Bởi Vì Ta Thuộc Về Nhau
Chương 24
Chuyến tàu đêm về miền Trung đã sắp tới giờ chuyển bánh. Phan lơ đãng nhìn ra cửa sổ, bên ngoài, dòng người vẫn không ngừng đổ về các toa tàu. Đây đó rì rầm tiếng dặn dò, tiếng chia tay bịn rịn. Lâu lắm Phan không về nhà, công việc bận rộn quá mức, và những khúc mắc gia đình, dòng họ, gia tộc khiến anh phải gần năm năm nay không về nhà. Chứ chẳng phải là vì quãn đường về phải mất một lượt đi tàu, sau đó lại đổi một chuyến xe, đã khiến cái ước muốn được trở về và ngụp đầu bơi lội trên dòng sông cạnh nhà cứ bị kéo dài mãi.
Anh vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ mặc cho con tàu đang rung lên báo hiệu sự chuyển bánh. Bên ngoài toa tàu, những dãy nhà, hàng cây bắt đầu chạy giật lùi lại phía sau. Con tàu lắc lư, lừ đừ tiến về phía trước, không ngừng gầm gừ những tiếng ì ầm, chát chúa của bánh sắt nghiến trên đường ray. Thi thoảng khi chạy qua chiếc cầu nào đó thì nó lại gầm lên những tiếng ầm ầm nghe inh tai. "Đó là lý do Việt ghét đi tàu", Phan nghĩ thầm, rồi giật mình chợt nhớ ra là ngày mai mình có hẹn đi câu với Việt, vậy mà giờ đây anh lại ngồi trên tàu để về quê. Phan rút chiếc Mobile ra khỏi túi quần, anh bấm số của Việt, tiếng tổng đài trả lời tự động rất vui lòng cho anh biết rằng thuê bao anh vừa gọi hiện không liên lạc được. "Chắc hẳn cậu ta đang ở một vũ trường, với một cô "chân dài, tóc vàng hoe" nào đó chẳng hạn? Hoặc nằm chết dí ở nhà. Cú sốc về chuyện của Hạnh với cậu ấy quá lớn, đáng lẽ mình nên ở cạnh cậu ấy lúc này, cậu ấy cần mình", Phan lại thở dài, nỗi ân hận vì không giúp được cậu bạn thân của mình khiến anh day dứt. "Nhưng biết sao được, - Phan mân mê chiếc Mobile của mình - cú điện thoại của Vũ khiến mình không ngồi yên được, anh ấy có bao giờ biết đùa đâu nào?".
Phan nhắn cho bạn một cái tin nhắn để nói rõ lý do và xin lỗi vì đã thất hứa, "Hi vọng là cậu ấy hiểu", Phan tự nhủ.
Phan sinh ra ở miền Trung, cái thị trấn miền núi nhỏ xíu, nghèo xơ nằm hai bên bờ sông Hiếu, lọt thỏm giữa bốn bề là núi đá. Con sông Hiếu thơ mộng chia đôi thị trấn thành hai nửa, và cũng chia cư dân thị trấn thành ba phe. Phe họ Trần ở bên này sông, còn phe họ Nguyễn ở bên kia sông. Đứng giữa là phe trung dung, chỉ lo làm ăn, không quan tâm tới sự thù hằn của hai gia tộc thuộc loại lớn nhất nhì huyện.
Thị trấn Tân Lạc hiện hữu trong Phan có lẽ cũng chỉ là những ký ức mơ hồ về dòng sông thơ mộng chảy sau nhà. Là cù lao xanh mướt cỏ, trắng muốt màu hoa roi và bạt ngàn hoa Thạch Thảo. Hoặc có chăng, là tình yêu với cô gái bên kia sông, cô gái có cái tên rất đẹp, Thạch Thảo. Cái tên mà có lẽ mười đứa bé gái được sinh ra ở đây thì có đến năm, sáu đứa được mang tên ấy. Bởi một điều giản đơn, tuổi thơ và tình yêu của ba mẹ chúng đã gắn liền với cái cù lao đầy hoa Thạch Thảo ấy mất rồi.
Cù lao mà như Phan vẫn gọi, cù lao tình yêu!
Phan bước xuống xe, anh đi ngược lại phía con đường xe vừa chạy qua. Tần ngần đứng ngắm nhìn chiếc cầu Đồng Minh mới, được xây bắc qua hai quả đồi nhỏ ngay phía trên vị trí chiếc cầu Đồng Minh cũ. Phía dưới thung lũng, con suối nhỏ chảy luồn lách dưới những mảnh ruộng bậc thang để hướng về phía cửa sông. Mỗi lần Phan về, lại thấy thị trấn trở mình, thay đổi nhanh chóng đến kỳ lạ. Cứ dần dần, từng ngày, từng tháng, từng năm, thị trấn dường như đã không còn là thị trấn của của Phan nữa. Phan nhìn quanh, chỗ ngày xưa là một cây Xoài cổ thụ đứng sừng sững cạnh một sân bóng lớn, giờ đã bị đốn đi không thương tiếc. Chỗ gốc cây cũ bây giờ mọc lên một khu Chợ hiện đại, xanh xanh đỏ đỏ màu hàng hóa và lao xao, ồn ã tiếng mặc cả, chửi rủa.
Hai bên đường, những hàng cây bụi lúp xúp đã bị chặt bỏ, thay vào đó là những ngôi nhà to, với lối kiến trúc hiện đại. Ở giữa, con đường đá gồ ghề ngày nào nay đã được gọi là phố, được rải nhựa thẳng tắp, chạy xuyên trong lòng thị trấn. Tất cả đã đổi thay, khiến Phan có cảm tưởng như anh đang ở một vùng đất xa lạ nào đó. Xét cho cùng, thì thời gian vẫn cứ trôi, và chẳng thèm chờ đợi ai hay cái gì cả. Có chăng, ngoài Phan ra, chỉ còn cái cù lao giữa sông là vẫn vậy, vẫn xanh mướt màu cỏ, trắng muốt màu hoa roi, và bạt ngàn hoa Thạch Thảo.
Phan đặt ba lô xuống thềm nhà, chị anh đi vắng. Anh nhìn quanh, căn nhà ba gian toàn bằng gỗ Lim có từ thời Ba Mẹ anh vẫn còn sống cũng không có nhiều thay đổi. Dù đã lâu lắm rồi anh mới về, từ khi chị anh cưới. Phan để đồ đạc ở thềm, đi men theo bờ rào Mạn Hảo, vòng ra sau nhà, chỗ có lối đi xuống bờ sông.
Con sông Hiếu vẫn vậy, vẫn như những gì anh đã tưởng tượng, trong xanh và hiền hòa. Phan đưa tay khỏa nước, thầm có một ý nghĩ khá hài hước rằng nếu Hà Nội mà có một con sông sạch sẽ và thơ mộng như vậy chảy giữa thành phố, thì anh hẳn phải bỏ nghề y mà đi làm thơ mất thôi. Rồi anh bật cười, tự trách mình rõ là lẩn thẩn, dòng sông này của anh mà đổi dòng chảy qua Hà Nội, biết đâu chẳng nhanh chóng biến thành một Tô Lịch thứ hai?
Phan tháo dây buộc thuyền rồi đưa tay chèo, gió thổi lồng lộng nhưng trời không lạnh lắm. Khi anh đặt chân xuống bờ cát mịn màng của cù lao, thì Phan cứ đứng đó mãi, để cho những hạt cát cứ len vào từng kẽ ngón chân, và nước vờn quanh chân lành lạnh.
Phan bước lên đỉnh đồi, chỗ có mỏm đá lớn vươn ra lòng sông, chỗ ngày xưa anh, Thảo và Vũ vẫn thường trốn ngủ trưa ra đây chơi. Ba đứa trẻ chia nhau từng trái Mâm Xôi đỏ mọng, những quả Roi dại, ngòn ngọt, chát chát hay những quả Mua ăn xong khiến môi đứa nào cũng tím ngắt. Và thường thì trò chơi chính là xem ai kết vương miện hoa Thạch Thảo đẹp nhất để đội lên đầu cô bé cũng mang tên loài hoa ấy. Phan nằm dài lên cỏ, để mặc cho kỷ niệm cứ ùa về, cứ xâm lấn mãi trong lòng anh. Mùa này hoa Thạch Thảo không còn nhiều, dù chúng nở bốn mùa, nhưng vẫn đủ cho anh tết được một chiếc vương miện Thạch Thảo, chỉ tiếc là cô không ở đây.
Nằm dài trên cỏ và gối đầu lên cánh tay, anh ngắm nhìn ánh mặt trời đỏ ối uể oải bò về phía đỉnh đồi phía xa xa. Đỉnh đồi mà thủa còn bé, anh vẫn thường trèo lên đó đi hái Sim, rồi về chia phần cho Thảo và Vũ. Nhà Phan ở bên này sông, còn Thảo và Vũ ở bên kia sông. Tuy Vũ là con trai của bác anh, nhưng hồi bé, cả hai chỉ dám trốn ra đây chơi với nhau để tránh bị những người trong thị trấn trông thấy. Mặc cho những người lớn có thể thù hằn nhau, nhưng với những đứa trẻ, không gì có thể ngăn cản chúng sẻ chia và thân thiết với nhau. Mặc dù hồi đó Vũ còn bé, nhưng anh vẫn biết được rằng đứa em họ đáng thương của mình mồ côi cả cha lẫn mẹ, và một người anh họ như anh cần biết mình phải làm gì.
Phan ngồi dậy, ký ức về sự thù hằn của hai dòng họ khiến anh thấy ngột ngạt quá. Ký ức về hai dòng họ nghĩa là ký ức về hai bên nội ngoại của anh. Ba mẹ anh, cứ như Romeo và Juliet. Một người họ Nguyễn, một người họ Trần. Tình yêu của họ đã phá vỡ lời thề không qua lại giữa hai bên sông đã tồn tại biết bao năm qua. Nhưng nếu không nhờ sự can thiệp của những người bạn ở trong chính quyền huyện lúc bấy giờ, thì có lẽ ba mẹ anh không thể kết thúc câu chuyện Romeo và Juliet của mình một cách có hậu nhất.
Những tưởng sự ra đời của chị anh, và cả anh nữa, sẽ như một nhịp cầu kết nối đôi bờ con sông Hiếu. Nhưng rồi khi cơn sốt tìm kiếm giấc mộng đổi đời, giàu có nhanh chóng lan đi trong thị trấn như một bệnh dịch. Khiến nhà nhà, người người đổ xô tới mỏ đá đỏ cách thị trấn khoảng 15km, thì cuộc chiến đã trở lại, mạnh mẽ và dữ dội hơn bao giờ hết. Bắt đầu từ cái chết của ba mẹ anh trong một hầm ếch đào đá, để lại hai đứa con thơ dại mới lên 8, lên 10. Bên ngoại anh cho rằng, chỉ vì lấy ba anh, chỉ vì lòng tham của ba anh mà mẹ anh phải bỏ cả việc dạy học đi đào đá. Bên nội anh thì vặc lại rằng, nếu không có sự xúi giục của mẹ anh, liệu ba anh có bỏ việc để đâm đầu vào chỗ chết hay không?
Cuộc chiến cứ âm ỷ kéo dài mãi trong tuổi thơ không trọn vẹn của Phan, và cuối cùng, giọt nước đã tràn ly khi Phan quyết định đi theo học ở trường Đại Học Y. Những người bên ngoại, gia tộc có truyền thống đi theo ngành giáo, đã cho rằng anh tuy được sự nuôi nấng của họ, nhưng lại đi theo lời xúi giúc của bên nội, những người có truyền thống làm ngành y. Kết quả là anh đã trở thành một vật hi sinh cho những toan tính trong cuộc chiến bất phân thắng bại đó. Cuộc chiến không bao giờ có hồi kết, cuộc chiến mà ai cũng muốn giành anh về phía mình. Chán nản, khi Phan tốt nghiệp đại học, anh ở lại luôn Hà Nội, bỏ thị trấn, bỏ cả dòng sông thơ mộng lại phía sau lưng.
Có lẽ Phan cứ ngồi đó mãi, nhưng cảm giác để những ký ức buồn xâm chiếm cơ thể không hề dễ chịu chút nào. Phan đứng hẳn dậy, đi vòng qua bên kia tảng đá lớn như một quả đồi nhỏ, phủ đầy hoa Thạch Thảo, và những cây Roi dại mọc chen chúc bên vách đá, xen lẫn là những bụi hoa Dẻ còn thưa thớt mấy bông hoa màu vàng nhạt. Bên kia tảng đá là một bãi cát khá lớn, được che chắn bởi sự vững chãi của cù lao đã doi ra lòng sông, cứ như một bãi biển thơ mộng. Chợt Phan đứng khựng người lại, trên bãi cát, chỗ người ta làm một chiều cầu tàu để buộc thuyền và giặt giũ có một cô gái đang ngồi. Cô trông rất trẻ, mái tóc cột túm đuôi gà, đôi mắt rất to, và gương mặt xinh xắn. Cô đang thả đôi chân trần xuống nước, thi thoảng lại ném từng hạt sỏi xuống lòng sông, lơ đãng nhìn xa xa. Phan bước lại gần.
- Không phải em tính thả sỏi xuống để lấp cạn con sông này đấy chứ?
Thảo quay đầu lại, niềm vui vỡ òa trên khuôn mặt...
Anh vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ mặc cho con tàu đang rung lên báo hiệu sự chuyển bánh. Bên ngoài toa tàu, những dãy nhà, hàng cây bắt đầu chạy giật lùi lại phía sau. Con tàu lắc lư, lừ đừ tiến về phía trước, không ngừng gầm gừ những tiếng ì ầm, chát chúa của bánh sắt nghiến trên đường ray. Thi thoảng khi chạy qua chiếc cầu nào đó thì nó lại gầm lên những tiếng ầm ầm nghe inh tai. "Đó là lý do Việt ghét đi tàu", Phan nghĩ thầm, rồi giật mình chợt nhớ ra là ngày mai mình có hẹn đi câu với Việt, vậy mà giờ đây anh lại ngồi trên tàu để về quê. Phan rút chiếc Mobile ra khỏi túi quần, anh bấm số của Việt, tiếng tổng đài trả lời tự động rất vui lòng cho anh biết rằng thuê bao anh vừa gọi hiện không liên lạc được. "Chắc hẳn cậu ta đang ở một vũ trường, với một cô "chân dài, tóc vàng hoe" nào đó chẳng hạn? Hoặc nằm chết dí ở nhà. Cú sốc về chuyện của Hạnh với cậu ấy quá lớn, đáng lẽ mình nên ở cạnh cậu ấy lúc này, cậu ấy cần mình", Phan lại thở dài, nỗi ân hận vì không giúp được cậu bạn thân của mình khiến anh day dứt. "Nhưng biết sao được, - Phan mân mê chiếc Mobile của mình - cú điện thoại của Vũ khiến mình không ngồi yên được, anh ấy có bao giờ biết đùa đâu nào?".
Phan nhắn cho bạn một cái tin nhắn để nói rõ lý do và xin lỗi vì đã thất hứa, "Hi vọng là cậu ấy hiểu", Phan tự nhủ.
Phan sinh ra ở miền Trung, cái thị trấn miền núi nhỏ xíu, nghèo xơ nằm hai bên bờ sông Hiếu, lọt thỏm giữa bốn bề là núi đá. Con sông Hiếu thơ mộng chia đôi thị trấn thành hai nửa, và cũng chia cư dân thị trấn thành ba phe. Phe họ Trần ở bên này sông, còn phe họ Nguyễn ở bên kia sông. Đứng giữa là phe trung dung, chỉ lo làm ăn, không quan tâm tới sự thù hằn của hai gia tộc thuộc loại lớn nhất nhì huyện.
Thị trấn Tân Lạc hiện hữu trong Phan có lẽ cũng chỉ là những ký ức mơ hồ về dòng sông thơ mộng chảy sau nhà. Là cù lao xanh mướt cỏ, trắng muốt màu hoa roi và bạt ngàn hoa Thạch Thảo. Hoặc có chăng, là tình yêu với cô gái bên kia sông, cô gái có cái tên rất đẹp, Thạch Thảo. Cái tên mà có lẽ mười đứa bé gái được sinh ra ở đây thì có đến năm, sáu đứa được mang tên ấy. Bởi một điều giản đơn, tuổi thơ và tình yêu của ba mẹ chúng đã gắn liền với cái cù lao đầy hoa Thạch Thảo ấy mất rồi.
Cù lao mà như Phan vẫn gọi, cù lao tình yêu!
Phan bước xuống xe, anh đi ngược lại phía con đường xe vừa chạy qua. Tần ngần đứng ngắm nhìn chiếc cầu Đồng Minh mới, được xây bắc qua hai quả đồi nhỏ ngay phía trên vị trí chiếc cầu Đồng Minh cũ. Phía dưới thung lũng, con suối nhỏ chảy luồn lách dưới những mảnh ruộng bậc thang để hướng về phía cửa sông. Mỗi lần Phan về, lại thấy thị trấn trở mình, thay đổi nhanh chóng đến kỳ lạ. Cứ dần dần, từng ngày, từng tháng, từng năm, thị trấn dường như đã không còn là thị trấn của của Phan nữa. Phan nhìn quanh, chỗ ngày xưa là một cây Xoài cổ thụ đứng sừng sững cạnh một sân bóng lớn, giờ đã bị đốn đi không thương tiếc. Chỗ gốc cây cũ bây giờ mọc lên một khu Chợ hiện đại, xanh xanh đỏ đỏ màu hàng hóa và lao xao, ồn ã tiếng mặc cả, chửi rủa.
Hai bên đường, những hàng cây bụi lúp xúp đã bị chặt bỏ, thay vào đó là những ngôi nhà to, với lối kiến trúc hiện đại. Ở giữa, con đường đá gồ ghề ngày nào nay đã được gọi là phố, được rải nhựa thẳng tắp, chạy xuyên trong lòng thị trấn. Tất cả đã đổi thay, khiến Phan có cảm tưởng như anh đang ở một vùng đất xa lạ nào đó. Xét cho cùng, thì thời gian vẫn cứ trôi, và chẳng thèm chờ đợi ai hay cái gì cả. Có chăng, ngoài Phan ra, chỉ còn cái cù lao giữa sông là vẫn vậy, vẫn xanh mướt màu cỏ, trắng muốt màu hoa roi, và bạt ngàn hoa Thạch Thảo.
Phan đặt ba lô xuống thềm nhà, chị anh đi vắng. Anh nhìn quanh, căn nhà ba gian toàn bằng gỗ Lim có từ thời Ba Mẹ anh vẫn còn sống cũng không có nhiều thay đổi. Dù đã lâu lắm rồi anh mới về, từ khi chị anh cưới. Phan để đồ đạc ở thềm, đi men theo bờ rào Mạn Hảo, vòng ra sau nhà, chỗ có lối đi xuống bờ sông.
Con sông Hiếu vẫn vậy, vẫn như những gì anh đã tưởng tượng, trong xanh và hiền hòa. Phan đưa tay khỏa nước, thầm có một ý nghĩ khá hài hước rằng nếu Hà Nội mà có một con sông sạch sẽ và thơ mộng như vậy chảy giữa thành phố, thì anh hẳn phải bỏ nghề y mà đi làm thơ mất thôi. Rồi anh bật cười, tự trách mình rõ là lẩn thẩn, dòng sông này của anh mà đổi dòng chảy qua Hà Nội, biết đâu chẳng nhanh chóng biến thành một Tô Lịch thứ hai?
Phan tháo dây buộc thuyền rồi đưa tay chèo, gió thổi lồng lộng nhưng trời không lạnh lắm. Khi anh đặt chân xuống bờ cát mịn màng của cù lao, thì Phan cứ đứng đó mãi, để cho những hạt cát cứ len vào từng kẽ ngón chân, và nước vờn quanh chân lành lạnh.
Phan bước lên đỉnh đồi, chỗ có mỏm đá lớn vươn ra lòng sông, chỗ ngày xưa anh, Thảo và Vũ vẫn thường trốn ngủ trưa ra đây chơi. Ba đứa trẻ chia nhau từng trái Mâm Xôi đỏ mọng, những quả Roi dại, ngòn ngọt, chát chát hay những quả Mua ăn xong khiến môi đứa nào cũng tím ngắt. Và thường thì trò chơi chính là xem ai kết vương miện hoa Thạch Thảo đẹp nhất để đội lên đầu cô bé cũng mang tên loài hoa ấy. Phan nằm dài lên cỏ, để mặc cho kỷ niệm cứ ùa về, cứ xâm lấn mãi trong lòng anh. Mùa này hoa Thạch Thảo không còn nhiều, dù chúng nở bốn mùa, nhưng vẫn đủ cho anh tết được một chiếc vương miện Thạch Thảo, chỉ tiếc là cô không ở đây.
Nằm dài trên cỏ và gối đầu lên cánh tay, anh ngắm nhìn ánh mặt trời đỏ ối uể oải bò về phía đỉnh đồi phía xa xa. Đỉnh đồi mà thủa còn bé, anh vẫn thường trèo lên đó đi hái Sim, rồi về chia phần cho Thảo và Vũ. Nhà Phan ở bên này sông, còn Thảo và Vũ ở bên kia sông. Tuy Vũ là con trai của bác anh, nhưng hồi bé, cả hai chỉ dám trốn ra đây chơi với nhau để tránh bị những người trong thị trấn trông thấy. Mặc cho những người lớn có thể thù hằn nhau, nhưng với những đứa trẻ, không gì có thể ngăn cản chúng sẻ chia và thân thiết với nhau. Mặc dù hồi đó Vũ còn bé, nhưng anh vẫn biết được rằng đứa em họ đáng thương của mình mồ côi cả cha lẫn mẹ, và một người anh họ như anh cần biết mình phải làm gì.
Phan ngồi dậy, ký ức về sự thù hằn của hai dòng họ khiến anh thấy ngột ngạt quá. Ký ức về hai dòng họ nghĩa là ký ức về hai bên nội ngoại của anh. Ba mẹ anh, cứ như Romeo và Juliet. Một người họ Nguyễn, một người họ Trần. Tình yêu của họ đã phá vỡ lời thề không qua lại giữa hai bên sông đã tồn tại biết bao năm qua. Nhưng nếu không nhờ sự can thiệp của những người bạn ở trong chính quyền huyện lúc bấy giờ, thì có lẽ ba mẹ anh không thể kết thúc câu chuyện Romeo và Juliet của mình một cách có hậu nhất.
Những tưởng sự ra đời của chị anh, và cả anh nữa, sẽ như một nhịp cầu kết nối đôi bờ con sông Hiếu. Nhưng rồi khi cơn sốt tìm kiếm giấc mộng đổi đời, giàu có nhanh chóng lan đi trong thị trấn như một bệnh dịch. Khiến nhà nhà, người người đổ xô tới mỏ đá đỏ cách thị trấn khoảng 15km, thì cuộc chiến đã trở lại, mạnh mẽ và dữ dội hơn bao giờ hết. Bắt đầu từ cái chết của ba mẹ anh trong một hầm ếch đào đá, để lại hai đứa con thơ dại mới lên 8, lên 10. Bên ngoại anh cho rằng, chỉ vì lấy ba anh, chỉ vì lòng tham của ba anh mà mẹ anh phải bỏ cả việc dạy học đi đào đá. Bên nội anh thì vặc lại rằng, nếu không có sự xúi giục của mẹ anh, liệu ba anh có bỏ việc để đâm đầu vào chỗ chết hay không?
Cuộc chiến cứ âm ỷ kéo dài mãi trong tuổi thơ không trọn vẹn của Phan, và cuối cùng, giọt nước đã tràn ly khi Phan quyết định đi theo học ở trường Đại Học Y. Những người bên ngoại, gia tộc có truyền thống đi theo ngành giáo, đã cho rằng anh tuy được sự nuôi nấng của họ, nhưng lại đi theo lời xúi giúc của bên nội, những người có truyền thống làm ngành y. Kết quả là anh đã trở thành một vật hi sinh cho những toan tính trong cuộc chiến bất phân thắng bại đó. Cuộc chiến không bao giờ có hồi kết, cuộc chiến mà ai cũng muốn giành anh về phía mình. Chán nản, khi Phan tốt nghiệp đại học, anh ở lại luôn Hà Nội, bỏ thị trấn, bỏ cả dòng sông thơ mộng lại phía sau lưng.
Có lẽ Phan cứ ngồi đó mãi, nhưng cảm giác để những ký ức buồn xâm chiếm cơ thể không hề dễ chịu chút nào. Phan đứng hẳn dậy, đi vòng qua bên kia tảng đá lớn như một quả đồi nhỏ, phủ đầy hoa Thạch Thảo, và những cây Roi dại mọc chen chúc bên vách đá, xen lẫn là những bụi hoa Dẻ còn thưa thớt mấy bông hoa màu vàng nhạt. Bên kia tảng đá là một bãi cát khá lớn, được che chắn bởi sự vững chãi của cù lao đã doi ra lòng sông, cứ như một bãi biển thơ mộng. Chợt Phan đứng khựng người lại, trên bãi cát, chỗ người ta làm một chiều cầu tàu để buộc thuyền và giặt giũ có một cô gái đang ngồi. Cô trông rất trẻ, mái tóc cột túm đuôi gà, đôi mắt rất to, và gương mặt xinh xắn. Cô đang thả đôi chân trần xuống nước, thi thoảng lại ném từng hạt sỏi xuống lòng sông, lơ đãng nhìn xa xa. Phan bước lại gần.
- Không phải em tính thả sỏi xuống để lấp cạn con sông này đấy chứ?
Thảo quay đầu lại, niềm vui vỡ òa trên khuôn mặt...
Bình luận truyện