Diễn Trò
Chương 18: Lần đầu tiên em nấu cơm cho anh, anh phải nhớ cả đời
Biên tập: Bột
Cận Tiêu dậy sớm và tới phòng bếp hỏi nguyên liệu nấu ăn. Mẹ Ngô thấy cô như vậy thì vui vẻ không thôi, bà nói rất nhiều lời như “Nên như vậy”, “Cũng nên quan tâm tới cậu chủ một chút”.
Tình cảm của Cận Tiêu và cậu Tư có êm đẹp hay không chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của mẹ Ngô. Cô không đáp lại gì mà chỉ hỏi bột mì ở đâu, rau củ ở nơi nào.
Lại nói đến việc này, có một khoảng thời gian Cận Tiêu rất thích xuống bếp, dù có bị cha trách lãng phí đồ ăn, cô cũng kiên trì nhận việc. Đó thật ra không phải tác phong trước sau như một của cô, nhưng dù người trong nhà có mỉa mai thế nào, vì tập san «Tulip» nên cô vẫn kiên trì làm tới cùng.
Đồ ăn mình nấu ra có thể mang đến yên bình và vui vẻ cho người ta là cảm giác người khác không tài nào cảm nhận được. Nấu ra một món ăn ngon, nướng được một mẻ bánh quy là một loại ám ảnh cưỡng chế. Người sống có thể khống chế được rất ít điều, nhưng nấu ăn lại là một chuyện trong số đó.
Dù bất cẩn tham khảo sai tài liệu, nhưng đôi lúc con người ta lại ngẫu nhiên phát hiện được hương vị ngọt lành hơn. Nếu cuộc đời cũng là một quá trình như thế, vậy thì thật tươi đẹp làm sao.
Nhưng đã rất lâu rồi cô không vào bếp, Cận Tiêu tuổi nhỏ không hiểu chuyện được đón từ nhà bà nội về thành mới muốn ra sức lấy lòng người nhà, thậm chí khi ấy cô còn quên hỏi vì sao lại đưa mình lên núi ở với bà nội?
Cô cứ ra sức nấu nướng như vậy nhưng không những không được quan tâm nhiều hơn, trái lại còn bị mỉa mai “Mày cũng chỉ là phận làm bếp mà thôi”. Vì thế lòng Cận Tiêu dần nguội lạnh, sau cũng cảm thấy có lẽ đó không phải là cách để lấy lòng người khác.
Con người bị từ chối nhiều tự nhiên sẽ sinh ra bản năng bảo vệ bản thân, luôn muốn bao bọc mình nhiều hơn một chút. Ngày thường Cận Tiêu lấy lòng cậu Tư chỉ bằng mấy câu mềm nắn rắn buông đơn giản hay lúc thân mật chủ động thêm một chút mà thôi. Có điều hôm nay lại khác, hôm nay cô muốn chân thành biểu đạt sự ngượng ngùng của mình.
Cô ngượng ngùng vì mỗi người đều có không gian riêng, cậu Tư đã tôn trọng nhà kính trồng hoa của cô, cô lại xem trộm đồ riêng tư của cậu Tư, còn uống trộm rượu cậu Tư cất giữ, như vậy thật không phải phép chút nào.
Nhưng những thứ nhìn thấy đêm qua khiến cô hoảng sợ vô cùng. Cách mạng phía Nam huyên náo mà rầm rộ, Cận Tiêu rất sợ cậu Tư cũng cầm súng đi mất như vậy. Khi còn nhỏ cô từng khổ sở không ít nhưng chưa từng trải qua sinh ly tử biệt, cũng càng không muốn cậu Tư phải trải qua những chuyện như vậy. Cận Tiêu mới phát hiện tiếng lòng mình và còn chưa nghĩ ra cách che giấu thật tốt thì đã đối mặt với sầu lo như thế, vì vậy mới khiến cô không biết phải giữ anh lại thế nào cho phải.
Cô rắc lá húng quế vụn lên bánh mì nướng, cậu Tư từng du học nước ngoài, có lẽ sẽ thích bữa sáng kiểu Tây đây. Cô vừa cầm chổi quết thực phẩm phết mật ong lên một lát bánh mì nướng khác vừa dặn Oanh Yến ở bên cạnh: “Đi xem cậu Tư rời giường chưa.”
Cô vừa dứt lời thì có giọng nam truyền đến từ phía sau: “Anh có phải em đâu, sẽ không ngủ nướng.”
Cận Tiêu bị anh làm giật mình, còn cậu Tư đã đứng sau lưng cô từ lâu rồi, có lẽ anh còn đứng đó từ lúc cô cắt bánh mì thành lát cũng nên. Cận Tiêu nghĩ cậu Tư nhìn thấy những chuyện này thì hơi đỏ mặt rồi nhẹ giọng oán giận: “Đi đường không có tiếng gì cả.”
Cô chỉ nghiêng đầu chứ không đối diện với anh mà đã đỏ mặt đến thế rồi. Cậu Tư nhếch miệng, Cận Tiêu lúc tỉnh táo và lúc say rượu quả là hai người hoàn toàn khác nhau. Người đêm qua còn nói với anh “Cậu khiến em thoải mái quá” lúc này chưa bị trêu đã đỏ mặt, thật giống như cô công chúa Ả Rập tới đêm lại đổi tính trong truyền thuyết vậy.
Cậu Tư ôm lấy cô từ phía sau, cằm của anh cũng vừa lúc tì vào mái tóc mềm mại của Cận Tiêu. Lời anh hỏi cô lúc này thật giống thuở nhỏ hỏi mẹ về bữa sáng, anh chỉ vào những lát bánh mì nướng kia: “Đây là gì thế?”
Cận Tiêu lại như nghe được tiếng máu mình lưu chuyển, nhưng cô vẫn cố gắng vờ bình tĩnh trả lời anh: “Bánh mì nướng mật ong, không biết cậu có thích ăn không.”
Cậu Tư “ồ” lên, giọng cũng mang ý cười: “Sao lại không thích, em làm gì anh cũng thích ăn hết.”
Thật ra anh nói những lời này mang theo chút lấy lòng, rất giống chú chó con len lén làm nũng, nhưng anh lại không biết Cận Tiêu sẽ phản ứng thế nào nên cũng thấp tha thấp thỏm mãi thôi. Cận Tiêu nghe xong lại quay đầu nhìn anh, đôi đồng tử sáng lấp lánh kia có thêm mấy phần chăm chú khiến anh cho là mình nói sai.
“Nếu không ngon thì phải nói với em đấy.”
Lời nói của Cận Tiêu rất nghiêm túc, lúc này cô giống như học cứu nữ (1) tính toán chi li ở trường, thậm chí còn ăn không ngon ngủ không yên chỉ vì chút tham số.
(1) Học cứu: chỉ người chuyên nghiên cứu Kinh thư rồi đi thi chế độ khoa cử thời Đường, về sau dùng để chỉ những kẻ hủ nho.
Thật ra Cận Tiêu là người rất trọng kết quả, bởi ngày thường cô không có cơ hội để thấy được kết quả đó. Có lẽ cậu Tư nói “ngon” chỉ để cô vui, nhưng cô vô cùng muốn biết rốt cuộc thành phẩm của những thứ mình chuẩn bị từng li từng tí này sẽ ra sao.
Cô vốn ham học, thích điểm số, thích so sánh những tiêu chuẩn nhận xét của mình với người khác, sau đó hình thành nhận thức cho bản thân. Tâm lý học gọi những việc này là “tự kiểm soát” (2). Bình thường cô diễn như không để ý tới ánh mắt của người khác, nhưng trên thực tế lại để bụng vô cùng.
(2) Tự kiểm soát (Self-monitoring) là một khái niệm được giới thiệu bởi Mark Snyder vào những năm 1970. Khái niệm này cho thấy con người kiểm soát cách xuất hiện và thể hiện bản thân, hành vi biểu cảm cùng với thể hiện tình cảm không lời của họ. Nhìn chung, con người có khả năng và mong muốn điều khiển cảm xúc của mình bằng nhiều cách khác nhau (thuyết nghệ thuật kịch). Thuyết nghệ thuật kịch là một đặc điểm tính cách liên quan đến khả năng điều chỉnh hành vi để thích ứng với các tình huống của xã hội. Những người quan tâm tới cách xuất hiện của bản thân (quản lý ấn tượng trước người khác) có xu hướng giám sát đối tượng của họ một cách chặt chẽ để đảm bảo hình ảnh (của mình) phù hợp hay đúng với mong ước khi xuất hiện trước đám đông. Những người tự kiểm soát cố để hiểu các cá nhân hay các nhóm nghĩ gì về hành động của họ. Một số loại hình tính cách thường có hành động tự phát (tự kiểm soát kém) và một số khác có xu hướng kiểm soát và chú ý điều chỉnh hành vi của mình (tự kiểm soát tốt).
Thật ra ngờ nghệch cũng không có gì không tốt. Sau những chuyện từ thời thơ ấu kia, mỗi lần Cận Tiêu thay đổi tâm tư và sức lực đều rất quan tâm tới kết quả. Nếu đã khó được quan tâm, vậy không thể để người ta giẫm đạp lên chân thành của mình để rồi rơi vào cảnh tức cười được. Cô biết những lời cậu Tư nói là tình thú, nói dựa theo mong muốn của cô nhưng Cận Tiêu cũng thấy mình sát phong cảnh vô cùng.
Cô thở dài đầy chán nản, sau đó giọng đượm dịu dàng của cậu Tư lại vang lên trên đỉnh đầu cô: “Anh đã ăn ở không ít tiệm, chắc hẳn sẽ có tư cách nhận xét.”
Anh nhân lúc cô sững sờ rồi lại tiếp: “Lúc nhỏ còn đi học, thầy giáo luôn nói anh làm rất tốt, nhưng anh lại luôn cảm thấy mình không tốt chút nào.” Cậu Tư dừng một chút như đang sắp xếp lại ý nghĩ của mình: “Nếu anh thấy không ngon, anh sẽ nói cho em biết, nhưng em làm gì…” Anh vùi sâu vào tóc cô, những cái âu yếm buổi sớm luôn khiến người ta mê muội đến thế, như thể một ngày mới bắt đầu đều là màu hồng, là rạo rực vậy. Giọng của anh lại truyền tới tai Cận Tiêu, mà lời nói này cũng quẩn quanh trong đầu cô một lúc lâu: “Em làm gì vì anh, anh cũng thích vô cùng.”
Vừa rồi Cận Tiêu còn đắm chìm trong suy nghĩ của chính mình, cô cảm thấy mọi việc đều cần cố gắng, dù là nấu cơm cũng nên làm ra thành phẩm tốt mới đúng. Nhưng những lời này của cậu Tư lại khiến lòng cô dâng lên thứ gì đó vừa chua vừa ngọt, nếu phân tích cẩn thận một chút thì dường như đó là vui vẻ.
Cậu Tư nói xong những lời này cũng xấu hổ không thôi, hay có lẽ nói ra những lời trong lòng đều sẽ ngượng ngùng như vậy. Anh thấy Cận Tiêu không phản ứng gì thì thấy hơi lúng túng, sau đó vừa hắng giọng thì lại nghe Cận Tiêu mở miệng. Cô nói nhỏ vô cùng, nhỏ đến mức cậu Tư chỉ cần hít ra thở vào một lần thì có lẽ đã bỏ lỡ rồi: “Em cũng rất vui khi cậu nói vậy.”
Hai người họ như người mắc hội chứng sợ xã hội (3), khó lắm cả hai mới đập tan những sợ hãi của mình và nói đôi lời với nhau, sau khi nói ra rồi lúc này cả hai đều có đôi chút ngượng ngập và mừng rỡ. Là vợ chồng mà làm tới mức này thật không có triển vọng chút nào, nhưng cậu Tư lại càng không có triển vọng hơn mà ôm cô chặt thêm chút nữa: “Anh phải ở đây nhìn em. Lần đầu tiên em nấu cơm cho anh, anh phải nhớ cả đời.”
(3) Hội chứng sợ xã hội: Hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là nói chuyện trước đám đông, làm việc khi ai đó đang nhìn mình, nói chuyện trên điện thoại, gặp người lạ, hẹn hò, ăn ở nơi công cộng, trả lời câu hỏi trong lớp học.
Anh nói vậy quả là vừa thẳng thừng vừa vô lại, và đương nhiên người đọc nhiều tiểu thuyết như Cận Tiêu sẽ ghét bỏ như vậy vô cùng. Cô không nhịn được mà mở miệng trêu anh: “Anh là nhiều lần đầu tiên của em lắm, chẳng lẽ anh muốn ôn cũ biết mới?”
Khó lắm Cận Tiêu mới đáp lại khiến cậu Tư càng được đà lấn tới. Lúc này anh như cậu bé nghịch ngợm trước mặt chị gái, lúc đầu chị không quan tâm nhưng cuối cùng cũng không nhịn được phải đáp lại anh, và thế là anh được chú ý tới, sau đó lại càng ranh mãnh nhảy tới nhảy lui trên mặt đất.
Có lẽ anh không được trưởng thành theo cách đó mà tất cả chỉ có đè nén, vì thế chỉ khi ở trước mặt cô, anh mới ngây thơ đến thế.
Anh còn nói rất nhiều như “Vậy em kiểm tra anh đi, xem anh có nhớ không.” Anh nói vậy nhưng Cận Tiêu vẫn không để ý tới, thế là anh lại kích cô “Chắc chắn là em quên rồi nên mới không biết xấu hổ đi kiểm tra anh.”
Cận Tiêu đặt bánh mì vào lò nướng mà anh cũng lẽo đẽo theo sau, cô định đi bắt bơ thành hoa, cậu Tư cũng muốn giúp. Anh bị cô ngăn lại còn mặt dày hỏi “Vậy anh giúp được gì bây giờ?”, Cận Tiêu bị anh quấn rịt lấy nên đành phải đỏ mặt sai anh: “Cậu đến phòng ăn pha cà phê cho em.”
Ý đuổi khách của Cận Tiêu rành rành như vậy nhưng cậu Tư chỉ “ừ” rồi quay đầu gọi mẹ Ngô: “Đến phòng ăn pha cà phê đi.” Anh nói xong lại quay đầu tươi cười như không có việc gì, sau đó hỏi cô với vẻ chân thành: “Anh giúp được gì nữa không?”
Hết chương 18.
Bột: Tớ chú thích thêm một chút về câu “Lúc nhỏ còn đi học, thầy giáo luôn nói anh làm rất tốt, nhưng anh lại luôn cảm thấy mình không tốt chút nào.” của cậu Tư. Đây cũng là biểu hiện của Atelophobia, hay còn gọi là nỗi sợ sự không hoàn hảo. Atelophobia được định nghĩa là cảm giác lo sợ bản thân đang làm một việc không đúng hoặc không đủ tốt.
Cận Tiêu dậy sớm và tới phòng bếp hỏi nguyên liệu nấu ăn. Mẹ Ngô thấy cô như vậy thì vui vẻ không thôi, bà nói rất nhiều lời như “Nên như vậy”, “Cũng nên quan tâm tới cậu chủ một chút”.
Tình cảm của Cận Tiêu và cậu Tư có êm đẹp hay không chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của mẹ Ngô. Cô không đáp lại gì mà chỉ hỏi bột mì ở đâu, rau củ ở nơi nào.
Lại nói đến việc này, có một khoảng thời gian Cận Tiêu rất thích xuống bếp, dù có bị cha trách lãng phí đồ ăn, cô cũng kiên trì nhận việc. Đó thật ra không phải tác phong trước sau như một của cô, nhưng dù người trong nhà có mỉa mai thế nào, vì tập san «Tulip» nên cô vẫn kiên trì làm tới cùng.
Đồ ăn mình nấu ra có thể mang đến yên bình và vui vẻ cho người ta là cảm giác người khác không tài nào cảm nhận được. Nấu ra một món ăn ngon, nướng được một mẻ bánh quy là một loại ám ảnh cưỡng chế. Người sống có thể khống chế được rất ít điều, nhưng nấu ăn lại là một chuyện trong số đó.
Dù bất cẩn tham khảo sai tài liệu, nhưng đôi lúc con người ta lại ngẫu nhiên phát hiện được hương vị ngọt lành hơn. Nếu cuộc đời cũng là một quá trình như thế, vậy thì thật tươi đẹp làm sao.
Nhưng đã rất lâu rồi cô không vào bếp, Cận Tiêu tuổi nhỏ không hiểu chuyện được đón từ nhà bà nội về thành mới muốn ra sức lấy lòng người nhà, thậm chí khi ấy cô còn quên hỏi vì sao lại đưa mình lên núi ở với bà nội?
Cô cứ ra sức nấu nướng như vậy nhưng không những không được quan tâm nhiều hơn, trái lại còn bị mỉa mai “Mày cũng chỉ là phận làm bếp mà thôi”. Vì thế lòng Cận Tiêu dần nguội lạnh, sau cũng cảm thấy có lẽ đó không phải là cách để lấy lòng người khác.
Con người bị từ chối nhiều tự nhiên sẽ sinh ra bản năng bảo vệ bản thân, luôn muốn bao bọc mình nhiều hơn một chút. Ngày thường Cận Tiêu lấy lòng cậu Tư chỉ bằng mấy câu mềm nắn rắn buông đơn giản hay lúc thân mật chủ động thêm một chút mà thôi. Có điều hôm nay lại khác, hôm nay cô muốn chân thành biểu đạt sự ngượng ngùng của mình.
Cô ngượng ngùng vì mỗi người đều có không gian riêng, cậu Tư đã tôn trọng nhà kính trồng hoa của cô, cô lại xem trộm đồ riêng tư của cậu Tư, còn uống trộm rượu cậu Tư cất giữ, như vậy thật không phải phép chút nào.
Nhưng những thứ nhìn thấy đêm qua khiến cô hoảng sợ vô cùng. Cách mạng phía Nam huyên náo mà rầm rộ, Cận Tiêu rất sợ cậu Tư cũng cầm súng đi mất như vậy. Khi còn nhỏ cô từng khổ sở không ít nhưng chưa từng trải qua sinh ly tử biệt, cũng càng không muốn cậu Tư phải trải qua những chuyện như vậy. Cận Tiêu mới phát hiện tiếng lòng mình và còn chưa nghĩ ra cách che giấu thật tốt thì đã đối mặt với sầu lo như thế, vì vậy mới khiến cô không biết phải giữ anh lại thế nào cho phải.
Cô rắc lá húng quế vụn lên bánh mì nướng, cậu Tư từng du học nước ngoài, có lẽ sẽ thích bữa sáng kiểu Tây đây. Cô vừa cầm chổi quết thực phẩm phết mật ong lên một lát bánh mì nướng khác vừa dặn Oanh Yến ở bên cạnh: “Đi xem cậu Tư rời giường chưa.”
Cô vừa dứt lời thì có giọng nam truyền đến từ phía sau: “Anh có phải em đâu, sẽ không ngủ nướng.”
Cận Tiêu bị anh làm giật mình, còn cậu Tư đã đứng sau lưng cô từ lâu rồi, có lẽ anh còn đứng đó từ lúc cô cắt bánh mì thành lát cũng nên. Cận Tiêu nghĩ cậu Tư nhìn thấy những chuyện này thì hơi đỏ mặt rồi nhẹ giọng oán giận: “Đi đường không có tiếng gì cả.”
Cô chỉ nghiêng đầu chứ không đối diện với anh mà đã đỏ mặt đến thế rồi. Cậu Tư nhếch miệng, Cận Tiêu lúc tỉnh táo và lúc say rượu quả là hai người hoàn toàn khác nhau. Người đêm qua còn nói với anh “Cậu khiến em thoải mái quá” lúc này chưa bị trêu đã đỏ mặt, thật giống như cô công chúa Ả Rập tới đêm lại đổi tính trong truyền thuyết vậy.
Cậu Tư ôm lấy cô từ phía sau, cằm của anh cũng vừa lúc tì vào mái tóc mềm mại của Cận Tiêu. Lời anh hỏi cô lúc này thật giống thuở nhỏ hỏi mẹ về bữa sáng, anh chỉ vào những lát bánh mì nướng kia: “Đây là gì thế?”
Cận Tiêu lại như nghe được tiếng máu mình lưu chuyển, nhưng cô vẫn cố gắng vờ bình tĩnh trả lời anh: “Bánh mì nướng mật ong, không biết cậu có thích ăn không.”
Cậu Tư “ồ” lên, giọng cũng mang ý cười: “Sao lại không thích, em làm gì anh cũng thích ăn hết.”
Thật ra anh nói những lời này mang theo chút lấy lòng, rất giống chú chó con len lén làm nũng, nhưng anh lại không biết Cận Tiêu sẽ phản ứng thế nào nên cũng thấp tha thấp thỏm mãi thôi. Cận Tiêu nghe xong lại quay đầu nhìn anh, đôi đồng tử sáng lấp lánh kia có thêm mấy phần chăm chú khiến anh cho là mình nói sai.
“Nếu không ngon thì phải nói với em đấy.”
Lời nói của Cận Tiêu rất nghiêm túc, lúc này cô giống như học cứu nữ (1) tính toán chi li ở trường, thậm chí còn ăn không ngon ngủ không yên chỉ vì chút tham số.
(1) Học cứu: chỉ người chuyên nghiên cứu Kinh thư rồi đi thi chế độ khoa cử thời Đường, về sau dùng để chỉ những kẻ hủ nho.
Thật ra Cận Tiêu là người rất trọng kết quả, bởi ngày thường cô không có cơ hội để thấy được kết quả đó. Có lẽ cậu Tư nói “ngon” chỉ để cô vui, nhưng cô vô cùng muốn biết rốt cuộc thành phẩm của những thứ mình chuẩn bị từng li từng tí này sẽ ra sao.
Cô vốn ham học, thích điểm số, thích so sánh những tiêu chuẩn nhận xét của mình với người khác, sau đó hình thành nhận thức cho bản thân. Tâm lý học gọi những việc này là “tự kiểm soát” (2). Bình thường cô diễn như không để ý tới ánh mắt của người khác, nhưng trên thực tế lại để bụng vô cùng.
(2) Tự kiểm soát (Self-monitoring) là một khái niệm được giới thiệu bởi Mark Snyder vào những năm 1970. Khái niệm này cho thấy con người kiểm soát cách xuất hiện và thể hiện bản thân, hành vi biểu cảm cùng với thể hiện tình cảm không lời của họ. Nhìn chung, con người có khả năng và mong muốn điều khiển cảm xúc của mình bằng nhiều cách khác nhau (thuyết nghệ thuật kịch). Thuyết nghệ thuật kịch là một đặc điểm tính cách liên quan đến khả năng điều chỉnh hành vi để thích ứng với các tình huống của xã hội. Những người quan tâm tới cách xuất hiện của bản thân (quản lý ấn tượng trước người khác) có xu hướng giám sát đối tượng của họ một cách chặt chẽ để đảm bảo hình ảnh (của mình) phù hợp hay đúng với mong ước khi xuất hiện trước đám đông. Những người tự kiểm soát cố để hiểu các cá nhân hay các nhóm nghĩ gì về hành động của họ. Một số loại hình tính cách thường có hành động tự phát (tự kiểm soát kém) và một số khác có xu hướng kiểm soát và chú ý điều chỉnh hành vi của mình (tự kiểm soát tốt).
Thật ra ngờ nghệch cũng không có gì không tốt. Sau những chuyện từ thời thơ ấu kia, mỗi lần Cận Tiêu thay đổi tâm tư và sức lực đều rất quan tâm tới kết quả. Nếu đã khó được quan tâm, vậy không thể để người ta giẫm đạp lên chân thành của mình để rồi rơi vào cảnh tức cười được. Cô biết những lời cậu Tư nói là tình thú, nói dựa theo mong muốn của cô nhưng Cận Tiêu cũng thấy mình sát phong cảnh vô cùng.
Cô thở dài đầy chán nản, sau đó giọng đượm dịu dàng của cậu Tư lại vang lên trên đỉnh đầu cô: “Anh đã ăn ở không ít tiệm, chắc hẳn sẽ có tư cách nhận xét.”
Anh nhân lúc cô sững sờ rồi lại tiếp: “Lúc nhỏ còn đi học, thầy giáo luôn nói anh làm rất tốt, nhưng anh lại luôn cảm thấy mình không tốt chút nào.” Cậu Tư dừng một chút như đang sắp xếp lại ý nghĩ của mình: “Nếu anh thấy không ngon, anh sẽ nói cho em biết, nhưng em làm gì…” Anh vùi sâu vào tóc cô, những cái âu yếm buổi sớm luôn khiến người ta mê muội đến thế, như thể một ngày mới bắt đầu đều là màu hồng, là rạo rực vậy. Giọng của anh lại truyền tới tai Cận Tiêu, mà lời nói này cũng quẩn quanh trong đầu cô một lúc lâu: “Em làm gì vì anh, anh cũng thích vô cùng.”
Vừa rồi Cận Tiêu còn đắm chìm trong suy nghĩ của chính mình, cô cảm thấy mọi việc đều cần cố gắng, dù là nấu cơm cũng nên làm ra thành phẩm tốt mới đúng. Nhưng những lời này của cậu Tư lại khiến lòng cô dâng lên thứ gì đó vừa chua vừa ngọt, nếu phân tích cẩn thận một chút thì dường như đó là vui vẻ.
Cậu Tư nói xong những lời này cũng xấu hổ không thôi, hay có lẽ nói ra những lời trong lòng đều sẽ ngượng ngùng như vậy. Anh thấy Cận Tiêu không phản ứng gì thì thấy hơi lúng túng, sau đó vừa hắng giọng thì lại nghe Cận Tiêu mở miệng. Cô nói nhỏ vô cùng, nhỏ đến mức cậu Tư chỉ cần hít ra thở vào một lần thì có lẽ đã bỏ lỡ rồi: “Em cũng rất vui khi cậu nói vậy.”
Hai người họ như người mắc hội chứng sợ xã hội (3), khó lắm cả hai mới đập tan những sợ hãi của mình và nói đôi lời với nhau, sau khi nói ra rồi lúc này cả hai đều có đôi chút ngượng ngập và mừng rỡ. Là vợ chồng mà làm tới mức này thật không có triển vọng chút nào, nhưng cậu Tư lại càng không có triển vọng hơn mà ôm cô chặt thêm chút nữa: “Anh phải ở đây nhìn em. Lần đầu tiên em nấu cơm cho anh, anh phải nhớ cả đời.”
(3) Hội chứng sợ xã hội: Hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là nói chuyện trước đám đông, làm việc khi ai đó đang nhìn mình, nói chuyện trên điện thoại, gặp người lạ, hẹn hò, ăn ở nơi công cộng, trả lời câu hỏi trong lớp học.
Anh nói vậy quả là vừa thẳng thừng vừa vô lại, và đương nhiên người đọc nhiều tiểu thuyết như Cận Tiêu sẽ ghét bỏ như vậy vô cùng. Cô không nhịn được mà mở miệng trêu anh: “Anh là nhiều lần đầu tiên của em lắm, chẳng lẽ anh muốn ôn cũ biết mới?”
Khó lắm Cận Tiêu mới đáp lại khiến cậu Tư càng được đà lấn tới. Lúc này anh như cậu bé nghịch ngợm trước mặt chị gái, lúc đầu chị không quan tâm nhưng cuối cùng cũng không nhịn được phải đáp lại anh, và thế là anh được chú ý tới, sau đó lại càng ranh mãnh nhảy tới nhảy lui trên mặt đất.
Có lẽ anh không được trưởng thành theo cách đó mà tất cả chỉ có đè nén, vì thế chỉ khi ở trước mặt cô, anh mới ngây thơ đến thế.
Anh còn nói rất nhiều như “Vậy em kiểm tra anh đi, xem anh có nhớ không.” Anh nói vậy nhưng Cận Tiêu vẫn không để ý tới, thế là anh lại kích cô “Chắc chắn là em quên rồi nên mới không biết xấu hổ đi kiểm tra anh.”
Cận Tiêu đặt bánh mì vào lò nướng mà anh cũng lẽo đẽo theo sau, cô định đi bắt bơ thành hoa, cậu Tư cũng muốn giúp. Anh bị cô ngăn lại còn mặt dày hỏi “Vậy anh giúp được gì bây giờ?”, Cận Tiêu bị anh quấn rịt lấy nên đành phải đỏ mặt sai anh: “Cậu đến phòng ăn pha cà phê cho em.”
Ý đuổi khách của Cận Tiêu rành rành như vậy nhưng cậu Tư chỉ “ừ” rồi quay đầu gọi mẹ Ngô: “Đến phòng ăn pha cà phê đi.” Anh nói xong lại quay đầu tươi cười như không có việc gì, sau đó hỏi cô với vẻ chân thành: “Anh giúp được gì nữa không?”
Hết chương 18.
Bột: Tớ chú thích thêm một chút về câu “Lúc nhỏ còn đi học, thầy giáo luôn nói anh làm rất tốt, nhưng anh lại luôn cảm thấy mình không tốt chút nào.” của cậu Tư. Đây cũng là biểu hiện của Atelophobia, hay còn gọi là nỗi sợ sự không hoàn hảo. Atelophobia được định nghĩa là cảm giác lo sợ bản thân đang làm một việc không đúng hoặc không đủ tốt.
Bình luận truyện