Bố Ơi Lấy Vợ Đi
Chương 20
#Chap20: Một Bầu U Ám.
— Anh ơi, thế bao giờ em được về hả anh..? Em đói lắm rồi..? – Tôi làm bộ mặt đáng thương năn nỉ anh công an mặt rỗ như tổ ong bầu.
Nhưng đáp lại tôi là một ánh mắt đầy khó chịu, anh mặt rỗ đáp:
— Ngồi im đấy, đã lấy lời khai xong đâu mà về. Tội của cậu là cái tội đánh người gây thương tích. Không nhẹ đâu..
Ơ, cái con mẹ mày, nó đánh tao trước dẫu sao thì tao cũng chỉ là tự vệ có lý do chính đáng thôi chứ làm gì mà căng. Tuy rằng sau đó có không chính đáng một chút vì hai thằng nó đã nằm sân, nhưng vẫn là tự vệ. Bố thằng rỗ, chuyên gia đi đánh xóc đĩa mỗi lần có hội hè gì đấy, thằng này hơn tôi 3 tuổi, lạ gì nó. Ghét vãi cả lờ ra nhưng khi gặp màu áo xanh hi vọng vẫn cứ phải thảo mai:
— Anh ơi, là chúng nó đánh em trước. Chúng nó đòi bắt cóc cháu em, em thề có cái bóng đèn nói sai ngày mai em chết. Anh hỏi gì em cũng khai hết rồi, tình làng nghĩa xóm, dù sao anh em mình cũng biết nhau….anh tha cho em đi anh. Lần sau em không đánh nhau nữa, em hứa, em đảm bảo.
Thằng rỗ chắc ngán tôi lắm rồi, nó liếc tôi mà không thèm rep. Đang ỉ ôi thì có giọng quen ở phía sau:
— Nhìn chú bây giờ với lúc đánh người không giống chút nào chú Dương ạ. Sao, bây giờ hai nạn nhân đang nói muốn kiện lại chú đấy, chú tính sao.
Ơn trời, anh Bằng đây rồi, anh Bằng họ bên ngoại nhà tôi. Anh cũng là trưởng đồn ở đây, cơ mà tính khí anh bộc trực, thẳng thắn, hay giúp đỡ bà con. Nếu bảo cả cái ngành công an là một nồi sâu thì anh chắc chắn là chút nước canh còn lại duy nhất. Bởi thế nên dù có việc gì tôi cũng ngại nhờ vả anh, bởi sợ anh lại bị mọi người đánh giá. Tôi cười như mếu:
— Em cũng bị đánh mà anh, anh Bằng ơi thế khi nào em được về. Mẹ già chờ cơm mà rơm rớm nước mắt, khổ lắm anh ạ.
Anh Bằng lắc đầu rồi cười:
— Thôi đi ông tướng, ông thôi ngay cái văn đấy đi. Ban nãy mẹ ông còn đòi lao vào viện tính sổ với hai thằng đầu gấu kia kia. Bớt diễn đi, anh lấy lời khai hết rồi. Mọi người xung quanh đó cũng làm chứng là ba đối tượng trên có hành vi khả nghi. Bản thân hai thằng bị đánh cũng không dám nói gì, còn đã xác nhận người phụ nữ đi cùng đúng là mẹ của cháu Nguyễn Thị Ánh Dương. Lý do bọn anh giữ chú ở đây là vì còn muốn xác nhận xem liệu những người lạ mặt xuất hiện tại phường mình có còn đối tượng khác hay mục đích gì nữa hay không..? Vì tất cả đều là lời kể, cô ta cũng đúng là mẹ đứa bé thật nên rất khó để cấu thành tội. Mà chú cũng đánh người ta đến toang cả máu đầu, chuyện căng thẳng sao không gọi cho anh ngay từ đầu. Có ngày hối không kịp, thôi đi về đi không bà già lại lo lắng.
Tôi đứng dậy, thằng rỗ nhìn theo tôi ú ớ:
— Ơ, để nó về vậy sao hả anh..?
Anh Bằng hất hàm ra hiệu bảo tôi về, quay lại anh nói với thằng rỗ:
— Bọn kia lao vào nhà dân gây rối trật tự, lại thêm hành động nguy hiểm nghi vấn bắt cóc trẻ con. Cháu cậu ấy là mục tiêu nên đây cũng chỉ là hành vi tự vệ, nếu không phải người phụ nữ kia là mẹ đứa bé thì đám người kia chưa yên được đâu. Tường trình viết rồi, hai bên cũng đều sai nên tốt nhất hòa giải để cậu ấy về. Chuyện gia đình nhà kia để họ tự giải quyết, sai đâu tôi chịu.
Thằng rỗ câm họng gật đầu đồng ý, đúng là có tí quen biết nó cũng khác. Mà dù sao vụ này thẳng căng tôi vẫn nghĩ mình không sai. Còn nếu mà làm to chuyện thì hai thằng đầu chó kia mới là người phải sợ. Nhưng cũng phải nói chúng nó đánh tôi đau thật, cả người tôi bây giờ đau rần rần, toàn thân tím tái, những chỗ bị giày khủng bố nó táng vào sưng vù lên. Chân đất, quần áo thì dính máu của hai thằng chó, tôi lững thững đi ra khỏi đồn công an như thằng ất ơ. Mẹ kiếp, giờ tay mà cầm chai rượu, đi lảo đảo thì Nam Cao sống lại chắc chắn ông cũng phải thốt lên:
“ Truyền nhân của Phèo đây rồi.”
Nhưng câu chuyện chưa kết thúc khi mà tôi gặp con Liên ngay ở cổng, nó cũng đã được thả. Nó nhìn tôi sợ sợ không dám bước tiếp bởi những gì nó chứng kiến khi nãy. Hai thằng chó kia không có bên cạnh là nó cũng thụt vòi, tôi lừ mắt nhìn nó nói:
— Biết điều tránh xa bố con anh Luân ra, đừng để tao thấy mày lại gần con bé một lần nữa. Bố mày…..giê…..t…
Chưa kịp nói hết câu thì tôi giật mình bởi giọng người đàn ông chính trực đằng sau:
— Không về hay sao mà còn đứng ở đồn công an hăm dọa…..Tôi cho cậu qua đêm ở đây luôn đấy.
Tôi làm ngay bộ mặt thân thiện, miệng cười tươi rói:
— ́y, em về ngay….Chào chị Liên, lâu không gặp chị đúng là càng ngày càng “ ấy “. Cho em gửi lời xin lỗi đến hai thằng du côn bám vào huyệŧ để sống nhé….He he he.
Nói xong tôi tếch đít bước ra ngoài, lần này tôi thiệt hại cả người lẫn của, bị đánh, điện thoại bị chúng nó đập vỡ. Khốn khổ nhất là tôi đi bộ 2km từ đồn công an về nhà, bà già không hề đón. Nhục nhã thế cơ chứ, không ngoài dự đoán của tôi, tất cả mọi người đang tụ tập bên nhà bác Xoan. Cũng phải thôi, con mẹ giời đánh thánh đâm, ngậm sâm bất tử kia đã trở về. Và ai cũng rõ mục đích nó về lần này là gì, nó muốn tìm cái Còi, thậm chí là muốn giành quyền nuôi con bé. Mặc dù đã 7 năm qua nó ra đi không một lời từ biệt.
Mấy vụ hôn nhân gia đình này tôi không rành, tôi chỉ biết mấy năm qua anh Luân vẫn chưa thể ly dị vợ. Về mặt pháp lý thì con khốn bốn chân giả dạng người kia vẫn là vợ anh Luân và là mẹ cái Còi. Hơn nữa nhìn nó bây giờ thì tôi biết chắc chắn nó là người có tiền, không chỉ vậy nó còn có cả đàn em, đệ tử sẵn sàng nghe lệnh nữa.
Có lẽ 7 năm qua, đây là lần đầu tiên anh Luân cảm thấy áp lực nhất. Tôi bước vào cửa mà nghe mọi người đang bàn tán, mẹ tôi nói:
— Đừng có lo, chẳng tòa nào xử cho nó cái quyền nuôi con mà sau khi nó bỏ rơi con bé từng đấy năm cả.
Bác Xoan lo lắng:
— Nhưng bây giờ chỉ sợ có tiền có quyền, người ta điều kiện tốt hơn mình rồi tôi mất cháu.
Nhìn vào trong giường, cái Còi vẫn khóc nức nở, không hiểu tại sao nó khóc nhưng nhìn mặt anh Luân có gì đó là lạ. Tôi nói:
— Chào cả nhà, con về rồi đây. Bác Xoan nói đúng đấy, con khốn đó bây giờ nó ra dáng người có tiền lắm. Mà nói thật giết người có tiền chúng nó còn chạy được huống gì mấy cái quyền nuôi con này.
Mẹ tôi đứng lên hỏi:
— Về rồi à..? Sao không đánh chết cả lũ chúng nó đi.
Cạn lời, mẹ nào lại đi khuyên con đi đánh chết người bao giờ không. Cơ mà đúng, sao tôi không đập chết cụ con ml kia luôn đi chứ. Ban nãy nhìn cái mặt nó vênh váo ngoài cổng đồn mà máu dồn hết lên não chỉ muốn tát cho nó 1 cái thẳng tay. Tôi thở dài tiếp tục:
— Mà hình như con còn nghe nói nếu mà ly dị thì lúc đó người ta sẽ hỏi ý kiến đứa bé xem muốn ở với bố hay với mẹ mà phải không..? Còi, cháu phải ở với bố đấy.
Tưởng rằng nó sẽ gật đầu, ai ngờ nó nói:
— Không, cháu ghét bố lắm….Mẹ cháu chưa chết mà, mọi người lừa cháu, không cho cháu gặp mẹ….Hu hu hu.
Tôi điên tiết nắm chặt tay lại định đứng lên quát nó thì anh Luân lắc đầu kéo lại:
— Kệ nó đi em, nó trẻ con không hiểu gì đâu, lúc nãy anh cũng vừa mắng nó xong. Nó nói đúng, chúng ta là người lớn nhưng lừa nó, mẹ nó vẫn còn sống…..Anh đang tước đi quyền được gặp mẹ của nó. Mọi người đừng suy nghĩ nữa, con cũng nghĩ thông rồi, nếu như cô ta giờ có điều kiện tốt hơn, có thể chăm lo cho con bé mọi thứ, tương lai cho nó học đại học, cho nó học bác sỹ như mơ ước của nó thì con cũng sẽ chịu. Đời con sống đến lúc này cũng chỉ mong sao con cái được hạnh phúc, nhưng con chưa làm được. Con con so với bạn bè còn khổ, còn thiếu thốn quá nhiều. Nếu người khác làm cho con bé vui vẻ, sống sung sướng, hạnh phúc thì đó cũng là niềm vui của con. Hổ dữ không ăn thịt con, không giấu gì cả nhà, bao năm qua con chưa ly dị là bởi vì con vẫn hi vọng một ngày nào đó mẹ nó sẽ tìm về với con bé, cho nó cái gọi là hơi ấm của tình mẹ. Người lớn chúng ta luôn ích kỷ, nhưng lần này chúng ta hãy nghĩ về tương lai của con bé một lần.
Không, anh sai rồi, anh sai rồi anh Luân ạ. Anh là một người đàn ông cao thượng điều đó là đúng, anh yêu thương con mình, cũng không sai. Nhưng tại sao anh lại có thể đặt niềm tin vào một con khốn đã làm những điều đồi bại trước mặt con bé, trước mặt anh như vậy được. Hổ dữ không ăn thịt con nhưng không có gì đảm bảo cho con hổ con ở bên ngoài khu rừng rậm rạp kia cả, nếu như nó không còn được bảo vệ bởi một con hổ bố, hổ mẹ đúng nghĩa.
Tương lai của con bé là anh, nó được anh nuôi nấng, được dạy dỗ đến ngày hôm nay là nhờ có anh. Vậy mà anh định trao nó cho con đàn bà kia sao..? Nếu nó thật sự là một người mẹ thì nó đã quay về đây từ rất lâu rồi, tin nó chính là một sai lầm anh có biết không..? Tôi gắt lên:
— Không được, không thể để nó giành được quyền nuôi con. Như thế là hại con bé, em nhìn lũ đó em dám chắc chúng không phải hạng tốt lành gì. Anh phải cứng rắn lên, con anh đó…….Mạng sống của anh mà anh định từ bỏ hay sao..?
Cũng đã muộn, mẹ tôi với bác Xoan ai nấy cũng buồn, họ lắc đầu bởi tôi hay anh Luân đều nói có lý của riêng mình. Mẹ tôi nói:
— Đi về thôi, chuyện ngày mai để mai hãy tính….Giờ ai cũng đang rối khó mà nghe lời nhau được.
Một bầu không khí nặng nề bao trùm lên tất cả những thành viên trong gia đình. Cả đời tôi chưa biết trù ẻo ai nhưng qua ngày hôm nay tôi mong muốn:
“ Sao con khốn đó nó không chết bờ, chết bụi đi có phải tốt hơn không..? Nó chỉ vừa đặt chân về đây mà đã xảy ra bao nhiêu là chuyện.”
— Anh ơi, thế bao giờ em được về hả anh..? Em đói lắm rồi..? – Tôi làm bộ mặt đáng thương năn nỉ anh công an mặt rỗ như tổ ong bầu.
Nhưng đáp lại tôi là một ánh mắt đầy khó chịu, anh mặt rỗ đáp:
— Ngồi im đấy, đã lấy lời khai xong đâu mà về. Tội của cậu là cái tội đánh người gây thương tích. Không nhẹ đâu..
Ơ, cái con mẹ mày, nó đánh tao trước dẫu sao thì tao cũng chỉ là tự vệ có lý do chính đáng thôi chứ làm gì mà căng. Tuy rằng sau đó có không chính đáng một chút vì hai thằng nó đã nằm sân, nhưng vẫn là tự vệ. Bố thằng rỗ, chuyên gia đi đánh xóc đĩa mỗi lần có hội hè gì đấy, thằng này hơn tôi 3 tuổi, lạ gì nó. Ghét vãi cả lờ ra nhưng khi gặp màu áo xanh hi vọng vẫn cứ phải thảo mai:
— Anh ơi, là chúng nó đánh em trước. Chúng nó đòi bắt cóc cháu em, em thề có cái bóng đèn nói sai ngày mai em chết. Anh hỏi gì em cũng khai hết rồi, tình làng nghĩa xóm, dù sao anh em mình cũng biết nhau….anh tha cho em đi anh. Lần sau em không đánh nhau nữa, em hứa, em đảm bảo.
Thằng rỗ chắc ngán tôi lắm rồi, nó liếc tôi mà không thèm rep. Đang ỉ ôi thì có giọng quen ở phía sau:
— Nhìn chú bây giờ với lúc đánh người không giống chút nào chú Dương ạ. Sao, bây giờ hai nạn nhân đang nói muốn kiện lại chú đấy, chú tính sao.
Ơn trời, anh Bằng đây rồi, anh Bằng họ bên ngoại nhà tôi. Anh cũng là trưởng đồn ở đây, cơ mà tính khí anh bộc trực, thẳng thắn, hay giúp đỡ bà con. Nếu bảo cả cái ngành công an là một nồi sâu thì anh chắc chắn là chút nước canh còn lại duy nhất. Bởi thế nên dù có việc gì tôi cũng ngại nhờ vả anh, bởi sợ anh lại bị mọi người đánh giá. Tôi cười như mếu:
— Em cũng bị đánh mà anh, anh Bằng ơi thế khi nào em được về. Mẹ già chờ cơm mà rơm rớm nước mắt, khổ lắm anh ạ.
Anh Bằng lắc đầu rồi cười:
— Thôi đi ông tướng, ông thôi ngay cái văn đấy đi. Ban nãy mẹ ông còn đòi lao vào viện tính sổ với hai thằng đầu gấu kia kia. Bớt diễn đi, anh lấy lời khai hết rồi. Mọi người xung quanh đó cũng làm chứng là ba đối tượng trên có hành vi khả nghi. Bản thân hai thằng bị đánh cũng không dám nói gì, còn đã xác nhận người phụ nữ đi cùng đúng là mẹ của cháu Nguyễn Thị Ánh Dương. Lý do bọn anh giữ chú ở đây là vì còn muốn xác nhận xem liệu những người lạ mặt xuất hiện tại phường mình có còn đối tượng khác hay mục đích gì nữa hay không..? Vì tất cả đều là lời kể, cô ta cũng đúng là mẹ đứa bé thật nên rất khó để cấu thành tội. Mà chú cũng đánh người ta đến toang cả máu đầu, chuyện căng thẳng sao không gọi cho anh ngay từ đầu. Có ngày hối không kịp, thôi đi về đi không bà già lại lo lắng.
Tôi đứng dậy, thằng rỗ nhìn theo tôi ú ớ:
— Ơ, để nó về vậy sao hả anh..?
Anh Bằng hất hàm ra hiệu bảo tôi về, quay lại anh nói với thằng rỗ:
— Bọn kia lao vào nhà dân gây rối trật tự, lại thêm hành động nguy hiểm nghi vấn bắt cóc trẻ con. Cháu cậu ấy là mục tiêu nên đây cũng chỉ là hành vi tự vệ, nếu không phải người phụ nữ kia là mẹ đứa bé thì đám người kia chưa yên được đâu. Tường trình viết rồi, hai bên cũng đều sai nên tốt nhất hòa giải để cậu ấy về. Chuyện gia đình nhà kia để họ tự giải quyết, sai đâu tôi chịu.
Thằng rỗ câm họng gật đầu đồng ý, đúng là có tí quen biết nó cũng khác. Mà dù sao vụ này thẳng căng tôi vẫn nghĩ mình không sai. Còn nếu mà làm to chuyện thì hai thằng đầu chó kia mới là người phải sợ. Nhưng cũng phải nói chúng nó đánh tôi đau thật, cả người tôi bây giờ đau rần rần, toàn thân tím tái, những chỗ bị giày khủng bố nó táng vào sưng vù lên. Chân đất, quần áo thì dính máu của hai thằng chó, tôi lững thững đi ra khỏi đồn công an như thằng ất ơ. Mẹ kiếp, giờ tay mà cầm chai rượu, đi lảo đảo thì Nam Cao sống lại chắc chắn ông cũng phải thốt lên:
“ Truyền nhân của Phèo đây rồi.”
Nhưng câu chuyện chưa kết thúc khi mà tôi gặp con Liên ngay ở cổng, nó cũng đã được thả. Nó nhìn tôi sợ sợ không dám bước tiếp bởi những gì nó chứng kiến khi nãy. Hai thằng chó kia không có bên cạnh là nó cũng thụt vòi, tôi lừ mắt nhìn nó nói:
— Biết điều tránh xa bố con anh Luân ra, đừng để tao thấy mày lại gần con bé một lần nữa. Bố mày…..giê…..t…
Chưa kịp nói hết câu thì tôi giật mình bởi giọng người đàn ông chính trực đằng sau:
— Không về hay sao mà còn đứng ở đồn công an hăm dọa…..Tôi cho cậu qua đêm ở đây luôn đấy.
Tôi làm ngay bộ mặt thân thiện, miệng cười tươi rói:
— ́y, em về ngay….Chào chị Liên, lâu không gặp chị đúng là càng ngày càng “ ấy “. Cho em gửi lời xin lỗi đến hai thằng du côn bám vào huyệŧ để sống nhé….He he he.
Nói xong tôi tếch đít bước ra ngoài, lần này tôi thiệt hại cả người lẫn của, bị đánh, điện thoại bị chúng nó đập vỡ. Khốn khổ nhất là tôi đi bộ 2km từ đồn công an về nhà, bà già không hề đón. Nhục nhã thế cơ chứ, không ngoài dự đoán của tôi, tất cả mọi người đang tụ tập bên nhà bác Xoan. Cũng phải thôi, con mẹ giời đánh thánh đâm, ngậm sâm bất tử kia đã trở về. Và ai cũng rõ mục đích nó về lần này là gì, nó muốn tìm cái Còi, thậm chí là muốn giành quyền nuôi con bé. Mặc dù đã 7 năm qua nó ra đi không một lời từ biệt.
Mấy vụ hôn nhân gia đình này tôi không rành, tôi chỉ biết mấy năm qua anh Luân vẫn chưa thể ly dị vợ. Về mặt pháp lý thì con khốn bốn chân giả dạng người kia vẫn là vợ anh Luân và là mẹ cái Còi. Hơn nữa nhìn nó bây giờ thì tôi biết chắc chắn nó là người có tiền, không chỉ vậy nó còn có cả đàn em, đệ tử sẵn sàng nghe lệnh nữa.
Có lẽ 7 năm qua, đây là lần đầu tiên anh Luân cảm thấy áp lực nhất. Tôi bước vào cửa mà nghe mọi người đang bàn tán, mẹ tôi nói:
— Đừng có lo, chẳng tòa nào xử cho nó cái quyền nuôi con mà sau khi nó bỏ rơi con bé từng đấy năm cả.
Bác Xoan lo lắng:
— Nhưng bây giờ chỉ sợ có tiền có quyền, người ta điều kiện tốt hơn mình rồi tôi mất cháu.
Nhìn vào trong giường, cái Còi vẫn khóc nức nở, không hiểu tại sao nó khóc nhưng nhìn mặt anh Luân có gì đó là lạ. Tôi nói:
— Chào cả nhà, con về rồi đây. Bác Xoan nói đúng đấy, con khốn đó bây giờ nó ra dáng người có tiền lắm. Mà nói thật giết người có tiền chúng nó còn chạy được huống gì mấy cái quyền nuôi con này.
Mẹ tôi đứng lên hỏi:
— Về rồi à..? Sao không đánh chết cả lũ chúng nó đi.
Cạn lời, mẹ nào lại đi khuyên con đi đánh chết người bao giờ không. Cơ mà đúng, sao tôi không đập chết cụ con ml kia luôn đi chứ. Ban nãy nhìn cái mặt nó vênh váo ngoài cổng đồn mà máu dồn hết lên não chỉ muốn tát cho nó 1 cái thẳng tay. Tôi thở dài tiếp tục:
— Mà hình như con còn nghe nói nếu mà ly dị thì lúc đó người ta sẽ hỏi ý kiến đứa bé xem muốn ở với bố hay với mẹ mà phải không..? Còi, cháu phải ở với bố đấy.
Tưởng rằng nó sẽ gật đầu, ai ngờ nó nói:
— Không, cháu ghét bố lắm….Mẹ cháu chưa chết mà, mọi người lừa cháu, không cho cháu gặp mẹ….Hu hu hu.
Tôi điên tiết nắm chặt tay lại định đứng lên quát nó thì anh Luân lắc đầu kéo lại:
— Kệ nó đi em, nó trẻ con không hiểu gì đâu, lúc nãy anh cũng vừa mắng nó xong. Nó nói đúng, chúng ta là người lớn nhưng lừa nó, mẹ nó vẫn còn sống…..Anh đang tước đi quyền được gặp mẹ của nó. Mọi người đừng suy nghĩ nữa, con cũng nghĩ thông rồi, nếu như cô ta giờ có điều kiện tốt hơn, có thể chăm lo cho con bé mọi thứ, tương lai cho nó học đại học, cho nó học bác sỹ như mơ ước của nó thì con cũng sẽ chịu. Đời con sống đến lúc này cũng chỉ mong sao con cái được hạnh phúc, nhưng con chưa làm được. Con con so với bạn bè còn khổ, còn thiếu thốn quá nhiều. Nếu người khác làm cho con bé vui vẻ, sống sung sướng, hạnh phúc thì đó cũng là niềm vui của con. Hổ dữ không ăn thịt con, không giấu gì cả nhà, bao năm qua con chưa ly dị là bởi vì con vẫn hi vọng một ngày nào đó mẹ nó sẽ tìm về với con bé, cho nó cái gọi là hơi ấm của tình mẹ. Người lớn chúng ta luôn ích kỷ, nhưng lần này chúng ta hãy nghĩ về tương lai của con bé một lần.
Không, anh sai rồi, anh sai rồi anh Luân ạ. Anh là một người đàn ông cao thượng điều đó là đúng, anh yêu thương con mình, cũng không sai. Nhưng tại sao anh lại có thể đặt niềm tin vào một con khốn đã làm những điều đồi bại trước mặt con bé, trước mặt anh như vậy được. Hổ dữ không ăn thịt con nhưng không có gì đảm bảo cho con hổ con ở bên ngoài khu rừng rậm rạp kia cả, nếu như nó không còn được bảo vệ bởi một con hổ bố, hổ mẹ đúng nghĩa.
Tương lai của con bé là anh, nó được anh nuôi nấng, được dạy dỗ đến ngày hôm nay là nhờ có anh. Vậy mà anh định trao nó cho con đàn bà kia sao..? Nếu nó thật sự là một người mẹ thì nó đã quay về đây từ rất lâu rồi, tin nó chính là một sai lầm anh có biết không..? Tôi gắt lên:
— Không được, không thể để nó giành được quyền nuôi con. Như thế là hại con bé, em nhìn lũ đó em dám chắc chúng không phải hạng tốt lành gì. Anh phải cứng rắn lên, con anh đó…….Mạng sống của anh mà anh định từ bỏ hay sao..?
Cũng đã muộn, mẹ tôi với bác Xoan ai nấy cũng buồn, họ lắc đầu bởi tôi hay anh Luân đều nói có lý của riêng mình. Mẹ tôi nói:
— Đi về thôi, chuyện ngày mai để mai hãy tính….Giờ ai cũng đang rối khó mà nghe lời nhau được.
Một bầu không khí nặng nề bao trùm lên tất cả những thành viên trong gia đình. Cả đời tôi chưa biết trù ẻo ai nhưng qua ngày hôm nay tôi mong muốn:
“ Sao con khốn đó nó không chết bờ, chết bụi đi có phải tốt hơn không..? Nó chỉ vừa đặt chân về đây mà đã xảy ra bao nhiêu là chuyện.”
Bình luận truyện