Cả Nhà Đều Là Dân Xuyên Không, Chỉ Có Tôi Là Dân Bản Xứ
Chương 28: Về nhà cũ
Editor: Cơm Nắm Nhỏ
__________
Lễ Quốc khánh.
Ngày này cũng náo nhiệt không kém ngày Tết chút nào.
Một số thành phố lớn còn chiêng trống náo nhiệt vang trời. Trong nhà xưởng cũng có đội văn nghệ diễn kịch; còn ở nông thôn tuy không náo nhiệt vậy nhưng cũng được nghỉ làm. Cơ bản đều sẽ có người chiếu phim điện ảnh dưới nông thôn.
Phim cũng không nhất định chiếu ở thôn họ nhưng cùng trong một Công Xã sẽ có một hai thôn chiếu phim. Mà ngày này mọi người đều không màng vất vả, xa mấy cũng đi xem.
Như năm ngoái bọn họ phải đi ba giờ mới tới nơi chiếu phim điện ảnh đó.
Phim điện ảnh xem hay như vậy sao có thể có người không thích chứ?
Chắc chắn không có ai.
Năm ngoái toàn bộ người trong thôn đều đi xem phim điện ảnh, trong thôn cũng không thể không có ai, đại đội trưởng làm lãnh đạo đành từ bỏ cơ hội. Gần như là một người trông cả thôn. Nếu không phải còn có mấy người già thực sự bất động không thể đi được thì đứng là chỉ mình anh cô đơn.
Nhưng năm nay thì khác, anh quả thực rất may mắn.
Anh gặp may bốc được thẻ đỏ, phim điện ảnh được chiếu ở thôn họ.
Từ sáng sớm, mọi người trong thôn đã bàn luận chuyện này, đắc ý vì thôn mình chiếu phim điện ảnh, đây là một việc rất đáng khoe ra. Chuyện này bọn họ có thể bàn tán cả một mùa đông đó! Có một số họ hàng nhà họ cũng sẽ chuẩn bị qua. Sớm qua chút cũng có thể chiếm một vị trí tốt.
Nếu không chỉ có thể ngồi tít đằng sau.
Cả sáng, các bạn nhỏ chơi diều hâu bắt gà, Hạ Gia đã bắt đầu mất hồn mất vía, không ngừng nhìn xung quanh.
Đào Đào: “Gia Gia nhìn gì vậy?”
Hạ Gia: “Hôm nay ba mẹ em được nghỉ đó.”
Lễ Quốc khánh mọi người đều được nghỉ, ông bà và ba mẹ cậu cũng sẽ được nghỉ. Mấy hôm trước lúc ba cậu rời đi đã nói tối nay sẽ về thôn.
Cậu nhóc rất mong chờ.
Đào Đào: “Ba mẹ em đi từ huyện về cũng khá xa đó, chị chưa đi bao giờ nhưng nhất định sẽ tốn nhiều thời gian nên không về sớm vậy đâu. Gia Gia không cần gấp.”
Cô bé nắm chặt tay Gia Gia nói: “Nào, lần này cho em làm gà nhỏ.”
Hạ Gia ngẩng khuôn mặt nhỏ trắng nõn lên nói: “Chị Đào Đào ơi, em muốn làm diều hâu cơ.”
Đào Đào: “Được rồi, anh Tiểu Lãng ơi, Gia Gia muốn làm diều hâu.”
Hứa Lãng: “Vậy anh sẽ làm gà mái già, he he. Hạ Gia, anh cũng không sợ em đâu!”
Hạ Gia vui vẻ, khóe miệng cười tủm tỉm: “Em muốn ăn luôn gà nhỏ của anh.”
Hứa lão tam vừa bước ra cửa nghe thấy vậy thì trượt chân, nhìn Hạ Gia một lời khó nói hết.
Nhưng anh cũng không quấy rầy bọn trẻ mà cầm đồ đi ra ngoài.
Hạ Gia giơ tay lên để gần miệng làm bộ dạng giống lão hổ: “Ngaooooooo”
“Anh không sợ đâu nha!”
Không lâu sau, trong ngõ nhỏ liền vâng lên tiếng hú hét của bọn trẻ.
Đào Đào làm con gà con cuối cùng còn sống sót, nguy hiểm trùng trùng. Đột nhiên nhìn thấy chị họ Chân Chân nhà bác cả qua đây.
“Đào Đào ơi?” Chân Chân đừng một bên nhìn bọn họ chơi xong, thấy Đào Đào vì thất thần nên bị bắt, gọi nhỏ tên cô bé.
Đào Đào chống nạnh, dẩu miệng lên nói: “Chị Chân Chân làm em bị bắt rồi!”
Hứa Chân Chân nói lí nhí: “Vậy, chị xin lỗi nhé.”
Đào Đào: “…………………..”
Cô bé phóng khoáng vung tay nói: “Thôi, em đại nhân đại lượng không trách chị.”
Cô bé kỳ quá nhìn Hứa Chân Chân, hỏi: “Chị Chân Chân qua đây có việc gì sao ạ?”
Hai con của nhà bác cả cô bé là chị Chân Chân và anh Tuyết Tùng đều rất rất giống bác trai bác gái, nói không nhiều, làm người cũng thật thà.
Nhưng Đào Đào cũng không thích chơi cùng anh chị họ, vì cô bé quá hoạt bát.
À, còn có chút lười biếng, anh chị họ chăm chịu chịu khó tất nhiên cũng không thích chơi cùng cô bé.
Đào Đào vẫn biết tự mình hiểu lấy.
Hứa Chân Chân: “Nhà chú thím hai đã về rồi, bà nội bảo chị tới gọi nhà em về nhà ăn cơm trưa.”
Đào Đào ‘à’ một tiếng, quay đầu tìm ba mình, cô bé đung đưa bím tóc nói: “Ơ ba em đâu rồi nhỉ? Vừa nãy còn ở đây mà.”
Hạ Gia lập tức nói: “Em có thấy đó, bác ấy đi bộ rồi.”
Đào Đào bừng tỉnh đại ngộ, nói với các bạn mình: “Vậy mọi người chơi trước đi nhé, em đưa chị Chân Chân về nhà đã.”
Mấy bạn nhỏ đều nói: “Được!”
Đào Đào nắm tay Hứa Chân Chân nói: “Chúng ta đi thôi.”
Hai người vòng vào sân, Hứa Chân Chân cũng không sang đây nhiều, mỗi lần sang cơ bản đều là tìm Hứa Nhu Nhu, cô bé tò mò nhìn ngựa gỗ, khó hiểu, lần trước tới cũng không có vật này.
Sinh nhật Đào Đào là tháng 6, bây giờ đã là tháng 11, có thể thấy được cô bé thực sự không sang đây thường xuyên.
Đào Đào: “Đây là quà ba em tặng em đó, chị Chân Chân cũng có thể ngồi một chút. Nhưng chị Chân Chân lớn rồi, phải cẩn thận nhé.”
Hứa Chân Chân nhìn qua, lắc đầu nói: “Cái này quá nhỏ không vừa với chị, cảm ơn Đào Đào nhé.”
Đào Đào lắc đầu: “Không cần khách khí!”
“Chân Chân, sao cháu lại qua đây?” Hiếm khi được nghỉ, trong nhà cũng có không ít việc, Thường Hỉ đang chuẩn bị mang quần áo ra sông giặt.
Hứa Chân Chân lại nói lại lần nữa, bổ sung nói: “Bà nội bảo nhà thím sang sớm chút để nấu cơm ạ.”
Bởi vì Thường Hỉ nấu ăn ngon nên mỗi lần nhà cũ có tiệc đều là Thường Hỉ tới đứng bếp. Nhưng dù vậy bà Hứa vẫn phải chú ý chút. Dù sao con trai thứ ba của bà ý như con lừa, nếu không nói lời hay sẽ cứ lải nhải suốt.
Thường Hỉ gật đầu: “Được, lát nữa nhà thím sẽ sang.”
“Vâng ạ.” Hứa Chân Chân nhìn thoáng qua trong nhà, không thấy Hứa Nhu Nhu thì hỏi: “Chị Nhu đâu rồi ạ?”
Thường Hỉ: “……”
Hứa Đào Đào: “……”
Hứa Chân Chân hoàn toàn không phát hiện mình gọi sai, có chút thẹn thùng nhìn thím ba.
Thường Hỉ phản ứng lại: “Nhu Nhu đưa Hứa Nguyệt với Bảo Sơn lên núi rồi, chắc chút nữa sẽ về.”
Hứa Chân Chân ‘vâng’ một tiếng, nói: “Vậy cháu về trước đây ạ.”
Hứa Chân Chân là con gái lớn của bác cả, lớn tuổi nhất, cũng đã mười bốn, gương mặt cũng không giống chị em với Đào Đào. Một người mới 6 tuổi, trên mặt vẫn còn tính trẻ con. Còn cô bé đã có chút bóng dáng thiếu nữ rồi.
Nhưng dù là cháu gái lớn nhất trong nhà thì đôi khi cô bé cũng không chú ý mà gọi Hứa Nhu Nhu là ‘chị Nhu’ như người ta.
Ai bảo Hứa Nhu Nhu quá lợi hại chứ!
Cô bé nghe nhiều nên thỉnh thoảng cũng gọi sai.
Hứa Chân Chân đi rồi, Đào Đào mới nói nhỏ với mẹ mình: “Mẹ ơi, mẹ có cảm thấy chị Chân Chân có chút ngốc nghếch không?”
Cô bé khua tay múa chân: “Mẹ xem, chị Chân Chân lớn như vậy, chị của con còn nhỏ hơn chị ấy mấy tuổi mà chị họ còn gọi chị con là ‘Chị Nhu’.”
Thường Hỉ cười: “Chỉ có con thông minh.”
Đào Đào: “Con rất thông minh mà.”
Cô bé chính đáng nói: “Rõ ràng chị Chân Chân mới là chị họ mà.”
Thường Hỉ ‘ừ’ một tiếng, nói: “Chị ấy là không chú ý mới gọi sai, Đào Đào cũng đừng cười chị ấy nhé.”
Hứa Đào Đào lắc đầu cười tủm tỉm: “Con không đâu.”
Cô bé là trẻ con nhưng cũng là đứa trẻ ngoan ngoãn đó!
Chê cười người khác?
Không bao giờ có chuyện đó!
“Con là Đào Đào ngoan mà.”
Thường Hỉ ‘ừ’ một tiếng, nói: “Vậy Đào Đào giúp mẹ một việc nhé, con đi sang nhà thím Quế Hoa nói với thím ấy giúp mẹ là chút nữa mẹ đi sang nhà cũ nên không ra sông giặt đồ với các thím ấy được.”
Đào Đào trả lời vang dội: “Vâng ạ!”
Cô bé chạy thình thịch ra ngoài.
Thường Hỉ nhìn bộ dạng thấp lè tè của cô bé thì nghĩ thầm: đứa nhỏ này ăn nhiều mà hoạt động cũng không ít vậy sao mà không cao được nhỉ? Chẳng biết ăn xong đi đâu hết rồi.
Nếu muốn về nhà cũ ăn cơm thì cũng không thể không mang gì theo, nhà họ có năm người, cũng ăn không ít. Nếu đã ăn riêng thì phải tính toán rõ ràng. Thường Hỉ đi vào kho chuẩn bị ít lương thực đủ cho năm người ăn, lại lấy thêm cà tím, dưa chuột trong bình, sau đó lại mở vại tương ra.
Ở triều đại mà Thường Hỉ sinh sống đời trước, hoàng đế khai quốc cũng là chân trần đánh thiên hạ, xuất thôn cũng từ nông dân mà ra.
Cũng vì vậy nên dù đã làm hoàng đế thì ông ấy vẫn yêu thích đồ ăn dân gian. Nhất là các loại tương. Dù là thời nào thì Ngự Thiện Phòng cũng phải làm theo sở thích của vua. Cho nên Ngự Trù nào cũng phải có chút tay nghề làm tương.
Thế nên Thường Hỉ gia học sâu xa cũng không ngoại lệ.
Nhà họ có đủ loại tương.
Chị mở ra bình tương nấm và tương thịt vụn.
Thịt vun này là dùng thịt lợn rừng lần trước làm. Lúc đó được chia những ba mươi cân, nhưng thời tiết cũng nóng, không hợp để lâu. Nên Thường Hỉ làm chút thịt khô, còn lại làm tương thịt vụn.
Làm tương thịt vụn cũng chẳng phải chỉ có mỗi thịt, mà còn có các loại phối liệu khác trộn vào, có rất nhiều nên đến giờ nhà họ cũng chưa ăn hết.
Quà như vậy cũng đã tính là tốt rồi.
Bọn trẻ đều không ở nhà, Thường Hỉ khóa kỹ cửa, xách rổ đựng đồ đi ra ngoài. Đi tới đầu hẻm thì giao cho Đào Đào nhiệm vụ đứng đây chờ mọi người cùng sang, sau đó đi về phía nhà cũ.
Hứa Lãng cười thần bí đứng cạnh Đào Đào, nói nhỏ: “Anh thấy mẹ em cầm tương thịt vụn đó.”
Mấy bạn nhỏ khác gật đầu, nhưng dù có không nhìn thấy thì họ cũng ngửi thấy mùi thơm.
Đào Đào xua tay, nói: “Vì nhà em sang nhà bác cả ăn cơm.”
Đào Đào phình mặt, phiền muộn than thở với các bạn nhỏ: “Xong rồi, hôm nay lại phải ăn cơm cùng chị họ Uyển Đình rồi.”
Về người chị họ Uyển Đình này, các bạn của Đào Đào đều biết rất rõ ràng, sôi nổi làm vẻ mặt đau răng. Nhưng người nhập bọn sau là Hạ Gia thì không hiểu gì, hoang mang nhìn mọi người.
Cậu nhóc kỳ quái hỏi: “Người đó rất xấu nên sẽ bắt nạt chị Đào Đào ạ?”
Cậu nhóc lập tức nắm chặt bàn tay nhỏ lại.
Đào Đào: “Cũng chẳng bắt nạt chị bao giờ.”
Cô bé nhíu mày thành hình chữ bát ‘八’, nói: “Em không hiểu được đâu!”
Hứa Lãng: “Anh đã từng được cảm nhận một lần…………”
Cậu nhóc run run bả vai nói: “Lúc ấy cả người anh đều nổi da gà, dù sao chúng ta với người ta là không giống nhau.”
Hứa Lãng nói tiếp: “Chị em họ của anh đều là người thành phố, Gia Gia cũng là người thành phố nhưng mọi người đều không giống chị ấy.”
Nếu Hứa Lãng mới được cảm nhận thì làm người thân, Mậu Lâm bắt đầu xoa cánh tay nổi đầy da gà của mình, nói: “Thực sự đó, em không biết thôi, quá khổ cực.”
Nghe vậy, Hạ Gia rất tò mò.
Cậu nhóc hỏi: “Vậy, rốt cuộc là dáng vẻ thế nào chứ?”
Mấy bạn nhỏ nhìn nhau, nhất thời không diễn tả được dáng vẻ đó ra sao.
Quả nhiên bọn họ học quá ít.
Đào Đào ngẫm nghĩ một chút rồi vỗ tay nói: “Chị có ý này! Ha là bọn chị diễn lại cho em xem nhé?”
Cô bé nghiêm túc nói: “Để chị giả làm chị Uyển Đình.”
Mậu Lâm: “Để anh giả làm chính mình đi.”
Hứa Lãng nắm chặt tay Hạ Gia, lại túm luôn Hải Phong và Hải Lãng, nói: “Chúng ta là người xem.”
Hạ Gia: “Được!”
Cậu nhóc trịnh trọng nhìn về hai người bạn mình đang bắt đầu biểu diễn.
Mậu Lâm: “Chúc chị họ ăn Tết vui vẻ.”
Đào Đào nhìn lại, nói: “Mồng một mới chúc ăn Tết vui vẻ, hôm nay cũng đã mồng ba rồi, em còn chúc làm gì.”.
Tốc độ nói của cô bé chậm hơn, thanh âm cũng đều đều.
Mậu Lâm lập tức nhìn ‘chị Uyển Đình’ sợ hãi.
Cậu nói: “Cái đó, chỉ là em tùy tiện hỏi thôi mà! Vẫn phải chúc mà.”
Đào Đào tiếp tục diễn: “Chúng ta ngang vai vế, dù em có chúc cũng không được cho lì xì đâu.”
Mậu Lâm cười khổ nhìn về phía các bạn mình, mấy bạn nhỏ cùng nghĩ giống nhau, xoa cánh tay nổi đầy da gà của mình.
Mậu Lâm hít sâu một hơi, lại như vui vẻ hỏi: “Chị họ ơi, năm nay chị đi học đúng không, tới trường có vui vẻ không?”
Đào Đào nhìn trái lại nhìn phải, chạy nhanh đi khiêng một cục đá to tới đây đặt xuống, còn tự mình đứng lên trên cục đá, từ trên cao liếc xuống nhìn Mậu Lâm một cái, nói: “Trường học là nơi để học tập chứ đâu phải chỗ chơi mà vui vẻ.”
Mậu Lâm: “Em chỉ tùy tiện hỏi thôi mà.”
Đào Đào: “Em cũng đâu đi học, em tùy tiện hỏi làm gì.”
Mậu Lâm có chút không nói lên lời, tiếp tục nói: “Em cũng muốn đi học mà!”
Đào Đào vẫn trưng biểu cảm ghét bỏ nói: “Nhưng mà bây giờ em vẫn chưa đi học. Tiểu học của bây giờ cũng không phải tiểu học sau này; tiểu học trong thành phố cũng không giống tiểu học nông thôn, em hỏi thăm trước làm gì?”
Mấy bạn nhỏ đứng xem lại yên lặng xoa cánh tay.
Mậu Lâm thở dài một tiếng, chủ động thay đổi hoàn cảnh.
“Chị họ ơi, chúng ta cùng chơi nhảy ô đi?”
Hứa Đào Đào lạnh nhạt nói: “Chị là con gái, lại còn mặc váy, nhảy ô không nhã nhặn, em có ý gì vậy?”
Mậu Lâm: “………………Hít..tttttttttttttt.”
Cậu nhóc tiếp tục: “Chị họ, chúng ta chơi ném bánh nhân đậu được không?”
Hứa Đào Đào: “Hôm nay chị mặc quần áo mới, bánh nhân đậu bẩn như thế, nếu ném vào người chị thì phải làm sao? Em có ý gì vậy?”
Mậu Lâm: “Vậy, chị họ, chúng ta lên núi hái quả dại được không?”
Mặt Hứa Đào Đào lạnh nhạt như sắp đóng băng: “Trên núi có động vật hoang dã, thế mà em còn rủ chị lên núi, em có ý gì thế?”
…………..
Các bạn nhỏ chấn kinh!
Mắt Hạ Gia trợn to, ngây người ra.
Mậu Lâm cuối cũng cũng không chịu được nữa: “Thôi không diễn nữa, anh thấy quá vất vả!”
Đào Đào thở ra một hơi, mềm nhũn nói: “Em cũng thế quá vất vả!”
Cô bé ngồi trên cục đá, nói: “Chị Uyển Đình nhà chị là như vậy đó.”
Chị họ Uyển Đình chẳng bắt nạt người khác, cũng chẳng đối xử không tốt với bọn họ, nhưng mà bọn họ cảm thấy quá mệt mỏi.
Đào Đào nói: “Chút nữa em phải sang nhà bà nội.”
Tưởng tượng đến tình huống tiếp theo, Đào Đào gục đầu xuống.
Mấy bạn nhỏ đồng tình nhìn cô bé, trong đó Mậu Lâm là đồng tình nhất.
Cậu nhóc vỗ vai em họ, nói: “Cố gắng lên, chỉ qua ăn cơm trưa thôi rồi em lại về mà.”
Đào Đào: “Em còn nhỏ tuổi mà đã phải trải nghiệm sự việc không đúng lứa tuổi rồi.”
Mậu Lâm: “Đào Đào đừng sợ, anh cho em ăn kẹo.”
Cậu nhóc nghĩ tới nghĩ lui, mới nghĩ tới mình cũng chẳng phải đứa trẻ có kho báu bánh kẹo. Nhưng Mậu Lâm cũng chẳng ngượng ngùng mà nói: “Bây giờ anh không có kẹo, chờ bà nội cho thì anh sẽ phần cho em.”
Đào Đào mắt sáng lấp lánh: “Cảm ơn anh họ.”
Hứa Lãng cũng nói: “Nếu anh có kẹo thì anh cũng sẽ cho em.”
Hải Phong & Hải Lãng: “Bọn anh cũng vậy.:
Nếu có kẹo, bọn họ đều muốn chia cho Đào Đào.
Đào Đào đáng thương quá.
Bọn họ không có người chị họ như vậy.
Hạ Gia nghiêm túc nói: “Chị Đào Đào chờ em chút.”
Cậu nhóc quay người chạy đi.
Đào Đào: “Em ấy làm gì vậy?”
Hứa Lãng: “Chúng ta đi theo em ấy đi.”
Mấy bạn nhỏ lẽo đẽo theo Hạ Gia tới nhà ông Hạ, Hạ Gia lấy ra kho báu của mình, nói: “Đào Đào ơi, cho chị này.”
Thì ra Hạ Gia có một túi kẹo hạt mè, đếm một chút cũng có khoảng năm, sáu miếng.
Hơn nữa, đây là kẹo hạt mè nguyên tảng, to bằng nửa bàn tay bọn họ.
Thoáng chốc, các bạn nhỏ nói không ra lời, đôi mắt đều dính lấy kẹo hạt mè. Bọn họ chưa từng thấy nhiều kẹo hạt mè như vậy. Hạ Gia thật sự quá giàu có rồi!
Đôi mắt Đào Đào cảm động càng thêm long lanh: “Cảm ơn mọi người, em biết mọi người là bạn thân nhất của em mà.”
Xong, cô bé nói tiếp: “Nhưng mà chị không thể nhận được.”
Hạ Gia khó hiểu.
Đào Đào ép mình rời ánh mắt đi, Đào Đào a, em không thể thèm được!
Không thể thèm muốn đồ của bạn thân!
Cô bé nghiêm túc nói: “Đứa trẻ ngoan không thể lấy đồ quý của người khác. Đây là ba mẹ em cực khổ kiếm tiền mua được. Nếu chị lấy, ba mẹ em mà biết sẽ rất đau lòng. Hơn nữa, bạn tốt với nhau không thể lấy không được. Em cho chị đồ quý như vậy nhưng chị không thể cho em đồ quý gì. Anh trai chị nói, nếu không có tình cảm bình đẳng mà chỉ chiếm lợi về mình thì sẽ không lâu dài.”
Cô bé nói: “Chị muốn làm bạn bè cả đời với Gia Gia, nên chị không thể nhận đồ của em.”
Hạ Gia kinh ngạc trừng mắt, lông mi hơi rung động.
Đào Đào cười tủm tỉm: “Vậy Gia Gia có muốn làm bạn bè cả đời với chị không?”
Hạ Gia nghiêm túc: “Muốn ạ!”
Cậu bé càng thêm nghiêm túc hơn: “Em phải làm bạn bè tốt cả đời của chị Đào Đào.”
Hứa Lãng sang sảng nói: “Anh cũng muốn!”
“Anh cũng muốn.”
“Anh cũng vậy!”
Mấy bạn nhỏ đều bật cười vui vẻ.
Đào Đào: “Thế nên Gia Gia mau cất kẹo hạt mè đi.”
Hạ Gia lắc đầu cười hồn nhiên: “Chúng ta chỉ ăn hai cái thôi, cùng chia ra ăn có được không?”
Đào Đào rối rắm, kẹo to như vậy, hai cái cũng rất nhiều.
Cô bé lắc đầu: “Không cần đâu, như vậy quá nhiều.’
Hứa Lãng: “Ừ, nhiều quá, bọn anh không thể nhận được.”
Hạ Gia lập tức tiếp tục nói: “Vậy lấy một cái thôi, chúng ta mỗi người cắn một miếng nhé, được không?”
Kẹo hạt mè này rất to, dù mỗi người một miếng cũng chưa hết cái kẹo này. Mấy bạn nhỏ rối bời.
Đào Đào nghiêng đầu thì thấy anh họ mình chảy nước miếng.
Đào Đào: “……… Anh họ, sao anh vô dụng vậy.”
Mậu Lâm lau miệng, nói: “Chẳng phải anh thèm sao? Thèm thì thèm, làm gì có ai không thèm chứ. Nhưng mà anh cũng không lấy đâu.”
Hạ Gia: “Lấy một cái đi, chúng ta chia nhau, nếu anh chị không nhận, em rất đau lòng. Là bạn tốt nhất, phải cùng nhau làm bạn tốt tới già nhé!”
Đừng thấy cậu nhóc này bình thường chẳng nói nhiều, chỉ lẽo đẽo theo sau bọn họ chơi đùa. Nhưng muốn nói đạo lý thì vẫn có chút lợi hại.
Hứa Lãng và mọi người nhìn nhau, tựa như trải qua bão tố trong lòng, nói: “Vậy được, cảm ơn Gia Gia nhé.”
Hạ Gia vỗ ngực, cười tủm tỉm: “Không cần cảm ơn em, chúng ta là bạn tốt mà.”
Cậu nhóc nói: “Chị Đào Đào là con gái nên nhường chị Đào Đào ăn trước đó.”
Đào Đào liền cầm tay Hạ Gia, cắn một miếng kẹo, bọn họ cũng chẳng biết đắt rẻ sang hèn nhưng mà cũng biết rằng kẹo hạt mè vừa ngọt vừa thơm, càng nhai càng thơm ngon, ăn ngon nhất. Đào Đào nhai kẹo, cũng không bỏ được nuốt luôn.
Mấy bạn nhỏ khác cũng vậy, mọi người đều chậm rãi thưởng thức kẹo hạt mè.
Hương vị ngọt ngào này, quá tốt!
Mọi người tay cầm tay, cảm thấy làm trẻ con thật sự rất hạnh phúc.
Mà lúc này Thường Hỉ đã qua tới nhà cũ, chuẩn bị làm cơm trưa. Tuy rằng Thường Hỉ đứng bếp nhưng chị dâu cả và Hứa Chân Chân cũng trợ giúp. Đáng ra còn có cả thím dâu hai cũng ở đây nữa cơ.
Nhưng mà chị dâu cả mười phần ‘thấu hiểu’, không để thím dâu hai hỗ trợ.
Đúng lúc Hứa lão nhị muốn qua thăm nhà chú bác, vậy nên liền đưa cả vợ con đi cùng.
Không thể không nói, bọn họ vừa đi thì cả phòng bếp đều thở nhẹ nhõm một hơi.
Chị dâu cả nhìn Thường Hỉ xoẹt xoẹt cắt rau, nhỏ giọng giải thích: “Em dâu ba ơi, mọi người đều là em dâu chị, chị đối xử với hai em đều như nhau. Chị cũng chẳng phải là thiên vị em ấy, chỉ là…. chị…..”
Có chút lời nói không biết phải nói ra thế nào.
Cũng may là Thường Hỉ hiểu.
Chị gật đầu: “Em hiểu mà.”
Chị dâu cả thở ra nhẹ nhõm, chị sợ nhất là có lỗi với người khác.
Nếu Thường Hỉ có thể hiểu ý mình thì chị thấy an tâm rồi.
Bọn Đào Đào sợ hãi Uyển Đình, nhưng Uyển Đình cũng chẳng phải chui ra từ cục đá, trời sinh đã có tính này hoặc tự học thành tài. Mà hoàn toàn là do ——– ‘gia học sâu xa’.
Cách nói chuyện của cô không khác gì mẹ mình.
Nói tóm lại thì hai mẹ con người này không xấu.
Nhưng mà đây là một đôi mẹ con ‘miệng dao găm’.
(Thề với mọi người là tớ không dịch nổi từ ‘giang tinh’ theo convert ToT. Có bạn nào biết ‘bệnh giang tinh’ có nghĩa là gì thì comment để tớ sửa với nha)
Hơn nữa, 24 giờ lúc nào cũng có thể ‘phóng dao’.
“Nhà anh hai đêm nay ở lại đây à chị?” Thường Hỉ thuận miệng hỏi chuyện.
Chị vừa hỏi thì chị dâu cả………mặt dại ra.
Chị dâu cả trả lời: “Nhà họ, chắc là đêm nay nhà họ sẽ ngủ bên này.”
Nghe vậy, Thường Hỉ nhạy cảm phát hiện ra chị dâu cả như bị rút đi một nửa linh khí. Mà Hứa Chân Chân nhóm lửa bên cạnh bếp cũng như bị vây quanh bởi một đám mây đen.
Thực sự.
Không nói quá chút nào.
Biểu cảm mất mát của hai người họ thực sự rất rõ ràng.
Thường Hỉ đồng tình nhìn qua, cũng không nói thêm gì nữa.
Dù sao không ở nhà mình là được rồi.
Tuy chị không sợ chị dâu hai và Hứa Uyển Đình nhưng cách nói chuyện của mẹ con họ là chị quá mệt mỏi. Nếu là người xấu thì chẳng cần để ý nhiều, cứ dỗi là xong.
Nhưng mà khổ nỗi mẹ con nhà này lại chẳng có ý hại người.
Chỉ là làm người ta mệt mỏi, buồn bực.
Hơn nữa, kể cả anh có dỗi thì người ta cũng hoàn toàn không phát hiện ra.
Bởi vì bọn họ cũng chẳng thấy có gì sai cả!
Cho nên dù có tức điên lên cũng chẳng thể động thủ đúng không? Cũng vì vậy nên Thường Hỉ hiểu rõ sự buồn bực của chị dâu cả. Chị nhìn hai mẹ con này, nói: “Xương sườn này làm bao nhiều vậy?”
Rốt cuộc không phải là nhà mình nên Thường Hỉ vẫn phải hỏi.
Chị dâu cả: “À, em chờ chút chị ra hỏi mẹ.”
Nhà này cũng chẳng đến lượt chị làm chủ.
Về phần thịt này cũng chẳng thể qua loa, bà Hứa rất nhanh đã vào bếp, nói: “Chỗ xương này con làm một nửa đi, lọc ra làm đồ ăn nữa.”
Bà nhìn chỗ thịt vụn mà Thường Hỉ mang qua, dừng một chút, trên mặt đều là ý cười, nói tiếp: “Mà thôi, chỉ làm non nửa thôi. Không phải hôm nay còn có thịt vụn sao? Cũng đừng làm quá nhiều. Ăn thịt nhiều không dễ tiêu hóa.”
Mấy người khác: “……………………”
Lời này lừa trẻ con chúng nó cũng chẳng tin.
Không bỏ được thì cứ nói là không bỏ được đi.
Nhưng thực ra chị dâu cả cũng vui, vì chỗ dư lại chẳng phải là nhà họ ăn sao? Nhà mình chiếm được lợi này nên trong lòng chị vẫn rất vui.
Thường Hỉ: “Vâng ạ.”
Từ sớm chị đã biết mẹ chồng mình keo kiệt rồi.
Cho nên cũng chẳng có chút bất ngờ nào. Hơn nữa, có đôi khi phải có sự đối lập mới được. Tuy bà mẹ chồng này không quan tâm nhà chị, cũng quá keo kiệt. Nhưng mà so với vị kia ở đời trước thì nhân phẩm tốt hơn nhiều.
Bà ấy không bỏ được là vì nghèo khó.
Nhưng mà vị kia, đời trước có tiền nhưng chỉ đơn giản là hạch sách người khác.
Nhìn người phải có sự đối lập.
Cũng vì có so sánh nên Thường Hỉ vẫn rất dễ giao tiếp. Với lại, xương sườn cũng chẳng phải chị mua nên chị cũng chẳng để ý mấy chuyện đó. Một năm chỉ qua đây ba bốn lần, nhà bọn họ muốn ăn cũng có thể tự mua được.
Thường Hỉ ước lượng một chút rồi nói: “Vậy thế này đi, thịt vụn xào hai món; xương sườn lọc thịt cũng làm được hai món xào nữa, còn dư lại xương sẽ nấu canh. Con thấy chị dâu có mua một con cá với đậu phụ, con sẽ làm món đậu phụ hầm cá. Cũng có sáu món mặn rồi. Sau đó làm thêm sáu món chay nữa. Sáu mặn sáu chay, mẹ thấy thế nào?”
Bà Hứa: “Trời ơi, thế này dù có muốn đổi với Hoàng Đế thì tôi cũng sẽ không đổi.”
Thường Hỉ: “……”
Được thôi, ngài vui là được!
Hoàng Đế cũng đâu có muốn đổi với ngài.
Thường Hỉ lấy xương sườn qua, hạ dao vài nhát đã chia ra hai nửa, một nhiều một ít.
“Mẹ xem thế này đã được chưa ạ?”
Bà Hứa nuốt nước miếng, cúi đầu nhìn qua, nói: “Được rồi.”
Vợ thằng ba cầm dao quá dọa người, nếu muốn nói thì cái biểu cảm kia của Nhu Nhu cũng chẳng khác mẹ ruột xíu nào.
Đúng là rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con ra đã biết đào hang.
Đều có chỗ giống nhau.
Như con gái thằng cả giống tính vợ thằng cả; con gái thằng hai giống vợ thằng hai; còn con gái thằng ba cũng giống vợ thằng ba.
Cả nhà cũng chỉ có Đào Đào miệng ngọt là giống mình.
Bà nhìn chỗ xương Thường Hỉ chia ra thì gật đầu: “Được rồi, chia vậy là vừa.”
Thường Hỉ gật đầu, nói: “Chị dâu, chị đi rửa của cải giúp em nhé.”
Sau đó lại quay đầu nói: “Chân Chân nhặt hẹ giúp thím nhé.”
Chị nhìn về phía bà Hứa: “Mẹ giúp con nhóm bếp đi ạ.”
Bà Hứa: “……………” Sai cả mình.
Nhưng bà cũng không nói gì mà an tĩnh làm việc.
Bà Hứa oán giận: “Vợ thằng hai quá lười, chỉ biết ra ngoài lười nhác.”
Chị dâu cả run tay, sau đó tỏ vẻ không có gì tiếp tục làm việc. Chị cũng chẳng dám nói rằng chính mình để người ta đi.
Chị tình nguyện làm thêm việc chứ cũng không muốn bị vợ chú hai tra tấn tinh thần.
Thường Hỉ cũng chẳng lắm miệng, động tác của chị nhanh nhẹn, quay lại đã cho dầu vào chào.
Bà Hứa nhìn chị đổ dầu, đau lòng quá~~~
Thường Hỉ: “Mẹ đau răng ạ? Nếu mẹ đau răng thì đi khám sớm đi, có bệnh cũng không thể giấu được.”
Bà Hứa: “…………..”
Bà trừng mắt: “Đây là mẹ đau lòng!”
Thường Hỉ: “???????”
Chị tò mò hỏi: “Vì sao vậy ạ?”
Bà hứa nghẹn lời, còn hỏi vì sao à?
Con nói xem vì sao? Còn không phải con cho quá nhiều dầu ư?
Bà Hứa cảm thấy mình đúng là mệnh khổ, trong ba đứa con dâu này, tuy đều là người tốt, không phải là mấy kẻ gian xảo như nhà người khác. Nhưng mà đôi khi quá nhọc lòng.
Bà tiếp tục trừng mắt: “Ở nhà con nấu cơm cũng cho nhiều dầu vậy ư? Quá lãng phí, dính một chút là được rồi mà? Con đổ như thế thì bao nhiêu cho đủ? Đại Hỉ này, nhà mình ăn cơm chứ không phải nấu ăn bên ngoài, chẳng cần chú ý thể diện thế đâu. Người trong nhà vẫn phải hiện thực chút, nếu quá lãng phí thì sống sao được?”
Sau khi ăn riêng, bà Hứa cũng không quá quan tâm hai nhà khác.
Tôi không trợ cấp cho anh chị, nhưng mà cũng không yêu cầu anh chị biếu chúng tôi!
Đây chính là một bà lão như vậy.
Bà cũng chẳng nắm mọi chuyện trong tay, nhà mình không thể so với nhà người khác, thằng hai thằng ba đều khó quản. Bà cũng có có cái sức lực ấy, nuốt không trôi được. Nhưng có chút lời, bà tự nhận là có ý tốt thì vẫn phải nói một chút.
“Mẹ cũng muốn tốt cho nhà con thôi.”
Thường Hỉ: “Dù sao đều là người nhà, cũng chẳng phải cho người khác. Với lại sau lễ Quốc khánh là đến vụ thu hoạch rồi, nếu không bồi bổ thì mọi người sao có sức làm việc được đúng không mẹ? Muốn trâu cày còn phải cho nó ăn cỏ mà.”
Bà Hứa: “………………………”
Tuy nói là như thế nhưng mà hình như có chỗ nào đó sai sai?
“Mấy đứa nhỏ nhà con đâu rồi?” Bà Hứa cứng nhắc chuyển đề tài.
Thường Hỉ: “Bọn họ đều đi chơi rồi ạ, con để Đào Đào ở nhà chờ bọn họ.”
Bà Hứa: “Sao có thể để một đứa bé chờ chút? Mấy đứa cũng thật là!”
Thường Hỉ cho xương sườn vào nồi, cho thêm gừng hành phối liệu linh tinh vào, bà Hứa nhìn qua, lại thêm đau lòng, yên lặng quay đi. Thôi, chỉ một lần thôi, dù sao cũng chỉ có một lần. Bà cứ coi như không thấy vậy.
Bà Hứa hít hít mùi thơm, đứng trước mùi thơm của mỹ thực, yên lặng đầu hàng.
Thơm như thế, cũng đáng giá.
Bà Hứa y như chó lớn, hít mũi không ngừng. Mà chị dâu cả và Hứa Chân Chân đứng bên cạnh cũng làm động tác y hệt. Hai mẹ con nhà này nhìn nồi hầm đều rất nóng bỏng, hôm nay có thể ăn ngon một bữa rồi.
Nếu không phải vậy thì vì sao Thường Hỉ lấy công không rẻ nhưng vẫn nhiều người tìm đến chứ? Thực sự chỉ cần ngửi mùi thơm thôi mà nước miếng cũng chảy ròng ròng rồi.
Thực ra chi tiêu một lần cũng đáng mà đúng không?
Động tác của Thường Hỉ rất nhanh nhẹn, một nồi sắt lớn và hai nồi sành nhỏ đều dùng đến, tuy chị bưng một bát thịt heo lại nhưng cũng không dùng hết. Lúc xào củ cải chị cho một thìa vào, vì thịt không đều nhau nên một một thìa cũng được sáu, bảy miếng thịt.
Thịt vụn xào chung với đồ khác, đừng nói là trong phòng ngửi thấy mùi thơm.
Mà đứng trong sân thôi đã ngửi thấy mùi thơm nức mũi mũi rồi. Lúc này xương sườn hầm canh cũng bắt đầu tỏa hương, mùi thịt thơm nồng này hàng xóm bên cạnh đều ngửi được. Chốc lát sau, cách vách liền có tiếng khóc của trẻ con bị đánh!
Cùng với đó là tiếng kêu như có như không ‘con muốn ăn thịt, con cũng muốn ăn thịt’, mùi hương càng bay càng xa.
Thường Hỉ xào xong món thứ nhất lại chuẩn bị xào đến món thứ hai.
Chén thịt vụn của chị cũng còn dư một nửa.
Thường Hỉ: “Chị dâu cất chỗ này đi, bình thường mang ra xào cùng đồ ăn cũng ngon lắm, cải thiện bữa ăn cho cha mẹ một chút cũng được.”
Vừa nghe thế, bà Hứa liền cong khóe miệng.
Bát thịt này không nhỏ, bà ước lượng cũng được khoảng ba lạng.
Có khi còn hơn ba lạng một chút.
Thường Hỉ: “Nấm tương này nhà mình cũng có thể ăn trực tiếp được, hoặc cũng có thể xào cũng ra như em làm, cũng không cần cho gia vị đâu, ăn với cơm rất ngon đấy.”
Bà Hứa nhìn trong tương có chút bóng, hỏi: “Chỗ này con có cho dầu đúng không?”
Thường Hỉ: “Vâng đúng vậy.”
Bà Hứa: “Nhà ta xào rau cũng chẳng cần cho dầu đâu.”
Thường Hỉ: “…………..Mẹ vui là được rồi.”
Bà Hứa vui vẻ nói: “Vợ thằng cả, con cất cái này đi.”
Dừng một chút, bà hung dữ nói: “Khóa trong tủ bát ấy, đừng có ăn vụng.”
Chị dâu cả nói: “Vâng con biết rồi.”
Ở cùng ba mẹ chồng cũng có nhiều chỗ tốt, hai cụ tuổi cũng chưa lớn nên vẫn có thể làm việc được. Lão nhị, lãm tam cũng sẽ cho hai cụ ít phí dưỡng lão. Lão nhị là công nhân nên cũng thường xuyên cho mẹ chồng tiền.
Chỗ tiền này chẳng phải cuối cũng sẽ dùng cho nhà mình sao?
Giống như là nếu bọn họ mua đồ cho cha mẹ thì dư lại đều là nhà họ lấy.
Cho nên vợ chồng chị cũng dễ dàng hơn nhiều, trong thôn này nhà chị cũng chẳng phải giàu có nhất nhưng cũng được tính là tầm trung.
Cũng vì thế nên dù nhà này bà Hứa quản, nắm mọi việc trong tay nhưng chị dâu cả vẫn rất thích ở cùng hai cụ. Dù sao tính tình chị mềm mỏng, không thích nổi bật.
Cùng một việc nhưng mỗi người có một cái nhìn khác nhau.
Nếu đổi thành vợ lão nhị thì không được, chị ta cũng không thích, chị ta là người thành phố nên thói quen sinh hoạt khác ở quê.
Mà kể cả là Thường Hỉ thì Thường Hỉ cũng không thích.
Tuy rằng ở cùng cha mẹ chồng thì điều kiện tốt hơn chút nhưng chính mình có có tay chân, chẳng nhẽ không tự kiếm tiền được sao? Nếu ở chung thì mới có bao nhiêu rắc rối. Dù làm gì cũng bị mẹ chồng đè nặng phía trên.
Thế nên Thường Hỉ rất hài lòng, bình thường vẫn hòa hợp với mẹ chồng, cũng rất khách khí với anh chị chồng, ừ gia đình hòa thuận.
Nhà họ càng thanh tịnh, mọi người cùng vui!
“Bà nội ơi, bà nội, chúng cháu tới rồi ạ!”
Quả nhiên, vừa tới trưa bọn trẻ đã đến đủ hết.
Ba đứa trẻ nhà Hứa lão tam đều đi vào nhà.
Bà Hứa: “Ai nha tới rồi hả, đúng lúc quá, Nhu Nhu qua chặt giúp bà nội ít củi nhé.”
Sức con bé lớn như vậy, đúng lúc có việc cần thể lực!
Hứa Nhu Nhu còn chưa nói gì nhưng Hứa lão tam mở miệng trước: “Mẹ, vì cái gì để con gái mới 10 tuổi nhà con đi chặt củi cho nhà anh cả? Đàn ông nhà này chết sạch rồi hay sao? Còn muốn để đứa con gái nhỏ làm việc này?”
Ông Hứa ngồi hút thuốc trong sân, nghe vậy thì ho sặc sụa: “Thằng nhãi ranh kia, sao mày có thể nói chuyện như vậy chứ? Đây là mày muốn chửi người trong nhà à!”
Hứa lão tam cũng chẳng xấu hổ chút nào, nói: “Sao lại là con chửi người nhà? Sao mẹ con có thể để con gái con chặt củi chứ? Ngày trước lúc mẹ 10 tuổi có từng phải chặt củi chưa? Chân Chân thì sao? Như thế là muốn bắt nạt nhà con! Mẹ con đúng là bắt nạt người khác mà!”
Bà Hứa: “Thằng nhãi ranh kia, mày nói ai bắt nạt ai đó.”
Bà nhặt lấy cái que cời lửa đi ra muốn đánh người.
Hứa lão tam thét chói tai: “Nếu mẹ dám đánh con sẽ chạy khắp làng đấy! Con muốn cho cả thôn đều biết mẹ áp bức bóc lột cháu gái!”
Bà Hứa: “……….Cái….cái…cái thằng ranh con kia! Chẳng phải mẹ mày chỉ nói bừa thôi sao, còn chưa làm gì đâu. Mà mày………..”
Tròng mắt Hứa lão tam đảo lia lịa: “Cũng không phải là không thể.”
Bà Hứa: “Cái gì???”
Đột nhiên bà phanh gấp lại.
Hứa Nhu Nhu nhìn ba mình.
Hứa lão tam dưới ánh mắt mọi người chìa tay ra: “Cho con một đồng đi, con sẽ để con gái con làm việc!”
Anh cười tươi: “Mẹ yên tâm, bảo đảm làm sạch sẽ gọn gàng cho mẹ.”
Bà Hứa suýt thì ngất xỉu!
Bà nghiến răng nghiến lợi: “Để xem mẹ có đánh chết mày không………….”
“Ôi ~~~ Giết người rồi!!!”
Màn gà hét chói tai lên sàn!
__________
Lễ Quốc khánh.
Ngày này cũng náo nhiệt không kém ngày Tết chút nào.
Một số thành phố lớn còn chiêng trống náo nhiệt vang trời. Trong nhà xưởng cũng có đội văn nghệ diễn kịch; còn ở nông thôn tuy không náo nhiệt vậy nhưng cũng được nghỉ làm. Cơ bản đều sẽ có người chiếu phim điện ảnh dưới nông thôn.
Phim cũng không nhất định chiếu ở thôn họ nhưng cùng trong một Công Xã sẽ có một hai thôn chiếu phim. Mà ngày này mọi người đều không màng vất vả, xa mấy cũng đi xem.
Như năm ngoái bọn họ phải đi ba giờ mới tới nơi chiếu phim điện ảnh đó.
Phim điện ảnh xem hay như vậy sao có thể có người không thích chứ?
Chắc chắn không có ai.
Năm ngoái toàn bộ người trong thôn đều đi xem phim điện ảnh, trong thôn cũng không thể không có ai, đại đội trưởng làm lãnh đạo đành từ bỏ cơ hội. Gần như là một người trông cả thôn. Nếu không phải còn có mấy người già thực sự bất động không thể đi được thì đứng là chỉ mình anh cô đơn.
Nhưng năm nay thì khác, anh quả thực rất may mắn.
Anh gặp may bốc được thẻ đỏ, phim điện ảnh được chiếu ở thôn họ.
Từ sáng sớm, mọi người trong thôn đã bàn luận chuyện này, đắc ý vì thôn mình chiếu phim điện ảnh, đây là một việc rất đáng khoe ra. Chuyện này bọn họ có thể bàn tán cả một mùa đông đó! Có một số họ hàng nhà họ cũng sẽ chuẩn bị qua. Sớm qua chút cũng có thể chiếm một vị trí tốt.
Nếu không chỉ có thể ngồi tít đằng sau.
Cả sáng, các bạn nhỏ chơi diều hâu bắt gà, Hạ Gia đã bắt đầu mất hồn mất vía, không ngừng nhìn xung quanh.
Đào Đào: “Gia Gia nhìn gì vậy?”
Hạ Gia: “Hôm nay ba mẹ em được nghỉ đó.”
Lễ Quốc khánh mọi người đều được nghỉ, ông bà và ba mẹ cậu cũng sẽ được nghỉ. Mấy hôm trước lúc ba cậu rời đi đã nói tối nay sẽ về thôn.
Cậu nhóc rất mong chờ.
Đào Đào: “Ba mẹ em đi từ huyện về cũng khá xa đó, chị chưa đi bao giờ nhưng nhất định sẽ tốn nhiều thời gian nên không về sớm vậy đâu. Gia Gia không cần gấp.”
Cô bé nắm chặt tay Gia Gia nói: “Nào, lần này cho em làm gà nhỏ.”
Hạ Gia ngẩng khuôn mặt nhỏ trắng nõn lên nói: “Chị Đào Đào ơi, em muốn làm diều hâu cơ.”
Đào Đào: “Được rồi, anh Tiểu Lãng ơi, Gia Gia muốn làm diều hâu.”
Hứa Lãng: “Vậy anh sẽ làm gà mái già, he he. Hạ Gia, anh cũng không sợ em đâu!”
Hạ Gia vui vẻ, khóe miệng cười tủm tỉm: “Em muốn ăn luôn gà nhỏ của anh.”
Hứa lão tam vừa bước ra cửa nghe thấy vậy thì trượt chân, nhìn Hạ Gia một lời khó nói hết.
Nhưng anh cũng không quấy rầy bọn trẻ mà cầm đồ đi ra ngoài.
Hạ Gia giơ tay lên để gần miệng làm bộ dạng giống lão hổ: “Ngaooooooo”
“Anh không sợ đâu nha!”
Không lâu sau, trong ngõ nhỏ liền vâng lên tiếng hú hét của bọn trẻ.
Đào Đào làm con gà con cuối cùng còn sống sót, nguy hiểm trùng trùng. Đột nhiên nhìn thấy chị họ Chân Chân nhà bác cả qua đây.
“Đào Đào ơi?” Chân Chân đừng một bên nhìn bọn họ chơi xong, thấy Đào Đào vì thất thần nên bị bắt, gọi nhỏ tên cô bé.
Đào Đào chống nạnh, dẩu miệng lên nói: “Chị Chân Chân làm em bị bắt rồi!”
Hứa Chân Chân nói lí nhí: “Vậy, chị xin lỗi nhé.”
Đào Đào: “…………………..”
Cô bé phóng khoáng vung tay nói: “Thôi, em đại nhân đại lượng không trách chị.”
Cô bé kỳ quá nhìn Hứa Chân Chân, hỏi: “Chị Chân Chân qua đây có việc gì sao ạ?”
Hai con của nhà bác cả cô bé là chị Chân Chân và anh Tuyết Tùng đều rất rất giống bác trai bác gái, nói không nhiều, làm người cũng thật thà.
Nhưng Đào Đào cũng không thích chơi cùng anh chị họ, vì cô bé quá hoạt bát.
À, còn có chút lười biếng, anh chị họ chăm chịu chịu khó tất nhiên cũng không thích chơi cùng cô bé.
Đào Đào vẫn biết tự mình hiểu lấy.
Hứa Chân Chân: “Nhà chú thím hai đã về rồi, bà nội bảo chị tới gọi nhà em về nhà ăn cơm trưa.”
Đào Đào ‘à’ một tiếng, quay đầu tìm ba mình, cô bé đung đưa bím tóc nói: “Ơ ba em đâu rồi nhỉ? Vừa nãy còn ở đây mà.”
Hạ Gia lập tức nói: “Em có thấy đó, bác ấy đi bộ rồi.”
Đào Đào bừng tỉnh đại ngộ, nói với các bạn mình: “Vậy mọi người chơi trước đi nhé, em đưa chị Chân Chân về nhà đã.”
Mấy bạn nhỏ đều nói: “Được!”
Đào Đào nắm tay Hứa Chân Chân nói: “Chúng ta đi thôi.”
Hai người vòng vào sân, Hứa Chân Chân cũng không sang đây nhiều, mỗi lần sang cơ bản đều là tìm Hứa Nhu Nhu, cô bé tò mò nhìn ngựa gỗ, khó hiểu, lần trước tới cũng không có vật này.
Sinh nhật Đào Đào là tháng 6, bây giờ đã là tháng 11, có thể thấy được cô bé thực sự không sang đây thường xuyên.
Đào Đào: “Đây là quà ba em tặng em đó, chị Chân Chân cũng có thể ngồi một chút. Nhưng chị Chân Chân lớn rồi, phải cẩn thận nhé.”
Hứa Chân Chân nhìn qua, lắc đầu nói: “Cái này quá nhỏ không vừa với chị, cảm ơn Đào Đào nhé.”
Đào Đào lắc đầu: “Không cần khách khí!”
“Chân Chân, sao cháu lại qua đây?” Hiếm khi được nghỉ, trong nhà cũng có không ít việc, Thường Hỉ đang chuẩn bị mang quần áo ra sông giặt.
Hứa Chân Chân lại nói lại lần nữa, bổ sung nói: “Bà nội bảo nhà thím sang sớm chút để nấu cơm ạ.”
Bởi vì Thường Hỉ nấu ăn ngon nên mỗi lần nhà cũ có tiệc đều là Thường Hỉ tới đứng bếp. Nhưng dù vậy bà Hứa vẫn phải chú ý chút. Dù sao con trai thứ ba của bà ý như con lừa, nếu không nói lời hay sẽ cứ lải nhải suốt.
Thường Hỉ gật đầu: “Được, lát nữa nhà thím sẽ sang.”
“Vâng ạ.” Hứa Chân Chân nhìn thoáng qua trong nhà, không thấy Hứa Nhu Nhu thì hỏi: “Chị Nhu đâu rồi ạ?”
Thường Hỉ: “……”
Hứa Đào Đào: “……”
Hứa Chân Chân hoàn toàn không phát hiện mình gọi sai, có chút thẹn thùng nhìn thím ba.
Thường Hỉ phản ứng lại: “Nhu Nhu đưa Hứa Nguyệt với Bảo Sơn lên núi rồi, chắc chút nữa sẽ về.”
Hứa Chân Chân ‘vâng’ một tiếng, nói: “Vậy cháu về trước đây ạ.”
Hứa Chân Chân là con gái lớn của bác cả, lớn tuổi nhất, cũng đã mười bốn, gương mặt cũng không giống chị em với Đào Đào. Một người mới 6 tuổi, trên mặt vẫn còn tính trẻ con. Còn cô bé đã có chút bóng dáng thiếu nữ rồi.
Nhưng dù là cháu gái lớn nhất trong nhà thì đôi khi cô bé cũng không chú ý mà gọi Hứa Nhu Nhu là ‘chị Nhu’ như người ta.
Ai bảo Hứa Nhu Nhu quá lợi hại chứ!
Cô bé nghe nhiều nên thỉnh thoảng cũng gọi sai.
Hứa Chân Chân đi rồi, Đào Đào mới nói nhỏ với mẹ mình: “Mẹ ơi, mẹ có cảm thấy chị Chân Chân có chút ngốc nghếch không?”
Cô bé khua tay múa chân: “Mẹ xem, chị Chân Chân lớn như vậy, chị của con còn nhỏ hơn chị ấy mấy tuổi mà chị họ còn gọi chị con là ‘Chị Nhu’.”
Thường Hỉ cười: “Chỉ có con thông minh.”
Đào Đào: “Con rất thông minh mà.”
Cô bé chính đáng nói: “Rõ ràng chị Chân Chân mới là chị họ mà.”
Thường Hỉ ‘ừ’ một tiếng, nói: “Chị ấy là không chú ý mới gọi sai, Đào Đào cũng đừng cười chị ấy nhé.”
Hứa Đào Đào lắc đầu cười tủm tỉm: “Con không đâu.”
Cô bé là trẻ con nhưng cũng là đứa trẻ ngoan ngoãn đó!
Chê cười người khác?
Không bao giờ có chuyện đó!
“Con là Đào Đào ngoan mà.”
Thường Hỉ ‘ừ’ một tiếng, nói: “Vậy Đào Đào giúp mẹ một việc nhé, con đi sang nhà thím Quế Hoa nói với thím ấy giúp mẹ là chút nữa mẹ đi sang nhà cũ nên không ra sông giặt đồ với các thím ấy được.”
Đào Đào trả lời vang dội: “Vâng ạ!”
Cô bé chạy thình thịch ra ngoài.
Thường Hỉ nhìn bộ dạng thấp lè tè của cô bé thì nghĩ thầm: đứa nhỏ này ăn nhiều mà hoạt động cũng không ít vậy sao mà không cao được nhỉ? Chẳng biết ăn xong đi đâu hết rồi.
Nếu muốn về nhà cũ ăn cơm thì cũng không thể không mang gì theo, nhà họ có năm người, cũng ăn không ít. Nếu đã ăn riêng thì phải tính toán rõ ràng. Thường Hỉ đi vào kho chuẩn bị ít lương thực đủ cho năm người ăn, lại lấy thêm cà tím, dưa chuột trong bình, sau đó lại mở vại tương ra.
Ở triều đại mà Thường Hỉ sinh sống đời trước, hoàng đế khai quốc cũng là chân trần đánh thiên hạ, xuất thôn cũng từ nông dân mà ra.
Cũng vì vậy nên dù đã làm hoàng đế thì ông ấy vẫn yêu thích đồ ăn dân gian. Nhất là các loại tương. Dù là thời nào thì Ngự Thiện Phòng cũng phải làm theo sở thích của vua. Cho nên Ngự Trù nào cũng phải có chút tay nghề làm tương.
Thế nên Thường Hỉ gia học sâu xa cũng không ngoại lệ.
Nhà họ có đủ loại tương.
Chị mở ra bình tương nấm và tương thịt vụn.
Thịt vun này là dùng thịt lợn rừng lần trước làm. Lúc đó được chia những ba mươi cân, nhưng thời tiết cũng nóng, không hợp để lâu. Nên Thường Hỉ làm chút thịt khô, còn lại làm tương thịt vụn.
Làm tương thịt vụn cũng chẳng phải chỉ có mỗi thịt, mà còn có các loại phối liệu khác trộn vào, có rất nhiều nên đến giờ nhà họ cũng chưa ăn hết.
Quà như vậy cũng đã tính là tốt rồi.
Bọn trẻ đều không ở nhà, Thường Hỉ khóa kỹ cửa, xách rổ đựng đồ đi ra ngoài. Đi tới đầu hẻm thì giao cho Đào Đào nhiệm vụ đứng đây chờ mọi người cùng sang, sau đó đi về phía nhà cũ.
Hứa Lãng cười thần bí đứng cạnh Đào Đào, nói nhỏ: “Anh thấy mẹ em cầm tương thịt vụn đó.”
Mấy bạn nhỏ khác gật đầu, nhưng dù có không nhìn thấy thì họ cũng ngửi thấy mùi thơm.
Đào Đào xua tay, nói: “Vì nhà em sang nhà bác cả ăn cơm.”
Đào Đào phình mặt, phiền muộn than thở với các bạn nhỏ: “Xong rồi, hôm nay lại phải ăn cơm cùng chị họ Uyển Đình rồi.”
Về người chị họ Uyển Đình này, các bạn của Đào Đào đều biết rất rõ ràng, sôi nổi làm vẻ mặt đau răng. Nhưng người nhập bọn sau là Hạ Gia thì không hiểu gì, hoang mang nhìn mọi người.
Cậu nhóc kỳ quái hỏi: “Người đó rất xấu nên sẽ bắt nạt chị Đào Đào ạ?”
Cậu nhóc lập tức nắm chặt bàn tay nhỏ lại.
Đào Đào: “Cũng chẳng bắt nạt chị bao giờ.”
Cô bé nhíu mày thành hình chữ bát ‘八’, nói: “Em không hiểu được đâu!”
Hứa Lãng: “Anh đã từng được cảm nhận một lần…………”
Cậu nhóc run run bả vai nói: “Lúc ấy cả người anh đều nổi da gà, dù sao chúng ta với người ta là không giống nhau.”
Hứa Lãng nói tiếp: “Chị em họ của anh đều là người thành phố, Gia Gia cũng là người thành phố nhưng mọi người đều không giống chị ấy.”
Nếu Hứa Lãng mới được cảm nhận thì làm người thân, Mậu Lâm bắt đầu xoa cánh tay nổi đầy da gà của mình, nói: “Thực sự đó, em không biết thôi, quá khổ cực.”
Nghe vậy, Hạ Gia rất tò mò.
Cậu nhóc hỏi: “Vậy, rốt cuộc là dáng vẻ thế nào chứ?”
Mấy bạn nhỏ nhìn nhau, nhất thời không diễn tả được dáng vẻ đó ra sao.
Quả nhiên bọn họ học quá ít.
Đào Đào ngẫm nghĩ một chút rồi vỗ tay nói: “Chị có ý này! Ha là bọn chị diễn lại cho em xem nhé?”
Cô bé nghiêm túc nói: “Để chị giả làm chị Uyển Đình.”
Mậu Lâm: “Để anh giả làm chính mình đi.”
Hứa Lãng nắm chặt tay Hạ Gia, lại túm luôn Hải Phong và Hải Lãng, nói: “Chúng ta là người xem.”
Hạ Gia: “Được!”
Cậu nhóc trịnh trọng nhìn về hai người bạn mình đang bắt đầu biểu diễn.
Mậu Lâm: “Chúc chị họ ăn Tết vui vẻ.”
Đào Đào nhìn lại, nói: “Mồng một mới chúc ăn Tết vui vẻ, hôm nay cũng đã mồng ba rồi, em còn chúc làm gì.”.
Tốc độ nói của cô bé chậm hơn, thanh âm cũng đều đều.
Mậu Lâm lập tức nhìn ‘chị Uyển Đình’ sợ hãi.
Cậu nói: “Cái đó, chỉ là em tùy tiện hỏi thôi mà! Vẫn phải chúc mà.”
Đào Đào tiếp tục diễn: “Chúng ta ngang vai vế, dù em có chúc cũng không được cho lì xì đâu.”
Mậu Lâm cười khổ nhìn về phía các bạn mình, mấy bạn nhỏ cùng nghĩ giống nhau, xoa cánh tay nổi đầy da gà của mình.
Mậu Lâm hít sâu một hơi, lại như vui vẻ hỏi: “Chị họ ơi, năm nay chị đi học đúng không, tới trường có vui vẻ không?”
Đào Đào nhìn trái lại nhìn phải, chạy nhanh đi khiêng một cục đá to tới đây đặt xuống, còn tự mình đứng lên trên cục đá, từ trên cao liếc xuống nhìn Mậu Lâm một cái, nói: “Trường học là nơi để học tập chứ đâu phải chỗ chơi mà vui vẻ.”
Mậu Lâm: “Em chỉ tùy tiện hỏi thôi mà.”
Đào Đào: “Em cũng đâu đi học, em tùy tiện hỏi làm gì.”
Mậu Lâm có chút không nói lên lời, tiếp tục nói: “Em cũng muốn đi học mà!”
Đào Đào vẫn trưng biểu cảm ghét bỏ nói: “Nhưng mà bây giờ em vẫn chưa đi học. Tiểu học của bây giờ cũng không phải tiểu học sau này; tiểu học trong thành phố cũng không giống tiểu học nông thôn, em hỏi thăm trước làm gì?”
Mấy bạn nhỏ đứng xem lại yên lặng xoa cánh tay.
Mậu Lâm thở dài một tiếng, chủ động thay đổi hoàn cảnh.
“Chị họ ơi, chúng ta cùng chơi nhảy ô đi?”
Hứa Đào Đào lạnh nhạt nói: “Chị là con gái, lại còn mặc váy, nhảy ô không nhã nhặn, em có ý gì vậy?”
Mậu Lâm: “………………Hít..tttttttttttttt.”
Cậu nhóc tiếp tục: “Chị họ, chúng ta chơi ném bánh nhân đậu được không?”
Hứa Đào Đào: “Hôm nay chị mặc quần áo mới, bánh nhân đậu bẩn như thế, nếu ném vào người chị thì phải làm sao? Em có ý gì vậy?”
Mậu Lâm: “Vậy, chị họ, chúng ta lên núi hái quả dại được không?”
Mặt Hứa Đào Đào lạnh nhạt như sắp đóng băng: “Trên núi có động vật hoang dã, thế mà em còn rủ chị lên núi, em có ý gì thế?”
…………..
Các bạn nhỏ chấn kinh!
Mắt Hạ Gia trợn to, ngây người ra.
Mậu Lâm cuối cũng cũng không chịu được nữa: “Thôi không diễn nữa, anh thấy quá vất vả!”
Đào Đào thở ra một hơi, mềm nhũn nói: “Em cũng thế quá vất vả!”
Cô bé ngồi trên cục đá, nói: “Chị Uyển Đình nhà chị là như vậy đó.”
Chị họ Uyển Đình chẳng bắt nạt người khác, cũng chẳng đối xử không tốt với bọn họ, nhưng mà bọn họ cảm thấy quá mệt mỏi.
Đào Đào nói: “Chút nữa em phải sang nhà bà nội.”
Tưởng tượng đến tình huống tiếp theo, Đào Đào gục đầu xuống.
Mấy bạn nhỏ đồng tình nhìn cô bé, trong đó Mậu Lâm là đồng tình nhất.
Cậu nhóc vỗ vai em họ, nói: “Cố gắng lên, chỉ qua ăn cơm trưa thôi rồi em lại về mà.”
Đào Đào: “Em còn nhỏ tuổi mà đã phải trải nghiệm sự việc không đúng lứa tuổi rồi.”
Mậu Lâm: “Đào Đào đừng sợ, anh cho em ăn kẹo.”
Cậu nhóc nghĩ tới nghĩ lui, mới nghĩ tới mình cũng chẳng phải đứa trẻ có kho báu bánh kẹo. Nhưng Mậu Lâm cũng chẳng ngượng ngùng mà nói: “Bây giờ anh không có kẹo, chờ bà nội cho thì anh sẽ phần cho em.”
Đào Đào mắt sáng lấp lánh: “Cảm ơn anh họ.”
Hứa Lãng cũng nói: “Nếu anh có kẹo thì anh cũng sẽ cho em.”
Hải Phong & Hải Lãng: “Bọn anh cũng vậy.:
Nếu có kẹo, bọn họ đều muốn chia cho Đào Đào.
Đào Đào đáng thương quá.
Bọn họ không có người chị họ như vậy.
Hạ Gia nghiêm túc nói: “Chị Đào Đào chờ em chút.”
Cậu nhóc quay người chạy đi.
Đào Đào: “Em ấy làm gì vậy?”
Hứa Lãng: “Chúng ta đi theo em ấy đi.”
Mấy bạn nhỏ lẽo đẽo theo Hạ Gia tới nhà ông Hạ, Hạ Gia lấy ra kho báu của mình, nói: “Đào Đào ơi, cho chị này.”
Thì ra Hạ Gia có một túi kẹo hạt mè, đếm một chút cũng có khoảng năm, sáu miếng.
Hơn nữa, đây là kẹo hạt mè nguyên tảng, to bằng nửa bàn tay bọn họ.
Thoáng chốc, các bạn nhỏ nói không ra lời, đôi mắt đều dính lấy kẹo hạt mè. Bọn họ chưa từng thấy nhiều kẹo hạt mè như vậy. Hạ Gia thật sự quá giàu có rồi!
Đôi mắt Đào Đào cảm động càng thêm long lanh: “Cảm ơn mọi người, em biết mọi người là bạn thân nhất của em mà.”
Xong, cô bé nói tiếp: “Nhưng mà chị không thể nhận được.”
Hạ Gia khó hiểu.
Đào Đào ép mình rời ánh mắt đi, Đào Đào a, em không thể thèm được!
Không thể thèm muốn đồ của bạn thân!
Cô bé nghiêm túc nói: “Đứa trẻ ngoan không thể lấy đồ quý của người khác. Đây là ba mẹ em cực khổ kiếm tiền mua được. Nếu chị lấy, ba mẹ em mà biết sẽ rất đau lòng. Hơn nữa, bạn tốt với nhau không thể lấy không được. Em cho chị đồ quý như vậy nhưng chị không thể cho em đồ quý gì. Anh trai chị nói, nếu không có tình cảm bình đẳng mà chỉ chiếm lợi về mình thì sẽ không lâu dài.”
Cô bé nói: “Chị muốn làm bạn bè cả đời với Gia Gia, nên chị không thể nhận đồ của em.”
Hạ Gia kinh ngạc trừng mắt, lông mi hơi rung động.
Đào Đào cười tủm tỉm: “Vậy Gia Gia có muốn làm bạn bè cả đời với chị không?”
Hạ Gia nghiêm túc: “Muốn ạ!”
Cậu bé càng thêm nghiêm túc hơn: “Em phải làm bạn bè tốt cả đời của chị Đào Đào.”
Hứa Lãng sang sảng nói: “Anh cũng muốn!”
“Anh cũng muốn.”
“Anh cũng vậy!”
Mấy bạn nhỏ đều bật cười vui vẻ.
Đào Đào: “Thế nên Gia Gia mau cất kẹo hạt mè đi.”
Hạ Gia lắc đầu cười hồn nhiên: “Chúng ta chỉ ăn hai cái thôi, cùng chia ra ăn có được không?”
Đào Đào rối rắm, kẹo to như vậy, hai cái cũng rất nhiều.
Cô bé lắc đầu: “Không cần đâu, như vậy quá nhiều.’
Hứa Lãng: “Ừ, nhiều quá, bọn anh không thể nhận được.”
Hạ Gia lập tức tiếp tục nói: “Vậy lấy một cái thôi, chúng ta mỗi người cắn một miếng nhé, được không?”
Kẹo hạt mè này rất to, dù mỗi người một miếng cũng chưa hết cái kẹo này. Mấy bạn nhỏ rối bời.
Đào Đào nghiêng đầu thì thấy anh họ mình chảy nước miếng.
Đào Đào: “……… Anh họ, sao anh vô dụng vậy.”
Mậu Lâm lau miệng, nói: “Chẳng phải anh thèm sao? Thèm thì thèm, làm gì có ai không thèm chứ. Nhưng mà anh cũng không lấy đâu.”
Hạ Gia: “Lấy một cái đi, chúng ta chia nhau, nếu anh chị không nhận, em rất đau lòng. Là bạn tốt nhất, phải cùng nhau làm bạn tốt tới già nhé!”
Đừng thấy cậu nhóc này bình thường chẳng nói nhiều, chỉ lẽo đẽo theo sau bọn họ chơi đùa. Nhưng muốn nói đạo lý thì vẫn có chút lợi hại.
Hứa Lãng và mọi người nhìn nhau, tựa như trải qua bão tố trong lòng, nói: “Vậy được, cảm ơn Gia Gia nhé.”
Hạ Gia vỗ ngực, cười tủm tỉm: “Không cần cảm ơn em, chúng ta là bạn tốt mà.”
Cậu nhóc nói: “Chị Đào Đào là con gái nên nhường chị Đào Đào ăn trước đó.”
Đào Đào liền cầm tay Hạ Gia, cắn một miếng kẹo, bọn họ cũng chẳng biết đắt rẻ sang hèn nhưng mà cũng biết rằng kẹo hạt mè vừa ngọt vừa thơm, càng nhai càng thơm ngon, ăn ngon nhất. Đào Đào nhai kẹo, cũng không bỏ được nuốt luôn.
Mấy bạn nhỏ khác cũng vậy, mọi người đều chậm rãi thưởng thức kẹo hạt mè.
Hương vị ngọt ngào này, quá tốt!
Mọi người tay cầm tay, cảm thấy làm trẻ con thật sự rất hạnh phúc.
Mà lúc này Thường Hỉ đã qua tới nhà cũ, chuẩn bị làm cơm trưa. Tuy rằng Thường Hỉ đứng bếp nhưng chị dâu cả và Hứa Chân Chân cũng trợ giúp. Đáng ra còn có cả thím dâu hai cũng ở đây nữa cơ.
Nhưng mà chị dâu cả mười phần ‘thấu hiểu’, không để thím dâu hai hỗ trợ.
Đúng lúc Hứa lão nhị muốn qua thăm nhà chú bác, vậy nên liền đưa cả vợ con đi cùng.
Không thể không nói, bọn họ vừa đi thì cả phòng bếp đều thở nhẹ nhõm một hơi.
Chị dâu cả nhìn Thường Hỉ xoẹt xoẹt cắt rau, nhỏ giọng giải thích: “Em dâu ba ơi, mọi người đều là em dâu chị, chị đối xử với hai em đều như nhau. Chị cũng chẳng phải là thiên vị em ấy, chỉ là…. chị…..”
Có chút lời nói không biết phải nói ra thế nào.
Cũng may là Thường Hỉ hiểu.
Chị gật đầu: “Em hiểu mà.”
Chị dâu cả thở ra nhẹ nhõm, chị sợ nhất là có lỗi với người khác.
Nếu Thường Hỉ có thể hiểu ý mình thì chị thấy an tâm rồi.
Bọn Đào Đào sợ hãi Uyển Đình, nhưng Uyển Đình cũng chẳng phải chui ra từ cục đá, trời sinh đã có tính này hoặc tự học thành tài. Mà hoàn toàn là do ——– ‘gia học sâu xa’.
Cách nói chuyện của cô không khác gì mẹ mình.
Nói tóm lại thì hai mẹ con người này không xấu.
Nhưng mà đây là một đôi mẹ con ‘miệng dao găm’.
(Thề với mọi người là tớ không dịch nổi từ ‘giang tinh’ theo convert ToT. Có bạn nào biết ‘bệnh giang tinh’ có nghĩa là gì thì comment để tớ sửa với nha)
Hơn nữa, 24 giờ lúc nào cũng có thể ‘phóng dao’.
“Nhà anh hai đêm nay ở lại đây à chị?” Thường Hỉ thuận miệng hỏi chuyện.
Chị vừa hỏi thì chị dâu cả………mặt dại ra.
Chị dâu cả trả lời: “Nhà họ, chắc là đêm nay nhà họ sẽ ngủ bên này.”
Nghe vậy, Thường Hỉ nhạy cảm phát hiện ra chị dâu cả như bị rút đi một nửa linh khí. Mà Hứa Chân Chân nhóm lửa bên cạnh bếp cũng như bị vây quanh bởi một đám mây đen.
Thực sự.
Không nói quá chút nào.
Biểu cảm mất mát của hai người họ thực sự rất rõ ràng.
Thường Hỉ đồng tình nhìn qua, cũng không nói thêm gì nữa.
Dù sao không ở nhà mình là được rồi.
Tuy chị không sợ chị dâu hai và Hứa Uyển Đình nhưng cách nói chuyện của mẹ con họ là chị quá mệt mỏi. Nếu là người xấu thì chẳng cần để ý nhiều, cứ dỗi là xong.
Nhưng mà khổ nỗi mẹ con nhà này lại chẳng có ý hại người.
Chỉ là làm người ta mệt mỏi, buồn bực.
Hơn nữa, kể cả anh có dỗi thì người ta cũng hoàn toàn không phát hiện ra.
Bởi vì bọn họ cũng chẳng thấy có gì sai cả!
Cho nên dù có tức điên lên cũng chẳng thể động thủ đúng không? Cũng vì vậy nên Thường Hỉ hiểu rõ sự buồn bực của chị dâu cả. Chị nhìn hai mẹ con này, nói: “Xương sườn này làm bao nhiều vậy?”
Rốt cuộc không phải là nhà mình nên Thường Hỉ vẫn phải hỏi.
Chị dâu cả: “À, em chờ chút chị ra hỏi mẹ.”
Nhà này cũng chẳng đến lượt chị làm chủ.
Về phần thịt này cũng chẳng thể qua loa, bà Hứa rất nhanh đã vào bếp, nói: “Chỗ xương này con làm một nửa đi, lọc ra làm đồ ăn nữa.”
Bà nhìn chỗ thịt vụn mà Thường Hỉ mang qua, dừng một chút, trên mặt đều là ý cười, nói tiếp: “Mà thôi, chỉ làm non nửa thôi. Không phải hôm nay còn có thịt vụn sao? Cũng đừng làm quá nhiều. Ăn thịt nhiều không dễ tiêu hóa.”
Mấy người khác: “……………………”
Lời này lừa trẻ con chúng nó cũng chẳng tin.
Không bỏ được thì cứ nói là không bỏ được đi.
Nhưng thực ra chị dâu cả cũng vui, vì chỗ dư lại chẳng phải là nhà họ ăn sao? Nhà mình chiếm được lợi này nên trong lòng chị vẫn rất vui.
Thường Hỉ: “Vâng ạ.”
Từ sớm chị đã biết mẹ chồng mình keo kiệt rồi.
Cho nên cũng chẳng có chút bất ngờ nào. Hơn nữa, có đôi khi phải có sự đối lập mới được. Tuy bà mẹ chồng này không quan tâm nhà chị, cũng quá keo kiệt. Nhưng mà so với vị kia ở đời trước thì nhân phẩm tốt hơn nhiều.
Bà ấy không bỏ được là vì nghèo khó.
Nhưng mà vị kia, đời trước có tiền nhưng chỉ đơn giản là hạch sách người khác.
Nhìn người phải có sự đối lập.
Cũng vì có so sánh nên Thường Hỉ vẫn rất dễ giao tiếp. Với lại, xương sườn cũng chẳng phải chị mua nên chị cũng chẳng để ý mấy chuyện đó. Một năm chỉ qua đây ba bốn lần, nhà bọn họ muốn ăn cũng có thể tự mua được.
Thường Hỉ ước lượng một chút rồi nói: “Vậy thế này đi, thịt vụn xào hai món; xương sườn lọc thịt cũng làm được hai món xào nữa, còn dư lại xương sẽ nấu canh. Con thấy chị dâu có mua một con cá với đậu phụ, con sẽ làm món đậu phụ hầm cá. Cũng có sáu món mặn rồi. Sau đó làm thêm sáu món chay nữa. Sáu mặn sáu chay, mẹ thấy thế nào?”
Bà Hứa: “Trời ơi, thế này dù có muốn đổi với Hoàng Đế thì tôi cũng sẽ không đổi.”
Thường Hỉ: “……”
Được thôi, ngài vui là được!
Hoàng Đế cũng đâu có muốn đổi với ngài.
Thường Hỉ lấy xương sườn qua, hạ dao vài nhát đã chia ra hai nửa, một nhiều một ít.
“Mẹ xem thế này đã được chưa ạ?”
Bà Hứa nuốt nước miếng, cúi đầu nhìn qua, nói: “Được rồi.”
Vợ thằng ba cầm dao quá dọa người, nếu muốn nói thì cái biểu cảm kia của Nhu Nhu cũng chẳng khác mẹ ruột xíu nào.
Đúng là rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con ra đã biết đào hang.
Đều có chỗ giống nhau.
Như con gái thằng cả giống tính vợ thằng cả; con gái thằng hai giống vợ thằng hai; còn con gái thằng ba cũng giống vợ thằng ba.
Cả nhà cũng chỉ có Đào Đào miệng ngọt là giống mình.
Bà nhìn chỗ xương Thường Hỉ chia ra thì gật đầu: “Được rồi, chia vậy là vừa.”
Thường Hỉ gật đầu, nói: “Chị dâu, chị đi rửa của cải giúp em nhé.”
Sau đó lại quay đầu nói: “Chân Chân nhặt hẹ giúp thím nhé.”
Chị nhìn về phía bà Hứa: “Mẹ giúp con nhóm bếp đi ạ.”
Bà Hứa: “……………” Sai cả mình.
Nhưng bà cũng không nói gì mà an tĩnh làm việc.
Bà Hứa oán giận: “Vợ thằng hai quá lười, chỉ biết ra ngoài lười nhác.”
Chị dâu cả run tay, sau đó tỏ vẻ không có gì tiếp tục làm việc. Chị cũng chẳng dám nói rằng chính mình để người ta đi.
Chị tình nguyện làm thêm việc chứ cũng không muốn bị vợ chú hai tra tấn tinh thần.
Thường Hỉ cũng chẳng lắm miệng, động tác của chị nhanh nhẹn, quay lại đã cho dầu vào chào.
Bà Hứa nhìn chị đổ dầu, đau lòng quá~~~
Thường Hỉ: “Mẹ đau răng ạ? Nếu mẹ đau răng thì đi khám sớm đi, có bệnh cũng không thể giấu được.”
Bà Hứa: “…………..”
Bà trừng mắt: “Đây là mẹ đau lòng!”
Thường Hỉ: “???????”
Chị tò mò hỏi: “Vì sao vậy ạ?”
Bà hứa nghẹn lời, còn hỏi vì sao à?
Con nói xem vì sao? Còn không phải con cho quá nhiều dầu ư?
Bà Hứa cảm thấy mình đúng là mệnh khổ, trong ba đứa con dâu này, tuy đều là người tốt, không phải là mấy kẻ gian xảo như nhà người khác. Nhưng mà đôi khi quá nhọc lòng.
Bà tiếp tục trừng mắt: “Ở nhà con nấu cơm cũng cho nhiều dầu vậy ư? Quá lãng phí, dính một chút là được rồi mà? Con đổ như thế thì bao nhiêu cho đủ? Đại Hỉ này, nhà mình ăn cơm chứ không phải nấu ăn bên ngoài, chẳng cần chú ý thể diện thế đâu. Người trong nhà vẫn phải hiện thực chút, nếu quá lãng phí thì sống sao được?”
Sau khi ăn riêng, bà Hứa cũng không quá quan tâm hai nhà khác.
Tôi không trợ cấp cho anh chị, nhưng mà cũng không yêu cầu anh chị biếu chúng tôi!
Đây chính là một bà lão như vậy.
Bà cũng chẳng nắm mọi chuyện trong tay, nhà mình không thể so với nhà người khác, thằng hai thằng ba đều khó quản. Bà cũng có có cái sức lực ấy, nuốt không trôi được. Nhưng có chút lời, bà tự nhận là có ý tốt thì vẫn phải nói một chút.
“Mẹ cũng muốn tốt cho nhà con thôi.”
Thường Hỉ: “Dù sao đều là người nhà, cũng chẳng phải cho người khác. Với lại sau lễ Quốc khánh là đến vụ thu hoạch rồi, nếu không bồi bổ thì mọi người sao có sức làm việc được đúng không mẹ? Muốn trâu cày còn phải cho nó ăn cỏ mà.”
Bà Hứa: “………………………”
Tuy nói là như thế nhưng mà hình như có chỗ nào đó sai sai?
“Mấy đứa nhỏ nhà con đâu rồi?” Bà Hứa cứng nhắc chuyển đề tài.
Thường Hỉ: “Bọn họ đều đi chơi rồi ạ, con để Đào Đào ở nhà chờ bọn họ.”
Bà Hứa: “Sao có thể để một đứa bé chờ chút? Mấy đứa cũng thật là!”
Thường Hỉ cho xương sườn vào nồi, cho thêm gừng hành phối liệu linh tinh vào, bà Hứa nhìn qua, lại thêm đau lòng, yên lặng quay đi. Thôi, chỉ một lần thôi, dù sao cũng chỉ có một lần. Bà cứ coi như không thấy vậy.
Bà Hứa hít hít mùi thơm, đứng trước mùi thơm của mỹ thực, yên lặng đầu hàng.
Thơm như thế, cũng đáng giá.
Bà Hứa y như chó lớn, hít mũi không ngừng. Mà chị dâu cả và Hứa Chân Chân đứng bên cạnh cũng làm động tác y hệt. Hai mẹ con nhà này nhìn nồi hầm đều rất nóng bỏng, hôm nay có thể ăn ngon một bữa rồi.
Nếu không phải vậy thì vì sao Thường Hỉ lấy công không rẻ nhưng vẫn nhiều người tìm đến chứ? Thực sự chỉ cần ngửi mùi thơm thôi mà nước miếng cũng chảy ròng ròng rồi.
Thực ra chi tiêu một lần cũng đáng mà đúng không?
Động tác của Thường Hỉ rất nhanh nhẹn, một nồi sắt lớn và hai nồi sành nhỏ đều dùng đến, tuy chị bưng một bát thịt heo lại nhưng cũng không dùng hết. Lúc xào củ cải chị cho một thìa vào, vì thịt không đều nhau nên một một thìa cũng được sáu, bảy miếng thịt.
Thịt vụn xào chung với đồ khác, đừng nói là trong phòng ngửi thấy mùi thơm.
Mà đứng trong sân thôi đã ngửi thấy mùi thơm nức mũi mũi rồi. Lúc này xương sườn hầm canh cũng bắt đầu tỏa hương, mùi thịt thơm nồng này hàng xóm bên cạnh đều ngửi được. Chốc lát sau, cách vách liền có tiếng khóc của trẻ con bị đánh!
Cùng với đó là tiếng kêu như có như không ‘con muốn ăn thịt, con cũng muốn ăn thịt’, mùi hương càng bay càng xa.
Thường Hỉ xào xong món thứ nhất lại chuẩn bị xào đến món thứ hai.
Chén thịt vụn của chị cũng còn dư một nửa.
Thường Hỉ: “Chị dâu cất chỗ này đi, bình thường mang ra xào cùng đồ ăn cũng ngon lắm, cải thiện bữa ăn cho cha mẹ một chút cũng được.”
Vừa nghe thế, bà Hứa liền cong khóe miệng.
Bát thịt này không nhỏ, bà ước lượng cũng được khoảng ba lạng.
Có khi còn hơn ba lạng một chút.
Thường Hỉ: “Nấm tương này nhà mình cũng có thể ăn trực tiếp được, hoặc cũng có thể xào cũng ra như em làm, cũng không cần cho gia vị đâu, ăn với cơm rất ngon đấy.”
Bà Hứa nhìn trong tương có chút bóng, hỏi: “Chỗ này con có cho dầu đúng không?”
Thường Hỉ: “Vâng đúng vậy.”
Bà Hứa: “Nhà ta xào rau cũng chẳng cần cho dầu đâu.”
Thường Hỉ: “…………..Mẹ vui là được rồi.”
Bà Hứa vui vẻ nói: “Vợ thằng cả, con cất cái này đi.”
Dừng một chút, bà hung dữ nói: “Khóa trong tủ bát ấy, đừng có ăn vụng.”
Chị dâu cả nói: “Vâng con biết rồi.”
Ở cùng ba mẹ chồng cũng có nhiều chỗ tốt, hai cụ tuổi cũng chưa lớn nên vẫn có thể làm việc được. Lão nhị, lãm tam cũng sẽ cho hai cụ ít phí dưỡng lão. Lão nhị là công nhân nên cũng thường xuyên cho mẹ chồng tiền.
Chỗ tiền này chẳng phải cuối cũng sẽ dùng cho nhà mình sao?
Giống như là nếu bọn họ mua đồ cho cha mẹ thì dư lại đều là nhà họ lấy.
Cho nên vợ chồng chị cũng dễ dàng hơn nhiều, trong thôn này nhà chị cũng chẳng phải giàu có nhất nhưng cũng được tính là tầm trung.
Cũng vì thế nên dù nhà này bà Hứa quản, nắm mọi việc trong tay nhưng chị dâu cả vẫn rất thích ở cùng hai cụ. Dù sao tính tình chị mềm mỏng, không thích nổi bật.
Cùng một việc nhưng mỗi người có một cái nhìn khác nhau.
Nếu đổi thành vợ lão nhị thì không được, chị ta cũng không thích, chị ta là người thành phố nên thói quen sinh hoạt khác ở quê.
Mà kể cả là Thường Hỉ thì Thường Hỉ cũng không thích.
Tuy rằng ở cùng cha mẹ chồng thì điều kiện tốt hơn chút nhưng chính mình có có tay chân, chẳng nhẽ không tự kiếm tiền được sao? Nếu ở chung thì mới có bao nhiêu rắc rối. Dù làm gì cũng bị mẹ chồng đè nặng phía trên.
Thế nên Thường Hỉ rất hài lòng, bình thường vẫn hòa hợp với mẹ chồng, cũng rất khách khí với anh chị chồng, ừ gia đình hòa thuận.
Nhà họ càng thanh tịnh, mọi người cùng vui!
“Bà nội ơi, bà nội, chúng cháu tới rồi ạ!”
Quả nhiên, vừa tới trưa bọn trẻ đã đến đủ hết.
Ba đứa trẻ nhà Hứa lão tam đều đi vào nhà.
Bà Hứa: “Ai nha tới rồi hả, đúng lúc quá, Nhu Nhu qua chặt giúp bà nội ít củi nhé.”
Sức con bé lớn như vậy, đúng lúc có việc cần thể lực!
Hứa Nhu Nhu còn chưa nói gì nhưng Hứa lão tam mở miệng trước: “Mẹ, vì cái gì để con gái mới 10 tuổi nhà con đi chặt củi cho nhà anh cả? Đàn ông nhà này chết sạch rồi hay sao? Còn muốn để đứa con gái nhỏ làm việc này?”
Ông Hứa ngồi hút thuốc trong sân, nghe vậy thì ho sặc sụa: “Thằng nhãi ranh kia, sao mày có thể nói chuyện như vậy chứ? Đây là mày muốn chửi người trong nhà à!”
Hứa lão tam cũng chẳng xấu hổ chút nào, nói: “Sao lại là con chửi người nhà? Sao mẹ con có thể để con gái con chặt củi chứ? Ngày trước lúc mẹ 10 tuổi có từng phải chặt củi chưa? Chân Chân thì sao? Như thế là muốn bắt nạt nhà con! Mẹ con đúng là bắt nạt người khác mà!”
Bà Hứa: “Thằng nhãi ranh kia, mày nói ai bắt nạt ai đó.”
Bà nhặt lấy cái que cời lửa đi ra muốn đánh người.
Hứa lão tam thét chói tai: “Nếu mẹ dám đánh con sẽ chạy khắp làng đấy! Con muốn cho cả thôn đều biết mẹ áp bức bóc lột cháu gái!”
Bà Hứa: “……….Cái….cái…cái thằng ranh con kia! Chẳng phải mẹ mày chỉ nói bừa thôi sao, còn chưa làm gì đâu. Mà mày………..”
Tròng mắt Hứa lão tam đảo lia lịa: “Cũng không phải là không thể.”
Bà Hứa: “Cái gì???”
Đột nhiên bà phanh gấp lại.
Hứa Nhu Nhu nhìn ba mình.
Hứa lão tam dưới ánh mắt mọi người chìa tay ra: “Cho con một đồng đi, con sẽ để con gái con làm việc!”
Anh cười tươi: “Mẹ yên tâm, bảo đảm làm sạch sẽ gọn gàng cho mẹ.”
Bà Hứa suýt thì ngất xỉu!
Bà nghiến răng nghiến lợi: “Để xem mẹ có đánh chết mày không………….”
“Ôi ~~~ Giết người rồi!!!”
Màn gà hét chói tai lên sàn!
Bình luận truyện