thương thương: Kiêm gia thương thương xuất phát từ một câu trong ‘Kiêm gia’. Kiêm gia là một loài thực vật, được gọi cỏ lau. Kiêm là cỏ lau chưa ra bông, gia là cỏ lau mới mọc. ‘Kiêm gia’ là một bài thơ miêu tả sự ngưỡng mộ sâu đậm và sự phiền muộn cầu mà không đến đối với người trong lòng. Trích từ ‘Kinh Thi – Quốc Phong – Tần Phong’
Hán:
蒹葭苍苍, 白露为霜. 所谓伊人, 在水一方. 溯洄从之, 道阻且长. 溯游从之, 宛在水中央.
蒹葭萋萋, 白露未曦. 所谓伊人, 在水之湄. 溯洄从之, 道阻且跻. 溯游从之, 宛在水中坻.
蒹葭采采, 白露未已. 所谓伊人, 在水之涘. 溯洄从之, 道阻且右. 溯游从之, 宛在水中沚.
Phiên âm:
Kiêm gia bạc phơ, bạch lộ vi sương. Vị y nhân, ở thủy nhất phương. Tố hồi từ chi, nói trở thả trường. Tố du từ chi, uyển ở trong nước ương.
Kiêm gia um tùm, bạch lộ vị hi. Vị y nhân, ở thủy chi mi. Tố hồi từ chi, nói trở thả tễ. Tố du từ chi, uyển ở trong nước trì.
Kiêm gia thải thải, bạch lộ vị dĩ. Vị y nhân, ở thủy chi sĩ. Tố hồi từ chi, nói trở thả bên phải. Tố du từ chi, uyển ở trong nước chỉ.
Dịch nghĩa:
Cỏ lau dầy đặc lại xanh um, sương sớm long lanh kết thành sương. Dáng ai đứng đó cạnh bờ sông, tim ta hằn lấy bóng người. Ngược dòng tìm nàng, đường hiểm trở xa xôi. Thuận nước tìm nàng, tựa ngay giữa dòng nước đó.
Cỏ lau tươi tốt dầy lại dày, sương sớm long lanh vẫn chưa tan. Dáng ai đứng đó cạnh bờ sông, tim ta hằn lấy bóng người. Ngược dòng tìm nàng, đường gồ ghề gian nan. Thuận nước tìm nàng, tựa ngay trong thác nước.
Cỏ lau mảnh mảnh cây nối cây, giọt sương óng ánh tựa như lệ. Dáng ai đứng đó cạnh bờ sông, tim ta hằn lấy bóng người. Ngược dòng tìm nàng, đường gian nguy quanh co khúc khuỷu. Thuận nước tìm nàng, tựa ngay trong bãi (cù lao).
Trình độ của tại hạ có hạn, chỉ có thể dịch nghĩa, còn thơ thì… ha ha ha (*´∇`*)
Quyển dưỡng:Nuôi nhốt
Bình luận truyện