Đi Xuyên Hà Nội
Chương 23: Thi Cao Đẳng, Đại Học Xưa
Nhà Lê lấy đạo Nho làm tư tưởng trị quốc và áp lối thi cử Nho giáo suốt mấy trăm năm. Nhà Nguyễn lên nắm quyền cũng dựa vào Nho giáo. Nhưng khi Minh Mạng lên ngôi, ông đã có cải cách lớn về hành chính từ Bắc vào Nam để dễ bề cai trị đồng thời củng cố quyền lực. Khi thực hiện cải cách, ông phát hiện ra sự lạc hậu của khoa cử Nho giáo “Cử nghiệp nước ta xưa nay chỉ cốt học thuộc lòng sách cũ, không có ý gì mới đến lúc đem dùng chẳng khỏi thiếu sót. Nên một phen sửa chữ mới phải”. Biết vậy nhưng ông cũng chẳng có động thái gì để thay đổi.
Sự học thời phong kiến cốt là để đi thi, nếu đỗ đạt sẽ được bổ làm quan, thoát nghèo, được vinh quy bái tổ và “một người làm quan cả họ được nhờ”. Thế nên người Pháp bảo trong mỗi bụng người An Nam bao giờ cũng có một ông quan. Phan Bội Châu ghét cay ghét đắng khoa cử phong kiến, trong Việt Nam quốc sử khảo cụ phỉ báng “Trung Quốc bỏ khoa cử năm Canh Tý (1900), Triều Tiên bỏ năm Giáp Ngọ (1894), đó là một việc nhơ nhớp duy chỉ nước ta còn có mà thôi” và cụ mạt sát, “Cái mà ngàn muôn người khạc nhổ ra thì nước ta lại nuốt ực vào”.
Sau khi chiếm ba tỉnh miền đông rồi tiếp theo là ba tỉnh miền tây Nam Bộ, người Pháp đã nhận ra phải thay đổi giáo dục ở An Nam để đáp ứng cho cai trị và thương mại. Năm 1864, chính quyền Pháp mở trường Thông ngôn Sài Gòn dạy tiếng Pháp cho người Việt và dạy chữ quốc ngữ cho người Pháp, tuy nhiên trường không nằm trong hệ thống giáo dục chính thống. Hòa ước Thiên Tân ký năm 1885 giữa chính phủ Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) đã buộc quân Cờ Đen phải rút hết về nước và công nhận sự bảo hộ của Pháp với Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện các kế hoạch mà họ đã tính toán trước đó. Năm 1886, Tổng trú sứ Paul Bert ký quyết định thành lập trường Thông ngôn Hà Nội với mục đích đào tạo phiên dịch thay vì phải đưa thông ngôn Nam Kỳ từ Sài Gòn ra. Các khoa thi Hương thêm môn thi chữ quốc ngữ, giảm dần dạy chữ Hán mà không bỏ ngay để tránh gây ra cú sốc “cắt sự liên lạc với quá khứ” dẫn đến phản ứng của giới Nho sĩ Bắc Hà và đặc biệt là Nho sĩ Hà Thành đối với chính quyền. Năm 1897, Paul Doumer đảm nhận chức Toàn quyền Đông Dương, ông này áp dụng chính sách trực trị, xóa bỏ quan lại triều Nguyễn ở Hà Nội, xóa bỏ dần việc học chữ Hán và thi cử Nho học, thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Paul Doumer cho mở các trường tiểu học dạy bằng tiếng Pháp, vắng học trò, ông ta bắt các trưởng phố phải “nộp học sinh”. Bước tiếp theo Paul Doumer quyết định thành lập trường Collège Paul Bert (tương đương cấp II, nay là THPT Trần Phú trên phố Hai Bà Trưng). Lứa bỏ Nho theo Tây học đầu tiên không nhiều nhưng sau này trong số đó có người đã trở thành những nhà văn hóa lớn làm cầu nối giữa văn hóa Pháp và Việt như “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố”. Tháng 12-1902, Paul Doumer ký quyết định thành lập Trường Y Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine). Hiệu trưởng đầu tiên là bác sĩ Alexandre Yersin.
Dù chỉ tương đương như trường trung cấp (năm 1923 mới nâng lên lên cao đẳng) nhưng Trường y Đông Dương là trường đầu tiên trong hệ thống bậc cao đẳng và đại học ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Việc mở trường đã gây ra tranh cãi trong nghị viện Pháp lúc đó, “đào tạo trí thức An Nam họ sẽ biết chúng ta tranh luận tại nghị viện thế nào, điều đó rất bất lợi cho cai trị thuộc địa của nước Pháp”, nhưng phe chủ trương mở trường đã thắng thế.
Ngày 10-11-1907, Toàn quyền Paul Beau (nhiệm kỳ 1902-1907) đã ra nghị định thành lập Trường đại học Hà Nội gồm năm trường cao đẳng: Luật và Pháp chính, Khoa học, Y khoa, Xây dựng, Văn chương. Tuy nhiên do hệ thống giáo dục chưa hoàn chỉnh và Collège Paul Bert chỉ dạy con quan chức Pháp, công chức cao cấp người Việt nên không thể tuyển sinh được vì thế Toàn quyền Klobukowski (1908-1911) tạm dừng kế hoạch. Ngày 9-12-1908, Klobukowski ra quyết định thành lập Trường Thành chung Bảo hộ (Collège du Protectorat - tương đương trường cấp II hiện nay). Năm 1931 trường được nâng cấp thành Trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat - tương đương trường cấp III hiện nay). Trường xây dựng trên đất làng Thụy Khuê ở Kẻ Bưởi nên người dân gọi là trường Bưởi (trường THPT Chu văn An ngày nay).
Đến năm 1918, cùng với xóa bỏ hẳn kỳ thi Nho học trên lãnh thổ Việt Nam thì Hà Nội đã có bậc học thành chung và trường Trung học Đông Dương (năm 1923 đổi thành trường Albert Sarraut, khu vực phố Nguyễn Cảnh Chân hiện nay) sẽ hoàn thành xây dựng và nhận học sinh năm 1919 nên Toàn quyền Albert Sarraut quyết định xây dựng hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học ở Đông Dương. Nói chung các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam chỉ thành lập trong khoảng thời gian từ 1919-1924. Những năm 1930-1945 có sự thay đổi nhưng chỉ là tăng thêm các ngành học, mở rộng quy mô.
Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương. Học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp gồm có hai loại là cao đẳng và đại học. Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương nên hầu hết các trường đều tập trung ở đây và Hà Nội trở thành cái nôi đào tạo trí thức.
Dù số người biết tiếng Pháp không nhiều song không vì thế mà họ dễ dãi đầu vào. Học sinh thi vào Trường Thông ngôn Hà Nội phải thi bốn môn gồm: Một bài tập đọc, tập viết và giải nghĩa các từ Hán thông dụng, làm một bài luận bằng chữ quốc ngữ, làm bài tập với 4 phép tính số học; kiểm tra vấn đáp và làm một bài tập sơ đẳng về tiếng Pháp. Với Trường y Đông Dương điều kiện được thi là biết chút tiếng Pháp và thí sinh phải làm bài luận bằng chữ quốc ngữ, đề bài là “Bệnh tật và chữa trị ở xứ An Nam” cùng một buổi thi vấn đáp tiếng Pháp. Khóa đầu tiên có 121 thí sinh nhưng trúng tuyển 15 người trong đó có 7 thí sinh Hà Nội, trẻ nhất là Trần Đình Huy và Phạm Đình Minh mới 15 tuổi.
Quan niệm về giáo dục bậc cao của nước Pháp rất rõ ràng gồm đại học (université) và cao đẳng (école supérieure). Đối với đại học, học sinh muốn nhập học không phải qua bất cứ kỳ thi tuyển nào mà chỉ cần có bằng tú tài bản xứ hay tú tài Pháp là được vào. Việc thu nhận sinh viên không hạn định tuổi tác và số lượng. Chương trình chú trọng đào tạo một căn bản vững chãi cho tri thức chuyên ngành nào đó nhưng không nhất thiết đóng khung trong một lĩnh vực nhất định và cũng không mang tính chất nghề nghiệp bắt buộc như các trường cao đẳng chuyên nghiệp. Sinh viên phải tự túc về học phí (ngoại trừ sinh viên xuất sắc được học bổng). Khi tốt nghiệp chính quyền không có nhiệm vụ phân công công việc, cá nhân phải tự tìm kiếm.
Tuy nhiên muốn vào cao đẳng lại khác, vì là trường chuyên nghiệp nên thí sinh phải có bằng tú tài 2 hoặc tú tài toàn phần (bản xứ hoặc Pháp). Tiếp đó học sinh phải qua một kỳ thi (concours) bằng tiếng Pháp và tùy theo từng trường thí sinh sẽ thi một hay nhiều môn. Đề thi do chính trường đó ra, ví dụ thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thì thí sinh phải thi ba môn gồm: Hình họa (vẽ người mẫu) trong 6 buổi, mỗi buổi 3 giờ; Bố cục trang trí theo đề tài và luật xa gần, ngoài ra còn một môn mang tính kiểm tra là bài luận. Để đảm bảo nghiêm túc và công bằng, trường tổ chức thi trong cùng một thời gian ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Phnom Penh, Vientiane. Bài thi của thí sinh được niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng. Trường Cao đẳng Thú y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l’Indochine) đào tạo phụ tá thú y sĩ với học trình bốn năm thì tuyển sinh lại khác. Từ 1918-1925, ai muốn học trường này chỉ cần có bằng thành chung, không phải thi tuyển, tốt nghiệp thành y sĩ thú y. Tuy nhiên, từ 1925-1935, để nâng cao chất lượng đầu vào, ngoài phải có bằng thành chung hoặc tú tài thí sinh phải qua kỳ thi tuyển bốn môn: Bài luận bằng tiếng Pháp, kiến thức động vật, hóa học và địa lý. Từ 1941 phải có bằng tú tài và khám sức khỏe mới được dự thi. Tốt nghiệp với văn bằng bác sĩ thú y. Còn Trường Công chính (École des Travaux Publics) đào tạo cán sự chuyên môn cho các sở công chính, địa chính và địa dư với học trình hai năm, hạn tuổi từ 18 đến 25. Lúc đầu, điều kiện phải có bằng tiểu học nhưng từ năm 1913 nếu có bằng thành chung thì được miễn thi. Năm 1944, đổi thành Trường cao đẳng Công chính (École Supérieur de Traveaux Publics) đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chính nên thi cử càng gay gắt hơn.
Nhìn chung học sinh trúng tuyển cao đẳng được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lĩnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) trong một thời gian ấn định, nếu từ chối sự phân công sẽ phải bồi thường tiền học bổng. Chương trình học tại các trường cao đẳng đào tạo chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như: bác sĩ, kỹ sư, công chức... rất quy củ và kỷ luật chặt chẽ. Tuy nhiên tính đến năm 1930 toàn cõi Việt Nam mới chỉ có 500 sinh viên nên việc tổ chức thi tuyển không phức tạp. Phần lớn là con cái các gia đình có điều kiện do vậy việc thí sinh ngoại tỉnh trọ vài ngày ở Hà Nội cũng không là vấn đề lớn. Thi cử cũng không là sự kiện lớn ảnh hưởng đến toàn xã hội như kỳ các thi Hương “gây náo loạn Hà Nội” hay gây tắc đường như thi đại học hiện nay. Trước năm 1945, các cô gái con nhà giàu có ở Hàng Ngang, Hàng Đào có câu “Phi cao đẳng bất thành phu phụ”, tiêu chuẩn chọn chồng của các cô là các anh phải có bằng đại học, cao đẳng.
Sau 1954, hệ thống giáo dục có sự thay đổi lớn, bỏ mô hình Pháp theo mô hình giáo dục Trung Quốc rồi mô hình Liên Xô. Giáo dục phổ thông rút lại còn 10 năm được chia làm ba cấp và trung học gọi là cấp III. Bậc đại học vẫn giữ nguyên nhưng người ta xóa bỏ bậc cao đẳng thay vào đó hệ trung cấp và sơ cấp. Tốt nghiệp cấp II (lớp 7), nộp đơn học 1 năm (gọi là 7+1) ra làm cô giáo dạy cấp I, học 2 năm (7+2) ra trường dạy cấp II. Học sinh tốt nghiệp cấp III làm đơn đề đạt nguyện vọng vào trường đại học nào mà họ thích, tuy nhiên ban tuyển sinh xem xét học lực có thể điều chỉnh nguyện vọng, sau đó học sinh chỉ làm bài kiểm tra. Nói chung sau 1954 đến 1970, cứ tốt nghiệp lớp 10 là học sinh nghiễm nhiên được vào đại học. Học sơ cấp, trung cấp hay đại học đều được học bổng và tiêu chuẩn lương thực cung cấp là 17kg.
Chủ nghĩa lý lịch khiến có những học sinh học giỏi nhưng vì thành phần gia đình là tư sản, địa chủ, là “giai cấp bóc lột” đã không thể vào được đại học. Thầy Hải dạy môn Vật lý khi tôi học trường cấp III Đoàn Kết kể rằng “Thầy con nhà tư sản nhưng cha mẹ có đóng góp cho kháng chiến, chính quyền xác nhận nên được học Đại học Sư phạm”. Vào trường, thầy hay bị sinh viên châm chọc, gièm pha và một lần trong lúc nói chuyện thầy vô tình pha một câu tiếng Pháp đã bị lớp kiểm điểm vì nói tiếng của bọn thực dân. Trước những lời lẽ cay nghiệt, xúc phạm, thầy định bỏ học nhưng vì tương lai thầy đành nhẫn nhục câm lặng. Nhiều học sinh cũng được chọn đi học đại học ở Liên Xô, Trung Quốc, nhưng giai đoạn này nảy sinh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội và Liên Xô bị quy là “chủ nghĩa xét lại”, điều đó tác động trực tiếp tới Việt Nam và nhiều lưu học sinh đang học ở Liên Xô buộc phải về nước.
Năm 1970, khi số học sinh tốt nghiệp cấp III ngày càng nhiều thì ngành giáo dục áp dụng chính sách thi đại học, trung cấp. Thi đại học chia ra ba khối A, B, C. Khối A thi vào các ngành khoa học, kỹ thuật của các trường: Bách khoa, Giao thông, Xây dựng, Mỏ-Địa chất, Tổng hợp, Kinh tế quốc dân... Khối B vào trường Đại học Y, Dược, một số ngành của trường Sư phạm hay Tổng hợp, còn khối C vào các ngành xã hội Đại học Ngoại ngữ, Sư phạm Ngoại ngữ, Tổng hợp. Trung cấp cũng phải thi. Bài thi rọc phách khi chấm để đảm bảo khách quan. Học sinh thời đó có vẻ “dốt” hơn thời nay, hay đề thi khó hơn mà điểm chuẩn vào nhiều trường có năm dưới 15 điểm. Ví như năm 1975 thi ba môn: Toán, Lý, Hóa nhưng chỉ 13 điểm là đỗ Đại học Xây dựng. Và cũng từ năm này thí sinh nào thi đỗ đại học điểm cao (theo điểm chuẩn quy định tùy từng năm) sẽ được đi học nước ngoài, thí sinh nào có anh hay chị đang học ở nước ngoài thì bắt buộc điểm phải cao hơn điểm chuẩn vài điểm mới được đi. Sinh viên Việt Nam chủ yếu học tại Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Cuba... nhưng đông nhất là Liên Xô với đủ các ngành học kể cả ngành khoa học chính trị, theo chương trình viện trợ đào tạo của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử thi đại học Việt Nam có lẽ kỳ thi năm 1972 là đặc biệt nhất vì học sinh nội thành Hà Nội phải thi vào sáng sớm và kết thúc trước khi trời sáng tỏ vì sợ máy bay Mỹ ném bom. Một số trường cho học sinh thi dưới lán nửa chìm nửa nổi nên sĩ tử phải mang theo đèn dầu mới có ánh sáng làm bài. Cho đến năm 1976, học sinh Hà Nội tự lên Ban tuyển sinh thành phố (ở phố Lý Thái Tổ) lấy kết quả thi, trước năm này, thí sinh dù đủ điểm nhưng không Đoàn viên và Hạnh kiểm Kém cũng bị trượt.
Cổng trường đại học cao vời vợi
Mười thằng trèo tới chín thằng rơi
Trong “chín thằng rơi” có “thằng” không hẳn điểm thấp mà vì thí sinh khác được cộng điểm ưu tiên. Nhà nước có chính sách ưu tiên con cán bộ cao cấp, trung cấp, con liệt sĩ. Ngoài ra còn có đại học tại chức, chuyên tu dành cho người đã đi làm. Vì thi đầu vào không nghiêm túc nên mới có câu “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”.
Học dường như cũng phải có mả song nhiều thí sinh khát khao đại học thi lại lần thứ ba vẫn “té re” mới chịu đi học nghề hoặc làm công nhân. Câu “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm” có hai nghĩa, một là những trường này là trường ở vị trí đầu, và hai là điểm thi phải cao. Thời gian học là năm năm, cho đến đầu những năm 1990 một số trường rút xuống còn bốn năm và ngoại ngữ bắt buộc chủ yếu là tiếng Nga. Thời bao cấp có khá nhiều ca dao mới phản ánh thực tế giáo dục:
Năm năm có chín kỳ thi
Một kỳ tốt nghiệp còn gì là xuân
Trông thi vào đại học hồi đó rất nghiêm nên:
Giám thị nhìn em giám thị cười
Em nhìn giám thị nước mắt rơi
Con gái thi vào Bách khoa hay Đại học Xây dựng thường bị giễu “Quỷ Bách khoa, ma Xây dựng”.
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, từ lúc đó không còn chính sách thí sinh đỗ điểm cao được đi học ở khu vực này, thay vào đó là các chương trình du học tự túc hoặc đi theo học bổng các trường trên thế giới cấp.
Thời nay xã hội cứ ồn ã chuyện học thêm nhưng thời bao cấp cũng đã có học thêm, chỉ khác cách gọi là phụ đạo cho học sinh kém, hoặc học sinh muốn học nâng cao, không phải đóng tiền cho đến mãi thập niên 80. Tập đề thi các năm và bài giải được in roneo trên giấy đen sì có bán ở hiệu sách. Cũng thời nay do quan niệm bằng đại học hơn bằng cao đẳng dù đào tạo đại học và cao đẳng khác nhau, sự sai lầm này dẫn đến các cơ quan nhà nước tuyển nhân sự vẫn ưu tiên bằng đại học. Và hệ lụy kéo theo một số trường cao đẳng cố gắng xin nâng thành đại học, vừa lôi kéo thí sinh và kéo dài thời gian đào tạo để thu thêm tiền.
Tháng 3-2015, ngành giáo dục đã công bố bỏ thi đại học, cao đẳng, kết quả xét tuyển vào các trường căn cứ vào điểm tốt nghiệp phổ thông. Thực sự không phải là bước ngoặt mà quay lại như giáo dục thời trước.
Sự học thời phong kiến cốt là để đi thi, nếu đỗ đạt sẽ được bổ làm quan, thoát nghèo, được vinh quy bái tổ và “một người làm quan cả họ được nhờ”. Thế nên người Pháp bảo trong mỗi bụng người An Nam bao giờ cũng có một ông quan. Phan Bội Châu ghét cay ghét đắng khoa cử phong kiến, trong Việt Nam quốc sử khảo cụ phỉ báng “Trung Quốc bỏ khoa cử năm Canh Tý (1900), Triều Tiên bỏ năm Giáp Ngọ (1894), đó là một việc nhơ nhớp duy chỉ nước ta còn có mà thôi” và cụ mạt sát, “Cái mà ngàn muôn người khạc nhổ ra thì nước ta lại nuốt ực vào”.
Sau khi chiếm ba tỉnh miền đông rồi tiếp theo là ba tỉnh miền tây Nam Bộ, người Pháp đã nhận ra phải thay đổi giáo dục ở An Nam để đáp ứng cho cai trị và thương mại. Năm 1864, chính quyền Pháp mở trường Thông ngôn Sài Gòn dạy tiếng Pháp cho người Việt và dạy chữ quốc ngữ cho người Pháp, tuy nhiên trường không nằm trong hệ thống giáo dục chính thống. Hòa ước Thiên Tân ký năm 1885 giữa chính phủ Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) đã buộc quân Cờ Đen phải rút hết về nước và công nhận sự bảo hộ của Pháp với Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện các kế hoạch mà họ đã tính toán trước đó. Năm 1886, Tổng trú sứ Paul Bert ký quyết định thành lập trường Thông ngôn Hà Nội với mục đích đào tạo phiên dịch thay vì phải đưa thông ngôn Nam Kỳ từ Sài Gòn ra. Các khoa thi Hương thêm môn thi chữ quốc ngữ, giảm dần dạy chữ Hán mà không bỏ ngay để tránh gây ra cú sốc “cắt sự liên lạc với quá khứ” dẫn đến phản ứng của giới Nho sĩ Bắc Hà và đặc biệt là Nho sĩ Hà Thành đối với chính quyền. Năm 1897, Paul Doumer đảm nhận chức Toàn quyền Đông Dương, ông này áp dụng chính sách trực trị, xóa bỏ quan lại triều Nguyễn ở Hà Nội, xóa bỏ dần việc học chữ Hán và thi cử Nho học, thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Paul Doumer cho mở các trường tiểu học dạy bằng tiếng Pháp, vắng học trò, ông ta bắt các trưởng phố phải “nộp học sinh”. Bước tiếp theo Paul Doumer quyết định thành lập trường Collège Paul Bert (tương đương cấp II, nay là THPT Trần Phú trên phố Hai Bà Trưng). Lứa bỏ Nho theo Tây học đầu tiên không nhiều nhưng sau này trong số đó có người đã trở thành những nhà văn hóa lớn làm cầu nối giữa văn hóa Pháp và Việt như “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố”. Tháng 12-1902, Paul Doumer ký quyết định thành lập Trường Y Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine). Hiệu trưởng đầu tiên là bác sĩ Alexandre Yersin.
Dù chỉ tương đương như trường trung cấp (năm 1923 mới nâng lên lên cao đẳng) nhưng Trường y Đông Dương là trường đầu tiên trong hệ thống bậc cao đẳng và đại học ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Việc mở trường đã gây ra tranh cãi trong nghị viện Pháp lúc đó, “đào tạo trí thức An Nam họ sẽ biết chúng ta tranh luận tại nghị viện thế nào, điều đó rất bất lợi cho cai trị thuộc địa của nước Pháp”, nhưng phe chủ trương mở trường đã thắng thế.
Ngày 10-11-1907, Toàn quyền Paul Beau (nhiệm kỳ 1902-1907) đã ra nghị định thành lập Trường đại học Hà Nội gồm năm trường cao đẳng: Luật và Pháp chính, Khoa học, Y khoa, Xây dựng, Văn chương. Tuy nhiên do hệ thống giáo dục chưa hoàn chỉnh và Collège Paul Bert chỉ dạy con quan chức Pháp, công chức cao cấp người Việt nên không thể tuyển sinh được vì thế Toàn quyền Klobukowski (1908-1911) tạm dừng kế hoạch. Ngày 9-12-1908, Klobukowski ra quyết định thành lập Trường Thành chung Bảo hộ (Collège du Protectorat - tương đương trường cấp II hiện nay). Năm 1931 trường được nâng cấp thành Trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat - tương đương trường cấp III hiện nay). Trường xây dựng trên đất làng Thụy Khuê ở Kẻ Bưởi nên người dân gọi là trường Bưởi (trường THPT Chu văn An ngày nay).
Đến năm 1918, cùng với xóa bỏ hẳn kỳ thi Nho học trên lãnh thổ Việt Nam thì Hà Nội đã có bậc học thành chung và trường Trung học Đông Dương (năm 1923 đổi thành trường Albert Sarraut, khu vực phố Nguyễn Cảnh Chân hiện nay) sẽ hoàn thành xây dựng và nhận học sinh năm 1919 nên Toàn quyền Albert Sarraut quyết định xây dựng hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học ở Đông Dương. Nói chung các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam chỉ thành lập trong khoảng thời gian từ 1919-1924. Những năm 1930-1945 có sự thay đổi nhưng chỉ là tăng thêm các ngành học, mở rộng quy mô.
Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương. Học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp gồm có hai loại là cao đẳng và đại học. Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương nên hầu hết các trường đều tập trung ở đây và Hà Nội trở thành cái nôi đào tạo trí thức.
Dù số người biết tiếng Pháp không nhiều song không vì thế mà họ dễ dãi đầu vào. Học sinh thi vào Trường Thông ngôn Hà Nội phải thi bốn môn gồm: Một bài tập đọc, tập viết và giải nghĩa các từ Hán thông dụng, làm một bài luận bằng chữ quốc ngữ, làm bài tập với 4 phép tính số học; kiểm tra vấn đáp và làm một bài tập sơ đẳng về tiếng Pháp. Với Trường y Đông Dương điều kiện được thi là biết chút tiếng Pháp và thí sinh phải làm bài luận bằng chữ quốc ngữ, đề bài là “Bệnh tật và chữa trị ở xứ An Nam” cùng một buổi thi vấn đáp tiếng Pháp. Khóa đầu tiên có 121 thí sinh nhưng trúng tuyển 15 người trong đó có 7 thí sinh Hà Nội, trẻ nhất là Trần Đình Huy và Phạm Đình Minh mới 15 tuổi.
Quan niệm về giáo dục bậc cao của nước Pháp rất rõ ràng gồm đại học (université) và cao đẳng (école supérieure). Đối với đại học, học sinh muốn nhập học không phải qua bất cứ kỳ thi tuyển nào mà chỉ cần có bằng tú tài bản xứ hay tú tài Pháp là được vào. Việc thu nhận sinh viên không hạn định tuổi tác và số lượng. Chương trình chú trọng đào tạo một căn bản vững chãi cho tri thức chuyên ngành nào đó nhưng không nhất thiết đóng khung trong một lĩnh vực nhất định và cũng không mang tính chất nghề nghiệp bắt buộc như các trường cao đẳng chuyên nghiệp. Sinh viên phải tự túc về học phí (ngoại trừ sinh viên xuất sắc được học bổng). Khi tốt nghiệp chính quyền không có nhiệm vụ phân công công việc, cá nhân phải tự tìm kiếm.
Tuy nhiên muốn vào cao đẳng lại khác, vì là trường chuyên nghiệp nên thí sinh phải có bằng tú tài 2 hoặc tú tài toàn phần (bản xứ hoặc Pháp). Tiếp đó học sinh phải qua một kỳ thi (concours) bằng tiếng Pháp và tùy theo từng trường thí sinh sẽ thi một hay nhiều môn. Đề thi do chính trường đó ra, ví dụ thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thì thí sinh phải thi ba môn gồm: Hình họa (vẽ người mẫu) trong 6 buổi, mỗi buổi 3 giờ; Bố cục trang trí theo đề tài và luật xa gần, ngoài ra còn một môn mang tính kiểm tra là bài luận. Để đảm bảo nghiêm túc và công bằng, trường tổ chức thi trong cùng một thời gian ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Phnom Penh, Vientiane. Bài thi của thí sinh được niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng. Trường Cao đẳng Thú y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l’Indochine) đào tạo phụ tá thú y sĩ với học trình bốn năm thì tuyển sinh lại khác. Từ 1918-1925, ai muốn học trường này chỉ cần có bằng thành chung, không phải thi tuyển, tốt nghiệp thành y sĩ thú y. Tuy nhiên, từ 1925-1935, để nâng cao chất lượng đầu vào, ngoài phải có bằng thành chung hoặc tú tài thí sinh phải qua kỳ thi tuyển bốn môn: Bài luận bằng tiếng Pháp, kiến thức động vật, hóa học và địa lý. Từ 1941 phải có bằng tú tài và khám sức khỏe mới được dự thi. Tốt nghiệp với văn bằng bác sĩ thú y. Còn Trường Công chính (École des Travaux Publics) đào tạo cán sự chuyên môn cho các sở công chính, địa chính và địa dư với học trình hai năm, hạn tuổi từ 18 đến 25. Lúc đầu, điều kiện phải có bằng tiểu học nhưng từ năm 1913 nếu có bằng thành chung thì được miễn thi. Năm 1944, đổi thành Trường cao đẳng Công chính (École Supérieur de Traveaux Publics) đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chính nên thi cử càng gay gắt hơn.
Nhìn chung học sinh trúng tuyển cao đẳng được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lĩnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) trong một thời gian ấn định, nếu từ chối sự phân công sẽ phải bồi thường tiền học bổng. Chương trình học tại các trường cao đẳng đào tạo chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như: bác sĩ, kỹ sư, công chức... rất quy củ và kỷ luật chặt chẽ. Tuy nhiên tính đến năm 1930 toàn cõi Việt Nam mới chỉ có 500 sinh viên nên việc tổ chức thi tuyển không phức tạp. Phần lớn là con cái các gia đình có điều kiện do vậy việc thí sinh ngoại tỉnh trọ vài ngày ở Hà Nội cũng không là vấn đề lớn. Thi cử cũng không là sự kiện lớn ảnh hưởng đến toàn xã hội như kỳ các thi Hương “gây náo loạn Hà Nội” hay gây tắc đường như thi đại học hiện nay. Trước năm 1945, các cô gái con nhà giàu có ở Hàng Ngang, Hàng Đào có câu “Phi cao đẳng bất thành phu phụ”, tiêu chuẩn chọn chồng của các cô là các anh phải có bằng đại học, cao đẳng.
Sau 1954, hệ thống giáo dục có sự thay đổi lớn, bỏ mô hình Pháp theo mô hình giáo dục Trung Quốc rồi mô hình Liên Xô. Giáo dục phổ thông rút lại còn 10 năm được chia làm ba cấp và trung học gọi là cấp III. Bậc đại học vẫn giữ nguyên nhưng người ta xóa bỏ bậc cao đẳng thay vào đó hệ trung cấp và sơ cấp. Tốt nghiệp cấp II (lớp 7), nộp đơn học 1 năm (gọi là 7+1) ra làm cô giáo dạy cấp I, học 2 năm (7+2) ra trường dạy cấp II. Học sinh tốt nghiệp cấp III làm đơn đề đạt nguyện vọng vào trường đại học nào mà họ thích, tuy nhiên ban tuyển sinh xem xét học lực có thể điều chỉnh nguyện vọng, sau đó học sinh chỉ làm bài kiểm tra. Nói chung sau 1954 đến 1970, cứ tốt nghiệp lớp 10 là học sinh nghiễm nhiên được vào đại học. Học sơ cấp, trung cấp hay đại học đều được học bổng và tiêu chuẩn lương thực cung cấp là 17kg.
Chủ nghĩa lý lịch khiến có những học sinh học giỏi nhưng vì thành phần gia đình là tư sản, địa chủ, là “giai cấp bóc lột” đã không thể vào được đại học. Thầy Hải dạy môn Vật lý khi tôi học trường cấp III Đoàn Kết kể rằng “Thầy con nhà tư sản nhưng cha mẹ có đóng góp cho kháng chiến, chính quyền xác nhận nên được học Đại học Sư phạm”. Vào trường, thầy hay bị sinh viên châm chọc, gièm pha và một lần trong lúc nói chuyện thầy vô tình pha một câu tiếng Pháp đã bị lớp kiểm điểm vì nói tiếng của bọn thực dân. Trước những lời lẽ cay nghiệt, xúc phạm, thầy định bỏ học nhưng vì tương lai thầy đành nhẫn nhục câm lặng. Nhiều học sinh cũng được chọn đi học đại học ở Liên Xô, Trung Quốc, nhưng giai đoạn này nảy sinh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội và Liên Xô bị quy là “chủ nghĩa xét lại”, điều đó tác động trực tiếp tới Việt Nam và nhiều lưu học sinh đang học ở Liên Xô buộc phải về nước.
Năm 1970, khi số học sinh tốt nghiệp cấp III ngày càng nhiều thì ngành giáo dục áp dụng chính sách thi đại học, trung cấp. Thi đại học chia ra ba khối A, B, C. Khối A thi vào các ngành khoa học, kỹ thuật của các trường: Bách khoa, Giao thông, Xây dựng, Mỏ-Địa chất, Tổng hợp, Kinh tế quốc dân... Khối B vào trường Đại học Y, Dược, một số ngành của trường Sư phạm hay Tổng hợp, còn khối C vào các ngành xã hội Đại học Ngoại ngữ, Sư phạm Ngoại ngữ, Tổng hợp. Trung cấp cũng phải thi. Bài thi rọc phách khi chấm để đảm bảo khách quan. Học sinh thời đó có vẻ “dốt” hơn thời nay, hay đề thi khó hơn mà điểm chuẩn vào nhiều trường có năm dưới 15 điểm. Ví như năm 1975 thi ba môn: Toán, Lý, Hóa nhưng chỉ 13 điểm là đỗ Đại học Xây dựng. Và cũng từ năm này thí sinh nào thi đỗ đại học điểm cao (theo điểm chuẩn quy định tùy từng năm) sẽ được đi học nước ngoài, thí sinh nào có anh hay chị đang học ở nước ngoài thì bắt buộc điểm phải cao hơn điểm chuẩn vài điểm mới được đi. Sinh viên Việt Nam chủ yếu học tại Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Cuba... nhưng đông nhất là Liên Xô với đủ các ngành học kể cả ngành khoa học chính trị, theo chương trình viện trợ đào tạo của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử thi đại học Việt Nam có lẽ kỳ thi năm 1972 là đặc biệt nhất vì học sinh nội thành Hà Nội phải thi vào sáng sớm và kết thúc trước khi trời sáng tỏ vì sợ máy bay Mỹ ném bom. Một số trường cho học sinh thi dưới lán nửa chìm nửa nổi nên sĩ tử phải mang theo đèn dầu mới có ánh sáng làm bài. Cho đến năm 1976, học sinh Hà Nội tự lên Ban tuyển sinh thành phố (ở phố Lý Thái Tổ) lấy kết quả thi, trước năm này, thí sinh dù đủ điểm nhưng không Đoàn viên và Hạnh kiểm Kém cũng bị trượt.
Cổng trường đại học cao vời vợi
Mười thằng trèo tới chín thằng rơi
Trong “chín thằng rơi” có “thằng” không hẳn điểm thấp mà vì thí sinh khác được cộng điểm ưu tiên. Nhà nước có chính sách ưu tiên con cán bộ cao cấp, trung cấp, con liệt sĩ. Ngoài ra còn có đại học tại chức, chuyên tu dành cho người đã đi làm. Vì thi đầu vào không nghiêm túc nên mới có câu “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”.
Học dường như cũng phải có mả song nhiều thí sinh khát khao đại học thi lại lần thứ ba vẫn “té re” mới chịu đi học nghề hoặc làm công nhân. Câu “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm” có hai nghĩa, một là những trường này là trường ở vị trí đầu, và hai là điểm thi phải cao. Thời gian học là năm năm, cho đến đầu những năm 1990 một số trường rút xuống còn bốn năm và ngoại ngữ bắt buộc chủ yếu là tiếng Nga. Thời bao cấp có khá nhiều ca dao mới phản ánh thực tế giáo dục:
Năm năm có chín kỳ thi
Một kỳ tốt nghiệp còn gì là xuân
Trông thi vào đại học hồi đó rất nghiêm nên:
Giám thị nhìn em giám thị cười
Em nhìn giám thị nước mắt rơi
Con gái thi vào Bách khoa hay Đại học Xây dựng thường bị giễu “Quỷ Bách khoa, ma Xây dựng”.
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, từ lúc đó không còn chính sách thí sinh đỗ điểm cao được đi học ở khu vực này, thay vào đó là các chương trình du học tự túc hoặc đi theo học bổng các trường trên thế giới cấp.
Thời nay xã hội cứ ồn ã chuyện học thêm nhưng thời bao cấp cũng đã có học thêm, chỉ khác cách gọi là phụ đạo cho học sinh kém, hoặc học sinh muốn học nâng cao, không phải đóng tiền cho đến mãi thập niên 80. Tập đề thi các năm và bài giải được in roneo trên giấy đen sì có bán ở hiệu sách. Cũng thời nay do quan niệm bằng đại học hơn bằng cao đẳng dù đào tạo đại học và cao đẳng khác nhau, sự sai lầm này dẫn đến các cơ quan nhà nước tuyển nhân sự vẫn ưu tiên bằng đại học. Và hệ lụy kéo theo một số trường cao đẳng cố gắng xin nâng thành đại học, vừa lôi kéo thí sinh và kéo dài thời gian đào tạo để thu thêm tiền.
Tháng 3-2015, ngành giáo dục đã công bố bỏ thi đại học, cao đẳng, kết quả xét tuyển vào các trường căn cứ vào điểm tốt nghiệp phổ thông. Thực sự không phải là bước ngoặt mà quay lại như giáo dục thời trước.
Bình luận truyện