Con Của Quỷ
Chương 58: Cổ mạn đồng
Cổ mạn đồng, tên tiếng Thái là Kuman Thong (กุมาร ทอง), là thánh vật có lịch sử hơn một trăm năm ở Đông Nam Á, cũng được gọi là "Kim đồng tử" hoặc "Phật đồng tử", dùng nguyên liệu khác nhau chế tạo thành hình dáng trẻ con, sau đó được cao tăng hoặc pháp sư thêm linh hồn đứa bé bị sẩy thai hoặc chết bất ngờ vào ở trong đó.
Cổ mạn đồng được thiện nhân sĩ cung dưỡng, nhằm bảo vệ gia đình. Người cung dưỡng cũng vì cung dưỡng cổ mạn đồng mà tích phúc cho mình và hậu thế. Cổ mạn đồng lấy hương khói là thức ăn chính, trời sinh tính lương thiện.
Cổ mạn đồng và nuôi tiểu quỷ là khác nhau.
- Cổ mạn đồng: mỗi một pho tượng cổ mạn được sư phụ khai quang đều cần thuật pháp cao thâm, sau đó sẽ có linh hồn tự nguyện trở thành "cổ mạn đồng" tiến vào, đồng thời có pháp lực thần kỳ chiếu cố và giúp đỡ người cung dưỡng, giúp người cung dưỡng được an cư lạc nghiệp, mong muốn được như nguyện. Chế tạo cổ mạn đồng ngoại trừ cần có thái độ nghiêm túc, thì sư phụ chế tạo phải tĩnh tọa dùng công lực cao thâm khẩn cầu bốn thứ nguyên không gian đưa linh hồn trẻ con vào chiếm giữ khuôn mẫu cổ mạn đồng, người cung dưỡng cũng cần không vi phạm luật phật luật pháp mới được cung dưỡng cổ mạn đồng, cổ mạn đồng cũng phải dùng pháp lực của mình để tạo phúc cho nhân loại, tích công đức, để kiếp sau được luân hồi tái sinh làm người hoặc làm tiên làm thần.
- Nuôi tiểu quỷ: là pháp sư đốt phù nguyền rủa khiến linh hồn trẻ con đi theo, đã từng nghe nói rằng, có pháp sư thi pháp bùa chú lên cổng chính, đợi phụ nữ có thai đi qua cổng lập tức sinh non, lúc này pháp sư lại thu phục linh hồn của đứa trẻ sinh non để dùng, phương pháp này khác hoàn toàn với việc chế tạo cổ mạn đồng, hiểu đơn giản thì là linh hồn trong cổ mạn đồng là tự nguyện đến làm cổ mạn đồng, lòng từ bi chính là điểm xuất phát. Còn nuôi tiểu quỷ lại là dùng thuật giam cầm, giam linh hồn trẻ con để tùy tiện sai bảo.
--------------------------------------------
So với A Hoàng béo, thì Đông Sinh có nghị lực hơn nhiều, dù nóng dù lạnh thế nào cũng đi luyện, sáng mỗi ngày khi trời còn chưa sáng thì đã dậy đến sân thể dục chạy bộ, đánh quyền, luyện kiếm, cho dù ngày nào cậu cũng bọc kín như quả cầu thì cũng là quả cầu đẹp trai.
Đến mùa đồng, hầu như ai cũng dậy muộn, Đông Sinh trở thành người đến căn tin trường sớm nhất. Người đẹp trai thì không mặc nhiều như Đông Sinh, người mặc nhiều lại không đẹp trai như Đông Sinh, không trách các chú các bác các dì trong căn tin có ấn tượng rất sâu về cậu.
"Đông Sinh, hôm nay cháu lại đến đầu tiên rồi, ăn bánh bao hay mì sợi vậy?". Bây giờ trẻ con đều được người nhà chiều đến lười nhác, dậy sớm hàng ngày như Đông Sinh không có nhiều, phải được chăm kỹ.
Ngửi được mùi thức ăn, mắt Đông Sinh sáng hơn bình thường một chút, "Cháu lấy ba lượng mì thịt bò, thêm sáu cái bánh bao cải thảo, sáu quả trứng kho".
"Nấu cho Đông Sinh ba lượng mì thịt bò", bởi vì ô bán mì và bán bánh bao màn thầu không ở cùng một nơi, bác gái liền hô lớn về phía phòng bếp, nghe thấy tiếng đáp lại, bác gái liền lấy bánh bao cho Đông Sinh, bánh bao vừa ra lò nóng hôi hổi, bác gái nhanh tay chọn sáu cái thiệt lớn cho cậu, trứng kho cũng là chọn quả to nhất, "Lại mua bữa sáng cho đám lười phòng cháu à, cháu đó, đừng có chiều bọn chúng vậy, nhìn chúng lười biếng chưa kìa".
Đông Sinh cầm cái túi mà bác gái đưa cho, khóe miệng lộ lúm đồng điếu nho nhỏ, "Cám ơn dì".
Bác gái sửng sốt, nói với bác gái đang làm việc bên cạnh, "Đứa bé này cười lên đúng là rất đẹp trai, nếu tôi mà trẻ đi mấy chục tuổi chắc chắn sẽ mê mẩn đầu óc choáng váng".
"Tôi thấy bây giờ bà choáng đầu rồi đấy". Bác kia trêu chọc cười nói, "Đông Sinh sau này cháu cười nhiều vào, đừng có nghiêm mặt cả ngày thế, bây giờ không phải đang thịnh hành cái, cái gì ấy nhỉ...".
"Chàng trai ấm áp. Đông Sinh của chúng ta ngày nào cũng mua bữa sáng cho bạn cùng phòng, vốn là một chàng trai ấm áp rồi".
Lúc các bác gái nói chuyện rôm rả, mì sợi của Đông Sinh đã nấu xong, các chú trong phòng bếp lại càng bất công hơn, ba lượng mì thịt bò của Đông Sinh ít nhất cũng bằng nửa cân của người khác, mì thịt bò của người khác đều là vụn thịt, có thể ăn được hai ba miếng thịt bò đầy đủ đã tính gặp may rồi, bát mì thịt bò của Đông Sinh thì sao, trên đó đều là từng miếng từng miếng thịt bò lớn, vun đầy lên, đúng chuẩn mì thịt bò.
Vì bát mì thịt bò này, Đông Sinh có động lực dậy sớm mỗi ngày.
Ăn mì xong, lại gặm thêm hai cái bánh bao và hai quả trứng kho, Đông Sinh nấc nhỏ một tiếng rồi mang bữa sáng của Lương Kiện và Dư Đồng về phòng, lúc này, trong căn tin mới bắt đầu có sinh viên đi đến.
Dư Đồng đã dậy rửa mặt, Lương Kiện tỉnh rồi vẫn nằm nhoài trên giường không muốn ngồi dậy. Vương Xuyên từ sau lễ quốc khánh cũng ít khi trở về phòng, còn dần mang hết sách giáo khoa để trong phòng đi, không biết Lương Kiện nghe được ở đâu là Vương Xuyên có quen bạn gái ở trường khác, bây giờ hai người đang thuê phòng ở ngoài.
Vương Xuyên không ở phòng ngủ, mọi người đều vui mừng thoải mái, bởi vậy thỉnh thoảng có kiểm tra phòng thì đám Lương Kiện đều nghĩ cách giấu giùm cậu ta.
Ngửi được mùi bánh bao và trứng kho, cuối cùng Lương Kiện cũng tìm thấy động lực rời giường, vội vàng rửa mặt xong, cầm lấy bánh bao ngồm ngoàm, cả miệng đều là nhân bánh thơm ngào ngạt, "Đông tể, cậu khai thật đi, cậu và dì ở căn tin có phải là họ hàng không, sao mỗi lần cậu đi mua bánh bao đều là những cái lớn như vậy, nhân cũng có đầy đủ luôn, mỗi lần ông đây mua bánh bao thì vỏ sắp bằng tường thành, không cầm kính lúp thì không thấy được nhân ở đâu!".
"Liên quan đến nhân phẩm". Dư Đồng đã ăn bánh bao xong, bắt đầu bóc vỏ trứng kho. Á Nhàn đã biến mất được một hai tháng, Dư Đồng cũng dần thoát khỏi nỗi buồn mất mát, nhưng lại nghiêm túc với việc học hơn so với lúc vừa vào trường nhiều, không có việc gì thì ngâm mình trong thư viện, có xu thế phát triển theo hướng học bá.
Dư Đồng vừa nói xong, Li Vẫn nằm sấp trên đầu cậu nghịch ngợm thè lưỡi với Lương Kiện, giả làm mặt quỷ.
Không tính Vương Xuyên, so sánh ba người trong phòng ngủ hiện giờ thì Li Vẫn thích Dư Đồng nhất, không có việc gì thì nằm trên đầu Dư Đồng, nếu được Đông Sinh đồng ý thì nó còn có thể ra ngoài tản bộ với Dư Đồng. Nhưng sau khi oán linh lệ quỷ hợp thành một thể với Li Vẫn bị Đông Sinh xua tan, thì Li Vẫn cũng bị thương nặng, linh thể vô cùng yếu ớt, phần lớn thời gian chỉ có thể nằm trong tượng khắc gỗ ngủ say.
Từ sau khi Á Nhàn biến mất, Li Vẫn liền không hợp với Lương Kiện. Có Đông Sinh ở đó thì nó không dám làm gì Lương Kiện, nhiều nhất cũng chỉ là làm mặt quỷ thôi, còn nếu Đông Sinh không ở, nó sẽ đánh bạo trêu chọc Lương Kiện. Ví dụ như lúc Lương Kiện đi ngủ sẽ gãi gãi lòng bàn chân cậu ta, giật tóc, Lương Kiện muốn uống nước lạnh thì nó biến thành nước ấm, muốn uống nước ấm thì biến thành nước lạnh, mọi việc cũng chỉ là mấy trò đùa dai nho nhỏ.
Mới đầu Lương Kiện còn không biết là có chuyện gì, sau mới biết là Li Vẫn đang giở trò, nhưng cũng không để ý. Nhưng thỉnh thoảng cậu ta cố ý mách Đông Sinh dọa Li Vẫn, cho dù Đông Sinh không thực sự làm gì nó, nhưng đến bây giờ Li Vẫn vẫn rất sợ Đông Sinh. Mỗi lần Lương Kiện mách thì Li Vẫn sẽ thành thật mấy ngày.
Tất nhiên, cũng có lúc Li Vẫn thân thiết với Lương Kiện.
Thời gian nó ở trong phòng ký túc xa, nhiều hơn thời gian nó đi bên ngoài rất nhiều.
Đúng lúc trời dần lạnh, Lương Kiện cũng bắt đầu trạch trong phòng. Bình thường chỉ cần không có tiết thì Lương Kiện cứ thích nằm lỳ trong phòng chơi di động, chơi LOL một chút. Li Vẫn có lòng hiếu kỳ rất mạnh, mỗi lần đến lúc này, nó liền thích nằm trên đầu Lương Kiện xem, thấy Lương Kiện chơi tốt nó vui mừng nhếch miệng, nếu Lương Kiện mà bị KO, nó liền tức giận đập đập cái đuôi béo.
Theo mặt nào đó mà nói, Li Vẫn và Lương Kiện như một đôi bạn ấu trĩ chuyên chọc nhau.
Lương Kiện lườm mắt xem thường Dư Đồng, "Có giỏi thì ngày nào đó cậu mua được mấy cái bánh bao giống vầy đi, béo gia tôi sẽ phục cậu. Đúng rồi, hôm nay thứ sáu, hai ngày tiếp theo các cậu có bận gì không? Nếu không thì đến nhà tôi chơi, mẹ tôi rất muốn gặp các cậu".
Chuyện trong nhà ma, còn có chuyện của Đông Sinh, Lương Kiện đều chưa nói với người nhà, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến việc cậu ta khoe khoang với ba mẹ mình là mình quen được hai người anh em rất trượng nghĩa lại lợi hại. Ba mẹ Lương Kiện đều rất tin mắt nhìn người của con mình, bọn họ biết Đông Sinh và Dư Đồng không phải người ở đây, nên bảo Lương Kiện vào cuối tuần hẹn hai người đến nhà chơi. Bọn họ cũng rất tò mò về Đông tể được con trai khoe là không gì không làm được như thế nào.
Dư Đồng nhét trứng kho đã bóc vỏ xong vào miệng, "Tuần này không được, câu lạc bộ đi tham gia cuộc thi hùng biện, vì cuộc thi này mà chuẩn bị hơn tháng trời, nếu tôi mà chạy thì hội trưởng sẽ xé xác tôi ra mất".
Đông Sinh cũng chậm rãi nói: "Tôi phải đi xem triển lãm tranh, rồi còn đến làm công ích ở cô nhi viện nữa".
"Được rồi, chờ khi nào các cậu rảnh thì tính sau, nhưng trước năm mới dù thế nào cũng phải đi về với tôi đấy. Tôi nói cho các cậu nghe, thái hậu nhà tôi có trình độ nấu ăn cấp đại sư đấy, có bí phương tổ truyền, chính mồm bà ấy nói, dù các cậu đến lúc nào thì bà ấy đều sẽ tự mình xuống bếp! Để tôi nói cho các cậu nghe, ba tôi với tôi quanh năm suốt tháng cũng không được đãi ngộ tốt thế này mấy lần đâu, không đi chắc chắn sau này các cậu sẽ hối hận".
Không cần sau này, Đông tể cật hóa lúc này đã hơi hối hận rồi.
Cậu ăn rất nhiều thịt khô, đồ ăn vặt mà Lương Kiện mang từ nhà đến, hương vị đó đúng là không mua được ở ngoài.
Đồ ngon thì thường có, mà triển lãm tranh thì lại không. Đông Sinh do dự một lúc, cuối cùng vẫn kiên định theo kế hoạch trước đó.
Lần này Đông Sinh đến một cuộc triển lãm tranh công ích, do thanh hiệp của hơn mười trường đại học bắt tay nhau tổ chức, các tác phẩm trong triển lãm đều là tác phẩm của các học sinh ưu tú của khoa mỹ thuật trong các trường, chỉ trưng bày một tuần, sau khi kết thúc triển lãm, các tác phẩm hội họa sẽ được niêm giá bán công khai, số tiền bán được sẽ quyên góp cho cô nhi viện ở thủ đô, tài trợ chi phí phẫu thuật cho những đứa trẻ bị bệnh tật bẩm sinh.
* Thanh hiệp: tên viết tắt của Hiệp hội thanh niên tình nguyện.
Thứ bảy là ngày trưng bày cuối cùng, buổi chiều sẽ tổ chức bán công khai.
Đông Sinh là một hội viên của thanh hiệp, nhưng buổi triển lãm tranh lần này đều do các đàn anh đàn chị năm trên phụ trách, năm dưới như bọn họ chủ yếu là đến cuối tuần sẽ đi làm công ích trong cô nhi viện, giao lưu vui chơi với các bé trong đó.
Tác phẩm trong buổi triển lãm tranh công ích, tất nhiên không bằng những bức tranh trong các buổi triển lãm của những họa sĩ nổi tiếng, trong các buổi bán đấu giá vân vân, đủ tiêu chuẩn, nhưng cũng có không ít riêng biệt khiến người ta kinh diễm.
Chẳng mấy chốc mà Đông Sinh đã móc ra mười nghìn, mua khoảng chừng năm bức tranh cậu thấy không tệ lắm. Trong phòng ký túc xá thì diện tích không đủ lớn để treo những bức tranh này, nên Đông Sinh đành tạm thời để trong nhà Trịnh Quân Diệu, chờ đến kỳ nghỉ đông rồi nghĩ cách mang về nhà.
"Đông tể, tui bảo cậu mua di động cho tui mà cậu không cho, thế mà lại mua mấy thứ vô dụng này! Tiêu tiền bừa bãi! Bại gia!". A Hoàng thấy những bức tranh kia liền xù lông.
Khó có lúc Đông Sinh hơi chột dạ nói: "Không phải là tiêu tiền bừa bãi, mà là đầu tư, hơn nữa còn là làm việc thiện tích đức".
"Cái rắm ấy, dù cậu có mua nhiều tranh đi nữa thì cậu vẫn cứ vẽ xấu như vậy! Chẳng dùng để làm gì cả". A Hoàng không dễ lừa như vậy.
Đông Sinh quyết định không cãi nhau với con mèo ngốc không có chút cảm nhận nghệ thuật này, cẩn thận mở bọc tranh ra, bày tranh từ từ thưởng thức. A Hoàng tức giận giơ chân ở bên cạnh, cậu lại chẳng thèm nhìn nó một cái.
Đông Sinh vừa đến được một lúc, Trịnh Quân Diệu đã xong việc về nhà. Buổi chiều anh nhận được tin nhắn của Đông Sinh, biết cậu muốn đến nhà, anh liền từ chối xã giao buổi tối, về thẳng nhà luôn.
Trên đường về, anh đặc biệt đi mua bánh đào cung đình cho Đông Sinh. Nể mặt bánh đào, A Hoàng tạm thời không cãi nhau (một mình) với Đông Sinh. Thực ra là bị nhét đầy mồm, muốn ầm ĩ cũng không có rảnh mà nói.
Trịnh Quân Diệu vẫn có đầu tư vào nghệ thuật, hội họa cũng là một trong số đó. Rất nhiều người không hiểu, vì sao một bức tranh nhìn chẳng có gì đặc biệt lại có thể bán ra với cái giá trên trời như mấy triệu, mấy chục triệu. Nghệ thuật, danh tiếng của tác giả tất nhiên là quan trọng, nhưng phía sau chủ yếu là tài chính.
Đầu tư vào nghệ thuật là một lĩnh vực rất sâu, xen vào bừa bãi thì bù tiền là chuyện như cơm bữa.
Mới đầu khi Trịnh Quân Diệu đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật cũng phải trả học phí, mặc kệ là đồ thật giả ưu khuyết, hoàn toàn là vì thủ đoạn lăng xê và hướng đi của thị trường.
Ông ngoại của Trịnh Quân Diệu thuộc tầng lớp tri thức của thế hệ trước, sinh ra trong nhà giàu có, có mắt đánh giá không tầm thường chút nào. Trịnh Quân Diệu được hun đúc từ cuộc sống và giáo dục từ nhỏ, hơn nữa từ khi đặt chân vào đầu tư nghệ thuật, anh đã đặc biệt khổ công học không ít thứ, nên mắt đánh giá cũng không tầm thường.
Nói dăm ba câu, Trịnh Quân Diệu đã nói những ưu khuyết của mấy bức tranh Đông Sinh mua về, từ kết cấu đến phối hợp màu sắc rồi kỹ thuật hội họa, Đông Sinh nghe mà gật đầu liên tục.
"... Lúc tôi ở nước M đã sưu tầm rất nhiều tranh, còn có một ít quốc họa nữa, phong cách nào cũng có, nếu sau này có thời gian cậu có muốn đi xem cùng tôi không?".
Thật ra so với thưởng thức tác phẩm hội họa của người khác, Đông Sinh thích tự mình vẽ hơn, nhưng, cậu vẫn không chút do dự gật đầu ngay. A Hoàng nuốt bánh đào trong miệng, cọ cọ bên cạnh Đông Sinh, hoàn toàn quên mất lúc nãy vừa quở trách Đông Sinh, mặt mèo béo đầy nịnh nọt, "Mang tui đi cùng zới, tui chưa từng ra nước ngoài lần nào, meo meo". Trong đầu A Hoàng đã hiện lên đủ mọi kiểu ảnh phố, ảnh tạo dáng, ảnh seo-phi, nghĩ mà thấy sướng.
Một tay A Hoàng đẩy "mặt màn thầu nướng" của A Hoàng ra, "Đừng có mơ".
Sáng sớm hôm sau, Trịnh Quân Diệu lái xe chở Đông Sinh đến trường, nhìn cậu hội hợp với mấy bạn học trong thanh hiệp, anh mới lưu luyến lái xe đi. Trên đường về, anh liền gọi cho cấp dưới, giấu tên quyên góp một triệu cho cô nhi viện mà hôm nay Đông Sinh đi công ích.
Mẹ Trịnh Quân Diệu trước đây cũng rất thích làm từ thiện, từng nhiều lần lấy tên con trai quyên góp cho quỹ từ thiện, hoạt động tình nguyện. Chịu ảnh hưởng của mẹ, sau khi Trịnh Quân Diệu chiếm được một vùng trời ở nước ngoài liền tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện, ở trong những hoạt động này, Trịnh Quân Diệu đã có thêm rất nhiều mối quan hệ, đây là điều anh chưa từng nghĩ đến khi tham gia.
Những đứa trẻ trong cô nhi viện hầu hết đều là bị bỏ rơi, và đa số đều có bệnh dị tật bẩm sinh, có vài bé có thể phẫu thuật và chữa trị là khỏi, nhưng có những bé lại là bệnh suốt đời.
Điều kiện nhận nuôi trẻ em trong nước rất nghiêm khắc, rất nhiều người thà mua trẻ em trong tay bọn buôn người, chứ không muốn đến những cô nhi viện, nhà tình thương để nhận nuôi đứa trẻ có bệnh dị tật.
Điều kiện cô nhi viện ở thủ đô rất tốt, đủ mọi thiết bị, quốc gia cũng rất hào phóng, xã hội quyên góp nhiều, giúp những đứa trẻ bị cha mẹ người nhà bỏ rơi có thể sống cuộc sống đầy đủ.
Đám trẻ rất thích chơi với các anh các chị trong thanh hiệp, nghe các anh chị kể chuyện cổ tích, nhưng không phải bé nào cũng có thể trò chuyện được với người khác. Bé Nha Nha mà hiện giờ Đông Sinh đang ngồi cùng mắc bệnh tự kỷ rất nặng, bé hầu như không nói gì, cứ cầm bút sáp mày vẽ vẽ vẽ trong vở. Đông Sinh cũng không thích nói chuyện, yên lặng ngồi bên nhìn bé vẽ, thỉnh thoảng còn chỉ vài thứ cho Nha Nha, mới đầu đứa bé kia hoàn toàn không để ý đến cậu, sau đó lại nghe một vài lời cậu nói.
Khi Đông Sinh đi đã nhét không ít đồ ăn vặt trong ba lô, lúc Nha Nha đang vẽ, cậu liền lấy đồ ăn vặt ra chia sẻ với bé, chờ đến chiều tối, lúc mọi người sắp đi, Nha Nha lại chủ động đưa cho Đông Sinh một bức tranh, khiến dì chăm sóc bé chậc chậc thấy lạ.
Nha Nha chỉ mới năm sáu tuổi, nhưng nhìn còn nhỏ hơn những đứa bé cùng tuổi, bức tranh bé đưa cho Đông Sinh có đường vẽ rất hỗn loạn, chủ yếu dùng màu đỏ đen, vừa nhìn sẽ khiến người ta thấy rất áp lực rất khó chịu.
Thấy Đông Sinh nhét tranh vào trong ba lô, đôi mắt Nha Nha mở thật to hiện lên chút thất vọng, nhưng rất nhanh lại biến về vẻ ngơ ngác không sự sống.
Sau khi rời khỏi cô nhi viện, vừa mới lên xe được một lúc, Lương Kiện liền gọi đến, giọng cậu ta nghe rất hoảng sợ, "Đông tể, tôi, tôi hình như bị thứ không sạch sẽ quấn lên, làm, làm sao bây giờ?".
"Bây giờ cậu ở đâu?".
"Tôi ở, ở trong phòng ký túc xá".
"Đừng hoảng hốt, cầm chặt bùa hộ mệnh tôi đưa cho cậu, tôi lập tức về ngay".
Lời tác giả: câu chuyện mới bắt đầu, hy vọng mọi người thích. Bạn nhỏ nào không biết cổ mạn đồng là gì thì tự tra baidu, nhưng, cổ mạn đồng trong truyện khác với cổ mạn đồng chính tông.
———— Rạp hát nhỏ ————
A Hoàng: Đồ ăn vặt của ông đâu! Đông tể đồ khốn nạn!
Đông tể: Ồn nữa thì bảo dì Lư cho cậu ăn đồ dành cho mèo đấy, có tin không?
A Hoàng: Chỉ biết ức hiếp mèo, hừ (╯‵□′)╯︵┻━┻
--------------------
Đang định beta Điền viên, mọi người vào phần Thông báo beta truyện để đóng góp ý kiến cho tui nha ^_^
Cổ mạn đồng được thiện nhân sĩ cung dưỡng, nhằm bảo vệ gia đình. Người cung dưỡng cũng vì cung dưỡng cổ mạn đồng mà tích phúc cho mình và hậu thế. Cổ mạn đồng lấy hương khói là thức ăn chính, trời sinh tính lương thiện.
Cổ mạn đồng và nuôi tiểu quỷ là khác nhau.
- Cổ mạn đồng: mỗi một pho tượng cổ mạn được sư phụ khai quang đều cần thuật pháp cao thâm, sau đó sẽ có linh hồn tự nguyện trở thành "cổ mạn đồng" tiến vào, đồng thời có pháp lực thần kỳ chiếu cố và giúp đỡ người cung dưỡng, giúp người cung dưỡng được an cư lạc nghiệp, mong muốn được như nguyện. Chế tạo cổ mạn đồng ngoại trừ cần có thái độ nghiêm túc, thì sư phụ chế tạo phải tĩnh tọa dùng công lực cao thâm khẩn cầu bốn thứ nguyên không gian đưa linh hồn trẻ con vào chiếm giữ khuôn mẫu cổ mạn đồng, người cung dưỡng cũng cần không vi phạm luật phật luật pháp mới được cung dưỡng cổ mạn đồng, cổ mạn đồng cũng phải dùng pháp lực của mình để tạo phúc cho nhân loại, tích công đức, để kiếp sau được luân hồi tái sinh làm người hoặc làm tiên làm thần.
- Nuôi tiểu quỷ: là pháp sư đốt phù nguyền rủa khiến linh hồn trẻ con đi theo, đã từng nghe nói rằng, có pháp sư thi pháp bùa chú lên cổng chính, đợi phụ nữ có thai đi qua cổng lập tức sinh non, lúc này pháp sư lại thu phục linh hồn của đứa trẻ sinh non để dùng, phương pháp này khác hoàn toàn với việc chế tạo cổ mạn đồng, hiểu đơn giản thì là linh hồn trong cổ mạn đồng là tự nguyện đến làm cổ mạn đồng, lòng từ bi chính là điểm xuất phát. Còn nuôi tiểu quỷ lại là dùng thuật giam cầm, giam linh hồn trẻ con để tùy tiện sai bảo.
--------------------------------------------
So với A Hoàng béo, thì Đông Sinh có nghị lực hơn nhiều, dù nóng dù lạnh thế nào cũng đi luyện, sáng mỗi ngày khi trời còn chưa sáng thì đã dậy đến sân thể dục chạy bộ, đánh quyền, luyện kiếm, cho dù ngày nào cậu cũng bọc kín như quả cầu thì cũng là quả cầu đẹp trai.
Đến mùa đồng, hầu như ai cũng dậy muộn, Đông Sinh trở thành người đến căn tin trường sớm nhất. Người đẹp trai thì không mặc nhiều như Đông Sinh, người mặc nhiều lại không đẹp trai như Đông Sinh, không trách các chú các bác các dì trong căn tin có ấn tượng rất sâu về cậu.
"Đông Sinh, hôm nay cháu lại đến đầu tiên rồi, ăn bánh bao hay mì sợi vậy?". Bây giờ trẻ con đều được người nhà chiều đến lười nhác, dậy sớm hàng ngày như Đông Sinh không có nhiều, phải được chăm kỹ.
Ngửi được mùi thức ăn, mắt Đông Sinh sáng hơn bình thường một chút, "Cháu lấy ba lượng mì thịt bò, thêm sáu cái bánh bao cải thảo, sáu quả trứng kho".
"Nấu cho Đông Sinh ba lượng mì thịt bò", bởi vì ô bán mì và bán bánh bao màn thầu không ở cùng một nơi, bác gái liền hô lớn về phía phòng bếp, nghe thấy tiếng đáp lại, bác gái liền lấy bánh bao cho Đông Sinh, bánh bao vừa ra lò nóng hôi hổi, bác gái nhanh tay chọn sáu cái thiệt lớn cho cậu, trứng kho cũng là chọn quả to nhất, "Lại mua bữa sáng cho đám lười phòng cháu à, cháu đó, đừng có chiều bọn chúng vậy, nhìn chúng lười biếng chưa kìa".
Đông Sinh cầm cái túi mà bác gái đưa cho, khóe miệng lộ lúm đồng điếu nho nhỏ, "Cám ơn dì".
Bác gái sửng sốt, nói với bác gái đang làm việc bên cạnh, "Đứa bé này cười lên đúng là rất đẹp trai, nếu tôi mà trẻ đi mấy chục tuổi chắc chắn sẽ mê mẩn đầu óc choáng váng".
"Tôi thấy bây giờ bà choáng đầu rồi đấy". Bác kia trêu chọc cười nói, "Đông Sinh sau này cháu cười nhiều vào, đừng có nghiêm mặt cả ngày thế, bây giờ không phải đang thịnh hành cái, cái gì ấy nhỉ...".
"Chàng trai ấm áp. Đông Sinh của chúng ta ngày nào cũng mua bữa sáng cho bạn cùng phòng, vốn là một chàng trai ấm áp rồi".
Lúc các bác gái nói chuyện rôm rả, mì sợi của Đông Sinh đã nấu xong, các chú trong phòng bếp lại càng bất công hơn, ba lượng mì thịt bò của Đông Sinh ít nhất cũng bằng nửa cân của người khác, mì thịt bò của người khác đều là vụn thịt, có thể ăn được hai ba miếng thịt bò đầy đủ đã tính gặp may rồi, bát mì thịt bò của Đông Sinh thì sao, trên đó đều là từng miếng từng miếng thịt bò lớn, vun đầy lên, đúng chuẩn mì thịt bò.
Vì bát mì thịt bò này, Đông Sinh có động lực dậy sớm mỗi ngày.
Ăn mì xong, lại gặm thêm hai cái bánh bao và hai quả trứng kho, Đông Sinh nấc nhỏ một tiếng rồi mang bữa sáng của Lương Kiện và Dư Đồng về phòng, lúc này, trong căn tin mới bắt đầu có sinh viên đi đến.
Dư Đồng đã dậy rửa mặt, Lương Kiện tỉnh rồi vẫn nằm nhoài trên giường không muốn ngồi dậy. Vương Xuyên từ sau lễ quốc khánh cũng ít khi trở về phòng, còn dần mang hết sách giáo khoa để trong phòng đi, không biết Lương Kiện nghe được ở đâu là Vương Xuyên có quen bạn gái ở trường khác, bây giờ hai người đang thuê phòng ở ngoài.
Vương Xuyên không ở phòng ngủ, mọi người đều vui mừng thoải mái, bởi vậy thỉnh thoảng có kiểm tra phòng thì đám Lương Kiện đều nghĩ cách giấu giùm cậu ta.
Ngửi được mùi bánh bao và trứng kho, cuối cùng Lương Kiện cũng tìm thấy động lực rời giường, vội vàng rửa mặt xong, cầm lấy bánh bao ngồm ngoàm, cả miệng đều là nhân bánh thơm ngào ngạt, "Đông tể, cậu khai thật đi, cậu và dì ở căn tin có phải là họ hàng không, sao mỗi lần cậu đi mua bánh bao đều là những cái lớn như vậy, nhân cũng có đầy đủ luôn, mỗi lần ông đây mua bánh bao thì vỏ sắp bằng tường thành, không cầm kính lúp thì không thấy được nhân ở đâu!".
"Liên quan đến nhân phẩm". Dư Đồng đã ăn bánh bao xong, bắt đầu bóc vỏ trứng kho. Á Nhàn đã biến mất được một hai tháng, Dư Đồng cũng dần thoát khỏi nỗi buồn mất mát, nhưng lại nghiêm túc với việc học hơn so với lúc vừa vào trường nhiều, không có việc gì thì ngâm mình trong thư viện, có xu thế phát triển theo hướng học bá.
Dư Đồng vừa nói xong, Li Vẫn nằm sấp trên đầu cậu nghịch ngợm thè lưỡi với Lương Kiện, giả làm mặt quỷ.
Không tính Vương Xuyên, so sánh ba người trong phòng ngủ hiện giờ thì Li Vẫn thích Dư Đồng nhất, không có việc gì thì nằm trên đầu Dư Đồng, nếu được Đông Sinh đồng ý thì nó còn có thể ra ngoài tản bộ với Dư Đồng. Nhưng sau khi oán linh lệ quỷ hợp thành một thể với Li Vẫn bị Đông Sinh xua tan, thì Li Vẫn cũng bị thương nặng, linh thể vô cùng yếu ớt, phần lớn thời gian chỉ có thể nằm trong tượng khắc gỗ ngủ say.
Từ sau khi Á Nhàn biến mất, Li Vẫn liền không hợp với Lương Kiện. Có Đông Sinh ở đó thì nó không dám làm gì Lương Kiện, nhiều nhất cũng chỉ là làm mặt quỷ thôi, còn nếu Đông Sinh không ở, nó sẽ đánh bạo trêu chọc Lương Kiện. Ví dụ như lúc Lương Kiện đi ngủ sẽ gãi gãi lòng bàn chân cậu ta, giật tóc, Lương Kiện muốn uống nước lạnh thì nó biến thành nước ấm, muốn uống nước ấm thì biến thành nước lạnh, mọi việc cũng chỉ là mấy trò đùa dai nho nhỏ.
Mới đầu Lương Kiện còn không biết là có chuyện gì, sau mới biết là Li Vẫn đang giở trò, nhưng cũng không để ý. Nhưng thỉnh thoảng cậu ta cố ý mách Đông Sinh dọa Li Vẫn, cho dù Đông Sinh không thực sự làm gì nó, nhưng đến bây giờ Li Vẫn vẫn rất sợ Đông Sinh. Mỗi lần Lương Kiện mách thì Li Vẫn sẽ thành thật mấy ngày.
Tất nhiên, cũng có lúc Li Vẫn thân thiết với Lương Kiện.
Thời gian nó ở trong phòng ký túc xa, nhiều hơn thời gian nó đi bên ngoài rất nhiều.
Đúng lúc trời dần lạnh, Lương Kiện cũng bắt đầu trạch trong phòng. Bình thường chỉ cần không có tiết thì Lương Kiện cứ thích nằm lỳ trong phòng chơi di động, chơi LOL một chút. Li Vẫn có lòng hiếu kỳ rất mạnh, mỗi lần đến lúc này, nó liền thích nằm trên đầu Lương Kiện xem, thấy Lương Kiện chơi tốt nó vui mừng nhếch miệng, nếu Lương Kiện mà bị KO, nó liền tức giận đập đập cái đuôi béo.
Theo mặt nào đó mà nói, Li Vẫn và Lương Kiện như một đôi bạn ấu trĩ chuyên chọc nhau.
Lương Kiện lườm mắt xem thường Dư Đồng, "Có giỏi thì ngày nào đó cậu mua được mấy cái bánh bao giống vầy đi, béo gia tôi sẽ phục cậu. Đúng rồi, hôm nay thứ sáu, hai ngày tiếp theo các cậu có bận gì không? Nếu không thì đến nhà tôi chơi, mẹ tôi rất muốn gặp các cậu".
Chuyện trong nhà ma, còn có chuyện của Đông Sinh, Lương Kiện đều chưa nói với người nhà, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến việc cậu ta khoe khoang với ba mẹ mình là mình quen được hai người anh em rất trượng nghĩa lại lợi hại. Ba mẹ Lương Kiện đều rất tin mắt nhìn người của con mình, bọn họ biết Đông Sinh và Dư Đồng không phải người ở đây, nên bảo Lương Kiện vào cuối tuần hẹn hai người đến nhà chơi. Bọn họ cũng rất tò mò về Đông tể được con trai khoe là không gì không làm được như thế nào.
Dư Đồng nhét trứng kho đã bóc vỏ xong vào miệng, "Tuần này không được, câu lạc bộ đi tham gia cuộc thi hùng biện, vì cuộc thi này mà chuẩn bị hơn tháng trời, nếu tôi mà chạy thì hội trưởng sẽ xé xác tôi ra mất".
Đông Sinh cũng chậm rãi nói: "Tôi phải đi xem triển lãm tranh, rồi còn đến làm công ích ở cô nhi viện nữa".
"Được rồi, chờ khi nào các cậu rảnh thì tính sau, nhưng trước năm mới dù thế nào cũng phải đi về với tôi đấy. Tôi nói cho các cậu nghe, thái hậu nhà tôi có trình độ nấu ăn cấp đại sư đấy, có bí phương tổ truyền, chính mồm bà ấy nói, dù các cậu đến lúc nào thì bà ấy đều sẽ tự mình xuống bếp! Để tôi nói cho các cậu nghe, ba tôi với tôi quanh năm suốt tháng cũng không được đãi ngộ tốt thế này mấy lần đâu, không đi chắc chắn sau này các cậu sẽ hối hận".
Không cần sau này, Đông tể cật hóa lúc này đã hơi hối hận rồi.
Cậu ăn rất nhiều thịt khô, đồ ăn vặt mà Lương Kiện mang từ nhà đến, hương vị đó đúng là không mua được ở ngoài.
Đồ ngon thì thường có, mà triển lãm tranh thì lại không. Đông Sinh do dự một lúc, cuối cùng vẫn kiên định theo kế hoạch trước đó.
Lần này Đông Sinh đến một cuộc triển lãm tranh công ích, do thanh hiệp của hơn mười trường đại học bắt tay nhau tổ chức, các tác phẩm trong triển lãm đều là tác phẩm của các học sinh ưu tú của khoa mỹ thuật trong các trường, chỉ trưng bày một tuần, sau khi kết thúc triển lãm, các tác phẩm hội họa sẽ được niêm giá bán công khai, số tiền bán được sẽ quyên góp cho cô nhi viện ở thủ đô, tài trợ chi phí phẫu thuật cho những đứa trẻ bị bệnh tật bẩm sinh.
* Thanh hiệp: tên viết tắt của Hiệp hội thanh niên tình nguyện.
Thứ bảy là ngày trưng bày cuối cùng, buổi chiều sẽ tổ chức bán công khai.
Đông Sinh là một hội viên của thanh hiệp, nhưng buổi triển lãm tranh lần này đều do các đàn anh đàn chị năm trên phụ trách, năm dưới như bọn họ chủ yếu là đến cuối tuần sẽ đi làm công ích trong cô nhi viện, giao lưu vui chơi với các bé trong đó.
Tác phẩm trong buổi triển lãm tranh công ích, tất nhiên không bằng những bức tranh trong các buổi triển lãm của những họa sĩ nổi tiếng, trong các buổi bán đấu giá vân vân, đủ tiêu chuẩn, nhưng cũng có không ít riêng biệt khiến người ta kinh diễm.
Chẳng mấy chốc mà Đông Sinh đã móc ra mười nghìn, mua khoảng chừng năm bức tranh cậu thấy không tệ lắm. Trong phòng ký túc xá thì diện tích không đủ lớn để treo những bức tranh này, nên Đông Sinh đành tạm thời để trong nhà Trịnh Quân Diệu, chờ đến kỳ nghỉ đông rồi nghĩ cách mang về nhà.
"Đông tể, tui bảo cậu mua di động cho tui mà cậu không cho, thế mà lại mua mấy thứ vô dụng này! Tiêu tiền bừa bãi! Bại gia!". A Hoàng thấy những bức tranh kia liền xù lông.
Khó có lúc Đông Sinh hơi chột dạ nói: "Không phải là tiêu tiền bừa bãi, mà là đầu tư, hơn nữa còn là làm việc thiện tích đức".
"Cái rắm ấy, dù cậu có mua nhiều tranh đi nữa thì cậu vẫn cứ vẽ xấu như vậy! Chẳng dùng để làm gì cả". A Hoàng không dễ lừa như vậy.
Đông Sinh quyết định không cãi nhau với con mèo ngốc không có chút cảm nhận nghệ thuật này, cẩn thận mở bọc tranh ra, bày tranh từ từ thưởng thức. A Hoàng tức giận giơ chân ở bên cạnh, cậu lại chẳng thèm nhìn nó một cái.
Đông Sinh vừa đến được một lúc, Trịnh Quân Diệu đã xong việc về nhà. Buổi chiều anh nhận được tin nhắn của Đông Sinh, biết cậu muốn đến nhà, anh liền từ chối xã giao buổi tối, về thẳng nhà luôn.
Trên đường về, anh đặc biệt đi mua bánh đào cung đình cho Đông Sinh. Nể mặt bánh đào, A Hoàng tạm thời không cãi nhau (một mình) với Đông Sinh. Thực ra là bị nhét đầy mồm, muốn ầm ĩ cũng không có rảnh mà nói.
Trịnh Quân Diệu vẫn có đầu tư vào nghệ thuật, hội họa cũng là một trong số đó. Rất nhiều người không hiểu, vì sao một bức tranh nhìn chẳng có gì đặc biệt lại có thể bán ra với cái giá trên trời như mấy triệu, mấy chục triệu. Nghệ thuật, danh tiếng của tác giả tất nhiên là quan trọng, nhưng phía sau chủ yếu là tài chính.
Đầu tư vào nghệ thuật là một lĩnh vực rất sâu, xen vào bừa bãi thì bù tiền là chuyện như cơm bữa.
Mới đầu khi Trịnh Quân Diệu đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật cũng phải trả học phí, mặc kệ là đồ thật giả ưu khuyết, hoàn toàn là vì thủ đoạn lăng xê và hướng đi của thị trường.
Ông ngoại của Trịnh Quân Diệu thuộc tầng lớp tri thức của thế hệ trước, sinh ra trong nhà giàu có, có mắt đánh giá không tầm thường chút nào. Trịnh Quân Diệu được hun đúc từ cuộc sống và giáo dục từ nhỏ, hơn nữa từ khi đặt chân vào đầu tư nghệ thuật, anh đã đặc biệt khổ công học không ít thứ, nên mắt đánh giá cũng không tầm thường.
Nói dăm ba câu, Trịnh Quân Diệu đã nói những ưu khuyết của mấy bức tranh Đông Sinh mua về, từ kết cấu đến phối hợp màu sắc rồi kỹ thuật hội họa, Đông Sinh nghe mà gật đầu liên tục.
"... Lúc tôi ở nước M đã sưu tầm rất nhiều tranh, còn có một ít quốc họa nữa, phong cách nào cũng có, nếu sau này có thời gian cậu có muốn đi xem cùng tôi không?".
Thật ra so với thưởng thức tác phẩm hội họa của người khác, Đông Sinh thích tự mình vẽ hơn, nhưng, cậu vẫn không chút do dự gật đầu ngay. A Hoàng nuốt bánh đào trong miệng, cọ cọ bên cạnh Đông Sinh, hoàn toàn quên mất lúc nãy vừa quở trách Đông Sinh, mặt mèo béo đầy nịnh nọt, "Mang tui đi cùng zới, tui chưa từng ra nước ngoài lần nào, meo meo". Trong đầu A Hoàng đã hiện lên đủ mọi kiểu ảnh phố, ảnh tạo dáng, ảnh seo-phi, nghĩ mà thấy sướng.
Một tay A Hoàng đẩy "mặt màn thầu nướng" của A Hoàng ra, "Đừng có mơ".
Sáng sớm hôm sau, Trịnh Quân Diệu lái xe chở Đông Sinh đến trường, nhìn cậu hội hợp với mấy bạn học trong thanh hiệp, anh mới lưu luyến lái xe đi. Trên đường về, anh liền gọi cho cấp dưới, giấu tên quyên góp một triệu cho cô nhi viện mà hôm nay Đông Sinh đi công ích.
Mẹ Trịnh Quân Diệu trước đây cũng rất thích làm từ thiện, từng nhiều lần lấy tên con trai quyên góp cho quỹ từ thiện, hoạt động tình nguyện. Chịu ảnh hưởng của mẹ, sau khi Trịnh Quân Diệu chiếm được một vùng trời ở nước ngoài liền tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện, ở trong những hoạt động này, Trịnh Quân Diệu đã có thêm rất nhiều mối quan hệ, đây là điều anh chưa từng nghĩ đến khi tham gia.
Những đứa trẻ trong cô nhi viện hầu hết đều là bị bỏ rơi, và đa số đều có bệnh dị tật bẩm sinh, có vài bé có thể phẫu thuật và chữa trị là khỏi, nhưng có những bé lại là bệnh suốt đời.
Điều kiện nhận nuôi trẻ em trong nước rất nghiêm khắc, rất nhiều người thà mua trẻ em trong tay bọn buôn người, chứ không muốn đến những cô nhi viện, nhà tình thương để nhận nuôi đứa trẻ có bệnh dị tật.
Điều kiện cô nhi viện ở thủ đô rất tốt, đủ mọi thiết bị, quốc gia cũng rất hào phóng, xã hội quyên góp nhiều, giúp những đứa trẻ bị cha mẹ người nhà bỏ rơi có thể sống cuộc sống đầy đủ.
Đám trẻ rất thích chơi với các anh các chị trong thanh hiệp, nghe các anh chị kể chuyện cổ tích, nhưng không phải bé nào cũng có thể trò chuyện được với người khác. Bé Nha Nha mà hiện giờ Đông Sinh đang ngồi cùng mắc bệnh tự kỷ rất nặng, bé hầu như không nói gì, cứ cầm bút sáp mày vẽ vẽ vẽ trong vở. Đông Sinh cũng không thích nói chuyện, yên lặng ngồi bên nhìn bé vẽ, thỉnh thoảng còn chỉ vài thứ cho Nha Nha, mới đầu đứa bé kia hoàn toàn không để ý đến cậu, sau đó lại nghe một vài lời cậu nói.
Khi Đông Sinh đi đã nhét không ít đồ ăn vặt trong ba lô, lúc Nha Nha đang vẽ, cậu liền lấy đồ ăn vặt ra chia sẻ với bé, chờ đến chiều tối, lúc mọi người sắp đi, Nha Nha lại chủ động đưa cho Đông Sinh một bức tranh, khiến dì chăm sóc bé chậc chậc thấy lạ.
Nha Nha chỉ mới năm sáu tuổi, nhưng nhìn còn nhỏ hơn những đứa bé cùng tuổi, bức tranh bé đưa cho Đông Sinh có đường vẽ rất hỗn loạn, chủ yếu dùng màu đỏ đen, vừa nhìn sẽ khiến người ta thấy rất áp lực rất khó chịu.
Thấy Đông Sinh nhét tranh vào trong ba lô, đôi mắt Nha Nha mở thật to hiện lên chút thất vọng, nhưng rất nhanh lại biến về vẻ ngơ ngác không sự sống.
Sau khi rời khỏi cô nhi viện, vừa mới lên xe được một lúc, Lương Kiện liền gọi đến, giọng cậu ta nghe rất hoảng sợ, "Đông tể, tôi, tôi hình như bị thứ không sạch sẽ quấn lên, làm, làm sao bây giờ?".
"Bây giờ cậu ở đâu?".
"Tôi ở, ở trong phòng ký túc xá".
"Đừng hoảng hốt, cầm chặt bùa hộ mệnh tôi đưa cho cậu, tôi lập tức về ngay".
Lời tác giả: câu chuyện mới bắt đầu, hy vọng mọi người thích. Bạn nhỏ nào không biết cổ mạn đồng là gì thì tự tra baidu, nhưng, cổ mạn đồng trong truyện khác với cổ mạn đồng chính tông.
———— Rạp hát nhỏ ————
A Hoàng: Đồ ăn vặt của ông đâu! Đông tể đồ khốn nạn!
Đông tể: Ồn nữa thì bảo dì Lư cho cậu ăn đồ dành cho mèo đấy, có tin không?
A Hoàng: Chỉ biết ức hiếp mèo, hừ (╯‵□′)╯︵┻━┻
--------------------
Đang định beta Điền viên, mọi người vào phần Thông báo beta truyện để đóng góp ý kiến cho tui nha ^_^
Bình luận truyện