Đại Phách Quan

Chương 28



Niếp Thập Tam ăn đến cao hứng, cứ thế đũa thịt đũa cơm, ăn xong một chén, lại xúc thêm một chén, rồi một chén nữa.

Buông đũa, liền thấy hai mắt Hạ Mẫn Chi tựa hồ sắp phun ra tia lửa bắn ra phi đao, không khỏi liên tưởng tới Bạo vũ lê hoa châm của Đường môn trong truyền thuyết.

Trong lòng biết tật cũ hắn lại tái diễn, buồn cười nói: “Kỳ thực ta cũng có tiền… các tiền trang ở trung nguyên đều tồn trữ đôi chút, ít nhất cũng mười vạn lượng, đủ cho chúng ta tiêu đến kiếp sau.”

——-

Đảo mắt đã là Đoan ngọ.

Mấy tháng nay Ti trực Đại Lý Tự Hạ Mẫn Chi cực kỳ thương tâm khổ sở.

Tứ phẩm giáng xuống thất phẩm đã đành, bổng lộc hằng tháng còn bớt đi những mười lượng tuyết hoa ngân (loại bạc được đúc nguyên chất hoặc tỷ lệ bạc rất cao, bề ngoài sáng đến chói mắt nên có cái tên đẹp như thế), về phần gạo muối lương thực, ngân phiếu, văn thư, ruộng đất cũng đều đồng loạt cắt giảm, còn bị phạt bổng nửa năm —— quả thật là hiếp người quá đáng!

Hạ Mẫn Chi nhất thời chỉ cảm thấy tâm can đều tan nát, mỗi ngày ở Ti trực điện trong Đại Lý Tự thầm lặng hỏi trời xanh, nhìn qua khung cửa lại phát hiện bầu trời cả thành Tĩnh Phong đều xám xịt một mảnh.

Đã vậy trong nhà còn có một kiện tướng ăn uống Niếp Thập Tam, tuy thoạt nhìn công tử văn nhã, nhưng sức ăn có thể sánh với một con sói đói.

Nhà dột gặp mưa dầm, thuyền chậm gặp gió ngược, có lẽ chính là thế này đây.

Nhưng Niếp Thập Tam lại thở phào nhẹ nhõm cảm tạ trời xanh.

Một tháng sau khi trở về từ Lâm Châu, Hạ Mẫn Chi vì bệnh nặng mới khỏi lại phải bôn ba lao lực, thường xuyên chóng mặt sốt cao, Niếp Thập Tam cả ngày âm thầm lo sợ Hoàng tuyền tam trọng tuyết lần thứ ba phát tác, quả thực ăn không ngon ngủ không yên, tận mắt thấy sức khỏe hắn khá lên từng ngày, trái tim vốn luôn treo lơ lửng mới chịu an phận về chỗ cũ, nhưng đếm không xuể mấy ngày nay mồ hôi lạnh thấm ướt hết bao nhiêu bộ y phục.

Thoáng yên lòng, quyết tâm đi Thiếu Lâm càng cấp bách kiên trung, chủ ý đã định, khẩu vị tự nhiên cũng cải thiện trở lại.

Hôm nay trên bàn cơm hiếm khi xuất hiện một bát thịt kho khá to, hương sắc đậm đà, vị ngon nước đặc, nổi váng mà thịt không nát, thơm nồng mà không béo ngấy.

Niếp Thập Tam ăn đến cao hứng, cứ thế đũa thịt đũa cơm, ăn xong một chén, lại xúc thêm một chén, rồi một chén nữa.

Buông đũa, liền thấy hai mắt Hạ Mẫn Chi tựa hồ sắp phun ra tia lửa bắn ra phi đao, không khỏi liên tưởng tới Bạo vũ lê hoa châm của Đường môn trong truyền thuyết.

Trong lòng biết tật cũ hắn lại tái diễn, buồn cười nói: “Kỳ thực ta cũng có tiền… các tiền trang ở trung nguyên đều tồn trữ đôi chút, ít nhất cũng mười vạn lượng, đủ cho chúng ta tiêu đến kiếp sau.”

Hạ Mẫn Chi cả kinh thất sắc, run run như bị sét đánh nói: “Ngân lượng chẳng lẽ chỉ dùng để hoang phí thôi sao?”

Còn có một chuyện, đã trở thành một cái gai trong lòng Hạ Mẫn Chi, kể từ khi quay về Tĩnh Phong, cũng từng vào cung, nhưng chỉ gặp Từ Diên, Văn Đế chưa bao giờ tiếp kiến.

Trưa nay Đoan ngọ, Hạ Mẫn Chi cùng Niếp Thập Tam ngồi trong viện gói bánh chưng. Tối qua Niếp Thập Tam đã thái thịt sẵn, dùng đủ loại gia vị ướp một đêm, lúc này cũng vừa thấm.

Gói xong bánh chưng nhân thịt, bánh chưng nhân đậu hấp trong nồi cũng đã chín, lan tỏa mùi thơm thanh ngọt.

Gắp một cái ra đặt vào bát, bát sứ xanh lục, gạo nếp trắng tuyết, nhân đậu màu son, vừa nhìn liền khiến người phải nuốt nước bọt.

Hai người mỉm cười chia bánh, Niếp Thập Tam gắp ra một miếng cho Hạ Mẫn Chi trước, mới gắp một miếng đưa vào miệng mình.

Hạ Mẫn Chi thấy bên môi hắn dính một mẩu đậu nhỏ, đưa ngón tay định lau đi, lại bị Niếp Thập Tam một phen bắt được, ngoạm lấy ngón tay.

Đang đùa vui vẻ, đột nhiên nghe có tiếng gõ cửa, mở ra nhìn, chính là Từ Diên.

Từ Diên khen một tiếng thơm quá, cười nói: “Hôm nay tiết Đoan ngọ, Hoàng thượng mời Hạ đại nhân vào cung dùng bữa tối.”

Hạ Mẫn Chi hai mắt sáng lên, vơ lấy vài cái bánh nhân đậu, cười nói: “Niếp đại nhân, ta vào cung, còn ngươi thì sao?”

Niếp Thập Tam biết trong lòng hắn không buông bỏ được Văn Đế, suy nghĩ một hồi: “Ta đi tìm Tô Khuyết.”

Văn Đế đợi ở Đan Hạc uyển, mấy tháng qua y gầy đến lợi hại, sắc mặt vàng vọt, nhìn thấy Hạ Mẫn Chi, mỉm cười nói: “Tới nhanh vậy sao?”

Hạ Mẫn Chi nhìn y, vừa áy náy vừa vui mừng, dâng lên bánh chưng, nói: “Ta đã nghĩ Hoàng thượng sẽ không muốn gặp ta nữa.”

Cẩn thận quan sát sắc mặt Văn Đế: “Hoàng thượng phải bảo trọng long thể, gần đây khí sắc không được tốt lắm, có phải do quá lao lực?”

Văn Đế nghe ngữ khí hắn chân thành, tràn đầy quan tâm, không khỏi cười nói: “Là bị ngươi chọc giận.”

Nói xong liền ho mấy tiếng, Từ Diên vội đi qua vỗ vỗ lưng.

Hạ Mẫn Chi cúi đầu: “Là ta không đúng.”

Văn Đế mỉm cười nói: “Lời ngoài miệng cùng suy nghĩ trong lòng là hai chuyện khác nhau.”

Bảo hắn ngồi xuống, nói tiếp: “Một chiêu đó của ngươi quả thật to gan, thủ đoạn cũng đẹp mắt, ngay cả ta cũng vô pháp bắt bẽ ngươi. Đáng tiếc, ngươi lại không chịu phò trợ Thái tử…”

Hạ Mẫn Chi mở gói một cái bánh chưng, đặt vào đĩa sứ xanh, nói thẳng: “Thái tử không có đức khoan dung.”

Văn Đế thưởng thức một miếng, nói: “Bánh chưng này trái lại còn dẻo hơn trong cung… Thái tử không thể dung chứa Thập tứ thúc của hắn là phải, thân làm trữ quân, sao có thể nương tay với cường địch đang có sức uy hiếp?”

Hạ Mẫn Chi thanh âm bình tĩnh: “Thái tử hẹp hòi lại nóng vội, e rằng không phải đối thủ của Mộ Dung Chi Khác.”

Văn Đế buông đôi đũa ngà, đồng tử hơi co lại.

Hạ Mẫn Chi làm như không thấy, nói: “Mộ Dung thị đối với ý niệm phục quốc, đã khắc vào xương tủy đến điên cuồng. Mộ Dung Chi Khác vừa nhẫn nại vừa hung ngoan, có thực lực, có dã tâm, mười lăm tuổi hắn đã lãnh binh chinh phạt Phong Tĩnh, bày trận liên hoàn mã, một trận chiến đã bình định thảo khấu, vừa nhấc tay đã phá kiên thành, hạng người này, giống như một con thú ngủ đông, chỉ cần còn sống ngày nào, chỉ cần có một tia cơ hội, vẫn sẽ làm loạn.”

“Hoàng Thượng, chiến sự bùng nổ, người chết như rơm, xương trắng như rạ, gạo quý như vàng, thiên hạ chúng sinh có bao nhiêu vô tội? Năm đó ta từ Tây Châu một đường trốn chạy tới Ngọc Châu, đã âm thầm thề rằng phải tận hết khả năng của ta để giữ gìn nền thái bình hiếm có này cho Trữ quốc.”

Yên Diệc tuy đã mất nước, dư âm kỵ mã vẫn còn, Văn Đế trong lòng thất kinh, không khỏi nhớ tới hai mươi mấy năm trước, chính mình đã bất đắc dĩ nhìn ái nhân cả đời gả đi xa mà ăn năn khôn nguôi.

Ôm trán, thở dài: “Tính cách này của ngươi, quả thật giống hệt mẫu thân ngươi… chuyện của Thái tử, ta sẽ nghĩ lại.”

Chuyển đề tài, cười hỏi: “Ta phạt bổng lộc của ngươi, giáng phẩm cấp của ngươi, ngươi có trách ta không?”

Hạ Mẫn Chi lắc đầu, nhãn thần có vài phần giảo hoạt: “Ta phán án hồ đồ, phạt bổng giáng chức là lẽ đương nhiên.”

Văn Đế cười to.

Cười xong lại ho một trận mãnh liệt, Từ Diên vội bưng tới một chén tổ yến.

Đợi cơn ho bình ổn, Hạ Mẫn Chi phát hiện, Văn Đế đã già đi trông thấy.

Trong lòng đau xót, bất giác đứng ra đằng sau, vỗ vỗ lưng y, giúp y thuận khí.

Văn Đế lưng thoáng cứng đờ, đưa tay nắm lấy bàn tay Hạ Mẫn Chi, ngẩng đầu nhìn hắn.

Nắng tháng năm rọi vào khuôn mặt thanh tú như tranh của Hạ Mẫn Chi, Văn Đế ho đến có chút hổn hển cùng hoa mắt, vừa nhìn thấy, càng thêm xuất thần, nỉ non hỏi: “Đan Hạc… nàng về rồi sao?”

Từ Diên cả kinh thất sắc.

Hạ Mẫn Chi trầm mặc một hồi, ôn nhã nói: “Hoàng Thượng, thần là Mẫn Chi.”

Văn Đế định thần lại, buông hắn ra, miễn cưỡng mỉm cười.

Đêm xuống, một thân ảnh đột nhập vào cửa phía đông nam phủ Duệ vương, liền có người nghênh đón dẫn hắn đến thư phòng của Đàn Khinh Trần.

Người nọ cởi áo choàng, chính là tiểu thái giám trong tẩm cung Hoàng hậu tên Tiểu Anh Tử.

Tiểu Anh Tử linh lợi thỉnh an, nói: “Hôm nay Thái tử dự yến tiệc với quần thần xong, liền vào cung bồi Hoàng hậu dùng bữa, lại cùng Hoàng hậu khóc một trận.”

Đàn Khinh Trần mỉm cười hỏi: “Thái tử luôn chí hiếu với mẫu thân, hôm nay lễ lớn, sao lại làm Hoàng hậu khóc?”

Tiểu Anh Tử nói: “Vốn đang vui vẻ, chỉ là sau đó Thái tử hỏi Hoàng thượng đâu, cung nữ nói là đang dùng cơm với Hạ đại nhân của Đại Lý Tự, Thái tử liền nóng giận, mắng một câu cực khó nghe.”

Đàn Khinh Trần cười nói: “Ta trái lại muốn nghe xem Thái tử mắng người thế nào.”

Tiểu Anh Tử thanh âm giòn giã: “Thái tử mắng, ả hồ ly tinh không biết luân thường kia đã bỏ đi hơn hai mươi năm trước, giờ lại xuất hiện một tên khác tướng mạo giống y như đúc, tuy thân là nam nhi, nhưng cũng đều là đồng loại không biết xấu hổ!”

“Mắng xong từ trong tay áo lấy ra một bức họa cuốn, ném lên bàn, nói: Mẫu hậu lúc nào cũng gạt ta, nhưng không biết ta đã sớm trộm bức họa này từ tẩm cung của phụ hoàng! Giờ đưa cho mẫu hậu xem, sau này quên ông ta đi! Ông ta có ngày nào thật lòng đối đãi với mẫu hậu? Uổng cho người ngày đêm thương nhớ ông ta, chờ đợi ông ta! Còn ông ta thì đêm ngày ngắm nghía bức họa này!”

“Hoàng hậu khóc ầm lên, nói: Ta không nhìn ta không nhìn! Ngươi dẹp nó ngay cho ta! Mười lăm tuổi ta đã gả cho phụ hoàng ngươi, vài năm đầu, đã sống rất tốt, tại ngươi không biết thôi! Hiện tại đã làm phu thê nửa đời người, nhưng ngày càng lạnh nhạt với ta, ngươi bảo ta làm sao từ bỏ?”

“Thái tử bật khóc theo, chỉ lo an ủi hoàng hậu. Chúng cung nữ cũng loạn thành một đoàn, ta bèn âm thầm đem giấu bức họa.”

Tiểu Anh Tử này nói năng rõ ràng, mồm miệng lanh lẹ, một mạch kể đến thanh thúy trôi chảy, khiến người cảm thấy như được tận mắt chứng kiến.

Đàn Khinh Trần thần thái ôn hòa, nói: “Tay chân cũng thật nhanh nhẹn. Nhưng lần sau đừng mạo hiểm như vậy, vạn nhất bị bắt, ngươi bảo ta tìm đâu ra một nô tài vừa thông minh vừa trung thành như ngươi?”

Tiểu Anh Tử chỉ vui mừng đến tay chân run rẩy, nghẹn ngào nói: “Được chết vì Duệ vương gia, nô tài cũng cam nguyện.”

Đàn Khinh Trần khoát tay: “Đi đi, sau này sẽ tới thời của ngươi.”

Đàn Bình đích thân tiễn Tiểu Anh Tử ra ngoài, Đàn Khinh Trần nương theo ánh đèn mở bức họa kia, vừa nhìn, liền ngơ ngẩn.

Nữ tử trong tranh diện mạo rất giống Hạ Mẫn Chi.

Lại nhìn dòng chữ nhỏ bên dưới bức họa, chỉ thấy viết rằng Đoan Khang năm thứ mười bảy, Phó Long tặng ngũ muội Đan Hạc, lập tức hiểu ngay, nữ tử này chính là ngũ tỷ Phó Đan Hạc đã gả đi xa.

Năm đó Phó Đan Hạc thành thân, Đàn Khinh Trần chưa đầy ba tuổi, lại luôn bị mẫu thân trông giữ bên người, cũng chỉ từ xa nhìn nàng mấy lần, thành thử đã sớm quên mất dung mạo của vị ngũ tỷ này.

Lúc mới gặp Hạ Mẫn Chi, chỉ cảm thấy quen thuộc thân thiết không nói nên lời, nhưng không liên tưởng đến Phó Đan Hạc.

Ngón tay Đàn Khinh Trần vuốt ve khuôn mặt người trong tranh, khẽ cười nói: “Thì ra là thế!”

Bức hoạ đã có vẻ sờn cũ, hiển nhiên là cổ vật, nhưng bởi vì dùng mực Lý Đình Khuê đáng giá ngàn vàng (chú 1), trải qua hai mươi mấy năm, người trong tranh vẫn giữ đường nét rõ ràng, màu sắc rực rỡ, ngay cả tóc cũng không bị lem luốc, nốt ruồi son trên mặt kia, càng sống động đến như đang lóe sáng.

Bìa tranh còn đề một khúc Họa đường xuân (chú 2):

Bóng ai tha thướt dưới đình xanh

Hoa rơi tiêu hồn khắp chốn

Hay chăng trời cao có phật thần

Vạn quyển kinh luân.

Say men thạch lựu phiền não

Lấn át cả đào ảnh hạc vân

Cõi lòng một điểm xích sa ngân

Mãi không phai nhạt.

Đọc đến câu “Hay chăng trời cao có phật thần”, Đàn Khinh Trần chợt rùng mình, lẽ nào Hạ Mẫn Chi họ Phó?

Ngẫm lại, niên kỷ không khớp. Nếu là họ Phó, cùng lắm chỉ nhỏ hơn mình ba tuổi, còn trên thực tế, lại nhỏ hơn mình tới sáu tuổi, tính ra hoàn toàn có thể khẳng định Phó Đan Hạc gả đến Tây Châu ba năm sau mới sinh Hạ Mẫn Chi.

Nghĩ tới thân thế của hắn, trong lòng đau xót, không khỏi thở dài: “Hóa ra ngươi đối với ta chỉ có thế, chẳng qua chỉ là vật thương kỳ loại (một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ).”

Chăm chú ngắm bức hoạ, thấp giọng thì thầm: “Cõi lòng một điểm xích sa ngân. Mãi không phai nhạt —— hay cho câu Mãi không phai nhạt! Đại ca đúng là kẻ đa tình.”

Đầu ngón tay chạm đến nốt ruồi son của người trong tranh, xuất thần nửa ngày, than khẽ: “E rằng trong lòng ta, cũng đã sớm khắc ghi một điểm xích sa ngân.”

Hôm sau tan triều, Cung Hà Như đến phủ Duệ vương hàn huyên, Đàn Bình cầm một bức mật hàm tiến vào trình lên Đàn Khinh Trần.

Đàn Khinh Trần xem xong, khẽ mỉm cười, tiện tay đưa cho Cung Hà Như, nói: “Cung huynh không ngại giúp ta tìm một chủ ý.”

Chính là mật hàm Cửu vương Phó Lạc Phong nắm binh từ Lương Châu gửi tới, Cung Hà Như vừa đọc, sắc mặt trắng bệch, nửa ngày mới nói: “Vi thần đáng chết, không đoán được đại sự bậc này.”

Trộm nhìn Đàn Khinh Trần, thấy hắn thần thái tự nhiên, hỉ nộ khó dò, trong lòng càng thấp thỏm, vội hỏi: “Vi thần chỉ biết một lòng trung thành, vương gia sai đâu đánh đó, nghe theo quyết định của Vương gia!”

Đàn Khinh Trần tự tiếu phi tiếu, chỉ nhìn hắn gật đầu.

Cung Hà Như trên trán đã toát mồ hôi lạnh, sống lưng như nổi gai, gió đầu hạ nhẹ thoảng qua, liền khẽ rùng mình một cái.

Hồi lâu, Đàn Khinh Trần cười nói: “Nếu cung huynh đã xem mật hàm của Cửu ca ta, vậy ta cũng giải thích thêm vài câu.”

“Cửu ca muốn xuất binh trợ ta, đó tất nhiên là tình huynh đệ, nhưng ta chỉ có thể cảm kích, dù sao thái bình thịnh thế không dễ có được, có lẽ Cung huynh cũng không muốn chứng kiến thiên hạ lại động binh đao, càng đừng nói là bá tính Đại Trữ. Cho nên ai động thủ dụng binh trước, thì chính là kẻ đối đầu với cả thiên hạ.”

Cung Hà Như thành tâm nói: “Quả thật là như thế.”

Đàn Khinh Trần đứng dậy thong thả đi vài bước, quay lưng về phía ánh mặt trời, khuôn mặt ẩn trong bóng tối, tư thái ưu nhã đạm bạc thường ngày triệt để bị thay thế bằng tham vọng to lớn mãnh liệt, hoàn toàn bộc lộ khí thế cường hãn thống trị tứ hải.

Thanh âm trầm thấp hồn hậu, như thần binh thượng cổ: “Trong thời loạn, chấp chưởng trọng binh, dựa vào thiên tử lệnh chư hầu; thái bình thịnh thế, lại nên dựa vào chư hầu bá tính mà lệnh thiên tử, không đánh tự thắng, thu phục lòng dân, mới là chính đạo.”

Cung Hà Như cẩn thận suy xét, hoàn toàn bị thuyết phục.

Tư thế quỳ xuống gần như thành kính, ngữ khí kích động: “Vi thần Cung Hà Như, nguyện hết lòng tận trung.”

Niếp Thập Tam mím môi, ở trong viện thả đi con bồ câu xám.

=================================================================

Chú 1: Mực Lý Đình Khuê: Do Lý Đình Khuê ở Nam Đường An Huy Huy Châu chế thành. Lý Đình Khuê vốn họ Hề, nhờ chế mực cho hậu chủ Nam Đường, được ban họ Lý. Mực Lý Đình Khuê dùng nhựa tùng, trân châu, long não, bạch đàn, sụn cá là nguyên liệu, chế thành mực bền như ngọc, trong cung dùng để vẽ lông mày. Đến thời Minh mực Lý Đình Khuê quý như trân bảo.

Chú 2: Họa đường xuân nguyên tác là Triệu Trường Khanh, tại hạ không biết làm thơ, cũng may có Toản Thạch Mặc Kính đại nhân khẳng khái tương trợ điền từ, vô cùng tạ ơn!

Nguyên tác như sau:

Tiểu đình yên liễu thuỷ dung dung,

Dã hoa bạch bạch hồng hồng.

Não nhân trì thượng vãn lai phong,

Xuy tổn xuân dung.

Hựu thị thanh minh thiên khí,

Đương niên tiểu viện tương phùng.

Bằng lan u tứ kỷ thiên trùng,

Tàn hạnh hương trung.

Chú 3: Chú 1 chú 2 là chính tác giả tự chú thích ^__^

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện