Có Giọt Mưa Xuân Sà Vào Lòng Sông
Quyển 2 - Chương 68
Đứng trên gác tòa tháp đồng hồ bên bờ Giang Hán nhìn xuống Trường Giang, bạn sẽ chẳng nghe nổi tiếng nước chảy mà chỉ thấy gió sông vô hình, nó ra sức khuấy động sóng dữ, ép hơi cuồn cuộn. Trong luồng hơi này, thanh âm huyên náo nơi phố chợ được điểm thêm những nốt mơ hồ, hòa vào tiếng gió, nhộn nhạo trong ý thức con người, khi vô hình, lúc hữu hình, như gần như xa, tựa thực tựa ảo.
Nếu trái tim có thể nhảy lên một chốn nào đó cao hơn, lên mây xanh, lên trời cao, nếu bạn bằng lòng đứng đó, tiếp tục dõi mắt xuống thế gian, giới hạn thời gian và không gian sẽ bị phá bỏ, cả thế giới này rồi cũng hóa thành một chỉnh thể hỗn độn, sự tụ hội và va chạm giữa người với người bỗng hóa im hơi lặng tiếng.
Ai đã một tay sắp đặt tất thảy, đã sắp đặt một thế cờ khổng lồ không sao kiểm soát nổi, mà cũng là thế cờ nhỏ bé lạ kỳ có thể đổi khác bất cứ lúc nào? Ai đã quyết định nguyên lý tồn tại của nó?
Khi bạn đứng trên cao, ở một nơi vời vợi vượt lên trên vạn vật, mọi chuyện trên đời chẳng còn phân chia lớn nhỏ, chẳng còn tính đến xa gần trước sau. Tất cả chỉ còn là hỗn độn. Nhưng lại có một tràng huyên náo gấp gáp còn đang tồn tại, nó là sự rung động tâm can của nhân thế nhỏ bé.
Mùa thu năm 1932, tại trụ sở chính London của Phổ Huệ, các quản lý cốt cán đang đau đầu vì kế hoạch cắt giảm chi nhánh Đông Á. Những áp lực nặng nề của nền kinh tế ảm đạm ép họ phải đổi mới, phong cách chững chạc khiêm nhường của London trôi vào dĩ vãng, thứ phong độ được giới quý tộc châu Âu lâu đời bị xem nhẹ và đang lung lay, dần phải nhường chỗ cho phong cách Mỹ cấp tiến, coi trọng hiệu suất và tốc độ, sở hữu chế độ sử dụng nhân lực linh hoạt. Lúc này, một phong thư thông báo được đặt trên bàn phòng họp, nó đã được người ta thờ ơ đọc qua một lượt, nói là thơ ơ vì thực chất nội dung bên trong chẳng có gì đáng nói, chỉ đề cập tới sự thay đổi nhân sự của một chi nhánh của Phổ Huệ tại Trung Quốc. Chỉ một thành viên hội đồng quản trị thoáng tò mò với hai cái tên người Trung Quốc được nhắc trong thư: “Chẳng lẽ họ không phải cha con ư? Sao lại một người họ Phan, một người họ Trịnh?” Đương nhiên ông ta không hề hay biết câu hỏi bâng quơ của mình đã gây ra làn sóng chấn động lớn tại thành phố Hán Khẩu Trung Quốc cách họ vạn dặm, đồng thời kéo theo bao người lọt vào vòng nước xoáy, trải nghiệm một sự biến đổi lâu dài.
Các tòa soạn hay tin hôm nay phòng kế toán Hoa của Phổ Huệ chuẩn bị công bố một thông tin quan trọng, hay nói cách khác, gia tộc họ Phan chuẩn bị công bố một việc quan trọng. Thực chất giới kinh doanh và giới báo chí đã biết trước về chủ nhân tương lai của phòng kế toán Hoa nhà họ Phan, chắc hẳn Phan Cảnh Sâm sẽ vững vàng bước lên ghế tổng mại bản, nhưng giả sử đây là chuyện được công bố hôm nay, trong khi cuộc họp báo lại được công khai một cách vội vã thì ắt phía sau còn ẩn tình gì đó.
Tiếng chuông bên bờ Hán Giang vọng lại từ xa, lúc này là 10 giờ sáng, có hai chàng trai trẻ đang bước từ phía mái hiên của tòa hiệu buôn Tây nguy nga ra, đó chính là Vu Tố Hoài và Lý Nam Gia. Sau lưng họ là Phan Thịnh Đường, Phan Cảnh Sâm cùng các ngài Mẫn, Tạ, Thiệu, Hứa,… Đây đều là những nhân vật đứng đầu hãng buôn trăm năm tuổi, tiếng đèn flash lập tức vang lên dồn dập, đám ký giả chen chúc dưới bậc thang ùa lên.
Phan Thịnh Đường chắp tay chào hỏi, cất lời bằng chất giọng khàn khàn ốm yếu: “Cảm ơn các ký giả, mọi người chờ lâu rồi.”
Tất cả cùng nín thở.
Chẳng khó phát hiện vẻ ốm yếu tiều tụy của Phan Thịnh Đường, ông ta bước đi loạng choạng, nói năng thều thào không ra hơi, tay run lẩy bẩy, xem ra tin tức Phan Thịnh Đường rút lui vì bệnh tật cũng không phải lời đồn vô căn cứ. Cậu cả nhà họ Phan phong độ ngời ngời đứng bên Thịnh Đường, anh mặt bộ vest đen thẳng thớm, cứ chốc chốc lại đưa mắt ngó Thịnh Đường đầy quan tâm, nhỏ giọng nhắc ông ta chú ý bậc thang, nét mặt rất mực nhã nhặn khiêm nhường, nhưng lại tỏa ra khí phách của kẻ nắm quyền. Đồng thời còn có một tiểu tiết nhỏ chứng minh cho vị thế của hàng trai này, đó là các nguyên lão Thiệu Từ Ân, Mẫn Bách Xuyên, Tạ Tề Phàm đều đang đứng bên tay phải anh như tốp người ủng hộ.
Thịnh Đường mắt nhìn thẳng, cười nói: “Thịnh Đường vô cùng cảm kích vì bạn bè cánh báo chí bỏ thời gian ghé tới đây. Hôm nay có hai chuyện tôi muốn tuyên bố với các vị. Thịnh Đường nay đã gần sáu mươi, từ ngày hai mươi theo nghề kinh doanh tới nay đã được bốn mươi năm. Thịnh Đường tôi vốn khỏe mạnh minh mẫn, tuy thế năm ngoái lũ lụt tràn đến gây nên bệnh phổi, năm nay bệnh tình trở nặng, không sao khá nổi. Đời người lắm bất trắc, mai kia Thịnh Đường nhắm mắt xuôi tay, sống chết có số phú quý do trời, chuyện này chẳng có gì đáng bận tâm. Nay trọng bệnh, Thịnh Đường tôi chỉ có hai chuyện canh cánh trong lòng. Một là việc kinh doanh của phòng kế toán Hoa không được có bất cứ sai sót nào, bệnh tình của Thịnh Đường khó lường, khó lòng đảm đương chức trách của một tổng mại bản, kể từ nay trở đi, phòng kế toán Hoa sẽ do cậu Trịnh Ngân Xuyên quản lý.” Ông ta ngừng lại, bồi thêm một câu, “Cậu Trịnh Ngân Xuyên chính là người đang đứng bên cạnh tôi đây, con nuôi của tôi, Phan Cảnh Sâm.”
Thời gian như ngưng bặt trong khoảnh khắc ấy, rồi rất nhanh sau đó lại tựa nổ tung, mọi người bắt đầu xôn xao.
Thịnh Đường nhẹ nhàng ngoảnh đầu, liếc nhìn chàng trai đã trở thành tiêu điểm của đám đông, vầng trán anh nhẵn bóng, đôi tròng mắt đen láy đưa ánh nhìn sáng rực dõi khắp, khóe miệng lại khẽ giãn ra, nở một nụ cười bình tĩnh đã được luyện tập bài bản. Điều này đã khiến Phan Thịnh Đường tìm lại được thứ tâm tình mình đã đánh mất từ lâu, thứ tâm tình này từng xuất hiện khi ông ta vác bọc hành lý trên lưng, lên đường rời nhà theo con đường kinh doanh, cũng từng xuất hiện khi ông ta có một hiệu buôn thuộc về mình, vào ngày ông ta giành được một chỗ ngồi bé nhỏ trong cái thế giới mình hằng ước ao, và từng xuất hiện vào thời khắc ông ta gần như đã đánh đổi mọi thứ bản thân có thể để ngồi lên được lên cái ghế tổng mại bản. Chẳng phải khi ấy ông ta cũng như vậy sao. Cũng căng thẳng, cũng hưng phấn, cũng nghiêm túc, tràn ngập cảnh giác và đề phòng.
Thế giới này nào thiếu những người như họ, ác nghiệt như một hòn đá, tàn nhẫn như một lưỡi dao, không tin vào một sự bình yên, vững chắc chân thực, họ có thể đánh mất bất cứ lúc nào, có thể cướp đoạt bất cứ lúc nào, mãi mãi không bao giờ nhận thua; thế giới nào thiếu thứ tâm tình như vậy, cái bóng ma quỷ xảo quyệt của nó sẽ không tan vào hư vô theo năm tháng, dù vùi lấp trong đống hoang tàn của ký ức, rồi cũng đến lúc nó sẽ hừng hực bùng cháy như lửa rừng.
“Cuộc đời còn nhiều chuyện ngoạn mục hơn cả những màn kịch.” Thịnh Đường thầm thốt, “A Sâm, con hãy tận hưởng màn kịch hay này đi…”
Sự ung dung tuyệt vời không sao kể xiết khiến ông ta quên cả cơn đau trong lồng ngực, bỏ qua luôn sự sốt ruột do những câu hỏi liên miên tới tấp của đám ký giả. Ông ta vươn tay, ra hiệu cho mọi người giữ yên lặng rồi nói tiếp:
“Chuyện thứ hai tôi muốn thông báo với mọi người chính là thân thế của Ngân Xuyên. Vì sự tôn trọng của tôi dành cho Ngân Xuyên và cha ruột của chàng trai này, tôi buộc phải công bố chân tướng cho mọi người. Thành thực mà nói, trước giờ phúc họa luôn đi liền với nhau, những năm nay nhà họ Phan gặp phải nhiều biến cố trắc trở, suy cho cùng nguyên nhân đều là vì chữ ‘tiền’, vào tháng Năm của năm Tuyên Thống đầu tiên, ân nhân họ Trịnh đã giao phó Ngân Xuyên cho tôi chăm lo, về sau cốt nhục chia ly, xa rời phút chốc bỗng hóa đoạn tuyệt vĩnh hằng, tất cả cũng chỉ vì phú quý chuốc lấy hung hiểm. Những chuyện xưa cũ phức tạp thôi thì không nhắc nữa, người ta hay bảo ăn tám lạng trả nửa cân, huống chi ân tình nhà họ Trịnh với chúng tôi như núi như biển… Thịnh Đường không thể chối bỏ trách nhiệm, ắt phải tự tay nuôi nấng, chăm sóc Ngân Xuyên như con ruột…”
Có ký giả mất kiên nhẫn ngắt lời: “Ngài Phan, cho hỏi tại sao tới ngày hôm nay ngài mới công bố thân thế của anh Trịnh?”
Thịnh Đường cười nhạt: “Cha ruột Ngân Xuyên chính là con trai độc đinh ba đời nhà họ Trịnh năm ấy bất hạnh bị kẻ gian sát hại, họ Phan tôi mong bảo vệ giọt máu duy nhất của nhà họ Trịnh, đương nhiên sẽ phải cảnh giác, chưa mười phần chắc chín thì nào dám dễ dàng công bố tin này?”
Có ký giả biết sơ về chuyện năm nọ tại Châu Giang lập tức truy hỏi: “Vậy ân nhân họ Trịnh mà ngài nhắc tới có phải chính là mại bản số một Quảng Đông năm xưa, ngài Trịnh Đình Quan không?”
Thịnh Đường liếc nhìn Ngân Xuyên, anh vẫn đứng vững không nhúc nhích, nơi sâu đáy mắt là nỗi đau đớn, là sự vùng vẫy mà chỉ mình ông ta thấy được. Thịnh Đường thở dài, nở nụ cười bất đắc dĩ, trả lời câu hỏi: “Không, dù nguyên nhân họ qua đời có phần tương tự, nhưng đây là hai người hoàn toàn không dính dáng tới nhau.”
Ông ta nhấn mạnh cụm từ “hoàn toàn không dính dáng” như để thể hiện sự chắc chắn. Ký giá đặt câu hỏi thoáng thất vọng, rồi lại chợt lộ vẻ tò mò, đang định bụng tiếp tục đặt câu hỏi, Thịnh Đường đã chắp tay: “Chuyện cần nói Thịnh Đường đã nói cả, còn những việc riêng của gia đình xin các vị cho phép Thịnh Đường giữ lại cho mình. Nói chung, giờ đây cái tên Trịnh Ngân Xuyên đã chính thức được công nhận, nhưng Ngân Xuyên vẫn là đứa con trai yêu dấu khác họ của tôi, nhà họ Phan vẫn là nhà của Ngân Xuyên. Từ hôm nay trở đi, Ngân Xuyên sẽ chính thức thay tôi trở thành tổng mại bản của hiệu buôn Tây Phổ Huệ, xin các vị hãy yêu thương và giúp đỡ Ngân Xuyên như đã quan tâm tới tôi năm ấy. Thịnh Đường xin cảm ơn các vị!”
Nói rồi, ông ta khom người thật thấp rồi chầm chậm đứng thẳng lưng, tựa đã mệt mỏi rã rời, chẳng thốt nổi nên lời. Ngân Xuyên dìu ông ta xuống nấc thang, các ký giả gần như bao vây họ, Tố Hoài và Nam Gia nhanh nhẹn xử lý, tạo khoảng trống cho họ di chuyển.
Thịnh Đường thoáng mơ màng, đến khi xe chuyển bánh rồi ông ta mới quay đầu cười với Ngân Xuyên: “Sau này con phải vất vả rồi.”
Ngân Xuyên mỉm cười, nói: “Ông cứ yên tâm.”
Bữa tiệc trưa kiểu Tây được tổ chức tại nhà hàng Toàn Cung, số người tham dự không nhiều, chủ yếu là quản lý cấp cao của phòng kế toán Hoa và các ký giả, theo lời Ngân Xuyên nói thì khách khứa toàn là người nhà mình.
“Thằng bé này cuối cùng cũng giống một vị chủ nhân rồi.” Thiệu Từ Ân cười khà khà, ông ta quay đầu nói với đám Hứa Tĩnh Chi, “Hội đồng quản trị không chỉ có một mình cậu ta, cậu ta tưởng mình đi theo con đường của lão Phan là không ai cản được cậu ta sao?”
Hứa Tĩnh Chi nói: “Món sườn cừu này ngon lắm, anh ăn đi.”
Thiệu Từ Ân không giấu nổi sự phẫn nộ, gân xanh nổi đầy trán: “Biết thừa mấy lão già này cao tuổi mà lại chuẩn bị cá sống, sườn cừu, chuyện này thôi thì cứ tạm bỏ qua, không ăn là được chứ gì? Giờ đến cả thứ tự chỗ ngồi cũng không xếp, cứ bưng khay ngồi linh tinh, còn gì là phép tắc nữa?”
Mẫn Bách Xuyên ngồi bên tay phải ông ta lười biếng liếc nhìn: “Có chỗ để ngồi, có cơm để ăn là tốt rồi. Đừng quên cổ phần của chúng ta từ từ được rót vào túi cậu Trịnh kia thế nào.”
Thiệu Từ Ân giận dữ: “Thằng nhóc này đâm bị thóc thọc bị gạo, mua chuộc lũ xã hội đen phá hoại việc kinh doanh của tôi, quân tử báo thù mười năm chưa muộn, rồi sẽ có một ngày tôi…”
Mẫn Bách Xuyên giơ ngón tay tỏ ý giữ im lặng: “Rồi sẽ có một ngày ư, ngày nào? Sau khi anh trăm tuổi à?” Ông ta thở dài, nhìn bát phật nhảy tường nho nhỏ trước mặt mình, rồi chầm chậm múc mấy thìa ăn, nói, “Cũng đâu phải không có món để ăn, không có chỗ để ngồi, cậu ta có chừng mực của mình, đám thế hệ trước chúng ta cũng nên biết thỏa mãn, dù sao thì mặt ngoài ta vẫn là ‘người của cậu ta’, anh Tề Phàm nói có đúng không?”
Sau khi lấy thức ăn, Tạ Tề Phàm cũng ngồi cùng bàn với họ, nhưng ông giữ im lặng từ đầu chí cuối, đến giờ mới ngẩng đầu như vừa sực tỉnh. Ông không đáp lời Mẫn Bách Xuyên mà chỉ quay ra nói với Thiệu Từ Ân: “Thằng bé thuê xã hội đen phá hoại việc kinh doanh của anh sao?”
Thiệu Từ Ân cười lạnh: “Anh Tạ, anh đừng giả vờ hồ đồ nữa. Trong bốn người chúng ta, anh là kẻ thân cận với cậu Trịnh nhất, một câu chú, hai câu chú.”
“Chẳng phải thằng bé cũng rất kính trọng yêu mến các anh sao?”
“Kính trọng yêu mến,” nhắc đến đây Thiệu Từ Ân lại nghiến răng, “nếu kính trọng yêu mến thật thì đã chẳng gửi đạn tới nhà tôi, đã chẳng giấu thuốc phiện trong cửa hàng của tôi… Ai phát tài mà chẳng có vài chuyện khuất tất, chẳng rõ cậu ta hay tin thế nào mà biết phòng quản giáo đang theo dõi tôi, cho tôi một vố nhớ đời, không thể không chuyển cho cậu ta một nửa cổ phần, chẳng khác nào cắt lìa tay mình. Ai chịu nổi cái loại kính trọng yêu mến này của cậu ta chứ? Anh có làm được không?”
Vẻ mặt Tạ Tề Phàm dần sầm xuống.
Hứa Tĩnh Chi thở dài: “A Sâm luôn tỏ ra khiêm nhường, mấy năm nay thằng bé đi theo Thịnh Đường, đã bắt đầu trò giỏi hơn thầy. Đám thế hệ trước chúng ta đứng chắn trước mặt thằng bé nhiều năm rồi, thấy thằng bé thật thà, ta cũng chèn ép nó không ít, chẳng phải chưa từng làm những chuyện đáng xấu hổ. Giờ A Sâm tính sổ cũng là lẽ thường tình, chỉ là… thằng bé hơi tàn nhẫn quá rồi… Anh Tề Phàm, chẳng lẽ anh không hiểu tính tình thằng bé sao?”
Tạ Tề Phàm ủ rũ lắc đầu: “Tôi thật sự không hiểu.”
Mẫn Bách Xuyên nói: “Chỉ cần việc kinh doanh của mọi người được thuận buồm xuôi gió, ai làm tổng mại bản mà chẳng vậy. Dù sao mấy năm nay Thịnh Đường cũng gàn dở chuyên quyền, chúng ta chịu khổ nhiều rồi. Tình cảnh làm ăn tệ hại, nếu phòng kế toán Hoa thật sự có khởi sắc thì có khi đây lại là chuyện tốt.” Rồi đột nhiên ông ta lại hào hứng ngó ra cổng đại sảnh, “Ồ, anh Thiệu, con rể anh tới kìa.”
Thiệu Từ Ân lập tức quay sang, thấy Phan Cảnh Huyên bước vào thật. Tóc cậu dài hơn những người đàn ông bình thường khác đôi chút, vừa khéo che mất phần khiếm khuyết bên tai, nhưng dù mọi người có thấy điểm tỳ vết này cũng chẳng ai phủ nhận được vẻ tuấn tú của Cảnh Huyên. Đương nhiên, đây là một sự tuấn tú thoáng phần đáng thương.
Thiệu Từ Ân cười khổ: “Đúng là không nhẫn nhịn được, trước đó còn bảo không tới.”
“Đây mới chính là cậu cả thật sự của nhà họ Phan, thứ chúng ta bị cướp mất chỉ là một ít cổ phần, so với thằng bé này thì có đáng là gì.” Hứa Tĩnh Chi cất giọng đầy ẩn ý.
Tạ Tề Phàm cau mày.
“Giới mại bản vốn theo nếp cha truyền con nối,” Mẫn Bách Xuyên thong thả thốt, “giờ thì một người họ Phan một kẻ họ Trịnh, e quy tắc cũ cũng coi như vứt.”
Cảnh Huyên chậm rãi bước tới bên Ngân Xuyên, thấy Ngân Xuyên bị hai ký giả bao vây phỏng vấn, cậu bèn lẳng lặng đứng cạnh chờ đợi.
Ngân Xuyên mỉm cười gật đầu với cậu, rồi tiếp tục đĩnh đạc phát biểu: “Giờ đã là thời đại mới, địa vị kinh tế của nước ta được nâng cao, phòng kế toán Hoa cũng phải đối mặt với những tình huống phức tạp khó lường hơn. Tuy vậy, tôi vẫn coi mọi thay đổi này là những cơ hội tốt, tôi thường nói với đồng nghiệp, sự cố chấp sẽ không giúp chúng ta đạt được bất cứ thành tựu gì, điều cần làm nhất hiện giờ là tìm ra điểm thiếu sót, tìm ra bước ngoặt có thể giúp ta tiến xa và nỗ lực vì mục tiêu hướng tới cái mới.”
“Thành viên hội đồng quản trị nước ngoài có ý kiến gì về những hành động cách tân của anh sau khi nhậm chức tại phòng kế toán Hoa không?” Một ký giả hỏi.
“Hãng buôn Tây lâu đời cần một sự thay đổi phù hợp với thời đại, huống chi phòng kế toán Hoa còn tham gia vào các mối làm ăn có nền tảng là cả đất nước Trung Hoa, họ cũng hy vọng vào một sự thay đổi hoàn toàn mới.”
Có ký giả trông thấy Cảnh Huyên lẳng lặng đứng bên, bèn to gan hỏi: “Anh Trịnh, giờ thân phận thật sự của anh đã được công khai, cha nuôi anh – ngài Phan Thịnh Đường nói địa vị của anh tại nhà họ Phan sẽ không thay đổi, nhưng liệu những thành viên khác của Phan gia có nghĩ vậy không?”
Ngân Xuyên trả lời nửa thật nửa giả: “Họ là động lực tinh thần của tôi, luôn thúc giục tôi không được chùn chân.”
Vừa khéo lúc này Cảnh Huyên đã bước lại, Ngân Xuyên niềm nở khoác vai cậu, vành mắt hoe đỏ, nhưng đang vô cùng bùi ngùi xúc động.
Cảnh Huyên lấy một ly sâm banh từ khay của nhân viên phục vụ đứng cạnh. Thấy vậy, Ngân Xuyên cười: “Bình thường em không thích uống loại rượu này mà.” Rồi anh quay đầu dặn nhân viên mang rượu Sherry ra.
“Không sao, thế nào cũng được,” Cảnh Huyên nâng ly mỉm cười, “anh cả, em thay mặt người nhà họ Phan chân thành chúc mừng anh!” Nói rồi, cậu hắt ly rượu vào mặt Ngân Xuyên.
Đột nhiên căn đại sảnh lặng ngắt như tờ, hai ký giả mắt tròn mắt dẹt, tất cả mọi người đều đổ dồn ánh nhìn về đây. Vu Tố Hoài tiến lại thật nhanh, đứng chắn trước mặt Ngân Xuyên, Nam Gia vội vã bước đến bên một ký giả đang cầm máy ảnh chụp hình, lịch sự ngăn anh ta bấm màn trập.
Tố Hoài trầm giọng: “Hôm nay là ngày trọng đại của phòng kế toán Hoa, cậu Phan, mỗi lời nói mỗi cử chỉ của cậu đều đại diện cho bộ mặt của gia tộc họ Phan, xin cậu hãy tự trọng.”
Cảnh Huyên đặt ly rượu rỗng không lên khay, cười lạnh: “Cậu Phan nào? Vị này hay là tôi?”
Ngân Xuyên lau mặt và tóc bằng khăn tay, anh lẳng lặng nhìn Cảnh Huyên một lát rồi khoan dung vỗ vai cậu, lại khẽ khom người với khách khứa: “Xin thứ lỗi cho, lát nữa tôi sẽ lại tiếp tục thiết đãi các vị.” Nói rồi anh quay người bước ra ngoài. Cảnh Huyên mau chóng đuổi theo, Ngân Xuyên như có mắt sau lưng, anh nói: “Tố Hoài, đừng cản cậu Phan.”
Vu Tố Hoài do dự trong chốc lát, cuối cùng vẫn buông bàn tay dợm cản Cảnh Huyên xuống.
Phòng nghỉ nằm trên gác, đó là một căn buồng trong nho nhỏ, bọn họ bước lên cầu thang xoắn ốc, như hai bóng ma lặng lẽ, làm nổi bật thêm tiếng cười nói náo nhiệt, cụng ly đối chén chung quanh.
Có hai đứa bé chừng năm, sáu tuổi đang cười đùa bước từ tầng ba xuống, đứa bước trước là một cậu nhóc với gương mặt bụ bẫm, chân đi thoăn thoắt, hai viên kẹo trong túi quần rơi ra nhưng nó chẳng hề để ý. Đứa bé đi sau phát hiện, đôi mắt to sáng rực, thằng bé khom người nhặt kẹo lên rồi vội vã nhét một viên vào túi, nó cầm viên còn lại, đuổi theo cậu bé bụ bẫm: “Cậu đánh rơi một viên kẹo này.”
Đứa bé bụ bẫm hào phóng nói: “Tớ tặng cậu đấy.” Nhóc nhặt kẹo lắc đầu, nhét kẹo vào túi quần bạn. Hai đứa bé khoác vai nhau bước xuống nhà.
Bước chân Cảnh Huyên chậm lại, cậu ngó ra cầu thang, vừa khéo thấy được một góc đại sảnh tầng một: Bàn tròn gỗ hồ đào, trên đặt máy hát đĩa đang phát điệu nhạc du dương. Tiếng nhạc jazz như ánh sáng buổi chiều hôm, lại như cơn mưa phùn ngày thu, chậm rãi trút nỗi bi ai lạnh lẽo của thời gian xuống. Quả thực đứa bé bụ bẫm nọ hoạt bát hơn đôi chút, nó chạy đến bên máy hát đĩa, kiễng chân nhìn, rồi vươn tay gạt kim đĩa ra, tiếng nhạc im bặt, đóng băng trong không trung, như không kịp phát ra tiếng kêu gào. Đứa bé còn lại lẳng lặng đứng sau cậu nhóc bụ bẫm, gương mặt nó phồng to, hóa ra nó đang ăn kẹo, có lẽ chính là viên kẹo mới nhặt được ban nãy.
Cảnh Huyên mím môi, chợt lòng cậu trăm mối ngổn ngang, như cũng đang ngậm một viên kẹo trong miệng, chẳng phân biệt nổi mùi vị là đắng hay ngọt.
Nếu trái tim có thể nhảy lên một chốn nào đó cao hơn, lên mây xanh, lên trời cao, nếu bạn bằng lòng đứng đó, tiếp tục dõi mắt xuống thế gian, giới hạn thời gian và không gian sẽ bị phá bỏ, cả thế giới này rồi cũng hóa thành một chỉnh thể hỗn độn, sự tụ hội và va chạm giữa người với người bỗng hóa im hơi lặng tiếng.
Ai đã một tay sắp đặt tất thảy, đã sắp đặt một thế cờ khổng lồ không sao kiểm soát nổi, mà cũng là thế cờ nhỏ bé lạ kỳ có thể đổi khác bất cứ lúc nào? Ai đã quyết định nguyên lý tồn tại của nó?
Khi bạn đứng trên cao, ở một nơi vời vợi vượt lên trên vạn vật, mọi chuyện trên đời chẳng còn phân chia lớn nhỏ, chẳng còn tính đến xa gần trước sau. Tất cả chỉ còn là hỗn độn. Nhưng lại có một tràng huyên náo gấp gáp còn đang tồn tại, nó là sự rung động tâm can của nhân thế nhỏ bé.
Mùa thu năm 1932, tại trụ sở chính London của Phổ Huệ, các quản lý cốt cán đang đau đầu vì kế hoạch cắt giảm chi nhánh Đông Á. Những áp lực nặng nề của nền kinh tế ảm đạm ép họ phải đổi mới, phong cách chững chạc khiêm nhường của London trôi vào dĩ vãng, thứ phong độ được giới quý tộc châu Âu lâu đời bị xem nhẹ và đang lung lay, dần phải nhường chỗ cho phong cách Mỹ cấp tiến, coi trọng hiệu suất và tốc độ, sở hữu chế độ sử dụng nhân lực linh hoạt. Lúc này, một phong thư thông báo được đặt trên bàn phòng họp, nó đã được người ta thờ ơ đọc qua một lượt, nói là thơ ơ vì thực chất nội dung bên trong chẳng có gì đáng nói, chỉ đề cập tới sự thay đổi nhân sự của một chi nhánh của Phổ Huệ tại Trung Quốc. Chỉ một thành viên hội đồng quản trị thoáng tò mò với hai cái tên người Trung Quốc được nhắc trong thư: “Chẳng lẽ họ không phải cha con ư? Sao lại một người họ Phan, một người họ Trịnh?” Đương nhiên ông ta không hề hay biết câu hỏi bâng quơ của mình đã gây ra làn sóng chấn động lớn tại thành phố Hán Khẩu Trung Quốc cách họ vạn dặm, đồng thời kéo theo bao người lọt vào vòng nước xoáy, trải nghiệm một sự biến đổi lâu dài.
Các tòa soạn hay tin hôm nay phòng kế toán Hoa của Phổ Huệ chuẩn bị công bố một thông tin quan trọng, hay nói cách khác, gia tộc họ Phan chuẩn bị công bố một việc quan trọng. Thực chất giới kinh doanh và giới báo chí đã biết trước về chủ nhân tương lai của phòng kế toán Hoa nhà họ Phan, chắc hẳn Phan Cảnh Sâm sẽ vững vàng bước lên ghế tổng mại bản, nhưng giả sử đây là chuyện được công bố hôm nay, trong khi cuộc họp báo lại được công khai một cách vội vã thì ắt phía sau còn ẩn tình gì đó.
Tiếng chuông bên bờ Hán Giang vọng lại từ xa, lúc này là 10 giờ sáng, có hai chàng trai trẻ đang bước từ phía mái hiên của tòa hiệu buôn Tây nguy nga ra, đó chính là Vu Tố Hoài và Lý Nam Gia. Sau lưng họ là Phan Thịnh Đường, Phan Cảnh Sâm cùng các ngài Mẫn, Tạ, Thiệu, Hứa,… Đây đều là những nhân vật đứng đầu hãng buôn trăm năm tuổi, tiếng đèn flash lập tức vang lên dồn dập, đám ký giả chen chúc dưới bậc thang ùa lên.
Phan Thịnh Đường chắp tay chào hỏi, cất lời bằng chất giọng khàn khàn ốm yếu: “Cảm ơn các ký giả, mọi người chờ lâu rồi.”
Tất cả cùng nín thở.
Chẳng khó phát hiện vẻ ốm yếu tiều tụy của Phan Thịnh Đường, ông ta bước đi loạng choạng, nói năng thều thào không ra hơi, tay run lẩy bẩy, xem ra tin tức Phan Thịnh Đường rút lui vì bệnh tật cũng không phải lời đồn vô căn cứ. Cậu cả nhà họ Phan phong độ ngời ngời đứng bên Thịnh Đường, anh mặt bộ vest đen thẳng thớm, cứ chốc chốc lại đưa mắt ngó Thịnh Đường đầy quan tâm, nhỏ giọng nhắc ông ta chú ý bậc thang, nét mặt rất mực nhã nhặn khiêm nhường, nhưng lại tỏa ra khí phách của kẻ nắm quyền. Đồng thời còn có một tiểu tiết nhỏ chứng minh cho vị thế của hàng trai này, đó là các nguyên lão Thiệu Từ Ân, Mẫn Bách Xuyên, Tạ Tề Phàm đều đang đứng bên tay phải anh như tốp người ủng hộ.
Thịnh Đường mắt nhìn thẳng, cười nói: “Thịnh Đường vô cùng cảm kích vì bạn bè cánh báo chí bỏ thời gian ghé tới đây. Hôm nay có hai chuyện tôi muốn tuyên bố với các vị. Thịnh Đường nay đã gần sáu mươi, từ ngày hai mươi theo nghề kinh doanh tới nay đã được bốn mươi năm. Thịnh Đường tôi vốn khỏe mạnh minh mẫn, tuy thế năm ngoái lũ lụt tràn đến gây nên bệnh phổi, năm nay bệnh tình trở nặng, không sao khá nổi. Đời người lắm bất trắc, mai kia Thịnh Đường nhắm mắt xuôi tay, sống chết có số phú quý do trời, chuyện này chẳng có gì đáng bận tâm. Nay trọng bệnh, Thịnh Đường tôi chỉ có hai chuyện canh cánh trong lòng. Một là việc kinh doanh của phòng kế toán Hoa không được có bất cứ sai sót nào, bệnh tình của Thịnh Đường khó lường, khó lòng đảm đương chức trách của một tổng mại bản, kể từ nay trở đi, phòng kế toán Hoa sẽ do cậu Trịnh Ngân Xuyên quản lý.” Ông ta ngừng lại, bồi thêm một câu, “Cậu Trịnh Ngân Xuyên chính là người đang đứng bên cạnh tôi đây, con nuôi của tôi, Phan Cảnh Sâm.”
Thời gian như ngưng bặt trong khoảnh khắc ấy, rồi rất nhanh sau đó lại tựa nổ tung, mọi người bắt đầu xôn xao.
Thịnh Đường nhẹ nhàng ngoảnh đầu, liếc nhìn chàng trai đã trở thành tiêu điểm của đám đông, vầng trán anh nhẵn bóng, đôi tròng mắt đen láy đưa ánh nhìn sáng rực dõi khắp, khóe miệng lại khẽ giãn ra, nở một nụ cười bình tĩnh đã được luyện tập bài bản. Điều này đã khiến Phan Thịnh Đường tìm lại được thứ tâm tình mình đã đánh mất từ lâu, thứ tâm tình này từng xuất hiện khi ông ta vác bọc hành lý trên lưng, lên đường rời nhà theo con đường kinh doanh, cũng từng xuất hiện khi ông ta có một hiệu buôn thuộc về mình, vào ngày ông ta giành được một chỗ ngồi bé nhỏ trong cái thế giới mình hằng ước ao, và từng xuất hiện vào thời khắc ông ta gần như đã đánh đổi mọi thứ bản thân có thể để ngồi lên được lên cái ghế tổng mại bản. Chẳng phải khi ấy ông ta cũng như vậy sao. Cũng căng thẳng, cũng hưng phấn, cũng nghiêm túc, tràn ngập cảnh giác và đề phòng.
Thế giới này nào thiếu những người như họ, ác nghiệt như một hòn đá, tàn nhẫn như một lưỡi dao, không tin vào một sự bình yên, vững chắc chân thực, họ có thể đánh mất bất cứ lúc nào, có thể cướp đoạt bất cứ lúc nào, mãi mãi không bao giờ nhận thua; thế giới nào thiếu thứ tâm tình như vậy, cái bóng ma quỷ xảo quyệt của nó sẽ không tan vào hư vô theo năm tháng, dù vùi lấp trong đống hoang tàn của ký ức, rồi cũng đến lúc nó sẽ hừng hực bùng cháy như lửa rừng.
“Cuộc đời còn nhiều chuyện ngoạn mục hơn cả những màn kịch.” Thịnh Đường thầm thốt, “A Sâm, con hãy tận hưởng màn kịch hay này đi…”
Sự ung dung tuyệt vời không sao kể xiết khiến ông ta quên cả cơn đau trong lồng ngực, bỏ qua luôn sự sốt ruột do những câu hỏi liên miên tới tấp của đám ký giả. Ông ta vươn tay, ra hiệu cho mọi người giữ yên lặng rồi nói tiếp:
“Chuyện thứ hai tôi muốn thông báo với mọi người chính là thân thế của Ngân Xuyên. Vì sự tôn trọng của tôi dành cho Ngân Xuyên và cha ruột của chàng trai này, tôi buộc phải công bố chân tướng cho mọi người. Thành thực mà nói, trước giờ phúc họa luôn đi liền với nhau, những năm nay nhà họ Phan gặp phải nhiều biến cố trắc trở, suy cho cùng nguyên nhân đều là vì chữ ‘tiền’, vào tháng Năm của năm Tuyên Thống đầu tiên, ân nhân họ Trịnh đã giao phó Ngân Xuyên cho tôi chăm lo, về sau cốt nhục chia ly, xa rời phút chốc bỗng hóa đoạn tuyệt vĩnh hằng, tất cả cũng chỉ vì phú quý chuốc lấy hung hiểm. Những chuyện xưa cũ phức tạp thôi thì không nhắc nữa, người ta hay bảo ăn tám lạng trả nửa cân, huống chi ân tình nhà họ Trịnh với chúng tôi như núi như biển… Thịnh Đường không thể chối bỏ trách nhiệm, ắt phải tự tay nuôi nấng, chăm sóc Ngân Xuyên như con ruột…”
Có ký giả mất kiên nhẫn ngắt lời: “Ngài Phan, cho hỏi tại sao tới ngày hôm nay ngài mới công bố thân thế của anh Trịnh?”
Thịnh Đường cười nhạt: “Cha ruột Ngân Xuyên chính là con trai độc đinh ba đời nhà họ Trịnh năm ấy bất hạnh bị kẻ gian sát hại, họ Phan tôi mong bảo vệ giọt máu duy nhất của nhà họ Trịnh, đương nhiên sẽ phải cảnh giác, chưa mười phần chắc chín thì nào dám dễ dàng công bố tin này?”
Có ký giả biết sơ về chuyện năm nọ tại Châu Giang lập tức truy hỏi: “Vậy ân nhân họ Trịnh mà ngài nhắc tới có phải chính là mại bản số một Quảng Đông năm xưa, ngài Trịnh Đình Quan không?”
Thịnh Đường liếc nhìn Ngân Xuyên, anh vẫn đứng vững không nhúc nhích, nơi sâu đáy mắt là nỗi đau đớn, là sự vùng vẫy mà chỉ mình ông ta thấy được. Thịnh Đường thở dài, nở nụ cười bất đắc dĩ, trả lời câu hỏi: “Không, dù nguyên nhân họ qua đời có phần tương tự, nhưng đây là hai người hoàn toàn không dính dáng tới nhau.”
Ông ta nhấn mạnh cụm từ “hoàn toàn không dính dáng” như để thể hiện sự chắc chắn. Ký giá đặt câu hỏi thoáng thất vọng, rồi lại chợt lộ vẻ tò mò, đang định bụng tiếp tục đặt câu hỏi, Thịnh Đường đã chắp tay: “Chuyện cần nói Thịnh Đường đã nói cả, còn những việc riêng của gia đình xin các vị cho phép Thịnh Đường giữ lại cho mình. Nói chung, giờ đây cái tên Trịnh Ngân Xuyên đã chính thức được công nhận, nhưng Ngân Xuyên vẫn là đứa con trai yêu dấu khác họ của tôi, nhà họ Phan vẫn là nhà của Ngân Xuyên. Từ hôm nay trở đi, Ngân Xuyên sẽ chính thức thay tôi trở thành tổng mại bản của hiệu buôn Tây Phổ Huệ, xin các vị hãy yêu thương và giúp đỡ Ngân Xuyên như đã quan tâm tới tôi năm ấy. Thịnh Đường xin cảm ơn các vị!”
Nói rồi, ông ta khom người thật thấp rồi chầm chậm đứng thẳng lưng, tựa đã mệt mỏi rã rời, chẳng thốt nổi nên lời. Ngân Xuyên dìu ông ta xuống nấc thang, các ký giả gần như bao vây họ, Tố Hoài và Nam Gia nhanh nhẹn xử lý, tạo khoảng trống cho họ di chuyển.
Thịnh Đường thoáng mơ màng, đến khi xe chuyển bánh rồi ông ta mới quay đầu cười với Ngân Xuyên: “Sau này con phải vất vả rồi.”
Ngân Xuyên mỉm cười, nói: “Ông cứ yên tâm.”
Bữa tiệc trưa kiểu Tây được tổ chức tại nhà hàng Toàn Cung, số người tham dự không nhiều, chủ yếu là quản lý cấp cao của phòng kế toán Hoa và các ký giả, theo lời Ngân Xuyên nói thì khách khứa toàn là người nhà mình.
“Thằng bé này cuối cùng cũng giống một vị chủ nhân rồi.” Thiệu Từ Ân cười khà khà, ông ta quay đầu nói với đám Hứa Tĩnh Chi, “Hội đồng quản trị không chỉ có một mình cậu ta, cậu ta tưởng mình đi theo con đường của lão Phan là không ai cản được cậu ta sao?”
Hứa Tĩnh Chi nói: “Món sườn cừu này ngon lắm, anh ăn đi.”
Thiệu Từ Ân không giấu nổi sự phẫn nộ, gân xanh nổi đầy trán: “Biết thừa mấy lão già này cao tuổi mà lại chuẩn bị cá sống, sườn cừu, chuyện này thôi thì cứ tạm bỏ qua, không ăn là được chứ gì? Giờ đến cả thứ tự chỗ ngồi cũng không xếp, cứ bưng khay ngồi linh tinh, còn gì là phép tắc nữa?”
Mẫn Bách Xuyên ngồi bên tay phải ông ta lười biếng liếc nhìn: “Có chỗ để ngồi, có cơm để ăn là tốt rồi. Đừng quên cổ phần của chúng ta từ từ được rót vào túi cậu Trịnh kia thế nào.”
Thiệu Từ Ân giận dữ: “Thằng nhóc này đâm bị thóc thọc bị gạo, mua chuộc lũ xã hội đen phá hoại việc kinh doanh của tôi, quân tử báo thù mười năm chưa muộn, rồi sẽ có một ngày tôi…”
Mẫn Bách Xuyên giơ ngón tay tỏ ý giữ im lặng: “Rồi sẽ có một ngày ư, ngày nào? Sau khi anh trăm tuổi à?” Ông ta thở dài, nhìn bát phật nhảy tường nho nhỏ trước mặt mình, rồi chầm chậm múc mấy thìa ăn, nói, “Cũng đâu phải không có món để ăn, không có chỗ để ngồi, cậu ta có chừng mực của mình, đám thế hệ trước chúng ta cũng nên biết thỏa mãn, dù sao thì mặt ngoài ta vẫn là ‘người của cậu ta’, anh Tề Phàm nói có đúng không?”
Sau khi lấy thức ăn, Tạ Tề Phàm cũng ngồi cùng bàn với họ, nhưng ông giữ im lặng từ đầu chí cuối, đến giờ mới ngẩng đầu như vừa sực tỉnh. Ông không đáp lời Mẫn Bách Xuyên mà chỉ quay ra nói với Thiệu Từ Ân: “Thằng bé thuê xã hội đen phá hoại việc kinh doanh của anh sao?”
Thiệu Từ Ân cười lạnh: “Anh Tạ, anh đừng giả vờ hồ đồ nữa. Trong bốn người chúng ta, anh là kẻ thân cận với cậu Trịnh nhất, một câu chú, hai câu chú.”
“Chẳng phải thằng bé cũng rất kính trọng yêu mến các anh sao?”
“Kính trọng yêu mến,” nhắc đến đây Thiệu Từ Ân lại nghiến răng, “nếu kính trọng yêu mến thật thì đã chẳng gửi đạn tới nhà tôi, đã chẳng giấu thuốc phiện trong cửa hàng của tôi… Ai phát tài mà chẳng có vài chuyện khuất tất, chẳng rõ cậu ta hay tin thế nào mà biết phòng quản giáo đang theo dõi tôi, cho tôi một vố nhớ đời, không thể không chuyển cho cậu ta một nửa cổ phần, chẳng khác nào cắt lìa tay mình. Ai chịu nổi cái loại kính trọng yêu mến này của cậu ta chứ? Anh có làm được không?”
Vẻ mặt Tạ Tề Phàm dần sầm xuống.
Hứa Tĩnh Chi thở dài: “A Sâm luôn tỏ ra khiêm nhường, mấy năm nay thằng bé đi theo Thịnh Đường, đã bắt đầu trò giỏi hơn thầy. Đám thế hệ trước chúng ta đứng chắn trước mặt thằng bé nhiều năm rồi, thấy thằng bé thật thà, ta cũng chèn ép nó không ít, chẳng phải chưa từng làm những chuyện đáng xấu hổ. Giờ A Sâm tính sổ cũng là lẽ thường tình, chỉ là… thằng bé hơi tàn nhẫn quá rồi… Anh Tề Phàm, chẳng lẽ anh không hiểu tính tình thằng bé sao?”
Tạ Tề Phàm ủ rũ lắc đầu: “Tôi thật sự không hiểu.”
Mẫn Bách Xuyên nói: “Chỉ cần việc kinh doanh của mọi người được thuận buồm xuôi gió, ai làm tổng mại bản mà chẳng vậy. Dù sao mấy năm nay Thịnh Đường cũng gàn dở chuyên quyền, chúng ta chịu khổ nhiều rồi. Tình cảnh làm ăn tệ hại, nếu phòng kế toán Hoa thật sự có khởi sắc thì có khi đây lại là chuyện tốt.” Rồi đột nhiên ông ta lại hào hứng ngó ra cổng đại sảnh, “Ồ, anh Thiệu, con rể anh tới kìa.”
Thiệu Từ Ân lập tức quay sang, thấy Phan Cảnh Huyên bước vào thật. Tóc cậu dài hơn những người đàn ông bình thường khác đôi chút, vừa khéo che mất phần khiếm khuyết bên tai, nhưng dù mọi người có thấy điểm tỳ vết này cũng chẳng ai phủ nhận được vẻ tuấn tú của Cảnh Huyên. Đương nhiên, đây là một sự tuấn tú thoáng phần đáng thương.
Thiệu Từ Ân cười khổ: “Đúng là không nhẫn nhịn được, trước đó còn bảo không tới.”
“Đây mới chính là cậu cả thật sự của nhà họ Phan, thứ chúng ta bị cướp mất chỉ là một ít cổ phần, so với thằng bé này thì có đáng là gì.” Hứa Tĩnh Chi cất giọng đầy ẩn ý.
Tạ Tề Phàm cau mày.
“Giới mại bản vốn theo nếp cha truyền con nối,” Mẫn Bách Xuyên thong thả thốt, “giờ thì một người họ Phan một kẻ họ Trịnh, e quy tắc cũ cũng coi như vứt.”
Cảnh Huyên chậm rãi bước tới bên Ngân Xuyên, thấy Ngân Xuyên bị hai ký giả bao vây phỏng vấn, cậu bèn lẳng lặng đứng cạnh chờ đợi.
Ngân Xuyên mỉm cười gật đầu với cậu, rồi tiếp tục đĩnh đạc phát biểu: “Giờ đã là thời đại mới, địa vị kinh tế của nước ta được nâng cao, phòng kế toán Hoa cũng phải đối mặt với những tình huống phức tạp khó lường hơn. Tuy vậy, tôi vẫn coi mọi thay đổi này là những cơ hội tốt, tôi thường nói với đồng nghiệp, sự cố chấp sẽ không giúp chúng ta đạt được bất cứ thành tựu gì, điều cần làm nhất hiện giờ là tìm ra điểm thiếu sót, tìm ra bước ngoặt có thể giúp ta tiến xa và nỗ lực vì mục tiêu hướng tới cái mới.”
“Thành viên hội đồng quản trị nước ngoài có ý kiến gì về những hành động cách tân của anh sau khi nhậm chức tại phòng kế toán Hoa không?” Một ký giả hỏi.
“Hãng buôn Tây lâu đời cần một sự thay đổi phù hợp với thời đại, huống chi phòng kế toán Hoa còn tham gia vào các mối làm ăn có nền tảng là cả đất nước Trung Hoa, họ cũng hy vọng vào một sự thay đổi hoàn toàn mới.”
Có ký giả trông thấy Cảnh Huyên lẳng lặng đứng bên, bèn to gan hỏi: “Anh Trịnh, giờ thân phận thật sự của anh đã được công khai, cha nuôi anh – ngài Phan Thịnh Đường nói địa vị của anh tại nhà họ Phan sẽ không thay đổi, nhưng liệu những thành viên khác của Phan gia có nghĩ vậy không?”
Ngân Xuyên trả lời nửa thật nửa giả: “Họ là động lực tinh thần của tôi, luôn thúc giục tôi không được chùn chân.”
Vừa khéo lúc này Cảnh Huyên đã bước lại, Ngân Xuyên niềm nở khoác vai cậu, vành mắt hoe đỏ, nhưng đang vô cùng bùi ngùi xúc động.
Cảnh Huyên lấy một ly sâm banh từ khay của nhân viên phục vụ đứng cạnh. Thấy vậy, Ngân Xuyên cười: “Bình thường em không thích uống loại rượu này mà.” Rồi anh quay đầu dặn nhân viên mang rượu Sherry ra.
“Không sao, thế nào cũng được,” Cảnh Huyên nâng ly mỉm cười, “anh cả, em thay mặt người nhà họ Phan chân thành chúc mừng anh!” Nói rồi, cậu hắt ly rượu vào mặt Ngân Xuyên.
Đột nhiên căn đại sảnh lặng ngắt như tờ, hai ký giả mắt tròn mắt dẹt, tất cả mọi người đều đổ dồn ánh nhìn về đây. Vu Tố Hoài tiến lại thật nhanh, đứng chắn trước mặt Ngân Xuyên, Nam Gia vội vã bước đến bên một ký giả đang cầm máy ảnh chụp hình, lịch sự ngăn anh ta bấm màn trập.
Tố Hoài trầm giọng: “Hôm nay là ngày trọng đại của phòng kế toán Hoa, cậu Phan, mỗi lời nói mỗi cử chỉ của cậu đều đại diện cho bộ mặt của gia tộc họ Phan, xin cậu hãy tự trọng.”
Cảnh Huyên đặt ly rượu rỗng không lên khay, cười lạnh: “Cậu Phan nào? Vị này hay là tôi?”
Ngân Xuyên lau mặt và tóc bằng khăn tay, anh lẳng lặng nhìn Cảnh Huyên một lát rồi khoan dung vỗ vai cậu, lại khẽ khom người với khách khứa: “Xin thứ lỗi cho, lát nữa tôi sẽ lại tiếp tục thiết đãi các vị.” Nói rồi anh quay người bước ra ngoài. Cảnh Huyên mau chóng đuổi theo, Ngân Xuyên như có mắt sau lưng, anh nói: “Tố Hoài, đừng cản cậu Phan.”
Vu Tố Hoài do dự trong chốc lát, cuối cùng vẫn buông bàn tay dợm cản Cảnh Huyên xuống.
Phòng nghỉ nằm trên gác, đó là một căn buồng trong nho nhỏ, bọn họ bước lên cầu thang xoắn ốc, như hai bóng ma lặng lẽ, làm nổi bật thêm tiếng cười nói náo nhiệt, cụng ly đối chén chung quanh.
Có hai đứa bé chừng năm, sáu tuổi đang cười đùa bước từ tầng ba xuống, đứa bước trước là một cậu nhóc với gương mặt bụ bẫm, chân đi thoăn thoắt, hai viên kẹo trong túi quần rơi ra nhưng nó chẳng hề để ý. Đứa bé đi sau phát hiện, đôi mắt to sáng rực, thằng bé khom người nhặt kẹo lên rồi vội vã nhét một viên vào túi, nó cầm viên còn lại, đuổi theo cậu bé bụ bẫm: “Cậu đánh rơi một viên kẹo này.”
Đứa bé bụ bẫm hào phóng nói: “Tớ tặng cậu đấy.” Nhóc nhặt kẹo lắc đầu, nhét kẹo vào túi quần bạn. Hai đứa bé khoác vai nhau bước xuống nhà.
Bước chân Cảnh Huyên chậm lại, cậu ngó ra cầu thang, vừa khéo thấy được một góc đại sảnh tầng một: Bàn tròn gỗ hồ đào, trên đặt máy hát đĩa đang phát điệu nhạc du dương. Tiếng nhạc jazz như ánh sáng buổi chiều hôm, lại như cơn mưa phùn ngày thu, chậm rãi trút nỗi bi ai lạnh lẽo của thời gian xuống. Quả thực đứa bé bụ bẫm nọ hoạt bát hơn đôi chút, nó chạy đến bên máy hát đĩa, kiễng chân nhìn, rồi vươn tay gạt kim đĩa ra, tiếng nhạc im bặt, đóng băng trong không trung, như không kịp phát ra tiếng kêu gào. Đứa bé còn lại lẳng lặng đứng sau cậu nhóc bụ bẫm, gương mặt nó phồng to, hóa ra nó đang ăn kẹo, có lẽ chính là viên kẹo mới nhặt được ban nãy.
Cảnh Huyên mím môi, chợt lòng cậu trăm mối ngổn ngang, như cũng đang ngậm một viên kẹo trong miệng, chẳng phân biệt nổi mùi vị là đắng hay ngọt.
Bình luận truyện