Bút Vẽ Giang Sơn, Mực Tô Xã Tắc
Quyển 3 - Chương 244: Hiểu lầm
Một chiều cuối năm.
Khi những tia sáng lưa thưa của ban ngày đã sắp tan biến, và đâu đó đã vọng lại tiếng bìm bịp kêu chiều; thì ngay tại giữa chốn rừng núi Cửu Long, trong một thôn làng nho nhỏ mang tên Vĩnh Thái lại đang diễn ra một sự kiện vô cùng náo nhiệt: lễ vinh quy!
Mặc dù đoàn sĩ tử vẫn còn chưa vào đến làng, và phiên chợ chiều thì còn chưa kết thúc; ấy thế nhưng, dân làng lúc này đã bỏ hết những công việc còn đang dang dở để mà đổ dồn ra đường, để mà chen chúc nhau xếp thành từng hàng dài dọc theo hai bên con đường cái, để mà vươn cổ ngước nhìn về phía xa xa, nơi mà tiếng chiêng tiếng trống đang vọng lại thành từng hồi rộn rã.
Đây đó thi thoảng vang lên một hồi tiếng con nít reo hò, này kia lại không ngừng xì xào tiếng bàn tán của các bà các chị. Và có lẽ, chủ đề chung cho tất cả những câu chuyện phiếm của dân làng trong lúc này lại chính là cái tin về hai bản thánh chỉ mới được tuyên lúc sáng, hay nói đúng hơn là về bản thánh chỉ thứ hai: bản thánh chỉ ban hôn. Thành ra, điều mà người ta chờ mong nhất lại chẳng phải là cái lễ vinh quy mấy chục năm không được một lần kia, cũng chẳng phải là thành tích của những sĩ tử còn lại hay là bất cứ điều gì khác. Vào giây phút này, điều mà người dân làng Vĩnh Thái muốn thấy nhất chính là bộ dáng của Nguyễn Phong – chàng rể mới của nhà vua.
Và, dân làng cũng chẳng phải đợi quá lâu, bởi đoàn vinh quy lúc này đã tiến vào đến cổng làng. Đi đầu là hai người lính lệ tay cầm cờ, vừa đi vừa cất tiếng rao truyền về thành tích của các sĩ tử. Ngay phía sau bọn họ là bốn con ngựa quý được thắng lên những bộ yên cương đầy uy nghi, mà người cưỡi chúng cũng là những nhân vật chính của nghi lễ vinh quy ngày hôm nay – những sĩ tử đã đỗ đạt công danh trong kỳ thi vừa rồi. Ở cái thôn làng hẻo lánh này, hiếm hoi lắm mới có được một lần sĩ tử vinh quy. Ấy vậy mà xem ra, dân làng Vĩnh Thái năm nay có thể nói là nở mày nở mặt, bởi ngoại trừ ba anh em Nguyễn Phong ra thì trong làng còn có hai sĩ tử nữa cũng đỗ được danh tiến sĩ. Chỉ có điều, Trần Duy lại không quay về cùng đoàn lễ vinh quy lần này, thế nên trong đoàn lễ cũng chỉ có bốn con ngựa quý ấy mà thôi.
Ở vị trí sau cùng là một đoàn binh sĩ giáp trụ chỉnh tề, người nào người nấy sắc mặt nghiêm túc cẩn thận, tay lại để sẵn trên cán đao bên hông, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nhiệm vụ của đoàn binh sĩ này chính là hộ tống cho các sĩ tử về đến quê nhà, chẳng qua, trong cái thời đất nước an bình như thế này thì nhiệm vụ của bọn họ cũng đơn giản hơn nhiều.
Đoàn sĩ tử vừa đi vào làng, bà con hai bên đường đã lập tức cất tiếng hò reo chúc mừng, thi thoảng lại còn có vài đứa nhóc chạy theo hai bên đội nghi lễ, hy vọng được lây một chút vinh quang để sau này cũng có ngày vinh quy. Nhìn vào những gương mặt thân quen đang rạng rỡ với lời chúc tiếng cười, nhìn vào bóng lưng mấy đứa nhóc đang vươn cao đôi cánh ước mơ, trong lòng những kẻ vinh quy không khỏi nảy sinh chút cảm giác khó nói thành lời. Trong lúc này, bọn họ hẳn là đang cảm thấy tự hào vì những gì mình đã đạt được, hoặc cũng có thể là họ đang cảm thấy vinh hạnh vì đã đền đáp được sự kỳ vọng của hàng xóm láng giềng. Hay có lẽ, đơn giản hơn một chút, trong lòng bọn họ giờ này đang trào dâng một thứ tình yêu nồng nàn đối với quê hương, đối với mảnh đất chôn rau cắt rốn đã gắn bó từ khi còn thơ bé.
Trong số bốn sĩ tử vinh quy, có lẽ chỉ có mình Nguyễn Phong là còn giữ được vẻ bình tĩnh cho đến lúc này. Nhưng đó cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi, bởi cõi lòng hắn giờ đây đang thổn thức với muôn vàn thứ cảm xúc khó có thể diễn tả. Những tình cảm ấy có khác nào từng cơn sóng, đang không ngừng vỗ vào bờ là tâm trí của Nguyễn Phong. Và, trong những giây phút như thế thì chẳng riêng gì hắn mà bất cứ ai cũng cần có một người để sẻ chia, để ghi nhớ, để mãi lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp sẽ đi theo suốt cuộc đời này. Nguyễn Phong biết, cha và ông nội hắn giờ này có lẽ đã ra ngoài sân đình để chuẩn bị cho lễ vinh quy rồi, thế nên, hắn lại càng mong được nhìn thấy một bóng dáng nhỏ gầy mà nhu mì, yểu điệu đã khắc sâu trong tâm trí hắn bấy lâu. Ấy vậy mà, mặc cho hắn tìm kiếm suốt cả chặng đường lại vẫn chẳng thể nào nhìn thấy dáng hình nhung nhớ ấy, và ngay cả lúc đi qua ngôi trường học giữa làng, hắn cũng chẳng thể tìm thấy được một ánh mắt nụ cười thân quen đã khiến tâm trí hắn bao lần xốn xang.
Đúng như người ta vẫn nói, kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng lại càng lớn. Khi mà đoàn sĩ tử đã sắp đi hết một vòng quanh làng, thì cái nỗi niềm chờ mong trong lòng Nguyễn Phong cũng đã dần chuyển thành sự lo lắng và nhớ nhung. Nét hào hứng của một sĩ tử được vinh quy đã chẳng còn đọng lại mấy phần trên khuôn mặt hắn, trái lại, hắn chỉ lặng lẽ đưa ánh mắt nhìn về khoảng trời đêm xa xa, mơ hồ dõi theo một cánh dơi đêm lẻ loi cô độc.
Làm bạn với Nguyễn Phong đã lâu, Văn Thái rất nhanh đã phát hiện ra vẻ khác thường của người anh em kết nghĩa này. Khẽ thúc ngựa tiến lại gần, hắn hạ thấp giọng mà hỏi Nguyễn Phong:
“Này đại ca, anh làm sao thế? Lúc trước chẳng phải anh chờ mong giây phút vinh quy này lắm cơ mà, giờ phải vui lên đi chứ, sao lại cứ bí xị ra thế kia?”
“Ừ!”
“Anh đang tìm Tiểu Yến à?”
“Ừ.”
“Ừ cái gì mà ừ? Ngày vui thì phải cười lên chứ, cứ lẩn thẩn bần thần thế kia thì còn nhìn thấy được ai nữa? Tôi vừa mới thấy Tiểu Yến đang đứng kia kìa, anh không thấy hay sao?”
“Đâu, Tiểu Yến đang đứng đâu?”
“Đi qua rồi! Chờ tí nữa đến lúc trong làng mở tiệc ăn mừng, thế nào mà hai người chả gặp lại nhau. Huống hồ, cả một năm vừa rồi không được gặp mặt, giờ đợi thêm có vài tiếng cũng khó khăn thế à?”
Nói rồi, Văn Thái lại khẽ vỗ vai Nguyễn Phong mà nói:
“Hôm nay Trần Duy đã không tham gia vào nghi lễ vinh quy được rồi, còn có hai anh em mình thì phải vui hộ cả phần của cậu ấy nữa chữ. Thôi, anh xem mà chấn chỉnh lại tinh thần cho vui lên đi.”
“Ừ, cậu nói cũng phải. Cảm ơn!”
“Anh em với nhau mà còn nói lời đấy à? Mà thôi, cũng sắp đến đình làng rồi đấy.”
Nói đến đây, Văn Thái lại thúc ngựa tiến về phía trước một bước, vừa đi vừa chắp tay chào bà con xóm giềng. Nguyễn Phong cũng thôi không suy nghĩ vẩn vơ nữa, thoáng cái đã chỉnh lại tư thế của bản thân, lưng dựng thẳng, hai mắt nhìn về phía trước để lộ rõ sự tập trung và tự tin.
Vừa lúc ấy, đoàn sĩ tử cũng đã đi đến trước cửa đình làng. Trong sân đình, trưởng thôn Nguyễn Bảo đã sớm đứng chờ sẵn. Phía sau ông còn có gần chục vị bô lão đã mặc lễ phục chỉnh tề, thần thái ai nấy đều kính cẩn trang nghiêm nhưng vẫn khó dấu được vẻ mừng vui. Tuy nhiên, nếu cẩn thận để ý thì sẽ phát hiện ra, trong giờ phút này mà trưởng thôn Nguyễn Bảo vẫn khẽ cau mày, như thể trong lòng ông còn đang có điều lo lắng.
Bắt đầu nghi lễ, trưởng thôn tiến lên dâng ba nén hương, sau đó ông liền đọc một bài sớ dài để trình bày về thành tích của các sĩ tử với thần lình cai quản xứ này. Chờ khi bài sớ kết thúc, các vị bô lão mới lần lượt tiến lên dâng hương, tiếp theo là đến các sĩ tử được vinh quy, rồi cuối cùng tất cả mọi người đều chắp tay vái ba vái để hoàn tất nghi lễ.
Gần như chỉ chờ có vậy, dân làng liền lập tức hò reo ăn mừng. Cánh thợ săn nhanh tay nhanh chân thì đi mổ gà mổ lợn, mấy ông nông dân chậm hơn một chút thì bày biện bàn ghế ra sân đình, chuẩn bị mở tiệc liên hoan. Cánh các bà các chị thì lo từ việc bếp núc nấu nướng đến đun nước pha chè. Đám trẻ nhỏ thì lăng xăng chạy xung quanh, reo hò mừng vui khiến cho bầu không khí càng thêm phần náo nhiệt. Mà không chỉ có dân làng bận rộn, ngay cả mấy anh lính trong đoàn vinh quy lúc này cũng giúp một chân một tay để cho công việc được hoàn tất nhanh hơn.
Và trong cái lúc cả làng còn đang tất bật rộn ràng chuẩn bị mở tiệc, thì trưởng thôn Nguyễn Bảo lại đang ngồi đối diện với con trai mình, cặn kẽ thăm hỏi:
“Phong này, hồi sáng bố vừa nhận được thánh chỉ ban hôn rồi.”
“Dạ, vâng!”
“Thế là con sắp thành phò mã rồi phải không?”
“Vâng!”
“Thế còn hôn ước giữa nhà với nhà thầy Ngôn thì sao?”
“Chuyện này thì, con nghĩ là để qua Tết rồi hãy nói.”
“Cái gì? Để qua Tết làm sao được? Sáng nay thánh chỉ đã tuyên nhà ta phải chuẩn bị sính lễ rồi kia kìa?”
“Ơ, chẳng nhẽ chuyện sính lễ có gì khó khăn hả bố?”
“Không có gì khó cả! Nhà vua cũng không yêu cầu quá cao, thế nhưng mà… Nhưng mà còn cái hôn lễ với nhà thầy Ngôn nữa, con tính làm sao? Mà thôi, dù sao con cũng lớn rồi, bố cũng không can thiệp vào chuyện riêng của con nữa, con muốn chọn cưới ai thì cứ chọn!”
“Ơ kìa, sao lại phải chọn hả bố?”
“Thế chứ chẳng nhẽ anh định cưới cả hai? Anh có biết làm thế là phạm tội bất kính với hoàng đế không hả?”
“Thì ra là bố lo về chuyện này! Ha ha, không sao đâu bố ạ, hoàng thượng cũng cho phép con cưới cả hai người rồi.”
“Hả, lại còn có chuyện như thế nữa cơ à? Anh nói rõ ra cho bố nghe thử xem nào?”
“À, chuyện là thế này…”
Thế rồi, Nguyễn Phong kể lại toàn bộ mọi chuyện với Nguyễn Bảo. Sau khi nghe xong, ông khẽ thở phào một hơi rồi nói:
“Thôi, thế là may rồi. Chỉ tại cái bản thánh chỉ không nói rõ việc này, làm cho bố với ông ngoại con từ sáng đến giờ cứ lo lắng mãi.”
“Thôi bố ạ, giờ mọi chuyện đều rõ ràng rồi, bố cũng nên vui lên mới phải chứ.”
“Ừ, con nói đúng!”
Vừa lúc ấy, từ phía ngoài sân đình chợt có người hớt hải chạy vào tìm Nguyễn Bảo. Người này hóa ra lại chính là mẹ của Tiểu Yến. Vừa nhìn thấy Nguyễn Phong, bà liền vội nói:
“Phong à, cháu mau giúp cô đi tìm Yến với. Cô chạy đi tìm khắp cả làng rồi mà vẫn không thấy con bé đâu. Không biết con bé nó đi đâu rồi nữa!”
Khi những tia sáng lưa thưa của ban ngày đã sắp tan biến, và đâu đó đã vọng lại tiếng bìm bịp kêu chiều; thì ngay tại giữa chốn rừng núi Cửu Long, trong một thôn làng nho nhỏ mang tên Vĩnh Thái lại đang diễn ra một sự kiện vô cùng náo nhiệt: lễ vinh quy!
Mặc dù đoàn sĩ tử vẫn còn chưa vào đến làng, và phiên chợ chiều thì còn chưa kết thúc; ấy thế nhưng, dân làng lúc này đã bỏ hết những công việc còn đang dang dở để mà đổ dồn ra đường, để mà chen chúc nhau xếp thành từng hàng dài dọc theo hai bên con đường cái, để mà vươn cổ ngước nhìn về phía xa xa, nơi mà tiếng chiêng tiếng trống đang vọng lại thành từng hồi rộn rã.
Đây đó thi thoảng vang lên một hồi tiếng con nít reo hò, này kia lại không ngừng xì xào tiếng bàn tán của các bà các chị. Và có lẽ, chủ đề chung cho tất cả những câu chuyện phiếm của dân làng trong lúc này lại chính là cái tin về hai bản thánh chỉ mới được tuyên lúc sáng, hay nói đúng hơn là về bản thánh chỉ thứ hai: bản thánh chỉ ban hôn. Thành ra, điều mà người ta chờ mong nhất lại chẳng phải là cái lễ vinh quy mấy chục năm không được một lần kia, cũng chẳng phải là thành tích của những sĩ tử còn lại hay là bất cứ điều gì khác. Vào giây phút này, điều mà người dân làng Vĩnh Thái muốn thấy nhất chính là bộ dáng của Nguyễn Phong – chàng rể mới của nhà vua.
Và, dân làng cũng chẳng phải đợi quá lâu, bởi đoàn vinh quy lúc này đã tiến vào đến cổng làng. Đi đầu là hai người lính lệ tay cầm cờ, vừa đi vừa cất tiếng rao truyền về thành tích của các sĩ tử. Ngay phía sau bọn họ là bốn con ngựa quý được thắng lên những bộ yên cương đầy uy nghi, mà người cưỡi chúng cũng là những nhân vật chính của nghi lễ vinh quy ngày hôm nay – những sĩ tử đã đỗ đạt công danh trong kỳ thi vừa rồi. Ở cái thôn làng hẻo lánh này, hiếm hoi lắm mới có được một lần sĩ tử vinh quy. Ấy vậy mà xem ra, dân làng Vĩnh Thái năm nay có thể nói là nở mày nở mặt, bởi ngoại trừ ba anh em Nguyễn Phong ra thì trong làng còn có hai sĩ tử nữa cũng đỗ được danh tiến sĩ. Chỉ có điều, Trần Duy lại không quay về cùng đoàn lễ vinh quy lần này, thế nên trong đoàn lễ cũng chỉ có bốn con ngựa quý ấy mà thôi.
Ở vị trí sau cùng là một đoàn binh sĩ giáp trụ chỉnh tề, người nào người nấy sắc mặt nghiêm túc cẩn thận, tay lại để sẵn trên cán đao bên hông, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nhiệm vụ của đoàn binh sĩ này chính là hộ tống cho các sĩ tử về đến quê nhà, chẳng qua, trong cái thời đất nước an bình như thế này thì nhiệm vụ của bọn họ cũng đơn giản hơn nhiều.
Đoàn sĩ tử vừa đi vào làng, bà con hai bên đường đã lập tức cất tiếng hò reo chúc mừng, thi thoảng lại còn có vài đứa nhóc chạy theo hai bên đội nghi lễ, hy vọng được lây một chút vinh quang để sau này cũng có ngày vinh quy. Nhìn vào những gương mặt thân quen đang rạng rỡ với lời chúc tiếng cười, nhìn vào bóng lưng mấy đứa nhóc đang vươn cao đôi cánh ước mơ, trong lòng những kẻ vinh quy không khỏi nảy sinh chút cảm giác khó nói thành lời. Trong lúc này, bọn họ hẳn là đang cảm thấy tự hào vì những gì mình đã đạt được, hoặc cũng có thể là họ đang cảm thấy vinh hạnh vì đã đền đáp được sự kỳ vọng của hàng xóm láng giềng. Hay có lẽ, đơn giản hơn một chút, trong lòng bọn họ giờ này đang trào dâng một thứ tình yêu nồng nàn đối với quê hương, đối với mảnh đất chôn rau cắt rốn đã gắn bó từ khi còn thơ bé.
Trong số bốn sĩ tử vinh quy, có lẽ chỉ có mình Nguyễn Phong là còn giữ được vẻ bình tĩnh cho đến lúc này. Nhưng đó cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi, bởi cõi lòng hắn giờ đây đang thổn thức với muôn vàn thứ cảm xúc khó có thể diễn tả. Những tình cảm ấy có khác nào từng cơn sóng, đang không ngừng vỗ vào bờ là tâm trí của Nguyễn Phong. Và, trong những giây phút như thế thì chẳng riêng gì hắn mà bất cứ ai cũng cần có một người để sẻ chia, để ghi nhớ, để mãi lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp sẽ đi theo suốt cuộc đời này. Nguyễn Phong biết, cha và ông nội hắn giờ này có lẽ đã ra ngoài sân đình để chuẩn bị cho lễ vinh quy rồi, thế nên, hắn lại càng mong được nhìn thấy một bóng dáng nhỏ gầy mà nhu mì, yểu điệu đã khắc sâu trong tâm trí hắn bấy lâu. Ấy vậy mà, mặc cho hắn tìm kiếm suốt cả chặng đường lại vẫn chẳng thể nào nhìn thấy dáng hình nhung nhớ ấy, và ngay cả lúc đi qua ngôi trường học giữa làng, hắn cũng chẳng thể tìm thấy được một ánh mắt nụ cười thân quen đã khiến tâm trí hắn bao lần xốn xang.
Đúng như người ta vẫn nói, kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng lại càng lớn. Khi mà đoàn sĩ tử đã sắp đi hết một vòng quanh làng, thì cái nỗi niềm chờ mong trong lòng Nguyễn Phong cũng đã dần chuyển thành sự lo lắng và nhớ nhung. Nét hào hứng của một sĩ tử được vinh quy đã chẳng còn đọng lại mấy phần trên khuôn mặt hắn, trái lại, hắn chỉ lặng lẽ đưa ánh mắt nhìn về khoảng trời đêm xa xa, mơ hồ dõi theo một cánh dơi đêm lẻ loi cô độc.
Làm bạn với Nguyễn Phong đã lâu, Văn Thái rất nhanh đã phát hiện ra vẻ khác thường của người anh em kết nghĩa này. Khẽ thúc ngựa tiến lại gần, hắn hạ thấp giọng mà hỏi Nguyễn Phong:
“Này đại ca, anh làm sao thế? Lúc trước chẳng phải anh chờ mong giây phút vinh quy này lắm cơ mà, giờ phải vui lên đi chứ, sao lại cứ bí xị ra thế kia?”
“Ừ!”
“Anh đang tìm Tiểu Yến à?”
“Ừ.”
“Ừ cái gì mà ừ? Ngày vui thì phải cười lên chứ, cứ lẩn thẩn bần thần thế kia thì còn nhìn thấy được ai nữa? Tôi vừa mới thấy Tiểu Yến đang đứng kia kìa, anh không thấy hay sao?”
“Đâu, Tiểu Yến đang đứng đâu?”
“Đi qua rồi! Chờ tí nữa đến lúc trong làng mở tiệc ăn mừng, thế nào mà hai người chả gặp lại nhau. Huống hồ, cả một năm vừa rồi không được gặp mặt, giờ đợi thêm có vài tiếng cũng khó khăn thế à?”
Nói rồi, Văn Thái lại khẽ vỗ vai Nguyễn Phong mà nói:
“Hôm nay Trần Duy đã không tham gia vào nghi lễ vinh quy được rồi, còn có hai anh em mình thì phải vui hộ cả phần của cậu ấy nữa chữ. Thôi, anh xem mà chấn chỉnh lại tinh thần cho vui lên đi.”
“Ừ, cậu nói cũng phải. Cảm ơn!”
“Anh em với nhau mà còn nói lời đấy à? Mà thôi, cũng sắp đến đình làng rồi đấy.”
Nói đến đây, Văn Thái lại thúc ngựa tiến về phía trước một bước, vừa đi vừa chắp tay chào bà con xóm giềng. Nguyễn Phong cũng thôi không suy nghĩ vẩn vơ nữa, thoáng cái đã chỉnh lại tư thế của bản thân, lưng dựng thẳng, hai mắt nhìn về phía trước để lộ rõ sự tập trung và tự tin.
Vừa lúc ấy, đoàn sĩ tử cũng đã đi đến trước cửa đình làng. Trong sân đình, trưởng thôn Nguyễn Bảo đã sớm đứng chờ sẵn. Phía sau ông còn có gần chục vị bô lão đã mặc lễ phục chỉnh tề, thần thái ai nấy đều kính cẩn trang nghiêm nhưng vẫn khó dấu được vẻ mừng vui. Tuy nhiên, nếu cẩn thận để ý thì sẽ phát hiện ra, trong giờ phút này mà trưởng thôn Nguyễn Bảo vẫn khẽ cau mày, như thể trong lòng ông còn đang có điều lo lắng.
Bắt đầu nghi lễ, trưởng thôn tiến lên dâng ba nén hương, sau đó ông liền đọc một bài sớ dài để trình bày về thành tích của các sĩ tử với thần lình cai quản xứ này. Chờ khi bài sớ kết thúc, các vị bô lão mới lần lượt tiến lên dâng hương, tiếp theo là đến các sĩ tử được vinh quy, rồi cuối cùng tất cả mọi người đều chắp tay vái ba vái để hoàn tất nghi lễ.
Gần như chỉ chờ có vậy, dân làng liền lập tức hò reo ăn mừng. Cánh thợ săn nhanh tay nhanh chân thì đi mổ gà mổ lợn, mấy ông nông dân chậm hơn một chút thì bày biện bàn ghế ra sân đình, chuẩn bị mở tiệc liên hoan. Cánh các bà các chị thì lo từ việc bếp núc nấu nướng đến đun nước pha chè. Đám trẻ nhỏ thì lăng xăng chạy xung quanh, reo hò mừng vui khiến cho bầu không khí càng thêm phần náo nhiệt. Mà không chỉ có dân làng bận rộn, ngay cả mấy anh lính trong đoàn vinh quy lúc này cũng giúp một chân một tay để cho công việc được hoàn tất nhanh hơn.
Và trong cái lúc cả làng còn đang tất bật rộn ràng chuẩn bị mở tiệc, thì trưởng thôn Nguyễn Bảo lại đang ngồi đối diện với con trai mình, cặn kẽ thăm hỏi:
“Phong này, hồi sáng bố vừa nhận được thánh chỉ ban hôn rồi.”
“Dạ, vâng!”
“Thế là con sắp thành phò mã rồi phải không?”
“Vâng!”
“Thế còn hôn ước giữa nhà với nhà thầy Ngôn thì sao?”
“Chuyện này thì, con nghĩ là để qua Tết rồi hãy nói.”
“Cái gì? Để qua Tết làm sao được? Sáng nay thánh chỉ đã tuyên nhà ta phải chuẩn bị sính lễ rồi kia kìa?”
“Ơ, chẳng nhẽ chuyện sính lễ có gì khó khăn hả bố?”
“Không có gì khó cả! Nhà vua cũng không yêu cầu quá cao, thế nhưng mà… Nhưng mà còn cái hôn lễ với nhà thầy Ngôn nữa, con tính làm sao? Mà thôi, dù sao con cũng lớn rồi, bố cũng không can thiệp vào chuyện riêng của con nữa, con muốn chọn cưới ai thì cứ chọn!”
“Ơ kìa, sao lại phải chọn hả bố?”
“Thế chứ chẳng nhẽ anh định cưới cả hai? Anh có biết làm thế là phạm tội bất kính với hoàng đế không hả?”
“Thì ra là bố lo về chuyện này! Ha ha, không sao đâu bố ạ, hoàng thượng cũng cho phép con cưới cả hai người rồi.”
“Hả, lại còn có chuyện như thế nữa cơ à? Anh nói rõ ra cho bố nghe thử xem nào?”
“À, chuyện là thế này…”
Thế rồi, Nguyễn Phong kể lại toàn bộ mọi chuyện với Nguyễn Bảo. Sau khi nghe xong, ông khẽ thở phào một hơi rồi nói:
“Thôi, thế là may rồi. Chỉ tại cái bản thánh chỉ không nói rõ việc này, làm cho bố với ông ngoại con từ sáng đến giờ cứ lo lắng mãi.”
“Thôi bố ạ, giờ mọi chuyện đều rõ ràng rồi, bố cũng nên vui lên mới phải chứ.”
“Ừ, con nói đúng!”
Vừa lúc ấy, từ phía ngoài sân đình chợt có người hớt hải chạy vào tìm Nguyễn Bảo. Người này hóa ra lại chính là mẹ của Tiểu Yến. Vừa nhìn thấy Nguyễn Phong, bà liền vội nói:
“Phong à, cháu mau giúp cô đi tìm Yến với. Cô chạy đi tìm khắp cả làng rồi mà vẫn không thấy con bé đâu. Không biết con bé nó đi đâu rồi nữa!”
Bình luận truyện