Cà Phê Đợi Một Người
Chương 4: Đợi một người, bà chủ
"Xin lỗi." Chị.
"Không cần xin lỗi, cậu chưa bao giờ hứa hẹn gì với mình." Anh ấy.
"Xin lỗi." Chị khóc.
"Không cần xin lỗi, có một số chuyện, vừa bắt đầu đã được quyết định sẵn rồi, cố gắng cũng vô dụng."
Anh ấy cố kìm nén, không để nước mắt rơi xuống.
"Xin lỗi." Chị úp mặt vào hai lòng bàn tay.
"Không cần xin lỗi, có điều cậu phải hiểu, có một số chuyện, dẫu một vạn năm sau cũng sẽ không thay đổi."
Anh ấy kiên định nói: "Mình sẽ mãi chờ cậu làm cô dâu của mình."
1
"Bye! Đừng quên ngày mai phải thi thử đấy nhé!"
Tiểu Thanh ngồi trên xc đạp vẫy tay với tôi, phóng về phía hiệu sách Kim Thạch Đường ở bến xe lửa cách đó không xa.
"Xin cậu, chuyện này làm sao mà quên được."
Tôi kêu lên, vẫy vẫy tay, chui vào đường hầm chật hẹp, đi về phía đường Quang Phục.
Hằng ngày đi làm thêm, tôi không cảm thấy mệt mỏi hay phiền phức, đi học thì ngược lại, hây dà...
Ở Đài Loan, cuộc sống của học sinh lớp Mười hai không có gì đặc sắc, giờ mỹ thuật, giờ công nghệ, giờ thể dục, giờ thư pháp, giờ sinh hoạt... tất cả đều là hữu danh vô thực, năm ngày ba bữa lại có thầy cô giáo mượn giờ để kiểm tra hoặc dạy đuổi bài, kể cả không có bài để dạy đuổi không có gì để kiểm tra, bọn họ cũng mời một thầy giáo đến cho học sinh tự học, kiểu như học sinh mà không thi đỗ vào khoa Luật trường đại học Đài Loan thì những ông thầy bà cô ấy sẽ rất có lỗi với cuộc đời tươi đẹp của mình vậy.
Có điều, về điểm này thì trường trung học nữ Tân Trúc bọn tôi đỡ hơn nhiều, coi trọng giáo dục "Ngũ đức cùng tiến(1)" là niềm tự hào truyền thống của trường tôi, đến cả người hay giả bệnh như thầy thể dục cũng không dám cho mượn giờ để thi cử. Có điều, thi cử hết bài này đến bài khác vẫn là một thứ áp lực không thể thiếu.
Nhưng rất xin lỗi, cuộc đời của tôi, tôi muốn tự mình quyết định.
Chỉ có quay về quán cà phê Đợi Một Người, khoác lên chiếc tạp dề trắng bên trên dính mấy đốm cà phê, đứng sau quầy bar, được bủa vây trong mùi hương của những hạt cà phê đã rang sấy, tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm.
"Hôm nay sắc mặt không được tốt lắm?" Albus hiếm khi nào hỏi han như thế.
Albus thưởng xuyên không nói một lời, kể cả đến lúc đóng cửa quán mà cô vẫn như người câm thì tôi cũng không lấy làm lạ.
Tôi nghĩ mình biết cách tôn trọng sự trầm mặc của cô, vì sự trầm mặc của Albus không chỉ là cá tính, mà còn bao hàm cả trí tuệ.
"Ngày mai phải thi thử, phiền chết đi được." Tôi vừa nhìn các nhóm từ tiếng Anh dán trên quầy bar, vừa pha chế cà phê Sumiyaki(2) đá.
"Có cần nghỉ sớm chút không, chị thì thế nào cũng được!" Bà chủ cười hỏi, dạo này chị đang mê môn cắt giấy.
Tôi đưa mắt nhìn bà chủ lười biếng chẳng bao giờ thèm coi sóc việc trong quán, chị lớn hơn tôi mười tuổi, năm nay chưa đến hai mươi bảy, còn trẻ thế mà đã hình thành cái tính thế nào cũng được, tôi cũng biết là chị không để ý.
Nhưng thi thử tức là thi thử, không phải tôi về nhà sớm thì sẽ không phải thi nữa.
"Tâm trạng bà chủ hôm nay rất tốt." Albus mở miệng.
"Sao vậy?" Tôi hỏi, thực ra tôi cũng chưa từng thấy tâm trạng bà chủ tệ bao giờ.
"Chiều nay có một kỹ sư làm việc ở khu công nghệ Tân Trúc gọi cà phê Bà chủ đặc chế, hai người nói chuyện vui ghê lắm." Albus không kìm được tiết lộ bí mật, miệng cười toe toét.
"Hì hì, thì ra hôm nay chị cắt giấy toàn chọn tờ màu hồng, có phải vì yêu không?" Tôi cũng vui theo.
Bà chủ chỉ cười không trả lời, hình cắt trên tay hình như là một ông già cưỡi hạc kiểu truyền thống.
"Đối phương là người như thế nào vậy?" Tôi hỏi.
Lúc này trong quán chỉ có hai người, không đến nỗi bận, nhưng ngoài cửa kính lại lố nhố năm cậu chàng cấp ba nói cười đùa cợt, tôi lập tức nhận ra, chính là đám lần trước gọi cà phê Ám nhiên tiêu hồn trong buổi Luận kiếm Hoa Sơn không biết bọn chúng lại đang lên kế hoạch gì nữa đây.
"Một kỹ sư máy tính hơn ba mươi tuổi chưa kết hôn, chiều nay vừa khéo ngồi ngay cạnh cốc Kenya kia, hai người, hai cái máy tính xách tay, kiểu như làm mãi không hết việc ấy." Albus cũng đã chú ý đến đám nhóc quậy ngoài cửa.
Tiếc quá đi mất, hôm nay Trạch Vu đã đến quán rồi.
Xem ra, động lực yếu ớt của tôi tối nay lại giảm bớt đi một chút.
Nhưng len lén nhìn vẻ mặt bà chủ lúc cắt giấy, thật đúng là lòng xuân phơi phới, tâm trạng vốn u uất của tôi dần dần được tháo gỡ.
Trong thực đơn của quán, lúc nào cũng có một mục "Bà chủ đặc chế" rất nổi bật, một cốc chín mươi chín đồng, bên cạnh còn ghi chú thêm: có thể nói chuyện với bà chủ; thời gian? uống cà phê bao lâu, thì nói bấy lâu.
Đây là một bí ẩn.
Còn nhớ cái hôm tôi không nhịn được lên tiếng hỏi bà chủ, là vào tuần thứ hai sau khi được tuyển vào quán cà phê Đợi Một Người, một buổi chiều thứ Bảy thời tiết mát mẻ.
Trước ngày hôm ấy, có một giáo sư vừa mới từ nước ngoài về giảng dạy ở đại học Thanh Hoa đến quán liên tiếp ba ngày, cũng liên tiếp ba ngày gọi cà phê Bà chủ đặc chế bất xác định. Tôi vẫn nhớ, anh ta dạy môn vật lý.
"Vì vậy, tất cả mọi thứ trên thế giới này, đều có thể dùng quy luật vật lý để giải thích à?"
Bà chủ tò mò hỏi, bưng đến cốc cà phê nóng nghi ngút khói.
Cà phê hôm nay là Blue Mountain(3) biến dị, vì bên trên chẳng hiểu sao còn nổi lềnh bềnh mấy lát chanh.
Chòm râu dê của anh giáo sư vật lý khẽ chạm vào cà phê, miệng nở nụ cười rất chắc chắn.
"Cũng không hẳn là vậy, rất không hẳn là vậy, đứng trên lập trường thuyết Tương đối của Einstein để phân tích văn bản, một câu ngắn vừa rồi của cô tổng cộng có hai mươi hai chữ, nhưng lại có bốn điểm mâu thuẫn, nói cách khác, có bốn chỗ logic không tương xứng, nhưng nếu vẫn đứng trên quan điểm thuyết Tương đối của Einstein để xem xét, bốn chỗ logic không tương xứng này cũng lại hòa hợp như nước và sữa, không có gì mâu thuẫn, gắn kết liền lạc không kẽ hở." Anh ta nói như thể không phun châu nhả ngọc được ngần ấy chữ thì sẽ lăn đùng ra chết vậy.
Một đứa học sinh cấp ba học ban xã hội như tôi, đứng ở quầy bar nghe mà mờ mờ mịt mịt.
Nhưng tôi cũng không tin học sinh ban tự nhiên có thể hiểu được.
Anh ta chỉ là một phần tư bạo loạn học thuật, không khoe khoang sẽ chết.
Nhưng bà chủ lại không thấy thế mà châm chọc, quả là hàm dưỡng rất cao.
Bà chủ nói chuyện với giáo sư vật lý từ định luật thứ ba của Newton đến sự hình thành của vũ trụ một cách rất tự nhiên, sau đó lại từ thuyết Tiến hóa nói đến vấn đề kỹ thuật của lỗ đen nhân tạo trong bộ phim Event Horizon, hai người lúc thì thoải mái cười to, lúc lại nghiêm túc chau mày, khi nói đến thuyết Big Bang cả hai càng nhe nanh múa vuốt.
Trong lòng tôi chỉ còn biết phục sát đất.
Thế nhưng, ngày thứ tư giáo sư vật lý không đến nữa, ngày thứ năm cũng không.
Ngày thứ sáu, giáo sư vật lý lại đến.
Nhưng món anh ta gọi không phải cà phê Bà chủ đặc chế, mà là Arabica Moka.
Tôi nghĩ nguyên nhân mấy hôm trước anh ta không đến, quá nửa là vì đau bụng, bởi vậy sau khi quay lại quán không thể không đổi món.
Vẻ mặt bà chủ ngày hôm ấy có chút thất vọng, chị ngồi một mình ở quầy bar lật tuần san tin tức, không ra bàn nói chuyện với giáo sư vật lý nữa.
Giáo sư vật lý cũng lộ vẻ khó hiểu, dục vọng muốn đến giảng học thuật cứ đọng mãi trên mặt không trôi đi đâu được, uống hết cốc Arabica Moka, anh ta thất vọng bỏ đi, từ đấy đến giờ tôi chỉ gặp anh ta có hai lần.
Tôi đương nhiên cũng cảm thấy rất nghi hoặc.
2
Bà chủ quán có gương mặt xinh xắn gần như không hề trang điểm của tôi còn rất trẻ, tuy gọi bằng hai chữ "bà chủ", nhưng hành vi cử chỉ lại giống một nghiên cứu sinh lớp tiến sĩ không dự định viết luận văn hơn.
Ngày ngày chị đều ở trong quán xem tạp chí, đọc sách, làm bài tập thủ công của học sinh tiểu học, kiểu như làm đèn lồng hoặc dùng ống hút dựng nhà, chưa bao giờ thấy chị rót cho khách một cốc cà phê, hay thu dọn bát dĩa mà khách khứa đã dùng.
Phần duy nhất có thể tính như "coi sóc việc quán", đại khái là bà chủ thi thoảng sẽ mang một vài món đồ bày biện nhỏ xinh đến trang trí, nhưng cũng không thể coi là công trình gì đáng kể.
Nhưng, mỗi ngày bà chủ dự tay chuẩn bị một chút nguyên liệu cà phê đặc thù, sẵn sàng pha hai cốc.
Tên đầy đủ của món ấy là cà phê Bà chủ đặc chế bất xác định, gọi tắt là Bà chủ đặc chế.
Sở dĩ có ba chữ "bất xác định" là vì kỹ thuật pha cà phê của bà chủ còn không ổn định hơn cả tôi.
Bộ dạng bà chủ dùng máy cầm tay nghiền cà phê rất giống bọn thỏ ngọc giã thuốc trên cung trăng, vừa vụng về lại vừa đáng yêu, nhưng bột cà phê nghiền ra bao giờ cũng chỗ thô chỗ mịn, như cố ý làm trò vậy. Sau đó là quá trình pha cà phê, cho dù bà chủ dùng ấm nén kiểu Pháp, máy pha cà phê kiểu nhỏ giọt, ấm Moka, máy Espresso, hay là ấm Siphon, thậm chí là lưới lọc bằng vải đơn thuần, biểu hiện của chị đều vụng về như mới sử dụng lần đầu tiên, không ngâm cà phê quá lâu, thì cũng để lỗ lưới lọc rộng quá, tóm lại lần nào cũng không thể đảm bảo chất lượng của cà phê, hiếm khi pha được một cốc ngon nghẻ.
Tôi ngờ rằng cái quán này mà không có Albus, chắc chỉ cầm cự được ba ngày là đóng cửa.
Còn hai chữ "đặc chế", tất nhiên là chỉ sáng tạo khác người do bà chủ chính tay phối chế.
Có lúc thì cho thêm mấy cánh hoa hồng nên thơ vào cà phê Kenya thơm nồng nàn, hừng hực sức sống, khi lại bỏ mấy viên ô mai chìm trong cốc cà phê Colombia có vị chua chua, chị cũng từng làm những thứ quái dị thoạt nghe có vẻ rất bình thường kiểu như cà phê mạch nha. Mấy thứ ấy còn đỡ, có lần tôi thấy chị bỏ cả một quả quýt vừa bóc vỏ vào cà phê trộn Golden Beach vốn có vị ngòn ngọt, cái kiểu cười trộm của bà chủ làm tôi có cảm giác, chị-chính-là-cố-ý- làm-vậy.
Đương nhiên, tôi cũng kể những hiện tượng quái dị này với người nhà.
"Bà chủ của bọn con kỳ cục thật, để bố kiếm thời gian qua đó gọi một cốc cà phê đau bụng của bà chủ, tiện thể hỏi xem tại sao cô ta lại kỳ cục vậy nhé!" Bố nghe tôi kể xong, liền kết luận.
"Người ngoài hành tinh, nhất định là người ngoài hành tinh!" Anh tôi cũng phản ứng tương tự.
"Con làm việc ở đấy thực sự không có gì nguy hiểm đấy chứ? Cô ta liệu có âm thầm chạy đi phóng hỏa đốt nhà hay không?" Mẹ tôi bao giờ cũng lo lắng quá thể.
"Thực ra bà chủ rất tốt bụng, ai mà chẳng có chỗ kỳ cục chứ, giống như anh con ấy, anh ấy mới gọi là kỳ cục, nhưng vì sống với chúng ta lâu quá rồi nên chúng ta đều không phát hiện ra thôi." Tôi nói, lặng lẽ nhìn ông anh đang cạo lông nách giữa phòng khách, cười ngơ ngẩn như thằng khờ.
Mà cốc cà phê Bà chủ đặc chế bất xác định giá chín mươi chín đồng mỗi ngày mỗi khác ấy, mỗi ngày cũng chỉ một người có lòng được chia sẻ.
Ai khôngcó lộc ăn gọi phải, thì có thể cùng bà chủ chia sẻ thời gian nói chuyện tương đương thời gian uống hết một cốc cà phê, coi như là phí bồi thường đau bụng.
Ngày hôm đó, sau khi giáo sư vật lý uống hết cốc Arabica Moka kỳ quái, đứng dậy ra về, tôi rốt cuộc cũng không nhịn được bước đến bên cạnh bà chủ hiu quạnh.
"Bà chủ, có thể hỏi chị một câu hỏi không?" Lúc ấy, tôi mới vào làm chưa được bao lâu, thực ra rất ngại hỏi chuyện riêng của người khác, nhưng tôi không thể áp chế nỗi tò mò trong lòng mình nữa.
"Em muốn hỏi chị, mỗi ngày chị đều rỗi việc đi pha hai cốc cà phê khó uống muốn chết là có ý gì đúng không?"
Bà chủ ngẩng lên khỏi đống tạp chí, vẻ vụng về cố tình của chị chỉ tồn tại lúc pha cà phê.
"Vâng ạ, mới đến làm vài ngày em đã thấy tò mò rồi, bà chủ, tại sao mỗi ngày chị đều phải đích thân pha cà phê đợi khách, có lúc sắp đóng cửa rồi, vẫn thấy chị lưu luyến ngồi chỗ bàn tròn đợi khách đến gọi cà phê Bà chủ đặc chế, hôm nào có khách gọi là hôm ấy hình như chị rất vui vẻ, còn nếu không, hình như chị sẽ thất vọng lắm lắm." Tôi hỏi.
Bà chủ giả bộ như thể bí mật bị phát hiện, cười xảo quyệt sau đó tựa hồ hoàn toàn quên béng câu hỏi của tôi. Cứ thế chừng mười phút. Tôi, tất nhiên cũng không tiện tiếp tục truy vấn.
Nhưng tôi luôn có một dự cảm, rồi một ngày bí ẩn này sẽ có lời giải đáp.
Lúc giải đáp, tôi sẽ được trông thấy đôi mắt sáng trong giấu đằng sau vẻ lười biếng của bà chủ.
"Chị Albus, cho em... cho em năm cốc."
Một cậu học sinh cấp ba rõ ràng chơi oẳn tù tì bị thua, ngượng nghịu đứng trước quầy bar ấp úng gọi.
Vẫn cùng một người, chính là cái cậu lần trước đã gọi cà phê Ám nhiên tiêu hồn. Thật đúng là phải tập luyện kỹ thuật oẳn tù tì mới được.
"Năm cốc gì?" Cơ mặt Albus không hề chuyển động.
"Cho em năm cốc cà... cà... cà phê Hấp tinh đại pháp trong Hàng long thập bát chưởng(4) nóng."
Cậu chàng nhọc nhằn đọc hết, tôi phá lên cười.
"Đủ mười tám tuổi chưa?" Albus lạnh như băng hỏi.
"Dạ. Vẫn chưa." Cu cậu hơi kinh ngạc.
"Cà phê Hấp tinh đại pháp trong Hàng long thập bát chưởng nóng phải đủ mười tám tuổi mới uống được, trẻ con ba tuổi cũng biết điều này, đi bảo đồng bọn của cậu gọi loại cà phê nào ấu trĩ hơn chút ấy." Albus từ chối.
Cu cậu kia hốt hoảng bỏ chạy, mặt đỏ bừng bừng quay lại với đám bạn bè xôi thịt, sau đó lại một trận cười hô hố lộ lên.
"Tuổi trẻ đẹp như vậy đấy, làm chuyện ngu xuẩn gì cũng đều được coi là anh hùng."
Bà chủ quay đầu nhìn đám học sinh cấp ba ồn ã nọ, không nén được bật cười.
Tôi hít sâu một hơi.
"Bà chủ, chị nhớ còn một câu hỏi chị vẫn chưa trả lời em không?" Tôi nhìn bà chủ đang trong tâm trạng rất thoải mái.
Lúc này có lẽ là thời cơ tốt để có được lời giải đáp.
Bà chủ nhìn tôi mỉm cười, chị biết ngay tôi đang hỏi gì, thực đúng là người phụ nữ hết sức thông minh.
Sức cuốn hút của chị không chỉ đến từ vẻ trưởng thành mơ hồ, mà còn cả vẻ biếng nhác tự tại trong từng cử chỉ kia nữa.
Chỉ người thôngminh thực sự mới có thể sở hữu cái khí chất biếng nhác nhàn nhã ấy thôi.
"Chị không phải lúc nào cũng một mình lẻ bóng!" Bà chủ ngừng tay cắt giấy, nói với Albus: "Cho chị một cốc Moka Java low-caf(5) nhé, chị nghĩ, mình lại sắp bắt đầu kể chuyện ngày xưa rồi." Lông mày chị nhướng lên.
Albus cười cười như thể đó là lẽ dĩ nhiên.
Trong vòng ba phút ngắn ngủi, Albus đã đặt trước mặt bà chủ một cốc cà phê nóng, hệt như làm ảo thuật vậy.
Trước mặt tôi cũng đặt một cốc sô cô la nóng. Albus dùng ánh mắt rất đặc biệt cho tôi biết, cô đã nghe câu chuyện ấy rồi, ra hiệu cho tôi tạm thời gác công việc đang dở tay lại.
Tôi đồng ý luôn, tôi là cô bé rất thích nghe kể chuyện, mà lúc nghe kể chuyện cũng thích được tập trung.
Tôi nhìn bà chủ lần đầu tiên uống loại cà phê không phải cà phê Bà chủ đặc chế.
So với sô cô la nóng của tôi, mùi thơm của cà phê low-caf có vẻ nhạt hơn phần nào, nhưng nhẹ nhàng khoan khoái không có gánh nặng, rất giống cuộc đời của bà chủ trong tưởng tượng của tôi.
Có lẽ, quan sát này cũng có thể thành một mục nhỏ trong cuốn sổ ghi chép "Cà phê - cá tính" vĩ đại của tôi.
"Cách đây rất lâu, chị cũng giống như Albus, là một người không uống cà phê.
Bà chủ ngửi mùi cà phê, hơi nước mờ mờ bốc lên vuốt ve đôi má hơi gầy guộc của chị.
"Nhưng chị có một người bạn thân chơi với nhau từ nhỏ đến lớn, anh ấy cực kỳ thích uống cà phê, thích đến mức, cả chị cũng vô thức bưng cốc cà phê lên bước vào thế giới của anh ấy." Bà chủ vừa nói, vừa chăm chú nhìn vào ngón đeo nhẫn bàn tay trái.
Bấy giờ tuy vẫn còn nhỏ tuổi, nhưng tôi hiểu, đó là vị trí hạnh phúc nhất trên cơ thể một người phụ nữ.
"Chị yêu anh ấy, đúng không?" Tôi đoán.
"Hồi đầu thì không đến mức yêu, chỉ đơn thuần là thanh mai trúc mã, là đồng bọn có thể nói với nhau bất cứ chuyện gì. Chị vốn tưởng rằng, khi đến một cột mốc nào đó của cuộc đời, chẳng hạn như tốt nghiệp tiểu học, hay tốt nghiệp trung học cơ sở... như một lẽ đương nhiên, bọn chị sẽ khoác lên mình những bộ đồng phục màu sắc khác nhau, bước trên những con đường đời khác nhau, giống như đại đa số mọi người, hồi ức phủ bụi lên những lời chúc phúc ngắn ngủi trong sổ lưu bút." Trong mắt bà chủ ngập tràn vẻ đắc ý: "Nhưng mà không."
3
Cha mẹ anh ấy bất hạnh qua đời vì tai nạn xe cộ trong ngày bọn chị tốt nghiệp tiểu học.
Khi mọi người đều đang giả vờ khóc lóc để tăng thêm cảm xúc cho lúc phân ly, chị thấy cô giáo đi tới bên cạnh anh ấy nói mấy câu gì đó, anh ấy nghe xong, liền bàng hoàng luống cuốn chạy một mạch từ hội trường đến bệnh viện, chị không hiểu, bèn hỏi cô giáo nguyên nhân tại sao.
Sau khi biết chuyện, chị không kiềm lòng nổi khóc rồng lên.
Khóc suốt mấy ngày liền, mỗi tối nhắm mắt lại ngủ, dường như đều trông thấy anh ấy mặc áo tang, bất lực quỳ ở góc cáo biệt trong tang lễ. Cảm giác đau khổ không tài nào ngủ nổi.
Vì thế, chị lấy hết dũng khí nói với bố, rằng chị không muốn học ở phân hiệu cấp hai của trường trung học dân lập nữa, mà muốn đến trường quốc lập Chương Hóa trên núi Bát Quái nơi anh ấy học, tiếp tục làm bạn gái tốt của anh ấy, vỗ về cảm xúc của anh ấy, để anh ấy khỏi trở thành trẻ tự kỷ hoặc lưu manh học đường.
May mắn thay, bố chị rất vui khi thấy chị trân trọng tình bạn này, nên đã đồng ý.
Lên cấp hai, anh ấy phải nương nhờ họ hàng, không có tiền ăn những bữa trưa đủ dinh dưỡng, vậy là hằng ngày chị mang ở nhà đi hai phần cơm hộp chia cho anh ấy cùng ăn.
Anh ấy học kém lại còn ham chơi, buổi tối chị liền áp giải anh ấy tới nhà, làm gia sư cho anh ấy không muốn biết cũng phải biết thì thôi.
Nguồn Ebook: Cung Quảng Hằng
Còn anh ấy, chính trong những buổi học thêm đó, đã thấy đủ các loại dụng cụ pha chế cà phê bày biện trong nhà chị, những thứ ấy toàn là bảo bối do ông bố thích uống cà phê của chị sưu tầm. Lần nào anh ấy cũng tò mò rờ rẫm, bố chị cũng nhiệt tình dốc túi truyền dạy cho anh ấy đủ loại kiến thức cà phê, như cách phân biệt hạt cà phê ngon dở, thậm chí còn cùng anh ấy ngồi xổm trong vườn dùng vỏ hộp sữa tự rang lấy hạt cà phê sống, giống như những người bạn vong niên vậy.
Đến kỳ thi lên cấp ba, đúng là một cơn ác mộng đối với chị.
Không hiểu vì căng thẳng quá độ hay ăn phải đồ ôi thiu,đến ngày thi thứ hai, chị bị viêm dạ dày cấp tính, gần như không thể cầm cự nổi trong trường thi, thành tích đương nhiên không được tốt, lúc điền nguyện vọng buộc phải coi trường tư là lựa chọn duy nhất. Còn anh ấy, anh ấy thực sự rất thông minh, điểm số thi lên cấp ba của anh ấy cao hơn điểm đầu vào của nguyện vọng một là trường cấp ba Chương Hóa những 50 điểm.
Chị nghĩ, đã đến lúc phải nói lời tạm biệt rồi.
Nói thực lòng, chị buồn lắm, lúc đó chi thiết tha hy vọng bố chị vẫn chưa dạy hết các bài cà phê, như vậy chị mới có thể thỉnh thoảng trông thấy bóng dáng anh ấy vào buổi tối sau giờ tan học.
Nhưng trong ngày đầu tiên trình diện và huấn luyện học sinh mới ở trường cấp ba tư thục, chị đã giật nẩy mình.
"Lâu lắm mới gặp, sau này phải nhờ đệ nhất mỹ nhân của trường chỉ dạy nhiều."
Anh ấy mặc áo sơ mi trắng, quần dài màu cà phê. Cười hì hì đeo cặp sách màu vải bố màu xanh lam, đứng ở cổng trường đợi chị.
Sau đó, cúi người thật sâu.
Chị không biết phản ứng thế nào, đành lúng túng vẩy vẩy tay chào anh ấy rồi đi thẳng vào lớp học.
Hồi tưởng lại, lúc đó chị căn bản không hiểu cảm xúc trong lòng mình là một thứ được gọi là "yêu".
Chị vẫn đơn thuần cho rằng bọn chị sẽ là bạn tốt cả đời.
Sau đó mỗi ngày tan học anh ấy đều vội vội vàng vàng đạp xe đi đâu, chị mới biết, thì ra để chi trả khoản phí cao ngất ngưởng của trường trung học tư thục, tối tối anh ấy đều phải tới quán cà phê làm thêm.
Chậc, cũng coi như là học xong có chỗ dùng, bố chị biết chuyện còn rất đắc ý vì đồ đệ hơn thầy.
Thỉnh thoảng chị cũng đến quán cà phê ấy làm bài tập, chủ quán và các học sinh vừa học vừa làm ở đó đều khen tay nghề của anh ấy giỏi nhất quán, khách hàng rất hài lòng.
"Đệ nhất mỹ nữ của trường ta, xin hỏi hôm nay cô muốn uống gì? Bản quán mời khách."
Lúc nào anh ấy cũng cười hì hì, mặc tạp dề trắng, khơm người hỏi chị, cố ý làm ra vẻ quý ông lịch thiệp.
"Tùy." Chị muốn nói, nếu anh ấy đã mời, thì cứ tùy thôi.
Mỗi lần, anh ấy lại bưng ra một loại cà phê phong vị khác nhau" Latte, Moke, Espresso, Colombia, Tres Riot, Verona, Sulawesi, còn chu đáo kèm thêm một lát bánh kem nhỏ, xét về kỹ thuật tuyệt đối không thua kém Albus chút nào.
Mặc dù lưỡi chị không mẫn cảm cho lắm, nhưng lần nào chị cũng có cảm giác được đằng sau mùi vị khác nhau của mỗi cốc cà phê, có một thứ đặc biệt nho nhỏ ẩn giấu trong tay nghề của anh ấy.
Có điều chị vẫn chưa biết, thứ đặc biệt nho nhỏ ấy quý giá nhường nào.
Vì vậy, lên lớp Mười một chị có bạn trai, một anh học lớp Mười hai, cao to đẹp trai, cưỡi mô to FZR màu đỏ, mặc quần bò gắn đinh tán đặt làm riêng đi học, có thể nói là giấc mơ trong lòng mọi nàng thiếu nữ, "Xin lỗi." Chị.
"Không cần xin lỗi, cậu chưa bao giờ hứa hẹn gì với mình." Anh ấy.
"Xin lỗi." Chị khóc.
"Không cần xin lỗi, có một số chuyện, vừa bắt đầu đã được quyết định sẵn rồi, cố gắng cũng vô dụng thôi."
Anh ấy cố kìm nén, không để nước mắt rơi xuống.
"Xin lỗi." Chị úp mặt vào hai lòng bàn tay.
"Không cần xin lỗi, có điều cậu phải hiểu, có một số chuyện dẫu một vạn năm sau cũng không thể thay đổi."
Anh ấy kiên định nói: "Mình sẽ mãi mãi chờ cậu làm cô dâu của mình."
Chị nghĩ mình làm trái tim anh ấy tổn thương sâu sắc.
Tuy rằng chị vẫn thấy anh ấy rặn ra nụ cười, khom lưng xuống, chìa tay ra, hỏi như một quý ông: "Đệ nhất mỹ nữ trường ta, xin hỏi hôm nay cô muốn uống gì? Bản quán mời khách."
Sau đó chêm thêm một câu: "Xin hỏi tôi còn cơ hội nữa không, nếu như còn, đừng quên gõ nhẹ lên mặt bàn cổ vũ tôi một chút nhé."
Thế nhưng, bàn tay chị lúc nào cũng keo kiệt không chịu truyền đạt tình cảm trong lòng.
Còn anh ấy thì chẳng bao giờ hà tiện nụ cười, và cả cà phê ngon nữa.
Vì vậy, ông trời đã cho anh ấy một cơ hội, đồng thời cũng cho chị một gợi ý.
Một tháng trước kỳ thi đại học, anh ấy đi cùng chị đến bưu điện chuyển tiền mua một bộ CD nhạc, lúc đó là buổi trưa, người đến bưu điện có việc rất đông, anh ấy nhoài người bên cạnh nhìn chị điền đơn chuyển khoản, không hiểu đang ngây ngô cười cái gì nữa.
Đột nhiên có hai tên cướp xông vào bưu điện hét lên "Cướp đây, không được nhúc nhích!", chị sợ đờ cả người ra, anh ấy lập tức ôm lấy chị từ phía sau. Nửa phút trôi qua, chị nghe thấy tiếng pháo nổ, cả tiếng thủy tinh vỡ, tiếng đám người kêu ré lên.
"Cậu không sao chứ! Cậu không sao chứ! Có đau chỗ nào không?"
Anh ấy kinh hoảng chụp lấy vai chị, xoay một vòng kiểm tra kỹ lưỡng, chị vội vàng lắc đầu ý bảo mình rất ổn.
"Làm mình sợ muốn chết." Anh ấy thở phào một tiếng, nhưng chị chợt trông thấy ống tay áo bên phải của anh ấy, toàn máu là máu.
Bên ngoài phòng cấp cứu bệnh viện, chị không ngừng cầu nguyện trời cao đừng để anh ấy rời bỏ chị.
Chỉ cần anh ấy vẫn có thể nhoẻn miệng cười rạng rỡ với chị, bưng cho chị một cốc cà phê ấm áp, chị sẵn lòng cho hai bọn chị thêm một cơ hội.
Chị vừa khóc vừa cười, đứng trên hành lang lau khô nước mắt lắm lem đầy mặt, nhét thẻ vào máy điện thoại, nói với anh lớp trên kia rằng chị muốn chia tay.
Sau kỳ thi đại học, vì tay phải vẫn chưa hồi phục, anh ấy tính toán đáp án chậm mất một nhịp, nên không đỗ đại học quốc lập, bèn vào đại học Đông hải ở Đài Trung.
Lúc chị giúp anh ấy đem thẻ nguyện vọng đi đăng ký, đã giấu bố, lén dùng tẩy xóa đi nguyện vọng một "khoa Tân lý đại học Đài Trung" trên thẻ nguyện vọng của mình, điền vào một con số tượng trưng cho cơ hội.
Sau đó, bắt đầu cuộc sống đại học muôn màu muôn vẻ.
Nhưng chị vẫn rất ngốc, cho dù chị càng ngày càng thêm yêu anh ấy.
Bốn năm trời, chị lúc nào cũng sợ khi theo đuổi được mình rồi, anh ấy sẽ giống như rất nhiều chàng trai khác trong cuộc sống hiện thực, đánh mất đi nhiệt huyết với tình yêu, mất đi sức sống thuở ban đầu theo đuổi, quên mất thêm một chút chút gì đó vào trong cà phê, thứ rất quan trọng đối với chị.
Vì vậy chị mãi không nhận lời anh ấy, chỉ biết trơ mắt ra nhìn anh ấy và cô bé khóa dưới tay dắt tay đi trên con đường Văn Lý(6) đẹp đẽ.
Chị đã khóc, trốn trong buồng tắm lén lút khóc suốt mấy ngày.
Chị đã tự tay xua đi ạnh phúc quý báu, không hề nghĩ đến cảm giác chua chát anh ấy phải nếm trải khi mình bị từ chối hết lần này đến lần khác.
Chị chỉ chăm chăm giữ lấy khoảng thời gian vui vẻ khi anh ấy theo đuổi, mà không dám nắm tay khiên chiến với tương lai chưa rõ.
Lòng đau như cắt, chị mới hiểu ra, ngỡ rằng đã cho đi rất nhiều, kỳ thực lại rất ích kỷ.
Lễ tốt nghiệp, anh ấy mặc lễ phục đen, sắc mặt hơi u buồn đứng ở bãi cỏ rộng trước giáo đường Luce với bạn cùng lớp và cô em khóa dưới kia, chị rốt cuộc cũng lấy hết dũng khí, khóc òa lên lớn tiếng bày tỏ lòng mình với anh ấy.
Lễ tốt nghiệp trường đại học Đông Hải, trên trảng cỏ.
Mấy trăm con người quây lại xem một vỡ hài kịch.
Anh ấy đi tới, nói muốn chụp ảnh chung với chị.
"Cậu đi chết... đi chết đi! Sau này tớ không muốn gặp cậu nữa!" Chị khóc òa, đẩy máy ảnh của anh ấy ra.
"Người nên nói câu ấy là tớ chứ!" Anh ấy đột nhiên nổi cáu lên.
"Sao cậu lại bỏ rơi tớ... pha cà phê cho tớ, vì tớ mà vào học trường Tinh Thành, đọc sách với tớ, rủ tớ trốn học đi xem phim, đỡ... đỡ đạn cho tớ... hu hu... đều là gạt người ta cả!" chị ném bó hoa xuống đất, gào khóc to hơn.
"Mọi cố gắng của tớ đều vô dụng! Đều vô dụng! Tớ theo đuổi bao lâu cậu cũng không chịu nhận lời, người khác vừa dắt tay, cậu đã theo người ta luôn rồi! Tớ là cái gì chứ! Tháng trước bạn trên mạng của cậu nói muốn theo đuổi cậu, không ngờ cậu nói là sẽ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này? Phì! Tớ còn không bằng một thằng cậu chưa gặp bao giờ à?" Anh ấy ném máy ảnh xuống đất, phẩn nộ gầm lên.
"Hu hu hu..." Chị ngồi thụp xuống đất, tức tới khóc lóc kêu gào ầm ĩ.
Anh ấy chưa bao giờ thấy chị càng quấy như vậy, cơn tức cũng xẹp đi một nửa.
"Xin lỗi." Anh ấy thở dài nói.
"Đừng nói xin lỗi với tớ!" Chị cắn chặt môi, nhìn đóa cúc dại trên thảm cỏ.
"Xin lỗi, tớ thật sự không theo đuổi được cậu." Anh ấy quay người, toan bỏ đi.
Toan bỏ đi. Toan bỏ đi khỏi cuộc đời chị.
"Đừng đi!" Chị hét lên. Rốt cuộc cũng hạ quyết tâm.
Anh ấy không hiểu, nhưng vẫn dừng lại.
"Tớ... tớ không phải chịu làm bạn gái của cậu... tớ... tớ chỉ muốn cậu cứ theo đuổi tớ mãi mãi thôi!" Chị đỏ hoe mắt, lớn tiếng nói: "Tớ chỉ là rất thích... rất thích cảm giác được cậu theo đuổi, tớ sợ lắm... sợ sau khi chúng mình đến với nhau rồi, cậu sẽ đột nhiên không cần tớ nữa, hu hu hu..." Chị cứ khóc suốt, anh ấy cũng khóc suốt.
Mấy trăm người đứng quây xung quanh cũng khóc.
"Đừng bỏ tớ lại một mình, cậu có biết thời buổi này, muốn tìm được người sẵn lòng đỡ đạn cho mình khó... khó biết chừng nào..." Nước mũi của chị hòa trộn với nước mắt.
"Hai người mới xứng đôi nhất, em mà còn không đi, chắc sẽ bị mọi người ném đá bẹp gí mất thôi." Em gái khóa dưới đứng cạnh anh ấy khẽ cười.
"Sorry..." Anh ấy áy náy, nhìn em gái kia che mặt chạy ra khỏi đám người.
"Nhìn đây này." Anh ấy nhìn khuôn mặt lắm lem của chị, nhặt máy ảnh dưới trảng cỏ lên ngắm về phía chị.
"Đi đi!" Chị bưng mặt, không cho anh ấy chụp.
"Tớ không hiểu, lúc thì bảo tớ cút, lúc thì bảo tớ mà đi thì cậu sẽ chết, một lúc sau lại đuổi tớ đi đi."
Anh ấy cười, cười rơi hết cả nước mắt trên mặt.
"Tớ nói là tớ sẽ chết bao giờ!" Chị bật cười khúc khích.
"Lấy anh nhé!" Anh ấy hét lớn.
"Không thèm!" Chị cũng hét lên.
"Ít nhất thì cũng làm bạn gái của anh đi! Anh còn chưa nắm tay em bao giờ đâu đấy!" Anh ấy vui sướng gào toáng.
Chị ngoảnh mặt đi, nhưng không sao giấu nổi nụ cười hạnh phúc.
"Nhận lời cậu ấy đi!" Một cô gái tóc dài mặc áo tốt nghiệp lau nước mắt nói.
"Nhận lời cậu ấy đi, để tớ giữ lại một hồi ức đẹp khó quên trước khi tốt nghiệp!"
Một anh chàng cầm bóng rổ, mặc áo tốt nghiệp xôc xệch kêu lên.
"Nhận lời cậu ấy đi!" "Nhận lời đi!"
"Nhận lời cậu ấy đi!" "Nhận lời đi!"
Anh ấy cầm máy ảnh, cười gian xảo chờ đợi khoảnh khắc mong đợi từ rất lâu.
Chị lau nước mắt, nói ra câu thần chú anh ấy đã chờ đợi suốt mười bốn năm.
"Bạn gái thì bạn gái."
"Hoan hô!"
Bốn năm sau đó, anh ấy đi lính về, kiếm được một việc làm ở Tân Trúc, còn chị thì làm việc ở một nhà xuất bản, đảm nhận chức biên tập viên mỹ thuật nhỏ tí hin. Giữa hai bọn chị, lại trải qua hàng nghìn hàng vạn cốc cà phê nữa.
Một cuối tuần, anh ấy lái chiếc xe mới mua trả góp, hào hứng chỡ chị đi Quan Vụ ở Tân Trúc nghĩ cuối tuần, lại còn để người chưa bao giờ học lái xe như chị lén lúc lái môt đoạn ngắn nữa, nghĩ lại cũng thật là nguy hiểm.
"Em này, em có thích uống cà phê anh pha không?" Lúc ăn tối ở nhà dân nơi bọn chị nghỉ lại, anh ấy đột nhiên nghiêm túc hỏi.
"Tất nhiên là thích rồi, mặc dù lần nào em cũng bảo tùy anh, nhưng chỉ có cà phê anh pha là em mới trả lời như vậy thôi, hì, thực ra thì em thà uống nước lọc còn hơn là niếm ngụm cà phê của người khác pha, bố em còn phải ghen với anh đấy." Chị gật đầu trả lời.
Anh ấy cười, cười rất vui vẻ.
Kể từ sau ngày dự lễ tốt nghiệp đại học, nụ cười vào thời khắc ấy là rạng rỡ nhất.
"Cà phê anh pha uống quá ngon đi, ngộ nhỡ sau này em không được uống cà phê ngon như vậy nữa thì phải làm sao đây?"
Chị học theo câu thoại kinh điển trong phim Thực thần của Châu Tinh Trì.
"Nếu thực sự có ngày đó, anh dạy em cách này." Anh làm ra vẻ hết sức nghiêm túc, nhưng lại nói toàn điều tức cười: "Em cứ mở một quán cà phê, cả ngày pha một đống các loại cà phê lung tung bậy bạ, đặt tên là Bà chủ đặc chế, sau đó mỗi lần pha một khác, điểm giống nhau duy nhất, chắc là điều khó uống muốn chết đi được nhỉ? Kế đó, quy định rằng loại cà phê lởm ấy mỗi ngày chỉ bán hai cốc, một cách cho khách, một cốc phải mời bà chủ, nếu gọi cà phê bà chủ đặc chế thì có thề nói chuyện với mỹ nữ đệ nhất thế giới, thời gian nói chuyện đúng bằng thời gian uống một cốc cà phê."
"Vô vị quá, ai mà đi gọi loại cà phê ấy chứ? Làm vậy há chẳng phải là tự đập vỡ bảng hiệu của mình à!" Chị phá lên cười.
"Chẳng vô vị tẹo nào đâu. Nếu như có một người, mỗi ngày đều không quản mưa gió, kể cả đi đường gặp phải tuyết rơi, kể cả lái xe gặp phải vòi rồng, kể cả động đất làm con đường trước mặt nứt toác, anh ta vẫn khắc phục hết mọi khó khăn, gõ cửa quán em, bẽn lẽn nói: 'Bà chủ đặc chế, hai cốc."
Anh càng nói lại càng nghiêm túc, nghiêm túc đến mức, mũi chị bắt đầu thấy cay cay.
"Vậy thì, anh ta chính là chân mệnh thiên tử tiếp theo của em đấy, khi gặp một người như thế, em nhất định phải trân trọng anh ta, đừng để anh ta dễ dàng bỏ chạy mất, vì người như thế, chính là người gánh vác sứ mệnh anh ủy thác, mang theo sự lưu luyến của anh."
Anh ấy cười.
Nhưng chị lại khóc. Sau đó, cứ ra sức đấm anh ấy, mắng mỏ anh ấy không được nói bậy bạ, hại chị đang đi nghỉ yên lành vô duyên vô cớ khóc mỏi cả mắt.
Tối hôm ấy, gió núi lướt trên cơn mưa bụi, anh đứng ngoài cửa mời chị đi chơi đêm.
Trước khi ra cửa, chị nhìn lên lịch, ngày 1 tháng Tư.
"Em cảnh cáo anh, cầu hôn trong ngày Nói dối là em sẽ giận lắm đấy."
Chị đập mạnh vào đầu anh ấy. Cho dù chị đã từ chối lời cầu hôn của anh ấy một trăm lần.
Anh ấy nhoẻn miệng cười ra vẻ thần bí, xòe rộng ô.
4
"Sau đó thì sao?"
Cậu học sinh cấp ba chơi oẳn tù tì bị thua kia tì hẳn người lên quầy bar, dám bạn cậu ta cũng chen chúc bên cạnh, quây thành một vòng.
Không biết từ đoạn nào của câu chuyện, cả đám đã túm tụm lại đây.
Vua gọi lung tung cũng kéo ghế xích lại gần, dỏng tai lên lắng nghe.
Còn Sumatra chẳng biết từ lúc nào đã được bà chủ ôm vào lòng, ngủ say tít.
"Sau đó, chị ở đây, đợi một người."
Bà chủ cười, không có nước mắt, cũng không có vẻ gì bi thương.
Nhưng tôi lại khóc.
Tôi không biết nên mở miệng thế nào để hỏi "anh ấy" cuối cùng ra sao.
Nhưng tôi biết tại sao bà chủ lại mở ra quán cà phê cơ hồ như để ăn không ngồi rồi này.
Tại sao trên thực đơn lại có một món cà phê Bà chủ đặc chế. Vậy là đủ rồi.
"Cô ơi, tại sao khi kể lại những chuyện này cô chẳng khóc gì cả?" Cu cậu học cấp ba kia hỏi, động tác len lén ngẩng đầu lên để nước mắt trôi ngược vào trong của cậu ta đã bị tôi phát hiện từ sớm.
"Hồi ức rất đẹp, tại sao phải khóc chứ?" Bà chủ vẫn nhìn ngắm ngón đeo nhẫn bàn tay trái trống trơn, cười tươi như nắng.
"Còn nữa, tôi không phải cô các cậu, tôi là bà chủ. Cẩn thận tôi bảo Albus cho thuốc chuột vào cà phê đấy!"
Bà chủ cố ý nanh nọc trừng mắt lên với đám nam sinh cấp ba kia.
"Bà chủ, chị còn trẻ như vậy mà đã thành bà cô quạu quọ rồi, bọn em nhất định sẽ giúp chị."
Một cậu tóc húi cua dũng cảm nói, suýt chút nữa bị bàn tay bà chủ đánh trúng.
"Giúp cái gì!" Cú chặt tay thứ hai của bà chủ cũng trượt.
"Giúp đi dán áp phích chứ còn gì!" Cậu chàng tóc cua dùng chiêu tay không tiếp vũ khí, đỡ đòn từ bàn tay bà chủ.
"Dán áp phích thế nào?" Bà chủ lấy làm tức cười.
"Tìm người dũng cảm thích uống cà phê dở ẹc, vượt qua một trăm cốc có thể rước bà cô quạu quọ trẻ nhất thế giới về nhà! Vả lại, mỗi cốc chỉ có chín mươi chín đồng, ít nhiều cũng đáng thử một phen lắm!" Một cậu trông như quả dưa hấu phụ họa.
"Học sinh cấp ba bây giờ thật đáng yêu quá đi!"
Bà chủ buộc lòng thu tay lại, sau đó đột nhiên chém vào đầu ả Dưa Hấu, khiến cậu ta kêu lên oai oái.
Tôi nhìn bà chủ.
Một câu chuyện đẹp biết chừng nào.
May mắn sao, tôi có thể làm việc trong quán cà phê này. Cùng bà chủ đợi chân mệnh thiên tử của chị, rồi đến một ngày, anh ấy sẽ mang theo lời chúc phúc và sứ mệnh của một "anh ấy" khắc trên thiên đường, đến đây cùng chị uống cốc cà phê khó uống, nhưng tràn đầy niềm chờ mong hạnh phúc kia.
Cũng hy vọng, nhờ bóng của đoạn lịch sử quán lãng mạn này, tôi cũng có thể đợi được người ấy của cuộc đời mình.
"Ừm, tôi muốn một cốc Bà chủ đặc chế." Vua gọi lung tung vuốt phẳng vạt áo, cố làm ra vẻ sầu muộn đi tới.
Tất cả chúng tôi đều trợn trừng mắt lên nhìn ông ta, ông ta đành ho khan mấy tiếng, làm bộ như chưa từng nói câu ấy.
Rác rưởi chung quy vẫn là rác rưởi, chỉ muốn kiếm món hời có sẵn.
Không đáng thông cảm chút nào.
Chú thích: (1) Là triết lý giáo dục coi trọng cả đạo đức, trí tuệ, mỹ học, thể dục, tính đồng đội.
(2) Một loại cà phê kiểu Nhật, các loại hạt pha trộn được rang cho đến khi chuyển sang màu đen như than.
(3) Cà phê Blue Mountain là một trong những loại hạt cà phê Arabica có giá thành cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Nó có nguồn gốc ở vùng núi Blue Mountains thuộc Jamaica. Người ta gọi loại hạt cà phê này là Jamaican Blue Mountain để phân biệt với những loại hạt cà phê khác.
(4) Hấp tinh đại pháp và Hàng long thập bát chưởng là hai loại võ công rất nổi tiếng trong các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, không liên quan đến nhau. Ở đây là cậu học sinh gọi bừa.
(5) Hàm lượng caffeine thấp.
(6 ) Một trong những cảnh đẹp nổi tiếng trong khuôn viên trường đại học Đông Hải, Đài Loan.
"Không cần xin lỗi, cậu chưa bao giờ hứa hẹn gì với mình." Anh ấy.
"Xin lỗi." Chị khóc.
"Không cần xin lỗi, có một số chuyện, vừa bắt đầu đã được quyết định sẵn rồi, cố gắng cũng vô dụng."
Anh ấy cố kìm nén, không để nước mắt rơi xuống.
"Xin lỗi." Chị úp mặt vào hai lòng bàn tay.
"Không cần xin lỗi, có điều cậu phải hiểu, có một số chuyện, dẫu một vạn năm sau cũng sẽ không thay đổi."
Anh ấy kiên định nói: "Mình sẽ mãi chờ cậu làm cô dâu của mình."
1
"Bye! Đừng quên ngày mai phải thi thử đấy nhé!"
Tiểu Thanh ngồi trên xc đạp vẫy tay với tôi, phóng về phía hiệu sách Kim Thạch Đường ở bến xe lửa cách đó không xa.
"Xin cậu, chuyện này làm sao mà quên được."
Tôi kêu lên, vẫy vẫy tay, chui vào đường hầm chật hẹp, đi về phía đường Quang Phục.
Hằng ngày đi làm thêm, tôi không cảm thấy mệt mỏi hay phiền phức, đi học thì ngược lại, hây dà...
Ở Đài Loan, cuộc sống của học sinh lớp Mười hai không có gì đặc sắc, giờ mỹ thuật, giờ công nghệ, giờ thể dục, giờ thư pháp, giờ sinh hoạt... tất cả đều là hữu danh vô thực, năm ngày ba bữa lại có thầy cô giáo mượn giờ để kiểm tra hoặc dạy đuổi bài, kể cả không có bài để dạy đuổi không có gì để kiểm tra, bọn họ cũng mời một thầy giáo đến cho học sinh tự học, kiểu như học sinh mà không thi đỗ vào khoa Luật trường đại học Đài Loan thì những ông thầy bà cô ấy sẽ rất có lỗi với cuộc đời tươi đẹp của mình vậy.
Có điều, về điểm này thì trường trung học nữ Tân Trúc bọn tôi đỡ hơn nhiều, coi trọng giáo dục "Ngũ đức cùng tiến(1)" là niềm tự hào truyền thống của trường tôi, đến cả người hay giả bệnh như thầy thể dục cũng không dám cho mượn giờ để thi cử. Có điều, thi cử hết bài này đến bài khác vẫn là một thứ áp lực không thể thiếu.
Nhưng rất xin lỗi, cuộc đời của tôi, tôi muốn tự mình quyết định.
Chỉ có quay về quán cà phê Đợi Một Người, khoác lên chiếc tạp dề trắng bên trên dính mấy đốm cà phê, đứng sau quầy bar, được bủa vây trong mùi hương của những hạt cà phê đã rang sấy, tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm.
"Hôm nay sắc mặt không được tốt lắm?" Albus hiếm khi nào hỏi han như thế.
Albus thưởng xuyên không nói một lời, kể cả đến lúc đóng cửa quán mà cô vẫn như người câm thì tôi cũng không lấy làm lạ.
Tôi nghĩ mình biết cách tôn trọng sự trầm mặc của cô, vì sự trầm mặc của Albus không chỉ là cá tính, mà còn bao hàm cả trí tuệ.
"Ngày mai phải thi thử, phiền chết đi được." Tôi vừa nhìn các nhóm từ tiếng Anh dán trên quầy bar, vừa pha chế cà phê Sumiyaki(2) đá.
"Có cần nghỉ sớm chút không, chị thì thế nào cũng được!" Bà chủ cười hỏi, dạo này chị đang mê môn cắt giấy.
Tôi đưa mắt nhìn bà chủ lười biếng chẳng bao giờ thèm coi sóc việc trong quán, chị lớn hơn tôi mười tuổi, năm nay chưa đến hai mươi bảy, còn trẻ thế mà đã hình thành cái tính thế nào cũng được, tôi cũng biết là chị không để ý.
Nhưng thi thử tức là thi thử, không phải tôi về nhà sớm thì sẽ không phải thi nữa.
"Tâm trạng bà chủ hôm nay rất tốt." Albus mở miệng.
"Sao vậy?" Tôi hỏi, thực ra tôi cũng chưa từng thấy tâm trạng bà chủ tệ bao giờ.
"Chiều nay có một kỹ sư làm việc ở khu công nghệ Tân Trúc gọi cà phê Bà chủ đặc chế, hai người nói chuyện vui ghê lắm." Albus không kìm được tiết lộ bí mật, miệng cười toe toét.
"Hì hì, thì ra hôm nay chị cắt giấy toàn chọn tờ màu hồng, có phải vì yêu không?" Tôi cũng vui theo.
Bà chủ chỉ cười không trả lời, hình cắt trên tay hình như là một ông già cưỡi hạc kiểu truyền thống.
"Đối phương là người như thế nào vậy?" Tôi hỏi.
Lúc này trong quán chỉ có hai người, không đến nỗi bận, nhưng ngoài cửa kính lại lố nhố năm cậu chàng cấp ba nói cười đùa cợt, tôi lập tức nhận ra, chính là đám lần trước gọi cà phê Ám nhiên tiêu hồn trong buổi Luận kiếm Hoa Sơn không biết bọn chúng lại đang lên kế hoạch gì nữa đây.
"Một kỹ sư máy tính hơn ba mươi tuổi chưa kết hôn, chiều nay vừa khéo ngồi ngay cạnh cốc Kenya kia, hai người, hai cái máy tính xách tay, kiểu như làm mãi không hết việc ấy." Albus cũng đã chú ý đến đám nhóc quậy ngoài cửa.
Tiếc quá đi mất, hôm nay Trạch Vu đã đến quán rồi.
Xem ra, động lực yếu ớt của tôi tối nay lại giảm bớt đi một chút.
Nhưng len lén nhìn vẻ mặt bà chủ lúc cắt giấy, thật đúng là lòng xuân phơi phới, tâm trạng vốn u uất của tôi dần dần được tháo gỡ.
Trong thực đơn của quán, lúc nào cũng có một mục "Bà chủ đặc chế" rất nổi bật, một cốc chín mươi chín đồng, bên cạnh còn ghi chú thêm: có thể nói chuyện với bà chủ; thời gian? uống cà phê bao lâu, thì nói bấy lâu.
Đây là một bí ẩn.
Còn nhớ cái hôm tôi không nhịn được lên tiếng hỏi bà chủ, là vào tuần thứ hai sau khi được tuyển vào quán cà phê Đợi Một Người, một buổi chiều thứ Bảy thời tiết mát mẻ.
Trước ngày hôm ấy, có một giáo sư vừa mới từ nước ngoài về giảng dạy ở đại học Thanh Hoa đến quán liên tiếp ba ngày, cũng liên tiếp ba ngày gọi cà phê Bà chủ đặc chế bất xác định. Tôi vẫn nhớ, anh ta dạy môn vật lý.
"Vì vậy, tất cả mọi thứ trên thế giới này, đều có thể dùng quy luật vật lý để giải thích à?"
Bà chủ tò mò hỏi, bưng đến cốc cà phê nóng nghi ngút khói.
Cà phê hôm nay là Blue Mountain(3) biến dị, vì bên trên chẳng hiểu sao còn nổi lềnh bềnh mấy lát chanh.
Chòm râu dê của anh giáo sư vật lý khẽ chạm vào cà phê, miệng nở nụ cười rất chắc chắn.
"Cũng không hẳn là vậy, rất không hẳn là vậy, đứng trên lập trường thuyết Tương đối của Einstein để phân tích văn bản, một câu ngắn vừa rồi của cô tổng cộng có hai mươi hai chữ, nhưng lại có bốn điểm mâu thuẫn, nói cách khác, có bốn chỗ logic không tương xứng, nhưng nếu vẫn đứng trên quan điểm thuyết Tương đối của Einstein để xem xét, bốn chỗ logic không tương xứng này cũng lại hòa hợp như nước và sữa, không có gì mâu thuẫn, gắn kết liền lạc không kẽ hở." Anh ta nói như thể không phun châu nhả ngọc được ngần ấy chữ thì sẽ lăn đùng ra chết vậy.
Một đứa học sinh cấp ba học ban xã hội như tôi, đứng ở quầy bar nghe mà mờ mờ mịt mịt.
Nhưng tôi cũng không tin học sinh ban tự nhiên có thể hiểu được.
Anh ta chỉ là một phần tư bạo loạn học thuật, không khoe khoang sẽ chết.
Nhưng bà chủ lại không thấy thế mà châm chọc, quả là hàm dưỡng rất cao.
Bà chủ nói chuyện với giáo sư vật lý từ định luật thứ ba của Newton đến sự hình thành của vũ trụ một cách rất tự nhiên, sau đó lại từ thuyết Tiến hóa nói đến vấn đề kỹ thuật của lỗ đen nhân tạo trong bộ phim Event Horizon, hai người lúc thì thoải mái cười to, lúc lại nghiêm túc chau mày, khi nói đến thuyết Big Bang cả hai càng nhe nanh múa vuốt.
Trong lòng tôi chỉ còn biết phục sát đất.
Thế nhưng, ngày thứ tư giáo sư vật lý không đến nữa, ngày thứ năm cũng không.
Ngày thứ sáu, giáo sư vật lý lại đến.
Nhưng món anh ta gọi không phải cà phê Bà chủ đặc chế, mà là Arabica Moka.
Tôi nghĩ nguyên nhân mấy hôm trước anh ta không đến, quá nửa là vì đau bụng, bởi vậy sau khi quay lại quán không thể không đổi món.
Vẻ mặt bà chủ ngày hôm ấy có chút thất vọng, chị ngồi một mình ở quầy bar lật tuần san tin tức, không ra bàn nói chuyện với giáo sư vật lý nữa.
Giáo sư vật lý cũng lộ vẻ khó hiểu, dục vọng muốn đến giảng học thuật cứ đọng mãi trên mặt không trôi đi đâu được, uống hết cốc Arabica Moka, anh ta thất vọng bỏ đi, từ đấy đến giờ tôi chỉ gặp anh ta có hai lần.
Tôi đương nhiên cũng cảm thấy rất nghi hoặc.
2
Bà chủ quán có gương mặt xinh xắn gần như không hề trang điểm của tôi còn rất trẻ, tuy gọi bằng hai chữ "bà chủ", nhưng hành vi cử chỉ lại giống một nghiên cứu sinh lớp tiến sĩ không dự định viết luận văn hơn.
Ngày ngày chị đều ở trong quán xem tạp chí, đọc sách, làm bài tập thủ công của học sinh tiểu học, kiểu như làm đèn lồng hoặc dùng ống hút dựng nhà, chưa bao giờ thấy chị rót cho khách một cốc cà phê, hay thu dọn bát dĩa mà khách khứa đã dùng.
Phần duy nhất có thể tính như "coi sóc việc quán", đại khái là bà chủ thi thoảng sẽ mang một vài món đồ bày biện nhỏ xinh đến trang trí, nhưng cũng không thể coi là công trình gì đáng kể.
Nhưng, mỗi ngày bà chủ dự tay chuẩn bị một chút nguyên liệu cà phê đặc thù, sẵn sàng pha hai cốc.
Tên đầy đủ của món ấy là cà phê Bà chủ đặc chế bất xác định, gọi tắt là Bà chủ đặc chế.
Sở dĩ có ba chữ "bất xác định" là vì kỹ thuật pha cà phê của bà chủ còn không ổn định hơn cả tôi.
Bộ dạng bà chủ dùng máy cầm tay nghiền cà phê rất giống bọn thỏ ngọc giã thuốc trên cung trăng, vừa vụng về lại vừa đáng yêu, nhưng bột cà phê nghiền ra bao giờ cũng chỗ thô chỗ mịn, như cố ý làm trò vậy. Sau đó là quá trình pha cà phê, cho dù bà chủ dùng ấm nén kiểu Pháp, máy pha cà phê kiểu nhỏ giọt, ấm Moka, máy Espresso, hay là ấm Siphon, thậm chí là lưới lọc bằng vải đơn thuần, biểu hiện của chị đều vụng về như mới sử dụng lần đầu tiên, không ngâm cà phê quá lâu, thì cũng để lỗ lưới lọc rộng quá, tóm lại lần nào cũng không thể đảm bảo chất lượng của cà phê, hiếm khi pha được một cốc ngon nghẻ.
Tôi ngờ rằng cái quán này mà không có Albus, chắc chỉ cầm cự được ba ngày là đóng cửa.
Còn hai chữ "đặc chế", tất nhiên là chỉ sáng tạo khác người do bà chủ chính tay phối chế.
Có lúc thì cho thêm mấy cánh hoa hồng nên thơ vào cà phê Kenya thơm nồng nàn, hừng hực sức sống, khi lại bỏ mấy viên ô mai chìm trong cốc cà phê Colombia có vị chua chua, chị cũng từng làm những thứ quái dị thoạt nghe có vẻ rất bình thường kiểu như cà phê mạch nha. Mấy thứ ấy còn đỡ, có lần tôi thấy chị bỏ cả một quả quýt vừa bóc vỏ vào cà phê trộn Golden Beach vốn có vị ngòn ngọt, cái kiểu cười trộm của bà chủ làm tôi có cảm giác, chị-chính-là-cố-ý- làm-vậy.
Đương nhiên, tôi cũng kể những hiện tượng quái dị này với người nhà.
"Bà chủ của bọn con kỳ cục thật, để bố kiếm thời gian qua đó gọi một cốc cà phê đau bụng của bà chủ, tiện thể hỏi xem tại sao cô ta lại kỳ cục vậy nhé!" Bố nghe tôi kể xong, liền kết luận.
"Người ngoài hành tinh, nhất định là người ngoài hành tinh!" Anh tôi cũng phản ứng tương tự.
"Con làm việc ở đấy thực sự không có gì nguy hiểm đấy chứ? Cô ta liệu có âm thầm chạy đi phóng hỏa đốt nhà hay không?" Mẹ tôi bao giờ cũng lo lắng quá thể.
"Thực ra bà chủ rất tốt bụng, ai mà chẳng có chỗ kỳ cục chứ, giống như anh con ấy, anh ấy mới gọi là kỳ cục, nhưng vì sống với chúng ta lâu quá rồi nên chúng ta đều không phát hiện ra thôi." Tôi nói, lặng lẽ nhìn ông anh đang cạo lông nách giữa phòng khách, cười ngơ ngẩn như thằng khờ.
Mà cốc cà phê Bà chủ đặc chế bất xác định giá chín mươi chín đồng mỗi ngày mỗi khác ấy, mỗi ngày cũng chỉ một người có lòng được chia sẻ.
Ai khôngcó lộc ăn gọi phải, thì có thể cùng bà chủ chia sẻ thời gian nói chuyện tương đương thời gian uống hết một cốc cà phê, coi như là phí bồi thường đau bụng.
Ngày hôm đó, sau khi giáo sư vật lý uống hết cốc Arabica Moka kỳ quái, đứng dậy ra về, tôi rốt cuộc cũng không nhịn được bước đến bên cạnh bà chủ hiu quạnh.
"Bà chủ, có thể hỏi chị một câu hỏi không?" Lúc ấy, tôi mới vào làm chưa được bao lâu, thực ra rất ngại hỏi chuyện riêng của người khác, nhưng tôi không thể áp chế nỗi tò mò trong lòng mình nữa.
"Em muốn hỏi chị, mỗi ngày chị đều rỗi việc đi pha hai cốc cà phê khó uống muốn chết là có ý gì đúng không?"
Bà chủ ngẩng lên khỏi đống tạp chí, vẻ vụng về cố tình của chị chỉ tồn tại lúc pha cà phê.
"Vâng ạ, mới đến làm vài ngày em đã thấy tò mò rồi, bà chủ, tại sao mỗi ngày chị đều phải đích thân pha cà phê đợi khách, có lúc sắp đóng cửa rồi, vẫn thấy chị lưu luyến ngồi chỗ bàn tròn đợi khách đến gọi cà phê Bà chủ đặc chế, hôm nào có khách gọi là hôm ấy hình như chị rất vui vẻ, còn nếu không, hình như chị sẽ thất vọng lắm lắm." Tôi hỏi.
Bà chủ giả bộ như thể bí mật bị phát hiện, cười xảo quyệt sau đó tựa hồ hoàn toàn quên béng câu hỏi của tôi. Cứ thế chừng mười phút. Tôi, tất nhiên cũng không tiện tiếp tục truy vấn.
Nhưng tôi luôn có một dự cảm, rồi một ngày bí ẩn này sẽ có lời giải đáp.
Lúc giải đáp, tôi sẽ được trông thấy đôi mắt sáng trong giấu đằng sau vẻ lười biếng của bà chủ.
"Chị Albus, cho em... cho em năm cốc."
Một cậu học sinh cấp ba rõ ràng chơi oẳn tù tì bị thua, ngượng nghịu đứng trước quầy bar ấp úng gọi.
Vẫn cùng một người, chính là cái cậu lần trước đã gọi cà phê Ám nhiên tiêu hồn. Thật đúng là phải tập luyện kỹ thuật oẳn tù tì mới được.
"Năm cốc gì?" Cơ mặt Albus không hề chuyển động.
"Cho em năm cốc cà... cà... cà phê Hấp tinh đại pháp trong Hàng long thập bát chưởng(4) nóng."
Cậu chàng nhọc nhằn đọc hết, tôi phá lên cười.
"Đủ mười tám tuổi chưa?" Albus lạnh như băng hỏi.
"Dạ. Vẫn chưa." Cu cậu hơi kinh ngạc.
"Cà phê Hấp tinh đại pháp trong Hàng long thập bát chưởng nóng phải đủ mười tám tuổi mới uống được, trẻ con ba tuổi cũng biết điều này, đi bảo đồng bọn của cậu gọi loại cà phê nào ấu trĩ hơn chút ấy." Albus từ chối.
Cu cậu kia hốt hoảng bỏ chạy, mặt đỏ bừng bừng quay lại với đám bạn bè xôi thịt, sau đó lại một trận cười hô hố lộ lên.
"Tuổi trẻ đẹp như vậy đấy, làm chuyện ngu xuẩn gì cũng đều được coi là anh hùng."
Bà chủ quay đầu nhìn đám học sinh cấp ba ồn ã nọ, không nén được bật cười.
Tôi hít sâu một hơi.
"Bà chủ, chị nhớ còn một câu hỏi chị vẫn chưa trả lời em không?" Tôi nhìn bà chủ đang trong tâm trạng rất thoải mái.
Lúc này có lẽ là thời cơ tốt để có được lời giải đáp.
Bà chủ nhìn tôi mỉm cười, chị biết ngay tôi đang hỏi gì, thực đúng là người phụ nữ hết sức thông minh.
Sức cuốn hút của chị không chỉ đến từ vẻ trưởng thành mơ hồ, mà còn cả vẻ biếng nhác tự tại trong từng cử chỉ kia nữa.
Chỉ người thôngminh thực sự mới có thể sở hữu cái khí chất biếng nhác nhàn nhã ấy thôi.
"Chị không phải lúc nào cũng một mình lẻ bóng!" Bà chủ ngừng tay cắt giấy, nói với Albus: "Cho chị một cốc Moka Java low-caf(5) nhé, chị nghĩ, mình lại sắp bắt đầu kể chuyện ngày xưa rồi." Lông mày chị nhướng lên.
Albus cười cười như thể đó là lẽ dĩ nhiên.
Trong vòng ba phút ngắn ngủi, Albus đã đặt trước mặt bà chủ một cốc cà phê nóng, hệt như làm ảo thuật vậy.
Trước mặt tôi cũng đặt một cốc sô cô la nóng. Albus dùng ánh mắt rất đặc biệt cho tôi biết, cô đã nghe câu chuyện ấy rồi, ra hiệu cho tôi tạm thời gác công việc đang dở tay lại.
Tôi đồng ý luôn, tôi là cô bé rất thích nghe kể chuyện, mà lúc nghe kể chuyện cũng thích được tập trung.
Tôi nhìn bà chủ lần đầu tiên uống loại cà phê không phải cà phê Bà chủ đặc chế.
So với sô cô la nóng của tôi, mùi thơm của cà phê low-caf có vẻ nhạt hơn phần nào, nhưng nhẹ nhàng khoan khoái không có gánh nặng, rất giống cuộc đời của bà chủ trong tưởng tượng của tôi.
Có lẽ, quan sát này cũng có thể thành một mục nhỏ trong cuốn sổ ghi chép "Cà phê - cá tính" vĩ đại của tôi.
"Cách đây rất lâu, chị cũng giống như Albus, là một người không uống cà phê.
Bà chủ ngửi mùi cà phê, hơi nước mờ mờ bốc lên vuốt ve đôi má hơi gầy guộc của chị.
"Nhưng chị có một người bạn thân chơi với nhau từ nhỏ đến lớn, anh ấy cực kỳ thích uống cà phê, thích đến mức, cả chị cũng vô thức bưng cốc cà phê lên bước vào thế giới của anh ấy." Bà chủ vừa nói, vừa chăm chú nhìn vào ngón đeo nhẫn bàn tay trái.
Bấy giờ tuy vẫn còn nhỏ tuổi, nhưng tôi hiểu, đó là vị trí hạnh phúc nhất trên cơ thể một người phụ nữ.
"Chị yêu anh ấy, đúng không?" Tôi đoán.
"Hồi đầu thì không đến mức yêu, chỉ đơn thuần là thanh mai trúc mã, là đồng bọn có thể nói với nhau bất cứ chuyện gì. Chị vốn tưởng rằng, khi đến một cột mốc nào đó của cuộc đời, chẳng hạn như tốt nghiệp tiểu học, hay tốt nghiệp trung học cơ sở... như một lẽ đương nhiên, bọn chị sẽ khoác lên mình những bộ đồng phục màu sắc khác nhau, bước trên những con đường đời khác nhau, giống như đại đa số mọi người, hồi ức phủ bụi lên những lời chúc phúc ngắn ngủi trong sổ lưu bút." Trong mắt bà chủ ngập tràn vẻ đắc ý: "Nhưng mà không."
3
Cha mẹ anh ấy bất hạnh qua đời vì tai nạn xe cộ trong ngày bọn chị tốt nghiệp tiểu học.
Khi mọi người đều đang giả vờ khóc lóc để tăng thêm cảm xúc cho lúc phân ly, chị thấy cô giáo đi tới bên cạnh anh ấy nói mấy câu gì đó, anh ấy nghe xong, liền bàng hoàng luống cuốn chạy một mạch từ hội trường đến bệnh viện, chị không hiểu, bèn hỏi cô giáo nguyên nhân tại sao.
Sau khi biết chuyện, chị không kiềm lòng nổi khóc rồng lên.
Khóc suốt mấy ngày liền, mỗi tối nhắm mắt lại ngủ, dường như đều trông thấy anh ấy mặc áo tang, bất lực quỳ ở góc cáo biệt trong tang lễ. Cảm giác đau khổ không tài nào ngủ nổi.
Vì thế, chị lấy hết dũng khí nói với bố, rằng chị không muốn học ở phân hiệu cấp hai của trường trung học dân lập nữa, mà muốn đến trường quốc lập Chương Hóa trên núi Bát Quái nơi anh ấy học, tiếp tục làm bạn gái tốt của anh ấy, vỗ về cảm xúc của anh ấy, để anh ấy khỏi trở thành trẻ tự kỷ hoặc lưu manh học đường.
May mắn thay, bố chị rất vui khi thấy chị trân trọng tình bạn này, nên đã đồng ý.
Lên cấp hai, anh ấy phải nương nhờ họ hàng, không có tiền ăn những bữa trưa đủ dinh dưỡng, vậy là hằng ngày chị mang ở nhà đi hai phần cơm hộp chia cho anh ấy cùng ăn.
Anh ấy học kém lại còn ham chơi, buổi tối chị liền áp giải anh ấy tới nhà, làm gia sư cho anh ấy không muốn biết cũng phải biết thì thôi.
Nguồn Ebook: Cung Quảng Hằng
Còn anh ấy, chính trong những buổi học thêm đó, đã thấy đủ các loại dụng cụ pha chế cà phê bày biện trong nhà chị, những thứ ấy toàn là bảo bối do ông bố thích uống cà phê của chị sưu tầm. Lần nào anh ấy cũng tò mò rờ rẫm, bố chị cũng nhiệt tình dốc túi truyền dạy cho anh ấy đủ loại kiến thức cà phê, như cách phân biệt hạt cà phê ngon dở, thậm chí còn cùng anh ấy ngồi xổm trong vườn dùng vỏ hộp sữa tự rang lấy hạt cà phê sống, giống như những người bạn vong niên vậy.
Đến kỳ thi lên cấp ba, đúng là một cơn ác mộng đối với chị.
Không hiểu vì căng thẳng quá độ hay ăn phải đồ ôi thiu,đến ngày thi thứ hai, chị bị viêm dạ dày cấp tính, gần như không thể cầm cự nổi trong trường thi, thành tích đương nhiên không được tốt, lúc điền nguyện vọng buộc phải coi trường tư là lựa chọn duy nhất. Còn anh ấy, anh ấy thực sự rất thông minh, điểm số thi lên cấp ba của anh ấy cao hơn điểm đầu vào của nguyện vọng một là trường cấp ba Chương Hóa những 50 điểm.
Chị nghĩ, đã đến lúc phải nói lời tạm biệt rồi.
Nói thực lòng, chị buồn lắm, lúc đó chi thiết tha hy vọng bố chị vẫn chưa dạy hết các bài cà phê, như vậy chị mới có thể thỉnh thoảng trông thấy bóng dáng anh ấy vào buổi tối sau giờ tan học.
Nhưng trong ngày đầu tiên trình diện và huấn luyện học sinh mới ở trường cấp ba tư thục, chị đã giật nẩy mình.
"Lâu lắm mới gặp, sau này phải nhờ đệ nhất mỹ nhân của trường chỉ dạy nhiều."
Anh ấy mặc áo sơ mi trắng, quần dài màu cà phê. Cười hì hì đeo cặp sách màu vải bố màu xanh lam, đứng ở cổng trường đợi chị.
Sau đó, cúi người thật sâu.
Chị không biết phản ứng thế nào, đành lúng túng vẩy vẩy tay chào anh ấy rồi đi thẳng vào lớp học.
Hồi tưởng lại, lúc đó chị căn bản không hiểu cảm xúc trong lòng mình là một thứ được gọi là "yêu".
Chị vẫn đơn thuần cho rằng bọn chị sẽ là bạn tốt cả đời.
Sau đó mỗi ngày tan học anh ấy đều vội vội vàng vàng đạp xe đi đâu, chị mới biết, thì ra để chi trả khoản phí cao ngất ngưởng của trường trung học tư thục, tối tối anh ấy đều phải tới quán cà phê làm thêm.
Chậc, cũng coi như là học xong có chỗ dùng, bố chị biết chuyện còn rất đắc ý vì đồ đệ hơn thầy.
Thỉnh thoảng chị cũng đến quán cà phê ấy làm bài tập, chủ quán và các học sinh vừa học vừa làm ở đó đều khen tay nghề của anh ấy giỏi nhất quán, khách hàng rất hài lòng.
"Đệ nhất mỹ nữ của trường ta, xin hỏi hôm nay cô muốn uống gì? Bản quán mời khách."
Lúc nào anh ấy cũng cười hì hì, mặc tạp dề trắng, khơm người hỏi chị, cố ý làm ra vẻ quý ông lịch thiệp.
"Tùy." Chị muốn nói, nếu anh ấy đã mời, thì cứ tùy thôi.
Mỗi lần, anh ấy lại bưng ra một loại cà phê phong vị khác nhau" Latte, Moke, Espresso, Colombia, Tres Riot, Verona, Sulawesi, còn chu đáo kèm thêm một lát bánh kem nhỏ, xét về kỹ thuật tuyệt đối không thua kém Albus chút nào.
Mặc dù lưỡi chị không mẫn cảm cho lắm, nhưng lần nào chị cũng có cảm giác được đằng sau mùi vị khác nhau của mỗi cốc cà phê, có một thứ đặc biệt nho nhỏ ẩn giấu trong tay nghề của anh ấy.
Có điều chị vẫn chưa biết, thứ đặc biệt nho nhỏ ấy quý giá nhường nào.
Vì vậy, lên lớp Mười một chị có bạn trai, một anh học lớp Mười hai, cao to đẹp trai, cưỡi mô to FZR màu đỏ, mặc quần bò gắn đinh tán đặt làm riêng đi học, có thể nói là giấc mơ trong lòng mọi nàng thiếu nữ, "Xin lỗi." Chị.
"Không cần xin lỗi, cậu chưa bao giờ hứa hẹn gì với mình." Anh ấy.
"Xin lỗi." Chị khóc.
"Không cần xin lỗi, có một số chuyện, vừa bắt đầu đã được quyết định sẵn rồi, cố gắng cũng vô dụng thôi."
Anh ấy cố kìm nén, không để nước mắt rơi xuống.
"Xin lỗi." Chị úp mặt vào hai lòng bàn tay.
"Không cần xin lỗi, có điều cậu phải hiểu, có một số chuyện dẫu một vạn năm sau cũng không thể thay đổi."
Anh ấy kiên định nói: "Mình sẽ mãi mãi chờ cậu làm cô dâu của mình."
Chị nghĩ mình làm trái tim anh ấy tổn thương sâu sắc.
Tuy rằng chị vẫn thấy anh ấy rặn ra nụ cười, khom lưng xuống, chìa tay ra, hỏi như một quý ông: "Đệ nhất mỹ nữ trường ta, xin hỏi hôm nay cô muốn uống gì? Bản quán mời khách."
Sau đó chêm thêm một câu: "Xin hỏi tôi còn cơ hội nữa không, nếu như còn, đừng quên gõ nhẹ lên mặt bàn cổ vũ tôi một chút nhé."
Thế nhưng, bàn tay chị lúc nào cũng keo kiệt không chịu truyền đạt tình cảm trong lòng.
Còn anh ấy thì chẳng bao giờ hà tiện nụ cười, và cả cà phê ngon nữa.
Vì vậy, ông trời đã cho anh ấy một cơ hội, đồng thời cũng cho chị một gợi ý.
Một tháng trước kỳ thi đại học, anh ấy đi cùng chị đến bưu điện chuyển tiền mua một bộ CD nhạc, lúc đó là buổi trưa, người đến bưu điện có việc rất đông, anh ấy nhoài người bên cạnh nhìn chị điền đơn chuyển khoản, không hiểu đang ngây ngô cười cái gì nữa.
Đột nhiên có hai tên cướp xông vào bưu điện hét lên "Cướp đây, không được nhúc nhích!", chị sợ đờ cả người ra, anh ấy lập tức ôm lấy chị từ phía sau. Nửa phút trôi qua, chị nghe thấy tiếng pháo nổ, cả tiếng thủy tinh vỡ, tiếng đám người kêu ré lên.
"Cậu không sao chứ! Cậu không sao chứ! Có đau chỗ nào không?"
Anh ấy kinh hoảng chụp lấy vai chị, xoay một vòng kiểm tra kỹ lưỡng, chị vội vàng lắc đầu ý bảo mình rất ổn.
"Làm mình sợ muốn chết." Anh ấy thở phào một tiếng, nhưng chị chợt trông thấy ống tay áo bên phải của anh ấy, toàn máu là máu.
Bên ngoài phòng cấp cứu bệnh viện, chị không ngừng cầu nguyện trời cao đừng để anh ấy rời bỏ chị.
Chỉ cần anh ấy vẫn có thể nhoẻn miệng cười rạng rỡ với chị, bưng cho chị một cốc cà phê ấm áp, chị sẵn lòng cho hai bọn chị thêm một cơ hội.
Chị vừa khóc vừa cười, đứng trên hành lang lau khô nước mắt lắm lem đầy mặt, nhét thẻ vào máy điện thoại, nói với anh lớp trên kia rằng chị muốn chia tay.
Sau kỳ thi đại học, vì tay phải vẫn chưa hồi phục, anh ấy tính toán đáp án chậm mất một nhịp, nên không đỗ đại học quốc lập, bèn vào đại học Đông hải ở Đài Trung.
Lúc chị giúp anh ấy đem thẻ nguyện vọng đi đăng ký, đã giấu bố, lén dùng tẩy xóa đi nguyện vọng một "khoa Tân lý đại học Đài Trung" trên thẻ nguyện vọng của mình, điền vào một con số tượng trưng cho cơ hội.
Sau đó, bắt đầu cuộc sống đại học muôn màu muôn vẻ.
Nhưng chị vẫn rất ngốc, cho dù chị càng ngày càng thêm yêu anh ấy.
Bốn năm trời, chị lúc nào cũng sợ khi theo đuổi được mình rồi, anh ấy sẽ giống như rất nhiều chàng trai khác trong cuộc sống hiện thực, đánh mất đi nhiệt huyết với tình yêu, mất đi sức sống thuở ban đầu theo đuổi, quên mất thêm một chút chút gì đó vào trong cà phê, thứ rất quan trọng đối với chị.
Vì vậy chị mãi không nhận lời anh ấy, chỉ biết trơ mắt ra nhìn anh ấy và cô bé khóa dưới tay dắt tay đi trên con đường Văn Lý(6) đẹp đẽ.
Chị đã khóc, trốn trong buồng tắm lén lút khóc suốt mấy ngày.
Chị đã tự tay xua đi ạnh phúc quý báu, không hề nghĩ đến cảm giác chua chát anh ấy phải nếm trải khi mình bị từ chối hết lần này đến lần khác.
Chị chỉ chăm chăm giữ lấy khoảng thời gian vui vẻ khi anh ấy theo đuổi, mà không dám nắm tay khiên chiến với tương lai chưa rõ.
Lòng đau như cắt, chị mới hiểu ra, ngỡ rằng đã cho đi rất nhiều, kỳ thực lại rất ích kỷ.
Lễ tốt nghiệp, anh ấy mặc lễ phục đen, sắc mặt hơi u buồn đứng ở bãi cỏ rộng trước giáo đường Luce với bạn cùng lớp và cô em khóa dưới kia, chị rốt cuộc cũng lấy hết dũng khí, khóc òa lên lớn tiếng bày tỏ lòng mình với anh ấy.
Lễ tốt nghiệp trường đại học Đông Hải, trên trảng cỏ.
Mấy trăm con người quây lại xem một vỡ hài kịch.
Anh ấy đi tới, nói muốn chụp ảnh chung với chị.
"Cậu đi chết... đi chết đi! Sau này tớ không muốn gặp cậu nữa!" Chị khóc òa, đẩy máy ảnh của anh ấy ra.
"Người nên nói câu ấy là tớ chứ!" Anh ấy đột nhiên nổi cáu lên.
"Sao cậu lại bỏ rơi tớ... pha cà phê cho tớ, vì tớ mà vào học trường Tinh Thành, đọc sách với tớ, rủ tớ trốn học đi xem phim, đỡ... đỡ đạn cho tớ... hu hu... đều là gạt người ta cả!" chị ném bó hoa xuống đất, gào khóc to hơn.
"Mọi cố gắng của tớ đều vô dụng! Đều vô dụng! Tớ theo đuổi bao lâu cậu cũng không chịu nhận lời, người khác vừa dắt tay, cậu đã theo người ta luôn rồi! Tớ là cái gì chứ! Tháng trước bạn trên mạng của cậu nói muốn theo đuổi cậu, không ngờ cậu nói là sẽ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này? Phì! Tớ còn không bằng một thằng cậu chưa gặp bao giờ à?" Anh ấy ném máy ảnh xuống đất, phẩn nộ gầm lên.
"Hu hu hu..." Chị ngồi thụp xuống đất, tức tới khóc lóc kêu gào ầm ĩ.
Anh ấy chưa bao giờ thấy chị càng quấy như vậy, cơn tức cũng xẹp đi một nửa.
"Xin lỗi." Anh ấy thở dài nói.
"Đừng nói xin lỗi với tớ!" Chị cắn chặt môi, nhìn đóa cúc dại trên thảm cỏ.
"Xin lỗi, tớ thật sự không theo đuổi được cậu." Anh ấy quay người, toan bỏ đi.
Toan bỏ đi. Toan bỏ đi khỏi cuộc đời chị.
"Đừng đi!" Chị hét lên. Rốt cuộc cũng hạ quyết tâm.
Anh ấy không hiểu, nhưng vẫn dừng lại.
"Tớ... tớ không phải chịu làm bạn gái của cậu... tớ... tớ chỉ muốn cậu cứ theo đuổi tớ mãi mãi thôi!" Chị đỏ hoe mắt, lớn tiếng nói: "Tớ chỉ là rất thích... rất thích cảm giác được cậu theo đuổi, tớ sợ lắm... sợ sau khi chúng mình đến với nhau rồi, cậu sẽ đột nhiên không cần tớ nữa, hu hu hu..." Chị cứ khóc suốt, anh ấy cũng khóc suốt.
Mấy trăm người đứng quây xung quanh cũng khóc.
"Đừng bỏ tớ lại một mình, cậu có biết thời buổi này, muốn tìm được người sẵn lòng đỡ đạn cho mình khó... khó biết chừng nào..." Nước mũi của chị hòa trộn với nước mắt.
"Hai người mới xứng đôi nhất, em mà còn không đi, chắc sẽ bị mọi người ném đá bẹp gí mất thôi." Em gái khóa dưới đứng cạnh anh ấy khẽ cười.
"Sorry..." Anh ấy áy náy, nhìn em gái kia che mặt chạy ra khỏi đám người.
"Nhìn đây này." Anh ấy nhìn khuôn mặt lắm lem của chị, nhặt máy ảnh dưới trảng cỏ lên ngắm về phía chị.
"Đi đi!" Chị bưng mặt, không cho anh ấy chụp.
"Tớ không hiểu, lúc thì bảo tớ cút, lúc thì bảo tớ mà đi thì cậu sẽ chết, một lúc sau lại đuổi tớ đi đi."
Anh ấy cười, cười rơi hết cả nước mắt trên mặt.
"Tớ nói là tớ sẽ chết bao giờ!" Chị bật cười khúc khích.
"Lấy anh nhé!" Anh ấy hét lớn.
"Không thèm!" Chị cũng hét lên.
"Ít nhất thì cũng làm bạn gái của anh đi! Anh còn chưa nắm tay em bao giờ đâu đấy!" Anh ấy vui sướng gào toáng.
Chị ngoảnh mặt đi, nhưng không sao giấu nổi nụ cười hạnh phúc.
"Nhận lời cậu ấy đi!" Một cô gái tóc dài mặc áo tốt nghiệp lau nước mắt nói.
"Nhận lời cậu ấy đi, để tớ giữ lại một hồi ức đẹp khó quên trước khi tốt nghiệp!"
Một anh chàng cầm bóng rổ, mặc áo tốt nghiệp xôc xệch kêu lên.
"Nhận lời cậu ấy đi!" "Nhận lời đi!"
"Nhận lời cậu ấy đi!" "Nhận lời đi!"
Anh ấy cầm máy ảnh, cười gian xảo chờ đợi khoảnh khắc mong đợi từ rất lâu.
Chị lau nước mắt, nói ra câu thần chú anh ấy đã chờ đợi suốt mười bốn năm.
"Bạn gái thì bạn gái."
"Hoan hô!"
Bốn năm sau đó, anh ấy đi lính về, kiếm được một việc làm ở Tân Trúc, còn chị thì làm việc ở một nhà xuất bản, đảm nhận chức biên tập viên mỹ thuật nhỏ tí hin. Giữa hai bọn chị, lại trải qua hàng nghìn hàng vạn cốc cà phê nữa.
Một cuối tuần, anh ấy lái chiếc xe mới mua trả góp, hào hứng chỡ chị đi Quan Vụ ở Tân Trúc nghĩ cuối tuần, lại còn để người chưa bao giờ học lái xe như chị lén lúc lái môt đoạn ngắn nữa, nghĩ lại cũng thật là nguy hiểm.
"Em này, em có thích uống cà phê anh pha không?" Lúc ăn tối ở nhà dân nơi bọn chị nghỉ lại, anh ấy đột nhiên nghiêm túc hỏi.
"Tất nhiên là thích rồi, mặc dù lần nào em cũng bảo tùy anh, nhưng chỉ có cà phê anh pha là em mới trả lời như vậy thôi, hì, thực ra thì em thà uống nước lọc còn hơn là niếm ngụm cà phê của người khác pha, bố em còn phải ghen với anh đấy." Chị gật đầu trả lời.
Anh ấy cười, cười rất vui vẻ.
Kể từ sau ngày dự lễ tốt nghiệp đại học, nụ cười vào thời khắc ấy là rạng rỡ nhất.
"Cà phê anh pha uống quá ngon đi, ngộ nhỡ sau này em không được uống cà phê ngon như vậy nữa thì phải làm sao đây?"
Chị học theo câu thoại kinh điển trong phim Thực thần của Châu Tinh Trì.
"Nếu thực sự có ngày đó, anh dạy em cách này." Anh làm ra vẻ hết sức nghiêm túc, nhưng lại nói toàn điều tức cười: "Em cứ mở một quán cà phê, cả ngày pha một đống các loại cà phê lung tung bậy bạ, đặt tên là Bà chủ đặc chế, sau đó mỗi lần pha một khác, điểm giống nhau duy nhất, chắc là điều khó uống muốn chết đi được nhỉ? Kế đó, quy định rằng loại cà phê lởm ấy mỗi ngày chỉ bán hai cốc, một cách cho khách, một cốc phải mời bà chủ, nếu gọi cà phê bà chủ đặc chế thì có thề nói chuyện với mỹ nữ đệ nhất thế giới, thời gian nói chuyện đúng bằng thời gian uống một cốc cà phê."
"Vô vị quá, ai mà đi gọi loại cà phê ấy chứ? Làm vậy há chẳng phải là tự đập vỡ bảng hiệu của mình à!" Chị phá lên cười.
"Chẳng vô vị tẹo nào đâu. Nếu như có một người, mỗi ngày đều không quản mưa gió, kể cả đi đường gặp phải tuyết rơi, kể cả lái xe gặp phải vòi rồng, kể cả động đất làm con đường trước mặt nứt toác, anh ta vẫn khắc phục hết mọi khó khăn, gõ cửa quán em, bẽn lẽn nói: 'Bà chủ đặc chế, hai cốc."
Anh càng nói lại càng nghiêm túc, nghiêm túc đến mức, mũi chị bắt đầu thấy cay cay.
"Vậy thì, anh ta chính là chân mệnh thiên tử tiếp theo của em đấy, khi gặp một người như thế, em nhất định phải trân trọng anh ta, đừng để anh ta dễ dàng bỏ chạy mất, vì người như thế, chính là người gánh vác sứ mệnh anh ủy thác, mang theo sự lưu luyến của anh."
Anh ấy cười.
Nhưng chị lại khóc. Sau đó, cứ ra sức đấm anh ấy, mắng mỏ anh ấy không được nói bậy bạ, hại chị đang đi nghỉ yên lành vô duyên vô cớ khóc mỏi cả mắt.
Tối hôm ấy, gió núi lướt trên cơn mưa bụi, anh đứng ngoài cửa mời chị đi chơi đêm.
Trước khi ra cửa, chị nhìn lên lịch, ngày 1 tháng Tư.
"Em cảnh cáo anh, cầu hôn trong ngày Nói dối là em sẽ giận lắm đấy."
Chị đập mạnh vào đầu anh ấy. Cho dù chị đã từ chối lời cầu hôn của anh ấy một trăm lần.
Anh ấy nhoẻn miệng cười ra vẻ thần bí, xòe rộng ô.
4
"Sau đó thì sao?"
Cậu học sinh cấp ba chơi oẳn tù tì bị thua kia tì hẳn người lên quầy bar, dám bạn cậu ta cũng chen chúc bên cạnh, quây thành một vòng.
Không biết từ đoạn nào của câu chuyện, cả đám đã túm tụm lại đây.
Vua gọi lung tung cũng kéo ghế xích lại gần, dỏng tai lên lắng nghe.
Còn Sumatra chẳng biết từ lúc nào đã được bà chủ ôm vào lòng, ngủ say tít.
"Sau đó, chị ở đây, đợi một người."
Bà chủ cười, không có nước mắt, cũng không có vẻ gì bi thương.
Nhưng tôi lại khóc.
Tôi không biết nên mở miệng thế nào để hỏi "anh ấy" cuối cùng ra sao.
Nhưng tôi biết tại sao bà chủ lại mở ra quán cà phê cơ hồ như để ăn không ngồi rồi này.
Tại sao trên thực đơn lại có một món cà phê Bà chủ đặc chế. Vậy là đủ rồi.
"Cô ơi, tại sao khi kể lại những chuyện này cô chẳng khóc gì cả?" Cu cậu học cấp ba kia hỏi, động tác len lén ngẩng đầu lên để nước mắt trôi ngược vào trong của cậu ta đã bị tôi phát hiện từ sớm.
"Hồi ức rất đẹp, tại sao phải khóc chứ?" Bà chủ vẫn nhìn ngắm ngón đeo nhẫn bàn tay trái trống trơn, cười tươi như nắng.
"Còn nữa, tôi không phải cô các cậu, tôi là bà chủ. Cẩn thận tôi bảo Albus cho thuốc chuột vào cà phê đấy!"
Bà chủ cố ý nanh nọc trừng mắt lên với đám nam sinh cấp ba kia.
"Bà chủ, chị còn trẻ như vậy mà đã thành bà cô quạu quọ rồi, bọn em nhất định sẽ giúp chị."
Một cậu tóc húi cua dũng cảm nói, suýt chút nữa bị bàn tay bà chủ đánh trúng.
"Giúp cái gì!" Cú chặt tay thứ hai của bà chủ cũng trượt.
"Giúp đi dán áp phích chứ còn gì!" Cậu chàng tóc cua dùng chiêu tay không tiếp vũ khí, đỡ đòn từ bàn tay bà chủ.
"Dán áp phích thế nào?" Bà chủ lấy làm tức cười.
"Tìm người dũng cảm thích uống cà phê dở ẹc, vượt qua một trăm cốc có thể rước bà cô quạu quọ trẻ nhất thế giới về nhà! Vả lại, mỗi cốc chỉ có chín mươi chín đồng, ít nhiều cũng đáng thử một phen lắm!" Một cậu trông như quả dưa hấu phụ họa.
"Học sinh cấp ba bây giờ thật đáng yêu quá đi!"
Bà chủ buộc lòng thu tay lại, sau đó đột nhiên chém vào đầu ả Dưa Hấu, khiến cậu ta kêu lên oai oái.
Tôi nhìn bà chủ.
Một câu chuyện đẹp biết chừng nào.
May mắn sao, tôi có thể làm việc trong quán cà phê này. Cùng bà chủ đợi chân mệnh thiên tử của chị, rồi đến một ngày, anh ấy sẽ mang theo lời chúc phúc và sứ mệnh của một "anh ấy" khắc trên thiên đường, đến đây cùng chị uống cốc cà phê khó uống, nhưng tràn đầy niềm chờ mong hạnh phúc kia.
Cũng hy vọng, nhờ bóng của đoạn lịch sử quán lãng mạn này, tôi cũng có thể đợi được người ấy của cuộc đời mình.
"Ừm, tôi muốn một cốc Bà chủ đặc chế." Vua gọi lung tung vuốt phẳng vạt áo, cố làm ra vẻ sầu muộn đi tới.
Tất cả chúng tôi đều trợn trừng mắt lên nhìn ông ta, ông ta đành ho khan mấy tiếng, làm bộ như chưa từng nói câu ấy.
Rác rưởi chung quy vẫn là rác rưởi, chỉ muốn kiếm món hời có sẵn.
Không đáng thông cảm chút nào.
Chú thích: (1) Là triết lý giáo dục coi trọng cả đạo đức, trí tuệ, mỹ học, thể dục, tính đồng đội.
(2) Một loại cà phê kiểu Nhật, các loại hạt pha trộn được rang cho đến khi chuyển sang màu đen như than.
(3) Cà phê Blue Mountain là một trong những loại hạt cà phê Arabica có giá thành cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Nó có nguồn gốc ở vùng núi Blue Mountains thuộc Jamaica. Người ta gọi loại hạt cà phê này là Jamaican Blue Mountain để phân biệt với những loại hạt cà phê khác.
(4) Hấp tinh đại pháp và Hàng long thập bát chưởng là hai loại võ công rất nổi tiếng trong các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, không liên quan đến nhau. Ở đây là cậu học sinh gọi bừa.
(5) Hàm lượng caffeine thấp.
(6 ) Một trong những cảnh đẹp nổi tiếng trong khuôn viên trường đại học Đông Hải, Đài Loan.
Bình luận truyện