Danh Môn
Chương 603: “ Trọng phản Ba Cách Đạt
“ Diệu nhi! Con không cần phải khách khí như thế con mau ngồi xuống đi” Trầm thị vừa nói vừa len lén đôi mắt nhìn Thôi Diệu, bà ta đang đánh giá về vị trưởng công tử này. Quả thật Thôi Diệu đã trưởng thành rồi. Nhìn Thôi Diệu lúc này giống hệt với trượng phu bà ta hồi trẻ. Trầm thị thở dài một hơi khe khẽ rồi nói: “ Đã nhiều năm không gặp, con đã lớn như thế này rồi. Con trở về đã gặp qua tam đệ của con chưa”
Tam đệ ở đây chính là con trai của Trầm thị, năm nay nó mới lên năm tuổi. Thôi Diệu lắc đầu nói: “ Từ lúc con về tới giờ bận rộn quá, vẫn chưa có thời gian đến thăm tam đệ, xin nhị nương tha lỗi”
“ Nó còn chưa dậy ngủ nữa ấy. Thôi! Đến tối con gặp nó cũng được mà” Nói đến đây, Trầm thị lại chuyển chủ đề sang vấn đề khác, đây mới là vấn đề chính mà bà ta muốn nói với Thôi Diệu. Trầm thị mỉm cười: “ Diệu nhi, sang năm là con mười tám rồi đấy nhỉ”
“ Dạ vâng” Thôi Diệu dường như đã lờ mờ đoán được dụng ý trong lời nói của người mẹ kế, nhưng hắn cũng không nói phá ngang, chỉ cung kính trả lời.
Trầm thị thấy Thôi Diệu thái độ cung kính nghe lời, bà ta lấy rất làm hài lòng, gật đầu cười nói: “ Phụ thân con là trọng thần của triều đình, mà Thôi gia ta lại là một gia tộc lớn, mỗi ngày công vụ trọng triều trong tộc lúc nào cũng bộn bề, nên cũng không có thời gian để mà quan tâm đến huynh đệ các con. Cho nên phụ thân con đã ủy thác cho ta chăm lo chuyện chung thân đại sự cho con. Cho nên hôm nay ta gặp con là muốn nói cho con biết, phụ thân đã bàn bạc qua với Phòng thị lang và thống nhất ba ngày sau sẽ cho con cùng với tiểu Mẫn làm lễ đính hôn. Nghi thức và lễ vật con không cần lo lắng, chỉ cần lúc đó con có mặt là được rồi”
Quả nhiên như Thôi Diệu đoán, chuyện mà Trầm thị định nói chính là chuyện hôn nhân của hắn. Trong lòng Thôi Diệu lúc này trào lên một nỗi tức giận . Rõ ràng mọi người biết hắn dẫn Cổ Đại về là có dụng ý, vậy mà lại còn bắt hắn ba ngày sau phải làm lễ đính hôn. Định bắt hắn làm con rối hay sao?
Thôi Diệu cố gắng kiềm chế lửa giận trong lòng, cố gắng tỏ ra bình tĩnh lễ độ. Hắn đứng dậy cúi mình thi lễ thật thấp với nhị nương của mình, nói: “ Đa tạ phụ thân và nhị nương đã vì con mà phải vất vả lo nghĩ. Nhưng con đã có ý định từ trước đó là sẽ để tang tổ phụ ba năm để làm tròn đạo hiếu. Trong ba năm này, tuyệt nhiên không nói đến việc vợ con gì cả”
“ Diệu nhi!” Trầm thị nghe Thôi Diệu nói thế á khẩu không biết phải nói năng với hắn thế nào nữa. Mặt bà ta nặng trình trịch, giọng nói đầy vẻ giận dỗi: “ Vậy thì coi như xong, ta cũng mặc kệ chuyện của cha con các ngươi. Coi như là ta chưa nói gì cả, ngươi đi đi”
“ Xin nhị nương thứ tội” Thôi Diệu chắp tay chào Trầm thị rồi rảo bước rời khỏi phòng khách.
Thôi Diệu trở về căn phòng của mình. Trong lòng hắn phiền muộn không dứt. Từ nhỏ hắn được dạy rằng cha mẹ nói gì đều phải nghe không được trái lời. Mặc dù hắn và phụ thân thời gian sống cùng không có nhiều lắm, nhưng dù sao đó vẫn là phụ thân. Mà ý của phụ thân thì không thể không nghe theo. Nhưng đối với chuyện hôn sự này hắn tuyệt đối không thể đồng ý được. Cổ Đại vì cứu hắn mà không quản vượt xa ngàn dặm tới Ba Cách Đạt tìm hắn. Ân tình của nàng đối với hắn sâu nặng như vậy sao hắn có thể phụ nàng được. Trong đầu Thôi Diệu không khỏi nhớ lại quãng thời gian mà hắn và nàng cùng nhau trở về Trường An. Quãng đường vui vẻ hạnh phúc ấy hắn luôn ghi lòng tạc dạ.
Thôi Diệu chắp tay sau lưng, đi đi lại lại ở trong phòng. Hắn đang nghĩ xem nên nói chuyện này với phụ thân như thế nào đây.
Lúc này,ở ngoài sân vọng vào những âm thanh la hét huyên náo ầm ĩ. Thôi Diệu nhướng mày, đẩy cánh cửa sổ, rồi nhìn ra bên ngoài. Chỉ thấy một gã tùy tùng người Đại Thực của hắn vừa nói to vừa khoa chân múa tay cố truyền đạt gì đó cho người quản gia. Ngược lại người quản gia cũng cố gắng giải thích cho hắn. Đáng tiếc là mỗi người một loại ngôn ngữ, mà bọn họ lại nói càng lúc càng to nhưng rốt cuộc cũng chẳng hiều là người kia đang nói gì nữa.
Thôi Diệu nở nụ cười, nói: “ Lưu thúc à, anh ta nói, anh ta đang định trở về Đại Thực nên đặc biệt tới gặp cháu để từ biệt đấy”
“ À! Thì ra là như vậy” Lão quản gia tỏ vẻ xấu hổ cười nói: “ Ta thấy hắn tới đây mà cứ hùng hùng hổ hổ, chứ có biết là hắn muốn làm gì đâu, thì ra là đến từ biệt công tử” . Lão quản gia lắc đầu, rồi xoay người đi chỗ khác.
Tên tùy tùng kia đi vào trong sân, hướng Thôi Diệu cung kính thi lễ: “ Xin tiên sinh hãy tha lỗi cho chúng tôi, thật sự chúng tôi rất nhớ Ba Cách Đạt, nên xin tiên sinh cho chúng tôi về trước vậy”
Chính trong lúc này, một ý niệm táo bạo bỗng xuất hiện trong đầu Thôi Diệu. Hoàng thượng đã lện cho hắn đi sứ Ba Cách Đạt lần nữa, kiểu gì không bao lâu sau sẽ lên đường. Vậy thì vì sao hắn lại không xuất phát ngay chứ.
Ý nghĩ này vừa nảy ra trong đầu, khiến cho Thôi Diệu sung sướng như tỉnh cơn mê, trong lòng nhảy dựng lên vì vui mừng. Mặc dù hắn trở lại Trường An vào ngày hôm qua, những hôm nay dường như đã có chút không ổn. Thời gian ba ngày thoáng chốc là qua ngay thôi, nếu hắn đã đi rồi, thì việc đính hôn kia sẽ diễn ra được hay sao?
Sau hơn một năm bôn ba, trải nhiều chuyện, nên đã tôi luyện cho Thôi Diệu một ý chí quyết đoán và tự lập khắc hẳn với những con người bình thường. Hắn lập tức nói với tên tùy tùng người Đại Thực kia: “ Các ngươi cũng không cần phải vội vàng như thế, ngày mai ta cũng sẽ trở về Ba Cách Đạt, lúc ấy chúng ta lại cùng đồng hành với nhau mà”
Đã có quyết đinh rõ ràng rồi, cho nên tinh thần của Thôi Diệu không còn căng thẳng nữa mà thư thái hơn. Sau một đêm không ngủ đã khiến cho hắn mệt mỏi lắm rồi. Chẳng cần cơm nước gì cả, Thôi Diệu vừa đặt lưng xuống giường là ngủ thật say, mãi cho tới tận lúc hoàng hoàng hắn với tỉnh dậy, khóe miệng vẫn còn giữ lại giấc ngon lành đó. Hắn lấy khăn rửa mặt một chút, và cảm thấy tinh thần lúc này cực kỳ hưng phấn. Bỗng nhiên, một người nha hoàn ở bên cạnh hắn nhỏ nhẹ cất giọng: “ Trưởng công tử, lão gia nói sau khi công tử thức dậy thì hãy đến gặp lão gia. Người đang chờ công tử ở thư phòng”
“ Ta biết rồi” Thôi Diệu lập tức thu dọn rồi chỉnh tề trang phục sau đó bước nhanh tới thư phòng của phụ thân.
Thư phòng của Thôi Hiền nằm ngay sát vách thư phòng của Thôi Viên trước đây. Sau khi phụ thân mình qua đời Thôi Hiền đã sai ngươi niêm phong khóa chặt thư phòng đó. Bởi vì trong thư phòng ấy tràn đấy hình ảnh và khí thế của phụ thân Thôi Viên, điều này khiến cho Thôi Hiền cảm thấy vô cùng bị đè nén. Sau khi từ Lĩnh Nam trở về Thôi Hiền nắm vững toàn bộ mọi công việc của Thôi gia. Nhưng từ đầu đến cuối ông ta vẫn luôn một lòng oán hận phụ thân mình, phụ thân Thôi Viên của ông ta coi trọng gia tộc hơn cả con trai ruột của mình. Nhất là mấy năm trước đây, Thôi Hiền đã được nghe chính Bùi Hữu nói rằng, ngay sau khi Trương Hoán lên ngôi đã có ý định triệu hồi ông ta về kinh nhưng Thôi Viên luôn phản đối kịch liệt, nên Trương Hoán cũng đành thôi. Thôi Hiền hiểu rằng phụ thân làm như vậy là sợ ông ta nhúng tay can thiệp vào công việc của gia tộc, nên sẵn sàng để cho đứa con của mình phải mười năm ở cái nơi khỉ ho cò gáy Lĩnh Nam này. Ông ta tự hỏi, không biết tình phụ tử ở đâu trong mắt của cha mình.
“ Lão gia, trưởng công tử tới” Một người thị thiếp đứng ngay ở cửa trông thấy Thôi Diệu đang bước nhanh tới thư phòng nên vội vàng thấp giọng hướng Thôi Hiền bẩm báo.
“ Cứ để cho trưởng công tử vào” Thôi Hiền nói xong liền buông quyển sách trong tay xuống. Trong mắt ông ta xuất hiện một tia không vui. Xế chiều hôm nay, ông ta trở về phủ, liền tìm gặp phu nhân của mình để hỏi han và ông ta được Trầ thị thông báo rằng Thôi Diệu viện lý do để tang tổ phụ ba năm mà quyết từ chối chuyện hôn sự này. Điều này khiến cho Thôi Hiền không vui một chút nào cả, thậm chí ông ta còn có chút tức giận. Ông ta biết rằng tình cảm của Thôi Diệu với tổ phụ còn sâu nặng hơn với ông ta nữa. Ông ta tự hỏi: Nếu mình chết đi thì nó sẽ thủ tang mấy năm đây. Đoán chùng một tháng cũng chẳng được ấy chứ.
Mặc dù Thôi Hiền đối với phụ thân Thôi Viên thật sự rất oán hận, nhưng ông ta cũng nhất trí với sự an bài của phụ thân trong chuyển hôn sự của Thôi Diệu đó là Thôi Diệu phải lấy con gái của Phòng Tông Yển làm vợ. Phòng gia là một danh gia vọng tộc của Đại Đường. Bản thân Phòng Tông Yển lại đang giữ chức Hộ Bộ Thị Lang trong triều đình. Mà theo thông tin nội bộ thì tháng sau là ông ta được thăng lên làm Lại Bộ Thị Lang. Hơn nữa Phòng Tông Yển trước nay vẫn là chỗ tâm phúc của Sở Hành Thủy, chỉ hai năm nữa thôi khi mà Sở Hành Thủy về hưu thì người ngồi vào cái ghế của tướng quốc đó có lẽ sẽ là Phòng Tông Yển chứ chẳng phải là ai khác. Đây là kết quả tất nhiên của sự thăng bằng quyền lực trong triều đình. Có thể cùng Phòng Tông Yển kết làm thân gia, thì trong lai việc Thôi Hiền tiếp nhận tướng vị của nhị thúc Thôi Ngụ là chuyện có hy vọng rồi.
Trong lúc Thôi Hiền đang trầm tư nghĩ về viễn cảnh đó thì Thôi Diệu bước vào trong thư phòng. Hắn tiến lên khom người thi lễ nói: “ Hài nhi xin tham kiến phụ thân
Tam đệ ở đây chính là con trai của Trầm thị, năm nay nó mới lên năm tuổi. Thôi Diệu lắc đầu nói: “ Từ lúc con về tới giờ bận rộn quá, vẫn chưa có thời gian đến thăm tam đệ, xin nhị nương tha lỗi”
“ Nó còn chưa dậy ngủ nữa ấy. Thôi! Đến tối con gặp nó cũng được mà” Nói đến đây, Trầm thị lại chuyển chủ đề sang vấn đề khác, đây mới là vấn đề chính mà bà ta muốn nói với Thôi Diệu. Trầm thị mỉm cười: “ Diệu nhi, sang năm là con mười tám rồi đấy nhỉ”
“ Dạ vâng” Thôi Diệu dường như đã lờ mờ đoán được dụng ý trong lời nói của người mẹ kế, nhưng hắn cũng không nói phá ngang, chỉ cung kính trả lời.
Trầm thị thấy Thôi Diệu thái độ cung kính nghe lời, bà ta lấy rất làm hài lòng, gật đầu cười nói: “ Phụ thân con là trọng thần của triều đình, mà Thôi gia ta lại là một gia tộc lớn, mỗi ngày công vụ trọng triều trong tộc lúc nào cũng bộn bề, nên cũng không có thời gian để mà quan tâm đến huynh đệ các con. Cho nên phụ thân con đã ủy thác cho ta chăm lo chuyện chung thân đại sự cho con. Cho nên hôm nay ta gặp con là muốn nói cho con biết, phụ thân đã bàn bạc qua với Phòng thị lang và thống nhất ba ngày sau sẽ cho con cùng với tiểu Mẫn làm lễ đính hôn. Nghi thức và lễ vật con không cần lo lắng, chỉ cần lúc đó con có mặt là được rồi”
Quả nhiên như Thôi Diệu đoán, chuyện mà Trầm thị định nói chính là chuyện hôn nhân của hắn. Trong lòng Thôi Diệu lúc này trào lên một nỗi tức giận . Rõ ràng mọi người biết hắn dẫn Cổ Đại về là có dụng ý, vậy mà lại còn bắt hắn ba ngày sau phải làm lễ đính hôn. Định bắt hắn làm con rối hay sao?
Thôi Diệu cố gắng kiềm chế lửa giận trong lòng, cố gắng tỏ ra bình tĩnh lễ độ. Hắn đứng dậy cúi mình thi lễ thật thấp với nhị nương của mình, nói: “ Đa tạ phụ thân và nhị nương đã vì con mà phải vất vả lo nghĩ. Nhưng con đã có ý định từ trước đó là sẽ để tang tổ phụ ba năm để làm tròn đạo hiếu. Trong ba năm này, tuyệt nhiên không nói đến việc vợ con gì cả”
“ Diệu nhi!” Trầm thị nghe Thôi Diệu nói thế á khẩu không biết phải nói năng với hắn thế nào nữa. Mặt bà ta nặng trình trịch, giọng nói đầy vẻ giận dỗi: “ Vậy thì coi như xong, ta cũng mặc kệ chuyện của cha con các ngươi. Coi như là ta chưa nói gì cả, ngươi đi đi”
“ Xin nhị nương thứ tội” Thôi Diệu chắp tay chào Trầm thị rồi rảo bước rời khỏi phòng khách.
Thôi Diệu trở về căn phòng của mình. Trong lòng hắn phiền muộn không dứt. Từ nhỏ hắn được dạy rằng cha mẹ nói gì đều phải nghe không được trái lời. Mặc dù hắn và phụ thân thời gian sống cùng không có nhiều lắm, nhưng dù sao đó vẫn là phụ thân. Mà ý của phụ thân thì không thể không nghe theo. Nhưng đối với chuyện hôn sự này hắn tuyệt đối không thể đồng ý được. Cổ Đại vì cứu hắn mà không quản vượt xa ngàn dặm tới Ba Cách Đạt tìm hắn. Ân tình của nàng đối với hắn sâu nặng như vậy sao hắn có thể phụ nàng được. Trong đầu Thôi Diệu không khỏi nhớ lại quãng thời gian mà hắn và nàng cùng nhau trở về Trường An. Quãng đường vui vẻ hạnh phúc ấy hắn luôn ghi lòng tạc dạ.
Thôi Diệu chắp tay sau lưng, đi đi lại lại ở trong phòng. Hắn đang nghĩ xem nên nói chuyện này với phụ thân như thế nào đây.
Lúc này,ở ngoài sân vọng vào những âm thanh la hét huyên náo ầm ĩ. Thôi Diệu nhướng mày, đẩy cánh cửa sổ, rồi nhìn ra bên ngoài. Chỉ thấy một gã tùy tùng người Đại Thực của hắn vừa nói to vừa khoa chân múa tay cố truyền đạt gì đó cho người quản gia. Ngược lại người quản gia cũng cố gắng giải thích cho hắn. Đáng tiếc là mỗi người một loại ngôn ngữ, mà bọn họ lại nói càng lúc càng to nhưng rốt cuộc cũng chẳng hiều là người kia đang nói gì nữa.
Thôi Diệu nở nụ cười, nói: “ Lưu thúc à, anh ta nói, anh ta đang định trở về Đại Thực nên đặc biệt tới gặp cháu để từ biệt đấy”
“ À! Thì ra là như vậy” Lão quản gia tỏ vẻ xấu hổ cười nói: “ Ta thấy hắn tới đây mà cứ hùng hùng hổ hổ, chứ có biết là hắn muốn làm gì đâu, thì ra là đến từ biệt công tử” . Lão quản gia lắc đầu, rồi xoay người đi chỗ khác.
Tên tùy tùng kia đi vào trong sân, hướng Thôi Diệu cung kính thi lễ: “ Xin tiên sinh hãy tha lỗi cho chúng tôi, thật sự chúng tôi rất nhớ Ba Cách Đạt, nên xin tiên sinh cho chúng tôi về trước vậy”
Chính trong lúc này, một ý niệm táo bạo bỗng xuất hiện trong đầu Thôi Diệu. Hoàng thượng đã lện cho hắn đi sứ Ba Cách Đạt lần nữa, kiểu gì không bao lâu sau sẽ lên đường. Vậy thì vì sao hắn lại không xuất phát ngay chứ.
Ý nghĩ này vừa nảy ra trong đầu, khiến cho Thôi Diệu sung sướng như tỉnh cơn mê, trong lòng nhảy dựng lên vì vui mừng. Mặc dù hắn trở lại Trường An vào ngày hôm qua, những hôm nay dường như đã có chút không ổn. Thời gian ba ngày thoáng chốc là qua ngay thôi, nếu hắn đã đi rồi, thì việc đính hôn kia sẽ diễn ra được hay sao?
Sau hơn một năm bôn ba, trải nhiều chuyện, nên đã tôi luyện cho Thôi Diệu một ý chí quyết đoán và tự lập khắc hẳn với những con người bình thường. Hắn lập tức nói với tên tùy tùng người Đại Thực kia: “ Các ngươi cũng không cần phải vội vàng như thế, ngày mai ta cũng sẽ trở về Ba Cách Đạt, lúc ấy chúng ta lại cùng đồng hành với nhau mà”
Đã có quyết đinh rõ ràng rồi, cho nên tinh thần của Thôi Diệu không còn căng thẳng nữa mà thư thái hơn. Sau một đêm không ngủ đã khiến cho hắn mệt mỏi lắm rồi. Chẳng cần cơm nước gì cả, Thôi Diệu vừa đặt lưng xuống giường là ngủ thật say, mãi cho tới tận lúc hoàng hoàng hắn với tỉnh dậy, khóe miệng vẫn còn giữ lại giấc ngon lành đó. Hắn lấy khăn rửa mặt một chút, và cảm thấy tinh thần lúc này cực kỳ hưng phấn. Bỗng nhiên, một người nha hoàn ở bên cạnh hắn nhỏ nhẹ cất giọng: “ Trưởng công tử, lão gia nói sau khi công tử thức dậy thì hãy đến gặp lão gia. Người đang chờ công tử ở thư phòng”
“ Ta biết rồi” Thôi Diệu lập tức thu dọn rồi chỉnh tề trang phục sau đó bước nhanh tới thư phòng của phụ thân.
Thư phòng của Thôi Hiền nằm ngay sát vách thư phòng của Thôi Viên trước đây. Sau khi phụ thân mình qua đời Thôi Hiền đã sai ngươi niêm phong khóa chặt thư phòng đó. Bởi vì trong thư phòng ấy tràn đấy hình ảnh và khí thế của phụ thân Thôi Viên, điều này khiến cho Thôi Hiền cảm thấy vô cùng bị đè nén. Sau khi từ Lĩnh Nam trở về Thôi Hiền nắm vững toàn bộ mọi công việc của Thôi gia. Nhưng từ đầu đến cuối ông ta vẫn luôn một lòng oán hận phụ thân mình, phụ thân Thôi Viên của ông ta coi trọng gia tộc hơn cả con trai ruột của mình. Nhất là mấy năm trước đây, Thôi Hiền đã được nghe chính Bùi Hữu nói rằng, ngay sau khi Trương Hoán lên ngôi đã có ý định triệu hồi ông ta về kinh nhưng Thôi Viên luôn phản đối kịch liệt, nên Trương Hoán cũng đành thôi. Thôi Hiền hiểu rằng phụ thân làm như vậy là sợ ông ta nhúng tay can thiệp vào công việc của gia tộc, nên sẵn sàng để cho đứa con của mình phải mười năm ở cái nơi khỉ ho cò gáy Lĩnh Nam này. Ông ta tự hỏi, không biết tình phụ tử ở đâu trong mắt của cha mình.
“ Lão gia, trưởng công tử tới” Một người thị thiếp đứng ngay ở cửa trông thấy Thôi Diệu đang bước nhanh tới thư phòng nên vội vàng thấp giọng hướng Thôi Hiền bẩm báo.
“ Cứ để cho trưởng công tử vào” Thôi Hiền nói xong liền buông quyển sách trong tay xuống. Trong mắt ông ta xuất hiện một tia không vui. Xế chiều hôm nay, ông ta trở về phủ, liền tìm gặp phu nhân của mình để hỏi han và ông ta được Trầ thị thông báo rằng Thôi Diệu viện lý do để tang tổ phụ ba năm mà quyết từ chối chuyện hôn sự này. Điều này khiến cho Thôi Hiền không vui một chút nào cả, thậm chí ông ta còn có chút tức giận. Ông ta biết rằng tình cảm của Thôi Diệu với tổ phụ còn sâu nặng hơn với ông ta nữa. Ông ta tự hỏi: Nếu mình chết đi thì nó sẽ thủ tang mấy năm đây. Đoán chùng một tháng cũng chẳng được ấy chứ.
Mặc dù Thôi Hiền đối với phụ thân Thôi Viên thật sự rất oán hận, nhưng ông ta cũng nhất trí với sự an bài của phụ thân trong chuyển hôn sự của Thôi Diệu đó là Thôi Diệu phải lấy con gái của Phòng Tông Yển làm vợ. Phòng gia là một danh gia vọng tộc của Đại Đường. Bản thân Phòng Tông Yển lại đang giữ chức Hộ Bộ Thị Lang trong triều đình. Mà theo thông tin nội bộ thì tháng sau là ông ta được thăng lên làm Lại Bộ Thị Lang. Hơn nữa Phòng Tông Yển trước nay vẫn là chỗ tâm phúc của Sở Hành Thủy, chỉ hai năm nữa thôi khi mà Sở Hành Thủy về hưu thì người ngồi vào cái ghế của tướng quốc đó có lẽ sẽ là Phòng Tông Yển chứ chẳng phải là ai khác. Đây là kết quả tất nhiên của sự thăng bằng quyền lực trong triều đình. Có thể cùng Phòng Tông Yển kết làm thân gia, thì trong lai việc Thôi Hiền tiếp nhận tướng vị của nhị thúc Thôi Ngụ là chuyện có hy vọng rồi.
Trong lúc Thôi Hiền đang trầm tư nghĩ về viễn cảnh đó thì Thôi Diệu bước vào trong thư phòng. Hắn tiến lên khom người thi lễ nói: “ Hài nhi xin tham kiến phụ thân
Bình luận truyện