Cuộc Hôn Nhân Lúc Bình Minh
Chương 12
Chu Mộ Thâm nắm chặt điện thoại di động trong tay, nghe những âm thanh ""tít tít"" ở đầu bên kia, trong lòng nghĩ cô gái này còn quan tâm tới mình như vậy, khóe miệng khẽ cong lên, sau đó đem điện thoại bỏ lại vào trong túi áo.
Kiều tam nhi chẳng biết từ lúc nào đã đi tới đứng đằng sau lưng anh: ""Lão đại, người vừa gọi điện thoại tới chắc là em gái Thì Kỳ à?""
Chu Mộ Thâm nhìn anh ấy, nói: ""Cậu có thể đừng nhàn rỗi tới mức đấy được không? Chuyện quan trọng thì không lo làm, suốt ngày chỉ thích đi nghe lén điện thoại của người khác thôi à?""
Kiều tam nhi lấy ra bao thuốc lá, đưa cho Chu Mộ Thâm một điếu, cười đùa: ""Sao anh có thể nói thế chứ, anh à, em đây chẳng phải là đang quan tâm đến vấn đề cá nhân của anh hay sao?""
Chu Mộ Thâm chẳng thèm để ý đến anh ấy nữa, cúi đầu châm lửa.
Kiều tam nhi mặc kệ, đứng dựa lưng vào lan can cửa sổ, vẫn như cũ nói lên quan điểm của mình: ""Em thấy, em gái Thì Kỳ này cũng không tệ, tuy rằng nhìn cô ấy có chút yên tĩnh, nhưng cũng là người hiểu biết lý lẽ, không phải là kiểu con gái thích ra vẻ.""
...
Ngày thứ hai kể từ khi Thì Kỳ trở về phương Nam, cô quyết định sẽ đi thăm một người thầy khi còn là nghiên cứu sinh.
Cô là nghiên cứu sinh, học ở Đại học Y, thuộc Hệ chính quy của thành phố Z. Ôn Lương Hành - là chuyên gia nổi tiếng trong ngành chỉnh hình, mặc dù bây giờ đã không còn khám bệnh nữa, nhưng vẫn có rất nhiều người đến thăm hỏi. Ông Ôn với ông Thì lại còn là bạn, hai người tuổi tác cũng không chênh lệch nhau là bao. Năm đó, vào lúc Thì Kỳ báo danh, ông Ôn đã chỉ chọn lấy hai người trong số hơn 50 người, chỉ có Thì Kỳ và một nam sinh người phương Bắc là được nhận vào trong đội ngũ của ông Ôn.
Buổi sáng, Thì Kỳ tắm xong mới đi ra khỏi phòng ngủ. Ông Thì đang ở ngoài ban công chăm sóc hoa cỏ. Nghe thấy tiếng, nhưng ông Thì cũng không quay đầu lại, tiếp tục cắt sửa cành lá cho mấy chậu hoa, ""Cháo đang nấu ở trong nồi, cháu mau ăn trước đi.""
Thì Kỳ "Vâng" một câu, vào trong bếp múc một bát cháo nhỏ đi ra, sau đó lấy một ít thức ăn trộn vào ăn cùng.
Lúc ông ngoại chăm sóc xong mấy bảo bối kia thì đi vào, cầm khăn tay lên lau tay, nói: ""Đợi lát nữa cháu đi thăm ông Ôn luôn chứ?""
Thì Kỳ vẫn còn đang nhai thức ăn trong miệng, ậm ờ nói: ""Cháu định chiều nay sẽ đi.""
Ông Thì dặn dò cô: ""Vậy cháu nhớ mua một ít quà rồi hẵng qua đó, không được đi tay không đâu đấy.""
Thì Kỳ bắt đầu đi từ lúc 2 giờ chiều, muốn tới được huyện Bán Quất phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ đi xe.
Ông Ôn sống ở một tiểu khu cũ của huyện Bán Quất, là một vùng thủy hương nổi danh đã lâu. Phong cách cổ xưa, yên tĩnh, là một nơi cực tốt để an dưỡng tuổi già. Người ở trong này tuy là những ông lão, nhưng lai lịch thì không hề tầm thường.
Cánh cửa gỗ màu đỏ đang mở, trong sân có đặt mấy bình sứ được tráng men, bên trong có nuôi cá chép. Ông Ôn đưa lưng lại với cánh cửa, trong miệng vừa ngâm nga một điệu khúc dân gian vừa cho cá ăn.
Thì Kỳ đang định lên tiếng thì ông Ôn như cảm nhận được có người ở phía sau, nên quay người lại, nhìn thấy hoá ra là Thì Kỳ, ông cười nói: ""Về rồi đấy à?""
Thì Kỳ trả lời: ""Vâng, cháu mới về ngày hôm qua ạ, nhân tiện hôm nay qua thăm ông một chút.""
Ông Ôn gọi cô: ""Xem xem lão già như ông này, làm phiền cháu rồi, mau lại đây, vào trong rồi nói."" Lại nhìn thấy túi quà trong tay Thì Kỳ: ""Lại còn mang cả đồ tới nữa, chắc lại là ông ngoại cháu căn dặn chứ gì? Thật là, cái lão già này....""
Thì Kỳ đi theo ông Ôn vào trong nhà, ông Ôn gọi người tới rót trà cho Thì Kỳ, sau đó hỏi tới công việc ở Hưng Hoa của cô. Trò chuyện mới được mấy câu, vậy mà chớp mắt liền đã thấy tới giờ ăn cơm, ông Ôn vốn muốn giữ Thì Kỳ ở lại ăn cơm tối, nhưng Thì Kỳ nghĩ tới ông ngoại còn đang ở nhà một mình, ông Ôn cũng nghĩ tới điều này nên cũng không ép cô ở lại nữa, sai người đưa Thì Kỳ trở về.
Lúc tới nơi, Thì Kỳ cúi đầu nói cảm ơn rồi mở cửa xuống xe, còn chưa đi được mấy bước thì thấy bên dưới có đậu một chiếc xe con. Hàng xóm đang xuống dưới đổ rác – dì Từ nhìn thấy Thì Kỳ, liền nhanh mồm nói mấy câu: ""Thì Kỳ đấy à, cháu về từ lúc nào vậy?""
Thì Kỳ nói: ""Cháu mới về hôm qua ạ.""
Dì Từ gật đầu một cái, trông như còn muốn nói gì đó nhưng lại thôi.
Thì Kỳ trong lòng buồn bực: ""Dì Từ, dì có điều gì muốn nói với cháu à?"
Dì Từ nhìn lên trên một chút, chỉ chỉ: ""Bố cháu tới, vừa mới lên trên thôi, tay còn xách túi lớn túi nhỏ, dì thấy mấy thứ đó không rẻ đâu.""
Thì Kỳ không nói gì, dì Từ cũng đã sống ở đây rất lâu rồi, là hàng xóm, nên đối với những chuyện trước đây đều biết rõ ràng. Nhìn sắc mặt của Thì Kỳ, thấy cô không lên tiếng liền cười ha ha mấy cái sau đó đi lên trên.
Thì Kỳ đứng im tại chỗ, ngước mắt nhìn lên, suy nghĩ rồi xoay người rời khỏi tiểu khu, đối diện với tiểu khu có một quán café. Cô vừa mới ngồi xuống được 2 phút, gọi đồ uống xong, liền nhận được điện thoại của ông Thì, hỏi cô khi nào thì về nhà. Thì Kỳ bịa ra một lý do, ông Thì nghe xong cũng không nói thêm gì khác.
Ông Thì cúp điện thoại, Vu Tiền Chí tha thiết nhìn ông Thì hỏi: ""Bố, con bé nói thế nào?""
Cho dù Vu Tiền Chí với Thì Nhàn Vân đã ly hôn nhiều năm như vậy rồi, nhưng ông đối đãi với ông Thì vẫn luôn như xưa. Hoặc có thể nói, đối đãi với ông Thì so với trước kia còn càng kính trọng, càng để tâm hơn vạn phần. Nói thế nào thì bản thân mình cũng là người sai, Thì Nhàn Vân khi ấy vì bệnh mà qua đời, ông không thông suốt thì còn ai có thể thông suốt nữa đây, ông Thì chỉ có duy nhất một người con gái này mà thôi. Mà khi đối mặt với ông Thì, Vu Tiền Chí ít nhiều gì vẫn có chút áy náy, ngoài áy náy ra còn có phần cảm kích.
Lúc đầu khi kết hôn với Thì Nhàn Vân, có ông Thì ở bên cạnh, đã thề thốt bên A sẽ đảm bảo đủ các kiểu không thiếu điều gì. Vậy mà tới khi ly hôn, ông Thì cũng chưa từng nói qua một câu nặng lời. Căn bản là ông Thì cũng không muốn làm quá căng với Vu Tiền Chí, ông chỉ có một số cân nhắc. Thứ nhất, ông đối với chuyện này cũng coi như thấu hiểu, bởi vì nhân tính khó nắm bắt. Thứ hai là vì Thì Kỳ, lão già như ông sống cũng chẳng còn được bao lâu nữa, từ nay về sau, nếu cháu gái có chuyện gì thì vẫn còn có người tốt chăm sóc.
Ông Thì hiểu được suy nghĩ của cháu gái mình, cười nói: ""Con bé nói vô tình gặp được bạn học chung thời đại học, bị người ta lôi đi ôn lại chuyện xưa rồi, hiện tại không thể về được.""
Vu Tiền Chí là người như nào chứ, sao có thể nghe không hiểu được, cũng biết là ông Thì đã tìm cho mình đường lui nên thuận tiện nói: ""Là vậy ạ, vậy thì đành đợi tới khi con bé quay về thành phố B, con lại tìm thời gian gặp con bé nói chuyện.""
Vu Tiền Chí ngồi trò chuyện với ông Thì một lúc, lại hỏi tới tình hình sức khỏe của ông, trò chuyện tới khi thấy không còn gì để nói nữa mới rời đi.
Thì Kỳ ngồi ở vị trí gần cửa sổ uống café, thẳng ngay với cửa tiểu khu, vừa nhìn thấy chiếc xe con còn đậu ở bên trong đã lái xe rời đi, lúc này cô mới đi ra khỏi cửa tiệm.
Vu Tiền Chí chân trước vừa mới rời đi, Thì Kỳ chân sau đã trở về nhà.
Ông Thì giơ tay lên chỉ chỉ Thì Kỳ, không biết phải nói như thế nào: ""Con đúng là...""
Thì Kỳ không quan tâm, liếc nhìn đống quà để trên mặt bàn, không mặn không nhạt nói: ""Bí thư Vu vung tay cũng hào phóng thật đấy, ông ngoại, ông đoán xem mấy cái thứ này có sạch sẽ hay không?""
Ông Thì nghiêm mặt: ""Đừng nói bậy bạ.""
Thì Kỳ bĩu môi một cái: ""Ông ngoại, ngày mai chúng ta ăn gì đây ạ?""
Ngày mai là giao thừa, sáng nay lúc Thì Kỳ thức dậy, đã cùng ông ngoại đi tới chợ bán thức ăn ở gần đó mua đồ. Nơi này tuy không nhỏ nhưng ngày mai dù sao cũng là giao thừa cho nên sẽ không có ai buôn bán.
Sáng nay, hai người đã mua không ít nguyên liệu nấu ăn, ông Thì thương cháu gái cho nên đã suy nghĩ sẽ nấu thật nhiều món ăn mà cô thích.
Từ ngày Thì Nhàn Vân rời đi, mấy năm nay đến tết cũng chỉ có hai ông cháu, bầu không khí tết không thể nào so sánh được với một đại gia đình tụ họp, suy cho cùng vẫn là quá thiếu hơi người.
Ngày hôm sau, Thì Kỳ dậy rất sớm, đánh răng rửa mặt xong sau đó đi ra khỏi phòng ngủ. Hai ông cháu ăn xong chè bánh trôi, ông Thì đưa phong bao lì xì cho Thì Kỳ. Như nhà người khác, trẻ con một khi đã tới 18 tuổi thì sẽ không được nhận lì xì nữa. Ông Thì cũng đã nhiều năm rồi, mỗi khi tới dịp tết sẽ vẫn luôn một mực lì xì cho Thì Kỳ, nói rằng đây là để may mắn thuận lợi cho một năm mới.
Thì Kỳ cũng đã len lén chuẩn bị một chút cho ông Thì. Ông Thì cầm lấy phong bao lì xì, thở dài nói: ""Không nghĩ tới ông còn có thể nhận được lì xì từ cháu gái cơ đấy.""
Bên ngoài có tiếng bắn pháo hoa, Thì Kỳ với ông Thì đem câu đối chữ Phúc mua được ngày hôm qua ra cắt rồi dán lên trên tường. Đến buổi chiều, hai ông cháu lại đem nguyên liệu thức ăn ở trong tủ lạnh ra ngoài để xử lý.
Ông Thì làm đầu bếp, còn Thì Kỳ đứng bên cạnh làm trợ thủ đắc lực.
Hai ông cháu vừa làm vừa cười đùa nói chuyện, bên ngoài, âm thanh của pháo hoa vẫn đùng đùng, cũng coi như là có mùi vị của một năm mới.
Thì Kỳ đang rửa rau, trong đầu nghĩ đợi lát nữa sẽ gọi điện thoại cho Chu Mộ Thâm, dù sao cũng qua năm mới rồi phải chúc anh mấy câu mới được.
Đến khoảng 4, 5 giờ chiều, Thì Kỳ với ông ngoại cũng đã ăn xong cơm giao thừa, hai ông cháu mặc áo khoác ra ngoài đi dạo. Trong tiểu khu, qua năm mới vì để có bầu không khí nên bên ngoài nhà nào cũng treo đèn lồng, treo cờ Trung Quốc màu đỏ sậm, giăng đèn kết hoa, cảm giác rất ấm áp.
Buổi tối, trong tiểu khu có hoạt động liên hoan, đều do mấy chủ sở hữu của tiểu khu liên hợp tổ chức, người lớn trẻ nhỏ đều tham gia đông đảo. Loa đài cũng được mang tới đầy đủ, trên loa đang phát bài hát chúc mừng năm mới, rất náo nhiệt.
Lúc còn nhỏ, thường hay mong tới dịp tết, khi ấy cách nghĩ rất đơn giản, muốn được mua quần áo mới, muốn được ăn một bữa tiệc lớn. Sau này khi lớn lên, đối với những ngày lễ như vậy so với lúc nhỏ không còn thích thú mấy nữa, đã phai nhạt đi rất nhiều, không biết có phải là do trải qua quá nhiều chuyện, nên lòng người càng ngày càng trở nên phức tạp hơn hay không.
Hai ông cháu ở bên ngoài đi hết mấy vòng, thấy thời gian cũng đã kha khá, cũng nên trở về nhà xem tiết mục Lễ hội mùa xuân rồi.
Ông Thì ngồi vào tới trong nhà là lúc 9 giờ tối, không chịu nổi nữa, mệt mỏi rã rời, liền về phòng mình nghỉ ngơi. Thì Kỳ cũng không có hứng thú mấy với cái tiết mục đầu xuân này lắm, ngồi một mình một lúc thấy không thú vị gì liền tắt TV, đang định gọi điện thoại cho Chu Mộ Thâm chúc mừng năm mới thì thấy điện thoại của Chu Mộ Thâm đã gọi tới rồi.
Thì Kỳ nhận máy, phía bên kia rất yên tĩnh, Thì Kỳ đang muốn mở miệng nói thì thấy Chu Mộ Thâm đã lên tiếng trước: ""Thì Kỳ.""
Thì Kỳ "Ừm" khẽ một tiếng.
Một lúc lâu sau, cô nghe thấy Chu Mộ Thâm nói một câu: ""Đợi em trở về, chúng ta kết hôn nhé."
~Hết chương 12~
Kiều tam nhi chẳng biết từ lúc nào đã đi tới đứng đằng sau lưng anh: ""Lão đại, người vừa gọi điện thoại tới chắc là em gái Thì Kỳ à?""
Chu Mộ Thâm nhìn anh ấy, nói: ""Cậu có thể đừng nhàn rỗi tới mức đấy được không? Chuyện quan trọng thì không lo làm, suốt ngày chỉ thích đi nghe lén điện thoại của người khác thôi à?""
Kiều tam nhi lấy ra bao thuốc lá, đưa cho Chu Mộ Thâm một điếu, cười đùa: ""Sao anh có thể nói thế chứ, anh à, em đây chẳng phải là đang quan tâm đến vấn đề cá nhân của anh hay sao?""
Chu Mộ Thâm chẳng thèm để ý đến anh ấy nữa, cúi đầu châm lửa.
Kiều tam nhi mặc kệ, đứng dựa lưng vào lan can cửa sổ, vẫn như cũ nói lên quan điểm của mình: ""Em thấy, em gái Thì Kỳ này cũng không tệ, tuy rằng nhìn cô ấy có chút yên tĩnh, nhưng cũng là người hiểu biết lý lẽ, không phải là kiểu con gái thích ra vẻ.""
...
Ngày thứ hai kể từ khi Thì Kỳ trở về phương Nam, cô quyết định sẽ đi thăm một người thầy khi còn là nghiên cứu sinh.
Cô là nghiên cứu sinh, học ở Đại học Y, thuộc Hệ chính quy của thành phố Z. Ôn Lương Hành - là chuyên gia nổi tiếng trong ngành chỉnh hình, mặc dù bây giờ đã không còn khám bệnh nữa, nhưng vẫn có rất nhiều người đến thăm hỏi. Ông Ôn với ông Thì lại còn là bạn, hai người tuổi tác cũng không chênh lệch nhau là bao. Năm đó, vào lúc Thì Kỳ báo danh, ông Ôn đã chỉ chọn lấy hai người trong số hơn 50 người, chỉ có Thì Kỳ và một nam sinh người phương Bắc là được nhận vào trong đội ngũ của ông Ôn.
Buổi sáng, Thì Kỳ tắm xong mới đi ra khỏi phòng ngủ. Ông Thì đang ở ngoài ban công chăm sóc hoa cỏ. Nghe thấy tiếng, nhưng ông Thì cũng không quay đầu lại, tiếp tục cắt sửa cành lá cho mấy chậu hoa, ""Cháo đang nấu ở trong nồi, cháu mau ăn trước đi.""
Thì Kỳ "Vâng" một câu, vào trong bếp múc một bát cháo nhỏ đi ra, sau đó lấy một ít thức ăn trộn vào ăn cùng.
Lúc ông ngoại chăm sóc xong mấy bảo bối kia thì đi vào, cầm khăn tay lên lau tay, nói: ""Đợi lát nữa cháu đi thăm ông Ôn luôn chứ?""
Thì Kỳ vẫn còn đang nhai thức ăn trong miệng, ậm ờ nói: ""Cháu định chiều nay sẽ đi.""
Ông Thì dặn dò cô: ""Vậy cháu nhớ mua một ít quà rồi hẵng qua đó, không được đi tay không đâu đấy.""
Thì Kỳ bắt đầu đi từ lúc 2 giờ chiều, muốn tới được huyện Bán Quất phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ đi xe.
Ông Ôn sống ở một tiểu khu cũ của huyện Bán Quất, là một vùng thủy hương nổi danh đã lâu. Phong cách cổ xưa, yên tĩnh, là một nơi cực tốt để an dưỡng tuổi già. Người ở trong này tuy là những ông lão, nhưng lai lịch thì không hề tầm thường.
Cánh cửa gỗ màu đỏ đang mở, trong sân có đặt mấy bình sứ được tráng men, bên trong có nuôi cá chép. Ông Ôn đưa lưng lại với cánh cửa, trong miệng vừa ngâm nga một điệu khúc dân gian vừa cho cá ăn.
Thì Kỳ đang định lên tiếng thì ông Ôn như cảm nhận được có người ở phía sau, nên quay người lại, nhìn thấy hoá ra là Thì Kỳ, ông cười nói: ""Về rồi đấy à?""
Thì Kỳ trả lời: ""Vâng, cháu mới về ngày hôm qua ạ, nhân tiện hôm nay qua thăm ông một chút.""
Ông Ôn gọi cô: ""Xem xem lão già như ông này, làm phiền cháu rồi, mau lại đây, vào trong rồi nói."" Lại nhìn thấy túi quà trong tay Thì Kỳ: ""Lại còn mang cả đồ tới nữa, chắc lại là ông ngoại cháu căn dặn chứ gì? Thật là, cái lão già này....""
Thì Kỳ đi theo ông Ôn vào trong nhà, ông Ôn gọi người tới rót trà cho Thì Kỳ, sau đó hỏi tới công việc ở Hưng Hoa của cô. Trò chuyện mới được mấy câu, vậy mà chớp mắt liền đã thấy tới giờ ăn cơm, ông Ôn vốn muốn giữ Thì Kỳ ở lại ăn cơm tối, nhưng Thì Kỳ nghĩ tới ông ngoại còn đang ở nhà một mình, ông Ôn cũng nghĩ tới điều này nên cũng không ép cô ở lại nữa, sai người đưa Thì Kỳ trở về.
Lúc tới nơi, Thì Kỳ cúi đầu nói cảm ơn rồi mở cửa xuống xe, còn chưa đi được mấy bước thì thấy bên dưới có đậu một chiếc xe con. Hàng xóm đang xuống dưới đổ rác – dì Từ nhìn thấy Thì Kỳ, liền nhanh mồm nói mấy câu: ""Thì Kỳ đấy à, cháu về từ lúc nào vậy?""
Thì Kỳ nói: ""Cháu mới về hôm qua ạ.""
Dì Từ gật đầu một cái, trông như còn muốn nói gì đó nhưng lại thôi.
Thì Kỳ trong lòng buồn bực: ""Dì Từ, dì có điều gì muốn nói với cháu à?"
Dì Từ nhìn lên trên một chút, chỉ chỉ: ""Bố cháu tới, vừa mới lên trên thôi, tay còn xách túi lớn túi nhỏ, dì thấy mấy thứ đó không rẻ đâu.""
Thì Kỳ không nói gì, dì Từ cũng đã sống ở đây rất lâu rồi, là hàng xóm, nên đối với những chuyện trước đây đều biết rõ ràng. Nhìn sắc mặt của Thì Kỳ, thấy cô không lên tiếng liền cười ha ha mấy cái sau đó đi lên trên.
Thì Kỳ đứng im tại chỗ, ngước mắt nhìn lên, suy nghĩ rồi xoay người rời khỏi tiểu khu, đối diện với tiểu khu có một quán café. Cô vừa mới ngồi xuống được 2 phút, gọi đồ uống xong, liền nhận được điện thoại của ông Thì, hỏi cô khi nào thì về nhà. Thì Kỳ bịa ra một lý do, ông Thì nghe xong cũng không nói thêm gì khác.
Ông Thì cúp điện thoại, Vu Tiền Chí tha thiết nhìn ông Thì hỏi: ""Bố, con bé nói thế nào?""
Cho dù Vu Tiền Chí với Thì Nhàn Vân đã ly hôn nhiều năm như vậy rồi, nhưng ông đối đãi với ông Thì vẫn luôn như xưa. Hoặc có thể nói, đối đãi với ông Thì so với trước kia còn càng kính trọng, càng để tâm hơn vạn phần. Nói thế nào thì bản thân mình cũng là người sai, Thì Nhàn Vân khi ấy vì bệnh mà qua đời, ông không thông suốt thì còn ai có thể thông suốt nữa đây, ông Thì chỉ có duy nhất một người con gái này mà thôi. Mà khi đối mặt với ông Thì, Vu Tiền Chí ít nhiều gì vẫn có chút áy náy, ngoài áy náy ra còn có phần cảm kích.
Lúc đầu khi kết hôn với Thì Nhàn Vân, có ông Thì ở bên cạnh, đã thề thốt bên A sẽ đảm bảo đủ các kiểu không thiếu điều gì. Vậy mà tới khi ly hôn, ông Thì cũng chưa từng nói qua một câu nặng lời. Căn bản là ông Thì cũng không muốn làm quá căng với Vu Tiền Chí, ông chỉ có một số cân nhắc. Thứ nhất, ông đối với chuyện này cũng coi như thấu hiểu, bởi vì nhân tính khó nắm bắt. Thứ hai là vì Thì Kỳ, lão già như ông sống cũng chẳng còn được bao lâu nữa, từ nay về sau, nếu cháu gái có chuyện gì thì vẫn còn có người tốt chăm sóc.
Ông Thì hiểu được suy nghĩ của cháu gái mình, cười nói: ""Con bé nói vô tình gặp được bạn học chung thời đại học, bị người ta lôi đi ôn lại chuyện xưa rồi, hiện tại không thể về được.""
Vu Tiền Chí là người như nào chứ, sao có thể nghe không hiểu được, cũng biết là ông Thì đã tìm cho mình đường lui nên thuận tiện nói: ""Là vậy ạ, vậy thì đành đợi tới khi con bé quay về thành phố B, con lại tìm thời gian gặp con bé nói chuyện.""
Vu Tiền Chí ngồi trò chuyện với ông Thì một lúc, lại hỏi tới tình hình sức khỏe của ông, trò chuyện tới khi thấy không còn gì để nói nữa mới rời đi.
Thì Kỳ ngồi ở vị trí gần cửa sổ uống café, thẳng ngay với cửa tiểu khu, vừa nhìn thấy chiếc xe con còn đậu ở bên trong đã lái xe rời đi, lúc này cô mới đi ra khỏi cửa tiệm.
Vu Tiền Chí chân trước vừa mới rời đi, Thì Kỳ chân sau đã trở về nhà.
Ông Thì giơ tay lên chỉ chỉ Thì Kỳ, không biết phải nói như thế nào: ""Con đúng là...""
Thì Kỳ không quan tâm, liếc nhìn đống quà để trên mặt bàn, không mặn không nhạt nói: ""Bí thư Vu vung tay cũng hào phóng thật đấy, ông ngoại, ông đoán xem mấy cái thứ này có sạch sẽ hay không?""
Ông Thì nghiêm mặt: ""Đừng nói bậy bạ.""
Thì Kỳ bĩu môi một cái: ""Ông ngoại, ngày mai chúng ta ăn gì đây ạ?""
Ngày mai là giao thừa, sáng nay lúc Thì Kỳ thức dậy, đã cùng ông ngoại đi tới chợ bán thức ăn ở gần đó mua đồ. Nơi này tuy không nhỏ nhưng ngày mai dù sao cũng là giao thừa cho nên sẽ không có ai buôn bán.
Sáng nay, hai người đã mua không ít nguyên liệu nấu ăn, ông Thì thương cháu gái cho nên đã suy nghĩ sẽ nấu thật nhiều món ăn mà cô thích.
Từ ngày Thì Nhàn Vân rời đi, mấy năm nay đến tết cũng chỉ có hai ông cháu, bầu không khí tết không thể nào so sánh được với một đại gia đình tụ họp, suy cho cùng vẫn là quá thiếu hơi người.
Ngày hôm sau, Thì Kỳ dậy rất sớm, đánh răng rửa mặt xong sau đó đi ra khỏi phòng ngủ. Hai ông cháu ăn xong chè bánh trôi, ông Thì đưa phong bao lì xì cho Thì Kỳ. Như nhà người khác, trẻ con một khi đã tới 18 tuổi thì sẽ không được nhận lì xì nữa. Ông Thì cũng đã nhiều năm rồi, mỗi khi tới dịp tết sẽ vẫn luôn một mực lì xì cho Thì Kỳ, nói rằng đây là để may mắn thuận lợi cho một năm mới.
Thì Kỳ cũng đã len lén chuẩn bị một chút cho ông Thì. Ông Thì cầm lấy phong bao lì xì, thở dài nói: ""Không nghĩ tới ông còn có thể nhận được lì xì từ cháu gái cơ đấy.""
Bên ngoài có tiếng bắn pháo hoa, Thì Kỳ với ông Thì đem câu đối chữ Phúc mua được ngày hôm qua ra cắt rồi dán lên trên tường. Đến buổi chiều, hai ông cháu lại đem nguyên liệu thức ăn ở trong tủ lạnh ra ngoài để xử lý.
Ông Thì làm đầu bếp, còn Thì Kỳ đứng bên cạnh làm trợ thủ đắc lực.
Hai ông cháu vừa làm vừa cười đùa nói chuyện, bên ngoài, âm thanh của pháo hoa vẫn đùng đùng, cũng coi như là có mùi vị của một năm mới.
Thì Kỳ đang rửa rau, trong đầu nghĩ đợi lát nữa sẽ gọi điện thoại cho Chu Mộ Thâm, dù sao cũng qua năm mới rồi phải chúc anh mấy câu mới được.
Đến khoảng 4, 5 giờ chiều, Thì Kỳ với ông ngoại cũng đã ăn xong cơm giao thừa, hai ông cháu mặc áo khoác ra ngoài đi dạo. Trong tiểu khu, qua năm mới vì để có bầu không khí nên bên ngoài nhà nào cũng treo đèn lồng, treo cờ Trung Quốc màu đỏ sậm, giăng đèn kết hoa, cảm giác rất ấm áp.
Buổi tối, trong tiểu khu có hoạt động liên hoan, đều do mấy chủ sở hữu của tiểu khu liên hợp tổ chức, người lớn trẻ nhỏ đều tham gia đông đảo. Loa đài cũng được mang tới đầy đủ, trên loa đang phát bài hát chúc mừng năm mới, rất náo nhiệt.
Lúc còn nhỏ, thường hay mong tới dịp tết, khi ấy cách nghĩ rất đơn giản, muốn được mua quần áo mới, muốn được ăn một bữa tiệc lớn. Sau này khi lớn lên, đối với những ngày lễ như vậy so với lúc nhỏ không còn thích thú mấy nữa, đã phai nhạt đi rất nhiều, không biết có phải là do trải qua quá nhiều chuyện, nên lòng người càng ngày càng trở nên phức tạp hơn hay không.
Hai ông cháu ở bên ngoài đi hết mấy vòng, thấy thời gian cũng đã kha khá, cũng nên trở về nhà xem tiết mục Lễ hội mùa xuân rồi.
Ông Thì ngồi vào tới trong nhà là lúc 9 giờ tối, không chịu nổi nữa, mệt mỏi rã rời, liền về phòng mình nghỉ ngơi. Thì Kỳ cũng không có hứng thú mấy với cái tiết mục đầu xuân này lắm, ngồi một mình một lúc thấy không thú vị gì liền tắt TV, đang định gọi điện thoại cho Chu Mộ Thâm chúc mừng năm mới thì thấy điện thoại của Chu Mộ Thâm đã gọi tới rồi.
Thì Kỳ nhận máy, phía bên kia rất yên tĩnh, Thì Kỳ đang muốn mở miệng nói thì thấy Chu Mộ Thâm đã lên tiếng trước: ""Thì Kỳ.""
Thì Kỳ "Ừm" khẽ một tiếng.
Một lúc lâu sau, cô nghe thấy Chu Mộ Thâm nói một câu: ""Đợi em trở về, chúng ta kết hôn nhé."
~Hết chương 12~
Bình luận truyện