Chị Em Khác Mẹ
Chương 3
Nghỉ lễ Quốc Khánh một tuần, tôi xin phép ba mẹ để về nhà ông bà ngoại. Ông bà ngoại tôi ở Cần Thơ, mỗi dịp nghỉ lễ, nghỉ hè tôi đều thích được về ở đó, miền tỉnh lẻ êm đềm mà đẹp lạ lùng. Tôi như xa hẳn đi cái không khí ồn ào của đô thành, vì tuy ở không xa thành phố, nhưng ngôi nhà lại nằm biệt lập trong một vườn cây rộng thênh thang, đó chính là điều lôi cuốn tôi mãnh liệt nhất.
Tôi muốn xin mẹ tôi cho chị Liễu cùng đi, nhưng tôi biết mẹ tôi không bao giờ muốn điều đó. Xin về nội thì họa may. Tôi vắng nhà, chị Liễu sẽ buồn lắm. Đã cô đơn, chị lại càng cô đơn hơn bao giờ hết. Tuy không giúp chị được gì, nhưng tôi vẫn là người hiểu và thương chị.
Hôm tôi sắp đi, chị Liễu sửa soạn valy cho tôi. Chị ủi cho tôi mấy bộ áo quần jean màu xám để mặc đi đường với chiếc áo sơ mi màu hồng do chính tay chị thêu cho tôi. Chị cười bảo:
- Thụy mà mặc đồ này về Cần Thơ, các cô ở đó sẽ lé mắt luôn.
Tôi có về Cần Thơ nhiều lần và thấy các cô gái cỡ tôi cũng ăn mặc "mốt" ghê lắm, nên nói với chị Liễu:
- Chị giỡn hoài. Kỳ rồi về dưới, em thấy mấy cô ở đó ăn mặc mốt như điên chớ bộ. Chị coi, áo quần của em thường thôi chứ có lạ gì đâu.
Chị Liễu gật đầu:
- Chị biết, nhưng không phải họ lé mắt vì em ăn mặc lạ, mà vì em mặc đẹp đấy chứ.
Má tôi hơi hồng lên trước lời khen của chị:
- Chị làm như em đẹp lắm vậy.
Chị Liễu nhìn tôi trìu mến:
- Thụy của chị đẹp là cái chắc.
Nụ cười của chị nở trên đôi môi, nhưng ánh mắt chị thoáng buồn. Chị nói:
- Em về dưới một tuần lận hả?
- Dạ, một tuần. Mẹ nói năm nay chưa về ngoại, sợ Tết về không được.
Tôi bất chợt hỏi chị Liễu:
- Chị nhớ Thụy không?
Cái gật đầu xác nhận với giọng nói "có chứ" như lạc đi của chị Liễu làm tôi xúc động. Tôi nói:
- Thụy cũng nhớ chị nữa. Xa chị Thụy buồn lắm.
Bàn tay trắng nuột của chị âu yếm vuốt nhẹ tóc tôi:
- Chị hiểu em.
Tôi về ngoại với sự buồn vui lẫn lộn. Hơi thấy nhớ nhà nhưng cũng thật nhiều thích thú.
Ngồi trên chuyến xe đò sớm nhất, tôi khe khẽ rùng mình vì những cơn gió tạt mạnh vào cửa xe khi vùng ngoại ô bát ngát đã hiện ra. Đồng lúa xanh chạy dài như tấm thảm, từng ô ruộng đều đặn. Tôi thích thú ngâm khe khẽ:
"Cần Thơ giờ vui không anh yêu?
Hàng cây in bóng nước Ninh Kiều
Có nhìn những mối tinh thơ mộng
u yếm bên nhau mỗi cuối chiều"
Tôi nhớ bài thơ mình đã viết trong một lần mộng mơ nào đó. Tôi vẫn hay có những giấc mơ nho nhỏ, đẹp và êm. Bài thơ có vẻ tình tứ hơn con người thật của tôi trong nếp sống đơn sơ. Lần đó, tôi ngâm cho chị Liễu nghe, chị nhìn tôi dò hỏi:
- Bộ em có quen anh nào ở Cần Thơ sao?
Tôi thành thật lắc đầu:
- Đâu có, em đâu có quen ai đâu.
- Thế sao em hỏi "Cần Thơ giờ vui không anh yêu?", chị tưởng em có quen ai rồi chứ.
Tôi hơi đỏ mặt:
- Chị kỳ...
Chị Liễu hỏi tiếp:
- Bài thơ em làm có bốn câu thôi sao?
Tôi cười:
- Em làm dài cơ... tính đọc chị nghe mà... chị hỏi lôi thôi quá hà.
- Ừ, thôi đọc chị nghe hết đi, chị không hỏi "lôi thôi" nữa.
Tôi lấy giọng ngâm:
Cần Thơ bây giờ ra sao anh?
Ngàn bông lúa trĩu
Mây trôi bàng bạc khung trời nhỏ.
Nhớ...
Cần Thơ giờ vui không anh yêu?
Hàng cây in bóng nước Ninh Kiều
Vẫn nhìn những mối tình thơ mộng
u yếm bên nhau mỗi cuối chiều.
Trường Đoàn Thị Điểm còn nguyên đó,
Những tà áo trắng vẫn đi qua,
Hướng mắt nhìn vào khung cửa nhỏ
Với một niềm lưu luyến đậm đà.
Em mến con đường Phan Thanh Giản
Căn gác trọ mang bóng một người
Mỗi tuần em vẫn thư về đó
Địa chỉ... quen tay viết số 10.
Mỗi sáng anh còn quen dậy sớm
Để uống café quán cuối đường?
Sân bay Trà Nóc vương vương lạnh
Như áo ai còn đẫm ướt sương...
Nghe tôi ngâm xong chị Liễu tròn mắt ngạc nhiên:
- Trời ơi, em chị làm thơ hay quá đi. Nghe cứ như là em có người yêu ở số 10 Phan Thanh Giản ấy thôi. Gớm, em tôi tưởng tượng dồi dào quá.
Tôi cười nhận lời khen của chị Liễu. Thật ra, đó là chuyện của cô bạn cùng lớp. Bồ nó là phi công đóng ở phi trường Trà Nóc. Nó kể tôi nghe chuyện tình của hai đứa nó. Không một lá thư nào của anh chàng gởi mà nó không cho tôi coi, cũng như trước khi gởi thơ đi, bao giờ nó cũng đưa tôi đọc trước. Riết rồi tôi quen với hình ảnh người yêu của nó như một người thân trong gia đình, đến nỗi có lần con Sâm đã phải nói với nó:
- Mày coi chừng nha Mỹ, cứ tin con Thụy, cứ nhờ nó "quân sư quạt mo" cho tình yêu của mày hoài đi rồi có ngày nó... thương luôn bồ mày cho mà coi.
Tôi nguýt Sâm một cái nên thân, Mỹ chỉ cười. Nó biết tôi không quan tâm đến những chuyện ấy. Tuy ở vào lứa tuổi tôi, lứa tuổi đã bắt đầu có những mộng mơ tình cảm chen vào cuộc sống, tôi vẫn đơn thuần trong những cảm nghĩ thật chân phương. Tôi ít hay suy tư về những tình cảm chung quanh, thứ tình cảm mà những đứa bạn tôi cho là quan trọng và đặt lên hàng đầu cuộc sống.
Những đứa bạn học cùng lớp, cùng tuổi với tôi hầu hết đều có bạn trai, những người con trai học hơn vài lớp, bạn cùng trường hay ở trường khác, cũng có đứa bạn quen là lính, là những sinh viên ở các phân khoa, tôi thì không.
Không phải tôi xấu xí gì đến nỗi không có lấy một người thích làm quen, tôi có thể nói là xinh lắm nữa, và rất nhiều người bạn trai muốn đến với tôi trong vòng tình cảm lẩn quẩn, nhưng tôi chỉ chấp nhận họ trên một địa hạt hết sức vô tư của tình bạn.
Tôi không thích bị ràng buộc quá sớm vào những suy tư ngoài màu áo học trò. Những đứa bạn tôi trước mắt, những mẩu tình cảm vụn vặt được quan trọng hóa, được chúng trịnh trọng đặt lên hàng đầu của cuộc sống, kể cả sự học. Có đứa buồn, buồn đến khóc được vì người yêu không chung thủy, có đứa lại buông thả, có một lần rất nhiều "bồ" rồi tuyên bố vung vít về những thành quả đã có, như một chiến thắng lớn, đầy hiển hách. Tôi sợ những hình ảnh đó. Tôi vẫn thường tâm sự với chị Liễu về những tâm trạng ở tâm hồn. Chị Liễu hơn tuổi tôi, chị đã có bạn trai và tôi cho rằng chị có quyền đó. Chị Liễu bảo tôi:
- Sang năm, hay sang năm nữa em hãy nên có bồ, ở tuổi 17, chỉ có đổ vỡ hơn là thành tựu. Tuổi đó chưa đủ chín chắn để chịu đựng nhau và giữ nhau.
Tôi thấy chị Liễu nói đúng, nhìn vào các bạn tôi, hiếm đứa dám mạnh dạn tuyên bố lấy chồng hay đính hôn. Chúng nó chỉ phất phơ như một trò đùa. Mới cách đây hai tuần, con Châu khoe với tôi thư tình của thằng bồ nó gửi. Thằng bé học đệ nhị ở Chu Văn An, và mới đây mấy hôm, nó đã mặt mày méo xẹo, than thở với tôi rằng anh chàng gặp cô khác, một "bébé" nào đó ở Marie Curie. Con Châu bỏ học cả mấy ngày, tôi cố khuyên nó thì được nghe một câu gọn và sẵng:
- Dẹp mày đi, biết bồ bịch quái gì mà nói. Thứ mày chỉ là con mọt sách, tối ngày chỉ rúc vào... vú mẹ. Để yên, tao đi lang thang cho hết buồn.
Tôi chán ngán cho lối lập luận của nó. Tôi như một con ốc thu mình trong lớp vỏ của mình. Tôi sợ chung quanh, sợ ánh sáng, thứ ánh sáng quyến rũ thiêu thân vào để giết đi không thương tiếc.
Một mô đất ổ gà làm chiếc xe đò giồng lên cao. Tôi giật mình rời khỏi ý nghĩ. Có lẽ cũng sắp đến rồi. Tôi nhìn đồng hồ rồi nhìn xuống chiếc giỏ và cái va ly để dưới chân.
Xe đỗ ở bến. Tôi là người cuối cùng bước xuống xe. Không phải tôi không nôn nao về nhà ngoại, nhưng tôi sợ sự chen lấn sẽ làm xáo trộn những món quà trong giỏ.
Gọi xích lô xong, tôi thoải máy ngồi lên xe. Đường về nhà ông và ngoại thật quen thộc, thật thân yêu như ru tôi vào những hình ảnh trẻ thơ. Hình ảnh năm 9, 10 tuổi, còn chơi nhảy dây, chơi u mọi. Những lần chơi "cút bắt" là tôi chui ngay vào gốc cây nhãn để núp, bao nhiêu lần bị "túm đầu" ở đó mà vẫn không chừa.
Con đường nhựa hẹp, hai bên lề đã bị lở đất, những lằn bánh xe hạng nặng nghiến xuống làm lõm sâu, một vài chỗ nhô lên làm chiếc xích lô dồng từng chập. Cây hai bên đường lùi chầm chậm ra sau. Tôi hình dung đến gương mặt ông bà ngoại tôi, các em con của dì tôi. Ông bà ngoại tôi già rồi, nhất là ông ngoại. Mái tóc bạc trắng như bộ lông mày và chòm râu dài xuống ngực, nên thoạt nhìn ông tôi phương phi như những vị tiên trong chuyện thần thoại xa xưa. Bà tôi nhỏ nhắn, tóc đơm muối tiêu và ăn trầu đỏ môi. Hai hình ảnh hiền từ làm tôi cảm thấy tâm hồn dâng lên nguồn rung cảm sâu xa.
Một bóng người đi chiếc PC-50 vượt qua mặt làm tôi chú ý. Dáng người mảnh khảnh mặc chiếc áo sơ mi sọc xám, mái tóc uốn kiểu Francoise Hardi bị gió tung bật ra sau. Tôi gọi:
- Trang!
Cô bé ngoảnh mặt lại nhìn tôi rồi kêu lên:
- Ơ... hơ... chị Thụy!
Trang thắng vội xe lại bảo tôi:
- Chị lên xe em chở về.
Tôi chỉ chiếc valy và cái giỏ dưới chân:
- Không được đâu, nặng lắm. Trang về trước rồi chị về sau.
- Chị mới xuống hả?
Câu hỏi dứt, Trang biết mình ngớ ngẩn: thì rõ ràng là tôi mới xuống chứ không lẽ xuống lâu rồi mà đâu sao?! Trang cười giả lả, tôi cũng cười theo:
- Không phải chị mới xuống đâu, chị xuống cách đây... 10 phút lận.
Trang liến thoắng:
- Thôi để em chạy về trước báo tin ở nhà biết nha. Ông bà mừng lắm ạ.
Tôi gật đầu. Trang rồ ga cho chiếc xe phóng nhanh khuất dạng sau lớp bụi mù.
Tôi vừa về đến cửa nhà thì đã thấy một "hàng rào" người đứng ở sân chờ, đứng đầu là Trang. Các em con dì tôi reo lên:
- Chị Thụy, chị Thụy về.
Tôi bước xuống xe, khệ nệ xách valy và giỏ đồ. Trang chạy vội đến dằng lấy:
- Em xách cho.
Bà ngoại tôi đi ra. Tôi ôm lấy vai bà, cảm động:
- Ngoại.
Bàn tay nhăn nheo của ngoại vuốt nhẹ tóc tôi.
- Con mới về.
- Dạ. Ông con đâu ngoại?
- Ông mới đi coi gà bên chú Tư, về bây giờ. Con vô nhà đã.
Mấy đứa em tíu tít bên tôi. Thằng Tuấn níu tay tôi.
- Chị Thụy! Chị Thụy!
Tôi cúi xuống cười với nó:
- Tuấn hả? Nhớ chị không?
Nó gật gật đầu. Bé Thảo dành lấy tay tôi. Tôi bế nó lên. Tuấn kêu:
- Úi chà, nhỏ Thảo nặng lắm mờ làm sao chị bế được?
Thảo nhăn mặt, giọng chớt chát khó nghe!
- Anh "Chuấn" (Tuấn) này "hạo" (xạo) quá hà. Em bé đâu có "nhặng" (nặng).
Tôi vuốt đôi má bầu bĩnh của nó:
- Ừ, Thảo của chị đâu có nặng, chừng... một tạ thôi há!
- Dạ, một tạ thôi.
Thảo ngây thơ lập lại. Nó không biết một tạ là bao nhiêu, nhưng chắc nó nghĩ là vừa với số cân của nó. Cả bọn cười ầm. Tuấn trêu:
- Ê, lêu lêu mắc cở. Một tạ mà cũng ừ.
Không khí chung quanh vui nhộn. Tôi cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết. Bà ngoại không ngớt hỏi về gia đình, về mẹ tôi và chị Liễu. Ngoại tôi không ghét chị Liễu như mẹ. Có lẽ tại ngoại già rồi, tâm hồn bao dung, và ngoại lại không ở trong hoàn cảnh của mẹ, tức là ray rứt bởi dĩ vãng của ba tôi. Tôi ngồi trả lời hết câu hỏi này đến câu hỏi khác của ngoại. Bà tôi sai người bắt gà làm thịt và bảo tôi:
- Con thích ăn thịt gà nấu kiểu gì?
- Gì cũng được mà ngoại, thịt gà là ngon rồi.
Mấy đứa em tôi đứng quanh đó lại có dịp nhao nhao lên. Trang góp tiếng:
- Nấu cháo gà đi ngoại. Cháo gà ăn đã nhất.
Sơn phản đối liền:
- Sức mấy, đừng nghe chị Trang ngoại. Cháo dở ẹt hà, ăn một tí là tiêu đâu mất.
Trang nguýt dài:
- Ai bảo mày tham ăn chi.
- Em tham ăn hồi nào? Có chị tham ăn thì có.
Trang cung tay phân trần:
- Cái gì? Bằng chứng tao tham đâu? Nói không được biết tay tao à.
Sơn gân cổ lên:
- Hôm kia nè. Em đi học về có trái ổi cái chị xin cắn một miếng.
Tôi cười:
- Thì Trang xin một miếng chứ có ăn tham đâu.
Tuấn nhìn tôi:
- Dạ chị Trang đâu có cắn một miếng. "Chỉ"... dành cả trái của em hà.
Ngón tay Trang xỉ mạnh vào trán Sơn:
- Xí, đồ con khỉ, có miếng ổi mà cũng kể.
Thấy tình trạng chiến tranh giữa các lỏi tì có mòi "găng", tôi vội giảng hòa:
- Thôi đừng cãi nhau nữa đi. Bây giờ mình cứ để tùy bà ngoại muốn cho ăn gì cũng được.
***
Buổi trưa ông ngoại tôi về, tôi lại được thêm một màn "phỏng vấn" của ông tôi nữa. Ông hỏi tôi:
- Con định ở chơi lâu không?
Tôi đáp:
- Dạ ba má cho con đi một tuần ngoại à.
Ông tôi gật gù:
- Ờ, có dịp bây xuống ở chơi với ông bà cho vui. Ông bà già cả rồi, lụm cụm, đi đứng khó khăn lắm, không biết sống với con cháu được đến bao giờ.
Bà ngoại tôi xen vô:
- Thôi ông, cháu nó lâu lâu mới về chơi một lần, ông than thở làm nó buồn.
Tôi nhìn ông bà. Hình ảnh đầy thân yêu của những ngày tuổi nhỏ trở về thật trọn vẹn. Chợt nhớ đến đứa bạn hồi còn học tiểu học, tôi hỏi ngoại:
- Ngoại nè, con Phước còn ở đây không hả ngoại?
Bà tôi gật đầu:
- Còn con à. Tội nghiệp, độ rày nhà nó sa sút quá, phải nghỉ học đi bán giúp mẹ nó.
Tôi kinh ngạc:
- Đến nỗi thế hả ngoại? Lần trước con về nó còn đi học mà.
- Ừ, nhưng cha nó mới chết. Mẹ nó phải lo buôn bán nuôi đàn con dại. Nó là chị lớn nên phải nhường phần học lại cho các em.
Tôi hỏi tiếp:
- Nó bán ở chợ hả ngoại?
- Ừ, ở chợ. Con có rảnh ra thăm nó một tí.
- Dạ!
Tôi mau mắn thay quần áo. Tôi lựa cái quần "din" đen và cáo áo polo trắng viền cổ màu xanh. Tôi mặc vào rồi đứng ngắm nghía. Trang đứng nhìn rồi suýt soa:
- Chị Thụy mặc đồ đẹp ghê. Thấy cái biết con nhà giàu ở Sài gòn xuống liền à.
Tôi vừa sửa cổ áo vừa mỉm cười với cô em nhỏ. Trang tiếp:
- Chị Phước mà thấy chị chắc chị ấy tủi thân lắm. Dạo này chị Phước nghèo, ăn mặc lam lũ lắm chị ạ.
Tôi giật mình, chợt nhận ra Trang nói có lý. Thời thơ ấu, tôi và Phước là hai đứa thân nhất. Cả đến lúc đi học, hai đứa cùng vào lớp Mẫu giáo. Không một thứ gì tôi có mà Phước không có. Chiếc áo đầm xanh, đôi dép "xăng đan" đỏ. Hai cái nơ thắt bím tóc màu hồng... Hai đứa quấn quýt bên nhau trong những trò chơi trẻ con. Tôi thương Phước vì tánh nó hiền và rất chiều bạn. Có lần tôi bắt gặp Phước trèo lên cây ổi sau nhà tôi, cây ổi có mấy trái đã được tôi "nhắm" rồi. Sợ Phước hái mất, tôi nạt lớn:
- Ê Phước, xuống đi mày.
Đang ngồi vắt vẻo trên cây, Phước nhìn tôi cười:
- Ngồi chơi tí đã, mày lên không?
Nó nhìn một trái ổi cành ngoài, vừa tay vói bảo tôi:
- Trái này ngon ác, tao hái nhe?
- Không.
Tôi vừa trả lời cộc cằn vừa leo lên cây. Phước vẫn ra vẻ muốn hái, bàn tay nó đưa ra ngoài nhánh ổi. Tôi nóng mặt dằn lấy tay nó làm nó mất thăng bằng rơi xuống gốc cây. Đà ngã quá mạnh làm đầu Phước va vào cục đá phun máu. Tôi hốt hoảng tụt xuống chạy mất, vô ý thức đến nỗi không nghĩ đến việc đứng lại xem bạn ra sao.
Về nhà tôi nơm nớp lo sợ, chỉ nhìn chừng ra cửa xem thử mẹ Phước có qua không. Vì nếu Phước mách lại với mẹ rằng bị tôi xô ngã, thế nào mẹ nó cũng sang mách lại mẹ tôi. Nhưng tôi chờ mãi cũng chả thấy, tôi thở ra nhẹ nhõm: như thế là Phước không mách mẹ về hành động độc ác của tôi. Tuy thế, tôi vẫn len lét đề phòng và chờ đợi.
Sáng hôm sau, Phước sang rủ tôi đi học như thường lệ. Đầu nó quấn băng trắng. Mẹ tôi thảng thốt kêu lên:
- Cháu làm sao vậy?
Tôi hồi hộp nhìn Phước chờ đợi sự kết án của nó, nhưng Phước chỉ nhỏ nhẹ thưa:
- Thưa bác con bị vấp ngã.
Mẹ tôi thương hại xuýt xoa:
- Khổ thật, làm sao mà bất cẩn thế con?
Phước không nói gì, nó mỉm cười giục tôi đi học như thường lệ. Riêng tôi, lúc ấy tôi chỉ muốn ôm lấy bạn để tạ tội với nó. Tôi thấy mình độc ác và ích kỷ lạ. Phước dường như biết ý tôi nên nó nắm tay tôi kéo vội ra đường. Tôi nói với nó bằng giọng ngượng ngùng:
- Phước giận Thụy không?
Nó lắc đầu hiền lành:
- Thụy có làm gì đâu mà giận.
- Có, Thụy xô Phước té chiều qua nè.
- Đâu phải Thụy muốn vậy, đó là tại xui xẻo thôi hà. Thụy đừng nghĩ gì hết.
Từ đó chúng tôi thương nhau hơn bao giờ hết. Tôi bỏ dần những thói bất công ích kỷ của trẻ con. Hai đứa tôi rất hay giận hờn nhau, nhưng rồi lại huề ngay và quấn quýt nhau hơn. Khi tôi lên Saigon để tiếp tục học, thì Phước vẫn ở lại vui sách đèn nơi tỉnh lẻ.
Hai đứa không thư từ gì cho nhau, nhưng mỗi khi tôi có dịp về Cần thơ là Phước và tôi lại quấn quýt trong bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp xa xưa.
Bây giờ, Phước đã là đứa con mồ côi. Nó không còn sự vô tư của đứa con gái còn đầy đủ cha mẹ để lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ nữa. Nó đã trưởng thành dù nó chưa tới tuổi trưởng thành. Nó phải giúp mẹ nuôi nấng đàn em thơ dại, thay cha. Ý nghĩ đó làm tôi chua xót. Tôi đã quên mất Trang đang đứng chờ để đưa tôi ra chợ thăm Phước. Tôi đắm mình trong vùng đăm chiêu tím thẫm khiến Trang phải giục:
- Chị Thụy, mình đi chưa để em lấy xe?
Tôi bàng hoàng nhìn Trang rồi gượng gạo:
- Ờ... ờ... Trang lấy xe đi. Chị thay cái áo chút xíu.
Trang ra khỏi phòng, tôi hấp tấp trút bỏ lớp y phục thời trang Saigon để khoác vào chiếc áo bà ba nội hóa màu vàng và chiếc quần đen. Tôi đi ra trong sự thoải mái. Trang cười:
- Chị mặc gì trông cũng đẹp hết.
Tôi vừa ngồi lên xe vừa đấm nhẹ vào vai nó:
- Nịnh hoài, con bé khỉ!
Trang tìm chỗ gởi xe rồi cả hai chúng tôi vào chợ. Tìm chỗ Phước bán không khó: hai gánh rau muống và cải kia rồi. Phước đang bán hàng không nhìn thấy tôi. Tôi đến sát bên nó, gọi khẽ:
- Phước!
Nó ngước lên nhìn, chợt nhận ra tôi, Phước không dấu nổi tiếng reo mừng:
- Kìa... Ô kìa Thụy.
Nó dợm đứng dậy ôm chầm lấy tôi như mọi lần. Nhưng chợt nghĩ ra điều gì, Phước nhìn tôi rồi cúi nhìn xuống thân thể mình: chiếc áo bà ba màu nâu với chiếc quần đen đã bạc. Tôi hiểu sự ngại ngùng của đứa bạn xưa, vội nói:
- Phước cứ ngồi xuống đi, để mặc Thụy.
Phước cười. Tôi thấy nụ cười méo xệch và gượng gạo rõ ràng. Nó chầm chậm ngồi xuống chiếc đôn nhỏ. Tôi loay hoay bước vô phía trong với Phước:
Thấy chiếc đôn bỏ không ai ngồi, tôi hỏi:
- Thụy ngồi xuống đây được chớ?
Phước gật:
- Được. Đôn của mẹ mình đó. Bả đi mua đồ ăn rồi.
Tôi ngồi nhìn Phước. Nếp sống lam lũ làm nó đổi thay nhiều lắm. Dường như những suy tư đã hằn lên vầng trán mà đôi mắt thơ ngây của cô gái 17.
Phước nhìn tôi:
- Dạo này Thụy xinh ghê.
- Phước cũng vậy.
Tôi nói, nhưng biết rằng mình nói dối. Tôi nhìn bạn bối rối. Phước hiểu, nó khẽ lắc đầu:
- Phước khổ nhiều, đẹp gì nổi.
Nó hỏi tiếp:
- Thụy về có một mình hả? Sao được nghỉ đi chơi khan sướng vậy?
- Lễ Quốc Khánh mà Phước.
Phước khẽ gật đầu:
- Ừ nhỉ. Lễ Quốc Khánh. Không đi học rồi mình quên đi mất.
- Phước bán có khá không?
- Cũng tạm đủ nuôi gia đình Thụy ạ. Các em mình còn nhỏ quá lại là con trai nên không nỡ để tụi nó thôi học.
Chợt nhớ đến mảnh bằng T.H.Đ.I.C. của bạn, tôi hỏi:
- Phước có Trung học sao không xin đi dạy có hơn không. Thụy thấy người ta xin dạy Tiểu học được đó.
Phước lắc đầu:
- Cũng được. Nhưng Thụy nghĩ đi dạy thì được bao nhiêu? Nhiều lắm là 4000 $ một tháng. Mình đi bán thế này kiếm khá hơn, lại có thì giờ săn sóc em út.
Nó cười:
- Làm cô giáo thì dĩ nhiên là hách hơn đi bán rau Thụy nhỉ, nhưng trót đã hy sinh cho gia đình, mình hy sinh luôn. Nghề nào cũng là một nghề.
Tôi sợ Phước tủi thân, an ủi:
- Nói là nói vậy thôi. Phước đi bán thế này cũng khỏe.
Một người khách hàng vừa đứng chọn những bó rau xanh non. Tôi cầm lên một bó phía dưới đưa cho bà ta:
- Bó này ngon nè "cô".
Bà khách khá lớn tuổi nghe tôi gọi bằng "cô" liền ngước nhìn mỉm cười. Bà ta đỡ bó rau trên tay tôi, hỏi:
- Bao nhiêu bó này em?
Tôi bối rối nhìn Phước cầu cứu. Nó trả lời:
- Dạ 15 đồng ạ.
Bà khách quay sang bảo tôi:
- Em lựa cho hai bó nữa đi.
Tôi "dạ" một tiếng ngọt xớt rồi nhanh nhẹn nhấc hai bó rau đưa cho bà khách. Bà ta đếm tiền trao cho tôi rồi bỏ rau vào giỏ. Tôi cười với bà ta:
- Dạ cám ơn "cô".
Bà khách đi rồi, Phước nhìn tôi kinh ngạc:
- Bà đó già quá Thụy không thấy sao mà gọi bằng "cô"?
Tôi nheo mắt nhìn bạn:
- Phước quên rằng những người đàn bà thường thích được khen là đẹp hay sao? Dù bất cử ở tuổi nào đi nữa, dĩ nhiên là phải trừ ra lứa tuổi đã thành "cụ" thì không nói, còn thì hầu hết các bà đều muốn mình trẻ, đẹp, mà tiếng "cô" là điển hình. Tâm lý mà.
Phước cười ngặt nghẽo:
- Hèn chi mà "bả" thích chí, đáng lẽ chỉ mua một bó, bả lại mua tới ba bó.
Hai đứa nhìn nhau thông cảm. Phước nói:
- Người ở Sài gòn có khác, lanh mà lịch duyệt ghê đi. Chả trách người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn là phải.
Trang từ nãy giờ lẻn đi đâu, trở lại bảo tôi:
- Chị về chưa?
Tôi nhìn đồng hô gật đầu:
- Ừ, về để ngoại chờ cơm.
Tôi đứng lên nói với Phước:
- Thụy về nhá. Chiều Phước qua nhà chơi. Cho Thụy gởi lời kính thăm bác.
Tôi móc túi lấy tờ giấy 500$ trao cho Phước:
- Cho Thụy gởi mua bánh cho mấy em. Thụy đi có một mình nên xách quà sợ nặng.
Phước nhìn tôi cảm kích:
- Cám ơn Thụy nhiều. Tối rảnh Phước sẽ sang chơi.
Tôi muốn xin mẹ tôi cho chị Liễu cùng đi, nhưng tôi biết mẹ tôi không bao giờ muốn điều đó. Xin về nội thì họa may. Tôi vắng nhà, chị Liễu sẽ buồn lắm. Đã cô đơn, chị lại càng cô đơn hơn bao giờ hết. Tuy không giúp chị được gì, nhưng tôi vẫn là người hiểu và thương chị.
Hôm tôi sắp đi, chị Liễu sửa soạn valy cho tôi. Chị ủi cho tôi mấy bộ áo quần jean màu xám để mặc đi đường với chiếc áo sơ mi màu hồng do chính tay chị thêu cho tôi. Chị cười bảo:
- Thụy mà mặc đồ này về Cần Thơ, các cô ở đó sẽ lé mắt luôn.
Tôi có về Cần Thơ nhiều lần và thấy các cô gái cỡ tôi cũng ăn mặc "mốt" ghê lắm, nên nói với chị Liễu:
- Chị giỡn hoài. Kỳ rồi về dưới, em thấy mấy cô ở đó ăn mặc mốt như điên chớ bộ. Chị coi, áo quần của em thường thôi chứ có lạ gì đâu.
Chị Liễu gật đầu:
- Chị biết, nhưng không phải họ lé mắt vì em ăn mặc lạ, mà vì em mặc đẹp đấy chứ.
Má tôi hơi hồng lên trước lời khen của chị:
- Chị làm như em đẹp lắm vậy.
Chị Liễu nhìn tôi trìu mến:
- Thụy của chị đẹp là cái chắc.
Nụ cười của chị nở trên đôi môi, nhưng ánh mắt chị thoáng buồn. Chị nói:
- Em về dưới một tuần lận hả?
- Dạ, một tuần. Mẹ nói năm nay chưa về ngoại, sợ Tết về không được.
Tôi bất chợt hỏi chị Liễu:
- Chị nhớ Thụy không?
Cái gật đầu xác nhận với giọng nói "có chứ" như lạc đi của chị Liễu làm tôi xúc động. Tôi nói:
- Thụy cũng nhớ chị nữa. Xa chị Thụy buồn lắm.
Bàn tay trắng nuột của chị âu yếm vuốt nhẹ tóc tôi:
- Chị hiểu em.
Tôi về ngoại với sự buồn vui lẫn lộn. Hơi thấy nhớ nhà nhưng cũng thật nhiều thích thú.
Ngồi trên chuyến xe đò sớm nhất, tôi khe khẽ rùng mình vì những cơn gió tạt mạnh vào cửa xe khi vùng ngoại ô bát ngát đã hiện ra. Đồng lúa xanh chạy dài như tấm thảm, từng ô ruộng đều đặn. Tôi thích thú ngâm khe khẽ:
"Cần Thơ giờ vui không anh yêu?
Hàng cây in bóng nước Ninh Kiều
Có nhìn những mối tinh thơ mộng
u yếm bên nhau mỗi cuối chiều"
Tôi nhớ bài thơ mình đã viết trong một lần mộng mơ nào đó. Tôi vẫn hay có những giấc mơ nho nhỏ, đẹp và êm. Bài thơ có vẻ tình tứ hơn con người thật của tôi trong nếp sống đơn sơ. Lần đó, tôi ngâm cho chị Liễu nghe, chị nhìn tôi dò hỏi:
- Bộ em có quen anh nào ở Cần Thơ sao?
Tôi thành thật lắc đầu:
- Đâu có, em đâu có quen ai đâu.
- Thế sao em hỏi "Cần Thơ giờ vui không anh yêu?", chị tưởng em có quen ai rồi chứ.
Tôi hơi đỏ mặt:
- Chị kỳ...
Chị Liễu hỏi tiếp:
- Bài thơ em làm có bốn câu thôi sao?
Tôi cười:
- Em làm dài cơ... tính đọc chị nghe mà... chị hỏi lôi thôi quá hà.
- Ừ, thôi đọc chị nghe hết đi, chị không hỏi "lôi thôi" nữa.
Tôi lấy giọng ngâm:
Cần Thơ bây giờ ra sao anh?
Ngàn bông lúa trĩu
Mây trôi bàng bạc khung trời nhỏ.
Nhớ...
Cần Thơ giờ vui không anh yêu?
Hàng cây in bóng nước Ninh Kiều
Vẫn nhìn những mối tình thơ mộng
u yếm bên nhau mỗi cuối chiều.
Trường Đoàn Thị Điểm còn nguyên đó,
Những tà áo trắng vẫn đi qua,
Hướng mắt nhìn vào khung cửa nhỏ
Với một niềm lưu luyến đậm đà.
Em mến con đường Phan Thanh Giản
Căn gác trọ mang bóng một người
Mỗi tuần em vẫn thư về đó
Địa chỉ... quen tay viết số 10.
Mỗi sáng anh còn quen dậy sớm
Để uống café quán cuối đường?
Sân bay Trà Nóc vương vương lạnh
Như áo ai còn đẫm ướt sương...
Nghe tôi ngâm xong chị Liễu tròn mắt ngạc nhiên:
- Trời ơi, em chị làm thơ hay quá đi. Nghe cứ như là em có người yêu ở số 10 Phan Thanh Giản ấy thôi. Gớm, em tôi tưởng tượng dồi dào quá.
Tôi cười nhận lời khen của chị Liễu. Thật ra, đó là chuyện của cô bạn cùng lớp. Bồ nó là phi công đóng ở phi trường Trà Nóc. Nó kể tôi nghe chuyện tình của hai đứa nó. Không một lá thư nào của anh chàng gởi mà nó không cho tôi coi, cũng như trước khi gởi thơ đi, bao giờ nó cũng đưa tôi đọc trước. Riết rồi tôi quen với hình ảnh người yêu của nó như một người thân trong gia đình, đến nỗi có lần con Sâm đã phải nói với nó:
- Mày coi chừng nha Mỹ, cứ tin con Thụy, cứ nhờ nó "quân sư quạt mo" cho tình yêu của mày hoài đi rồi có ngày nó... thương luôn bồ mày cho mà coi.
Tôi nguýt Sâm một cái nên thân, Mỹ chỉ cười. Nó biết tôi không quan tâm đến những chuyện ấy. Tuy ở vào lứa tuổi tôi, lứa tuổi đã bắt đầu có những mộng mơ tình cảm chen vào cuộc sống, tôi vẫn đơn thuần trong những cảm nghĩ thật chân phương. Tôi ít hay suy tư về những tình cảm chung quanh, thứ tình cảm mà những đứa bạn tôi cho là quan trọng và đặt lên hàng đầu cuộc sống.
Những đứa bạn học cùng lớp, cùng tuổi với tôi hầu hết đều có bạn trai, những người con trai học hơn vài lớp, bạn cùng trường hay ở trường khác, cũng có đứa bạn quen là lính, là những sinh viên ở các phân khoa, tôi thì không.
Không phải tôi xấu xí gì đến nỗi không có lấy một người thích làm quen, tôi có thể nói là xinh lắm nữa, và rất nhiều người bạn trai muốn đến với tôi trong vòng tình cảm lẩn quẩn, nhưng tôi chỉ chấp nhận họ trên một địa hạt hết sức vô tư của tình bạn.
Tôi không thích bị ràng buộc quá sớm vào những suy tư ngoài màu áo học trò. Những đứa bạn tôi trước mắt, những mẩu tình cảm vụn vặt được quan trọng hóa, được chúng trịnh trọng đặt lên hàng đầu của cuộc sống, kể cả sự học. Có đứa buồn, buồn đến khóc được vì người yêu không chung thủy, có đứa lại buông thả, có một lần rất nhiều "bồ" rồi tuyên bố vung vít về những thành quả đã có, như một chiến thắng lớn, đầy hiển hách. Tôi sợ những hình ảnh đó. Tôi vẫn thường tâm sự với chị Liễu về những tâm trạng ở tâm hồn. Chị Liễu hơn tuổi tôi, chị đã có bạn trai và tôi cho rằng chị có quyền đó. Chị Liễu bảo tôi:
- Sang năm, hay sang năm nữa em hãy nên có bồ, ở tuổi 17, chỉ có đổ vỡ hơn là thành tựu. Tuổi đó chưa đủ chín chắn để chịu đựng nhau và giữ nhau.
Tôi thấy chị Liễu nói đúng, nhìn vào các bạn tôi, hiếm đứa dám mạnh dạn tuyên bố lấy chồng hay đính hôn. Chúng nó chỉ phất phơ như một trò đùa. Mới cách đây hai tuần, con Châu khoe với tôi thư tình của thằng bồ nó gửi. Thằng bé học đệ nhị ở Chu Văn An, và mới đây mấy hôm, nó đã mặt mày méo xẹo, than thở với tôi rằng anh chàng gặp cô khác, một "bébé" nào đó ở Marie Curie. Con Châu bỏ học cả mấy ngày, tôi cố khuyên nó thì được nghe một câu gọn và sẵng:
- Dẹp mày đi, biết bồ bịch quái gì mà nói. Thứ mày chỉ là con mọt sách, tối ngày chỉ rúc vào... vú mẹ. Để yên, tao đi lang thang cho hết buồn.
Tôi chán ngán cho lối lập luận của nó. Tôi như một con ốc thu mình trong lớp vỏ của mình. Tôi sợ chung quanh, sợ ánh sáng, thứ ánh sáng quyến rũ thiêu thân vào để giết đi không thương tiếc.
Một mô đất ổ gà làm chiếc xe đò giồng lên cao. Tôi giật mình rời khỏi ý nghĩ. Có lẽ cũng sắp đến rồi. Tôi nhìn đồng hồ rồi nhìn xuống chiếc giỏ và cái va ly để dưới chân.
Xe đỗ ở bến. Tôi là người cuối cùng bước xuống xe. Không phải tôi không nôn nao về nhà ngoại, nhưng tôi sợ sự chen lấn sẽ làm xáo trộn những món quà trong giỏ.
Gọi xích lô xong, tôi thoải máy ngồi lên xe. Đường về nhà ông và ngoại thật quen thộc, thật thân yêu như ru tôi vào những hình ảnh trẻ thơ. Hình ảnh năm 9, 10 tuổi, còn chơi nhảy dây, chơi u mọi. Những lần chơi "cút bắt" là tôi chui ngay vào gốc cây nhãn để núp, bao nhiêu lần bị "túm đầu" ở đó mà vẫn không chừa.
Con đường nhựa hẹp, hai bên lề đã bị lở đất, những lằn bánh xe hạng nặng nghiến xuống làm lõm sâu, một vài chỗ nhô lên làm chiếc xích lô dồng từng chập. Cây hai bên đường lùi chầm chậm ra sau. Tôi hình dung đến gương mặt ông bà ngoại tôi, các em con của dì tôi. Ông bà ngoại tôi già rồi, nhất là ông ngoại. Mái tóc bạc trắng như bộ lông mày và chòm râu dài xuống ngực, nên thoạt nhìn ông tôi phương phi như những vị tiên trong chuyện thần thoại xa xưa. Bà tôi nhỏ nhắn, tóc đơm muối tiêu và ăn trầu đỏ môi. Hai hình ảnh hiền từ làm tôi cảm thấy tâm hồn dâng lên nguồn rung cảm sâu xa.
Một bóng người đi chiếc PC-50 vượt qua mặt làm tôi chú ý. Dáng người mảnh khảnh mặc chiếc áo sơ mi sọc xám, mái tóc uốn kiểu Francoise Hardi bị gió tung bật ra sau. Tôi gọi:
- Trang!
Cô bé ngoảnh mặt lại nhìn tôi rồi kêu lên:
- Ơ... hơ... chị Thụy!
Trang thắng vội xe lại bảo tôi:
- Chị lên xe em chở về.
Tôi chỉ chiếc valy và cái giỏ dưới chân:
- Không được đâu, nặng lắm. Trang về trước rồi chị về sau.
- Chị mới xuống hả?
Câu hỏi dứt, Trang biết mình ngớ ngẩn: thì rõ ràng là tôi mới xuống chứ không lẽ xuống lâu rồi mà đâu sao?! Trang cười giả lả, tôi cũng cười theo:
- Không phải chị mới xuống đâu, chị xuống cách đây... 10 phút lận.
Trang liến thoắng:
- Thôi để em chạy về trước báo tin ở nhà biết nha. Ông bà mừng lắm ạ.
Tôi gật đầu. Trang rồ ga cho chiếc xe phóng nhanh khuất dạng sau lớp bụi mù.
Tôi vừa về đến cửa nhà thì đã thấy một "hàng rào" người đứng ở sân chờ, đứng đầu là Trang. Các em con dì tôi reo lên:
- Chị Thụy, chị Thụy về.
Tôi bước xuống xe, khệ nệ xách valy và giỏ đồ. Trang chạy vội đến dằng lấy:
- Em xách cho.
Bà ngoại tôi đi ra. Tôi ôm lấy vai bà, cảm động:
- Ngoại.
Bàn tay nhăn nheo của ngoại vuốt nhẹ tóc tôi.
- Con mới về.
- Dạ. Ông con đâu ngoại?
- Ông mới đi coi gà bên chú Tư, về bây giờ. Con vô nhà đã.
Mấy đứa em tíu tít bên tôi. Thằng Tuấn níu tay tôi.
- Chị Thụy! Chị Thụy!
Tôi cúi xuống cười với nó:
- Tuấn hả? Nhớ chị không?
Nó gật gật đầu. Bé Thảo dành lấy tay tôi. Tôi bế nó lên. Tuấn kêu:
- Úi chà, nhỏ Thảo nặng lắm mờ làm sao chị bế được?
Thảo nhăn mặt, giọng chớt chát khó nghe!
- Anh "Chuấn" (Tuấn) này "hạo" (xạo) quá hà. Em bé đâu có "nhặng" (nặng).
Tôi vuốt đôi má bầu bĩnh của nó:
- Ừ, Thảo của chị đâu có nặng, chừng... một tạ thôi há!
- Dạ, một tạ thôi.
Thảo ngây thơ lập lại. Nó không biết một tạ là bao nhiêu, nhưng chắc nó nghĩ là vừa với số cân của nó. Cả bọn cười ầm. Tuấn trêu:
- Ê, lêu lêu mắc cở. Một tạ mà cũng ừ.
Không khí chung quanh vui nhộn. Tôi cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết. Bà ngoại không ngớt hỏi về gia đình, về mẹ tôi và chị Liễu. Ngoại tôi không ghét chị Liễu như mẹ. Có lẽ tại ngoại già rồi, tâm hồn bao dung, và ngoại lại không ở trong hoàn cảnh của mẹ, tức là ray rứt bởi dĩ vãng của ba tôi. Tôi ngồi trả lời hết câu hỏi này đến câu hỏi khác của ngoại. Bà tôi sai người bắt gà làm thịt và bảo tôi:
- Con thích ăn thịt gà nấu kiểu gì?
- Gì cũng được mà ngoại, thịt gà là ngon rồi.
Mấy đứa em tôi đứng quanh đó lại có dịp nhao nhao lên. Trang góp tiếng:
- Nấu cháo gà đi ngoại. Cháo gà ăn đã nhất.
Sơn phản đối liền:
- Sức mấy, đừng nghe chị Trang ngoại. Cháo dở ẹt hà, ăn một tí là tiêu đâu mất.
Trang nguýt dài:
- Ai bảo mày tham ăn chi.
- Em tham ăn hồi nào? Có chị tham ăn thì có.
Trang cung tay phân trần:
- Cái gì? Bằng chứng tao tham đâu? Nói không được biết tay tao à.
Sơn gân cổ lên:
- Hôm kia nè. Em đi học về có trái ổi cái chị xin cắn một miếng.
Tôi cười:
- Thì Trang xin một miếng chứ có ăn tham đâu.
Tuấn nhìn tôi:
- Dạ chị Trang đâu có cắn một miếng. "Chỉ"... dành cả trái của em hà.
Ngón tay Trang xỉ mạnh vào trán Sơn:
- Xí, đồ con khỉ, có miếng ổi mà cũng kể.
Thấy tình trạng chiến tranh giữa các lỏi tì có mòi "găng", tôi vội giảng hòa:
- Thôi đừng cãi nhau nữa đi. Bây giờ mình cứ để tùy bà ngoại muốn cho ăn gì cũng được.
***
Buổi trưa ông ngoại tôi về, tôi lại được thêm một màn "phỏng vấn" của ông tôi nữa. Ông hỏi tôi:
- Con định ở chơi lâu không?
Tôi đáp:
- Dạ ba má cho con đi một tuần ngoại à.
Ông tôi gật gù:
- Ờ, có dịp bây xuống ở chơi với ông bà cho vui. Ông bà già cả rồi, lụm cụm, đi đứng khó khăn lắm, không biết sống với con cháu được đến bao giờ.
Bà ngoại tôi xen vô:
- Thôi ông, cháu nó lâu lâu mới về chơi một lần, ông than thở làm nó buồn.
Tôi nhìn ông bà. Hình ảnh đầy thân yêu của những ngày tuổi nhỏ trở về thật trọn vẹn. Chợt nhớ đến đứa bạn hồi còn học tiểu học, tôi hỏi ngoại:
- Ngoại nè, con Phước còn ở đây không hả ngoại?
Bà tôi gật đầu:
- Còn con à. Tội nghiệp, độ rày nhà nó sa sút quá, phải nghỉ học đi bán giúp mẹ nó.
Tôi kinh ngạc:
- Đến nỗi thế hả ngoại? Lần trước con về nó còn đi học mà.
- Ừ, nhưng cha nó mới chết. Mẹ nó phải lo buôn bán nuôi đàn con dại. Nó là chị lớn nên phải nhường phần học lại cho các em.
Tôi hỏi tiếp:
- Nó bán ở chợ hả ngoại?
- Ừ, ở chợ. Con có rảnh ra thăm nó một tí.
- Dạ!
Tôi mau mắn thay quần áo. Tôi lựa cái quần "din" đen và cáo áo polo trắng viền cổ màu xanh. Tôi mặc vào rồi đứng ngắm nghía. Trang đứng nhìn rồi suýt soa:
- Chị Thụy mặc đồ đẹp ghê. Thấy cái biết con nhà giàu ở Sài gòn xuống liền à.
Tôi vừa sửa cổ áo vừa mỉm cười với cô em nhỏ. Trang tiếp:
- Chị Phước mà thấy chị chắc chị ấy tủi thân lắm. Dạo này chị Phước nghèo, ăn mặc lam lũ lắm chị ạ.
Tôi giật mình, chợt nhận ra Trang nói có lý. Thời thơ ấu, tôi và Phước là hai đứa thân nhất. Cả đến lúc đi học, hai đứa cùng vào lớp Mẫu giáo. Không một thứ gì tôi có mà Phước không có. Chiếc áo đầm xanh, đôi dép "xăng đan" đỏ. Hai cái nơ thắt bím tóc màu hồng... Hai đứa quấn quýt bên nhau trong những trò chơi trẻ con. Tôi thương Phước vì tánh nó hiền và rất chiều bạn. Có lần tôi bắt gặp Phước trèo lên cây ổi sau nhà tôi, cây ổi có mấy trái đã được tôi "nhắm" rồi. Sợ Phước hái mất, tôi nạt lớn:
- Ê Phước, xuống đi mày.
Đang ngồi vắt vẻo trên cây, Phước nhìn tôi cười:
- Ngồi chơi tí đã, mày lên không?
Nó nhìn một trái ổi cành ngoài, vừa tay vói bảo tôi:
- Trái này ngon ác, tao hái nhe?
- Không.
Tôi vừa trả lời cộc cằn vừa leo lên cây. Phước vẫn ra vẻ muốn hái, bàn tay nó đưa ra ngoài nhánh ổi. Tôi nóng mặt dằn lấy tay nó làm nó mất thăng bằng rơi xuống gốc cây. Đà ngã quá mạnh làm đầu Phước va vào cục đá phun máu. Tôi hốt hoảng tụt xuống chạy mất, vô ý thức đến nỗi không nghĩ đến việc đứng lại xem bạn ra sao.
Về nhà tôi nơm nớp lo sợ, chỉ nhìn chừng ra cửa xem thử mẹ Phước có qua không. Vì nếu Phước mách lại với mẹ rằng bị tôi xô ngã, thế nào mẹ nó cũng sang mách lại mẹ tôi. Nhưng tôi chờ mãi cũng chả thấy, tôi thở ra nhẹ nhõm: như thế là Phước không mách mẹ về hành động độc ác của tôi. Tuy thế, tôi vẫn len lét đề phòng và chờ đợi.
Sáng hôm sau, Phước sang rủ tôi đi học như thường lệ. Đầu nó quấn băng trắng. Mẹ tôi thảng thốt kêu lên:
- Cháu làm sao vậy?
Tôi hồi hộp nhìn Phước chờ đợi sự kết án của nó, nhưng Phước chỉ nhỏ nhẹ thưa:
- Thưa bác con bị vấp ngã.
Mẹ tôi thương hại xuýt xoa:
- Khổ thật, làm sao mà bất cẩn thế con?
Phước không nói gì, nó mỉm cười giục tôi đi học như thường lệ. Riêng tôi, lúc ấy tôi chỉ muốn ôm lấy bạn để tạ tội với nó. Tôi thấy mình độc ác và ích kỷ lạ. Phước dường như biết ý tôi nên nó nắm tay tôi kéo vội ra đường. Tôi nói với nó bằng giọng ngượng ngùng:
- Phước giận Thụy không?
Nó lắc đầu hiền lành:
- Thụy có làm gì đâu mà giận.
- Có, Thụy xô Phước té chiều qua nè.
- Đâu phải Thụy muốn vậy, đó là tại xui xẻo thôi hà. Thụy đừng nghĩ gì hết.
Từ đó chúng tôi thương nhau hơn bao giờ hết. Tôi bỏ dần những thói bất công ích kỷ của trẻ con. Hai đứa tôi rất hay giận hờn nhau, nhưng rồi lại huề ngay và quấn quýt nhau hơn. Khi tôi lên Saigon để tiếp tục học, thì Phước vẫn ở lại vui sách đèn nơi tỉnh lẻ.
Hai đứa không thư từ gì cho nhau, nhưng mỗi khi tôi có dịp về Cần thơ là Phước và tôi lại quấn quýt trong bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp xa xưa.
Bây giờ, Phước đã là đứa con mồ côi. Nó không còn sự vô tư của đứa con gái còn đầy đủ cha mẹ để lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ nữa. Nó đã trưởng thành dù nó chưa tới tuổi trưởng thành. Nó phải giúp mẹ nuôi nấng đàn em thơ dại, thay cha. Ý nghĩ đó làm tôi chua xót. Tôi đã quên mất Trang đang đứng chờ để đưa tôi ra chợ thăm Phước. Tôi đắm mình trong vùng đăm chiêu tím thẫm khiến Trang phải giục:
- Chị Thụy, mình đi chưa để em lấy xe?
Tôi bàng hoàng nhìn Trang rồi gượng gạo:
- Ờ... ờ... Trang lấy xe đi. Chị thay cái áo chút xíu.
Trang ra khỏi phòng, tôi hấp tấp trút bỏ lớp y phục thời trang Saigon để khoác vào chiếc áo bà ba nội hóa màu vàng và chiếc quần đen. Tôi đi ra trong sự thoải mái. Trang cười:
- Chị mặc gì trông cũng đẹp hết.
Tôi vừa ngồi lên xe vừa đấm nhẹ vào vai nó:
- Nịnh hoài, con bé khỉ!
Trang tìm chỗ gởi xe rồi cả hai chúng tôi vào chợ. Tìm chỗ Phước bán không khó: hai gánh rau muống và cải kia rồi. Phước đang bán hàng không nhìn thấy tôi. Tôi đến sát bên nó, gọi khẽ:
- Phước!
Nó ngước lên nhìn, chợt nhận ra tôi, Phước không dấu nổi tiếng reo mừng:
- Kìa... Ô kìa Thụy.
Nó dợm đứng dậy ôm chầm lấy tôi như mọi lần. Nhưng chợt nghĩ ra điều gì, Phước nhìn tôi rồi cúi nhìn xuống thân thể mình: chiếc áo bà ba màu nâu với chiếc quần đen đã bạc. Tôi hiểu sự ngại ngùng của đứa bạn xưa, vội nói:
- Phước cứ ngồi xuống đi, để mặc Thụy.
Phước cười. Tôi thấy nụ cười méo xệch và gượng gạo rõ ràng. Nó chầm chậm ngồi xuống chiếc đôn nhỏ. Tôi loay hoay bước vô phía trong với Phước:
Thấy chiếc đôn bỏ không ai ngồi, tôi hỏi:
- Thụy ngồi xuống đây được chớ?
Phước gật:
- Được. Đôn của mẹ mình đó. Bả đi mua đồ ăn rồi.
Tôi ngồi nhìn Phước. Nếp sống lam lũ làm nó đổi thay nhiều lắm. Dường như những suy tư đã hằn lên vầng trán mà đôi mắt thơ ngây của cô gái 17.
Phước nhìn tôi:
- Dạo này Thụy xinh ghê.
- Phước cũng vậy.
Tôi nói, nhưng biết rằng mình nói dối. Tôi nhìn bạn bối rối. Phước hiểu, nó khẽ lắc đầu:
- Phước khổ nhiều, đẹp gì nổi.
Nó hỏi tiếp:
- Thụy về có một mình hả? Sao được nghỉ đi chơi khan sướng vậy?
- Lễ Quốc Khánh mà Phước.
Phước khẽ gật đầu:
- Ừ nhỉ. Lễ Quốc Khánh. Không đi học rồi mình quên đi mất.
- Phước bán có khá không?
- Cũng tạm đủ nuôi gia đình Thụy ạ. Các em mình còn nhỏ quá lại là con trai nên không nỡ để tụi nó thôi học.
Chợt nhớ đến mảnh bằng T.H.Đ.I.C. của bạn, tôi hỏi:
- Phước có Trung học sao không xin đi dạy có hơn không. Thụy thấy người ta xin dạy Tiểu học được đó.
Phước lắc đầu:
- Cũng được. Nhưng Thụy nghĩ đi dạy thì được bao nhiêu? Nhiều lắm là 4000 $ một tháng. Mình đi bán thế này kiếm khá hơn, lại có thì giờ săn sóc em út.
Nó cười:
- Làm cô giáo thì dĩ nhiên là hách hơn đi bán rau Thụy nhỉ, nhưng trót đã hy sinh cho gia đình, mình hy sinh luôn. Nghề nào cũng là một nghề.
Tôi sợ Phước tủi thân, an ủi:
- Nói là nói vậy thôi. Phước đi bán thế này cũng khỏe.
Một người khách hàng vừa đứng chọn những bó rau xanh non. Tôi cầm lên một bó phía dưới đưa cho bà ta:
- Bó này ngon nè "cô".
Bà khách khá lớn tuổi nghe tôi gọi bằng "cô" liền ngước nhìn mỉm cười. Bà ta đỡ bó rau trên tay tôi, hỏi:
- Bao nhiêu bó này em?
Tôi bối rối nhìn Phước cầu cứu. Nó trả lời:
- Dạ 15 đồng ạ.
Bà khách quay sang bảo tôi:
- Em lựa cho hai bó nữa đi.
Tôi "dạ" một tiếng ngọt xớt rồi nhanh nhẹn nhấc hai bó rau đưa cho bà khách. Bà ta đếm tiền trao cho tôi rồi bỏ rau vào giỏ. Tôi cười với bà ta:
- Dạ cám ơn "cô".
Bà khách đi rồi, Phước nhìn tôi kinh ngạc:
- Bà đó già quá Thụy không thấy sao mà gọi bằng "cô"?
Tôi nheo mắt nhìn bạn:
- Phước quên rằng những người đàn bà thường thích được khen là đẹp hay sao? Dù bất cử ở tuổi nào đi nữa, dĩ nhiên là phải trừ ra lứa tuổi đã thành "cụ" thì không nói, còn thì hầu hết các bà đều muốn mình trẻ, đẹp, mà tiếng "cô" là điển hình. Tâm lý mà.
Phước cười ngặt nghẽo:
- Hèn chi mà "bả" thích chí, đáng lẽ chỉ mua một bó, bả lại mua tới ba bó.
Hai đứa nhìn nhau thông cảm. Phước nói:
- Người ở Sài gòn có khác, lanh mà lịch duyệt ghê đi. Chả trách người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn là phải.
Trang từ nãy giờ lẻn đi đâu, trở lại bảo tôi:
- Chị về chưa?
Tôi nhìn đồng hô gật đầu:
- Ừ, về để ngoại chờ cơm.
Tôi đứng lên nói với Phước:
- Thụy về nhá. Chiều Phước qua nhà chơi. Cho Thụy gởi lời kính thăm bác.
Tôi móc túi lấy tờ giấy 500$ trao cho Phước:
- Cho Thụy gởi mua bánh cho mấy em. Thụy đi có một mình nên xách quà sợ nặng.
Phước nhìn tôi cảm kích:
- Cám ơn Thụy nhiều. Tối rảnh Phước sẽ sang chơi.
Bình luận truyện