Dì Ghẻ
Chương 73: Chạm trán
Cô Thúy ngỡ ngàng trước câu nói của mẹ, cô ấp úng nói:
- - Sao mẹ lại nói như vậy, con với anh ta đâu có gì đâu. Mối quan hệ chỉ là phụ huynh học sinh với thầy cô giáo. Mẹ đừng hiểu lầm.
Bà Chi ( mẹ cô Thúy) đáp:
- - Thôi, con không phải giấu mẹ. Hôm trước mẹ đã nhìn thấy con và cậu ta ngồi trong quán cà phê nói chuyện vui vẻ. Làm gì có mối quan hệ phụ huynh học sinh với thầy cô giáo lại thân mật đến mức như thế được. Hôm đó tuy cậu ta có hơi khác so với ngày hôm nay, nhưng dù thế nào thì mẹ cũng không chấp nhận con đi lại với những người như thế.
Ông Thành ( bố cô Thúy) tiếp lời vợ:
- - Bố thì không đến mức gay gắt như mẹ, tuy nhiên lần này bố thấy mẹ con nói đúng. Việc con là giáo viên mà lại quen biết với những người thuộc dạng xã hội như thế bố thấy không ổn đâu con.
Cô Thúy đáp:
- - Sao bố mẹ biết anh ta là dạng người xã hội,mà hơn nữa xã hội thì cũng có người này người nọ. Không phải ai xã hội cũng xấu và cũng không phải ai là nhà giáo cũng tốt mà. Bản thân bố là bộ đội làm đến cấp đại tá, mẹ lại là hiệu trưởng một trường quốc tế con cứ nghĩ hai người sẽ có những suy nghĩ cấp tiến chứ không phải cổ hủ như thế này.
Mẹ cô Thúy nghiêm mặt nói:
- - Việc nghề nghiệp với chuyện lo cho con cái không có gì liên quan đến nhau cả. Nếu như con nói thì chính vì bố mẹ là những người có địa vị xã hội nên càng không muốn con mình có những mối quan hệ không lành mạnh. Mẹ chưa nói cậu ta không tốt nhưng việc cậu ta là dân xã hội thì chỉ cần nhìn mẹ đã đoán chắc chắn 100%. Còn con cũng lớn rồi con chắc cũng biết dân xã hội họ thường làm những công việc gì. Dù cho bây giờ hoặc sau này họ có làm ăn lương thiện đi chăng nữa nhưng ai dám khẳng định những người xã hội đó tay chưa từng nhúng chàm, chưa từng làm những việc trái với pháp luật.
Cô Thúy biết có nói thế nào cũng không thể qua được lý luận của cả bố lẫn mẹ. Việc chú Đại là dân xã hội quả thật bà Chi nói không hề sai. Cô Thúy chợt nghĩ đến công việc của chú Đại hiện giờ, bản thân cô cũng không biết chú Đại làm nghề gì mà chỉ biết đơn thuần là buôn bán. Nhưng việc chú Đại đi đến đâu cũng có vài anh em mặt mũi bặm trợn đi trước dọn đường, làm công tác chuẩn bị thì quả thật những lời bà Chi nói càng có cơ sở đúng hơn.
Nhưng bản thân cô cũng tin vào cảm nhận của mình chú Đại là người tốt. Nhưng là một giáo viên, cô biết phải đặt bản thân mình vào suy nghĩ của bố mẹ, đứng trên lập trường của bố mẹ cô Thúy biết họ không hề sai. Ngược lại họ còn đang đúng khi lo cho con gái của mình.
Cô Thúy nói:
- - Dạ vâng, con biết rồi...Mẹ lo hơi xa thôi chứ con với anh ta thật sự không có chuyện gì hết.
Bà Chi mỉm cười:
- - Mẹ lo xa cũng là lo cho con gái mẹ thôi, nhà có hai anh em….Mà anh con thì...Mà thôi năm mới đừng nhắc lại chuyện buồn nữa. Mà mẹ giới thiệu cho con thằng Hài giáo viên ở trường mẹ sao con không chịu nói chuyện. Nó vừa hiền lành lại là con nhà gia giáo, tuy hiện tại chỉ là giáo viên dạy ở trường nhưng tương lai nó sẽ còn tiến xa lắm con ạ. Mà gia đình đó cũng hợp với nhà mình, nó nói tối nay sẽ đến chúc tết nhà mình đấy. Con phải ở nhà tiếp nó đấy nhé….Mẹ hẹn hết rồi.
Cô Thúy khẽ cúi đầu xuống rồi nhìn mẹ nói:
- - Lại giáo viên, mẹ quên mất vì ai mà đến giờ, trong suốt 2 năm qua con không dám quen một người đàn ông nào sao..? Cũng là nhờ người giáo viên mà mẹ giới thiệu cho con khi con mới ra trường đó.
Bà Chi tức giận:
- - Thúy, con dám ăn nói với mẹ vậy à..? Mẹ làm tất cả cũng chỉ vì muốn tốt cho con..Sao con dám nói như thế…
Ông Thành vội xoa dịu:
- - Đầu năm mới hai mẹ con đừng nói đến những chuyện không vui nữa. Đừng làm cả nhà mất vui, Thúy con cũng không nên nói như vậy. Mà cả bà nữa, con cái nó lớn rồi chuyện tình cảm nên để chúng nó tự quyết định. Có chăng vợ chồng mình chỉ nên tham gia, chỉ bảo nó một chút. Không nên áp đặt quá, còn chuyện khách khứa đến nhà chúc tết năm mới mình cũng phải nhã nhặn. Ban nãy bà làm như vậy tôi cũng thấy ngại với khách quá.
Cô Thúy im lặng đi vào trong, bà Chi nói với ông Thành:
- - Tôi cũng chỉ muốn con mình sau này được vào nhà gia giáo, có tiền đồ. Mẹ làm hiệu trưởng nhưng bảo con về trường dạy thì không chịu, bao nhiêu chỗ tốt lành thì không chịu lại đi có tình cảm với một thằng dân xã hội. Cùng là phận đàn bà, tôi nhìn cách nói chuyện, cách nó nhìn thằng kia là tôi biết nó cũng có tình cảm rồi. Sao con cái nhà này đứa nào cũng không nghe lời bố mẹ vậy. Đã thế ông còn bênh nó nữa...Tôi sắp thành người thừa trong cái nhà này rồi.
Ông Thành lắc đầu không muốn tranh luận thêm, nhưng ông cũng hiểu rõ vì sao con mình lại tỏ thái độ như vậy. Nhớ lại chuyện cách đây gần 3 năm về trước ông cũng cảm thấy xót xa cho đứa con gái của mình. Mọi chuyện cũng bắt nguồn từ sự giới thiệu của vợ ông. Cũng chính từ việc đó mà gia đình ông xảy ra chuyện, con trai lớn của ông cũng không chịu nổi sự áp đặt của mẹ mà đã bỏ ra ngoài sống không muốn về nhà. Cô Thúy thì tình cảm đổ vỡ từ ngày đó cũng chỉ một mình không muốn yêu đương hay dây dưa với bất cứ chàng trai nào.
Vậy nhưng bà Chi vẫn bảo thủ không chịu nhận ra cái sai của mình, có lẽ đó cũng chính là bản tính của bà. Ngày hôm nay khi nhắc đến chuyện tình cảm, cô Thúy một lần nữa lại nhớ đến cái quá khứ không vui của mình. Đi vào phòng đóng cửa lại, cô Thúy bật khóc khi phải nghĩ đến chuyện yêu đương của mình ngày trước, gã người yêu trước đây của cô tên Nhật, cũng là một giảng viên đại học. Cô quen hắn cũng bởi mẹ cô giới thiệu khi cô ra trường đang trong quá trình dạy thực tập.
Một cô gái bao năm chỉ biết học và học với định hướng nghề nghiệp từ gia đình đã chấp nhận sự sắp xếp của bà mẹ quyền lực yêu tay giảng viên hào hoa phong nhã để rồi khi trao tất cả cho hắn cô mới phát hiện ra hắn rốt cuộc chỉ là một kẻ lăng nhăng. Yêu nhau gần 3 năm khi mà cô Thúy nghĩ đến chuyện kết hôn thì trong một lần lặn lội đường xá xa xôi lên thành phố thăm người yêu cô đã phải nhận đắng cay khi thấy hắn đưa một cô sinh viên vào khách sạn.
Bản thân là một người có tư tưởng tiến bộ, là một cô gái khá cứng rắn nên ngap lập tức cô Thúy đã chia tay gã đàn ông sở khanh với cái mác giảng viên đại học. Rồi từ đó đến nay cô không thể chấp nhận thêm một người nào khác cho đến khi gặp chú Đại. Người đàn ông nhỏ bé nhưng có phần chân thật, cương nghị, một người đàn ông khi nói chuyện với phụ nữ luôn thô kệch, không hoa mỹ, không bay bướm nhưng lại khiến cô thấy vui vẻ, khiến cô có thể nở nụ cười. Cô Thúy cảm nhận được sự chân thành từ chú Đại, khác hẳn với những người có học thức, có bằng cấp mà mẹ cô đã giới thiệu trước đây. Tuy nhiên nhiên khi mà cô cảm nhận được sự rung động trong trái tim của mình với người đàn ông nhỏ bé ấy thì cũng là lúc cả hai nhận ra một rào càn vô hình vô cùng lớn giữa hai người đó chính là sự ngăn cản của gia đình.
Xét về một mặt nào đó, xuất thân của hai người quá khác biệt. Khác biệt đến mức nếu chỉ cần đặt hai cụm từ Giáo Viên - Xã Hội Đen vào với nhau thôi ai cũng phải lắc đầu ngao ngán. Xã hội ngày càng tiên tiến nhưng nó chưa đủ tiên tiến để tất cả mọi người coi đó là một sự bình thường. Cũng giống như việc cả thế giới hô hào quyền bình đẳng cho phụ nữ, có vẻ như bề ngoài mọi người đều công nhận nhưng trong thực tế xã hội chưa lúc nào người phụ nữ có quyền bình đẳng với đàn ông.
Đó là còn chưa kể đến chuyện anh Việt ( anh trai cô Thúy) đã bỏ ra ngoài sống sau khi phản đối chuyện gán ghép tình cảm của bà Chi cho các con của mình. Vấn đề muôn thuở, phải môn đăng hộ đối diễn ra trong gia đình này khiến tất cả ngột ngạt. Nhưng phận con gái làm sao cô có thể giống như anh trai bỏ lại tất cả để sống với người mình yêu mà không được gia đình chấp nhận.
Đêm 30 cô Thúy đã giấu bố mẹ đến thăm anh Việt, không chỉ là đêm 30 mà những ngày bình thường rảnh rỗi cô Thúy đều ghé qua ngôi nhà nhỏ mà vợ chồng anh Việt đã thuê để sống và làm việc trong mấy năm qua. Bế đứa cháu mới được hơn tuổi trong tay cô Thúy nâng niu nó như một người mẹ. Ngôi nhà nhỏ xíu thiều thốn đồ đạc nhưng lại vô cùng ấm áp, hạnh phúc, luôn có tiếng cười mỗi khi đứa trẻ giơ giơ bàn tay xinh xắn lên o oe trêu người lớn.
Đúng vậy, anh trai cô đã bỏ qua mọi định kiến, mọi trở ngại để cưới người con gái mình yêu dù cho bố mẹ không chấp nhận chỉ vì cô gái ấy là một công nhân làm giày da, gia đình ở quê nghèo khổ. Vậy nên mặc dù là con trai cả của một gia đình giàu có, có bằng thạc sỹ nhưng anh trai cô vẫn từ bỏ mặc cho bố mẹ phản đối để cưới người mình yêu làm vợ. Vậy mà cũng đã 3 năm trôi qua rồi, bỗng nhiên cô Thúy thèm cái cảm giác đầm ấm mà cô được cảm nhận ở nhà anh trai ngày 30, nó khác hẳn với cái không khí lạnh lùng trong ngôi nhà khang trang rộng rãi nhưng gò bó này.
Đột nhiên điện thoại đổ chuông, là chú Đại gọi, cô Thúy bắt máy nói:
- - Alo, có chuyện gì vậy anh..?
Chú Đại bên kia vội đáp:
- - Cô giáo xem giúp tôi ở ghế cháu Nam ngồi ban nãy có cái chìa khóa nào không..? Khổ quá, đi được nửa đường ông nhõi mới nhớ ra là để quên chìa khóa nhà ở chỗ cô. Cô xem giúp tôi nhé, có gì tôi đang quay lại.
Cô Thúy đồng ý rồi cúp máy, cô chạy ra phòng khách thì quả thật ghế Nam ngồi ban nãy có một chùm chìa khóa nhỏ. Cầm trong tay cô Thúy đi vào phòng nhắn tin cho chú Đại:
- - Có anh nhé, khi nào anh đến thì gọi tôi sẽ mang ra.
Tầm đâu khoảng 15’ sau thì có chuông ngoài cổng. Bà Chi định ra mở cổng thì cô Thúy chạy vội lại nói:
- - Mẹ cứ để con, mẹ đang dở tay trong bếp thì cứ làm nốt đi ạ.
Bà Chi thấy con gái như thế thì tươi cười đáp:
- - Ừ, vậy con ra xem giúp mẹ.
Cô Thúy mở cửa đi ra thì đó không phải chú Đại mà là Hải, người mà bà Chi nói lúc sớm. Hải là người mà bà Chi đã hẹn đến nhà ngày hôm nay….Nhầm người nên cô Thúy hơi bối rối khi gương mặt đang tươi cười giờ bỗng nhiên xịu xuống, chưa biết phải nói sao thì bà Chi từ sau cười lớn:
- - Hải đấy hả cháu, đấy biết cháu đến nên con bé tranh ra mở cổng với cả mẹ đấy. Kìa Thúy, sao còn đứng đó ra mở cổng cho anh Hải đi con.
Cô Thúy nhìn mẹ lắp bắp:
- - À, dạ….vâng….
Vừa đi ra đến cổng thì một giọng nói quen thuộc vang lên:
- - Xin chào, lại gặp cô rồi...May quá, mất chìa khóa là cu cậu này về ốm đòn.
Bà Chi ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra bởi người mà bà đuổi khéo ban nãy giờ cũng đang đứng trước cổng, lại còn cười nói với con bà kiểu gì đó rất đáng ghét. Không ai khác Đại “ ca “ lại một lần nữa hiện diện phá tan cái bầu không khí căng thẳng, giả tạo của giới học thức đang cố diễn.
Mặc cho bà Chi, mặc cho tay Hải cao ráo, đạo mạo trố mắt nhìn...Chú Đại nhìn cô Thúy cười hì hì như một con khỉ, nhìn điệu bộ của chú Đại cô Thúy cũng bụm miệng cười rồi đi lại chìa tay ra nói:
- - Đây...khóa của anh đây. Anh đúng là toàn khiến người khác phải phì cười.
- - Sao mẹ lại nói như vậy, con với anh ta đâu có gì đâu. Mối quan hệ chỉ là phụ huynh học sinh với thầy cô giáo. Mẹ đừng hiểu lầm.
Bà Chi ( mẹ cô Thúy) đáp:
- - Thôi, con không phải giấu mẹ. Hôm trước mẹ đã nhìn thấy con và cậu ta ngồi trong quán cà phê nói chuyện vui vẻ. Làm gì có mối quan hệ phụ huynh học sinh với thầy cô giáo lại thân mật đến mức như thế được. Hôm đó tuy cậu ta có hơi khác so với ngày hôm nay, nhưng dù thế nào thì mẹ cũng không chấp nhận con đi lại với những người như thế.
Ông Thành ( bố cô Thúy) tiếp lời vợ:
- - Bố thì không đến mức gay gắt như mẹ, tuy nhiên lần này bố thấy mẹ con nói đúng. Việc con là giáo viên mà lại quen biết với những người thuộc dạng xã hội như thế bố thấy không ổn đâu con.
Cô Thúy đáp:
- - Sao bố mẹ biết anh ta là dạng người xã hội,mà hơn nữa xã hội thì cũng có người này người nọ. Không phải ai xã hội cũng xấu và cũng không phải ai là nhà giáo cũng tốt mà. Bản thân bố là bộ đội làm đến cấp đại tá, mẹ lại là hiệu trưởng một trường quốc tế con cứ nghĩ hai người sẽ có những suy nghĩ cấp tiến chứ không phải cổ hủ như thế này.
Mẹ cô Thúy nghiêm mặt nói:
- - Việc nghề nghiệp với chuyện lo cho con cái không có gì liên quan đến nhau cả. Nếu như con nói thì chính vì bố mẹ là những người có địa vị xã hội nên càng không muốn con mình có những mối quan hệ không lành mạnh. Mẹ chưa nói cậu ta không tốt nhưng việc cậu ta là dân xã hội thì chỉ cần nhìn mẹ đã đoán chắc chắn 100%. Còn con cũng lớn rồi con chắc cũng biết dân xã hội họ thường làm những công việc gì. Dù cho bây giờ hoặc sau này họ có làm ăn lương thiện đi chăng nữa nhưng ai dám khẳng định những người xã hội đó tay chưa từng nhúng chàm, chưa từng làm những việc trái với pháp luật.
Cô Thúy biết có nói thế nào cũng không thể qua được lý luận của cả bố lẫn mẹ. Việc chú Đại là dân xã hội quả thật bà Chi nói không hề sai. Cô Thúy chợt nghĩ đến công việc của chú Đại hiện giờ, bản thân cô cũng không biết chú Đại làm nghề gì mà chỉ biết đơn thuần là buôn bán. Nhưng việc chú Đại đi đến đâu cũng có vài anh em mặt mũi bặm trợn đi trước dọn đường, làm công tác chuẩn bị thì quả thật những lời bà Chi nói càng có cơ sở đúng hơn.
Nhưng bản thân cô cũng tin vào cảm nhận của mình chú Đại là người tốt. Nhưng là một giáo viên, cô biết phải đặt bản thân mình vào suy nghĩ của bố mẹ, đứng trên lập trường của bố mẹ cô Thúy biết họ không hề sai. Ngược lại họ còn đang đúng khi lo cho con gái của mình.
Cô Thúy nói:
- - Dạ vâng, con biết rồi...Mẹ lo hơi xa thôi chứ con với anh ta thật sự không có chuyện gì hết.
Bà Chi mỉm cười:
- - Mẹ lo xa cũng là lo cho con gái mẹ thôi, nhà có hai anh em….Mà anh con thì...Mà thôi năm mới đừng nhắc lại chuyện buồn nữa. Mà mẹ giới thiệu cho con thằng Hài giáo viên ở trường mẹ sao con không chịu nói chuyện. Nó vừa hiền lành lại là con nhà gia giáo, tuy hiện tại chỉ là giáo viên dạy ở trường nhưng tương lai nó sẽ còn tiến xa lắm con ạ. Mà gia đình đó cũng hợp với nhà mình, nó nói tối nay sẽ đến chúc tết nhà mình đấy. Con phải ở nhà tiếp nó đấy nhé….Mẹ hẹn hết rồi.
Cô Thúy khẽ cúi đầu xuống rồi nhìn mẹ nói:
- - Lại giáo viên, mẹ quên mất vì ai mà đến giờ, trong suốt 2 năm qua con không dám quen một người đàn ông nào sao..? Cũng là nhờ người giáo viên mà mẹ giới thiệu cho con khi con mới ra trường đó.
Bà Chi tức giận:
- - Thúy, con dám ăn nói với mẹ vậy à..? Mẹ làm tất cả cũng chỉ vì muốn tốt cho con..Sao con dám nói như thế…
Ông Thành vội xoa dịu:
- - Đầu năm mới hai mẹ con đừng nói đến những chuyện không vui nữa. Đừng làm cả nhà mất vui, Thúy con cũng không nên nói như vậy. Mà cả bà nữa, con cái nó lớn rồi chuyện tình cảm nên để chúng nó tự quyết định. Có chăng vợ chồng mình chỉ nên tham gia, chỉ bảo nó một chút. Không nên áp đặt quá, còn chuyện khách khứa đến nhà chúc tết năm mới mình cũng phải nhã nhặn. Ban nãy bà làm như vậy tôi cũng thấy ngại với khách quá.
Cô Thúy im lặng đi vào trong, bà Chi nói với ông Thành:
- - Tôi cũng chỉ muốn con mình sau này được vào nhà gia giáo, có tiền đồ. Mẹ làm hiệu trưởng nhưng bảo con về trường dạy thì không chịu, bao nhiêu chỗ tốt lành thì không chịu lại đi có tình cảm với một thằng dân xã hội. Cùng là phận đàn bà, tôi nhìn cách nói chuyện, cách nó nhìn thằng kia là tôi biết nó cũng có tình cảm rồi. Sao con cái nhà này đứa nào cũng không nghe lời bố mẹ vậy. Đã thế ông còn bênh nó nữa...Tôi sắp thành người thừa trong cái nhà này rồi.
Ông Thành lắc đầu không muốn tranh luận thêm, nhưng ông cũng hiểu rõ vì sao con mình lại tỏ thái độ như vậy. Nhớ lại chuyện cách đây gần 3 năm về trước ông cũng cảm thấy xót xa cho đứa con gái của mình. Mọi chuyện cũng bắt nguồn từ sự giới thiệu của vợ ông. Cũng chính từ việc đó mà gia đình ông xảy ra chuyện, con trai lớn của ông cũng không chịu nổi sự áp đặt của mẹ mà đã bỏ ra ngoài sống không muốn về nhà. Cô Thúy thì tình cảm đổ vỡ từ ngày đó cũng chỉ một mình không muốn yêu đương hay dây dưa với bất cứ chàng trai nào.
Vậy nhưng bà Chi vẫn bảo thủ không chịu nhận ra cái sai của mình, có lẽ đó cũng chính là bản tính của bà. Ngày hôm nay khi nhắc đến chuyện tình cảm, cô Thúy một lần nữa lại nhớ đến cái quá khứ không vui của mình. Đi vào phòng đóng cửa lại, cô Thúy bật khóc khi phải nghĩ đến chuyện yêu đương của mình ngày trước, gã người yêu trước đây của cô tên Nhật, cũng là một giảng viên đại học. Cô quen hắn cũng bởi mẹ cô giới thiệu khi cô ra trường đang trong quá trình dạy thực tập.
Một cô gái bao năm chỉ biết học và học với định hướng nghề nghiệp từ gia đình đã chấp nhận sự sắp xếp của bà mẹ quyền lực yêu tay giảng viên hào hoa phong nhã để rồi khi trao tất cả cho hắn cô mới phát hiện ra hắn rốt cuộc chỉ là một kẻ lăng nhăng. Yêu nhau gần 3 năm khi mà cô Thúy nghĩ đến chuyện kết hôn thì trong một lần lặn lội đường xá xa xôi lên thành phố thăm người yêu cô đã phải nhận đắng cay khi thấy hắn đưa một cô sinh viên vào khách sạn.
Bản thân là một người có tư tưởng tiến bộ, là một cô gái khá cứng rắn nên ngap lập tức cô Thúy đã chia tay gã đàn ông sở khanh với cái mác giảng viên đại học. Rồi từ đó đến nay cô không thể chấp nhận thêm một người nào khác cho đến khi gặp chú Đại. Người đàn ông nhỏ bé nhưng có phần chân thật, cương nghị, một người đàn ông khi nói chuyện với phụ nữ luôn thô kệch, không hoa mỹ, không bay bướm nhưng lại khiến cô thấy vui vẻ, khiến cô có thể nở nụ cười. Cô Thúy cảm nhận được sự chân thành từ chú Đại, khác hẳn với những người có học thức, có bằng cấp mà mẹ cô đã giới thiệu trước đây. Tuy nhiên nhiên khi mà cô cảm nhận được sự rung động trong trái tim của mình với người đàn ông nhỏ bé ấy thì cũng là lúc cả hai nhận ra một rào càn vô hình vô cùng lớn giữa hai người đó chính là sự ngăn cản của gia đình.
Xét về một mặt nào đó, xuất thân của hai người quá khác biệt. Khác biệt đến mức nếu chỉ cần đặt hai cụm từ Giáo Viên - Xã Hội Đen vào với nhau thôi ai cũng phải lắc đầu ngao ngán. Xã hội ngày càng tiên tiến nhưng nó chưa đủ tiên tiến để tất cả mọi người coi đó là một sự bình thường. Cũng giống như việc cả thế giới hô hào quyền bình đẳng cho phụ nữ, có vẻ như bề ngoài mọi người đều công nhận nhưng trong thực tế xã hội chưa lúc nào người phụ nữ có quyền bình đẳng với đàn ông.
Đó là còn chưa kể đến chuyện anh Việt ( anh trai cô Thúy) đã bỏ ra ngoài sống sau khi phản đối chuyện gán ghép tình cảm của bà Chi cho các con của mình. Vấn đề muôn thuở, phải môn đăng hộ đối diễn ra trong gia đình này khiến tất cả ngột ngạt. Nhưng phận con gái làm sao cô có thể giống như anh trai bỏ lại tất cả để sống với người mình yêu mà không được gia đình chấp nhận.
Đêm 30 cô Thúy đã giấu bố mẹ đến thăm anh Việt, không chỉ là đêm 30 mà những ngày bình thường rảnh rỗi cô Thúy đều ghé qua ngôi nhà nhỏ mà vợ chồng anh Việt đã thuê để sống và làm việc trong mấy năm qua. Bế đứa cháu mới được hơn tuổi trong tay cô Thúy nâng niu nó như một người mẹ. Ngôi nhà nhỏ xíu thiều thốn đồ đạc nhưng lại vô cùng ấm áp, hạnh phúc, luôn có tiếng cười mỗi khi đứa trẻ giơ giơ bàn tay xinh xắn lên o oe trêu người lớn.
Đúng vậy, anh trai cô đã bỏ qua mọi định kiến, mọi trở ngại để cưới người con gái mình yêu dù cho bố mẹ không chấp nhận chỉ vì cô gái ấy là một công nhân làm giày da, gia đình ở quê nghèo khổ. Vậy nên mặc dù là con trai cả của một gia đình giàu có, có bằng thạc sỹ nhưng anh trai cô vẫn từ bỏ mặc cho bố mẹ phản đối để cưới người mình yêu làm vợ. Vậy mà cũng đã 3 năm trôi qua rồi, bỗng nhiên cô Thúy thèm cái cảm giác đầm ấm mà cô được cảm nhận ở nhà anh trai ngày 30, nó khác hẳn với cái không khí lạnh lùng trong ngôi nhà khang trang rộng rãi nhưng gò bó này.
Đột nhiên điện thoại đổ chuông, là chú Đại gọi, cô Thúy bắt máy nói:
- - Alo, có chuyện gì vậy anh..?
Chú Đại bên kia vội đáp:
- - Cô giáo xem giúp tôi ở ghế cháu Nam ngồi ban nãy có cái chìa khóa nào không..? Khổ quá, đi được nửa đường ông nhõi mới nhớ ra là để quên chìa khóa nhà ở chỗ cô. Cô xem giúp tôi nhé, có gì tôi đang quay lại.
Cô Thúy đồng ý rồi cúp máy, cô chạy ra phòng khách thì quả thật ghế Nam ngồi ban nãy có một chùm chìa khóa nhỏ. Cầm trong tay cô Thúy đi vào phòng nhắn tin cho chú Đại:
- - Có anh nhé, khi nào anh đến thì gọi tôi sẽ mang ra.
Tầm đâu khoảng 15’ sau thì có chuông ngoài cổng. Bà Chi định ra mở cổng thì cô Thúy chạy vội lại nói:
- - Mẹ cứ để con, mẹ đang dở tay trong bếp thì cứ làm nốt đi ạ.
Bà Chi thấy con gái như thế thì tươi cười đáp:
- - Ừ, vậy con ra xem giúp mẹ.
Cô Thúy mở cửa đi ra thì đó không phải chú Đại mà là Hải, người mà bà Chi nói lúc sớm. Hải là người mà bà Chi đã hẹn đến nhà ngày hôm nay….Nhầm người nên cô Thúy hơi bối rối khi gương mặt đang tươi cười giờ bỗng nhiên xịu xuống, chưa biết phải nói sao thì bà Chi từ sau cười lớn:
- - Hải đấy hả cháu, đấy biết cháu đến nên con bé tranh ra mở cổng với cả mẹ đấy. Kìa Thúy, sao còn đứng đó ra mở cổng cho anh Hải đi con.
Cô Thúy nhìn mẹ lắp bắp:
- - À, dạ….vâng….
Vừa đi ra đến cổng thì một giọng nói quen thuộc vang lên:
- - Xin chào, lại gặp cô rồi...May quá, mất chìa khóa là cu cậu này về ốm đòn.
Bà Chi ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra bởi người mà bà đuổi khéo ban nãy giờ cũng đang đứng trước cổng, lại còn cười nói với con bà kiểu gì đó rất đáng ghét. Không ai khác Đại “ ca “ lại một lần nữa hiện diện phá tan cái bầu không khí căng thẳng, giả tạo của giới học thức đang cố diễn.
Mặc cho bà Chi, mặc cho tay Hải cao ráo, đạo mạo trố mắt nhìn...Chú Đại nhìn cô Thúy cười hì hì như một con khỉ, nhìn điệu bộ của chú Đại cô Thúy cũng bụm miệng cười rồi đi lại chìa tay ra nói:
- - Đây...khóa của anh đây. Anh đúng là toàn khiến người khác phải phì cười.
Bình luận truyện