Các Trận Đấu Quan Trọng Trong Lịch Sử Việt Nam
Chương 1: Trận Bạch Đằng (938)
Hàng năm cứ đến ngày mùng 05 Tháng Giêng Âm Lịch, người Việt trong nước cũng như ngoài nước luôn tưởng nhớ tới chiến thắng của Ðức Quang Trung Hoàng Ðế cả thắng quân Thanh tại Ðống Ða, quét sách quân thù ra khỏi bờ cõi. Chiến thắng Ðống Ða là chiến thắng cuối cùng trong trận chiến tranh chống xâm lược giữa Việt Nam và Trung Hoa cách đây hơn hai thế kỷ, vì lẽ đó ảnh hưởng của trận Ðống Ða đã làm lu mờ những trận chiến khác của vị vua mang trong người thiên tài quân sự. Chúng tôi xin đăng tải bài viết của ông Hải Nam Trần Minh Ðại về một chiến thắng khác của Quang Trung Hoàng Ðế.
Các tướng chỉ huy thủy binh Xiêm La không bao giờ ngờ rằng thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã tính toán một cách chính xác khoa học thần kỳ đến tuyệt vời về qui trình của dòng thủy triều sẽ lên đến đỉnh điểm và đứng yên dòng chảy một khoảng thời gian trước khi ròng. Ðúng vào lúc 300 chiến thuyền và 20,000 thủy binh của chúng đã lọt hoàn toàn vào khúc sông mai phục giữa sông Tiền Giang Mỹ Tho. (1)
Ðầu năm 1785, Nguyễn Huệ cùng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Ðặng Văn Trấn và Tây Sơn Nữ tướng Bùi Thị Xuân đến cửa Cần Giờ nhưng không vào Gia Ðịnh như những lần trước mà đi thẳng đến cửa sông Tiền Giang để vào Mỹ Tho. Tại đây, một lần nữa thiên tài quân sự Nguyễn Huệ lại sáng chói với chiến thuật mai phục thần kỳ trên sông, diệt gọn quân Xiêm bằng trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút. Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút quả thật phải được ghi vào quân sử thế giới với tài vận dụng siêu đẳng địa hình, địa vật, địa thế phong thủy và kế dụ địch để mai phục và tiêu diệt địch thủ có quân số nhiều hơn gấp ba lần một cách nhàn hạ mà không cần dùng đến chiến thuật cọc nhọn hay một kỹ thuật nào khác.
Khi đến, Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða kéo chủ lực về thủ thành Gia Ðịnh, còn mình thì lập tức thân hành đi quan sát địa hình và cho người thám thính quân tình đối phương. Dầu không phải là người địa phương nhưng với thiên tài quân sự đặc biệt, Nguyễn Huệ đã thấy ngay thế tử địa để tiêu diệt địch. Tử địa mà Nguyễn Huệ chọn cho quân Xiêm là một khúc trên sông Mỹ Tho dài khoảng 6 cây số nằm giữa hai con rạch đi vào sông Rạch Gầm (còn gọi là sông Sầm Giang) và Rạch Xoài Mút (còn gọi là sông Hiệp Ðức). Bề rộng của sông gần một cây số. Khúc sông này được nước từ ba dòng sông Mỹ Tho, Sầm Giang, Hiệp Ðức đổ vào nên khi thủy triều lên thì nước tràn đầy, thủy triều xuống thì nước vẫn không cạn. Giữa sông có cù lao Thới Sơn dài 5 dặm và cù lao Hộ nhỏ hơn có lau sậy và cây bần mọc um tùm, không có dấu chân người qua lại là địa điểm lý tưởng để giấu quân.
Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút trên sông Tiền Giang Mỹ Tho và trận bộ chiến tại Rạch Dừa. Nguyễn Huệ cử tướng Ðặng Văn Trấn chỉ huy thủy binh và cử tướng Võ Văn Dũng chỉ huy bộ binh mở đầu hai trận này. Khởi đầu, đoàn kỵ binh của Võ Văn Dũng mang quân đến trước đại bản doanh quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh ở Sa Ðéc khiêu chiến với lực lượng 20,000 thủy binh, 300 chiến thuyền và 30,000 bộ binh. Quân Xiêm La rầm rộ tiến vào nước ta trong một khí thế tự tin hiếu chiến và háo thắng rất hung hăng. Ðúng vào lúc quân Xiêm và một phần quân của Nguyễn Ánh đã chuẩn bị xong lực lượng tìm quân Tây Sơn để tiêu diệt, thì, bỗng nhiên, hôm ấy, trời vừa tờ mờ sáng chúng đã thấy một đo àn kỵ binh của Tây Sơn bất ngờ xuất hiện trước đại bản doanh.
Quân Xiêm La hung hãn đang mong gặp được quân Tây Sơn để đọ sức. Lập tức quân Xiêm liền điều động ngay một quân số đông áp đảo của bộ binh v à kỵ binh rầm rộ tiến ra ứng chiến ngay.
Thế là một trận chiến đầu tiên tuy ngắn nhưng khá dữ dội diễn ra giữa quân Xiêm La và quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn đã có mưu kế dụ địch nên chỉ đánh cầm chừng một lúc bèn giả thua, rút quân tháo chạy.
Thấy quân số kỵ binh Tây Sơn ít hơn, quân Xiêm có tướng sĩ của Nguyễn Ánh dẫn đường liền hô quân đuổi theo. Theo kế hoạch dụ địch đã được sắp đặt trước và cũng không để cho quân Xiêm nghi ngờ chúng bị dụng mưu vào tử địa, khi kỵ binh Tây Sơn chạy đến Vĩnh Long thì được tăng cường thêm quân. Hai đoàn quân này nhập lại lập thành một chiến tuyến mới chờ quân Xiêm kéo đến. Thế là lại thêm một trận chiến dữ dội nữa tại Vĩnh Long. Trong trận này kỵ binh Tây Sơn đã phải chịu hi sinh một số quân để kích động tính hiếu chiến của chúng theo như kế hoạch đã định trước.
Hai bên đang sáp chiến thì bộ binh Xiêm đi sau rầm rộ kéo đến chia thành hai ngã theo chiến thuật gọng kìm để bao vâ y kỵ binh Tây Sơn vào giữa.
Thấy quân Xiêm La đã mắc mưu k ế, kỵ binh Tây Sơn vừa đánh vừa rút lui về hướng Mỹ Tho. Hai tướng chỉ huy quân Xiêm là Lục Côn và Sạ Uyển có tướng sĩ của Nguyễn Ánh đi trước chỉ đường cho 2,000 kỵ binh và 10,000 bộ binh Xiêm La ráo riết đuổi theo quân Tây Sơn về Mỹ Tho. Trong khi ở trên bộ quân Xiêm La đuổi theo quân Tây Sơn về Mỹ Tho thì dưới sông, Ðại tướng Ðặng Văn Trấn chỉ huy 100 chiến thuyền Tây Sơn đến trước đại bản doanh quân Xiêm ở Sa Ðéc khiêu chiến.
Hai tướng chỉ huy thủy binh Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương mang đến 300 đại chiến thuyền và 20,000 thủy binh sang Việt Nam theo lời cầu viện của Nguyễn Ánh để diệt quân Tây Sơn. Ðây là một lực lượng thủy binh hùng hậu nhất Ðông Nam Á vào thời đó. Dã tâm của chúng là nhân dịp này đi chiếm đất của Việt Nam. Với một lực lượng thủy quân như thế chúng rất tự tin sẽ làm cỗ quân Tây Sơn một cách dễ dàng vì vậy khí thế của chúng rất hung hăng hiếu chiến. Và, cũng thật là bất ngờ, đúng vào lúc quân Xiêm La vừa chuẩn bị xong đội hình tác chiến thì quân Tây Sơn xuất hiện ngay trước mặt. Ðội chiến thuyền của quân Xiêm liền tách bến tiến ra nghênh chiến. Quân Tây Sơn chờ cho đến khi mấy chiến thuyền của quân Xiêm đã đến đúng vào tầm súng đại bác đặt trên thuyền liền bắn ngay ra một loạt thị uy.
Quân Xiêm liền bắn trả đũa ngay. Và vì thấy quân Tây Sơn chỉ có một số chiến thuyền nhỏ, chúng huy động toàn bộ 300 chiếc tiến công vây chặt các chiến thuyền quân Tây Sơn để nhận chìm địch thủ. Thuyền của quân Tây Sơn là loại chiến thuyền nhỏ, hẹp chiều ngang nhưng mỗi thuyền có đến 40 mái chèo cho nên di chuyển rất nhanh để tránh đạn đại bác của quân Xiêm.
Cuộc thủy chiến đầu tiên giữa quân Tây Sơn và quân Xiêm đã thực sự diễn ra trên sông Sa Ðéc. Hai bên còn cách xa cho nên chỉ dùng đại bác và tên tẩm lửa bắn nhau. Vì muốn kế hoạch dụ địch vào trận địa mai phục ở Rạch Gầm Xoài Mút mà không làm cho quân Xiêm nghi ngờ nên thủy binh Tây Sơn đánh rất dữ dội. Vài chiến thuyền của quân Xiêm trúng đạn, vài chiến thuyền Tây Sơn cũng bị trúng đạn. Ðến đây các chiến thuyền Tây Sơn phía sau từ từ rút lui, những thuyền còn lại vừa bắn vừa rút lui theo. Quân Xiêm thấy thuyền của Tây Sơn rút lui, bèn gia tốc mái chèo đuổi theo.
Quân Xiêm đuổi theo quân Tây Sơn đến Vĩnh Long vẫn chưa bắt kịp được vì tốc độ của thuyền Tây Sơn đi nhanh hơn. Tuy nhiên vẫn giữ một khoảng cách để cho quân Xiêm trông thấy đuổi theo.
Khi cả hai đoàn thuyền đã vào địa phận Mỹ Tho thì màn đêm buông xuống. Tất cả thuyền Tây Sơn đều lên đèn để cho quân Xiêm trông thấy. Các chiến thuyền của quân Xiêm cũng đều lên đèn và ráo riết đuổi theo.
Ðến khúc sông này thì hai bên bờ là rừng cây rạch bần mọc um tùm và dưới ven sông thì môn nước, dừa nước cũng lau lách mọc dày đặc. Ðây chính là một phần địa hình trong tổng thể địa hình địa vật mà Nguyễn Huệ đã ghi nhận để vận dụng vào địa thế ẩn binh mai phục. Hơn nữa Ngài đã tính toán trước được rất chính xác cả con nước thủy triều và những cơn gió từ biển Ðông sẽ thổi mạnh vào tháng 11 âm lịch là tháng mùa mưa đã kết thúc và nước sông sẽ dâng lên cao nhất trong năm, làm tăng tốc sức đẩy cho các chiến thuyền nhanh hơn vào thời điểm quyết định của trận thủy chiến sắp xảy ra. Càng lợi hại hơn nữa, chính cường độ của sức nước và gió của thủy triều dâng sẽ đẩy các chiến thuyền quân Xiêm càng trôi nhanh hơn vào trận địa mai phục. Quả nhiên, khi hai bên đuổi theo nhau đến khúc sông này thì dòng thủy triều bắt đầu dâng lên báo hiệu bằng những cơn gió mạnh. Gió nổi lên thổi xuôi theo dòng thủy triều dâng càng cao thì sức nước càng đẩy nhanh tốc độ của các chiến thuyền lướt trên sông Tiền Giang và khi các chiến thuyền đến Rạch Gầm thì trời tối hẳn. Trong màn đêm âm u, chỉ nghe tiếng mái chèo khua nước và tiếng ếch nhái, dế mèn nỉ non từ hai ven bờ lau lách dày đặc vọng ra...
Ðột nhiên, phần lớn các chiến thuyền Tây Sơn đi trước tắt hết đèn, và rẽ vào con rạch đầu tiên là Rạch Gầm để ẩn binh...
Phần thuyền đi sau, vẫn giữ nguyên đèn sáng để nghi binh dụ địch cứ tiếp tục đi thẳng trên sông Mỹ Tho.
Quân Xiêm La không nghi ngờ gì cả nên vẫn gia tốc thêm mái chèo nhanh theo vận tốc của nước thủy triều dâng để mong bắt kịp quân Tây Sơn chỉ còn cách một quãng rất gần.
Ðến con rạch thứ hai là rạch Xoài Mút thì tất cả thuyền đi sau làm mục tiêu cho thuyền Xiêm La đuổi theo đột nhiên tắt hết đèn rồi rẽ vào con rạch thứ hai là Rạch Xoài Mút để kết hợp với thủy quân Nguyễn Huệ phục kích sẵn tại đây. Thuyền của quân Xiêm La bỗng thấy phía trước không còn ánh đèn nào nữa. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng giật mình cảnh giác, hồ nghi bị lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn, liền báo động chuẩn bị tác chiến. Thế nhưng đã quá muộn rồi vì các chiến thuyền của chúng đang bị cường độ của sức nước và sức gió cứ đẩy nhanh tới. Muốn giảm tốc độ lướt nhanh của thuyền cũng cần phải có một quãng thời gian. Nhưng cái quãng thời gian quyết định sự sống còn của chúng không còn kịp nữa. Bởi vì đúng lúc ấy chúng đã rơi hẳn vào trận địa mai phục, pháo hiệu tấn công của quân Tây Sơn nổ vang.
Thủy quân do Nguyễn Huệ chỉ huy từ Rạch Xoài Mút và từ các con rạch nhỏ đồng loạt tiến ra chận đánh bằng tên tẩm lửa và súng đại bác đặt trên thuyền. Ðồng thời súng đại bác từ hai bờ sông, từ cù lao Thới Sơn và cù lao Hộ nã liên hồi vào các chiến thuyền quân Xiêm đi ở hàng giữa.
Quân Xiêm bị đánh phủ đầu bất ngờ rất dữ dội vào các chiến thuyền đi trước và bị súng đại bác nã liên tục vào đoàn thuyền đi giữa. Tất cả các chiến thuyền của chúng chưa kịp phản công thì đúng lúc ấy nước và gió thủy triều đã lên đến đỉnh điểm cao nhất và đứng yên dòng chảy. Tất cả thuyền của chúng khựng lại khiến đội hình càng thêm rối loạn. Tướng chỉ huy quân Xiêm là Chiêu Tăng hoảng hốt ra lệnh biến hậu quân thành tiền quân để rút lui theo con nước thủy triều sắp chuyển ròng. Quân Tây Sơn chỉ chờ đến lúc ấy, từ Rạch Gầm kéo ra chận đánh, đánh dữ dội vào hậu quân Xiêm, quyết không cho chúng mở đường rút lui trong lúc dòng thủy triều đứng yên ở đỉnh điểm. Quân Xiêm bèn ngưng thoái lui và trở lại trận địa trong tình thế hỗn loạn. Quân Tây Sơn dồn hết tổng lực tấn công vào các chiến thuyền quân Xiêm đang vô cùng rối loạn, không tiến mà cũng không lùi được. Chúng biến thành những cái bia khổng lồ để hứng những loạt đại bác bắn như xối. Ðồng thời liên tiếp hàng loạt tên tẩm lửa của quân Tây Sơn bắn như mưa rào vào chúng.
Các tướng chỉ huy thủy binh Xiêm La không bao giờ ngờ rằng thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã tính toán một cách chính xác khoa học thần kỳ đến tuyệt vời về qui trình của dòng thủy triều sẽ lên đến đỉnh điểm và đứng yên dòng chảy một khoảng thời gian trước khi chuyển sang ròng. Ðúng vào lúc 300 chiến thuyền và 20,000 thủy binh của chúng đã lọt hoàn toàn vào khúc sông mai phục giữa sông Tiền Giang Mỹ Tho.
Ðây là những giây phút của thời gian quyết định cực kỳ quan trọng mà thủy binh Tây Sơn chờ đợi để dồn hết tổng lực quân sự tấn công chúng. Ngược lại thủy binh Xiêm La không còn lợi dụng được dòng chảy lên xuống của thủy triều để tiến thoái nên tất cả chiến thuyền của chúng đều lênh đênh đứng yên một chỗ để lãnh những loạt đạn đại bác và tên tẩm lửa của quân Tây Sơn bắn trúng mục tiêu.
Cùng thời gian khẩn trương ấy, lợi dụng dòng thủy triều đứng yên, mấy ngàn thủy binh thiện chiến của đội quân người nhái mang tên anh hùng Yết Kiêu đời nhà Trần âm thầm lặn sâu xuống nước bám sát mạn đáy thuyền giặc đục lủng cả trăm chiến thuyền của chúng. Nước sông theo các lỗ đục phụt lên tràn ngập cả khoang thuyền. Hàng ngũ thủy binh Xiêm rối loạn ngay, chúng hoảng hốt nháo nhác tìm cách thoát thân trên khoang thuyền đang ngập nước thì đúng lúc ấy, từ ven sông đã xuất hiện hàng ngàn chiếc ghe nhỏ chở các chiến sĩ thiện xạ Tây Sơn tiến đến bắn như mưa rào những mũi tên gắn đầu sắt nhọn vào chúng.
Ðây là một thế đánh thủy chiến rất ác liệt và hữu hiệu được lưu truyền từ đời nhà Trần đã chiến thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Ðằng năm 1288. Một trận đại thủy chiến lịch sử long trời lở đất của thủy binh Việt Nam đang giáng lên đầu quân Xiêm. Mấy trăm chiến thuyền của chúng đang biến thành một biển lửa sáng rực cả một vùng rộng lớn trên sông Tiền Giang Mỹ Tho, tất cả đều bị đánh chìm không còn một chiếc. Thủy binh Xiêm và một phần quân Nguyễn Ánh hoàn toàn bị tiêu diệt. Tốc độ thời gian của trận đại thủy chiến và chiến thắng đã diễn ra nhanh như một cơn ác mộng đầy kinh hoàng và vô cùng khốc liệt đối với quân Xiêm. Chỉ trong vòng thời gian của một con nước thủy triều dâng lên đến đỉnh điểm và cũng chỉ vừa bắt đầu hạ xuống (tức là con nước ròng, đứng và ròng). Nếu tính thời gian ấy bằng đường đi của cây kim chỉ giờ thời nay thì chỉ vỏn vẹn có 13 tiếng đồng hồ. Hình tượng cụ thể hơn là từ 9:00 tối hôm nay đến 9:00 sáng hôm sau. Thủy binh Tây Sơn dưới tài chỉ huy và tính toán khoa học thần kỳ của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã nhận chìm 300 chiến thuyền và 20,000 thủy binh Xiêm xuống sông Tiền Giang Mỹ Tho.
Chiến thuật kết thúc nhanh ngoài sức dự tính của các tướng chỉ huy quân Xiêm - đến nỗi chúng không còn cả một tích tắc thời gian nào nghĩ đến việc kéo cờ trắng đầu hàng hầu cứu lấy mạng sống, đành phải làm vật tế thần cho Diêm Vương Hà Bá. (2)
Dân tộc ta, nhớ lại đúng 500 năm về trước, quân dân ta với sự chỉ huy thần thánh của Quốc Công Tiết Chế Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đánh chiếm và đánh chìm 400 đại chiến thuyền và tiêu diệt 200,000 tên giặc cướp nước Nguyên Mông trên sông Bạch Ðằng.
Trong khi trận thủy chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt trên sông Tiền Giang Mỹ Tho thì trên bộ, quân bộ chiến và kỵ binh Xiêm La vẫn ráo riết đuổi theo quân Tây Sơn do tướng Võ Văn Dũng chỉ huy đến Mỹ Tho.
Trên đường vừa rút lui vừa đánh, vừa dụ địch về Mỹ Tho đúng theo như kế hoạch đã vạch ra, nhiều ph en kỵ binh Tây Sơn phải dừng lại chiến đấu cầm chừng với quân Xiêm La.
Thời gian tác chiến tuy ngắn ngủi nhưng cũng dữ dội và cứ mỗi lần như thế kỵ binh Tây Sơn dù quân số ít hơn, phải chấp nhận hi sinh thêm nhiều chiến sĩ anh dũng của mình. Có như thế quân Xiêm mới không nghi ngờ bị dụng kế đưa chúng vào ổ mai phục. Có như thế chúng mới hăng máu hiếu chiến đuổi theo quân Tây Sơn bén gót.
Khi đến trận địa mai phục ở Mỹ Tho thì màn đêm buông xuống, đột nhi ên kỵ binh Tây Sơn biến mất vào màn đêm. Quân Xiêm La cũng vừa đuổi kịp theo đến khu lau lách và sình lầy ở Rạch Dừa. Ðúng lúc ấy pháo hiệu nổ vang báo hiệu lệnh tấn công của quân Tây Sơn. Ðại bộ binh chủ lực của quân Tây Sơn do tướng Trần Quang Diệu và nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy phục kích sẵn bất thần xung quân ra đánh cận chiến hết sức dũng mãnh. Nhờ đã quen với địa hình địa vật và địa thế rất hiểm trở ở Rạch Dừa, nhờ đã tích tụ được tinh thần chiến đấu anh hùng và sức dũng cảm quyết tử chờ địch, tiềm lực chiến đấu của quân Tây Sơn hết sức dũng mãnh ác liệt. Ðội quân chủ lực do đại tướng Trần Quang Diệu chỉ huy dồn hết tổng lực đánh như sấm sét trời giáng ngay vào tiền quân kỵ binh Xiêm đi đầu. Ðội quân chủ lực thứ hai do nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy cùng với các nữ kiện tướng cảm tử Tây Sơn tấn công như vũ bão vào đội quân bộ binh Xiêm vừa đến. Ðoàn kỵ binh của đại tướng Võ Văn Dũng đi vòng về phía sau đánh thốc vào hậu quân Xiêm bằng tên tẩm độc hết sức ác liệt. Quân Tây Sơn ba mặt giáp công đồng lúc quyết liệt đánh vào quân Xiêm một trận vũ bão long trời lở đất.
Xứng đáng và oai hùng với hổ danh là đại nữ tướng Tây Sơn, Bùi Thị Xuân, đã chiến đấu hết sức dũng cảm. Bà, tả xông hữu đột tung hoành dọc ngang những đường kiếm Tây Sơn bí truyền vô cùng hung hiểm dũng mãnh ác liệt. Chỉ trong vòng vài phút giao chiến với kẻ thù chính diện, bà đã chém bay đầu tướng chỉ huy quân Xiêm là Lục Côn. Phó tướng quân Xiêm là Sa Uyển được cấp báo hồn phi phách tán dao động tinh thần chiến đấu ngay. Quân Xiêm thấy chủ tướng bị chém bay đầu xuống tinh thần khủng khiếp, chúng hè nhau tháo chạy. Quân Tây Sơn càng lên tinh thần chiến đấu dũng mãnh hơn. Giữa đêm tối trời như địa ngục và bị lâm vào địa thế mờ mịt thiên la địa võng tứ bề thọ địch như thế, quân Xiêm La hoảng loạn không biết đường đâu mà tháo chạy.
Chúng lớp bị đao thương và tên tẩm độc, lớp bị sình lầy trấn ngập chết không còn một mống. Phó tướng Sa Uyển phải nhờ đoàn tùy tùng cận vệ lấy hết sức bình sinh mở một con đường máu sinh tử trong gang tấc phóng lên ngựa biến vào màn đêm về nước.
Trận chiến tiêu diệt bộ binh Xiêm ở Rạch Dừa làm ta nhớ lại một trận chiến tương tự diễn ra tại ải Nội Bàng Lạng Sơn vào năm 1288. Ðây là một trường hợp tái diễn hi hữu của lịch sử chống quân ngoại xâm nước ta đúng 500 năm trước. Trong khi trận thủy chiến trên sông Bạch Ðằng, do Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đang diễn ra vô cùng khốc liệt để tiêu diệt toàn bộ lực lượng đại thủy binh Nguyên Mông thì, Thoát Hoan tổng chỉ huy Nguyên Mông mang cả 100,000 tàn quân rút lui về nước qua ngã biên giới phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn. Ðến ải Nội Bàng thì bị bộ binh do Ðường Hào Ðại Tướng Phạm Ngũ Lão chỉ huy phục kích sẵn, đánh cho một trận cuối cùng sấm sét trời giáng tiêu diệt hầu như toàn bộ quân số của đám tàn quân rút lui này. Thoát Hoan cũng phải nhờ đoàn cận vệ tùy tùng mở một con đường máu sinh tử trong gang tấc suýt chết mới phóng ngựa chạy thoát được về Tàu.
Còn Nguyễn Ánh, hết trốn nơi này đến nơi khác. Sau cùng sợ không thoát khỏi tay đối phương lùng bắt, Ngài cùng với một số tướng sĩ chạy qua Xiêm xin tỵ nạn. Thế là toàn phương Nam đã được dẹp yên.
500 năm trước: 1257 - 1288, giặc Nguyên Mông sau khi đã tung hoành từ Á sang u và chiếm gần 2 phần 3 quả địa cầu mới mở đường xâm lăng nước ta bằng tất cả sức mạnh vũ lực của đoàn quân bách chiến bách thắng. Nhưng chúng không có quân nội tuyến mách lối chỉ đường và tiếp tế lương thực cho chúng. Còn vào thời nhà Nguyễn Tây Sơn, quân Xiêm xâm lăng nước ta là do Nguyễn Hữu Thụy, tướng của Nguyễn Ánh sau khi thua trận Thất Kỳ, đã mang 150 tùy tùng sang Xiêm cầu cứu. Khi quân Xiêm tiến vào đất Việt thì có Ðô Ðốc Châu Văn Tiếp mang quân đi trước dẫn đường cho 20,000 thủy quân Xiêm với 300 chiến thuyền do hai tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy nhập Kiên Giang, xuyên qua Rạch Giá đến Cần Thơ rồi vào Ba Thất để đặt đại bản doanh tại Sa Ðéc. Ðồng thời 30,000 bộ binh Xiêm do Lục Côn và Sa Uyển chỉ huy xuyên qua Chân Lạp, rồi đi dọc theo sông Hậu Giang vào phối hợp với thủy quân của Chiêu Tăng, Chiêu Sương. Rước quân ngoại xâm vào thì phải chỉ đường và tiếp tế lương thực nuôi quân cho chúng là điều kiện đương nhiên. Trước tình thế có quân của Nguyễn Ánh làm nội tuyến như vậy, Nguyễn Huệ không thể áp dụng chiến thuật cọc ngầm trên sông và cũng không thể áp dụng chiến thuật vườn không nhà trống và dân quân du kích chiến để tiêu hao lực lượng địch như thời nhà Trần được. Ngài đã vận dụng hết sức thần kỳ chiến thuật tốc di tốc động, tốc chiến tốc thắng, vận dụng địa hình địa vật địa thế và cả hiện tượng thủy triều thiên nhiên vô cùng lợi hại “ngàn năm một thuở” trong kế hoạch dụ địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt chúng.
Một địch thủ đông gấp ba lần lại đang lúc sung sức nên chúng rất hung hăng hiếu chiến kiêu ngạo và háo thắng. Hung hăng hiếu chiến kiêu ngạo và háo thắng chính là nhược điểm của quân Xiêm. Nguyễn Huệ nắm rõ thêm được nhược điểm tâm lý chiến tranh này của quân Xiêm nên ngài đã tận dụng triệt để chiến thuật mai phục. Dụ địch vào trận địa đã bố trí sẵn và đánh cho chúng bằng đòn tổng lực vũ bão sấm sét, để kết thúc vĩnh viễn ác mộng xâm lăng giành đất của quân Xiêm, ghi thêm vào trang sử chống chiến tranh ngoại xâm “thù trong giặc ngoài” của dân tộc Việt Nam một trang sử vẻ vang oai hùng bất diệt. Và, thiên tài quân sự xuất chúng của Nguyễn Huệ lại càng ghi đậm nét vàng son sáng chói oai hùng hơn nữa khi Ngài ba lần cầm quân ra Thăng Long bình định Bắc Hà chỉ trong vòng một năm sau chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút. Ðặc biệt hơn cả là chiến thắng đồn Ngọc Hồi mồng 5 Tết Xuân Kỷ Dậu, một chiến thắng lẫy lừng nhất trong lịch sử chống chiến tranh ngoại xâm “thù trong giặc ngoài” của dân tộc Việt Nam và lịch sử quân sự chống chiến tranh ngoại xâm trên thế giới.
(1) Bài này là một trích đoạn từ bản phân cảnh kỹ thuật thực hiện của tác giả dùng để ghi âm, diễn đọc, lồng nhạc bối cảnh (mood music) và âm thanh hoạt cảnh (sound effects) nằm trong toàn bộ tác phẩm truyện đọc Ðại Việt Hùng Sử “Ðức Thái Tổ Vũ Hoàng Ðế Quang Trung Nguyễn Huệ, đại anh hùng bách chiến bách thắng”. Bộ audio CD này sẽ phát hành vào tháng 8 năm 2005 nhân kỷ niệm ngày qui thiên của Ngài là ngày 29 tháng 7 âm lịch.
(2) Theo qui luật thiên nhiên, thời gian của dòng thủy triều dâng lên (con nước rong), và hạ xuống (con nước ròng) là 24 tiếng đồng hồ, không gian ban ngày hay ban đêm đều không ảnh hưởng gì đến qui luật của dòng thủy triều. Dòng nước thủy triều chỉ chịu ảnh hưởng của vòng quay trái đất. Như thế là cứ 12 tiếng đồng hồ cho con nước rong (lên) và 12 tiếng cho con nước ròng (xuống). Khoảng thời gian giữa của hai con nước rong và ròng này là đỉnh điểm của con nước đứng (ngưng dòng chảy). Nhưng trước khi dòng nước thủy triều lên gần đến đỉnh điểm đứng khoảng hai tiếng đồng hồ thì sức nước chảy chậm lại, càng lên gần đỉnh điểm đứng thì sức nước chảy càng chậm lại hơn nữa cho đến khi ngưng hẳn dòng chảy trong khoảng một thời gian nửa canh (30 phút). Khi dòng thủy triều bắt đầu hạ xuống (ròng) thì dòng chảy cũng rất chậm khoảng 2 canh (2 tiếng đồng hồ). Qua canh thứ ba nó mới (ròng) hạ nhanh dần, nhanh hơn và thật nhanh cho đến khi sông cạn hết nước Ðó là thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch (6 tháng). Nhưng từ tháng 8 đến tháng Giêng âm lịch năm sau (6 tháng) thì thường là nước sông ròng cũng không cạn hẳn. Lớn như sông Tiền Giang khi ròng, nước cũng còn giữ được phân nửa sông là vì các con sông vừa trải qua một mùa mưa.
Vào tháng 2 âm lịch 1784, Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ Tây Sơn đi khảo sát thực địa trên sông Tiền Giang Mỹ Tho để tìm một khúc sông lập trận mai phục quân Xiêm. Vì tháng này khí hậu thời tiết khô ráo, trữ lượng nước sông không nhiều cho nên địa hình địa vật hiện ra rất rõ cho thấy địa thế Nguyễn Huệ đã chọn để tổ chức lập hậu cần dự trữ lương thực khí tài cho binh sĩ mai phục. Nhưng đặc biệt nhất là Ngài rất quan tâm lưu ý về lời trình bày của vị thân bào nhân sĩ thân Tây Sơn ở địa phương vùng sông Tiền Giang Mỹ Tho về con nước thủy triều và gió từ biển Ðông thổi vào đồng lúc. Ngài đã hỏi rất cặn kẽ chi tiết về con nước rong và ròng vào thời gian mùa mưa đã chấm dứt mà thời điểm tốt nhất là vào tháng 11 âm lịch. Ðây cũng là thời điểm nước sông Tiền Giang sẽ dâng lên cao hơn tất cả tất cả các tháng trong năm. Khi thủy triều dâng cao lên đỉnh điểm để ngưng dòng chảy (trước khi ròng) thì khoảng thời gian con nước chảy rất chậm này là bốn canh (4 tiếng). Ðây là thời gian vô cùng quí báu để quyết định cho số phận của thủy binh Xiêm.
Sau khi đã điều nghiên ghi nhận địa hình địa vật và địa thế giấu quân mai phục cũng như nắm chắc được các yếu tố thời gian không gian và phong thủy trên sông Tiền Giang Mỹ Tho, Nguyễn Huệ và các tướng Tây Sơn đi đến quyết định lập trận mai phục quân Xiêm tại Rạch Gầm Xoài Mút và cuộc tấn công vào quân thù được ấn định vào tháng 11 âm lịch. Lý do cực kỳ quan trọng trong chiến thuật mai phục này là trong vòng thời gian bốn canh (4 tiếng) của con nước thủy triều cao nhất trong năm sẽ đứng yên hoặc chảy rất chậm trên đỉnh điểm. Các chiến thuyền quân Xiêm lúc ấy sẽ không thể nào lợi dụng được sức nước của dòng thủy triều để di chuyển nhanh như ý muốn. Thuyền của chúng di chuyển rất chậm hoặc sẽ cứ nổi lềnh bềnh trên sông (một đại chiến thuyền dù to lớn bao nhiêu nhưng đối với sông Tiền Giang thì chỉ như một chiếc lá). Như thế những viên đạn đại bác bằng kim loại bắn từ các súng thần công cổ của năm 1785 đặt trên bờ hay trên thuyền mới có tác dùng hiệu quả cao. Nếu thuyền của địch vẫn cứ di chuyển nhanh trên dòng thủy triều thì đạn đại bác bắn theo đường cầu vồng sẽ khó trúng mục tiêu. Ðồng thời nếu thuyền địch vẫn lợi dụng được sức nước thủy triều đẩy nhanh thì đội quân người nhái cũng khó bám sát theo mà đục lủng mạn đáy thuyền địch hiệu quả được.
Tóm lại, khoảng thời gian quyết định 4 tiếng đồng hồ của dòng thủy triều lên đến đỉnh điểm ÐỨNG (ngưng chảy) mà thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã tính toán trước được một cách chính xác khoa học khi Ngài và đoàn tướng sĩ Tây Sơn đi khảo sát thực tế địa hình địa vật và tìm được một khúc sông chiều dài 6 cây số, chiều ngang 1 cây số giữa hai con Rạch Gầm (sông Sầm Giang) và Rạch Xoài Mút (sông Hiệp Ðức) để bố trí thế trận mai phục là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần chiến thắng thủy binh Xiêm La. Còn súng đại bác (súng thần công) của quân Tây Sơn là loại súng được sản xuất vào đầu thế kỷ 16 khi bắn phải châm mồi lửa vào ngòi viên đạn (như ta châm lửa vào cái ngòi pháo) từ ngoài họng súng vào, ngòi bắt lửa cháy tạo sức mạnh từ thuốc súng mới tống viên đạn tròn đúc bằng kim loại gang và chì ra khỏi nòng và nòng súng chỉ có tác dụng giúp cho viên đạn bay ra khỏi nòng để đi theo một đường thẳng. Tầm đi xa của viên đạn tối đa cũng chỉ trong khoảng 200 mét, nếu trúng được mục tiêu thì viên đạn chỉ vỡ ra độ chục mảng gây thiệt hại cho thuyền giặc rất hạn chế.
Loại đạn đại bác của chiến hạm hải quân Mỹ bây giờ có nhiều loại kích cỡ khác nhau, bắn vào các mục tiêu khác nhau. Ðặc biệt có loại đạn chiều dài 3 mét, đường kính viên đạn đến 4 tấc (400 ly) chẳng khác nào như một quả bom một tấn bay đến mục tiêu lại do radar vệ tinh hướng dẫn định vị chính xác. Sức tàn phá khủng khiếp của nó ngoài sức tưởng tượng. Chiến thuyền của quân Xiêm chỉ cần lãnh 1/20 sức công phá của nó cũng đủ biến thành đống gỗ vụn.
Còn đạn đại bác của Tây Sơn mỗi khi bắn xong một viên phải dùng giẻ quấn vào đầu gậy thông nòng súng cho sạch bụi khói mới tra một viên khác vào bắn tiếp. Tác dụng tàn phá của nó nếu trúng mục tiêu chỉ hiệu quả chừng 30%. Phần lớn công dụng của nó là tiếng nổ vang lên (thời ấy) chỉ có tác dụng thị uy hù dọa đòn cân não làm quân giặc hoảng sợ rối loạn mất tinh thần cảnh giác để cho đội quân người nhái lặn sâu bám sát theo mạn đáy thuyền giặc đục lủng thuyền của chúng. Hiệu quả thứ hai có tầm sát hại khủng khiếp đối với quân Xiêm chính là 3 loại tên. Tên tẩm lửa bắn cháy thuyền, tên tẩm độc bắn tầm gần lúc cận chiến và tên gắn thêm đầu sắt nhọn bắn tầm xa sát hại chúng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ 2 (938), trận Bạch Đằng do Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy là trận quyết chiến chiến lược, là cuộc đọ sức giữa dân tộc ta và giặc Nam Hán. Trận đánh này có những nét rất độc đáo và có ý nghĩa lớn trên nhiều lĩnh vực.
Cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và mang đầy tham vọng này của Nam Hán được che đậy dưới chiêu bài “cứu giúp” Kiều Công Tiễn. Quân đội Nam Hán đã dày dạn trong chiến tranh ở vùng Hoa Nam và trong cuộc đàn áp các phong trào chống đối của các “Man trại” ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây. Vua Nam Hán sử dụng 1 lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoàng Thao làm Tỉnh hải quân tiết độ sứ thống lĩng đạo quân viễn chinh và tự mình làm tướng dẫn 1 đạo quân quân đóng ở trấn Hải Môn, sát biên giới, làm kế thanh viện, kịp thời yểm trợ cho Hoàng Thao.
Như vậy, Hoàng Thao vừa được sự tiếp ứng của Lưu Cung phía sau, vừa có lực lượng nội ứng của bọn phản bội Kiều Công Tiễn ở trong nước. Được tin quân Nam Hán chuẩn bị kéo sang xâm lược, việc làm cần kíp trước hết của Ngô Quyền là tổ chức đạo quân từ châu Ái tiến ra Bắc để trị tội tên Việt gian phản bội. Thế lực phản bội nhanh chóng bị dẹp tan. Thành công này vừa làm thất bại ngay từ đầu âm mưu dùng nội ứng của địch, vừa tạo ra thế chủ động cho cuộc kháng chiến.
Bấy giờ Hoàng Thao đã được lệnh chỉ huy đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng. Trước tình hình đó, tại thành Đại La, Ngô Quyền họp các tướng, bàn rằng: “Hoàng Thao là 1 đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta có sức mạnh địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Song họ có lợi thế ở thuyền. Nếu ta sai đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vát nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không cho chiếc nào ra thoát” (Đại Việt SKTT).
Nhận định của Ngô Quyền chứng tỏ ông là 1 viên tướng biết địch biết ta. Hoàng Thao rất hung hăng nhưng còn hạn chế. Quân địch từ xa đến còn mệt mỏi lại mất nội ứng, tinh thần yếu kém; trong khi đó khí thế quân ta đang mạnh, lại làm chủ tình hình. Đó là điều kiện dẫn đến sự tất thắng của quân ta, sự bại vong không thể tránh khỏi của địch. Tuy vậy Ngô Quyền cũng chỉ ra được lợi thế của địch là việc chúng có thuyền chiến mạnh. Nếu ta chủ quan không phòng bị chu đáo thì kết cục thắng bại của cuộc kháng chiến chưa thể lường trước.
Về lực lượng của các bên, sử cũ không nói rõ cụ thể. Qua lời bình của sư gia Lê Văn Hưu “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân “mới họp” của đất Việt mà đánh tan được trăm vạn quân Hoàng Thao”, thì chúng ta có thể biết được tương quan lực lượng giữa ta và địch là rất chênh lệnh.
Về phía Nam Hán, từ hàng ngàn năm, Quảng Châu là 1 trung tâm mậu dịch đối ngoại lớn, có nhiều thuyền buôn trên biển. Nam Hán có thủy quân mạnh và quân đội của họ đã trải qua kinh nghiệm trận mạc. Lực lượng chiến đấu của thủy quân hầu hết là những người đã từng làm nghề đánh cá, làm muối, những thủy thủ và … cướp biển – Những người lính đã được huấn luyện chu đáo vì mục đích chinh phục và … ăn cướp.
Vũ khí trang bị của Nam Hán là bạch binh, ngoài câu liêm, móc treo, gươpm giáo, còn có nhiều cung nỏ.
Nỏ có nhiều loại, trong đó nỏ nặng với hiệu suất chiến đấu cao và được trang bị tối đa. Quân Nam Hán rất giỏi sử dụng nỏ. Sử Trung Quốc gọi họ là đội quân “Thần nỏ”. Về phía quân đội của Ngô Quyền, chúng ta chỉ biết rằng số đó bao gồm quân riêng của Ngô Quyền trấn giữ châu Ái trước đây, những đơn vị trung thành với Dương Đình Nghệ, cùng với quân của các tướng, các hào kiệt địa phương đến tụ hội và các đội dân binh do các làng xã tổ chức.
Về mặt vũ khí, chiến thuyền còn nhiều hạn chế hơn so với quân Nam Hán. Qua nghiên cứu khảo cổ học cùng với tư liệu đối chiếu của Trung Quốc có thể đoán rằng quân đội của Ngô Quyền được trang bị các loại cung nỏ, khiên, mộc, lao, gậy, kiếm, dao găm, giáo, kích… Ngoài ra khi chiến đấu trên thuyền quân sỹ còn dùng cả câu liêm, móc treo, lưới cá…
Về thuyền, có thể lúc đó quân đội của Ngô Quyền đã dùng nhiều loại thuyền, trong đó có thuyền “mông đồng” mà sử sách thường nói tới. Thuyền “mông đồng” “mỗi thuyền có có 25 thủy thủ, 23 tay chèo, thuyền chèo ngược xuôi nhanh như gió” (Đại Việt SKTT) là loại thuyền hẹp và dài, có 2 đáy, lớn nhỏ khác nhau, rất tiện sử dụng trong chiến đấu.
Như vậy xét trên góc độ tiềm lực vật chất, trang bị quân sự thì quân ta thua kém quân giặc, nhưng về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì quân ta hơn. Chính vì thế Ngô Quyền đã khẳng định quân địch sẽ “dễ bề chế ngự” và “tất phá được”.
Trên cơ, đánh giá 1 cách chính xác tương quan lực lượng giữa ta và địch, thấy mặt mạnh của địch và hạn chế của ta, đồng thời lại thấy rõ mặt yếu chí mạng của quân địch và mạnh cơ bản của ta, Ngô Quyền đi đến xác định mưu lược đánh địch bằng kế tổ chức một trận đánh lớn tiêu diệt đạo binh thuyền giặc ngay tại vùng cửa sông Bạch Đằng, nơi chúng tất phải đi qua để có thể tiến vào nội địa nước ta.
Trong lời bàn với các tướng, Ngô Quyền đã đề xuất kế sách đánh thủy quân giặc là sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa sông và lợi dụng quy luật lên xuống của nước triều để chế ngự thuyền giặc, không cho chúng chạy thoát. Đó chính là mưu lược phản công với quyết tâm đánh thắng địch ngay khi chúng vừa xâm phạm đến bờ cõi nước ta.
Qua mưu lược chống giặc mà Ngô Quyền đã bàn với các tướng có thể thấy mục đích của trận đánh là nhằm tiêu diệt toàn bộ đạo binh thuyền lớn do hoàng Thao chỉ huy khi chúng vượt biển tiến tới vùng cửa sông Bạch Đằng.
- Đạo binh thuyền lớn của Hoàng Thao là chủ lực.
- Còn đạo quân của Lưu Cung ở Hải Môn là đạo tiếp theo, lực lượng dự bi. - Nếu đạo quân Hoàng Thao tiến sang thuận lợi, hoặc chỉ bị quân ta chặn đánh tiêu hao, nhưng vẫn tiến được, thì đạo quân dự bị của lưu Cung ắt sẽ tràn sang tăng cường để đè bẹp lực lượng kháng chiến.
- Nhưng nếu đạo quân Hoàng Thao bị tiêu diệt gọn nhanh chóng thì đạo quân của Lưu Cung sẽ không kịp sang tăng viện, mà chỉ còn cách duy nhất là hạ cờ rút lui để an toàn tính mạng
Qua lời Ngô Quyền định kế chống giặc có thể thấy rõ một số điểm thuộc cách đánh trong trận quyết chiến này như sau:
- Về đối tượng tác chiến: Toàn bộ đoàn binh thuyền lớn của địch do Hoàng Thao chỉ huy, gồm hàng vạn quân với hàng trăm thuyền cỡ lớn. - Về địa bàn tác chiến: Ngô Quyền chọn 1 cửa sông mà khả năng quân địch sẽ tiến vào để bố trí trận địa mai phục, đó là cửa sông Bạch Đằng, nơi có địa thế hiểm trở có thể bố trí 1 trận thủy chiến
- Về cách đánh: Ngô Quyền chủ trương bố trí trận địa mai phục với những cọc gỗ bịt sắt nhọn đóng ngầm dưới nước để cản phá thuyền giặc, kết hợp giữa vận động tiến công và mai phục, đợi khi nước triều lên sẽ khiêu chiến nhử địch vào trận địa cọc ngầm rồi tiến công tiêu diệt chúng khi nước triều xuống.
- Về sử dụng lực lượng: Lực lượng chiến đấu sẽ có 2 bộ phận:
+ Một lực lượng với những chiến thuyền nhỏ và nhẹ, cơ động nhanh có nhiệm vụ khiêu chiến, nhử địch
+ Bộ phận chủ lực gồm phần lớn quân thủy bộ bố trí mai phục để tiến công tiêu diệt khi chúng đã lọt vào trận địa cọc ngầm. Quân đội chủ lực của Ngô Quyền sửa soạn chiến đấu trong sự phối hợp với các đội dân binh của các làng xã và sự tham gia phục vụ chiến đấu của nhân dân trong vùng. Ngoài Ngô Quyền là vị chỉ huy tối cao, còn có các tướng Ngô Xương Ngập (con cả Ngô Quyền), Dương Tam Kha (Con Dương Đình Nghệ, em vợ Ngô Quyền), Đỗ Cảnh Thạc.
Sau khi đánh tan bọn phản bội Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền và bộ tham mưu tiến quân về vùng biển đông bắc cùng với nhân dân địa phương chuẩn bị thế trận đón đánh quân Nam Hán.
Vùng sông Bạch Đằng, nơi được Ngô Quyền chọn làm chiến trường quyết chiến là 1 vùng địa lý quan trọng, là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Cửa biển Bạch Đằng to rộng, rút nước từ vùng đông bắc Bắc Bộ đổ ra vịnh Hạ Long. Từ cửa biển ngược lên gần 20 km là đến cửa sông Chanh. Phía hữu ngạn có dãy núi đá vôi Tràng Kênh với nhiều hang động, sông lạch và thung lũng hiểm trở. Trước cửa sông Bạch Đằng, về phía bắc là những đảo nhỏ từ vịnh Hạ Long kéo tới. Thuyền từ biển vào sông, len qua vùng quần đảo này khi gặp sóng to gió mạnh vẫn bảo đảm an toàn. 2 bên bờ sông (nay là đồng ruộng và xóm làng) xưa kia còn nhiều cánh rừng rậm…
Giữa vùng thiên nhiên sông biển đó, Ngô Quyền khẩn trương xây dựng 1 thế trận mai phục lợi hại để chủ động phá giặc. Trận đại đồn Chí Hòa, Việt ta gọi là đồn Kỳ Hòa, Pháp gọi là Chí Hòa. Đây thực ra là một hệ thống chiến lũy liên hoàn, nhằm mục đích bao vây quân Pháp trong thành Gia Định.
Điểm sơ qua tình hình quân đội ta lúc đó, thấy khá giống bây giờ. Vũ khí thực ra cũng đầy đủ nhưng lạc hậu, thường là cất kỹ trong kho hơn là phát cho lính. Bởi vậy 50 tên quân mới có 5 tên trang bị súng điểu thương châm ngòi. Mỗi năm tập bắn chỉ có một lần, mỗi lần 6 viên. Ai bắn quá thì phải bồi thường. Mà theo cụ Vương Hồng Sển thì lúc quân Pháp chiếm thành Gia Định có chiếm được
- Hai mươi ngàn (20.000) cây súng tay đủ cỡ, và một số binh khí như gươm giáo v.v... nhiều không thể đếm.
- Tám mươi lăm (85) thùng thuốc súng và vô số kể nào bì súng, hỏa pháo, diêm sanh, tiêu thạch (salpêtre), chì v.v...
- Một số lúa trữ trong kho đủ sức nuôi từ sáu đến tám ngàn (6.000 – 8.000) nhân khẩu trong vòng một năm. Số lúa này đốt, cháy âm ỉ gần 3 năm trời.
- Lại với một số tiền bản xứ (điếu và kẽm) để trong kho ước định và trị giá bằng 130.000 quan tiền lang sa thời đó.
Năm 1860, quân Pháp và Y Pha Nho rút khỏi Đà Nẵng, chỉ để lại non 1000 quân tại Gia Định cố thủ, còn đâu kéo tuốt sang Tàu theo Anh đánh nhau với nhà Thanh. Cụ Nguyễn Tri Phương được điều vào Nam chỉ huy quân đội. Cụ áp dụng lại kế sách vây giặc ở Đà Nẵng, đắp đồn lũy tứ phía nhằm tuyệt đường lương. Cụ làm vậy vì biết sức quân ta có hạn. Nhưng cẩn thận quá hóa hỏng, khiến cho quân Pháp cầm cự được cho đến khi viện binh đến. Lúc đó quân Pháp theo đúng cách đánh của Nã Phá Luân, tập trung quân đội thành một khối chủ lực mà đánh. Quân Pháp có 3500 quân tiếp viện+ 1000 quân có sẵn, quân ta có hơn 1 vạn người (hoặc 4 vạn). Sau 2 ngày chiến đấu quân ta phải bỏ chạy lên Biên Hòa, quân Pháp hạ đồn mà mất có 300 quân. Sau này quân Pháp bổ sung thêm nhiều là do bọn giáo dân theo giúp.
Thành Hà Nội và thành Gia Định thời Tự Đức quy mô hết sức nhỏ bé, tất cả đều do vua Minh Mạng sợ phản loạn mà sai phá đi. Kết quả là quân Pháp, vốn giỏi về công thành, dễ dàng hạ xong chỉ trong một buổi mà chết có vài chục tên lính
Các tướng chỉ huy thủy binh Xiêm La không bao giờ ngờ rằng thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã tính toán một cách chính xác khoa học thần kỳ đến tuyệt vời về qui trình của dòng thủy triều sẽ lên đến đỉnh điểm và đứng yên dòng chảy một khoảng thời gian trước khi ròng. Ðúng vào lúc 300 chiến thuyền và 20,000 thủy binh của chúng đã lọt hoàn toàn vào khúc sông mai phục giữa sông Tiền Giang Mỹ Tho. (1)
Ðầu năm 1785, Nguyễn Huệ cùng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Ðặng Văn Trấn và Tây Sơn Nữ tướng Bùi Thị Xuân đến cửa Cần Giờ nhưng không vào Gia Ðịnh như những lần trước mà đi thẳng đến cửa sông Tiền Giang để vào Mỹ Tho. Tại đây, một lần nữa thiên tài quân sự Nguyễn Huệ lại sáng chói với chiến thuật mai phục thần kỳ trên sông, diệt gọn quân Xiêm bằng trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút. Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút quả thật phải được ghi vào quân sử thế giới với tài vận dụng siêu đẳng địa hình, địa vật, địa thế phong thủy và kế dụ địch để mai phục và tiêu diệt địch thủ có quân số nhiều hơn gấp ba lần một cách nhàn hạ mà không cần dùng đến chiến thuật cọc nhọn hay một kỹ thuật nào khác.
Khi đến, Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða kéo chủ lực về thủ thành Gia Ðịnh, còn mình thì lập tức thân hành đi quan sát địa hình và cho người thám thính quân tình đối phương. Dầu không phải là người địa phương nhưng với thiên tài quân sự đặc biệt, Nguyễn Huệ đã thấy ngay thế tử địa để tiêu diệt địch. Tử địa mà Nguyễn Huệ chọn cho quân Xiêm là một khúc trên sông Mỹ Tho dài khoảng 6 cây số nằm giữa hai con rạch đi vào sông Rạch Gầm (còn gọi là sông Sầm Giang) và Rạch Xoài Mút (còn gọi là sông Hiệp Ðức). Bề rộng của sông gần một cây số. Khúc sông này được nước từ ba dòng sông Mỹ Tho, Sầm Giang, Hiệp Ðức đổ vào nên khi thủy triều lên thì nước tràn đầy, thủy triều xuống thì nước vẫn không cạn. Giữa sông có cù lao Thới Sơn dài 5 dặm và cù lao Hộ nhỏ hơn có lau sậy và cây bần mọc um tùm, không có dấu chân người qua lại là địa điểm lý tưởng để giấu quân.
Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút trên sông Tiền Giang Mỹ Tho và trận bộ chiến tại Rạch Dừa. Nguyễn Huệ cử tướng Ðặng Văn Trấn chỉ huy thủy binh và cử tướng Võ Văn Dũng chỉ huy bộ binh mở đầu hai trận này. Khởi đầu, đoàn kỵ binh của Võ Văn Dũng mang quân đến trước đại bản doanh quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh ở Sa Ðéc khiêu chiến với lực lượng 20,000 thủy binh, 300 chiến thuyền và 30,000 bộ binh. Quân Xiêm La rầm rộ tiến vào nước ta trong một khí thế tự tin hiếu chiến và háo thắng rất hung hăng. Ðúng vào lúc quân Xiêm và một phần quân của Nguyễn Ánh đã chuẩn bị xong lực lượng tìm quân Tây Sơn để tiêu diệt, thì, bỗng nhiên, hôm ấy, trời vừa tờ mờ sáng chúng đã thấy một đo àn kỵ binh của Tây Sơn bất ngờ xuất hiện trước đại bản doanh.
Quân Xiêm La hung hãn đang mong gặp được quân Tây Sơn để đọ sức. Lập tức quân Xiêm liền điều động ngay một quân số đông áp đảo của bộ binh v à kỵ binh rầm rộ tiến ra ứng chiến ngay.
Thế là một trận chiến đầu tiên tuy ngắn nhưng khá dữ dội diễn ra giữa quân Xiêm La và quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn đã có mưu kế dụ địch nên chỉ đánh cầm chừng một lúc bèn giả thua, rút quân tháo chạy.
Thấy quân số kỵ binh Tây Sơn ít hơn, quân Xiêm có tướng sĩ của Nguyễn Ánh dẫn đường liền hô quân đuổi theo. Theo kế hoạch dụ địch đã được sắp đặt trước và cũng không để cho quân Xiêm nghi ngờ chúng bị dụng mưu vào tử địa, khi kỵ binh Tây Sơn chạy đến Vĩnh Long thì được tăng cường thêm quân. Hai đoàn quân này nhập lại lập thành một chiến tuyến mới chờ quân Xiêm kéo đến. Thế là lại thêm một trận chiến dữ dội nữa tại Vĩnh Long. Trong trận này kỵ binh Tây Sơn đã phải chịu hi sinh một số quân để kích động tính hiếu chiến của chúng theo như kế hoạch đã định trước.
Hai bên đang sáp chiến thì bộ binh Xiêm đi sau rầm rộ kéo đến chia thành hai ngã theo chiến thuật gọng kìm để bao vâ y kỵ binh Tây Sơn vào giữa.
Thấy quân Xiêm La đã mắc mưu k ế, kỵ binh Tây Sơn vừa đánh vừa rút lui về hướng Mỹ Tho. Hai tướng chỉ huy quân Xiêm là Lục Côn và Sạ Uyển có tướng sĩ của Nguyễn Ánh đi trước chỉ đường cho 2,000 kỵ binh và 10,000 bộ binh Xiêm La ráo riết đuổi theo quân Tây Sơn về Mỹ Tho. Trong khi ở trên bộ quân Xiêm La đuổi theo quân Tây Sơn về Mỹ Tho thì dưới sông, Ðại tướng Ðặng Văn Trấn chỉ huy 100 chiến thuyền Tây Sơn đến trước đại bản doanh quân Xiêm ở Sa Ðéc khiêu chiến.
Hai tướng chỉ huy thủy binh Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương mang đến 300 đại chiến thuyền và 20,000 thủy binh sang Việt Nam theo lời cầu viện của Nguyễn Ánh để diệt quân Tây Sơn. Ðây là một lực lượng thủy binh hùng hậu nhất Ðông Nam Á vào thời đó. Dã tâm của chúng là nhân dịp này đi chiếm đất của Việt Nam. Với một lực lượng thủy quân như thế chúng rất tự tin sẽ làm cỗ quân Tây Sơn một cách dễ dàng vì vậy khí thế của chúng rất hung hăng hiếu chiến. Và, cũng thật là bất ngờ, đúng vào lúc quân Xiêm La vừa chuẩn bị xong đội hình tác chiến thì quân Tây Sơn xuất hiện ngay trước mặt. Ðội chiến thuyền của quân Xiêm liền tách bến tiến ra nghênh chiến. Quân Tây Sơn chờ cho đến khi mấy chiến thuyền của quân Xiêm đã đến đúng vào tầm súng đại bác đặt trên thuyền liền bắn ngay ra một loạt thị uy.
Quân Xiêm liền bắn trả đũa ngay. Và vì thấy quân Tây Sơn chỉ có một số chiến thuyền nhỏ, chúng huy động toàn bộ 300 chiếc tiến công vây chặt các chiến thuyền quân Tây Sơn để nhận chìm địch thủ. Thuyền của quân Tây Sơn là loại chiến thuyền nhỏ, hẹp chiều ngang nhưng mỗi thuyền có đến 40 mái chèo cho nên di chuyển rất nhanh để tránh đạn đại bác của quân Xiêm.
Cuộc thủy chiến đầu tiên giữa quân Tây Sơn và quân Xiêm đã thực sự diễn ra trên sông Sa Ðéc. Hai bên còn cách xa cho nên chỉ dùng đại bác và tên tẩm lửa bắn nhau. Vì muốn kế hoạch dụ địch vào trận địa mai phục ở Rạch Gầm Xoài Mút mà không làm cho quân Xiêm nghi ngờ nên thủy binh Tây Sơn đánh rất dữ dội. Vài chiến thuyền của quân Xiêm trúng đạn, vài chiến thuyền Tây Sơn cũng bị trúng đạn. Ðến đây các chiến thuyền Tây Sơn phía sau từ từ rút lui, những thuyền còn lại vừa bắn vừa rút lui theo. Quân Xiêm thấy thuyền của Tây Sơn rút lui, bèn gia tốc mái chèo đuổi theo.
Quân Xiêm đuổi theo quân Tây Sơn đến Vĩnh Long vẫn chưa bắt kịp được vì tốc độ của thuyền Tây Sơn đi nhanh hơn. Tuy nhiên vẫn giữ một khoảng cách để cho quân Xiêm trông thấy đuổi theo.
Khi cả hai đoàn thuyền đã vào địa phận Mỹ Tho thì màn đêm buông xuống. Tất cả thuyền Tây Sơn đều lên đèn để cho quân Xiêm trông thấy. Các chiến thuyền của quân Xiêm cũng đều lên đèn và ráo riết đuổi theo.
Ðến khúc sông này thì hai bên bờ là rừng cây rạch bần mọc um tùm và dưới ven sông thì môn nước, dừa nước cũng lau lách mọc dày đặc. Ðây chính là một phần địa hình trong tổng thể địa hình địa vật mà Nguyễn Huệ đã ghi nhận để vận dụng vào địa thế ẩn binh mai phục. Hơn nữa Ngài đã tính toán trước được rất chính xác cả con nước thủy triều và những cơn gió từ biển Ðông sẽ thổi mạnh vào tháng 11 âm lịch là tháng mùa mưa đã kết thúc và nước sông sẽ dâng lên cao nhất trong năm, làm tăng tốc sức đẩy cho các chiến thuyền nhanh hơn vào thời điểm quyết định của trận thủy chiến sắp xảy ra. Càng lợi hại hơn nữa, chính cường độ của sức nước và gió của thủy triều dâng sẽ đẩy các chiến thuyền quân Xiêm càng trôi nhanh hơn vào trận địa mai phục. Quả nhiên, khi hai bên đuổi theo nhau đến khúc sông này thì dòng thủy triều bắt đầu dâng lên báo hiệu bằng những cơn gió mạnh. Gió nổi lên thổi xuôi theo dòng thủy triều dâng càng cao thì sức nước càng đẩy nhanh tốc độ của các chiến thuyền lướt trên sông Tiền Giang và khi các chiến thuyền đến Rạch Gầm thì trời tối hẳn. Trong màn đêm âm u, chỉ nghe tiếng mái chèo khua nước và tiếng ếch nhái, dế mèn nỉ non từ hai ven bờ lau lách dày đặc vọng ra...
Ðột nhiên, phần lớn các chiến thuyền Tây Sơn đi trước tắt hết đèn, và rẽ vào con rạch đầu tiên là Rạch Gầm để ẩn binh...
Phần thuyền đi sau, vẫn giữ nguyên đèn sáng để nghi binh dụ địch cứ tiếp tục đi thẳng trên sông Mỹ Tho.
Quân Xiêm La không nghi ngờ gì cả nên vẫn gia tốc thêm mái chèo nhanh theo vận tốc của nước thủy triều dâng để mong bắt kịp quân Tây Sơn chỉ còn cách một quãng rất gần.
Ðến con rạch thứ hai là rạch Xoài Mút thì tất cả thuyền đi sau làm mục tiêu cho thuyền Xiêm La đuổi theo đột nhiên tắt hết đèn rồi rẽ vào con rạch thứ hai là Rạch Xoài Mút để kết hợp với thủy quân Nguyễn Huệ phục kích sẵn tại đây. Thuyền của quân Xiêm La bỗng thấy phía trước không còn ánh đèn nào nữa. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng giật mình cảnh giác, hồ nghi bị lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn, liền báo động chuẩn bị tác chiến. Thế nhưng đã quá muộn rồi vì các chiến thuyền của chúng đang bị cường độ của sức nước và sức gió cứ đẩy nhanh tới. Muốn giảm tốc độ lướt nhanh của thuyền cũng cần phải có một quãng thời gian. Nhưng cái quãng thời gian quyết định sự sống còn của chúng không còn kịp nữa. Bởi vì đúng lúc ấy chúng đã rơi hẳn vào trận địa mai phục, pháo hiệu tấn công của quân Tây Sơn nổ vang.
Thủy quân do Nguyễn Huệ chỉ huy từ Rạch Xoài Mút và từ các con rạch nhỏ đồng loạt tiến ra chận đánh bằng tên tẩm lửa và súng đại bác đặt trên thuyền. Ðồng thời súng đại bác từ hai bờ sông, từ cù lao Thới Sơn và cù lao Hộ nã liên hồi vào các chiến thuyền quân Xiêm đi ở hàng giữa.
Quân Xiêm bị đánh phủ đầu bất ngờ rất dữ dội vào các chiến thuyền đi trước và bị súng đại bác nã liên tục vào đoàn thuyền đi giữa. Tất cả các chiến thuyền của chúng chưa kịp phản công thì đúng lúc ấy nước và gió thủy triều đã lên đến đỉnh điểm cao nhất và đứng yên dòng chảy. Tất cả thuyền của chúng khựng lại khiến đội hình càng thêm rối loạn. Tướng chỉ huy quân Xiêm là Chiêu Tăng hoảng hốt ra lệnh biến hậu quân thành tiền quân để rút lui theo con nước thủy triều sắp chuyển ròng. Quân Tây Sơn chỉ chờ đến lúc ấy, từ Rạch Gầm kéo ra chận đánh, đánh dữ dội vào hậu quân Xiêm, quyết không cho chúng mở đường rút lui trong lúc dòng thủy triều đứng yên ở đỉnh điểm. Quân Xiêm bèn ngưng thoái lui và trở lại trận địa trong tình thế hỗn loạn. Quân Tây Sơn dồn hết tổng lực tấn công vào các chiến thuyền quân Xiêm đang vô cùng rối loạn, không tiến mà cũng không lùi được. Chúng biến thành những cái bia khổng lồ để hứng những loạt đại bác bắn như xối. Ðồng thời liên tiếp hàng loạt tên tẩm lửa của quân Tây Sơn bắn như mưa rào vào chúng.
Các tướng chỉ huy thủy binh Xiêm La không bao giờ ngờ rằng thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã tính toán một cách chính xác khoa học thần kỳ đến tuyệt vời về qui trình của dòng thủy triều sẽ lên đến đỉnh điểm và đứng yên dòng chảy một khoảng thời gian trước khi chuyển sang ròng. Ðúng vào lúc 300 chiến thuyền và 20,000 thủy binh của chúng đã lọt hoàn toàn vào khúc sông mai phục giữa sông Tiền Giang Mỹ Tho.
Ðây là những giây phút của thời gian quyết định cực kỳ quan trọng mà thủy binh Tây Sơn chờ đợi để dồn hết tổng lực quân sự tấn công chúng. Ngược lại thủy binh Xiêm La không còn lợi dụng được dòng chảy lên xuống của thủy triều để tiến thoái nên tất cả chiến thuyền của chúng đều lênh đênh đứng yên một chỗ để lãnh những loạt đạn đại bác và tên tẩm lửa của quân Tây Sơn bắn trúng mục tiêu.
Cùng thời gian khẩn trương ấy, lợi dụng dòng thủy triều đứng yên, mấy ngàn thủy binh thiện chiến của đội quân người nhái mang tên anh hùng Yết Kiêu đời nhà Trần âm thầm lặn sâu xuống nước bám sát mạn đáy thuyền giặc đục lủng cả trăm chiến thuyền của chúng. Nước sông theo các lỗ đục phụt lên tràn ngập cả khoang thuyền. Hàng ngũ thủy binh Xiêm rối loạn ngay, chúng hoảng hốt nháo nhác tìm cách thoát thân trên khoang thuyền đang ngập nước thì đúng lúc ấy, từ ven sông đã xuất hiện hàng ngàn chiếc ghe nhỏ chở các chiến sĩ thiện xạ Tây Sơn tiến đến bắn như mưa rào những mũi tên gắn đầu sắt nhọn vào chúng.
Ðây là một thế đánh thủy chiến rất ác liệt và hữu hiệu được lưu truyền từ đời nhà Trần đã chiến thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Ðằng năm 1288. Một trận đại thủy chiến lịch sử long trời lở đất của thủy binh Việt Nam đang giáng lên đầu quân Xiêm. Mấy trăm chiến thuyền của chúng đang biến thành một biển lửa sáng rực cả một vùng rộng lớn trên sông Tiền Giang Mỹ Tho, tất cả đều bị đánh chìm không còn một chiếc. Thủy binh Xiêm và một phần quân Nguyễn Ánh hoàn toàn bị tiêu diệt. Tốc độ thời gian của trận đại thủy chiến và chiến thắng đã diễn ra nhanh như một cơn ác mộng đầy kinh hoàng và vô cùng khốc liệt đối với quân Xiêm. Chỉ trong vòng thời gian của một con nước thủy triều dâng lên đến đỉnh điểm và cũng chỉ vừa bắt đầu hạ xuống (tức là con nước ròng, đứng và ròng). Nếu tính thời gian ấy bằng đường đi của cây kim chỉ giờ thời nay thì chỉ vỏn vẹn có 13 tiếng đồng hồ. Hình tượng cụ thể hơn là từ 9:00 tối hôm nay đến 9:00 sáng hôm sau. Thủy binh Tây Sơn dưới tài chỉ huy và tính toán khoa học thần kỳ của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã nhận chìm 300 chiến thuyền và 20,000 thủy binh Xiêm xuống sông Tiền Giang Mỹ Tho.
Chiến thuật kết thúc nhanh ngoài sức dự tính của các tướng chỉ huy quân Xiêm - đến nỗi chúng không còn cả một tích tắc thời gian nào nghĩ đến việc kéo cờ trắng đầu hàng hầu cứu lấy mạng sống, đành phải làm vật tế thần cho Diêm Vương Hà Bá. (2)
Dân tộc ta, nhớ lại đúng 500 năm về trước, quân dân ta với sự chỉ huy thần thánh của Quốc Công Tiết Chế Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đánh chiếm và đánh chìm 400 đại chiến thuyền và tiêu diệt 200,000 tên giặc cướp nước Nguyên Mông trên sông Bạch Ðằng.
Trong khi trận thủy chiến đang diễn ra vô cùng khốc liệt trên sông Tiền Giang Mỹ Tho thì trên bộ, quân bộ chiến và kỵ binh Xiêm La vẫn ráo riết đuổi theo quân Tây Sơn do tướng Võ Văn Dũng chỉ huy đến Mỹ Tho.
Trên đường vừa rút lui vừa đánh, vừa dụ địch về Mỹ Tho đúng theo như kế hoạch đã vạch ra, nhiều ph en kỵ binh Tây Sơn phải dừng lại chiến đấu cầm chừng với quân Xiêm La.
Thời gian tác chiến tuy ngắn ngủi nhưng cũng dữ dội và cứ mỗi lần như thế kỵ binh Tây Sơn dù quân số ít hơn, phải chấp nhận hi sinh thêm nhiều chiến sĩ anh dũng của mình. Có như thế quân Xiêm mới không nghi ngờ bị dụng kế đưa chúng vào ổ mai phục. Có như thế chúng mới hăng máu hiếu chiến đuổi theo quân Tây Sơn bén gót.
Khi đến trận địa mai phục ở Mỹ Tho thì màn đêm buông xuống, đột nhi ên kỵ binh Tây Sơn biến mất vào màn đêm. Quân Xiêm La cũng vừa đuổi kịp theo đến khu lau lách và sình lầy ở Rạch Dừa. Ðúng lúc ấy pháo hiệu nổ vang báo hiệu lệnh tấn công của quân Tây Sơn. Ðại bộ binh chủ lực của quân Tây Sơn do tướng Trần Quang Diệu và nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy phục kích sẵn bất thần xung quân ra đánh cận chiến hết sức dũng mãnh. Nhờ đã quen với địa hình địa vật và địa thế rất hiểm trở ở Rạch Dừa, nhờ đã tích tụ được tinh thần chiến đấu anh hùng và sức dũng cảm quyết tử chờ địch, tiềm lực chiến đấu của quân Tây Sơn hết sức dũng mãnh ác liệt. Ðội quân chủ lực do đại tướng Trần Quang Diệu chỉ huy dồn hết tổng lực đánh như sấm sét trời giáng ngay vào tiền quân kỵ binh Xiêm đi đầu. Ðội quân chủ lực thứ hai do nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy cùng với các nữ kiện tướng cảm tử Tây Sơn tấn công như vũ bão vào đội quân bộ binh Xiêm vừa đến. Ðoàn kỵ binh của đại tướng Võ Văn Dũng đi vòng về phía sau đánh thốc vào hậu quân Xiêm bằng tên tẩm độc hết sức ác liệt. Quân Tây Sơn ba mặt giáp công đồng lúc quyết liệt đánh vào quân Xiêm một trận vũ bão long trời lở đất.
Xứng đáng và oai hùng với hổ danh là đại nữ tướng Tây Sơn, Bùi Thị Xuân, đã chiến đấu hết sức dũng cảm. Bà, tả xông hữu đột tung hoành dọc ngang những đường kiếm Tây Sơn bí truyền vô cùng hung hiểm dũng mãnh ác liệt. Chỉ trong vòng vài phút giao chiến với kẻ thù chính diện, bà đã chém bay đầu tướng chỉ huy quân Xiêm là Lục Côn. Phó tướng quân Xiêm là Sa Uyển được cấp báo hồn phi phách tán dao động tinh thần chiến đấu ngay. Quân Xiêm thấy chủ tướng bị chém bay đầu xuống tinh thần khủng khiếp, chúng hè nhau tháo chạy. Quân Tây Sơn càng lên tinh thần chiến đấu dũng mãnh hơn. Giữa đêm tối trời như địa ngục và bị lâm vào địa thế mờ mịt thiên la địa võng tứ bề thọ địch như thế, quân Xiêm La hoảng loạn không biết đường đâu mà tháo chạy.
Chúng lớp bị đao thương và tên tẩm độc, lớp bị sình lầy trấn ngập chết không còn một mống. Phó tướng Sa Uyển phải nhờ đoàn tùy tùng cận vệ lấy hết sức bình sinh mở một con đường máu sinh tử trong gang tấc phóng lên ngựa biến vào màn đêm về nước.
Trận chiến tiêu diệt bộ binh Xiêm ở Rạch Dừa làm ta nhớ lại một trận chiến tương tự diễn ra tại ải Nội Bàng Lạng Sơn vào năm 1288. Ðây là một trường hợp tái diễn hi hữu của lịch sử chống quân ngoại xâm nước ta đúng 500 năm trước. Trong khi trận thủy chiến trên sông Bạch Ðằng, do Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đang diễn ra vô cùng khốc liệt để tiêu diệt toàn bộ lực lượng đại thủy binh Nguyên Mông thì, Thoát Hoan tổng chỉ huy Nguyên Mông mang cả 100,000 tàn quân rút lui về nước qua ngã biên giới phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn. Ðến ải Nội Bàng thì bị bộ binh do Ðường Hào Ðại Tướng Phạm Ngũ Lão chỉ huy phục kích sẵn, đánh cho một trận cuối cùng sấm sét trời giáng tiêu diệt hầu như toàn bộ quân số của đám tàn quân rút lui này. Thoát Hoan cũng phải nhờ đoàn cận vệ tùy tùng mở một con đường máu sinh tử trong gang tấc suýt chết mới phóng ngựa chạy thoát được về Tàu.
Còn Nguyễn Ánh, hết trốn nơi này đến nơi khác. Sau cùng sợ không thoát khỏi tay đối phương lùng bắt, Ngài cùng với một số tướng sĩ chạy qua Xiêm xin tỵ nạn. Thế là toàn phương Nam đã được dẹp yên.
500 năm trước: 1257 - 1288, giặc Nguyên Mông sau khi đã tung hoành từ Á sang u và chiếm gần 2 phần 3 quả địa cầu mới mở đường xâm lăng nước ta bằng tất cả sức mạnh vũ lực của đoàn quân bách chiến bách thắng. Nhưng chúng không có quân nội tuyến mách lối chỉ đường và tiếp tế lương thực cho chúng. Còn vào thời nhà Nguyễn Tây Sơn, quân Xiêm xâm lăng nước ta là do Nguyễn Hữu Thụy, tướng của Nguyễn Ánh sau khi thua trận Thất Kỳ, đã mang 150 tùy tùng sang Xiêm cầu cứu. Khi quân Xiêm tiến vào đất Việt thì có Ðô Ðốc Châu Văn Tiếp mang quân đi trước dẫn đường cho 20,000 thủy quân Xiêm với 300 chiến thuyền do hai tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy nhập Kiên Giang, xuyên qua Rạch Giá đến Cần Thơ rồi vào Ba Thất để đặt đại bản doanh tại Sa Ðéc. Ðồng thời 30,000 bộ binh Xiêm do Lục Côn và Sa Uyển chỉ huy xuyên qua Chân Lạp, rồi đi dọc theo sông Hậu Giang vào phối hợp với thủy quân của Chiêu Tăng, Chiêu Sương. Rước quân ngoại xâm vào thì phải chỉ đường và tiếp tế lương thực nuôi quân cho chúng là điều kiện đương nhiên. Trước tình thế có quân của Nguyễn Ánh làm nội tuyến như vậy, Nguyễn Huệ không thể áp dụng chiến thuật cọc ngầm trên sông và cũng không thể áp dụng chiến thuật vườn không nhà trống và dân quân du kích chiến để tiêu hao lực lượng địch như thời nhà Trần được. Ngài đã vận dụng hết sức thần kỳ chiến thuật tốc di tốc động, tốc chiến tốc thắng, vận dụng địa hình địa vật địa thế và cả hiện tượng thủy triều thiên nhiên vô cùng lợi hại “ngàn năm một thuở” trong kế hoạch dụ địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt chúng.
Một địch thủ đông gấp ba lần lại đang lúc sung sức nên chúng rất hung hăng hiếu chiến kiêu ngạo và háo thắng. Hung hăng hiếu chiến kiêu ngạo và háo thắng chính là nhược điểm của quân Xiêm. Nguyễn Huệ nắm rõ thêm được nhược điểm tâm lý chiến tranh này của quân Xiêm nên ngài đã tận dụng triệt để chiến thuật mai phục. Dụ địch vào trận địa đã bố trí sẵn và đánh cho chúng bằng đòn tổng lực vũ bão sấm sét, để kết thúc vĩnh viễn ác mộng xâm lăng giành đất của quân Xiêm, ghi thêm vào trang sử chống chiến tranh ngoại xâm “thù trong giặc ngoài” của dân tộc Việt Nam một trang sử vẻ vang oai hùng bất diệt. Và, thiên tài quân sự xuất chúng của Nguyễn Huệ lại càng ghi đậm nét vàng son sáng chói oai hùng hơn nữa khi Ngài ba lần cầm quân ra Thăng Long bình định Bắc Hà chỉ trong vòng một năm sau chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút. Ðặc biệt hơn cả là chiến thắng đồn Ngọc Hồi mồng 5 Tết Xuân Kỷ Dậu, một chiến thắng lẫy lừng nhất trong lịch sử chống chiến tranh ngoại xâm “thù trong giặc ngoài” của dân tộc Việt Nam và lịch sử quân sự chống chiến tranh ngoại xâm trên thế giới.
(1) Bài này là một trích đoạn từ bản phân cảnh kỹ thuật thực hiện của tác giả dùng để ghi âm, diễn đọc, lồng nhạc bối cảnh (mood music) và âm thanh hoạt cảnh (sound effects) nằm trong toàn bộ tác phẩm truyện đọc Ðại Việt Hùng Sử “Ðức Thái Tổ Vũ Hoàng Ðế Quang Trung Nguyễn Huệ, đại anh hùng bách chiến bách thắng”. Bộ audio CD này sẽ phát hành vào tháng 8 năm 2005 nhân kỷ niệm ngày qui thiên của Ngài là ngày 29 tháng 7 âm lịch.
(2) Theo qui luật thiên nhiên, thời gian của dòng thủy triều dâng lên (con nước rong), và hạ xuống (con nước ròng) là 24 tiếng đồng hồ, không gian ban ngày hay ban đêm đều không ảnh hưởng gì đến qui luật của dòng thủy triều. Dòng nước thủy triều chỉ chịu ảnh hưởng của vòng quay trái đất. Như thế là cứ 12 tiếng đồng hồ cho con nước rong (lên) và 12 tiếng cho con nước ròng (xuống). Khoảng thời gian giữa của hai con nước rong và ròng này là đỉnh điểm của con nước đứng (ngưng dòng chảy). Nhưng trước khi dòng nước thủy triều lên gần đến đỉnh điểm đứng khoảng hai tiếng đồng hồ thì sức nước chảy chậm lại, càng lên gần đỉnh điểm đứng thì sức nước chảy càng chậm lại hơn nữa cho đến khi ngưng hẳn dòng chảy trong khoảng một thời gian nửa canh (30 phút). Khi dòng thủy triều bắt đầu hạ xuống (ròng) thì dòng chảy cũng rất chậm khoảng 2 canh (2 tiếng đồng hồ). Qua canh thứ ba nó mới (ròng) hạ nhanh dần, nhanh hơn và thật nhanh cho đến khi sông cạn hết nước Ðó là thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch (6 tháng). Nhưng từ tháng 8 đến tháng Giêng âm lịch năm sau (6 tháng) thì thường là nước sông ròng cũng không cạn hẳn. Lớn như sông Tiền Giang khi ròng, nước cũng còn giữ được phân nửa sông là vì các con sông vừa trải qua một mùa mưa.
Vào tháng 2 âm lịch 1784, Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ Tây Sơn đi khảo sát thực địa trên sông Tiền Giang Mỹ Tho để tìm một khúc sông lập trận mai phục quân Xiêm. Vì tháng này khí hậu thời tiết khô ráo, trữ lượng nước sông không nhiều cho nên địa hình địa vật hiện ra rất rõ cho thấy địa thế Nguyễn Huệ đã chọn để tổ chức lập hậu cần dự trữ lương thực khí tài cho binh sĩ mai phục. Nhưng đặc biệt nhất là Ngài rất quan tâm lưu ý về lời trình bày của vị thân bào nhân sĩ thân Tây Sơn ở địa phương vùng sông Tiền Giang Mỹ Tho về con nước thủy triều và gió từ biển Ðông thổi vào đồng lúc. Ngài đã hỏi rất cặn kẽ chi tiết về con nước rong và ròng vào thời gian mùa mưa đã chấm dứt mà thời điểm tốt nhất là vào tháng 11 âm lịch. Ðây cũng là thời điểm nước sông Tiền Giang sẽ dâng lên cao hơn tất cả tất cả các tháng trong năm. Khi thủy triều dâng cao lên đỉnh điểm để ngưng dòng chảy (trước khi ròng) thì khoảng thời gian con nước chảy rất chậm này là bốn canh (4 tiếng). Ðây là thời gian vô cùng quí báu để quyết định cho số phận của thủy binh Xiêm.
Sau khi đã điều nghiên ghi nhận địa hình địa vật và địa thế giấu quân mai phục cũng như nắm chắc được các yếu tố thời gian không gian và phong thủy trên sông Tiền Giang Mỹ Tho, Nguyễn Huệ và các tướng Tây Sơn đi đến quyết định lập trận mai phục quân Xiêm tại Rạch Gầm Xoài Mút và cuộc tấn công vào quân thù được ấn định vào tháng 11 âm lịch. Lý do cực kỳ quan trọng trong chiến thuật mai phục này là trong vòng thời gian bốn canh (4 tiếng) của con nước thủy triều cao nhất trong năm sẽ đứng yên hoặc chảy rất chậm trên đỉnh điểm. Các chiến thuyền quân Xiêm lúc ấy sẽ không thể nào lợi dụng được sức nước của dòng thủy triều để di chuyển nhanh như ý muốn. Thuyền của chúng di chuyển rất chậm hoặc sẽ cứ nổi lềnh bềnh trên sông (một đại chiến thuyền dù to lớn bao nhiêu nhưng đối với sông Tiền Giang thì chỉ như một chiếc lá). Như thế những viên đạn đại bác bằng kim loại bắn từ các súng thần công cổ của năm 1785 đặt trên bờ hay trên thuyền mới có tác dùng hiệu quả cao. Nếu thuyền của địch vẫn cứ di chuyển nhanh trên dòng thủy triều thì đạn đại bác bắn theo đường cầu vồng sẽ khó trúng mục tiêu. Ðồng thời nếu thuyền địch vẫn lợi dụng được sức nước thủy triều đẩy nhanh thì đội quân người nhái cũng khó bám sát theo mà đục lủng mạn đáy thuyền địch hiệu quả được.
Tóm lại, khoảng thời gian quyết định 4 tiếng đồng hồ của dòng thủy triều lên đến đỉnh điểm ÐỨNG (ngưng chảy) mà thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã tính toán trước được một cách chính xác khoa học khi Ngài và đoàn tướng sĩ Tây Sơn đi khảo sát thực tế địa hình địa vật và tìm được một khúc sông chiều dài 6 cây số, chiều ngang 1 cây số giữa hai con Rạch Gầm (sông Sầm Giang) và Rạch Xoài Mút (sông Hiệp Ðức) để bố trí thế trận mai phục là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần chiến thắng thủy binh Xiêm La. Còn súng đại bác (súng thần công) của quân Tây Sơn là loại súng được sản xuất vào đầu thế kỷ 16 khi bắn phải châm mồi lửa vào ngòi viên đạn (như ta châm lửa vào cái ngòi pháo) từ ngoài họng súng vào, ngòi bắt lửa cháy tạo sức mạnh từ thuốc súng mới tống viên đạn tròn đúc bằng kim loại gang và chì ra khỏi nòng và nòng súng chỉ có tác dụng giúp cho viên đạn bay ra khỏi nòng để đi theo một đường thẳng. Tầm đi xa của viên đạn tối đa cũng chỉ trong khoảng 200 mét, nếu trúng được mục tiêu thì viên đạn chỉ vỡ ra độ chục mảng gây thiệt hại cho thuyền giặc rất hạn chế.
Loại đạn đại bác của chiến hạm hải quân Mỹ bây giờ có nhiều loại kích cỡ khác nhau, bắn vào các mục tiêu khác nhau. Ðặc biệt có loại đạn chiều dài 3 mét, đường kính viên đạn đến 4 tấc (400 ly) chẳng khác nào như một quả bom một tấn bay đến mục tiêu lại do radar vệ tinh hướng dẫn định vị chính xác. Sức tàn phá khủng khiếp của nó ngoài sức tưởng tượng. Chiến thuyền của quân Xiêm chỉ cần lãnh 1/20 sức công phá của nó cũng đủ biến thành đống gỗ vụn.
Còn đạn đại bác của Tây Sơn mỗi khi bắn xong một viên phải dùng giẻ quấn vào đầu gậy thông nòng súng cho sạch bụi khói mới tra một viên khác vào bắn tiếp. Tác dụng tàn phá của nó nếu trúng mục tiêu chỉ hiệu quả chừng 30%. Phần lớn công dụng của nó là tiếng nổ vang lên (thời ấy) chỉ có tác dụng thị uy hù dọa đòn cân não làm quân giặc hoảng sợ rối loạn mất tinh thần cảnh giác để cho đội quân người nhái lặn sâu bám sát theo mạn đáy thuyền giặc đục lủng thuyền của chúng. Hiệu quả thứ hai có tầm sát hại khủng khiếp đối với quân Xiêm chính là 3 loại tên. Tên tẩm lửa bắn cháy thuyền, tên tẩm độc bắn tầm gần lúc cận chiến và tên gắn thêm đầu sắt nhọn bắn tầm xa sát hại chúng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ 2 (938), trận Bạch Đằng do Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy là trận quyết chiến chiến lược, là cuộc đọ sức giữa dân tộc ta và giặc Nam Hán. Trận đánh này có những nét rất độc đáo và có ý nghĩa lớn trên nhiều lĩnh vực.
Cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và mang đầy tham vọng này của Nam Hán được che đậy dưới chiêu bài “cứu giúp” Kiều Công Tiễn. Quân đội Nam Hán đã dày dạn trong chiến tranh ở vùng Hoa Nam và trong cuộc đàn áp các phong trào chống đối của các “Man trại” ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây. Vua Nam Hán sử dụng 1 lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoàng Thao làm Tỉnh hải quân tiết độ sứ thống lĩng đạo quân viễn chinh và tự mình làm tướng dẫn 1 đạo quân quân đóng ở trấn Hải Môn, sát biên giới, làm kế thanh viện, kịp thời yểm trợ cho Hoàng Thao.
Như vậy, Hoàng Thao vừa được sự tiếp ứng của Lưu Cung phía sau, vừa có lực lượng nội ứng của bọn phản bội Kiều Công Tiễn ở trong nước. Được tin quân Nam Hán chuẩn bị kéo sang xâm lược, việc làm cần kíp trước hết của Ngô Quyền là tổ chức đạo quân từ châu Ái tiến ra Bắc để trị tội tên Việt gian phản bội. Thế lực phản bội nhanh chóng bị dẹp tan. Thành công này vừa làm thất bại ngay từ đầu âm mưu dùng nội ứng của địch, vừa tạo ra thế chủ động cho cuộc kháng chiến.
Bấy giờ Hoàng Thao đã được lệnh chỉ huy đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng. Trước tình hình đó, tại thành Đại La, Ngô Quyền họp các tướng, bàn rằng: “Hoàng Thao là 1 đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta có sức mạnh địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Song họ có lợi thế ở thuyền. Nếu ta sai đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vát nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không cho chiếc nào ra thoát” (Đại Việt SKTT).
Nhận định của Ngô Quyền chứng tỏ ông là 1 viên tướng biết địch biết ta. Hoàng Thao rất hung hăng nhưng còn hạn chế. Quân địch từ xa đến còn mệt mỏi lại mất nội ứng, tinh thần yếu kém; trong khi đó khí thế quân ta đang mạnh, lại làm chủ tình hình. Đó là điều kiện dẫn đến sự tất thắng của quân ta, sự bại vong không thể tránh khỏi của địch. Tuy vậy Ngô Quyền cũng chỉ ra được lợi thế của địch là việc chúng có thuyền chiến mạnh. Nếu ta chủ quan không phòng bị chu đáo thì kết cục thắng bại của cuộc kháng chiến chưa thể lường trước.
Về lực lượng của các bên, sử cũ không nói rõ cụ thể. Qua lời bình của sư gia Lê Văn Hưu “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân “mới họp” của đất Việt mà đánh tan được trăm vạn quân Hoàng Thao”, thì chúng ta có thể biết được tương quan lực lượng giữa ta và địch là rất chênh lệnh.
Về phía Nam Hán, từ hàng ngàn năm, Quảng Châu là 1 trung tâm mậu dịch đối ngoại lớn, có nhiều thuyền buôn trên biển. Nam Hán có thủy quân mạnh và quân đội của họ đã trải qua kinh nghiệm trận mạc. Lực lượng chiến đấu của thủy quân hầu hết là những người đã từng làm nghề đánh cá, làm muối, những thủy thủ và … cướp biển – Những người lính đã được huấn luyện chu đáo vì mục đích chinh phục và … ăn cướp.
Vũ khí trang bị của Nam Hán là bạch binh, ngoài câu liêm, móc treo, gươpm giáo, còn có nhiều cung nỏ.
Nỏ có nhiều loại, trong đó nỏ nặng với hiệu suất chiến đấu cao và được trang bị tối đa. Quân Nam Hán rất giỏi sử dụng nỏ. Sử Trung Quốc gọi họ là đội quân “Thần nỏ”. Về phía quân đội của Ngô Quyền, chúng ta chỉ biết rằng số đó bao gồm quân riêng của Ngô Quyền trấn giữ châu Ái trước đây, những đơn vị trung thành với Dương Đình Nghệ, cùng với quân của các tướng, các hào kiệt địa phương đến tụ hội và các đội dân binh do các làng xã tổ chức.
Về mặt vũ khí, chiến thuyền còn nhiều hạn chế hơn so với quân Nam Hán. Qua nghiên cứu khảo cổ học cùng với tư liệu đối chiếu của Trung Quốc có thể đoán rằng quân đội của Ngô Quyền được trang bị các loại cung nỏ, khiên, mộc, lao, gậy, kiếm, dao găm, giáo, kích… Ngoài ra khi chiến đấu trên thuyền quân sỹ còn dùng cả câu liêm, móc treo, lưới cá…
Về thuyền, có thể lúc đó quân đội của Ngô Quyền đã dùng nhiều loại thuyền, trong đó có thuyền “mông đồng” mà sử sách thường nói tới. Thuyền “mông đồng” “mỗi thuyền có có 25 thủy thủ, 23 tay chèo, thuyền chèo ngược xuôi nhanh như gió” (Đại Việt SKTT) là loại thuyền hẹp và dài, có 2 đáy, lớn nhỏ khác nhau, rất tiện sử dụng trong chiến đấu.
Như vậy xét trên góc độ tiềm lực vật chất, trang bị quân sự thì quân ta thua kém quân giặc, nhưng về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì quân ta hơn. Chính vì thế Ngô Quyền đã khẳng định quân địch sẽ “dễ bề chế ngự” và “tất phá được”.
Trên cơ, đánh giá 1 cách chính xác tương quan lực lượng giữa ta và địch, thấy mặt mạnh của địch và hạn chế của ta, đồng thời lại thấy rõ mặt yếu chí mạng của quân địch và mạnh cơ bản của ta, Ngô Quyền đi đến xác định mưu lược đánh địch bằng kế tổ chức một trận đánh lớn tiêu diệt đạo binh thuyền giặc ngay tại vùng cửa sông Bạch Đằng, nơi chúng tất phải đi qua để có thể tiến vào nội địa nước ta.
Trong lời bàn với các tướng, Ngô Quyền đã đề xuất kế sách đánh thủy quân giặc là sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa sông và lợi dụng quy luật lên xuống của nước triều để chế ngự thuyền giặc, không cho chúng chạy thoát. Đó chính là mưu lược phản công với quyết tâm đánh thắng địch ngay khi chúng vừa xâm phạm đến bờ cõi nước ta.
Qua mưu lược chống giặc mà Ngô Quyền đã bàn với các tướng có thể thấy mục đích của trận đánh là nhằm tiêu diệt toàn bộ đạo binh thuyền lớn do hoàng Thao chỉ huy khi chúng vượt biển tiến tới vùng cửa sông Bạch Đằng.
- Đạo binh thuyền lớn của Hoàng Thao là chủ lực.
- Còn đạo quân của Lưu Cung ở Hải Môn là đạo tiếp theo, lực lượng dự bi. - Nếu đạo quân Hoàng Thao tiến sang thuận lợi, hoặc chỉ bị quân ta chặn đánh tiêu hao, nhưng vẫn tiến được, thì đạo quân dự bị của lưu Cung ắt sẽ tràn sang tăng cường để đè bẹp lực lượng kháng chiến.
- Nhưng nếu đạo quân Hoàng Thao bị tiêu diệt gọn nhanh chóng thì đạo quân của Lưu Cung sẽ không kịp sang tăng viện, mà chỉ còn cách duy nhất là hạ cờ rút lui để an toàn tính mạng
Qua lời Ngô Quyền định kế chống giặc có thể thấy rõ một số điểm thuộc cách đánh trong trận quyết chiến này như sau:
- Về đối tượng tác chiến: Toàn bộ đoàn binh thuyền lớn của địch do Hoàng Thao chỉ huy, gồm hàng vạn quân với hàng trăm thuyền cỡ lớn. - Về địa bàn tác chiến: Ngô Quyền chọn 1 cửa sông mà khả năng quân địch sẽ tiến vào để bố trí trận địa mai phục, đó là cửa sông Bạch Đằng, nơi có địa thế hiểm trở có thể bố trí 1 trận thủy chiến
- Về cách đánh: Ngô Quyền chủ trương bố trí trận địa mai phục với những cọc gỗ bịt sắt nhọn đóng ngầm dưới nước để cản phá thuyền giặc, kết hợp giữa vận động tiến công và mai phục, đợi khi nước triều lên sẽ khiêu chiến nhử địch vào trận địa cọc ngầm rồi tiến công tiêu diệt chúng khi nước triều xuống.
- Về sử dụng lực lượng: Lực lượng chiến đấu sẽ có 2 bộ phận:
+ Một lực lượng với những chiến thuyền nhỏ và nhẹ, cơ động nhanh có nhiệm vụ khiêu chiến, nhử địch
+ Bộ phận chủ lực gồm phần lớn quân thủy bộ bố trí mai phục để tiến công tiêu diệt khi chúng đã lọt vào trận địa cọc ngầm. Quân đội chủ lực của Ngô Quyền sửa soạn chiến đấu trong sự phối hợp với các đội dân binh của các làng xã và sự tham gia phục vụ chiến đấu của nhân dân trong vùng. Ngoài Ngô Quyền là vị chỉ huy tối cao, còn có các tướng Ngô Xương Ngập (con cả Ngô Quyền), Dương Tam Kha (Con Dương Đình Nghệ, em vợ Ngô Quyền), Đỗ Cảnh Thạc.
Sau khi đánh tan bọn phản bội Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền và bộ tham mưu tiến quân về vùng biển đông bắc cùng với nhân dân địa phương chuẩn bị thế trận đón đánh quân Nam Hán.
Vùng sông Bạch Đằng, nơi được Ngô Quyền chọn làm chiến trường quyết chiến là 1 vùng địa lý quan trọng, là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Cửa biển Bạch Đằng to rộng, rút nước từ vùng đông bắc Bắc Bộ đổ ra vịnh Hạ Long. Từ cửa biển ngược lên gần 20 km là đến cửa sông Chanh. Phía hữu ngạn có dãy núi đá vôi Tràng Kênh với nhiều hang động, sông lạch và thung lũng hiểm trở. Trước cửa sông Bạch Đằng, về phía bắc là những đảo nhỏ từ vịnh Hạ Long kéo tới. Thuyền từ biển vào sông, len qua vùng quần đảo này khi gặp sóng to gió mạnh vẫn bảo đảm an toàn. 2 bên bờ sông (nay là đồng ruộng và xóm làng) xưa kia còn nhiều cánh rừng rậm…
Giữa vùng thiên nhiên sông biển đó, Ngô Quyền khẩn trương xây dựng 1 thế trận mai phục lợi hại để chủ động phá giặc. Trận đại đồn Chí Hòa, Việt ta gọi là đồn Kỳ Hòa, Pháp gọi là Chí Hòa. Đây thực ra là một hệ thống chiến lũy liên hoàn, nhằm mục đích bao vây quân Pháp trong thành Gia Định.
Điểm sơ qua tình hình quân đội ta lúc đó, thấy khá giống bây giờ. Vũ khí thực ra cũng đầy đủ nhưng lạc hậu, thường là cất kỹ trong kho hơn là phát cho lính. Bởi vậy 50 tên quân mới có 5 tên trang bị súng điểu thương châm ngòi. Mỗi năm tập bắn chỉ có một lần, mỗi lần 6 viên. Ai bắn quá thì phải bồi thường. Mà theo cụ Vương Hồng Sển thì lúc quân Pháp chiếm thành Gia Định có chiếm được
- Hai mươi ngàn (20.000) cây súng tay đủ cỡ, và một số binh khí như gươm giáo v.v... nhiều không thể đếm.
- Tám mươi lăm (85) thùng thuốc súng và vô số kể nào bì súng, hỏa pháo, diêm sanh, tiêu thạch (salpêtre), chì v.v...
- Một số lúa trữ trong kho đủ sức nuôi từ sáu đến tám ngàn (6.000 – 8.000) nhân khẩu trong vòng một năm. Số lúa này đốt, cháy âm ỉ gần 3 năm trời.
- Lại với một số tiền bản xứ (điếu và kẽm) để trong kho ước định và trị giá bằng 130.000 quan tiền lang sa thời đó.
Năm 1860, quân Pháp và Y Pha Nho rút khỏi Đà Nẵng, chỉ để lại non 1000 quân tại Gia Định cố thủ, còn đâu kéo tuốt sang Tàu theo Anh đánh nhau với nhà Thanh. Cụ Nguyễn Tri Phương được điều vào Nam chỉ huy quân đội. Cụ áp dụng lại kế sách vây giặc ở Đà Nẵng, đắp đồn lũy tứ phía nhằm tuyệt đường lương. Cụ làm vậy vì biết sức quân ta có hạn. Nhưng cẩn thận quá hóa hỏng, khiến cho quân Pháp cầm cự được cho đến khi viện binh đến. Lúc đó quân Pháp theo đúng cách đánh của Nã Phá Luân, tập trung quân đội thành một khối chủ lực mà đánh. Quân Pháp có 3500 quân tiếp viện+ 1000 quân có sẵn, quân ta có hơn 1 vạn người (hoặc 4 vạn). Sau 2 ngày chiến đấu quân ta phải bỏ chạy lên Biên Hòa, quân Pháp hạ đồn mà mất có 300 quân. Sau này quân Pháp bổ sung thêm nhiều là do bọn giáo dân theo giúp.
Thành Hà Nội và thành Gia Định thời Tự Đức quy mô hết sức nhỏ bé, tất cả đều do vua Minh Mạng sợ phản loạn mà sai phá đi. Kết quả là quân Pháp, vốn giỏi về công thành, dễ dàng hạ xong chỉ trong một buổi mà chết có vài chục tên lính
Bình luận truyện