Chúa Đảo Xa

Chương 1: Cầu hôn



Sau đêm vũ hội của Esmeralda, tôi ngủ thiếp đi trong một giấc mơ hãi hùng. Giấc mơ, lần đầu tiên xuất hiện khi tôi mười chín tuổi. Tất cả đều mơ hồ nhưng cũng gây cho tôi bao lo sợ xa xôi.

Khi tỉnh dậy, tôi hoảng hốt khiếp sợ không sao lý giải nổi một cách xác thực những gì đã diễn ra, chỉ linh cảm thấy một sự hẩm hiu đang mong chờ đợi.

Trong giấc mơ, tôi đi vào một căn phòng giống như một quán nhậu. Trong phòng có một cái lò sưởi xây bằng gạch. Ngay cạnh ống khói, trên tường treo một tấm thảm đỏ sậm cùng màu với tấm thảm thô ráp trải trên nền nhà, khiến cho căn phòng tối tăm càng trở nên u ám. Tiếp đến là bức tranh “bão biển”... một bộ bàn tròn được đặt ngay dưới bức tranh cùng với mấy cái ghế đặt lỏng chỏng xung quanh. Đột nhiên... có tiếng nói từ một noi bí mật vang lên, tôi đứng chết lặng, toàn thân tê liệt không sao cử động nổi. Ú ớ... mãi, tôi mới choàng dậy được, mồ hôi trên người túa ra ướt đẫm.

Một năm trôi qua, tôi tưởng giấc mơ đã trôi vào quên lãng, nhưng không ngờ nó vẫn quay trở lại. Vẫn căn phòng nhỏ xíu tối tăm với màu đỏ sậm... tất cả gần như cũ, không có gì thay đổi ngoài một chi tiết mới, ở góc phòng xuất hiện cái ghế cong bập bênh, tuy nhiên nỗi khiếp đảm thì không hề suy giảm.

Tôi nằm trên giường trằn trọc suy nghĩ, tại sao căn phòng quái ác đó lúc nào cũng đi vào cơn ác mộng? Tại sao tôi phải chịu nỗi kinh hoàng khủng khiếp đến như vậy? Tất cả điều đó có thể là kết quả của sự tưởng tượng quá mức gây ra chăng? Nhưng không hiểu tại sao nó cứ lặp đi lặp lại hoài như thế? Tuy nhiên tôi cố giữ kín, không kể cho ai biết điều ngốc ngếch tẻ nhạt ấy. Nhưng chắc chắn nó không đem lại cho tôi một dấu hiệu tốt đẹp nào trong tương lai, mà nó chính là hồi chuông cảnh tỉnh đang rung lên báo hiệu sự nguy hểm sắp xảy ra với tôi.

Tôi không muốn cường điệu sự tưởng tượng của mình một chút nào. Cuộc sống của tôi vốn đã ghồ ghề khốc liệt. Ngay từ nhỏ, tôi đã sớm bị quăng vào nhà dì Agatha, chao ôi điều này cũng là may cho tôi ghê lắm, nếu không tôi đã trở thành đứa trẻ trong trại mồ côi. Dù sao ở đây tôi được học, được chơi cùng với Esmeralda con của dì... và luôn luôn ghi nhớ công ơn của dì. Tôi không bao giờ dám coi thường mối quan hệ họ hàng, bởi đó là cái cầu thang cho tôi bước vào nhà dì, để trở thành một thành viên chính thức của gia đình. Cho nên kể về dì Agatha - người em họ của mẹ tôi xem ra không được thích hợp cho lắm.

Dì Agatha là một phụ nữ khác thường. Dì thống trị gia đình không phải chỉ bằng cái thân hình lực lưỡng quá khổ, mà còn bằng cái giọng nói choang choang phun ra lửa. Đến nỗi, ngay cả dượng William, chồng dì vốn không phải là một người đàn ông quá nhỏ con cũng phải chịu lùi bước. Trước dì và con gái, dượng giống như một chú hề trong rạp xiếc. Cho dù dượng William là một người giàu có, am hiểu kinh doanh, say mê công việc, nhưng sức mạnh của dượng chỉ được thể hiện ở ngoài đường, còn ở trong nhà dượng hoàn tàn bị khuất phục bởi người vợ quá mạnh mẽ. Tuy dượng là người kín đáo, nhưng đôi khi cũng để lộ ra nụ cười ánh mắt thân thiện, an ủi tôi một đứa trẻ côi cút. Tôi nghĩ, dượng có thể là một người đàn ông đàng hoàng nếu dượng bốc lửa một chút, cho dù dì Agatha có là một phụ nữ nổi tiếng, xuất sắc như thế nào.

Dì Agatha vốn là một ủy viên trong ủy ban Phụ nữ. Hàng ngày, dì đi tiếp những phụ nữ kém may mắn. Tôi giúp dì pha trà, mang bánh ra ngoài phòng mời khách... Với cái nhìn thiện cảm, dì khen ngợi:

- Được đấy, Ellen bé bỏng, ở nhà không làm gì thì buồn chết đi được.

Đôi khi Esmeralda cũng giúp tôi mang bánh lên, rót trà vào từng cái ly đặt làm tràn cả ra ngoài. Emeralda là một cô gái nhu mì, dễ thương! Khác hẳn với mẹ, không ai có thể tin được cô là con của bà chủ.

Dì Agatha tỏ ra rất khó chịu khi người ta mắc lỗi, tôi luôn giúp đỡ Emeralda tránh khỏi lỗi lầm, với lòng nhiệt tình đôi khi vượt ra ngoài khuôn phép.

- Esmeralda, hãy giữ cho vai ngay ngắn, em đừng để thõng xuống như thế xấu lắm. - Hoặc tôi nhắc nhở, - Hãy cầu nguyện đi Emeralda, đừng có lầm bầm như vậy, không tốt đâu.

Esmeralda là một cái tên đẹp, nhưng cô không xứng đáng với nó. Mắt cô màu xanh ngấn lệ, tóc dài lơ thơ như liễu rủ... Tôi thường giúp cô làm toán, viêt tiểu luận,... lúc nào cô cũng gắn bó với tôi như hình với bóng.

Một trong những sầu muộn của dì Agatha là con cái, dì chỉ có độc một mụn con, trong khi dì khao khát muốn có thật nhiều, nhiều con trai, nhiều con gái, để sắp đặt chúng lên “Bàn cờ cuộc đời” theo toan tính riêng. Một mụn con gái thật mong manh, phần nào dì cũng cảm thấy có lỗi với chồng... Nhưng chẳng một ai trong nhà dám đả động tới chuyện này.

Dì đã nhận được bằng khen của Nữ Hoàng về thành tích giúp đỡ người nghèo. Bởi dì là thành viên của hội từ thiện, có thành tích quyên góp quần áo cũ phân phát cho người nghèo và dì đã hoàn thành xuất sắc nhiều công việc được giao. Vầng hào quang đức hạnh đang tỏa sáng xung quanh dì.

Chỉ có chồng và con dì là thiệt thòi. Đã từ lâu tôi nhận ra tất cả mọi cái dì làm đều là vì dì, nếu như gặp trở ngại nào đó dì sẽ buông xuôi tất cả mà không hề hối tiếc. Trong con người của dì không có tình thương, sự say mê, lòng cao thượng, tất cả chỉ có tiền và tiền. Tiền là cái cầu nối quan hệ giữa chồng và dì, tiền để duy trì cuộc sống xa hoa, tiền để nuôi dưỡng ánh hòa quang phù phiếm bề ngoài, tiền còn để vun đắp cho Esmeralda đứa con gái duy nhất, đồng thời là nhịp cầu nhỏ yếu ớt ràng buộc tình nghĩa của họ với nhau.

Bất kể thế nào thì tôi vẫn là người ngoài cuộc. Tôi không chịu được sự khúm núm quỵ lụy. Dì đã nhận ra nụ cười ngờ vực, không thể kìm được trên môi của tôi khi dì đang nói tới một kế hoạch từ thiện. Dì đã nhận ra sự miễn cưỡng, khi tôi phải làm theo mệnh lệnh của dì. Dì đã lầm, tưởng rằng làm thay đổi được dòng máu tồi tệ trong tôi, để bây giờ dì phải chịu nỗi thất vọng.

Quan điểm của dì đã được quán triệt rõ ràng, ngay khi lần đầu tiên tôi mới bước chân vào cửa của ngôi nhà. Dì nói:

- Ellen, đây là lúc ta phải nói với cháu, vì cháu mà ta phải nói rõ chuyện này.

Khi đó tôi mới có mười tuổi, nhưng đã là một cô gái rắn rỏi, có mái tóc đen dày, đôi mắt xanh thẫm, mũi dọc dừa, nhưng cái cằm dài khá bướng bỉnh.

Tôi đứng ngay lên, trước khi dì Agatha bước lên tấm thảm Ba-tư dày trải trong phòng làm việc. Phòng làm việc của dì sang trọng như văn phòng của một viên chức cao cấp, nhưng chỉ dùng vào việc viết thư, giải quyết công việc từ thiện.

Dì hắng giọng, nói tiếp: - Ellen, dì muốn chúng ta cần phải có sự hiểu biết về nhau. Chúng ta muốn cháu phải rũ sạch những thói quen không tốt trước khi bước vào gia đình này. Cháu có làm được không?... Dì không đợi tôi trả lời, tiếp tục nói - ta tin rằng cháu không đến nỗi nào... Dì và dượng đã cưu mang cháu, khi mẹ của cháu chết, nhẽ ra chúng ta có thể đưa cháu vào trại trẻ mồ côi. Nhưng cháu lại là họ hàng gần gũi, chúng ta thương tình nhận bảo lãnh cho cháu... Cháu có biết, mẹ cháu đã lấy Charles Kellaway và cháu là kết quả của cuộc hôn nhân đó... - nói tới đây cái mũi to của dì phồng lên giật giật, - Một cuộc hôn nhân bất hạnh! Ông ta không xứng để chị ấy lựa chọn

- Không phải vậy, họ cưới nhau vì tình yêu, - tôi cãi lại. Tôi đã biết rõ điều này bởi người giữ tẻ của dì Agatha kể lại, bởi bà ta có người cô là bà Nanny Grange, người biết rất rõ về quá khứ của gia đình tôi.

- Lạy chúa, - dì Agatha nói - Không được nói liều, đây là điều rất hệ trọng. Mẹ của cháu đã chống lại gia đình, tự quyết định lấy một người ở xa tít mù tắp, noi ta chưa từng nghe thấy bao giờ... - Dì nhìn tôi nghiêm khắc dữ tợn. - Một năm sau đó thì cháu được sinh ra. Ngay lập tức, mẹ cháu đưa cháu bỏ chạy khỏi ông ấy, không một lời từ biệt, vội vã quay trở về nhà.

- Khi đó cháu đã lên ba rồi. - Tôi đáp lại theo lời kể của bà Nanny.

Dì cau mặt, lông mày dựng lên, - Ta xin cháu đừng có vội ngắt lời... bà ta đã quay về với hai bàn tay trắng... không có một chút gì, dù là ít ỏi nhất. Cháu và mẹ của cháu đã trở thành một gánh nặng cho bà. Hai năm sau thì mẹ của cháu qua đời.

Thời gian đó tôi đã năm tuổi. Nhớ về mẹ, tôi nhớ ngay tới những cái hôn nồng nàn làm tôi ngạt thở, sung sướng ấm áp hơn bao giờ hết. Trong kí ức của tôi vẫn còn sót lại hình ảnh mẹ đặt tôi lên bãi cỏ xanh rì. Bà ngồi bên cạnh tôi, âm thầm vẽ phác thảo các bức tranh vào trong một quyển vở. Tôi có cảm giác mẹ tôi cô đơn vì bị mọi người hắt hủi, nhưng tôi lại ngây thơ vui sướng biết rằng tôi chính là niềm vui, nguồn an ủi duy nhất của bà.

- Con yêu mẹ chứ, Ellen? - mẹ tôi thầm thì. - Không, mẹ nhất định không làm việc đó. - Bà nhẹ nhàng dỗ dành tôi nhưng không khoan nhượng, khi tôi hờn dỗi vô cớ, nũng nịu mẹ theo kiểu của một đứa trẻ ngây ngô chưa biết gì...

Dì Agatha lên tiếng cắt đứt hồi ức của tôi về mẹ, dì nói: - Bà của cháu khi đó đã già rồi, không còn ở tuổi ẵm trẻ nưa...

Tôi kiên quyết phản đối, vì sự thật không phải thế. Thật không ngờ, dì giận dữ đến vậy, đôi môi dì mím chặt, mắt lạnh lùng trắng dã. Dì tiếp tục tra tấn tinh thần, ra sức quất roi vào vết thương, khiến lòng tôi quằn lên vì xót xa tủi hổ. Tôi cảm thấy cô đơn biết bao. Tôi như đang trơ trụi giữa một con sói cái dữ tợn, lao tới há to miệng ngoạm chặt lấy cổ tôi. Nhưng may mắn sao, trời phú cho tôi một bản tính gan lỳ... Ngay cả khi bà chết, tôi cũng nín bặt, không một giọt nước mắt!

- Khi bà chết, - dì Agatha nói tiếp - bà đã yêu cầu ta phải quan tâm tới cháu. Ta nghiêm túc hứa đồng ý, để bà yên lòng nhắm mắt ra đi. Và ta đã thực hiện lời hứa đó. Cháu phải cố nhận thức rõ điều này. Đây là điều kiện duy nhất để ta đưa cháu vào nhà ta, không phải vào trại trẻ mồ côi. Cháu sẽ được dạy dỗ như một tiểu thư con nhà tử tế, nếu cháu có khả năng học hành ta sẽ thuê gia sư cho cháu. Tuy nhiên cháu phải có nhiệm vụ kèm cặp Esmeralda. Cháu sẽ là một hành viên chính thức của gia đình ta. Cầu chúa cho cháu biết vâng lời. Ta không yêu cầu cháu phải trả ơn, nhưng ta mong đợ lòng biết ơn của cháu. Đừng có nghĩ cháu sẽ được ưu ái như Esmeralda, điều này không có lợi đâu... Đến một lúc nào đó cháu trưởng thành, biết kiếm ra tiền, cháu sẽ hiểu điều ta nói. Hạnh phúc của cháu hoàn toàn tùy thuộc vào cháu, đó là cháu có biết nghe lời chỉ bảo của ta hay không. Cháu sẽ được học hành đến năm mười tám tuổi để trở thành một tiểu thư con nhà gia giáo. Vậy cháu phải học cách sống, cách giao tiếp, cách cư xử của một con người có giáo dục. Ta hy vọng cháu sẽ là một tấm gương tốt cho Esmeralda. Học hỏi, đó là điều cháu luôn phải ghi nhớ, đấy chính là đòi hỏi của lòng rộng lượng bao dung của ta với cháu. Đừng bỏ phí mất cơ hội... Đó là tất cả những điều ta muốn nói với cháu.

Tôi âm thầm suy ngẫm những lời giáo huấn của dì. Tôi ngạc nhiên mừng rỡ khi nghĩ tới tương lai, ao ước chân thành khi nghĩ tới học hành, hân hoan khiêm nhường khi nghĩ tới đức hạnh... chao ôi lúc này tôi mới ngây ngô làm sao. Trong tôi, niềm xúc động trào dâng, tôi tỏ ra kính trọng và biết ơn dì. Mắt dì ngời sáng hài lòng, thỏa mãn trước sự ban ơn. Để sau đó rêu rao khắp thiên hạ ai ai cũng biết, cái gánh nặng do tôi gây ra... tất nhiên cái gánh ngày càng “nặng” thì hào quan đức hạnh của dì càng tỏa sáng.

Điều đó khiến tôi phải nhún nhường để có chút ít thiện cảm với dì. Nhưng bản chất của dì và tôi là đối nghịch, dĩ nhiên tôi sớm lộ ra không phải là “một thành viên tốt của gia đình”, khi mà tôi dám cãi lại dì. Trong lúc trại trẻ mồ côi luôn là mối đe dọa lơ lửng trước mặt. Nhưng tôi cũng sớm nhận ra: Dì không dám làm điều đó! Dì sợ bạn bè chê cười. Thực tế, sự thiếu sót của tôi cũng bắt nguồn từ dì. Tôi đã nhận thấy dì nói về tôi nhiều hơn việc dì làm cho Esmeralda. Con gái đối với dì chưa là gì cả, tôi mới là nấc thang đưa đức hạnh của dì lên cao. Trong phòng học tôi thường nghe thấy tiếng dì bàn tán: “Mẹ của nó dĩ nhiên là thế đấy...” hay là: “Thật khó mà tin được Frances lại bắt nguồn từ dòng họ Emdom”, Frances là tên mẹ tôi, còn Emdom là dòng họ cao quý đã sinh ra mẹ tôi và dì Agatha.

Dĩ nhiên tôi ngày một “khôn khéo như một chiếc xe chở đầy châu báu” y như lời nhận xét của bà Nanny. - “Nếu cô Ellen là một mối nguy hại thì Esmeralda cũng vậy, bởi chính cô đã dẫn dắt Esmeralda.” Tôi thích cách nói của bà, vì nó tiếp cho tôi dũng khí đứng vững trên đôi chân bé nhỏ, trước sức ép khủng khiếp của dì Agatha.

Vào mùa đông chúng tôi sinh sống trong một toà nhà to cao đối diện với công viên Hyde Park. Tôi yêu thích cây cối trong công viên, vào mùa này lá của chúng nhuốm màu vàng rượi xen lẫn chút ít màu đỏ ối của mùa hè còn sót lại. Từ cửa sổ trên gác, tôi cùng với Esmeralda say sưa ngắm nhìn những tòa nhà nổi tiếng cao chọc trời. Phía Bắc tôi nhìn thấy một con đường lượn vòng bên phải công viên, mà ngay bên trái là dãy nhà đồ sộ của Quốc Hội, tháp chuông Big Ben, nhà thờ lớn Brompton Oratory... chúng tôi không quên để ý theo dõi người đàn ông bán bánh xốp có hình quả chuông và cái đồng hồ ngộ nghĩnh. Từ trong nhà, các thiếu nữ đội mũ kêpi trắng, tay cầm những cái đĩa xinh xắn chạy ùa ra vây lấy ông. Bà Nanny cũng gửi người mua bánh, chúng tôi ngồi bên lò sưởi ấm áp, nhấm nháp hương vị ngọt ngào, liếm láp lớp bơ mịn màng phủ trên bánh béo ngậy. Ở một ngã tư phố nhỏ, chúng tôi nhìn thấy một bọn trẻ lượm rác, những đứa trẻ bất hạnh, lếch thếch, rách rưới trông thật đáng thương. Xúc động hơn, khi nhìn thấy người đàn ông đang cố đuổi theo một chiếc xe ngựa chở đầy hàng hối hả phóng nhanh về phía nhà ga Padding Station... anh ta hi vọng sẽ kiếm được mấy đồng xu sau khi dỡ hàng từ trên xe xuống. Esmeralda mủi lòng, mắt ngấn lệ. Có lẽ Esmeralda sinh ra để bù đắp cho sự thiếu hụt của dì Agatha chăng? Tôi cố giải thích cho cô: - Cái anh chàng khuân vác đó có một gia đình khá tốt, nhưng anh ta đã quăng tất cả những đồng xu kiếm được vào rượu gin và các vại bia. Gã uống say mèm, về nhà còn đánh vợ chửi con... Hương vị nghèo khổ bốc mùi cay đắng như vậy đó, Esmeralda!

Vào buổi trưa, chúng tôi đi dạo trong vườn hoa Kensinton cùng với bà Nanny sau khi đã học xong bài. Bà Nanny đứng sát hàng rào, coi chúng tôi đi nhặt hoa quả rụng ở bên đường.

- Đừng đi quá xa, cô Ellen. Tôi có chuyện nói với cô.

May mắn sao! Rất hiếm khi tôi có dịp được nghe chuyện của bà. Bà nói - mẹ của Esmeralda là người hết sức nóng nảy, bà cô của tôi từng là gia sư của bà chủ khi còn nhỏ đã nói vậy. Mọi việc trong nhà đều do bà định đoạt. Tôi biết cô cũng chỉ là một cô gái bé bỏng đáng thương, cứ nhìn vào Esmeralda là tôi hiểu rõ tất cả.

Bà Nanny kể lể về bà chủ, về nỗi khó nhọc do tôi và Esmeralda mang lại cho bà. Trong lúc tôi ngồi trên bãi cỏ im lặng trầm ngâm, thì các cô gái khác cùng trang lứa đang chạy nhảy tung tăng khắp công viên, có đứa tay còn ôm theo búp bê đùa giỡn.

Tôi hoàn toàn bị cuốn hút vào câu chuyện, bà Nanny nói:

- Bà cô tôi kể rằng, bà nhà rất dễ thương. Tiểu thư trẻ trung xinh đẹp vẫn còn sống mãi trong ký ức của mọi người. Tất cả chúng tôi ai cũng lo lắng cho cô chủ. Nhưng điều gì đã tới thì nó cứ tới. Tiểu thư đã quay trở về, kể hết mọi chuyện... Tiểu thư bị bỏ rơi! Điều này thật tồi tệ, tiểu thư buộc lòng phải quay trở về nhà mẹ đẻ với một đứa con còn nhỏ ẵm trên tay. Lòng thương của bà Emdom sôi sục như chảo mỡ, khi mọi người phán quyết buộc tội tiểu thư... và tuyên bố không bao giờ tha thứ cho cô. Bà của cô khác hẳn so với những loại người như Agatha. Bà đã chăm sóc tiểu thư, mặc dù cô bị khinh miệt như một kẻ ngoại đạo, bà cho đứa trẻ ăn uống, giặt giũ quần áo... làm tất cả các công việc nhếch nhác. Sau khi cô Frances đi tới cái chết, bỏ lại con gái bé bỏng, một gánh nặng mà cô không sao kham nổi. Dĩ nhiên, không thể nào khác được, toàn bộ gánh nặng dồn hết sang vai bà Emdom! Bà già còm cõi, một tay ôm cháu, một tay ôm xác con gái, thật đau lòng... Thương tâm quá! Cô Frances không muốn con gái của mình bơ vơ trên cõi đời này, vậy mà cô đành phải nhắm mắt lựa chọn cái chết.

Ôi, tuổi thơ của tôi mới dữ dội làm sao!

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cha tôi. Tôi chẳng hiểu tại sao không có một ai đề cập tới ông bao giờ. Ngẫm ra, quá khứ của tôi không có gì là vinh dự, mà hiện tại cũng thật tầm thường, tôi chỉ là một dòng kẻ để làm nổi bật cái tên Agatha trên bảng vàng đức hạnh.

Tôi không phải là loại trẻ được chăm bẵm, lớn lên trong một cái nôi ấm áp. Tuy bất hạnh, nhưng mạnh mẽ. Tôi chỉ có một niềm vui nho nhỏ, được làm chị Esmeralda. Và trong thục tế Esmeralda sống không thể thiếu tôi được, cô luôn cần tôi. Esmeralda sợ tất cả mọi cái, sợ mẹ la, sợ đêm tối... sợ những gì cô đang sống. Nghĩ ra, tôi thật hổ thẹn, Esmeralda như vậy mà tôi lại vui trong lòng.

Vào mùa hè chúng tôi đi nghỉ ở nông thôn, quê của dượng William Loring. Chuyến đi xa vào mùa hè đã trở thành thói quen của chúng tôi. Trong một ngày chuẩn bị đóng gói hành lý, chúng tôi sôi nổi vạch ra kế hoạch vui chơi. Sau đó chiếc xe ngựa độc mã đưa chúng tôi tới ga xe lửa, noi chúng tôi hòa vào dòng người ồn ào náo nhiệt, tranh cãi nhau chuẩn bị lên tàu... Bỗng đàu tàu xuất hiện, nó giống như một con khủng long bằng sắt khổng lồ đen kịt, thở phì phì lấy hơi kéo đoàn tàu lăn từ từ trên đường ray để rời khỏi sân ga. Đoàn tàu tăng tốc lao nhanh trong gió, hứa hẹn một chuyến đi thú vị. Đi kèm chúng tôi là cô gia sư, cô luôn bắt chúng tôi ngồi im trong ghế đệm bọc nhung, mỗi khi tôi nhoài người ra cửa sổ chỉ cho Esmeralda những ngôi biệt thự xinh đẹp thấp thoáng sau những vườn cây xanh tươi, xum xuê trĩu quả. Bởi trên tàu chỉ có người phục vụ được phép đi đi lại lại...

Dì Agatha thường đi về quê sau chúng tôi một tuần, dì xuất hiện y như một vị thánh chậm trễ, vì dì còn phải đi ra ngoại ô làm một số công việc từ thiện. Miền quên Sussex khá gần London, khi cần thiết, dì Agatha có thể trở về thành phố bất kỳ lúc nào và dượng William vẫn có thể theo dõi lợi nhuận kếch xù của công việc kinh doanh trong không khí mát mẻ của vùng quê yên tĩnh.

Về thôn quê, Esmeralda và tôi được học cưỡi ngựa, đi thăm người nghèo, giúp đỡ công việc nhà thờ Pi-tơ, thả mình chạy nhảy tung tăng trên những cánh đồng rộng lớn bao la.

Esmeralda và tôi tới đây không phải là lần đầu, nhưng sự thú vị ở miền quê cũng chẳng kém gì thành phố. Tôi hứng khởi vẽ tranh kí họa bằng trí tưởng tượng. Tôi đã trốn Esmeralda ngồi trong gầm cầu thang quan sát. Tôi đã nhìn thấy họ hân hoan bước vào lâu đài, dì Agatha oai vệ, dượng William sang trọng...

Có lúc tôi kéo Esmeralda ra khỏi giường, đứng dựa vào lan can đầu cầu thang. Dưới ánh sáng rực rỡ của bình minh, tôi đã nắm được một Esmeralda hoàn toàn trọn vẹn, một Esmeralda sợ sệt, nhút nhát khiến tôi phải bật cười. Tôi biết tác phẩm của tôi không bao giờ được công bố vì dì Agatha chỉ thích sự ca ngợi, khoe khoang. Hơn nữa, điều này lộ ra khác nào tôi tự tố cáo, vừa sáng ra đã đú đởn nhảy nhót với Esmeralda.

Vùng quê Sussex này còn có một gia đình khác rất nổi tiếng, nhắc đến gia đình này dì Agatha luôn luôn tỏ ra kính nể... nhà Carrington. Ngài Josiah Carrington sống trong một ngôi biệt thự uy nghi, nằm ngất nghuểu trên đồi cao của thị trấn Trentham Town, giống như dượng William, ngài là một đại điền chủ, một đại gia giàu có ở thành London, có biệt thự lộng lẫy nằm ngay trong khu công viên Park Lane. “Đó là dãy phố Carrington” - có lần bà Nanny chỉ vào dinh cơ ấy thì thầm nói với tôi, như nói về một thiên đường mơ ước xa xôi.

Trang trại của ngài Carrington lớn nhất vùng này, nó bao quát cả một vùng Sussex rộng lớn. Vợ của ngài là phu nhân Lady Emily con gái một vị bá tước. Bà là ước mơ, là kỳ vọng của dì Agatha, về thanh danh, về gia đình, về phong cách sống và kể cả thời trnag nữa... nghĩa là tất cả những gì nhà Carrington đã có mà dì nhìn thấy.

Ngôi biệt thự của dượng William ở Sussex được xây dựng từ thời Georgian với kiến trúc đẹp mắt, có vòm cong phóng khoáng, đường nét thanh nhã. Phòng đại sảnh là phòng lớn đầu tiên của tòa nhà sang trọng, trần nhà cao được trang trí bởi các gờ nổi tinh tế hài hòa, tạo ra một cảm giác thân thiện. Dì Agatha hài lòng vì nó, bởi vậy mỗi lần khi dì về cả biệt thự nhộn nhịp tiếc tùng, lộng lẫy vũ hội. Dì Agatha sẽ buồn phiền biết bao nếu nhà Carrington vắng mặt.

Dì Agatha cưng chiều bà Emily hết lòng, dì đem tất cả các đồ dùng sang trọng nhất, thức ăn ngon nhất, nước uống tuyệt nhất để phục vụ quý bà, trong lúc quý ngài Carrington và dượng William say sưa tranh luận với nhau về giá cả thị trường.

Nhà Carrington có một nhân vật đáng phải quan tâm nữa, đó là Phillip Carrington, một chàng trai chỉ hơn tôi có một tuổi và hơn Esmeralda hai tuổi, người mà dì Agatha mong mỏi sẽ thành thân với Esmeralda. Tôi nhớ lại mùa hè đầu tiên, Esmeralda chính thức được giới thiệu làm quen với anh, còn tôi bị bỏ lơ đi. Sau đó dì Agatha bảo Esmeralda đưa Phillip ra chuồng ngựa để khoe con ngựa nhỏ dễ thương của cô.

Tôi đành chờ đợi họ ở ngoài đường.

Phillip là một chàng trai đẹp, mắt xanh biếc, cho dù trên mũi có đốm tàn nhang, nhưng anh vẫn là mẫu người mơ tưởng của nhiều cô gái trẻ London... Vừa gặp tôi anh đã nhìn xoáy vào tôi, quên mất bên cạnh anh còn có Esmeralda.

- Tôi có bổn phận giúp các cô tập cưỡi ngựa. - Phillip ngạo mạn nói.

- Được thôi, anh cưỡi thử xem? - Tôi yêu cầu.

- Trước hết, chúng ta phải chọn một chú ngựa nhỏ.

- Chúng ta sẽ có ngựa ngay bây giờ, - Esmeralda vội đáp lại.

Phillip lơ đi không nói gì.

Tôi nói: - chúng ta có thể cưỡi ngay con ngựa của tôi cũng được.

- Cô biết gì mà dám nói vậy? - Phillip nguýt tôi và nói.

Tôi cố im lặng chịu đựng.

Phillip khinh khỉnh, lạnh lùng lựa ra con ngựa nhỏ xíu, bỏ qua con ngựa cưng của tôi - con Brownie màu nâu mạnh mẽ. Tôi rất tức. Thực tế tôi chưa bị ai coi thường đến như vậy.

- Con ngựa này quá nhỏ đới với tôi, - tôi lên tiếng phản đối.

- Tôi thách cô cưỡi được con ngựa kia đấy, - Phillip nói và chỉ vào một con ngựa cao lớn khác.

Rõ ràng đây là một thách đố đối với tôi. Esmeralda sợ run lên, cô thì thầm: - Không, đừng có cưỡi chị Ellen.

Không do dự tôi nhảy phắt lên mình con ngựa trần. Tôi phi thẳng vào bãi tập. Phải thừa nhận, lúc này trong bụng tôi cũng hơi hoảng hốt lo âu, nhưng tôi quyết không cho ai coi thường...

Phillip vội cưỡi ngựa theo sát tôi, anh trình diễn một kiểu cưỡi ngựa đẹp mắt rất đáng thán phục. Rõ ràng anh đang trổ tài khoe khoang trước chúng tôi. Rốt cuộc anh đã kịp cho ngựa phi nước kiệu sóng đôi bên tôi, thật không ngờ cuộc thách đố lại trở nên thú vị như thế. Khiến Esmeralda suy nghĩ mãi, không hiểu tại sao tôi và Phillip “ghét” nhau đến thế.

- Mẹ không thích vậy đâu, - Esmeralda nói thầm với tôi. - Chị hãy nhớ rằng, anh ta là một Carrington đấy.

Phillip là trợ giáo của một trường Cao đẳng, anh đang nghỉ hè. Khi chưa gặp anh, chỉ mới nghe về anh, chúng tôi đã xem anh như một người hùng. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi được nghe nói tới cái tên Rollo, anh trai của anh.

Rollo hơn Phillip hai tuổi. Phillip luôn tự hào về anh trai của mình. Phillip năm nay hai mươi tuổi vậy là Rollo hai hai tuổi. Anh đang học ở Oxford và là trợ thủ đắc lực của cha.

- Rollo, một cái tên nghe mới lạnh lùng làm sao. Thật đáng tiếc anh ta lại không thay đổi được nó. - Tôi cười giễu cợt.

- Đó là cái tên vĩ đại, cô không biết Viking ư?

- Một tên cướp khét tiếng?

- Không, đó là một chiến binh dũng cảm. Một người dã từng đi chinh phục khắp mọi noi trên thế giới. Người đã từng cầm tối hậu thư đưa tối vua Pháp đòi chia một phần lãnh thổ Normandy. Chúng tôi chính là người Normas, chúng tôi đã chinh phục tất cả...

- Anh không chinh phục nổi chúng tôi đâu, - tôi kêu lên, - bởi chính chúng tôi cũng là người Normas, đúng vậy chứ Esmeralda?

Esmeralda bối rối không biết nói gì, mặc dù tôi đã đưa ra vài gợi ý.

- Chúng tôi có phẩm chất Normans hơn hẳn các cô: Chúng tôi là người Normas gốc, còn các cô pha tạp. - Phillip ngạo mạn nói.

- Ôi, không, không phải vậy... - tôi kêu lên.

Ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau như vậy đó.

Tôi còn nhớ, khi Rollo từ Oxford tới. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh cưỡi một con ngựa trắng sóng đôi cùng với Phillip đi tới. Tôi vừa chỉ cho Esmeralda thì anh đã xuống ngựa bỏ mũ sắt, đứng ngiêm trang chào theo kiểu người lính. Phillip cũng lên tiếng chào, nhưng quay phắt ngựa bỏ đi ngay, anh muốn thể hiện sự cao quý của mình không có rảnh thời gian lãng phí cho hai đứa con gái tầm thường như chúng tôi, trong lúc Rollo quay lại liếc nhìn chúng tôi luyến tiếc...

Khi Phillip đến thăm nhà Agatha, anh luôn hãnh diện kẻ cả. Trước mắt anh, dì Agatha chỉ như một con nai nhỏ. Nhưng bà Nanny lại cho rằng, bà chủ đang đưa những móng vuốt dài quắp lấy đứa con của Chúa đặt lên Esmeralda. Bà nói: - Cậu ta hơn cô ấy gấp triệu lần, mà quyền lựa chọn lại thuộc về cậu ta...

Kết thúc mùa hè năm đó, chúng tôi quay trở về London và tôi đã có dịp nhìn thấy Rollo nhiều hơn. Khi chiếc xe chở anh tới, cả nhà chúng tôi ùa ra chào đón. Chiếc xe ngựa sang trọng của nhà Carrington từ lâu đã trở thành quen thuộc với tất cả mọi người trong nhà Agatha. Chiếc xe màu đỏ có vệt sọc trắng cùng với mái bạt cong che nắng thật quyến rũ, khiến mọi người phải chú ý, nó đang từ từ tiến vào biệt thự và dừng lại trước cổng. Tôi thích quan sát họ từ trên cửa sổ của tầng cao dành riêng cho bọn trẻ.

Mỗi buổi sáng thức dậy tôi thích được hít thở không khí trong lành thơm tho. Nhưng cái hương vị trong lành ấy đã bị ô nhiễm bởi sự ồn ào đón tiếp nhà Carrington. Mỗi khi dì và dượng William đi dự tiệc chiêu đãi ở nhà Carrington về, họ thường xuýt xoa, bởi những bữa tiệc sang trọng như vậy mà không được chiêu đãi ở nhà của họ. Cho nên những ngày này là những ngày tuyệt vời của gia đình Agatha.

Cuộc sống riêng tư của tôi không ngờ lại được cất giấu kín dưới gầm cầu thang, noi tôi ẩn mình lắng nghe tất cả mọi chuyện của người hầu... trong đó có chuyện bàn tán về tương lai số phận của tôi.

Có lần tôi nghe họ bàn tán: - Số phận của cô Ellen xem ra cũng chẳng ra sao, lớn lên một chút nữa là phải đi làm gia sư. Như vậy... thì thà ở nhà còn hơn.

Đúng là một tin quý giá vô cùng. Chắc chắn thời gian tới tôi cần phải thận trọng để được nghe nhiều hơn. Thân phận hèn kém thì đành phải luẩn quẩn ở gầm cầu thang, nín thở lắng nghe những lời bàn tán từ miệng của những người hầu. Tôi hiểu họ nói “Bà ấy” là nói về dì Agatha còn nói “Ông ấy” là nói về dượng William, - “Bà ấy là một người keo kiệt, theo dõi người làm bếp từng ly từng tý và chấp nhặt những điều nhỏ nhặt nhất. Ông ấy thì sợ bà ấy, không dám cãi lại nửa lời. Bà ấy muốn leo lên cao hơn trong giới thượng lưu. Thật xấu hổ! Bà ấy luôn bám theo sau nhà Carrington. “Họ đã chấp nhặt mọi chuyện nghe được hàng ngày dấu vào trong bụng, từ chuyện ở trong nhà, cho đến chuyện ở ngoài công viên Park Lane, rồi về tận miền quê Sussex nữa. Họ biết, ông ấy mua điền trang ở Sussex cũng chỉ vì bà, bà muốn giống như nhà Carrington...

Tôi hết sức kinh ngạc trước suy diễn táo tợn của họ. Họ giễu cợt Esmeralda lấy Phillip khác gì một con chồn cưỡi... một con tuấn mã trắng! Họ bịt miệng cười mỗi khi nhìn thấy Esmeralda. Tuy nhiên điều đó không có ý nghĩa gì, thực tế Esmeralda hiền thục đâu có trong trái tim của “con tuấn mã”.

Cuộc sống luôn có những thú vị không ngờ. Trên tầng cao của ngôi biệt thự, ở một góc phòng tôi có thể trực tiếp theo dõi, nghe trộm dì Agatha. Dưới gầm cầu thang bếp, tôi được nhấm nháp các tin tức bí mật được tuôn ra từ trong bụng của những người hầu sau một ngày làm lụng vất vả. Họ tạm thời quên đi các công việc bếp núc, làm bánh, rửa chén... ủ cơm rượu, để bàn mọi chuyện rôm rả trước khi đi ngủ.

Tôi đã tạm yên lòng, khi tìm ra nguyên nhân của những điều khó hiểu ấy. Tôi coi thường dì Agatha, một người mẹ thật kì cục. Tôi cũng muốn nói điều đó cho Esmeralda hiểu và cả dượng William nữa, nếu như dượng đừng quá phụ thuộc vào dì, nếu như tôi tin vào dượng... dĩ nhiên dượng đã là một người cha tốt.

Suốt mùa thu cũng như mùa đông năm ấy, lò sưởi trong phòng lúc nào cũng đỏ lửa, nó khoác lên mình một màu nâu hạt dẻ thật ấm áp; người bán bánh xốp vẫn qua lại trên phố, những chiếc xe ngựa vẫn lốp cốp chạy trên đường. Các vị quý tộc đi ra ngoài dương dương tự đắc, trước sự ngạc nhiên của dân chúng mỗi khi xe ngựa của họ đi qua. Esmeralda luôn hỏi tôi: - Họ là ai? Họ đi đâu? - Chỉ vì các câu chuyện bịa đặt hấp dẫn của tôi.

Mắt tôi lim dim, miệng suỵt một hơi dài: - Họ là ai ư? Họ là những người cao hơn cả trời, lớn hơn cả đất. Esmeralda này, họ còn ghê sợ hơn cả trong thói quen suy nghĩ của em.

Esmeralda rùng mình lo sợ. Được thể tôi càng thì thầm hù dọa, khiến cho Esmeralda càng tin hơn. Esmeralda không thể học hành tiếp thu nhanh bằng tôi. Thật đáng tiếc, Esmeralda là một con người nhạt nhẽo, nhút nhát... đến vô tích sự. Điều đó khiến cho tôi có lý do để cường điệu sự thông minh hiểu biết của mình. Mặc dù dì Agatha đang muốn tống khứ tôi ra khỏi nhà một cách tốt nhất. Bây giờ thì dì đang khống chế tôi, nhưng cũng không sao. Điều quan trọng hơn cả là tôi biết phải giữ kín chuyện riêng của mình.

Ưa mạo hiểm khiến cho đầu óc tôi lúc nào cũng phải suy xét tính toán. Tôi đặc biệt yêu thích chợ búa. Không một ai biết được, tôi đang làm quen với một số người hầu có nhiệm vụ đi chợ. Trong số đó tôi đã chiếm được cảm tình của Rossie, một cô gái tính khí hơi bốc đồng, lúc nào cũng có một “người yêu cuối cùng” muốn cưới. Cô đã có một gã thoả thuận đi tới chọn “áo cưới” ở ngoài chợ. Cô mang chúng vào trong nhà bếp khoe ầm ĩ: - Hãy nhìn xem tôi tìm được cái gì này! - Cô kêu lên, giơ cao cái khăn voan, mắt sáng ngời lấp lánh. Cô nói: - Nó rẻ như bèo ấy!

Rossie vốn là người thích hành động tự do ngoài vòng pháp luật. Cô khá yêu mến tôi, cô thường đem chuyện người yêu ra kể cho tôi nghe. Người yêu của cô là một anh chàng huấn luyện ngựa cho nhà Carrington. Rossie đã từng sống chung đụng với anh ta trong trại ngựa.

Tôi đã cố thuyết phục Rossie để cho tôi theo cô đi chợ. Tôi không sao quên được những phiên chợ tối, suốt đêm ánh sáng đèn dầu, khắp noi râm ran tiếng rao bán hàng hóa của người London. Đó là những quầy bán hoa quả, trong quầy đầy ắp lê, táo, dâu, chà là... cam, bóng lộn, tươi rói, chúng được xếp thành hàng từng đống cao có ngọn thẳng hàng san sát kề nhau, trông thật bắt mắt. Bây giờ là tháng mười một, trong chợ tất nhiên có cả cây tầm gửi và cây nhựa ruồi... Tôi đi lướt qua quầy bán đồ sứ, đồ kim khí... quầy bán quần áo. Có lẽ hấp dẫn nhất là quầy hàng ăn uống, noi đây dậy mùi thức ăn ngào ngạt thơm phức khiến tôi thèm nhỏ cả nước miếng. Noi người ta bâu vào đông nhất là quầy bán lươn nấu đông, người ăn tại chỗ, người mua về chen chúc nhau, tạo ra một men say háo hức khiến cho bất kỳ ai có tâm hồn ăn uống đều phải dừng chân, không thể bước qua. Tôi thấy cảnh mua bán, mặc cả... cười đùa diễu cợt nhau trong chợ, thật thú vị. Có lẽ chợ búa mới là noi sôi động nhất của thành phố.

Tôi quay lại nhìn Rossie, cô đang say sưa kể chuyện cho Esmeralda nghe, trong các câu chuyện cô đã phịa thêm chút ít, nhằm gây ấn tượng cho Esmeralda. Nhưng chợ búa ồn ào sôi động cũng làm cho Esmeralda mệt mỏi lắm rồi. Tôi hấp tấp tỏ ý muốn tiếp tục theo Rossie đi chợ, nhưng Rossie đã từ chối khéo léo, làm tôi quê hết sức.

Vào ngày trước ngày lễ Giáng sinh một tuần, sương mù giăng phủ kín cả công viên, tôi thích thú ngắm nhìn rừng cây mơ màng đắm mình trong màu xanh bạc. Tôi quyết định rủ Esmeralda đi chợ...

Đúng vào ngày đó nhà Agatha tổ chức dạ tiệc vào buổi tối. Mọi người trong nhà không hề nghĩ tới một việc gì khác ngoài dạ tiệc. Dì Agatha ào ào bước vào, tạo nên một cơn lốc xoáy tất cả mọi người vào công việc chuẩn bị. Người ta xì xầm bàn tán: - Gió bão cuốn theo sau bà ta mới khủng khiếp làm sao!

Buổi dạ tiệc tối nay không biết quan trọng như thế nào mà giọng ra lệnh của dì nghe oang oang như sấm.

- Cô Hamer! Cô đã phân chia vị trí chỗ ngồi chưa? Cô đừng có quên bà Lady Emily ngồi bên phải ông chủ, ngài Carrington ngồi cạnh tôi, cậu Rollo ngồi chính giữa dĩ nhiên bên phải ông chủ. - Dì Agatha dồn dập hỏi cô Hamer người thư ký nhẫn nại nhất của dì. Dì chưa đợi cô Hamer trả lời đã quay phắt sang Witon người quản gia, dì nói: - Ông cho trải tấm thảm đỏ trước cổng chứ. Nhớ đưa mái hiên ra, đừng để thấp quá che khuất tầm nhìn. - Tiếp theo dì chỉ vào Yvone, người hầu riêng của dì và nói: - Đừng để tôi ngủ quá năm giờ đấy. Nhớ chuẩn bị nước tắm cho tôi...

Dì vào bếp xem xét la mắng thêm một hồi nữa khiến cho người làm bếp nhăn nhó lầu bầu: - Nếu như tôi không thạo công việc đã đành. - Trong một buổi sáng mà có tới ba lần dì đưa ra cho người làm bếp ba chỉ thị khác nhau.

Phải chăng hôm nay là ngày may mắn của tôi? Tôi gặp dì Agatha ngay ở đầu cầu thang, dì vội vã đi ngang qua chẳng thèm để ý đến lời chào của tôi, khiến cho tôi càng nung nấu ý nghĩ: - Đây là thời cơ để ta đi chợ. - Rõ ràng là thời cơ đã đến thật rồi, lúc này bà Nanny đang hối hả là quần áo, cô gia sư thì đang chăm chú cắm hoa vào bình. Giờ đây tôi đã hoàn toàn tự do, không có vú nuôi, không gia sư, không một ai giám sát. Tôi chỉ có một Esmeralda nghe theo lời tôi răm rắp, sẵn sàng đi theo bất kỳ đâu mà tôi muốn.

- Đây là ngày rất tuyệt, chúng ta có thể đi chơi xa mà không sợ bị phát hiện. Chúng ta đi chợ đi, Esmeralda! - Tôi biết vào tháng mười hai trời nhanh tối, chỉ khoảng hơn bốn giờ là trời đã tối sầm, nhưng chợ đã sáng ánh đền, tôi nói: - Về chiều, cả chợ sẽ bùng sáng như một ngọn núi lửa phụt lên, sáng thấu đêm. - Có lẽ, tôi đã hơi cường điệu quá mức chăng.

Tôi thầm thì với bà Nanny tôi sẽ trông coi Esmeralda thật cẩn thận. Tôi dự định sẽ quay về nhà vào lúc ba giờ rưỡi chiều, khi mà cả nhà còn đang uống trà. Vậy là chúng tôi đi theo một chuyến xe ra thẳng chợ mà không gặp một sự cản trở nào.

Tôi vui sướng hân hoan nhìn vào Esmeralda, cô ta đang dán mắt nhìn vào cửa hiệu bán thú nhồi bông, mặc quần áo len ngộ nghĩnh gây ấn tượng ham thích cho bất kỳ một đứa trẻ nào. Cô ta đứng ngây ra, tôi phải cầm tay kéo cô đi, cô mới chịu đi tiếp. Chúng tôi đã đứng trước cửa hiệu bán thịt noi có một con lợn đã cạo sạch lông, miệng nhét một quả cam, được treo lên quầy sẵn sằng xin mời quý khách. Ngay bên cạnh là quầy bán thịt bò, trên phản bày la liệt thịt đã xếp thành từng loại: thăn, bắp, vai, mông... Người bán thịt mặc tạp dề sọc xanh, tay gại dao, miệng đon đả mời chào: xin mời, mua đi, mua đi...

Chúng tôi đi qua quầy bán hoa quả, ngó sang cửa hàng ăn uống, hôm nay cửa hàng có phần đông khách hơn bởi có thêm món cá trình nấu đông, mặc dù người bán hàng quần áo có cũ kỹ nhưng món ăn của ông luôn đổi mới hấp dẫn. Ở một chỗ khác, noi bán xúp đậu Hà lan, các ghế băng người ngồi chật cứng, không còn chỗ trống, họ thi nhau húp xì xoạp những đĩa xúp nóng hổi bốc khói thơm ngào ngạt. Ngoài cửa hiệu ăn có một người đàn ông say sưa chơi đàn hộp, với một chú khỉ con tinh nghịch ngồi trên nắp đàn, cùng với một cái mũ đặt ngửa trên mặt đất cho người xem ném tiền vào.

Tôi hài lòng nhìn Esmeralda đang say sưa với tất cả những gì đang diễn ra trong phiên chợ. Vậy là, tôi đã không cường điệu quá mức sự tưng bừng của nó.

Khi người vợ của người đàn ông cất tiếng hát the thé não lòng là lúc mọi người ùa tới, vây thành một vòng tròn đông đúc xung quanh họ. Trong lúc chúng tôi chăm chú lắng nghe đàn hát, bỗng một chiếc xe ngựa chở đầy sắt thép ầm ầm lao tới.

- Ê, quay trái, quay trái, Ray. Bone lừa ngựa sang bên trái. - Người đánh xe vội vã giật dây cương, la hét ầm ĩ. Thật hú hồn, chiếc xe ngựa đã mau chóng quẹo được sang bên kia đường, tránh xa khỏi đám đông.

Trong lúc đám đông láo nháo xô đẩy chen lấn, tôi cố vùng thoát khỏi vòng xoáy đang kéo tôi tới một chỗ khác. Tôi đã nhìn rõ người đánh xe là một người đàn ông hoạt bát đôn hậu, nhưng tôi còn cố nhìn xem ai là Bone ai là Ray. Bất chợt, tôi nhột mình quay lại. Chao ôi... Esmeralda đã biến mất.

Tim tôi buốt nhói. Tôi vùng ra khỏi đám đông, thất thanh gọi... Esmeralda!

Chợ chiều vẫn ồn ào sôi động át đi tiếng gọi Esmeralda vô vọng của tôi.

Tôi có giữ bình tĩnh, trấn an sự hoảng hốt đi tìm Esmeralda. Tôi chắc rằng cô ta lạc quanh quẩn gần đây, cô ta đang đứng đợi tôi ở một chỗ nào đó, Esmeralda không dám mạo hiểm đi xa khỏi tôi. Tôi rà quanh đám dông vài lần mà vẫn không tìm thấy cô... Mười phút tìm kiếm trôi qua, Esmeralda vẫn không tìm thấy, tôi bắt đầu sợ hãi thực sự.

Đi chợ, tôi có mang theo trong người một ít tiền được moi ra từ ống tiết kiệm, số tiền ít ỏi tôi đã góp nhặt không biết bao nhiêu ngày, vậy mà tôi đành phải đau lòng dùng lưỡi dao nhỏ khều ra từng đồng xu một. Ôi... tôi chợt nhớ ra, Esmeralda không mang theo tiền, vậy cô ta có thể về nhà bằng cách nào đây?

- Nửa giờ tìm kiếm đã trôi qua, Esmeralda vẫn không thấy đâu, nỗi hoảng hốt trong tôi ngày một tăng. Tôi đã đưa Esmeralda đi theo tới chợ, vậy mà khi về lại không có Esmeralda, điều này đã vượt ra ngoài ý nghĩ của tôi.

Tôi bắt đầu tưởng tượng ra kẻ thù độc ác đã tấn công chúng tôi: một con quỹ dự tợn đã vồ lấy Esmeralda, con quỷ Fagin ở trong Olive Twist... hay mụ mẹ mìn tinh quái nào đó đã lừa gạt bắt Esmeralda, chúng lợi dụng bóng tối, bịt mắt, nhét giẻ vào miệng cô, rồi nhét cô vào thùng đem đi bán... hoặc một bọn chuyên bắt cóc tống tiền đã rình bắt Esmeralda, chúng đang giữ cô ở một noi bí mật để đòi tiền chuộc. Cái chợ đêm thật nguy hiểm, phải chăng nó chính là cãm bẫy lừa bắt Esmeralda. Ôi, sự việc tai hại này sao lại nhằm đúng vào ngày hôm nay, ngày nhà Agatha có dạ tiệc.

Chắc chắn Esmeralda đã mất tích. Tôi biết làm gì bây giờ? Có lẽ đã tới lúc tôi phải quay về nhà thú tội, để cho người lớn tìm biện pháp giải quyết tốt hơn chăng?...

Đây đúng là một sai lầm nghiêm trọng, một bài học đắt giá mà hậu quả không lường. Chắc chắn tôi sẽ bị tống vào trại trẻ mồ côi. Dì Agatha có đủ lý do thích đáng để đuổi tôi ra khỏi nhà. Bởi vậy tôi chưa thể về nhà lúc này được. Tôi phải lục tung cái chợ này ra, để tìm ra bằng được Esmeralda.

Có lần tôi đã mừng hụt. Tôi tưởng cô ở đám đông phía trước, tôi vội vượt lên la to: Esmeralda! Té ra không phải, tôi đã nhầm.

Tôi bị chậm mất rồi, chỉ còn nửa giờ thôi là tôi buộc phải có mặt ở nhà, vậy mà bây giờ tôi vẫn còn luẩn quẩn ở chợ. Tôi chấp nhận sự thất bại, bỏ dở cuộc tìm kiếm, quyết định quay trở về nhà.

Tôi ra bến xe chờ đợi. Thời gian lúc này mới chậm chạp làm sao? Tôi tức giận vô cùng. Esmeralda sao mà ngu ngốc thế! Tại sao cô không đứng nguyên một chỗ đợi tôi cơ chứ?

Chuyến xe chở khách cuối cùng trong ngày cũng đã tới. Tôi lên xe ngồi bồn chồn, bứt rứt không yên. Chao ôi, tôi biết nói thế nào với dì Agatha đây? Thật đau khổ biết bao! Liệu cô ta có thể tìm về nhà được hay không? Mong sao điều tồi tệ đừng xảy ra với Esmeralda!

Tôi xuống xe, đi vào nhà theo ngõ riêng dành cho người phục vụ. Từ đây tôi nhìn thấy cổng chính trang trọng kéo cái mái che màu đỏ riềm vàng chìa ra ngoài, một tấm thảm đỏ chạy dài vào tận cửa phòng đại sảnh, khách khứa đang lục tục bước vào. Tôi vòng ra sau nhà. Người tôi mong mỏi được gặp là Rossie, cô là người dễ cảm thông chia sẻ nhất. Nhưng than ôi, Rossie không có ở đây. Có lẽ lúc này cô ta đang vui vẻ với người tình ở trại ngựa. Thật là họa vô đơn chí! Thôi thì đành làm liều nhắm mắt đi vào nhà, muốn gặp ai thì gặp. bà Cook ư? Bà ta còn đang chúi đầu trong bếp. xếp đặt tiếc tùng. Có lẽ chỉ có bà Nanny là có thể, dù sao bà cũng là người hiểu được tôi, hiểu được lỗi lầm này nằm ngoài khả năng kiểm soát, chắc hẳn bà không trách móc nhiều đến mức làm tôi đau lòng.

Tôi đi hết hành lang dành cho người ở nhưng không gặp một ai. Tôi bắt đầu leo lên thang gác để vào nhà. Tại đây tôi đã bắt đầu nghe thấy tiếng ồn ào.

Nhìn vào nhà, tôi thấy ngay một viên cảnh sát khúm núm đang tỏ ra tận tụy bên một con người nhỏ bé, run rẩy, mặt mũi tái nhợt... Không ai khác người đó chính là Esmeralda tội nghiệp!

- Cô đang ngơ ngác tìm đường về nhà, - viên cảnh sát nói - chúng tôi biết ngay là cô bị lạc, Chúng tôi hỏi địa chỉ của gia đình và ngay lập tức đưa cô về đây.

Thật hú vía! Tôi không bao giờ quên bài học đau khổ này.

Dì Agatha lộng lẫy trong bộ áo choàng lấp lánh ngọc và kim cương, đứng bên dượng William trong bộ com-lê trắng sang trọng. Họ đứng ngay ở đầu cầu thang đón khách, một vị khách “bất đắc dĩ” - cô con gái cưng bị cảnh dát dắt về.

Một số vị khách đã bước lên tới đầu cầu thang, nhà Carrington: ngài cùng phu nhân và Rollo to bự.

Dì Agatha đỡ người ra như một pho tượng lòe loẹt, Esmeralda bỗng òa khóc.

Viên cảnh sát vội kết luận: - Tất cả là vậy, thưa bà.

Bà Emily ân cần hỏi: - Có chuyện gì vậy?

Dượng William vội vã trả lời: - Esmeralda, con gái chúng tôi bị lạc... Nhưng, ngay lập tức dượng ngưng lại, bởi dượng chợt nhớ ra còn có dì Agatha đứng ngay bên cạnh.

Dì Agatha không còn nhịn nổi nữa, dì quát to: Nanny đâu? Đưa Esmeralda về phòng ngay! - Esmeralda nhìn tôi mếu máo, đột nhiên kêu lên: Ellen!

Dì Agatha ngay lập tức quay lại, gườm mắt, hằm hè sấn tới như muốn cuốt chửng lấy tôi, dì thét lên - Ellen!

Tôi giật bắn người, yếu ớt trả lời: - Chúng cháu chỉ đi thăm chợ một chút thôi ạ.

- Wilton! - Dì giật giọng gọi người quản gia thận trọng, mực thước tới.

- Tôi đây, thưa bà, - ông vội nói. Tôi sẽ gọi người giữ trẻ tới ngay. - Ông quay sang viên cảnh sát vẫn còn đứng khúm núm ở gần đó - Thưa ông, chúng tôi xin được gửi tới ông lòng biết ơn sâu sắc... - Chợt bà Nanny xuất hiện, ông nói - Thưa bà, bà Nanny tới rồi đấy ạ.

Bà Nanny giận dữ, một tay nắm tay tôi, một tay nắm tay Esmeralda kéo ra khỏi phòng khách. Tôi không còn muốn thanh minh gì nữa, điều quan trọng duy nhất đối với tôi là Esmeralda đã an toàn trở về. Tôi không còn chú ý bất kỳ một cái gì. Dù cho cái nhìn của Rollo to bự đã khắc sâu vào trong tâm khảm của tôi, làm cho tôi chìm ngập trong vòng xoáy màu xanh dữ dội của nó. Kệ cho khách khứa, người tò mò ngó ngiêng, người lịch sự nhún vai tỏ ra khó hiểu... cuối cùng bà Nanny cũng xô đẩy được chúng tôi trở về phòng riêng.

Lúc này, tôi mới giải thích cho bà Nanny hiểu: - Thật đáng tiếc, chỉ vì chúng tôi ham vui một chút, đã để xảy ra chuyện làm phiền lụy đến bà...

Bà Nanny chua chát, nói: - Đây là cái giá tôi phải trả cho cách làm việc dễ dãi của mình. Tôi cũng biết cô là người đầu têu ra chuyện này. Cô Ellen, cô đừng có lôi kéo rủ rê cô Esmeralda nữa nhé.

- Tôi muốn đi đấy chứ, bà Nanny, - Esmeralda thì thầm.

Trong lúc bà Nanny vẫn khẳng định - nhưng cô Ellen là người đầu têu bày ra trò này.

- Đúng vậy, xin bà cũng đừng có trách mắng Esmeralda, - tôi năn nỉ.

- Tôi không biết bà chủ sẽ nói gì với cô, nhưng tôi không muốn là chiếc giày bám theo gót chân của các cô mãi được. - Bà Nanny buồn bã nói.

Chúng tôi lên giường nằm mà không được ăn tối, tôi không quan tâm tới cái bụng đói. Tôi chỉ thấy buồn tủi, tưởng chừng như tôi đang sống trong một trại trẻ mồ côi vậy.

Rossie đi tới chỗ tôi ngay sau khi khách khứa ra về hết. Cô ngồi xuống bên tôi cười khúc khích, mắt sáng ngời hạnh phúc, bởi cả ngày hôm nay cô được ở bên người cô yêu. Cô nói, - Cô ngốc quá, chỉ có một mình thôi mà cô dám rủ Esmeralda đi chơi. May mà cô ta chỉ bị lạc thôi, nếu cô ta bị làm sao thì không biết đời cô sẽ ra sao.

Tôi buồn rầu nói: - Tôi thật không ngờ Esmeralda lại ngốc đến như vậy!

Rossie an ủi: - Thôi đừng có rầu rĩ vậy, để tôi kể chuyện vui cho mà nghe.

- Thì kể đi.

- Hãy vui lên, buồn phiền chỉ là cho người ta tồi tệ hơn mà thôi. Lần đầu tiên tôi được nghe anh ta nói điều đó khi ở trên biển. Anh ta vốn là thủy thủ mà.

Tôi ngắt lời cô, - trại trẻ mồ côi là như thế nào?

Rossie dịu lại, cô thì thầm: - Chị họ của tôi, cô là một nữ tu sĩ được cử làm gia sư ở một trại trẻ mồ côi. Cô tận tụy phục vụ không khác gì một người hầu phòng. Trại trẻ mồ côi có khắp noi trên thế giới, do hội từ thiện lập ra... - Rossie ngừng nói, cúi xuống hôn tôi. Tôi biết cô đang an ủi tôi. Cô và anh chàng huấn luyện ngựa đang rất hạnh phúc, một khi người ta hạnh phúc thì thường muốn cho cả thế giới này cũng được hạnh phúc theo.

Nhưng với tôi, trại trẻ mồ côi là một noi đầy ải mà tôi sắp bị trừng phạt.

Sáng hôm sau, dì Agatha gọi tôi lên. Dường như cả một đêm dì mất ngủ vì tức giận, mặt dì cau có căng thẳng. Dì nói: - Ellen, cô cư xử với ta như vậy ư? Cô đã làm cho ta thất vọng hoàn toàn. Ta đã cúi xuống cứu vớt cô, bởi cô là máu mủ, ruột thịt của ta. Ta không biết nói sao với William đây? Hầu như mọi người đã khuyên bảo ta đem gửi cô đi thật xa, sau những gì vừa mới xảy ra. Nhưng ta đã cân nhắc, giọt máu đào còn hơn ao nước lã, chúng ta vẫn cho cô sống trong gia đình của ta. Nhưng cô phải tu dưỡng tốt hơn, nếu cô muốn ở lại. Ta trông mong rất nhiều vào sự sửa chữa lỗi lầm của cô.

Tôi thanh minh với dì, tôi đã không biết Esmeralda lạc mất lúc nào, khi tôi còn đang bị đám đông vây quanh.

- Ellen, cô còn dối trá nữa ư? - Dì hét to, - cô quá quắt lắm, nếu Esmeralda bị lạc mất thì chính cô đã giáng vào ta một đòn đau đớn nhất. bây giờ ta càng hiểu rằng, chúng ta đang chưa chất một đứa trẻ xấu xa ở trong nhà.

Dì ra lệnh cho bà Nanny bắt tôi phải học thuộc bài “Người chăm chỉ”. Có lẽ bài học này sẽ làm cho tôi thấm thía, không bao giờ được quên ơn người có lòng khoan dung giúp đỡ mình. Tôi không có gì, ngoài bánh mì và nước lã cùng với những lời răn bắt tôi phải ăn năn hối cải sửa chữa sai lầm. Cuối cùng dì kết luận: - “Ta không hình dung nổi nhà Carrington đã đánh giá về cô như thế nào. Họ cũng không có gì phải ngạc nhiên khi cô không được phép quan hệ với Phillip nữa.”

Tôi đã học thuộc bài trừng phạt đó rất nhanh, vì tôi vốn là người yêu thích thơ. Dì Agatha chẳng lấy gì làm vui vẻ cho lắm. Tất nhiên tôi lại sớm được trở về với công việc ưa thích hàng ngày: đọc sách, thêu thùa.

Esmeralda đáng thương không học thuộc nổi một nửa bài học phạt. Tôi lén gợi ý cho cô, khi cô bị gia sư kiểm tra. Esmeralda thầm cảm ơn tôi.

Đúng vào lễ Giáng sinh, tội lỗi và sợ hãi đã phai lạt. Phillip lại xuất hiện, anh được nghỉ học và được phép đưa chúng tôi đi dạo chơi trong công viên. Tôi kể cho anh nghe về sự kiện “chợ búa” vừa qua. Esmeralda bị lạc như thế nào, anh bật cười mỉa mai, trong lúc Esmeralda đáng thương thẹn thùng gượng gạo. Tôi ra sức giữ cô không cho cô ra sát bờ sông, chỗ Phillip đang đứng. Kết quả cả hai chúng tôi bị nhào xuống sông. Bà Nanny vội lùa chúng tôi về nhà.

Tôi nói với Phillip: - tôi sẽ bị la về việc này cho mà xem.

Phillip kêu lên: - Ellen, cô đã vì Esmeralda quá nhiều, - Anh lạnh lùng, kết luận: - Esmeralda sao mà ngốc thế! Nếu có ngốc thì cũng ngốc vừa thôi chứ.

Bà Nanny đem chuyện Esmeralda ngã xuống nước kể cho người hầu trong nhà. Thế là có chuyện thì thầm bàn tán, chính tôi đã đẩy Esmeralda ngã xuống sông.

Esmeralda tội nghiệp! Vô tình chúng tôi đã xúc phạm tới cô. Esmeralda vốn dĩ là một người nhút nhát, đối lập với sự dũng cảm mà những người trẻ tuổi thường đánh giá cao về nó. Tôi còn nhớ sự hoảng hốt khiếp sợ của cô ra sao khi nghe tới cái tên “Vực Tử Thần”, noi những con người mạo hiểm tìm tới cái chết, nó cách thị trấn Trentham không bao xa. Kẻ mạo hiểm muốn tới Vực Tử Thần trước hết phải leo lên một cái dốc núi cao cheo leo bằng một con đường nhỏ hẹp trơn tuột, nhất là vào mùa mưa ẩm ướt. Mặc dù trên đường đi có treo nhiều biển cảnh báo “Dốc nguy hiểm”, “Đề phòng, ngã xuống vực”... “Đừng giỡn với Tử thần”, nhưng dường như nó càng gợi cho Phillip hứng thú mạo hiểm.

Vực Tử thần không những nguy hiểm mà còn rùng rợn, huyền bí bởi tin đồn ma quỷ. Ma quỷ ở đây luôn rủ rê con người liều mạng với cái chết, coi cái chết là niềm vui. Bởi vậy dân chúng ở đây đều hỏi bất kỳ ai lạ mặt buồn rầu đến noi này: - “Anh có bị làm sao không?” hay “Anh đang nghĩ gì vậy? Anh đang muốn nhảy xuống vực sâu phải không?”...

Mạo hiểm luôn là sự ưa thích của tôi và Phillip, Esmeralda nhút nhát sợ chúng tôi chế nhạo, cô miễn cưỡng phải đi theo. Phillip thường đứng sát bên miệng Vực Tử Thần, khoe khoang lòng dũng cảm, tất nhiên tôi cũng thế.

Một lần chúng tôi bị gia sư bắt được, lệnh cấm được ban hành. Nhưng sự cấm đoán càng kích thích sự liều lĩnh. Vực Tử Thần vẫn là noi gặp gỡ bí mật, đầy thú vị của chúng tôi.

Lần đầu tiên Phillip nhìn tôi, cười giễu cợt: - Hãy nhìn xem Ellen đang bước tới gần cái chết kìa, - anh hy vọng tôi sẽ dừng bước.

Tôi không hề ngần ngại bước tới, mạnh mẽ vượt qua thách thức, bước tới đứng sát mép bờ vực. Mặc dù trong bụng tôi cũng lo sợ con ma sẽ hiện lên, cầm chân tôi kéo tuột xuống vực.

Thời gian trôi đi, nhưng tai họa vẫn không chịu buông tha, dường như nó liên kết với dì Agatha để bôi xấu tôi, tạo cho dì có đủ lý do để tống khứ tôi ra khỏi nhà. Tai họa lần này xảy ra ngoài cánh đồng Sussex khi tôi mười bốn tuổi, Phillip mười lăm.

Chúng tôi đang khẩn trương chuẩn bị cho một cuộc chơi mới. Phillip lọ lem giống như người Ấn Độ, anh lóng ngóng đổ dầu vào bếp rồi quẹt lửa. Ngọn lửa phụt bùng lên rất mạnh, tôi vội vàng đặt cái ấm đun nước lên trên.

Esmeralda được cắt cử đi lấy bánh ở trong bếp vừa ra tới noi, Phillip mắt sáng lên, tinh nghịch - tốt hơn cả chúng ta chơi trò mẹ mìn đi. Chúng ta giả bắt cóc Esmeralda trói lại, đòi tiền chuộc.

Esmeralda giãy nảy: - Không, tôi làm mẹ mìn cơ.

Phillip kiên quyết từ chối. Esmeralda thật tội nghiệp! cô ta đành đóng vai nạn nhân bị bắt cóc.

Chúng tôi đi tới trò chơi dại dột mà không hề biết tính chất nguy hiểm của nó. Phillip đi gom tất cả các cây dương xỉ khô lại, chất thành đống rồi đem dội cả chai dầu vào châm lửa đốt. Ngọt lửa bùng phụt lên cao trong tiếng reo hò, nhưng niềm vui ngay lập tức thay bằng sự hoảng sợ, ngọn lửa đã phụt lên cao mỗi lúc một thêm dữ dội, gió thổi bốc lên cao có nguy cơ lan rộng khắp cánh đồng. Chúng tôi không chịu nổi cái nóng hầm hập quất vào mặt đành phải lùi ra xa, trong lúc Esmeralda vẫn còn bị trói, miệng bị nhét đầy giẻ ú ớ giẫy giụa. Phải chấm dứt ngay, không thể tiếp tục trò đùa này được nữa.

Chúng tôi vội vã ra sức cầm cành cây dập tắt lửa, nhưng ngọn lửa như một cái lưỡi khổng lồ, nó cong theo chiều gió liếm rộng ra. Tôi kinh hoàng chạy tới cở trói cho Esmeralda, trong lúc ngọn lửa có nguy cơ lan rộng ra khắp cánh đồng ngô.

Bất lực, chúng tôi phải hò hét kêu cứu. Tất cả dân làng đổ xô ra kịp thời ngăn chặn không cho lửa tác yêu tác quái, thiêu hủy cả cánh đồng.

Nguy cơ cháy đã được dập tắt, nhưng một cơn bão l

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện