Chương 64: Ni Diệu Dung
Năm 2002 đi Trung Nguyên, tôi đã may mắn gặp một ni cô dùng máu chép mấy bộ kinh.
Đây là hành động hi hữu, trong sử Phật giáo Trung Quốc không có nhiều.Ni Diệu Dung năm nay 28 tuổi (xuất gia đã ba năm), trước khi xuất gia cô đã dùng máu chép kinh.
Hiện đang chép bộ kinh “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm’’ cả thảy có 36 vạn từ, đã hoàn thành 6 vạn từ.
Kế đến sẽ chép kinh Pháp Hoa.
Một Phật tử là Bác sĩ viện trưởng Y Khoa, thấy vậy nói:– Phải dùng máu toàn thân mới chép xong mấy bộ kinh này, như thế thì máu cô cũng đổi mới hết…Cô sinh trong gia đình đầm ấm, dung mạo mỹ miều, mẹ tính hiền thiện.
Cô tốt nghiệp Đại Học Y nổi tiếng, là bác sĩ Quân Y cấp bậc Trung úy.
Sau khi tốt nghiệp hành nghề được hưởng chế độ rất ưu đãi, lương bổng cực cao nhưng những điều này chẳng ngăn được chí xuất gia của cô.Dưới sự hướng dẫn kiên nghị của người mẹ phi phàm, cô đến núi Thanh Nguyên tỉnh Giang Tây, được Hòa thượng Thể Quang đạo cao đức trọng xuống tóc cho.Chùa Vân Môn là đạo tràng cô thường ở tu hành.
Cô bắt đầu công tác gánh phân, bước vào con đường khổ hạnh.
Vị nữ nhân tài Phật giáo có nhiều hạnh nguyện hi hữu này xuất hiện vào thế kỷ 21 trong thời đại hôm nay, nhiều người nghe danh, rất khâm phục tán thán.
Tôi và mấy vị tín đồ Giang Tây cùng các đệ tử quy y Hòa thượng Thể Quang, có dịp ngụ nơi đây hơn mười ngày, đích thân chứng kiến cảnh ni Diệu Dung tu hành, khiến những người từng học Phật mười mấy năm, tuổi gần 60 như chúng tôi phải thầm xấu hổ vì thấy mình còn kém xa.Có lần dùng cơm xong, mọi người đứng dậy chuẩn bị bỏ đi, ni Diệu Dung phát hiện chén của cư sĩ nọ ăn bỏ mứa thừa rất nhiều, ni lập tức bưng chén lên nói.– Đạo hữu ăn không hết để tôi ăn giùm, ông chẳng nên bỏ đồ dư lãng phí như thế.Nói xong liền ăn hết.
Cư sĩ Diệu Lợi cảm động bảo:– Sư Diệu Dung thật hết biết! Vì quý tiếc từng hạt thức ăn, chịu khó ăn đồ thừa của người, chúng tôi phải học tập gương cô đó!Sư Diệu Kiến ngồi chung bàn nói:– Chuyện này mà nhằm gì, đồ người khác nhổ bỏ vì chê ăn không ngon, cô thấy được là lượm ăn sạch hết.Tôi bảo: – Cô giống hạnh ngài Tuyên Hóa ở Mỹ rồi! (Phải biết cô là bác sĩ rất chú trọng vệ sinh nhưng làm thế để cảnh tỉnh người, vì không muốn phí phạm)Sư Diệu Dung mỉm cười nói:– Thức ăn chúng ta dùng đây quả thực ngon tốt hơn nhiều so với thức ăn của các tu sĩ ở Tây Tạng.
Có qua Tây Tạng hành đạo rồi, thì thức ăn nào cũng nuốt được hết, có nếm khổ gì thì cũng không thấy khổ nữa.Cô kể lúc mình mới xuất gia làm Sa-di, nhận công tác phải gánh phân, do thường ra vào nhà xí và đồng ruộng, dù có mang hài cũng khó tránh giẫm đạp trên phân, nên lúc lên điện, để tỏ lòng cung kính, cô cởi hài bỏ bên ngoài chỉ mang vớ vào điện, nhưng vì hằng ngày thời gian lên điện tương đối dài, lâu dần, chân bị nhiễm lạnh, hai chân và đầu gối bị thủng nặng, đau đến đi đứng khó khăn.Sư nói:– Đây là nghiệp chướng bản thân hiện tiền, nhưng mỗi ngày tôi vẫn phải cắn răng chịu đựng để công tác.Sau đó, bịnh ngày càng nghiêm trọng, trong núi thiếu thuốc men thích hợp nên cô phải về nhà mẹ.
Bác sĩ chẩn khám nói cô bị phong thấp nan y, dần dần bệnh từ phong thấp sẽ chuyển đến tim, gây nên chứng bại liệt.Cô nghe xong không sợ hay hoảng kinh chi, chỉ là trong lòng bất an, vì thấy mình tuổi còn trẻ, chưa làm được chuyện gì giúp cho chúng sinh, mà vướng phải bại liệt thì càng lụy người phải lo, như thế thiệt là… “sống khống bằng chết!”Sau đó, cô khấn nguyện trước Bồ-tát.– Đệ tử chẳng cầu huyễn thân trường tồn, tật bệnh hồi phục, chỉ xin kéo dài hơi thở của mạng sống tội lỗi này, dùng máu huyết chép kinh, hồi hướng cho tất cả chúng sinh trong pháp giới đồng thành Phật đạo.
Chép kinh xong, đệ tử có chết cũng không tiếc.Cô nói:-Tôi dùng kim châm vào mười ngón tay lấy máu, không đủ dùng nên phải lấy ống chích rút máu từ cánh tay, mẹ tôi chẳng nỡ nhìn, cũng không chịu giúp tôi lấy máu, lảng tránh ra ngoài làm việc.
Nhưng lúc tôi chép kinh, mẹ tôi vô cùng kinh ngạc khi phát hiện toàn thân tôi đang phóng kim quang (mà bản thân tồi không hề hay biết và hoàn toàn không nhìn thấy).
Đây có thể là nhờ Phật lực gia hộ, khiến mẹ tôi có chút cảm ngộ.Lúc tôi chép xong bốn quyển kinh máu, thì hai chân hết phù thủng, khôi phục bình thường.
Thật là Phật Bồ-tát xót thương gia hộ, khiến tôi có được mạng sống mới, tôi cảm kích đến rơi lệ, không sao báo đáp cho cùng.Tôi chỉ biết âm thầm phát thệ: “Nguyện đem thân này cúng dường Phật Bồ-tát, hằng giữ ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh cúng dường Phật Bồ-tát.
Nguyện từ đây đến tận vị lai, đời đời kiếp kiếp vì chúng sinh mà sống, vì chúng sinh mà chết”.Hôm sau, đi y viện kiểm tra, bác sĩ rất kinh ngạc, ông tuyên bố tôi hoàn toàn hồi phục.Ni Diệu Dung nói: – Khi mẹ thấy tôi hết bệnh bà rất mừng, đồng thời thái độ quan tâm lo lắng cũng thay đổi.Bà nghiêm nghị bảo:– Sư Diệu Dung, bệnh cô đã lành, hãy mau thu xếp về chùa.
Cô là người xuất gia, ở mãi nơi nhà tôi không tiện.Đương nhiên khi nghe những lời lạnh nhạt chẳng có chút tình người như vậy tôi thật khó tiếp thu, phải gắng kìm chế để nước mắt không trào ra, tôi giận dỗi nói:– Con đi liền đây!Thế là tôi gom góp hành lý đơn giản, bước ra kêu xe.
Khi xe sắp chạy, tôi ló đầu ra cửa xe thưa với mẹ:– Quách cư sĩ, tôi để chìa khóa nhà ở trên bàn đấy!Xe chạy rồi, từ sinh ra đến giờ tôi mới nhìn thấy hai hàng lệ nóng từ khóe mắt mẹ tuôn trào…Tới ga, lên hỏa xa ngồi.
Trong lúc xe lao vun vút, tâm tôi dần bình tĩnh lại, Hai mắt tôi càng lúc càng mờ vì lệ nhạt nhòa…“Ôi mẹ ơi! Con gái đã hiểu lòng mẹ rồi! Mẹ sợ con luyến thế quên về, sẽ tu hành bê trễ.
Chính mẹ hướng dẫn con đi trên con đường học Phật, là mẹ bảo vệ hạnh xuất gia cho con.
Mẹ chứng kiến con xuống tóc làm ni mà chưa từng rơi giọt lệ nào, chỉ vì muốn con kiên định tâm đạo.
Mẹ yên tâm nha mẹ.
Như mũi tên một khi đã bắn ra không bao giờ quay về, con đã bước vào đường tu thì sẽ không quay trở lại, con sẽ tẩy tâm đổi mặt, mãi mãi hoằng pháp lợi sinh cho đến ngày tạ thế”…Hiện nay do nhiều chúng cư sĩ thỉnh cầu, ni Diệu Dung đã chọn một địa điểm thích hợp, chuẩn bị xây một ngôi kiến trúc tại Trung Nguyên, dự định sẽ thu nhận chư cư sĩ cao tuổi nghỉ hưu, cho họ trú ngụ, hướng dẫn họ niệm Phật nghe kinh, pháp, tu hành.Đây là đạo tràng dành cho tập thể cư trú, lo hết tất cả từ ăn, ở, thuốc men, cho đến vãng sinh.
Các bác sĩ, hộ lý cùng những phục vụ viên… hoàn toàn là tình nguyện phụng hiến.Chư cư sĩ đến ở chỉ cần đóng phí thức ăn (do gia đình quyến thuộc cung cấp) phần còn lại đạo tràng bao thầu hoàn toàn phi lợi nhuận) do nhân viên bác sĩ hộ lý không cần đền đáp nên phí y liệu cũng rất thấp.
Đương nhiên đây chỉ là ý tưởng sơ bộ của ni Diệu Dung, vẫn cần tập thể đồng tu trợ lực góp tâm góp sức hoàn thành tốt việc này.Ni Diệu Dung đã mời hòa thượng Diệu Pháp và tôi đến thường trụ ở đây, hỗ trợ cộng đồng đại chúng tu hành.
Nếu như có thể kiến thiết nhanh đúng như dự tính thì sư phụ và tôi cùng các huynh đệ rất sẵn lòng giúp ni Diệu Dung, cùng mọi người tụ hội ở đây, dụng công tu tập thành đạo bồ đề.Bài văn dưới đây tôi viết theo danh xưng ngôi thứ nhất, để mọi người tiện đọc, (thể văn giống như tự thuật) nhằm giới thiệu chuyện thực về sư Diệu Dung từ sinh ra đến xuất gia, giúp mọi người hiểu rõ hơn về vị ni ưu tú trong Phật giáo và có thể rút ra từ trong đây chút cảm ngộ.Tác giả Quả khanh xin giải thích riêng:Sư Diệu Dung là câu chuyện có thật hoàn toàn.
Sau khi tôi biết rõ những gì sư trải qua rồi; rất cảm kích nên quyết định viết ra để khuyến khích bạn đạo tu hành.
Do chưa được sư cho phép nên tôi quyết định “hóa danh” (nghĩa là tên và địa danh đều đổi, không ghi thật), tôi nghĩ làm vậy sẽ không gây ảnh hưởng hay quấy rầy gì đến việc thanh tu của sư.Mục đích của tôi không phải để ca tụng công đức sư, bởi vì khả năng của sư sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều.
Tôi viết câu chuyện này, vì muốn chia sẻ cùng bạn đọc “nét đẹp của người tu”, tôi muốn chấn chỉnh lại những quan niệm sai lầm, hiểu trật về người xuất gia.Không những tôi hi vọng ni “Diệu Dung” có thể đại diện cho hình ảnh các tu sĩ nữ giới, mà còn hi vọng ngày càng có nhiều phần tử trí thức gia nhập vào sự nghiệp hoằng pháp Phật giáo, cùng góp sức giúp cải thiện phong khí xã hội, dùng đức trị nước, dùng lực tu để báo ân.Bởi vì trong nước ta hiện còn rất nhiều người hiểu sai về giới xuất gia (bao gồm cả tôi mười năm về trước) luôn ngộ nhận, cho rằng những người xuất gia là hạng trốn đời, trốn việc, trốn bổn phận, ưa sống biếng lười cầu an, toàn những kẻ thất tình thất chí, tâm bị tổn thương, vì mê tín hay do tướng mạo xấu xí khó kết hôn, hoặc do gia cảnh quá bần hàn nên phải đi xuất gia để kiếm cái ăn, cái mặc v.v…Những hạng người này không dính dáng gì tới sư Diệu Dung.
Trong Phật môn có lẽ cũng có những hạng người này, nhưng tôi chưa gặp! Còn những vị có chí xuất trần cao tột, nguyện đem thân tâm phụng hiến hoằng pháp lợi sinh như sư Diệu Dung thì có rất nhiều và tôi thường gặp luôn, các phần tử trí thức cũng không thiếu.
Tôi thường gặp họ tại các chùa Thiên Đài Sơn, Phổ Đà sơn v.v… Các tu sĩ này mỗi mỗi đều có những câu chuyện khiến người nghe phải cảm phục.
Chỉ tiếc là sách tôi đang viết thuộc dạng “Báo ứng Hiện Đời” nên không thể giới thiệu nhiều về các vị ấy Cho nên, mong độc giả khi xem hãy hiểu và thông cảm cho tâm ý của người viết.Mẹ của sư Diệu Dung rất giỏi thi thơ hội họa, là bậc nữ lưu kiên cường, đã dũng cảm khuyến khích con gái xuất gia.
Hòa thượng Thể Quang (là cao đồ ngài Hư Vân) từng tán thán bà là thánh mẫu.
(Tôi cho rằng lời này tuyệt không phải nói đùa, mà giống như ấn chứng).Xin nói rõ bài văn này là hành vi riêng của cá nhân Quả Khanh, không liên can đến sư Diệu Dung.
Nếu có điều gì khiến quý vị phải trách, thì đó là lỗi của tôi, và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sau đây là bài viết:NGUYÊN NHÂN SƯ DIỆU DUNG XUẤT GIATôi chào đời trong một gia đình công nhân phổ thông, gia cảnh cha mẹ đôi bên tương đối khác biệt, mẹ tôi là một người rất tin thờ thuyết “trên đầu ba thước có thần linh”, cực kỳ tôn trọng đạo đức gia đình theo truyền thống đông phương và trưởng thành từ trong đó, điều này có thế nói là do ảnh hưởng tổ tiên bên ngoại của mẹ tôi.Bởi dòng họ Lý có hai vị tiên hiền (nhưng tôi không rõ đời nào) là thầy của nhà vua triều Thanh, được hoàng đế ân phong là “Võ Trạng Nguyên”.
Dựa theo bối cảnh lịch sử trên, gia tộc chúng tôi đã có một thời hiển hách huy hoàng và cực thịnh.Bà ngoại kể, tổ tiên bà, rất ưa làm phúc, gia phong liêm chính.
Những năm đói kém thường mở kho bố thí, nấu cháo cứu tế, chẩn bần giải tai.
Nhờ âm đức tổ tiên, cho dù đến bà cố gia đạo tuy có suy vi, nhưng vẫn giữ y nếp xưa, theo đúng lời ông cha hằng giáo huấn: “Phải luôn dùng đức báo oán, dùng thiện đãi nhân” đây là việc đáng mừng, đáng tự hào cho dòng tộc.Bà ngoại tôi sau khi kết hôn, gia phong vẫn duy trì chánh khí, nhất là đối với con gái, lo huấn luyện nữ công thêu thùa, gia chánh khéo léo, khi cười vẫn giữ oai nghi, đi đứng nghiêm trang, hiếu kính song thân, chu đáo với khách, phải nói là tất cả con cháu đều được giáo dục kỹ lưỡng.Bà ngoại sinh sáu con: gồm ba trai, ba gái, mẹ tôi là trưởng nữ, nhờ thọ hưởng nền giáo dục tốt, nên được lợi ích rất lớn.Mẹ tôi từ nhỏ tính tình ôn nhu hiền lương, thành tín, minh lễ, đối với người khoan hậu, thông minh khéo léo, bà cùng Phật môn đặc biệt có duyên.
Ngoại trừ thời chiến loạn bà chào đời trong chùa, sau khi bà ra đời không lâu, thì ông ngoại mua bức tranh Nhị Thập Tứ Hiếu và tượng Quan Âm (ngàn tay ngàn mắt) từ Thượng Hải đem về thờ.Ông bà ngoại và bà cố tôi đều kinh ngạc khi phát hiện mẹ tôi càng lớn càng giống hình đức Quán Thế Âm Bồ tát, có một dạo điều này thành là đầu đề bàn tán của mọi người trong lúc trà dư tửu hậu (thực là rất ngộ).Mẫu thân tôi tính tình dịu dàng ôn nhu, rất thích thi họa, tuy học chưa hết đệ ngũ nhưng bà rất có tài.Năm 1958, gia cảnh càng khó khăn, chị em tăng thành sáu người, do vậy mà mới mười bốn tuổi mẹ tôi bị bắt phải thôi học để đi làm, phụ sớt chia gánh nặng cuộc sống cùng cha, vì hiếu thuận bà ngoan ngoãn vâng lệnh, chẳng mảy may có lời than oán.
Tiếp theo đó bà nếm trải mười năm phong vũ luyện mài, phải làm nhiều việc khác nhau để sinh nhai, nhưng chẳng vì vậy mà bị thui chột tri thức đối với khát vọng về chân đế cuộc đời.Trong đoản văn “Tự ngộ”, bà viết:“Cuộc đời tôi giống như quyển sách dày, lật trang nào cũng đều có mưa cuồng bão dữ.
Muốn chọn một bến đỗ giữa phong ba, cũng phải ra sức phấn đấu trong cảnh nổi chìm.
Tuy đã nhìn thấy bờ rồi vẫn còn cách một khoảng xa, nên cần phải hướng lên, tiến tới mãi.
Cuộc đời tôi giống như thế, vẫn luôn phải cố gắng tiến bước không ngừng về miền đất Thánh, phải quỳ dài mà tiến lên”…Cả đời mẹ tôi thường nhẫn nhục gánh việc, đối với nhân sinh luôn có cái nhìn hướng thượng, thiên về nẻo sáng.Năm 1997 trải qua mấy mươi năm mài luyện chua cay, cuối cùng vận mệnh mẹ tôi cũng phát và nhìn thấy ánh mặt trời.
Đầu tháng sáu năm đó bà lên Nga My hoan hỉ nghe giảng kinh, lời dạy của Phật như trận mưa cam lộ tưới đẫm vào nộ tâm khô cằn của bà, mẹ như kẻ nghèo gặp châu báu, rơi lệ như mưa, tuy chưa quy y nhưng từ năm 1997 phát tâm ăn chay trường đến nay.Hiện tại bà là đệ tử Tam Bảo, quyết tâm ngay một đời này liễu thoát sinh tử (Xin cầu cho mười phương tất cả chư Phật, Bồ tát ba đời gia hộ mẹ tôi có thể vĩnh viễn thoát khỏi biển khổ sinh tử, viên mãn đại nguyện Bồ đề).Sau khi tham gia quân ngũ rồi, tôi mới bắt đầu học Phật.
Dưới sự dắt dìu của mẫu thân, tôi thấm nhuần pháp ích.
Học Phật không lâu thì gặp dịp bộ đội cắt giảm năm mươi vạn nhân sự, tôi vội xin từ chức, giã biệt bảy năm sống trong quân đội, chuyển về địa phương.Mặc dù điều kiện công tác đang được ưu đãi.
lãnh lương rất cao, nhưng tinh thần tôi lại cảm thấy cuộc sống khổ phiền và ngột ngạt, dần dần nhen nhúm ý muốn xuất gia.
(Có thể đây là nhân duyên đời trước của tôi, nhưng cũng có thể nói từng bước trưởng thành của tôi, đều không rời bàn tay nâng đỡ, giáo huấn dắt dìu chuẩn mực của mẫu thân).Mẹ tôi dạy:– Xuất gia không phải việc nhỏ, con phải suy nghĩ cho chín chắn rồi hãy quyết định.
Việc này giống như “mũi tên một khi đã bắn ra vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại”.
Nếu có chết thì cũng phải chết trên con đường hoằng pháp!Cảm ơn Phật Bồ-tát đã an bài, không bao lâu tôi được Hòa thượng Thể Quang (vị cao đức đương kim Thiền tông thu nạp), thực cảm ân sư phụ đã từ bi, hai lần tiếp kiến đều đáp ứng thỉnh cầu xuất gia của tôi.Khoảng tháng 7 năm 1999, tôi từ bỏ công tác nhiều người thèm muốn, được mẫu thân hỗ trợ, tôi bố thí hết y phục vật dụng thế tục, sửa soạn hành trang giản đơn, lên xe lửa Nam Hạ.
Mẹ tôi cần khổ một đời, chỉ có duy nhất một con gái là tôi, song bà vẫn có thể cứng rắn đúng hẹn, hộ tống tôi đến Chùa Tịnh Cư, núi Vân Cư tỉnh Giang Tây.
Ngày 28 tháng 8 năm 1999 âm lịch, tôi chính thức thế phát xuất gia, được sư phụ ban cho pháp hiệu Diệu Dung, tự Thanh Minh.Từ sau khi phụ thân mất, hai mẹ con chúng tôi nương nhau mà sống, cùng bầu bạn hơn mười năm qua.
Lúc nghỉ phép, tôi rất thích nghe mẫu thân nhắc về thời thơ ấu của mình.
Mỗi khi bà kể, căn nhà nhỏ chúng tôi luôn rộn rã tiếng cười.Do tính tôi thuở bé quá khác biệt với đa số trẻ nít, khiến mẹ tôi nếm đủ mùi đau đầu.Mẹ kể người ta thường nói con nít mới sinh rất xấu xí, nhăn nhúm.
Nhưng tôi sinh ra ấn đường no đầy, rất sáng, sống mũi hiện rõ thẳng cao, mặt mày hồng hào, hai má lúm đồng tiền, bà mụ khi phụ đỡ đã không ngừng tóm tắc:– Ôi dào! Em bé xinh đẹp quá đi!Và “em bé xinh đẹp” này mấy ngày sau đã khiến mẹ dở khóc dở cười vì màn quấy nhiễu kinh khủng.Trước tiên, vừa chào đời thì tôi khóc “oa oa” và cứ thế “tấu” mãi không ngừng (suốt một trăm ngày đêm chẳng gián đoạn), tôi cứ đêm khóc ngày nghỉ.
Mẫu thân kể tôi có thể khóc một hơi bốn tiếng đồng hồ, thành tích vượt hơn “chỉ tiêu” này cũng có mấy lần, nhất là vào nửa đêm.
Khiến hai-ba dãy nhà của các chú, dì… tôi ngụ xung quanh, đều bị tiếng khóc của tôi hành hạ.Bây giờ ngẫm nghĩ, tôi không hiểu sao lúc đó ba mẹ tôi có thể chịu đựng được? Và cam cảnh “tra tấn” như thế suốt hơn ba tháng trời ròng rã bất kể ngày đêm.
Mẫu thân tôi bản tính vốn độ lượng, mỗi khi tôi khóc bà luôn khôi hài bảo:– “Nữ ca sĩ nhí” nhà ta bắt đầu khoe “âm thanh vượt không gian” rồi!Cũng có người mách nước, bảo gia đình nên viết mấy chữ vào tờ giấy vàng như: “Thiên hoàng, địa hoàng, nhà tôi có con bé khóc hăng, quân tử đi ngang đọc mấy biến, hễ thức liền ngủ đến sáng, ngoan”…Nhưng mẫu thân cảm thấy chịu đựng được nên chẳng viết, dán chi… Lúc đó hình như tôi được thể, cứ khóc mãi không thôi.Ngay cả ban đêm, bất kể bạn thích hay không, “nữ ca sĩ nhí” tồi cứ ngân mãi âm giai, “hét cao, xướng to” cực độ, đủ trăm ngày mới đình chỉ.
Ba mẹ và láng giềng cuối cùng cũng được hưởng phút giây bình yên.
Tuy tôi khóc lâu như thế, song chẳng ai nghiên cứu.
tìm hiểu hay đem đến bác sĩ khám chi cả.Bây giờ thì tôi suy đoán: “Có thể do thấy thế gian này khổ quá nên tôi mới khóc dữ vậy đó”.
Mẹ kể khi tôi tạm lớn chút, trông rất mũm mặt bầu bĩnh, đôi mắt to tròn môi đỏ ong.
Ai cũng cưng yêu và bảo rất thích đôi mắt sáng to trong veo của tôi, mỗi lần gặp đều không nhịn được, luôn muốn dừng lại trêu tôi đôi chút, nhưng tôi khăng khăng không cho bất kỳ ai chọc phá, ngay cả phụ mẫu còn không thể, huống nữa là người ngoài.Đa số con nít ưa tụ họp chơi đùa nhưng tôi hễ bị trêu là không ưa và phản đối bằng cách khóc lên.
Tôi không hay chơi đùa với các trẻ khác, cũng không ưa ồn, đông.
Khi chụp hình kỷ niệm toàn gia, cả gia đình ai cũng chọc cho tôi cười nhưng không sao khiến tôi cười được.
Các dì tôi thường đùa, gọi tôi là “Tiểu nhi thâm độc”.Hôm nay tôi đã là người cửa Phật có thể tạm giải thích nguyên nhân tính khí của minh theo bài kệ cảnh tỉnh: “Mỗi ngày trôi qua mênh cũng giảm dần, như cá thiếu nước, nào có gì vui?” Có lẽ tư duy này tiềm ẩn trong tàng thức nên mới khiến tôi buồn khóc vì thêm một lần nữa bị bất hạnh luân hồi lưu chuyển hình như giải thích thế này có vẻ hợp hơn.Lúc được 14 tháng, tôi vào nhà trẻ, mẹ tôi mấy lần lén quan sát, thấy tôi thường im lặng ngồi một mình, cứ trơ như gỗ nhìn đám đông các bạn nhỏ (giống như tôi mới đến thế gian này chưa lâu), đám con nít với đủ trạng thái cười có, khóc có, bò có, quỳ có v.v..
Những hiện tượng hỗn tạp này, hình như khiến tôi vô phương tiếp nhận, nên đôi mày thường nhíu lại hiện vẻ căng thẳng.
Có lúc gặp bạn nhỏ chủ động tới chơi, muốn an ủi con bé cô độc như tôi, thì tôi luồn tỏ ý ưa ngồi một mình chừng như khó hòa nhập cùng đám đông.
Do vậy mà các dì tôi nói, hiện tại là “tiểu nhi thâm độc”, lớn lên là “đại nha đầu thâm độc!”.Nhưng tôi cũng thích giúp đỡ bạn.
Bạn làm rớt bánh thì tôi cúi xuống lượm đưa cho thế mà nó tưởng tôi giành ăn nên cắn tôi.
Đúng là hiểu quá sai, đồ cái thứ… lấy ác đáp thiện! Tôi oan khuất bật khóc.
Sau đó chẳng ưa chơi hợp quần nữa.Mẫu thân nói tôi từ nhỏ đã ngủ rất ít, cực ít.
Chưa từng nghỉ trưa.
Mẫu thân làm việc khoảng 6 giờ thức dậy thì tôi cũng thức theo trưa cũng chẳng ngủ.
Vào nhà trẻ buổi trưa cho ngủ ba tiếng, tôi cứ lăn qua lộn lại trên giường không ngủ, cô giáo cũng bó tay.Khoảng 3 tuổi, trí lực tôi tạm khai mở, bầu bạn cùng các câu chuyện đồng thoại thật hay do mẹ kể mà lớn lên (Nhân vật trong chuyện luôn xả thân vì người, phẩm cách chân thành, thiện lương tươi mát, cứ thế thấm sâu vào tâm linh thơ dại của tôi).Sức nhớ và lực tưởng tượng, tư duy của tôi tương đối cao.
Tôi học tập rất dễ, không hề tốn sức.
Tôi có một tật khiến mẹ rất phiền, là hồi nhỏ mỗi khi mẹ chải tóc, tôi luôn giẫy nẩy khó chịu, giống như bị cực hình.
Mùa hạ, mỗi lần mẹ chải tóc, tôi đều khóc ầm lên, khóc đến mặt mày nhem nhuốc, khiến mẹ cũng toát mồ hôi theo.
Ngày nào cũng vậy, ai mà chịu thấu, cuối cùng mẹ tôi nói: -Thôi thì cạo quách đi cho yên chuyện!Vì vậy mà hai tuổi tôi đã cạo đầu.
Ba tuổi lại cạo lần nữa.
Nếu không tiện để tóc dài thì cứ cắt như kiểu con trai, như thế cả tôi lẫn mẹ đều khỏe, (bây giờ thì khỏe hơn nữa vì được cạo vĩnh viễn).Mẹ nói tôi rất có phong thái và thích làm khất sĩ.
Mùa hạ, đến giờ ăn mẹ chưa tan sở về nhà, do ở chung cư trời nóng, mọi người hay dọn ăn ngoài sân.
Nhà nhà cách nhau không xa, những lúc đó tôi thường cầm cái chén đến gần họ, đứng bên bàn, không nói gì, im lặng nhìn họ ăn cơm.
Láng giềng thấy thế mỉm cười nhìn tiểu khất sĩ nhỏ bé như tôi, hỏi:– Con đói bụng hả?Tôi im lặng gật đầu.
Họ liền đơm cơm vả thức ăn vào chén cho tôi.
Nếu như tôi ăn chưa đủ thi lại đến cạnh bàn họ im lặng “khất thực” tiếp nữa, cho đến bao giờ cảm thấy no bụng thì thôi.
Việc này thường xảy ra lúc tôi 4-5 tuổi, khiến mẹ tôi rất ngạc nhiên, khó hiểu.Tôi học rất mau biết, siêng năng, nhớ dai.
Tùy theo tuổi tác tăng, mà năng lực làm việc cũng phát mạnh mẽ.
Hồi học lớp ấu nhi, 5 tuổi tôi đã được cô giáo chỉ định làm trợ thủ, giao cho nhiều việc để làm.
Lên tiểu học, năng lực này càng tăng, thành tích học luôn ưu tú, tôi làm việc sôi nổi, nhiệt tình, yêu tập thể, suốt sáu năm tiểu học luôn được trường bầu chọn là học sinh xuất sắc, năm nào cũng làm trưởng lớp và chẳng còn chút dấu vết gì của “tiểu nhi thâm độc”.
Nhưng tôi vẫn có thói quen ngủ ít, không bao giờ ngủ trưa.Tôi làm việc học tập luôn đứng đầu nên kiêu khí cũng tăng cao.
Cô chủ nhiệm muốn dẹp kiêu khí của tôi, nên trong niên học nọ, đã cố ý đem mỹ danh “học sinh ưu tú cấp tỉnh” của tôi giáng xuống “cấp địa phương”.
Vì việc này mà cô phải đặc biệt đến nhờ mẹ tôi phụ giúp.
Mẹ tôi hào sảng đáp ứng.
Nào ngờ sau việc đó, cô bị hiệu trưởng giận dữ quở trách rất nghiêm.
Bây giờ nhớ lại, tôi thầm hiểu cô vì lo cho tôi mà phải động não dụng tâm gian khổ.
Trong lòng tôi xấu hỗ áy náy mãi, mỗi khi nhớ đến nghĩa tình “Ân sư nan báo” kia, tâm cứ nặng nề như bị đá đè.Hồi tưởng lại thời thiếu nhi, cha mẹ tôi đồng lương khiêm tốn, ráng lo cho tôi ăn học.
Tôi chơi với bạn, họ cần gì tồi đều đáp ứng, có khi bạn mượn một đồng, hai đồng… không trả tôi cũng chẳng đòi.
Khi tôi lớn lên làm việc, kiếm tiền rất dễ dàng, kinh tế độc lập, những y phục vật dụng đắt tiền, từ một trăm hai trăm thậm chí đến số ngàn, chỉ cần bạn thích là tôi sẵn sàng biếu cho.
Xuất gia rồi, tính cho biếu rộng rãi này càng phát hơn.Hồi tưởng cuộc đời mình gần 30 năm, tối có cảm giác ắt hẳn kiếp quá khứ mình từng là tu sĩ? Do hối hận “một niệm mê đi vào luân hồi thọ khổ”, nên mới khóc dai dẳng?… Tính không ưa chơi đùa ồn ào, mà quen khất thực, biết thương xót tử vong, yêu quý động vật, xem nhẹ tiền tài, mọi việc nếu tư duy theo kiểu này thì đây có lẽ là đáp án chính xác.Nhiều người hay hỏi tôi một câu họ thắc mắc chung là: –Vì sao lại xuất gia?Quả tình tất cả bọn họ đều nghĩ không thông nên cứ suy đoán mãi, rốt cuộc đành kết luận rằng: chỉ có “thất tình chán đời”, sự nghiệp thất bại” “bị phụ rẫy”, tinh thần bị “sốc” v.v..
nên mới phải xuất gia!Thậm chí các bằng hữu “cố cựu” của tôi còn nổi giận tìm đến gây cãi, mắng tôi là kẻ “tự cam đọa lạc”, quá “mê tín cố chấp” nên mới xuất gia… và họ xúm nhau thuyết phục khuyên tôi mau mau quay về.Đúng là cái nhìn thế nhân dành cho các tu sĩ hiểu lầm quá sâu, họ cho rằng sự lựa chọn của tôi là không lý trí, là bất bình thường, là điên!– Sao là bình thường, sao là bất bình thường?Trước khi tôi xuất gia, cũng từng sống rất vui nhộn như bao người.
Thời ấu niên tôi bầu bạn và lớn lên cùng với những câu chuyện đồng thoại mà mẹ kẻ.
Thời tiểu học, sơ trung, cao trung, tôi ưa nhất là thú vui đọc sách, trữ sách.
“Thư viện” riêng của tôi chứa đầy danh tác thế giới, tôi hay sưu tầm trích dẫn các danh ngôn danh nhân, rút tỉa chân thiện mỹ từ trong đó và thường đem các câu răn dạy của “cổ thánh tiên hiền” để răn nhắc, khuyên mình tiến lên.Thời sơ trung tôi ưa đọc các sách huyền bí nói về đĩa bay, trong não chứa đầy những thắc mắc như: “Có người ngoài hành tinh ở địa cầu khác chăng? Trời cao đến đâu? Sau khi chết rồi mình sẽ đi về đâu?”…Năm đó tốt nghiệp sơ trung, một bạn thân của tôi vì thi rớt nên uống thuốc rầy tự tử.
Nhìn tấm ảnh cô bạn gái tuổi trẻ, mặt còn non choẹt, đôi mắt sáng như thuở nào còn đeo theo tôi chơi đùa trò chuyện, tôi rơi nước mắt.
“Mạng sống sao quá vô thường mong manh, ngắn ngủi trong hơi thở”, sống không phải để đau khổ, mà phải làm sao để không khổ.
Tôi nhìn thấy bạn bè quanh mình vì tranh công danh, vùi đầu học thi, lo chuyện đậu rớt mà khổ đau rên rỉ.Dõi nhìn đại lộ dòng xe cộ tấp nập, người qua kẻ lại, vội vội vàng vàng, mặt mày khẩn trương chứa đầy phiền lo không đâu, các nam nữ tuổi trẻ thì cuồng nhiệt săn đuổi, bắt chước theo thời trang của các ngôi sao điện ảnh, tranh hơn thua nhau bằng hàng hiệu, dùng quần áo đúng mốt thời thượng để loè nhau.Tôi thầm nghĩ: “Những đua đòi trần thế lao xao, thật hỗn tạp và bát nháo.
Đằng sau những cạnh tranh khốc liệt vô nghĩa đó, phải chăng có nhiều người vẫn âm thầm thấy cô độc, tự an ủi mình trong thê lương? Rốt cuộc con người ta sống để làm gì?…Đi học cực khổ, nỗ lực phấn đấu, cả đời vật lộn đua tranh là để truy cầu cái gì? Có phải tiền bạc, vật chất cũng không đem lại hạnh phúc thực sự cho đời sống?…Còn tình yêu nam nữ, những lời hẹn biển thề non, những lời nguyện hứa sống chết với tình, liệu có thể duy trì và kéo dài bao lâu?”…Tôi cảm thấy rất cô tịch chán nản, tâm linh luôn buồn rầu cảm thán.
Những cảm xúc “yếm thế” này nhanh chóng bị cuộc đua tranh thi vào đại học phủ lấp, nhưng lại chuyển thành làn sóng ngầm mạnh mẽ ẩn tàng tận đáy lòng tôi.Tôi nghĩ: “Thôi thì dùng màu áo lính và cuộc sống quân sự để thay đổi nếp sinh hoạt sa sút”… Tiếc là, cảnh vui không bao giờ bền lâu.
Một bước trở thành nữ sĩ quan, tôi dần dần cảm thấy chán phiền trong cảnh “thây đi thịt bước, bầu rượu túi cơm” này, chán nếp sinh hoạt tẻ nhạt và những mối giao tế hư ngụy, chán ghét sự lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ: “làm việc kiếm tiền, dưỡng gia nuôi miệng, tiêu khiển giải trí, ngày lại ngày, năm qua năm, cứ thế không đổi, hôm qua chờ hôm nay, hôm nay đợi ngày mai, không có gì khác lạ … tôi bi ai cảm thấy mình từng bước tiến về tử vong một cách khó chịu…Lỗ Tấn nói: “Không hài lòng là đang hướng thượng”.
Nhưng hiện tại kim tiền, danh vọng, địa vị, những thứ mà thường nhân cả đời ước ao tranh giành không ngừng thì tối có rất dễ, nhưng lại thấy chẳng có chút ý nghĩa gì, tôi tuyệt không có tâm muốn chiếm hữu, thế thì tôi truy cầu cái gì trong cuộc sống? Tôi giống như một kẻ lang thang ưu buồn, lạnh lẽo, vọng nhìn chung quanh… Sau lưng mang mang, trước mắt mờ mịt!…Tôi thử sống như mọi người, cũng tiêu xài, giải trí theo cách sang cả phong lưu, dùng toàn hàng cao cấp, đắt tiền; cũng quần là áo lụa, trang điểm thật xinh, thử vào các quán sang trọng rực rỡ ánh đèn nhấm nháp cà phê, sâm banh… nhưng lại thấy thê thảm hơn khi phát hiện mình giống như một tên hèn đáng thương không thuộc vai diễn, ngồi co ro trong một góc.Sau đó tôi gởi tình vào sơn thủy, lấy thiên nhiên làm lương dược để điều trị tâm linh bất thường này.
Tôi mê say và thích sống giống như tác phẩm “Đào Hoa Nguyên Ký” từng diễn tả, muốn làm ẩn sĩ đẻ “mùa đông hài cúc, mùa hạ ngắm núi nam”.
Cái kiểu lấy núi đồi, bách tùng làm bạn lữ, sinh hoạt thanh nhàn với mây trắng gió lành làm tôi thích thú.
Ở trên núi, tôi được dịp tiếp xúc với tự viện và người xuất gia, bước vào đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, tâm tư phiền muộn bất an trở nên yên tĩnh rất nhiều.
Vọng nhìn một tăng sĩ mặc áo tu, phong thái siêu nhiên thanh thoát, tôi bỗng khởi tâm ngưỡng mộ ước ao, tự nói thầm: “Nếu như ngày nào đó tôi được mặc chiếc áo giải thoát này thì tuyệt biết mấy!Nhân duyên hội đủ, song thân tôi quy y Phật môn làm cư sĩ, nhân đó cũng dìu dắt tôi đi vào đường học Phật.
Tôi vô cùng cảm tạ mẫu thân đã giúp cho tôi có bước rẽ trọng đại.
Mẹ tôi nhẫn nại giảng giải, tôi bỏ công nghiên cứu một số kinh sách để thâm nhập Phật môn, cảm thấy như vừa tỉnh cơn mê dài, vui vì “thoát thai đổi cốt”.Những cảm xúc khó chịu quẫn bách trong tôi thảy đều tìm được đáp án nơi kinh Phật.
Tôi chưa bao giờ có qua niềm khinh an hỉ duyệt như thế này, lòng cảm kích không nguôi.Tuy tôi là một bác sĩ, nhưng chỉ có thể giải quyết cái khổ nhất thời cho thân xác bệnh nhân.
Còn cái khổ về tinh thần, cái khổ của tử vong, thi vô phương đào thoát và đối với vấn đề căn bản trọng đại như sinh tử, tôi đành thúc thủ bó tay.Phật là đại y vương không gì không thể trị, là bác sĩ tài giỏi tối cao trong cuộc đời, bệnh gì Ngài cũng có thể chữa.
Tôi muốn tu học theo Phật! Và tôi khó bề kềm nén ước muốn này, càng vô phương khắc chế niềm tôn kính muốn đảnh lễ tạ ân cao vợi không gì sánh được của Phật!Tôi biết từ vô lượng kiếp đến nay, mình tội nghiệp vốn thâm trọng, vì vậy sau khi quy y làm cư sĩ, tôi nỗ lực bố thí, đem tiền bạc vật dụng sở hữu cúng dường tượng Phật, in kinh sách, phóng sinh, hộ trì tự viện v.v… thậm chí có mượn tiền cũng phải làm cho bằng được! Bây giờ nhớ lại thái độ chấp trước để bố thí lúc đó mà buồn cười.
Khi gặp Phật pháp, tôi cho rằng mình đã tìm được kho báu tối trân quý trong đời, thế là đem tất cả sách thế tục, sách danh nhân và mọi danh tác, bưu tem… mà mình từng tích chứa sưu tầm từ trước đến nay, cho hết – không cần nữa.Những truyện về chư Phật Bồ-tát đại từ bi và lịch đại thánh đức cao tăng hạnh nguyện thâm sâu khiến tôi cảm động rơi lệ đầm đìa như Hòa thượng Hư Vân, Hòa thượng Tuyên Hóa, đại sư Ấn Quang, đại sư Quảng Khâm…các ngài có đầy đủ đại nguyện, đại hạnh, đại dũng, đại bi, đi vào đời vì chúng sinh bằng sự nghiệp xuất thế, nhẫn nhục gánh vác, nguyện lực hùng thâm, hoằng dương chính pháp, quảng độ chúng sinh quá tuyệt vời như thế, mỗi mỗi đều là Bồ-tát hóa thân, thừa nguyện tái lai.
Khiến bao nỗi niềm cảm kích, xúc động, tôn kính, khâm phục, sùng bái… cứ trào dâng và thấm đẫm toàn thân tôi.Người thế gian do quan niệm sai lầm nên miệt thị giới tu sĩ.
Có kẻ cho người xuất gia là hạng ăn xin lường gạt dối lừa.
Có kẻ cho người tu là trốn trách nhiệm bổn phận xã hội, muốn náu thân nơi cửa chùa làm ký sinh trùng hưởng thụ, là kẻ giả thần lộng quỷ mê hoặc người, có kẻ còn tưởng các tu sĩ giống như các nhân vật trong truyện tình cảm ủy mị hay các truyện võ hiệp thường viết, vì thất tình mà đi tu, hoặc là bậc đại hiệp có võ công tuyệt thế…Trong lòng tôi bỗng nghe đau âm thầm, đau mà không thể nói, nỗi đau này càng đẩy tôi bước nhanh vào đường xuất gia.
Trong Phật môn “hữu cầu tất ứng”, hoặc có lẽ trong vô hình trời xanh đã thầm an bày.
Không bao lâu tôi được vị ân sư đạo cao đức trọng 80 tuổi thế phát cho.Sư phụ tôi xuất gia từ nhỏ, một đời khổ hạnh.
Thời tuổi trẻ ngài lên núi tu hành, lấy rau cỏ làm thức ăn, thu hạ xuân đông chỉ có một y bá nạp vá chùm vá đụp.
Ngày ăn một bữa, tùy cảnh mà an.
Chẳng cầu danh lợi, ngài vui sống đạm bạc theo tôn chỉ: “Chẳng vì bản thân cầu an lạc, chỉ nguyện chúng sinh thoát khổ đau”, được ngài Hư Vân ngợi khen.Tôi quyết định dùng máu mình chép kinh cúng dường, bày tỏ tâm nguyện muốn làm tu sĩ.
Cảm ân sư phụ từ ái nhiếp thọ và mẫu thân sáng suốt cương nghị đã đưa tôi đến con đường giải thoát, nhận thọ phúc duyên được sư phụ thế phát.Lúc đó mẹ tôi cười bảo: – Hồi nhỏ con không ưa để tóc, thường phải cạo đầu, lần này xem như là cạo vĩnh viễn rồi đấy nhé!Tôi hiểu rõ ẩn ý trong câu nói của mẹ, bà muốn tồi nhất định phải kiên tâm đi trên con đường này đến cùng, không được hồi đầu…Sư phụ từng hỏi tôi:– Con có sợ khổ hay không?Tôi thưa: – Dạ không.Bởi vì, gần 7 năm sống trong quân đội đã mài luyện ý chí tôi kiên cường vô úy, nhưng khi làm tiểu Sa-di, lần đầu dối diện với công tác gánh phân, tôi không khỏi kinh hãi.
Con gái thành phố chưa từng gánh nước hay gánh qua bất cứ thứ gì giờ phải gánh đôi thùng phân to đùng, vừa dơ vừa thúi, văng lên mình là muốn nôn.Nhưng tôi chuyền niệm nghĩ lại “Muốn học hạnh Bồ-tát thì phải dùng đây mà phá ngã, phá hết chấp trước đối với sắc thân”.
Tôi nhớ hồi ở y viện, từng công tác điều trị tại khoa bỏng.
Hằng ngày tiếp nhận bịnh nhân thảm đến chẳng nỡ nhìn.
Vì toàn bộ mặt mày nạn nhân đều bỏng, những nạn nhân này trong quá khứ từng có dung nhan thanh tú, xinh đẹp mê hồn.
Cũng có người anh tuấn tài hoa, siêu quần bạt chúng, nhưng chỉ trong chớp mắt thôi, họ đã bị ngọn lửa cướp đoạt nhan sắc và tính mệnh, thậm chí bị bỏng đến hình dạng xấu như ma, chẳng ra dáng người nữa.Sắc thân này vô thường và chẳng có gì đáng để ái tiếc, tôi đặt mình vào lúc đang công tác chữa trị những người “đang sống mà thân bị thiêu cháy”, thì lập tức có thể vui vẻ gánh phân ngay, nhờ vậy mà tôi nhanh chóng thích ứng với mọi công tác gánh nước bửa củi, cày ruộng, gieo trồng, nấu cơm hành đường v.v…Các công việc này hồi ở thành phố tôi chưa làm qua, tôi hiểu lao động cũng là một loại “thiền mỹ lệ”, giúp đả phá mọi chấp trước và mài luyện tâm chí, làm giảm thiểu vọng tưởng và tăng gia phúc báo.
Tôi không ngăn được giọt lệ cảm ân chư Phật Bồ-tát!…Tôi thầm cảm thấy mình tội nghiệp sâu nặng làm chướng ngăn tâm trí, huệ căn mỏng bạc.
Nghĩ đến sư phụ muốn tôi phát tâm đại bồ đề, lấy giới làm thầy, lấy cảnh khổ làm sư tôi xấu hổ vạn phần.Một lần tình cờ, tôi đến vùng tuyết sơn, bị tín ngưỡng toàn dân ở đây làm chấn động.
Bất kể họ bao nhiêu tuổi (từ em nhỏ khoảng ba bốn tuổi cho đến người lớn bảy-tám mươi), tất cả đều chí thành, cứ tam bộ nhất bái, năm vóc sát đất đảnh lễ Phật, dù trời đang lạnh buốt rất khắc nghiệt, tuyết rơi phủ núi.
Nơi này dù thiếu nước ít lương, cảnh ăn tuyết nằm sương cũng chẳng ngăn được nhiệt tâm đảnh lễ của họ.
Khát thì nếm một nắm tuyết, đói thì nuốt một nhúm bột stampa.
Tâm tư họ cực kỳ thành kính, nhờ vậy mà có được niềm vui thánh khiết.
Đây há tâm của kẻ thường nhân có thể hiểu tới, tuy khổ tu mà chẳng khổ, trong cực khổ mà cực lạc.Về đến nước mình rồi, tôi cảm khái vô hạn so với đạo tâm của người dân ở tuyết sơn.
Hàng tu sĩ nội địa chúng ta sống nơi đây đâu có đạm bạc gì? Một bề là đang hưởng phúc đấy chứ.
Nhưng núp sau cuộc sống hưởng thụ vật chất cao độ, tinh thần đạo đức thường bị suy vi, vì người ta dễ lười biếng, mặc tình buông lung, ham hưởng thụ, nên dễ tật đố và phát sinh chướng ngại, biến chiếc áo tu thành ô bảo hộ, dung túng tham sân si mạn nghi tàng ẩn bên trong, mặc tình cho chúng phát triển sinh sôi tràn lan.Tôi thầm cảm thấy mình là hạng người có chủng tử địa ngục, chẳng chút tu hành, ác tập dẫy đầy, mượn áo Như Lai mà không có chi để đền đáp, thật thẹn với danh “Thích tử”.Chư Bồ-tát kiếp xưa từng lột da làm giấy chẻ xương làm bút, lấy máu làm mực… Tôi chẳng có phúc báu, càng không trí huệ, chỉ có một trái tim nhỏ bé, cũng làm gan phát nguyện: “Xin dùng máu mình sao chép Phật kinh, nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng sinh tận hư không pháp giới, nguyên tất cả chúng sinh cùng đăng bồ đề, viên thành Phật đạo.
Nguyện thế giới hòa bỉnh chúng sinh an lạc”.Tôi không thể cắt lưỡi làm mực như đại sư Trí Thành, nên chỉ trích máu tay làm mực, chép Kinh Hoa Nghiêm.
Đến nay đã chép xong “Kinh Địa Tạng”, “Phật thuyết vô lượng thọ”, “Kinh Kim Cang”, “Kỉnh phổ môn”, “Kinh A Di Đà”, “Phổ hiền hạnh nguyện phẩm”, hiện chưa chép xong “Kinh Hoa Nghiêm và “Kinh Pháp Hoa”.
Một đời chẳng mong cầu chi, xuất gia là tôi tự chọn, không hối hận, kiên định không đổi.Vinh hoa phú quý, danh hư lợi ảo, thâm tình bè bạn, ái tình… tất cả chẳng qua chỉ là “mộng huyễn bào ảnh khói sương qua mắt”… Ta Bà thế giới nhiều khổ không vui, chúng ta chỉ là lữ khách tạm trú, là Phật tử lưu lãng trong cõi ta bà, bấy lâu trôi nổi bên ngoài đã thấm mệt, khốn đốn, xin hãy nên sớm quay về.Quả Khanh kính bút (và xin sám hối sư Diệu Dung vì đã ghi mà không xin phép)..
Bình luận truyện