Cô Thành Bế
Quyển 7 - Chương 2: Xướng họa
Hằng tháng, Phu nhân Tào Dật Trương thị đều vào cung thăm viếng hoàng hậu, lần gần đây nhất, bà dẫn theo hai cô con gái cùng vào, mà lúc Tào nhị cô nương yết kiến hoàng hậu đã xin cầu kiến công chúa với lí do muốn thỉnh giáo nàng về không hầu. Hoàng hậu tất nhiên là cho phép, tức thì sai nội nhân dẫn cô đi Nghi Phượng Các.
Tào nhị cô nương nhỏ hơn công chúa chút ít, chừng mười lăm mười sáu tuổi, tính tình cởi mở hoạt bát. Vào rồi tíu tít trò chuyện cùng công chúa, chủ đề không gì ngoài cảm thụ khi mới học không hầu và những chỗ cảm thấy khó khăn, công chúa bèn mời cô gảy thử một khúc, cô đáp ngón đàn mình thô thiển, thẹn để mọi người nghe, xin công chúa bình lui tùy tùng. Công chúa cũng bằng lòng, bảo mọi người lui, chỉ giữ lại mình ta bên cạnh.
“Hoài Cát am hiểu âm luật, em đàn có chỗ nào không đúng, huynh ấy cũng có thể chỉ ra.” Công chúa giải thích với Tào nhị cô nương.
Tào nhị cô nương gật đầu, cười nói: “Em biết, Lương tiên sinh không phải người ngoài.”
Câu này làm ta cảm thấy ý cô không nằm trong lời. Quả nhiên, điều kế tiếp cô làm cũng chẳng phải là đàn không hầu mà là lấy một chiếc ô giấy dầu từ túi gấm mang theo ra.
“Đại ca bảo em mang cái ô này tới trả lại cho công chúa.” Cô nói.
Đó đúng là chiếc ô ta sai người đưa cho Tào Bình hôm sinh nhật hoàng hậu. Công chúa cũng không để ý nhiều, chỉ liếc mắt một cái, bảo ta nhận lấy, trách: “Một chiếc ô thôi, hà tất phải phiền em trả lại.”
“Đại ca nói, công chúa chưa từng nói ô này là tặng huynh ấy nên cũng chỉ có thể coi là mượn, đương nhiên phải trả.” Tào nhị cô nương trả lời rồi nháy mắt với công chúa mấy cái, hé một nụ cười khác lạ rất đáng nghiền ngẫm, lại nói: “Đại ca em cẩu thả, mượn đồ người khác thường hay làm hỏng, hay là công chúa kiểm tra thử xem chiếc ô này có còn dùng tốt không, có bị hư hại gì không đi ạ.”
Công chúa cũng có vài phần nghi hoặc, bấy giờ mới nhận lấy chiếc ô trong tay ta, từ từ mở ra.
Ô vẫn là ô, nhưng quả thực hơi khác so với khi trước – trên mặt ô dày đặc những con chữ dùng kim đâm ra. Công chúa giơ ô về phía nguồn sáng ngoài cửa, tia sáng xuyên qua lỗ kim, những con chữ kia lập tức hiện ra sáng rực.
Trên đó viết một bài “Ngư gia ngạo”:
Ngoài hiên cây biếc đượm nắng chiều, sóng dìu nhịp chèo lùa trống tiêu. Áo hồng vờn bướm trong tuyết liễu, sao phiêu diêu, nghe ta ca tẫn câu thần diệu.
Bóng đậu cành cây chiều xuân cũ, áo la níu đứt nào khôn giữ. Hận buổi năm nao quỳnh uyển tụ, lạ lùng ư, hoa rơi gió thổi tẩy mưa thu.
Chiếc ô giấy dầu tầm thường ấy bởi chỗ hư hại có dụng ý này mà trở thành bảo bối công chúa yêu thích không buông tay. Mấy ngày sau đó, hễ có lúc nào rỗi rảnh, nàng không phải ôm chiếc ô này vào lòng vuốt ve thì cũng là lặng lẽ đi tới đình viện không người, mở ô ra giơ lên cao, để ánh mặt trời vàng óng xuyên qua trăm ngàn lỗ nhỏ, rắc lên thân mình lớp chấm sáng như kim sa.
Nàng cười tủm tỉm, vừa xem câu chữ trên ô, vừa xoay xoay cán ô, để những chấm sáng vàng hươm nhảy múa bay liệng quanh mình, bản thân cũng chậm rãi xoay tròn theo đó, làn váy la trắng xếp li cũng nhẹ nhàng xòe ra, tựa một đóa hoa nở rộ trong nắng chiều.
Những lúc như vậy, ta thường nấp sau cột trụ hàng hiên, làm cái bóng chính ngọ của nàng, yên lặng bầu bạn với nàng, đồng thời không để nàng cảm nhận được sự tồn tại của mình.
Ta đoán nàng sẽ hồi đáp lại lời thăm dò của Tào Bình. Một buổi chiều nọ, nàng đơn độc khóa mình trong thư phòng, thật lâu sau vẫn chưa thấy bóng dáng đâu. Ta đi dâng trà, gõ cửa mấy lượt mới thấy nàng luống cuống mở ra, trên tay còn vương dấu mực.
Ta mời nàng uống trà, lại liếc vào phòng, phát hiện ra trong sọt rác chất đầy những tờ giấy đã qua sử dụng. Thừa dịp nàng cúi đầu uống trà, ta nhặt cục giấy vo tròn trên cùng lên, mở ra xem.
Nàng hô lên một tiếng kinh hãi, trong cơn hấp tấp làm sánh nước trà hắt ướt xiêm y mà cũng chẳng buồn đoái hoài, vội vã nhào tới cướp lấy tờ giấy trong tay ta. Ta cười khẽ, vừa ngăn trở vừa xem tiếp.
Rất hiển nhiên, nàng đang điền từ với Tào Bình. Trên tờ giấy là một bài “Ngư gia ngạo” đương viết dở:
Mộng về mai uyển lại tìm lối, hoa rừng thắm sắc nhuộm muôn cội. Ngồi ngắm chim trắng múa xa xôi, sớm lại tối, ca tẫn hỏi người chốn nơi hồi.
Dăm năm dây đứt đã mấy bận, phá trống canh ba điệu nhạc ngâm…
Thấy nàng hãy còn đang cố sức giành giật, ta cười với nàng: “Đừng cướp nữa, kiệt tác của công chúa thần đã vinh dự đọc xong rồi.”
Bấy giờ nàng mới nhụt chí, ngừng tay thôi tranh giành, rầu rĩ ngồi xuống, có vài phần buồn bực, cũng có vài phần ngượng ngùng, nàng quay đầu sang một bên, giận dỗi không chịu nhìn ta.
Ta tỉ mỉ đọc lại một lần nữa bài từ của nàng, lại xem dáng vẻ tức giận của nàng, dần cảm thấy hành động mới rồi của mình quá mức vô lễ, bèn hòa nhã ca ngợi nàng: “Bài từ này công chúa viết không tệ, thần đọc nhẩm rồi chỉ thấy ngập tràn tinh hoa, dư hương khắp miệng.”
Nàng lườm ta: “Xem huynh cười là biết ngay huynh nói câu này chẳng có xíu thành ý nào hết.”
Câu này gợi lên nụ cười thật sự của ta. Ta dịu dàng ngắm nàng, chỉ cảm thấy nụ cười nhạt, cái nhăn mày của nàng không chỗ nào là không rung động lòng người, đến ánh mắt khi lườm nguýt cũng khả ái đáo để, thế nên, được nàng khinh bỉ oán trách cũng là một chuyện hạnh phúc.
“Sao nhìn ta như vậy? Mặt ta dính gì à?” Nàng hỏi, rất không yên lòng, đưa tay sờ sờ mặt, kết quả lại làm dấu mực trên tay dính lên mặt thật.
“Phải, có một chút.” Ta nói rồi chìa ống tay tấm áo đơn màu trắng sạch sẽ của mình ra, lau vết nhơ cho nàng.
Động tác này đã hóa giả địch ý nảy sinh trong cơn tức tối nàng dành cho ta, nàng cụp mắt, hỏi ta rất ư thấp thỏm: “Từ ta viết vẫn tệ thế à?”
Ta lắc đầu, động viên nàng: “Bây giờ viết đã hay hơn trước đây nhiều rồi.”
Nàng nhoẻn cười vui vẻ. Ta cũng cười theo, lại chỉ vào tờ giấy mở ra kia: “Viết nốt đi thôi.”
“Ôi,” Nàng cụt hứng thở dài, “Mấy câu sau nghĩ thế nào cũng thấy không vừa lòng, thế nên đến đây thì bỏ.”
“Lại đang nghĩ xem chọn khoai sọ tròn hay khoai sọ chua à?” Ta hỏi.
Nàng phì cười. Đại khái là nhớ tới chuyện điền từ khi còn bé, nghĩ mà thẹn thùng, nàng lấy hai tay che mặt cười, cười cười một chốc, ngón tay lại he hé mở một khe hở, con mắt cười đến híp mí ngó qua đó dòm ta.
Ta ngậm cười nhìn nàng, nghĩ lại bài từ nàng viết, thoáng trầm ngâm rồi lấy bút ra, hoàn thành câu thơ dang dở của nàng:
Cũng muốn bắt chước chủy cung lầm, Chu lấn cấn (*), chân mày tương tư nhuốm đậm thâm.
(*) Chủy và cung là hai âm thuộc ngũ âm thời cổ. Câu này lấy ý từ thành ngữ “曲有误,周郎顾 (khúc hữu ngộ, Chu lang cố)”, xuất xứ từ “Tam quốc chí – Chu Du truyện”, kể về danh tướng Chu Du nước Đông Ngô thời Tam quốc, tương truyền ông là người tinh thông âm luật, lúc nghe người ta diễn tấu, dẫu có uống vài chén rượu, đã ngà ngà, mà chơi nhạc có chút sai lầm cũng không gạt được tai ông, mỗi khi phát hiện ra sai sót, ông sẽ liếc về phía người diễn tấu, mỉm cười, nhắc nhở âm sai.
Viết xong, ta đặt bút xuống, cho nàng xem. Nàng đọc rồi hai mắt tỏa sáng, dường như rất hài lòng, song lại lặng lẽ liếc ta, hai má ửng đỏ, đánh mắt về câu cuối cùng, lí nhí: “Nhưng mà, nhưng mà…”
Ta ôn hòa kiến nghị: “Nếu công chúa thấy hai chữ ‘tương tư’ bộc trực quá thì đổi thành ‘xa nhớ’ cũng không phải là không thể.”
“Đổi cái gì mà đổi…” Nàng đỏ mặt nói, “Ta có nói là muốn dùng đâu… Ta chỉ viết chơi thôi, không phải là cho ai xem…”
Câu sau cuối, giọng nàng nghe như thầm thì. Xé bỏ tờ giấy trên bàn, nàng vo nó thành một cục, nhưng lần này lại không ném vào sọt rác mà nắm trong lòng bàn tay, nhẹ bước chạy ra khỏi thư phòng.
Ta chậm rãi bước lại gần cửa sổ, buồn bã dõi bóng nàng đi xa, lại ngẩng đầu trông về chân trời – nơi ấy mặt trời đương trắng lóa, song lòng ta lại bắt đầu đổ mưa.
Tào nhị cô nương nhỏ hơn công chúa chút ít, chừng mười lăm mười sáu tuổi, tính tình cởi mở hoạt bát. Vào rồi tíu tít trò chuyện cùng công chúa, chủ đề không gì ngoài cảm thụ khi mới học không hầu và những chỗ cảm thấy khó khăn, công chúa bèn mời cô gảy thử một khúc, cô đáp ngón đàn mình thô thiển, thẹn để mọi người nghe, xin công chúa bình lui tùy tùng. Công chúa cũng bằng lòng, bảo mọi người lui, chỉ giữ lại mình ta bên cạnh.
“Hoài Cát am hiểu âm luật, em đàn có chỗ nào không đúng, huynh ấy cũng có thể chỉ ra.” Công chúa giải thích với Tào nhị cô nương.
Tào nhị cô nương gật đầu, cười nói: “Em biết, Lương tiên sinh không phải người ngoài.”
Câu này làm ta cảm thấy ý cô không nằm trong lời. Quả nhiên, điều kế tiếp cô làm cũng chẳng phải là đàn không hầu mà là lấy một chiếc ô giấy dầu từ túi gấm mang theo ra.
“Đại ca bảo em mang cái ô này tới trả lại cho công chúa.” Cô nói.
Đó đúng là chiếc ô ta sai người đưa cho Tào Bình hôm sinh nhật hoàng hậu. Công chúa cũng không để ý nhiều, chỉ liếc mắt một cái, bảo ta nhận lấy, trách: “Một chiếc ô thôi, hà tất phải phiền em trả lại.”
“Đại ca nói, công chúa chưa từng nói ô này là tặng huynh ấy nên cũng chỉ có thể coi là mượn, đương nhiên phải trả.” Tào nhị cô nương trả lời rồi nháy mắt với công chúa mấy cái, hé một nụ cười khác lạ rất đáng nghiền ngẫm, lại nói: “Đại ca em cẩu thả, mượn đồ người khác thường hay làm hỏng, hay là công chúa kiểm tra thử xem chiếc ô này có còn dùng tốt không, có bị hư hại gì không đi ạ.”
Công chúa cũng có vài phần nghi hoặc, bấy giờ mới nhận lấy chiếc ô trong tay ta, từ từ mở ra.
Ô vẫn là ô, nhưng quả thực hơi khác so với khi trước – trên mặt ô dày đặc những con chữ dùng kim đâm ra. Công chúa giơ ô về phía nguồn sáng ngoài cửa, tia sáng xuyên qua lỗ kim, những con chữ kia lập tức hiện ra sáng rực.
Trên đó viết một bài “Ngư gia ngạo”:
Ngoài hiên cây biếc đượm nắng chiều, sóng dìu nhịp chèo lùa trống tiêu. Áo hồng vờn bướm trong tuyết liễu, sao phiêu diêu, nghe ta ca tẫn câu thần diệu.
Bóng đậu cành cây chiều xuân cũ, áo la níu đứt nào khôn giữ. Hận buổi năm nao quỳnh uyển tụ, lạ lùng ư, hoa rơi gió thổi tẩy mưa thu.
Chiếc ô giấy dầu tầm thường ấy bởi chỗ hư hại có dụng ý này mà trở thành bảo bối công chúa yêu thích không buông tay. Mấy ngày sau đó, hễ có lúc nào rỗi rảnh, nàng không phải ôm chiếc ô này vào lòng vuốt ve thì cũng là lặng lẽ đi tới đình viện không người, mở ô ra giơ lên cao, để ánh mặt trời vàng óng xuyên qua trăm ngàn lỗ nhỏ, rắc lên thân mình lớp chấm sáng như kim sa.
Nàng cười tủm tỉm, vừa xem câu chữ trên ô, vừa xoay xoay cán ô, để những chấm sáng vàng hươm nhảy múa bay liệng quanh mình, bản thân cũng chậm rãi xoay tròn theo đó, làn váy la trắng xếp li cũng nhẹ nhàng xòe ra, tựa một đóa hoa nở rộ trong nắng chiều.
Những lúc như vậy, ta thường nấp sau cột trụ hàng hiên, làm cái bóng chính ngọ của nàng, yên lặng bầu bạn với nàng, đồng thời không để nàng cảm nhận được sự tồn tại của mình.
Ta đoán nàng sẽ hồi đáp lại lời thăm dò của Tào Bình. Một buổi chiều nọ, nàng đơn độc khóa mình trong thư phòng, thật lâu sau vẫn chưa thấy bóng dáng đâu. Ta đi dâng trà, gõ cửa mấy lượt mới thấy nàng luống cuống mở ra, trên tay còn vương dấu mực.
Ta mời nàng uống trà, lại liếc vào phòng, phát hiện ra trong sọt rác chất đầy những tờ giấy đã qua sử dụng. Thừa dịp nàng cúi đầu uống trà, ta nhặt cục giấy vo tròn trên cùng lên, mở ra xem.
Nàng hô lên một tiếng kinh hãi, trong cơn hấp tấp làm sánh nước trà hắt ướt xiêm y mà cũng chẳng buồn đoái hoài, vội vã nhào tới cướp lấy tờ giấy trong tay ta. Ta cười khẽ, vừa ngăn trở vừa xem tiếp.
Rất hiển nhiên, nàng đang điền từ với Tào Bình. Trên tờ giấy là một bài “Ngư gia ngạo” đương viết dở:
Mộng về mai uyển lại tìm lối, hoa rừng thắm sắc nhuộm muôn cội. Ngồi ngắm chim trắng múa xa xôi, sớm lại tối, ca tẫn hỏi người chốn nơi hồi.
Dăm năm dây đứt đã mấy bận, phá trống canh ba điệu nhạc ngâm…
Thấy nàng hãy còn đang cố sức giành giật, ta cười với nàng: “Đừng cướp nữa, kiệt tác của công chúa thần đã vinh dự đọc xong rồi.”
Bấy giờ nàng mới nhụt chí, ngừng tay thôi tranh giành, rầu rĩ ngồi xuống, có vài phần buồn bực, cũng có vài phần ngượng ngùng, nàng quay đầu sang một bên, giận dỗi không chịu nhìn ta.
Ta tỉ mỉ đọc lại một lần nữa bài từ của nàng, lại xem dáng vẻ tức giận của nàng, dần cảm thấy hành động mới rồi của mình quá mức vô lễ, bèn hòa nhã ca ngợi nàng: “Bài từ này công chúa viết không tệ, thần đọc nhẩm rồi chỉ thấy ngập tràn tinh hoa, dư hương khắp miệng.”
Nàng lườm ta: “Xem huynh cười là biết ngay huynh nói câu này chẳng có xíu thành ý nào hết.”
Câu này gợi lên nụ cười thật sự của ta. Ta dịu dàng ngắm nàng, chỉ cảm thấy nụ cười nhạt, cái nhăn mày của nàng không chỗ nào là không rung động lòng người, đến ánh mắt khi lườm nguýt cũng khả ái đáo để, thế nên, được nàng khinh bỉ oán trách cũng là một chuyện hạnh phúc.
“Sao nhìn ta như vậy? Mặt ta dính gì à?” Nàng hỏi, rất không yên lòng, đưa tay sờ sờ mặt, kết quả lại làm dấu mực trên tay dính lên mặt thật.
“Phải, có một chút.” Ta nói rồi chìa ống tay tấm áo đơn màu trắng sạch sẽ của mình ra, lau vết nhơ cho nàng.
Động tác này đã hóa giả địch ý nảy sinh trong cơn tức tối nàng dành cho ta, nàng cụp mắt, hỏi ta rất ư thấp thỏm: “Từ ta viết vẫn tệ thế à?”
Ta lắc đầu, động viên nàng: “Bây giờ viết đã hay hơn trước đây nhiều rồi.”
Nàng nhoẻn cười vui vẻ. Ta cũng cười theo, lại chỉ vào tờ giấy mở ra kia: “Viết nốt đi thôi.”
“Ôi,” Nàng cụt hứng thở dài, “Mấy câu sau nghĩ thế nào cũng thấy không vừa lòng, thế nên đến đây thì bỏ.”
“Lại đang nghĩ xem chọn khoai sọ tròn hay khoai sọ chua à?” Ta hỏi.
Nàng phì cười. Đại khái là nhớ tới chuyện điền từ khi còn bé, nghĩ mà thẹn thùng, nàng lấy hai tay che mặt cười, cười cười một chốc, ngón tay lại he hé mở một khe hở, con mắt cười đến híp mí ngó qua đó dòm ta.
Ta ngậm cười nhìn nàng, nghĩ lại bài từ nàng viết, thoáng trầm ngâm rồi lấy bút ra, hoàn thành câu thơ dang dở của nàng:
Cũng muốn bắt chước chủy cung lầm, Chu lấn cấn (*), chân mày tương tư nhuốm đậm thâm.
(*) Chủy và cung là hai âm thuộc ngũ âm thời cổ. Câu này lấy ý từ thành ngữ “曲有误,周郎顾 (khúc hữu ngộ, Chu lang cố)”, xuất xứ từ “Tam quốc chí – Chu Du truyện”, kể về danh tướng Chu Du nước Đông Ngô thời Tam quốc, tương truyền ông là người tinh thông âm luật, lúc nghe người ta diễn tấu, dẫu có uống vài chén rượu, đã ngà ngà, mà chơi nhạc có chút sai lầm cũng không gạt được tai ông, mỗi khi phát hiện ra sai sót, ông sẽ liếc về phía người diễn tấu, mỉm cười, nhắc nhở âm sai.
Viết xong, ta đặt bút xuống, cho nàng xem. Nàng đọc rồi hai mắt tỏa sáng, dường như rất hài lòng, song lại lặng lẽ liếc ta, hai má ửng đỏ, đánh mắt về câu cuối cùng, lí nhí: “Nhưng mà, nhưng mà…”
Ta ôn hòa kiến nghị: “Nếu công chúa thấy hai chữ ‘tương tư’ bộc trực quá thì đổi thành ‘xa nhớ’ cũng không phải là không thể.”
“Đổi cái gì mà đổi…” Nàng đỏ mặt nói, “Ta có nói là muốn dùng đâu… Ta chỉ viết chơi thôi, không phải là cho ai xem…”
Câu sau cuối, giọng nàng nghe như thầm thì. Xé bỏ tờ giấy trên bàn, nàng vo nó thành một cục, nhưng lần này lại không ném vào sọt rác mà nắm trong lòng bàn tay, nhẹ bước chạy ra khỏi thư phòng.
Ta chậm rãi bước lại gần cửa sổ, buồn bã dõi bóng nàng đi xa, lại ngẩng đầu trông về chân trời – nơi ấy mặt trời đương trắng lóa, song lòng ta lại bắt đầu đổ mưa.
Bình luận truyện