Diễn Trò
Chương 50: Em ấy sẽ đến thôi
Biên tập: BộtCận Tiêu còn muốn nghe tiếp nhưng vai chợt nặng trĩu, cô quay sang thì thấy cậu Tư lười biếng dựa vào vai mình, rất không khách sáo nói: “Buồn ngủ quá, anh ngủ một lát đây.”
Vậy là tin đồn hấp dẫn bị anh cắt ngang mất rồi. Cậu Tư không chê vóc người cô nhỏ bé, dựa vào không thoải mái, anh đổi mấy tư thế liền mà vẫn định cựa tiếp, sau đó chợt nghe thấy giọng lành lạnh của Cận Tiêu: “Không đủ dày rộng đúng không?”
Anh ngẩng lên trông thấy vợ mình cười thân mật, nhưng giọng lại cực chưng hửng: “Hay là dựa vào sĩ quan Lưu đi? Sẽ thoải mái hơn đấy.”
Cô cay nghiệt lên, cậu Tư cũng không địch lại được. Sĩ quan Lưu ở bên cạnh không biết nên tiếp lời hay không, lúc này mới biết mợ chủ không phải người dễ bị bắt chẹt như lời đồn.
Cậu Tư nhếch miệng như oan ức lắm, sau lại ngoan ngoãn nói: “Đâu có.” Anh nhắm mắt an phận, nhưng vẫn cố cứng miệng: “Vai em cũng dày rộng lắm.”
Cận Tiêu mím môi, định đáp trả thì thấy quầng mắt thâm mờ của anh. Có lẽ tối qua thu dọn hành lý hơi muộn, cậu Tư lại dậy sớm hơn cô nên cần ngủ bù.
Cô nghĩ vậy rồi bỏ qua chuyện này, để mặc anh dựa vào vai mình.
Hôm qua anh ngủ không ngon, vì trước khi ngủ còn trăn trở vài chuyện. Nghĩ hoài, nghĩ mãi tới lúc chìm vào giấc ngủ vẫn không ra nan đề trong hiện thực. Nếu không, càng nghĩ sẽ càng hưng phấn, não bộ cũng phấn chấn, cho thấy mình là cơ quan vô cùng khắc khổ. Nhan Trưng Bắc lên tàu, sau một giây chuyển bánh, bóng cây ngoài cửa sổ mau chóng vụt mất, tựa như trúng thuật của nhà thôi miên vậy.
Anh vốn không muốn ngủ, nhưng càng đọc báo lại càng thấy buồn ngủ.
Có lẽ, chữ trên giấy đừng nên ngay hàng thẳng lối như vậy. Không chút lệch lạc, không hề thay đổi và không có sức sống là thế quả là ru ngủ người ta.
Anh nhắm mắt lại, thầm nghĩ có trách thì phải trách đống chữ, hoặc trách bóng mấy chiếc cây kia. Hơi ấm từ cổ của Cận Tiêu như tỏa ra, hòa với hơi thở của anh, dẫu chỉ có một chút như vậy thôi cũng thật ấm áp biết bao.
Nhan Trưng Bắc mang hơi ấm nhàn nhạt đó đi vào giấc ngủ.
Ngủ nông càng dễ mộng mị, anh nằm sau từng lớp từng lớp màn trong mơ, trông thấy bóng người đi đi lại lại. Ở đó còn có kịch đèn chiếu anh từng xem khi còn nhỏ, lại có vài bóng cây như ngoài cửa sổ vừa rồi, chỉ không rõ là năm bao nhiêu tuổi.
Có người đàn bà trung niên thì thầm ngoài màn, cậu Tư nghiêng tai nghe, hình như nói “Cậu Tư thế này là bị thủy đậu.”
Sau đó lại có mấy ông cụ vừa ho khan vừa đoán: “Nếu là trẻ nhỏ còn đỡ, đằng này cậu chủ lớn chừng ấy, thủy đậu sẽ nặng lắm.”
Bên ngoài truyền đến tiếng quở trách của phụ nữ, cậu Tư không cần phân biệt cũng biết khí thế như thế, độc đoán như vậy chỉ có bà cả Doãn thị mà thôi: “Như thế sao được? Trong nhà có trẻ con, cậu Ba rồi cả Mạn Trân chưa bị thủy đậu bao giờ, lỡ bị nó lây bệnh thì sao?”
Cậu Tư cười, quả thật mạng sống của anh không thể quan trọng bằng mạng cậu Ba hay con gái thân sinh của bà cả được. Thậm chí bà cả còn lo hầu gái và gã sai vặt bên cạnh bị lây từ anh, chứ chưa từng lo anh bị căn bệnh này hành hạ đến mức nào.
Chuyện sau đó ra sao lại càng khó quên. Anh vẫn còn hơi tỉnh táo, lờ mờ phát hiện được đây là cảnh trong mơ. Bởi nếu không phải vậy, thì đối diện với việc không có người quan tâm, bị người ta làm nhục thật tuyệt vọng biết bao.
Nhan Trưng Bắc nhắm mắt lại, dù cho là mơ, anh cũng không tài nào quên được những giày vò năm đó: Cả người ê ẩm, khắp nơi đều là mụn nước lớn nhỏ, bất chợt bừng tỉnh sẽ lại cảm nhận được những khổ sở đã từng.
Những đau khổ kia đã khắc sâu trong ký ức, trong tâm trí anh. Anh muốn quên đi, nhưng mỗi lỗ chân lông bị hành hạ tới sâu hoắm, mỗi hít thở không thông đều khiến anh “ôn” lại một lần.
Ở nhà họ Nhan vẫn chưa phải là khổ nhất kìa. Vì sợ anh lây bệnh cho Mạn Trân, bà cả đã quẳng anh tới một làng nông thôn trong tình trạng sốt cao, hôn mê bất tỉnh.
Trong lúc mê man, anh chỉ thấy ồn ào, xóc nảy, có vẻ như đang ở trên xe ngựa. Đường xá xa xôi, trên đường lại bị đau đớn tra tấn tới mức muốn ngất đi, sau đó loáng thoáng nghe thấy có người nói “đáng thương thật”.
Anh tỉnh lại lần nữa là vì khát. Khi ấy người đã bị ném vào một căn nhà gỗ nhỏ tù mù không rõ trời đất, xung quanh không có lấy một bóng người, mà anh lại không động cựa được.
Không cử động được không chỉ vì thủy đậu đã lan tới nửa mặt, mà còn vì tay chân anh bị người ta trói chặt. Không rõ trói như vậy là sợ anh ngứa quá gãi tới chảy mủ, nhiễm trùng, hay sợ anh đào tẩu khỏi nơi như địa ngục này?
Khi ấy anh mới biết bà cả muốn mượn cơ hội này để dồn mình vào chỗ chết.
Tuy trong đời từng gặp oan ức, không thuận lợi lớn nhỏ, nhưng Nhan Trưng Bắc lớn tới chừng ấy chưa từng bị khuất nhục tới mức này. Lúc đó là giữa hè, trong căn nhà lại chỉ có một khung cửa sổ nhỏ. Anh cúi đầu có thể thấy lồng ngực chi chít mụn nước nhìn mà buồn nôn của mình, ấy vậy mà không ai chăm sóc, càng không có người đưa nước cho anh.
Anh muốn lên tiếng nhưng cổ họng đau rát, mồ hôi vã ra như tắm mới thốt ra được vài tiếng “ú ớ” khàn khàn. Âm thanh ấy thậm chí còn không lớn bằng tiếng của một con chuột, chỉ như một kẻ tàn phế mà thôi.
Chính vào thời khắc ấy, Nhan Trưng Bắc sinh mệnh cũng có “ngưỡng”. Có lẽ ngưỡng ấy giống như cát trong đồng hồ cát dần chảy xuống, hay như kim giây dịch chuyển từng chút, hoặc lại như anh đang dần mất đi ý thức. Anh cảm nhận được cơ thể mình ngày một thối rửa trong căn nhà gỗ oi bức, mục nát này, cùng với đó là cừu hận và không cam tâm dâng lên trong tim.
Trên đời có rất nhiều chuyện kinh thiên động địa, phải chăng cừu hận quá sâu sẽ khiến ông trời ưu ái tới ta một chút?
Trong lúc hôn mê, anh chợt thấy từng giọt, từng giọt ươn ướt, ngòn ngọt chảy vào miệng mình. Lúc đầu anh cho là mình khát tới dã họng, khát đến mức xuất hiện ảo giác. Đây cũng như người mắc kẹt giữa sa mạc trông thấy ảo ảnh đồng nghĩa với việc họ đang cận kề với cái chết, bởi khắp nơi đều là hư ảo, và chút thể lực cuối cùng cũng đã cạn kiệt.
Cậu Tư không muốn chống chọi với hư ảo bằng chút hơi tàn nữa, nhưng dần già ý thức đã trở về, như thể dòng nước ngọt lành kia là tiếp tế chân thực, hàm chứa sức mạnh giúp anh gắng gượng tỉnh lại.
Thật ra nhóm người kia trói bật trói bạ lại giúp anh vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất, chỉ là không người chăm sóc, có lẽ anh sẽ chết đói chết khát ở nơi này.
Anh trông thấy một cô bé vô cùng quen mặt, hình như đã gặp ở đâu đó rồi, hoặc chỉ là người giống người mà thôi.
Cô bé kia thấy anh tỉnh thì hơi co lại, nhưng vẫn điềm tĩnh như cũ. Cô can đảm bón một thìa nước mật ong nữa cho anh, giọng thêm bình tĩnh so với tuổi thật: “Thím Ngô mượn cuốc nhà em, em đến tìm thì thấy anh qua cửa sổ.”
Dù có bình tĩnh bao nhiêu, tiếng nói kia vẫn đượm vẻ non nớt của trẻ nhỏ. Cậu Tư nhìn cô, hé miệng muốn nói nhưng không thành lời. Cô tiếp tục khuấy chén nước: “Em chưa thấy anh bao giờ, nhưng anh toát mồ hôi thế này, chắc là khát lắm.”
Anh thật sự không hiểu nổi. Nửa mặt anh chi chít mụn nước, người thường liếc thấy đã cần can đảm, nếu là chị hai có lẽ sẽ nói “Buồn nôn quá đi mất” rồi đá người đi. Bởi vậy gặp được cô bé con dám lại gần, còn bón nước cho anh thế này quả là vận may trời ban.
Cô bé cảm thấy những lời vừa rồi đã đủ để giải thích, sau đó không nói gì thêm. Cô không mở miệng, Nhan Trưng Bắc càng không thể nói gì. Bọn họ cứ trầm mặc, cho tới khi chén nước mật ong thấy đáy.
Tuy cô còn nhỏ, nhưng cũng biết tình trạng này e là đau ốm, bị người ta ruồng rẫy. Anh chỉ là một thiếu niên, mặt mày còn ngây thơ là thế, không rõ cha mẹ nào nhẫn tâm tới mức trói con lại, để con chịu cảnh tra tấn nhường này.
Vậy là cô cầm chén, nói khẽ: “Lát nữa thím Ngô sẽ tới, em về đây.”
Cô ôm chén, nhanh nhẹn leo lên mấy chiếc bàn xập xệ, tới trước cửa sổ rồi lại quay đầu nhìn anh.
Nhan Trưng Bắc gần như đã cho rằng cô là tiểu hồ tiên (1) nhà ai thiện âm tới cứu mạng mình. Anh có mê man, nhưng không hề sinh ảo giác. Anh không thấy cô bé kia biến thành hồ ly nhỏ chạy đi, mà vì cô nhỏ tuổi, nhỏ người mới nhanh nhẹn trèo cửa sổ ra ngoài mà thôi.
(1) Tiểu hồ tiên: hồ ly nhỏ thành tiên (Người xưa tin rằng hồ ly tu nhiều năm sẽ thành tiên).
Cô vẫn là một cô bé, nhưng lại không quá giống một cô bé.
Anh nghĩ vậy.
Giữa ngày hè, anh bị trói trên giường lót rơm lót rạ, tinh thần đã tỉnh táo trở lại, không còn mê man như trước nữa. Từ đó về sau, anh ghét mùi rơm rạ nhất, nhất là mùi rơm rạ thấm ướt mồ hôi của mình, bởi chúng sẽ như cỏ khô bám giết lấy anh, bám giết tới mức cả hai cùng héo tàn.
Anh ngẩng đầu nhìn trần nhà và từng thanh, từng thanh gỗ trong căn nhà nát tịch mịch, ngột ngạt tới đáng sợ này. Không quan quá tĩnh lặng, tĩnh lặng tới mức thi thoảng anh cho là mình sốt tới điếc luôn rồi.
Anh cũng chỉ là một cậu nhóc mười hai tuổi đứng trước ngưỡng cửa thiếu niên, đâu thể luôn luôn dũng cảm, không sợ điều chi? Mỗi khi sợ hãi vì những buổi chiều dài đằng đẵng đầy im ắng, chính vào lúc mất đi dũng khí, anh lại nhớ tới cô bé kia.
Cô bé nói chuyện với anh, chắc chắn không phải ảo giác đâu. Anh đâu có điếc?
Vậy là anh lại không sợ nữa, lại tiếp tục đếm từng đường vân trên thân gỗ. Đếm hết đường vân trên thân gỗ rồi sẽ nhìn tới ánh nắng hắt vào căn nhà. Trong luồng sáng chìm nổi kia, sẽ có một góc sáng lơ lửng rọi vào, ấy cũng chính là một tia nhân gian.
Anh đột nhiên nhớ tới câu nói này.
Cát bụi trở về với cát bụi, đất rồi lại hoàn đất.
Anh, chính là một hạt bụi nhỏ nhoi trong luồng sang phiêu dạt kia. Lúc trước có bị ghẻ lạnh, có là nước chảy bèo trôi, nhưng anh vẫn luôn cho rằng thế nào cha cũng đứng về phía mình.
Anh là hạt bụi nhỏ vương trên người cha, chỉ cần một tia gió thoảng, anh sẽ phiêu phiêu đãng đãng, mặc người chém giết. Thì ra, quyền được sống của kẻ không có địa vị sẽ bị người ta đùa bỡn trên lòng bàn tay như vậy.
Anh hẳn là nên căm phẫn, nhưng người lại rất bình tĩnh, bởi anh đã thấu tỏ tất cả. Nếu còn nhu nhược sau mười năm tủi hờn, không cam lòng nữa, chẳng phải sẽ là rất ngu ngốc hay sao?
Sau khi thông tỏ ngọn ngành, anh lại đổi hướng, bắt đầu đếm vân gỗ. Đếm vân gỗ sẽ khiến lòng tĩnh lặng, bởi dù sao việc anh có thể làm cũng chỉ có độc chuyện đó mà thôi.
Bình tĩnh lại rồi, anh lại dấy lên chút chờ mong, bởi ý của cô bé kia là sẽ quay lại thăm anh.
Cô không hề hứa hẹn, nhưng anh cảm thấy vậy.
Em ấy sẽ đến thôi, anh nghĩ. Cô bé đã cứu mạng anh, sao có thể lại vứt bỏ, để anh chết ở đây được?
Thì ra anh đã vô lại kể từ ngày đó, có điều cũng đâu còn cách nào khác đâu.
Hàng mi của Nhan Trưng Bắc rung khẽ. Cứu mạng người là vậy đấy, làm người ta bất giác ỷ lại, khiến người đang trong cơn bỉ cực không kìm được mà ngóng trông.
Anh đánh mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. Ánh nắng đã phai dần, màn đêm sắp kéo đến.
Bỗng, có bàn tay nhỏ vịn vào bệ cửa sổ.
Anh cười rộ lên.
Hết chương 50.
Vậy là tin đồn hấp dẫn bị anh cắt ngang mất rồi. Cậu Tư không chê vóc người cô nhỏ bé, dựa vào không thoải mái, anh đổi mấy tư thế liền mà vẫn định cựa tiếp, sau đó chợt nghe thấy giọng lành lạnh của Cận Tiêu: “Không đủ dày rộng đúng không?”
Anh ngẩng lên trông thấy vợ mình cười thân mật, nhưng giọng lại cực chưng hửng: “Hay là dựa vào sĩ quan Lưu đi? Sẽ thoải mái hơn đấy.”
Cô cay nghiệt lên, cậu Tư cũng không địch lại được. Sĩ quan Lưu ở bên cạnh không biết nên tiếp lời hay không, lúc này mới biết mợ chủ không phải người dễ bị bắt chẹt như lời đồn.
Cậu Tư nhếch miệng như oan ức lắm, sau lại ngoan ngoãn nói: “Đâu có.” Anh nhắm mắt an phận, nhưng vẫn cố cứng miệng: “Vai em cũng dày rộng lắm.”
Cận Tiêu mím môi, định đáp trả thì thấy quầng mắt thâm mờ của anh. Có lẽ tối qua thu dọn hành lý hơi muộn, cậu Tư lại dậy sớm hơn cô nên cần ngủ bù.
Cô nghĩ vậy rồi bỏ qua chuyện này, để mặc anh dựa vào vai mình.
Hôm qua anh ngủ không ngon, vì trước khi ngủ còn trăn trở vài chuyện. Nghĩ hoài, nghĩ mãi tới lúc chìm vào giấc ngủ vẫn không ra nan đề trong hiện thực. Nếu không, càng nghĩ sẽ càng hưng phấn, não bộ cũng phấn chấn, cho thấy mình là cơ quan vô cùng khắc khổ. Nhan Trưng Bắc lên tàu, sau một giây chuyển bánh, bóng cây ngoài cửa sổ mau chóng vụt mất, tựa như trúng thuật của nhà thôi miên vậy.
Anh vốn không muốn ngủ, nhưng càng đọc báo lại càng thấy buồn ngủ.
Có lẽ, chữ trên giấy đừng nên ngay hàng thẳng lối như vậy. Không chút lệch lạc, không hề thay đổi và không có sức sống là thế quả là ru ngủ người ta.
Anh nhắm mắt lại, thầm nghĩ có trách thì phải trách đống chữ, hoặc trách bóng mấy chiếc cây kia. Hơi ấm từ cổ của Cận Tiêu như tỏa ra, hòa với hơi thở của anh, dẫu chỉ có một chút như vậy thôi cũng thật ấm áp biết bao.
Nhan Trưng Bắc mang hơi ấm nhàn nhạt đó đi vào giấc ngủ.
Ngủ nông càng dễ mộng mị, anh nằm sau từng lớp từng lớp màn trong mơ, trông thấy bóng người đi đi lại lại. Ở đó còn có kịch đèn chiếu anh từng xem khi còn nhỏ, lại có vài bóng cây như ngoài cửa sổ vừa rồi, chỉ không rõ là năm bao nhiêu tuổi.
Có người đàn bà trung niên thì thầm ngoài màn, cậu Tư nghiêng tai nghe, hình như nói “Cậu Tư thế này là bị thủy đậu.”
Sau đó lại có mấy ông cụ vừa ho khan vừa đoán: “Nếu là trẻ nhỏ còn đỡ, đằng này cậu chủ lớn chừng ấy, thủy đậu sẽ nặng lắm.”
Bên ngoài truyền đến tiếng quở trách của phụ nữ, cậu Tư không cần phân biệt cũng biết khí thế như thế, độc đoán như vậy chỉ có bà cả Doãn thị mà thôi: “Như thế sao được? Trong nhà có trẻ con, cậu Ba rồi cả Mạn Trân chưa bị thủy đậu bao giờ, lỡ bị nó lây bệnh thì sao?”
Cậu Tư cười, quả thật mạng sống của anh không thể quan trọng bằng mạng cậu Ba hay con gái thân sinh của bà cả được. Thậm chí bà cả còn lo hầu gái và gã sai vặt bên cạnh bị lây từ anh, chứ chưa từng lo anh bị căn bệnh này hành hạ đến mức nào.
Chuyện sau đó ra sao lại càng khó quên. Anh vẫn còn hơi tỉnh táo, lờ mờ phát hiện được đây là cảnh trong mơ. Bởi nếu không phải vậy, thì đối diện với việc không có người quan tâm, bị người ta làm nhục thật tuyệt vọng biết bao.
Nhan Trưng Bắc nhắm mắt lại, dù cho là mơ, anh cũng không tài nào quên được những giày vò năm đó: Cả người ê ẩm, khắp nơi đều là mụn nước lớn nhỏ, bất chợt bừng tỉnh sẽ lại cảm nhận được những khổ sở đã từng.
Những đau khổ kia đã khắc sâu trong ký ức, trong tâm trí anh. Anh muốn quên đi, nhưng mỗi lỗ chân lông bị hành hạ tới sâu hoắm, mỗi hít thở không thông đều khiến anh “ôn” lại một lần.
Ở nhà họ Nhan vẫn chưa phải là khổ nhất kìa. Vì sợ anh lây bệnh cho Mạn Trân, bà cả đã quẳng anh tới một làng nông thôn trong tình trạng sốt cao, hôn mê bất tỉnh.
Trong lúc mê man, anh chỉ thấy ồn ào, xóc nảy, có vẻ như đang ở trên xe ngựa. Đường xá xa xôi, trên đường lại bị đau đớn tra tấn tới mức muốn ngất đi, sau đó loáng thoáng nghe thấy có người nói “đáng thương thật”.
Anh tỉnh lại lần nữa là vì khát. Khi ấy người đã bị ném vào một căn nhà gỗ nhỏ tù mù không rõ trời đất, xung quanh không có lấy một bóng người, mà anh lại không động cựa được.
Không cử động được không chỉ vì thủy đậu đã lan tới nửa mặt, mà còn vì tay chân anh bị người ta trói chặt. Không rõ trói như vậy là sợ anh ngứa quá gãi tới chảy mủ, nhiễm trùng, hay sợ anh đào tẩu khỏi nơi như địa ngục này?
Khi ấy anh mới biết bà cả muốn mượn cơ hội này để dồn mình vào chỗ chết.
Tuy trong đời từng gặp oan ức, không thuận lợi lớn nhỏ, nhưng Nhan Trưng Bắc lớn tới chừng ấy chưa từng bị khuất nhục tới mức này. Lúc đó là giữa hè, trong căn nhà lại chỉ có một khung cửa sổ nhỏ. Anh cúi đầu có thể thấy lồng ngực chi chít mụn nước nhìn mà buồn nôn của mình, ấy vậy mà không ai chăm sóc, càng không có người đưa nước cho anh.
Anh muốn lên tiếng nhưng cổ họng đau rát, mồ hôi vã ra như tắm mới thốt ra được vài tiếng “ú ớ” khàn khàn. Âm thanh ấy thậm chí còn không lớn bằng tiếng của một con chuột, chỉ như một kẻ tàn phế mà thôi.
Chính vào thời khắc ấy, Nhan Trưng Bắc sinh mệnh cũng có “ngưỡng”. Có lẽ ngưỡng ấy giống như cát trong đồng hồ cát dần chảy xuống, hay như kim giây dịch chuyển từng chút, hoặc lại như anh đang dần mất đi ý thức. Anh cảm nhận được cơ thể mình ngày một thối rửa trong căn nhà gỗ oi bức, mục nát này, cùng với đó là cừu hận và không cam tâm dâng lên trong tim.
Trên đời có rất nhiều chuyện kinh thiên động địa, phải chăng cừu hận quá sâu sẽ khiến ông trời ưu ái tới ta một chút?
Trong lúc hôn mê, anh chợt thấy từng giọt, từng giọt ươn ướt, ngòn ngọt chảy vào miệng mình. Lúc đầu anh cho là mình khát tới dã họng, khát đến mức xuất hiện ảo giác. Đây cũng như người mắc kẹt giữa sa mạc trông thấy ảo ảnh đồng nghĩa với việc họ đang cận kề với cái chết, bởi khắp nơi đều là hư ảo, và chút thể lực cuối cùng cũng đã cạn kiệt.
Cậu Tư không muốn chống chọi với hư ảo bằng chút hơi tàn nữa, nhưng dần già ý thức đã trở về, như thể dòng nước ngọt lành kia là tiếp tế chân thực, hàm chứa sức mạnh giúp anh gắng gượng tỉnh lại.
Thật ra nhóm người kia trói bật trói bạ lại giúp anh vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất, chỉ là không người chăm sóc, có lẽ anh sẽ chết đói chết khát ở nơi này.
Anh trông thấy một cô bé vô cùng quen mặt, hình như đã gặp ở đâu đó rồi, hoặc chỉ là người giống người mà thôi.
Cô bé kia thấy anh tỉnh thì hơi co lại, nhưng vẫn điềm tĩnh như cũ. Cô can đảm bón một thìa nước mật ong nữa cho anh, giọng thêm bình tĩnh so với tuổi thật: “Thím Ngô mượn cuốc nhà em, em đến tìm thì thấy anh qua cửa sổ.”
Dù có bình tĩnh bao nhiêu, tiếng nói kia vẫn đượm vẻ non nớt của trẻ nhỏ. Cậu Tư nhìn cô, hé miệng muốn nói nhưng không thành lời. Cô tiếp tục khuấy chén nước: “Em chưa thấy anh bao giờ, nhưng anh toát mồ hôi thế này, chắc là khát lắm.”
Anh thật sự không hiểu nổi. Nửa mặt anh chi chít mụn nước, người thường liếc thấy đã cần can đảm, nếu là chị hai có lẽ sẽ nói “Buồn nôn quá đi mất” rồi đá người đi. Bởi vậy gặp được cô bé con dám lại gần, còn bón nước cho anh thế này quả là vận may trời ban.
Cô bé cảm thấy những lời vừa rồi đã đủ để giải thích, sau đó không nói gì thêm. Cô không mở miệng, Nhan Trưng Bắc càng không thể nói gì. Bọn họ cứ trầm mặc, cho tới khi chén nước mật ong thấy đáy.
Tuy cô còn nhỏ, nhưng cũng biết tình trạng này e là đau ốm, bị người ta ruồng rẫy. Anh chỉ là một thiếu niên, mặt mày còn ngây thơ là thế, không rõ cha mẹ nào nhẫn tâm tới mức trói con lại, để con chịu cảnh tra tấn nhường này.
Vậy là cô cầm chén, nói khẽ: “Lát nữa thím Ngô sẽ tới, em về đây.”
Cô ôm chén, nhanh nhẹn leo lên mấy chiếc bàn xập xệ, tới trước cửa sổ rồi lại quay đầu nhìn anh.
Nhan Trưng Bắc gần như đã cho rằng cô là tiểu hồ tiên (1) nhà ai thiện âm tới cứu mạng mình. Anh có mê man, nhưng không hề sinh ảo giác. Anh không thấy cô bé kia biến thành hồ ly nhỏ chạy đi, mà vì cô nhỏ tuổi, nhỏ người mới nhanh nhẹn trèo cửa sổ ra ngoài mà thôi.
(1) Tiểu hồ tiên: hồ ly nhỏ thành tiên (Người xưa tin rằng hồ ly tu nhiều năm sẽ thành tiên).
Cô vẫn là một cô bé, nhưng lại không quá giống một cô bé.
Anh nghĩ vậy.
Giữa ngày hè, anh bị trói trên giường lót rơm lót rạ, tinh thần đã tỉnh táo trở lại, không còn mê man như trước nữa. Từ đó về sau, anh ghét mùi rơm rạ nhất, nhất là mùi rơm rạ thấm ướt mồ hôi của mình, bởi chúng sẽ như cỏ khô bám giết lấy anh, bám giết tới mức cả hai cùng héo tàn.
Anh ngẩng đầu nhìn trần nhà và từng thanh, từng thanh gỗ trong căn nhà nát tịch mịch, ngột ngạt tới đáng sợ này. Không quan quá tĩnh lặng, tĩnh lặng tới mức thi thoảng anh cho là mình sốt tới điếc luôn rồi.
Anh cũng chỉ là một cậu nhóc mười hai tuổi đứng trước ngưỡng cửa thiếu niên, đâu thể luôn luôn dũng cảm, không sợ điều chi? Mỗi khi sợ hãi vì những buổi chiều dài đằng đẵng đầy im ắng, chính vào lúc mất đi dũng khí, anh lại nhớ tới cô bé kia.
Cô bé nói chuyện với anh, chắc chắn không phải ảo giác đâu. Anh đâu có điếc?
Vậy là anh lại không sợ nữa, lại tiếp tục đếm từng đường vân trên thân gỗ. Đếm hết đường vân trên thân gỗ rồi sẽ nhìn tới ánh nắng hắt vào căn nhà. Trong luồng sáng chìm nổi kia, sẽ có một góc sáng lơ lửng rọi vào, ấy cũng chính là một tia nhân gian.
Anh đột nhiên nhớ tới câu nói này.
Cát bụi trở về với cát bụi, đất rồi lại hoàn đất.
Anh, chính là một hạt bụi nhỏ nhoi trong luồng sang phiêu dạt kia. Lúc trước có bị ghẻ lạnh, có là nước chảy bèo trôi, nhưng anh vẫn luôn cho rằng thế nào cha cũng đứng về phía mình.
Anh là hạt bụi nhỏ vương trên người cha, chỉ cần một tia gió thoảng, anh sẽ phiêu phiêu đãng đãng, mặc người chém giết. Thì ra, quyền được sống của kẻ không có địa vị sẽ bị người ta đùa bỡn trên lòng bàn tay như vậy.
Anh hẳn là nên căm phẫn, nhưng người lại rất bình tĩnh, bởi anh đã thấu tỏ tất cả. Nếu còn nhu nhược sau mười năm tủi hờn, không cam lòng nữa, chẳng phải sẽ là rất ngu ngốc hay sao?
Sau khi thông tỏ ngọn ngành, anh lại đổi hướng, bắt đầu đếm vân gỗ. Đếm vân gỗ sẽ khiến lòng tĩnh lặng, bởi dù sao việc anh có thể làm cũng chỉ có độc chuyện đó mà thôi.
Bình tĩnh lại rồi, anh lại dấy lên chút chờ mong, bởi ý của cô bé kia là sẽ quay lại thăm anh.
Cô không hề hứa hẹn, nhưng anh cảm thấy vậy.
Em ấy sẽ đến thôi, anh nghĩ. Cô bé đã cứu mạng anh, sao có thể lại vứt bỏ, để anh chết ở đây được?
Thì ra anh đã vô lại kể từ ngày đó, có điều cũng đâu còn cách nào khác đâu.
Hàng mi của Nhan Trưng Bắc rung khẽ. Cứu mạng người là vậy đấy, làm người ta bất giác ỷ lại, khiến người đang trong cơn bỉ cực không kìm được mà ngóng trông.
Anh đánh mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. Ánh nắng đã phai dần, màn đêm sắp kéo đến.
Bỗng, có bàn tay nhỏ vịn vào bệ cửa sổ.
Anh cười rộ lên.
Hết chương 50.
Bình luận truyện