Cuộc Sống Bình Dị
Chương 20
Mấy ngày nay ngày nào cũng mưa, Diệu Nhi hỏi nương mới biết thì ra mùa mưa đã đến. Cũng may mùa màng đã thu xong hết rồi nếu không mưa thế này sẽ hư hết. Trời mưa không đi đâu làm gì được cha với nương cứ đi ra đi vào rồi thở dài miết. Nhà nông mà, chỉ cần rảnh tay một cái là lo đói, thà bận rộn luôn tay nhưng như vậy có thể kiếm ra tiền, làm ra lương thực nuôi cái miệng.
Sáng nay, trời bỗng ráo một chút, không còn mưa lất phất nữa. Nương nhanh chóng mang quần áo và chăn gối ra phơi nắng, cha thì vội vội vàng vàng đi ra đồng thăm hoa màu. Diệu Nhi và tiểu Sơn mỗi đứa mang một cái gùi to đi hái rau dại. Mưa mấy ngày qua nên trên núi rau dại, nấm dại mọc tràn lan, tươi tốt.
Hai tỷ đệ vừa đi ra đường đã thấy nhà ai cũng tranh thủ đi lên núi, nối thành một hàng. Mấy ngày nay ở trong nhà ai cũng có cảm giác sắp mốc meo đến nơi. Hít một hơi thứ không khí sạch sẽ và mát mẻ, Diệu Nhi vui vẻ hòa vào dòng người bước đi.
Trẻ con đi hái rau, lớn thêm chút thì tranh thủ ra sông giặt dũ, còn người lớn thì ra đồng chăm sóc hoa màu. Diệu Nhi vừa đi vừa nói chuyện với Hương Lan.
"Ta cứ tưởng còn mưa mấy ngày nữa thì người ta sẽ mục nát ra mất." Hương Lan khoa trương nói.
"Làm gì đến mức ấy."
"Còn không à? Trời ơi, ghét mưa quá đi. Mưa gió cả ngày chỉ có thể ru rú ở trong nhà, buồn chết đi được. Cũng may hôm nay trời không mưa, còn được ra ngoài gặp ngươi."
"Hái rau dại và nấm xong ta tính cắt ít cỏ cho trâu với lợn, ngươi có đi cắt không?"
"Đi chứ." Hương Lan vội vàng gật đầu, "Nhà ta cũng nuôi ba con lợn mà."
"Vậy chúng ta nên đi nhanh lên, tranh thủ làm nhanh kẻo trưa nó mưa thì khổ."
"Được."
Ba đứa nhỏ vội vàng vừa đi vừa chạy lên núi, sau đó nhanh chóng đi đến nơi có nhiều rau dại nhất để hái. Tầm nửa canh giờ Diệu Nhi đã hái đầy một sọt rau dại, một sọt nấm, còn tranh thủ bó thêm mấy bỏ nhỏ để ôm về. Cô quay sang nhìn Hương Lan thì thấy con bé cũng hái cũng hòm hòm rồi, cô bước nhanh qua hái phụ.
"Ngươi xong rồi à?" Hương Lan nhìn thấy cô bước qua liền hỏi, "Sao hai tỷ đệ ngươi hái nhanh quá vậy."
Diệu Nhi chỉ cười không nói.
Sau khi phụ Hương Lan xong, ba đứa nhỏ rủ nhau đi về, vừa đi vừa cười rất vui vẻ. Hôm nay thu hoạch không tệ, tiểu Sơn còn lượm được mấy cái trứng chim trong bụi cây. Lúc đi qua cái ao tù của thôn, Diệu Nhi bỗng nhiên dừng lại, tò mò hỏi:
"Nó mọc cái gì mà xanh thế?"
"À, hoa sen đấy! Vài hôm nữa nó ra hoa sẽ cực kỳ đẹp."
"Hoa sen hả?" Nghe đến sen Diệu Nhi vui vẻ quay qua hỏi lại, hai mắt sáng lấp lánh.
Hương Lan ngơ ngác đáp:
"Đúng vậy! Năm nào chả có, chỉ do năm nay mưa sớm nên chúng nó mọc lên sớm thôi, ngươi không nhớ à?"
"À không, ta nhớ chứ. Chỉ là ta... ta ngạc nhiên sao năm nay chúng mọc sớm vậy thôi."
Hương Lan cười nói:
"Vài bữa nữa có hoa chúng ta đi hái sen về cắm nhé, rất đẹp đó."
"Ngươi có biết hạt sen có thể ăn không? Ngó sen cũng có thể làm gỏi đó." Diệu Nhi dò hỏi.
"Biết chứ, năm nào nương của ta cũng báo đại ca ta đi hái về làm món ăn, còn nấu chè nữa, ngon lắm."
"Thôi đi tiếp đi." Hỏi được điều cần hỏi xong, Diệu Nhi liền nói.
"Ừ."
Về nhà mang rau vào nấm vào trong bếp, Diệu Nhi lại phụ tiểu Sơn mang rổ rau dại của thằng bé hái cho đám gà của nó ăn. Quét dọn phân gà, thay một lớp cỏ khô khác, rửa bát nước, thay nước sạch mới. Làm xong Diệu Nhi đi lấy lưỡi liềm để cắt cỏ, đội nón lá lên đầu, cô nói với tiểu Sơn:
"Đệ đi hái thêm rau dại dự trữ cho gà ăn nhé, tỷ đi cắt cỏ cho trâu với lợn."
"Dạ." Thằng bé ngoan ngoãn đáp.
Diệu Nhi vừa bước ra cổng thì thấy An Nhi tỷ đi ra theo: "Tỷ đi với muội. Hai người cắt cho nhanh."
"Dạ."
Hai tỷ muội đi ra nơi Diệu Nhi đã hẹn với Hương Lan rồi cùng con bé trở lại núi lần nữa. Trên núi vẫn còn rất nhiều người, hầu như ai cũng tranh thủ cắt cỏ, hái rau, hái nấm, chặt củi. Nhà Diệu Nhi cũng có A Thành ca đi chặt ít củi gom về để dành nấu, mấy nay mưa số củi dự trữ vơi không ít.
Không khí ở cổ đại rất trong lành. Mưa xong từng tán lá vô cùng xanh và tươi tốt, thỉnh thoảng lại đung đưa rì rào như đùa giỡn với gió. Một lúc lâu sau mặt trời ló dạng ra khỏi những đám mây u ám, chiếu từng tia nắng đầu tiên xuống mặt đất, xen qua tán cây, hắt lên gương mặt đang cần mẫn cắt cỏ của Diệu Nhi.
Đến trưa mấy huynh đệ tỷ muội mới về, nương đã nấu cơm xong, còn có một đĩa cá rô nướng - món khoái khẩu của Diệu Nhi, do cha bắt được ngoài đồng về tự tay nướng.
Diệu Nhi rửa tay, rửa mặt xong, bước vào trong nhìn thấy đĩa cá thì cười vui vẻ, cha thấy vậy cười nói: "Lát Diệu Nhi phải ăn thật nhiều vào, không đủ chiều cha đi bắt tiếp cho con."
"Cha thật tốt." Diệu Nhi lao vào lòng cha làm nũng khiến ông cười ha ha.
Cả nhà ăn cơm xong thì tranh thủ nghỉ ngơi một chút, buổi chiều cha với A Thành ca tiếp tục đi lấy củi, nương và An Nhi tỷ thì đào măng, còn Diệu Nhi được giao nhiệm vụ trông nhà. Hiện giờ nhà cũng nuôi ba con lợn, một đàn gà, một con trâu nên khá nhiều việc vạch vãnh. Diệu Nhi đang lúi húi quét dọn chuồng trâu thì thấy Thanh Mộc đi tới, cô dừng tay hỏi:
"Thanh Mộc ca, huynh đi đâu đây?"
"Mấy nay mưa trái cây trong núi chín nhiều mà rụng hết, hôm nay ta vào sâu một chút hái được ít quả sim chín nên mang sang cho muội."
"Trời, sao huynh không để lại cho Thanh Lãng ăn."
"Thằng bé có phần rồi, muội không phải lo." Thanh Mộc cười nói, rồi hắn để rổ nhỏ qua một bên, vén tay áo, "Có cần ta phụ muội không?"
"Không cần đâu." Diệu Nhi vội vàng xua tay. Việc nhà mình sao dám nhờ huynh ấy làm chứ, cô cũng đâu mặt dày đến vậy.
"Trời, với ta muội còn khách sáo à?" Thanh Mộc nghiêm mặt nói, "Để ta dắt con trâu này ra ao cho nó tắm, ăn chút cỏ tươi rồi dạo một chút, để muội dọn chuồng cho dễ."
Hắn nói xong không chờ Diệu Nhi kịp trả lời gì đã tháo dây thừng dắt con trâu đi ra ngoài. Diệu Nhi ngơ ngác nhìn hắn và con trâu đi xa, trong lòng gào thét: đó là trâu nhà muội đấy, huynh có cần tự nhiên như vậy không?
Diệu Nhi mới rửa sạch tay đi ra đã nghe thấy tiếng đập cửa rầm rầm, cô vội vàng chạy ra mở cửa thì thấy một thím gương mặt khá quen đứng bên ngoài, vẻ mặt lo âu nói:
"May quá, gặp được con rồi."
"Có chuyện gì vậy thím."
"Mấy nay trời mưa thằng bé nhà thím đột nhiên bị phong hàn, ho quá trời ho. Ta lo quá nên chạy vội sang đây xin con ít thuốc về sắc cho thằng bé uống. Con có lá gì uống được thì cho ta xin một ít."
"Dạ có ạ. Con có mấy tháng thuốc lá phơi khô, có loại trị ho và phong hàn nhẹ nữa, thím chờ chút con lấy cho."
"Được, được."
Trước khi vào mùa mưa, vườn thuốc khá tốt nên Diệu Nhi đã hái bớt phơi khô, trộn lẫn vài vị thuốc có tác dụng như nhau lại rồi gói cất kỹ trong phòng. Để khi nào ai bị bệnh thì có sẵn mà nấu uống, rất tiện. Diệu Nhi đi vào buồng lấy ba thang thuốc mang ra ngoài đưa cho người phụ nhân kia và nói:
"Thím sắc ngày ba lần, mỗi lần ba chén nước sắc cạn thành một chén cho bé uống. Mỗi thang sắc hai ngày. Thím nhớ nấu nước nóng để bé tắm, ăn cháo trắng loãng thôi nhé vì lúc này ruột bé hơi yếu."
"Ừ, ừ, ta biết rồi. Đội ơn con." Phụ nhân mắt rơm rớm nước, nắm tay Diệu Nhi cám ơn khiến cô hơi ngại.
"Dạ có gì đâu ạ, hàng xóm với nhau cả mà. Thím về sắc thuốc cho bé uống đi."
"Vậy... ta về trước, lần sau sẽ đến hậu tạ con sau."
"Thím về đi." Diệu Nhi coi như không nghe thấy câu sau mà mỉm cười hối phụ nhân nhanh chân đi về. Sau khi phụ nhân đi thì Thanh Mộc cũng dắt trâu về, Diệu Nhi nhìn hắn cười nói:
"Cám ơn huynh nhé. Bữa nào muội làm món ngon cho huynh ăn nhé."
"Được."
***
Mấy ngày nay Diệu Nhi đang có ý tưởng thuyết phục cha nương mở một tiệm tạp hóa nho nhỏ ở cạnh nhà để bán mấy thứ vật dụng hàng ngày như lương thực này, đồ khô này, dầu, mắm, muối, kim chỉ... Không những tiện cho mọi người khỏi phải đi xa mà nhà cô còn bán ké những thứ làm ra như măng khô, măng chua, cá khô, tôm khô, mộc nhĩ khô... Vừa kiếm được tiền, vừa tạo ra một cái nghề ổn định cho A Thành ca làm. Huynh ấy sẽ đảm nhiệm việc đi lấy hàng bằng xe trâu ở các cửa hàng lớn trên trấn.
Diệu Nhi nói ý tưởng này cho A Thành ca và An Nhi tỷ thì được cả hai ủng hộ. Mấy anh em lên kế hoạch cụ thể, thiết kế cửa hàng mất mấy ngày. Sau khi hoàn thiện mới nói với cha nương.
"Các con có chắc chắn không? Do mấy thứ này nhà ai cũng có."
"Cha, con nghĩ là được." A Thành ca chắc chắn nói, "Mọi người đều ngại đi xa nên cứ để gom được nhiều rồi mới đi mua, bây giờ mình bán sẵn, hết cái gì có thể chạy qua mua một ít, rất tiện. Con nghĩ cửa hàng này sẽ buôn bán được."
"Bà nó thấy sao?"
Nương ngập ngừng: "Nhỡ buôn bán thua lỗ thì làm sao?"
"Nương đừng lo. Mình lấy hàng từng ít về, bán giá cạnh tranh như trên trấn mà lại không phải đi xa thì chắc chắn sẽ bán được."
"Thì nương cũng chỉ sợ bán không được thôi. Nếu mấy cha con thấy ổn thì làm."
Trương Tranh nhìn vẻ mặt đứa con lớn của mình một lúc, rồi nhìn sang mấy đứa con khác của ông, trong lòng dâng lên một cảm giác rất tự hào, mấy đứa nhỏ nhà ông đều ngoan, đều giỏi giang cả. Là người làm cha ông vừa vui vừa buồn, vui là chúng trưởng thành, buồn là ông làm chủ gia đình nhưng nhìn kỹ lại người khiến gia đình này khấm khá hơn là mấy đứa con ông. Trương Tranh vẫn còn nhớ vào một đêm trăng rằm rất sáng của năm ngoái, sư ông đã nói với ông rằng:
"Tiểu nữ nhi của con mệnh cách rất cao quý, ai ở gần con bé sẽ gặp rất nhiều may mắn."
Trương Tranh quay sang tiểu nữ nhi mang vẻ mặt mong đợi bên cạnh mình, nói:
"Được. Vậy làm theo ý các con đi."
Sáng nay, trời bỗng ráo một chút, không còn mưa lất phất nữa. Nương nhanh chóng mang quần áo và chăn gối ra phơi nắng, cha thì vội vội vàng vàng đi ra đồng thăm hoa màu. Diệu Nhi và tiểu Sơn mỗi đứa mang một cái gùi to đi hái rau dại. Mưa mấy ngày qua nên trên núi rau dại, nấm dại mọc tràn lan, tươi tốt.
Hai tỷ đệ vừa đi ra đường đã thấy nhà ai cũng tranh thủ đi lên núi, nối thành một hàng. Mấy ngày nay ở trong nhà ai cũng có cảm giác sắp mốc meo đến nơi. Hít một hơi thứ không khí sạch sẽ và mát mẻ, Diệu Nhi vui vẻ hòa vào dòng người bước đi.
Trẻ con đi hái rau, lớn thêm chút thì tranh thủ ra sông giặt dũ, còn người lớn thì ra đồng chăm sóc hoa màu. Diệu Nhi vừa đi vừa nói chuyện với Hương Lan.
"Ta cứ tưởng còn mưa mấy ngày nữa thì người ta sẽ mục nát ra mất." Hương Lan khoa trương nói.
"Làm gì đến mức ấy."
"Còn không à? Trời ơi, ghét mưa quá đi. Mưa gió cả ngày chỉ có thể ru rú ở trong nhà, buồn chết đi được. Cũng may hôm nay trời không mưa, còn được ra ngoài gặp ngươi."
"Hái rau dại và nấm xong ta tính cắt ít cỏ cho trâu với lợn, ngươi có đi cắt không?"
"Đi chứ." Hương Lan vội vàng gật đầu, "Nhà ta cũng nuôi ba con lợn mà."
"Vậy chúng ta nên đi nhanh lên, tranh thủ làm nhanh kẻo trưa nó mưa thì khổ."
"Được."
Ba đứa nhỏ vội vàng vừa đi vừa chạy lên núi, sau đó nhanh chóng đi đến nơi có nhiều rau dại nhất để hái. Tầm nửa canh giờ Diệu Nhi đã hái đầy một sọt rau dại, một sọt nấm, còn tranh thủ bó thêm mấy bỏ nhỏ để ôm về. Cô quay sang nhìn Hương Lan thì thấy con bé cũng hái cũng hòm hòm rồi, cô bước nhanh qua hái phụ.
"Ngươi xong rồi à?" Hương Lan nhìn thấy cô bước qua liền hỏi, "Sao hai tỷ đệ ngươi hái nhanh quá vậy."
Diệu Nhi chỉ cười không nói.
Sau khi phụ Hương Lan xong, ba đứa nhỏ rủ nhau đi về, vừa đi vừa cười rất vui vẻ. Hôm nay thu hoạch không tệ, tiểu Sơn còn lượm được mấy cái trứng chim trong bụi cây. Lúc đi qua cái ao tù của thôn, Diệu Nhi bỗng nhiên dừng lại, tò mò hỏi:
"Nó mọc cái gì mà xanh thế?"
"À, hoa sen đấy! Vài hôm nữa nó ra hoa sẽ cực kỳ đẹp."
"Hoa sen hả?" Nghe đến sen Diệu Nhi vui vẻ quay qua hỏi lại, hai mắt sáng lấp lánh.
Hương Lan ngơ ngác đáp:
"Đúng vậy! Năm nào chả có, chỉ do năm nay mưa sớm nên chúng nó mọc lên sớm thôi, ngươi không nhớ à?"
"À không, ta nhớ chứ. Chỉ là ta... ta ngạc nhiên sao năm nay chúng mọc sớm vậy thôi."
Hương Lan cười nói:
"Vài bữa nữa có hoa chúng ta đi hái sen về cắm nhé, rất đẹp đó."
"Ngươi có biết hạt sen có thể ăn không? Ngó sen cũng có thể làm gỏi đó." Diệu Nhi dò hỏi.
"Biết chứ, năm nào nương của ta cũng báo đại ca ta đi hái về làm món ăn, còn nấu chè nữa, ngon lắm."
"Thôi đi tiếp đi." Hỏi được điều cần hỏi xong, Diệu Nhi liền nói.
"Ừ."
Về nhà mang rau vào nấm vào trong bếp, Diệu Nhi lại phụ tiểu Sơn mang rổ rau dại của thằng bé hái cho đám gà của nó ăn. Quét dọn phân gà, thay một lớp cỏ khô khác, rửa bát nước, thay nước sạch mới. Làm xong Diệu Nhi đi lấy lưỡi liềm để cắt cỏ, đội nón lá lên đầu, cô nói với tiểu Sơn:
"Đệ đi hái thêm rau dại dự trữ cho gà ăn nhé, tỷ đi cắt cỏ cho trâu với lợn."
"Dạ." Thằng bé ngoan ngoãn đáp.
Diệu Nhi vừa bước ra cổng thì thấy An Nhi tỷ đi ra theo: "Tỷ đi với muội. Hai người cắt cho nhanh."
"Dạ."
Hai tỷ muội đi ra nơi Diệu Nhi đã hẹn với Hương Lan rồi cùng con bé trở lại núi lần nữa. Trên núi vẫn còn rất nhiều người, hầu như ai cũng tranh thủ cắt cỏ, hái rau, hái nấm, chặt củi. Nhà Diệu Nhi cũng có A Thành ca đi chặt ít củi gom về để dành nấu, mấy nay mưa số củi dự trữ vơi không ít.
Không khí ở cổ đại rất trong lành. Mưa xong từng tán lá vô cùng xanh và tươi tốt, thỉnh thoảng lại đung đưa rì rào như đùa giỡn với gió. Một lúc lâu sau mặt trời ló dạng ra khỏi những đám mây u ám, chiếu từng tia nắng đầu tiên xuống mặt đất, xen qua tán cây, hắt lên gương mặt đang cần mẫn cắt cỏ của Diệu Nhi.
Đến trưa mấy huynh đệ tỷ muội mới về, nương đã nấu cơm xong, còn có một đĩa cá rô nướng - món khoái khẩu của Diệu Nhi, do cha bắt được ngoài đồng về tự tay nướng.
Diệu Nhi rửa tay, rửa mặt xong, bước vào trong nhìn thấy đĩa cá thì cười vui vẻ, cha thấy vậy cười nói: "Lát Diệu Nhi phải ăn thật nhiều vào, không đủ chiều cha đi bắt tiếp cho con."
"Cha thật tốt." Diệu Nhi lao vào lòng cha làm nũng khiến ông cười ha ha.
Cả nhà ăn cơm xong thì tranh thủ nghỉ ngơi một chút, buổi chiều cha với A Thành ca tiếp tục đi lấy củi, nương và An Nhi tỷ thì đào măng, còn Diệu Nhi được giao nhiệm vụ trông nhà. Hiện giờ nhà cũng nuôi ba con lợn, một đàn gà, một con trâu nên khá nhiều việc vạch vãnh. Diệu Nhi đang lúi húi quét dọn chuồng trâu thì thấy Thanh Mộc đi tới, cô dừng tay hỏi:
"Thanh Mộc ca, huynh đi đâu đây?"
"Mấy nay mưa trái cây trong núi chín nhiều mà rụng hết, hôm nay ta vào sâu một chút hái được ít quả sim chín nên mang sang cho muội."
"Trời, sao huynh không để lại cho Thanh Lãng ăn."
"Thằng bé có phần rồi, muội không phải lo." Thanh Mộc cười nói, rồi hắn để rổ nhỏ qua một bên, vén tay áo, "Có cần ta phụ muội không?"
"Không cần đâu." Diệu Nhi vội vàng xua tay. Việc nhà mình sao dám nhờ huynh ấy làm chứ, cô cũng đâu mặt dày đến vậy.
"Trời, với ta muội còn khách sáo à?" Thanh Mộc nghiêm mặt nói, "Để ta dắt con trâu này ra ao cho nó tắm, ăn chút cỏ tươi rồi dạo một chút, để muội dọn chuồng cho dễ."
Hắn nói xong không chờ Diệu Nhi kịp trả lời gì đã tháo dây thừng dắt con trâu đi ra ngoài. Diệu Nhi ngơ ngác nhìn hắn và con trâu đi xa, trong lòng gào thét: đó là trâu nhà muội đấy, huynh có cần tự nhiên như vậy không?
Diệu Nhi mới rửa sạch tay đi ra đã nghe thấy tiếng đập cửa rầm rầm, cô vội vàng chạy ra mở cửa thì thấy một thím gương mặt khá quen đứng bên ngoài, vẻ mặt lo âu nói:
"May quá, gặp được con rồi."
"Có chuyện gì vậy thím."
"Mấy nay trời mưa thằng bé nhà thím đột nhiên bị phong hàn, ho quá trời ho. Ta lo quá nên chạy vội sang đây xin con ít thuốc về sắc cho thằng bé uống. Con có lá gì uống được thì cho ta xin một ít."
"Dạ có ạ. Con có mấy tháng thuốc lá phơi khô, có loại trị ho và phong hàn nhẹ nữa, thím chờ chút con lấy cho."
"Được, được."
Trước khi vào mùa mưa, vườn thuốc khá tốt nên Diệu Nhi đã hái bớt phơi khô, trộn lẫn vài vị thuốc có tác dụng như nhau lại rồi gói cất kỹ trong phòng. Để khi nào ai bị bệnh thì có sẵn mà nấu uống, rất tiện. Diệu Nhi đi vào buồng lấy ba thang thuốc mang ra ngoài đưa cho người phụ nhân kia và nói:
"Thím sắc ngày ba lần, mỗi lần ba chén nước sắc cạn thành một chén cho bé uống. Mỗi thang sắc hai ngày. Thím nhớ nấu nước nóng để bé tắm, ăn cháo trắng loãng thôi nhé vì lúc này ruột bé hơi yếu."
"Ừ, ừ, ta biết rồi. Đội ơn con." Phụ nhân mắt rơm rớm nước, nắm tay Diệu Nhi cám ơn khiến cô hơi ngại.
"Dạ có gì đâu ạ, hàng xóm với nhau cả mà. Thím về sắc thuốc cho bé uống đi."
"Vậy... ta về trước, lần sau sẽ đến hậu tạ con sau."
"Thím về đi." Diệu Nhi coi như không nghe thấy câu sau mà mỉm cười hối phụ nhân nhanh chân đi về. Sau khi phụ nhân đi thì Thanh Mộc cũng dắt trâu về, Diệu Nhi nhìn hắn cười nói:
"Cám ơn huynh nhé. Bữa nào muội làm món ngon cho huynh ăn nhé."
"Được."
***
Mấy ngày nay Diệu Nhi đang có ý tưởng thuyết phục cha nương mở một tiệm tạp hóa nho nhỏ ở cạnh nhà để bán mấy thứ vật dụng hàng ngày như lương thực này, đồ khô này, dầu, mắm, muối, kim chỉ... Không những tiện cho mọi người khỏi phải đi xa mà nhà cô còn bán ké những thứ làm ra như măng khô, măng chua, cá khô, tôm khô, mộc nhĩ khô... Vừa kiếm được tiền, vừa tạo ra một cái nghề ổn định cho A Thành ca làm. Huynh ấy sẽ đảm nhiệm việc đi lấy hàng bằng xe trâu ở các cửa hàng lớn trên trấn.
Diệu Nhi nói ý tưởng này cho A Thành ca và An Nhi tỷ thì được cả hai ủng hộ. Mấy anh em lên kế hoạch cụ thể, thiết kế cửa hàng mất mấy ngày. Sau khi hoàn thiện mới nói với cha nương.
"Các con có chắc chắn không? Do mấy thứ này nhà ai cũng có."
"Cha, con nghĩ là được." A Thành ca chắc chắn nói, "Mọi người đều ngại đi xa nên cứ để gom được nhiều rồi mới đi mua, bây giờ mình bán sẵn, hết cái gì có thể chạy qua mua một ít, rất tiện. Con nghĩ cửa hàng này sẽ buôn bán được."
"Bà nó thấy sao?"
Nương ngập ngừng: "Nhỡ buôn bán thua lỗ thì làm sao?"
"Nương đừng lo. Mình lấy hàng từng ít về, bán giá cạnh tranh như trên trấn mà lại không phải đi xa thì chắc chắn sẽ bán được."
"Thì nương cũng chỉ sợ bán không được thôi. Nếu mấy cha con thấy ổn thì làm."
Trương Tranh nhìn vẻ mặt đứa con lớn của mình một lúc, rồi nhìn sang mấy đứa con khác của ông, trong lòng dâng lên một cảm giác rất tự hào, mấy đứa nhỏ nhà ông đều ngoan, đều giỏi giang cả. Là người làm cha ông vừa vui vừa buồn, vui là chúng trưởng thành, buồn là ông làm chủ gia đình nhưng nhìn kỹ lại người khiến gia đình này khấm khá hơn là mấy đứa con ông. Trương Tranh vẫn còn nhớ vào một đêm trăng rằm rất sáng của năm ngoái, sư ông đã nói với ông rằng:
"Tiểu nữ nhi của con mệnh cách rất cao quý, ai ở gần con bé sẽ gặp rất nhiều may mắn."
Trương Tranh quay sang tiểu nữ nhi mang vẻ mặt mong đợi bên cạnh mình, nói:
"Được. Vậy làm theo ý các con đi."
Bình luận truyện