Cô Thành Bế
Quyển 5 - Chương 6: Phò mã
“Thiên hạ có biết bao nhiêu đấng nam nhi tốt đẹp mà sao cha lại cứ phải chọn phò mã cho con là một kẻ ngu đần tối dạ chứ?”
Công chúa khóc nức nở trước mặt Miêu thục nghi.
Miêu thục nghi nhất thời luống cuống, không kịp hỏi kỹ nàng thế nào mà lại trông thấy Lý Vĩ, cũng chẳng còn lòng dạ mà trách phạt đám tùy tùng bọn ta, sững người trong thoáng chốc rồi ôm chầm lấy con gái, rơi lệ cùng nàng, oán giận than: “Ai bảo cha con coi con như châu báu đây? Lúc Chương Ý thái hậu còn sống, ngài chưa từng gọi bà một tiếng mẫu thân, sau biết chân tướng rồi thì cũng đã muộn, âm dương đôi ngả cách biệt trời đất, ngài không sao báo hiếu thái hậu được nữa, đành phải dốc cạn khả năng bồi thường cho nhà họ cậu. Quan to tước quý đã phong, vàng bạc châu báu cũng thưởng, còn thấy chưa đủ, bảo bối quý giá nhất ngài có thể cho cũng chỉ còn có con mà thôi. Ngài muốn mượn cái danh con gái thiên tử của con để hạ giáng, biến nhà cậu thành gia tộc sang quý nhất thiên hạ.”
“Nếu con thật là châu báu thì cũng đành thôi, mặc cha tặng ai cũng không oán hờn, bởi chẳng có mắt cũng chẳng có tâm, không phân biệt được xấu đẹp, cũng không biết thế nào là tài đức ngu muội.” Công chúa thút thít: “Nhưng ai bảo con sinh ra lại là con người có tri có giác… Con muốn đi nói cho cha biết, con không thích con thỏ ngốc Lý Vĩ, không muốn hắn làm phò mã.”
Miêu thục nghi xua tay khuyên công chúa: “Chớ đi tranh cãi với cha con, vô dụng thôi, chuyện này đã quyết định bao năm nay rồi, khi đó còn chẳng ai lay chuyển được ngài huống chi là hiện tại. Con mà đi gào khóc cự tuyệt hôn sự với ngài, ắt ngài sẽ cảm thấy con khinh thường nhà họ Lý, đại bất kính với Chương Ý thái hậu. Mấy ngày nay trong triều lắm sự vụ, cha con vốn đã phiền lòng, con tuyệt đối không thể đề cập đến việc này với ngài, chỉ tổ chọc ngài càng bực mình thêm thôi.”
“Vậy chẳng phải là hết cách sao?” Công chúa vùi mình vào lòng mẹ, nước mắt giàn giụa thấm đẫm một mảng vạt áo Miêu thục nghi, “Con không muốn nửa đời sau ngày nào cũng phải nhìn khuôn mặt đen đúa kia đâu.”
Miêu thục nghi thở dài rầu rĩ, vừa lấy khăn lụa lau nước mắt cho công chúa, vừa dịu dàng an ủi nàng: “Còn sáu năm nữa con mới đến hai mươi, chờ xem đã, biết đâu trong khoảng thời gian này lại xảy ra chuyện gì giúp cho con khỏi phải lấy nó, cũng chưa biết chừng.”
Đúng lúc này, đề cử quan Vương Vụ Tư tiến vào điện, cuộc nói chuyện giữa hai người tạm thời gián đoạn.
“Lý đô úy sai người mang lễ vật tới tặng công chúa ạ.” Vương Vụ Tư cúi người bẩm báo.
Tiểu hoàng môn đi đằng sau y bưng cao một cái khay bước lên hai bước, trên khay đắp một tấm khăn gấm, bên trong nhô lên một vật thể cao ngất, trông hình dáng đó, ta mơ hồ đoán được vật ấy là cái gì.
Được Miêu thục nghi cho phép, Vương Vụ Tư vén khăn gấm ra, một chiếc đầu trâu bằng đất sét hiện ra trước mắt mọi người.
“Đây là đầu trâu Lý đô úy giành được ở lễ đoạt xuân hôm nay, đặc biệt sai người mang vào trong cung, chúc công chúa bình an mạnh khỏe, vạn sự như ý.”
Công chúa và Miêu thục nghi nhìn nhau không nói gì. Lát sau, công chúa bảo Vương Vụ Tư: “Ném đi.”
Vương Vụ Tư sửng sốt, không biết phải ứng đối ra sao.
Công chúa lặp lại, gằn từng tiếng: “Ném cái đầu trâu này đi.”
Vương Vụ Tư cúi đầu thưa dạ, song vẫn không tuân mệnh hành động.
Lúc này, Miêu thục nghi mở lời: “Lý Vĩ tặng vật này tới cũng là xuất phát từ hảo tâm, công chúa không thích cũng không nên chà đạp, chẳng bằng biếu lại cho quan gia, ngài nhất định sẽ rất vui lòng nhận.”
Vì vậy, đầu trâu cứ thế được giải quyết. Qua biểu hiện của kim thượng lần công chúa gặp phụ thân kế tiếp, có thể thấy Miêu thục nghi đoán không sai, lễ vật này quả thực rất được lòng ngài, không ngớt khen Lý Vĩ có lòng, cũng khen công chúa hiểu chuyện, thời thời khắc khắc đều biết nghĩ đến cha.
Công chúa nghe lời mẫu thân, tạm thời không thể hiện sự bất mãn của bản thân với kim thượng trong chuyện hôn sự, song vì thế mà sa sút mất mấy ngày, hoàn toàn không tìm lại được trạng thái hoạt bát trước đây, thường ngồi một mình thẫn thờ, có lúc còn lặng yên gạt lệ, chẳng biết là do nghĩ đến tên phò mã nàng ghét hay là bởi vận mệnh đã định nàng không có duyên với Tào Bình.
Người làm nàng cười trở lại là Trương Thừa Chiếu.
Ngày ấy ta thấy công chúa vẫn ủ ê như trước, bèn kiến nghị nàng ra vườn cây trong gác ngắm mai vàng trăm cánh mới nở. Ta khuyên nhủ mấy lượt, nàng mới chịu uể oải đứng dậy, Trương Thừa Chiếu vội đi trước dẫn đường, cùng ta theo nàng ra ngoài.
Mai vàng trăm cánh còn được gọi là mai hoàng hương hoặc thiên diệp hương, hoa nhỏ cánh dày, tâm hoa vàng nhạt, cánh hoa đếm được phải đến hai mươi có dư, tuy không sánh kịp mai đỏ diễm lệ nhưng lại có ưu điểm riêng là có mùi thơm, nương gió hiu hiu lùa vào trong gác, thấm tận ruột gan.
Hương thơm này tựa hồ vực dậy được cho công chúa chút ít tinh thần, nàng đứng dưới nhà hông cung điện, tựa người vào cột trụ hàng hiên, dáng vẻ tĩnh lặng, mắt hơi cụp xuống, xem thị nữ Gia Khánh Tử và Vận Quả Nhi cắt hoa cắm bình trong vườn.
Nàng đi lại không phát ra âm thanh, cũng không lên tiếng. Hai thị nữ cắt nhành mai xong hãy còn đương tán gẫu hăng say, không nhận ra là công chúa đến nên vẫn ríu rít chuyện trò.
Gia Khánh Tử nói: “Tôi từng lén chạy ra đại điện xem Lý phò mã, nói thật chứ, ngoại hình anh ta kém xa các học sĩ, mặc triều phục vào rồi cũng chẳng ra dáng quan thần gì cả.”
Vận Quả Nhi nói: “Anh ta vốn cũng có phải quan đâu, anh ta không cần phụ trách nhiệm vụ như những quan viên khác, chỉ cần lĩnh bổng lộc là được rồi.”
Gia Khánh Tử thắc mắc: “Phò mã đô úy không phải là quan tòng ngũ phẩm à? Đã có chức danh thì dù sao cũng phải phụ trách cái gì đó chứ?”
Vận Quả Nhi cười: “Phò mã đô úy chỉ là cái chức suông thôi, quan gia sẽ không cho anh ta can thiệp vào triều chính, nếu nói phụ trách cái gì ấy à… Chính là phụ trách làm phu quân công chúa chứ còn gì nữa!”
Công chúa nghe đến đây, ánh mắt tức khắc tối sầm.
Ta ho khẽ một tiếng, hai thị nữ quay đầu lại thấy là bọn ta liền cả kinh, vội đi qua thỉnh an công chúa, một mực cúi gằm đầu, không dám nhìn nàng.
Công chúa lạnh lùng, không nói lời nào. Trương Thừa Chiếu thấy thế, bước lên khiển trách hai cô bé: “Bàn luận vớ vẩn gì sau lưng công chúa đấy hả? Lại còn ăn nói quàng xiên… Phò mã đô úy là phu quân công chúa hồi nào!”
Công chúa nghe hắn nói vậy, hơi quay đầu ngó hắn: “Thế phò mã đô úy là làm gì?”
Trương Thừa Chiếu khom người với công chúa, trả lời vang dội: “Bẩm công chúa, từ ‘đô úy’ trong phò mã đô úy thực ra có ý là ‘quản lý phủ công chúa’, chính là giúp công chúa trông nhà coi sân, mà ‘phò mã’ nghĩa gốc vốn là con ngựa đi ngoài càng xe, nay chỉ đánh xe cho công chúa, hầu công chúa xuất hành, hoặc là làm chân chạy việc ngược xuôi cho công chúa. Nói chung, phò mã đô úy là quan thần trong nhà hầu hạ công chúa có phẩm cấp hơi cao chút ít, nghe lệnh công chúa sai sử, gọi thì tới, đuổi thì đi đó ạ.”
Gia Khánh Tử và Vận Quả Nhi nghe mà buồn cười, lặng lẽ giơ tay áo lên che miệng khúc khích, công chúa tựa hồ cũng rất hài lòng với giải thích này, cũng cười theo.
Trương Thừa Chiếu thấy công chúa phản ứng vậy, càng thêm bạo gan, nói tiếp: “Công chúa hạ giáng cũng không giống con gái dân gian xuất giá. Dân nữ xuất giá phải bái kiến cha mẹ chồng, về sau phải cẩn thận phụng dưỡng họ, hiếu thuận với họ hơn cả với cha mẹ ruột, nói không chừng còn phải bị anh trai chị dâu, chú em bà cô bên chồng bắt nạt. Nhưng công chúa hạ giáng thì lại chẳng phải để làm vợ phò mã. Thế nào là ‘hạ giáng’? Chính là công chúa như tiên nữ cung trời giáng trần hạ phàm, được nhà phò mã thỉnh về cung phụng. Công chúa vào cửa nhà phò mã, vai vế cả nhà họ đều phải rớt xuống một bậc, công chúa không cần phụng dưỡng cha mẹ phò mã như cha mẹ chồng, cứ coi họ như anh trai chị dâu là được, cũng không cần phải bái lạy họ, ngược lại, là công chúa ngồi trong sảnh đường buông rèm, để cha mẹ chồng bái kiến bên ngoài. Anh trai chị dâu, chú em bà cô bên chồng lại càng khỏi phải nói, chẳng khác nào cháu trai cháu gái của công chúa, lúc họ thỉnh an công chúa, công chúa mà vui vẻ thì cười với họ một nụ, không vui thì chẳng cần đánh mắt liếc họ làm gì…”
Ta nhíu mày trừng Trương Thừa Chiếu, ra hiệu bảo hắn câm miệng, bấy giờ hắn mới chịu ngậm mồm thôi huyên thuyên. Công chúa thì lại nghe đến dạt dào hứng thú, hỏi: “Thật vậy á? Sao cha chưa từng nói với ta?”
Trương Thừa Chiếu nói: “Không gì thật hơn luôn ấy ạ, thể chế lễ nghi quốc triều đã quy định, ‘Nhà thượng chúa (*), theo lệ chiêu mục (**) hàng một bậc để tỏ lòng cung kính’. Quan gia không nói với công chúa chắc là bởi cảm thấy còn chưa đến lúc đó thôi… Dù sao cũng còn những mấy năm, vẫn sớm lắm mà!”
(*) Cách gọi nam tử cưới công chúa thời xưa.
(**) Theo thứ tự sắp xếp bài vị trong tông miếuthời cổ đại, ở giữa thờ thủy tổ, đời thứ hai, tư, sáu thờ bên trái gọi là chiêu, đời thứ ba, năm, bảy thờ bên phải, gọi là mục; do đó, từ ghép chiêu mục cũng được dùng để chỉ thứ tự vai vế trong nhà.
Nghe Trương Thừa Chiếu nói xong, tâm trạng công chúa dần dần chuyển tốt, như một lần nữa ném hôn ước với phò mã ra sau đầu, tiếp tục hưởng thụ tháng ngày thiếu nữ khoái hoạt trước khi xuất giá của mình.
Ta nghĩ bản thân nàng thực ra cũng hiểu rõ ý nghĩa của phò mã đô úy không phải là quan thần trong nhà công chúa, hiện tại nàng cũng đã đến tuổi có hứng thú tìm hiểu về bí ẩn hôn nhân, ta thậm chí còn từng nghe thấy nàng nghiêm túc thảo luận với thị nữ về mối quan hệ giữa được sủng ái và “thị tẩm” của tần ngự khi đi ngang qua trước cửa sổ phòng nàng, nhưng bây giờ, hiển nhiên nàng rất sẵn lòng núp trong lời thuyết minh hạ thấp ý nghĩa phò mã của Trương Thừa Chiếu, gắng hết sức xem nhẹ vai trò chân chính mà Lý Vĩ sẽ đảm nhiệm trong tương lai. Dù sao, chấp nhận một người mình không thích làm “quản lý phủ công chúa” cũng dễ dàng hơn chấp nhận hắn làm trượng phu mình nhiều.
Công chúa khóc nức nở trước mặt Miêu thục nghi.
Miêu thục nghi nhất thời luống cuống, không kịp hỏi kỹ nàng thế nào mà lại trông thấy Lý Vĩ, cũng chẳng còn lòng dạ mà trách phạt đám tùy tùng bọn ta, sững người trong thoáng chốc rồi ôm chầm lấy con gái, rơi lệ cùng nàng, oán giận than: “Ai bảo cha con coi con như châu báu đây? Lúc Chương Ý thái hậu còn sống, ngài chưa từng gọi bà một tiếng mẫu thân, sau biết chân tướng rồi thì cũng đã muộn, âm dương đôi ngả cách biệt trời đất, ngài không sao báo hiếu thái hậu được nữa, đành phải dốc cạn khả năng bồi thường cho nhà họ cậu. Quan to tước quý đã phong, vàng bạc châu báu cũng thưởng, còn thấy chưa đủ, bảo bối quý giá nhất ngài có thể cho cũng chỉ còn có con mà thôi. Ngài muốn mượn cái danh con gái thiên tử của con để hạ giáng, biến nhà cậu thành gia tộc sang quý nhất thiên hạ.”
“Nếu con thật là châu báu thì cũng đành thôi, mặc cha tặng ai cũng không oán hờn, bởi chẳng có mắt cũng chẳng có tâm, không phân biệt được xấu đẹp, cũng không biết thế nào là tài đức ngu muội.” Công chúa thút thít: “Nhưng ai bảo con sinh ra lại là con người có tri có giác… Con muốn đi nói cho cha biết, con không thích con thỏ ngốc Lý Vĩ, không muốn hắn làm phò mã.”
Miêu thục nghi xua tay khuyên công chúa: “Chớ đi tranh cãi với cha con, vô dụng thôi, chuyện này đã quyết định bao năm nay rồi, khi đó còn chẳng ai lay chuyển được ngài huống chi là hiện tại. Con mà đi gào khóc cự tuyệt hôn sự với ngài, ắt ngài sẽ cảm thấy con khinh thường nhà họ Lý, đại bất kính với Chương Ý thái hậu. Mấy ngày nay trong triều lắm sự vụ, cha con vốn đã phiền lòng, con tuyệt đối không thể đề cập đến việc này với ngài, chỉ tổ chọc ngài càng bực mình thêm thôi.”
“Vậy chẳng phải là hết cách sao?” Công chúa vùi mình vào lòng mẹ, nước mắt giàn giụa thấm đẫm một mảng vạt áo Miêu thục nghi, “Con không muốn nửa đời sau ngày nào cũng phải nhìn khuôn mặt đen đúa kia đâu.”
Miêu thục nghi thở dài rầu rĩ, vừa lấy khăn lụa lau nước mắt cho công chúa, vừa dịu dàng an ủi nàng: “Còn sáu năm nữa con mới đến hai mươi, chờ xem đã, biết đâu trong khoảng thời gian này lại xảy ra chuyện gì giúp cho con khỏi phải lấy nó, cũng chưa biết chừng.”
Đúng lúc này, đề cử quan Vương Vụ Tư tiến vào điện, cuộc nói chuyện giữa hai người tạm thời gián đoạn.
“Lý đô úy sai người mang lễ vật tới tặng công chúa ạ.” Vương Vụ Tư cúi người bẩm báo.
Tiểu hoàng môn đi đằng sau y bưng cao một cái khay bước lên hai bước, trên khay đắp một tấm khăn gấm, bên trong nhô lên một vật thể cao ngất, trông hình dáng đó, ta mơ hồ đoán được vật ấy là cái gì.
Được Miêu thục nghi cho phép, Vương Vụ Tư vén khăn gấm ra, một chiếc đầu trâu bằng đất sét hiện ra trước mắt mọi người.
“Đây là đầu trâu Lý đô úy giành được ở lễ đoạt xuân hôm nay, đặc biệt sai người mang vào trong cung, chúc công chúa bình an mạnh khỏe, vạn sự như ý.”
Công chúa và Miêu thục nghi nhìn nhau không nói gì. Lát sau, công chúa bảo Vương Vụ Tư: “Ném đi.”
Vương Vụ Tư sửng sốt, không biết phải ứng đối ra sao.
Công chúa lặp lại, gằn từng tiếng: “Ném cái đầu trâu này đi.”
Vương Vụ Tư cúi đầu thưa dạ, song vẫn không tuân mệnh hành động.
Lúc này, Miêu thục nghi mở lời: “Lý Vĩ tặng vật này tới cũng là xuất phát từ hảo tâm, công chúa không thích cũng không nên chà đạp, chẳng bằng biếu lại cho quan gia, ngài nhất định sẽ rất vui lòng nhận.”
Vì vậy, đầu trâu cứ thế được giải quyết. Qua biểu hiện của kim thượng lần công chúa gặp phụ thân kế tiếp, có thể thấy Miêu thục nghi đoán không sai, lễ vật này quả thực rất được lòng ngài, không ngớt khen Lý Vĩ có lòng, cũng khen công chúa hiểu chuyện, thời thời khắc khắc đều biết nghĩ đến cha.
Công chúa nghe lời mẫu thân, tạm thời không thể hiện sự bất mãn của bản thân với kim thượng trong chuyện hôn sự, song vì thế mà sa sút mất mấy ngày, hoàn toàn không tìm lại được trạng thái hoạt bát trước đây, thường ngồi một mình thẫn thờ, có lúc còn lặng yên gạt lệ, chẳng biết là do nghĩ đến tên phò mã nàng ghét hay là bởi vận mệnh đã định nàng không có duyên với Tào Bình.
Người làm nàng cười trở lại là Trương Thừa Chiếu.
Ngày ấy ta thấy công chúa vẫn ủ ê như trước, bèn kiến nghị nàng ra vườn cây trong gác ngắm mai vàng trăm cánh mới nở. Ta khuyên nhủ mấy lượt, nàng mới chịu uể oải đứng dậy, Trương Thừa Chiếu vội đi trước dẫn đường, cùng ta theo nàng ra ngoài.
Mai vàng trăm cánh còn được gọi là mai hoàng hương hoặc thiên diệp hương, hoa nhỏ cánh dày, tâm hoa vàng nhạt, cánh hoa đếm được phải đến hai mươi có dư, tuy không sánh kịp mai đỏ diễm lệ nhưng lại có ưu điểm riêng là có mùi thơm, nương gió hiu hiu lùa vào trong gác, thấm tận ruột gan.
Hương thơm này tựa hồ vực dậy được cho công chúa chút ít tinh thần, nàng đứng dưới nhà hông cung điện, tựa người vào cột trụ hàng hiên, dáng vẻ tĩnh lặng, mắt hơi cụp xuống, xem thị nữ Gia Khánh Tử và Vận Quả Nhi cắt hoa cắm bình trong vườn.
Nàng đi lại không phát ra âm thanh, cũng không lên tiếng. Hai thị nữ cắt nhành mai xong hãy còn đương tán gẫu hăng say, không nhận ra là công chúa đến nên vẫn ríu rít chuyện trò.
Gia Khánh Tử nói: “Tôi từng lén chạy ra đại điện xem Lý phò mã, nói thật chứ, ngoại hình anh ta kém xa các học sĩ, mặc triều phục vào rồi cũng chẳng ra dáng quan thần gì cả.”
Vận Quả Nhi nói: “Anh ta vốn cũng có phải quan đâu, anh ta không cần phụ trách nhiệm vụ như những quan viên khác, chỉ cần lĩnh bổng lộc là được rồi.”
Gia Khánh Tử thắc mắc: “Phò mã đô úy không phải là quan tòng ngũ phẩm à? Đã có chức danh thì dù sao cũng phải phụ trách cái gì đó chứ?”
Vận Quả Nhi cười: “Phò mã đô úy chỉ là cái chức suông thôi, quan gia sẽ không cho anh ta can thiệp vào triều chính, nếu nói phụ trách cái gì ấy à… Chính là phụ trách làm phu quân công chúa chứ còn gì nữa!”
Công chúa nghe đến đây, ánh mắt tức khắc tối sầm.
Ta ho khẽ một tiếng, hai thị nữ quay đầu lại thấy là bọn ta liền cả kinh, vội đi qua thỉnh an công chúa, một mực cúi gằm đầu, không dám nhìn nàng.
Công chúa lạnh lùng, không nói lời nào. Trương Thừa Chiếu thấy thế, bước lên khiển trách hai cô bé: “Bàn luận vớ vẩn gì sau lưng công chúa đấy hả? Lại còn ăn nói quàng xiên… Phò mã đô úy là phu quân công chúa hồi nào!”
Công chúa nghe hắn nói vậy, hơi quay đầu ngó hắn: “Thế phò mã đô úy là làm gì?”
Trương Thừa Chiếu khom người với công chúa, trả lời vang dội: “Bẩm công chúa, từ ‘đô úy’ trong phò mã đô úy thực ra có ý là ‘quản lý phủ công chúa’, chính là giúp công chúa trông nhà coi sân, mà ‘phò mã’ nghĩa gốc vốn là con ngựa đi ngoài càng xe, nay chỉ đánh xe cho công chúa, hầu công chúa xuất hành, hoặc là làm chân chạy việc ngược xuôi cho công chúa. Nói chung, phò mã đô úy là quan thần trong nhà hầu hạ công chúa có phẩm cấp hơi cao chút ít, nghe lệnh công chúa sai sử, gọi thì tới, đuổi thì đi đó ạ.”
Gia Khánh Tử và Vận Quả Nhi nghe mà buồn cười, lặng lẽ giơ tay áo lên che miệng khúc khích, công chúa tựa hồ cũng rất hài lòng với giải thích này, cũng cười theo.
Trương Thừa Chiếu thấy công chúa phản ứng vậy, càng thêm bạo gan, nói tiếp: “Công chúa hạ giáng cũng không giống con gái dân gian xuất giá. Dân nữ xuất giá phải bái kiến cha mẹ chồng, về sau phải cẩn thận phụng dưỡng họ, hiếu thuận với họ hơn cả với cha mẹ ruột, nói không chừng còn phải bị anh trai chị dâu, chú em bà cô bên chồng bắt nạt. Nhưng công chúa hạ giáng thì lại chẳng phải để làm vợ phò mã. Thế nào là ‘hạ giáng’? Chính là công chúa như tiên nữ cung trời giáng trần hạ phàm, được nhà phò mã thỉnh về cung phụng. Công chúa vào cửa nhà phò mã, vai vế cả nhà họ đều phải rớt xuống một bậc, công chúa không cần phụng dưỡng cha mẹ phò mã như cha mẹ chồng, cứ coi họ như anh trai chị dâu là được, cũng không cần phải bái lạy họ, ngược lại, là công chúa ngồi trong sảnh đường buông rèm, để cha mẹ chồng bái kiến bên ngoài. Anh trai chị dâu, chú em bà cô bên chồng lại càng khỏi phải nói, chẳng khác nào cháu trai cháu gái của công chúa, lúc họ thỉnh an công chúa, công chúa mà vui vẻ thì cười với họ một nụ, không vui thì chẳng cần đánh mắt liếc họ làm gì…”
Ta nhíu mày trừng Trương Thừa Chiếu, ra hiệu bảo hắn câm miệng, bấy giờ hắn mới chịu ngậm mồm thôi huyên thuyên. Công chúa thì lại nghe đến dạt dào hứng thú, hỏi: “Thật vậy á? Sao cha chưa từng nói với ta?”
Trương Thừa Chiếu nói: “Không gì thật hơn luôn ấy ạ, thể chế lễ nghi quốc triều đã quy định, ‘Nhà thượng chúa (*), theo lệ chiêu mục (**) hàng một bậc để tỏ lòng cung kính’. Quan gia không nói với công chúa chắc là bởi cảm thấy còn chưa đến lúc đó thôi… Dù sao cũng còn những mấy năm, vẫn sớm lắm mà!”
(*) Cách gọi nam tử cưới công chúa thời xưa.
(**) Theo thứ tự sắp xếp bài vị trong tông miếuthời cổ đại, ở giữa thờ thủy tổ, đời thứ hai, tư, sáu thờ bên trái gọi là chiêu, đời thứ ba, năm, bảy thờ bên phải, gọi là mục; do đó, từ ghép chiêu mục cũng được dùng để chỉ thứ tự vai vế trong nhà.
Nghe Trương Thừa Chiếu nói xong, tâm trạng công chúa dần dần chuyển tốt, như một lần nữa ném hôn ước với phò mã ra sau đầu, tiếp tục hưởng thụ tháng ngày thiếu nữ khoái hoạt trước khi xuất giá của mình.
Ta nghĩ bản thân nàng thực ra cũng hiểu rõ ý nghĩa của phò mã đô úy không phải là quan thần trong nhà công chúa, hiện tại nàng cũng đã đến tuổi có hứng thú tìm hiểu về bí ẩn hôn nhân, ta thậm chí còn từng nghe thấy nàng nghiêm túc thảo luận với thị nữ về mối quan hệ giữa được sủng ái và “thị tẩm” của tần ngự khi đi ngang qua trước cửa sổ phòng nàng, nhưng bây giờ, hiển nhiên nàng rất sẵn lòng núp trong lời thuyết minh hạ thấp ý nghĩa phò mã của Trương Thừa Chiếu, gắng hết sức xem nhẹ vai trò chân chính mà Lý Vĩ sẽ đảm nhiệm trong tương lai. Dù sao, chấp nhận một người mình không thích làm “quản lý phủ công chúa” cũng dễ dàng hơn chấp nhận hắn làm trượng phu mình nhiều.
Bình luận truyện