Chương 27: 27: Đứa Trẻ Đó Lớn Lên Có Đẹp Mắt Không
Đan Ý xuống xe đi bộ một hồi, sau đó đi vào một con đường nhỏ mới về đến nhà.
Bà ngoại Đan vừa vặn ra cửa đổ rác, mở cửa liền thấy cháu gái đứng ngoài.
"Ý Ý?"
"Bà ngoại.
" Đan Ý hô lên một tiếng, hô xong lúc sau không nhịn được mà hắt hơi một cái.
Bà ngoại Đan lúc này mới chú ý tới cả người cô ướt hết, nhớ tới cơn mưa vừa rồi, "Cháu làm sao lại để ướt thành như thế này? Mau vào nhà!.
"
Bà kéo Đan Ý đi vào bên trong.
Hai người bước vào nhà, trong phòng khách, ông ngoại Đan mặc bộ Đường trang màu xanh đậm đang ngồi trên ghế sofa, trong tay cầm tờ báo.
Đan Ý nhìn thấy thế theo bản năng lưng đứng thẳng, hô: "Ông ngoại.
"
Ông ngoại Đan nhìn cô một cái, ừ một tiếng, trên mặt không có biểu tình gì, lại tiếp tục cúi đầu xem báo tiếp.
Đan Ý cũng đã quen với bộ dạng ít nói cười này của ông.
Bà ngoại Đan khom lưng tìm cho cô một đôi dép lê, "Cháu đi về phòng lấy quần áo rồi mau đi tắm nước nóng nhanh đi.
"
Đan Ý hít hít mũi, thanh âm còn có chút hơi khàn, "Dạ.
"
Cô đi về phía phòng ngủ của mình, sau đó bước vào, cô nhận ra mình vẫn đang cầm áo khoác của Đường Tinh Chu.
Đan Ý nhìn nó lần cuối, sau đó đem đặt trên ghế, xoay người đi lấy quần áo.
! ! !
Mười phút sau, Đan Ý mặc bộ đồ khô thoáng từ phòng tắm đi ra.
"Ý Ý tắm xong rồi phải không cháu, mau tới đây uống nước trà gừng này.
" Bà ngoại Đan nghe được tiếng của cô, từ trong phòng bếp đi ra, trên tay bưng một cái bát, bên trong là trà gừng vừa mới nấu xong.
"Cảm ơn bà ngoại.
" Đan Ý vươn tay ra đón lấy cái bát kia, cầm ở trong lòng bàn tay.
Hơi nóng từ thành bát tỏa ra, tay Đan Ý cũng trở nên ấm hơn.
"Còn nóng đấy, cháu uống từ từ thôi.
" Bà ngoại Đan cẩn thận dặn dò rồi kéo cô đến chỗ sofa trống, "Nào, ngồi trước đi.
"
Đan Ý theo lời ngồi xuống.
Cô cúi đầu uống cạn bát trà gừng, vừa nóng vừa cay, từ cổ họng chảy xuống tận dạ dày.
Cả người cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Bà ngoại Đan nhìn khuôn mặt trắng như sứ của cô, lại sờ mu bàn tay cô, "Cháu gầy quá, ở trường có phải ăn không ngon không?"
Đan Ý lắc đầu, "Cháu không gầy, ăn ở trường khá tốt ạ.
"
Bà ngoại Đan lại hỏi: "Ở trường có phải học nhiều quá không?"
Đan Ý: "Vẫn ổn ạ.
"
Bà ngoại Đan: "Vậy sao đến cuối tuần cháu không về nhà? Có phải lại đi làm thêm không?"
Đan Ý lúc này không lập tức trả lời.
Bà ngoại Đan liền biết mình đoán đúng, "Cháu cuối tuần luôn không về nhà, hỏi cháu thì nói ở lại học bài, khẳng định là lại ra bên ngoài kiếm việc làm thêm.
"
Bà có thể thấy cháu gái mình quả thật đã gầy đi một chút, giọng điệu có chút đau khổ: "Ý Ý, chúng ta là người thân của cháu, cháu nếu thiếu tiền có thể nói cho chúng ta biết, không cần tự mình phải vất vả đi làm thêm kiếm tiền.
"
Đan Ý thực hiểu chuyện, vẫn luôn là.
Mấy năm trước được bọn họ mang về Đan gia, về sau cơ hồ rất ít khi hỏi bọn họ xin tiền.
Ngay cả học phí cao trung cũng là do cô tự mình kiếm tiền tích góp, thứ bảy ngày người ta đi học bổ túc thì cô đi làm thêm, ngày thường ăn uống rất tiết kiệm.
Người khác thì đều có tiền tiêu vặt, nhưng cô thì không có, cô từ trước đến nay đều không đua đòi xin xỏ gì.
Kỳ nghỉ hè sau khi thi xong đại học, Đan Ý cũng đi làm thêm, nhưng khoản vay ngân hàng không đủ cho học phí một năm, hơn nữa học phí dành cho sinh viên âm nhạc vốn đã đắt hơn các chuyên ngành khác.
Cho nên một phần học phí của năm đầu đại học đã được họ chi trả, và bà ngoại Đan đã dùng tiền lương hưu của mình để ứng trước.
Đan Ý cầm lấy tiền đi đóng học phí và hứa với bà: "Bà ơi, sau này cháu sẽ trả lại tiền này cho bà, bà có thể coi như hiện giờ cháu mượn tiền của bà vậy.
"
"Cháu nói linh tinh cái gì vậy, cháu là cháu gái duy nhất của ta, tiền của ta cũng chính là để cho cháu.
"
Nhưng Đan Ý vẫn kiên trì muốn trả lại bọn họ số tiền này, học kỳ một làm thêm ở quán bar, hai phần ba lương cô chuyển vào thẻ của bà ngoại, còn lại là tiền sinh hoạt phí của bản thân.
Ông bà ngoại đã về hưu, không còn công tác nữa nên chỉ có thể dựa vào tiền lương hưu đó để sinh hoạt.
Cô không thể lấy tiền của họ được, cô vốn dĩ chính là gánh nặng của bọn họ.
Cô thực sự đã nghĩ đến việc không đi học nữa.
Đan Noãn qua đời năm cô mới mười lăm tuổi, còn chưa học xong sơ tam* cô đã nói với ông bà rằng mình muốn ra ngoài đi làm thêm, dù sao cô học cũng không tốt, không bằng ra ngoài kiếm tiền sớm một chút.
(*Lớp 9)
Ông ngoại Đan sau khi biết ý nghĩ này của cô, trực tiếp bắt cô quỳ ở bên ngoài.
Ngày hôm đó trời nắng nóng, Đan Ý thân thể gầy gò quỳ gối trong sân, cô ngẩng cao đầu, với thái độ kiên quyết không thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Trước kia Đan Ý là người nóng tính, hở ra một tí có thể cùng người khác đánh nhau, trừ Đan Noãn ra thì không một ai có thể làm cô chịu thua.
Bà ngoại Đan thuyết phục thế nào đi nữa thì ông ngoại Đan cũng không nghe mà cứ bắt cô quỳ tại nơi đó.
Đan Ý quỳ một ngày, chân quỳ đều đã tê rần.
Ngày hôm sau ông ngoại Đan đưa cô đến một nơi, là sân luyện quân.
Dưới cái nắng gay gắt, từng tốp nam sinh trong bộ quân phục rằn ri đứng trong tư thế quân đội tiêu chuẩn, dáng người thẳng tắp, làn da rám nắng, trên trán và má lấm tấm mồ hôi.
Đan Ý nhìn đám nam sinh được huấn luyện đâu vào đấy.
Bọn họ vác nặng chạy bộ, trèo thang qua tường cao, băng qua sông dựa vào gỗ, thực hiện hàng trăm lần nhảy ếch và ngồi lên một cái thoải mái, hô khẩu hiệu lặp đi lặp lại.
Trên người bọn họ dù ít hay nhiều đều có vết thương, từ những vết xước nhỏ đến những vết thương ngoài da và những vết thương phải trải qua sinh tử do súng đạn.
Mà những vết thương này là huy chương của bọn họ.
Điều khiến Đan Ý cảm động hơn cả là đôi mắt của bọn họ, trong veo lại sạch sẽ, kiên định mà có thần.
Bọn họ vui vẻ chịu đựng, chưa từng dao động, cũng chưa từng hối hận.
Ông ngoại Đan trước kia cũng là quân nhân, những điều này ông đã từng trải qua rồi.
"Đan Ý, những gì mà cháu nhìn hôm nay chỉ là một phần trong hoạt động huấn luyện hàng ngày của quân nhân, còn có những khó khăn khác mà cháu không thể tưởng tượng được.
"
"Cháu có thể sống trong hòa bình như thế này, có thể khỏe mạnh mà đứng ở đây, hết thảy những gì cháu có được ngày hôm nay, đều là bọn họ dùng mồ hôi và máu để đổi về.
"
"Cháu tuổi còn nhỏ, không đi học thì làm được gì, có thể mang binh đi đánh giặc sao, xông pha trận mạc giết giặc được không, cháu có dũng khí và nỗ lực ấy không?"
"Cháu cái gì cũng không có, vậy nên cháu cần đọc nhiều sách hơn, nhìn xem thế giới nhiều hơn, hiểu biết thế giới này, để làm phong phú cho nội tâm suy nghĩ của mình, như vậy mới xứng đáng là những người bảo vệ tổ quốc.
"
"Chúng ta là Đan gia, không nuôi phế vật.
"
Sau khi trở về, Đan Ý quyết định thay đổi bản thân, cô thu lại những tính xấu, một lần nữa cầm sách giáo khoa lên.
Bà ngoại Đan đã đăng ký cho cô một lớp đào tạo, cô dùng thời gian năm tháng để thi đậu trường trung học trọng điểm của Thanh thành, trường trung học số 1 Thanh thành.
Mục tiêu Thanh đại là quyết định sau đó của cô.
Bởi vì Đường Tinh Chu đã được nhận vào đó, cô muốn đuổi kịp anh, cho nên cô chỉ có thể càng thêm nỗ lực.
Nhưng toán luôn là điểm yếu của cô, dù có cố gắng như thế nào thì cô cũng khó lòng nâng được tổng điểm lên.
Sau đó, giáo viên âm nhạc của trường đã tìm gặp ông bà của Đan Ý.
Cô ấy đã xem các buổi biểu diễn của Đan Ý tại bữa tiệc chào đón học sinh mới và bữa tiệc năm mới, đối với Đan Ý rất có cảm tình.
Cô ấy nói rằng Đan Ý là một hạt giống tốt, nếu cô thích thì có thể đi theo hướng này.
Đó là lý do Đan Ý chuyển từ một học sinh ban tự nhiên sang học sinh ban xã hội theo nghệ thuật vào năm lớp 12.
Vào ngày điểm thi đại học được công bố, giáo viên dạy nhạc trước đó đến nhà cô làm thuyết khách đã gọi điện và hỏi cô muốn chọn Nhạc viện Thanh thành hay Nhạc viện Tân thành.
Đan Ý nói: "Lão sư, em ứng tuyển vào khoa Thanh nhạc của Thanh đại.
"
"Khoa Thanh nhạc của Thanh đại cũng tốt, nhưng so với Nhạc viện Thanh thành hay Tân thành thì có chút khác nhau, em đến đó với điểm số này!.
.
"
"Đan Ý, em cần phải suy nghĩ kỹ càng.
"
Đan Ý không e dè mà nói thẳng với cô ấy: "Lão sư, trước khi chọn theo con đường âm nhạc, em đã quyết định sẽ đến Thanh đại rồi.
"
Bởi vì nơi đó có Đường Tinh Chu, có người cô thích.
Đây cũng là chấp niệm duy nhất của Đan Ý.
!.
.
Bà ngoại Đan lôi kéo cô hàn thuyên một lúc.
Sau đó Đan Ý uống xong bát trà gừng liền trở về phòng mình.
Một lát sau, bà bước vào, trên tay ôm một chiếc chăn bông, "Cháu mang cái chăn cũ này đi học đi, ta mới mua cái mới mấy hôm trước.
"
"Cảm ơn ngoại.
"
Bà đặt chăn bông lên giường, Đan Ý đưa tay ra trước mặt bà, "Bà ơi, cháu sẽ tự làm.
"
Đan Ý nhét chăn bông mới vào trong vỏ chăn của mình, bà đứng bên cạnh, nhìn động tác thuần thục của cô liền biết mình không cần phải hỗ trợ.
Bà nhìn quanh phòng, ánh mắt rơi xuống cái bàn bên kia, có chút lộn xộn.
Bà nhìn không chịu được nên bước đến giúp cô dọn dẹp một chút.
Ghế dựa ở phía trước bàn có vắt một chiếc áo khoác, bà thuận tay cầm nó lên.
Ban đầu bà định gấp nó lại cho cô nhưng khi cầm nó lên, bà phát hiện ra có điểm không thích hợp.
Mùi hương này không đúng lắm.
Bà mở nó ra và xem xét cẩn thận, càng nhìn càng thấy nó giống áo của con trai.
Đan Ý vừa dọn giường xong, lơ đãng quay đầu lại thì thấy bà cô đang đứng bên cạnh cái ghế với chiếc áo khoác quen thuộc trên tay.
Là áo của Đường Tinh Chu.
Cô giật mình, bước nhanh qua, vươn tay cầm lấy áo khoác giấu sau lưng, trên mặt nở nụ cười hơi mất tự nhiên, "Bà ơi, quần áo của cháu cứ để cháu tự giặt.
"
Bà ngoại Đan nhìn hành động giấu đầu hở đuôi của cô, trực tiếp nói, "Quần áo của cháu? Sao ta nhìn cứ giống của con trai thế nhỉ?"
Đan Ý chột dạ mà lui về sau một bước nhỏ, "Bà nhìn nhầm rồi.
"
"Phải không?"
Đan Ý gật đầu.
Nhưng bà ngoại không dễ bị lừa như thế, "Vậy cháu cho ta nhìn lại lần như xem sao.
"
Đan Ý: "????"
Bà ơi sao bà không theo kịch bản chứ.
"Ý Ý, cháu nói thật cho bà nghe, có phải cháu có bạn trai rồi không?"
Bà ngoại Đan là người từng trải, có thể nhìn được hết thảy những hành vi mất tự nhiên của Đan Ý là bởi vì cái gì.
"Không, không có.
" Đan Ý khẩn trường liền nói lắp bắp.
Bà trông bộ dạng của Đan Ý không giống nói dối, liền nghĩ ra một ý khác, "Đó là người cháu thích?"
Lúc này Đan Ý lại như bị mắc kẹt.
Cô há miệng thở dốc, lại không nói lên lời phủ nhận.
Bà ngoại Đan tiếp tục suy đoán nói: "Vậy cái áo trên tay cháu, hẳn là của nam sinh cháu thích đi?"
Đan Ý không còn lời nào để nói.
Bà nhìn phản ứng của cô liền biết mình đoán đúng.
Đan Ý cũng cảm thấy chính mình không giấu nổi nữa.
Cô khẽ vâng một tiếng.
Bà ngoại Đan sau khi nghe được câu khẳng định từ cô, tức khắc vui vẻ ra mặt, vội vàng truy hỏi, "Cậu bé kia bao nhiêu tuổi, cao chừng nào? Nó nhà ở đâu? Trong nhà có bao nhiêu người?"
"Quan trọng là, đứa trẻ đó lớn lên có đẹp mắt không?"
Đan Ý bị bà đặt ra một loạt câu hỏi làm cho ngốc cả người, tâm trí cô lọc ra những câu hỏi trước đó và chỉ nghe được câu cuối cùng.
Cô nghe theo tiếng lòng mình, gật gật đầu: "!.
Đẹp mắt ạ.
"
Tác giả có lời muốn nói:
Đường Tinh Chu: Bà ngoại em có thể tới trực tiếp hỏi anh (ngoan ngoãn.
jpg).
Bình luận truyện