Cáo Sa Mạc
Chương 35
Arty rời quán rượu Mill Tavern. Hắn cảm thấy hồi hộp lo sợ, nên phải cẩn thận đề phòng, cảm giác an toàn tuyệt đối bây giờ không còn nữa.
Hắn hy vọng gặp Bill Lufts ở quán rượu, hắn nghĩ chuyện moi tin tức ở lão này chẳng khó khăn gì. Ô, thằng bé đi rồi à? Hắn đi đâu thế? Ông Peterson ra sao? Ông ta ở một mình hay sao?
Hắn đã nghĩ thế nào Peterson cũng không nói cho vợ chồng Lufts biết về chuyện Neil và Sharon bị bắt cóc. Hắn nghĩ ông Peterson thừa biết vợ chồng Lufts không thể nào giữ mồm giữ miệng được.
Cho nên, nếu Bill không đến đây, tức là Peterson đã báo cho cảnh sát hay - không, không phải cảnh sát, mà là cho cơ quan FBI.
Anh chàng giới thiệu là Pete Lemer hỏi nhiều chuyện quá, hắn là nhân viên mật vụ FBI, Arty tin chắc như thế.
Hắn cho chiếc Coccinelle màu xanh đậm chạy ra xa lộ Merritt Nam. Sự lo sợ làm hắn toát mồ hôi trán, ướt đẫm hai nách và hai bàn tay.
Mười hai năm trôi qua, người ta đã điều tra hắn ở Tổng hành dinh của cơ quan FBI tại Manhattan.
- Này Arty, người bán báo đã thấy anh đi với một cô gái, anh dẫn cô ta đi đâu vậy?
- Tôi đưa cô ta đi tìm tắc-xi, cô ấy nói cô có hẹn với người bạn.
- Bạn nào?
- Làm sao tôi biết? Tôi chỉ mang giùm cái xách cho cô ta, thế thôi.
Họ không có bằng chứng gì hết, nhưng họ vẫn cứ đi tìm. Lạy Chúa, đúng thế, họ đi tìm.
- Còn những cô khác nữa, Arty? Hãy nhìn những bức ảnh này xem, anh thường đi khắp đường sá ở thành phố quanh nhà ga. Vậy anh đã mang túi xách cho bao nhiêu cô rồi?
- Tôi không hiểu các ông muốn nói gì.
Thế nào chúng cũng tìm ra sự thật. Tình thế rất nguy hiểm, cho nên hắn đã rời New York, đến ở tại Connecti-cut, đã xin làm ở một trạm xăng. Rồi cách đây sáu năm, hắn chuyển sang làm việc trong ga ra ở Carley, bang Arizona. Thật quá vụng về, tại sao lại nói: Rhode Island mà không phải Arizona? Cái thằng xưng danh Pete Lemer có lẽ không để ý, nhưng nói thế thật quá vụng về, dễ làm cho người ta chú ý.
Họ không có gì để buộc tội hắn được, trừ phi họ lục tìm quá khứ của hắn, trường hợp họ trở lại thẩm vấn hắn về cô gái ở Texas. Hắn đã đề nghị với cô ta: "Đi đến nhà tôi ở Village, tôi có rất nhiều bạn bè sẵn sàng thu nhận cô làm người mẫu".
Nhưng họ sẽ không tìm ra bằng chứng cụ thể được cũng như bây giờ họ không làm sao có bằng chứng. Không có gì hết, không có gì sai trái hết, hắn hoàn toàn tin chắc như thế.
Hắn nhớ cô ta đã hỏi hắn: Anh ở trong cái xó này à?
Đường tiếp theo xa lộ Merritt là Hutchinson River, hắn lái xe chạy theo những tấm biển chỉ đường đến cầu Throgs Neck. Hắn đã có sẵn chương trình kỳ diệu trong óc rồi. Việc đánh cắp xe hơi quả thật nguy hiểm, luôn luôn có thể xảy ra việc chủ nhân thình lình quay về trong vòng 10 phút: khi ấy cảnh sát sẽ được báo động và tên trộm chưa đi quá 20 cây số. Nên ăn trộm những chiếc xe mà chủ nhân đi đâu lâu, như đi xem xi nê chẳng hạn, xem những bộ phim xưa từ thời thập niên 40, hay là chủ nhân đáp máy bay đi đâu đó.
Đèn báo nguy hiểm nhấp nháy trên cầu Throgs Neck - Váng băng - Gió, nhưng sẽ ổn hết bởi hắn là tay lái xe cừ khôi, và đêm nay bọn nhát gan đều ở nhà hết, thế càng dễ dàng cho công việc của hắn.
Lúc 11 giờ 20, hắn lái xe vào bãi đỗ số 5 ở phi trường La Guardia, bãi này rất an toàn và có giá đặc biệt cho những xe gởi lâu.
Hắn đến lấy thẻ gởi xe, thanh chắn cất lên, hắn lái xe từ từ chạy vào bãi, cẩn thận tránh tầm mắt của nhân viên thu ngân ngồi ở cổng ra, gần bên trạm thuế tự động. Hắn chọn chỗ để xe ở lối số 9, nằm giữa chiếc Chrysler và chiếc Cadillac sau chiếc Oldsmobile. Chiếc Coccinelle của hắn nằm lọt ở giữa trông bé tí, khuất dạng.
Hắn tựa lưng ra ghế, chờ đợi. Bốn mươi phút trôi qua, hai chiếc xe chạy vào bãi đỗ xe, một chiếc có màu đỏ chói, chiếc kia là một xe tải nhỏ màu vàng. Cả hai chiếc này rất dễ bị người ta chú ý. Hắn vui mừng khi thấy hai chiếc xe không để ý đến những chỗ còn trống ở gần xe hắn, mà chạy đến tận cuối bãi ở phía bên trái.
Một chiếc nữa từ từ chạy vào, đây là chiếc Pontiac màu xanh thẫm, chiếc xe chạy đến đậu trước mặt hắn ba hàng. Đèn tắt hết, hắn nhìn người lái xe bước ra, đi vòng ra sau, lấy trong thùng xe ra một cái va-li lớn. Anh chàng này có vẻ đi lâu mới về.
Hắn cúi người xuống, đầu vừa cao khỏi kính chắn gió, nhìn người đàn ông đóng thùng xe rồi xách va-li đi đến bến xe đưa khách tới ga sân bay.
Mấy phút sau, xe đưa khách ra ga chạy đến, hắn quan sát bóng người chủ Pontiac leo lên chiếc xe đón khách. Chiếc xe chạy đi.
Hắn bình tĩnh, chậm rãi bước ra khỏi chiếc Coccinelle, đưa mắt nhìn quanh, không có ánh đèn pha của xe hơi nào hết. Chỉ sải vài bước là hắn đến bên chiếc Pontiac, thử chiếc chìa khóa thứ hai là hắn mở được cửa xe, hắn bước lên.
Trong xe âm áp thật dễ chịu, hắn mở công-tắc. Máy nổ êm ru, bình xăng còn đầy ba phần tư.
Tuyệt diệu.
Hắn phải đợi. Người bảo vệ sẽ thắc mắc không biết hắn trả tiền vé gởi xe gần hai giờ để làm gì. Nhưng hắn còn quá nhiều thì giờ và hắn muốn suy nghĩ tính toán cho thật kỹ. Hắn ngồi yên trong ghế đệm êm ái, nhắm mắt lại, và hình ảnh Nina bỗng chập chờn trước mắt hắn: hắn thấy lại bà ta như đêm đầu tiên hắn gặp.
Hắn lên xe đi vòng vòng ngoài đường, lòng nhủ lòng đáng ra không nên đi như thế này làm gì. Hai vụ gϊếŧ người, cô Jean Carfolli và bà Weiss đang còn mới quá nhưng hắn không thể ở nhà được. Và hắn đã gặp chiếc Kerman Ghia đang đậu bên lề đường số 7, nơi vắng vẻ cô quạnh. Hắn chiếu đèn sáng vào tấm thân mảnh mai nhỏ bé, mái tóc đen, hai bàn tay nhỏ lúng túng trong cái kích đội xe. Cặp mắt to màu hạt dẻ hoảng hốt khi nhìn hắn lái xe đến gần rồi dừng lại. Có lẽ cô nhớ lại tất cả chuyện người ta kể về gã đàn ông gϊếŧ người trên xa lộ.
- Tôi có thể giúp gì cho bà được không, thưa bà? Đối với bà thì khó, nhưng tôi làm nghề này, tôi sửa xe trong ga ra.
Ánh mắt lo âu biến mất trên mặt chị. Chị đáp:
- Ồ tuyệt quá! Thú thật với anh tôi quá lo sợ... xe bể bánh ở một nơi thật bất tiện.
Hắn không thèm nhìn đến chị, hắn chăm chú lo sửa xe, như thể chị không có mặt trên đời, như thể chị đã chín trăm tuổi.
- Xe bà bị một mảnh chai đâm phải, không nghiêm trọng đâu. - Hắn nhanh nhẹn thay lốp xe, chưa đầy ba phút, hắn dứng lên.
- Anh cho trả bao nhiêu? - Chị mở ví, đầu cúi xuống. Ngực chị phập phồng dưới chiếc áo măng tô bằng lông thú giai cấp tư sản. Hắn thấy con người chị toát ra như thế. Không hung hăng như cô bé Jean Carfolli, mà cũng không to mồm phách lối như mụ phù thủy già Weiss, đúng là một thiếu nữ duyên dáng đang tỏ lòng biết ơn hắn. Hắn đưa tay lên định sờ ngực chị.
Bỗng có đèn chiếu sáng hàng cây bên kia đường, ánh sáng chao đảo rồi chiếu thẳng vào hai người. Xe cảnh sát đến, hắn thấy ngọn đèn quay trên nóc xe. Hắn nói nhanh:
- Tiền công thay bánh xe ba đô-la, và nếu bà muốn vá lốp xe, tôi có thể vá cho bà. - Hắn thọc tay vào túi - Tôi tên là Arty Taggert tôi có ga ra ở Carley, đường Monroe, cách quán rượu Mill Tavern chừng hai cây số.
Xe cảnh sát trờ tới, đến gần họ. Người sĩ quan cảnh sát bước tới:
- Yên ổn chứ, thưa bà? - Ông ta đưa mắt nhìn Arty, ánh mắt thật kỳ lạ nghi ngờ.
- Ổn cả, thưa ông! Thật may, ông Taggert ở gần nhà tôi. Ông ấy đi ngang qua đây nhằm lúc tôi bị nổ bánh xe.
Chị làm như thể chị quen biết hắn, nét mặt ông cảnh sát thay đổi:
- Thật may cho bà đã gặp được người bạn ở đây. Giờ nầy mà một phụ nữ ở một mình với xe bị hỏng như thế này thì thật nguy hiểm...
Người cảnh sát lên xe tuần tra, nhưng ông ta vẫn nhìn hai người. Chị hỏi hắn:
- Anh sửa bánh xe cho tôi được à? Tôi là Nina Peterson, nhà tôi ở tại khu Drifwood Lane.
- Được chứ, rất hân hạnh được biết bà - Hắn leo lên xe, thái độ tự nhiên bình thản, như thể việc sửa chữa vừa rồi là nhỏ nhặt, không quan trọng, hắn không để lộ vẻ là hắn cần phải gặp lại chị. Hắn thấy trong ánh mắt của chị có vẻ bực bội vì cảnh sát đã đến không đúng lúc. Nhưng hắn phải chạy nhanh kẻo anh chàng cảnh sát lại nghĩ đến Jeart Carfolli và bà Weiss, lại hỏi hắn:
- Thưa ông, ông thường đến giúp các phụ nữ đơn độc một mình như thế này phải không?
Cho nên hắn đã bỏ đi nhanh, và sáng hôm sau, lúc hắn có ý định gọi chị, thì chị lại gọi hắn. Chị nói:
- Chồng tôi vừa cằn nhằn tôi vì tôi đã dùng bánh xơ cua mà chạy. - Giọng chị ấm áp, dễ thương, vui vẻ, như thể hai người quen đang nói chuyện với nhau. - Khi nào tôi lấy lại bánh xe?
Hắn nghĩ rất nhanh, khu Driftwood Lane là nơi yên tĩnh, nhà cửa lại nằm cách xa nhau. Nếu chị đến chỗ hắn thì hắn sẽ không có phương tiện gì để tỏ tình với chị được, tỏ tình ở chỗ hắn rất nguy hiểm.
- Bây giờ tôi phải đi làm việc, - Hắn nói láo - chiều nay tôi sẽ mang đến cho bà, khoảng mười bảy giờ.
Khoảng năm giờ trời đã tối rồi.
- Quá tuyệt! - Chị đã reo lên - Phải ráp cái bánh mắc dịch này vào xe để tôi kịp đi đón chồng tôi về tàu hỏa lúc 18 giờ 30.
Ngày hôm ấy, hắn ở trong tình trạng hưng phấn không thể nào tả nổi. Hắn đi hớt tóc, mua một cái áo sơ-mi ca rô mới. Về nhà, hắn chẳng thèm làm việc gì cả, hắn tắm rửa, thay áo quần, nghe cát-sét để gϊếŧ thời gian. Sau đó, hắn lắp vào máy ghi âm một cuộn băng mới, hắn dán nhãn trên cuốn băng này có ghi chữ "Nina". Hắn xem lại máy ảnh đã có phim chưa, nghĩ đến nỗi suиɠ sướиɠ khi chụp ảnh, khi nhìn hình ảnh in ra trên giấy.
Đến 17 giờ 5, hắn lên đường đi Driftwood Lane. Hắn chạy trước đường một lát mới quyết định cho xe vào đậu trong cánh rừng gần nhà, đề phòng khi...
Hắn đi bộ trong rừng, gần bờ biển, hắn nhớ tiếng sóng vỗ vào bãi, tiếng sóng nghe rất êm tai, gây cho hắn cảm xúc bồi hồi, mặc dù đêm ấy rất lạnh.
Chiếc xe của Nina đậu ở lối đi sau nhà, chùm chìa khóa xe nằm ở ổ khóa công tắc. Hắn thấy thiếu phụ qua cửa sổ nhà bếp, chị đi lui đi tới, tháo những gói thực phẩm ra. Căn phòng rất sáng và Nina rất đẹp, chị mặc áo len tay dài màu xanh nhạt phủ ra ngoài quần, quanh cổ vấn khăn quàng. Hắn thay cái bánh xe rất nhanh, liếc mắt nhìn thử có ai trong nhà nữa không. Hắn sẽ làʍ ŧìиɦ với chị, và chắc chị cũng muốn lắm. Nội chuyện chị đã nói chồng chị tức giận chị, cũng đủ cho hắn thấy chị cần có người đàn ông hiểu biết. Hắn mở cho máy ghi âm chạy, và nói thì thầm vào máy những lời trìu mến để làm cho Nina suиɠ sướиɠ khi hắn muốn thổ lộ tâm tình với chị.
Hắn đến cửa nhà bếp, gõ cửa nhè nhẹ, chị bước nhanh đến, có vẻ ngạc nhiên khi thấy hắn, nhưng hắn đưa chùm chìa khóa xe cho chị, miệng tươi cười. Chị liền mở cửa cho hắn vào, thái độ niềm nở, dễ mến, giọng cởi mở, nói rằng hắn dễ thương biết bao.
Sau đó, chị hỏi hắn, chị phải trả công cho hắn bao nhiêu. Hắn đưa tay - tay hắn đeo găng - tắt ngọn đèn ở nhà bếp. Hắn để hai tay lên mặt chị và hôn chị, hắn thì thào nói:
- Trả cho anh cái này được rồi.
Chị tát vào mặt hắn, hắn không ngờ bàn tay nhỏ bé như thế lại giáng cho hắn một cái tát như trời giáng đến vậy. Chị la lên:
- Cút ra ngay! - Giọng chị thốt lên như xua đuổi một con chó, như thể hắn không cư xử tốt với chị. Chị làm như thế đã không khêu gợi hắn lại gây cho hắn bực mình. Hắn đưa tay ra, hắn muốn trừng trị chị, muốn chị đừng hung hăng dữ tợn như thế nữa. Hắn muốn nắm cái khăn quàng nơi cổ chị, nhưng chị đã vùng ra, chạy lên phòng khách. Chị không la một tiếng, cũng không kêu cứu. Sau này hắn mới biết lý do tại sao chị không la tiếng nào. Chị không muốn hắn biết có con chị ở trong nhà, nhưng chị lại cố chạy đến lấy cái que sắt ở lò sưởi.
Thấy thế, hắn cười, hắn nói nho nhỏ với chị chuyện hắn sắp làm, hắn nắm hai bàn tay chị, lấy que sắt để vào chỗ cũ. Rồi hắn nắm chiếc khăn quàng, thắt mạnh vào cổ chị... cho đến khi chị ngộp thở, hai bàn tay như búp bê vùng vằng, xuôi xuống, mềm nhũn ra, còn hai con mắt lớn màu hạt dẻ mở rộng, lờ đờ trợn trừng, da mặt xanh lét.
Tiếng ùng ục ngộp thở đã hết, hắn nắm chị một tay, một tay lấy máy ảnh chụp một tấm, mong sao hai mắt chị nhắm lại. Ngay khi ấy hắn nghe phía sau lưng hắn có tiếng khò khè của ai đấy vang lên.
Hắn quay người lại, thằng bé đang đứng ở tiền sảnh, giương mắt nhìn hắn, cặp mắt to màu hạt dẻ. Thằng bé cũng ngộp thở y như chị.
Như thể hắn không gϊếŧ chị, như thể chị đang cười nhạo hắn, nói với hắn chị sẽ trả thù.
Hắn bước đến cậu bé, hắn phải làm chấm dứt cái tiếng khò khè ấy, phải làm cho cặp mắt ấy khép lại. Hắn đưa tay ra, cúi người xuống...
Có người bấm chuông ở cửa.
Phải chạy trốn thôi, hắn băng qua tiền sảnh chạy vào nhà bếp, lẻn ra cửa sau. Tiếng chuông reo lên lần thứ hai, hắn chạy qua cánh rừng, nhảy lên xe, lái về ga ra của hắn chỉ mấy phút. Bình tĩnh - Hãy bình tĩnh, hắn đến quán rượu Mill Tevem ăn ổ bánh mì kẹp thịt băm và uống chai bia. Ở đây thế nào hắn cũng được nghe những tin về vụ gϊếŧ người trong thành phố.
Nhưng hắn sợ, nếu người cảnh sát nhận ra mặt của Nina trên báo, nếu anh ta khai với cấp chỉ huy đồn: - "Lạ thật, đêm qua tôi đã gặp bà này ở ngoài đường, khi ấy có thằng cha tên Taggert sửa xe cho bà ta...".
Hắn định rời thành phố, nhưng khi chuẩn bị va-li thì hắn nghe tin thông báo có một nhân chứng, một bà hàng xóm, cho biết bà đã bị một chàng trai từ trong nhà Peterson chạy ra tông phải bà, khiến bà nhào ngửa ra. Bà nói là bà biết chàng trai này, đấy là Ronald Thompson, một thanh niên ở trong khu vực mới 17 tuổi, và người ta đã thấy Thompson nói chuyện với bà Peterson mới mấy giờ trước khi xảy ra án mạng.
Arty để máy ảnh, máy ghi âm, các âm bản, phim và các cuộn băng cát-sét vào một hộp sắt, hắn chôn cái hộp dưới một bụi cây ở sau ga ra, hắn nghĩ cứ đợi xem sao.
Cuối cùng, người ta bắt Thompson trong một khách sạn rẻ tiền ở Virginia, người ta buộc tội cậu bé là hung thủ.
Thật may mắn cho hắn, quả thật là may mắn không ngờ được. Phòng khách tối om, có lẽ vì thế mà thằng bé không thấy mặt hắn và ngay sau đó thì Thompson vào nhà.
Thế nhưng hắn muốn gϊếŧ luôn thằng bé. Hắn đã đến gần thằng bé, chắc Neil đã bất tỉnh. Và biết đâu có ngày thằng bé nhớ lại.
Ý nghĩ ấy cứ ám ảnh Arty mãi, hắn thường nằm mơ thấy cặp mắt ấy theo dõi hắn. Thỉnh thoảng hắn thức giấc vào nửa đêm, mồ hôi ướt đẫm cả người, run rẩy, cứ tưởng tượng cặp mắt ấy nhìn hắn qua cửa sổ, hay nghe tiếng gió rì rào hắn lại nghĩ đấy là tiếng ục ục trong cuống họng vì bị ngộp thở.
Sau đó hắn không săn lùng con gái nữa, tuyệt đối không. Hắn chỉ đến quán rượu Mill Tavern, hầu như đêm nào cũng đến. Hắn chơi thân với những khách thường xuyên đến đó, nhất là Bill Lufts. Bill thường kể về Neil.
Mãi cho đến tháng vừa rồi, hắn cảm thấy không thể nào không đào cái hộp đựng băng cát-sét lên để nghe lại được.
Đêm ấy, trên máy vô tuyến điện thoại, hắn nghe cô Callahan cho biết xe cô ta bị nổ bánh, thế là hắn đến gặp cô ta. Hai tuần sau, hắn lại nghe bà Ambrose báo cho biết bà bị lạc đường và xe hết xăng, hắn liền đi tìm bà ta.
Cảnh sát ở Fairfiels County một lần nữa phải điên đầu. Họ đi tìm một kẻ gọi là "tên gϊếŧ người bằng vô tuyến điện thoại". Hắn yên tâm tự nhủ: Mày chẳng để lộ dấu vết gì hết.
Nhưng sau hai vụ này, đêm nào hắn cũng mơ thấy Nina, chị lên án hắn. Rồi cách đây hai tuần, Bill đến chỗ hắn ở vào giờ giải lao, lão ta có dắt Neil đi theo. Neil nhìn thẳng vào mặt Arty.
Chính ngày hôm ấy, hắn quyết phải gϊếŧ Neil trước khi rời khỏi Carley. Và khi lão Lufts kể chuyện Steve gởi tiền của thằng bé ở ngân hàng - Vợ lão đã thấy bảng kê khai số tiền ngân hàng nằm trên bàn làm việc của Peterson, hắn quyết đoạt số tiền ấy cho bằng được.
Càng nghĩ đến Nina, hắn càng ghét Peterson. Peterson có thể ôm hôn chị mà không bị bợp tai. Peterson có danh tiếng trong báo giới, Peterson có người để ra lệnh, Peterson có bạn gái mới. Hắn sẽ làm cho anh ta biết thế nào là lễ độ.
Căn phòng dưới Ga lớn Trung tâm luôn luôn nằm trong tâm khảm của hắn, một nơi để ẩn náu khi cần đến, hay là để dẫn gái tới nơi không ai có thể tìm ra được cô ta nữa.
Hắn thường tưởng tượng ra cảnh hắn làm cho Ga lớn Trung tâm nổ tung từ căn phòng ấy. Hắn tưởng tượng ra cảnh mọi người nhốn nháo hoảng hốt khi quả bom nổ, khi họ thấy mặt đất mở ra dưới chân họ, thấy trần nhà sập xuống: tất cả những người không thèm để ý đến hắn khi hắn cố gây cảm tình với họ, tất cả những người không bao giờ cười với hắn, chen lấn xô đẩy hắn, không thèm chú ý đến hắn, những kẻ ăn xong ném đĩa cho hắn rửa, những chiếc đĩa đầy mỡ, bơ, thật là dơ bẩn.
Tất cả sẽ cho xảy ra một lần theo kế hoạch - Kế hoạch của August Rommel Taggert - Kế hoạch của Cáo.
Giá mà Sharon đừng phải chết! Giá mà cô ta yêu hắn! Nhưng ở Arizona chán gì con gái đáng yêu, hắn chỉ cần có tiền là được.
Sáng kiến để cho Sharon và Neil chết cùng một giờ với chàng trai Thompson bị hành quyết, quả là một sáng kiến tuyệt vời. Vì hắn sẽ gϊếŧ họ, còn Thompson thì đáng chết vì đêm ấy đã xía vào chuyện người ta.
Và tất cả những ai có mặt tại Ga lớn Trung tâm, sẽ bị hàng tấn gạch đá sụp đổ đè lên người, chúng sẽ bị nếm mùi bị mắc bẫy là như thế nào.
Còn hắn thì được tự do.
Sắp đến rồi. Giờ kết liễu sắp đến rồi.
Arty nhăn mặt khi nhận thấy thời gian chờ đợi đã trôi qua. Khi nào hắn nghĩ đến Nina là thời gian trôi qua vùn vụt như thế, hắn thấy đã đến lúc phải đi.
Hắn cho chiếc Pontiac chạy đi, lúc đó là hai giờ kém 15 hắn dừng lại trước trạm kiểm soát đưa vé mà hắn đã lấy để cho chiếc Volkswagen của hắn vào bãi. Người nhận vé có vẻ ngái ngủ, anh ta nói với hắn:
- Hai giờ hai mươi phút, cả thảy hai đô-la, thưa ông.
Hắn ra khỏi phi trường rồi dừng lại ở buồng điện thoại trên Đại lộ Queens. Đúng hai giờ, hắn gọi đến buồng điện thoại trước mặt nhà hàng Bloomingdale. Ngay khi Peterson nhận ống nghe, hắn ra lệnh cho anh đến buồng điện thoại công cộng trên đường 96.
Hắn đói bụng mà chỉ còn 15 phút nữa thôi.
Hắn vào một quán ăn uống mở cửa suốt ngày đêm, ăn vội mấy lát bánh mì và uống ly cà phê, mắt luôn luôn nhìn vào đồng hồ.
Đúng 2 giờ 15, hắn gọi buồng điện thoại trên Đường 96, nói vắn tắt cho Steve biết chỗ hẹn.
Đến đây là bắt đầu giây phút nguy hiểm.
Hai giờ 15 phút, hắn lái xe về phía Đại lộ Rosevelt. Đường sá vắng vẻ, không có bóng dáng xe cảnh sát chìm. Nếu có, hắn rất dễ bị phát hiện, hắn có tài lái xe mà không bị cảnh sát nghi ngờ.
Tuần trước, hắn quyết định chọn Đại lộ Rosevelt để làm điểm hẹn. Hắn tính thời gian để hắn quay về phi trường La Guardia chỉ mất có 6 phút. Trường hợp cảnh sát theo Peterson, thì hắn sẽ có cơ may đánh lạc hướng họ.
Những cột tháp để móc hệ thống dây cáp tàu điện chạy dọc theo Đại lộ Rosevelt đã che khuất bớt tầm mắt của mọi người, khiến họ khó mà phân biệt được những chuyện xảy ra ở bên kia đường hay ở khu nhà nằm bên đường. Đây là chỗ lý tưởng để hẹn gặp.
Đúng hai giờ 35, hắn đậu xe trên Đại lộ Rosevelt, đối diện với cầu vồng ở Brooklyn, cách chân cầu chưa đầy nửa khu phố.
Đến hai giờ 36, hắn thấy đèn pha xe hơi từ cầu vồng Brooklyn Queens chạy tới, ở phía đối diện. Hắn trùm chiếc vớ dài trên mặt.
Chính là chiếc Mercury của Peterson. Bỗng trong nháy mắt, hắn tưởng chừng Peterson đâm thẳng vào hắn, vì chiếc xe rẽ về phía hắn. Anh ta chụp ảnh chiếc Pontiac phải không? Nếu thế thì chúng lại càng bỏ công hơn nữa.
Xe của Peterson đứng ngay trước mặt hắn, phía bên kia đường. Hắn nuốt nướt bọt, căng thẳng. Nhưng không có ánh đèn pha nào từ phía cầu vồng đến hết, hắn phải ra tay nhanh thôi. Hắn lấy cái xách hải quân. Hắn đã đọc trong các tạp chí điện tử, hắn biết thường khi người ta trả tiền chuộc, họ thường gài trong va-li máy phát tin. Hắn phải cảnh giác cho an toàn.
Hắn phải dùng cái xách của hắn cho an tâm, cái xách vải nhẹ nhàng, trống không, sắp sửa được tộng đầy bạc vào. Hắn mở cửa xe, nhẹ nhàng băng qua đường. Hắn đi chưa đầy 60 giây đã đến, hắn gõ vào cửa xe của Peterson ra dấu cho anh mở cửa kính. Trong khi anh hạ kính xuống, hắn nhìn nhanh vào trong xe, Peterson chỉ có một mình, hắn đưa cái xách cho anh.
Ánh sáng yếu ớt trên đường chiếu bóng những trụ chống đỡ hệ thống dây cáp tàu điện lên xe Mercury. Hắn ra lệnh Peterson không được nhìn hắn và sang tiền vào xách cho hắn, giọng khàn khàn nho nhỏ như hắn đã giả giọng mấy lần trước.
Peterson không trái lời, sau chiếc vớ trùm đầu, Cáo đưa mắt nhìn quanh, tai lắng nghe. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ có người đang đến gần. Cảnh sát có theo Peterson, nhưng có lẽ họ để cho cuộc hẹn này diễn ra êm thấm.
Hắn nhìn Peterson bỏ gói bạc cuối cùng vào xách. Hắn ra lệnh cho anh buộc lại rồi đưa ra cửa sổ cho hắn, hắn dợm thử cái xách có nặng không. Hắn cẩn thận nói rất nhỏ ra lệnh cho Peterson đợi 15 phút mới được đi, và nói anh có thể nhận lại Neil và Sharon vào lúc 11 giờ 30.
- Anh đã chứng kiến cảnh vợ tôi chết phải không?
Câu hỏi làm cho Cáo giật mình. Vậy là người ta đã bắt đầu nghi ngờ hắn, hắn phải đi gấp thôi. Hắn toát mồ hôi hột, chiếc sơ mi trong áo khoác ướt nhèm, hai bàn chân ấm lên mặc dù gió thổi lạnh buốt mắt cá chân của hắn.
Hắn băng qua đường, leo lên chiếc Pontiac. Peterson có dám theo dõi hắn không?
Không. Anh ta vẫn ngồi yên trong xe.
Cáo nhấn ga, phóng lên chân cầu vồng ở Brooklyn Queens. Chỉ chạy hai phút là hắn đến xa lộ Đại trung tâm, hắn hòa vào dòng xe cộ chạy về hướng Đông, rồi ba phút sau hắn rẽ vào đường đến phi trường La Guardia.
Đến hai giờ 46, hắn lấy vé vào bãi đậu xe số 5.
Chín mươi giây sau, chiếc Pontiac đậu lại đúng chỗ hắn đã lấy xe hồi nãy. Nếu ai chú ý thì sẽ thấy có sự khác biệt duy nhất là xăng đã bớt đi một tí và ở đồng hồ tốc độ có tăng thêm 24 cây số.
Hắn bước ra khỏi xe, cẩn thận đóng cửa lại, mang cái xách đến để lên chiếc Coccinelle. Khi đã ngồi vào trong xe và bắt đầu tháo sợi dây ở miệng túi xách, hắn mới thở dài nhẹ nhõm.
Hắn mở miệng túi xách ra, chiếu đèn pin vào trong, miệng hắn nở nụ cười khoái trá. Hắn lấy gói bạc đầu tiên để đếm.
Tiền bạc đầy đủ, tám mươi hai ngàn đô-la. Hắn lấy cái va-li trống ở chỗ ngồi sau xe rồi sắp từng gói bạc vào trong. Hắn sẽ xách tay cái va-li này lên máy bay.
Lúc 7 giờ, hắn ra khỏi bãi đỗ xe, hòa vào dòng xe cộ buổi sáng từ ngoại ô đi vào Manhattan. Cho chiếc Volkswagen đậu vào ga ra khách sạn Biltmore và vội vã đi lên phòng. Hắn tắm, cạo râu rồi gọi thức ăn sáng.
Hắn hy vọng gặp Bill Lufts ở quán rượu, hắn nghĩ chuyện moi tin tức ở lão này chẳng khó khăn gì. Ô, thằng bé đi rồi à? Hắn đi đâu thế? Ông Peterson ra sao? Ông ta ở một mình hay sao?
Hắn đã nghĩ thế nào Peterson cũng không nói cho vợ chồng Lufts biết về chuyện Neil và Sharon bị bắt cóc. Hắn nghĩ ông Peterson thừa biết vợ chồng Lufts không thể nào giữ mồm giữ miệng được.
Cho nên, nếu Bill không đến đây, tức là Peterson đã báo cho cảnh sát hay - không, không phải cảnh sát, mà là cho cơ quan FBI.
Anh chàng giới thiệu là Pete Lemer hỏi nhiều chuyện quá, hắn là nhân viên mật vụ FBI, Arty tin chắc như thế.
Hắn cho chiếc Coccinelle màu xanh đậm chạy ra xa lộ Merritt Nam. Sự lo sợ làm hắn toát mồ hôi trán, ướt đẫm hai nách và hai bàn tay.
Mười hai năm trôi qua, người ta đã điều tra hắn ở Tổng hành dinh của cơ quan FBI tại Manhattan.
- Này Arty, người bán báo đã thấy anh đi với một cô gái, anh dẫn cô ta đi đâu vậy?
- Tôi đưa cô ta đi tìm tắc-xi, cô ấy nói cô có hẹn với người bạn.
- Bạn nào?
- Làm sao tôi biết? Tôi chỉ mang giùm cái xách cho cô ta, thế thôi.
Họ không có bằng chứng gì hết, nhưng họ vẫn cứ đi tìm. Lạy Chúa, đúng thế, họ đi tìm.
- Còn những cô khác nữa, Arty? Hãy nhìn những bức ảnh này xem, anh thường đi khắp đường sá ở thành phố quanh nhà ga. Vậy anh đã mang túi xách cho bao nhiêu cô rồi?
- Tôi không hiểu các ông muốn nói gì.
Thế nào chúng cũng tìm ra sự thật. Tình thế rất nguy hiểm, cho nên hắn đã rời New York, đến ở tại Connecti-cut, đã xin làm ở một trạm xăng. Rồi cách đây sáu năm, hắn chuyển sang làm việc trong ga ra ở Carley, bang Arizona. Thật quá vụng về, tại sao lại nói: Rhode Island mà không phải Arizona? Cái thằng xưng danh Pete Lemer có lẽ không để ý, nhưng nói thế thật quá vụng về, dễ làm cho người ta chú ý.
Họ không có gì để buộc tội hắn được, trừ phi họ lục tìm quá khứ của hắn, trường hợp họ trở lại thẩm vấn hắn về cô gái ở Texas. Hắn đã đề nghị với cô ta: "Đi đến nhà tôi ở Village, tôi có rất nhiều bạn bè sẵn sàng thu nhận cô làm người mẫu".
Nhưng họ sẽ không tìm ra bằng chứng cụ thể được cũng như bây giờ họ không làm sao có bằng chứng. Không có gì hết, không có gì sai trái hết, hắn hoàn toàn tin chắc như thế.
Hắn nhớ cô ta đã hỏi hắn: Anh ở trong cái xó này à?
Đường tiếp theo xa lộ Merritt là Hutchinson River, hắn lái xe chạy theo những tấm biển chỉ đường đến cầu Throgs Neck. Hắn đã có sẵn chương trình kỳ diệu trong óc rồi. Việc đánh cắp xe hơi quả thật nguy hiểm, luôn luôn có thể xảy ra việc chủ nhân thình lình quay về trong vòng 10 phút: khi ấy cảnh sát sẽ được báo động và tên trộm chưa đi quá 20 cây số. Nên ăn trộm những chiếc xe mà chủ nhân đi đâu lâu, như đi xem xi nê chẳng hạn, xem những bộ phim xưa từ thời thập niên 40, hay là chủ nhân đáp máy bay đi đâu đó.
Đèn báo nguy hiểm nhấp nháy trên cầu Throgs Neck - Váng băng - Gió, nhưng sẽ ổn hết bởi hắn là tay lái xe cừ khôi, và đêm nay bọn nhát gan đều ở nhà hết, thế càng dễ dàng cho công việc của hắn.
Lúc 11 giờ 20, hắn lái xe vào bãi đỗ số 5 ở phi trường La Guardia, bãi này rất an toàn và có giá đặc biệt cho những xe gởi lâu.
Hắn đến lấy thẻ gởi xe, thanh chắn cất lên, hắn lái xe từ từ chạy vào bãi, cẩn thận tránh tầm mắt của nhân viên thu ngân ngồi ở cổng ra, gần bên trạm thuế tự động. Hắn chọn chỗ để xe ở lối số 9, nằm giữa chiếc Chrysler và chiếc Cadillac sau chiếc Oldsmobile. Chiếc Coccinelle của hắn nằm lọt ở giữa trông bé tí, khuất dạng.
Hắn tựa lưng ra ghế, chờ đợi. Bốn mươi phút trôi qua, hai chiếc xe chạy vào bãi đỗ xe, một chiếc có màu đỏ chói, chiếc kia là một xe tải nhỏ màu vàng. Cả hai chiếc này rất dễ bị người ta chú ý. Hắn vui mừng khi thấy hai chiếc xe không để ý đến những chỗ còn trống ở gần xe hắn, mà chạy đến tận cuối bãi ở phía bên trái.
Một chiếc nữa từ từ chạy vào, đây là chiếc Pontiac màu xanh thẫm, chiếc xe chạy đến đậu trước mặt hắn ba hàng. Đèn tắt hết, hắn nhìn người lái xe bước ra, đi vòng ra sau, lấy trong thùng xe ra một cái va-li lớn. Anh chàng này có vẻ đi lâu mới về.
Hắn cúi người xuống, đầu vừa cao khỏi kính chắn gió, nhìn người đàn ông đóng thùng xe rồi xách va-li đi đến bến xe đưa khách tới ga sân bay.
Mấy phút sau, xe đưa khách ra ga chạy đến, hắn quan sát bóng người chủ Pontiac leo lên chiếc xe đón khách. Chiếc xe chạy đi.
Hắn bình tĩnh, chậm rãi bước ra khỏi chiếc Coccinelle, đưa mắt nhìn quanh, không có ánh đèn pha của xe hơi nào hết. Chỉ sải vài bước là hắn đến bên chiếc Pontiac, thử chiếc chìa khóa thứ hai là hắn mở được cửa xe, hắn bước lên.
Trong xe âm áp thật dễ chịu, hắn mở công-tắc. Máy nổ êm ru, bình xăng còn đầy ba phần tư.
Tuyệt diệu.
Hắn phải đợi. Người bảo vệ sẽ thắc mắc không biết hắn trả tiền vé gởi xe gần hai giờ để làm gì. Nhưng hắn còn quá nhiều thì giờ và hắn muốn suy nghĩ tính toán cho thật kỹ. Hắn ngồi yên trong ghế đệm êm ái, nhắm mắt lại, và hình ảnh Nina bỗng chập chờn trước mắt hắn: hắn thấy lại bà ta như đêm đầu tiên hắn gặp.
Hắn lên xe đi vòng vòng ngoài đường, lòng nhủ lòng đáng ra không nên đi như thế này làm gì. Hai vụ gϊếŧ người, cô Jean Carfolli và bà Weiss đang còn mới quá nhưng hắn không thể ở nhà được. Và hắn đã gặp chiếc Kerman Ghia đang đậu bên lề đường số 7, nơi vắng vẻ cô quạnh. Hắn chiếu đèn sáng vào tấm thân mảnh mai nhỏ bé, mái tóc đen, hai bàn tay nhỏ lúng túng trong cái kích đội xe. Cặp mắt to màu hạt dẻ hoảng hốt khi nhìn hắn lái xe đến gần rồi dừng lại. Có lẽ cô nhớ lại tất cả chuyện người ta kể về gã đàn ông gϊếŧ người trên xa lộ.
- Tôi có thể giúp gì cho bà được không, thưa bà? Đối với bà thì khó, nhưng tôi làm nghề này, tôi sửa xe trong ga ra.
Ánh mắt lo âu biến mất trên mặt chị. Chị đáp:
- Ồ tuyệt quá! Thú thật với anh tôi quá lo sợ... xe bể bánh ở một nơi thật bất tiện.
Hắn không thèm nhìn đến chị, hắn chăm chú lo sửa xe, như thể chị không có mặt trên đời, như thể chị đã chín trăm tuổi.
- Xe bà bị một mảnh chai đâm phải, không nghiêm trọng đâu. - Hắn nhanh nhẹn thay lốp xe, chưa đầy ba phút, hắn dứng lên.
- Anh cho trả bao nhiêu? - Chị mở ví, đầu cúi xuống. Ngực chị phập phồng dưới chiếc áo măng tô bằng lông thú giai cấp tư sản. Hắn thấy con người chị toát ra như thế. Không hung hăng như cô bé Jean Carfolli, mà cũng không to mồm phách lối như mụ phù thủy già Weiss, đúng là một thiếu nữ duyên dáng đang tỏ lòng biết ơn hắn. Hắn đưa tay lên định sờ ngực chị.
Bỗng có đèn chiếu sáng hàng cây bên kia đường, ánh sáng chao đảo rồi chiếu thẳng vào hai người. Xe cảnh sát đến, hắn thấy ngọn đèn quay trên nóc xe. Hắn nói nhanh:
- Tiền công thay bánh xe ba đô-la, và nếu bà muốn vá lốp xe, tôi có thể vá cho bà. - Hắn thọc tay vào túi - Tôi tên là Arty Taggert tôi có ga ra ở Carley, đường Monroe, cách quán rượu Mill Tavern chừng hai cây số.
Xe cảnh sát trờ tới, đến gần họ. Người sĩ quan cảnh sát bước tới:
- Yên ổn chứ, thưa bà? - Ông ta đưa mắt nhìn Arty, ánh mắt thật kỳ lạ nghi ngờ.
- Ổn cả, thưa ông! Thật may, ông Taggert ở gần nhà tôi. Ông ấy đi ngang qua đây nhằm lúc tôi bị nổ bánh xe.
Chị làm như thể chị quen biết hắn, nét mặt ông cảnh sát thay đổi:
- Thật may cho bà đã gặp được người bạn ở đây. Giờ nầy mà một phụ nữ ở một mình với xe bị hỏng như thế này thì thật nguy hiểm...
Người cảnh sát lên xe tuần tra, nhưng ông ta vẫn nhìn hai người. Chị hỏi hắn:
- Anh sửa bánh xe cho tôi được à? Tôi là Nina Peterson, nhà tôi ở tại khu Drifwood Lane.
- Được chứ, rất hân hạnh được biết bà - Hắn leo lên xe, thái độ tự nhiên bình thản, như thể việc sửa chữa vừa rồi là nhỏ nhặt, không quan trọng, hắn không để lộ vẻ là hắn cần phải gặp lại chị. Hắn thấy trong ánh mắt của chị có vẻ bực bội vì cảnh sát đã đến không đúng lúc. Nhưng hắn phải chạy nhanh kẻo anh chàng cảnh sát lại nghĩ đến Jeart Carfolli và bà Weiss, lại hỏi hắn:
- Thưa ông, ông thường đến giúp các phụ nữ đơn độc một mình như thế này phải không?
Cho nên hắn đã bỏ đi nhanh, và sáng hôm sau, lúc hắn có ý định gọi chị, thì chị lại gọi hắn. Chị nói:
- Chồng tôi vừa cằn nhằn tôi vì tôi đã dùng bánh xơ cua mà chạy. - Giọng chị ấm áp, dễ thương, vui vẻ, như thể hai người quen đang nói chuyện với nhau. - Khi nào tôi lấy lại bánh xe?
Hắn nghĩ rất nhanh, khu Driftwood Lane là nơi yên tĩnh, nhà cửa lại nằm cách xa nhau. Nếu chị đến chỗ hắn thì hắn sẽ không có phương tiện gì để tỏ tình với chị được, tỏ tình ở chỗ hắn rất nguy hiểm.
- Bây giờ tôi phải đi làm việc, - Hắn nói láo - chiều nay tôi sẽ mang đến cho bà, khoảng mười bảy giờ.
Khoảng năm giờ trời đã tối rồi.
- Quá tuyệt! - Chị đã reo lên - Phải ráp cái bánh mắc dịch này vào xe để tôi kịp đi đón chồng tôi về tàu hỏa lúc 18 giờ 30.
Ngày hôm ấy, hắn ở trong tình trạng hưng phấn không thể nào tả nổi. Hắn đi hớt tóc, mua một cái áo sơ-mi ca rô mới. Về nhà, hắn chẳng thèm làm việc gì cả, hắn tắm rửa, thay áo quần, nghe cát-sét để gϊếŧ thời gian. Sau đó, hắn lắp vào máy ghi âm một cuộn băng mới, hắn dán nhãn trên cuốn băng này có ghi chữ "Nina". Hắn xem lại máy ảnh đã có phim chưa, nghĩ đến nỗi suиɠ sướиɠ khi chụp ảnh, khi nhìn hình ảnh in ra trên giấy.
Đến 17 giờ 5, hắn lên đường đi Driftwood Lane. Hắn chạy trước đường một lát mới quyết định cho xe vào đậu trong cánh rừng gần nhà, đề phòng khi...
Hắn đi bộ trong rừng, gần bờ biển, hắn nhớ tiếng sóng vỗ vào bãi, tiếng sóng nghe rất êm tai, gây cho hắn cảm xúc bồi hồi, mặc dù đêm ấy rất lạnh.
Chiếc xe của Nina đậu ở lối đi sau nhà, chùm chìa khóa xe nằm ở ổ khóa công tắc. Hắn thấy thiếu phụ qua cửa sổ nhà bếp, chị đi lui đi tới, tháo những gói thực phẩm ra. Căn phòng rất sáng và Nina rất đẹp, chị mặc áo len tay dài màu xanh nhạt phủ ra ngoài quần, quanh cổ vấn khăn quàng. Hắn thay cái bánh xe rất nhanh, liếc mắt nhìn thử có ai trong nhà nữa không. Hắn sẽ làʍ ŧìиɦ với chị, và chắc chị cũng muốn lắm. Nội chuyện chị đã nói chồng chị tức giận chị, cũng đủ cho hắn thấy chị cần có người đàn ông hiểu biết. Hắn mở cho máy ghi âm chạy, và nói thì thầm vào máy những lời trìu mến để làm cho Nina suиɠ sướиɠ khi hắn muốn thổ lộ tâm tình với chị.
Hắn đến cửa nhà bếp, gõ cửa nhè nhẹ, chị bước nhanh đến, có vẻ ngạc nhiên khi thấy hắn, nhưng hắn đưa chùm chìa khóa xe cho chị, miệng tươi cười. Chị liền mở cửa cho hắn vào, thái độ niềm nở, dễ mến, giọng cởi mở, nói rằng hắn dễ thương biết bao.
Sau đó, chị hỏi hắn, chị phải trả công cho hắn bao nhiêu. Hắn đưa tay - tay hắn đeo găng - tắt ngọn đèn ở nhà bếp. Hắn để hai tay lên mặt chị và hôn chị, hắn thì thào nói:
- Trả cho anh cái này được rồi.
Chị tát vào mặt hắn, hắn không ngờ bàn tay nhỏ bé như thế lại giáng cho hắn một cái tát như trời giáng đến vậy. Chị la lên:
- Cút ra ngay! - Giọng chị thốt lên như xua đuổi một con chó, như thể hắn không cư xử tốt với chị. Chị làm như thế đã không khêu gợi hắn lại gây cho hắn bực mình. Hắn đưa tay ra, hắn muốn trừng trị chị, muốn chị đừng hung hăng dữ tợn như thế nữa. Hắn muốn nắm cái khăn quàng nơi cổ chị, nhưng chị đã vùng ra, chạy lên phòng khách. Chị không la một tiếng, cũng không kêu cứu. Sau này hắn mới biết lý do tại sao chị không la tiếng nào. Chị không muốn hắn biết có con chị ở trong nhà, nhưng chị lại cố chạy đến lấy cái que sắt ở lò sưởi.
Thấy thế, hắn cười, hắn nói nho nhỏ với chị chuyện hắn sắp làm, hắn nắm hai bàn tay chị, lấy que sắt để vào chỗ cũ. Rồi hắn nắm chiếc khăn quàng, thắt mạnh vào cổ chị... cho đến khi chị ngộp thở, hai bàn tay như búp bê vùng vằng, xuôi xuống, mềm nhũn ra, còn hai con mắt lớn màu hạt dẻ mở rộng, lờ đờ trợn trừng, da mặt xanh lét.
Tiếng ùng ục ngộp thở đã hết, hắn nắm chị một tay, một tay lấy máy ảnh chụp một tấm, mong sao hai mắt chị nhắm lại. Ngay khi ấy hắn nghe phía sau lưng hắn có tiếng khò khè của ai đấy vang lên.
Hắn quay người lại, thằng bé đang đứng ở tiền sảnh, giương mắt nhìn hắn, cặp mắt to màu hạt dẻ. Thằng bé cũng ngộp thở y như chị.
Như thể hắn không gϊếŧ chị, như thể chị đang cười nhạo hắn, nói với hắn chị sẽ trả thù.
Hắn bước đến cậu bé, hắn phải làm chấm dứt cái tiếng khò khè ấy, phải làm cho cặp mắt ấy khép lại. Hắn đưa tay ra, cúi người xuống...
Có người bấm chuông ở cửa.
Phải chạy trốn thôi, hắn băng qua tiền sảnh chạy vào nhà bếp, lẻn ra cửa sau. Tiếng chuông reo lên lần thứ hai, hắn chạy qua cánh rừng, nhảy lên xe, lái về ga ra của hắn chỉ mấy phút. Bình tĩnh - Hãy bình tĩnh, hắn đến quán rượu Mill Tevem ăn ổ bánh mì kẹp thịt băm và uống chai bia. Ở đây thế nào hắn cũng được nghe những tin về vụ gϊếŧ người trong thành phố.
Nhưng hắn sợ, nếu người cảnh sát nhận ra mặt của Nina trên báo, nếu anh ta khai với cấp chỉ huy đồn: - "Lạ thật, đêm qua tôi đã gặp bà này ở ngoài đường, khi ấy có thằng cha tên Taggert sửa xe cho bà ta...".
Hắn định rời thành phố, nhưng khi chuẩn bị va-li thì hắn nghe tin thông báo có một nhân chứng, một bà hàng xóm, cho biết bà đã bị một chàng trai từ trong nhà Peterson chạy ra tông phải bà, khiến bà nhào ngửa ra. Bà nói là bà biết chàng trai này, đấy là Ronald Thompson, một thanh niên ở trong khu vực mới 17 tuổi, và người ta đã thấy Thompson nói chuyện với bà Peterson mới mấy giờ trước khi xảy ra án mạng.
Arty để máy ảnh, máy ghi âm, các âm bản, phim và các cuộn băng cát-sét vào một hộp sắt, hắn chôn cái hộp dưới một bụi cây ở sau ga ra, hắn nghĩ cứ đợi xem sao.
Cuối cùng, người ta bắt Thompson trong một khách sạn rẻ tiền ở Virginia, người ta buộc tội cậu bé là hung thủ.
Thật may mắn cho hắn, quả thật là may mắn không ngờ được. Phòng khách tối om, có lẽ vì thế mà thằng bé không thấy mặt hắn và ngay sau đó thì Thompson vào nhà.
Thế nhưng hắn muốn gϊếŧ luôn thằng bé. Hắn đã đến gần thằng bé, chắc Neil đã bất tỉnh. Và biết đâu có ngày thằng bé nhớ lại.
Ý nghĩ ấy cứ ám ảnh Arty mãi, hắn thường nằm mơ thấy cặp mắt ấy theo dõi hắn. Thỉnh thoảng hắn thức giấc vào nửa đêm, mồ hôi ướt đẫm cả người, run rẩy, cứ tưởng tượng cặp mắt ấy nhìn hắn qua cửa sổ, hay nghe tiếng gió rì rào hắn lại nghĩ đấy là tiếng ục ục trong cuống họng vì bị ngộp thở.
Sau đó hắn không săn lùng con gái nữa, tuyệt đối không. Hắn chỉ đến quán rượu Mill Tavern, hầu như đêm nào cũng đến. Hắn chơi thân với những khách thường xuyên đến đó, nhất là Bill Lufts. Bill thường kể về Neil.
Mãi cho đến tháng vừa rồi, hắn cảm thấy không thể nào không đào cái hộp đựng băng cát-sét lên để nghe lại được.
Đêm ấy, trên máy vô tuyến điện thoại, hắn nghe cô Callahan cho biết xe cô ta bị nổ bánh, thế là hắn đến gặp cô ta. Hai tuần sau, hắn lại nghe bà Ambrose báo cho biết bà bị lạc đường và xe hết xăng, hắn liền đi tìm bà ta.
Cảnh sát ở Fairfiels County một lần nữa phải điên đầu. Họ đi tìm một kẻ gọi là "tên gϊếŧ người bằng vô tuyến điện thoại". Hắn yên tâm tự nhủ: Mày chẳng để lộ dấu vết gì hết.
Nhưng sau hai vụ này, đêm nào hắn cũng mơ thấy Nina, chị lên án hắn. Rồi cách đây hai tuần, Bill đến chỗ hắn ở vào giờ giải lao, lão ta có dắt Neil đi theo. Neil nhìn thẳng vào mặt Arty.
Chính ngày hôm ấy, hắn quyết phải gϊếŧ Neil trước khi rời khỏi Carley. Và khi lão Lufts kể chuyện Steve gởi tiền của thằng bé ở ngân hàng - Vợ lão đã thấy bảng kê khai số tiền ngân hàng nằm trên bàn làm việc của Peterson, hắn quyết đoạt số tiền ấy cho bằng được.
Càng nghĩ đến Nina, hắn càng ghét Peterson. Peterson có thể ôm hôn chị mà không bị bợp tai. Peterson có danh tiếng trong báo giới, Peterson có người để ra lệnh, Peterson có bạn gái mới. Hắn sẽ làm cho anh ta biết thế nào là lễ độ.
Căn phòng dưới Ga lớn Trung tâm luôn luôn nằm trong tâm khảm của hắn, một nơi để ẩn náu khi cần đến, hay là để dẫn gái tới nơi không ai có thể tìm ra được cô ta nữa.
Hắn thường tưởng tượng ra cảnh hắn làm cho Ga lớn Trung tâm nổ tung từ căn phòng ấy. Hắn tưởng tượng ra cảnh mọi người nhốn nháo hoảng hốt khi quả bom nổ, khi họ thấy mặt đất mở ra dưới chân họ, thấy trần nhà sập xuống: tất cả những người không thèm để ý đến hắn khi hắn cố gây cảm tình với họ, tất cả những người không bao giờ cười với hắn, chen lấn xô đẩy hắn, không thèm chú ý đến hắn, những kẻ ăn xong ném đĩa cho hắn rửa, những chiếc đĩa đầy mỡ, bơ, thật là dơ bẩn.
Tất cả sẽ cho xảy ra một lần theo kế hoạch - Kế hoạch của August Rommel Taggert - Kế hoạch của Cáo.
Giá mà Sharon đừng phải chết! Giá mà cô ta yêu hắn! Nhưng ở Arizona chán gì con gái đáng yêu, hắn chỉ cần có tiền là được.
Sáng kiến để cho Sharon và Neil chết cùng một giờ với chàng trai Thompson bị hành quyết, quả là một sáng kiến tuyệt vời. Vì hắn sẽ gϊếŧ họ, còn Thompson thì đáng chết vì đêm ấy đã xía vào chuyện người ta.
Và tất cả những ai có mặt tại Ga lớn Trung tâm, sẽ bị hàng tấn gạch đá sụp đổ đè lên người, chúng sẽ bị nếm mùi bị mắc bẫy là như thế nào.
Còn hắn thì được tự do.
Sắp đến rồi. Giờ kết liễu sắp đến rồi.
Arty nhăn mặt khi nhận thấy thời gian chờ đợi đã trôi qua. Khi nào hắn nghĩ đến Nina là thời gian trôi qua vùn vụt như thế, hắn thấy đã đến lúc phải đi.
Hắn cho chiếc Pontiac chạy đi, lúc đó là hai giờ kém 15 hắn dừng lại trước trạm kiểm soát đưa vé mà hắn đã lấy để cho chiếc Volkswagen của hắn vào bãi. Người nhận vé có vẻ ngái ngủ, anh ta nói với hắn:
- Hai giờ hai mươi phút, cả thảy hai đô-la, thưa ông.
Hắn ra khỏi phi trường rồi dừng lại ở buồng điện thoại trên Đại lộ Queens. Đúng hai giờ, hắn gọi đến buồng điện thoại trước mặt nhà hàng Bloomingdale. Ngay khi Peterson nhận ống nghe, hắn ra lệnh cho anh đến buồng điện thoại công cộng trên đường 96.
Hắn đói bụng mà chỉ còn 15 phút nữa thôi.
Hắn vào một quán ăn uống mở cửa suốt ngày đêm, ăn vội mấy lát bánh mì và uống ly cà phê, mắt luôn luôn nhìn vào đồng hồ.
Đúng 2 giờ 15, hắn gọi buồng điện thoại trên Đường 96, nói vắn tắt cho Steve biết chỗ hẹn.
Đến đây là bắt đầu giây phút nguy hiểm.
Hai giờ 15 phút, hắn lái xe về phía Đại lộ Rosevelt. Đường sá vắng vẻ, không có bóng dáng xe cảnh sát chìm. Nếu có, hắn rất dễ bị phát hiện, hắn có tài lái xe mà không bị cảnh sát nghi ngờ.
Tuần trước, hắn quyết định chọn Đại lộ Rosevelt để làm điểm hẹn. Hắn tính thời gian để hắn quay về phi trường La Guardia chỉ mất có 6 phút. Trường hợp cảnh sát theo Peterson, thì hắn sẽ có cơ may đánh lạc hướng họ.
Những cột tháp để móc hệ thống dây cáp tàu điện chạy dọc theo Đại lộ Rosevelt đã che khuất bớt tầm mắt của mọi người, khiến họ khó mà phân biệt được những chuyện xảy ra ở bên kia đường hay ở khu nhà nằm bên đường. Đây là chỗ lý tưởng để hẹn gặp.
Đúng hai giờ 35, hắn đậu xe trên Đại lộ Rosevelt, đối diện với cầu vồng ở Brooklyn, cách chân cầu chưa đầy nửa khu phố.
Đến hai giờ 36, hắn thấy đèn pha xe hơi từ cầu vồng Brooklyn Queens chạy tới, ở phía đối diện. Hắn trùm chiếc vớ dài trên mặt.
Chính là chiếc Mercury của Peterson. Bỗng trong nháy mắt, hắn tưởng chừng Peterson đâm thẳng vào hắn, vì chiếc xe rẽ về phía hắn. Anh ta chụp ảnh chiếc Pontiac phải không? Nếu thế thì chúng lại càng bỏ công hơn nữa.
Xe của Peterson đứng ngay trước mặt hắn, phía bên kia đường. Hắn nuốt nướt bọt, căng thẳng. Nhưng không có ánh đèn pha nào từ phía cầu vồng đến hết, hắn phải ra tay nhanh thôi. Hắn lấy cái xách hải quân. Hắn đã đọc trong các tạp chí điện tử, hắn biết thường khi người ta trả tiền chuộc, họ thường gài trong va-li máy phát tin. Hắn phải cảnh giác cho an toàn.
Hắn phải dùng cái xách của hắn cho an tâm, cái xách vải nhẹ nhàng, trống không, sắp sửa được tộng đầy bạc vào. Hắn mở cửa xe, nhẹ nhàng băng qua đường. Hắn đi chưa đầy 60 giây đã đến, hắn gõ vào cửa xe của Peterson ra dấu cho anh mở cửa kính. Trong khi anh hạ kính xuống, hắn nhìn nhanh vào trong xe, Peterson chỉ có một mình, hắn đưa cái xách cho anh.
Ánh sáng yếu ớt trên đường chiếu bóng những trụ chống đỡ hệ thống dây cáp tàu điện lên xe Mercury. Hắn ra lệnh Peterson không được nhìn hắn và sang tiền vào xách cho hắn, giọng khàn khàn nho nhỏ như hắn đã giả giọng mấy lần trước.
Peterson không trái lời, sau chiếc vớ trùm đầu, Cáo đưa mắt nhìn quanh, tai lắng nghe. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ có người đang đến gần. Cảnh sát có theo Peterson, nhưng có lẽ họ để cho cuộc hẹn này diễn ra êm thấm.
Hắn nhìn Peterson bỏ gói bạc cuối cùng vào xách. Hắn ra lệnh cho anh buộc lại rồi đưa ra cửa sổ cho hắn, hắn dợm thử cái xách có nặng không. Hắn cẩn thận nói rất nhỏ ra lệnh cho Peterson đợi 15 phút mới được đi, và nói anh có thể nhận lại Neil và Sharon vào lúc 11 giờ 30.
- Anh đã chứng kiến cảnh vợ tôi chết phải không?
Câu hỏi làm cho Cáo giật mình. Vậy là người ta đã bắt đầu nghi ngờ hắn, hắn phải đi gấp thôi. Hắn toát mồ hôi hột, chiếc sơ mi trong áo khoác ướt nhèm, hai bàn chân ấm lên mặc dù gió thổi lạnh buốt mắt cá chân của hắn.
Hắn băng qua đường, leo lên chiếc Pontiac. Peterson có dám theo dõi hắn không?
Không. Anh ta vẫn ngồi yên trong xe.
Cáo nhấn ga, phóng lên chân cầu vồng ở Brooklyn Queens. Chỉ chạy hai phút là hắn đến xa lộ Đại trung tâm, hắn hòa vào dòng xe cộ chạy về hướng Đông, rồi ba phút sau hắn rẽ vào đường đến phi trường La Guardia.
Đến hai giờ 46, hắn lấy vé vào bãi đậu xe số 5.
Chín mươi giây sau, chiếc Pontiac đậu lại đúng chỗ hắn đã lấy xe hồi nãy. Nếu ai chú ý thì sẽ thấy có sự khác biệt duy nhất là xăng đã bớt đi một tí và ở đồng hồ tốc độ có tăng thêm 24 cây số.
Hắn bước ra khỏi xe, cẩn thận đóng cửa lại, mang cái xách đến để lên chiếc Coccinelle. Khi đã ngồi vào trong xe và bắt đầu tháo sợi dây ở miệng túi xách, hắn mới thở dài nhẹ nhõm.
Hắn mở miệng túi xách ra, chiếu đèn pin vào trong, miệng hắn nở nụ cười khoái trá. Hắn lấy gói bạc đầu tiên để đếm.
Tiền bạc đầy đủ, tám mươi hai ngàn đô-la. Hắn lấy cái va-li trống ở chỗ ngồi sau xe rồi sắp từng gói bạc vào trong. Hắn sẽ xách tay cái va-li này lên máy bay.
Lúc 7 giờ, hắn ra khỏi bãi đỗ xe, hòa vào dòng xe cộ buổi sáng từ ngoại ô đi vào Manhattan. Cho chiếc Volkswagen đậu vào ga ra khách sạn Biltmore và vội vã đi lên phòng. Hắn tắm, cạo râu rồi gọi thức ăn sáng.
Bình luận truyện