Cuộc Sống Bình Dị
Chương 9
Buổi trưa nhà Diệu Nhi thả bụng ăn uống, đồ ăn hai tỷ muội cô làm khá ngon, nên dạo gần đây cả nhà đều được dưỡng mập lên không ít. Ngày mùa làm việc vừa nặng vừa nhiều nên tiêu chuẩn Diệu Nhi đặt ra là phải ăn no, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Vì vậy sau khi ăn xong, cô nói mọi người nằm nghỉ tầm một khắc rồi mới đi ra làm. Một ngày hai lần giữa buổi sáng và giữa buổi chiều Diệu Nhi đều mang ra chút gì đó cho mọi người lót dạ, lấy cớ để mọi người nghỉ ngơi một lát. Khi thì rau quả Diệu Nhi trồng, lúc thì mấy trái táo dại cô hái trên núi, lại có lần cô cặm cụi nướng ngô phết thêm mỡ hành mang ra cho mọi người ăn. Tất nhiên, ai cũng thích món này vì lạ miệng, nhưng Diệu Nhi lại thấy không ngon lắm vì thiếu tóp mỡ chiên giòn.
Bận rộn năm ngày Trương gia mới gặt xong hết lúa. Và bây giờ là đến công đoạn gian nan nhất: đập lúa. Diệu Nhi nhìn phụ thân, nương và A Thành ca mồ hôi tuôn ròng ròng, hai tay phồng rộp đỏ au vì đập lúa thì vô cùng xót. Cô hận bản thân mình không có chút bản lĩnh nào, không biết làm máy tuốt hạt giúp mọi người đỡ mệt. Cô từng thấy máy đó, nhưng lại không rành cấu tạo nên không biết vẽ làm sao. Đành bấm bụng làm thật nhiều thức ăn ngon để bồi bổ cho mọi người.
Cuối cùng mất vỏn vẹn mười ngày mới coi như tạm ổn việc nhà nông. Lúa, ngô, khoai, đậu gì đều thu hết, nhưng chỉ mới đập xong lúa thôi, hiện đang phơi đầy sân, ngô thì bóc lớp vỏ treo hết lên mái hiên hong khô, đậu tương thì nhổ cả cây về, phơi ngoài sân cho khô, rồi dùng gậy to đập mạnh cho nó rơi hạt ra ngoài. Cũng may khoai không cần làm gì hết, đào xong, đổ ra bãi đất trống bên hiên nhà hong khô lớp ngoài rồi cho vào bao, cột lại để trong hầm dự trữ.
Trong khoảng thời gian này, mặc dù có làm thức ăn phong phú và ép mọi người nghỉ ngơi hợp lý nhưng ai cũng gầy một vòng, Diệu Nhi cảm thấy cực kỳ đau lòng. Nhân tiện nương lên trấn bán đồ thêu tồn đọng mấy ngày qua, Diệu Nhi đòi đi theo. Trước đó cô có hái một ít hoa kim ngân phơi khô, dự tính mang lên trấn bán cho các hiệu thuốc coi sao. Nếu được thì kiếm thêm tiền mua thịt về bồi bổ.
Hai mẹ con bán hết tranh vẽ rồi hà bao, túi thêu trong mấy ngày qua cũng chỉ được có hơn ba trăm văn. Dù sao do khá bận, thêu không được bao nhiêu, chủ yếu là tranh thêu cô vẽ. Sau đó, hai người đi đến hiệu thuốc, tiểu nhị thấy hai người vào tưởng mua thuốc nên hào hứng hỏi:
"Vị đại nương này muốn mua thuốc gì sao?"
Nương hơi lúng túng, không biết trả lời sao, quay xuống nhìn Diệu Nhi. Cô vội vàng đi lên cười ngọt ngào nói:
"Là thế này, nhà chúng ta có chút vị thuốc hái được trong rừng phơi khô cần bán. Không biết tiệm của ngài có mua không?"
Tiểu nhị nghe vậy mới đầu hơi sửng sốt một chút, sau đó gãi đầu nói:
"Cái này?... Ta không làm chủ được. Các ngươi chờ, ta đi gọi chưởng quỹ ra."
Rất nhanh vị chưởng quỹ hiệu thuốc đi ra, nhìn thấy hai mẹ con Diệu Nhi trên mặt hiện lên vẻ ngoài ý muốn nói:
"Không biết vị nương tử này muốn bán vị thuốc nào?"
"Là kim ngân phơi khô." Diệu Nhi vừa nói, vừa mở bao nhỏ trong rổ ra cho ông ta nhìn.
"Thứ này các ngươi hái trên núi sao?" Vị chưởng quỹ cho tay vào bao kim ngân vốc lên xem thử, vẻ mặt khá hài lòng.
"Đúng vậy."
"Vì thứ này hái trên núi nên dược hiệu còn nguyên. Ta sẽ mua. Kim ngân này ta trả hai mươi văn một cân, các ngươi thấy thế nào?"
Hai mươi văn? Chà, cao hơn số tiền cô dự đoán rồi. Diệu Nhi tất nhiên đồng ý. Bao nhỏ của cô chỉ được ba cân, nên bán được sáu mươi văn. Trước khi về, chưởng quỹ còn dặn Diệu Nhi nếu hái được thì cứ mang đến ổng sẽ mua hết. Diệu Nhi cười vui vẻ, hỏi ông ta xem ông ta còn mua những loại nào khác không, thì ngoài kim châm thì còn cây cam thảo, gừng, lại còn có cả hoa cúc mà cô hay dùng đun nước uống nữa. Thật tốt quá! Lại có thứ để bán lấy tiền rồi.
Lúc về hai mẹ con quyết định mua một cân thịt theo, mấy khúc xương, lại mua cho mỗi người một cái bánh bao thịt hết hơn ba mươi văn, nhưng vì hôm nay tìm ra con đường kiếm tiền mới nên nương ra tay vô cùng hào phóng, lại còn cho cô một văn tiền mua hai sâu mứt quả. Cô một sâu, tiểu Sơn một sâu.
Lần đầu tiên trong cuộc đời Diệu Nhi được ăn mứt quả cổ đại. Chua chua, ngọt ngọt. Vị khá dặc biệt. Một sâu được sáu viên, cô ăn hai viên, cho nương một viên, lại gói mang về cho đại tỷ.
Việc đồng áng của nha làm hòm hòm rồi, phụ thân với A Thành ca qua phụ nhà Thanh Sơn thúc. Dù sao giờ thúc ấy cung nằm một chỗ, mình Ngô thẩm và Thanh Mộc làm không xuể. Diệu Nhi cũng hay nấu đồ ăn mang qua cho. Người ta nói bà con xa không bằng láng giềng gần mà, giúp được thì cứ giúp, sau này biết đâu sẽ có lúc nhà mình có chuyện cần nhờ cậy.
Mấy ngày sau đó, việc nhà Thanh Sơn thúc cũng xong xuôi, phụ thân lại chuẩn bị đồ đoàn đi săn, còn nương thì đi làm đất ngoài đồng. Nông dân mà, làm gì có lúc nào được nghỉ ngơi chứ, làm luôn tay quanh năm suốt tháng mà còn không đủ ăn nữa. Vụ này thu hoạch không tệ. Sau khi nộp thuế các thứ cũng còn lương thực đủ ăn trong bốn tháng, chờ vụ tiếp theo. Vì lần này phụ thân quyết định trồng xen canh nên đất cần được làm kỹ hơn.
A Thành ca, An Nhiên tỷ cùng Diệu Nhi lên núi vừa lấy củi, vừa hái hoa cúc dại rồi kim ngân về phơi khô để bán. Tính sơ sơ Diệu Nhi kiếm cũng hơn năm trăm văn tiền bán các vị thuốc phơi khô rồi đó. Tất nhiên gặp những cây thuốc nam nào mà cô biết rõ công dụng và có thể chữa các bệnh thông thường thì đều nhổ cả gốc về trồng.
Hôm nay Diệu Nhi đang ngồi lật kim ngân trong mẹt để phơi thì thấy bóng dáng Thanh Mộc chạy vào.
"Diệu Nhi muội muội."
"Thanh Mộc ca, huynh tìm muội sao?" Diệu NHi đứng lên cười hỏi.
Thanh Mộc gật đầu cười đáp:
"Đúng vậy. Ta cho muội xem thứ này." Nói xong, vội vàng lôi từ trong lòng ra một bọc nhỏ, Diệu Nhi nghĩ thầm, không lẽ lại cho trứng nữa? "Muội xem thử, cái này có phải thứ muội muốn không?"
Diệu Nhi thấy Thanh Mộc thần thần bí bí cũng tò mò, vội vàng lấy tay mở gói nhỏ ra xem. Lúc nhìn thấy đồ bên trong, đầu tiên là cô sửng sốt ngây người ra, sau đó là mừng như điên, cười ngây ngô nói:
"Tốt quá! Đúng là thứ này. Huynh tìm thấy nó ở đâu thế?"
"Ở sâu trong núi một chút. Lúc đầu ta có hái ăn thử thì thấy rất khó ăn, lại cay, ngứa nữa nhưng nghĩ đến lời muội dặn nên hái hết mấy trái đỏ đỏ mang về."
Đúng vậy, thứ mà Thanh Mộc ca mang về chính là một nắm ớt hiểm dại nho nhỏ. Trời ơi, giống như một kẻ đi lạc bỗng tìm thấy đường ra vậy đó, đồ ăn mà không có ớt thì nhạt nhẽo vô cùng. Biết bao nhiêu thời gian, từ lúc xuyên q ua đến giờ, nằm mơ cô cũng mong bản thân tìm ra cây ớt a.
Diệu Nhi vui mừng, hai tay run run đỡ bịch ớt nhỏ, cười ngọt ngào nói:
"Cám ơn Thanh Mộc ca. Để tạ ơn tối nay muội chiêu đãi huynh một món ngon."
Thanh Mộc gãi gãi đầu hơi ngại ngùng, lẽ ra là phải từ chối nhưng nghĩ đến mấy bữa nay toàn được ăn ké chút đồ ăn nhà Diệu Nhi rất ngon nên lời từ chối cứ kẹo trong cổ họng, làm thế nào cũng không nói ra được.
"Vậy... vậy... huynh chờ."
"Ha ha! Lần sau huynh gặp thứ này cứ hái hết mang về cho muội nha."
Thanh Mộc gật đầu lia lịa đáp ứng.
Buổi tối Diệu Nhi rửa sạch đám ớt, lọc lấy hạt để trồng còn đâu sắt sợi nhỏ, một phần dùng để kho cá cho vào, một phần ướp với thịt, lại cho một chút vào xào chung với rau. Đồ ăn có thêm một chút gia vị mới nên thơm và ngon hơn rất nhiều. Sau khi mang cho nhà Thanh Sơn thúc một ít, một nhà vùi đầu ăn uống, ai cũng khen ngon. Diệu Nhi ăn một miếng cá kho, có vị chua của dưa chua, vị cay của ớt. Trời ơi, thiên đường chính là đây. Một đứa không cay không vui như cô suốt mấy tháng qua phải ăn đồ nhạt nhẽo là đau khổ cỡ nào rồi đó.
Hôm nay Diệu Nhi vác thùng gỗ đi theo mấy đứa con trai trong thôn đi bắt ốc. Cô dự tính về làm món ốc hấp xả ớt. Nhưng mà giấc mơ thì thường tốt đẹp còn hiện thực quá tàn khốc. Vì cô khá nhỏ con nên không thể xuống áo được như mấy đứa nhóc kia nên chỉ có thể đi mon men ven mương nhỏ, nhặt nhạnh những con ốc gạo cỡ vừa. Nhìn chúng nó ngụp lặn dưới ao, bắt đầu cá, nào cua, nào ốc to mà lòng Diệu Nhi khá hận.
Sau đó, may mà A Thành ca, Vương Xuân ca và Thanh Mộc đều đi ra giúp cô vớt được khá nhiều ốc, còn có cả chem chép nữa. Nói chung cô không tha bất cứ thứ gì hết, vì cái gì cũng có thể ăn ngon từ vài con cua, lươn, hay mấy con cá chạch mọi người kêu không ăn được cũng đều bị cô xin hết. Cuối buổi còn vớt thêm được một ít cá bầu đất nữa. Diệu NHi thích ăn nhất là có bầu đất, con thì nhỏ xíu nhưng lại có một bụng trứng, ăn thịt rất bùi, beo béo, xương cũng mềm nữa. Nói chung là vô cùng ngon lành.
Đầu tiên cá lớn sẽ giao cho nương làm cá khô dự trữ ăn dần vì không phải lúc nào cũng có thể đi bắt được nữa, do thời gian này nước hay dâng cao, rất khó bắt cá. Còn ốc cô cho vào thùng nước gạo pha ớt ngâm một đêm cho nở hết đất cát. Sau đó Diệu Nhi trổ tài làm món cháo lươn chiêu đãi mọi người.
Bận rộn năm ngày Trương gia mới gặt xong hết lúa. Và bây giờ là đến công đoạn gian nan nhất: đập lúa. Diệu Nhi nhìn phụ thân, nương và A Thành ca mồ hôi tuôn ròng ròng, hai tay phồng rộp đỏ au vì đập lúa thì vô cùng xót. Cô hận bản thân mình không có chút bản lĩnh nào, không biết làm máy tuốt hạt giúp mọi người đỡ mệt. Cô từng thấy máy đó, nhưng lại không rành cấu tạo nên không biết vẽ làm sao. Đành bấm bụng làm thật nhiều thức ăn ngon để bồi bổ cho mọi người.
Cuối cùng mất vỏn vẹn mười ngày mới coi như tạm ổn việc nhà nông. Lúa, ngô, khoai, đậu gì đều thu hết, nhưng chỉ mới đập xong lúa thôi, hiện đang phơi đầy sân, ngô thì bóc lớp vỏ treo hết lên mái hiên hong khô, đậu tương thì nhổ cả cây về, phơi ngoài sân cho khô, rồi dùng gậy to đập mạnh cho nó rơi hạt ra ngoài. Cũng may khoai không cần làm gì hết, đào xong, đổ ra bãi đất trống bên hiên nhà hong khô lớp ngoài rồi cho vào bao, cột lại để trong hầm dự trữ.
Trong khoảng thời gian này, mặc dù có làm thức ăn phong phú và ép mọi người nghỉ ngơi hợp lý nhưng ai cũng gầy một vòng, Diệu Nhi cảm thấy cực kỳ đau lòng. Nhân tiện nương lên trấn bán đồ thêu tồn đọng mấy ngày qua, Diệu Nhi đòi đi theo. Trước đó cô có hái một ít hoa kim ngân phơi khô, dự tính mang lên trấn bán cho các hiệu thuốc coi sao. Nếu được thì kiếm thêm tiền mua thịt về bồi bổ.
Hai mẹ con bán hết tranh vẽ rồi hà bao, túi thêu trong mấy ngày qua cũng chỉ được có hơn ba trăm văn. Dù sao do khá bận, thêu không được bao nhiêu, chủ yếu là tranh thêu cô vẽ. Sau đó, hai người đi đến hiệu thuốc, tiểu nhị thấy hai người vào tưởng mua thuốc nên hào hứng hỏi:
"Vị đại nương này muốn mua thuốc gì sao?"
Nương hơi lúng túng, không biết trả lời sao, quay xuống nhìn Diệu Nhi. Cô vội vàng đi lên cười ngọt ngào nói:
"Là thế này, nhà chúng ta có chút vị thuốc hái được trong rừng phơi khô cần bán. Không biết tiệm của ngài có mua không?"
Tiểu nhị nghe vậy mới đầu hơi sửng sốt một chút, sau đó gãi đầu nói:
"Cái này?... Ta không làm chủ được. Các ngươi chờ, ta đi gọi chưởng quỹ ra."
Rất nhanh vị chưởng quỹ hiệu thuốc đi ra, nhìn thấy hai mẹ con Diệu Nhi trên mặt hiện lên vẻ ngoài ý muốn nói:
"Không biết vị nương tử này muốn bán vị thuốc nào?"
"Là kim ngân phơi khô." Diệu Nhi vừa nói, vừa mở bao nhỏ trong rổ ra cho ông ta nhìn.
"Thứ này các ngươi hái trên núi sao?" Vị chưởng quỹ cho tay vào bao kim ngân vốc lên xem thử, vẻ mặt khá hài lòng.
"Đúng vậy."
"Vì thứ này hái trên núi nên dược hiệu còn nguyên. Ta sẽ mua. Kim ngân này ta trả hai mươi văn một cân, các ngươi thấy thế nào?"
Hai mươi văn? Chà, cao hơn số tiền cô dự đoán rồi. Diệu Nhi tất nhiên đồng ý. Bao nhỏ của cô chỉ được ba cân, nên bán được sáu mươi văn. Trước khi về, chưởng quỹ còn dặn Diệu Nhi nếu hái được thì cứ mang đến ổng sẽ mua hết. Diệu Nhi cười vui vẻ, hỏi ông ta xem ông ta còn mua những loại nào khác không, thì ngoài kim châm thì còn cây cam thảo, gừng, lại còn có cả hoa cúc mà cô hay dùng đun nước uống nữa. Thật tốt quá! Lại có thứ để bán lấy tiền rồi.
Lúc về hai mẹ con quyết định mua một cân thịt theo, mấy khúc xương, lại mua cho mỗi người một cái bánh bao thịt hết hơn ba mươi văn, nhưng vì hôm nay tìm ra con đường kiếm tiền mới nên nương ra tay vô cùng hào phóng, lại còn cho cô một văn tiền mua hai sâu mứt quả. Cô một sâu, tiểu Sơn một sâu.
Lần đầu tiên trong cuộc đời Diệu Nhi được ăn mứt quả cổ đại. Chua chua, ngọt ngọt. Vị khá dặc biệt. Một sâu được sáu viên, cô ăn hai viên, cho nương một viên, lại gói mang về cho đại tỷ.
Việc đồng áng của nha làm hòm hòm rồi, phụ thân với A Thành ca qua phụ nhà Thanh Sơn thúc. Dù sao giờ thúc ấy cung nằm một chỗ, mình Ngô thẩm và Thanh Mộc làm không xuể. Diệu Nhi cũng hay nấu đồ ăn mang qua cho. Người ta nói bà con xa không bằng láng giềng gần mà, giúp được thì cứ giúp, sau này biết đâu sẽ có lúc nhà mình có chuyện cần nhờ cậy.
Mấy ngày sau đó, việc nhà Thanh Sơn thúc cũng xong xuôi, phụ thân lại chuẩn bị đồ đoàn đi săn, còn nương thì đi làm đất ngoài đồng. Nông dân mà, làm gì có lúc nào được nghỉ ngơi chứ, làm luôn tay quanh năm suốt tháng mà còn không đủ ăn nữa. Vụ này thu hoạch không tệ. Sau khi nộp thuế các thứ cũng còn lương thực đủ ăn trong bốn tháng, chờ vụ tiếp theo. Vì lần này phụ thân quyết định trồng xen canh nên đất cần được làm kỹ hơn.
A Thành ca, An Nhiên tỷ cùng Diệu Nhi lên núi vừa lấy củi, vừa hái hoa cúc dại rồi kim ngân về phơi khô để bán. Tính sơ sơ Diệu Nhi kiếm cũng hơn năm trăm văn tiền bán các vị thuốc phơi khô rồi đó. Tất nhiên gặp những cây thuốc nam nào mà cô biết rõ công dụng và có thể chữa các bệnh thông thường thì đều nhổ cả gốc về trồng.
Hôm nay Diệu Nhi đang ngồi lật kim ngân trong mẹt để phơi thì thấy bóng dáng Thanh Mộc chạy vào.
"Diệu Nhi muội muội."
"Thanh Mộc ca, huynh tìm muội sao?" Diệu NHi đứng lên cười hỏi.
Thanh Mộc gật đầu cười đáp:
"Đúng vậy. Ta cho muội xem thứ này." Nói xong, vội vàng lôi từ trong lòng ra một bọc nhỏ, Diệu Nhi nghĩ thầm, không lẽ lại cho trứng nữa? "Muội xem thử, cái này có phải thứ muội muốn không?"
Diệu Nhi thấy Thanh Mộc thần thần bí bí cũng tò mò, vội vàng lấy tay mở gói nhỏ ra xem. Lúc nhìn thấy đồ bên trong, đầu tiên là cô sửng sốt ngây người ra, sau đó là mừng như điên, cười ngây ngô nói:
"Tốt quá! Đúng là thứ này. Huynh tìm thấy nó ở đâu thế?"
"Ở sâu trong núi một chút. Lúc đầu ta có hái ăn thử thì thấy rất khó ăn, lại cay, ngứa nữa nhưng nghĩ đến lời muội dặn nên hái hết mấy trái đỏ đỏ mang về."
Đúng vậy, thứ mà Thanh Mộc ca mang về chính là một nắm ớt hiểm dại nho nhỏ. Trời ơi, giống như một kẻ đi lạc bỗng tìm thấy đường ra vậy đó, đồ ăn mà không có ớt thì nhạt nhẽo vô cùng. Biết bao nhiêu thời gian, từ lúc xuyên q ua đến giờ, nằm mơ cô cũng mong bản thân tìm ra cây ớt a.
Diệu Nhi vui mừng, hai tay run run đỡ bịch ớt nhỏ, cười ngọt ngào nói:
"Cám ơn Thanh Mộc ca. Để tạ ơn tối nay muội chiêu đãi huynh một món ngon."
Thanh Mộc gãi gãi đầu hơi ngại ngùng, lẽ ra là phải từ chối nhưng nghĩ đến mấy bữa nay toàn được ăn ké chút đồ ăn nhà Diệu Nhi rất ngon nên lời từ chối cứ kẹo trong cổ họng, làm thế nào cũng không nói ra được.
"Vậy... vậy... huynh chờ."
"Ha ha! Lần sau huynh gặp thứ này cứ hái hết mang về cho muội nha."
Thanh Mộc gật đầu lia lịa đáp ứng.
Buổi tối Diệu Nhi rửa sạch đám ớt, lọc lấy hạt để trồng còn đâu sắt sợi nhỏ, một phần dùng để kho cá cho vào, một phần ướp với thịt, lại cho một chút vào xào chung với rau. Đồ ăn có thêm một chút gia vị mới nên thơm và ngon hơn rất nhiều. Sau khi mang cho nhà Thanh Sơn thúc một ít, một nhà vùi đầu ăn uống, ai cũng khen ngon. Diệu Nhi ăn một miếng cá kho, có vị chua của dưa chua, vị cay của ớt. Trời ơi, thiên đường chính là đây. Một đứa không cay không vui như cô suốt mấy tháng qua phải ăn đồ nhạt nhẽo là đau khổ cỡ nào rồi đó.
Hôm nay Diệu Nhi vác thùng gỗ đi theo mấy đứa con trai trong thôn đi bắt ốc. Cô dự tính về làm món ốc hấp xả ớt. Nhưng mà giấc mơ thì thường tốt đẹp còn hiện thực quá tàn khốc. Vì cô khá nhỏ con nên không thể xuống áo được như mấy đứa nhóc kia nên chỉ có thể đi mon men ven mương nhỏ, nhặt nhạnh những con ốc gạo cỡ vừa. Nhìn chúng nó ngụp lặn dưới ao, bắt đầu cá, nào cua, nào ốc to mà lòng Diệu Nhi khá hận.
Sau đó, may mà A Thành ca, Vương Xuân ca và Thanh Mộc đều đi ra giúp cô vớt được khá nhiều ốc, còn có cả chem chép nữa. Nói chung cô không tha bất cứ thứ gì hết, vì cái gì cũng có thể ăn ngon từ vài con cua, lươn, hay mấy con cá chạch mọi người kêu không ăn được cũng đều bị cô xin hết. Cuối buổi còn vớt thêm được một ít cá bầu đất nữa. Diệu NHi thích ăn nhất là có bầu đất, con thì nhỏ xíu nhưng lại có một bụng trứng, ăn thịt rất bùi, beo béo, xương cũng mềm nữa. Nói chung là vô cùng ngon lành.
Đầu tiên cá lớn sẽ giao cho nương làm cá khô dự trữ ăn dần vì không phải lúc nào cũng có thể đi bắt được nữa, do thời gian này nước hay dâng cao, rất khó bắt cá. Còn ốc cô cho vào thùng nước gạo pha ớt ngâm một đêm cho nở hết đất cát. Sau đó Diệu Nhi trổ tài làm món cháo lươn chiêu đãi mọi người.
Bình luận truyện