Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
Quyển 1 - Chương 16
Theo tục lệ truyền thống, sau lễ bái mạng tại điện Cần Chánh, toàn thể nội các phải vào chầu Đức Hoàng Thái hậu Từ Cung tại cung Diên Thọ. Bà này đòi các vị bộ trưởng mặc quốc phục. Tổng lý nội các sẽ đội khăn đóng, bận áo dài gấm quần rộng nhưng các bộ trưởng khác không ai bắt chước nhà giáo già và mọi người vẫn mặc âu phục nhưng chụp khăn đóng trên đầu, khoác áo gấm rộng ra ngoài, dưới vẫn mặc quần tây và đi giầy tây. Một bức tranh tạp nham về sắc phục. Tuy nhiên bà Hoàng Thái hậu cũng mời trầu và thuốc để thay lời chào mừng. Khi chia tay, bà không quên mời thủ tướng và các bộ trưởng đưa các bà mệnh phụ đến luôn để chầu tam cúc, tổ tôm hay đánh mạt chược là một đam mê không thể bỏ của bà Hoàng Thái hậu.
Sau buổi chầu Hoàng thái hậu, toàn thể nội các dẫn nhau đến điện Kiến Trung để yết kiến Nhà vua và Hoàng hậu. Tại đây vợ chồng Bảo Đại và Nam Phương đã chờ sẵn. Nhà vua mặc áo dài lam bằng sa tanh, giày thêu, còn Nam Phương bận áo dài đỏ và quần trắng. Cả hai nom dáng điệu vui vẻ. Họ mở sâm banh chúc mừng tân thủ tướng và các bộ trưởng có mặt đông đủ. Nam Phương thân ái hỏi thăm gia đình từng vị khiến họ rất cảm động.
Chính phủ mới bắt đầu nhiệm vụ trong một bầu không khí gần như vui vẻ.
Tuy nhiên Nhà vua là con người chuộng thực tế và sáng suốt. Cũng là con người trung thực, ông báo trước cho các tân bộ trưởng chấp nhận mọi tình huống hiểm nguy đang chờ đón họ. Chính phủ đầu tiên của Việt Nam độc lập đã bị công kích trước. Họ không thể làm được việc gì nếu không có sự đồng ý của người Nhật. Họ phải đương đầu với sự sỉ nhục khi người Nhật đến lượt họ bị Đồng minh đánh bại và rời khỏi Đông Dương.
Chỉ vài tháng sau, chính phủ mới thành lập này đã bị cách mạng đánh đổ. Tuy nhiên ê-kíp mới này gồm những người có tinh thần quốc gia sẽ làm được đôi việc có ích.
Chấp nhận độc lập trong bối cảnh đó có phải là sai lầm không? Mặc dù người bảo hộ Nhật Bản đã suy yếu, mặc dù chiến tranh và bão tố cách mạng, chắc chắn Bảo Đại vẫn hy vọng có thời gian đưa Việt Nam về với các nước tự do. Trước mắt Nhà vua chỉ còn mấy tháng trước khi đế quốc Mặt Trời Mọc sụp đổ dưới các đòn tiến công của Đồng minh.
Và ngoài ra trò chơi chính trị này có vẻ làm ông thích thú... Ông gần như bận bịu với trật tự mới. Mấy hôm sau ông trả lời các nhà báo: "Thời Pháp thuộc tôi không nói được gì, không được tự đi đâu. Nhưng bây giờ thì từ khắp nơi trong nước các đại biểu đến nhiệt tình bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ mới. Tôi rất sung sướng"(7).
Ngày 9 tháng 3, Bảo Long vẫn ở Đà Lạt với bà dì. Từ hôm sau, một đại tá Nhật mời bà bá tước Didelot là em gái bà Nam Phương về Huế. Người Nhật đưa đến một chiếc xe với cả một tiểu đội lính hộ vệ. Chuyến đi kéo dài ba ngày. Bà bá tước một mình với đám trẻ, con đẻ của bà và các con của bà Nam Phương. Ba ngày phải đi sáu trăm cây số từ Đà lạt về Huế. Tất cả các cầu trên đường đã bị đánh sập, đường bị các máy bay Mỹ ném bom hư hỏng nhiều chỗ từ nhiều tháng nay. Nhưng cuối cùng họ cũng về đến thành phố. Bà bá tước phải về ở tạm một căn nhà rồi tìm cách liên lạc với bà chị sau.
Trong Tử Cấm thành cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thản như trước hoặc gần như trước.
Nhà vua cùng một lúc tổ chức chính phủ mới và quan tâm đến đứa con trai của ông.
Chiến tranh chẳng làm ông bận tâm, kể cả các sự kiện xảy ra trong thời kỳ này có liên quan đến vận mệnh của nền quân chủ hay số phận của Việt Nam.
Nhà vua vẫn mải mê săn bắn, chơi quần vợt, có lẽ cả đánh gôn trong lúc tiếng ồn ào của cuộc chiến đang bao quanh. Không có gì thay đổi trong việc thực hiện các thú tiêu khiển của ông. Suốt đời, ông Con Trời này đã giữ được phong cách sống theo sự lựa chọn của ông.
Thản nhiên, hờ hững với các sự kiện đáng lẽ ra phải thu hút sự chú ý của ông. Không thật sự là tài tử, nhưng quả là cách sống của ông vượt lên trên mọi sự lo toan bận bịu của người thường. Tuyệt nhiên không có hoặc ít có điều gì có thể thật sự đụng đến ông. Một số người cho cá tính của ông vua bù nhìn này quá giản đơn, ông chẳng coi trọng điều gì ngoài thú ăn chơi.
Buổi tối hôm đó, ông dạy con trai một trò chơi mới. Hai cha con ngồi trên thuyền lướt trên mặt nước hồ trong Đại nội để... câu những con cá chép to hàng trăm tuổi đang nhung nhúc dưới nước. Đây là cuộc săn cá vì ông cùng với con trai ngồi trên thuyền phải tính toán khúc xạ để mũi tên hay chiếc lao phóng ra đi qua mặt nước trúng vào con cá đang bơi. Để có thu hút nhiều cá ông còn chiếu đèn xuống mặt nước. Tối nay thì ông đi săn cá, tối khác thì ông chơi quần vợt trên sân quần vợt được bố trí trong một gian nhà kho gần tường thành.
Không phải lúc nào cũng hội hè đình đám. Nhưng dù sao nền độc lập cũng phải được ăn mừng, được hoan hô. Dù độc lập đến quá dễ dàng nhưng cũng là sau hàng chục năm nỗ lực mà không dám mơ tưởng đến. Con đường dọc sông Hương đông nghẹt người ăn mừng độc lập. Mấy hôm sau khi đạo dụ tuyên cáo độc lập được đưa ra cho thần dân.
Một nhà văn nữ có mặt ở Huế hôm đó miêu tả: "Phố chính đông chật ních người "bản xứ". Một chiếc loa phóng thanh kêu oang oang đinh tai nhức óc các khẩu hiệu. Những chiếc xe tải rẽ đám đông phát những cờ giấy màu cỡ nhỏ màu vàng - đỏ, màu của nước An Nam. Đây là đoàn người đi ăn mừng độc lập giống như một đám ma nhà giàu hơn là một cuộc biểu tình yêu nước với pháo nổ, tiếng cò cử chói tai của dàn sáo nhị, tiếng trống inh ỏi, những cờ phướn cực đại do những dân quê vác đi, nét mặt ngơ ngác như không hiểu sao họ lại được đưa đến đây"(8).
Ăn mừng lễ độc lập theo cách riêng của mình, Bảo Đại ban Dụ ân xá các chính trị phạm. Tất cả những ai đã bị phạt tù, phạt giam vì tham gia hội họp hay xâm phạm tự do báo chí, vì đình công, những người bị đi đày hay cấm lưu trú đều được trả tự do. Nhưng cẩn thận hơn Bảo Đại nói những tài sản đã bị tịch thu hay bán rồi thì không được trả lại. Hơn thế nữa, một đạo dụ còn giải thích thêm những ai phạm tội cướp của giết người có ý đốt nhà dù có lý do chính trị cũng không được hưởng ân xá.
Trong thời gian đó, những người Pháp thường dân đi tị nạn bắt buộc hay quân nhân tù binh đều lên đường. Tất cả đều tập trung về Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, và Huế (đối với người sinh sống ở miền Trung). Các chuyến đi mang dáng dấp của những cuộc di dân.
Những người ở Đà Nẵng ồ ạt rời khỏi thành phố bằng xe lửa dành riêng. Họ phải để lại tài sản, mỗi người chỉ được mang theo mình một valy xách tay. Các đường xe lửa đều bị quân đội mang theo vũ khí và canh gác bao vây. Một cuộc đi đày nhẹ nhàng dưới con mắt tò mò của dân chúng người Việt hốt hoảng trước cách đối xử với các ông chủ cũ của họ.
Người Việt Nam hay người Nhật từ chính quốc đến, nắm giữ những vị trí của người Pháp trước đây trong bộ máy chính quyền bảo hộ. Đó là trường hợp của nhà Ngân hàng Đông Dương tại Huế do một giám đốc và phó giám đốc của Ngân hàng Yokoyama Spishi điều hành. Dù sao các giao dịch ngân hàng không có gì nhiều. Ngân hàng Đông Dương chỉ còn quan hệ với nước Nhật. Ngược lại nó vẫn có quyền phát hành giấy bạc mà những chủ nhân mới ở Đông Dương quan tâm trên hết.
Tại Huế, thường dân Pháp tị nạn về đây rất đông. Họ đổ xô tìm nhà ở tuỳ theo túi tiền và quan hệ bạn bè. Rất đông, vài trăm gia đình, kèm theo trẻ em và hành lý cồng kềnh, họ bỗng nhiên phải rơi vào hoàn cảnh tồi tệ của thời chiến.
Không bị coi là tù binh, những người Pháp thường dân đều phải dồn về các khu vực riêng và không có quyền đi khỏi nơi đó. Người thì tràn vào các khách sạn, người thì đến ở nhờ nhà bạn, trải đệm trong hành lang hay lối đi làm chỗ ở tạm. Họ chen chúc nhau nhưng cuối cùng cũng thu xếp được chỗ ở chấp nhận được. Mật độ dân số tăng nhanh, giữa người chung cảnh ngộ dễ dàng kết bạn với nhau dù trước đây không hề quen biết nhau. Tất cả đều đi lại bằng đôi chân, bằng xe đạp hoặc những chiếc ôtô hiếm hoi vì không đào đâu ra xăng chạy xe, và xăng cũng khan hiếm như rượu vang. Đài thu thanh, súng, máy chữ, máy ảnh, ống nhòm đều bị tịch thu.
Các cha cố dòng Cứu thế người Canada gốc Pháp cũng bị tạm giữ mặc dù nhà tu của họ không ở trong khu biệt cư.
May mắn là bà vợ đại sứ Yokoyama lại là người Pháp và có thể nhờ cậy, bà ta đã khoan hồng đôi chút với người Pháp. Họ được làm gì tuỳ ý miễn là không ra khỏi chu vi dành cho họ. Cũng may là trong chu vi ấy đã hình thành nên một cái chợ và lúc đầu có bán cả lương thực. Các nhà buôn được tự do mang hàng đến bán...
Đa số gia nhân hầu hạ trong các gia đình Pháp kiều đều bỏ trốn. Dù không cãi lộn, không có hành vi bạo lực không trộm cắp, những người Việt vẫn bỏ đi, vắng bóng người Việt trên đường phố quang cảnh thành phố trở nên ủ rũ.
Ngày 15 tháng 3, các tờ cáo thị dán trên tường cho biết mọi sự đi lại trong khu biệt cư đều bị cấm. Chỉ những ai có đeo băng tay do quân đội Nhật cấp mới được đi lại. Tất cả chừng 15 người kể cả nhân viên y tế.
Để tiếp tục giao lưu với nhau, những người bị quản thúc đã đục phá tường rào ngăn cách quanh nhà. Chẳng mấy chốc sau này người Nhật cấm cả việc gọi nhau qua tường.
Một Uỷ ban tương trợ được thành lập thay mặt Pháp kiều giao dịch với nhà đương cục Nhật vì những người có trách nhiệm hợp pháp đều bị bắt tù hoặc đưa đi tập trung.
Gia đình Bảo Đại - Nam Phương vẫn ít xuất đầu lộ diện, suốt ngày ru rú trong nội cung.
Việc dân chúng người Pháp bị dồn vào ở trong những khu biệt cư cũng không làm thay đổi cuộc sống của bọn trẻ của gia đình Hoàng hậu Nam Phương.
Chúng không có ai là bạn bè thân thiết. Từ vài năm nay Nhà vua cũng ít tiếp xúc với giới quan chức thuộc địa. Chán chường vì những cải cách của ông đều hỏng hoặc bị xuyên tạc, Bảo Đại ít gặp các quan chức cai trị người Pháp. Đêm đảo chính mồng 9 tháng 3 đã không thay đổi gì đến cuộc sống riêng của Nhà vua...
Một hôm, dân chúng thấy một chiếc máy bay bay thấp là là trên các nóc nhà cao tầng trong thành phố. Họ nhận ra đó là một trong những chiếc máy bay của Bảo Đại đi thả truyền đơn của Nhật trấn an dân chúng, đồng thời tỏ thái độ cứng rắn của những ông chủ mới đối với những ai - kể cả Nhà vua - đã hợp tác với chế độ thực dân.
Ngày 27 tháng 8, bệnh viện đóng cửa. Các bệnh nhân dù chưa khỏi cũng phải trở về nhà. Các thầy thuốc, phần lớn là quân nhân đều bị tập trung về Mang Cá.
Elula, Perrin một nhà văn nữ người Âu có mặt ở Huế đã miêu tả. Các thầy thuốc quân nhân được phép tạt qua nhà. Họ mang quân phục tươm tất, đeo đủ các huân huy chương trên ngực bình thản bước lên xe vận tải đưa họ về trại giam. Họ ôm hôn từ biệt vợ con. Những người này lâu nay ở trong khu điều trị của bệnh viện nay phải bỏ lại các đồ đạc cồng kềnh đề về ở tại trường Thiên Hựu (Providence) do Nhà thờ Thiên Chúa giáo cai quản. Trường Thiên Hựu hơn một năm sau đó, trở thành nơi trú ẩn chính của kiều dân Pháp khi chiến tranh nổ ra. Vào tháng 3 năm 1945, tại đây có đến năm trăm người đa số là người già, phụ nữ và trẻ em thân nhân các tù binh Pháp tạm lánh, mà chỉ có mấy cha cố người Canada gốc Pháp chăm sóc. Trong các căn nhà trong khu phố Tây, mỗi người đều tổ chức tự vệ. Các góc nhà, góc vườn biến thành những pháo đài nho nhỏ. Nhưng vũ khí chỉ là gậy tre vót nhọn, súng cao su và cả bóng đèn điện mà khi nổ có thể gây tiếng nổ khiến đối phương có thể nghi là tiếng súng. Tất cả những thứ gọi là vũ khí thô sơ đó không phải là để chống Nhật mà chống lưu manh, trộm cướp hay những phần tử "quốc gia" quá khích. Thường dân Pháp bị bỏ rơi, phó mặc cho bọn cướp của giết người, đến mức ngày 25 tháng 4, cố vấn tối cao của Triều đình là Đại sứ Nhật Yokoyama phải ra thông tri kêu gọi dân chúng không nên nhầm lẫn chế độ chính trị thực dân với những phẩm cách cố hữu của người Pháp. Có nhiều người Pháp đã làm hết sức mình vì lợi ích của nhân loại. Đối với những người đó chúng ta phải cư xử theo đạo lý chung Đại Đông Á. "Khi một con chim nhỏ bị thương quằn quại trong bàn tay người thợ săn, anh ta sẽ không giết chết nó...". Không có gì đáng khinh bằng cách đối xử tàn tệ với kẻ yếu không còn gì để tự vệ... Nhà đương cục Nhật Bản có lời khuyên dân chúng nên bắt chước cử chỉ cao cả đó".
Tại Huế, một bộ phận quân Pháp không bị bắt làm tù binh đã chạy thoát sang biên giới Việt-Lào. Ở Bắc Bộ các tiểu đoàn của tướng Alessandri sau khi bị tổn thất nặng trong các cuộc giao chiến với Nhật đã chạy được sang Trung Quốc, còn những cánh quân khác bị đánh tơi tả, bị tiêu hao, chết và bị bắt làm tù binh. Một số đơn vị không chiến đấu, chạy dài, trừ trường hợp ngoại lệ. Quân đội tại Đông Dương không tồn tại. Các nhóm chống Nhật trong mạng lưới Ban Hành động bị tan rã hoàn toàn. Hàng nghìn thường dân Pháp bị kẹt trong các khu phố Tây chỉ còn dựa vào sự kháng cự của chính mình.
Trộm cắp như rươi. Quần áo giặt xong, phơi trên dây cũng phải thay nhau trông để khỏi mất cắp, kể cả các đồ vật nhỏ, không giá trị. Nhiều người phải bán các thứ còn lại, không cần thiết để lấy tiền độ nhật vì các khoản lương, phụ cấp đều bị cắt. Nhiều người nghĩ sớm muộn cũng phải ra đi vĩnh viễn từ biệt cái xứ sở đầy tai ương này nên phải tính chuyện bán dần đồ đạc. Nhiều người Việt Nam vốn kiếm sống trên hè phố, họ đi từ biệt thự này sang biệt thự khác để tìm mua đồ cũ. Khu phố Tây biến thành một chợ giời khổng lồ dùng lòng đường, vỉa hè để bày đồ cũ rao bán. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn người Nhật ra lệnh giải tán chợ bán đồ cũ, cấm ngườỉ "bản xứ" lui tới các khu phố Tây. Một số hiếm hoi người Việt còn làm công cho các gia đình người Âu giàu có được phép luỉ tới nhưng phải đeo băng ở cánh tay do các nhà đương cục Nhật Bản cấp. Điều này khiến những người Việt Nam kỳ thị và căm ghét và trả thù.
Ngày 13 tháng 7 năm 1945, những chiếc máy bay hai thân xuất hiện trên bầu trời Huế. Đó là những máy bay Mỹ. Có lẽ họ thao diễn để mừng ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7? Những kiều dân Pháp xì xào bàn tán, đoán già đoán non quân Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương nay mai. Nhưng liệng vài vòng, chúng lặng lẽ bay đi không có dấu hiệu gì muốn tiếp xúc với người Pháp.
Sang đầu tháng 8, những người Pháp bị giam trong nhà lao được chuyển về Mang Cá giam chung với tù binh. Chủ yếu là những nhân viên Sở Mật thám và những thành viên của mạng lưới ban Hành động, được coi là những phần tử nguy hiểm. Sau đó, một số trong bọn này được thả mặc dù có một thanh niên đã từng đánh chết một binh sĩ Nhật. Họ kể lại: Cực nhất là nhà giam, diện tích chỉ rộng 2 mét x 1,2 mét. Trong 22 tiếng đồng hồ của một ngày đêm, họ bị Hiến binh Nhật tra hỏi liên tục xem cất giấu vũ khí ở dâu. Cai ngục bắt tù nhân quỳ trên những thanh gỗ cứng, kẹp trong kẽ tay rồi bóp chặt cho xương ngón tay gãy răng rắc, luồn dây điện vào hạ bộ hoặc úp khăn ướt trên mặt rồi tưới đẫm đến khi nạn nhân ngạt thở. Một buổi chiều bọn lính Nhật gọi tù binh ra làm bia cho các binh sĩ luyện võ jiu-itsu(9)
Ngày 8 tháng 8, tù binh Pháp bị giam ở Mang Cá bị giải đi Sài Gòn. Một trăm năm mươi sĩ quan bị giải ra ga đi qua trước cửa khách sạn Morin. Số lớn khác chia thành nhiều toán đi ngả khác ra ga. Nhiều vợ con tù binh nghe tin đứng dọc đường để tiễn biệt chồng con. Nhưng không phải ai cũng được gặp. Nhiều người gạt lệ ra đi không nhận được chút an ủi cuối cùng nào của người thân.
Sau khi đám tù binh được chuyển đi, kiều dân Pháp ở thành phố phố Huế cảm thấy như bị bỏ rơi. Đường phố trong khu phố Tây càng thêm vắng. Thân nhân tù binh càng thấy hiu quạnh, bơ vơ, không biết tin tức chồng con họ ra sao.
Nhưng rồi một tin đồn lan ra, dai dẳng như có thật vừa gây ra mối lo sợ vừa gây cảm giác hài lòng và lóe lên những tia hy vọng... Người Mỹ đã ném bom nguyên tử trên đất Nhật. Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki có lẽ đã biến thành tro bụi. Tổn thất ghê gớm.
Một tin đồn khác lại gieo hoang mang không kém. Qua những người Việt Nam hiếm hoi họ còn được gặp trên đường phố họ được nghe nhưng người cách mạng vừa lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quân du kích Việt Minh đã làm chủ phần lớn lãnh thổ miền Bắc, đổi thành Quân Giải phóng. Người đứng đầu Quân Giải phóng đã hạ quân lệnh khởi nghĩa.
Chú thích:
(1) CAOM, Hồ sơ lưu trữ Bộ Pháp quốc hải ngoại. Báo Chicago Sun (Mặt trời Chicago) ra ngày 26 tháng 8 năm 1945.
(2) Ngày 23 tháng 2, Toàn quyền Decoux điện cho Bộ thuộc địa: Việc thiếu thận trọng của tổ chức kháng chiến gây cho tôi nhiều trở ngại. Mối quan tâm của chúng ta là các sáng kiến quá sớm không được gây khiêu khích người Nhật để hỏng việc lớn. Jacques Folin trích dẫn trong Indochine 1940-1945 la fin d"un rêve (Đông Dương 1940-1945, kết thúc một giấc mơ) Nhà xuất bản Perrin 1997.
(3) Bảo Đại: Le Dragon d Annam (Con Rồng Annam) Plon.
(4) Gilbert David, Chroniques secrètes d Indochine. (Biên niên sử bí mật Đông Dương), Nhà xuất bản L"Harmattan, 1994.
(5) Phạm Khắc Hòe - "Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc", Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1987.
(6) Masaya Shiraishi trích trong L Indochine française (Đông Dương thuộc Pháp) của Paul Isoart, Nhà xuất bản Presses Universitaires Françaises, 1982.
(7) Ngày nay, số 2, ra ngày 12 tháng 5 năm 1945.
(8) Elula Pernn, Sách đã dẫn.
(9) Elula Perrin, Sách đã dẫn.
Sau buổi chầu Hoàng thái hậu, toàn thể nội các dẫn nhau đến điện Kiến Trung để yết kiến Nhà vua và Hoàng hậu. Tại đây vợ chồng Bảo Đại và Nam Phương đã chờ sẵn. Nhà vua mặc áo dài lam bằng sa tanh, giày thêu, còn Nam Phương bận áo dài đỏ và quần trắng. Cả hai nom dáng điệu vui vẻ. Họ mở sâm banh chúc mừng tân thủ tướng và các bộ trưởng có mặt đông đủ. Nam Phương thân ái hỏi thăm gia đình từng vị khiến họ rất cảm động.
Chính phủ mới bắt đầu nhiệm vụ trong một bầu không khí gần như vui vẻ.
Tuy nhiên Nhà vua là con người chuộng thực tế và sáng suốt. Cũng là con người trung thực, ông báo trước cho các tân bộ trưởng chấp nhận mọi tình huống hiểm nguy đang chờ đón họ. Chính phủ đầu tiên của Việt Nam độc lập đã bị công kích trước. Họ không thể làm được việc gì nếu không có sự đồng ý của người Nhật. Họ phải đương đầu với sự sỉ nhục khi người Nhật đến lượt họ bị Đồng minh đánh bại và rời khỏi Đông Dương.
Chỉ vài tháng sau, chính phủ mới thành lập này đã bị cách mạng đánh đổ. Tuy nhiên ê-kíp mới này gồm những người có tinh thần quốc gia sẽ làm được đôi việc có ích.
Chấp nhận độc lập trong bối cảnh đó có phải là sai lầm không? Mặc dù người bảo hộ Nhật Bản đã suy yếu, mặc dù chiến tranh và bão tố cách mạng, chắc chắn Bảo Đại vẫn hy vọng có thời gian đưa Việt Nam về với các nước tự do. Trước mắt Nhà vua chỉ còn mấy tháng trước khi đế quốc Mặt Trời Mọc sụp đổ dưới các đòn tiến công của Đồng minh.
Và ngoài ra trò chơi chính trị này có vẻ làm ông thích thú... Ông gần như bận bịu với trật tự mới. Mấy hôm sau ông trả lời các nhà báo: "Thời Pháp thuộc tôi không nói được gì, không được tự đi đâu. Nhưng bây giờ thì từ khắp nơi trong nước các đại biểu đến nhiệt tình bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ mới. Tôi rất sung sướng"(7).
Ngày 9 tháng 3, Bảo Long vẫn ở Đà Lạt với bà dì. Từ hôm sau, một đại tá Nhật mời bà bá tước Didelot là em gái bà Nam Phương về Huế. Người Nhật đưa đến một chiếc xe với cả một tiểu đội lính hộ vệ. Chuyến đi kéo dài ba ngày. Bà bá tước một mình với đám trẻ, con đẻ của bà và các con của bà Nam Phương. Ba ngày phải đi sáu trăm cây số từ Đà lạt về Huế. Tất cả các cầu trên đường đã bị đánh sập, đường bị các máy bay Mỹ ném bom hư hỏng nhiều chỗ từ nhiều tháng nay. Nhưng cuối cùng họ cũng về đến thành phố. Bà bá tước phải về ở tạm một căn nhà rồi tìm cách liên lạc với bà chị sau.
Trong Tử Cấm thành cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thản như trước hoặc gần như trước.
Nhà vua cùng một lúc tổ chức chính phủ mới và quan tâm đến đứa con trai của ông.
Chiến tranh chẳng làm ông bận tâm, kể cả các sự kiện xảy ra trong thời kỳ này có liên quan đến vận mệnh của nền quân chủ hay số phận của Việt Nam.
Nhà vua vẫn mải mê săn bắn, chơi quần vợt, có lẽ cả đánh gôn trong lúc tiếng ồn ào của cuộc chiến đang bao quanh. Không có gì thay đổi trong việc thực hiện các thú tiêu khiển của ông. Suốt đời, ông Con Trời này đã giữ được phong cách sống theo sự lựa chọn của ông.
Thản nhiên, hờ hững với các sự kiện đáng lẽ ra phải thu hút sự chú ý của ông. Không thật sự là tài tử, nhưng quả là cách sống của ông vượt lên trên mọi sự lo toan bận bịu của người thường. Tuyệt nhiên không có hoặc ít có điều gì có thể thật sự đụng đến ông. Một số người cho cá tính của ông vua bù nhìn này quá giản đơn, ông chẳng coi trọng điều gì ngoài thú ăn chơi.
Buổi tối hôm đó, ông dạy con trai một trò chơi mới. Hai cha con ngồi trên thuyền lướt trên mặt nước hồ trong Đại nội để... câu những con cá chép to hàng trăm tuổi đang nhung nhúc dưới nước. Đây là cuộc săn cá vì ông cùng với con trai ngồi trên thuyền phải tính toán khúc xạ để mũi tên hay chiếc lao phóng ra đi qua mặt nước trúng vào con cá đang bơi. Để có thu hút nhiều cá ông còn chiếu đèn xuống mặt nước. Tối nay thì ông đi săn cá, tối khác thì ông chơi quần vợt trên sân quần vợt được bố trí trong một gian nhà kho gần tường thành.
Không phải lúc nào cũng hội hè đình đám. Nhưng dù sao nền độc lập cũng phải được ăn mừng, được hoan hô. Dù độc lập đến quá dễ dàng nhưng cũng là sau hàng chục năm nỗ lực mà không dám mơ tưởng đến. Con đường dọc sông Hương đông nghẹt người ăn mừng độc lập. Mấy hôm sau khi đạo dụ tuyên cáo độc lập được đưa ra cho thần dân.
Một nhà văn nữ có mặt ở Huế hôm đó miêu tả: "Phố chính đông chật ních người "bản xứ". Một chiếc loa phóng thanh kêu oang oang đinh tai nhức óc các khẩu hiệu. Những chiếc xe tải rẽ đám đông phát những cờ giấy màu cỡ nhỏ màu vàng - đỏ, màu của nước An Nam. Đây là đoàn người đi ăn mừng độc lập giống như một đám ma nhà giàu hơn là một cuộc biểu tình yêu nước với pháo nổ, tiếng cò cử chói tai của dàn sáo nhị, tiếng trống inh ỏi, những cờ phướn cực đại do những dân quê vác đi, nét mặt ngơ ngác như không hiểu sao họ lại được đưa đến đây"(8).
Ăn mừng lễ độc lập theo cách riêng của mình, Bảo Đại ban Dụ ân xá các chính trị phạm. Tất cả những ai đã bị phạt tù, phạt giam vì tham gia hội họp hay xâm phạm tự do báo chí, vì đình công, những người bị đi đày hay cấm lưu trú đều được trả tự do. Nhưng cẩn thận hơn Bảo Đại nói những tài sản đã bị tịch thu hay bán rồi thì không được trả lại. Hơn thế nữa, một đạo dụ còn giải thích thêm những ai phạm tội cướp của giết người có ý đốt nhà dù có lý do chính trị cũng không được hưởng ân xá.
Trong thời gian đó, những người Pháp thường dân đi tị nạn bắt buộc hay quân nhân tù binh đều lên đường. Tất cả đều tập trung về Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, và Huế (đối với người sinh sống ở miền Trung). Các chuyến đi mang dáng dấp của những cuộc di dân.
Những người ở Đà Nẵng ồ ạt rời khỏi thành phố bằng xe lửa dành riêng. Họ phải để lại tài sản, mỗi người chỉ được mang theo mình một valy xách tay. Các đường xe lửa đều bị quân đội mang theo vũ khí và canh gác bao vây. Một cuộc đi đày nhẹ nhàng dưới con mắt tò mò của dân chúng người Việt hốt hoảng trước cách đối xử với các ông chủ cũ của họ.
Người Việt Nam hay người Nhật từ chính quốc đến, nắm giữ những vị trí của người Pháp trước đây trong bộ máy chính quyền bảo hộ. Đó là trường hợp của nhà Ngân hàng Đông Dương tại Huế do một giám đốc và phó giám đốc của Ngân hàng Yokoyama Spishi điều hành. Dù sao các giao dịch ngân hàng không có gì nhiều. Ngân hàng Đông Dương chỉ còn quan hệ với nước Nhật. Ngược lại nó vẫn có quyền phát hành giấy bạc mà những chủ nhân mới ở Đông Dương quan tâm trên hết.
Tại Huế, thường dân Pháp tị nạn về đây rất đông. Họ đổ xô tìm nhà ở tuỳ theo túi tiền và quan hệ bạn bè. Rất đông, vài trăm gia đình, kèm theo trẻ em và hành lý cồng kềnh, họ bỗng nhiên phải rơi vào hoàn cảnh tồi tệ của thời chiến.
Không bị coi là tù binh, những người Pháp thường dân đều phải dồn về các khu vực riêng và không có quyền đi khỏi nơi đó. Người thì tràn vào các khách sạn, người thì đến ở nhờ nhà bạn, trải đệm trong hành lang hay lối đi làm chỗ ở tạm. Họ chen chúc nhau nhưng cuối cùng cũng thu xếp được chỗ ở chấp nhận được. Mật độ dân số tăng nhanh, giữa người chung cảnh ngộ dễ dàng kết bạn với nhau dù trước đây không hề quen biết nhau. Tất cả đều đi lại bằng đôi chân, bằng xe đạp hoặc những chiếc ôtô hiếm hoi vì không đào đâu ra xăng chạy xe, và xăng cũng khan hiếm như rượu vang. Đài thu thanh, súng, máy chữ, máy ảnh, ống nhòm đều bị tịch thu.
Các cha cố dòng Cứu thế người Canada gốc Pháp cũng bị tạm giữ mặc dù nhà tu của họ không ở trong khu biệt cư.
May mắn là bà vợ đại sứ Yokoyama lại là người Pháp và có thể nhờ cậy, bà ta đã khoan hồng đôi chút với người Pháp. Họ được làm gì tuỳ ý miễn là không ra khỏi chu vi dành cho họ. Cũng may là trong chu vi ấy đã hình thành nên một cái chợ và lúc đầu có bán cả lương thực. Các nhà buôn được tự do mang hàng đến bán...
Đa số gia nhân hầu hạ trong các gia đình Pháp kiều đều bỏ trốn. Dù không cãi lộn, không có hành vi bạo lực không trộm cắp, những người Việt vẫn bỏ đi, vắng bóng người Việt trên đường phố quang cảnh thành phố trở nên ủ rũ.
Ngày 15 tháng 3, các tờ cáo thị dán trên tường cho biết mọi sự đi lại trong khu biệt cư đều bị cấm. Chỉ những ai có đeo băng tay do quân đội Nhật cấp mới được đi lại. Tất cả chừng 15 người kể cả nhân viên y tế.
Để tiếp tục giao lưu với nhau, những người bị quản thúc đã đục phá tường rào ngăn cách quanh nhà. Chẳng mấy chốc sau này người Nhật cấm cả việc gọi nhau qua tường.
Một Uỷ ban tương trợ được thành lập thay mặt Pháp kiều giao dịch với nhà đương cục Nhật vì những người có trách nhiệm hợp pháp đều bị bắt tù hoặc đưa đi tập trung.
Gia đình Bảo Đại - Nam Phương vẫn ít xuất đầu lộ diện, suốt ngày ru rú trong nội cung.
Việc dân chúng người Pháp bị dồn vào ở trong những khu biệt cư cũng không làm thay đổi cuộc sống của bọn trẻ của gia đình Hoàng hậu Nam Phương.
Chúng không có ai là bạn bè thân thiết. Từ vài năm nay Nhà vua cũng ít tiếp xúc với giới quan chức thuộc địa. Chán chường vì những cải cách của ông đều hỏng hoặc bị xuyên tạc, Bảo Đại ít gặp các quan chức cai trị người Pháp. Đêm đảo chính mồng 9 tháng 3 đã không thay đổi gì đến cuộc sống riêng của Nhà vua...
Một hôm, dân chúng thấy một chiếc máy bay bay thấp là là trên các nóc nhà cao tầng trong thành phố. Họ nhận ra đó là một trong những chiếc máy bay của Bảo Đại đi thả truyền đơn của Nhật trấn an dân chúng, đồng thời tỏ thái độ cứng rắn của những ông chủ mới đối với những ai - kể cả Nhà vua - đã hợp tác với chế độ thực dân.
Ngày 27 tháng 8, bệnh viện đóng cửa. Các bệnh nhân dù chưa khỏi cũng phải trở về nhà. Các thầy thuốc, phần lớn là quân nhân đều bị tập trung về Mang Cá.
Elula, Perrin một nhà văn nữ người Âu có mặt ở Huế đã miêu tả. Các thầy thuốc quân nhân được phép tạt qua nhà. Họ mang quân phục tươm tất, đeo đủ các huân huy chương trên ngực bình thản bước lên xe vận tải đưa họ về trại giam. Họ ôm hôn từ biệt vợ con. Những người này lâu nay ở trong khu điều trị của bệnh viện nay phải bỏ lại các đồ đạc cồng kềnh đề về ở tại trường Thiên Hựu (Providence) do Nhà thờ Thiên Chúa giáo cai quản. Trường Thiên Hựu hơn một năm sau đó, trở thành nơi trú ẩn chính của kiều dân Pháp khi chiến tranh nổ ra. Vào tháng 3 năm 1945, tại đây có đến năm trăm người đa số là người già, phụ nữ và trẻ em thân nhân các tù binh Pháp tạm lánh, mà chỉ có mấy cha cố người Canada gốc Pháp chăm sóc. Trong các căn nhà trong khu phố Tây, mỗi người đều tổ chức tự vệ. Các góc nhà, góc vườn biến thành những pháo đài nho nhỏ. Nhưng vũ khí chỉ là gậy tre vót nhọn, súng cao su và cả bóng đèn điện mà khi nổ có thể gây tiếng nổ khiến đối phương có thể nghi là tiếng súng. Tất cả những thứ gọi là vũ khí thô sơ đó không phải là để chống Nhật mà chống lưu manh, trộm cướp hay những phần tử "quốc gia" quá khích. Thường dân Pháp bị bỏ rơi, phó mặc cho bọn cướp của giết người, đến mức ngày 25 tháng 4, cố vấn tối cao của Triều đình là Đại sứ Nhật Yokoyama phải ra thông tri kêu gọi dân chúng không nên nhầm lẫn chế độ chính trị thực dân với những phẩm cách cố hữu của người Pháp. Có nhiều người Pháp đã làm hết sức mình vì lợi ích của nhân loại. Đối với những người đó chúng ta phải cư xử theo đạo lý chung Đại Đông Á. "Khi một con chim nhỏ bị thương quằn quại trong bàn tay người thợ săn, anh ta sẽ không giết chết nó...". Không có gì đáng khinh bằng cách đối xử tàn tệ với kẻ yếu không còn gì để tự vệ... Nhà đương cục Nhật Bản có lời khuyên dân chúng nên bắt chước cử chỉ cao cả đó".
Tại Huế, một bộ phận quân Pháp không bị bắt làm tù binh đã chạy thoát sang biên giới Việt-Lào. Ở Bắc Bộ các tiểu đoàn của tướng Alessandri sau khi bị tổn thất nặng trong các cuộc giao chiến với Nhật đã chạy được sang Trung Quốc, còn những cánh quân khác bị đánh tơi tả, bị tiêu hao, chết và bị bắt làm tù binh. Một số đơn vị không chiến đấu, chạy dài, trừ trường hợp ngoại lệ. Quân đội tại Đông Dương không tồn tại. Các nhóm chống Nhật trong mạng lưới Ban Hành động bị tan rã hoàn toàn. Hàng nghìn thường dân Pháp bị kẹt trong các khu phố Tây chỉ còn dựa vào sự kháng cự của chính mình.
Trộm cắp như rươi. Quần áo giặt xong, phơi trên dây cũng phải thay nhau trông để khỏi mất cắp, kể cả các đồ vật nhỏ, không giá trị. Nhiều người phải bán các thứ còn lại, không cần thiết để lấy tiền độ nhật vì các khoản lương, phụ cấp đều bị cắt. Nhiều người nghĩ sớm muộn cũng phải ra đi vĩnh viễn từ biệt cái xứ sở đầy tai ương này nên phải tính chuyện bán dần đồ đạc. Nhiều người Việt Nam vốn kiếm sống trên hè phố, họ đi từ biệt thự này sang biệt thự khác để tìm mua đồ cũ. Khu phố Tây biến thành một chợ giời khổng lồ dùng lòng đường, vỉa hè để bày đồ cũ rao bán. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn người Nhật ra lệnh giải tán chợ bán đồ cũ, cấm ngườỉ "bản xứ" lui tới các khu phố Tây. Một số hiếm hoi người Việt còn làm công cho các gia đình người Âu giàu có được phép luỉ tới nhưng phải đeo băng ở cánh tay do các nhà đương cục Nhật Bản cấp. Điều này khiến những người Việt Nam kỳ thị và căm ghét và trả thù.
Ngày 13 tháng 7 năm 1945, những chiếc máy bay hai thân xuất hiện trên bầu trời Huế. Đó là những máy bay Mỹ. Có lẽ họ thao diễn để mừng ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7? Những kiều dân Pháp xì xào bàn tán, đoán già đoán non quân Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương nay mai. Nhưng liệng vài vòng, chúng lặng lẽ bay đi không có dấu hiệu gì muốn tiếp xúc với người Pháp.
Sang đầu tháng 8, những người Pháp bị giam trong nhà lao được chuyển về Mang Cá giam chung với tù binh. Chủ yếu là những nhân viên Sở Mật thám và những thành viên của mạng lưới ban Hành động, được coi là những phần tử nguy hiểm. Sau đó, một số trong bọn này được thả mặc dù có một thanh niên đã từng đánh chết một binh sĩ Nhật. Họ kể lại: Cực nhất là nhà giam, diện tích chỉ rộng 2 mét x 1,2 mét. Trong 22 tiếng đồng hồ của một ngày đêm, họ bị Hiến binh Nhật tra hỏi liên tục xem cất giấu vũ khí ở dâu. Cai ngục bắt tù nhân quỳ trên những thanh gỗ cứng, kẹp trong kẽ tay rồi bóp chặt cho xương ngón tay gãy răng rắc, luồn dây điện vào hạ bộ hoặc úp khăn ướt trên mặt rồi tưới đẫm đến khi nạn nhân ngạt thở. Một buổi chiều bọn lính Nhật gọi tù binh ra làm bia cho các binh sĩ luyện võ jiu-itsu(9)
Ngày 8 tháng 8, tù binh Pháp bị giam ở Mang Cá bị giải đi Sài Gòn. Một trăm năm mươi sĩ quan bị giải ra ga đi qua trước cửa khách sạn Morin. Số lớn khác chia thành nhiều toán đi ngả khác ra ga. Nhiều vợ con tù binh nghe tin đứng dọc đường để tiễn biệt chồng con. Nhưng không phải ai cũng được gặp. Nhiều người gạt lệ ra đi không nhận được chút an ủi cuối cùng nào của người thân.
Sau khi đám tù binh được chuyển đi, kiều dân Pháp ở thành phố phố Huế cảm thấy như bị bỏ rơi. Đường phố trong khu phố Tây càng thêm vắng. Thân nhân tù binh càng thấy hiu quạnh, bơ vơ, không biết tin tức chồng con họ ra sao.
Nhưng rồi một tin đồn lan ra, dai dẳng như có thật vừa gây ra mối lo sợ vừa gây cảm giác hài lòng và lóe lên những tia hy vọng... Người Mỹ đã ném bom nguyên tử trên đất Nhật. Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki có lẽ đã biến thành tro bụi. Tổn thất ghê gớm.
Một tin đồn khác lại gieo hoang mang không kém. Qua những người Việt Nam hiếm hoi họ còn được gặp trên đường phố họ được nghe nhưng người cách mạng vừa lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quân du kích Việt Minh đã làm chủ phần lớn lãnh thổ miền Bắc, đổi thành Quân Giải phóng. Người đứng đầu Quân Giải phóng đã hạ quân lệnh khởi nghĩa.
Chú thích:
(1) CAOM, Hồ sơ lưu trữ Bộ Pháp quốc hải ngoại. Báo Chicago Sun (Mặt trời Chicago) ra ngày 26 tháng 8 năm 1945.
(2) Ngày 23 tháng 2, Toàn quyền Decoux điện cho Bộ thuộc địa: Việc thiếu thận trọng của tổ chức kháng chiến gây cho tôi nhiều trở ngại. Mối quan tâm của chúng ta là các sáng kiến quá sớm không được gây khiêu khích người Nhật để hỏng việc lớn. Jacques Folin trích dẫn trong Indochine 1940-1945 la fin d"un rêve (Đông Dương 1940-1945, kết thúc một giấc mơ) Nhà xuất bản Perrin 1997.
(3) Bảo Đại: Le Dragon d Annam (Con Rồng Annam) Plon.
(4) Gilbert David, Chroniques secrètes d Indochine. (Biên niên sử bí mật Đông Dương), Nhà xuất bản L"Harmattan, 1994.
(5) Phạm Khắc Hòe - "Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc", Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1987.
(6) Masaya Shiraishi trích trong L Indochine française (Đông Dương thuộc Pháp) của Paul Isoart, Nhà xuất bản Presses Universitaires Françaises, 1982.
(7) Ngày nay, số 2, ra ngày 12 tháng 5 năm 1945.
(8) Elula Pernn, Sách đã dẫn.
(9) Elula Perrin, Sách đã dẫn.
Bình luận truyện