Đế Trụ
Chương 90-1: Chém! (1)
Binh bại như núi đổ, mười tám vạn đại quân Hậu Chu bị Lưu Lăng cho một mồi lửa thiêu rụi, trận tan tơi bời, tiếng kêu than dậy khắp trời đất. Loạn binh nhắm thẳng Đàn Châu mà lui, trên đường đi khắp nơi đều có thể thấy tàn binh bại tướng của quân Chu.
Thành vốn sắp bị phá đến nơi rồi nhưng có ai ngờ rằng thắng lợi mắt thấy trong tầm tay rồi lại tuột mất nhanh chóng như vậy mà thay vào đó là một thất bại đáng nhục. Mười tám vạn đại quân, sau khi viện binh của quân Hán chạy đến thậm chí còn chưa thể khai chiến thì đã bị hỏa công và kỵ binh của quân Hán giết cho trở tay không kịp.
Đại doanh kéo dài hơn mười dặm bị thiêu rụi sạch sẽ, lửa lớn nửa bầu trời đều nhuộm thành màu đỏ!
Thật ra ban đầu quân Chu thương vong không quá thê thảm và nghiêm trọng. Mặc dù thế tấn công của quân Hán rất mạnh nhưng lấy việc xua đuổi là việc chính vì mục đích chủ yếu của Lưu Lăng là giải cứu Ngọc Châu. Hắn biết, nếu thật sự bức bách quân Hậu Chu, quân Chu ập đến, dựa vào bốn vạn nhân mã trong tay hắn thật sự không nhất định chống đỡ được. Hơn nữa, bốn vạn nhân mã thuộc hạ của hắn đã chia làm ba lộ, kỵ binh phóng hỏa, nhân mã của Mậu Nguyên truy kích Sài Vinh, nhân mã khác do hắn dẫn đi giải vây cho Ngọc Châu.
Mười hai vạn đại quân trong hậu doanh quân Chu một khi liên kết lại với nhau, nếu như tổ chức phản công thì hậu quả không thể gánh nổi. Đến lúc đó thắng lợi vất vả mới có được, chỉ e ngay lập tức tan thành mây khói. Thắng lợi lần này hoàn toàn là bởi một chữ “nhanh”, nhanh đến mức quân Chu không kịp phản ứng, nhanh đến mức quân Chu không rõ tình tiết của quân Hán.
Sài Vinh đoán được nhân mã của quân Hán không quá nhiều nhưng cũng không ngăn được binh sĩ tháo chạy nhiều như nước thủy triều. Y được các tướng vây quanh lên ngựa rút lui, quay đầu lại nhìn cờ hiệu của Trung Thân Vương Lưu Lăng đang phấp phới bay trong quân Hán mà không khỏi nhau mày.
Trận chiến này quân Hán có thể coi là gặt hái được thắng lợi lớn.
Chính như Lư Ngọc Châu phân tích với Huân Nhi, quân Hán nhất định phải có một trận đại thắng để khích lệ sĩ khí. Chỉ cần trận đầu tiên đánh bại quân Chu, tính nhu nhược và trì trệ của quân Phủ Viễn do An Hằng dưỡng thành trong hai năm qua sẽ lập tức bị quét sạch sẽ. Thay vào đó là khí thế ngập trời, là niềm tin tất thắng.
Lưu Lăng lệnh cho Mậu Nguyên, chỉ truy đuổi ba mươi dặm là dẫn quân quay về. Lần truy giết này, chém hơn vạn địch, thu được vô số binh khí chiến mã và bắt giữ hơn tám nghìn quân Chu. Trận chiến cả Ngọc Châu, bao gồm số quân Chu bị Đỗ Nghĩa dẫn quân giữ thành ngoan cường chống cự giết chết, thì có tới hơn bốn vạn quân Chu bị giết và bắt thành tù binh, quân Chu đại thương nguyên khí.
Sau khi thu dọn chiến trường, Lưu Lăng lệnh cho đại quân vây thành Ngọc Châu hạ trại.
Hơn tám nghìn tù binh, đối với quân Bắc Hán hiện giờ mà nói là gánh nặng không hề nhỏ. Lương thảo hành quân cho hơn bốn vạn quân Phủ Viễn cũng chỉ đủ dùng trong hơn mười ngày nữa, hơn nữa tám nghìn người này tất nhiên là trứng chọi đá. Không những thế, giữ lại tám nghìn người này thật sự là giữ một quả bom hẹn giờ, nếu chẳng may bọn họ làm náo loạn thì cục diện sẽ khó xử lý.
Các tướng lĩnh bên nào cũng cho là mình đúng, có bên có chủ trương thả đi, dù sao lương thảo cũng có hạn. Có bên có chủ trương giết, vì lũ sói con quân Chu này, giữ lại chỉ có thể là tai hoạ ngầm!
Lưu Lăng thản nhiên không nói, chỉ có điều ra lệnh thống kê thương binh, tu sửa thành trì, vận chuyển ba mươi cỗ máy ném đá vào thành Ngọc Châu, sắp xếp ổn thỏa cho dân chúng bị thương.
Trận chiến này, quân Hán tổn thất cũng rất lớn. Quân giữ thành Ngọc Châu dường như bị tiêu diệt hoàn toàn, bảy nghìn kỵ binh mà Lưu Lăng phái đi giữ thành chỉ còn lại chưa đầy hai nghìn người, cộng thêm trận chiến tấn công đại doanh Hậu Chu, tổn thấy hơn hai nghìn người. Quân Hán tổn thất tổng cộng hơn một vạn ba nghìn nhân mã, trong này vẫn chưa bao gồm dân chúng Ngọc Châu trong đó.
Trận chiến ác liệt này, so sánh về số người thương vong là có thể nhìn ra. Trận đại chiến lần này, hơn một vạn hai nghìn người chết nhưng bị thương chỉ hơn một nghìn người. Trận chiến ác liệt này là điều mọi người ít thấy trong đời.
Sau khi thống kê ra số người thương vong, Lưu Lăng trong ngày thứ ba đi ra khỏi thành Ngọc Châu, dưới cổng thành bày một bàn thờ, bên trên có một tấm linh vị dùng bút đỏ viết những chữ linh thiêng cho những tướng sĩ của Đại Hán tử vong tại Ngọc Châu, còn có cống phẩm tam sinh lục súc, một bình rượu và ba nén hương.
Lưu Lăng quỳ sụp xuống, lệ rơi đầy mặt.
Hắn khóc niệm tụng điếu văn mà tự tay hắn viết, truy điệu hơn một vạn dũng sĩ Đại Hán chết, sau đó lau nước mắt, ra lệnh một tiếng, chém hết tất cả tám nghìn tù binh Hậu Chu ở trước cổng thành. Máu chảy thành sông, vô cùng thê thảm!
– Dùng tám nghìn đầu của các ngươi tế vô số linh hồn Đại Hán chúng ta!
Ngày này, máu tanh tràn ngập đất trời, được người đời sau gọi là “Ngày sát sinh”.
Giết một vạn người của ta, giết năm vạn hồn của ngươi.
Hơn tám nghìn đầu người chất đầy cùng một chỗ đó là cảnh tượng núi nhỏ chất đầy máu tươi. Tám nghìn dã quỷ không đầu, ngay đến Diêm vương thấy cũng cảm thấy sợ nhưng lúc Lưu Lăng hạ lệnh giết, mắt hắn không chớp một cái. Điều này không khỏi khiến người ta nghĩ đến Ma vương giết người Bạch Khởi thời Tần triều, chôn giết bốn mươi vạn quân Triệu.
So với Bạch Khởi mà nói, có lẽ Lưu Lăng giết người không coi là nhiều. Nhưng tính quả quyết trong thủ đoạn giết người là nhẫn tâm tuyệt tình không kém gì Bạch Khởi. Dùng đầu của kẻ địch, dùng máu của kẻ địch để tế vong hồn của các huynh đệ đã chết.
Mặc dù Lưu Lăng từ hiện đại quay về thời đại Ngũ Đại Thập Quốc nhưng hắn lại không để ý đến cái tư tưởng không giết những tù binh đã đầu hàng của người hiện đại. Nếu như Bắc Hán hùng mạnh, quốc lực đầy đủ, thu nạp tám ngàn tù binh cũng không phải việc khó gì, Lưu Lăng cũng vui vẻ làm như vậy. Nhưng tình hình hiện giờ căn bản không cho phép tám ngàn người này sống sót!
Hiện tại quân Hán không nuôi nổi tám nghìn tù binh cũng không dám giữ lại. Nếu như thả hết ra thì tám nghìn người này quay về quân Chu cầm đao thương lên sẽ một lần nữa xông lại giết bách tính, binh lính Bắc Hán.
Vì vậy, từ khi bọn họ bị bắt làm tù binh đã định trước cái kết phải chết rồi.
Hiện giờ không có người nào thương cảm cho họ, bởi vì không ai biết mình có thể sống được bao lâu. Có lẽ không bao lâu mình cũng sẽ bị kẻ địch chặt đầu, hơn nữa cái chết của tám nghìn người này đổi lại là sự đoàn kết hơn nữa cho tình quân dân Bắc Hán. Sĩ khí quân Phủ Viễn càng mạnh mẽ hơn, sự hận thù đối với kẻ địch càng sâu đậm hơn, đây chính là tác dụng của tám nghìn tù binh.
Cũng như vậy, sau khi nghe Lưu Lăng hạ lệnh một tiếng, xử tử hết tám nghìn tù binh quân Chu thì đại quân Hậu Chu xôn xao hết lên. Rất nhiều người đều phẫn nộ, kêu gào nhất định phải đem Lưu Lăng chém thành trăm ngàn mảnh. Bọn họ xoa tay, hận không thể ngay lập tức lao ra tìm Lưu Lăng để liều mạng. Nhưng nhiều người lại sợ hãi, hoang mang, một kẻ địch máu lạnh như vậy, một khi rơi vào tay hắn thì sẽ bị sự vô tình giết mất.
Thành vốn sắp bị phá đến nơi rồi nhưng có ai ngờ rằng thắng lợi mắt thấy trong tầm tay rồi lại tuột mất nhanh chóng như vậy mà thay vào đó là một thất bại đáng nhục. Mười tám vạn đại quân, sau khi viện binh của quân Hán chạy đến thậm chí còn chưa thể khai chiến thì đã bị hỏa công và kỵ binh của quân Hán giết cho trở tay không kịp.
Đại doanh kéo dài hơn mười dặm bị thiêu rụi sạch sẽ, lửa lớn nửa bầu trời đều nhuộm thành màu đỏ!
Thật ra ban đầu quân Chu thương vong không quá thê thảm và nghiêm trọng. Mặc dù thế tấn công của quân Hán rất mạnh nhưng lấy việc xua đuổi là việc chính vì mục đích chủ yếu của Lưu Lăng là giải cứu Ngọc Châu. Hắn biết, nếu thật sự bức bách quân Hậu Chu, quân Chu ập đến, dựa vào bốn vạn nhân mã trong tay hắn thật sự không nhất định chống đỡ được. Hơn nữa, bốn vạn nhân mã thuộc hạ của hắn đã chia làm ba lộ, kỵ binh phóng hỏa, nhân mã của Mậu Nguyên truy kích Sài Vinh, nhân mã khác do hắn dẫn đi giải vây cho Ngọc Châu.
Mười hai vạn đại quân trong hậu doanh quân Chu một khi liên kết lại với nhau, nếu như tổ chức phản công thì hậu quả không thể gánh nổi. Đến lúc đó thắng lợi vất vả mới có được, chỉ e ngay lập tức tan thành mây khói. Thắng lợi lần này hoàn toàn là bởi một chữ “nhanh”, nhanh đến mức quân Chu không kịp phản ứng, nhanh đến mức quân Chu không rõ tình tiết của quân Hán.
Sài Vinh đoán được nhân mã của quân Hán không quá nhiều nhưng cũng không ngăn được binh sĩ tháo chạy nhiều như nước thủy triều. Y được các tướng vây quanh lên ngựa rút lui, quay đầu lại nhìn cờ hiệu của Trung Thân Vương Lưu Lăng đang phấp phới bay trong quân Hán mà không khỏi nhau mày.
Trận chiến này quân Hán có thể coi là gặt hái được thắng lợi lớn.
Chính như Lư Ngọc Châu phân tích với Huân Nhi, quân Hán nhất định phải có một trận đại thắng để khích lệ sĩ khí. Chỉ cần trận đầu tiên đánh bại quân Chu, tính nhu nhược và trì trệ của quân Phủ Viễn do An Hằng dưỡng thành trong hai năm qua sẽ lập tức bị quét sạch sẽ. Thay vào đó là khí thế ngập trời, là niềm tin tất thắng.
Lưu Lăng lệnh cho Mậu Nguyên, chỉ truy đuổi ba mươi dặm là dẫn quân quay về. Lần truy giết này, chém hơn vạn địch, thu được vô số binh khí chiến mã và bắt giữ hơn tám nghìn quân Chu. Trận chiến cả Ngọc Châu, bao gồm số quân Chu bị Đỗ Nghĩa dẫn quân giữ thành ngoan cường chống cự giết chết, thì có tới hơn bốn vạn quân Chu bị giết và bắt thành tù binh, quân Chu đại thương nguyên khí.
Sau khi thu dọn chiến trường, Lưu Lăng lệnh cho đại quân vây thành Ngọc Châu hạ trại.
Hơn tám nghìn tù binh, đối với quân Bắc Hán hiện giờ mà nói là gánh nặng không hề nhỏ. Lương thảo hành quân cho hơn bốn vạn quân Phủ Viễn cũng chỉ đủ dùng trong hơn mười ngày nữa, hơn nữa tám nghìn người này tất nhiên là trứng chọi đá. Không những thế, giữ lại tám nghìn người này thật sự là giữ một quả bom hẹn giờ, nếu chẳng may bọn họ làm náo loạn thì cục diện sẽ khó xử lý.
Các tướng lĩnh bên nào cũng cho là mình đúng, có bên có chủ trương thả đi, dù sao lương thảo cũng có hạn. Có bên có chủ trương giết, vì lũ sói con quân Chu này, giữ lại chỉ có thể là tai hoạ ngầm!
Lưu Lăng thản nhiên không nói, chỉ có điều ra lệnh thống kê thương binh, tu sửa thành trì, vận chuyển ba mươi cỗ máy ném đá vào thành Ngọc Châu, sắp xếp ổn thỏa cho dân chúng bị thương.
Trận chiến này, quân Hán tổn thất cũng rất lớn. Quân giữ thành Ngọc Châu dường như bị tiêu diệt hoàn toàn, bảy nghìn kỵ binh mà Lưu Lăng phái đi giữ thành chỉ còn lại chưa đầy hai nghìn người, cộng thêm trận chiến tấn công đại doanh Hậu Chu, tổn thấy hơn hai nghìn người. Quân Hán tổn thất tổng cộng hơn một vạn ba nghìn nhân mã, trong này vẫn chưa bao gồm dân chúng Ngọc Châu trong đó.
Trận chiến ác liệt này, so sánh về số người thương vong là có thể nhìn ra. Trận đại chiến lần này, hơn một vạn hai nghìn người chết nhưng bị thương chỉ hơn một nghìn người. Trận chiến ác liệt này là điều mọi người ít thấy trong đời.
Sau khi thống kê ra số người thương vong, Lưu Lăng trong ngày thứ ba đi ra khỏi thành Ngọc Châu, dưới cổng thành bày một bàn thờ, bên trên có một tấm linh vị dùng bút đỏ viết những chữ linh thiêng cho những tướng sĩ của Đại Hán tử vong tại Ngọc Châu, còn có cống phẩm tam sinh lục súc, một bình rượu và ba nén hương.
Lưu Lăng quỳ sụp xuống, lệ rơi đầy mặt.
Hắn khóc niệm tụng điếu văn mà tự tay hắn viết, truy điệu hơn một vạn dũng sĩ Đại Hán chết, sau đó lau nước mắt, ra lệnh một tiếng, chém hết tất cả tám nghìn tù binh Hậu Chu ở trước cổng thành. Máu chảy thành sông, vô cùng thê thảm!
– Dùng tám nghìn đầu của các ngươi tế vô số linh hồn Đại Hán chúng ta!
Ngày này, máu tanh tràn ngập đất trời, được người đời sau gọi là “Ngày sát sinh”.
Giết một vạn người của ta, giết năm vạn hồn của ngươi.
Hơn tám nghìn đầu người chất đầy cùng một chỗ đó là cảnh tượng núi nhỏ chất đầy máu tươi. Tám nghìn dã quỷ không đầu, ngay đến Diêm vương thấy cũng cảm thấy sợ nhưng lúc Lưu Lăng hạ lệnh giết, mắt hắn không chớp một cái. Điều này không khỏi khiến người ta nghĩ đến Ma vương giết người Bạch Khởi thời Tần triều, chôn giết bốn mươi vạn quân Triệu.
So với Bạch Khởi mà nói, có lẽ Lưu Lăng giết người không coi là nhiều. Nhưng tính quả quyết trong thủ đoạn giết người là nhẫn tâm tuyệt tình không kém gì Bạch Khởi. Dùng đầu của kẻ địch, dùng máu của kẻ địch để tế vong hồn của các huynh đệ đã chết.
Mặc dù Lưu Lăng từ hiện đại quay về thời đại Ngũ Đại Thập Quốc nhưng hắn lại không để ý đến cái tư tưởng không giết những tù binh đã đầu hàng của người hiện đại. Nếu như Bắc Hán hùng mạnh, quốc lực đầy đủ, thu nạp tám ngàn tù binh cũng không phải việc khó gì, Lưu Lăng cũng vui vẻ làm như vậy. Nhưng tình hình hiện giờ căn bản không cho phép tám ngàn người này sống sót!
Hiện tại quân Hán không nuôi nổi tám nghìn tù binh cũng không dám giữ lại. Nếu như thả hết ra thì tám nghìn người này quay về quân Chu cầm đao thương lên sẽ một lần nữa xông lại giết bách tính, binh lính Bắc Hán.
Vì vậy, từ khi bọn họ bị bắt làm tù binh đã định trước cái kết phải chết rồi.
Hiện giờ không có người nào thương cảm cho họ, bởi vì không ai biết mình có thể sống được bao lâu. Có lẽ không bao lâu mình cũng sẽ bị kẻ địch chặt đầu, hơn nữa cái chết của tám nghìn người này đổi lại là sự đoàn kết hơn nữa cho tình quân dân Bắc Hán. Sĩ khí quân Phủ Viễn càng mạnh mẽ hơn, sự hận thù đối với kẻ địch càng sâu đậm hơn, đây chính là tác dụng của tám nghìn tù binh.
Cũng như vậy, sau khi nghe Lưu Lăng hạ lệnh một tiếng, xử tử hết tám nghìn tù binh quân Chu thì đại quân Hậu Chu xôn xao hết lên. Rất nhiều người đều phẫn nộ, kêu gào nhất định phải đem Lưu Lăng chém thành trăm ngàn mảnh. Bọn họ xoa tay, hận không thể ngay lập tức lao ra tìm Lưu Lăng để liều mạng. Nhưng nhiều người lại sợ hãi, hoang mang, một kẻ địch máu lạnh như vậy, một khi rơi vào tay hắn thì sẽ bị sự vô tình giết mất.
Bình luận truyện