Càng Đẩy Tôi Sẽ Càng Ôm Em Thật Chặt
Chương 1: Đêm định mệnh
Lần đầu tiên anh và cô gặp nhau là một ngày mưa tầm tã, cái ngày định mệnh mà anh phải mất đi tất cả.
Trong trí nhớ mờ nhạt của anh về quá khứ, thì mảng kí ức về ngày hôm ấy lại rõ nét, chân thực hơn bao giờ hết. Mỗi khi nhắm mắt lại, anh tưởng chừng như một lần nữa quay trở lại thời điểm đó, dưới cơn mưa như trút nước, tiếng sấm vang vọng đâu đây. Mùi nồng đậm của đất ẩm quyện với mùi máu tanh tưởi xộc lên khoang mũi, mang đến cảm giác vô cùng buồn nôn cùng không khí tang tóc khi đó tạo thành một bức hoạ tuyệt mỹ về thảm kịch và hỗn mang. Những vũng máu lênh lang hoà vào nước mưa chảy đẫm sân gạch vốn sạch boong không một vết hoen ố. Anh vẫn nhớ cách đấy mấy ngày lá cây rụng đầy, được mọi người quét gọn chất thành đống ở góc sân. Vẫn còn đấy, nhưng không phải lá, mà là thây người.
Thây người xếp chồng chất lên nhau, mỗi cái chết là một tội ác khác nhau. Có người vạn tiễn xuyên tim, trước ngực cắm đầy những mũi tên đẫm máu; có người bị rạch cổ, máu đỏ thấm đẫm y phục, chết không nhắm mắt; có người chết không toàn thây, tứ chi đứt lìa, cũng có người đầu một nơi thân một nơi. Thảm hơn là dì chú cùng cha mẹ của anh. Nội tạng, ruột gan như bị ai đào xới tung lên thành một đống bầy nhầy đẫm máu, tim bị moi ra xếp thành chồng rồi dùng một con dao lưỡi dài cắm xuyên qua. Anh nhớ rõ như in hình ảnh những hốc mắt đen ngòm trống rỗng đầy ám ảnh của họ, như hướng về anh, trách anh không cứu họ, một mình ích kỉ sống sót.
Khi đó anh mới mười bảy tuổi, vẫn còn là một thiếu niên bốc đồng nổi loạn, không hiểu rõ sự đời. Chỉ vì một tranh chấp nhỏ nhặt, vì một chút nóng nảy, một chút sĩ diện phù phiếm, sau một đêm, tất cả đều đã biến mất. Sau một đêm, anh chợt nhận ra đến lời xin lỗi cũng không còn kịp để nói ra nữa rồi. Ai nói rằng người chết là đau đớn, khổ sở? Thực ra mà nói, người đau khổ nhất chính là người ở lại, nhất là người gây lầm lỗi trước khi người thân của họ chết đi. Có thể, mất cả đời này họ cũng khó lòng tha thứ cho sự dại dột và hành động thiếu suy nghĩ của bản thân. Vì quan toà quyền lực nhất không phải là thánh thần mà chính là tâm thức của chính mỗi người.
Vào thời khắc đó, anh như ngây như dại, cả người đờ đẫn, chân như bị rút cạn sức lực, suýt ngã khuỵu xuống. Bộ não hằng ngày chỉ dùng để vui chơi, gây sự bỗng chốc bị ép vào trạng thái hoạt động hết công sức, cố gắng tiếp nhận một khoản thông tin vô cùng lớn, nhất là cảm xúc. Anh toan bước về nơi cha mẹ anh đang nằm, chợt dẫm phải vật gì đó trơn trượt, liền ngã xuống nền gạch ướt át.
Bàn tay run rẩy của anh chống xuống nền gạch hoà lẫn máu thịt của người thân, cố gắng đứng dậy để lại gần chỗ cha và mẹ anh. Cú ngã lúc nãy so với cơn đau thắt trong lồng ngực anh lúc này chẳng là gì cả. Ngón tay run rẩy đưa ra lại chần chừ rụt về năm lần bảy lượt. Một kẻ dù ngốc đến đâu, cũng có thể hiểu được rằng người thân trước mặt họ, đã đi rồi. Nhưng anh không muốn tin. Ngàn vạn lần không muốn tin rằng, trên thế giới rộng lớn này sẽ chỉ còn mình anh đơn độc bước đi, không còn nơi để trở về.
Ngón tay anh chạm vào gò má lạnh băng của người phụ nữ trước mặt. Thật chậm rãi, ngón tay đưa lên vuốt mái tóc loà xoà trước mặt bà lên để lộ nốt ruồi son nằm trên vầng trán nay đã trắng bệch không còn chút sinh khí. Anh cắn môi, lùi lại. Bàn tay trái đấm thật mạnh lên ngực mình, như để trấn áp cơn đau xé ruột đang dần nhấn chìm anh. Lực cắn ngày một mạnh hơn, cố gắng không để phát ra bất cứ âm thanh nào. Anh cắn đến mức bật cả máu, nhưng cảm giác đau đớn thể xác đã sớm không còn là vấn đề nữa rồi. Sống mũi anh cay xè, cổ họng đau rát như nuốt hàng vạn con dao chỉ chực hét lên. Anh ngửa mặt lên trời, để cơn mưa bao trùm lấy anh như một chiếc chăn bằng băng giá buốt. Lạ thay mắt anh vẫn ráo hoảnh, lòng lạnh ngắt, ngay cả nước mắt cũng không thể rơi nổi.Chứng kiến cái chết thê thảm của người thân là một sự kinh hoàng, đau đớn không sao tả xiết được.
Đúng lúc ấy, mưa bỗng ngừng rơi xuống đầu anh và có một bàn tay nhỏ nhắn che đi đôi mắt của anh. "Đừng kìm chế nữa. Đau thì cứ khóc đi." Và bên tai anh vang lên một thanh âm không lớn nhưng ấm áp vô cùng, một giọng nói như có thể khiến mọi thanh âm chìm vào tĩnh lặng.
Anh không còn nhớ được mình đã khóc bao lâu, dưới chiếc dù đấy với sự hiện diện của cô. Anh không biết cô là ai, càng không tài nào nhớ rõ được cô trông như thế nào. Chỉ có giọng nói hệt như làn nước ấm áp bao phủ lấy con tim đau đớn trống rỗng của anh.
Lúc tỉnh lại, anh đã được đưa vào bệnh viện. Nghe nói anh được tìm thấy bất tỉnh tại hiện trường. Có ai đó đã báo cảnh sát và cho bệnh viện. Do đứng dưới mưa quá lâu và cú sốc tinh thần nên anh đã ngất đi, nhưng không như anh nghĩ, người ta tìm thấy anh nằm bất tỉnh dưới mái hiên, bên cạnh còn có một cây dù đen trong tình trạng toàn thân ướt nhẹp.
"Vậy còn cô gái kia...?" Anh thắc mắc.
"Cô gái nào?" Phía cảnh sát nhìn anh đầy khó hiểu. "Ở hiện trường ngoại trừ anh ra, không còn ai sống sót cả."
"Vậy còn người gọi điện thoại cho cảnh sát là ai?" Mặc dù sắc mặt không mấy thay đổi, nhưng trong lòng anh tràn ngập đầy nghi vấn.
"Không để lại danh tính," Nhìn thấy đôi mắt đờ đẫn kia sáng lên, anh cảnh sát chợt ngừng lại, "nhưng là giọng nam."
"Trước lúc anh bất tỉnh còn thấy một người phụ nữ khác sao? Có thể thuật lại sự việc và những gì anh thấy được không? Phiền anh giới thiệu sơ qua về mình để tiện cho việc thu âm." Một người khác đứng bên cạnh viên cảnh sát lấy giấy bút ra và bắt đầu ghi chép.
"Tôi... tên Cổ Thiên Minh, hiện mười bảy tuổi. Là học sinh lớp mười một của trường trung học phổ thông D. Sáng sớm nay, khoảng 6:30, 7 giờ gì đấy tôi trở về nhà..."
"Anh đã đi đâu? Tại sao lại không về nhà tối hôm trước?" Giọng điệu rất chậm rãi nhưng rõ ràng, đặt câu hỏi.
Cắn nhẹ lên môi, Thiên Minh trần trừ một lúc rồi nói. "Tối hôm trước tôi cùng cha có chút tranh chấp nên tôi tức giận bỏ ra khỏi nhà ra thư viện ngồi. Đến sáng thì cơn giận cũng nguôi ngoai nên mới trở về để nhận lỗi với ông ấy..."
"Anh có thể nói cụ thể thư viện nào có mặt từ lúc mấy giờ không? Có ai trông thấy anh không? Sau đấy ngoài thư viện anh còn đi đâu không?"
Cố gắng nhớ lại khiến đầu anh hơi đau một chút, nhưng không thể hiện rõ mà chỉ thoáng cau mày. "Tôi cãi nhau với cha vào khoảng trước lúc ăn cơm, chắc là khoảng sáu giờ tối. Ngay sau đó liền rời đi, đi bộ đến thư viện D gần trường trung học phổ thông D cách nhà tôi khoảng ba mươi phút đi bộ." Dừng lại một lúc anh nói tiếp, "Bác thủ thư Hoài Ân hôm qua có trực, chắc hẳn có trông thấy tôi."
"Anh thường lui đến thư viện D?" Anh cảnh sát tiếp tục thẩm vấn.
"Phải, cứ mỗi lần có chuyện buồn bực tôi sẽ đến thư viện ngồi. Trước mỗi kì thi tôi cũng đều học ở thư viện..." Nhớ đến cảnh tượng cả gia đình bị thảm sát, hai bàn tay anh run run nắm chặt lại thành hai nắm đấm như muốn kìm chế sự phẫn nộ lẫn đớn đau trong lòng. Sau khi bình tĩnh lại, anh tiếp tục. "Nhưng tầm mười một rưỡi gì đấy, tôi đi kiếm đồ ăn ở quanh đấy. Sau đấy quay trở lại thư viện ngồi một mạch đến gần sáng mới trở về nhà."
"Anh có nhớ mình mua món gì ở quán nào không?"
"Hình như là một hộp xôi ngọt chỗ bà Hai ở ngay bên ngoài thư viện. Bà Hai bán xôi trên xe hàng kéo khắp nơi. Cứ tối tối lại đậu trước cổng thư viện, nên tôi cũng có mua mấy lần."
Sau đấy là một loạt các câu hỏi về hiện trường. Cứ mỗi lần những hình ảnh đẫm máu tối tăm ấy thoáng lướt qua trong tâm trí anh, là đầu lại bắt đầu đau nhức, hơi thở chợt trở nên khó khăn. Nhưng anh vẫn cố gắng kìm nén sự khó chịu đấy trả lời đầy đủ những gì mình nhớ và trông thấy. Đến khi nhắc đến người con gái kia, cơn đau nhức mới dừng lại.
"Trong lúc hoảng loạn ấy, có một người đã xuất hiện từ đằng sau che dù cho tôi." Anh nhìn về phía viên cảnh sát. "Sau đó tôi không còn nhớ gì nữa." Anh bỏ qua chi tiết cuộc đối thoại giữa hai người họ. Để người khác nhìn thấy mình yếu đuối thật là thảm hại, họ cũng không cần biết thêm về điều đó.
Kết thúc cuộc thẩm vấn, phía điều tra đưa cô gái bí ẩn vào diện tình nghi, đồng thời đi kiểm chứng bằng chứng ngoại phạm của anh. Bác thủ thư già Hoài Ân và bà Hai bán xôi đều xác nhận có trông thấy Thiên Minh ở thời điểm nêu trên. Tuy nhiên vẫn chưa thể hoàn toàn chứng minh được rằng anh hoàn toàn vô tội. Ở hiện trường ngoại trừ cây dù ra không thu thập đước bất cứ bằng chứng nào về sự có mặt của một người phụ nữ khác như anh miêu tả.
Sau khi hồ sơ kiếm tra pháp y được thu nhận, có thể nhận thấy kẻ sát nhân rất thành thục trong việc sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, từ cung tên cho đến trường đao, kiếm nhật, thương giáo. Có giả thuyết cho rằng đây không thể chỉ do một người gây ra, mà có hẳn một nhóm nghi phạm, vì rất khó để có thể cùng thay đổi nhiều loại hung khí như vậy trong một thời gian ngắn. Vụ án tiếp tục được điều tra.
Trong khi đó Thiên Minh với sự giúp đỡ của cảnh sát, cuối cùng cũng tổ chức tang lễ chu toàn cho người thân của mình, có rất nhiều khách đến viếng thăm. Phần lớn là học trò của cha mẹ anh và đồng nghiệp của cô cậu. Vì gia đình làm nghề giáo, lại theo đều là Phật tử, sống rất chuẩn mực lại giàu lòng nhân ái. Thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện và quyên góp, còn giúp đỡ mở các lớp học tình thương cho các em nhỏ mồ côi, nghèo khó nên rất được hàng xóm và cộng động yêu mến. Nay nhận được tin cả gia đình bị sát hại ai nấy đều bàng hoàng, phẫn nộ.
Xảy ra sự việc nghiêm trọng như vậy, tội phạm còn chưa được tìm thấy nên cũng có rất nhiều lời ra tiếng vào, cho rằng anh ngộ sát. Họ nói rằng anh mất kiểm soát, giết cả nhà họ rồi giả ngu ngơ nói mình vô tội. Nói chung miệng người khó quản, bản thân anh tâm trí sớm cũng không còn ở cùng thể xác nữa rồi, vốn không để vào tai. Suốt quá trình đám tang diễn ra, trừ lúc cúng bái, đón khách, tiễn khách ra anh cũng bận túi bụi qua lại thỉnh thoảng phải lên đồn làm việc cùng cảnh sát. Thời gian ăn uống lẫn ngủ nghỉ gần như bằng không. Chưa đầy hai tuần mà trông anh như sụt mất cả chục kí.
Một tháng sau, cuộc điều tra vẫn chưa có được đột phá gì. Thứ nhất, không tìm được bất cứ đối tượng tình nghi nào có mối thù hận đối với nạn nhân hay Cổ Thiên Minh đến mức có thể giết người ra tay man rợ như vậy. Thứ hai, người phụ nữ Thiên Minh nhắc đến hoàn toàn không có dấu vết nào được tìm thấy, từ dấu giày, tóc, cho đến dấu vân tay trên cán dù. Tất cả đều sạch boong. Như thể người phụ nữ này chưa từng tồn tại. Thứ ba, cái loại hung khí được dùng để sát hại các nạn nhân đều có đặc thù rất riêng, dựa trên các vết thương có thể thấy hung thủ rất thành thục trong việc sử dụng vũ khí. Sử dụng được nhiều loại vũ khí như vậy chứng tỏ đã trải qua huấn luyện vô cùng bài bản, cỡ bộ đội đặc chủng hoặc sát thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên vụ án như thế này trước kia chưa từng có. Giết người hàng loạt không phải hiếm nhưng kĩ thuật cao siêu như thế này quả thực là lần đầu. Vấn đề quan trọng tiếp theo cũng chính là vấn đề nan giải nhất.
Các thành viên trong gia đình họ Cổ đều được luyện qua võ thuật và vũ khí. Và cái chết của mỗi thành viên có liên quan đến loại vũ khí mà họ dùng. Mặc dù không có vết máu hay vân tay nhưng các món vũ khí cất ở trong võ đường trong nhà đều khít với vết thương của các nạn nhân.
Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng càng nhiều giả thuyết thì diện tình nghi của Cổ Thiên Minh càng đáng nghi ngờ. Mọi mũi súng dần chỉa vào anh.
Liệu Cổ Thiên Minh có phải là kẻ sát nhân mà họ đang tìm kiếm?
Trong trí nhớ mờ nhạt của anh về quá khứ, thì mảng kí ức về ngày hôm ấy lại rõ nét, chân thực hơn bao giờ hết. Mỗi khi nhắm mắt lại, anh tưởng chừng như một lần nữa quay trở lại thời điểm đó, dưới cơn mưa như trút nước, tiếng sấm vang vọng đâu đây. Mùi nồng đậm của đất ẩm quyện với mùi máu tanh tưởi xộc lên khoang mũi, mang đến cảm giác vô cùng buồn nôn cùng không khí tang tóc khi đó tạo thành một bức hoạ tuyệt mỹ về thảm kịch và hỗn mang. Những vũng máu lênh lang hoà vào nước mưa chảy đẫm sân gạch vốn sạch boong không một vết hoen ố. Anh vẫn nhớ cách đấy mấy ngày lá cây rụng đầy, được mọi người quét gọn chất thành đống ở góc sân. Vẫn còn đấy, nhưng không phải lá, mà là thây người.
Thây người xếp chồng chất lên nhau, mỗi cái chết là một tội ác khác nhau. Có người vạn tiễn xuyên tim, trước ngực cắm đầy những mũi tên đẫm máu; có người bị rạch cổ, máu đỏ thấm đẫm y phục, chết không nhắm mắt; có người chết không toàn thây, tứ chi đứt lìa, cũng có người đầu một nơi thân một nơi. Thảm hơn là dì chú cùng cha mẹ của anh. Nội tạng, ruột gan như bị ai đào xới tung lên thành một đống bầy nhầy đẫm máu, tim bị moi ra xếp thành chồng rồi dùng một con dao lưỡi dài cắm xuyên qua. Anh nhớ rõ như in hình ảnh những hốc mắt đen ngòm trống rỗng đầy ám ảnh của họ, như hướng về anh, trách anh không cứu họ, một mình ích kỉ sống sót.
Khi đó anh mới mười bảy tuổi, vẫn còn là một thiếu niên bốc đồng nổi loạn, không hiểu rõ sự đời. Chỉ vì một tranh chấp nhỏ nhặt, vì một chút nóng nảy, một chút sĩ diện phù phiếm, sau một đêm, tất cả đều đã biến mất. Sau một đêm, anh chợt nhận ra đến lời xin lỗi cũng không còn kịp để nói ra nữa rồi. Ai nói rằng người chết là đau đớn, khổ sở? Thực ra mà nói, người đau khổ nhất chính là người ở lại, nhất là người gây lầm lỗi trước khi người thân của họ chết đi. Có thể, mất cả đời này họ cũng khó lòng tha thứ cho sự dại dột và hành động thiếu suy nghĩ của bản thân. Vì quan toà quyền lực nhất không phải là thánh thần mà chính là tâm thức của chính mỗi người.
Vào thời khắc đó, anh như ngây như dại, cả người đờ đẫn, chân như bị rút cạn sức lực, suýt ngã khuỵu xuống. Bộ não hằng ngày chỉ dùng để vui chơi, gây sự bỗng chốc bị ép vào trạng thái hoạt động hết công sức, cố gắng tiếp nhận một khoản thông tin vô cùng lớn, nhất là cảm xúc. Anh toan bước về nơi cha mẹ anh đang nằm, chợt dẫm phải vật gì đó trơn trượt, liền ngã xuống nền gạch ướt át.
Bàn tay run rẩy của anh chống xuống nền gạch hoà lẫn máu thịt của người thân, cố gắng đứng dậy để lại gần chỗ cha và mẹ anh. Cú ngã lúc nãy so với cơn đau thắt trong lồng ngực anh lúc này chẳng là gì cả. Ngón tay run rẩy đưa ra lại chần chừ rụt về năm lần bảy lượt. Một kẻ dù ngốc đến đâu, cũng có thể hiểu được rằng người thân trước mặt họ, đã đi rồi. Nhưng anh không muốn tin. Ngàn vạn lần không muốn tin rằng, trên thế giới rộng lớn này sẽ chỉ còn mình anh đơn độc bước đi, không còn nơi để trở về.
Ngón tay anh chạm vào gò má lạnh băng của người phụ nữ trước mặt. Thật chậm rãi, ngón tay đưa lên vuốt mái tóc loà xoà trước mặt bà lên để lộ nốt ruồi son nằm trên vầng trán nay đã trắng bệch không còn chút sinh khí. Anh cắn môi, lùi lại. Bàn tay trái đấm thật mạnh lên ngực mình, như để trấn áp cơn đau xé ruột đang dần nhấn chìm anh. Lực cắn ngày một mạnh hơn, cố gắng không để phát ra bất cứ âm thanh nào. Anh cắn đến mức bật cả máu, nhưng cảm giác đau đớn thể xác đã sớm không còn là vấn đề nữa rồi. Sống mũi anh cay xè, cổ họng đau rát như nuốt hàng vạn con dao chỉ chực hét lên. Anh ngửa mặt lên trời, để cơn mưa bao trùm lấy anh như một chiếc chăn bằng băng giá buốt. Lạ thay mắt anh vẫn ráo hoảnh, lòng lạnh ngắt, ngay cả nước mắt cũng không thể rơi nổi.Chứng kiến cái chết thê thảm của người thân là một sự kinh hoàng, đau đớn không sao tả xiết được.
Đúng lúc ấy, mưa bỗng ngừng rơi xuống đầu anh và có một bàn tay nhỏ nhắn che đi đôi mắt của anh. "Đừng kìm chế nữa. Đau thì cứ khóc đi." Và bên tai anh vang lên một thanh âm không lớn nhưng ấm áp vô cùng, một giọng nói như có thể khiến mọi thanh âm chìm vào tĩnh lặng.
Anh không còn nhớ được mình đã khóc bao lâu, dưới chiếc dù đấy với sự hiện diện của cô. Anh không biết cô là ai, càng không tài nào nhớ rõ được cô trông như thế nào. Chỉ có giọng nói hệt như làn nước ấm áp bao phủ lấy con tim đau đớn trống rỗng của anh.
Lúc tỉnh lại, anh đã được đưa vào bệnh viện. Nghe nói anh được tìm thấy bất tỉnh tại hiện trường. Có ai đó đã báo cảnh sát và cho bệnh viện. Do đứng dưới mưa quá lâu và cú sốc tinh thần nên anh đã ngất đi, nhưng không như anh nghĩ, người ta tìm thấy anh nằm bất tỉnh dưới mái hiên, bên cạnh còn có một cây dù đen trong tình trạng toàn thân ướt nhẹp.
"Vậy còn cô gái kia...?" Anh thắc mắc.
"Cô gái nào?" Phía cảnh sát nhìn anh đầy khó hiểu. "Ở hiện trường ngoại trừ anh ra, không còn ai sống sót cả."
"Vậy còn người gọi điện thoại cho cảnh sát là ai?" Mặc dù sắc mặt không mấy thay đổi, nhưng trong lòng anh tràn ngập đầy nghi vấn.
"Không để lại danh tính," Nhìn thấy đôi mắt đờ đẫn kia sáng lên, anh cảnh sát chợt ngừng lại, "nhưng là giọng nam."
"Trước lúc anh bất tỉnh còn thấy một người phụ nữ khác sao? Có thể thuật lại sự việc và những gì anh thấy được không? Phiền anh giới thiệu sơ qua về mình để tiện cho việc thu âm." Một người khác đứng bên cạnh viên cảnh sát lấy giấy bút ra và bắt đầu ghi chép.
"Tôi... tên Cổ Thiên Minh, hiện mười bảy tuổi. Là học sinh lớp mười một của trường trung học phổ thông D. Sáng sớm nay, khoảng 6:30, 7 giờ gì đấy tôi trở về nhà..."
"Anh đã đi đâu? Tại sao lại không về nhà tối hôm trước?" Giọng điệu rất chậm rãi nhưng rõ ràng, đặt câu hỏi.
Cắn nhẹ lên môi, Thiên Minh trần trừ một lúc rồi nói. "Tối hôm trước tôi cùng cha có chút tranh chấp nên tôi tức giận bỏ ra khỏi nhà ra thư viện ngồi. Đến sáng thì cơn giận cũng nguôi ngoai nên mới trở về để nhận lỗi với ông ấy..."
"Anh có thể nói cụ thể thư viện nào có mặt từ lúc mấy giờ không? Có ai trông thấy anh không? Sau đấy ngoài thư viện anh còn đi đâu không?"
Cố gắng nhớ lại khiến đầu anh hơi đau một chút, nhưng không thể hiện rõ mà chỉ thoáng cau mày. "Tôi cãi nhau với cha vào khoảng trước lúc ăn cơm, chắc là khoảng sáu giờ tối. Ngay sau đó liền rời đi, đi bộ đến thư viện D gần trường trung học phổ thông D cách nhà tôi khoảng ba mươi phút đi bộ." Dừng lại một lúc anh nói tiếp, "Bác thủ thư Hoài Ân hôm qua có trực, chắc hẳn có trông thấy tôi."
"Anh thường lui đến thư viện D?" Anh cảnh sát tiếp tục thẩm vấn.
"Phải, cứ mỗi lần có chuyện buồn bực tôi sẽ đến thư viện ngồi. Trước mỗi kì thi tôi cũng đều học ở thư viện..." Nhớ đến cảnh tượng cả gia đình bị thảm sát, hai bàn tay anh run run nắm chặt lại thành hai nắm đấm như muốn kìm chế sự phẫn nộ lẫn đớn đau trong lòng. Sau khi bình tĩnh lại, anh tiếp tục. "Nhưng tầm mười một rưỡi gì đấy, tôi đi kiếm đồ ăn ở quanh đấy. Sau đấy quay trở lại thư viện ngồi một mạch đến gần sáng mới trở về nhà."
"Anh có nhớ mình mua món gì ở quán nào không?"
"Hình như là một hộp xôi ngọt chỗ bà Hai ở ngay bên ngoài thư viện. Bà Hai bán xôi trên xe hàng kéo khắp nơi. Cứ tối tối lại đậu trước cổng thư viện, nên tôi cũng có mua mấy lần."
Sau đấy là một loạt các câu hỏi về hiện trường. Cứ mỗi lần những hình ảnh đẫm máu tối tăm ấy thoáng lướt qua trong tâm trí anh, là đầu lại bắt đầu đau nhức, hơi thở chợt trở nên khó khăn. Nhưng anh vẫn cố gắng kìm nén sự khó chịu đấy trả lời đầy đủ những gì mình nhớ và trông thấy. Đến khi nhắc đến người con gái kia, cơn đau nhức mới dừng lại.
"Trong lúc hoảng loạn ấy, có một người đã xuất hiện từ đằng sau che dù cho tôi." Anh nhìn về phía viên cảnh sát. "Sau đó tôi không còn nhớ gì nữa." Anh bỏ qua chi tiết cuộc đối thoại giữa hai người họ. Để người khác nhìn thấy mình yếu đuối thật là thảm hại, họ cũng không cần biết thêm về điều đó.
Kết thúc cuộc thẩm vấn, phía điều tra đưa cô gái bí ẩn vào diện tình nghi, đồng thời đi kiểm chứng bằng chứng ngoại phạm của anh. Bác thủ thư già Hoài Ân và bà Hai bán xôi đều xác nhận có trông thấy Thiên Minh ở thời điểm nêu trên. Tuy nhiên vẫn chưa thể hoàn toàn chứng minh được rằng anh hoàn toàn vô tội. Ở hiện trường ngoại trừ cây dù ra không thu thập đước bất cứ bằng chứng nào về sự có mặt của một người phụ nữ khác như anh miêu tả.
Sau khi hồ sơ kiếm tra pháp y được thu nhận, có thể nhận thấy kẻ sát nhân rất thành thục trong việc sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, từ cung tên cho đến trường đao, kiếm nhật, thương giáo. Có giả thuyết cho rằng đây không thể chỉ do một người gây ra, mà có hẳn một nhóm nghi phạm, vì rất khó để có thể cùng thay đổi nhiều loại hung khí như vậy trong một thời gian ngắn. Vụ án tiếp tục được điều tra.
Trong khi đó Thiên Minh với sự giúp đỡ của cảnh sát, cuối cùng cũng tổ chức tang lễ chu toàn cho người thân của mình, có rất nhiều khách đến viếng thăm. Phần lớn là học trò của cha mẹ anh và đồng nghiệp của cô cậu. Vì gia đình làm nghề giáo, lại theo đều là Phật tử, sống rất chuẩn mực lại giàu lòng nhân ái. Thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện và quyên góp, còn giúp đỡ mở các lớp học tình thương cho các em nhỏ mồ côi, nghèo khó nên rất được hàng xóm và cộng động yêu mến. Nay nhận được tin cả gia đình bị sát hại ai nấy đều bàng hoàng, phẫn nộ.
Xảy ra sự việc nghiêm trọng như vậy, tội phạm còn chưa được tìm thấy nên cũng có rất nhiều lời ra tiếng vào, cho rằng anh ngộ sát. Họ nói rằng anh mất kiểm soát, giết cả nhà họ rồi giả ngu ngơ nói mình vô tội. Nói chung miệng người khó quản, bản thân anh tâm trí sớm cũng không còn ở cùng thể xác nữa rồi, vốn không để vào tai. Suốt quá trình đám tang diễn ra, trừ lúc cúng bái, đón khách, tiễn khách ra anh cũng bận túi bụi qua lại thỉnh thoảng phải lên đồn làm việc cùng cảnh sát. Thời gian ăn uống lẫn ngủ nghỉ gần như bằng không. Chưa đầy hai tuần mà trông anh như sụt mất cả chục kí.
Một tháng sau, cuộc điều tra vẫn chưa có được đột phá gì. Thứ nhất, không tìm được bất cứ đối tượng tình nghi nào có mối thù hận đối với nạn nhân hay Cổ Thiên Minh đến mức có thể giết người ra tay man rợ như vậy. Thứ hai, người phụ nữ Thiên Minh nhắc đến hoàn toàn không có dấu vết nào được tìm thấy, từ dấu giày, tóc, cho đến dấu vân tay trên cán dù. Tất cả đều sạch boong. Như thể người phụ nữ này chưa từng tồn tại. Thứ ba, cái loại hung khí được dùng để sát hại các nạn nhân đều có đặc thù rất riêng, dựa trên các vết thương có thể thấy hung thủ rất thành thục trong việc sử dụng vũ khí. Sử dụng được nhiều loại vũ khí như vậy chứng tỏ đã trải qua huấn luyện vô cùng bài bản, cỡ bộ đội đặc chủng hoặc sát thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên vụ án như thế này trước kia chưa từng có. Giết người hàng loạt không phải hiếm nhưng kĩ thuật cao siêu như thế này quả thực là lần đầu. Vấn đề quan trọng tiếp theo cũng chính là vấn đề nan giải nhất.
Các thành viên trong gia đình họ Cổ đều được luyện qua võ thuật và vũ khí. Và cái chết của mỗi thành viên có liên quan đến loại vũ khí mà họ dùng. Mặc dù không có vết máu hay vân tay nhưng các món vũ khí cất ở trong võ đường trong nhà đều khít với vết thương của các nạn nhân.
Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng càng nhiều giả thuyết thì diện tình nghi của Cổ Thiên Minh càng đáng nghi ngờ. Mọi mũi súng dần chỉa vào anh.
Liệu Cổ Thiên Minh có phải là kẻ sát nhân mà họ đang tìm kiếm?
Bình luận truyện