Cổ Phật Tâm Đăng
Chương 10: Người đẹp trở về nửa ghen nửa oán - Dị nhân ra mặt truyền võ Tâm Đăng
Chú giương cặp mắt sáng ngời ngắm nhìn tấm thân kiều diễm của Mặc Lâm Na đang đứng trên cành cây, nàng cũng đang giương mắt nhìn chú.
Nàng thấy Tâm Đăng mình mặc áo cà sa, cổ đeo tràng hạt, gương mặt hiền từ, bất giác thẹn thùng nói rằng :
- Mi ném đi chứ! Nhìn gì mà trân trối.
Tâm Đăng mỉm cười :
- Tôi phải chờ cho cô xê dịch thân hình thì mới tấn công.
Mặc Lâm Na cười thầm trong bụng, nghĩ rằng Tâm Đăng chắc chờ cho mình đang lơ lửng giữa từng không mới bất thần xuất thủ.
Vì vậy, nàng bất thần giương hai cánh tay ra, để cho thân hình như một mũi tên vút lên cao bảy tám thước.
Tâm Đăng thấy nàng không đi theo chiều ngang mà bắn vọt từ dưới lên cao, biết rằng nàng có ý thử nghề mình.
Quả nhiên ý nghĩ của Tâm Đăng chưa dứt chợt thấy nàng thò hai tay ra phía sau, khẽ chạm vào một cành cây nhỏ, lấy đó làm điểm tựa, thân hình của nàng bắn vù về phía Tâm Đăng.
Mặc Lâm Na nói :
- Ngày mai tôi có việc phải đi xa, phải cách mấy hôm mới trở về được, chừng đó ta sẽ trở lại tìm mi.
Nghe nói nàng sắp phải đi xa, Tâm Đăng nghe thấy trong cõi lòng của mình dâng lên một niềm luyến tiếc, đôi mắt của chú dán chặt vào thân hình của Mặc Lâm Na, làm cho nàng phải hổ thẹn cúi đầu.
Chú thoáng nghe nàng nói nho nhỏ :
- Ta xem thái độ của mi không phải là người xuất gia.
Tâm Đăng bị câu nói này làm cho giật mình tỉnh ngộ, sắc mặt đỏ bừng, ấp a ấp úng hỏi sang chuyện khác :
- Cô... cô muốn đi đâu?
- Tôi muốn rời khỏi xứ này vài hôm.
Dứt lời nàng khẽ chào Tâm Đăng rồi đi thẳng.
Tâm Đăng ngắm nhìn thân hình lả lướt của nàng lẩn khuất ở đằng xa, bỗng văng vẳng có tiếng của nàng nói với lại :
- Chừng nào trở về ta sẽ dạy mi khinh công và ám khí.
Tâm Đăng thẫn thờ nhìn cái ảo ảnh của người đẹp mà lẩm bẩm một mình :
- Đàn bà... thật là một sinh vật kỳ quặc.
Thần trí của chú mơ màng, dường như vừa đánh rơi một vật gì quý báu lắm, chú lủi thủi trở về Bố Đạt La Cung.
Chính vào lúc chú vừa đi được ba thước thì bỗng thoáng nghe có người vỗ tay nhè nhẹ, chú nghĩ thầm :
- Ủa! Sao nàng trở lại?
Quay đầu nhìn lại, Tâm Đăng sững sờ, vì dưới gốc cây cổ thụ có một nàng con gái che ngang vuông lụa đen qua mặt, mái tóc của nàng đen mượt óng ả như một đường tơ, hai bàn tay trắng muốt của nàng còn đang vỗ nhè nhẹ, vang lên những tiếng ròn rã.
- Trời!... Trì Phật Anh.
Một nguồn cảm giác vui mừng rộn rã tức khắc chế ngự lấy chú, hồi hộp nghĩ thầm :
- Chẳng hiểu nàng có phát giác ta nói chuyện với Mặc Lâm Na hay không?
Phật Anh thấy Tâm Đăng quay đầu trở lại, nàng bước tới tươi cười hỏi rằng :
- Mi đóng kịch thật giỏi, giả vờ là một người võ nghệ tầm thường.
Nghe câu nói này, chú biết tấn tuồng ban nãy đã bị Trì Phật Anh nhìn xem từ đầu chí cuối, chú hổ thẹn nhìn nàng trân trối mà nói chẳng ra lời.
Nhưng Phật Anh vẫn điềm nhiên :
- Lâu lắm không gặp, tóc của mi đã dài, mi quả thật muốn hoàn tục ư?
Tâm Đăng sờ mái tóc lưa thưa của mình trả lời :
- Tôi... quyết định ngày rằm Trung Thu năm tới sẽ hoàn tục, đồng thời sẽ đi làm rất nhiều việc quan hệ...
Phật Anh lộ vẻ kinh ngạc :
- Mi xuất gia từ nhỏ, thì còn việc chi dính líu với đời?...
Tâm Đăng trầm ngâm một chút trả lời :
- Tôi muốn tìm cha mẹ của tôi, tôi muốn tìm gốc tích của người đã đưa tôi vào cửa Phật.
Trì Phật Anh cười niềm nở :
- Người xuất gia nên xem mọi việc thảy đều là “không”. Mi quy y cửa Phật rồi mà còn hoàn tục để đi tìm cha mẹ, thì thật là một chuyện buồn cười!
Tâm Đăng nghiêm sắc mặt :
- Ý nghĩ của cô nương đã sai. Người xuất gia cũng phải có gia đình, nhưng gia đình của kẻ xuất gia thì to lớn rộng rãi hơn nhiều... Cái gia đình đó phù hợp với ý niệm của Khổng phu tử, tức là cái nghĩa “đại đồng chi đạo”... mặc dù là tiên là thánh cũng không nên quên nguồn gốc của mình, tôi phải tìm cho ra nguồn gốc của tôi mới được.
Phật Anh không ngờ câu nói của mình làm cho Tâm Đăng phải thuyết một hồi tràng giang đại hải, bất giác ôm bụng cả cười. Nàng hỏi :
- Những ngày ta vắng mặt, mi có gặp sư phụ của ta chăng?
- Mấy hôm trước có gặp một lần, bà ta bảo rằng mang cô đi xa, sao bây giờ cô trở lại?
Phật Anh thở dài trả lời :
- Sư phụ của ta tính thật là quái đản, người bảo ta đi rồi lại bảo ta về đây đợi người.
Nói đoạn nàng liền cùng Tâm Đăng trò chuyện những việc không đâu, lúc bấy giờ trời đã tối hẳn, một vành trăng lưỡi liềm từ từ nhô lên sau đầu núi.
Bầu không khí của đêm cao nguyên Tây Tạng đem đến cho người ta một cảm giác rất lạnh lùng.
Tâm Đăng nhìn thấy ánh trăng chảy dài trên hai cánh tay trắng muốt của Trì Phật Anh, chàng nghĩ :
- Chẳng biết khuôn mặt của nàng ra thế nào, nhưng cứ nhìn màu da trắng muốt thì hơn Mặc Lâm Na nhiều lắm, chắc nàng tuyệt đẹp, đẹp hơn Mặc Lâm Na nhưng tại sao nàng che mặt?
Thật là một điều ngẫu nhiên một cách lạ lùng, ý của Tâm Đăng vừa tới đó thì một cơn gió nhẹ thổi tới, phất nhẹ miếng lụa che ngang mặt của Trì Phật Anh, làm cho nàng phải thò tay ra đè lại.
Cặp mắt của Tâm Đăng thật là sắc bén, động tác của Phật Anh nhanh, Tâm Đăng còn nhanh hơn, trong một cái chớp chàng đã nhìn thấy nửa khuôn mặt của Phật Anh.
Chàng giật mình kinh hãi, đó là nửa khuôn mặt trái xoan đều đặn, màu da trong ngọc trắng ngà, một chiếc miệng bé bé xinh, bên vành môi thoáng hiện một nét hằn chứng tỏ nàng là một người nhiều nghị lực.
Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ cho Tâm Đăng cảm thấy Phật Anh đẹp hơn Mặc Lâm Na nhiều lắm, chú tiếc rẻ vì chú chưa được thấy mắt của nàng.
Tâm Đăng còn đang bần thần bỗng nghe Phật Anh hỏi :
- Người con gái ban nãy là ai?
Giọng nói của nàng khó khăn lắm, Tâm Đăng vốn sợ câu hỏi này, nhưng sợ cũng trốn không thoát, chú gượng gạo trả lời :
- Cô ấy là bạn của tôi.
Dường như cảm thấy lối trả lời của mình không được ổn, chú lại nói tiếp :
- Cô ấy tên là Mặc Lâm Na, người Tây Tạng. Chúng tôi tình cờ quen nhau...
Phật Anh lẳng lặng gật đầu, không ai hiểu trong thâm tâm của nàng đang nghĩ gì.
Thì ra một nỗi buồn man mác đang chế ngự tâm tư của nàng, bảo rằng nàng “ghen” thì hơi sớm, thật là một cảm giác khó tả.
Nàng buồn bã lắm, nghĩ đến ba chữ Mặc Lâm Na nàng nghe thấy mình dường như sợ hãi, nàng nghe thấy mình có một cảm giác rằng nếu Mặc Lâm Na mà tồn tại thì đời nàng sẽ kém hạnh phúc vui tươi.
Một bầu không khí nặng nề bao trùm lấy hai người, Phật Anh không hỏi thêm điều gì nữa.
Lâu lắm Tâm Đăng mới gợi chuyện :
- Sư phụ của cô có nói cho cô biết nhưng chuyện ân oán của bà ta năm xưa?
- Chỉ nói một cách mơ hồ, dường như khi xưa bà ta thua một kẻ nào cay cú lắm nên nhờ ta báo thù giùm.
Tâm Đăng vội hỏi :
- Đồng thời bà ta ra sức dạy võ cho cô?
Phật Anh lắc đầu :
- Bà ta chỉ truyền một ít chiêu bằng miệng và bảo rằng bắt đầu từ tháng mới dạy một môn võ thật lợi hại cho tôi. Mi có biết bà ta sẽ nhờ tôi làm việc gì?
Tâm Đăng muốn kể chuyện bí ẩn mười tám năm về trước cho Phật Anh nghe, nhưng sợ gây ra nhiều việc rắc rối, vội lắc đầu nói :
- Tôi không biết... Ngày mai chúng ta sẽ nói chuyện lại.
Phật Anh nghe nói, ra chiều quyến luyến lắm, nàng đắm đuối bảo rằng :
- Thôi! Mi về trước! Ta nán lại ở đây một chút!
Tâm Đăng lấy làm lạ, chàng cảm thấy Phật Anh đã thay đổi hơn trước nhiều, bây giờ nàng có vẻ trầm lặng, đượm một vẻ ưu sầu làm cho người ta có cảm giác rằng Phật Anh là một con người đang đắm chìm trong cô độc một cách đáng thương.
Tâm Đăng tha thiết hỏi :
- Đêm đã khuya rồi, cô nán lại đây làm gì?
Phật Anh trả lời :
- Tôi thích ngồi lại đây một mình để suy nghĩ...
Thế rồi Tâm Đăng chào nàng mà quay đi, trong lòng chú rào rạt suy tưởng vì chú sắp sửa bước sang một cuộc đời mới.
Đêm đó, chú trằn trọc trên giường mà suy nghĩ đến hai buổi kỳ ngộ với hai nàng thiếu nữ trong ngày hôm nay.
Chú lai suy nghĩ đến người dạ hành bí mật đã truyền nghề riêng cho chú, chú thắc mắc muốn biết người này là ai.
Đã mấy lần chú vận công để giữ huyệt ngủ của mình, mong đánh lừa người ấy để nhìn mặt nhưng lần nào cũng bị hắn dùng phép cách không điểm chú bất tỉnh nhân sự.
Đêm nay chú nghĩ ra một kế, vội vàng mò sang giường một đồng đạo tên Yên Hải, bồng nó đặt nhẹ lên giường mình, đồng thời chú chui vào giường của Yên Hải mà lặng lẽ đợi chờ người quái khách.
Vẫn như mọi đêm, vừa bước sang đầu canh ba thì người khách dạ hành xuất hiện.
Tâm Đăng thấy một chiếc bóng gầy gò già cả thoáng hiện trên khung cửa sổ, lão ta thoát tay điểm huyệt của thằng Yên Hải.
Tâm Đăng khẽ hé mắt ra nhìn thấy lão ta nhẹ nhàng bay mình vào phòng, chú giật mình vì thân pháp của người này thật là êm ái.
Nhìn kỹ thấy đó là một ông lão ngoại thất tuần, mặc một chiếc áo rộng thùng thình, đầu sói không còn một cọng tóc, da mặt thì nhăn nheo, cặp mắt nhỏ mà dài, nhưng hào quang sáng rực, thoáng nhìn cũng biết là một tay nội công thâm hậu.
Lão phát giác ngay người trên giường không phải là Tâm Đăng nên kêu lên một tiếng kinh ngạc.
Ông ta rảo mắt nhìn quanh và bắt gặp Tâm Đăng nằm trên giường của Yên Hải.
Tâm Đăng thấy ông ta mỉm cười, chú vội vàng để hết tinh thần sẵn sàng chờ đột biến, chợt nghe bên tai chàng vang lên một câu nói bằng giọng Tứ Xuyên :
- Tiểu hòa thượng, chẳng lẽ muốn đem công lao khó nhọc của ta trao hết cho người khác?
Tâm Đăng biết lão ta phát giác ra mình còn thức, vội trỗi dậy xá chào mà rằng :
- A di đà Phật! Chẳng biết lão thí chủ tốn công khó nhọc gây dựng cho tôi có mục đích gì?
Lão già sói đầu cười ha hả, đưa tay sờ cằm mà nói rằng :
- Tiểu hòa thượng, mỗi đêm ta đến đây truyền Vô Hình công cho mi, thật ra có nguyên nhân khác chứ không vì lòng thương mi.
Câu nói chưa dứt thì Tâm Đăng đã mỉm cười cắt ngang :
- Thưa lão thí chủ, tôi đoán thí chủ chỉ vì thằng Trác Đặc Ba.
Lão già đầu sói nghe nói giật mình đánh thót, cặp mắt nhỏ bé của lão chớp nhanh lên mấy cái, dịu giọng hỏi rằng :
- Sao? Sao mi biết? Hay là Lãnh Cổ đã nói cho mi biết?
Tâm Đăng trả lời :
- Chính thế! Sư phụ của tôi đã nói cho tôi biết! Tôi đoán lão thí chủ đây chắc có lẽ là Khúc Tinh tiền bối.
Lão già đầu sói mỉm cười :
- Mi cũng biết Khúc Tinh... không phải, thằng Khúc Tinh đẹp hơn ta nhiều! Ta họ Vạn.
Tâm Đăng nghe nói mới chú ý thấy hai vành tai của ông lão đã mất, chú kêu lên :
- A... Ông là Vạn Giao?
Vạn Giao trừng mắt nói :
- Mi thật là vô lễ, sư phụ của mi còn gọi ta là Vạn huynh nữa là...
Tâm Đăng thật không ngờ người đứng trước mặt mình đây chính là một tay lục lâm thượng thặng, giới giang hồ nghe tên là vỡ mật, xếp hạng vào Thập Nhị Kỳ trong thiên hạ.
Vạn Giao ngồi xuống thành giường hỏi nhỏ Tâm Đăng :
- Vậy thì việc chúng ta trúng kế tại hồ Tuấn Mã hồi mười tám năm về trước mi đã rõ ngọn nguồn.
Tâm Đăng gật đầu :
- Tôi đã biết, chẳng rõ tiền bối bị nó gạt lấy mất vật gì đi?
Vạn Giao tức tối, đấm mạnh vào thành giường hằn học nói :
- Thằng khốn nạn Trác Đặc Ba tự hủy đi hai bàn chân để gạt lấy lệnh phù của ta... Đây, mi xem...
Nói rồi thò bàn tay tả ra, Tâm Đăng nhìn thấy ngón tay giữa của ông ta đã mất đi, trong lòng hoảng sợ, thì Vạn Giao nói tiếp :
- Năm mười tám tuổi thì tiếng tăm của ta đã vang dậy giang hồ, nên ta tự chặt ngón tay giữa, lấy xương lóng tay làm lệnh phù, không ngờ mười tám năm trước bị thằng Trác Đặc Ba dùng mẹo lấy đi...
Ta nhất quyết phải lấy trở về mới hả dạ!
Tâm Đăng trong dạ bàng hoàng, cớ sao người nào cũng đều nhờ chú làm việc này, không biết đây là một việc phúc hay là hoạ?
Nghĩ đến đây, chú hỏi Vạn Giao :
- Lão tiền bối định nhờ ai lấy lại vật này?
Vạn Giao gắt gỏng :
- Mi đừng giả vờ, ta định nhờ mi chứ còn nhờ ai nữa?
Tâm Đăng lắc đầu quầy quậy :
- Không được! Tôi đã hứa với sư phụ của tôi không giúp cho một người nào khác nữa, dù cho có giết tôi thì tôi cũng không dám làm giùm.
Vạn Giao cắt ngang câu nói :
- Ta không bao giờ ép uổng mi, chỉ e tình thế sẽ bắt buộc mi làm giùm ta.
Tâm Đăng vẫn lắc đầu :
- Không bao gờ, xin ông đừng truyền võ cho tôi nữa.
Vạn Giao mỉm cười :
- Ta đã bảo ta không bao giờ ép mi, nhưng bây giờ thì ta vẫn phải truyền võ cho mi đã...
Tâm Đăng vừa dợm từ chối thì ống tay áo của Vạn Giao đã phất lên một cái cực kỳ thần tốc, và Tâm Đăng bị điểm huyệt đờ người ra nằm ngửa trên giường.
Lão già giang hồ lão luyện đó mỉm cười đắc ý, nhảy xổ lên giường dùng chín ngón tay kỳ diệu của lão xoa nắn khắp toàn thân của Tâm Đăng.
Sáng ngày hôm sau, Tâm Đăng thức dậy, mồ hôi vã ra như tắm, theo lệ thường chú tắm rửa sạch sẽ, thụ trai xong Tâm Đăng liền đi đến ngôi nhà đá.
Khắc Bố đứng đợi chàng nơi cửa, Tâm Đăng hỏi thăm bệnh tình của Bệnh Hiệp mới biết ông ta trở bệnh, có vẻ mệt nhọc lắm.
Tâm Đăng vội bước vào bên trong, thấy Bệnh Hiệp nằm ngửa trên giường, sắc mặt trắng bệch.
Thấy Tâm Đăng, Bệnh Hiệp hổn hển nói :
- Bệnh tình của ta ngày càng trầm trọng vì vậy ta muốn gấp rút truyền Thiên Phong chưởng cho mi... nhược bằng ta không đủ sức khoẻ để dạy, ta có thể dùng tay viết mực để truyền cho mi.
Tâm Đăng nghe nói, nước mắt như mưa. Bệnh Hiệp quay sang bảo Khắc Bố :
- Mi trao chiếc túi kia cho ta!
Nhận chiếc túi vải, Bệnh Hiệp ôm chặt nó vào giữa ngực, và trên gương mặt của ông ta thoáng hiện một nét cười tươi, ông ta thì thầm :
- Đây là hài cốt của Văn Dao, ta muốn cho nàng trông thấy ta truyền võ cho hai mi... rất tiếc nàng đã mất, nếu nàng còn sống chắc thích hai mi lam...
Ngẫm nghĩ một chút Bệnh Hiệp nối lời :
- Bây giờ ta có vài lời trăn trối. Thứ nhất: khi bệnh tình của ta trầm trọng, chúng bay phải bình tĩnh không nên rối loạn.
Thứ nhì nếu sau này Tâm Đăng có thể lấy về chiếc lông Khổng Tước, phải mang đến Tứ Xuyên trao cho một người tên là Kiết Trường Thanh.
Thứ ba, nếu ta có chết đi thì Tâm Đăng phải nhờ sư phụ của mi rắc thuốc hóa thi cho tan xác, đựng hài cốt của ta trong chiếc túi vải này trao cho Kiết Trường Thanh.
Về thân thế của Tâm Đăng thì ta có biết sơ qua, nhưng bây giờ không tiện nói ra cho mi biết... Mi có thể hỏi sư phụ của mi thì sư phụ mi sẽ kể cho mi rõ.
Bệnh Hiệp nói dứt lời bắt đầu ho lên rũ rượi, và ông ta lại nhét vào miệng một viên thuốc đoạn truyền thụ Thiên Phong chưởng cho Tâm Đăng.
Sau khi học hết một bài, thầy trò lại nghỉ ngơi trò chuyện, và Tâm Đăng kể cho Bệnh Hiệp nghe rằng mình đã phát giác người khách bí mật kia chính là Vạn Giao.
Bệnh Hiệp nghe nói giật mình, Tâm Đăng cười nói :
- Hắn chính là Vạn Giao và hắn đã nhìn nhận đang truyền Vô Hình công cho tôi.
Bệnh Hiệp nghe nói giật mình, ông ta lẩm bẩm :
- Ta cứ ngỡ là Khúc Tinh... thật là lạ... không ngờ thằng Vạn Giao lại tìm đến mi.
Nàng thấy Tâm Đăng mình mặc áo cà sa, cổ đeo tràng hạt, gương mặt hiền từ, bất giác thẹn thùng nói rằng :
- Mi ném đi chứ! Nhìn gì mà trân trối.
Tâm Đăng mỉm cười :
- Tôi phải chờ cho cô xê dịch thân hình thì mới tấn công.
Mặc Lâm Na cười thầm trong bụng, nghĩ rằng Tâm Đăng chắc chờ cho mình đang lơ lửng giữa từng không mới bất thần xuất thủ.
Vì vậy, nàng bất thần giương hai cánh tay ra, để cho thân hình như một mũi tên vút lên cao bảy tám thước.
Tâm Đăng thấy nàng không đi theo chiều ngang mà bắn vọt từ dưới lên cao, biết rằng nàng có ý thử nghề mình.
Quả nhiên ý nghĩ của Tâm Đăng chưa dứt chợt thấy nàng thò hai tay ra phía sau, khẽ chạm vào một cành cây nhỏ, lấy đó làm điểm tựa, thân hình của nàng bắn vù về phía Tâm Đăng.
Mặc Lâm Na nói :
- Ngày mai tôi có việc phải đi xa, phải cách mấy hôm mới trở về được, chừng đó ta sẽ trở lại tìm mi.
Nghe nói nàng sắp phải đi xa, Tâm Đăng nghe thấy trong cõi lòng của mình dâng lên một niềm luyến tiếc, đôi mắt của chú dán chặt vào thân hình của Mặc Lâm Na, làm cho nàng phải hổ thẹn cúi đầu.
Chú thoáng nghe nàng nói nho nhỏ :
- Ta xem thái độ của mi không phải là người xuất gia.
Tâm Đăng bị câu nói này làm cho giật mình tỉnh ngộ, sắc mặt đỏ bừng, ấp a ấp úng hỏi sang chuyện khác :
- Cô... cô muốn đi đâu?
- Tôi muốn rời khỏi xứ này vài hôm.
Dứt lời nàng khẽ chào Tâm Đăng rồi đi thẳng.
Tâm Đăng ngắm nhìn thân hình lả lướt của nàng lẩn khuất ở đằng xa, bỗng văng vẳng có tiếng của nàng nói với lại :
- Chừng nào trở về ta sẽ dạy mi khinh công và ám khí.
Tâm Đăng thẫn thờ nhìn cái ảo ảnh của người đẹp mà lẩm bẩm một mình :
- Đàn bà... thật là một sinh vật kỳ quặc.
Thần trí của chú mơ màng, dường như vừa đánh rơi một vật gì quý báu lắm, chú lủi thủi trở về Bố Đạt La Cung.
Chính vào lúc chú vừa đi được ba thước thì bỗng thoáng nghe có người vỗ tay nhè nhẹ, chú nghĩ thầm :
- Ủa! Sao nàng trở lại?
Quay đầu nhìn lại, Tâm Đăng sững sờ, vì dưới gốc cây cổ thụ có một nàng con gái che ngang vuông lụa đen qua mặt, mái tóc của nàng đen mượt óng ả như một đường tơ, hai bàn tay trắng muốt của nàng còn đang vỗ nhè nhẹ, vang lên những tiếng ròn rã.
- Trời!... Trì Phật Anh.
Một nguồn cảm giác vui mừng rộn rã tức khắc chế ngự lấy chú, hồi hộp nghĩ thầm :
- Chẳng hiểu nàng có phát giác ta nói chuyện với Mặc Lâm Na hay không?
Phật Anh thấy Tâm Đăng quay đầu trở lại, nàng bước tới tươi cười hỏi rằng :
- Mi đóng kịch thật giỏi, giả vờ là một người võ nghệ tầm thường.
Nghe câu nói này, chú biết tấn tuồng ban nãy đã bị Trì Phật Anh nhìn xem từ đầu chí cuối, chú hổ thẹn nhìn nàng trân trối mà nói chẳng ra lời.
Nhưng Phật Anh vẫn điềm nhiên :
- Lâu lắm không gặp, tóc của mi đã dài, mi quả thật muốn hoàn tục ư?
Tâm Đăng sờ mái tóc lưa thưa của mình trả lời :
- Tôi... quyết định ngày rằm Trung Thu năm tới sẽ hoàn tục, đồng thời sẽ đi làm rất nhiều việc quan hệ...
Phật Anh lộ vẻ kinh ngạc :
- Mi xuất gia từ nhỏ, thì còn việc chi dính líu với đời?...
Tâm Đăng trầm ngâm một chút trả lời :
- Tôi muốn tìm cha mẹ của tôi, tôi muốn tìm gốc tích của người đã đưa tôi vào cửa Phật.
Trì Phật Anh cười niềm nở :
- Người xuất gia nên xem mọi việc thảy đều là “không”. Mi quy y cửa Phật rồi mà còn hoàn tục để đi tìm cha mẹ, thì thật là một chuyện buồn cười!
Tâm Đăng nghiêm sắc mặt :
- Ý nghĩ của cô nương đã sai. Người xuất gia cũng phải có gia đình, nhưng gia đình của kẻ xuất gia thì to lớn rộng rãi hơn nhiều... Cái gia đình đó phù hợp với ý niệm của Khổng phu tử, tức là cái nghĩa “đại đồng chi đạo”... mặc dù là tiên là thánh cũng không nên quên nguồn gốc của mình, tôi phải tìm cho ra nguồn gốc của tôi mới được.
Phật Anh không ngờ câu nói của mình làm cho Tâm Đăng phải thuyết một hồi tràng giang đại hải, bất giác ôm bụng cả cười. Nàng hỏi :
- Những ngày ta vắng mặt, mi có gặp sư phụ của ta chăng?
- Mấy hôm trước có gặp một lần, bà ta bảo rằng mang cô đi xa, sao bây giờ cô trở lại?
Phật Anh thở dài trả lời :
- Sư phụ của ta tính thật là quái đản, người bảo ta đi rồi lại bảo ta về đây đợi người.
Nói đoạn nàng liền cùng Tâm Đăng trò chuyện những việc không đâu, lúc bấy giờ trời đã tối hẳn, một vành trăng lưỡi liềm từ từ nhô lên sau đầu núi.
Bầu không khí của đêm cao nguyên Tây Tạng đem đến cho người ta một cảm giác rất lạnh lùng.
Tâm Đăng nhìn thấy ánh trăng chảy dài trên hai cánh tay trắng muốt của Trì Phật Anh, chàng nghĩ :
- Chẳng biết khuôn mặt của nàng ra thế nào, nhưng cứ nhìn màu da trắng muốt thì hơn Mặc Lâm Na nhiều lắm, chắc nàng tuyệt đẹp, đẹp hơn Mặc Lâm Na nhưng tại sao nàng che mặt?
Thật là một điều ngẫu nhiên một cách lạ lùng, ý của Tâm Đăng vừa tới đó thì một cơn gió nhẹ thổi tới, phất nhẹ miếng lụa che ngang mặt của Trì Phật Anh, làm cho nàng phải thò tay ra đè lại.
Cặp mắt của Tâm Đăng thật là sắc bén, động tác của Phật Anh nhanh, Tâm Đăng còn nhanh hơn, trong một cái chớp chàng đã nhìn thấy nửa khuôn mặt của Phật Anh.
Chàng giật mình kinh hãi, đó là nửa khuôn mặt trái xoan đều đặn, màu da trong ngọc trắng ngà, một chiếc miệng bé bé xinh, bên vành môi thoáng hiện một nét hằn chứng tỏ nàng là một người nhiều nghị lực.
Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ cho Tâm Đăng cảm thấy Phật Anh đẹp hơn Mặc Lâm Na nhiều lắm, chú tiếc rẻ vì chú chưa được thấy mắt của nàng.
Tâm Đăng còn đang bần thần bỗng nghe Phật Anh hỏi :
- Người con gái ban nãy là ai?
Giọng nói của nàng khó khăn lắm, Tâm Đăng vốn sợ câu hỏi này, nhưng sợ cũng trốn không thoát, chú gượng gạo trả lời :
- Cô ấy là bạn của tôi.
Dường như cảm thấy lối trả lời của mình không được ổn, chú lại nói tiếp :
- Cô ấy tên là Mặc Lâm Na, người Tây Tạng. Chúng tôi tình cờ quen nhau...
Phật Anh lẳng lặng gật đầu, không ai hiểu trong thâm tâm của nàng đang nghĩ gì.
Thì ra một nỗi buồn man mác đang chế ngự tâm tư của nàng, bảo rằng nàng “ghen” thì hơi sớm, thật là một cảm giác khó tả.
Nàng buồn bã lắm, nghĩ đến ba chữ Mặc Lâm Na nàng nghe thấy mình dường như sợ hãi, nàng nghe thấy mình có một cảm giác rằng nếu Mặc Lâm Na mà tồn tại thì đời nàng sẽ kém hạnh phúc vui tươi.
Một bầu không khí nặng nề bao trùm lấy hai người, Phật Anh không hỏi thêm điều gì nữa.
Lâu lắm Tâm Đăng mới gợi chuyện :
- Sư phụ của cô có nói cho cô biết nhưng chuyện ân oán của bà ta năm xưa?
- Chỉ nói một cách mơ hồ, dường như khi xưa bà ta thua một kẻ nào cay cú lắm nên nhờ ta báo thù giùm.
Tâm Đăng vội hỏi :
- Đồng thời bà ta ra sức dạy võ cho cô?
Phật Anh lắc đầu :
- Bà ta chỉ truyền một ít chiêu bằng miệng và bảo rằng bắt đầu từ tháng mới dạy một môn võ thật lợi hại cho tôi. Mi có biết bà ta sẽ nhờ tôi làm việc gì?
Tâm Đăng muốn kể chuyện bí ẩn mười tám năm về trước cho Phật Anh nghe, nhưng sợ gây ra nhiều việc rắc rối, vội lắc đầu nói :
- Tôi không biết... Ngày mai chúng ta sẽ nói chuyện lại.
Phật Anh nghe nói, ra chiều quyến luyến lắm, nàng đắm đuối bảo rằng :
- Thôi! Mi về trước! Ta nán lại ở đây một chút!
Tâm Đăng lấy làm lạ, chàng cảm thấy Phật Anh đã thay đổi hơn trước nhiều, bây giờ nàng có vẻ trầm lặng, đượm một vẻ ưu sầu làm cho người ta có cảm giác rằng Phật Anh là một con người đang đắm chìm trong cô độc một cách đáng thương.
Tâm Đăng tha thiết hỏi :
- Đêm đã khuya rồi, cô nán lại đây làm gì?
Phật Anh trả lời :
- Tôi thích ngồi lại đây một mình để suy nghĩ...
Thế rồi Tâm Đăng chào nàng mà quay đi, trong lòng chú rào rạt suy tưởng vì chú sắp sửa bước sang một cuộc đời mới.
Đêm đó, chú trằn trọc trên giường mà suy nghĩ đến hai buổi kỳ ngộ với hai nàng thiếu nữ trong ngày hôm nay.
Chú lai suy nghĩ đến người dạ hành bí mật đã truyền nghề riêng cho chú, chú thắc mắc muốn biết người này là ai.
Đã mấy lần chú vận công để giữ huyệt ngủ của mình, mong đánh lừa người ấy để nhìn mặt nhưng lần nào cũng bị hắn dùng phép cách không điểm chú bất tỉnh nhân sự.
Đêm nay chú nghĩ ra một kế, vội vàng mò sang giường một đồng đạo tên Yên Hải, bồng nó đặt nhẹ lên giường mình, đồng thời chú chui vào giường của Yên Hải mà lặng lẽ đợi chờ người quái khách.
Vẫn như mọi đêm, vừa bước sang đầu canh ba thì người khách dạ hành xuất hiện.
Tâm Đăng thấy một chiếc bóng gầy gò già cả thoáng hiện trên khung cửa sổ, lão ta thoát tay điểm huyệt của thằng Yên Hải.
Tâm Đăng khẽ hé mắt ra nhìn thấy lão ta nhẹ nhàng bay mình vào phòng, chú giật mình vì thân pháp của người này thật là êm ái.
Nhìn kỹ thấy đó là một ông lão ngoại thất tuần, mặc một chiếc áo rộng thùng thình, đầu sói không còn một cọng tóc, da mặt thì nhăn nheo, cặp mắt nhỏ mà dài, nhưng hào quang sáng rực, thoáng nhìn cũng biết là một tay nội công thâm hậu.
Lão phát giác ngay người trên giường không phải là Tâm Đăng nên kêu lên một tiếng kinh ngạc.
Ông ta rảo mắt nhìn quanh và bắt gặp Tâm Đăng nằm trên giường của Yên Hải.
Tâm Đăng thấy ông ta mỉm cười, chú vội vàng để hết tinh thần sẵn sàng chờ đột biến, chợt nghe bên tai chàng vang lên một câu nói bằng giọng Tứ Xuyên :
- Tiểu hòa thượng, chẳng lẽ muốn đem công lao khó nhọc của ta trao hết cho người khác?
Tâm Đăng biết lão ta phát giác ra mình còn thức, vội trỗi dậy xá chào mà rằng :
- A di đà Phật! Chẳng biết lão thí chủ tốn công khó nhọc gây dựng cho tôi có mục đích gì?
Lão già sói đầu cười ha hả, đưa tay sờ cằm mà nói rằng :
- Tiểu hòa thượng, mỗi đêm ta đến đây truyền Vô Hình công cho mi, thật ra có nguyên nhân khác chứ không vì lòng thương mi.
Câu nói chưa dứt thì Tâm Đăng đã mỉm cười cắt ngang :
- Thưa lão thí chủ, tôi đoán thí chủ chỉ vì thằng Trác Đặc Ba.
Lão già đầu sói nghe nói giật mình đánh thót, cặp mắt nhỏ bé của lão chớp nhanh lên mấy cái, dịu giọng hỏi rằng :
- Sao? Sao mi biết? Hay là Lãnh Cổ đã nói cho mi biết?
Tâm Đăng trả lời :
- Chính thế! Sư phụ của tôi đã nói cho tôi biết! Tôi đoán lão thí chủ đây chắc có lẽ là Khúc Tinh tiền bối.
Lão già đầu sói mỉm cười :
- Mi cũng biết Khúc Tinh... không phải, thằng Khúc Tinh đẹp hơn ta nhiều! Ta họ Vạn.
Tâm Đăng nghe nói mới chú ý thấy hai vành tai của ông lão đã mất, chú kêu lên :
- A... Ông là Vạn Giao?
Vạn Giao trừng mắt nói :
- Mi thật là vô lễ, sư phụ của mi còn gọi ta là Vạn huynh nữa là...
Tâm Đăng thật không ngờ người đứng trước mặt mình đây chính là một tay lục lâm thượng thặng, giới giang hồ nghe tên là vỡ mật, xếp hạng vào Thập Nhị Kỳ trong thiên hạ.
Vạn Giao ngồi xuống thành giường hỏi nhỏ Tâm Đăng :
- Vậy thì việc chúng ta trúng kế tại hồ Tuấn Mã hồi mười tám năm về trước mi đã rõ ngọn nguồn.
Tâm Đăng gật đầu :
- Tôi đã biết, chẳng rõ tiền bối bị nó gạt lấy mất vật gì đi?
Vạn Giao tức tối, đấm mạnh vào thành giường hằn học nói :
- Thằng khốn nạn Trác Đặc Ba tự hủy đi hai bàn chân để gạt lấy lệnh phù của ta... Đây, mi xem...
Nói rồi thò bàn tay tả ra, Tâm Đăng nhìn thấy ngón tay giữa của ông ta đã mất đi, trong lòng hoảng sợ, thì Vạn Giao nói tiếp :
- Năm mười tám tuổi thì tiếng tăm của ta đã vang dậy giang hồ, nên ta tự chặt ngón tay giữa, lấy xương lóng tay làm lệnh phù, không ngờ mười tám năm trước bị thằng Trác Đặc Ba dùng mẹo lấy đi...
Ta nhất quyết phải lấy trở về mới hả dạ!
Tâm Đăng trong dạ bàng hoàng, cớ sao người nào cũng đều nhờ chú làm việc này, không biết đây là một việc phúc hay là hoạ?
Nghĩ đến đây, chú hỏi Vạn Giao :
- Lão tiền bối định nhờ ai lấy lại vật này?
Vạn Giao gắt gỏng :
- Mi đừng giả vờ, ta định nhờ mi chứ còn nhờ ai nữa?
Tâm Đăng lắc đầu quầy quậy :
- Không được! Tôi đã hứa với sư phụ của tôi không giúp cho một người nào khác nữa, dù cho có giết tôi thì tôi cũng không dám làm giùm.
Vạn Giao cắt ngang câu nói :
- Ta không bao giờ ép uổng mi, chỉ e tình thế sẽ bắt buộc mi làm giùm ta.
Tâm Đăng vẫn lắc đầu :
- Không bao gờ, xin ông đừng truyền võ cho tôi nữa.
Vạn Giao mỉm cười :
- Ta đã bảo ta không bao giờ ép mi, nhưng bây giờ thì ta vẫn phải truyền võ cho mi đã...
Tâm Đăng vừa dợm từ chối thì ống tay áo của Vạn Giao đã phất lên một cái cực kỳ thần tốc, và Tâm Đăng bị điểm huyệt đờ người ra nằm ngửa trên giường.
Lão già giang hồ lão luyện đó mỉm cười đắc ý, nhảy xổ lên giường dùng chín ngón tay kỳ diệu của lão xoa nắn khắp toàn thân của Tâm Đăng.
Sáng ngày hôm sau, Tâm Đăng thức dậy, mồ hôi vã ra như tắm, theo lệ thường chú tắm rửa sạch sẽ, thụ trai xong Tâm Đăng liền đi đến ngôi nhà đá.
Khắc Bố đứng đợi chàng nơi cửa, Tâm Đăng hỏi thăm bệnh tình của Bệnh Hiệp mới biết ông ta trở bệnh, có vẻ mệt nhọc lắm.
Tâm Đăng vội bước vào bên trong, thấy Bệnh Hiệp nằm ngửa trên giường, sắc mặt trắng bệch.
Thấy Tâm Đăng, Bệnh Hiệp hổn hển nói :
- Bệnh tình của ta ngày càng trầm trọng vì vậy ta muốn gấp rút truyền Thiên Phong chưởng cho mi... nhược bằng ta không đủ sức khoẻ để dạy, ta có thể dùng tay viết mực để truyền cho mi.
Tâm Đăng nghe nói, nước mắt như mưa. Bệnh Hiệp quay sang bảo Khắc Bố :
- Mi trao chiếc túi kia cho ta!
Nhận chiếc túi vải, Bệnh Hiệp ôm chặt nó vào giữa ngực, và trên gương mặt của ông ta thoáng hiện một nét cười tươi, ông ta thì thầm :
- Đây là hài cốt của Văn Dao, ta muốn cho nàng trông thấy ta truyền võ cho hai mi... rất tiếc nàng đã mất, nếu nàng còn sống chắc thích hai mi lam...
Ngẫm nghĩ một chút Bệnh Hiệp nối lời :
- Bây giờ ta có vài lời trăn trối. Thứ nhất: khi bệnh tình của ta trầm trọng, chúng bay phải bình tĩnh không nên rối loạn.
Thứ nhì nếu sau này Tâm Đăng có thể lấy về chiếc lông Khổng Tước, phải mang đến Tứ Xuyên trao cho một người tên là Kiết Trường Thanh.
Thứ ba, nếu ta có chết đi thì Tâm Đăng phải nhờ sư phụ của mi rắc thuốc hóa thi cho tan xác, đựng hài cốt của ta trong chiếc túi vải này trao cho Kiết Trường Thanh.
Về thân thế của Tâm Đăng thì ta có biết sơ qua, nhưng bây giờ không tiện nói ra cho mi biết... Mi có thể hỏi sư phụ của mi thì sư phụ mi sẽ kể cho mi rõ.
Bệnh Hiệp nói dứt lời bắt đầu ho lên rũ rượi, và ông ta lại nhét vào miệng một viên thuốc đoạn truyền thụ Thiên Phong chưởng cho Tâm Đăng.
Sau khi học hết một bài, thầy trò lại nghỉ ngơi trò chuyện, và Tâm Đăng kể cho Bệnh Hiệp nghe rằng mình đã phát giác người khách bí mật kia chính là Vạn Giao.
Bệnh Hiệp nghe nói giật mình, Tâm Đăng cười nói :
- Hắn chính là Vạn Giao và hắn đã nhìn nhận đang truyền Vô Hình công cho tôi.
Bệnh Hiệp nghe nói giật mình, ông ta lẩm bẩm :
- Ta cứ ngỡ là Khúc Tinh... thật là lạ... không ngờ thằng Vạn Giao lại tìm đến mi.
Bình luận truyện