Cuộc Săn Cừu Hoang
Chương 4: PHẦN 3 - THÁNG CHÍN HAI THÁNG SAU: Dương vật cá voi và người đàn bà làm ba nghề
Ngủ với một người đàn bà: một điều có vẻ như quan trọng nhất trong đầu bạn, hoặc có thể tưởng như chẳng là gì hết, điều đó chỉ để nói rằng có thứ tình dục như liệu pháp (liệu pháp tự kỷ, vậy đó) và có thứ tình dục như một thú vui.
Có thứ tình dục để tự hoàn thiện mình từ đầu đến cuối và có thứ tình dục để giết chết thời gian từ đầu đến cuối; thứ tình dục bắt đầu như một liệu pháp để rồi chỉ kết thúc như một việc chẳng-có-gì-hay-hơn-để-làm, và ngược lại. Đời sống tình dục của con người chúng ta – tôi biết nói như thế nào nhỉ? – khác một cách cơ bản với đời sống tình dục của cá voi.
Chúng ta không phải là cá voi – và điều này tạo nên chủ đề lớn xuyên suốt đời sống tình dục của chúng ta.
Khi tôi còn nhỏ, có một công viên hải dương cách chỗ tôi ở ba mươi phút đi xe đạp. Một sự yên lặng lạnh lẽo như thủy tinh luôn bao phủ chốn đó, thảng hoặc chỉ nghe được tiếng nước bắn tung tóe. Tôi hầu như có thể cảm thấy được con Quái vật từ Phá Đen[1] đang thở trong một góc tối lờ mờ nào đó.
Hàng đàn cá ngừ lượn vòng quanh chiếc bể lớn. Cá tầm lượn qua lượn lại luồng nước hẹp, cá piranha cắm hàm răng sắc như dao cạo vào từng mảng thịt, loài lươn điện phát ra âm thanh lốp bốp và những tia lửa như bóng đèn bị cháy.
Bể cá cũng đầy những loài cá khác không đếm xuể, với những tên gọi, những vảy cá và vây cá khác nhau. Tôi không hiểu nổi tại sao trên thế gian lại có lắm loài cá đến thế.
Tất nhiên là không có con cá voi nào trong công viên hải dương. Một con cá voi sẽ là quá lớn, ngay cả khi người ra phá tường và biến toàn bộ cái công viên đó thành một chiếc bể. Thay vào đó, công viên trưng bày một chiếc dương vật cá voi. Nói là như một biểu tượng cũng được.
Thế là chính những năm tháng dễ bị tác động nhất trong tuổi niên thiếu của tôi được dành không phải để ngắm một con cá voi mà là một chiếc dương vật cá voi: Bất cứ khi nào tôi mệt mỏi vì đi bộ dọc theo những lối đi lạnh lẽo của công viên, tôi lại lẻn đến chỗ của riêng mình trên chiếc ghế băng trong sự tĩnh lặng của phòng trưng bày có trần cao, dành hàng giờ ở đó ngẫm nghĩ về cái dương vật cá voi này.
Có lúc nó làm tôi nhớ đến một cây cọ quăn queo nhỏ xíu, những lúc khác là một bắp ngô khổng lồ. Thực ra, nếu không có tấm biển đề – CƠ QUAN SINH DỤC CÁ VOI: GIỐNG ĐỰC – không ai có thể nghĩ đó là một cái dương vật cá voi. Nó có lẽ giống một di vật khai quật được từ sa mạc Trung Á hơn là một sản phẩm của Bắc Băng Dương. Nó không hề giống dương vật của tôi hay của bất cứ dương vật nào tôi từng nhìn thấy. Tệ hơn nữa, chiếc dương vật đã bị cắt rời toát ra một vẻ buồn bã khác thường, hầu như không diễn tả nổi.
Tôi nhớ đến nó, cái dương vật cá voi khổng lồ ấy, sau lần đầu tiên giao hợp với một đứa con gái. Sự trớ trêu nào của số phận, con đường quanh co nào đã mang nó đến căn phòng trưng bày giống như một cái hang ấy. Tim tôi thắt lại khi nghĩ đến điều đó. Tôi cảm thấy mình như không có chút hy vọng nào trên thế gian này. Nhưng tôi mới chỉ mười bảy tuổi và rõ ràng là quá trẻ để từ bỏ mọi thứ. Chính khi ấy, tôi nhận ra một điều mà từ đó tôi luôn ghi tâm khắc cốt.
Rằng, tôi không phải một con cá voi.
Lúc này đây tôi đang trên giường cùng cô bạn gái mới, đưa tay vuốt tóc cô, tôi ngẫm nghĩ về cá voi thật lâu.
Trong công viên hải dương của trí nhớ tôi, trời luôn vào cuối thu. Tấm kính thành bể lạnh lẽo. Tôi mặc áo len dày. Qua ô cửa sổ lớn của phòng trưng bày, biển tối như chì, những bọt sóng không đếm xuể gợi nhớ đến chiếc cổ bằng đăng ten trên áo váy thiếu nữ.
"Anh đang nghĩ gì vậy?" cô hỏi.
"Một chuyện ngày xưa thôi", tôi đáp.
Cô hai mươi mốt tuổi, với một thân hình mảnh mai hấp dẫn và một đôi tai đầy quyến rũ có hình dáng hoàn hảo nhất. Cô làm nghề sửa bản in bán thời gian ột nhà xuất bản nhỏ, một người mẫu chụp quảng cáo chuyên về các bức ảnh chụp tai, và gái gọi ột câu lạc bộ kín tiếng chỉ-dành-cho-bạn-thân-thiết-mà-thôi. Tôi không biết cô coi đâu là nghề chính trong ba nghề ấy. Cô cũng không biết nữa.
Tuy nhiên, qua đánh giá những thuộc tính cơ bản của cô, tôi phải nói tài năng thiên bẩm của cô nghiêng về làm người mẫu tai. Cô đồng ý. Nghề này cũng tạm chấp nhận được nếu không tính đến việc cơ hội cho người mẫu quảng cáo chuyên về tai cực kỳ hạn chế đến mức nào, địa vị và mức lương thấp ra sao. Đối với một tay làm nghề P.R, nghệ sĩ trang điểm hay người quay phim thông thường, cô chỉ là "người mang tai", một ai đó có tai. Tinh thần và thể xác cô, ngoài đôi tai, hoàn toàn không được đếm xỉa đến, bị coi thường, xem như không hề tồn tại.
"Nhưng anh biết đấy, đó không phải con người thật của em", cô sẽ nói vậy. "Em là tai em, tai em là em".
Cái tôi làm nghề sửa bản in hay cái tôi làm nghề gái gọi của cô chẳng bao giờ cho người khác thấy tai của mình.
"Đó là bởi chúng không thực sự là em", cô giải thích.
Văn phòng câu lạc bộ gái gọi của cô, bề ngoài đăng ký như một "câu lạc bộ tài năng", có trụ sở tại Akasaka và do một bà tóc bạc người Anh mà ai cũng gọi là bà X quản lý. Bà sống ở Nhật đã ba mươi năm, nói tiếng Nhật trôi chảy và đọc được hầu hết các Hán tự cơ bản.
Bà X mở một trường gia sư tiếng Anh cho phụ nữ cách văn phòng gái gọi không đầy năm trăm thước và dùng nơi đó để tìm kiếm các gương mặt triển vọng cho văn phòng gái gọi. Ngược lại, một vài cô gái gọi cũng đi học tại trường dạy tiếng Anh. Tất nhiên với mức học phí được miễn giảm.
Bà X gọi tất cả các cô gái là "cưng". Mềm mại như một buổi chiều xuân, những "cục cưng" của bà.
"Nhớ mặc đồ lót điệu đà, nghe cưng. Và không mặc quần tất". Hoặc "Cưng uống trà với sữa, phải không cưng?". Bà có sự am hiểu chắc chắn về thị trường của mình. Khách hàng quen của bà là những doanh nhân giàu có trong độ tuổi bốn mươi và năm mươi. Hai phần ba là khách ngoại quốc, số còn lại là người Nhật. Bà X không ưa đám chính trị gia, các ông già, bọn tình dục lệch lạc và người nghèo.
Bà có một tá người đẹp chân dài sẵn sàng đi khách bất kỳ lúc nào, nhưng trong cả bó hoa ấy cô bạn gái mới của tôi là bông hoa ít hương sắc nhất. Với tư cách gái gọi, có vẻ như cô ở dưới mức trung bình. Thực tế là, khi che tai đi, cô không có gì đặc sắc. Tôi không hiểu tại sao bà X lại chọn cô. Có lẽ bà đánh hơi thấy trong sự tầm thường của cô một vẻ rực rỡ đặc biệt, hoặc có thể bà nghĩ một cô gái tầm thường sẽ là của hiếm. Dù cách nào đi nữa, tầm nhìn của bà X đã trúng mục tiêu, bạn gái tôi nhanh chóng có một số lượng khách quen nhất định. Cô mặc quần áo bình thường, trang điểm bình thường, mặc quần áo lót bình thường và xức một loại nước hoa bình thường khi cô tới khách sạn Hilton, Okura hay Prince để ngủ với một hai gã đàn ông mỗi tuần, thế là kiếm đủ để sống cho cả một tháng.
Một nửa các đêm khác cô ngủ với tôi miễn phí. Nửa còn lại tôi không biết cô qua đêm thế nào.
Cuộc sống của cô với tư cách người sửa bản in cho nhà xuất bản thì bình thường hơn. Ba ngày một tuần cô đáp xe đến Kanda, tới tầng thứ ba của một tòa nhà văn phòng nhỏ, và từ chín giờ đến năm giờ cô đọc và sửa các bản in thử, pha trà, chạy xuống dưới gác (không có thang máy trong tòa nhà) mua tẩy. Cô là người được sai làm chân chạy vặt, không phải vì ai đó có gì chống lại cô, mà bởi vì cô là gái chưa chồng duy nhất trong công ty. Như một con tắc kè hoa, cô thay đổi cùng với môi trường và hoàn cảnh, có khả năng tùy ý tập trung hoặc kiềm chế vẻ rực rỡ của mình.
Tôi biết cô (hay đúng hơn là, tai cô) lần đầu tiên ngay sau khi tôi chia tay vợ. Đó là vào đầu tháng Tám. Tôi đang thực hiện một hợp đồng phụ về viết quảng cáo ột công ty phần mềm máy tính, bên đã đưa tôi mặt đối mặt, ấy là nói như vậy, với đôi tai cô.
Giám đốc công ty quảng cáo đặt bản dự thảo chiến dịch và ba bức ảnh đen trắng lớn trên bàn tôi, nói tôi chuẩn bị ba thông điệp cho các bức ảnh trong vòng một tuần. Cả ba bức là ảnh khổng lồ chụp cận cảnh một cái tai.
Một cái tai ư?
"Tại sao lại là một cái tai?" tôi hỏi.
"Ai biết được? Có gì khác kia chứ? Thì là một cái tai thôi. Cậu có một tuần để suy nghĩ về tai".
Thế là tôi ngắm những cái tai trong cả một tuần liền. Tôi dán ba cá tai khổng lồ lên trên tường trước bản làm việc, và cả ngày trong khi hút thuốc, uống cà phê, cắt móng tay, tôi trầm ngâm suy nghĩ về mấy cái tai.
Tôi hoàn thành công việc đó trong một tuần, nhưng mấy bức ảnh chụp tai vẫn được dán trên tường. Một phần vì hạ chúng xuống quá phiền toái, một phần vì tôi đã trở nên quen thuộc với mấy cái tai ấy. Nhưng lý do chính để tôi không hạ mấy bức ảnh xuống là vì mấy cái tai đó đã mê hoặc tôi. Chúng là hình ảnh lý tưởng của một cái tai. Sự tinh túy, tuyệt phẩm của tai. Chưa bao giờ bất cứ một bộ phận được phóng to nào của cơ thế (tất nhiên là gồm cả bộ phận sinh dục) lại có một sức hút mạnh mẽ đến như vậy đối với tôi. Chúng như một vòng xoáy lớn lao nào đó của số phận hút tôi vào trong.
Một đường cong táo bạo bất ngờ cắt xéo một cách rõ ràng ngang qua mặt phẳng bức ảnh, những đường cong khác như đường chạm tinh tế uốn lượn quanh những vũng tối huyền ảo, trong khi những đường cong khác nữa lại như một bức tranh tường cổ, lần theo những huyền thoại của một thời quá khứ. Nhưng phần thịt mềm mại nơi dái tai vượt lên trên tất cả, vượt lên trên mọi vẻ đẹp và ham muốn.
Mấy ngày sau, tôi gọi tay nhiếp ảnh gia để xin tên và số điện thoại của đôi tai ấy.
"Có việc gì đấy?" tay nhiếp ảnh gia hỏi.
"Chỉ tò mò thôi mà. Thật là đôi tai quá ấn tượng".
"Ồ, xét riêng về khoản tai thì quả đúng vậy, nhưng bản thân con bé đó chả có gì đặc biệt. Nếu cậu muốn một em non tơ, tôi có thể giới thiệu cho cậu một em người mẫu đồ tắm tôi chụp hôm trước".
Tôi từ chối, ghi lại tên và số điện thoại của những cái tai, cảm ơn gã, rồi cúp máy.
Hai giờ, sáu giờ, mười giờ, tôi cố gọi vào số điện thoại của cô, nhưng không ai trả lời. Rõ ràng là cô đang mải tận hưởng cuộc sống của mình.
Phải đến mười giờ sáng hôm sau tôi mới gặp được cô trên điện thoại. Tôi tự giới thiệu mình một cách vắn tắt, rồi nói thêm là tôi phải nói chuyện công việc liên quan tới quảng cáo và liệu cô có thể dùng bữa tối với tôi chăng.
"Nhưng người ta bảo tôi là công việc đã xong", cô nói.
"Đúng là công việc đã xong", tôi nói.
Dường như cô hơi ngạc nhiên, nhưng không hỏi gì thêm. Chúng tôi hẹn nhau buổi tối hôm sau.
Tôi gọi đặt chỗ tại một nhà hàng Pháp sang trọng nhất mà tôi biết. Trên đại lộ Aoyama. Sau đó tôi lấy ra một chiếc sơ mi mới tinh, dành thời gian lựa cà vạt, rồi mặc một chiếc áo vest tôi mới chỉ mặc có hai lần trước đó.
Đúng như lời cảnh báo của tay nhiếp ảnh gia, cô gái chẳng có gì đặc biệt. Quần áo bình thường, vẻ ngoài bình thường. Cô có vẻ như là thành viên dàn đồng ca của một trường nữ sinh hạng hai. Nhưng điều đó không thành vấn đề với tôi. Điều khiến tôi thất vọng là cô giấu tai dưới làn tóc thẳng.
"Cô đang che tai của mình đi", tôi nói một cách hờ hững.
"Đúng thế", cô nói một cách hờ hững.
Chúng tôi đến sớm hơn dự kiến và là những người khách đến ăn tối đầu tiên tại nhà hàng. Đèn mờ mờ, người hầu bàn đem một thanh diêm dài để châm cây nến nhỏ màu đỏ trên bàn chúng tôi, và viên quản lý ném một cái nhìn soi xét lên đám khăn ăn và chén bát để đảm bảo mọi thứ đều đúng quy cách. Ván sàn gỗ sồi lắng bóng được sắp xếp theo hình chữ chi, người hầu bàn đi đi lại lại, giày phát ra tiếng lách ca lách cách. Giày của anh ta trông đắt tiền hơn giày của tôi nhiều. Nụ hồng tươi rói trong lọ, và tranh sơn dầu hiện đại, bản gốc, treo trên tường.
Tôi liếc qua danh sách rượu và chọn loại vang trắng tinh khiết, rồi chọn món nguội khai vị gồm pa tê vịt, cá trap và gan cá vây chân sốt kem tươi. Sau khi nghiên cứu kỹ thức đơn, cô gọi món canh rùa, xa lát và cá bơn lá mít, trong khi tôi gọi món canh nhím biển, bê quay với mùi tây và xa lát cà chua. Nửa tháng lương đi tong.
"Chỗ này dễ thương ghê", cô nói. "Anh có hay đến đây không?"
"Chỉ thỉnh thoảng vì công việc thôi", tôi trả lời, "Sự thật là tôi không thường đi nhà hàng khi tôi một mình. Tôi hay lui tới các quán bar, ở đó tôi ăn uống bất cứ thứ gì họ có. Như vậy tiện hơn. Đỡ phải có những quyết định không cần thiết".
"Vậy anh thường xuyên ăn gì tại quán bar?"
"Thì đủ thứ. Thường là trứng ốp lết và bánh mì kẹp".
"Trứng ốp lếp và bánh mì kẹp", cô nhắc lại. "Ngày nào anh cũng ăn trứng ốp lếp và bánh mì kẹp tại quán bar?"
"Không phải hàng ngày. Cứ cách ba ngày thì tôi lại tự nấu ăn một lần."
"Vậy là cứ ba ngày thì hai ngày anh ăn trứng ốp lếp và bánh mì kẹp?"
"Chắc vậy quá", tôi nói.
"Tại sao lại là trứng ốp lếp và bánh mì kẹp?"
"Vì một quán bar tương đối có thể có trứng ốp lếp và bánh mì kẹp khá ngon".
"Hừm", cô nói. "Khá lạ đấy."
"Không lạ chút nào cả".
Tôi không biết thoát ra khỏi tình thế này như thế nào, vậy là tôi ngồi đó lặng lẽ ngắm nghía đám tro trong gạt tàn.
Cô khuấy động không khí. "Hãy nói chuyện công việc đi".
"Như tôi đã nói với cô ngày hôm qua, công việc đã hoàn thành. Không khúc mắc gì cả. Vậy nên tôi không có gì để nói."
Cô rút ra một điếu thuốc lá đinh hương mảnh từ trong túi xách, châm lửa bằng diêm của nhà hàng và nhìn tôi với một vẻ như muốn nói, "Rồi sao nữa?"
Tôi đang định nói thì viên quản lý tiến lại bàn chúng tôi. Ông ta chỉ cho tôi mác chai rượu, mỉm cười hạnh phúc như thể đang khoe với chúng tôi ảnh đứa con trai duy nhất của mình. Tôi gật đầu. Ông ta mở nút chai với một tiếp bốp nhẹ, rồi rót một chút vào ly của tôi. Ngụm rượu có vị như giá của cả bữa tối.
Viên quản lý rút lui và thế chỗ ông ta là một người hầu bàn đặt ba món nguội khai vị và một chiếc đĩa nhỏ trước mặt mỗi người chúng tôi. Khi người hầu bàn đi, để chúng tôi một mình, tôi buột miệng, "Tôi phải nhìn thấy tai của cô."
Không nói một lời nào, cô tiếp tục dùng món pa tê và gan cá vây chân. Cô nhấp một ngụm rượu. "Xin lỗi đã khiến cô phải chịu đựng," tôi tìm lời thoái thác.
Cô cười rất khẽ, "Món ăn Pháp ngon thế thì đâu có phải chịu đựng gì đâu."
"Cô có bực mình không khi đôi tai của mình bị đem ra làm đề tài nói chuyện?"
"Có sao đâu. Điều đó phụ thuộc và cách nói chuyện." Cô lắc đầu trong khi đưa đĩa lên miệng. "Hãy cứ nói thẳng với tôi, vì đó là cách tôi thích nhất."
Chúng tôi lặng lẽ nhấp rượu và tiếp tục dùng bữa.
"Tôi rẽ ở một góc phố," tôi ướm lời, "ngay khi người đi trước tôi rẽ ở góc phố tiếp theo. Tôi không thể thấy người đó trông như thế nào. Tất cả những gì tôi nhìn ra được là cái đuôi áo trắng tinh thấp thoáng trong giây lát. Nhưng màu trắng của cái đuôi áo ấy hằn sâu mãi mãi trong tâm thức tôi. Cô đã bao giờ có cảm giác đó chưa?"
"Có lẽ rồi."
"Ừm, đó là cảm giác của tôi khi nhìn thấy tai cô."
Chúng tôi lại cắm cúi ăn trong yên lặng. Tôi rót rượu cho cô, rồi ình.
"Cái lưu lại trong tâm trí anh không phải là cảnh tượng," cô hỏi, "mà là cảm giác, đúng vậy không?"
"Đúng thế."
"Trước đó anh đã bao giờ có cảm giác ấy chưa?"
Tôi suy nghĩ một chút, rồi lắc đầu. "Chưa, tôi nghĩ là chưa."
"Nghĩa là tất cả đều do tai tôi."
"Tôi không thể khẳng định điều đó. Tôi không dám chắc chắn. Tôi chưa bao giờ nghe nói hình dáng của tai lại khêu gợi người ta như thế này."
"Tôi biết có người hắt hơi mỗi lần trông thấy mũi của Farrah Fawcett. Anh biết không, có cả một yếu tố tâm lý lớn liên quan đến hắt hơi. Một khi có đường nối nhân quả thì không còn thoát đi đâu được."
"Tôi không phải chuyên gia về mũi của Farrah Fawcett," tôi nói, nhấp một ngụm rượu. Rồi tôi quên mất điều mình định nói.
"Đó không hẳn là điều anh muốn nói, đúng không?" cô nói.
"Không, không hẳn," tôi nói. "Cái cảm giác tôi đang có, nó mông lung khủng khiếp, tuy vậy lại rất chắc chắn." Tôi diễn đạt, nắm hai tay cách người một thước, rồi dồn khoảng cách đó lại thành năm centimet. "Tôi e là tôi không diễn đạt điều này cho đúng được."
"Một hiện tượng tập trung dựa trên những động cơ mơ hồ."
"Chính xác," tôi nói. "Cô thông minh hơn tôi ít nhất là bảy lần."
"Tôi theo học mấy lớp từ xa."
"Lớp học từ xa ư?"
"Đúng vậy, lớp tâm lý học qua đường thư."
Chúng tôi chia nhau miếng pa tê cuối cùng. Giờ thì tôi hoàn toàn mất phương hướng.
"Anh vẫn chưa hiểu sao? Mối quan hệ giữa tai tôi và cảm giác của anh?"
"Nói tóm lại là chưa," tôi nói. "Nghĩa là, tôi không hiểu rõ liệu tai cô quyến rũ tôi một cách trực tiếp, hay là liệu có một cái gì đó trong cô quyến rũ tôi thông qua tai cô."
Cô đặt cả hai tay lên bàn rỗi khẽ lắc đầu. "Cái cảm giác này của anh là thuộc diện tốt hay xấu vậy?"
"Không tốt cũng chẳng xấu. Hay có lẽ cả hai. Tôi không nói được."
Cô nắm chặt ly rượu giữa hai lòng bàn tay và nhìn thẳng vào mặt tôi. "Có vẻ như anh cần nghiên cứu thêm về phương diện thể hiện cảm xúc."
"Tôi cũng tệ cả khoản mô tả cảm xúc nữa," tôi nói.
Đến đó cô mỉm cười. "Không sao cả. Tôi nghĩ tôi hiểu rõ anh định nói gì."
"Vậy thì, tôi nên làm gì đây?"
Cô không nói gì một lúc thật lâu. Dường như cô đang chìm trong suy nghĩ về một điều gì đó khác. Năm chiếc đĩa nằm trống trơn trên bàn, một chòm năm hành tinh đã bị hủy diệt.
"Này anh," cô kết thúc sự yên lặng. "Tôi nghĩ chúng ta nên trở thành bạn bè. Tất nhiên là nếu anh đồng ý."
"Tất nhiên là tôi đồng ý rồi."
"Và tôi muốn nói là những người bạn rất thân," cô nói.
Tôi gật đầu.
Và thế là chúng tôi trở thành những người bạn rất thân. Chưa đầy ba mươi phút sau lần đầu gặp mặt.
"Với tư cách là bạn thân, có một vài điều anh muốn hỏi em," tôi nói.
"Anh hỏi đi."
"Trước hết là tại sao em không để lộ tai? Hai là, đã bao giờ tai em có ảnh hưởng đặc biệt đến ai ngoài anh ra không?"
Không một lời, cô chăm chăm nhìn đôi bàn tay đang đặt trên bàn.
"Có vài người," cô nói khẽ.
"Vài người ư?"
"Ừ. Nhưng nói một cách khác, em quen với cái tôi không để lộ tai của mình hơn."
"Nghĩa là cái tôi để lộ tai của em khác với cái tôi không để lộ tai của em."
"Đúng."
Hai người hầu bàn dọn đĩa ăn của chúng tôi và mang món xúp ra.
"Em có thể kể cho anh về con người để lộ tai của em được không?"
"Đã lâu quá rồi, em e không kể cho tường tận được. Sự thật là, em không hề để lộ tai mình lấy một lần kể từ khi em hai mươi tuổi."
"Nhưng khi em làm người mẫu tai, em để lộ tai của mình đấy thôi?"
"Đúng thế," cô nói, "nhưng không phải tai thật của em."
"Không phải tai thật của em ư?"
"Đó là đôi tai đã bị bịt kín."
Tôi ăn hai thìa xúp đầy và ngẩng nhìn cô.
"Kể cho anh nghe thêm về "đôi tai đã bị bịt kín" của em đi."
"Đôi tai đã bị bịt kín là đôi tai đã chết. Em đã giết chính đôi tai của mình. Nghĩa là, em cắt đường thông tai một cách có ý thức... Anh vẫn hiểu em nói gì đấy chứ?"
Không, tôi không hiểu cô.
"Vậy thì anh hỏi em đi," cô nói.
"Khi nói giết chính đôi tai của mình, có phải ý em là em tự làm ình bị điếc?"
"Không, em có thể nghe khá rõ. Nhưng ngay cả khi đó, tai em đã chết. Anh cũng có thể làm thế."
Cô đặt thìa xúp xuống, ngồi thẳng lưng, nâng cao vai năm centimet, đẩy hàm ra phía trước, giữ nguyên tư thế đó trong cả mười giây, và đột nhiên hạ vai xuống.
"Thấy chưa. Tai em đã chết. Giờ anh thử đi."
Tôi lặp lại động tác cô đã làm ba lần. Một cách chậm rãi, cẩn thận, nhưng không gì cho tôi cảm giác là tai tôi đã chết. Rượu đang nhanh chóng luồn lách trong cơ thể tôi.
"Anh tin là tai mình đã không chết đúng cách," tôi nói, thất vọng.
Cô lắc đầu. "Không sao đâu. Nếu tai anh không cần chết thì chả có gì sai khi chúng không chết cả."
"Anh có thể hỏi em một điều không?"
"Anh hỏi đi."
"Nếu tổng kết lại tất cả mọi thứ em kể cho anh, có vẻ như thế này: em để lộ tai cho đến khi hai mươi tuổi. Rồi một ngày kia em che tai đi. Và từ ngày đó trở đi, em không một lần nào để lộ tai. Nhưng vào những lúc em bắt buộc phải để lộ tai, em chặn đường thông nối giữa tai em và ý thức em. Có đúng thế không?"
Một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cô. "Đúng thế đấy."
"Điều gì đã xảy đến với tai em khi em hai mươi tuổi?"
"Anh đừng có hối thúc mọi thứ," cô nói, với tay phải qua bàn, chạm nhẹ vào bàn tay trái tôi. "Em xin anh đó."
Tôi rót nốt chỗ rượu còn lại vào ly hai chúng tôi và chậm rãi uống ly của mình.
"Trước tiên, em muốn biết thêm về anh," cô bắt đầu.
"Điều gì về anh nào?"
"Mọi thứ. Anh được nuôi dạy ra sao, anh bao nhiêu tuổi, anh làm nghề gì, đại loại như vậy."
"Chuyện anh thường lắm. Quá mức bình thường, có lẽ em sẽ ngủ gật giữa chừng mất."
"Em thích những câu chuyện bình thường."
"Chuyện của anh là loại chuyện bình thường mà không ai muốn nghe."
"Không sao cả, kể cho em trong mười phút thôi."
"Anh sinh năm 1948, vào ngày 24 tháng Mười hai, đêm Giáng sinh. Nào, đêm Giáng sinh không phải là một ngày sinh nhật hay ho gì. Anh muốn nói là người ta không nhận được quà sinh nhật và quà Giáng sinh tách biệt. Mọi người đều nghĩ họ sẽ tiết kiệm được tiền bằng cách đó. Sao chiếu mệnh của anh là sao Ma Kết và nhóm máu anh là nhóm máu A – một sự kết hợp hoàn hảo cho nghề giao dịch viên ngân hàng và công chức. Anh không hợp với những người sao Nhân Mã, Bảo Bình và Thiên Bình. Một cuộc đời tẻ nhạt, em có nghĩ thế không?"
"Em đang bị thu hút đây."
"Anh lớn lên tại một thị trấn nhỏ bình thường, đi học ở một trường bình thường. Anh là một đứa bé lặng lẽ, nhưng rồi lớn lên thành một thằng nhỏ mau chán. Anh gặp một cô bạn gái bình thường, có một mối tình đầu bình thường. Năm mười tám tuổi, anh đi học đại học ở Tokyo. Khi ra trường, anh và một người bạn mở một dịch vụ biên dịch nho nhỏ, và bằng cách này cách khác bọn anh sống lần hồi. Ba năm trước, bọn anh bỏ vốn kinh doanh vào các bản tin PR và các công việc liên quan đến quảng cáo, việc đó tiến triển khá tốt. Anh có quan hệ với một trong những người phụ nữ làm trong công ty. Bọn anh cưới nhau bốn năm trước và ly dị hai tháng trước. Anh không thể nói tóm gọn lại vì lý do duy nhất nào. Anh có một con mèo đực làm vật nuôi trong nhà. Hút bốn mươi điếu thuốc mỗi ngày. Có vẻ như không thể bỏ được. Anh có ba bộ lê, sáu chiếc cà vạt, cộng với một bộ sưu tập năm trăm đĩa nhạc đã lỗi thời hết thuốc chữa. Anh nhớ tất cả tên của những kẻ giết người trong mọi truyện trinh thám từng được Ellery Queen viết ra. Anh có trọn bộ cuốn Đi tìm thời gian đã mất, nhưng mới chỉ đọc có một nửa. Anh uống bia vào mùa hè, whisky vào mùa đông."
"Và cứ ba ngày thì hai ngày anh ăn trứng ốp lết và bánh mỳ kẹp tại quán bar, đúng không?"
"À há," tôi nói.
"Thật là một cuộc sống thú vị."
"Đến giờ thì vẫn tẻ nhạt thôi. Có lẽ từ giờ trở đi nó cũng sẽ vẫn mãi như thế. Nói vậy không có nghĩa điều đó làm anh bận tâm. Ý anh là, anh chấp nhận những gì đến với mình."
Tôi nhìn đồng hồ. Chín phút, hai mươi giây.
"Nhưng những gì anh vừa kể em nghe không phải là tất cả, đúng không?"
Tôi nhìn chằm chằm vào tay mình trên bàn. "Tất nhiên đó không phải là tất cả. Không bao giờ kể hết chuyện về cuộc đời một ai đó, cho dù nó có tẻ nhạt đến mức nào."
"Em có thể nhận xét không?"
"Tất nhiên rồi."
"Bất cứ khi nào em gặp mọi người lần đầu tiên, em gợi cho họ nói chuyện trong mười phút. Sau đó em đánh giá họ từ khía cạnh đối ngược hoàn toàn với tất cả những gì họ kể cho em. Anh có nghĩ điều đó điên rồ không?"
"Không," tôi nói, lắc dầu, "anh đoán là phương pháp của em có hiệu quả đấy."
Một người hầu bàn tiến lại, bày ra những chiếc đĩa mới, một người hầu bàn khác dọn món chính trên những chiếc đĩa ấy, và một người khác nữa rưới nước xốt lên. Một tình huống phòng ngự kiểu kép nhanh gọn, chặn ngắn tới chốt hai, chốt hai tới chốt một.
"Áp dụng cách thức này đối với anh, em rút ra dược một điều," cô nói, đặt con dao lên trên món cá bơn. "Rằng cuộc đời anh không buồn tẻ. Anh ước cuộc đời mình buồn tẻ. Em suy luận có sai không?"
"Có lẽ không. Có lẽ cuộc đời anh không buồn tẻ, có lẽ anh không thật sự đi tìm một cuộc đời buồn tẻ. Nhưng kết quả cũng giống nhau cả thôi. Cách nào đi chăng nữa anh cũng biết được điều gì sẽ xảy ra. Hầu hết mọi người cố thoát ra khỏi sự nhàm chán, nhưng anh lại cố rút vào sâu bên trong cái sự nhàm chán ấy. Đó là lý do tại sao anh không than vãn khi nói cuộc đời mình tẻ nhạt. Dù sao thì nó cũng đủ làm vợ anh bỏ đi."
"Đó có phải lý do anh và vợ anh chia tay?"
"Như anh đã nói trước, anh không thể tóm gọn lại trong một lý do duy nhất nào. Nhưng như Nietzche nói, "Đấu tranh chống lại sự nhàm chán, ngay cả thần thánh cũng phải đầu hàng.""
Chúng tôi nhẩn nha ăn. Cô thêm nước xốt, tôi thêm bánh mì. Sau đó đĩa bát được dọn đi, chúng tôi ăn món kem việt quất, và đến lúc họ đem cà phê ra tôi châm một điếu thuốc. Khói thuốc lơ lửng giây lát trước khi hệ thống thông gió không tiếng ồn lặng lẽ cuốn nó đi.
Mọi người bắt đầu lục tục đến các bàn bên. Một bản concerto của Mozart phát ra từ dàn loa trên cao.
"Nếu có thể, anh muốn được hỏi thêm về đôi tai của em," tôi nói.
"Anh muốn hỏi liệu tai em có sở hữu một thứ quyền lực đặc biệt nào đó chăng?"
Tôi gật đầu.
"Đó là điều anh phải tự mình kiểm tra lấy," cô nói. "Nếu em kể cho anh nghe điều gì, có lẽ anh sẽ không hứng thú nữa. Có thể còn làm cản trở anh đó."
Tôi gật đầu lần nữa.
"Với anh, em sẽ cho anh xem tai mình," cô nói, sau khi dùng cà phê xong. "Nhưng em không biết điều đó có thực sự có lợi cho anh hay không. Có lẽ cuối cùng anh sẽ hối tiếc vì điều đó."
"Nghĩa là sao?"
"Cái sự tẻ nhạt của anh có lẽ không thâm căn cố đế như anh nghĩ."
"Đó là cơ hội mà anh phải nắm bắt," tôi nói.
Cô với tay qua bàn và đặt tay lên tay tôi. "Còn điều này nữa: tạm thời – cứ cho là trong mấy tháng tới – đừng rời xa em. Được chứ?"
"Chắc chắn rồi."
Đến đó, cô lấy trong túi xách ra một chiếc dây buộc tóc màu đen. Giữ nó giữa hai môi, cô đưa hai tay vén tóc ra đằng sau, xoắn một vòng, rồi nhanh chóng buộc tóc lại đằng sau.
"Thế nào?"
Tôi nín thở và nhìn chằm chằm vào cô, sững sờ. Miệng tôi đắng ngắt. Tôi không thể thốt nên lời. Trong thoáng chốc, bức tường trát thạch cao trắng dường như gợn sóng. Âm thanh của những người khách đến ăn tối và tiếng lách cách của tiếng dao dĩa nhỏ dần đi, rồi trở lại bình thường. Tôi nghe thấy tiếng sóng, nhớ lại mùi hương của buổi tối đã bị quên lãng từ lâu. Tuy vậy mọi thứ đơn thuần là những mảnh vụn của những cảm giác chạy qua người tôi trong mấy phần trăm giây ấy.
"Tinh túy," tôi cố gắng lắm mới nói được một câu. "Anh không thể tin được đó lại là cùng một người."
"Hiểu điều em nói chưa?" cô nói.
Chú thích
[1] Creature of the Black Lagoon (1954), một bộ phim về quái vật của Mỹ do Jack Arnold đạo diễn.
Có thứ tình dục để tự hoàn thiện mình từ đầu đến cuối và có thứ tình dục để giết chết thời gian từ đầu đến cuối; thứ tình dục bắt đầu như một liệu pháp để rồi chỉ kết thúc như một việc chẳng-có-gì-hay-hơn-để-làm, và ngược lại. Đời sống tình dục của con người chúng ta – tôi biết nói như thế nào nhỉ? – khác một cách cơ bản với đời sống tình dục của cá voi.
Chúng ta không phải là cá voi – và điều này tạo nên chủ đề lớn xuyên suốt đời sống tình dục của chúng ta.
Khi tôi còn nhỏ, có một công viên hải dương cách chỗ tôi ở ba mươi phút đi xe đạp. Một sự yên lặng lạnh lẽo như thủy tinh luôn bao phủ chốn đó, thảng hoặc chỉ nghe được tiếng nước bắn tung tóe. Tôi hầu như có thể cảm thấy được con Quái vật từ Phá Đen[1] đang thở trong một góc tối lờ mờ nào đó.
Hàng đàn cá ngừ lượn vòng quanh chiếc bể lớn. Cá tầm lượn qua lượn lại luồng nước hẹp, cá piranha cắm hàm răng sắc như dao cạo vào từng mảng thịt, loài lươn điện phát ra âm thanh lốp bốp và những tia lửa như bóng đèn bị cháy.
Bể cá cũng đầy những loài cá khác không đếm xuể, với những tên gọi, những vảy cá và vây cá khác nhau. Tôi không hiểu nổi tại sao trên thế gian lại có lắm loài cá đến thế.
Tất nhiên là không có con cá voi nào trong công viên hải dương. Một con cá voi sẽ là quá lớn, ngay cả khi người ra phá tường và biến toàn bộ cái công viên đó thành một chiếc bể. Thay vào đó, công viên trưng bày một chiếc dương vật cá voi. Nói là như một biểu tượng cũng được.
Thế là chính những năm tháng dễ bị tác động nhất trong tuổi niên thiếu của tôi được dành không phải để ngắm một con cá voi mà là một chiếc dương vật cá voi: Bất cứ khi nào tôi mệt mỏi vì đi bộ dọc theo những lối đi lạnh lẽo của công viên, tôi lại lẻn đến chỗ của riêng mình trên chiếc ghế băng trong sự tĩnh lặng của phòng trưng bày có trần cao, dành hàng giờ ở đó ngẫm nghĩ về cái dương vật cá voi này.
Có lúc nó làm tôi nhớ đến một cây cọ quăn queo nhỏ xíu, những lúc khác là một bắp ngô khổng lồ. Thực ra, nếu không có tấm biển đề – CƠ QUAN SINH DỤC CÁ VOI: GIỐNG ĐỰC – không ai có thể nghĩ đó là một cái dương vật cá voi. Nó có lẽ giống một di vật khai quật được từ sa mạc Trung Á hơn là một sản phẩm của Bắc Băng Dương. Nó không hề giống dương vật của tôi hay của bất cứ dương vật nào tôi từng nhìn thấy. Tệ hơn nữa, chiếc dương vật đã bị cắt rời toát ra một vẻ buồn bã khác thường, hầu như không diễn tả nổi.
Tôi nhớ đến nó, cái dương vật cá voi khổng lồ ấy, sau lần đầu tiên giao hợp với một đứa con gái. Sự trớ trêu nào của số phận, con đường quanh co nào đã mang nó đến căn phòng trưng bày giống như một cái hang ấy. Tim tôi thắt lại khi nghĩ đến điều đó. Tôi cảm thấy mình như không có chút hy vọng nào trên thế gian này. Nhưng tôi mới chỉ mười bảy tuổi và rõ ràng là quá trẻ để từ bỏ mọi thứ. Chính khi ấy, tôi nhận ra một điều mà từ đó tôi luôn ghi tâm khắc cốt.
Rằng, tôi không phải một con cá voi.
Lúc này đây tôi đang trên giường cùng cô bạn gái mới, đưa tay vuốt tóc cô, tôi ngẫm nghĩ về cá voi thật lâu.
Trong công viên hải dương của trí nhớ tôi, trời luôn vào cuối thu. Tấm kính thành bể lạnh lẽo. Tôi mặc áo len dày. Qua ô cửa sổ lớn của phòng trưng bày, biển tối như chì, những bọt sóng không đếm xuể gợi nhớ đến chiếc cổ bằng đăng ten trên áo váy thiếu nữ.
"Anh đang nghĩ gì vậy?" cô hỏi.
"Một chuyện ngày xưa thôi", tôi đáp.
Cô hai mươi mốt tuổi, với một thân hình mảnh mai hấp dẫn và một đôi tai đầy quyến rũ có hình dáng hoàn hảo nhất. Cô làm nghề sửa bản in bán thời gian ột nhà xuất bản nhỏ, một người mẫu chụp quảng cáo chuyên về các bức ảnh chụp tai, và gái gọi ột câu lạc bộ kín tiếng chỉ-dành-cho-bạn-thân-thiết-mà-thôi. Tôi không biết cô coi đâu là nghề chính trong ba nghề ấy. Cô cũng không biết nữa.
Tuy nhiên, qua đánh giá những thuộc tính cơ bản của cô, tôi phải nói tài năng thiên bẩm của cô nghiêng về làm người mẫu tai. Cô đồng ý. Nghề này cũng tạm chấp nhận được nếu không tính đến việc cơ hội cho người mẫu quảng cáo chuyên về tai cực kỳ hạn chế đến mức nào, địa vị và mức lương thấp ra sao. Đối với một tay làm nghề P.R, nghệ sĩ trang điểm hay người quay phim thông thường, cô chỉ là "người mang tai", một ai đó có tai. Tinh thần và thể xác cô, ngoài đôi tai, hoàn toàn không được đếm xỉa đến, bị coi thường, xem như không hề tồn tại.
"Nhưng anh biết đấy, đó không phải con người thật của em", cô sẽ nói vậy. "Em là tai em, tai em là em".
Cái tôi làm nghề sửa bản in hay cái tôi làm nghề gái gọi của cô chẳng bao giờ cho người khác thấy tai của mình.
"Đó là bởi chúng không thực sự là em", cô giải thích.
Văn phòng câu lạc bộ gái gọi của cô, bề ngoài đăng ký như một "câu lạc bộ tài năng", có trụ sở tại Akasaka và do một bà tóc bạc người Anh mà ai cũng gọi là bà X quản lý. Bà sống ở Nhật đã ba mươi năm, nói tiếng Nhật trôi chảy và đọc được hầu hết các Hán tự cơ bản.
Bà X mở một trường gia sư tiếng Anh cho phụ nữ cách văn phòng gái gọi không đầy năm trăm thước và dùng nơi đó để tìm kiếm các gương mặt triển vọng cho văn phòng gái gọi. Ngược lại, một vài cô gái gọi cũng đi học tại trường dạy tiếng Anh. Tất nhiên với mức học phí được miễn giảm.
Bà X gọi tất cả các cô gái là "cưng". Mềm mại như một buổi chiều xuân, những "cục cưng" của bà.
"Nhớ mặc đồ lót điệu đà, nghe cưng. Và không mặc quần tất". Hoặc "Cưng uống trà với sữa, phải không cưng?". Bà có sự am hiểu chắc chắn về thị trường của mình. Khách hàng quen của bà là những doanh nhân giàu có trong độ tuổi bốn mươi và năm mươi. Hai phần ba là khách ngoại quốc, số còn lại là người Nhật. Bà X không ưa đám chính trị gia, các ông già, bọn tình dục lệch lạc và người nghèo.
Bà có một tá người đẹp chân dài sẵn sàng đi khách bất kỳ lúc nào, nhưng trong cả bó hoa ấy cô bạn gái mới của tôi là bông hoa ít hương sắc nhất. Với tư cách gái gọi, có vẻ như cô ở dưới mức trung bình. Thực tế là, khi che tai đi, cô không có gì đặc sắc. Tôi không hiểu tại sao bà X lại chọn cô. Có lẽ bà đánh hơi thấy trong sự tầm thường của cô một vẻ rực rỡ đặc biệt, hoặc có thể bà nghĩ một cô gái tầm thường sẽ là của hiếm. Dù cách nào đi nữa, tầm nhìn của bà X đã trúng mục tiêu, bạn gái tôi nhanh chóng có một số lượng khách quen nhất định. Cô mặc quần áo bình thường, trang điểm bình thường, mặc quần áo lót bình thường và xức một loại nước hoa bình thường khi cô tới khách sạn Hilton, Okura hay Prince để ngủ với một hai gã đàn ông mỗi tuần, thế là kiếm đủ để sống cho cả một tháng.
Một nửa các đêm khác cô ngủ với tôi miễn phí. Nửa còn lại tôi không biết cô qua đêm thế nào.
Cuộc sống của cô với tư cách người sửa bản in cho nhà xuất bản thì bình thường hơn. Ba ngày một tuần cô đáp xe đến Kanda, tới tầng thứ ba của một tòa nhà văn phòng nhỏ, và từ chín giờ đến năm giờ cô đọc và sửa các bản in thử, pha trà, chạy xuống dưới gác (không có thang máy trong tòa nhà) mua tẩy. Cô là người được sai làm chân chạy vặt, không phải vì ai đó có gì chống lại cô, mà bởi vì cô là gái chưa chồng duy nhất trong công ty. Như một con tắc kè hoa, cô thay đổi cùng với môi trường và hoàn cảnh, có khả năng tùy ý tập trung hoặc kiềm chế vẻ rực rỡ của mình.
Tôi biết cô (hay đúng hơn là, tai cô) lần đầu tiên ngay sau khi tôi chia tay vợ. Đó là vào đầu tháng Tám. Tôi đang thực hiện một hợp đồng phụ về viết quảng cáo ột công ty phần mềm máy tính, bên đã đưa tôi mặt đối mặt, ấy là nói như vậy, với đôi tai cô.
Giám đốc công ty quảng cáo đặt bản dự thảo chiến dịch và ba bức ảnh đen trắng lớn trên bàn tôi, nói tôi chuẩn bị ba thông điệp cho các bức ảnh trong vòng một tuần. Cả ba bức là ảnh khổng lồ chụp cận cảnh một cái tai.
Một cái tai ư?
"Tại sao lại là một cái tai?" tôi hỏi.
"Ai biết được? Có gì khác kia chứ? Thì là một cái tai thôi. Cậu có một tuần để suy nghĩ về tai".
Thế là tôi ngắm những cái tai trong cả một tuần liền. Tôi dán ba cá tai khổng lồ lên trên tường trước bản làm việc, và cả ngày trong khi hút thuốc, uống cà phê, cắt móng tay, tôi trầm ngâm suy nghĩ về mấy cái tai.
Tôi hoàn thành công việc đó trong một tuần, nhưng mấy bức ảnh chụp tai vẫn được dán trên tường. Một phần vì hạ chúng xuống quá phiền toái, một phần vì tôi đã trở nên quen thuộc với mấy cái tai ấy. Nhưng lý do chính để tôi không hạ mấy bức ảnh xuống là vì mấy cái tai đó đã mê hoặc tôi. Chúng là hình ảnh lý tưởng của một cái tai. Sự tinh túy, tuyệt phẩm của tai. Chưa bao giờ bất cứ một bộ phận được phóng to nào của cơ thế (tất nhiên là gồm cả bộ phận sinh dục) lại có một sức hút mạnh mẽ đến như vậy đối với tôi. Chúng như một vòng xoáy lớn lao nào đó của số phận hút tôi vào trong.
Một đường cong táo bạo bất ngờ cắt xéo một cách rõ ràng ngang qua mặt phẳng bức ảnh, những đường cong khác như đường chạm tinh tế uốn lượn quanh những vũng tối huyền ảo, trong khi những đường cong khác nữa lại như một bức tranh tường cổ, lần theo những huyền thoại của một thời quá khứ. Nhưng phần thịt mềm mại nơi dái tai vượt lên trên tất cả, vượt lên trên mọi vẻ đẹp và ham muốn.
Mấy ngày sau, tôi gọi tay nhiếp ảnh gia để xin tên và số điện thoại của đôi tai ấy.
"Có việc gì đấy?" tay nhiếp ảnh gia hỏi.
"Chỉ tò mò thôi mà. Thật là đôi tai quá ấn tượng".
"Ồ, xét riêng về khoản tai thì quả đúng vậy, nhưng bản thân con bé đó chả có gì đặc biệt. Nếu cậu muốn một em non tơ, tôi có thể giới thiệu cho cậu một em người mẫu đồ tắm tôi chụp hôm trước".
Tôi từ chối, ghi lại tên và số điện thoại của những cái tai, cảm ơn gã, rồi cúp máy.
Hai giờ, sáu giờ, mười giờ, tôi cố gọi vào số điện thoại của cô, nhưng không ai trả lời. Rõ ràng là cô đang mải tận hưởng cuộc sống của mình.
Phải đến mười giờ sáng hôm sau tôi mới gặp được cô trên điện thoại. Tôi tự giới thiệu mình một cách vắn tắt, rồi nói thêm là tôi phải nói chuyện công việc liên quan tới quảng cáo và liệu cô có thể dùng bữa tối với tôi chăng.
"Nhưng người ta bảo tôi là công việc đã xong", cô nói.
"Đúng là công việc đã xong", tôi nói.
Dường như cô hơi ngạc nhiên, nhưng không hỏi gì thêm. Chúng tôi hẹn nhau buổi tối hôm sau.
Tôi gọi đặt chỗ tại một nhà hàng Pháp sang trọng nhất mà tôi biết. Trên đại lộ Aoyama. Sau đó tôi lấy ra một chiếc sơ mi mới tinh, dành thời gian lựa cà vạt, rồi mặc một chiếc áo vest tôi mới chỉ mặc có hai lần trước đó.
Đúng như lời cảnh báo của tay nhiếp ảnh gia, cô gái chẳng có gì đặc biệt. Quần áo bình thường, vẻ ngoài bình thường. Cô có vẻ như là thành viên dàn đồng ca của một trường nữ sinh hạng hai. Nhưng điều đó không thành vấn đề với tôi. Điều khiến tôi thất vọng là cô giấu tai dưới làn tóc thẳng.
"Cô đang che tai của mình đi", tôi nói một cách hờ hững.
"Đúng thế", cô nói một cách hờ hững.
Chúng tôi đến sớm hơn dự kiến và là những người khách đến ăn tối đầu tiên tại nhà hàng. Đèn mờ mờ, người hầu bàn đem một thanh diêm dài để châm cây nến nhỏ màu đỏ trên bàn chúng tôi, và viên quản lý ném một cái nhìn soi xét lên đám khăn ăn và chén bát để đảm bảo mọi thứ đều đúng quy cách. Ván sàn gỗ sồi lắng bóng được sắp xếp theo hình chữ chi, người hầu bàn đi đi lại lại, giày phát ra tiếng lách ca lách cách. Giày của anh ta trông đắt tiền hơn giày của tôi nhiều. Nụ hồng tươi rói trong lọ, và tranh sơn dầu hiện đại, bản gốc, treo trên tường.
Tôi liếc qua danh sách rượu và chọn loại vang trắng tinh khiết, rồi chọn món nguội khai vị gồm pa tê vịt, cá trap và gan cá vây chân sốt kem tươi. Sau khi nghiên cứu kỹ thức đơn, cô gọi món canh rùa, xa lát và cá bơn lá mít, trong khi tôi gọi món canh nhím biển, bê quay với mùi tây và xa lát cà chua. Nửa tháng lương đi tong.
"Chỗ này dễ thương ghê", cô nói. "Anh có hay đến đây không?"
"Chỉ thỉnh thoảng vì công việc thôi", tôi trả lời, "Sự thật là tôi không thường đi nhà hàng khi tôi một mình. Tôi hay lui tới các quán bar, ở đó tôi ăn uống bất cứ thứ gì họ có. Như vậy tiện hơn. Đỡ phải có những quyết định không cần thiết".
"Vậy anh thường xuyên ăn gì tại quán bar?"
"Thì đủ thứ. Thường là trứng ốp lết và bánh mì kẹp".
"Trứng ốp lếp và bánh mì kẹp", cô nhắc lại. "Ngày nào anh cũng ăn trứng ốp lếp và bánh mì kẹp tại quán bar?"
"Không phải hàng ngày. Cứ cách ba ngày thì tôi lại tự nấu ăn một lần."
"Vậy là cứ ba ngày thì hai ngày anh ăn trứng ốp lếp và bánh mì kẹp?"
"Chắc vậy quá", tôi nói.
"Tại sao lại là trứng ốp lếp và bánh mì kẹp?"
"Vì một quán bar tương đối có thể có trứng ốp lếp và bánh mì kẹp khá ngon".
"Hừm", cô nói. "Khá lạ đấy."
"Không lạ chút nào cả".
Tôi không biết thoát ra khỏi tình thế này như thế nào, vậy là tôi ngồi đó lặng lẽ ngắm nghía đám tro trong gạt tàn.
Cô khuấy động không khí. "Hãy nói chuyện công việc đi".
"Như tôi đã nói với cô ngày hôm qua, công việc đã hoàn thành. Không khúc mắc gì cả. Vậy nên tôi không có gì để nói."
Cô rút ra một điếu thuốc lá đinh hương mảnh từ trong túi xách, châm lửa bằng diêm của nhà hàng và nhìn tôi với một vẻ như muốn nói, "Rồi sao nữa?"
Tôi đang định nói thì viên quản lý tiến lại bàn chúng tôi. Ông ta chỉ cho tôi mác chai rượu, mỉm cười hạnh phúc như thể đang khoe với chúng tôi ảnh đứa con trai duy nhất của mình. Tôi gật đầu. Ông ta mở nút chai với một tiếp bốp nhẹ, rồi rót một chút vào ly của tôi. Ngụm rượu có vị như giá của cả bữa tối.
Viên quản lý rút lui và thế chỗ ông ta là một người hầu bàn đặt ba món nguội khai vị và một chiếc đĩa nhỏ trước mặt mỗi người chúng tôi. Khi người hầu bàn đi, để chúng tôi một mình, tôi buột miệng, "Tôi phải nhìn thấy tai của cô."
Không nói một lời nào, cô tiếp tục dùng món pa tê và gan cá vây chân. Cô nhấp một ngụm rượu. "Xin lỗi đã khiến cô phải chịu đựng," tôi tìm lời thoái thác.
Cô cười rất khẽ, "Món ăn Pháp ngon thế thì đâu có phải chịu đựng gì đâu."
"Cô có bực mình không khi đôi tai của mình bị đem ra làm đề tài nói chuyện?"
"Có sao đâu. Điều đó phụ thuộc và cách nói chuyện." Cô lắc đầu trong khi đưa đĩa lên miệng. "Hãy cứ nói thẳng với tôi, vì đó là cách tôi thích nhất."
Chúng tôi lặng lẽ nhấp rượu và tiếp tục dùng bữa.
"Tôi rẽ ở một góc phố," tôi ướm lời, "ngay khi người đi trước tôi rẽ ở góc phố tiếp theo. Tôi không thể thấy người đó trông như thế nào. Tất cả những gì tôi nhìn ra được là cái đuôi áo trắng tinh thấp thoáng trong giây lát. Nhưng màu trắng của cái đuôi áo ấy hằn sâu mãi mãi trong tâm thức tôi. Cô đã bao giờ có cảm giác đó chưa?"
"Có lẽ rồi."
"Ừm, đó là cảm giác của tôi khi nhìn thấy tai cô."
Chúng tôi lại cắm cúi ăn trong yên lặng. Tôi rót rượu cho cô, rồi ình.
"Cái lưu lại trong tâm trí anh không phải là cảnh tượng," cô hỏi, "mà là cảm giác, đúng vậy không?"
"Đúng thế."
"Trước đó anh đã bao giờ có cảm giác ấy chưa?"
Tôi suy nghĩ một chút, rồi lắc đầu. "Chưa, tôi nghĩ là chưa."
"Nghĩa là tất cả đều do tai tôi."
"Tôi không thể khẳng định điều đó. Tôi không dám chắc chắn. Tôi chưa bao giờ nghe nói hình dáng của tai lại khêu gợi người ta như thế này."
"Tôi biết có người hắt hơi mỗi lần trông thấy mũi của Farrah Fawcett. Anh biết không, có cả một yếu tố tâm lý lớn liên quan đến hắt hơi. Một khi có đường nối nhân quả thì không còn thoát đi đâu được."
"Tôi không phải chuyên gia về mũi của Farrah Fawcett," tôi nói, nhấp một ngụm rượu. Rồi tôi quên mất điều mình định nói.
"Đó không hẳn là điều anh muốn nói, đúng không?" cô nói.
"Không, không hẳn," tôi nói. "Cái cảm giác tôi đang có, nó mông lung khủng khiếp, tuy vậy lại rất chắc chắn." Tôi diễn đạt, nắm hai tay cách người một thước, rồi dồn khoảng cách đó lại thành năm centimet. "Tôi e là tôi không diễn đạt điều này cho đúng được."
"Một hiện tượng tập trung dựa trên những động cơ mơ hồ."
"Chính xác," tôi nói. "Cô thông minh hơn tôi ít nhất là bảy lần."
"Tôi theo học mấy lớp từ xa."
"Lớp học từ xa ư?"
"Đúng vậy, lớp tâm lý học qua đường thư."
Chúng tôi chia nhau miếng pa tê cuối cùng. Giờ thì tôi hoàn toàn mất phương hướng.
"Anh vẫn chưa hiểu sao? Mối quan hệ giữa tai tôi và cảm giác của anh?"
"Nói tóm lại là chưa," tôi nói. "Nghĩa là, tôi không hiểu rõ liệu tai cô quyến rũ tôi một cách trực tiếp, hay là liệu có một cái gì đó trong cô quyến rũ tôi thông qua tai cô."
Cô đặt cả hai tay lên bàn rỗi khẽ lắc đầu. "Cái cảm giác này của anh là thuộc diện tốt hay xấu vậy?"
"Không tốt cũng chẳng xấu. Hay có lẽ cả hai. Tôi không nói được."
Cô nắm chặt ly rượu giữa hai lòng bàn tay và nhìn thẳng vào mặt tôi. "Có vẻ như anh cần nghiên cứu thêm về phương diện thể hiện cảm xúc."
"Tôi cũng tệ cả khoản mô tả cảm xúc nữa," tôi nói.
Đến đó cô mỉm cười. "Không sao cả. Tôi nghĩ tôi hiểu rõ anh định nói gì."
"Vậy thì, tôi nên làm gì đây?"
Cô không nói gì một lúc thật lâu. Dường như cô đang chìm trong suy nghĩ về một điều gì đó khác. Năm chiếc đĩa nằm trống trơn trên bàn, một chòm năm hành tinh đã bị hủy diệt.
"Này anh," cô kết thúc sự yên lặng. "Tôi nghĩ chúng ta nên trở thành bạn bè. Tất nhiên là nếu anh đồng ý."
"Tất nhiên là tôi đồng ý rồi."
"Và tôi muốn nói là những người bạn rất thân," cô nói.
Tôi gật đầu.
Và thế là chúng tôi trở thành những người bạn rất thân. Chưa đầy ba mươi phút sau lần đầu gặp mặt.
"Với tư cách là bạn thân, có một vài điều anh muốn hỏi em," tôi nói.
"Anh hỏi đi."
"Trước hết là tại sao em không để lộ tai? Hai là, đã bao giờ tai em có ảnh hưởng đặc biệt đến ai ngoài anh ra không?"
Không một lời, cô chăm chăm nhìn đôi bàn tay đang đặt trên bàn.
"Có vài người," cô nói khẽ.
"Vài người ư?"
"Ừ. Nhưng nói một cách khác, em quen với cái tôi không để lộ tai của mình hơn."
"Nghĩa là cái tôi để lộ tai của em khác với cái tôi không để lộ tai của em."
"Đúng."
Hai người hầu bàn dọn đĩa ăn của chúng tôi và mang món xúp ra.
"Em có thể kể cho anh về con người để lộ tai của em được không?"
"Đã lâu quá rồi, em e không kể cho tường tận được. Sự thật là, em không hề để lộ tai mình lấy một lần kể từ khi em hai mươi tuổi."
"Nhưng khi em làm người mẫu tai, em để lộ tai của mình đấy thôi?"
"Đúng thế," cô nói, "nhưng không phải tai thật của em."
"Không phải tai thật của em ư?"
"Đó là đôi tai đã bị bịt kín."
Tôi ăn hai thìa xúp đầy và ngẩng nhìn cô.
"Kể cho anh nghe thêm về "đôi tai đã bị bịt kín" của em đi."
"Đôi tai đã bị bịt kín là đôi tai đã chết. Em đã giết chính đôi tai của mình. Nghĩa là, em cắt đường thông tai một cách có ý thức... Anh vẫn hiểu em nói gì đấy chứ?"
Không, tôi không hiểu cô.
"Vậy thì anh hỏi em đi," cô nói.
"Khi nói giết chính đôi tai của mình, có phải ý em là em tự làm ình bị điếc?"
"Không, em có thể nghe khá rõ. Nhưng ngay cả khi đó, tai em đã chết. Anh cũng có thể làm thế."
Cô đặt thìa xúp xuống, ngồi thẳng lưng, nâng cao vai năm centimet, đẩy hàm ra phía trước, giữ nguyên tư thế đó trong cả mười giây, và đột nhiên hạ vai xuống.
"Thấy chưa. Tai em đã chết. Giờ anh thử đi."
Tôi lặp lại động tác cô đã làm ba lần. Một cách chậm rãi, cẩn thận, nhưng không gì cho tôi cảm giác là tai tôi đã chết. Rượu đang nhanh chóng luồn lách trong cơ thể tôi.
"Anh tin là tai mình đã không chết đúng cách," tôi nói, thất vọng.
Cô lắc đầu. "Không sao đâu. Nếu tai anh không cần chết thì chả có gì sai khi chúng không chết cả."
"Anh có thể hỏi em một điều không?"
"Anh hỏi đi."
"Nếu tổng kết lại tất cả mọi thứ em kể cho anh, có vẻ như thế này: em để lộ tai cho đến khi hai mươi tuổi. Rồi một ngày kia em che tai đi. Và từ ngày đó trở đi, em không một lần nào để lộ tai. Nhưng vào những lúc em bắt buộc phải để lộ tai, em chặn đường thông nối giữa tai em và ý thức em. Có đúng thế không?"
Một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cô. "Đúng thế đấy."
"Điều gì đã xảy đến với tai em khi em hai mươi tuổi?"
"Anh đừng có hối thúc mọi thứ," cô nói, với tay phải qua bàn, chạm nhẹ vào bàn tay trái tôi. "Em xin anh đó."
Tôi rót nốt chỗ rượu còn lại vào ly hai chúng tôi và chậm rãi uống ly của mình.
"Trước tiên, em muốn biết thêm về anh," cô bắt đầu.
"Điều gì về anh nào?"
"Mọi thứ. Anh được nuôi dạy ra sao, anh bao nhiêu tuổi, anh làm nghề gì, đại loại như vậy."
"Chuyện anh thường lắm. Quá mức bình thường, có lẽ em sẽ ngủ gật giữa chừng mất."
"Em thích những câu chuyện bình thường."
"Chuyện của anh là loại chuyện bình thường mà không ai muốn nghe."
"Không sao cả, kể cho em trong mười phút thôi."
"Anh sinh năm 1948, vào ngày 24 tháng Mười hai, đêm Giáng sinh. Nào, đêm Giáng sinh không phải là một ngày sinh nhật hay ho gì. Anh muốn nói là người ta không nhận được quà sinh nhật và quà Giáng sinh tách biệt. Mọi người đều nghĩ họ sẽ tiết kiệm được tiền bằng cách đó. Sao chiếu mệnh của anh là sao Ma Kết và nhóm máu anh là nhóm máu A – một sự kết hợp hoàn hảo cho nghề giao dịch viên ngân hàng và công chức. Anh không hợp với những người sao Nhân Mã, Bảo Bình và Thiên Bình. Một cuộc đời tẻ nhạt, em có nghĩ thế không?"
"Em đang bị thu hút đây."
"Anh lớn lên tại một thị trấn nhỏ bình thường, đi học ở một trường bình thường. Anh là một đứa bé lặng lẽ, nhưng rồi lớn lên thành một thằng nhỏ mau chán. Anh gặp một cô bạn gái bình thường, có một mối tình đầu bình thường. Năm mười tám tuổi, anh đi học đại học ở Tokyo. Khi ra trường, anh và một người bạn mở một dịch vụ biên dịch nho nhỏ, và bằng cách này cách khác bọn anh sống lần hồi. Ba năm trước, bọn anh bỏ vốn kinh doanh vào các bản tin PR và các công việc liên quan đến quảng cáo, việc đó tiến triển khá tốt. Anh có quan hệ với một trong những người phụ nữ làm trong công ty. Bọn anh cưới nhau bốn năm trước và ly dị hai tháng trước. Anh không thể nói tóm gọn lại vì lý do duy nhất nào. Anh có một con mèo đực làm vật nuôi trong nhà. Hút bốn mươi điếu thuốc mỗi ngày. Có vẻ như không thể bỏ được. Anh có ba bộ lê, sáu chiếc cà vạt, cộng với một bộ sưu tập năm trăm đĩa nhạc đã lỗi thời hết thuốc chữa. Anh nhớ tất cả tên của những kẻ giết người trong mọi truyện trinh thám từng được Ellery Queen viết ra. Anh có trọn bộ cuốn Đi tìm thời gian đã mất, nhưng mới chỉ đọc có một nửa. Anh uống bia vào mùa hè, whisky vào mùa đông."
"Và cứ ba ngày thì hai ngày anh ăn trứng ốp lết và bánh mỳ kẹp tại quán bar, đúng không?"
"À há," tôi nói.
"Thật là một cuộc sống thú vị."
"Đến giờ thì vẫn tẻ nhạt thôi. Có lẽ từ giờ trở đi nó cũng sẽ vẫn mãi như thế. Nói vậy không có nghĩa điều đó làm anh bận tâm. Ý anh là, anh chấp nhận những gì đến với mình."
Tôi nhìn đồng hồ. Chín phút, hai mươi giây.
"Nhưng những gì anh vừa kể em nghe không phải là tất cả, đúng không?"
Tôi nhìn chằm chằm vào tay mình trên bàn. "Tất nhiên đó không phải là tất cả. Không bao giờ kể hết chuyện về cuộc đời một ai đó, cho dù nó có tẻ nhạt đến mức nào."
"Em có thể nhận xét không?"
"Tất nhiên rồi."
"Bất cứ khi nào em gặp mọi người lần đầu tiên, em gợi cho họ nói chuyện trong mười phút. Sau đó em đánh giá họ từ khía cạnh đối ngược hoàn toàn với tất cả những gì họ kể cho em. Anh có nghĩ điều đó điên rồ không?"
"Không," tôi nói, lắc dầu, "anh đoán là phương pháp của em có hiệu quả đấy."
Một người hầu bàn tiến lại, bày ra những chiếc đĩa mới, một người hầu bàn khác dọn món chính trên những chiếc đĩa ấy, và một người khác nữa rưới nước xốt lên. Một tình huống phòng ngự kiểu kép nhanh gọn, chặn ngắn tới chốt hai, chốt hai tới chốt một.
"Áp dụng cách thức này đối với anh, em rút ra dược một điều," cô nói, đặt con dao lên trên món cá bơn. "Rằng cuộc đời anh không buồn tẻ. Anh ước cuộc đời mình buồn tẻ. Em suy luận có sai không?"
"Có lẽ không. Có lẽ cuộc đời anh không buồn tẻ, có lẽ anh không thật sự đi tìm một cuộc đời buồn tẻ. Nhưng kết quả cũng giống nhau cả thôi. Cách nào đi chăng nữa anh cũng biết được điều gì sẽ xảy ra. Hầu hết mọi người cố thoát ra khỏi sự nhàm chán, nhưng anh lại cố rút vào sâu bên trong cái sự nhàm chán ấy. Đó là lý do tại sao anh không than vãn khi nói cuộc đời mình tẻ nhạt. Dù sao thì nó cũng đủ làm vợ anh bỏ đi."
"Đó có phải lý do anh và vợ anh chia tay?"
"Như anh đã nói trước, anh không thể tóm gọn lại trong một lý do duy nhất nào. Nhưng như Nietzche nói, "Đấu tranh chống lại sự nhàm chán, ngay cả thần thánh cũng phải đầu hàng.""
Chúng tôi nhẩn nha ăn. Cô thêm nước xốt, tôi thêm bánh mì. Sau đó đĩa bát được dọn đi, chúng tôi ăn món kem việt quất, và đến lúc họ đem cà phê ra tôi châm một điếu thuốc. Khói thuốc lơ lửng giây lát trước khi hệ thống thông gió không tiếng ồn lặng lẽ cuốn nó đi.
Mọi người bắt đầu lục tục đến các bàn bên. Một bản concerto của Mozart phát ra từ dàn loa trên cao.
"Nếu có thể, anh muốn được hỏi thêm về đôi tai của em," tôi nói.
"Anh muốn hỏi liệu tai em có sở hữu một thứ quyền lực đặc biệt nào đó chăng?"
Tôi gật đầu.
"Đó là điều anh phải tự mình kiểm tra lấy," cô nói. "Nếu em kể cho anh nghe điều gì, có lẽ anh sẽ không hứng thú nữa. Có thể còn làm cản trở anh đó."
Tôi gật đầu lần nữa.
"Với anh, em sẽ cho anh xem tai mình," cô nói, sau khi dùng cà phê xong. "Nhưng em không biết điều đó có thực sự có lợi cho anh hay không. Có lẽ cuối cùng anh sẽ hối tiếc vì điều đó."
"Nghĩa là sao?"
"Cái sự tẻ nhạt của anh có lẽ không thâm căn cố đế như anh nghĩ."
"Đó là cơ hội mà anh phải nắm bắt," tôi nói.
Cô với tay qua bàn và đặt tay lên tay tôi. "Còn điều này nữa: tạm thời – cứ cho là trong mấy tháng tới – đừng rời xa em. Được chứ?"
"Chắc chắn rồi."
Đến đó, cô lấy trong túi xách ra một chiếc dây buộc tóc màu đen. Giữ nó giữa hai môi, cô đưa hai tay vén tóc ra đằng sau, xoắn một vòng, rồi nhanh chóng buộc tóc lại đằng sau.
"Thế nào?"
Tôi nín thở và nhìn chằm chằm vào cô, sững sờ. Miệng tôi đắng ngắt. Tôi không thể thốt nên lời. Trong thoáng chốc, bức tường trát thạch cao trắng dường như gợn sóng. Âm thanh của những người khách đến ăn tối và tiếng lách cách của tiếng dao dĩa nhỏ dần đi, rồi trở lại bình thường. Tôi nghe thấy tiếng sóng, nhớ lại mùi hương của buổi tối đã bị quên lãng từ lâu. Tuy vậy mọi thứ đơn thuần là những mảnh vụn của những cảm giác chạy qua người tôi trong mấy phần trăm giây ấy.
"Tinh túy," tôi cố gắng lắm mới nói được một câu. "Anh không thể tin được đó lại là cùng một người."
"Hiểu điều em nói chưa?" cô nói.
Chú thích
[1] Creature of the Black Lagoon (1954), một bộ phim về quái vật của Mỹ do Jack Arnold đạo diễn.
Bình luận truyện