Còn Có Thể Bên Người Bao Lâu Nữa
Chương 16
Buổi sáng hôm bố tôi thi, một cú điện thoại của mẹ đã đánh thức tôi đang ngủ say, nói mẹ đã ở dưới lầu rồi, đang đợi thang máy.
Tôi vội vàng bật dậy, xuống giường, mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt, mở cửa ra đã thấy mẹ tôi đeo kính râm, tóc xoăn lọn nhỏ xõa tung ra. Hiếm hoi lắm mới thấy mẹ buông tóc dài, khuôn mặt nhìn nhỏ hơn bình thường một chút. Tay mẹ xách một cái túi bảo vệ môi trường lớn, bên trong đựng rau xanh trồng ở chậu tự sản xuất ở ban công, lúc bước vào có mùi thơm của dầu gội đầu phảng phất tỏa ra.
“Đều tại bố con, sáng sớm đi thi nhất định phải lôi mẹ đi cùng, đầu tóc gội còn chưa khô đã phải đi rồi”. Mẹ vừa nói vừa mở túi lấy từng loại ra giải thích cho tôi về mức độ tươi ngon của từng loại rau và gợi ý thời gian sử dụng, còn nói cả thực đơn để tôi tham khảo, ngay cả chủ hàng rau ngoài chợ cũng không chuyên nghiệp thế này.
Ước mơ của mẹ tôi là mở một nông trường, trồng các loại rau xanh, đón nắng mặt trời.
Ai cũng nói mở nông trường là ước mơ của những người chưa từng làm nông nghiệp, mẹ tôi là ngoại lệ. Mẹ tôi lớn lên trong khuôn viên của đơn vị, từ nhỏ người nhỏ nhắn, làn da trắng trẻo, nhìn ảnh mẹ hồi còn trẻ, bắp tay và chân có thể vắt ra nước như ngó sen. Sau khi tốt nghiệp trung học xong bà về nông thôn và ở đó cho tới trước giải phóng. Mới ra ruộng đồng, những đứa trẻ thành phố thường khiến người khác gai mắt, luôn có người nhìn thấy liền châm chọc mấy cô gái da trắng trẻo là “Tiểu thư được nuông chiều của giai cấp tư sản”. Những lời đàm tiếu bao giờ cũng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, làm cho thế hệ thanh niên cần cù chăm chỉ vô cùng lo lắng. Cơ bắp rám nắng lấm lem dầu mỡ trở thành tiêu chí đầy vinh quang của nhân dân lao động thuộc giai cấp vô sản trong con mắt thẩm mĩ của quần chúng, vô số thanh niên vì hai sắc hiệu này mà gù lưng lao động.
Mẹ tôi đến mũ cũng không đội, ngày nào cũng vui vẻ phơi mặt ngoài đồng làm lụng. Để cho việc rám nắng tiến hành nhanh hơn, hiệu quả cao hơn, trước khi lao động mẹ té nước lên mặt và cổ, để phơi nắng triệt để hơn.
Điều này rõ ràng là không khoa học.
Tuy vậy cuộc sống ở nông thôn không những đã thay đổi làn da của mẹ tôi, mà còn mang lại một định nghĩa khác cho cuộc sống tươi đẹp của mẹ. Trong nhịp sống lao động răm rắp theo khuôn khổ ấy, mẹ nhìn thấy được sau khi bỏ đi cảm giác làm việc như máy móc này, cuộc sống điền viên thực sự sẽ là niềm vui và sự thuần túy. “Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến nam sơn” không phải giả ý thơ nói chuyện binh trên giấy, ai cũng biết cầm bút lên làm thơ và cầm cuốc lên làm ruộng là hai việc hoàn toàn khác nhau. Một cô gái thành phố như mẹ tôi ở thời đại ấy cũng phải làm việc nhà giúp bố mẹ, từ nhỏ như rửa bát quét nhà đến lớn như làm than tổ ong, chẳng ai yếu đuối hơn ai. Vất vả và hạnh phúc trong cuộc sống nông thôn tỉ lệ thuận với nhau, với mẹ tôi mà nói đó là cuộc sống xứng đáng để vất vả.
Thành phố chúng tôi sinh sống mặc dù chưa tới mức tấc đất tấc vàng, nhưng để có một nông trường đối với những gia đình bình thường mà nói cũng hơi hão huyền. mẹ tôi không hề nản lòng, ở ban công rộng rãi bà trồng các loại cây cho phù hợp với đất đai, diện tích. Cứ đến mùa hè là ớt xanh từng chùm trĩu nặng cả cây, mướp đắng và dưa chuột ngủ say trên những giá đỡ đơn giản được làm bằng dây lưới cũ buộc lại. Năm ngoái gia đình tôi thu hoạch loạt khoai tây trồng trong chậu cảnh đầu tiên, trước khi ăn hết chúng, mẹ tôi xếp từng củ khoai tây từ nhỏ đến lớn thành một vòng tròn rồi chụp ảnh up lên weibo*, đặt tên là “Cuộc đời của khoai tây”.
*mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc.
Giấc mơ nông trường của mẹ tôi thực sự bắt đầu được thực hiện từ vài năm trước. Đơn vị bà công tác hơn hai mươi năm đối mặt với việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, công ty vất vả giải quyết hàng loạt việc lớn, khuyên các công nhân già hơn bốn mươi tuổi nên nghỉ hưu sớm. Tính thời gian làm việc của họ ra, sau đó tái cơ cấu, cấp bậc viên chức quá cao, giá thành nhân lực quá cao so với việc tuyển loạt người mới. Mẹ tôi hầu như không do dự gì mà xin nghỉ luôn. Sau khi cổ phần hóa, các đồng nghiệp đương chức phúc lợi dần tăng cao, còn mẹ tôi ngày ngày trồng cây tưới hoa lại là một thứ hạnh phúc khác.
Rau xanh trong bồn đẩy nứt đất chui ra, ngạo nghễ bò lên bàn ăn của bố mẹ tôi, bàn ăn của nhà tôi, bàn ăn của ông bà ngoại, thậm chí là bàn ăn của nhà bố mẹ chồng tôi. Mỗi ngày sớm tối tưới nước, định kì bón phân, bắt sâu không phải không vất vả, nhưng mẹ tôi thường nói bận rộn mà vui vẻ còn hơn nhàn nhã mà muộn phiền.
Sự khác biệt lớn nhất giữa lớp người thuộc thế hệ bố mẹ và chúng ta bây giờ chính là không bao giờ hối tiếc vì những gì mình đã bỏ ra. Bất kể đối với gia đình, đối với nhau hay với cuộc sống. Dốc hết sức vì nó, quên đi những sự lựa chọn khác, không có thu hoạch thì than phiền vài câu rồi vẫn tiếp tục cuộc sống.
Những năm tám mươi, hệ thống bưu cục và điện tín vẫn chưa tách riêng, mẹ tôi học xong trường bưu điện liền mặc đồng phục áo xanh bắt đầu cuộc sống của một nhân viên điện báo. Mẹ học trường kĩ thuật vì muốn sớm đi làm, để ông bà ngoại đỡ phải lo lắng, để cậu tôi có thể thi đại học, không ngờ sự lựa chọn “thứ cấp” này của mẹ tôi lại mang tới cho bà một công việc dù vất vả nhưng đãi ngộ tốt. Khi còn nhỏ, nghe mẹ kể về cuộc sống trước khi sinh tôi, mỗi lần phải làm đêm đúng dịp bố tôi đi công tác xa, mẹ đành vác bụng bầu đứng ở phố khuya đợi chuyến xe cuối cùng trong đêm đông lạnh giá. Mẹ vui vẻ nói: “Ngày đó mẹ mặc áo bông đồng phục như áo khoác quân đội, vừa dày lại vừa xanh, trên đầu còn đội một chiếc mũ to, đứng im không nhúc nhích nhìn như hòm thư, đi nhanh một chút nhìn như quả bóng”.
Chuyện dù vất vả đến mấy qua lời kể của mẹ tôi đều toát lên sự vui vẻ.
Tôi còn nhớ hồi nhỏ trong nhà có bày một tấm ảnh cũ của mẹ, gương mặt tròn tròn, mái tóc ngắn xoăn lộ ra dưới chiếc mũ đồng phục, khi cười đôi mắt cong cong như mảnh trăng non. Mẹ tôi trong tấm ảnh ấy béo hơn mẹ tôi bên ngoài nhiều, mũm mĩm đáng yêu lắm. Từ khi tôi nhớ được mọi chuyện, mẹ vẫn là người có thân hình gầy gò, mặc quần áo cỡ nhỏ nhất vẫn thấy rộng. Nghe nói năm đó bố tôi đi công tác Bắc Kinh muốn mua quần áo cho mẹ, kết quả chỉ có vào cửa hàng quần áo trẻ con mới tìm được size vừa với mẹ. Khi hỏi mẹ, mẹ nói sinh tôi xong người cứ gầy đi, cả quá trình hoàn toàn tự nhiên không hề có sự tác động của mẹ. Có thể thấy đằng sau mỗi một đứa trẻ nghịch ngợm là một người mẹ hao gầy từng ngày.
Tôi nhớ ngày bé mình không thích ăn cơm, cứ tới giờ cơm là trốn khỏi nhà, mẹ tôi bưng bát cơm đuổi khắp sân, hơn cả phim hành động; còn về những trò quỷ quái tôi đã từng bày ra từ hồi còn trẻ con chưa nhớ được chuyện gì, sau này bà ngoại kể lại mỗi lần một chuyện không trùng nhau, có thể tập hợp thành hài kịch mấy mùa.
Không nhớ rõ là năm nào, phân đội “tiểu phân đội hòm thư người” mẹ tôi trực thuộc cũng tách ra thành hai đơn vị. Khi ấy đơn vị mới muốn thành lập trường mẫu giáo công nhân, tin tốt này với mẹ tôi mà nói là cơ hội có thể công tư đều được chăm lo ổn thỏa. Mẹ nộp đơn xin đổi công việc, thi lại trường sư phạm học giáo dục mầm non. Tôi khi ấy ba bốn tuổi,, ngày ngày mở to mắt đợi mẹ từ trường về nhà mỗi cuối tuần, bà ngoại có lần nhìn thấy tôi một mình bò trên bàn đọc sách, “viết thư” cho mẹ như thật. Mẹ tôi vẫn giữ lại bức “thư” đầu tiên tôi viết, trên giấy viết thư kẻ ô toàn là những hình thù kì dị chấm chấm, vòng vòng, khoanh khoanh, chéo chéo, nhà ngôn ngữ học cũng chưa chắc đã hiểu được những nét vẽ lung tung của một đứa nhóc không biết viết. Nhưng bà ngoại tôi đến giờ vẫn kiên quyết, nhìn tôi lúc đó giống như đang ngồi nghiêm chỉnh viết nội dung gì đó, vốn không phải điệu bộ của một đứa trẻ vẽ lung tung.
Có lẽ trước khi biết đọc biết viết thì chúng ta đã sớm thân thuộc với thứ tình cảm ràng buộc không cần dùng ngôn ngữ để biểu đạt tồn tại trong cơ thể mình. Cảm giác ràng buộc này đồng thời còn thể hiện ở sự nghi ngờ của tôi về nguồn gốc của những đứa trẻ. Để giải thích nguồn gốc của những đứa trẻ với trẻ vị thành niên, nghe nói bố mẹ ở mỗi thời đại khác nhau đều có những đáp án tiêu chuẩn khác nhau: những đứa trẻ 8X được nhặt từ thùng rác về, những đứa trẻ 9X được khuyến mãi khi nạp tiền điện thoại, những đứa trẻ 2K được tải từ từ trên mạng về.
Hồi ấy tuy nhỏ nhưng tuổi nhưng tôi chưa bao giờ tin chuyện “nhặt về”.
Vì thế, khi tôi nói chuyện với mẹ không khí hài hước luôn ngập tràn.
Tôi: “Mẹ, con từ đâu tới?”.
Mẹ: “Nhặt về. Nhặt trong thùng rác ở bệnh viện thứ ba chếch bên kia đường, biết chưa?”.
Tôi: “Hứ”.
Mẹ: “Con thấy đấy, chính là cái thùng rác ở cạnh cửa lớn, lần nào đưa con đi tiêm cũng phải đi qua đấy”.
Tôi: “Lúc mẹ nhặt con về là sáng hay tối?”.
Mẹ: “Buổi sáng”.
Tôi: “Mẹ nói dối, bố con bảo là buổi tối”.
Mẹ: “Bố con nhớ nhầm đấy. Trí nhớ của bố con có phải con không biết đâu, bộ phim truyền hình xem cả trăm lần vẫn bảo chưa xem”.
Tôi: “Vậy sao chú X cứ bảo con giống mẹ?”.
Mẹ: “Cái gì chứ, chú X bảo con giống bố mà”.
Tôi: “Con được nhặt về sao lại giống bố?”.
Mẹ: “… Cái con nhóc này còn biết gài bẫy mẹ nữa?”.
Khi ấy mặc dù biết mình không phải được nhặt về nhưng từ vựng chưa đủ, không hiểu “gài bẫy” là gì, nên tôi đã thực sự lo lắng rất lâu.
Tôi vội vàng bật dậy, xuống giường, mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt, mở cửa ra đã thấy mẹ tôi đeo kính râm, tóc xoăn lọn nhỏ xõa tung ra. Hiếm hoi lắm mới thấy mẹ buông tóc dài, khuôn mặt nhìn nhỏ hơn bình thường một chút. Tay mẹ xách một cái túi bảo vệ môi trường lớn, bên trong đựng rau xanh trồng ở chậu tự sản xuất ở ban công, lúc bước vào có mùi thơm của dầu gội đầu phảng phất tỏa ra.
“Đều tại bố con, sáng sớm đi thi nhất định phải lôi mẹ đi cùng, đầu tóc gội còn chưa khô đã phải đi rồi”. Mẹ vừa nói vừa mở túi lấy từng loại ra giải thích cho tôi về mức độ tươi ngon của từng loại rau và gợi ý thời gian sử dụng, còn nói cả thực đơn để tôi tham khảo, ngay cả chủ hàng rau ngoài chợ cũng không chuyên nghiệp thế này.
Ước mơ của mẹ tôi là mở một nông trường, trồng các loại rau xanh, đón nắng mặt trời.
Ai cũng nói mở nông trường là ước mơ của những người chưa từng làm nông nghiệp, mẹ tôi là ngoại lệ. Mẹ tôi lớn lên trong khuôn viên của đơn vị, từ nhỏ người nhỏ nhắn, làn da trắng trẻo, nhìn ảnh mẹ hồi còn trẻ, bắp tay và chân có thể vắt ra nước như ngó sen. Sau khi tốt nghiệp trung học xong bà về nông thôn và ở đó cho tới trước giải phóng. Mới ra ruộng đồng, những đứa trẻ thành phố thường khiến người khác gai mắt, luôn có người nhìn thấy liền châm chọc mấy cô gái da trắng trẻo là “Tiểu thư được nuông chiều của giai cấp tư sản”. Những lời đàm tiếu bao giờ cũng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, làm cho thế hệ thanh niên cần cù chăm chỉ vô cùng lo lắng. Cơ bắp rám nắng lấm lem dầu mỡ trở thành tiêu chí đầy vinh quang của nhân dân lao động thuộc giai cấp vô sản trong con mắt thẩm mĩ của quần chúng, vô số thanh niên vì hai sắc hiệu này mà gù lưng lao động.
Mẹ tôi đến mũ cũng không đội, ngày nào cũng vui vẻ phơi mặt ngoài đồng làm lụng. Để cho việc rám nắng tiến hành nhanh hơn, hiệu quả cao hơn, trước khi lao động mẹ té nước lên mặt và cổ, để phơi nắng triệt để hơn.
Điều này rõ ràng là không khoa học.
Tuy vậy cuộc sống ở nông thôn không những đã thay đổi làn da của mẹ tôi, mà còn mang lại một định nghĩa khác cho cuộc sống tươi đẹp của mẹ. Trong nhịp sống lao động răm rắp theo khuôn khổ ấy, mẹ nhìn thấy được sau khi bỏ đi cảm giác làm việc như máy móc này, cuộc sống điền viên thực sự sẽ là niềm vui và sự thuần túy. “Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến nam sơn” không phải giả ý thơ nói chuyện binh trên giấy, ai cũng biết cầm bút lên làm thơ và cầm cuốc lên làm ruộng là hai việc hoàn toàn khác nhau. Một cô gái thành phố như mẹ tôi ở thời đại ấy cũng phải làm việc nhà giúp bố mẹ, từ nhỏ như rửa bát quét nhà đến lớn như làm than tổ ong, chẳng ai yếu đuối hơn ai. Vất vả và hạnh phúc trong cuộc sống nông thôn tỉ lệ thuận với nhau, với mẹ tôi mà nói đó là cuộc sống xứng đáng để vất vả.
Thành phố chúng tôi sinh sống mặc dù chưa tới mức tấc đất tấc vàng, nhưng để có một nông trường đối với những gia đình bình thường mà nói cũng hơi hão huyền. mẹ tôi không hề nản lòng, ở ban công rộng rãi bà trồng các loại cây cho phù hợp với đất đai, diện tích. Cứ đến mùa hè là ớt xanh từng chùm trĩu nặng cả cây, mướp đắng và dưa chuột ngủ say trên những giá đỡ đơn giản được làm bằng dây lưới cũ buộc lại. Năm ngoái gia đình tôi thu hoạch loạt khoai tây trồng trong chậu cảnh đầu tiên, trước khi ăn hết chúng, mẹ tôi xếp từng củ khoai tây từ nhỏ đến lớn thành một vòng tròn rồi chụp ảnh up lên weibo*, đặt tên là “Cuộc đời của khoai tây”.
*mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc.
Giấc mơ nông trường của mẹ tôi thực sự bắt đầu được thực hiện từ vài năm trước. Đơn vị bà công tác hơn hai mươi năm đối mặt với việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, công ty vất vả giải quyết hàng loạt việc lớn, khuyên các công nhân già hơn bốn mươi tuổi nên nghỉ hưu sớm. Tính thời gian làm việc của họ ra, sau đó tái cơ cấu, cấp bậc viên chức quá cao, giá thành nhân lực quá cao so với việc tuyển loạt người mới. Mẹ tôi hầu như không do dự gì mà xin nghỉ luôn. Sau khi cổ phần hóa, các đồng nghiệp đương chức phúc lợi dần tăng cao, còn mẹ tôi ngày ngày trồng cây tưới hoa lại là một thứ hạnh phúc khác.
Rau xanh trong bồn đẩy nứt đất chui ra, ngạo nghễ bò lên bàn ăn của bố mẹ tôi, bàn ăn của nhà tôi, bàn ăn của ông bà ngoại, thậm chí là bàn ăn của nhà bố mẹ chồng tôi. Mỗi ngày sớm tối tưới nước, định kì bón phân, bắt sâu không phải không vất vả, nhưng mẹ tôi thường nói bận rộn mà vui vẻ còn hơn nhàn nhã mà muộn phiền.
Sự khác biệt lớn nhất giữa lớp người thuộc thế hệ bố mẹ và chúng ta bây giờ chính là không bao giờ hối tiếc vì những gì mình đã bỏ ra. Bất kể đối với gia đình, đối với nhau hay với cuộc sống. Dốc hết sức vì nó, quên đi những sự lựa chọn khác, không có thu hoạch thì than phiền vài câu rồi vẫn tiếp tục cuộc sống.
Những năm tám mươi, hệ thống bưu cục và điện tín vẫn chưa tách riêng, mẹ tôi học xong trường bưu điện liền mặc đồng phục áo xanh bắt đầu cuộc sống của một nhân viên điện báo. Mẹ học trường kĩ thuật vì muốn sớm đi làm, để ông bà ngoại đỡ phải lo lắng, để cậu tôi có thể thi đại học, không ngờ sự lựa chọn “thứ cấp” này của mẹ tôi lại mang tới cho bà một công việc dù vất vả nhưng đãi ngộ tốt. Khi còn nhỏ, nghe mẹ kể về cuộc sống trước khi sinh tôi, mỗi lần phải làm đêm đúng dịp bố tôi đi công tác xa, mẹ đành vác bụng bầu đứng ở phố khuya đợi chuyến xe cuối cùng trong đêm đông lạnh giá. Mẹ vui vẻ nói: “Ngày đó mẹ mặc áo bông đồng phục như áo khoác quân đội, vừa dày lại vừa xanh, trên đầu còn đội một chiếc mũ to, đứng im không nhúc nhích nhìn như hòm thư, đi nhanh một chút nhìn như quả bóng”.
Chuyện dù vất vả đến mấy qua lời kể của mẹ tôi đều toát lên sự vui vẻ.
Tôi còn nhớ hồi nhỏ trong nhà có bày một tấm ảnh cũ của mẹ, gương mặt tròn tròn, mái tóc ngắn xoăn lộ ra dưới chiếc mũ đồng phục, khi cười đôi mắt cong cong như mảnh trăng non. Mẹ tôi trong tấm ảnh ấy béo hơn mẹ tôi bên ngoài nhiều, mũm mĩm đáng yêu lắm. Từ khi tôi nhớ được mọi chuyện, mẹ vẫn là người có thân hình gầy gò, mặc quần áo cỡ nhỏ nhất vẫn thấy rộng. Nghe nói năm đó bố tôi đi công tác Bắc Kinh muốn mua quần áo cho mẹ, kết quả chỉ có vào cửa hàng quần áo trẻ con mới tìm được size vừa với mẹ. Khi hỏi mẹ, mẹ nói sinh tôi xong người cứ gầy đi, cả quá trình hoàn toàn tự nhiên không hề có sự tác động của mẹ. Có thể thấy đằng sau mỗi một đứa trẻ nghịch ngợm là một người mẹ hao gầy từng ngày.
Tôi nhớ ngày bé mình không thích ăn cơm, cứ tới giờ cơm là trốn khỏi nhà, mẹ tôi bưng bát cơm đuổi khắp sân, hơn cả phim hành động; còn về những trò quỷ quái tôi đã từng bày ra từ hồi còn trẻ con chưa nhớ được chuyện gì, sau này bà ngoại kể lại mỗi lần một chuyện không trùng nhau, có thể tập hợp thành hài kịch mấy mùa.
Không nhớ rõ là năm nào, phân đội “tiểu phân đội hòm thư người” mẹ tôi trực thuộc cũng tách ra thành hai đơn vị. Khi ấy đơn vị mới muốn thành lập trường mẫu giáo công nhân, tin tốt này với mẹ tôi mà nói là cơ hội có thể công tư đều được chăm lo ổn thỏa. Mẹ nộp đơn xin đổi công việc, thi lại trường sư phạm học giáo dục mầm non. Tôi khi ấy ba bốn tuổi,, ngày ngày mở to mắt đợi mẹ từ trường về nhà mỗi cuối tuần, bà ngoại có lần nhìn thấy tôi một mình bò trên bàn đọc sách, “viết thư” cho mẹ như thật. Mẹ tôi vẫn giữ lại bức “thư” đầu tiên tôi viết, trên giấy viết thư kẻ ô toàn là những hình thù kì dị chấm chấm, vòng vòng, khoanh khoanh, chéo chéo, nhà ngôn ngữ học cũng chưa chắc đã hiểu được những nét vẽ lung tung của một đứa nhóc không biết viết. Nhưng bà ngoại tôi đến giờ vẫn kiên quyết, nhìn tôi lúc đó giống như đang ngồi nghiêm chỉnh viết nội dung gì đó, vốn không phải điệu bộ của một đứa trẻ vẽ lung tung.
Có lẽ trước khi biết đọc biết viết thì chúng ta đã sớm thân thuộc với thứ tình cảm ràng buộc không cần dùng ngôn ngữ để biểu đạt tồn tại trong cơ thể mình. Cảm giác ràng buộc này đồng thời còn thể hiện ở sự nghi ngờ của tôi về nguồn gốc của những đứa trẻ. Để giải thích nguồn gốc của những đứa trẻ với trẻ vị thành niên, nghe nói bố mẹ ở mỗi thời đại khác nhau đều có những đáp án tiêu chuẩn khác nhau: những đứa trẻ 8X được nhặt từ thùng rác về, những đứa trẻ 9X được khuyến mãi khi nạp tiền điện thoại, những đứa trẻ 2K được tải từ từ trên mạng về.
Hồi ấy tuy nhỏ nhưng tuổi nhưng tôi chưa bao giờ tin chuyện “nhặt về”.
Vì thế, khi tôi nói chuyện với mẹ không khí hài hước luôn ngập tràn.
Tôi: “Mẹ, con từ đâu tới?”.
Mẹ: “Nhặt về. Nhặt trong thùng rác ở bệnh viện thứ ba chếch bên kia đường, biết chưa?”.
Tôi: “Hứ”.
Mẹ: “Con thấy đấy, chính là cái thùng rác ở cạnh cửa lớn, lần nào đưa con đi tiêm cũng phải đi qua đấy”.
Tôi: “Lúc mẹ nhặt con về là sáng hay tối?”.
Mẹ: “Buổi sáng”.
Tôi: “Mẹ nói dối, bố con bảo là buổi tối”.
Mẹ: “Bố con nhớ nhầm đấy. Trí nhớ của bố con có phải con không biết đâu, bộ phim truyền hình xem cả trăm lần vẫn bảo chưa xem”.
Tôi: “Vậy sao chú X cứ bảo con giống mẹ?”.
Mẹ: “Cái gì chứ, chú X bảo con giống bố mà”.
Tôi: “Con được nhặt về sao lại giống bố?”.
Mẹ: “… Cái con nhóc này còn biết gài bẫy mẹ nữa?”.
Khi ấy mặc dù biết mình không phải được nhặt về nhưng từ vựng chưa đủ, không hiểu “gài bẫy” là gì, nên tôi đã thực sự lo lắng rất lâu.
Bình luận truyện