Đại Bảo Bối
Chương 47
Sau khi Chúc Chu đi đón Quan Quan, Thời Đường cũng coi như ăn xong rồi.
Một mình hắn ngồi trước bàn ăn trong căn phòng trống, vô cùng yên tĩnh, Thời Đường bỗng chốc thấy hơi mê man.
Rõ ràng Chúc Chu mới đem con đến đây ở có nửa tháng thôi, mà hắn lại thấy bọn họ đã sinh hoạt như vậy thật lâu rồi.
Hắn không thấy không gian sinh hoạt của mình bị xâm nhập, cũng không thấy đứa trẻ ngứa mắt, đương nhiên có thể là do bé đủ ngoan ngoãn nghe lời, hơn nữa hắn cũng không thấy Chúc Chu càng ngày càng tùy ý có gì không ổn.
Thời Đường nghi rằng sâu thẳm trong lòng mình cũng không ghét việc bên cạnh có ai đó, thậm chí hắn còn khao khát cuộc sống tràn đầy hơn thở sinh hoạt củi gạo dầu muối này.
Phát hiện này khiến lòng hắn rung động, muốn phản bác theo bản năng, không muốn thừa nhận, nhưng sự thật đã bày ngay trước mắt. Vốn hắn cho rằng mình không thích sinh sống dưới một mái nhà cùng người khác, nhưng đến khi thực sự thay đổi mới phát hiện ra mình cũng không ghét điều đó, thậm chí còn hơi thích, bởi vì kiểu sinh hoạt này mang đến sự tiện lợi cho hắn, độ thoải mái được tăng lên.
Chính bởi vì phát hiện này mà xoắn xuýt, Thời Đường có chút mờ mịt.
Điều này khiến hắn cảm thấy rất xa lạ, suy nghĩ của hắn và những gì hắn cảm nhận được khác nhau một trời một vực.
Suy nghĩ một hồi mà vẫn chưa tìm được nguyên nhân, Thời Đường mờ mịt nhìn bát đũa trên bàn, chủ động đem vào bếp, đổ đồ thừa vào thùng rác, cho đồ vào máy rửa bát. Khi nhìn máy rửa bát hoạt động, Thời Đường cũng rót cho mình một cốc nước nóng.
Cứ vậy ngây người ra một lúc, Thời Đường bưng cốc về thư phòng với tâm tình phức tạp.
Chúc Chu quay lại, đầu tiên là đưa Quan Quan sang nhà Thời Đường, định dọn dẹp xong mới về nhà, kết quả lại thấy đồ trên bàn đã được dọn sạch, Chúc Chu chỉ cần lấy khăn lau bàn và bếp một lượt là xong.
Quan Quan đeo cặp sách nhỏ trên vai đứng ở cửa phòng bếp, nhìn thấy Chúc Chu cầm khắn lau, bé hỏi: “Baba, chú dọn hết đồ rồi ạ?” Bé hỏi như vậy là vì trên đường trở về Chúc Chu có nói với bé rằng phải qua nhà chú dọn bát đũa, nhưng giờ trên bàn lại chẳng thấy đồ đâu.
Chúc Chu lau bàn bếp, đáp: “Đúng vậy, chú đã giúp ba cho đồ vào máy rửa bát rồi, baba chỉ cần lau bếp và bàn ăn một lượt là xong.”
Quan Quan than thở từ tận đáy lòng: “Chú thật tốt, lấy việc giúp ba làm niềm vui.” Câu này là do bé mới học được từ chỗ cô giáo, đã dùng rất quen miệng.
Nhưng bé vẫn chọc cho Chúc Chu bật cười.
Chúc Chu vừa lau vừa hỏi: “Câu này của con dùng rất khá, là cô giáo dạy con sao?”
“Vâng ạ, cô giáo bảo ý là thích giúp đỡ người khác.”
“Đúng rồi, bảo bối nhớ thật rõ.”
“Hi hi.”
Qua mấy phút, Chúc Chu đã dọn xong phòng bếp và bàn ghế, suốt quá trình đều không nghe được tiếng Thời Đường ra ngoài.
Khi Chúc Chu xong việc đưa Quan Quan về nhà cũng không đi qua quấy rày Thời Đường, chỉ lặng lẽ đổi giày đóng cửa rời đi.
Sau khi về đến nhà, Chúc Chu cho Quan Quan đi tắm còn tán gẫu chuyện bữa tiệc. Về đến nhà là anh nhắn tin cảm ơn cô giáo đã giúp mình chăm Quan Quan, trong nhóm lớp các vị phụ huynh cũng nhắn tin chúc Lam Lam sinh nhật vui vẻ.
Phụ huynh của Lam Lam để Lam Lam dùng điện thoại của mình hồi âm trong nhóm chat: “Cảm ơn mọi người ạ, ngủ ngon nha!”
Dẫn đến việc các bạn nhỏ khác cũng mượn máy ba mẹ nhắn tin thoại bằng giọng nói đầy non nớt của mình vào nhóm, trong phút chốc vô cùng náo nhiệt.
Quan Quan không có hứng tham dự vào, tắm xong thì lôi kéo Chúc Chu kể chuyện cho mình.
Nhưng Chúc Chu không kể chuyện luôn mà tán gẫn những chuyện khác với Quan Quan.
Trước đây Chúc Chu có báo danh cho Quan Quan vào lớp năng khiếu, như là mỹ thuật, Quan Quan rất thích vẽ vời.
Sau khi bọn họ đến tiểu khu này ở, vườn trẻ cũng có lớp năng khiếu, còn có lớp ngoại ngữ, Chúc Chu muốn cho Quan Quan đi học lớp mỹ thuật và lớp ngoại ngữ.
Anh đã bàn bạc qua với cô giáo, biết giáo viên dạy lớp ngoại ngữ đều là người nước ngoài, rất chuyên nghiệp, có thể dùng tiếng Anh để tương tác và dạy học cho các bạn nhỏ.
Lớp mỹ thuật cũng là giáo viên chuyên dạy mỹ thuật cho trẻ con.
Tuy học phí được miễn vì có tiêu chuẩn căn hộ của Thời Đường, nhưng lớp năng khiếu cần đóng tiền bên ngoài, hơn nữa số tiền không nhỏ, dù sao cũng là vườn trẻ thuộc tiểu khu cao cấp.
Nhưng đã được miễn sinh hoạt phí và học phí, vừa hay có thể bù vào tiền học lớp năng khiếu, nói đúng ra là đây là khoản tiền cần tiêu, có thể tiêu vào lớp năng khiếu, trau dồi kỹ năng cho con. Đối với việc giáo dục và rèn luyện của con, Chúc Chu rất cam lòng chi tiền.
Quan Quan của anh là cục vàng cục bạc, nhưng không phải chuyện nào cũng để anh quyết định hết những vấn đề liên quan đến việc trưởng thành của con.
“Bảo bối, lúc trước ở vườn trẻ cũ, con có học lớp mỹ thuật, giờ đến vườn trẻ mới ba cũng có thể cho con đi học lớp mỹ thuật. Lớp ngoại ngữ ở đây cũng rất tốt, thầy cô giáo rất có trách nhiệm, có thể học được không ít kiến thức bổ ích, khi con lớn lên, tri thức có thể trở thành vũ khí đánh quái thú đó nha!”
Quan Quan nghe vậy ôm Chúc Chu, chôn mặt vào ngực anh, giọng buồn buồn: “Con không muốn đi học lớp năng khiếu đâu.”
Chúc Chu kinh ngạc: “Không phải con thích vẽ vời sao? Tại sao lại không muốn đi?”
“Chính là không muốn đi!” Quan Quan cực kỳ chống cự.
Chúc Chu hiếm khi thấy Quan Quan kiên quyết như vậy, thậm chí còn có vẻ quyết tâm chống cự, sợ nếu nói thêm gì thì nhóc con này sẽ thấy khó chịu, trước khi ngủ mà gặp chuyện phiền muộn thì sẽ không tốt cho giấc ngủ. Chúc Chu bèn vỗ nhẹ lên lưng bé, dỗ con: “Được, vậy trước hết chúng ta không nói chuyện này nữa, baba kể chuyện cho con nhé?”
“Vâng ạ.”
Quan Quan không muốn học lớp năng khiếu, tiếp đó Chúc Chu cũng không đề cập đến chuyện này. Theo thời gian, hai cha con cũng ngày càng thích ứng với cuộc sống hiện tại, sống chung rất dễ chăm sóc nhau.
Sáng sớm sau khi tiễn Thời Đường và Quan Quan đi, Chúc Chu nghỉ trưa bốn mươi phút, rồi đứng dậy làm việc nhà, sau đó bắt tay chuẩn bị canh và cơm hộp cho bữa trưa.
Cơm là cơm đảo mỡ heo (1), cho mỡ heo vào chảo cho nóng, sau đó thêm gừng, hành tây và hẹ xanh nhỏ vào đảo, cuối cùng lọc bỏ các nguyên liệu, cho cơm trắng và nước tương vào đảo với mỡ nóng, cơm đảo mỡ heo thơm nức mũi đã ra lò!
Món cơm này cực kỳ đơn giản, các bước cũng dễ làm, lúc trước Chúc Chu cũng thường làm cho Quan Quan anh, nếu không phải nhiệt lượng cao thì bé có thể ăn hàng ngày luôn.
Ngoài ra vẫn còn hai món mặn, hai món chay, thêm canh nữa. Canh là món canh rong biển nấu sườn (2) được Thời Đường điểm tên nhiều nhất, Quan Quan cũng thích canh rong biển. Lần này anh còn bỏ thêm đậu phụ, đậu phụ được nấu rất lâu, bên trong miếng là nước canh đậm đà, cắn một miếng có thể nếm được hương thơm thoang thoảng, mà ăn xong một miếng lại muốn thêm miếng nữa, nói chung là nước canh ngon, đồ bên trong canh cũng rất ngon!
Tháng 11, thành phố A sau vài trận mưa ngày càng lạnh, từ hơn hai mươi độ rớt xuống còn mười mấy độ như hiện tại.
Chúc Chu mặc áo liền mũ, quần ống đứng tương đối rộng rãi, thêm một đôi giày thể thao, cầm theo cơm hộp và hộp giữ nhiệt. Lúc ra cửa anh trùm mũ lên, buổi trưa trời trở gió, mây đen giăng kín, không đội mũ sẽ thấy hơi lạnh.
Chỗ ở của Thời Đường rất gần công ty, có thể mua được hai căn nhà ở đây, Chúc Chu càng ngày càng thấy người trẻ tuổi tài giỏi thực sự có tiền, mình thì ngược lại, có khi cả đời cứ như vậy, không có chí lớn gì. Nhưng may thay nấu ăn là chuyện anh thích làm, nên cũng không thấy uất ức hay tủi thân, người sống ở đời cứ vui sướng mà sống là được rồi, biết đủ là vui mà.
Nhưng Chúc Chu không ngờ vào phòng làm việc của Thời Đường mình sẽ gặp được một người mình không bao giờ nghĩ tới.
Em trai cùng cha khác mẹ của anh, Chúc Phạn. Đã nhiều năm họ không gặp nhau, lần gặp trước cũng là lần đi thăm viếng ba không hẹn mà gặp, đó cũng là chuyện của ba, bốn năm trước rồi, sau đó học cũng không gặp lại nữa, cũng không liên lạc với nhau.
Chúc Phạn đã thành thục hơn nhiều so với trí nhớ của anh, góc cạnh rõ ràng, rút đi chút ngây ngô thời còn đi học, từ quần áo đến khí chất đều lộ ra vẻ thong dong và nội liễm của một người thành đạt, lúc đối mặt với một nhân vật trong giới kinh doanh như Thời Đường vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh.
Ấn tượng của Chúc Chu đối với người em trai này là y cũng lạnh lùng cao ngạo như mẹ y, học giỏi, tuy dính dáng về mặt huyết thống nhưng trên thực tế cũng không có qua lại gì.
Hồi bé, đa số thời gian Chúc Chu ở nhà ông bà nội, em trai là do mẹ kế tự mình nuôi, bọn họ chủ yếu chạm mặt vào những buổi tụ họp gia đình, ba anh cũng không thiên vị bên nào cả, một nửa thời gian ở bên em trai, nửa số thời gian lại ở bên anh.
Mặc dù ông bà nội và ba cùng mẹ kế tách ra ở riêng, nhưng đều sống trong cùng một tiểu khu, qua lại rất tiện, khi bé thì anh ở cùng ông bà, lớn hơn chút lại về ở cùng ba cùng mẹ kế và em trai. Nhưng thời gian anh ở nhà cũng không nhiều, dù sao lên cấp hai với cấp ba cũng không có nhiều thời gian, cuối tuần mới về nhà.
Cuối tuần nào baba cũng dành ra chút thời gian, dẫn hai anh em ra ngoài chơi, hoặc tổ chức cho họ một buổi liên hoan nhỏ tại nhà. Bầu không khí trong nhà học cũng không tệ, anh hiểu tính cách của mẹ kế, có hơi lạnh lùng, xem thường mấy thủ đoạn tính toán, dù không mấy nhiệt tình với anh nhưng bà cũng chưa từng làm ra chuyện không thỏa đáng gì với anh, giống như cái vòng tròn cơm áo gạo tiền, chỉ tập trung vào bản thân mình, cái khác không để tâm đến.
Thật ra họ hàng bên nhà mẹ của anh vẫn luôn thấy ba anh bất công, giao công ty cho em trai quản lý, sư thật cũng không như mấy người họ hàng thấy. Ban đầu ba anh cũng có ý bồi dưỡng anh, cho anh đến công ty làm việc, nhưng tư chất của anh vốn kém cỏi, mỗi lần đến công ty kiến tập đều thả hồn lên mây, tính cách anh cũng thích nhàn nhã giống mẹ, không thích gò bó. Anh cũng không có hứng thú với chuyện làm quản lý, không có dã tâm gì, anh tự biết năng lực của mình không đủ để gồng gánh cơm ăn áo mặc cho nhiều người như vậy. Ba nỗ lưc một thời gian, hàn huyên tán gẫu với anh xong, sau khi biết ý nguyện của anh bèn để anh đi làm chuyện mình thích.
Không chỉ có Chúc Chu kinh ngạc khi thấy Chúc Phạn, mà Chúc Phạn có vẻ đã đến đây nhiều lần, thái độ vốn đang tùy ý khi nhìn thấy Chúc Chu thì trên mặt cũng lộ vẻ kinh ngạc.
Thiếu chút nữa bật thốt lên: Sao anh lại ở chỗ này?!
Nhưng lần này y đến xử lý công chuyện, lời vừa tới miệng nhưng không nói ra được, ra vẻ không quen biết Chúc Chu mà thu mắt lại, tiếp tục xem ipad trong tay, trên máy tính bảng là một bản hợp đồng, y còn đang xem xét.
Chúc Chu vốn còn định chủ động chào hỏi, nhưng thấy Chúc Phạn như vậy cũng nhớ ra, nơi này là phòng làm việc của Thời Đường, em trai xuất hiện ở đây hẳn là đến bàn công việc. Anh cũng thức thời không nói gì, vẫn như thường, đặt cơm hộp xuống, lần này vì có người khác nên không chủ động mở ra, cứ đặt túi cơm lên bàn tiện lợi, sau đó quay người ra phòng nghỉ bên ngoài.
Một mình hắn ngồi trước bàn ăn trong căn phòng trống, vô cùng yên tĩnh, Thời Đường bỗng chốc thấy hơi mê man.
Rõ ràng Chúc Chu mới đem con đến đây ở có nửa tháng thôi, mà hắn lại thấy bọn họ đã sinh hoạt như vậy thật lâu rồi.
Hắn không thấy không gian sinh hoạt của mình bị xâm nhập, cũng không thấy đứa trẻ ngứa mắt, đương nhiên có thể là do bé đủ ngoan ngoãn nghe lời, hơn nữa hắn cũng không thấy Chúc Chu càng ngày càng tùy ý có gì không ổn.
Thời Đường nghi rằng sâu thẳm trong lòng mình cũng không ghét việc bên cạnh có ai đó, thậm chí hắn còn khao khát cuộc sống tràn đầy hơn thở sinh hoạt củi gạo dầu muối này.
Phát hiện này khiến lòng hắn rung động, muốn phản bác theo bản năng, không muốn thừa nhận, nhưng sự thật đã bày ngay trước mắt. Vốn hắn cho rằng mình không thích sinh sống dưới một mái nhà cùng người khác, nhưng đến khi thực sự thay đổi mới phát hiện ra mình cũng không ghét điều đó, thậm chí còn hơi thích, bởi vì kiểu sinh hoạt này mang đến sự tiện lợi cho hắn, độ thoải mái được tăng lên.
Chính bởi vì phát hiện này mà xoắn xuýt, Thời Đường có chút mờ mịt.
Điều này khiến hắn cảm thấy rất xa lạ, suy nghĩ của hắn và những gì hắn cảm nhận được khác nhau một trời một vực.
Suy nghĩ một hồi mà vẫn chưa tìm được nguyên nhân, Thời Đường mờ mịt nhìn bát đũa trên bàn, chủ động đem vào bếp, đổ đồ thừa vào thùng rác, cho đồ vào máy rửa bát. Khi nhìn máy rửa bát hoạt động, Thời Đường cũng rót cho mình một cốc nước nóng.
Cứ vậy ngây người ra một lúc, Thời Đường bưng cốc về thư phòng với tâm tình phức tạp.
Chúc Chu quay lại, đầu tiên là đưa Quan Quan sang nhà Thời Đường, định dọn dẹp xong mới về nhà, kết quả lại thấy đồ trên bàn đã được dọn sạch, Chúc Chu chỉ cần lấy khăn lau bàn và bếp một lượt là xong.
Quan Quan đeo cặp sách nhỏ trên vai đứng ở cửa phòng bếp, nhìn thấy Chúc Chu cầm khắn lau, bé hỏi: “Baba, chú dọn hết đồ rồi ạ?” Bé hỏi như vậy là vì trên đường trở về Chúc Chu có nói với bé rằng phải qua nhà chú dọn bát đũa, nhưng giờ trên bàn lại chẳng thấy đồ đâu.
Chúc Chu lau bàn bếp, đáp: “Đúng vậy, chú đã giúp ba cho đồ vào máy rửa bát rồi, baba chỉ cần lau bếp và bàn ăn một lượt là xong.”
Quan Quan than thở từ tận đáy lòng: “Chú thật tốt, lấy việc giúp ba làm niềm vui.” Câu này là do bé mới học được từ chỗ cô giáo, đã dùng rất quen miệng.
Nhưng bé vẫn chọc cho Chúc Chu bật cười.
Chúc Chu vừa lau vừa hỏi: “Câu này của con dùng rất khá, là cô giáo dạy con sao?”
“Vâng ạ, cô giáo bảo ý là thích giúp đỡ người khác.”
“Đúng rồi, bảo bối nhớ thật rõ.”
“Hi hi.”
Qua mấy phút, Chúc Chu đã dọn xong phòng bếp và bàn ghế, suốt quá trình đều không nghe được tiếng Thời Đường ra ngoài.
Khi Chúc Chu xong việc đưa Quan Quan về nhà cũng không đi qua quấy rày Thời Đường, chỉ lặng lẽ đổi giày đóng cửa rời đi.
Sau khi về đến nhà, Chúc Chu cho Quan Quan đi tắm còn tán gẫu chuyện bữa tiệc. Về đến nhà là anh nhắn tin cảm ơn cô giáo đã giúp mình chăm Quan Quan, trong nhóm lớp các vị phụ huynh cũng nhắn tin chúc Lam Lam sinh nhật vui vẻ.
Phụ huynh của Lam Lam để Lam Lam dùng điện thoại của mình hồi âm trong nhóm chat: “Cảm ơn mọi người ạ, ngủ ngon nha!”
Dẫn đến việc các bạn nhỏ khác cũng mượn máy ba mẹ nhắn tin thoại bằng giọng nói đầy non nớt của mình vào nhóm, trong phút chốc vô cùng náo nhiệt.
Quan Quan không có hứng tham dự vào, tắm xong thì lôi kéo Chúc Chu kể chuyện cho mình.
Nhưng Chúc Chu không kể chuyện luôn mà tán gẫn những chuyện khác với Quan Quan.
Trước đây Chúc Chu có báo danh cho Quan Quan vào lớp năng khiếu, như là mỹ thuật, Quan Quan rất thích vẽ vời.
Sau khi bọn họ đến tiểu khu này ở, vườn trẻ cũng có lớp năng khiếu, còn có lớp ngoại ngữ, Chúc Chu muốn cho Quan Quan đi học lớp mỹ thuật và lớp ngoại ngữ.
Anh đã bàn bạc qua với cô giáo, biết giáo viên dạy lớp ngoại ngữ đều là người nước ngoài, rất chuyên nghiệp, có thể dùng tiếng Anh để tương tác và dạy học cho các bạn nhỏ.
Lớp mỹ thuật cũng là giáo viên chuyên dạy mỹ thuật cho trẻ con.
Tuy học phí được miễn vì có tiêu chuẩn căn hộ của Thời Đường, nhưng lớp năng khiếu cần đóng tiền bên ngoài, hơn nữa số tiền không nhỏ, dù sao cũng là vườn trẻ thuộc tiểu khu cao cấp.
Nhưng đã được miễn sinh hoạt phí và học phí, vừa hay có thể bù vào tiền học lớp năng khiếu, nói đúng ra là đây là khoản tiền cần tiêu, có thể tiêu vào lớp năng khiếu, trau dồi kỹ năng cho con. Đối với việc giáo dục và rèn luyện của con, Chúc Chu rất cam lòng chi tiền.
Quan Quan của anh là cục vàng cục bạc, nhưng không phải chuyện nào cũng để anh quyết định hết những vấn đề liên quan đến việc trưởng thành của con.
“Bảo bối, lúc trước ở vườn trẻ cũ, con có học lớp mỹ thuật, giờ đến vườn trẻ mới ba cũng có thể cho con đi học lớp mỹ thuật. Lớp ngoại ngữ ở đây cũng rất tốt, thầy cô giáo rất có trách nhiệm, có thể học được không ít kiến thức bổ ích, khi con lớn lên, tri thức có thể trở thành vũ khí đánh quái thú đó nha!”
Quan Quan nghe vậy ôm Chúc Chu, chôn mặt vào ngực anh, giọng buồn buồn: “Con không muốn đi học lớp năng khiếu đâu.”
Chúc Chu kinh ngạc: “Không phải con thích vẽ vời sao? Tại sao lại không muốn đi?”
“Chính là không muốn đi!” Quan Quan cực kỳ chống cự.
Chúc Chu hiếm khi thấy Quan Quan kiên quyết như vậy, thậm chí còn có vẻ quyết tâm chống cự, sợ nếu nói thêm gì thì nhóc con này sẽ thấy khó chịu, trước khi ngủ mà gặp chuyện phiền muộn thì sẽ không tốt cho giấc ngủ. Chúc Chu bèn vỗ nhẹ lên lưng bé, dỗ con: “Được, vậy trước hết chúng ta không nói chuyện này nữa, baba kể chuyện cho con nhé?”
“Vâng ạ.”
Quan Quan không muốn học lớp năng khiếu, tiếp đó Chúc Chu cũng không đề cập đến chuyện này. Theo thời gian, hai cha con cũng ngày càng thích ứng với cuộc sống hiện tại, sống chung rất dễ chăm sóc nhau.
Sáng sớm sau khi tiễn Thời Đường và Quan Quan đi, Chúc Chu nghỉ trưa bốn mươi phút, rồi đứng dậy làm việc nhà, sau đó bắt tay chuẩn bị canh và cơm hộp cho bữa trưa.
Cơm là cơm đảo mỡ heo (1), cho mỡ heo vào chảo cho nóng, sau đó thêm gừng, hành tây và hẹ xanh nhỏ vào đảo, cuối cùng lọc bỏ các nguyên liệu, cho cơm trắng và nước tương vào đảo với mỡ nóng, cơm đảo mỡ heo thơm nức mũi đã ra lò!
Món cơm này cực kỳ đơn giản, các bước cũng dễ làm, lúc trước Chúc Chu cũng thường làm cho Quan Quan anh, nếu không phải nhiệt lượng cao thì bé có thể ăn hàng ngày luôn.
Ngoài ra vẫn còn hai món mặn, hai món chay, thêm canh nữa. Canh là món canh rong biển nấu sườn (2) được Thời Đường điểm tên nhiều nhất, Quan Quan cũng thích canh rong biển. Lần này anh còn bỏ thêm đậu phụ, đậu phụ được nấu rất lâu, bên trong miếng là nước canh đậm đà, cắn một miếng có thể nếm được hương thơm thoang thoảng, mà ăn xong một miếng lại muốn thêm miếng nữa, nói chung là nước canh ngon, đồ bên trong canh cũng rất ngon!
Tháng 11, thành phố A sau vài trận mưa ngày càng lạnh, từ hơn hai mươi độ rớt xuống còn mười mấy độ như hiện tại.
Chúc Chu mặc áo liền mũ, quần ống đứng tương đối rộng rãi, thêm một đôi giày thể thao, cầm theo cơm hộp và hộp giữ nhiệt. Lúc ra cửa anh trùm mũ lên, buổi trưa trời trở gió, mây đen giăng kín, không đội mũ sẽ thấy hơi lạnh.
Chỗ ở của Thời Đường rất gần công ty, có thể mua được hai căn nhà ở đây, Chúc Chu càng ngày càng thấy người trẻ tuổi tài giỏi thực sự có tiền, mình thì ngược lại, có khi cả đời cứ như vậy, không có chí lớn gì. Nhưng may thay nấu ăn là chuyện anh thích làm, nên cũng không thấy uất ức hay tủi thân, người sống ở đời cứ vui sướng mà sống là được rồi, biết đủ là vui mà.
Nhưng Chúc Chu không ngờ vào phòng làm việc của Thời Đường mình sẽ gặp được một người mình không bao giờ nghĩ tới.
Em trai cùng cha khác mẹ của anh, Chúc Phạn. Đã nhiều năm họ không gặp nhau, lần gặp trước cũng là lần đi thăm viếng ba không hẹn mà gặp, đó cũng là chuyện của ba, bốn năm trước rồi, sau đó học cũng không gặp lại nữa, cũng không liên lạc với nhau.
Chúc Phạn đã thành thục hơn nhiều so với trí nhớ của anh, góc cạnh rõ ràng, rút đi chút ngây ngô thời còn đi học, từ quần áo đến khí chất đều lộ ra vẻ thong dong và nội liễm của một người thành đạt, lúc đối mặt với một nhân vật trong giới kinh doanh như Thời Đường vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh.
Ấn tượng của Chúc Chu đối với người em trai này là y cũng lạnh lùng cao ngạo như mẹ y, học giỏi, tuy dính dáng về mặt huyết thống nhưng trên thực tế cũng không có qua lại gì.
Hồi bé, đa số thời gian Chúc Chu ở nhà ông bà nội, em trai là do mẹ kế tự mình nuôi, bọn họ chủ yếu chạm mặt vào những buổi tụ họp gia đình, ba anh cũng không thiên vị bên nào cả, một nửa thời gian ở bên em trai, nửa số thời gian lại ở bên anh.
Mặc dù ông bà nội và ba cùng mẹ kế tách ra ở riêng, nhưng đều sống trong cùng một tiểu khu, qua lại rất tiện, khi bé thì anh ở cùng ông bà, lớn hơn chút lại về ở cùng ba cùng mẹ kế và em trai. Nhưng thời gian anh ở nhà cũng không nhiều, dù sao lên cấp hai với cấp ba cũng không có nhiều thời gian, cuối tuần mới về nhà.
Cuối tuần nào baba cũng dành ra chút thời gian, dẫn hai anh em ra ngoài chơi, hoặc tổ chức cho họ một buổi liên hoan nhỏ tại nhà. Bầu không khí trong nhà học cũng không tệ, anh hiểu tính cách của mẹ kế, có hơi lạnh lùng, xem thường mấy thủ đoạn tính toán, dù không mấy nhiệt tình với anh nhưng bà cũng chưa từng làm ra chuyện không thỏa đáng gì với anh, giống như cái vòng tròn cơm áo gạo tiền, chỉ tập trung vào bản thân mình, cái khác không để tâm đến.
Thật ra họ hàng bên nhà mẹ của anh vẫn luôn thấy ba anh bất công, giao công ty cho em trai quản lý, sư thật cũng không như mấy người họ hàng thấy. Ban đầu ba anh cũng có ý bồi dưỡng anh, cho anh đến công ty làm việc, nhưng tư chất của anh vốn kém cỏi, mỗi lần đến công ty kiến tập đều thả hồn lên mây, tính cách anh cũng thích nhàn nhã giống mẹ, không thích gò bó. Anh cũng không có hứng thú với chuyện làm quản lý, không có dã tâm gì, anh tự biết năng lực của mình không đủ để gồng gánh cơm ăn áo mặc cho nhiều người như vậy. Ba nỗ lưc một thời gian, hàn huyên tán gẫu với anh xong, sau khi biết ý nguyện của anh bèn để anh đi làm chuyện mình thích.
Không chỉ có Chúc Chu kinh ngạc khi thấy Chúc Phạn, mà Chúc Phạn có vẻ đã đến đây nhiều lần, thái độ vốn đang tùy ý khi nhìn thấy Chúc Chu thì trên mặt cũng lộ vẻ kinh ngạc.
Thiếu chút nữa bật thốt lên: Sao anh lại ở chỗ này?!
Nhưng lần này y đến xử lý công chuyện, lời vừa tới miệng nhưng không nói ra được, ra vẻ không quen biết Chúc Chu mà thu mắt lại, tiếp tục xem ipad trong tay, trên máy tính bảng là một bản hợp đồng, y còn đang xem xét.
Chúc Chu vốn còn định chủ động chào hỏi, nhưng thấy Chúc Phạn như vậy cũng nhớ ra, nơi này là phòng làm việc của Thời Đường, em trai xuất hiện ở đây hẳn là đến bàn công việc. Anh cũng thức thời không nói gì, vẫn như thường, đặt cơm hộp xuống, lần này vì có người khác nên không chủ động mở ra, cứ đặt túi cơm lên bàn tiện lợi, sau đó quay người ra phòng nghỉ bên ngoài.
Bình luận truyện