Binh Lâm Thiên Hạ
Chương 639: Đến dễ đi khó
Lưu Cảnh chậm rãi nói:
- Điều kiện của ta rất đơn giản, ta có thể thả cho quân Tào thoát thân, cũng có thể ký hiệp ước ngưng chiến với Thừa tướng trong 1 năm, nhưng trong văn bản Thừa tướng phải hứa với ta, không được bãi bỏ Phục hoàng hậu.
Điều kiện này khiến Trần Quân và Giả Hủ ngẩn cả người ra. Vừa rồi Giả Hủ còn đang nghĩ xem quân Tào phải trả giá nghiêm trọng và thê thảm thế nào thì không ngờ Lưu Cảnh lại đề xuất ra điều kiện chẳng hề liên quan đến nhau, khiến Giả Hủ cảm thấy vô cùng hoang mang và khó hiểu.
Trong lòng Trần Quần lại càng thêm khiếp sợ, đương nhiên là y biết Lưu Cảnh có ý gì. Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng Lưu Cảnh hiểu về tình hình của kinh thành như lòng bàn tay. Hơn nữa, điều kiện mà hắn đưa ra chưa chắc Thừa tướng đã chấp nhận.
- Thế nào? Trần tiên sinh cho rằng Thừa tướng có đáp ứng không?
Trần Quần lắc đầu cười khổ nói:
- Quá nằm ngoài dự đoán của mọi người. Tôi không biết, tôi phải về xin chỉ thị của Thừa tướng.
- Trần tiên sinh xin mời! Trước sáng sớm ngày mai nếu chưa có được câu trả lời, vậy thì Thừa tướng rút lui sẽ không thuận lợi rồi.
Trần Quần cáo từ rồi đi, Giả Hủ hơi khó hiểu về lời mà Lưu Cảnh nói:
- Sao Châu Mục lại đề xuất ra điều kiện này?
- Gần đây ta có được chút tin tình báo, Nghiệp Đô có đại loạn. Lúc này đương nhiên là ta không thể không đếm xỉa đến.
Lưu Cảnh cười nói.
- Nhưng Châu mục cho rằng Tào Tháo sẽ đáp ứng sao?
Lưu Cảnh lắc lắc đầu nói:
- Nói thẳng ra là ta không biết. Nếu ông ta có hơi yếu đuối thì có lẽ sẽ đáp ứng. Nhưng như vậy ông ta sẽ không phải là Tào Tháo nữa rồi, cho nên ta cho rằng ông ta sẽ không đáp ứng.
- Khả năng không đáp ứng là lớn, chúng ta nên làm gì đó chứ?
Giả Hủ cười nói.
Lưu Cảnh cười híp mắt, đương nhiên hắn biết nên làm cái gì, hắn liền nói với thị vệ:
- Mau tìm Văn tướng quân đến gặp ta!
Thái độ của Tào Tháo nằm trong dự liệu của Lưu Cảnh. Bởi vì, đây không phải là nhượng bộ quân sự, cũng không phải là nhượng bộ lợi ích, mà là Lưu Cảnh đã tiến hành khiêu khích về mặt chính trị một cách trắng trợn với lão, trực tiếp xâm phạm đến lợi ích thiết thân của lão. Tào Tháo giận dữ đập bàn nói với Trần Quần:
- Nếu hắn không thức thời, vậy thì không còn gì để nói. Chúng ta sẽ rút quân suốt đêm, không cần để ý đến hắn.
Trần Quần có chút lo lắng nói:
- Nhưng vi thần lo lắng Lưu Cảnh sẽ không để cho chúng ta kinh địch mà rút quân như vậy. Lúc vi thần gặp hắn, là ở trên chiến thuyển ở cửa sông Bỉ Thủy. Điều này nói rõ rằng hắn chắc chắn sẽ truy kích chúng ta từ phía sau, Thừa tướng không thể không đề phòng.
- Ta biết!
Tào Tháo khẽ thở dài nói:
- Ta biết là hắn sẽ không dừng tay cho nên mới thỏa hiệp với hắn để ta rút lui an toàn. Chỉ có điều, điều kiện của hắn khiến ta không thể chấp nhận được.
- Nhưng bảo vệ Phục hoàng hậu cũng có lợi cho việc đảm bảo danh vọng cho Thừa tướng.
Trần Quần nhỏ giọng nói.
Sắc mặt của Tào Tháo bỗng trùng xuống rồi lạnh lùng nhìn Trần Quần nói:
- Trường Văn, đây không phải là lời ngươi nên nói.
Trần Quần sợ đến mức câm như hến, không dám nói nữa. Một lúc lâu sau, Tào Tháo mới ra lệnh nói:
- Trương Cáp đâu rồi?
Một lúc sau, Trương Cáp bước nhanh vào lều ôm quyền thi lễ nói:
- Ty chức tham kiến Thừa tướng.
Tào Tháo chậm rãi nói:
- Quân ta rút lui cả đêm nhưng Lưu Cảnh có thể chặn chúng ta từ thượng lưu Bỉ Thủy, ngươi có thể dẫn theo 2 vạn quân phục kích địch trên Bỉ Thủy. Bỉ Thủy cũng không quá rộng, ta tin rằng Tuấn Nghệ tướng quân sẽ không để cho ta thất vọng.
Trương Cáp khom người thi lễ rồi trầm giọng nói:
- Ty chức tuyệt đối sẽ không để cho Thừa tướng phải thất vọng.
Một lúc lâu sau, Tào Tháo dẫn đại quân bắt đầu rút lui. Tào Chân dẫn theo 2 vạn Hổ báo kỵ dẫn trước mở đường. Tào Hồng và Vu Cấm dẫn theo 4 vạn quân làm trung quân, bảo vệ cho Tào Tháo và văn võ bá quan. Trương Liêu và Lý Điển dẫn theo 2 vạn lính làm hậu quân, vận chuyển quân nhu, lương thảo lên bắc.
Từng đội binh sĩ rời khỏi đại doanh, trùng trùng điệp điệp rút lui về phía bắc. Lúc này, hơn 10 tên thám báo của quân Hán đã nắm được tình hình của quân Tào, họ vượt sông bẩm báo với Lưu Cảnh.
Gần trăm chiến thuyền lớn nhỏ tập hợp ở cửa sông Bỉ Thủy, thuyền lớn dẫn đầu, Thẩm Di kiễn nhẫn đợi lệnh của Lưu Cảnh. Lúc này, có một con thuyền nhỏ chèo đến rất nhanh, lính trên thuyền cao giọng hô:
- Thẩm tướng quân, Châu mục lệnh cho ông xuất phát.
Lúc này Thẩm Di lập tức ra lệnh:
- Xuất phát lên bắc.
Từng chiếc thuyền của quân Hán vào cửa sông Bỉ Thủy dưới sự che chắn của bóng đêm họ bắt đầu chạy về phương bắc với tốc độ rất nhanh. Dường như quân Hán phải ngăn cản quân Tào trước khi bọn họ quay về Nam Dương.
Đầu nguồn của Bỉ Thủy ở Nhữ Nam, còn đầu nguồn của Dục Thủy ở Nam Dương, hai nhánh sông này chảy song song về phía nam. Ở Tân Dã lấy cửa sông phía nam hợp lưu của hai dòng chảy, hình thành một Bỉ Thủy mới, rồi lại tiếp tục chảy trăm dặm nữa mới đổ vào Hán Thủy. Bỉ Thủy chỉ là một con sông có dòng chảy trung bình, chỗ rộng nhất là 20 trượng, chiều rộng bình quân là hơn 10 trượng nhưng chứa được chiến thuyền cả ngàn thạch.
Lúc này, hơn trăm chiến thuyền lớn nhỏ của quân Hán đều ngược dòng mà đi, không giương buồm. Bọn lính đều rất hiểu, một khi gặp hỏa công quân Tào, buồm chẳng khác nào chỗ trí mạng. Cả đội thuyền mượn lực hoạt động của chân vịt dọc theo bờ bắc Hà Đông bắc thượng, dài đến 10 dặm. Dẫn đầu là chiến thuyền ngàn thạch, Thẩm Di cảnh giác nhìn chăm chú vào hai bờ sông. Nhãn lực của ông ta rất tốt, có thể nhìn ra động tĩnh từ trong bóng đêm cách đó hơn trăm bước.
Hai bên bờ sông ngoài trăm bước đều là cánh rừng tươi tốt, trong rừng cây thâm sâu tỏa ra sát khí nhè nhẹ, đội thuyền bắt đầu tiến vào đoạn sông khá hẹp, lặng lẽ đi về phía trước 3 dặm. Bỗng nhiên Thẩm Di cảm giác được điều gì đó liền khoát tay chặn lại:
- Dừng thuyền.
Con thuyền chậm rãi dừng lại, chỉ thấy trên mặt sông có trôi một cái gì đó sáng bóng rất lạ, một mùi vị cay cay phả vào mặt. Thẩm Di lập tức ý thức được có nguy hiểm, thứ nổi trên mặt sông chính là dầu hỏa, ông taliền quay lại hạ lệnh nói:
- Đội thuyền quay đầu.
Trên đầu cột buồm có lửa lệnh lóe sáng, đội thuyền bắt đầu quay ngược về phía nam. Nhưng quay đầu quá chậm dường như đã không còn kịp nữa, Thẩm Di vội vàng ra lệnh nói:
- Lập tức mở phù áp ra.
Phù áp là dụng cụ của thủy quân Kinh Châu dùng để đối phó với dầu trôi trên mặt sông. Thực tế, đó là một cây gỗ lớn, thả gỗ trên mặt sông, nước vẫn tiếp tục chảy ở phía dưới nhưng dầu chảy sẽ bị cản lại. Nhưng chỉ có một đường Phù áp chắc chắn là không đủ, ít nhất cũng phải 3-4 đường Phù áp di động mới có thể ngăn cản được dầu nổi.
Hơn 10 tên lính nhảy xuống sông, nhanh chóng dựng mấy câu gỗ lớn lên. Hai đầu cắm xuống bùn, lập một đường Phù áp đầu tiên. Bọn họ lại lui sau mấy bước bắt đầu lập một đường Phù áp thứ 2. Đúng lúc này, một mảng hỏa tuyến nhanh chóng tràn đến từ phía xa. Thẩm Di biết tình thế không ổn, ông biết chiến thuyền đã không còn kịp nữa liền lệnh cho lính và thuyền thứ hai đáp lên boong thuyền dẫn dắt thủ hạ nhanh chóng rút lui lại phía sau thuyền lớn.
Chỉ trong khoảnh khắc, dầu hỏa đã cháy hừng hực trên dòng sông, khói đặc bay cuồn cuộn. Đúng lúc này, vô số lính Tào liều chết xông ra từ trong rừng cây. Bọn họ chạy gần đến bờ sông, loạn tên phát ra đồng loạt, tên dày đặc che phủ cả bầu trời phóng về phía thuyền lớn, còn kèm theo cả vô số hỏa tiễn. Lúc này, 2 vạn quân của Trương Cáp mai phục ở trong rừng cây ven bờ sông đã phát động tấn công đội thuyền của quân Hán trên mặt sông.
Sau khi quân Hán tránh ở mép thuyền đã bắt đầu phản kích về hướng bờ, họ dùng nước dập hỏa tiễn trên boong thuyền, thỉnh thoảng lại có người trúng tên rơi xuống nước kêu thảm thiết. Đội thuyền chạy trốn về phía nam, phải tránh lửa trên nước, lại phải trốn tập kích trên bờ, rõ ràng là vô cùng bị động. Lúc này, đã có 8 chiếc thuyền lớn đã bị hỏa tiễn và lửa dầu trên mặt nước đốt cháy, ngọn lửa càng lúc càng lớn, như một biển lửa, lính trên thuyền hoảng hốt nhảy xuống nước chạy trốn.
Trên bờ, Trương Cáp cưỡi chiến mã nhìn thuyền của quân Hán chật vật chạy trốn về hướng nam mà rất đắc ý. Bỉ Thủy không phải Hán Thủy, đường sông hẹp, quân đội trên bờ hoàn toàn có thể khống chế được đội thuyền dưới nước. Đúng lúc này, phía sau truyền đến tiếng ồn, tiếng kêu rung trời thảm thiết.
Trương Cáp kinh ngạc vội vàng quay đầu nhìn lại, chỉ thấy sau lưng có hai đội quân đang giết ra nhưng sói như hổ, xông vào quân đội của y chặt đứt quân Tào thành hai đoạn. Lính của y không kịp đề phòng đã loạn thành một bầy.
Trương Cáp ngẩn người ra, bỗng nhiên y ý thức được có thể mình đã trúng kế, đội thuyền trên mặt sông chắc chắn chỉ là mồi nhử, quân Hán thực sự đang tập kích ở phía sau mình kìa. Trương Cáp hoảng loạn, xách thương lớn xông đến. Lúc này, nghênh diện với y chính là đại tướng Ngụy Diên, gã vung đao chặn Trương Cáp lại, lớn tiếng hét:
- Ta là Ngụy Diên, tặc tướng hãy xưng tên.
Trương Cáp không nói một lời, đâm đầu thương, Ngụy Diên giận giữ vung đao bổ về phía y, hai người chiến đấu kịch liệt. Lúc này, 3 vạn quân Hán dưới sự dẫn dắt của Lưu Cảnh đánh đến từ mọi phía. Đội quân này đã trải qua mấy tháng huấn luyện ở quận Võ Đô, tác chiến vào ban đêm không có chút trở ngại nào, ai cũng dũng mãnh vô cùng, giết quân Tào bại lui.
Trương Cáp và Ngụy Diên giết hơn 20 hiệp, Trương Cáp không còn lòng dạ nào mà ứng chiến, y liên tiếp đâm ra 7-8 mũi thương ép Ngụy Diên phải lùi lại mấy bước, quay ngựa chạy ra khỏi vòng chiến. Ngụy Diên cũng không tha, gắt gao đuổi theo phía sau, lúc này có một tên lính phía xa hô lên:
- Ngụy tướng quân, Châu mục có lệnh, tướng quân đừng đuổi địch nữa, hãy chỉ huy tác chiến.
Ngụy Diên lập tức tỉnh ngộ tha cho Trương Cáp, gã thấy quân Tào đã xuất hiện hiện tượng bại trận, nhưng vẫn có không ít lính Tào đau khổ chống đỡ lại. Chạy qua rừng cây, ở cánh đồng rộng lớn phía tây bắc có hai đội binh mấy ngàn người đang chiến đấu kịch liệt, Ngụy Diên hét lớn:
- Đi theo ta.
Gã dẫn theo hơn 2 ngàn lính xông về phía quân Tào.
Đây là cái bẫy mà Giả Hủ bày ra, trăm thuyền trên sông chính là mồi nhử, nếu là Tuân Du hoặc Trinh Dục ở trong này thì có lẽ quân Tào sẽ không mắc mưu, nhưng dù sao Trương Cáp không giỏi mưu lược, dù y hay là một tướng khác của quân Tào cũng đều đã quen với quân Hán đi thuyền lên bắc. Giả Hủ đã lợi dụng suy nghĩ này của quân Tào để bày ra cái bẫy này.
Lúc này, mấy ngàn chiến thuyền quân Hán cũng đều rời khỏi cuộc chiến, quân Tào thụ địch 2 phía rốt cuộc cũng không duy trì nổi nữa. Trương Cáp thấy tình thế không ổn, so với thất bại chi bằng rút lui trước, y hô to một tiếng:
- Truyền lệnh lui lại!
- Keng...keng...keng...
Quân Tào gõ chuông lui quân, tuy trên danh nghĩa là rút quân nhưng thực ra là thất bại rút về phía bắc. Lòng quân và sĩ khí đã bị đả kích nặng rất dễ dẫn đến sụp đổ toàn tuyến quân. Trương Cáp cũng hiểu, nhưng y đã không còn lựa chọn nào khác, y chỉ cố gắng bảo tồn chút sinh lực.
- Rút lui, rút lui!
Y lớn tiếng quát to, gần 2 vạn quân Tào như thủy triều chạy trốn về phía bắc. Lúc này, Lưu Cảnh thấy quân Tào đã rút lui liền hạ lệnh tấn công, sĩ khí của 3 vạn quân Hán tăng vọt, một đường đuổi giết quân Tào. Thây xác quân Tào như ngả dạ trên cánh động, kẻ quỳ xuống đầu hành nhiều không kể xiết. Trận chiến này đuổi theo hơn 20 dặm, quân Tào chết và đầu hàng đã vượt qua hơn 1 vạn người, Lưu Cảnh mới thét lệnh thu binh.
- Khởi bẩm Châu mục!
Bàng Đức vội vàng chạy đến chắp tay thi lễ nói:
- Ty chức nguyện lãnh binh đi tiếp viện cho Văn tướng quân.
Văn Sính dẫn theo 2 vạn quân đổ bộ vào Phàn Thành tấn công vào quân nhu ở phía sau quân Tào. Tính về thời gian hẳn là đang chiến đấu kịch liệt. Lưu Cảnh gật đầu nói:
- Ngươi có thể dẫn theo 5 ngàn quân từ đường bộ tập kích phía sau quân Tào.
Lúc này, Giả Hủ dưới sự bảo vệ của mấy chục binh sĩ cưỡi ngựa chạy tới hô lên từ xa:
- Châu mục, vi thần có lời muốn nói.
Lưu Cảnh đi lên hỏi:
- Mời quân sư chỉ giáo!
Giả Hủ đi lên thấp giọng nói với Lưu Cảnh:
- Táo Tháo rất gian trá, nếu y phái Trần Quần đến cầu hòa chứng tỏ lão biết Châu Mục sẽ không tha cho lão rút lên bắc. Lão đã lệnh cho Tào Thuần dẫn Hổ báo kỵ làm tiên phong, chưa chắc đã là thật, có thể chỉ là để mê hoặc quân ta. Một khi hậu quân giao chiến, Hổ báo kỵ sao có thể không xuất hiện chứ?
- Điều kiện của ta rất đơn giản, ta có thể thả cho quân Tào thoát thân, cũng có thể ký hiệp ước ngưng chiến với Thừa tướng trong 1 năm, nhưng trong văn bản Thừa tướng phải hứa với ta, không được bãi bỏ Phục hoàng hậu.
Điều kiện này khiến Trần Quân và Giả Hủ ngẩn cả người ra. Vừa rồi Giả Hủ còn đang nghĩ xem quân Tào phải trả giá nghiêm trọng và thê thảm thế nào thì không ngờ Lưu Cảnh lại đề xuất ra điều kiện chẳng hề liên quan đến nhau, khiến Giả Hủ cảm thấy vô cùng hoang mang và khó hiểu.
Trong lòng Trần Quần lại càng thêm khiếp sợ, đương nhiên là y biết Lưu Cảnh có ý gì. Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng Lưu Cảnh hiểu về tình hình của kinh thành như lòng bàn tay. Hơn nữa, điều kiện mà hắn đưa ra chưa chắc Thừa tướng đã chấp nhận.
- Thế nào? Trần tiên sinh cho rằng Thừa tướng có đáp ứng không?
Trần Quần lắc đầu cười khổ nói:
- Quá nằm ngoài dự đoán của mọi người. Tôi không biết, tôi phải về xin chỉ thị của Thừa tướng.
- Trần tiên sinh xin mời! Trước sáng sớm ngày mai nếu chưa có được câu trả lời, vậy thì Thừa tướng rút lui sẽ không thuận lợi rồi.
Trần Quần cáo từ rồi đi, Giả Hủ hơi khó hiểu về lời mà Lưu Cảnh nói:
- Sao Châu Mục lại đề xuất ra điều kiện này?
- Gần đây ta có được chút tin tình báo, Nghiệp Đô có đại loạn. Lúc này đương nhiên là ta không thể không đếm xỉa đến.
Lưu Cảnh cười nói.
- Nhưng Châu mục cho rằng Tào Tháo sẽ đáp ứng sao?
Lưu Cảnh lắc lắc đầu nói:
- Nói thẳng ra là ta không biết. Nếu ông ta có hơi yếu đuối thì có lẽ sẽ đáp ứng. Nhưng như vậy ông ta sẽ không phải là Tào Tháo nữa rồi, cho nên ta cho rằng ông ta sẽ không đáp ứng.
- Khả năng không đáp ứng là lớn, chúng ta nên làm gì đó chứ?
Giả Hủ cười nói.
Lưu Cảnh cười híp mắt, đương nhiên hắn biết nên làm cái gì, hắn liền nói với thị vệ:
- Mau tìm Văn tướng quân đến gặp ta!
Thái độ của Tào Tháo nằm trong dự liệu của Lưu Cảnh. Bởi vì, đây không phải là nhượng bộ quân sự, cũng không phải là nhượng bộ lợi ích, mà là Lưu Cảnh đã tiến hành khiêu khích về mặt chính trị một cách trắng trợn với lão, trực tiếp xâm phạm đến lợi ích thiết thân của lão. Tào Tháo giận dữ đập bàn nói với Trần Quần:
- Nếu hắn không thức thời, vậy thì không còn gì để nói. Chúng ta sẽ rút quân suốt đêm, không cần để ý đến hắn.
Trần Quần có chút lo lắng nói:
- Nhưng vi thần lo lắng Lưu Cảnh sẽ không để cho chúng ta kinh địch mà rút quân như vậy. Lúc vi thần gặp hắn, là ở trên chiến thuyển ở cửa sông Bỉ Thủy. Điều này nói rõ rằng hắn chắc chắn sẽ truy kích chúng ta từ phía sau, Thừa tướng không thể không đề phòng.
- Ta biết!
Tào Tháo khẽ thở dài nói:
- Ta biết là hắn sẽ không dừng tay cho nên mới thỏa hiệp với hắn để ta rút lui an toàn. Chỉ có điều, điều kiện của hắn khiến ta không thể chấp nhận được.
- Nhưng bảo vệ Phục hoàng hậu cũng có lợi cho việc đảm bảo danh vọng cho Thừa tướng.
Trần Quần nhỏ giọng nói.
Sắc mặt của Tào Tháo bỗng trùng xuống rồi lạnh lùng nhìn Trần Quần nói:
- Trường Văn, đây không phải là lời ngươi nên nói.
Trần Quần sợ đến mức câm như hến, không dám nói nữa. Một lúc lâu sau, Tào Tháo mới ra lệnh nói:
- Trương Cáp đâu rồi?
Một lúc sau, Trương Cáp bước nhanh vào lều ôm quyền thi lễ nói:
- Ty chức tham kiến Thừa tướng.
Tào Tháo chậm rãi nói:
- Quân ta rút lui cả đêm nhưng Lưu Cảnh có thể chặn chúng ta từ thượng lưu Bỉ Thủy, ngươi có thể dẫn theo 2 vạn quân phục kích địch trên Bỉ Thủy. Bỉ Thủy cũng không quá rộng, ta tin rằng Tuấn Nghệ tướng quân sẽ không để cho ta thất vọng.
Trương Cáp khom người thi lễ rồi trầm giọng nói:
- Ty chức tuyệt đối sẽ không để cho Thừa tướng phải thất vọng.
Một lúc lâu sau, Tào Tháo dẫn đại quân bắt đầu rút lui. Tào Chân dẫn theo 2 vạn Hổ báo kỵ dẫn trước mở đường. Tào Hồng và Vu Cấm dẫn theo 4 vạn quân làm trung quân, bảo vệ cho Tào Tháo và văn võ bá quan. Trương Liêu và Lý Điển dẫn theo 2 vạn lính làm hậu quân, vận chuyển quân nhu, lương thảo lên bắc.
Từng đội binh sĩ rời khỏi đại doanh, trùng trùng điệp điệp rút lui về phía bắc. Lúc này, hơn 10 tên thám báo của quân Hán đã nắm được tình hình của quân Tào, họ vượt sông bẩm báo với Lưu Cảnh.
Gần trăm chiến thuyền lớn nhỏ tập hợp ở cửa sông Bỉ Thủy, thuyền lớn dẫn đầu, Thẩm Di kiễn nhẫn đợi lệnh của Lưu Cảnh. Lúc này, có một con thuyền nhỏ chèo đến rất nhanh, lính trên thuyền cao giọng hô:
- Thẩm tướng quân, Châu mục lệnh cho ông xuất phát.
Lúc này Thẩm Di lập tức ra lệnh:
- Xuất phát lên bắc.
Từng chiếc thuyền của quân Hán vào cửa sông Bỉ Thủy dưới sự che chắn của bóng đêm họ bắt đầu chạy về phương bắc với tốc độ rất nhanh. Dường như quân Hán phải ngăn cản quân Tào trước khi bọn họ quay về Nam Dương.
Đầu nguồn của Bỉ Thủy ở Nhữ Nam, còn đầu nguồn của Dục Thủy ở Nam Dương, hai nhánh sông này chảy song song về phía nam. Ở Tân Dã lấy cửa sông phía nam hợp lưu của hai dòng chảy, hình thành một Bỉ Thủy mới, rồi lại tiếp tục chảy trăm dặm nữa mới đổ vào Hán Thủy. Bỉ Thủy chỉ là một con sông có dòng chảy trung bình, chỗ rộng nhất là 20 trượng, chiều rộng bình quân là hơn 10 trượng nhưng chứa được chiến thuyền cả ngàn thạch.
Lúc này, hơn trăm chiến thuyền lớn nhỏ của quân Hán đều ngược dòng mà đi, không giương buồm. Bọn lính đều rất hiểu, một khi gặp hỏa công quân Tào, buồm chẳng khác nào chỗ trí mạng. Cả đội thuyền mượn lực hoạt động của chân vịt dọc theo bờ bắc Hà Đông bắc thượng, dài đến 10 dặm. Dẫn đầu là chiến thuyền ngàn thạch, Thẩm Di cảnh giác nhìn chăm chú vào hai bờ sông. Nhãn lực của ông ta rất tốt, có thể nhìn ra động tĩnh từ trong bóng đêm cách đó hơn trăm bước.
Hai bên bờ sông ngoài trăm bước đều là cánh rừng tươi tốt, trong rừng cây thâm sâu tỏa ra sát khí nhè nhẹ, đội thuyền bắt đầu tiến vào đoạn sông khá hẹp, lặng lẽ đi về phía trước 3 dặm. Bỗng nhiên Thẩm Di cảm giác được điều gì đó liền khoát tay chặn lại:
- Dừng thuyền.
Con thuyền chậm rãi dừng lại, chỉ thấy trên mặt sông có trôi một cái gì đó sáng bóng rất lạ, một mùi vị cay cay phả vào mặt. Thẩm Di lập tức ý thức được có nguy hiểm, thứ nổi trên mặt sông chính là dầu hỏa, ông taliền quay lại hạ lệnh nói:
- Đội thuyền quay đầu.
Trên đầu cột buồm có lửa lệnh lóe sáng, đội thuyền bắt đầu quay ngược về phía nam. Nhưng quay đầu quá chậm dường như đã không còn kịp nữa, Thẩm Di vội vàng ra lệnh nói:
- Lập tức mở phù áp ra.
Phù áp là dụng cụ của thủy quân Kinh Châu dùng để đối phó với dầu trôi trên mặt sông. Thực tế, đó là một cây gỗ lớn, thả gỗ trên mặt sông, nước vẫn tiếp tục chảy ở phía dưới nhưng dầu chảy sẽ bị cản lại. Nhưng chỉ có một đường Phù áp chắc chắn là không đủ, ít nhất cũng phải 3-4 đường Phù áp di động mới có thể ngăn cản được dầu nổi.
Hơn 10 tên lính nhảy xuống sông, nhanh chóng dựng mấy câu gỗ lớn lên. Hai đầu cắm xuống bùn, lập một đường Phù áp đầu tiên. Bọn họ lại lui sau mấy bước bắt đầu lập một đường Phù áp thứ 2. Đúng lúc này, một mảng hỏa tuyến nhanh chóng tràn đến từ phía xa. Thẩm Di biết tình thế không ổn, ông biết chiến thuyền đã không còn kịp nữa liền lệnh cho lính và thuyền thứ hai đáp lên boong thuyền dẫn dắt thủ hạ nhanh chóng rút lui lại phía sau thuyền lớn.
Chỉ trong khoảnh khắc, dầu hỏa đã cháy hừng hực trên dòng sông, khói đặc bay cuồn cuộn. Đúng lúc này, vô số lính Tào liều chết xông ra từ trong rừng cây. Bọn họ chạy gần đến bờ sông, loạn tên phát ra đồng loạt, tên dày đặc che phủ cả bầu trời phóng về phía thuyền lớn, còn kèm theo cả vô số hỏa tiễn. Lúc này, 2 vạn quân của Trương Cáp mai phục ở trong rừng cây ven bờ sông đã phát động tấn công đội thuyền của quân Hán trên mặt sông.
Sau khi quân Hán tránh ở mép thuyền đã bắt đầu phản kích về hướng bờ, họ dùng nước dập hỏa tiễn trên boong thuyền, thỉnh thoảng lại có người trúng tên rơi xuống nước kêu thảm thiết. Đội thuyền chạy trốn về phía nam, phải tránh lửa trên nước, lại phải trốn tập kích trên bờ, rõ ràng là vô cùng bị động. Lúc này, đã có 8 chiếc thuyền lớn đã bị hỏa tiễn và lửa dầu trên mặt nước đốt cháy, ngọn lửa càng lúc càng lớn, như một biển lửa, lính trên thuyền hoảng hốt nhảy xuống nước chạy trốn.
Trên bờ, Trương Cáp cưỡi chiến mã nhìn thuyền của quân Hán chật vật chạy trốn về hướng nam mà rất đắc ý. Bỉ Thủy không phải Hán Thủy, đường sông hẹp, quân đội trên bờ hoàn toàn có thể khống chế được đội thuyền dưới nước. Đúng lúc này, phía sau truyền đến tiếng ồn, tiếng kêu rung trời thảm thiết.
Trương Cáp kinh ngạc vội vàng quay đầu nhìn lại, chỉ thấy sau lưng có hai đội quân đang giết ra nhưng sói như hổ, xông vào quân đội của y chặt đứt quân Tào thành hai đoạn. Lính của y không kịp đề phòng đã loạn thành một bầy.
Trương Cáp ngẩn người ra, bỗng nhiên y ý thức được có thể mình đã trúng kế, đội thuyền trên mặt sông chắc chắn chỉ là mồi nhử, quân Hán thực sự đang tập kích ở phía sau mình kìa. Trương Cáp hoảng loạn, xách thương lớn xông đến. Lúc này, nghênh diện với y chính là đại tướng Ngụy Diên, gã vung đao chặn Trương Cáp lại, lớn tiếng hét:
- Ta là Ngụy Diên, tặc tướng hãy xưng tên.
Trương Cáp không nói một lời, đâm đầu thương, Ngụy Diên giận giữ vung đao bổ về phía y, hai người chiến đấu kịch liệt. Lúc này, 3 vạn quân Hán dưới sự dẫn dắt của Lưu Cảnh đánh đến từ mọi phía. Đội quân này đã trải qua mấy tháng huấn luyện ở quận Võ Đô, tác chiến vào ban đêm không có chút trở ngại nào, ai cũng dũng mãnh vô cùng, giết quân Tào bại lui.
Trương Cáp và Ngụy Diên giết hơn 20 hiệp, Trương Cáp không còn lòng dạ nào mà ứng chiến, y liên tiếp đâm ra 7-8 mũi thương ép Ngụy Diên phải lùi lại mấy bước, quay ngựa chạy ra khỏi vòng chiến. Ngụy Diên cũng không tha, gắt gao đuổi theo phía sau, lúc này có một tên lính phía xa hô lên:
- Ngụy tướng quân, Châu mục có lệnh, tướng quân đừng đuổi địch nữa, hãy chỉ huy tác chiến.
Ngụy Diên lập tức tỉnh ngộ tha cho Trương Cáp, gã thấy quân Tào đã xuất hiện hiện tượng bại trận, nhưng vẫn có không ít lính Tào đau khổ chống đỡ lại. Chạy qua rừng cây, ở cánh đồng rộng lớn phía tây bắc có hai đội binh mấy ngàn người đang chiến đấu kịch liệt, Ngụy Diên hét lớn:
- Đi theo ta.
Gã dẫn theo hơn 2 ngàn lính xông về phía quân Tào.
Đây là cái bẫy mà Giả Hủ bày ra, trăm thuyền trên sông chính là mồi nhử, nếu là Tuân Du hoặc Trinh Dục ở trong này thì có lẽ quân Tào sẽ không mắc mưu, nhưng dù sao Trương Cáp không giỏi mưu lược, dù y hay là một tướng khác của quân Tào cũng đều đã quen với quân Hán đi thuyền lên bắc. Giả Hủ đã lợi dụng suy nghĩ này của quân Tào để bày ra cái bẫy này.
Lúc này, mấy ngàn chiến thuyền quân Hán cũng đều rời khỏi cuộc chiến, quân Tào thụ địch 2 phía rốt cuộc cũng không duy trì nổi nữa. Trương Cáp thấy tình thế không ổn, so với thất bại chi bằng rút lui trước, y hô to một tiếng:
- Truyền lệnh lui lại!
- Keng...keng...keng...
Quân Tào gõ chuông lui quân, tuy trên danh nghĩa là rút quân nhưng thực ra là thất bại rút về phía bắc. Lòng quân và sĩ khí đã bị đả kích nặng rất dễ dẫn đến sụp đổ toàn tuyến quân. Trương Cáp cũng hiểu, nhưng y đã không còn lựa chọn nào khác, y chỉ cố gắng bảo tồn chút sinh lực.
- Rút lui, rút lui!
Y lớn tiếng quát to, gần 2 vạn quân Tào như thủy triều chạy trốn về phía bắc. Lúc này, Lưu Cảnh thấy quân Tào đã rút lui liền hạ lệnh tấn công, sĩ khí của 3 vạn quân Hán tăng vọt, một đường đuổi giết quân Tào. Thây xác quân Tào như ngả dạ trên cánh động, kẻ quỳ xuống đầu hành nhiều không kể xiết. Trận chiến này đuổi theo hơn 20 dặm, quân Tào chết và đầu hàng đã vượt qua hơn 1 vạn người, Lưu Cảnh mới thét lệnh thu binh.
- Khởi bẩm Châu mục!
Bàng Đức vội vàng chạy đến chắp tay thi lễ nói:
- Ty chức nguyện lãnh binh đi tiếp viện cho Văn tướng quân.
Văn Sính dẫn theo 2 vạn quân đổ bộ vào Phàn Thành tấn công vào quân nhu ở phía sau quân Tào. Tính về thời gian hẳn là đang chiến đấu kịch liệt. Lưu Cảnh gật đầu nói:
- Ngươi có thể dẫn theo 5 ngàn quân từ đường bộ tập kích phía sau quân Tào.
Lúc này, Giả Hủ dưới sự bảo vệ của mấy chục binh sĩ cưỡi ngựa chạy tới hô lên từ xa:
- Châu mục, vi thần có lời muốn nói.
Lưu Cảnh đi lên hỏi:
- Mời quân sư chỉ giáo!
Giả Hủ đi lên thấp giọng nói với Lưu Cảnh:
- Táo Tháo rất gian trá, nếu y phái Trần Quần đến cầu hòa chứng tỏ lão biết Châu Mục sẽ không tha cho lão rút lên bắc. Lão đã lệnh cho Tào Thuần dẫn Hổ báo kỵ làm tiên phong, chưa chắc đã là thật, có thể chỉ là để mê hoặc quân ta. Một khi hậu quân giao chiến, Hổ báo kỵ sao có thể không xuất hiện chứ?
Bình luận truyện