Báu Vật Của Đời
Chương 15
Sau khi ăn cháo trên huyện, trên đường trở về cái đói càng dữ dội. Người ta không còn sức để chôn những xác chết trên đường, thậm chí không còn tâm trạng nhìn mặt người chết chỉ mỗi xác ông Ba Phàn là ngoại lệ. Trong giờ phút nguy ngập, con người không được người ta ưa lắm này cởi phăng áo da dê làm thành bó đuốc, dùng ánh lửa và lời lẽ thức tỉnh lý trí của chúng tôi. Không thể quên cái ơn cứu mạng. Mẹ dẫn đầu, mọi người kéo cái xác gầy như que củi xuống vệ đường. Nấm mồ được đắp bằng đất vụn.
Về đến nhà, phát hiện đầu tiên của chúng tôi là chị Ba ôm một cái bọc mà vỏ ngoài là cái áo da báo, đi đi lại lại trong sân. Mẹ vịn mép cổng, gần như khuỵu xuống.
Chị Ba bước tới dưa cái bọc ẹ. Mẹ hỏi:
- Bọc gì đây? Chị nói bằng tiếng người tương đối chuẩn:
- Cháu bé.
Mẹ ra vẻ hiểu nhưng vẫn hỏi:
- Con ai?
Chị Ba nói:
- Còn ai vào đây nữa!
Chiếc áo da báo của Lai Đệ chỉ có thể bọc con của Lai Đệ
Đó là một đứa con gái đen như một cục than, hai con mắt phảng phất mắt gà chọi, cặp môi mỏng dính, hai vành tai to và trắng, rất không hòa hợp với da mặt. Đặc trưng này xác nhận không thể chối cãi nguồn gốc con bé. Nó là con của Sa Nguyệt Lượng với chị Cả, đứa cháu ngoại đầu tiên của gia đình tôi.
Mẹ tỏ ra ghét cay ghét đắng con bé. Nó, trái lại, mỉm cười như con mèo con, đáp lại thái độ của mẹ. Mẹ tức điên lên, quên cả chị Ba có phép thần thông, đạp cho chị Ba một cái vào chân.
Chị Ba ối lên một tiếng ngã chúi về phía trước. Khi chị ngoảnh lại, trên mặt lộ rõ sự tức giận của loài chim. Chị dẩu mỏ ra như sắp mổ, hai tay giơ cao như sắp sửa bay lên. Mẹ không đếm xỉa đến chị là người hay chim, chửi:
- Đồ khốn, ai ày nhận con của nó?
Chị Ba ngọ ngoạy đầu, như tìm kiếm sâu bọ trên cây ngô đồng. Mẹ lại chửi:
- Lai Đệ, mày là đồ thối thây không biết xấu hổ! Sa Hòa thượng, mi là đồ thổ phỉ lòng lang dạ sói? Chúng mày chỉ biết đẻ mà không nuôi! Chúng mày tưởng cứ quẳng cho ta là ta nuôi hộ? Có mà nằm mơ? Ta thì quẳng cái đồ con hoang này xuống sông cho ba ba nó ăn, ném ra đường cho chó nó xé xác, quẳng xuống đầm cho quạ nó rỉa. Hãy đợi đấy.
Mẹ bế con bé, miệng cứ lặp đi lặp lại cho ba ba ăn, cho chó xé xác, cho quạ na, vừa chạy như bay trong ngõ, chạy lên đê rồi chạy trở lại đường phố, từ đồng phố chạy trở lại đê... càng chạy càng chậm dần, tiếng gào ngày càng nhỏ như một chiếc máy kéo đã cạn đầu, mẹ ngồi phịch xuống đất, chỗ mục sư Malôa từ gác chuông rơi xuống. Mẹ ngước nhìn gác chuông, miệng lẩm bẩm:
- Người thì chết, người bỏ đi, để tôi chơ vơ một mình, tôi sẽ sống như thế nào, cả một lũ đang há miệng chờ ăn? Chúa ơi, ông trời ơi, xin hãy cho tôi biết, tôi sẽ sống như thế nào?
Tôi khóc, nước mắt rơi trên gáy mẹ. Con bé cũng khóc, nước mắt chảy vào tai. Mẹ dỗ tôi:
- Kim Đồng, con là hòn máu của mẹ, nín đi con.
Mẹ dỗ con bé:
- Tội nghiệp cháu, lẽ ra cháu không nên sinh ra ở đời này! Sữa của ngoại chỉ vừa đủ cho cậu của cháu. Thêm một nữa, cả hai đều chết đói. Không phải ngoại nhẫn tâm mà vì ngoại không còn cách nào khác...
Mẹ bỏ lại con bé bọc trong chiếc áo da báo ở cổng nhà thờ, rồi chạy về nhà như bị ma đuổi. Nhưng chỉ chạy được hơn chục buộc, chân mẹ đã cất không nổi nữa. Con bé khóc như lợn bị chọc tiết, tiếng khóc như sợi dây vô hình giữ chân mẹ lại...
Ba hôm sau, cả nhà tôi gồm chín người xuất hiện ở Chợ Người trong khu vực Chợ Lớn trên huyện. Mẹ địu tôi trên lưng, tay bế con súc sình nhà họ Sa, chị Tư cõng thằng lưu manh nhà họ Tư Mã. Chị Năm cõng chị Tám. Chị Sáu chị Bảy tự đi lấy.
Chúng tôi bới đống rác kiếm ít lá rau thừa để ăn, cố gắng đi cho đến Chợ Người. Mẹ cắm cây cao lương trên gáy chị Năm, chị Sáu, chị Bảy, đợi người đến mua. Trước mặt chúng tôi là những dãy nhà đơn giản bằng gỗ ván, tường và mái quét vôi trắng. Khói bốc cuồn cuộn từ ống khói nhô ra ở đầu thang. Làn khói bay lên không trung thay hình đổi dạng trước làn gió. Chốc chốc lại có những cô gái làm tiền, tóc xõa, hở ngực, môi đỏ chót, mắt ngái ngủ từ trong căn nhà gỗ chạy ra, hoặc bê chậu hoặc xách thùng, đến lấy nước ở giếng lộ thiên, trên giếng đặt ròng rọc, hơi nước nhẹ nhàng bốc lên. Họ kéo ròng rọc bằng hai cánh tay ẻo lả trắng nhợt. Sợi thừng miết trên con lăn rít lên khe khẽ. Khi chiếc thùng thô và nặng lên đến miệng giếng, họ dùng chân đi guốc móc lấy quai thùng rê ngang đặt lên tang giếng lổn nhổn những cục băng có hình bánh bao hoặc bầu vú. Đám phụ nữ bê nước chạy ra chạy vào, tiếng guốc cốp cốp ròn rã: Những bầu vú tỏa ra mùi khét của lưu huỳnh. Qua vai mẹ, tôi nhìn từ xa những người đàn bà kỳ quái đó, nhốn nháo những vú là vú như hoa thuốc phiện trên nương, như đàn bướm trong thung lũng. Họ rất hấp dẫn chị tôi. Tôi nghe chị Tư khẽ hỏi mẹ, nhưng mẹ không trả lời. Chúng tôi đứng trước bức tường cao, dầy và dài. Nó chắn gió tây bắc, chúng tôi cảm thấy dễ chịu. Mặt trời đỏ rực nhô khỏi đường chân trời màu xám nhạt khiến tôi nghĩ tới hình ảnh lá cờ đang bay trên mặt thành. Bên trái bên phải chúng tôi, một số người mặt xanh nanh vàng, đói khát như chúng tôi, đứng co ro, đàn ông và đàn bà, phụ nữ và trẻ con, có đủ. Đàn ông nhăn nheo như cây khô, quá nửa là bị mù, không mù thì toét mắt. Người nào cũng có một đứa nhỏ đứng bên cạnh, hoặc con gái hoặc con trai, thật ra rất khó phân biệt trai hay gái. Chúng đen nhẻm như từ ống khói chui ra, đen như một cục than. Sau gáy đứa nào cũng cắm một nhánh cỏ, phần lớn là cây cao lương với những lá khô vàng khiến người ta nghĩ đến mùa thu, nghĩ đến mùi rơm rạ ngựa nhai trong đêm tối, nghĩ đến tiếng động khiến người và ngựa đều vui thích. Cũng có trường hợp cắm đại một nhánh cỏ dại, cỏ đuôi chó, cỏ đuôi lừa: Phụ nữ thì quá nửa như mẹ, con cái vây xung quanh, nhưng không nhiều con như mẹ. Những nhóm trẻ ấy, có nhóm tất cả đều cắm cỏ sau gáy, có nhóm đứa cắm đứa không. Phía trên đầu đám trẻ là những cái đầu nặng nề của những con ngựa to lớn, những con lừa đại, với cặp mắt như những quả lục lạc cặp môi dày dâm đãng mọc tua tủa những lông cứng, hàm rằng đều và khỏe lấp lóa giữa đôi môi, cũng cắm đại lên đầu một nhánh cỏ dại, cỏ đuôi chó hoặc đuôi lừa. Chỉ riêng một phụ nữ thì khác. Chị này mặc bộ đồ trắng, sợi dây buộc tóc cũng trắng, mặt trắng nhọt, hốc mắt và môi tím tái. Chị không có trẻ con đứng bên cạnh. Chị đứng một mình dưới chân tường. Chị cầm trên tay - không phải, cài sau gáy - một nhánh cỏ đuôi chó hoàn chỉnh còn nguyên cả lá, tuy lá đã khô, nhưng đó là một nhánh cỏ đẹp, phát dục đầy đủ, lá còn giữ được màu xanh, tuy là xanh héo nhưng vẫn còn sức sống: chùm lông phất phơ mềm mại, vàng rực lên dưới nắng. Rất lâu, ánh mắt tôi như bị hút chặt vào bông cỏ đuôi chó, trái tim tôi như chìm trong cái đẹp thê thảm của bông cỏ đuổi chó, vì rằng tôi trông thấy những núm vú tí xíu trên thân và giữa những kẽ lá của bông có đuôi chó.
Phía dãy nhà quét vôi trắng nhốn nháo, tiếng chửi the thé chói tai, như lưỡi dao rạch vào không khí. Hai cô gái đang ẩu đả ở chỗ giếng nước. Một cô mặc quần màu hồng, một cô mặc quần màu xanh. Cô quần hồng cào vào mặt cô quần xanh. Cô quần xanh thụi cho cô quần hồng một quả vào ngực. Rồi, cả hai đều lùi lại nhìn nhau trong một phút. Tuy không nhìn thấy, nhưng tôi đoán được ánh mắt hai người như thế nào, chắc rất giống cái nhìn của chị cả Lai Đệ và chị hai Chiêu Đệ. Bỗng cả hai xông vào nhau như gà chọi, những thân hình nhấp nhô như chó chạy trong ruộng lúa mạch, tay vung, vú lắc, nước bọt bắn tung tóe, lấp loáng như những con thiêu thân dưới ánh đèn. Cô quần hồng túm được tóc cô quần xanh. Cô quần xanh theo đà ngoạm một miếng vào vai trái cô quần hồng, cô quần hồng cũng ngoạm luôn một miếng vào vai trái cô quần xanh. Hai bên đồng cân đồng lạng, tài sức ngang nhau, quần nhau bên giếng nước. Những cô khác, người thì tựa cửa hút thuốc, người đánh răng súc miệng nhổ bọt phì phì, người lại vỗ tay cười ngặt nghẽo, người phơi tất mỏng dính trên dây thép. Trên phiến đá hình tròn trước dãy nhà, một người đứng thẳng đuỗn, chân đi ủng đen bóng lộn, tay cầm roi mây, vụt trái đánh vút một cái, vụt phải đánh vút một cái. Hắn dùng roi thay đao để luyện đao thuật. Một đám đàn ông từ một rừng cờ phía tây nam đi tới, những người bụng lép vây quanh vài người thấp lùn bụng phệ, nung núc những mỡ. Người bụng phệ cười khùng khục như gà cục tác Tiếng cười quái gở đó cứ ám ảnh tôi, khiến tôi nhớ lại quang cảnh bên giếng nước. Những người bụng phệ cùng đám tùy tùng tiến đến ngôi nhà gỗ ván, tiếng cục tác nghe càng rõ. Người đang luyện đao thuật trên phiến đá nhảy vội xuống, lỉnh vào trong nhà. Một mụ béo lùn tịt lạch bạch chạy ra chỗ giếng nước, bàn chân nhỏ đến nỗi gần như không có, bắp chân cắm thẳng xuống đất. Qua hai cánh tay ngắn ngủn và mập như ngó sen vung vấy, có thể kết luận mụ đang chạy gằn, tốc độ thì như thế nhưng quãng đường đi thì không được bao nhiêu. Có bao nhiêu sức đều dồn cho những cái lắc của cơ thể và co rút của bắp thịt. Khoảng cách chừng một trăm thước, có lẽ hơn, chúng tôi đã nghe rõ tiếng thở của mụ, hơi nước thở ra trùm lên người giống như mụ đang ở trong nhà tắm. Cuối cùng thì mụ cũng đã tới giếng nước.
Tiếng chửi của mụ bị hơi thở làm đứt quãng, không rõ ý, chỉ nghe câu được câu chăng. Chúng tôi đoán mụ là chủ của hai cô đang đánh nhau, mụ đến để gỡ hai cô ra. Nhưng hai cô quyết không nhả miếng cắn, cuộc đấu của diều hâu với chim ưng, vuốt quặp lấy vuốt, khó mà gỡ. Họ đẩy nhau kẻ tiến người lui, kẻ lui người tiến, mấy bận suýt lăn xuống giếng nhưng không lăn vì vướng cái khung treo ròng rọc. Mụ béo đến gỡ họ ra cũng suýt bị rơi xuống giếng, sở dĩ không rơi cũng là nhờ cái khung ròng rọc giữ lại. Mụ nằm sấp trên cái khung, tìm cách đặt chân xuống đất. Chúng tôi trông thấy mụ bị trẹo chân khi nhảy ra dẫm phải cục băng tròn như cái bánh bao, ngã ngồi xuống đất, nghe thấy tiếng nheo nhéo từ miệng mụ phát ra. Chẳng lẽ mụ khóc? Mụ đứng dậy bê lấy chậu nước hắt lên người hai cô kia. Hai cô giật mình la lên rồi buông nhau ra. Cả hai đầu tóc rối bù, cả hai mặt mày xây xước, cả hai quần áo rách toạc, cả hai đều bị thương lốm đốm ở bầu vú. Người nọ nhổ máu của người kia ra, cơn giận vẫn chưa nguôi. Mụ béo lại bê chậu nước khác hắt lên người họ, làn nước uốn mình trong không trung như cánh chim, trong suốt. Mụ mất đà, ngã lần nữa, chiếc chậu sành văng đi, suýt rơi trúng đẩu những người đàn ông bụng phệ. Họ rất quen nhau, đùa bỡn chọc ghẹo sờ soạng cấu véo, cuối cùng cả hai vào trong căn nhà gỗ.
Tôi nghe thấy xung quanh thở dài, mới biết họ đều xem màn kịch bên giếng nước.
Giữa trưa, một cỗ xe ngựa từ hướng đông nam theo đường cái quan đi tới. Ngựa là ngựa trắng, ngẩng cao đầu, một lọn bờm màu bạc rủ trước trán, đôi mắt hiền lành, mũi màu phấn hồng môi đỏ tía, cổ đeo nhạc đồng. Vì vậy khi con ngựa kéo cỗ xe rẽ xuống đường cái quan, chúng tôi nghe thấy tiếng nhạc ngựa kêu ròn tan. Chúng tôi trông thấy cọc yên - ở đây phải gọi là mỏm yên, dưới cao lên rất quí phái. Chúng tôi chưa bao giờ trông thấy một cái yên đẹp như thế. Dóng xe cũng không phải thanh dóng bình thường, mà là bọc đồng sáng loáng. Bánh xe cao cao, trục xe mạ kền, mui xe bằng vải trắng sơn nhiều lớp đầu ngô đồng. Chúng tôi chưa bao giờ trông thấy một cỗ xe sang trọng đến như vậy và nghĩ rằng, nguôi ngồi trên cỗ xe này còn sang trọng hơn người đàn bà ngồi xe du lịch đến gặp Nàng Tiên Chim. Chúng tôi cho rằng người ngồi bên ngoài mui có hàng ria vênh trên môi cũng không phải con người bình thường. Hắn vênh mặt lên, cặp mắt tóe lửa. Hắn thâm trầm hơn Sa Nguyệt Lượng, nghiêm túc hơn Tư Mã Khố, có lẽ Hàn Chim ăn mặc quần áo như hắn mới so được với hắn.
Xe từ từ dừng lại. Bà ta khoác áo lông điêu màu mận chín, cổ quàng khăn lông chồn. Tôi rất mong bà ta chính là Chị cả Lai Đệ. Nhưng bà ta không phải chị Lai Đệ. Đây là một phụ nữ nước ngoài, mũi cao, mắt xanh, tóc bạch kim. Tuổi ư? Chỉ có cha mẹ bà ta mới biết bà ta bao nhiêu tuổi! Xuống xe cùng với bà ta, là một thanh niên tuấn tú, mặc bộ đồng phục học sinh màu xanh, áo khoác bên ngoài cũng màu xanh, tóc đen như mun. Nhìn phong thái anh ta có vẻ là con trai bà kia, nhưng về dung mạo thì anh ta chẳng giống chút nào.
Những người xung quanh chúng tôi tranh nhau ùa tới, làm như định giành lấy bà ngoại quốc, nhưng chưa tới gần họ đã dừng lại, vẻ ngần ngại. Thưa bà, thưa quí bà, bà mua đứa cháu của tôi! Thưa bà, thưa bà lớn, xin bà hãy nhìn thằng con tôi, nó trung thành hơn con chó, việc gì cũng làm được... Đàn ông và đàn bà rụt rè rao bán con cái với người đàn bà ngoại quốc. Riêng mẹ vẫn đứng yên tại chỗ. Mắt mẹ như dại đi, nhìn chăm chằm chiếc áo lông điêu và chiếc khăn quàng lông cáo. Rõ ràng mẹ đang nhớ chị Lai Đệ. Mẹ đang bế đứa con gái của chị, trong lòng ngổn ngang, nước mắt lã chã. Bà đầm quí phái dùng khăn tay nửa che nửa bịt miệng, đi một vòng chợ người, người bà sực núc mùi nước hoa, khiến tôi và thằng lỏi nhà Tư Mã hắt hơi liên tục. Bà ta ngồi xổm trước ông lão mù, ngắm nghía con nhỏ cháu lão. Nó nhiều nhất cũng chỉ lên bốn. Nó khiếp đảm vì con cáo trên cổ bà ta, hai tay ôm chặt chân ông lão. Cặp mắt hốt hoảng của con bé khiến tôi nhớ mãi. Ông lão mù đã đánh hơi thấy quí nhân, giơ tay ra phía trước, nói:
- Thưa bà, thưa bà, xin bà hãy cứu cháu, ở với lão thì nó chết mất, thưa bà, lão một xu cũng không lấy, thưa bà...
Bà đầm đứng dậy, xì xô câu gì đó với người thanh niên mặc đồng phục học sinh, anh ta cao giọng hỏi ông lão:
- Lão là thế nào với con bé?
Ông già mù nói:
- Lão là ông nó, người ông vô dụng, người ông chết tiệt!...
Người thanh niên lại hỏi:
- Cha mẹ nó đâu?
Ông lão mù nói:
- Chết rồi, chết cả rồi. Người đáng chết thì chẳng chết, người không đáng chết thì lại chết, thưa ông, xin ông làm ơn đem cháu đi, lão không lấy xu nào đâu, chỉ xin ông cho cháu con đường sống!...
Người thanh niên quay sang xì xồ với bà đầm, bà đầm gật đầu, người thanh niên cúi xuống định kéo tay con bé, nhưng khi bàn tay vừa chạm vai thì con bé cắn ngay một miếng vào cổ tay anh ta. Anh ta rú lên, nhảy lùi lại. Bà đầm trọn mắt nhún vai, rồi dùng chiếc khăn tay bịt miệng, băng cổ tay cho anh ta.
Với tâm trạng không rõ là sợ hay là mừng, chúng tôi chờ như đến một nghìn năm, bà ngoại quốc vàng ngọc đầy người, nước hoa điếc mũi cùng với người thanh mến bị thương ở cổ tay, rốt cuộc đã dừng trước gia đình tôi. Và, sau lưng chúng tôi, ông lão mù đang vung gậy trúc đánh đứa cháu gái cắn nó. Con bé nhanh nhẹn chơi trò ú tim với ông nó, khiến cây gậy lúc thì vụt xuống đất, lúc vụt vào tường.
- Mi là cái số ăn mày! - Ông lão mù than thở.
Tôi hít lấy hít để mùi nước hoa, từ mùi hoa hòe nhận ra mùi hoa hồng, rồi từ mùi hoa hồng nhận ra mùi thoang thoảng của hoa cúc. Nhưng làm tôi mê mẩn chính là mùi tỏa ra từ cặp vú của bà ta, cái mùi hăng hăng khiến tôi lợm giọng, nhưng tôi vẫn hếch mũi hít lấy hít để. Không còn khăn tay, miệng bà lộ rõ hoàn toàn, một cái miệng rộng như của chị Lai Đệ, với đôi môi mọng như của chị Lai Đệ. Môi to son, mũi có những điểm tương đồng như mũi của các con gái nhà Thượng Quan: mũi dọc dừa. Chỗ không giống nhau là chóp mũi con gái nhà Thượng Quan có hình củ hành, ngây thơ mà dáng yêu, còn chóp mũi của người đàn bà ngoại quốc này thì khoằm xuống như mỏ diều, một loài chim ăn thịt. Trán ngắn, mỗi khi nhường mắt lên, trên trán hằn sâu những nếp nhăn. Tôi biết mọi người đang chăm chú nhìn người đàn bà ngoại quốc, nhưng tôi có thể tự hào mà nói rằng, không ai quan sát tinh tế hơn tôi, không ai thu hoạch nhiều hơn tôi. ánh mắt tôi xuyên qua lớp lông dày trên cơ thể bà ta, nhìn thấy cặp vú to bằng vú mẹ tôi mà vẻ đẹp của chúng khiến tôi quên cả đói rét.
- Vì sao bà phải bán con? - Người thanh niên giơ cánh tay quấn băng, chỉ vào các chị của tôi có cài cọng cỏ sau gáy
Mẹ không trả lời câu hỏi của anh ta. Chẳng lẽ trả lời một câu hỏi ngu xuẩn như vậy. Anh ta ngoảnh lại xì xồ với người đàn bà ngoại quốc, có thể là bà chủ cũng có thể là không của anh ta. Bà ta chú ý ngay chiếc áo lông điêu ủ cho con gái Lai Đệ. Bà ta sờ mặt áo, bắt gặp cặp mắt man dại và u sầu của con bé, bà ta vội quay đi.
Tôi rất muốn mẹ cho bà ta đứa con gái của Lai Đệ.
Chúng tôi cũng không lấy một xu, còn tặng thêm bà ta chiếc áo lông điêu. Tôi ghét con bé. Nó không có lý gì để ăn chia sữa mẹ với tôi. Ngay cả chị Tám cũng không đủ tư cách ăn chia, huống hồ nó! Hai bầu vú của chị Lai Đệ để làm gì? Sa Nguyệt Lương nhả đầu vú chị Lai Đệ, nhố máu cục ra, súc miệng bằng nước lã. Anh ta nói:
- Phải vậy thôi! Em bị chốc vú!
Chị Lai Đệ nước mắt ràn rụa, hỏi:
- Anh Lượng, chúng mình như con thỏ bị chó săn dồn đuổi, bao giờ mới kết thúc những chuyện này?
Sa Nguyệt Lượng ngồi hút thuốc, suy nghĩ rất lung nét mặt trở nên hung hãn, nói:
- Mẹ kiếp, ai có sữa người ấy là mẹ. Hãy chạy theo Nhật, hay thì ở dở thì xéo!
Bà ngoại quốc ngắm nghía các chị tôi một lượt, đầu tiên là chị Năm, chị Sáu, vì sau gáy có cắm cỏ, sau đó xem chị Tư, chị Bảy, chị Tám không có cỏ sau gáy, không thèm ngó thằng mất dạy nhà Tư Mã. Hình như bà có vẻ thích tôi. Tôi cho rằng ưu thế của tôi là cái đầu tóc vàng mềm mại. Cách thức xem xét của họ cũng rất lạ. Người thanh niên ra lệnh cho các chị tôi lần lượt thực hiện các động tác sau: cúi đầu, cúi gập người, hất chân, tay nọ nắm tay kia rồi giơ cao quá đầu, dưa hai vai ra trúc, ra sau, há to miệng kêu a...a..., cười một tiếng, đi vài bước, chạy vài bước. Các chị ngoan ngoãn thực hiện mệnh lệnh của anh ta. Bà ngoại quốc nhìn chăm chú, lúc gật gật, lúc lại lắc đầu. Cuối cùng bà chỉ vào chị Bảy, xì xồ với người thanh niên.
Người thanh niên chỉ vào bà ngoại quốc, bảo mẹ:
- Đây là bá tước phu nhân Roxtov, bà là một nhà từ thiện lớn. Bà muốn nhận một bé gái Trung Quốc làm con nuôi. Ưng đứa này, phúc cho gia đình bác!
Mẹ bỗng ứa nước mắt, chuyển con bé của Lai Đệ cho chị Tư, đang tay ôm lấy đầu chị Bảy:
- Bảy ơi, Cầu Đệ ơi, con yêu của mẹ, con gặp may rồi!
Nước mắt mẹ tôi như mưa xuống đầu chị Bảy. Chị sụt sịt khóc:
- Mẹ ơi, con không đi với bà đâu, người bà ấy khó ngửi lắm...
Mẹ nói:
- Con ngốc nghếch của mẹ, người ta thơm đấy con ạ!
Người thanh niên sốt ruột, nói:
- Thôi bác bàn chuyện giá cả đi!
Mẹ nói:
- Thưa ông, được làm con nuôi của bà đây thì chuột sa chĩnh gạo, tôi không lấy tiền đâu... Chỉ xin đối xử tốt với cháu!
Anh thanh niên dịch lại cho bà ngoại quốc nghe, bà ngọng nghịu nói bằng tiếng Trung Quốc:
- Không, vẫn cứ cho tiền.
Mẹ hỏi: - Thưa ông, ông hỏi bà phu nhân xem có thể nhận một đứa nữa không? Cho chúng có chị có em!
Người thanh niên dịch lại. Phu nhân Roxtov dứt khoát lắc đầu.
Người thanh niêndúi vào tay mẹ hơn chục tờ tiền giấy màu phấn hồng, rồi vẫy vẫy người đánh xe. Người đánh xe chạy tới, cúi chào anh thanh niên.
Người đánh xe bế chị Bảy ra xa. Lúc này chị mới khóc òa lên và giơ cánh tay khẳng khiu về phía mẹ. Các chị khóc òa theo, ngay cả thằng nhóc đáng thương nhà Tư Mã cũng nhếch miệng òa lên một tiếng, lát sau lại òa tiếng nữa. Người đánh xe đùn chị Bảy vào trong xe. Bà ngoại quốc cũng vào theo, lúc người thanh niên sắp lên xe, mẹ đuổi kịp, kéo tay anh ta, hỏi:
- Thưa ông, phu nhân ở đâu?
Anh ta trả lời lạnh nhạt:
- Cáp Nhĩ Tân.
Xe chạy lên đường cái quan, mất hút rất nhanh sau khu rừng. Nhưng tiếng gào khóc của chị Bảy, tiếng leng keng của nhạc ngựa, mùi hương trên vú của Bá tước phu nhân đọng mãi trong ký ức tôi.
Mẹ đã biến thành tượng đất, tay vẫn giơ cao nắm tiền, tôi cũng biến thành một bộ phận của tượng.
Đêm ấy chúng tôi không ngủ ngoài đường mà trọ trong một quán trọ. Mẹ sai chị Tư chạy đi mua hơn chục cái bánh mì. Chị lại mua về bốn mươi cái bánh bao, một gói thịt thủ lợn. Mẹ giận, nói:
- Con Tư, đây là tiền bán em mày đấy!
Chị Tư vừa khóc vừa nói:
- Mẹ, để các em ăn một bữa cho no, mẹ cũng phải ăn một bữa ho.
Mẹ vừa khóc vừa nói:
- Tưởng Đệ, mẹ làm sao nuốt nổi bánh này, thịt này...
Chị Tư nói:
- Mẹ không ăn gì thì Kim Đồng chết mất!
Lời khuyên của chị Tư rất có kết quả, mẹ kìm nước mắt ăn lấy được chỗ bánh bao và thịt để có sữa cho tôi, và cũng là có sữa cho con gái chị Lai Đệ và Sa Nguyệt Lượng, cái đồ cường đạo ấy, tối tối dùng bữa với bọn Nhật!
Mẹ ốm rồi.
Mẹ nóng như lò than, đến nỗi Kim Đồng không lúc nào rời lưng mẹ cũng phải bỏ cuộc. Chúng tôi ngồi vậy quanh mẹ, chỉ biết giương mắt nhìn nhau. Mẹ nhắm mắt, bọt rãi trong suốt đùn ra hai bên mép, mẹ lắp bắp những câu ghê người, lúc thì gào toáng lên, lúc lại lẩm bẩm một mình. Có lúc nói oang oang phấn khởi, lúc lại đau xót kể lể. Thượng đế, Đức Mẹ đồng trinh, thiên sứ, ma quỉ, Thượng Quan Thọ Hỉ, mục sư Malôa, ông Ba Phàn, Tư Vu, dì lớn, cậu Hai, ông ngoại, bà ngoại... ma quỉ Trung Quốc và thần linh nước ngoài, người còn sống và người đã chết, những chuyện chúng tôi biết và những chuyện chúng tôi chưa biết, tuôn ra như suối từ miệng mẹ, lắc lư, uốn éo, làm diệu làm bộ, biến ảo trước mắt chúng tôi.
Tìm hiểu những câu nói mê của mẹ chồng khác tìm hiểu vũ trụ, ghi lại những điều nói mê của mẹ thì cầm bằng ghi lại toàn bộ lịch sử vùng Cao Mật.
Chủ quán, một người đàn ông trung niên da bèo nhèo, mặt đầy nốt ruồi, bị đánh thức vì tiếng rên la của mẹ. Ông ta vào buồng, sờ trán mẹ, lập tức rụt tay lại, nói:
- Đi mời thầy thuốc mau, khéo chết mất!
Ông nhìn chúng tôi hỏi chị Tư:
- Cô là chị Cả phải không?
Chị Tư gật đầu, ông hỏi:
- Tại sao không mời thầy thuốc? Này, sao cô không nói gì thế!
Chị Tư khóc òa lên, quì sụp trước mặt chủ quán, nói:
- Bác ơi, bác cứu mẹ cháu với?
Ông chủ quán nói:
- Tôi hỏi cô nhé, cô có bao nhiêu tiền?
Chị Tư lục túi mẹ, lấy ra mấy tờ tiền giấy đưa cho ông chủ quán:
- Bác ơi, đây là tiền bán em Bảy cháu?
Chủ quán cầm tiền, nói:
- Cô đi theo tôi. Đi mời thầy thuốc? -
Tiêu hết số tiền bán chị Bảy, mẹ mới mở được mắt. Mẹ mở mắt rồi, mẹ mở được mắt rồi? Chúng tôi rưng rung nước mắt, reo ầm lên. Mẹ giơ tay sờ mặt từng đứa.
- Mẹ, mẹ, mẹ, mẹ?... - chúng tôi gọi.
- Bà ngoại ơi, bà ngoại!...
Thằng nhóc đáng thương nhà Tư Mã cũng lắp bắp.
- Nó đâu? Nó... Mẹ chìa một tay ra, hỏi.
Chị Tư bế con bé được bọc trong cái áo lông điêu tới trước mặt để mẹ xoa đầu nó. Khi mẹ xoa đầu, nó nhắm mắt lại. Hai giọt nước mắt của mẹ ứa ra.
Ông chủ quán với bộ mặt rầu rĩ bước vào, bảo chị Tư:
Này cô, không phải tôi nhẫn tâm, nhà tôi cũng nhiều miệng ăn! Mười mấy ngày nay, nào tiền trọ, tiền cơm, tiền đầu đèn...
Chị Tư nói:
- Bác ơi, bác là ân nhân của gia đình cháu. Cháu nhất định sẽ trả bác đầy đủ, chỉ xin bác đừng đuổi mẹ cháu đi, mẹ cháu!...
Buổi sáng ngày Mười tám tháng Hai năm Một nghìn chín trăm bốn mươi mốt, Thượng Quan Tưởng Đệ đưa ẹ vừa khỏi bệnh một xấp tiền. Chị nói:
- Mẹ, con đã trả đủ nợ của bác chủ quán, chỗ này là tiền thừa...
Mẹ ngạc nhiên, hỏi: - Tưởng Đệ, con lấy đâu ra tiền thế này?
Chị Tư cười như mếu, nói:
- Mẹ cho các em về đi, nơi này không phải là nhà của ta!...
Mặt mẹ trắng nhợt, túm tay chị Tư, hỏi:
- Tưởng Đệ, ẹ biết...
Chị Tư nói:
- Mẹ, con đã bán mình rồi, bác chủ quán giúp con mặc cả đến nửa ngày trời...
Mụ chủ chứa kiểm tra toàn thân chị Tư như kiểm tra gia súc, nói:
- Gầy quá.
Ông chủ quán nói:
- Bà chủ ơi, chỉ một bao gạo là béo lên ngay đấy mà! Mụ chủ giơ lên hai ngón tay, nói:
- Hai trăm đồng! Tôi làm phúc để lấy đức!
Chủ quán nói:
- Bà chủ ơi, cô này có mẹ đang đau nặng, lại còn một đàn em, trả thêm cho cô ấy đi!
Bà chủ nói:
- Thời buổi này làm việc thiện khó quá!
Chủ quán nài nỉ, chị Tư quì sụp xuống. Bà chủ nói:
- Thôi được, tôi hay thương người, thêm một trăm nữa, kịch giá rồi đấy.
Mẹ lảo đảo rồi ngã sóng soài ra nhà. Khi ấy, chúng tôi nghe một giọng khàn khàn ngoài cửa:
- Đi nào cô bé. Ta không có nhiều thì giờ đợi cô đâu!
Chị Tư quì xuống, dập đầu lạy mẹ một lạy. Rồi chị đứng dậy xoa đầu chị Năm, vuốt má chị Sáu, kéo tai chị Tám, vội vàng nâng cằm tôi thơm một cái. Chị bóp nhẹ hai vai tôi, nỗi xúc động khiến khuôn mặt chị như hoa mai trong gió tuyết.
- Kim Đồng ơi, Kim Đồng - chị nói - em lớn mau lên, lớn nhanh lên, nhà Thượng Quan ta trông vào mỗi mình em!
Nói xong, chị nhìn quanh căn buồng, yết hầu nhô ra ở cổ như cổ gà. Chị bung miệng như buồn nôn, chạy vụt ra rồi mất hút không thấy nữa.
Về đến nhà, phát hiện đầu tiên của chúng tôi là chị Ba ôm một cái bọc mà vỏ ngoài là cái áo da báo, đi đi lại lại trong sân. Mẹ vịn mép cổng, gần như khuỵu xuống.
Chị Ba bước tới dưa cái bọc ẹ. Mẹ hỏi:
- Bọc gì đây? Chị nói bằng tiếng người tương đối chuẩn:
- Cháu bé.
Mẹ ra vẻ hiểu nhưng vẫn hỏi:
- Con ai?
Chị Ba nói:
- Còn ai vào đây nữa!
Chiếc áo da báo của Lai Đệ chỉ có thể bọc con của Lai Đệ
Đó là một đứa con gái đen như một cục than, hai con mắt phảng phất mắt gà chọi, cặp môi mỏng dính, hai vành tai to và trắng, rất không hòa hợp với da mặt. Đặc trưng này xác nhận không thể chối cãi nguồn gốc con bé. Nó là con của Sa Nguyệt Lượng với chị Cả, đứa cháu ngoại đầu tiên của gia đình tôi.
Mẹ tỏ ra ghét cay ghét đắng con bé. Nó, trái lại, mỉm cười như con mèo con, đáp lại thái độ của mẹ. Mẹ tức điên lên, quên cả chị Ba có phép thần thông, đạp cho chị Ba một cái vào chân.
Chị Ba ối lên một tiếng ngã chúi về phía trước. Khi chị ngoảnh lại, trên mặt lộ rõ sự tức giận của loài chim. Chị dẩu mỏ ra như sắp mổ, hai tay giơ cao như sắp sửa bay lên. Mẹ không đếm xỉa đến chị là người hay chim, chửi:
- Đồ khốn, ai ày nhận con của nó?
Chị Ba ngọ ngoạy đầu, như tìm kiếm sâu bọ trên cây ngô đồng. Mẹ lại chửi:
- Lai Đệ, mày là đồ thối thây không biết xấu hổ! Sa Hòa thượng, mi là đồ thổ phỉ lòng lang dạ sói? Chúng mày chỉ biết đẻ mà không nuôi! Chúng mày tưởng cứ quẳng cho ta là ta nuôi hộ? Có mà nằm mơ? Ta thì quẳng cái đồ con hoang này xuống sông cho ba ba nó ăn, ném ra đường cho chó nó xé xác, quẳng xuống đầm cho quạ nó rỉa. Hãy đợi đấy.
Mẹ bế con bé, miệng cứ lặp đi lặp lại cho ba ba ăn, cho chó xé xác, cho quạ na, vừa chạy như bay trong ngõ, chạy lên đê rồi chạy trở lại đường phố, từ đồng phố chạy trở lại đê... càng chạy càng chậm dần, tiếng gào ngày càng nhỏ như một chiếc máy kéo đã cạn đầu, mẹ ngồi phịch xuống đất, chỗ mục sư Malôa từ gác chuông rơi xuống. Mẹ ngước nhìn gác chuông, miệng lẩm bẩm:
- Người thì chết, người bỏ đi, để tôi chơ vơ một mình, tôi sẽ sống như thế nào, cả một lũ đang há miệng chờ ăn? Chúa ơi, ông trời ơi, xin hãy cho tôi biết, tôi sẽ sống như thế nào?
Tôi khóc, nước mắt rơi trên gáy mẹ. Con bé cũng khóc, nước mắt chảy vào tai. Mẹ dỗ tôi:
- Kim Đồng, con là hòn máu của mẹ, nín đi con.
Mẹ dỗ con bé:
- Tội nghiệp cháu, lẽ ra cháu không nên sinh ra ở đời này! Sữa của ngoại chỉ vừa đủ cho cậu của cháu. Thêm một nữa, cả hai đều chết đói. Không phải ngoại nhẫn tâm mà vì ngoại không còn cách nào khác...
Mẹ bỏ lại con bé bọc trong chiếc áo da báo ở cổng nhà thờ, rồi chạy về nhà như bị ma đuổi. Nhưng chỉ chạy được hơn chục buộc, chân mẹ đã cất không nổi nữa. Con bé khóc như lợn bị chọc tiết, tiếng khóc như sợi dây vô hình giữ chân mẹ lại...
Ba hôm sau, cả nhà tôi gồm chín người xuất hiện ở Chợ Người trong khu vực Chợ Lớn trên huyện. Mẹ địu tôi trên lưng, tay bế con súc sình nhà họ Sa, chị Tư cõng thằng lưu manh nhà họ Tư Mã. Chị Năm cõng chị Tám. Chị Sáu chị Bảy tự đi lấy.
Chúng tôi bới đống rác kiếm ít lá rau thừa để ăn, cố gắng đi cho đến Chợ Người. Mẹ cắm cây cao lương trên gáy chị Năm, chị Sáu, chị Bảy, đợi người đến mua. Trước mặt chúng tôi là những dãy nhà đơn giản bằng gỗ ván, tường và mái quét vôi trắng. Khói bốc cuồn cuộn từ ống khói nhô ra ở đầu thang. Làn khói bay lên không trung thay hình đổi dạng trước làn gió. Chốc chốc lại có những cô gái làm tiền, tóc xõa, hở ngực, môi đỏ chót, mắt ngái ngủ từ trong căn nhà gỗ chạy ra, hoặc bê chậu hoặc xách thùng, đến lấy nước ở giếng lộ thiên, trên giếng đặt ròng rọc, hơi nước nhẹ nhàng bốc lên. Họ kéo ròng rọc bằng hai cánh tay ẻo lả trắng nhợt. Sợi thừng miết trên con lăn rít lên khe khẽ. Khi chiếc thùng thô và nặng lên đến miệng giếng, họ dùng chân đi guốc móc lấy quai thùng rê ngang đặt lên tang giếng lổn nhổn những cục băng có hình bánh bao hoặc bầu vú. Đám phụ nữ bê nước chạy ra chạy vào, tiếng guốc cốp cốp ròn rã: Những bầu vú tỏa ra mùi khét của lưu huỳnh. Qua vai mẹ, tôi nhìn từ xa những người đàn bà kỳ quái đó, nhốn nháo những vú là vú như hoa thuốc phiện trên nương, như đàn bướm trong thung lũng. Họ rất hấp dẫn chị tôi. Tôi nghe chị Tư khẽ hỏi mẹ, nhưng mẹ không trả lời. Chúng tôi đứng trước bức tường cao, dầy và dài. Nó chắn gió tây bắc, chúng tôi cảm thấy dễ chịu. Mặt trời đỏ rực nhô khỏi đường chân trời màu xám nhạt khiến tôi nghĩ tới hình ảnh lá cờ đang bay trên mặt thành. Bên trái bên phải chúng tôi, một số người mặt xanh nanh vàng, đói khát như chúng tôi, đứng co ro, đàn ông và đàn bà, phụ nữ và trẻ con, có đủ. Đàn ông nhăn nheo như cây khô, quá nửa là bị mù, không mù thì toét mắt. Người nào cũng có một đứa nhỏ đứng bên cạnh, hoặc con gái hoặc con trai, thật ra rất khó phân biệt trai hay gái. Chúng đen nhẻm như từ ống khói chui ra, đen như một cục than. Sau gáy đứa nào cũng cắm một nhánh cỏ, phần lớn là cây cao lương với những lá khô vàng khiến người ta nghĩ đến mùa thu, nghĩ đến mùi rơm rạ ngựa nhai trong đêm tối, nghĩ đến tiếng động khiến người và ngựa đều vui thích. Cũng có trường hợp cắm đại một nhánh cỏ dại, cỏ đuôi chó, cỏ đuôi lừa: Phụ nữ thì quá nửa như mẹ, con cái vây xung quanh, nhưng không nhiều con như mẹ. Những nhóm trẻ ấy, có nhóm tất cả đều cắm cỏ sau gáy, có nhóm đứa cắm đứa không. Phía trên đầu đám trẻ là những cái đầu nặng nề của những con ngựa to lớn, những con lừa đại, với cặp mắt như những quả lục lạc cặp môi dày dâm đãng mọc tua tủa những lông cứng, hàm rằng đều và khỏe lấp lóa giữa đôi môi, cũng cắm đại lên đầu một nhánh cỏ dại, cỏ đuôi chó hoặc đuôi lừa. Chỉ riêng một phụ nữ thì khác. Chị này mặc bộ đồ trắng, sợi dây buộc tóc cũng trắng, mặt trắng nhọt, hốc mắt và môi tím tái. Chị không có trẻ con đứng bên cạnh. Chị đứng một mình dưới chân tường. Chị cầm trên tay - không phải, cài sau gáy - một nhánh cỏ đuôi chó hoàn chỉnh còn nguyên cả lá, tuy lá đã khô, nhưng đó là một nhánh cỏ đẹp, phát dục đầy đủ, lá còn giữ được màu xanh, tuy là xanh héo nhưng vẫn còn sức sống: chùm lông phất phơ mềm mại, vàng rực lên dưới nắng. Rất lâu, ánh mắt tôi như bị hút chặt vào bông cỏ đuôi chó, trái tim tôi như chìm trong cái đẹp thê thảm của bông cỏ đuổi chó, vì rằng tôi trông thấy những núm vú tí xíu trên thân và giữa những kẽ lá của bông có đuôi chó.
Phía dãy nhà quét vôi trắng nhốn nháo, tiếng chửi the thé chói tai, như lưỡi dao rạch vào không khí. Hai cô gái đang ẩu đả ở chỗ giếng nước. Một cô mặc quần màu hồng, một cô mặc quần màu xanh. Cô quần hồng cào vào mặt cô quần xanh. Cô quần xanh thụi cho cô quần hồng một quả vào ngực. Rồi, cả hai đều lùi lại nhìn nhau trong một phút. Tuy không nhìn thấy, nhưng tôi đoán được ánh mắt hai người như thế nào, chắc rất giống cái nhìn của chị cả Lai Đệ và chị hai Chiêu Đệ. Bỗng cả hai xông vào nhau như gà chọi, những thân hình nhấp nhô như chó chạy trong ruộng lúa mạch, tay vung, vú lắc, nước bọt bắn tung tóe, lấp loáng như những con thiêu thân dưới ánh đèn. Cô quần hồng túm được tóc cô quần xanh. Cô quần xanh theo đà ngoạm một miếng vào vai trái cô quần hồng, cô quần hồng cũng ngoạm luôn một miếng vào vai trái cô quần xanh. Hai bên đồng cân đồng lạng, tài sức ngang nhau, quần nhau bên giếng nước. Những cô khác, người thì tựa cửa hút thuốc, người đánh răng súc miệng nhổ bọt phì phì, người lại vỗ tay cười ngặt nghẽo, người phơi tất mỏng dính trên dây thép. Trên phiến đá hình tròn trước dãy nhà, một người đứng thẳng đuỗn, chân đi ủng đen bóng lộn, tay cầm roi mây, vụt trái đánh vút một cái, vụt phải đánh vút một cái. Hắn dùng roi thay đao để luyện đao thuật. Một đám đàn ông từ một rừng cờ phía tây nam đi tới, những người bụng lép vây quanh vài người thấp lùn bụng phệ, nung núc những mỡ. Người bụng phệ cười khùng khục như gà cục tác Tiếng cười quái gở đó cứ ám ảnh tôi, khiến tôi nhớ lại quang cảnh bên giếng nước. Những người bụng phệ cùng đám tùy tùng tiến đến ngôi nhà gỗ ván, tiếng cục tác nghe càng rõ. Người đang luyện đao thuật trên phiến đá nhảy vội xuống, lỉnh vào trong nhà. Một mụ béo lùn tịt lạch bạch chạy ra chỗ giếng nước, bàn chân nhỏ đến nỗi gần như không có, bắp chân cắm thẳng xuống đất. Qua hai cánh tay ngắn ngủn và mập như ngó sen vung vấy, có thể kết luận mụ đang chạy gằn, tốc độ thì như thế nhưng quãng đường đi thì không được bao nhiêu. Có bao nhiêu sức đều dồn cho những cái lắc của cơ thể và co rút của bắp thịt. Khoảng cách chừng một trăm thước, có lẽ hơn, chúng tôi đã nghe rõ tiếng thở của mụ, hơi nước thở ra trùm lên người giống như mụ đang ở trong nhà tắm. Cuối cùng thì mụ cũng đã tới giếng nước.
Tiếng chửi của mụ bị hơi thở làm đứt quãng, không rõ ý, chỉ nghe câu được câu chăng. Chúng tôi đoán mụ là chủ của hai cô đang đánh nhau, mụ đến để gỡ hai cô ra. Nhưng hai cô quyết không nhả miếng cắn, cuộc đấu của diều hâu với chim ưng, vuốt quặp lấy vuốt, khó mà gỡ. Họ đẩy nhau kẻ tiến người lui, kẻ lui người tiến, mấy bận suýt lăn xuống giếng nhưng không lăn vì vướng cái khung treo ròng rọc. Mụ béo đến gỡ họ ra cũng suýt bị rơi xuống giếng, sở dĩ không rơi cũng là nhờ cái khung ròng rọc giữ lại. Mụ nằm sấp trên cái khung, tìm cách đặt chân xuống đất. Chúng tôi trông thấy mụ bị trẹo chân khi nhảy ra dẫm phải cục băng tròn như cái bánh bao, ngã ngồi xuống đất, nghe thấy tiếng nheo nhéo từ miệng mụ phát ra. Chẳng lẽ mụ khóc? Mụ đứng dậy bê lấy chậu nước hắt lên người hai cô kia. Hai cô giật mình la lên rồi buông nhau ra. Cả hai đầu tóc rối bù, cả hai mặt mày xây xước, cả hai quần áo rách toạc, cả hai đều bị thương lốm đốm ở bầu vú. Người nọ nhổ máu của người kia ra, cơn giận vẫn chưa nguôi. Mụ béo lại bê chậu nước khác hắt lên người họ, làn nước uốn mình trong không trung như cánh chim, trong suốt. Mụ mất đà, ngã lần nữa, chiếc chậu sành văng đi, suýt rơi trúng đẩu những người đàn ông bụng phệ. Họ rất quen nhau, đùa bỡn chọc ghẹo sờ soạng cấu véo, cuối cùng cả hai vào trong căn nhà gỗ.
Tôi nghe thấy xung quanh thở dài, mới biết họ đều xem màn kịch bên giếng nước.
Giữa trưa, một cỗ xe ngựa từ hướng đông nam theo đường cái quan đi tới. Ngựa là ngựa trắng, ngẩng cao đầu, một lọn bờm màu bạc rủ trước trán, đôi mắt hiền lành, mũi màu phấn hồng môi đỏ tía, cổ đeo nhạc đồng. Vì vậy khi con ngựa kéo cỗ xe rẽ xuống đường cái quan, chúng tôi nghe thấy tiếng nhạc ngựa kêu ròn tan. Chúng tôi trông thấy cọc yên - ở đây phải gọi là mỏm yên, dưới cao lên rất quí phái. Chúng tôi chưa bao giờ trông thấy một cái yên đẹp như thế. Dóng xe cũng không phải thanh dóng bình thường, mà là bọc đồng sáng loáng. Bánh xe cao cao, trục xe mạ kền, mui xe bằng vải trắng sơn nhiều lớp đầu ngô đồng. Chúng tôi chưa bao giờ trông thấy một cỗ xe sang trọng đến như vậy và nghĩ rằng, nguôi ngồi trên cỗ xe này còn sang trọng hơn người đàn bà ngồi xe du lịch đến gặp Nàng Tiên Chim. Chúng tôi cho rằng người ngồi bên ngoài mui có hàng ria vênh trên môi cũng không phải con người bình thường. Hắn vênh mặt lên, cặp mắt tóe lửa. Hắn thâm trầm hơn Sa Nguyệt Lượng, nghiêm túc hơn Tư Mã Khố, có lẽ Hàn Chim ăn mặc quần áo như hắn mới so được với hắn.
Xe từ từ dừng lại. Bà ta khoác áo lông điêu màu mận chín, cổ quàng khăn lông chồn. Tôi rất mong bà ta chính là Chị cả Lai Đệ. Nhưng bà ta không phải chị Lai Đệ. Đây là một phụ nữ nước ngoài, mũi cao, mắt xanh, tóc bạch kim. Tuổi ư? Chỉ có cha mẹ bà ta mới biết bà ta bao nhiêu tuổi! Xuống xe cùng với bà ta, là một thanh niên tuấn tú, mặc bộ đồng phục học sinh màu xanh, áo khoác bên ngoài cũng màu xanh, tóc đen như mun. Nhìn phong thái anh ta có vẻ là con trai bà kia, nhưng về dung mạo thì anh ta chẳng giống chút nào.
Những người xung quanh chúng tôi tranh nhau ùa tới, làm như định giành lấy bà ngoại quốc, nhưng chưa tới gần họ đã dừng lại, vẻ ngần ngại. Thưa bà, thưa quí bà, bà mua đứa cháu của tôi! Thưa bà, thưa bà lớn, xin bà hãy nhìn thằng con tôi, nó trung thành hơn con chó, việc gì cũng làm được... Đàn ông và đàn bà rụt rè rao bán con cái với người đàn bà ngoại quốc. Riêng mẹ vẫn đứng yên tại chỗ. Mắt mẹ như dại đi, nhìn chăm chằm chiếc áo lông điêu và chiếc khăn quàng lông cáo. Rõ ràng mẹ đang nhớ chị Lai Đệ. Mẹ đang bế đứa con gái của chị, trong lòng ngổn ngang, nước mắt lã chã. Bà đầm quí phái dùng khăn tay nửa che nửa bịt miệng, đi một vòng chợ người, người bà sực núc mùi nước hoa, khiến tôi và thằng lỏi nhà Tư Mã hắt hơi liên tục. Bà ta ngồi xổm trước ông lão mù, ngắm nghía con nhỏ cháu lão. Nó nhiều nhất cũng chỉ lên bốn. Nó khiếp đảm vì con cáo trên cổ bà ta, hai tay ôm chặt chân ông lão. Cặp mắt hốt hoảng của con bé khiến tôi nhớ mãi. Ông lão mù đã đánh hơi thấy quí nhân, giơ tay ra phía trước, nói:
- Thưa bà, thưa bà, xin bà hãy cứu cháu, ở với lão thì nó chết mất, thưa bà, lão một xu cũng không lấy, thưa bà...
Bà đầm đứng dậy, xì xô câu gì đó với người thanh niên mặc đồng phục học sinh, anh ta cao giọng hỏi ông lão:
- Lão là thế nào với con bé?
Ông già mù nói:
- Lão là ông nó, người ông vô dụng, người ông chết tiệt!...
Người thanh niên lại hỏi:
- Cha mẹ nó đâu?
Ông lão mù nói:
- Chết rồi, chết cả rồi. Người đáng chết thì chẳng chết, người không đáng chết thì lại chết, thưa ông, xin ông làm ơn đem cháu đi, lão không lấy xu nào đâu, chỉ xin ông cho cháu con đường sống!...
Người thanh niên quay sang xì xồ với bà đầm, bà đầm gật đầu, người thanh niên cúi xuống định kéo tay con bé, nhưng khi bàn tay vừa chạm vai thì con bé cắn ngay một miếng vào cổ tay anh ta. Anh ta rú lên, nhảy lùi lại. Bà đầm trọn mắt nhún vai, rồi dùng chiếc khăn tay bịt miệng, băng cổ tay cho anh ta.
Với tâm trạng không rõ là sợ hay là mừng, chúng tôi chờ như đến một nghìn năm, bà ngoại quốc vàng ngọc đầy người, nước hoa điếc mũi cùng với người thanh mến bị thương ở cổ tay, rốt cuộc đã dừng trước gia đình tôi. Và, sau lưng chúng tôi, ông lão mù đang vung gậy trúc đánh đứa cháu gái cắn nó. Con bé nhanh nhẹn chơi trò ú tim với ông nó, khiến cây gậy lúc thì vụt xuống đất, lúc vụt vào tường.
- Mi là cái số ăn mày! - Ông lão mù than thở.
Tôi hít lấy hít để mùi nước hoa, từ mùi hoa hòe nhận ra mùi hoa hồng, rồi từ mùi hoa hồng nhận ra mùi thoang thoảng của hoa cúc. Nhưng làm tôi mê mẩn chính là mùi tỏa ra từ cặp vú của bà ta, cái mùi hăng hăng khiến tôi lợm giọng, nhưng tôi vẫn hếch mũi hít lấy hít để. Không còn khăn tay, miệng bà lộ rõ hoàn toàn, một cái miệng rộng như của chị Lai Đệ, với đôi môi mọng như của chị Lai Đệ. Môi to son, mũi có những điểm tương đồng như mũi của các con gái nhà Thượng Quan: mũi dọc dừa. Chỗ không giống nhau là chóp mũi con gái nhà Thượng Quan có hình củ hành, ngây thơ mà dáng yêu, còn chóp mũi của người đàn bà ngoại quốc này thì khoằm xuống như mỏ diều, một loài chim ăn thịt. Trán ngắn, mỗi khi nhường mắt lên, trên trán hằn sâu những nếp nhăn. Tôi biết mọi người đang chăm chú nhìn người đàn bà ngoại quốc, nhưng tôi có thể tự hào mà nói rằng, không ai quan sát tinh tế hơn tôi, không ai thu hoạch nhiều hơn tôi. ánh mắt tôi xuyên qua lớp lông dày trên cơ thể bà ta, nhìn thấy cặp vú to bằng vú mẹ tôi mà vẻ đẹp của chúng khiến tôi quên cả đói rét.
- Vì sao bà phải bán con? - Người thanh niên giơ cánh tay quấn băng, chỉ vào các chị của tôi có cài cọng cỏ sau gáy
Mẹ không trả lời câu hỏi của anh ta. Chẳng lẽ trả lời một câu hỏi ngu xuẩn như vậy. Anh ta ngoảnh lại xì xồ với người đàn bà ngoại quốc, có thể là bà chủ cũng có thể là không của anh ta. Bà ta chú ý ngay chiếc áo lông điêu ủ cho con gái Lai Đệ. Bà ta sờ mặt áo, bắt gặp cặp mắt man dại và u sầu của con bé, bà ta vội quay đi.
Tôi rất muốn mẹ cho bà ta đứa con gái của Lai Đệ.
Chúng tôi cũng không lấy một xu, còn tặng thêm bà ta chiếc áo lông điêu. Tôi ghét con bé. Nó không có lý gì để ăn chia sữa mẹ với tôi. Ngay cả chị Tám cũng không đủ tư cách ăn chia, huống hồ nó! Hai bầu vú của chị Lai Đệ để làm gì? Sa Nguyệt Lương nhả đầu vú chị Lai Đệ, nhố máu cục ra, súc miệng bằng nước lã. Anh ta nói:
- Phải vậy thôi! Em bị chốc vú!
Chị Lai Đệ nước mắt ràn rụa, hỏi:
- Anh Lượng, chúng mình như con thỏ bị chó săn dồn đuổi, bao giờ mới kết thúc những chuyện này?
Sa Nguyệt Lượng ngồi hút thuốc, suy nghĩ rất lung nét mặt trở nên hung hãn, nói:
- Mẹ kiếp, ai có sữa người ấy là mẹ. Hãy chạy theo Nhật, hay thì ở dở thì xéo!
Bà ngoại quốc ngắm nghía các chị tôi một lượt, đầu tiên là chị Năm, chị Sáu, vì sau gáy có cắm cỏ, sau đó xem chị Tư, chị Bảy, chị Tám không có cỏ sau gáy, không thèm ngó thằng mất dạy nhà Tư Mã. Hình như bà có vẻ thích tôi. Tôi cho rằng ưu thế của tôi là cái đầu tóc vàng mềm mại. Cách thức xem xét của họ cũng rất lạ. Người thanh niên ra lệnh cho các chị tôi lần lượt thực hiện các động tác sau: cúi đầu, cúi gập người, hất chân, tay nọ nắm tay kia rồi giơ cao quá đầu, dưa hai vai ra trúc, ra sau, há to miệng kêu a...a..., cười một tiếng, đi vài bước, chạy vài bước. Các chị ngoan ngoãn thực hiện mệnh lệnh của anh ta. Bà ngoại quốc nhìn chăm chú, lúc gật gật, lúc lại lắc đầu. Cuối cùng bà chỉ vào chị Bảy, xì xồ với người thanh niên.
Người thanh niên chỉ vào bà ngoại quốc, bảo mẹ:
- Đây là bá tước phu nhân Roxtov, bà là một nhà từ thiện lớn. Bà muốn nhận một bé gái Trung Quốc làm con nuôi. Ưng đứa này, phúc cho gia đình bác!
Mẹ bỗng ứa nước mắt, chuyển con bé của Lai Đệ cho chị Tư, đang tay ôm lấy đầu chị Bảy:
- Bảy ơi, Cầu Đệ ơi, con yêu của mẹ, con gặp may rồi!
Nước mắt mẹ tôi như mưa xuống đầu chị Bảy. Chị sụt sịt khóc:
- Mẹ ơi, con không đi với bà đâu, người bà ấy khó ngửi lắm...
Mẹ nói:
- Con ngốc nghếch của mẹ, người ta thơm đấy con ạ!
Người thanh niên sốt ruột, nói:
- Thôi bác bàn chuyện giá cả đi!
Mẹ nói:
- Thưa ông, được làm con nuôi của bà đây thì chuột sa chĩnh gạo, tôi không lấy tiền đâu... Chỉ xin đối xử tốt với cháu!
Anh thanh niên dịch lại cho bà ngoại quốc nghe, bà ngọng nghịu nói bằng tiếng Trung Quốc:
- Không, vẫn cứ cho tiền.
Mẹ hỏi: - Thưa ông, ông hỏi bà phu nhân xem có thể nhận một đứa nữa không? Cho chúng có chị có em!
Người thanh niên dịch lại. Phu nhân Roxtov dứt khoát lắc đầu.
Người thanh niêndúi vào tay mẹ hơn chục tờ tiền giấy màu phấn hồng, rồi vẫy vẫy người đánh xe. Người đánh xe chạy tới, cúi chào anh thanh niên.
Người đánh xe bế chị Bảy ra xa. Lúc này chị mới khóc òa lên và giơ cánh tay khẳng khiu về phía mẹ. Các chị khóc òa theo, ngay cả thằng nhóc đáng thương nhà Tư Mã cũng nhếch miệng òa lên một tiếng, lát sau lại òa tiếng nữa. Người đánh xe đùn chị Bảy vào trong xe. Bà ngoại quốc cũng vào theo, lúc người thanh niên sắp lên xe, mẹ đuổi kịp, kéo tay anh ta, hỏi:
- Thưa ông, phu nhân ở đâu?
Anh ta trả lời lạnh nhạt:
- Cáp Nhĩ Tân.
Xe chạy lên đường cái quan, mất hút rất nhanh sau khu rừng. Nhưng tiếng gào khóc của chị Bảy, tiếng leng keng của nhạc ngựa, mùi hương trên vú của Bá tước phu nhân đọng mãi trong ký ức tôi.
Mẹ đã biến thành tượng đất, tay vẫn giơ cao nắm tiền, tôi cũng biến thành một bộ phận của tượng.
Đêm ấy chúng tôi không ngủ ngoài đường mà trọ trong một quán trọ. Mẹ sai chị Tư chạy đi mua hơn chục cái bánh mì. Chị lại mua về bốn mươi cái bánh bao, một gói thịt thủ lợn. Mẹ giận, nói:
- Con Tư, đây là tiền bán em mày đấy!
Chị Tư vừa khóc vừa nói:
- Mẹ, để các em ăn một bữa cho no, mẹ cũng phải ăn một bữa ho.
Mẹ vừa khóc vừa nói:
- Tưởng Đệ, mẹ làm sao nuốt nổi bánh này, thịt này...
Chị Tư nói:
- Mẹ không ăn gì thì Kim Đồng chết mất!
Lời khuyên của chị Tư rất có kết quả, mẹ kìm nước mắt ăn lấy được chỗ bánh bao và thịt để có sữa cho tôi, và cũng là có sữa cho con gái chị Lai Đệ và Sa Nguyệt Lượng, cái đồ cường đạo ấy, tối tối dùng bữa với bọn Nhật!
Mẹ ốm rồi.
Mẹ nóng như lò than, đến nỗi Kim Đồng không lúc nào rời lưng mẹ cũng phải bỏ cuộc. Chúng tôi ngồi vậy quanh mẹ, chỉ biết giương mắt nhìn nhau. Mẹ nhắm mắt, bọt rãi trong suốt đùn ra hai bên mép, mẹ lắp bắp những câu ghê người, lúc thì gào toáng lên, lúc lại lẩm bẩm một mình. Có lúc nói oang oang phấn khởi, lúc lại đau xót kể lể. Thượng đế, Đức Mẹ đồng trinh, thiên sứ, ma quỉ, Thượng Quan Thọ Hỉ, mục sư Malôa, ông Ba Phàn, Tư Vu, dì lớn, cậu Hai, ông ngoại, bà ngoại... ma quỉ Trung Quốc và thần linh nước ngoài, người còn sống và người đã chết, những chuyện chúng tôi biết và những chuyện chúng tôi chưa biết, tuôn ra như suối từ miệng mẹ, lắc lư, uốn éo, làm diệu làm bộ, biến ảo trước mắt chúng tôi.
Tìm hiểu những câu nói mê của mẹ chồng khác tìm hiểu vũ trụ, ghi lại những điều nói mê của mẹ thì cầm bằng ghi lại toàn bộ lịch sử vùng Cao Mật.
Chủ quán, một người đàn ông trung niên da bèo nhèo, mặt đầy nốt ruồi, bị đánh thức vì tiếng rên la của mẹ. Ông ta vào buồng, sờ trán mẹ, lập tức rụt tay lại, nói:
- Đi mời thầy thuốc mau, khéo chết mất!
Ông nhìn chúng tôi hỏi chị Tư:
- Cô là chị Cả phải không?
Chị Tư gật đầu, ông hỏi:
- Tại sao không mời thầy thuốc? Này, sao cô không nói gì thế!
Chị Tư khóc òa lên, quì sụp trước mặt chủ quán, nói:
- Bác ơi, bác cứu mẹ cháu với?
Ông chủ quán nói:
- Tôi hỏi cô nhé, cô có bao nhiêu tiền?
Chị Tư lục túi mẹ, lấy ra mấy tờ tiền giấy đưa cho ông chủ quán:
- Bác ơi, đây là tiền bán em Bảy cháu?
Chủ quán cầm tiền, nói:
- Cô đi theo tôi. Đi mời thầy thuốc? -
Tiêu hết số tiền bán chị Bảy, mẹ mới mở được mắt. Mẹ mở mắt rồi, mẹ mở được mắt rồi? Chúng tôi rưng rung nước mắt, reo ầm lên. Mẹ giơ tay sờ mặt từng đứa.
- Mẹ, mẹ, mẹ, mẹ?... - chúng tôi gọi.
- Bà ngoại ơi, bà ngoại!...
Thằng nhóc đáng thương nhà Tư Mã cũng lắp bắp.
- Nó đâu? Nó... Mẹ chìa một tay ra, hỏi.
Chị Tư bế con bé được bọc trong cái áo lông điêu tới trước mặt để mẹ xoa đầu nó. Khi mẹ xoa đầu, nó nhắm mắt lại. Hai giọt nước mắt của mẹ ứa ra.
Ông chủ quán với bộ mặt rầu rĩ bước vào, bảo chị Tư:
Này cô, không phải tôi nhẫn tâm, nhà tôi cũng nhiều miệng ăn! Mười mấy ngày nay, nào tiền trọ, tiền cơm, tiền đầu đèn...
Chị Tư nói:
- Bác ơi, bác là ân nhân của gia đình cháu. Cháu nhất định sẽ trả bác đầy đủ, chỉ xin bác đừng đuổi mẹ cháu đi, mẹ cháu!...
Buổi sáng ngày Mười tám tháng Hai năm Một nghìn chín trăm bốn mươi mốt, Thượng Quan Tưởng Đệ đưa ẹ vừa khỏi bệnh một xấp tiền. Chị nói:
- Mẹ, con đã trả đủ nợ của bác chủ quán, chỗ này là tiền thừa...
Mẹ ngạc nhiên, hỏi: - Tưởng Đệ, con lấy đâu ra tiền thế này?
Chị Tư cười như mếu, nói:
- Mẹ cho các em về đi, nơi này không phải là nhà của ta!...
Mặt mẹ trắng nhợt, túm tay chị Tư, hỏi:
- Tưởng Đệ, ẹ biết...
Chị Tư nói:
- Mẹ, con đã bán mình rồi, bác chủ quán giúp con mặc cả đến nửa ngày trời...
Mụ chủ chứa kiểm tra toàn thân chị Tư như kiểm tra gia súc, nói:
- Gầy quá.
Ông chủ quán nói:
- Bà chủ ơi, chỉ một bao gạo là béo lên ngay đấy mà! Mụ chủ giơ lên hai ngón tay, nói:
- Hai trăm đồng! Tôi làm phúc để lấy đức!
Chủ quán nói:
- Bà chủ ơi, cô này có mẹ đang đau nặng, lại còn một đàn em, trả thêm cho cô ấy đi!
Bà chủ nói:
- Thời buổi này làm việc thiện khó quá!
Chủ quán nài nỉ, chị Tư quì sụp xuống. Bà chủ nói:
- Thôi được, tôi hay thương người, thêm một trăm nữa, kịch giá rồi đấy.
Mẹ lảo đảo rồi ngã sóng soài ra nhà. Khi ấy, chúng tôi nghe một giọng khàn khàn ngoài cửa:
- Đi nào cô bé. Ta không có nhiều thì giờ đợi cô đâu!
Chị Tư quì xuống, dập đầu lạy mẹ một lạy. Rồi chị đứng dậy xoa đầu chị Năm, vuốt má chị Sáu, kéo tai chị Tám, vội vàng nâng cằm tôi thơm một cái. Chị bóp nhẹ hai vai tôi, nỗi xúc động khiến khuôn mặt chị như hoa mai trong gió tuyết.
- Kim Đồng ơi, Kim Đồng - chị nói - em lớn mau lên, lớn nhanh lên, nhà Thượng Quan ta trông vào mỗi mình em!
Nói xong, chị nhìn quanh căn buồng, yết hầu nhô ra ở cổ như cổ gà. Chị bung miệng như buồn nôn, chạy vụt ra rồi mất hút không thấy nữa.
Bình luận truyện