Danh Viện Công Lược
Chương 59
Editor: Selene Lee
Hứa Lộc ngẩng lên nhìn người đàn ông trước mắt, khuôn mặt xuất chúng của anh khó nén được sự mệt mỏi. Anh đút hai tay trong túi quần, áo sơ mi hơi mở, lười biếng song rất quyến rũ. Hôm đó bọn họ đi đăng ký vội nên chưa nói chuyện nhiều, anh cũng bị người bên cục kéo đi, vì thế có thể nói đây chính là lần đầu tiên hai người gặp nhau trong thân phận mới.
Không gặp anh, cô không cảm thấy gì cả, bây giờ đứng trước nhau rồi Hứa Lộc thấy khá ngại ngùng.
“Sao anh lại đến đây?”
“Anh mới xong việc nên đến xem thử. Hôm nay có thuận lợi không em?”- Phó Diệc Đình đưa tay nắm lấy vai cô, đoạn lại mở cửa xe rất tự nhiên.
Hứa Lộc ngồi lên xe, lại nhích vào bên trong một chút để anh có thể vào cùng. Cô trả lời: “Cũng không tệ lắm, xưởng trưởng Cao anh chọn rất chỉnh chu, giúp em khá nhiều việc. Công nhân và bên quản lý cũng dễ chịu. Chỗ anh thì sao?”
Hôm nay phía Nhật Bản có Tanaka Keiko, Lăng Hạc Niên lại đại diện cho Bắc Bình, hai bên phải cãi nhau một chập mới chọn được chỗ thích hợp, chỉ còn chờ ký hợp đồng mà thôi. Mặc dù anh chỉ vô tình dây vào, nhưng áp lực quá nhiều mặt, không thể không thỏa hiệp. Đợi chuyện này lên báo sáng mai, chắc chắn sẽ có nhiều người không hiểu cho anh, biết chừng còn chụp lên đầu anh cái mũ “bán nước”.
Về phần vị trí bên hội Ái Quốc, sợ là không tiếp tục được nữa.
“Đã xong hết rồi”.- Phó Diệc Đình khá thờ ơ, những chuyện áp lực như thế, anh không muốn để cô biết chút nào.
Viên Bảo ngồi sau vô lăng quay đầu lại cười hì hì: “Hôm nay bà chủ đẹp quá ạ, Lục gia nhìn từ xa đã không dời mắt được rồi.”
Hứa Lộc bật cười, chắc chắn Phó Diệc Đình sẽ không bao giờ nói kiểu như vậy trước mặt cô đâu.
Quả nhiên Phó Diệc Đình liếc Viên Bảo: “Cậu không lên tiếng không ai bảo cậu câm.”
Viên Bảo mím môi rồi cho xe chạy: “Lục gia, bây giờ chúng ta phải đi đâu ạ?”
“Đến Lão Tường Ký đi.”
Dường như Hứa Lộc đã nghe nói đến chỗ này rồi, xong cô lại không tài nào nhớ nổi là họ buôn bán gì. Xe hơi dừng ở đầu đường giữa Hoa giới và tô giới, phía ven này có một cửa hàng nhỏ trông rất bình thường, cả cửa lẫn biển hiệu đều làm bằng ván gỗ, hẳn là đã cũ lắm, vì ba chữ “Lão Tường Ký” có hơi bong tróc rồi.
Phó Diệc Đình và Hứa Lộc xuống xe, anh cầm ra từ cóp sau hai hũ rượu. Hứa Lộc theo phía sau anh, thấy anh đẩy cánh cửa gỗ kia ra rất tự nhiên, cửa kêu một tiếng “két” thật dài. Không gian bên trong không lớn, quầy sạp ở khắp mọi nơi, trên lại bày vô số các loại vải.
Nơi giữa sân có đặt một cái bàn vuông lớn, lại có một người đàn ông đeo kiếng, mặc áo dài xanh đang cúi đầu vẽ vẽ cái gì đó. Nghe động, ông cũng không ngẩng lên, chỉ bảo: “Đơn đã xếp đến năm sau rồi, tạm thời không nhận khách nữa.”
“Chú Tường, là con đây.”- Phó Diệc Đình lên tiếng.
Người đàn ông nghe vậy thì ngẩng lên, nhìn kĩ rồi lộ ra một nụ cười: “Thằng nhóc nhà cậu, lâu rồi không ghé thăm tôi! Tôi còn tưởng cậu quên luôn lão già này rồi chứ!”
“Dạo này công việc bận rộn, con không có thời gian thật, chú đừng thấy lạ. Con cố ý mang hai hũ rượu này đến đấy!”- Phó Diệc Đình đặt hai hũ rượu lên cái bàn vuông. “Chú Tường” cầm lên ngửi ngửi, mặt mày phớn phở hẳn: “Chưa quên lão thích thứ hoa điêu của Thiệu Hưng này nhất à, coi như cậu có lòng. Vị này là…”- Ông nhìn sang phía Hứa Lộc.
(Sel: Rượu hoa điêu là loại rượu đựng trong chum sành có chạm hoa, rất nổi tiếng, thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang)
Phó Diệc Đình kéo cô lại gần: “Đây là vợ của con, chúng con chỉ mới kết hôn thôi ạ.”- Nói xong, anh lại cúi đầu bảo Hứa Lộc: “Mau chào chú Tường đi em, trước kia chú ấy đã giúp đỡ anh nhiều lắm.”
Hứa Lộc vội vàng làm ngay: “Chú Tường.”
Người kia híp mắt, đầu tiên là quan sát cô một phen rồi vỗ vai Phó Diệc Đình: “Ánh mắt của thằng nhóc cậu không tệ, cưới được một cô vợ vừa trẻ vừa đẹp. Hôm nay cậu đưa cháu ấy đến để may áo phải không?”
“Đúng là không gạt được chú gì hết. Mấy ngày nữa con có tham gia một buổi tiệc tối, cũng là lần đầu con đưa cô ấy đến nơi đông người, cũng chỉ có quần áo chú làm là hợp lẽ nhất. Không biết chú có thể nhín chút thời gian để giúp con được không?”- Phó Diệc Đình cười. Lúc nào nói chuyện với chú Tường anh cũng rất tự nhiên, không phải kiểu làm cao như với người ngoài.
Chú Tường đi một vòng quanh Hứa Lộc: “Dáng cháu hợp với sườn xám lắm, tôi sẽ cố gắng. Cháu gái à, đưa tay lên để tôi ước lượng thử xem.”
Vừa nói ông vừa cầm thước dây sang, Hứa Lộc làm theo rất “ngoan ngoãn”.
Phó Diệc Đình đứng bên cạnh chọc ông: “Trước kia chú liếc thôi cũng biết mà.”
“Tôi lớn tuổi rồi, mắt không còn sáng nữa. Nhưng mà tôi còn nhớ số đo của cậu đấy, đổi đi đổi lại mấy lần vest, tôi không quên nổi đâu. Nói đi, muốn kiểu vải kiểu hoa gì? Gấp gáp quá, bây giờ chỉ có thể chọn vải có sẵn thôi, không thêu tay kịp đâu.”
“Chỉ cần là sườn xám của chú thôi, đừng nói chi đến thêu tay, dù có là hàng sẵn thì cô ấy cũng có phúc phận rồi.”- Phó Diệc Đình nịnh nọt.
Chú Tường treo thước lên cổ, lại kiếm thêm mấy xấp vải mà chất lên bàn: “Nhóc con cậu đừng có mà nịnh đầm, không phải vì hai hũ rượu với cháu dâu đây, còn lâu tôi mới nhận đơn của cậu. Cháu gái, cháu chọn kiểu vải đi.”
Thoạt nhìn thì mấy xấp vải này có hơi tệ, nhưng thật ra người làm nó đã rất chú trọng đến chuyện nhuộm và làm hoa văn, Hứa Lộc trông đã biết lụa thượng hạng. Bây giờ thì cô nhớ “Lão Tường Ký” là thế nào rồi.
Thượng Hải có một vài thợ may sườn xám rất nổi tiếng, tay nghề của họ đều là ngón gia truyền từ thời cụ tổ. Họ chưa bao giờ may bằng máy cả, chỉ có cắt may thủ công thôi, và “Lão Tường Ký” chính là cửa hàng nổi tiếng nhất. Bây giờ những thợ thủ công như họ không còn nhiều nữa, lại làm việc tỉ mỉ nên không phải ai cũng mua nổi để mặc.
Được mặc quần áo họ làm, thậm chí còn nở mày nở mặt hơn việc mua quần áo của mấy thương hiệu phương Tây! Lý do là điều này sẽ làm bật lên thân phận, địa vị ở Thượng Hải.
Vậy nên người người, nhà nhà chờ xếp hàng để đặt may, dù có phải chờ tận tháng, tận năm họ cũng không tiếc. Nói không ngoa chứ mặc sườn xám của người này tương đương với việc đã vào giới thượng lưu chứ chẳng chơi!
Hứa Lộc quyết định chọn một xấp vải có màu vàng nhạt ám hoa sen, chú Tường cười bảo: “Cháu gái cũng biết nhìn đấy, người ta bảo chỉ có vải chọn người mặc, vốn là có nét thêu sẽ dễ lừa người ta hơn, nhưng bây giờ không còn kịp nữa rồi. Cháu cứ mặc tạm trước, sau lại cầm về đây để chú tìm thợ thêu hoa vẽ bướm lên cho, chắc chắn sẽ “diễm kinh tứ phía” ngay.
“Phiền chú rồi ạ.”- Hứa Lộc lễ phép.
Phó Diệc Đình cũng lấy bóp ra định trả tiền, chú Tường bèn xua tay: “Được rồi, cứ coi như đây là quà đính hôn tôi tặng hai cháu. Tôi còn phải làm hàng mẫu, cháu mặc trước để xem có cần sửa lại chỗ nào không.”
“Chú nói vậy thì chúng cháu áy náy lắm.”- Hứa Lộc trả lời: “Đã đến phiền chú đột ngột vậy, chú phải để chúng cháu gửi lại chú chút tiền công sức chứ ạ.”
Nhưng người này cứ khăng khăng đẩy họ ra cửa: “Đi đi đi đi, đừng có phiền tôi làm việc.”
Và rồi ông đóng sầm cửa lại, thậm chí còn treo thẳng bảng “nghỉ làm”.
Phó Diệc Đình lắc đầu: “Được rồi em, chú Tường là người như thế đấy. Chú đã bảo không thì chúng ta có van đứt lưỡi chú ấy cũng không nhận đâu. Chúng ta cứ đi ăn cơm trước đi.”
Hứa Lộc dở khóc dở cười. Mặc dù chú Tường này có hơi lạ thật nhưng không phải người xấu. Cô có nằm mơ cũng không nghĩ là mình sẽ được mặc sườn xám người này làm dễ như vậy. Hình như mỗi khi ở cạnh anh, cô sẽ lại có thêm một điều ngạc nhiên mới.
Hai người ăn cơm ở một nhà hàng Trung Hoa hai mươi ba tầng, hẳn là nhà hàng sang trọng bậc nhất Thượng Hải, vừa được thiết kế bằng kính, lại còn sử dụng lối kiến trúc Châu Âu, xa hoa không kể sao cho xiết. Hứa Lộc khoác tay Phó Diệc Đình vào trong, người phụ vụ bèn lịch sự nói ngay: “Ngài Phó, chỗ ngài đặt đã được chuẩn bị tốt rồi ạ, mời ngài đi theo tôi.”
Hai người đi theo đến một sảnh lớn đầy nến, không khi rất thoáng đãng, xung quanh lại có rất nhiều cặp tình nhân khác, hoặc là nhìn nhau tình tứ, hoặc là nắm tay thủ thỉ, trông ngọt ngào vô cùng. Hứa Lộc nhỏ giọng: “Sao chúng ta phải đến đây vậy?”
“Mừng tân hôn của chúng ta, không phải à?”- Anh hỏi ngược lại cô.
Lúc này họ đã được dẫn đến nơi, là một kiểu phòng bao lộ thiên, có nét riêng tư nhất định, trên bàn còn đặt sẵn một bó hoa hồng lớn, cánh hoa vẫn còn đẫm sương, tỏa ra hương thơm thoang thoảng. Phó Diệc Đình kéo ghế cho Hứa Lộc, cô ngồi xuống mà ngạc nhiên vô cùng.
Người phục vụ mỉm cười: “Đây là 99 đóa hoa hồng mà ngài Phó đã đặt, là hàng được chuyển thẳng từ Pháp, tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu, nồng nàn. Mong bà Phó sẽ thích ạ.”
Hứa Lộc ôm bó hoa lên, cô nhìn chồng trước rồi nói với người phục vụ: “Cảm ơn cậu, tôi thích lắm.”
Người phục vụ bèn đưa thực đơn cho cô, Hứa Lộc thấy món nào cũng được minh họa rất đẹp, nhưng không biết chọn sao bèn đưa sang Phó Diệc Đình: “Anh chọn giúp em nhé, em ăn gì cũng được.”
Phó Diệc Đình không từ chối mà gọi vài món. Anh không phải người thích ăn uống, chẳng qua là đã đến đây mấy lần, thấy không tệ mà thức ăn cũng vừa phải. Còn về phần hoa hồng, tất nhiên là Viên Bảo chỉ vẽ, thằng nhóc đó bảo phụ nữ nào cũng thích hoa và trang sức, vì một nụ cười của mỹ nhân, tất nhiên Lục gia anh tình nguyện làm tất cả rồi.
Hứa Lộc lại đặt bó hoa xuống, nói thật nhỏ: “Sau này anh đừng mua nhiều hoa như thế này nữa.”
“Sao thế? Em không thích à?”- Phó Diệc Đình rót rượu vang cho cô.
“Không phải em không thích, nhưng anh mua hoa ở đây được rồi, sao phải chuyển từ tận Pháp về. Em thấy không có khác biệt gì lớn, lại còn đắt đỏ. Anh tiết kiệm một chút, em sẽ có đủ tiền mua những thức khác.”- Cô nói như ai oán.
Phó Diệc Đình không kìm được mà bật cười, có một cô vợ tiết kiệm như thế, anh cũng không biết nên khóc hay nên cười đây.
Trước khi món lên, Hứa Lộc đứng dậy vào nhà vệ sinh.
Lúc đi ngang một cái bàn, bỗng có người hất rượu vang vào người đối diện, người kia tránh được nên đổ cả vào cô.
Hứa Lộc lùi lại theo bản năng, phủi quần áo trên cười, phục vụ cũng sang hỗ trợ cô. Người đối diện kia đứng dậy ngay, cầm khăn tay đến hỏi rất thân thiện: “Quý cô đây, cô không sao chứ? Xin lỗi cô, là do bạn gái tôi lỡ tay, tôi sẽ bồi thường ạ.”
Hứa Lộc nghe thấy tiếng này có phần quen thuộc bèn ngẩng lên nhìn thử, không ngờ lại gặp Thiệu Tử Duật.
Còn cái người giận đùng đùng đó chẳng ai khác ngoài Đoạn Bích Tâm “từng có duyên” gặp một lần. Cô ta bảo: “Thiệu Tử Duật, rốt cuộc anh còn gạt tôi bao nhiêu chuyện nữa hả? Đã có hôn thê còn nuôi gái ngoài luồng?”
Giọng nói oang oang của cô ta khiến ai cũng nhìn cả về phía này, Thiệu Tử Duật phát hiện ra Hứa Lộc thì khó xử hẳn, bèn quay đầu lại trách: “Đây là nơi đông người, em đừng làm loạn nữa!”
Hứa Lộc cầm khăn tay của anh ta rồi lặng lẽ lau, nhưng dấu rượu vang lau mãi không sạch. Tự dưng lại bị cuốn vào trận cãi vã của người ta, mà hình như Đoạn Bích Tâm đang nói đến chuyện Mạt Lỵ. Phó Diệc Đình thấy vậy bèn đi đến, hỏi: “Có chuyện gì vậy em?”
Hứa Lộc lắc đầu, ra hiệu bằng mắt để bảo với anh là không sao cả.
“Chỉ là trúng chút rượu thôi, chúng ta về.”
Phó Diệc Đình đồng ý, ôm eo cô rồi che cô vào trong lòng, không định truy cứu gì cả. Bỗng dưng Đoạn Bích Tâm bật cười rồi bảo với anh: “Ngài Phó, hẳn ngài không biết quan hệ của vợ mình và bạn trai tôi là thế nào đâu nhỉ?”
Hứa Lộc ngẩng lên nhìn người đàn ông trước mắt, khuôn mặt xuất chúng của anh khó nén được sự mệt mỏi. Anh đút hai tay trong túi quần, áo sơ mi hơi mở, lười biếng song rất quyến rũ. Hôm đó bọn họ đi đăng ký vội nên chưa nói chuyện nhiều, anh cũng bị người bên cục kéo đi, vì thế có thể nói đây chính là lần đầu tiên hai người gặp nhau trong thân phận mới.
Không gặp anh, cô không cảm thấy gì cả, bây giờ đứng trước nhau rồi Hứa Lộc thấy khá ngại ngùng.
“Sao anh lại đến đây?”
“Anh mới xong việc nên đến xem thử. Hôm nay có thuận lợi không em?”- Phó Diệc Đình đưa tay nắm lấy vai cô, đoạn lại mở cửa xe rất tự nhiên.
Hứa Lộc ngồi lên xe, lại nhích vào bên trong một chút để anh có thể vào cùng. Cô trả lời: “Cũng không tệ lắm, xưởng trưởng Cao anh chọn rất chỉnh chu, giúp em khá nhiều việc. Công nhân và bên quản lý cũng dễ chịu. Chỗ anh thì sao?”
Hôm nay phía Nhật Bản có Tanaka Keiko, Lăng Hạc Niên lại đại diện cho Bắc Bình, hai bên phải cãi nhau một chập mới chọn được chỗ thích hợp, chỉ còn chờ ký hợp đồng mà thôi. Mặc dù anh chỉ vô tình dây vào, nhưng áp lực quá nhiều mặt, không thể không thỏa hiệp. Đợi chuyện này lên báo sáng mai, chắc chắn sẽ có nhiều người không hiểu cho anh, biết chừng còn chụp lên đầu anh cái mũ “bán nước”.
Về phần vị trí bên hội Ái Quốc, sợ là không tiếp tục được nữa.
“Đã xong hết rồi”.- Phó Diệc Đình khá thờ ơ, những chuyện áp lực như thế, anh không muốn để cô biết chút nào.
Viên Bảo ngồi sau vô lăng quay đầu lại cười hì hì: “Hôm nay bà chủ đẹp quá ạ, Lục gia nhìn từ xa đã không dời mắt được rồi.”
Hứa Lộc bật cười, chắc chắn Phó Diệc Đình sẽ không bao giờ nói kiểu như vậy trước mặt cô đâu.
Quả nhiên Phó Diệc Đình liếc Viên Bảo: “Cậu không lên tiếng không ai bảo cậu câm.”
Viên Bảo mím môi rồi cho xe chạy: “Lục gia, bây giờ chúng ta phải đi đâu ạ?”
“Đến Lão Tường Ký đi.”
Dường như Hứa Lộc đã nghe nói đến chỗ này rồi, xong cô lại không tài nào nhớ nổi là họ buôn bán gì. Xe hơi dừng ở đầu đường giữa Hoa giới và tô giới, phía ven này có một cửa hàng nhỏ trông rất bình thường, cả cửa lẫn biển hiệu đều làm bằng ván gỗ, hẳn là đã cũ lắm, vì ba chữ “Lão Tường Ký” có hơi bong tróc rồi.
Phó Diệc Đình và Hứa Lộc xuống xe, anh cầm ra từ cóp sau hai hũ rượu. Hứa Lộc theo phía sau anh, thấy anh đẩy cánh cửa gỗ kia ra rất tự nhiên, cửa kêu một tiếng “két” thật dài. Không gian bên trong không lớn, quầy sạp ở khắp mọi nơi, trên lại bày vô số các loại vải.
Nơi giữa sân có đặt một cái bàn vuông lớn, lại có một người đàn ông đeo kiếng, mặc áo dài xanh đang cúi đầu vẽ vẽ cái gì đó. Nghe động, ông cũng không ngẩng lên, chỉ bảo: “Đơn đã xếp đến năm sau rồi, tạm thời không nhận khách nữa.”
“Chú Tường, là con đây.”- Phó Diệc Đình lên tiếng.
Người đàn ông nghe vậy thì ngẩng lên, nhìn kĩ rồi lộ ra một nụ cười: “Thằng nhóc nhà cậu, lâu rồi không ghé thăm tôi! Tôi còn tưởng cậu quên luôn lão già này rồi chứ!”
“Dạo này công việc bận rộn, con không có thời gian thật, chú đừng thấy lạ. Con cố ý mang hai hũ rượu này đến đấy!”- Phó Diệc Đình đặt hai hũ rượu lên cái bàn vuông. “Chú Tường” cầm lên ngửi ngửi, mặt mày phớn phở hẳn: “Chưa quên lão thích thứ hoa điêu của Thiệu Hưng này nhất à, coi như cậu có lòng. Vị này là…”- Ông nhìn sang phía Hứa Lộc.
(Sel: Rượu hoa điêu là loại rượu đựng trong chum sành có chạm hoa, rất nổi tiếng, thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang)
Phó Diệc Đình kéo cô lại gần: “Đây là vợ của con, chúng con chỉ mới kết hôn thôi ạ.”- Nói xong, anh lại cúi đầu bảo Hứa Lộc: “Mau chào chú Tường đi em, trước kia chú ấy đã giúp đỡ anh nhiều lắm.”
Hứa Lộc vội vàng làm ngay: “Chú Tường.”
Người kia híp mắt, đầu tiên là quan sát cô một phen rồi vỗ vai Phó Diệc Đình: “Ánh mắt của thằng nhóc cậu không tệ, cưới được một cô vợ vừa trẻ vừa đẹp. Hôm nay cậu đưa cháu ấy đến để may áo phải không?”
“Đúng là không gạt được chú gì hết. Mấy ngày nữa con có tham gia một buổi tiệc tối, cũng là lần đầu con đưa cô ấy đến nơi đông người, cũng chỉ có quần áo chú làm là hợp lẽ nhất. Không biết chú có thể nhín chút thời gian để giúp con được không?”- Phó Diệc Đình cười. Lúc nào nói chuyện với chú Tường anh cũng rất tự nhiên, không phải kiểu làm cao như với người ngoài.
Chú Tường đi một vòng quanh Hứa Lộc: “Dáng cháu hợp với sườn xám lắm, tôi sẽ cố gắng. Cháu gái à, đưa tay lên để tôi ước lượng thử xem.”
Vừa nói ông vừa cầm thước dây sang, Hứa Lộc làm theo rất “ngoan ngoãn”.
Phó Diệc Đình đứng bên cạnh chọc ông: “Trước kia chú liếc thôi cũng biết mà.”
“Tôi lớn tuổi rồi, mắt không còn sáng nữa. Nhưng mà tôi còn nhớ số đo của cậu đấy, đổi đi đổi lại mấy lần vest, tôi không quên nổi đâu. Nói đi, muốn kiểu vải kiểu hoa gì? Gấp gáp quá, bây giờ chỉ có thể chọn vải có sẵn thôi, không thêu tay kịp đâu.”
“Chỉ cần là sườn xám của chú thôi, đừng nói chi đến thêu tay, dù có là hàng sẵn thì cô ấy cũng có phúc phận rồi.”- Phó Diệc Đình nịnh nọt.
Chú Tường treo thước lên cổ, lại kiếm thêm mấy xấp vải mà chất lên bàn: “Nhóc con cậu đừng có mà nịnh đầm, không phải vì hai hũ rượu với cháu dâu đây, còn lâu tôi mới nhận đơn của cậu. Cháu gái, cháu chọn kiểu vải đi.”
Thoạt nhìn thì mấy xấp vải này có hơi tệ, nhưng thật ra người làm nó đã rất chú trọng đến chuyện nhuộm và làm hoa văn, Hứa Lộc trông đã biết lụa thượng hạng. Bây giờ thì cô nhớ “Lão Tường Ký” là thế nào rồi.
Thượng Hải có một vài thợ may sườn xám rất nổi tiếng, tay nghề của họ đều là ngón gia truyền từ thời cụ tổ. Họ chưa bao giờ may bằng máy cả, chỉ có cắt may thủ công thôi, và “Lão Tường Ký” chính là cửa hàng nổi tiếng nhất. Bây giờ những thợ thủ công như họ không còn nhiều nữa, lại làm việc tỉ mỉ nên không phải ai cũng mua nổi để mặc.
Được mặc quần áo họ làm, thậm chí còn nở mày nở mặt hơn việc mua quần áo của mấy thương hiệu phương Tây! Lý do là điều này sẽ làm bật lên thân phận, địa vị ở Thượng Hải.
Vậy nên người người, nhà nhà chờ xếp hàng để đặt may, dù có phải chờ tận tháng, tận năm họ cũng không tiếc. Nói không ngoa chứ mặc sườn xám của người này tương đương với việc đã vào giới thượng lưu chứ chẳng chơi!
Hứa Lộc quyết định chọn một xấp vải có màu vàng nhạt ám hoa sen, chú Tường cười bảo: “Cháu gái cũng biết nhìn đấy, người ta bảo chỉ có vải chọn người mặc, vốn là có nét thêu sẽ dễ lừa người ta hơn, nhưng bây giờ không còn kịp nữa rồi. Cháu cứ mặc tạm trước, sau lại cầm về đây để chú tìm thợ thêu hoa vẽ bướm lên cho, chắc chắn sẽ “diễm kinh tứ phía” ngay.
“Phiền chú rồi ạ.”- Hứa Lộc lễ phép.
Phó Diệc Đình cũng lấy bóp ra định trả tiền, chú Tường bèn xua tay: “Được rồi, cứ coi như đây là quà đính hôn tôi tặng hai cháu. Tôi còn phải làm hàng mẫu, cháu mặc trước để xem có cần sửa lại chỗ nào không.”
“Chú nói vậy thì chúng cháu áy náy lắm.”- Hứa Lộc trả lời: “Đã đến phiền chú đột ngột vậy, chú phải để chúng cháu gửi lại chú chút tiền công sức chứ ạ.”
Nhưng người này cứ khăng khăng đẩy họ ra cửa: “Đi đi đi đi, đừng có phiền tôi làm việc.”
Và rồi ông đóng sầm cửa lại, thậm chí còn treo thẳng bảng “nghỉ làm”.
Phó Diệc Đình lắc đầu: “Được rồi em, chú Tường là người như thế đấy. Chú đã bảo không thì chúng ta có van đứt lưỡi chú ấy cũng không nhận đâu. Chúng ta cứ đi ăn cơm trước đi.”
Hứa Lộc dở khóc dở cười. Mặc dù chú Tường này có hơi lạ thật nhưng không phải người xấu. Cô có nằm mơ cũng không nghĩ là mình sẽ được mặc sườn xám người này làm dễ như vậy. Hình như mỗi khi ở cạnh anh, cô sẽ lại có thêm một điều ngạc nhiên mới.
Hai người ăn cơm ở một nhà hàng Trung Hoa hai mươi ba tầng, hẳn là nhà hàng sang trọng bậc nhất Thượng Hải, vừa được thiết kế bằng kính, lại còn sử dụng lối kiến trúc Châu Âu, xa hoa không kể sao cho xiết. Hứa Lộc khoác tay Phó Diệc Đình vào trong, người phụ vụ bèn lịch sự nói ngay: “Ngài Phó, chỗ ngài đặt đã được chuẩn bị tốt rồi ạ, mời ngài đi theo tôi.”
Hai người đi theo đến một sảnh lớn đầy nến, không khi rất thoáng đãng, xung quanh lại có rất nhiều cặp tình nhân khác, hoặc là nhìn nhau tình tứ, hoặc là nắm tay thủ thỉ, trông ngọt ngào vô cùng. Hứa Lộc nhỏ giọng: “Sao chúng ta phải đến đây vậy?”
“Mừng tân hôn của chúng ta, không phải à?”- Anh hỏi ngược lại cô.
Lúc này họ đã được dẫn đến nơi, là một kiểu phòng bao lộ thiên, có nét riêng tư nhất định, trên bàn còn đặt sẵn một bó hoa hồng lớn, cánh hoa vẫn còn đẫm sương, tỏa ra hương thơm thoang thoảng. Phó Diệc Đình kéo ghế cho Hứa Lộc, cô ngồi xuống mà ngạc nhiên vô cùng.
Người phục vụ mỉm cười: “Đây là 99 đóa hoa hồng mà ngài Phó đã đặt, là hàng được chuyển thẳng từ Pháp, tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu, nồng nàn. Mong bà Phó sẽ thích ạ.”
Hứa Lộc ôm bó hoa lên, cô nhìn chồng trước rồi nói với người phục vụ: “Cảm ơn cậu, tôi thích lắm.”
Người phục vụ bèn đưa thực đơn cho cô, Hứa Lộc thấy món nào cũng được minh họa rất đẹp, nhưng không biết chọn sao bèn đưa sang Phó Diệc Đình: “Anh chọn giúp em nhé, em ăn gì cũng được.”
Phó Diệc Đình không từ chối mà gọi vài món. Anh không phải người thích ăn uống, chẳng qua là đã đến đây mấy lần, thấy không tệ mà thức ăn cũng vừa phải. Còn về phần hoa hồng, tất nhiên là Viên Bảo chỉ vẽ, thằng nhóc đó bảo phụ nữ nào cũng thích hoa và trang sức, vì một nụ cười của mỹ nhân, tất nhiên Lục gia anh tình nguyện làm tất cả rồi.
Hứa Lộc lại đặt bó hoa xuống, nói thật nhỏ: “Sau này anh đừng mua nhiều hoa như thế này nữa.”
“Sao thế? Em không thích à?”- Phó Diệc Đình rót rượu vang cho cô.
“Không phải em không thích, nhưng anh mua hoa ở đây được rồi, sao phải chuyển từ tận Pháp về. Em thấy không có khác biệt gì lớn, lại còn đắt đỏ. Anh tiết kiệm một chút, em sẽ có đủ tiền mua những thức khác.”- Cô nói như ai oán.
Phó Diệc Đình không kìm được mà bật cười, có một cô vợ tiết kiệm như thế, anh cũng không biết nên khóc hay nên cười đây.
Trước khi món lên, Hứa Lộc đứng dậy vào nhà vệ sinh.
Lúc đi ngang một cái bàn, bỗng có người hất rượu vang vào người đối diện, người kia tránh được nên đổ cả vào cô.
Hứa Lộc lùi lại theo bản năng, phủi quần áo trên cười, phục vụ cũng sang hỗ trợ cô. Người đối diện kia đứng dậy ngay, cầm khăn tay đến hỏi rất thân thiện: “Quý cô đây, cô không sao chứ? Xin lỗi cô, là do bạn gái tôi lỡ tay, tôi sẽ bồi thường ạ.”
Hứa Lộc nghe thấy tiếng này có phần quen thuộc bèn ngẩng lên nhìn thử, không ngờ lại gặp Thiệu Tử Duật.
Còn cái người giận đùng đùng đó chẳng ai khác ngoài Đoạn Bích Tâm “từng có duyên” gặp một lần. Cô ta bảo: “Thiệu Tử Duật, rốt cuộc anh còn gạt tôi bao nhiêu chuyện nữa hả? Đã có hôn thê còn nuôi gái ngoài luồng?”
Giọng nói oang oang của cô ta khiến ai cũng nhìn cả về phía này, Thiệu Tử Duật phát hiện ra Hứa Lộc thì khó xử hẳn, bèn quay đầu lại trách: “Đây là nơi đông người, em đừng làm loạn nữa!”
Hứa Lộc cầm khăn tay của anh ta rồi lặng lẽ lau, nhưng dấu rượu vang lau mãi không sạch. Tự dưng lại bị cuốn vào trận cãi vã của người ta, mà hình như Đoạn Bích Tâm đang nói đến chuyện Mạt Lỵ. Phó Diệc Đình thấy vậy bèn đi đến, hỏi: “Có chuyện gì vậy em?”
Hứa Lộc lắc đầu, ra hiệu bằng mắt để bảo với anh là không sao cả.
“Chỉ là trúng chút rượu thôi, chúng ta về.”
Phó Diệc Đình đồng ý, ôm eo cô rồi che cô vào trong lòng, không định truy cứu gì cả. Bỗng dưng Đoạn Bích Tâm bật cười rồi bảo với anh: “Ngài Phó, hẳn ngài không biết quan hệ của vợ mình và bạn trai tôi là thế nào đâu nhỉ?”
Bình luận truyện