Cổ Phật Tâm Đăng
Chương 13: Chống âm thanh ma quái - Tâm Đăng hoàn thành tuyệt kỹ
Khắc Bố đứng phắt dậy, chạy ra bên ngoài thấy một gã thiếu niên mập mạp độ chừng mười chín tuổi, hắn thấy Khắc Bố mỉm cười hỏi :
-Xin hỏi ai ở trong ngôi nhà này?
Đó là một câu nói theo giọng Bắc Kinh nên Khắc Bố nghe không hiểu phải hỏi lại một lần nữa.
Gã thiếu niên cố gắng nói lại một lần, Khắc Bố mới nghe ra, chàng hỏi lại :
- Mi tìm ai?
- Tìm sư phụ của ta.
Khắc Bố lấy làm lạ, ngắm kĩ thiếu niên đoạn hỏi :
- Ở đây chẳng có sư phụ của mi.
Gã thiếu niên cau mày :
- Vậy thì sư phụ của ta ở đâu?
Khắc Bố nổi giận :
- Sư phụ của mi ở đâu sao ta biết được? Đi đi...
Thiếu niên cũng nổi cáu, gắt gỏng hỏi lại :
- Mi thật là vô lễ, mở miệng là đòi đuổi ta...
Thế là hai người cãi vã ầm ĩ, một người dùng tiếng Bắc Kinh, một người dùng tiếng Tây Tạng, ngôn ngữ bất đồng càng làm cho đôi bên thêm sự hiểu lầm.
Tâm Đăng nghe có ồn ào, huyên náo, vội chạy ra, chú hỏi :
- A di đà Phật! Chẳng hay tiểu thí chủ có việc chi cần?
Gã thiếu niên quay lại, nhìn Tâm Đăng trân trối, nhại :
- A di đà Phật! A di đà Phật! Thì ra mi là người ăn chay.
Thái độ cực kỳ khắc bạc, Tâm Đăng cố tảng lờ hỏi tiếp :
- Xin hỏi tiểu thí chủ đến đây tìm ai?
- Ta đã bảo ta đi tìm sư phụ của ta.
Tâm Đăng thấy thái độ ngớ ngẩn của người ấy, trong dạ buồn cười lắm nhưng vẫn giả vờ nghiêm trang :
- Chẳng hay lệnh sư cao danh quý tính là chi?
Thiếu niên trả lời :
- Sư phụ ta họ Thiết, tức là “con bươm bướm bằng sắt” ấy mà.
Tâm Đăng nghe nói giật mình, vội cười trả lời :
- Vậy xin tiểu sư huynh hãy bước vào bên trong.
Nói rồi hướng dẫn gã thanh niên vào nhà để gặp Thiết Điệp. Vừa bước vào nhà thấy Thiết Điệp và Bệnh Hiệp đang ngắm nhìn chiếc túi đựng hài cốt của Văn Dao mà bùi ngùi than thở.
Bỗng nhiên Tâm Đăng thấy Bệnh Hiệp quắc mắt nhìn người mới vào, làm cho Tâm Đăng và Khắc Bố lấy làm lạ chưa kịp có phản ứng, bỗng thình lình Thiết Điệp dùng ống tay áo vả một cái thật nhanh vào mồm người mới đến, một tiếng “bốp” vang lên, mồm của hắn tức khắc ứa ra máu tươi.
Thiết Điệp thét :
- Đồ súc sinh, quỳ xuống!
Gã thiếu niên hốt hoảng vội quỳ xuống. Thiết Điệp hầm hừ nói :
- Tiểu Thạch, ta đã bảo ở nhà thì có thể tự tung tự tác, khi ra đường, phải biết giữ lễ độ... Mi phải biết vị này là một vị thiên hạ kỳ nhân, Bệnh Hiệp Lạc Giang Nguyên nay...
Tiểu Thạch nghe nói người gầy gò ốm yếu kia chính là Bệnh Hiệp, giật mình kinh hãi, lắp bắp nói rằng :
- Xin tha cho tội vô lễ, tôi thật là bất kính.
Nói rồi nức nở, Thiết Điệp nắm lấy tay hắn, xách đầu lên hét :
- Câm mồm lại.
Tâm Đăng thấy Tiểu Thạch ngơ ngơ ngáo ngáo, trong dạ lấy làm buồn cười, chàng không hiểu sao Thiết Điệp lại thâu một người ương ương gàn gàn như thế để làm đồ đệ?
Thiết Điệp thở dài nói với Bệnh Hiệp :
- Mười tám năm nay tôi tốn biết bao tâm huyết mới dạy được thằng này, nó tên là Thẩm Tiểu Thạch, năm nay mười chín tuổi, tính tình thật là quái đản.
Lúc bấy giờ, trời đã chiều, Thiết Điệp bèn đứng dậy tạ từ lui ra.
Sau vài lời cảm ơn, Bệnh Hiệp dùng mắt bảo hai tên đồ đệ đưa hai thầy trò Thiết Điệp ra ngoài.
Khi trở vào, hai người thấy Bệnh Hiệp đang dùng cặp mắt lờ đờ ngắm nhìn trần nhà, Tâm Đăng nghĩ chắc giờ này Bệnh Hiệp đang hồi tưởng lại cái thủa oanh liệt của mình khi xưa.
Chiều hôm đó, Tâm Đăng trở về chùa với một tâm tình đau buồn ủ rũ.
Và không bao lâu thì đến buổi Vạn Giao đến truyền võ, Tâm Đăng vốn không muốn học nhưng vì Cô Trúc bằng lòng nên chàng phải gắng gượng học với Vạn Giao.
Đêm ấy, Vạn Giao dắt Tâm Đăng đến một nơi vắng vẻ, bảo chàng ngồi im lìm nhập định, đoạn bắt đầu một lối truyền võ lạ lùng.
Ông ta bảo Tâm Đăng nhắm mắt lắng nghe tiếng gió, đoạn thình lình trổ bàn tay hữu ra, sử dụng một thế Lục Dã Tầm Phong điểm vào giữa trán của Tâm Đăng.
Ngón tay của ông ta cách trán của Tâm Đăng chừng nửa thước, chợt nghe Tâm Đăng kêu lớn lên :
- Sư bá điểm huyệt Mi Tâm của tôi.
Vạn Giao giật mình, rút bàn tay hữu trở về, trong lòng mừng rỡ nghĩ thầm :
- Theo thủ pháp của ta thì dầu cho bậc võ công thượng thặng cũng khó phát giác, bây giờ nó nhắm mắt mà nghe thấy thì công phu thật là đáng sợ.
Vạn Giao còn đang kinh dị, bỗng nghe Tâm Đăng hỏi :
- Vạn sư bá, sao không điểm nữa?
Vạn Giao kêu lên :
- A... mi chú ý, ta điểm đây.
Nói rồi bàn tay của ông ta thò ra một đường nhanh như vượn, sử một thế Nhập Sơn Vấn Tiều dùng hai ngón tay điểm vào giữa ngực của chú.
Cũng như ban nãy, Tâm Đăng kêu lên :
- Sư bá điểm huyệt Linh Đài!
Câu nói chưa dứt thì Vạn Giao gia tăng tốc độ, hai bàn tay cùng xuất ra một lượt, bốn ngón điểm như mưa vào bốn đại huyệt trên mình của Tâm Đăng.
Tâm Đăng kêu lên ầm ĩ :
- Huyệt Não Hộ, Chí Đường, Đan Điền...
Tâm Đăng vừa hô, trong lòng lấy làm thán phục thủ pháp cực kỳ nhanh nhẹn của Vạn Giao, cơ hồ lời của chú không theo kịp động tác của lão.
Sau một trận mưa rào điểm huyệt, Vạn Giao ha hả cả cười :
- Hay cho tiểu hòa thượng, thật không phụ lòng mong ước của ta!
Tâm Đăng mở bừng mắt dậy, thấy dưới bóng nguyệt mơ hồ, thần sắc của Vạn Giao cực kỳ phấn khởi, ông ta tươi cười nói :
- Hèn chi Cô Trúc không chịu buông mi ra!
Ông ta nghiêm sắc mặt :
- Bây giờ chúng ta vào chính đề, mi khá cẩn thận, không phải là chuyện chơi.
Nói rồi lão thò tay vào túi, móc ra một chiếc hộp nho nhỏ. Tâm Đăng hỏi :
- Chẳng hay hộp đó đựng vật chi?
Sắc mặt của Vạn Giao thật là trịnh trọng, ông ta trầm ngâm lâu lắm mới trả lời :
- Chiếc hộp này là một vật phát âm, có thể làm cho con người ta rối loạn tâm thần, bây giờ mi hãy tham thiền nhập định để kháng cự với âm thanh kỳ quặc này...
Tâm Đăng vội vàng nhắm nghiền cặp mắt, chú chờ lâu lắm, mới thoáng nghe một làn âm thanh dìu dặt nổi lên, cực kỳ êm tai và đem đến cho con người ta một cảm giác thoải mái.
Âm điệu lần lần biến sang vô cùng uỷ mị và dâm đãng, làm cho người nghe có cảm giác mình đang ở trong chỗ lầu xanh, hoa tường liễu ngỏ, có ảo tưởng như chung quanh mình có không biết bao nhiêu là trang sắc nước hương trời đang quấn quit.
Âm thanh dâm loạn đó tiếp tục làm cho đan điền của Tâm Đăng nóng bỏng, làm cho một khí dương của chú lần lần trỗi dậy, thúc giục chú đi đến một chỗ thần tiên.
Tâm Đăng mặc dù xuất gia từ nhỏ, không gần nữ sắc, lại quen khổ giới trì trai, bây giờ mới kháng cự một cách khó nhọc, mới tạm thời vượt qua cơn khốn đốn.
Tiếp đó âm thanh càng nổi lên điên cuồng hỗn loạn, làm cho Tâm Đăng có ảo tưởng trước mắt mình xuất hiện không biết bao là phụ nữ nhan sắc tuyệt vời,và hình ảnh đó mờ dần... mờ dần đi, chỉ còn để lại hai bóng người là Trì Phật Anh và Mặc Lâm Na!
Hai người đẹp này đứng trước mắt chàng một cách cực kỳ khêu gợi, trên mặt của Trì Phật Anh vẫn che ngang vuông lụa còn Mặc Lâm Na tươi cười hớn hở, và rốt cuộc nàng tung mình lả lướt, múa khúc Nghê Thường theo điệu nhạc.
Nhạc điệu càng ngày càng điên loạn, Mặc Lâm Na càng múa càng khêu gợi dục tình, như bướm nọ vờn hoa, ong kia hút mật.
Còn Trì Phật Anh thì vẫn nghiêm trang đứng đó, không biết một nguồn mãnh lực nào thúc đẩy cho Tâm Đăng thò tay giữ lấy vuông lụa của Trì Phật Anh.
Chính vào lúc bàn tay của chàng chạm nhằm vuông lụa, thì Trì Phật Anh tràng mình né tránh nạt :
- Tâm Đăng, mi muốn chết...
Tiếng nạt của Phật Anh làm cho Tâm Đăng choàng tỉnh, chàng phát giác nãy giờ, trước mắt đều là những ảo ảnh mơ màng, trong lòng thầm nghĩ :
- Ta mang tiếng là người xuất gia mà suýt nữa phải...
Chú vội vàng định tĩnh tâm thần, xua đuổi những ảo giác miên man, bên tai chú văng vẳng tiếng nói của Vạn Giao :
-Hừ... mi mang tiếng là người xuất gia.
Tâm Đăng trong lòng hổ thẹn vội vàng cắn răng dồn hết tinh thần để chống chọi với bản nhạc ma quái đó.
Nhờ dùng hết tâm thần ý chí, Tâm Đăng bắt đầu chiếm ưu thế, và nghe thấy tinh thần của mình bình tĩnh, dần dần không còn rối loạn như xưa nữa.
Chính vào lúc chú đang vận dụng hết công lực, thì bỗng thoáng nghe thấy trên huyệt Tí Nhu của mình có một luồng sức mạnh ập vào, chú vội vàng vận dùng phép Cương Khí Hộ Huyệt, dùng nội lực đẩy bắn luồng sức mạnh đó trở ra.
Đó là lúc Vạn Giao dùng hai ngón tay điểm vào huyệt Tí Nhu của chú, chợt nghe thấy từ trong cơ thể của Tâm Đăng tràn ra một luồng sức mạnh, chọi lại hai ngón tay của mình, ông ta mừng rỡ thầm nghĩ :
- Chú tiểu này quả thật có công lực cao thâm.
Vừa nghĩ, ông vừa tung ra bàn tay tả điểm vào huyệt Bạch Hải trên đùi của Tâm Đăng hai ngón tay vừa kề vào huyệt, thì lại có một luồng sức mạnh đẩy bật trở ra một lần nữa.
Vạn Giao cả cười :
- Nó đã biết phép dùng lấy cái giả để trừ cái thật!
Tiếp theo đó, ông ta lại sử hết các đại huyệt trên toàn thân của Tâm Đăng chỗ nào cũng tấn công không thành, càng làm cho ông ta mừng rỡ bội phần.
Tâm Đăng một mặt dùng tinh thần của mình để kháng cự với bản nhạc điệu cuồng dâm loạn, một mặt lại vận nội công để chống lại với những ngón tay huyền hoặc, thoạt tả thoạt hữu, khi trên khi dưới, thật tốn rất nhiều công sức...
Không bao lâu mà Tâm Đăng mồ hôi vã ra như tắm.
Chính vào lúc kháng cự của chú bắt đầu vất vả, thần trí mơ hồ thì ngón tay cứng như sắt thép của Vạn Giao bất chợt điểm vào Nhuyễn huyệt của Tâm Đăng.
Chú mơ màng, không biết dùng phép nào để thoát nguy, thì Nhuyễn Huyệt đã nhói lên một cái, chú rũ người ra nằm sõng soài trên mặt đất.
Vạn Giao vội vàng nhặt lấy chiếc hộp, vỗ lưng Tâm Đăng mà giải huyệt cho chú, Tâm Đăng dùng ống tay áo lau mồ hôi trán, thở hổn hển nói :
- Vạn sư bá, chiếc hộp này thật là lợi hại!
Vạn Giao trả lời :
- Từ đây về sau, mi còn gặp nhiều việc lạ nữa... cứ tình thế này thì trong vòng hai tháng ta có thể truyền hết võ nghệ cho ngươi!
Tâm Đăng nghe nói, trong lòng mừng rỡ, lại nghe Vạn Giao nói rằng :
- Những người luyện võ, khi gặp trường hợp bị điểm huyệt, chỉ biết tránh né, nhưng phương pháp của ta thì không những không tránh né mà còn dùng sức đàn hồi để chọi lại...
Thế rồi bắt đầu từ hôm đó, Tâm Đăng ban ngày luyện Thiên Phong chưởng, ban đêm luyện Vô Hình Khí Công, đôi khi nửa đêm, lại phải choàng dậy để ôn lại bài Cô Trúc chưởng.
Nếp sống rộn rịp đó khéo dài được hai tháng...
Sau hai tháng này, Tâm Đăng lại học thêm được một môn Tiểu Cẩm Nã Thủ của Vạn Giao, tên là Thất Thập Lục Chỉ, công dụng thật là lợi hại, làm cho tinh thần của Tâm Đăng càng thêm phấn khởi vô cùng...
-Xin hỏi ai ở trong ngôi nhà này?
Đó là một câu nói theo giọng Bắc Kinh nên Khắc Bố nghe không hiểu phải hỏi lại một lần nữa.
Gã thiếu niên cố gắng nói lại một lần, Khắc Bố mới nghe ra, chàng hỏi lại :
- Mi tìm ai?
- Tìm sư phụ của ta.
Khắc Bố lấy làm lạ, ngắm kĩ thiếu niên đoạn hỏi :
- Ở đây chẳng có sư phụ của mi.
Gã thiếu niên cau mày :
- Vậy thì sư phụ của ta ở đâu?
Khắc Bố nổi giận :
- Sư phụ của mi ở đâu sao ta biết được? Đi đi...
Thiếu niên cũng nổi cáu, gắt gỏng hỏi lại :
- Mi thật là vô lễ, mở miệng là đòi đuổi ta...
Thế là hai người cãi vã ầm ĩ, một người dùng tiếng Bắc Kinh, một người dùng tiếng Tây Tạng, ngôn ngữ bất đồng càng làm cho đôi bên thêm sự hiểu lầm.
Tâm Đăng nghe có ồn ào, huyên náo, vội chạy ra, chú hỏi :
- A di đà Phật! Chẳng hay tiểu thí chủ có việc chi cần?
Gã thiếu niên quay lại, nhìn Tâm Đăng trân trối, nhại :
- A di đà Phật! A di đà Phật! Thì ra mi là người ăn chay.
Thái độ cực kỳ khắc bạc, Tâm Đăng cố tảng lờ hỏi tiếp :
- Xin hỏi tiểu thí chủ đến đây tìm ai?
- Ta đã bảo ta đi tìm sư phụ của ta.
Tâm Đăng thấy thái độ ngớ ngẩn của người ấy, trong dạ buồn cười lắm nhưng vẫn giả vờ nghiêm trang :
- Chẳng hay lệnh sư cao danh quý tính là chi?
Thiếu niên trả lời :
- Sư phụ ta họ Thiết, tức là “con bươm bướm bằng sắt” ấy mà.
Tâm Đăng nghe nói giật mình, vội cười trả lời :
- Vậy xin tiểu sư huynh hãy bước vào bên trong.
Nói rồi hướng dẫn gã thanh niên vào nhà để gặp Thiết Điệp. Vừa bước vào nhà thấy Thiết Điệp và Bệnh Hiệp đang ngắm nhìn chiếc túi đựng hài cốt của Văn Dao mà bùi ngùi than thở.
Bỗng nhiên Tâm Đăng thấy Bệnh Hiệp quắc mắt nhìn người mới vào, làm cho Tâm Đăng và Khắc Bố lấy làm lạ chưa kịp có phản ứng, bỗng thình lình Thiết Điệp dùng ống tay áo vả một cái thật nhanh vào mồm người mới đến, một tiếng “bốp” vang lên, mồm của hắn tức khắc ứa ra máu tươi.
Thiết Điệp thét :
- Đồ súc sinh, quỳ xuống!
Gã thiếu niên hốt hoảng vội quỳ xuống. Thiết Điệp hầm hừ nói :
- Tiểu Thạch, ta đã bảo ở nhà thì có thể tự tung tự tác, khi ra đường, phải biết giữ lễ độ... Mi phải biết vị này là một vị thiên hạ kỳ nhân, Bệnh Hiệp Lạc Giang Nguyên nay...
Tiểu Thạch nghe nói người gầy gò ốm yếu kia chính là Bệnh Hiệp, giật mình kinh hãi, lắp bắp nói rằng :
- Xin tha cho tội vô lễ, tôi thật là bất kính.
Nói rồi nức nở, Thiết Điệp nắm lấy tay hắn, xách đầu lên hét :
- Câm mồm lại.
Tâm Đăng thấy Tiểu Thạch ngơ ngơ ngáo ngáo, trong dạ lấy làm buồn cười, chàng không hiểu sao Thiết Điệp lại thâu một người ương ương gàn gàn như thế để làm đồ đệ?
Thiết Điệp thở dài nói với Bệnh Hiệp :
- Mười tám năm nay tôi tốn biết bao tâm huyết mới dạy được thằng này, nó tên là Thẩm Tiểu Thạch, năm nay mười chín tuổi, tính tình thật là quái đản.
Lúc bấy giờ, trời đã chiều, Thiết Điệp bèn đứng dậy tạ từ lui ra.
Sau vài lời cảm ơn, Bệnh Hiệp dùng mắt bảo hai tên đồ đệ đưa hai thầy trò Thiết Điệp ra ngoài.
Khi trở vào, hai người thấy Bệnh Hiệp đang dùng cặp mắt lờ đờ ngắm nhìn trần nhà, Tâm Đăng nghĩ chắc giờ này Bệnh Hiệp đang hồi tưởng lại cái thủa oanh liệt của mình khi xưa.
Chiều hôm đó, Tâm Đăng trở về chùa với một tâm tình đau buồn ủ rũ.
Và không bao lâu thì đến buổi Vạn Giao đến truyền võ, Tâm Đăng vốn không muốn học nhưng vì Cô Trúc bằng lòng nên chàng phải gắng gượng học với Vạn Giao.
Đêm ấy, Vạn Giao dắt Tâm Đăng đến một nơi vắng vẻ, bảo chàng ngồi im lìm nhập định, đoạn bắt đầu một lối truyền võ lạ lùng.
Ông ta bảo Tâm Đăng nhắm mắt lắng nghe tiếng gió, đoạn thình lình trổ bàn tay hữu ra, sử dụng một thế Lục Dã Tầm Phong điểm vào giữa trán của Tâm Đăng.
Ngón tay của ông ta cách trán của Tâm Đăng chừng nửa thước, chợt nghe Tâm Đăng kêu lớn lên :
- Sư bá điểm huyệt Mi Tâm của tôi.
Vạn Giao giật mình, rút bàn tay hữu trở về, trong lòng mừng rỡ nghĩ thầm :
- Theo thủ pháp của ta thì dầu cho bậc võ công thượng thặng cũng khó phát giác, bây giờ nó nhắm mắt mà nghe thấy thì công phu thật là đáng sợ.
Vạn Giao còn đang kinh dị, bỗng nghe Tâm Đăng hỏi :
- Vạn sư bá, sao không điểm nữa?
Vạn Giao kêu lên :
- A... mi chú ý, ta điểm đây.
Nói rồi bàn tay của ông ta thò ra một đường nhanh như vượn, sử một thế Nhập Sơn Vấn Tiều dùng hai ngón tay điểm vào giữa ngực của chú.
Cũng như ban nãy, Tâm Đăng kêu lên :
- Sư bá điểm huyệt Linh Đài!
Câu nói chưa dứt thì Vạn Giao gia tăng tốc độ, hai bàn tay cùng xuất ra một lượt, bốn ngón điểm như mưa vào bốn đại huyệt trên mình của Tâm Đăng.
Tâm Đăng kêu lên ầm ĩ :
- Huyệt Não Hộ, Chí Đường, Đan Điền...
Tâm Đăng vừa hô, trong lòng lấy làm thán phục thủ pháp cực kỳ nhanh nhẹn của Vạn Giao, cơ hồ lời của chú không theo kịp động tác của lão.
Sau một trận mưa rào điểm huyệt, Vạn Giao ha hả cả cười :
- Hay cho tiểu hòa thượng, thật không phụ lòng mong ước của ta!
Tâm Đăng mở bừng mắt dậy, thấy dưới bóng nguyệt mơ hồ, thần sắc của Vạn Giao cực kỳ phấn khởi, ông ta tươi cười nói :
- Hèn chi Cô Trúc không chịu buông mi ra!
Ông ta nghiêm sắc mặt :
- Bây giờ chúng ta vào chính đề, mi khá cẩn thận, không phải là chuyện chơi.
Nói rồi lão thò tay vào túi, móc ra một chiếc hộp nho nhỏ. Tâm Đăng hỏi :
- Chẳng hay hộp đó đựng vật chi?
Sắc mặt của Vạn Giao thật là trịnh trọng, ông ta trầm ngâm lâu lắm mới trả lời :
- Chiếc hộp này là một vật phát âm, có thể làm cho con người ta rối loạn tâm thần, bây giờ mi hãy tham thiền nhập định để kháng cự với âm thanh kỳ quặc này...
Tâm Đăng vội vàng nhắm nghiền cặp mắt, chú chờ lâu lắm, mới thoáng nghe một làn âm thanh dìu dặt nổi lên, cực kỳ êm tai và đem đến cho con người ta một cảm giác thoải mái.
Âm điệu lần lần biến sang vô cùng uỷ mị và dâm đãng, làm cho người nghe có cảm giác mình đang ở trong chỗ lầu xanh, hoa tường liễu ngỏ, có ảo tưởng như chung quanh mình có không biết bao nhiêu là trang sắc nước hương trời đang quấn quit.
Âm thanh dâm loạn đó tiếp tục làm cho đan điền của Tâm Đăng nóng bỏng, làm cho một khí dương của chú lần lần trỗi dậy, thúc giục chú đi đến một chỗ thần tiên.
Tâm Đăng mặc dù xuất gia từ nhỏ, không gần nữ sắc, lại quen khổ giới trì trai, bây giờ mới kháng cự một cách khó nhọc, mới tạm thời vượt qua cơn khốn đốn.
Tiếp đó âm thanh càng nổi lên điên cuồng hỗn loạn, làm cho Tâm Đăng có ảo tưởng trước mắt mình xuất hiện không biết bao là phụ nữ nhan sắc tuyệt vời,và hình ảnh đó mờ dần... mờ dần đi, chỉ còn để lại hai bóng người là Trì Phật Anh và Mặc Lâm Na!
Hai người đẹp này đứng trước mắt chàng một cách cực kỳ khêu gợi, trên mặt của Trì Phật Anh vẫn che ngang vuông lụa còn Mặc Lâm Na tươi cười hớn hở, và rốt cuộc nàng tung mình lả lướt, múa khúc Nghê Thường theo điệu nhạc.
Nhạc điệu càng ngày càng điên loạn, Mặc Lâm Na càng múa càng khêu gợi dục tình, như bướm nọ vờn hoa, ong kia hút mật.
Còn Trì Phật Anh thì vẫn nghiêm trang đứng đó, không biết một nguồn mãnh lực nào thúc đẩy cho Tâm Đăng thò tay giữ lấy vuông lụa của Trì Phật Anh.
Chính vào lúc bàn tay của chàng chạm nhằm vuông lụa, thì Trì Phật Anh tràng mình né tránh nạt :
- Tâm Đăng, mi muốn chết...
Tiếng nạt của Phật Anh làm cho Tâm Đăng choàng tỉnh, chàng phát giác nãy giờ, trước mắt đều là những ảo ảnh mơ màng, trong lòng thầm nghĩ :
- Ta mang tiếng là người xuất gia mà suýt nữa phải...
Chú vội vàng định tĩnh tâm thần, xua đuổi những ảo giác miên man, bên tai chú văng vẳng tiếng nói của Vạn Giao :
-Hừ... mi mang tiếng là người xuất gia.
Tâm Đăng trong lòng hổ thẹn vội vàng cắn răng dồn hết tinh thần để chống chọi với bản nhạc ma quái đó.
Nhờ dùng hết tâm thần ý chí, Tâm Đăng bắt đầu chiếm ưu thế, và nghe thấy tinh thần của mình bình tĩnh, dần dần không còn rối loạn như xưa nữa.
Chính vào lúc chú đang vận dụng hết công lực, thì bỗng thoáng nghe thấy trên huyệt Tí Nhu của mình có một luồng sức mạnh ập vào, chú vội vàng vận dùng phép Cương Khí Hộ Huyệt, dùng nội lực đẩy bắn luồng sức mạnh đó trở ra.
Đó là lúc Vạn Giao dùng hai ngón tay điểm vào huyệt Tí Nhu của chú, chợt nghe thấy từ trong cơ thể của Tâm Đăng tràn ra một luồng sức mạnh, chọi lại hai ngón tay của mình, ông ta mừng rỡ thầm nghĩ :
- Chú tiểu này quả thật có công lực cao thâm.
Vừa nghĩ, ông vừa tung ra bàn tay tả điểm vào huyệt Bạch Hải trên đùi của Tâm Đăng hai ngón tay vừa kề vào huyệt, thì lại có một luồng sức mạnh đẩy bật trở ra một lần nữa.
Vạn Giao cả cười :
- Nó đã biết phép dùng lấy cái giả để trừ cái thật!
Tiếp theo đó, ông ta lại sử hết các đại huyệt trên toàn thân của Tâm Đăng chỗ nào cũng tấn công không thành, càng làm cho ông ta mừng rỡ bội phần.
Tâm Đăng một mặt dùng tinh thần của mình để kháng cự với bản nhạc điệu cuồng dâm loạn, một mặt lại vận nội công để chống lại với những ngón tay huyền hoặc, thoạt tả thoạt hữu, khi trên khi dưới, thật tốn rất nhiều công sức...
Không bao lâu mà Tâm Đăng mồ hôi vã ra như tắm.
Chính vào lúc kháng cự của chú bắt đầu vất vả, thần trí mơ hồ thì ngón tay cứng như sắt thép của Vạn Giao bất chợt điểm vào Nhuyễn huyệt của Tâm Đăng.
Chú mơ màng, không biết dùng phép nào để thoát nguy, thì Nhuyễn Huyệt đã nhói lên một cái, chú rũ người ra nằm sõng soài trên mặt đất.
Vạn Giao vội vàng nhặt lấy chiếc hộp, vỗ lưng Tâm Đăng mà giải huyệt cho chú, Tâm Đăng dùng ống tay áo lau mồ hôi trán, thở hổn hển nói :
- Vạn sư bá, chiếc hộp này thật là lợi hại!
Vạn Giao trả lời :
- Từ đây về sau, mi còn gặp nhiều việc lạ nữa... cứ tình thế này thì trong vòng hai tháng ta có thể truyền hết võ nghệ cho ngươi!
Tâm Đăng nghe nói, trong lòng mừng rỡ, lại nghe Vạn Giao nói rằng :
- Những người luyện võ, khi gặp trường hợp bị điểm huyệt, chỉ biết tránh né, nhưng phương pháp của ta thì không những không tránh né mà còn dùng sức đàn hồi để chọi lại...
Thế rồi bắt đầu từ hôm đó, Tâm Đăng ban ngày luyện Thiên Phong chưởng, ban đêm luyện Vô Hình Khí Công, đôi khi nửa đêm, lại phải choàng dậy để ôn lại bài Cô Trúc chưởng.
Nếp sống rộn rịp đó khéo dài được hai tháng...
Sau hai tháng này, Tâm Đăng lại học thêm được một môn Tiểu Cẩm Nã Thủ của Vạn Giao, tên là Thất Thập Lục Chỉ, công dụng thật là lợi hại, làm cho tinh thần của Tâm Đăng càng thêm phấn khởi vô cùng...
Bình luận truyện