Chương 51: 51: Tình Yêu Sẽ Khiến Em Mất Kiểm Soát
Thịnh Phỉ Phỉ bịt chặt miệng, cả kinh trợn mắt há hốc mồm.
Giống như cô ấy đã nghe được một bí mật gì đó rất ghê gớm.
Cụm từ “Hiền lành tử tế” vẫn luôn gắn với cái tên Thịnh Cảnh Ngôn, anh ta tôn trọng trưởng bối, chăm chỉ làm việc, không ỷ vào thân phận của mình mà ăn chơi đàng điểm, từ thời đại học đến nay cũng chỉ quen qua hai người bạn gái.
Tuy rằng cô ấy biết Thịnh Cảnh Ngôn không đơn giản giống như ngoài mặt, nhưng cũng không ngờ rằng, chú hai vừa gặp gỡ với các tiểu thư thế gia môn đăng hộ đối, vừa phát sinh quan hệ với người phụ nữ khác, còn gây ra tai nạn chết người.
Người phụ nữ lôi kéo tay anh ta đau khổ cầu xin, lại bị Thịnh Cảnh Ngôn vô tình phớt lờ, anh ta quăng cho người phụ nữ một tấm thẻ, dùng thanh âm lạnh lùng cảnh cáo người phụ nữ là phải tự đến bệnh viện phá thai, đừng ở lại đây dây dưa thêm nữa.
Mặc cho người phụ nữ dốc lòng tâm sự thế nào, Thịnh Cảnh Ngôn đều thờ ơ.
Người phụ nữ nhặt tấm thẻ trên mặt đất lên, trong mắt chất chứa hận thù: “Thịnh Cảnh Ngôn, anh thật nhẫn tâm.”
Thịnh Phỉ Phỉ tận mắt chứng kiến mọi thứ cảm thấy hoảng sợ, vội vàng vỗ về trái tim nhỏ bé thấp thỏm của mình, thừa dịp không có ai phát hiện mà lặng lẽ rời đi.
Tuy rằng từ nhỏ cô ấy đã được ăn sung mặc sướng, nhận được sự yêu thương của người nhà họ Thịnh, nhưng bởi vì bố ruột hưởng thụ sa đọa dẫn đến cả nhà họ không có quyền lên tiếng.
Thịnh Cảnh Ngôn có xấu hơn nữa cô ấy cũng không thể trêu vào, chỉ có thể cất giấu bí mật này ở trong lòng.
Ngủ qua một đêm, Thịnh Phỉ Phỉ điều chỉnh tốt tâm trạng, tiếp tục giúp chú Út chuẩn bị tỏ tình.
Ba ngày trước Tết Nguyên tiêu, Ôn Từ giám sát công nhân đưa tác phẩm đi báo cáo kết quả công tác, thấy đã nghiệm thu thành công, lúc này cô mới thở phào nhẹ nhõm.
“Cô Ôn, đây là vị trí của các doanh nghiệp, cô xem còn cần sửa chữa gì nữa không?”
Gửi lời mời cho các doanh nghiệp lớn, phân ra các khu triển lãm hàng hóa khác nhau, tạo điều kiện cho mỗi công ty quảng bá đồng thời kiếm thêm lợi nhuận.
Nhà họ Ôn chiếm một trong những vị trí có lợi nhất, nằm trên con đường mà du khách phải đi qua, cô rất hài lòng.
Ôn Từ nhìn lướt qua xem, phát hiện tên quán trà của Sa Sở cũng ở trong đó, quầy hàng cách khá xa bọn họ, nhưng cũng coi như không tệ.
Ôn Từ chụp một tấm hình gửi qua, Sa Sở xem xong bảo cô qua nếm thử trà mới.
Chị em gặp mặt, tránh không được tán gẫu thêm vài câu, Sa Sở trực tiếp hỏi: “Người đàn ông kia gần đây lại tới thành Nam tìm em đúng không?”
Ôn Từ từ chối cho ý kiến.
Sa Sở cười: “Lúc trước còn tới chỗ chị ngồi nửa ngày nữa đấy.”
Quán trà cách Linh Lung Các không xa, Thịnh Kinh Lan canh giữ ở chỗ này, mục đích rất rõ ràng.
Quán trà của Sa Sở chưa bao giờ ngừng kinh doanh, ngày nghỉ lễ cũng mở cửa liên tục, bởi vì cô ấy không có người thân để đoàn tụ, người em trai duy nhất là A Đàn nhưng không có quan hệ huyết thống với cô ấy.
Cho dù không phải là chị em ruột, Sa Sở cũng đối xử rất tốt với A Đàn.
Có lúc Ôn Từ trêu ghẹo cô ấy là cả ngày chỉ biết kiếm tiền không biết hưởng lạc, Sa Sở sẽ nói: “Kiếm nhiều tiền một chút, đến lúc đó để lại cho A Đàn mua nhà mua xe cưới vợ.”
Trong mục tiêu cuộc đời cô ấy, từng câu từng chữ đều là A Đàn.
Ôn Từ khuyên nhủ: “Chị cũng không thể chỉ sống vì thằng bé.”
Sa Sở không cho là đúng: “Nếu như không có anh trai của thằng bé, có thể chị đã chết sớm rồi, sao có thể sống tự tại như bây giờ.”
Học tập văn hóa, đối nhân xử thế, bản lĩnh kiếm tiền, tương lai tươi sáng…Tất cả những thứ này đều là người nọ cho cô ấy, sau khi người nọ đi, chăm sóc A Đàn chính là mối quan tâm duy nhất trong đời cô ấy.
Hương trà nồng dần, Ôn Từ bất giác hoảng hốt: “Chị Sa Sở, tình yêu và ân tình, chị có phân biệt rõ được không?”
“Tại sao lại không phân biệt được?” Sa Sở nâng muỗng cả phê lên, chỉ vào trái tim cô: “Ân tình là sự biết ơn lấp đầy trong trái tim em, còn tình yêu sẽ khiến em mất kiểm soát.”
Ôn Từ gặp Sa Sở vào năm cô mười bảy tuổi, lúc đó Sa Sở đã hai mươi bảy tuổi, các cô chênh lệch nhau mười tuổi, cũng không phải vừa gặp đã thân mà là trải qua mấy năm tiếp xúc mới lục tục thổ lộ tâm tình.
(các chương trước tác giả không nhắc đến tuổi tác của Ôn Từ và Sa Sở nên Làn để xưng hô giữa hai người là cậu – tôi, nay mới thấy nhắc đến tuổi tác nên từ chương này Làn chuyển xưng hô của hai người sang chị – em nhé.)
Ban đầu Ôn Từ cảm thấy Sa Sở là một người chị tri kỷ, luôn cho cô cảm giác thoải mái nhẹ nhõm khi tâm trạng của cô không được tốt, mãi đến sau này, hai người mở rộng lòng mình tâm sự thâu đêm, cô mới biết được cuộc đời trắc trở của Sa Sở.
Sa Sở sinh ra trong một gia đình trọng nam khinh nữ, từ nhỏ bị bố mẹ lạnh nhạt, bị em trai xa lánh.
Bởi vì thiếu tình yêu thương nên lúc mới lớn cô ấy dễ dàng rơi vào sự ngọt ngào của người khác, kết quả gặp người không tử tế, bị đùa bỡn tình cảm, dẫn đến nhận thức của Sa Sở về tiền tài và tình cảm cũng dần dần biến chất.
Cô ấy thiếu chút nữa đã lầm đường lạc lối, trong lúc sa đoạ dưới đáy cốc, là anh trai ruột của A Đàn đã ra tay giúp đỡ, kéo cô ấy ra khỏi vũng bùn.
Khi đó Sa Sở đối với ai cũng tràn ngập đề phòng, có thể lần nữa nhận được sự tín nhiệm của cô ấy thì nhất định phải nỗ lực vô số lần.
“Được rồi, chúng ta không nói chuyện này nữa.” Sa Sở đẩy trà tửu vừa pha xong tới: “Chị mới nghiên cứu được một loại trà uống cùng rượu để phục vụ cho lễ hội hoa đăng lần này, đến lúc đó em phải tới cổ vũ chị đấy.”
Bên phía nhà họ Ôn không cần Ôn Từ ra mặt, cô chỉ cần làm khách du ngoạn, ngắm hoa ngắm đèn, tham dự hoạt động.
Mười lăm tháng Giêng Âm lịch, tết Nguyên Tiêu.
Tiết Nguyên tiêu tới cũng gần ngày khai giảng, Tô Hòa Miêu sớm trở về thành Nam, vừa sáng ra đã mặc Hán phục mới mua đi tới viện của Ôn Từ, nhờ cô hỗ trợ trang điểm.
Hôm nay Tô Hòa Miêu mặc đồ thời nhà Minh, áo khoác cổ thẳng màu hồng nhạt phối hợp với váy thêu màu be, Ôn Từ bèn chải cho cô ấy hai búi tóc hai bên kiểu thiếu nữ, lộ ra vẻ dí dỏm đáng yêu.
Tô Hòa Miêu nhìn trái nhìn phải trong gương, rất hài lòng, thuận miệng hỏi: “A Từ, hôm nay chị mặc gì?”
“Bộ này.” Ôn Từ lấy một bộ màu đỏ từ trên giá áo xuống.
“Mặc thế này không lạnh sao?” Tô Hòa Miêu đưa tay sờ ống tay áo của mình: “Em còn nhét nội y giữ ấm bên trong, còn dán cả miếng dán giữ ấm nữa đấy.”
Ôn Từ chỉ chỉ áo choàng đỏ cổ lông trắng như tuyết bên cạnh: “Áo choàng rất dày.”
Cô bắt đầu trang điểm cho mình, Tô Hòa Miêu ở bên cạnh xem.
Tạo hình phức tạp khá hao phí thời gian, Tô Hòa Miêu đứng mệt bèn kéo ghế tới ngồi bên cạnh, hai tay chống má: “Không phải có chuyên gia trang điểm chuyên môn hóa trang sao? Nếu biết phiền toái như vậy thì mời chuyên gia tới làm cho xong.”
Ôn Từ chú trọng dáng vẻ, cũng không để mình lôi thôi ra ngoài, để tạo hình đẹp mắt phối hợp với sườn xám và Hán phục, cô còn cố ý bỏ tiền đi học một thời gian, nhưng thực ra nguyên nhân căn bản vẫn là: “Chị không thích người khác chạm vào tóc chị.”
Đợi đến sau đó, Tô Hòa Miêu bắt đầu ngủ gà ngủ gật.
Lúc cô ấy thiếu chút nữa ngã xuống, bỗng nhiên tỉnh táo lại, ngẩng đầu nhìn lên, người phụ nữ trước mắt xinh đẹp đến mức làm cho người ta không dời mắt được.
Chiếc váy dài ngang ngực màu vàng nhạt thêu những đám mây cát tường bằng lụa vàng, phối với áo khoác ngoài rộng tay màu đỏ, trước thân là chuỗi tua rua màu vàng, lộng lẫy mà tao nhã.
Ở khóe mắt cô vẽ thêm mấy cánh hoa đào, lông mày thanh mảnh, cánh môi đỏ mọng như chu sa, thật đúng là một kiểu trang điểm tuyệt đẹp.
Tô Hòa Miêu sờ sờ khóe miệng, thấy ướt.
Cô ấy vội vàng kéo khăn giấy lên lau: “A Từ, chị thật sự cứ thế đi ra ngoài sao?”
“Sao vậy? Có vấn đề gì à?” Ôn Từ nhìn vào gương cẩn thận quan sát, không phát hiện có chỗ nào không ổn.
Tô Hòa Miêu liên tục lắc đầu: “Không, không thành vấn đề.”
Người phụ nữ này thật đúng là chẳng hề hay biết vẻ đẹp của mình có lực sát thương thế nào.
Tô Hòa Miêu quyết định đêm nay phải giữ Ôn Từ thật kỹ, kết quả buổi chiều vừa ra khỏi cửa đã gặp Thịnh Phỉ Phỉ tới đón người.
Thịnh Phỉ Phỉ ngồi ở ghế sau, nhiệt tình vẫy tay với cô ấy, Tô Hòa Miêu vui vẻ chạy tới mới phát hiện người đàn ông ngồi trên ghế lái.
Nhìn thấy Thịnh Kinh Lan, độ cong khóe miệng của cô ấy lập tức hạ xuống, muốn ngăn cản đã không còn kịp, Ôn Từ đã ngồi vào ghế lái phụ.
Thịnh Phỉ Phỉ chủ động gánh vác trách nhiệm tạo nhiệt bầu không khí, cố gắng dời đi lực chú ý của Tô Hòa Miêu, Tô Hòa Miêu lại nhìn chằm chằm phía trước, Ôn Từ không dám quay đầu lại.
Lúc này, tấm chắn bên trong xe nâng lên, Tô Hòa Miêu trừng to mắt: “Bọn, bọn họ…”
Thịnh Phỉ Phỉ vội vàng đè tay cô ấy lại: “Aida, mặc kệ bọn họ đi, chúng ta ôn chuyện cũ nào.”
Xe chạy đến vị trí đèn đỏ thì chậm rãi dừng lại, nhận thấy bên cạnh có ánh mắt cực nóng, Ôn Từ không khỏi kéo chặt áo choàng, nhắc nhở anh: “Nhìn đường.”
Hai tay Thịnh Kinh Lan đặt lên tay lái: “Còn mười giây nữa.”
Anh không kiêng nể gì quan sát cô, lúc xe khởi động lại, anh để lại một câu khen ngợi: “Rất đẹp.”
Lời khen ngợi trắng trợn dù sao vẫn khiến người ta động lòng hơn bất kỳ từ ngữ hoa mỹ nào, Ôn Từ nhéo nhăn một góc áo choàng, ra vẻ bình tĩnh trả lời: “Cám ơn.”
Hoạt động bắt đầu từ buổi chiều, mỗi du khách vào khu triển lãm đều nhận được một bảng tích điểm, chỉ cần tham gia các hoạt động như ném hũ bắn tên, điền thơ, giải đố v.
v., tích đủ sáu điểm là có thể nhận được một món quà miễn phí.
Lối vào dựng đứng hai tấm bình phong thật lớn, đó là hai bức tranh xuất sắc do các thợ thuê trong phường thêu nhà họ Ôn chế tác, miêu tả cảnh đẹp thành Nam bao la hùng vĩ, thể hiện hoàn mỹ nét đặc sắc của nghề thêu Tô Châu.
Có không ít du khách chụp ảnh trước hai bức tranh, trở thành một trong những điểm check in tự phát.
Màn đêm buông xuống, đội múa lân diễu hành qua khu chợ náo nhiệt sôi động.
Trên quảng trường rộng lớn, người thợ biểu diễn làm hoa sắt, phác họa cảnh tượng kinh diễm của đèn hoa rực rỡ.
Thuyền hoa treo lụa đỏ, thuyền phu chèo mái chèo, chở theo một người con gái xinh đẹp giỏi múa phất phơ tà áo, khắp nơi đánh trống thổi sáo.
Bọn họ như lạc vào vương triều Thịnh Thế nhiều năm trước, những gì nhìn thấy trước mắt đều là cảnh tượng tinh mỹ cổ kính.
Mấy người đứng ở cửa quét mã QR để theo dõi tài khoản chính thức của sự kiện và nhận bảng điểm, Ôn Từ thấy người đàn ông bên cạnh quơ cánh tay lên, dáng vẻ rất thờ ơ, bèn đưa tay chọc chọc anh: “Anh không lấy bảng điểm sao?”
“Đổi mấy món đồ chơi kia cũng chẳng có gì thú vị, nếu em muốn thì mai tặng cho em một đống.”
“Đâu có cần anh tặng, chủ yếu là thể nghiệm lạc thú và hưởng thụ cảm giác tham dự, anh hiểu không?”
“Không hiểu.” Ngoài miệng nói như thế nhưng anh vẫn lấy điện thoại di động ra: “Nhưng em thích thì anh làm với em.”
Cuộc đối thoại không coi ai ra gì khiến Tô Hòa Miêu đi theo phía sau nhe răng trợn mắt, ngón tay điên cuồng cảo cấu.
Khi cô ấy muốn xông lên tách hai người ra, Thịnh Phỉ Phỉ lại thân thiết kéo tay cô ấy: “Hòa Miêu, chúng ta cũng đi tích lũy điểm đi.”
Bốn người đều lấy được bảng điểm tích lũy, từ lối vào đi vào, dựa theo bản đồ chỉ dẫn tìm được hạng mục trò chơi thứ nhất là ném hũ.
Giới hạn phân chia cách miệng hũ không quá hai mét, Thịnh Kinh Lan nhướng mày: “Gần thế à?”
Vừa dứt lời thì thấy có người đang ném hũ, nhưng mười mũi tên đều rơi trên mặt đất.
Ôn Từ xấu hổ mím môi, nhẹ nhàng kéo vạt áo anh: “Nhỏ giọng thôi, đâu phải ai cũng là dân chuyên nghiệp, quan trọng là tham gia.”
Hoạt động cần xếp hàng, có vài người cầm tên lông vũ ngắm trái ngắm phải, chậm chạp không ném, trì hoãn thời gian.
Đến phiên Thịnh Kinh Lan, chỉ thấy anh cầm mũi tên lông vũ kia lên, hệt như ném mồi câu xuống hồ nước mà tiện tay ném một cái, toàn bộ đều trúng.
Người tổ chức trò chơi đánh một dấu tích thật lớn vào bảng điểm của mình.
Tô Hòa Miêu ở phía sau lặng lẽ hỏi Thịnh Phỉ Phỉ: “Anh ta biết chơi à?”
Lời này bị đương sự nghe được, anh thậm chí rất có hứng thú, cố ý quay đầu lại trả lời cô ấy: “Đây không phải trò chơi mà trẻ con ba tuổi đều biết sao?”
“….” Khinh thường lộ liễu.
Đến phía sau, thi từ giải đố là thế mạnh của Ôn Từ, chẳng mấy chốc hai người đã tích đầy sáu điểm, đổi thành thẻ sách bằng trúc và dây cầu nguyện màu đỏ.
Trong đình có cây cổ thụ ngàn năm, có thể treo dây cầu nguyện lên cảnh cây cầu phúc, Ôn Từ cố gắng kiễng mũi chân, định treo sợi dây màu đỏ lên vị trí cao nhất mà mình có thể với tới.
Thịnh Kinh Lan từ phía sau vươn tay kéo một cảnh cây xuống, để cho cô tùy ý treo.
Bên cạnh có người mang theo đèn lồng xinh đẹp đi ngang qua, đồng thời hấp dẫn ánh mắt ba người con gái.
Các cô có hứng thú, tìm được nơi mua đèn lồng, Tô Hòa Miêu tò mò nhìn chung quanh: “Sao mọi người đều thích đèn cá nhỉ?”
Ôn Từ liếc mắt nhìn trúng một con cá trong đó, giải thích: “Đèn cá hay còn gọi là đèn cát tường, ngụ ý bình an vui vẻ.”
Vừa dứt lời, Thịnh Kinh Lan đã lấy đèn lồng xuống: “Tặng em.”
“Hả?”
“Như ý Cát tường.”
Đây là một từ hay, Ôn Từ thích nên cũng không khách sáo mà nhận lấy đèn cá anh đưa tới: “Cảm ơn anh.”
“Hai lần.” Thịnh Kinh Lan bỗng nhiên nói.
“Sao cơ?” Ôn Từ nghi hoặc.
“Hôm nay em đã nói cám ơn anh hai lần, Ôn Khanh Khanh, em xác định muốn nói lời cảm ơn với anh?” Khí thế của anh mạnh mẽ, trong lời nói có thâm ý khác.
Ôn Từ đột nhiên nhớ ra lời cảm ơn anh muốn là sự hồi đáp của cô.
Cô thuận tay cầm đèn cá chắn giữa hai người, cảnh cáo anh: “Đừng có mơ.”
Người đàn ông cất giọng cười vang, quét mã thanh toán.
Nghe nhắc nhở số tiền cần thanh toán, Thịnh Phỉ Phỉ bèn nhấc đèn lồng trong tay lên, ám chỉ: “Chú Út?”
Thịnh Kinh Lan liếc nhìn cô ấy: “Tự mua đi.”
Thịnh Phỉ Phỉ: “…”
Đúng là phân biệt đối xử mà.
Mỗi người tự trả tiền, bốn người lại đi dạo đến bờ sông, nhìn thấy thuyền hoa treo đầy đèn lồng, khoảng cách quá xa không thấy rõ dáng vẻ kia, nhưng Ôn Từ nhận ra bộ quần áo của người nọ: “Đó là Tiểu Tuyết.”
Ban tổ chức vẫn mời Lý Chiếu Tuyết, lần này cô ấy đã thuận lợi đứng trên sân khấu dẫn dắt mọi người vừa múa vừa hát.
Một ánh đèn lóe lên trước mắt, Ôn Từ vô thức giơ tay che chắn: “Nhiều người quay phim quá, còn có người livestream nữa.”
“Dễ thôi.” Thịnh Kinh Lan dẫn cô đến quầy hàng mặt nạ cách đó mấy chục mét, lấy một chiếc mặt nạ thỏ ở đó phủ lên mặt cô.
Đôi mắt to tròn sáng rực lộ ra khỏi chiếc mặt nạ, bởi vì động tác của Thịnh Kinh Lan mà cô vô thức chớp chớp mắt, thoạt nhìn cực kỳ giống chú thỏ con ngơ ngác.
Bầu không khí giữa hai người đang dần dần ấm lên, Tô Hòa Miêu đột nhiên nhảy ra cắt ngang.
Thịnh Kinh Lan nheo mắt lại, bình tĩnh đứng bên cạnh Ôn Từ.
Khi Thịnh Phỉ Phỉ và Tô Hòa Miêu hào hứng thảo luận mua mặt nạ, Thịnh Kinh Lan lặng lẽ nắm tay Ôn Từ, cúi đầu ở bên tai cô, nói: “Chạy đi.”
Không cho cô cơ hội lựa chọn, Thịnh Kinh Lan kéo cô xuyên qua đám người, rốt cục cũng bỏ rơi được hai cái đuôi nhỏ.
Từ con phố này chạy đến con phố khác, Ôn Từ há to miệng thở dốc, bỗng nhiên sờ vào búi tóc: “Chờ một chút, tóc rối rồi.” Trâm cải trên đầu là dây tua rua, vô ý xoắn vào tóc cô, cô vuốt mấy cái cũng không thể cải ra, còn kéo bung cả tóc.
“Đừng nhúc nhích, để anh làm.” Thịnh Kinh Lan đè ngón tay cô lại, tiếp nhận công việc của cô.
Hai người đứng dưới ánh đèn, Ôn Từ chậm rãi buông tay để mặc anh giúp đỡ.
Cô không thích người khác chạm vào tóc của mình, nhưng Thịnh Kinh Lan là một ngoại lệ.
Lúc trước ở bên nhau, bất luận là ôm hay nằm, hoặc là đối diện đi tới anh cũng sẽ xoa nhẹ mái tóc cô.
Được người mình thích xoa đầu là một cảm giác rất thoải mái.
“Được rồi.”
Giúp cô chải tóc xong, hai bàn tay vốn tách ra lại như nam châm nắm chặt lấy nhau.
Đèn cá trong tay thỉnh thoảng va vào nhau, thay hai người chiếu sáng con đường phía trước.
Bọn họ đi tới khu trà ẩm, Ôn Từ còn nhớ rõ vị trí của Sa Sở.
Một nhóm thiếu nữ vây quanh quán trà, Ôn Từ nghĩ bụng trông có vẻ làm ăn rất phát đạt, đi qua nhìn thì lại phát hiện nơi đó có một thiếu niên: “A Đàn.”
A Đàn nghe tiếng ngẩng đầu, ánh mắt sắp bị mái tóc dài che khuất lộ ra vài phần lạnh lẽo, cả người tản ra khí chất nghệ thuật.
Cách mặt nạ nên cậu ấy không nhận ra người, chỉ nhìn chằm chằm.
Ôn Từ vạch mặt nạ ra rồi đeo lên lại, hỏi: “Chị cậu đâu?”
A Đàn không giỏi ăn nói, giơ tay chỉ: “Bên cạnh ạ.”
Bọn họ nghiêng mắt nhìn lại, bà chủ mặc Hán phục đầy vẻ phong tình, một tay cầm trà một tay xách rượu: “Ở đây không chỉ có trà còn có rượu, mọi người…”
Thích gì đều có.
Ôn Từ phất tay với cô ấy, Sa Sở vừa liếc mắt đã nhận ra bộ quần áo trên người cô: “Hai người muốn uống gì?”
Ôn Từ chỉ về phía bình rượu đào trong tay cô ấy.
Sa Sở hiểu ý cười, rút ra một bình đưa cho cô.
Rượu đào vào miệng vừa ngọt ngào vừa say lòng người, là rượu ngon mỹ vị, cô nói cho Thịnh Kinh Lan nghe tư vị của bình rượu này, người đàn ông bèn vươn tay về phía cô: “Anh nếm thử nào.”
Ôn Từ ôm chặt bình rượu: “Anh tự mua đi.”
Anh hừ một tiếng cười: “Ôn Khanh Khanh, sao em keo kiệt thế.”
Đèn lồng được thắp sáng, mênh mông như tinh hà.
Người con gái mặc Hán phục mang theo chiếc đèn cá màu cam nhẹ nhàng bước lên cầu vẽ, người đàn ông trẻ tuổi mặc thường phục một tấc cũng không rời đi theo sau.
Đèn lồng lớn nhỏ nổi lơ lửng trên mặt hồ, màu sắc rực rỡ phát sáng, ánh mắt Ôn Từ sáng lên: “Thịnh Kinh Lan, chúng ta đi thả đèn lồng sông đi.”
Từ chỗ người bán hàng rong mua được hai chiếc đèn lồng sông, Ôn Từ viết xuống lời cầu nguyện cho tất cả mọi người: Bình an vui vẻ.
Cô quay đầu thì thấy Thịnh Kinh Lan còn cầm đèn hoa đăng, bèn hỏi: “Anh viết gì rồi?”
Thịnh Kinh Lan hào phóng lật tờ giấy cho cô xem, mặt trên đều là hai chữ —— Khanh Khanh.
Mặt Ôn Từ nóng lên, may mắn có bóng đêm che giấu, không để lộ ra cảm xúc thật của cô.
Cô tận mắt nhìn Thịnh Kinh Lan thả đèn lồng sông, sau đó lại ngó nghiêng chung quanh, cố gắng chuyển đề tài: “Tết Nguyên Tiêu năm nay náo nhiệt thật, khắp nơi đều là người mặc Hán phục.”
Lúc này, trong tầm mắt bỗng nhiên xuất hiện một người phụ nữ mặc Hán phục màu đỏ tươi thời nhà Minh và một người đàn ông mặc áo choàng cổ tròn màu đỏ, nhiều máy ảnh đi theo bọn họ chụp ảnh, Ôn Từ nghiêm túc thưởng thức hoa văn và châu báu thêu thùa trên người bọn họ: “Thẩm mỹ của các cụ ngày xưa thật sự rất tuyệt diệu.”
Thịnh Kinh Lan đột nhiên mở miệng: “Áo cưới kiểu Trung Quốc và áo cưới kiểu Tây, em cảm thấy cái nào đẹp hơn?”
“Đương nhiên là kiểu Trung Quốc rồi.” Ôn Từ không nghĩ ngợi gì, thuận miệng nói ra quan điểm của mình: “So với hôn lễ kiểu Tây mộng ảo lãng mạn, văn hóa truyền thống càng trang trọng có ý nghĩa hơn.”
Người đàn ông cong môi cười: “Được.”.
Bình luận truyện