Dì Ghẻ
Chương 53: Câu chuyện tạm giam…
Sau khi ông Tuấn có phần thiên về ý kiến của chú Đại không khí trong phòng mới trở lại vui vẻ. Chú Đại biết đưa ra quyết định như vậy đối với ông Tuấn là một điều vô cùng khó khăn. Nếu như đây không phải chú Đại cùng bố mẹ thì chắc chắn một điều sẽ không bao giờ ông Tuấn đồng ý. Về phần bố mẹ chú Đại ông bà vốn dĩ đã có ý dịnh đón cả hai anh em Nam về nuôi từ hồi biết ông Tuấn có con nhưng không có điều kiện để chăm sóc. Tuy nhiên ông bà cũng chỉ dám góp ý với con rằng nên đón hai đứa về khi mà kinh tế đã ổn định.
Giờ đây xảy ra nhiều chuyện hai ông bà lại càng muốn được chăm sóc hai đứa nhỏ cũng bởi họ coi bố con Nam như người thân trong gia đình. Chuyện muốn đưa bé Hạnh về nuôi ông bà đã ấp ủ bấy lâu, lần trước gặp bà ngoại ở bệnh viện chưa có dịp nói nhiều để cho bà ngoại hiểu. Bây giờ thấy con đã khỏe mạnh nên ông bà mới bàn bạc với chú Đại. Tất nhiên chú Đại cũng muốn như thế, lúc trên xe chú Đại cũng nói thẳng với bố mẹ cái suy nghĩ của Nam:
- - Sao bố mẹ không khuyên anh Tuấn bỏ quách con mụ đấy đi có phải xong hết không..? Các cháu nó cũng về mà con cũng toàn tâm toàn ý chăm lo cho anh ấy sau này. Giờ dù anh ấy là anh con nhưng nếu cứ ở với con mụ đó, con cũng khó mà gặp gỡ bình thường được.
Mẹ chú Đại nghe xong liền chửi:
- - Mày làm thế là thất đức, chuyện vợ chồng đâu phải cứ bỏ là bỏ...Mẹ không cần biết có thật là nó muốn hãm hại con bé không nhưng khi tất cả chỉ là suy đoán thì mẹ không cho phép mày làm thế. Phá vỡ chuyện gia đình của người khác là mang tội đấy con ạ. Hơn nữa hai đứa nó mới cưới nhau, giờ mày bảo bỏ thì mặt mũi đâu...Thằng Tuấn nó cũng sẽ không làm thế đâu, nó sống có tình có nghĩa bao năm qua hai đứa nó cũng nương nhờ vào nhau. Nói sao đi nữa thì cái Hường bây giờ nó vẫn là vợ thằng Tuấn.
Bố chú Đại cũng nghĩ giống như vợ, có lẽ những người đi trước có suy nghĩ khác. Kiểu như không còn tình cảm thì họ vẫn có thể sống với nhau bằng trách nhiệm, ông nói:
- - Mẹ mày nói đúng đấy, hơn nữa chính thằng Tuấn cũng nói nó cũng có một phần lỗi trong chuyện tiền nong vừa rồi của cái Hường. Giờ mà còn đòi bỏ thì khác gì loại cạn tàu ráo máng, ai chứ thằng Tuấn nó không làm thế đâu. Nó mà như thế thì tao đã không coi nó là con...Làm người dù sao cũng phải có cái Tình…
Chú Đại vẫn gay gắt:
- - Nhưng cứ như thế sau này bọn trẻ biết phải thế nào….Chẳng lẽ phải đợi đến khi chúng nó bị làm sao thì mới tin à...Lúc đó tin cũng không giải quyết vấn đề gì..
Cuối cùng ông bà mới đưa ra ý kiến nói với ông Tuấn để bé Hạnh cho ông bà nuôi. Mẹ chú Đại đáp:
- - Giá mà thằng Tuấn nó đồng ý để con bé nhỏ cho tôi với ông nuôi thì tốt biết mấy.
Chú Đại lắc đầu:
- - Con cũng muốn thế lâu rồi, chỉ sợ anh ấy không chịu lại nghĩ mình chia rẽ bố con anh ấy nên không dám nói. Nhưng con cũng nghĩ kỹ rồi, con không để cháu nó ở cùng cái loại dì ghẻ ấy được. Ai thương thì thương chứ con không bao giờ thương con mụ đó. Còn vay mượn bị bùng có khi cũng là quả báo thôi...Để lát nữa con sẽ nói với anh ấy luôn. Con có thể bỏ qua cho mụ ấy nhưng anh Tuấn cũng phải đồng ý để bé Hạnh cho con nuôi.
Bố chú Đại mắng:
- - Mày cứ làm như đấy là con mày vậy..? Nói nhẹ nhàng khuyên bảo hợp lý may ra Tuấn nó còn nghe, chứ cái kiểu điều kiện như mày nó lại không điên lên.
Chú Đại nói cứng vậy thôi chứ chú thừa hiểu chuyện này nói ra cả chú lẫn ông Tuấn sẽ đều rất khó xử nếu như ông Tuấn cố chấp không chịu hiểu. Nhưng người như ông Tuấn mà vừa muốn trọn cả bên Tình bên Nghĩa thì sao có thể được nếu như không dứt khoát. Mà dù rằng nếu có đồng ý cho bé Hạnh về ở với ông bà thì bản thân ông Tuấn cũng là người buồn nhất. Là đàn ông nên chú Đại hiểu rõ cảm giác đó, cảm giác bất lực khi không bảo vệ được những thứ quan trọng. Nói một mình chú Đại lẩm bẩm:
- - Thế nên bảo sao đến giờ vẫn cứ khổ….?
Bố chú Đại hỏi tiếp:
- - Còn thằng cu Nam thì sao…? Nó có chịu không đây này…
Chú Đại đáp:
- - Nam nó lớn rồi, với lại tính nó con biết. Nó không đi đâu đâu, thằng Nam nó sống tình cảm lắm. Hai anh em nó ở với bà ngoại cũng vui vẻ, nếu như không phải bà ngoại nghèo quá thì con cũng không dám nói đến chuyện này. Nhưng vì tương lai của cháu nó đành vậy thôi, quan trọng nhất là con không thể để nó ở cùng con mụ kia được. Con tuy nóng nảy nhưng bố mẹ cứ xem mà xem, sau này còn lắm chuyện nữa….
Mẹ chú Đại nói:
- - Cái đó để tự thằng Tuấn nó phán xét, thành ra như này lỗi của con không nhỏ đâu..
Chú Đại im lặng vì trong thâm tâm chú luôn dằn vặt vì việc mình đã gây ra. Chẳng cần mẹ nói thì chú Đại cũng đã đau đớn lắm rồi.
Quay lại phòng bệnh, phá tan cái không khí ảm đảm đó chú Đại bắt đầu thao thao bất tuyệt:
- - Mọi chuyện cứ tạm vậy đã, giờ con kể cho cả nhà nghe 10 ngày qua con ở trong phòng tạm giam như thế nào. Nhất là hai hôm đầu ở chung với cái thằng Trầm, cái kiểu nói chuyện của nó nghe đã rùng mình rồi.
Ông Tuấn khẽ cười:
- - Thằng đấy dính án hiếp dâm vào tù nó đánh chết, bọn trong tù nó ghét những thằng hiếp dâm lắm.
Chú Đại kể:
- - Bỏ qua cái thằng đấy đi, em ngồi trong đó 10 ngày chán đến nỗi không có gì làm cứ ngó ra ngó vào. Sách không có, vở thì không em lấy gói dầu gội đầu ra mà đọc đến thuộc cả cái thành phần, hướng dẫn sử dụng, ký tự in trên gói dầu gội đầu. Lắm lúc phát điên chỉ muốn hét lên mà không dám. Vì hôm trước em vào thì hôm sau có một thằng cũng lại vào nhưng điệu bộ lấc cấc thế là cán bộ trong đó nó tẩn luôn. Một câu cán bộ hai câu cán bộ, nói chuyện mà nhìn ngang thôi là cũng bị phang. Lúc nào cũng phải khúm núm nói năng cẩn thận.
Bố chú Đại nói:
- - Có thế thì mấy thằng như mày mới biết sợ.
Ông Tuấn tiếp:
- - Đúng rồi, mà bọn công an nó đánh có bài. Ví dụ như đánh bây giờ không thấy đau nhưng phải đến tối hoặc sang hôm sau thì nhức không chịu nổi. Mà chẳng thấy thâm tím hay có vết gì...Thế người ta mới gọi là đòn tù, tạm giam nó khắt khe như thế là đúng rồi. Có người án nặng mấy tháng tạm giam còn không được gặp ai là chuyện bình thường.
Chú Đại kể tiếp:
- - Nào đã hết, lúc lấy lời khai xong đưa em đến chỗ tạm giam nó còn bắt cắt hết móng chân móng tay, phát cho toàn đồ nhựa, rồi thu nhẫn, thu điện thoại, thắt lưng, chìa khóa….Nói chung trên người có gì là thu tất, quần áo tại em không có quần áo khác nên nó mới để cho mặc. May sao hôm sau bố mẹ lại mua quần áo mang vào, mà toàn loại rộng thùng thình.
Mẹ chú Đại ngắt lời:
- - Mẹ phải đi mua hai lần quần áo đấy, lần đầu mẹ không biết mua loại quần áo mày hay mặc. Mang vào nó mắng té tát bảo không cho mặc loại này, chỉ cho gửi loại quần áo rộng rộng, trơn trơn thôi...Thế là bố mày phải đi ra mấy chỗ vỉa hè mua tạm mấy bộ đấy...Mà mua xong quay lại nó lại bảo hết giờ, phải đút 1tr mới được gửi đồ vào đấy con ạ. Hôm đấy mẹ gửi một hộp ruốc 2 cân, hoa quả, cá khô nữa.
Chú Đại ngẩn người:
- - Bảo sao quần áo như hàng si đa, mà làm gì có cá khô với hoa quả, cái hộp ruốc bé như cái nắm tay mà mẹ bảo 2 cân. Con chỉ nhận được 2 bộ quần áo với hộp ruốc bé tí thôi…
Mẹ chú Đại chửi:
- - Cha bố mày, chẳng lẽ mẹ lại nói điêu...Mẹ mang vào bàn các anh ấy còn kiểm tra đi kiểm tra lại xong bảo lát sẽ mang vào. Mà bố mày mua 4 bộ quần áo chứ 2 bộ đâu.
Ông Tuấn cười sặc:
- - Úi giời ơi, mẹ gửi lắm thế thì chỉ béo bọn nó thôi, làm sao người nhà mình nhận đủ được. Cũng may là nó còn sẻ cho ít ruốc, không thì cũng chẳng có gì...Mà cũng phải ở đây bố mẹ có quen ai đâu mà gửi được.
Mẹ chú Đại lắc đầu:
- - Bố tiên sư cái bọn, khốn nạn thế….
Chú Đại cũng cười:
- - Mà gớm có gửi vào con cũng chẳng buồn ăn, lúc đó ngồi trong khám chỉ có cái lỗ nhìn ra đằng trước với cái lỗ nhìn ra đằng sau vườn. Thế mới thấm cái cảnh đếm lá vàng rơi, mà mùa này làm gì còn lá mà đếm. Một ngày nó dài không biết bao nhiêu lâu mới hết…
Bố chú Đại nạt ;
- - Thế mày mới chừa….
Chú Đại đưa tay ngăn bố lại nói:
- - Chưa hết, gần trưa con về ra lấy đồ nó trả lại đầy đủ, điện thoại này, thắt lưng này, nhẫn này...Nhưng bố mẹ biết gì không…? Cái nhẫn con nhận lại không phải nhẫn của con, là nhẫn hàng mỹ ký. Con nhìn nó con bảo cái này không phải của em anh ơi mà mặt thằng đưa đồ tỉnh bơ bảo trong này ghi một nhẫn thì chỉ biết thế.
Mẹ chú Đại thốt lên:
- - Ối giời ơi sao mày không nói...Cái nhẫn đấy có rẻ cũng chục triệu..
Chú Đại đáp:
- - Lúc đấy mẹ muốn về hay muốn ở lại đôi co với chúng nó, mà đôi co làm sao được. Nhẫn đấy lúc mua thì đắt chứ bán đi chắc cũng chỉ được nửa giá. Mà còn đây nữa này…..
Chú Đại chạy lại chỗ cái điện thoại đang sạc, giơ lên cho mọi người xem:
- - Đây điện thoại con đúng là điện thoại của con nhưng chỉ còn cái vỏ thôi. Bố tiên sư lúc mới nhận tặc lưỡi không chú ý giờ mới thấy nhẹ tọp, ơ mà mình ngu nhỉ, điện thoại giả còn cắm sạc làm gì, có vào đâu. Mà may sao hôm đấy con đi với thằng Nam về con lại để ví trong oto nếu không thì cũng mất sạch. Ngang với ăn cướp…
Nói đến điện thoại lúc này chú Đại mới chợt nhớ ra điều gì đó, mặt chú Đại xị ra. Bố Nam thấy vậy an ủi:
- - Thôi, trong đó từ trước giờ nó thế rồi. Coi như của đi thay người, mà có khi gặp chúng nó biếu quà mặt vẫn phải cười tươi nữa đấy. Ra được là may rồi chú ạ..
Chú Đại thở dài:
- - Em thì em không tiếc mấy thứ đó….Nhưng trong điện thoại của em còn bao nhiêu số làm ăn.
Ông Tuấn đáp:
- - Số đấy thì trong máy anh hầu như có hết, thiếu số ai xin lại là được thôi ló gì. Mà di mua điện thoại với làm lại sim đi để còn liên lạc.
Chú Đại chép miệng nói lý nhí:
- - Không, số khác cơ……..
Giờ đây xảy ra nhiều chuyện hai ông bà lại càng muốn được chăm sóc hai đứa nhỏ cũng bởi họ coi bố con Nam như người thân trong gia đình. Chuyện muốn đưa bé Hạnh về nuôi ông bà đã ấp ủ bấy lâu, lần trước gặp bà ngoại ở bệnh viện chưa có dịp nói nhiều để cho bà ngoại hiểu. Bây giờ thấy con đã khỏe mạnh nên ông bà mới bàn bạc với chú Đại. Tất nhiên chú Đại cũng muốn như thế, lúc trên xe chú Đại cũng nói thẳng với bố mẹ cái suy nghĩ của Nam:
- - Sao bố mẹ không khuyên anh Tuấn bỏ quách con mụ đấy đi có phải xong hết không..? Các cháu nó cũng về mà con cũng toàn tâm toàn ý chăm lo cho anh ấy sau này. Giờ dù anh ấy là anh con nhưng nếu cứ ở với con mụ đó, con cũng khó mà gặp gỡ bình thường được.
Mẹ chú Đại nghe xong liền chửi:
- - Mày làm thế là thất đức, chuyện vợ chồng đâu phải cứ bỏ là bỏ...Mẹ không cần biết có thật là nó muốn hãm hại con bé không nhưng khi tất cả chỉ là suy đoán thì mẹ không cho phép mày làm thế. Phá vỡ chuyện gia đình của người khác là mang tội đấy con ạ. Hơn nữa hai đứa nó mới cưới nhau, giờ mày bảo bỏ thì mặt mũi đâu...Thằng Tuấn nó cũng sẽ không làm thế đâu, nó sống có tình có nghĩa bao năm qua hai đứa nó cũng nương nhờ vào nhau. Nói sao đi nữa thì cái Hường bây giờ nó vẫn là vợ thằng Tuấn.
Bố chú Đại cũng nghĩ giống như vợ, có lẽ những người đi trước có suy nghĩ khác. Kiểu như không còn tình cảm thì họ vẫn có thể sống với nhau bằng trách nhiệm, ông nói:
- - Mẹ mày nói đúng đấy, hơn nữa chính thằng Tuấn cũng nói nó cũng có một phần lỗi trong chuyện tiền nong vừa rồi của cái Hường. Giờ mà còn đòi bỏ thì khác gì loại cạn tàu ráo máng, ai chứ thằng Tuấn nó không làm thế đâu. Nó mà như thế thì tao đã không coi nó là con...Làm người dù sao cũng phải có cái Tình…
Chú Đại vẫn gay gắt:
- - Nhưng cứ như thế sau này bọn trẻ biết phải thế nào….Chẳng lẽ phải đợi đến khi chúng nó bị làm sao thì mới tin à...Lúc đó tin cũng không giải quyết vấn đề gì..
Cuối cùng ông bà mới đưa ra ý kiến nói với ông Tuấn để bé Hạnh cho ông bà nuôi. Mẹ chú Đại đáp:
- - Giá mà thằng Tuấn nó đồng ý để con bé nhỏ cho tôi với ông nuôi thì tốt biết mấy.
Chú Đại lắc đầu:
- - Con cũng muốn thế lâu rồi, chỉ sợ anh ấy không chịu lại nghĩ mình chia rẽ bố con anh ấy nên không dám nói. Nhưng con cũng nghĩ kỹ rồi, con không để cháu nó ở cùng cái loại dì ghẻ ấy được. Ai thương thì thương chứ con không bao giờ thương con mụ đó. Còn vay mượn bị bùng có khi cũng là quả báo thôi...Để lát nữa con sẽ nói với anh ấy luôn. Con có thể bỏ qua cho mụ ấy nhưng anh Tuấn cũng phải đồng ý để bé Hạnh cho con nuôi.
Bố chú Đại mắng:
- - Mày cứ làm như đấy là con mày vậy..? Nói nhẹ nhàng khuyên bảo hợp lý may ra Tuấn nó còn nghe, chứ cái kiểu điều kiện như mày nó lại không điên lên.
Chú Đại nói cứng vậy thôi chứ chú thừa hiểu chuyện này nói ra cả chú lẫn ông Tuấn sẽ đều rất khó xử nếu như ông Tuấn cố chấp không chịu hiểu. Nhưng người như ông Tuấn mà vừa muốn trọn cả bên Tình bên Nghĩa thì sao có thể được nếu như không dứt khoát. Mà dù rằng nếu có đồng ý cho bé Hạnh về ở với ông bà thì bản thân ông Tuấn cũng là người buồn nhất. Là đàn ông nên chú Đại hiểu rõ cảm giác đó, cảm giác bất lực khi không bảo vệ được những thứ quan trọng. Nói một mình chú Đại lẩm bẩm:
- - Thế nên bảo sao đến giờ vẫn cứ khổ….?
Bố chú Đại hỏi tiếp:
- - Còn thằng cu Nam thì sao…? Nó có chịu không đây này…
Chú Đại đáp:
- - Nam nó lớn rồi, với lại tính nó con biết. Nó không đi đâu đâu, thằng Nam nó sống tình cảm lắm. Hai anh em nó ở với bà ngoại cũng vui vẻ, nếu như không phải bà ngoại nghèo quá thì con cũng không dám nói đến chuyện này. Nhưng vì tương lai của cháu nó đành vậy thôi, quan trọng nhất là con không thể để nó ở cùng con mụ kia được. Con tuy nóng nảy nhưng bố mẹ cứ xem mà xem, sau này còn lắm chuyện nữa….
Mẹ chú Đại nói:
- - Cái đó để tự thằng Tuấn nó phán xét, thành ra như này lỗi của con không nhỏ đâu..
Chú Đại im lặng vì trong thâm tâm chú luôn dằn vặt vì việc mình đã gây ra. Chẳng cần mẹ nói thì chú Đại cũng đã đau đớn lắm rồi.
Quay lại phòng bệnh, phá tan cái không khí ảm đảm đó chú Đại bắt đầu thao thao bất tuyệt:
- - Mọi chuyện cứ tạm vậy đã, giờ con kể cho cả nhà nghe 10 ngày qua con ở trong phòng tạm giam như thế nào. Nhất là hai hôm đầu ở chung với cái thằng Trầm, cái kiểu nói chuyện của nó nghe đã rùng mình rồi.
Ông Tuấn khẽ cười:
- - Thằng đấy dính án hiếp dâm vào tù nó đánh chết, bọn trong tù nó ghét những thằng hiếp dâm lắm.
Chú Đại kể:
- - Bỏ qua cái thằng đấy đi, em ngồi trong đó 10 ngày chán đến nỗi không có gì làm cứ ngó ra ngó vào. Sách không có, vở thì không em lấy gói dầu gội đầu ra mà đọc đến thuộc cả cái thành phần, hướng dẫn sử dụng, ký tự in trên gói dầu gội đầu. Lắm lúc phát điên chỉ muốn hét lên mà không dám. Vì hôm trước em vào thì hôm sau có một thằng cũng lại vào nhưng điệu bộ lấc cấc thế là cán bộ trong đó nó tẩn luôn. Một câu cán bộ hai câu cán bộ, nói chuyện mà nhìn ngang thôi là cũng bị phang. Lúc nào cũng phải khúm núm nói năng cẩn thận.
Bố chú Đại nói:
- - Có thế thì mấy thằng như mày mới biết sợ.
Ông Tuấn tiếp:
- - Đúng rồi, mà bọn công an nó đánh có bài. Ví dụ như đánh bây giờ không thấy đau nhưng phải đến tối hoặc sang hôm sau thì nhức không chịu nổi. Mà chẳng thấy thâm tím hay có vết gì...Thế người ta mới gọi là đòn tù, tạm giam nó khắt khe như thế là đúng rồi. Có người án nặng mấy tháng tạm giam còn không được gặp ai là chuyện bình thường.
Chú Đại kể tiếp:
- - Nào đã hết, lúc lấy lời khai xong đưa em đến chỗ tạm giam nó còn bắt cắt hết móng chân móng tay, phát cho toàn đồ nhựa, rồi thu nhẫn, thu điện thoại, thắt lưng, chìa khóa….Nói chung trên người có gì là thu tất, quần áo tại em không có quần áo khác nên nó mới để cho mặc. May sao hôm sau bố mẹ lại mua quần áo mang vào, mà toàn loại rộng thùng thình.
Mẹ chú Đại ngắt lời:
- - Mẹ phải đi mua hai lần quần áo đấy, lần đầu mẹ không biết mua loại quần áo mày hay mặc. Mang vào nó mắng té tát bảo không cho mặc loại này, chỉ cho gửi loại quần áo rộng rộng, trơn trơn thôi...Thế là bố mày phải đi ra mấy chỗ vỉa hè mua tạm mấy bộ đấy...Mà mua xong quay lại nó lại bảo hết giờ, phải đút 1tr mới được gửi đồ vào đấy con ạ. Hôm đấy mẹ gửi một hộp ruốc 2 cân, hoa quả, cá khô nữa.
Chú Đại ngẩn người:
- - Bảo sao quần áo như hàng si đa, mà làm gì có cá khô với hoa quả, cái hộp ruốc bé như cái nắm tay mà mẹ bảo 2 cân. Con chỉ nhận được 2 bộ quần áo với hộp ruốc bé tí thôi…
Mẹ chú Đại chửi:
- - Cha bố mày, chẳng lẽ mẹ lại nói điêu...Mẹ mang vào bàn các anh ấy còn kiểm tra đi kiểm tra lại xong bảo lát sẽ mang vào. Mà bố mày mua 4 bộ quần áo chứ 2 bộ đâu.
Ông Tuấn cười sặc:
- - Úi giời ơi, mẹ gửi lắm thế thì chỉ béo bọn nó thôi, làm sao người nhà mình nhận đủ được. Cũng may là nó còn sẻ cho ít ruốc, không thì cũng chẳng có gì...Mà cũng phải ở đây bố mẹ có quen ai đâu mà gửi được.
Mẹ chú Đại lắc đầu:
- - Bố tiên sư cái bọn, khốn nạn thế….
Chú Đại cũng cười:
- - Mà gớm có gửi vào con cũng chẳng buồn ăn, lúc đó ngồi trong khám chỉ có cái lỗ nhìn ra đằng trước với cái lỗ nhìn ra đằng sau vườn. Thế mới thấm cái cảnh đếm lá vàng rơi, mà mùa này làm gì còn lá mà đếm. Một ngày nó dài không biết bao nhiêu lâu mới hết…
Bố chú Đại nạt ;
- - Thế mày mới chừa….
Chú Đại đưa tay ngăn bố lại nói:
- - Chưa hết, gần trưa con về ra lấy đồ nó trả lại đầy đủ, điện thoại này, thắt lưng này, nhẫn này...Nhưng bố mẹ biết gì không…? Cái nhẫn con nhận lại không phải nhẫn của con, là nhẫn hàng mỹ ký. Con nhìn nó con bảo cái này không phải của em anh ơi mà mặt thằng đưa đồ tỉnh bơ bảo trong này ghi một nhẫn thì chỉ biết thế.
Mẹ chú Đại thốt lên:
- - Ối giời ơi sao mày không nói...Cái nhẫn đấy có rẻ cũng chục triệu..
Chú Đại đáp:
- - Lúc đấy mẹ muốn về hay muốn ở lại đôi co với chúng nó, mà đôi co làm sao được. Nhẫn đấy lúc mua thì đắt chứ bán đi chắc cũng chỉ được nửa giá. Mà còn đây nữa này…..
Chú Đại chạy lại chỗ cái điện thoại đang sạc, giơ lên cho mọi người xem:
- - Đây điện thoại con đúng là điện thoại của con nhưng chỉ còn cái vỏ thôi. Bố tiên sư lúc mới nhận tặc lưỡi không chú ý giờ mới thấy nhẹ tọp, ơ mà mình ngu nhỉ, điện thoại giả còn cắm sạc làm gì, có vào đâu. Mà may sao hôm đấy con đi với thằng Nam về con lại để ví trong oto nếu không thì cũng mất sạch. Ngang với ăn cướp…
Nói đến điện thoại lúc này chú Đại mới chợt nhớ ra điều gì đó, mặt chú Đại xị ra. Bố Nam thấy vậy an ủi:
- - Thôi, trong đó từ trước giờ nó thế rồi. Coi như của đi thay người, mà có khi gặp chúng nó biếu quà mặt vẫn phải cười tươi nữa đấy. Ra được là may rồi chú ạ..
Chú Đại thở dài:
- - Em thì em không tiếc mấy thứ đó….Nhưng trong điện thoại của em còn bao nhiêu số làm ăn.
Ông Tuấn đáp:
- - Số đấy thì trong máy anh hầu như có hết, thiếu số ai xin lại là được thôi ló gì. Mà di mua điện thoại với làm lại sim đi để còn liên lạc.
Chú Đại chép miệng nói lý nhí:
- - Không, số khác cơ……..
Bình luận truyện