Các Trận Chiến Làm Thay Đổi Thế Giới

Chương 8: Trận CHALONS - ATTILA tàn phá xứ Gaul



1/Các bên tham chiến:

Không có sự cuồng nộ khủng khiếp và hung bạo nào có thể sánh với Attila the Hun. Ngay tại thế kỉ 20 này thì đối với người Đức cái tên Attila là cái tên ghê sợ nhất. Attila thủ lĩnh vĩ đại của người Huns là hình ảnh của kẻ cướp phá các thành phố và tàn sát trẻ em. Trong thời của mình, Attila dc gọi là "t hiên tai của chúa ", việc tàn phá sứ Gaul trước trận đánh Chalons năm 451 đã trở thành một phần trong các truyền thuyết lưu truyền thời trung cổ.

Trận Chalons là một trong những trận hiếm hoi chứng kiến sự đối đầu giữa hai kì nhân,một bên là Attila hung tơn và cuồng bạo và một bên là Aetius cao quý, dc xem như " người cuối cùng của La Mã". Vào năm 451,Aetius đã là vị tướng lừng danh nhiều năm và là cố vấn chính trị của hoàng đế Đông La Mã,Valentinian III. Suốt 40 năm qua,La mã thoái trào mạnh mẽ nhất là ở phía Đông và hơn ai hết Aetius đã làm tất cả để suy trì sự hùng mạnh và thịnh vượng của đế chế.

2/Tình thế trước trận đánh:

Mặc cho các nỗ lực của Aetius,khi Attila vượt sông Rhine ông ta đe dọa nghiêm trọng sự tồn vong của đế chế. Đông La mã đang chịu sự cướp phá của người Visigoths, Vandals, Suebi, Alamanni, Burgundians và các rợ khác. Visigoths đã có một vương quốc độc lập tại Aquitaine, và Vandals chiếm Bắc Châu Phi với thủ phủ tại Carthage. Roman cai trị tại nhiều phần của Gaul và Tây Ban Nha đã chỉ còn phụ thuộc trên danh nghĩa. Mặc dù Aetius đã chiến đấu chống lại các đợt sóng tấn công, ông đã không giữ nỗi trước các đợt sóng xâm lấn mạnh hơn bao giờ hết từ phía Tây Alaric và Visigoths đã cướp phá thành phố Rome trong năm 410.

Phần hấp dẫn nhất của trận Chalons chính là khung cảnh cuộc xâm lấn mạnh bạo của Attla vào xứ Gaul, mà mỗi phần nhỏ trong đó bản thân nó đã là một phần của trận đánh. Mặc dù nhiều dữ kiện thật khó tin nhưng các kết quả thật sự thuyết phục,nhất là trong bối cảnh thế kỉ thứ 5.

Người Huns vốn là một giống dân bí hiểm và khủng khiếp. Họ xâm nhập biên giới La Mã vào thế kỷ thứ 4, cỡi trên những chiến mã, họ đến từ những thảo nguyên châu Á, gieo rắc nỗi kinh hoàng lên cả các rợ Gecman và người La Mã. Một số học giả tin rằng ban đầu họ định thâm nhập Trung Hoa nhưng sau đó chuyển hương tấn công vào La mã. Khi họ đến biển Đen và chinh phạt người Ostrogoth,dồn người Visigoth từ sông Danube vào đế chế La mã gây nên cuộc khủng hoảng dẫn đến thất bại khó tin của Hoàng Đế Valens tại trận Adrianople trong năm 378.

Những người Hun ban đầu sử dụng chiến thuật truyền thống của các kị sĩ bắn cung, giống như những quái thú đến từ bóng đêm xuất hiện trên thế giới. Sử gia La Mã Ammianus Marcellinus, viết vào cuối thế kỷ thứ tư, mô tả tỉ mĩ về trang bị và chiến thuật của họ như sau:

"Quốc gia của người Hun hoang dã khác thường so với các rợ khác...Và dù (người Hun) cũng trang bị như các chiến binh khác nhưng họ thật sự hoang dã vì họ ko nấu nướng và ko cần gia vị trong các bữa ăn, họ ăn các loại củ trên mặt đất vầ gần như ăn sống các loại thịt động vật mềm. Tôi nói gần như sống vì họ nấu nướng trong các dụng cụ ngay trên lưng ngựa....Khi tấn công,họ tham gia rất bài bản, họ tiến vào trận đánh bằng đội hình hàng dọc sau đó làm tràn ngập không khí với những tiếng la hét hỗn loạn. Thường thấy hơn là họ chiến đấu ko theo thứ tự nào cả nhưng chuyển động của họ nhanh và bất ngờ cực kì.Họ tản ra rồi sau đó nhập lại theo các nhóm nhỏ, họ gieo rắc sự cướp phá trên các vùng rộng lớn, lướt như bay qua các thành luỹ của kẻ thù và cướp phá nhanh tới mức kẻ thù chưa nhận biết dc sự xuất hiện của bọn họ.Phải thú nhận rằng họ là những chiến binh khủng khiếp nhất,họ chiến đấu ở cự li xa với cung tên có thể bắn thủng tới tận xương nhanh như chớp. Khi cận chiến bằng gươm,họ chiến đấu không màng đến sự an toàn của bản thân, khi kẻ thù phải chú ý từng đường gươm để đỡ gạt, họ sẽ quăng lưới vào đối phương, trói chặt,khiến cho họ ko thể đứng vững hay cỡi ngựa dc. "

Rõ ràng, lúc ban đầu xuất hiện tại biên giới La mã, họ đã gây nên một ấn tượng mạnh mẽ, nhưng mối đe dọa đầu tiên xuất hiện sau khi họ định cư dọc sông Danube, đặc biệt tại khu vực thảo nguyên bao la vùng Hungary, nhưng suốt năm mươi năm sau đó họ đối với Romans như là đồng minh hơn là kẻ thù của đế chế. Đổi lại, Đông Hoàng Đế, bắt đầu từ năm 420, trả tiền trợ cấp hàng năm cho họ. Mối giao hảo bất thường này diễn ra khá êm đẹp ngoại trừ một vài lần người Huns đe dọa hoạt động giao thương của đế quốc.

Bước ngoặt của sự kiện khi Attila trở thành vua của người Huns, kẻ thống trị mới hung hãn bội phần và có tham vọng lớn lao hơn các người tiền nhiệm, và tính kiêu ngạo làm cho ông ta trở nên không thể lường trước được. Có câu chuyện kể rằng có lần ông ta tuyên bố mình sở hữu thanh gươm của thần chiến tranh, và các thủ lĩnh của tất cả các rợ không dám ngước mắt nhìn ông ta trực tiếp. Attila là một nhân vật nổi bật, sử gia Edward Gibbon trong cuốn The History of the Decline and Fall of the Roman Empire đã có những dòng miêu tả nổi tiến về tính cách và sự xuất hiện của người Hun này như sau:

" Đặc điểm của ông ta, theo miêu tả của các sử gia Gothic, thể hiện nguồn gốc xuất xứ của ông ta,...cái đầu quá khổ, làn da ngăm đen, mắt trũng sâu và bé tí,mũi to, râu mọc lỏm chởm trên cằm, đôi vai rộng, dáng người thấp bè, toát vẻ từ hình thể không cân xứng đó là một trí lực mạnh mẽ. Các bước đi kiêu căng và thái độ của vua người Huns bày tỏ sự ưu việt của mình trên phần còn lại của nhân loại.Ông ta có cái nhìn kinh khiếp khủng bố người khác. Ông ta yêu thích chiến tranh, nhưng khi đạt dc ngôi vị vào độ tuổi sung mãn, ông ta dùng đầu óc hơn là đôi tay để thực hiện các cuộc chinh phạt lên phía Bắc. Khi đó tiếng tăm của một chiến binh phiêu lưu đã được thay bằng hình ảnh một vị tướng quân đầy cẩn trọng và khôn ngoan."

Trong thời kì trị vì của mình, Attila đòi thêm nhiều tiền, và Đông Hoàng Đế, Theodosius II, phải trả gấp đôi tiền trợ cấp hàng năm. Vì nhiều lí do khác nhau, bắt đầu từ năm 440, vị vua mới bắt đầu nhìn sang phía tây như là cơ hội mới của người Huns. Trong thập kỉ tiếp theo và hơn một nửa thời gian tại vị của mình, Attila là kẻ thống trị ngoại quốc có quyền lực bậc nhất đối với đế quốc Đông La mã. Những người Huns dưới trướng ông ta đã trở thành một quốc gia cố định, không còn là những người du mục trên lưng ngựa như trước đó. Vùng đồng cỏ Hungrary không cung cấp nhiều chổ chăn thả ngựa như vùng thảo nguyên châu Á. Người Huns buộc phải phát triển lực lượng bộ binh để bổ sung cho số lượng kị binh sụt giảm. Một học giả hàng đầu gần đây phát biểu: " Khi người Huns lần đầu tiên xuất hiện ở thảo nguyên Biển Đen, họ là những người du mục và chủ yếu là những kị sĩ trên lưng ngựa. Ở Châu Âu, họ sụt giảm số lượng kị binh và các thủ lãnh của họ đã tăng cường thêm lực lượng bằng cách sử dụng các lực lượng tại chỗ trong đế quốc La Mã. " Trong thời Attila, người Huns hầu như đã trở thành một quốc gia trong số các rợ Châu Âu. Quốc gia ấy rất lớn, dù sao, chúng ta sẽ thấy, nó có khả năng thực hiện các chiến dịch khổng lồ mà hầu hết các các đạo quân rợ khác ko thể sánh kịp. Trong bất kì trường hợp nào thì đợt xâm lấn của người Huns vào xứ Gaul là chiến dịch quân sự khổng lồ. Người Huns nổi tiếng về sự tàn ác cũng là lẽ công bằng. Trong thập niên 440,một đạo quân của Attila tấn công vào phía Đông Balkans, nhắm vào một thành phố trong tỉnh Danube, là Naissus (441-42). Nó cách một trăm dặm về phía nam của Danube trên sông Nischava.Họ đã tàn phá nơi mà vài năm sau đó các phái bộ ngoại giao của Roman dc cử đến để gặp Attila, họ hạ trại bên ngoài thành phố trên bờ sông. Trên bờ sông ngập tràn xương người, mùi tử khí bốc lên khủng khiếp đến nỗi ko ai dám vào thành phố. Nhiều thành phố của Gaul sẽ sớm chịu cùng một số phận đau khổ như vậy.

Sau khi thiết lập căn cứ vững chắc trong lòng đế quốc La Mã tại vùng Danube, người Hun bị chặn đứng bởi vị tướng nổi tiếng nhất của Đông đế quốc khi họ cướp phá xứ Thrace (442). Sau đó vào năm 447, Attila tràn vào Balkan trong cuộc chinh Đông vĩ đại của mình. Người Hun đã tiến xa đến tận vùng Thermopylae, và chỉ chịu dừng lại khi Đông hoàng đế Thodosius II nài nỉ thương lượng. Attila chấp nhận với việc phải trả hết số nợ trước đó công thêm một khoảng trợ cấp hằng niên là 2100 cân vàng (pound). Người Hun cũng gieo rắc sự kinh hoàng khắp miền nam Danube. Một nguồn sử chép rằng: " Việc giết chóc và thảm sát kinh hoàng đến nổi ko thể đếm dc số lượng người chết, người Hun đốt phá cả nhà thờ và tu viện,họ tàn sát cả Cha xứ và các trinh nữ,... họ cũng tàn phá xứ Thace đến nỗi nó ko bao giờ có thể khôi phục nguyên trạng như xưa ". Chiến thắng mạnh mẽ này khiến Attila rảnh tay quay sang tấn công phía Tây, bắt đầu cuộc xâm lăng xứ Gaul.

Một thủ lĩnh rợ vĩ đại cùng thời là Gaiseric,vua của ngừơi Vandal, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi đầu trận Chalons. Ông ta khuyến khích Attila tấn công người Visigoth ở miền Tây bởi mối thâm thù giữa người Vandal và người Visigoth. Lúc trước vốn là con trai của Gaiseric đã cưới con gái của Theodoric I,vua của người Visigoth. Nhưng vào năm 442, khi Đông hoàng đế Valentinian III cho con gái của mình hứa hôn với con trai của Gaiseric,ông ta đã trả công chúa của người Visigoth trở về với dân tộc của mình trong bộ dạng tai và mũi bị cắt xẻo rất dã man. Từ đó mối thâm thù giữa Visigoth và Vandal lên tới đỉnh điểm, và khi Attila vượt sông Rhine trong khi người Visigoth gia nhập với Aetius chống lại Attila thì người Vandal vẫn ở ngoài cuộc chiến.

Có hai yếu tố quan trọng cần dc xem xét đặc biệt.Một là cái chết của Đông hòang đế Theodosius II, chết vì bị ngã ngựa năm 450. Người kế vị của ông ta Marcian (450-7), theo đuổi đường lối cứng rắn chống lại sự xâm lấn của các rợ vào vùng Balkan, ông ta từ chối trả tiền trợ cấp thường niên cho Attila. Cơn thịnh nộ của người Hun là cực kì khủng khiếp, nhưng ông ta quyết định trút sự giận dữ của mình về phía Tây, vì nó yếu hơn phía Đông. Và vì một câu chuyện kì lạ nổi tiếng nhất trong lịch sử xảy đến với Attila, cho ông ta cái cớ hợp pháp để tiến hành chiến tranh chống lại Tây hoàng đế. Honoria, em gái của hoàng đế Valentinian, vào năm 449 bị phát hiện dan díu với người quản gia, kết quả của mối tình lén lút này là Honoria có thai và bị biệt giam. Trong cơn tức giận cô ta lén lút gửi cho Attila chiếc nhẫn của mình và yêu cầu dc cứu giúp. Attila xử lí việc này bằng cách đưa ra đề nghị cầu hôn và yêu cầu một nửa đế quốc như là của hồi môn. Vì vậy khi vượt qua sông Rhine ông ta tuyên bố chỉ tìm kiếm những gì thuộc về mình bằng vũ lực.

Sau khi chuẩn bị chu đáo, Attila vượt sông Rhine với đội quân lớn người Hun và các rợ đồng minh khác. Trong đội quân của ông ta có một bộ phận lớn người Ostrogoth và các chiến binh người Germanic bao gồm cả người Burgundians và người Alans sống gần biên giới đế quốc La Mã. Người Frank chia làm hai bộ phận, một ủng hộ Roman và một chống lại. Vào đầu tháng tư,Attila tiến vào Metz và nỗi sợ hãi bao trùm xứ Gaul. Các sử gia đương thời ước tính quân số của Attila vào khoảng từ 300.000 đến 700.000. Dù con số như thế nào nhưng nó thật sự là đạo quân khổng lồ vào thế kỉ thứ 5. Hàng loạt thành phố lớn ở Châu Âu bị cướp phá và thiêu trụi: Rheims, Mainz, Strasbourg, Cologne, Worms và Trier. Paris may mắn thay, có sự hiện diện của một thánh trong thành phố và do đó dc dung tha nhờ sự cứu giúp của thánh Genvieve.

3/ Diễn biến trận đánh:

Vượt qua sông Rhine, Attila tiến vào trung tâm xứ Gaul và bao vây Orleans. Nếu đạt dc mục tiêu của mình Attila sẽ có vị trí thuận lợi để tấn công người Visigoth ở Aquitaine, nhưng Aetius đã thành lập một liên minh ghê gớm để chống lại người Hun. Nỗ lực hết sức mình, lãnh đạo Roman đã xây dựng một liên minh mạnh mẽ gồm người Visigoths, Alans và Burgundians, kết nối họ bên cạnh kẻ thù truyền thống Roman của mình để cùng nhau phòng thủ xứ Gaul. Mặc dù tất cả các bên tham gia bảo vệ Đông La mã đều căm thù người Huns, đó vẫn là một thành tích đáng kể của Aetius khi tạo ra một mối liên minh quân sự có hiệu quả.

Attila không chờ đợi nỗ lực mạnh mẽ như vậy ở phần này của đế quốc. và ông ta quá khôn ngoan để cho đội quân của mình có thể bị sa lầy xung quanh các bức tường của Orleans, do đó, ông ta hủy bỏ việc bao vây, theo các sử liệu, vào ngày 14 tháng sáu. Điều này tạo lợi thế tinh thần rất lớn cho Roman và quân đồng minh khi Attila rút lui về khu vực tỉnh Champagne của nước Pháp ngày nay. Trên khu vực đồng bằng Catalaunian, (một số người tin rằng gần Troyes hơn là Chalons) một trận đánh lớn đã xảy ra vào ngày 20 tháng 4. Triển vọng của Attila dường như đã lung lay. Chiến thắng có vẻ bấp bênh và bối rối trong việc rút lui, vào ngày diễn ra trận đánh,ông ta ở trong trại đến tận buổi chiều. Có vẻ như ông ta lên kế hoạch tham chiến muộn, để có thể rút đi khi màn đêm buông xuống. Cuối cùng ông ta quyết định cho quân của mình bước vào trận đánh.

Bên cánh phải của quân Hun là một số lượng lớn đồng minh rợ Gecmanic, bên trái là người Ostrogoth và Attila thống lĩnh trung quân với đội quân người Hun tinh nhuệ của mình. Ở phía đối diện,Aetius quyết định đưa đội quân ít tin cậy nhất của mình là người Alan vào trung tâm để hứng chịu mũi đột kích của Attila. Người Visigoth bố trí bên phải và người Roman trấn giữ bên trái. Aetius hy vọng thực hiện thế gọng kìm, tấn công mạnh vào hai bên cánh yếu của Attila trong khi phòng thủ,cố giữ vững khu trung tâm. Khi người Roman bên cánh trái chiếm được một số khu đất cao bằng cuộc tấn công ban đầu, họ đã nắm được một phần lợi thế.

Và như vậy trận đánh vĩ đại nhất và mang tính quyết định của lịch sử thế giới phương Tây đã bắt đầu. Tất cả các sữ liệu đều đồng ý rằng nó có giá của vô số mạng sống, " cadavera vero innumera " (thực sự không thể đếm dc số xác chết) câu nói của một sử gia thời xưa đã miêu tả. Attila tấn công mạnh mẽ vào người Alan ở trung tâm. Ông ta dồn người Alan dạt sang bên mé phải chỗ của quân Roman. Trong khi đội hình của quân Hun đang chuyển hướng sang bên cánh phải họ đã để lộ sườn và bị Theodoric, vua của người Visigoth đột kích, và khi màn đêm buông xuống, người Hun bị tổn thất nặng nề ở cả hai bên cánh. Bản thân Theodoric cũng mất mạng trong trận đánh này.

4/Kết quả:

Trên thực tế, vào thời điểm đó, trận đánh đã kết thúc. Một bộ phận quân Roman muốn Aetius chiến tiếp vào ngày hôm sau nhưng Aetius quyết định dừng lại. Có lẽ ông ta muốn để cho Attila rút đi cùng lực lượng của mình, mặc dầu bầm dập nhưng vẫn còn nguyên vẹn, để giữ cho các rợ ở xứ Gaul liên hiệp lại dưới trướng Roman. Trong bất cứ trường hợp nào, ông ta khuyến khích vị vua mới của Visigoth nhanh chóng quay về Aquitaine để bảo đảm cho ngôi vị của mình. Phần Attila thì rút lui về bên kia sông Rhine một cách thuận lợi. Nhiều người đã chỉ trích Aetius đã quá dễ dàng đối với người Hun mà không tiêu diệt quân đội của họ. Nhưng cũng ko cần thiết để bàn về các động cơ chính trị ảnh hưởng đến quyết định của Aetius ở đây. Về mặt quân sự, quyết định của Aetius là đúng đắn. Theo một số sử liệu, thì bản thân Liên quân Roman cũng tổng thất nặng nề và Atitila chỉ là mãnh hổ bị trọng thương mà thôi. Ông ta tiếp tục được xem như là một lực lượng quân sự đáng gờm. Dù người Hun vừa trải qua một trận đánh đẫm máu, có lẽ đó là quyết định khôn ngoan của Aetius khi để cho kẻ thù man rợ của mình một đường thối lui, khiến cho Attila hài lòng khi rút quân ra khỏi đế quốc. Và đúng là những năm tiếp theo, mặc dù Attila xâm lấn Italia và gây ra nhiều tổn thất nhưng nếu cuộc tấn công của ông ta vào xứ Gaul thành công thì toàn bộ lịch sử phương Tây đã thay đổi. Không giống như các rợ khác trong thời đó, người Hun ko theo Ki tô giáo, và họ chẳng mấy tôn trọng nền văn minh La mã -Ki tô vào thời cuối của đế quốc, ít hơn nhiều thậm chí so với người Visigoth và Vandal.

Vì nhiều lí do khác nhau, vào thế kỉ 20 này, một số sử gia theo trường phái "khoa học " đã làm giảm vai trò hết mức và thậm chí cười nhạo ý niệm về " trận đánh quyết định " này. Có một ý niệm phổ biến rộng rãi rằng lịch sử nhân loại hiếm khi dc quyết định trên chiến trường. Vào thế kỉ 19, cuốn sách của Edward Creasy," mười lăm trận đánh quyết định của thế giới " (xuất bản lần đầu năm 1851), đã trở thành best seller và có ảnh hưởng mạnh mẽ.(Một cách bất ngờ Creasy đề cập tới trận Chalon trong danh sách kể trên). Nhưng vào đầu thế kỉ 20 đã có sự xét lại. Hans Delbruck hoàn toàn bỏ qua trận Chalons trong tác phẩm " Lịch sử nghệ thuật Chiến tranh trong bối cảnh chính trị, Lịch sử (1920-21) ". Và một trong những học giả lỗi lạc nhất về thời kì Hậu đế quốc đã từ chối, như một vài người khác, thậm chí gọi nó bằng cái tên truyền thống vốn có:

Trận Maurica [Chalons] là một trận chiến của các quốc gia, nhưng tầm quan trọng của nó đã bị phóng đại quá mức. Thật không hợp lí khi xem nó là một trong những trận đánh quyết định của thế giới. Mối đe dọa thật sự không quá to lớn như người ta lầm tưởng. Nếu Attila giành chiến thắng... Không có lí do chính đáng để cho rằng lịch sử thế giới sẽ thay đổi nghiêm trọng.

Để làm rõ, vị trí chính xác diễn ra trận đánh đang dc tranh cãi và nghi ngờ. Trên khu vực rộng lớn của nước Pháp ngày nay, vẫn có một số người đành thời gian cuối tuần rãnh rỗi để tìm kiếm bằng chứng về trận đánh. Nhưng cũng có nhiều trận đánh cực kì quan trong trong lịch sử cũng ko xác định dc địa điểm, chẳng hạn như: Plataea, Issus, Cannae, Zama, và Pharsalus. Việc xem xét các bằng chứng xa xưa ít ỏi như vậy là không như mong đợi,song cũng ko thể cho rằng kết quả của trận đánh là không quan trọng. Nếu sự nguy hiểm của Attila và người Hun bị thổi phồng thì tại sao họ có thể kém nguy hiểm hơn Hannibal và người Carthage hoặc là Alaric với người Visigoths?

Sự thật thì mối đe dọa từ người Hun đối với Roman ko dc dỡ bỏ hoàn toàn bằng chiến thắng của Aetius trong trận Chalon. Dù bị tập kích và phải rút lui qua sông Rhine nhưng Attila vẫn còn lực lượng rất mạnh và ông ta cũng chẳng học dc bài học nào. Trong năm tiếp theo (452), ông ta vượt qua dãy Alps và di chuyển xuống Ý, thực hiện đợt xâm lăng lớn khác gây kinh hoàng cho các cư dân của Tây đế quốc. Trong một vài mặt thì đợt xâm lăng này còn tàn bạo hơn đợt xâm lăng đầu tiên. Thành phố Aquileia tại rìa của vùng Adriatic đã bị xóa sổ khỏi mặt đất. Những cư dân trốn thoát của thành phố tội nghiệp này đến dc vùng ngập nước của Adriatic và thành lập nên thành phố Venice. Nhiều thành phố ở vực bình nguyên Po Valley - Milan, Verona, và Padua -bị phá hủy và sụt giàm dân số. Attila the Hun đã cướp bóc và tiêu hủy cả một vùng miền bắc nước Ý! Aetius gặp nhiều khó khăn để thuyết phục người Visigoth và người Alan để bảo vệ nước Ý, không giống như một năm trước đó họ liên minh để phòng thủ xứ Gaul.

Có lúc Italia hoàn toàn bị xâm chiếm song thật sự cái thế của Attila yếu hơn là Roman nhận biết. Chắc chắn là bởi hàng loạt các tổn thất ông ta đã trải qua trong trận Chalon một năm trước đó. Có một câu chuyện nổi tiếng dc lưu truyền rằng, Giáo hoàng Leo đã đến gặp Attila tại Bắc ý chỗ ngã ba hai con sông Po và Minicio, thuyết phục ông ta rời Italia bằng tài hùng biện và trao tặng những chiếc áo choàng quyền quí của giới tăng lữ. Theo một trong những truyền thuyết mầu nhiệm nhất trong lịch sử Cơ đốc giáo, thì thánh Peter và Paul đã hiện ra trước mặt Attila và đe dọa sẽ cho ông ta cái chết ngay lập tức nếu từ chối lời thỉnh cầu của Giáo hoàng Leo.

Chịu sự thuyết phục của vị tân giáo hoàng, Attila cho rút quân đội của mình khỏi Italia. Có lẽ chẳng có ảnh hưởng gì từ Giáo hoàng leo mà chủ yếu là vì đội quân của Attia đã cạn nguồn cung cấp, việc đó ảnh hưởng đến quyết định của thủ lãnh người Hun. Đã có nạn đói xảy ra ở Italia vào năm 450-51, và việc cung cấp hậu cần ko phải thế mạnh của các đội quân rợ. Ngoài ra, bệnh dịch hạch đã quét qua đội quân của Attila trong khi Đông hoàng đế Marcian cho một đạo quân vượt sông Danube tấn công vào đầu não lãnh thổ người Hun. Tất cả các yếu tố này cộng thêm trận thua tai hại tại Chalon một năm trước đó lí giải tại sao mà Attila có thể lắng nghe dc những lí lẽ hùng biện mang đầy tính nhân đạo của Giáo hoàng Leo.

Trong một diễn biến, Attila bỏ qua cho Rome và rút lui khỏi Italia. Hai lần liên tiếp trong vài năm, mối đe dọa từ người Huns đã buộc Đông đế quốc phải quì gối. Có lẽ Rome là bữa buffer thịnh soạn giành cho những người Hun gốc á và các rợ Gecman, những người quyết định vận mệnh của lịch sử phương Tây thời trung cổ. Aetius đã bị nhiều người Italia đổ lổi vì ko tiêu diệt Attila và người Hun ở xứ Gaul, tuy nhiên "người Roman cuối cùng" thực chất đã góp phần đáng kể vào sự lụi tàn của quốc gia người Hun. Việc đó đó đã diễn ra theo lịch sử.

Trong những năm tiếp theo sau khi lui từ Ý, Attila chết một cách đúng kiểu dân rợ. Ông ta cưới một cô vợ mới, trẻ đẹp, một thiếu nữ tên là Ildico mặc dù ông ta đã có một số bà vợ. Đám cưới diễn ra với tiệc tùng và rượu chè be bét. Vị vua của người Hun dẫn cô dâu mới lên giường trong cơn say mèm. Sáng hôm sau người ta phát hiện ông ta đã chết ngập trong cơn say, chảy cả máu mũi. Còn cô dâu mới thì sợ run cả người bên cạnh giường.

Đế chế của người Hun tiêu tan nhanh chóng theo cái chết của vị thủ lĩnh. Trong năm 454, người Ostrogoth và các giống rợ Gecman khác nổi loạn chống lại người Hun, và con trai của Attila, người vốn hay gây sự với bọn họ, ko chống đỡ nổi cuộc khủng hoảng. Như lời cáo phó, người Hun đã bị "cuốn theo chiều gió".

Ngay cả trong những ngày cuối cùng của đế quốc La mã ở phía tây, vị tướng quyền uy Aetius vẫn kiến tạo được một đạo quân lớn phòng thủ xứ Gaul. Trong thời gian cầm quyền của ông ta ở thập niên 430,40 và 50, Rome đã đánh mất rất nhiều, đặc biệt là với người Vandal ở Bắc Phi, tuy nhiên nó vẫn còn đủ mạnh để ngăn cản tham vọng của Attila. Đương nhiên, đã có sự ghen ghét và đối kị giữa ông ta và hoàng đế Valentinian III.

Thành công của ông ta trong việc chống lại người Hun và đối xử với người Visigoth ở xứ Gaul đã khiến ông ta không còn cần thiết. Vào năm 454, Hoàng đế Valentinian III tự tay giết chết ông ta bằng chính thanh gươm của mình. Một trong những cố vấn của Hoàng Đế cho biết: "Bạn đã cắt rời tay phải của bạn với tay trái." Năm sau, hai người của Aetius giết chết vị hoàng đế, và như vậy vào năm 476, ko còn hoàng đế nào nữa ở phương Tây, Aetius thật sự là " Người cuối cùng của La mã ".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện