Định Mệnh Trái Ngang (Under Gemini)
Chương 2: Marcia
Ông Ronald Waring bảo: - Chúng ta phải về nhà thôi.
Có lẽ đây là lần thứ 5 ông nhắc lại câu nói ấy. Con gái ông, Flora vừa đi bơi về, đang lim dim mắt tắm nắng. Nàng nói:
- Con biết rồi.
Nhưng đây cũng là lần thứ 5 sau khi bàn chuyện đi về xong thì chẳng ai nhúc nhích. Cô gái đang ngồi trên tảng đá dốc nhìn xuống dòng nước sâu thẳm và xanh trong như ngọc. Mỗi chiều, hai cha con thường đến cái vũng kẹt giữa những tảng đó to này bơi cho thoả thích. Mặt trời đang lặn, chiếu những tia nắng ấm áp cuối cùng lên mặt Flora. Má nàng vẫn còn nặng mùi nước biển, tóc ướt bám chặt nơi cổ. Nàng ngồi đó hai tay ôm lấy chân, cằm tựa lên gối, mắt nheo nheo ngắm nhìn mặt biển lung linh.
Hôm nay là thứ Tư, một ngày cuối hè tuyệt đẹp. Liệu tháng Chín đã chính thức là mùa thu chưa nhỉ? Flora không sao nhớ nổi. Nàng chỉ nhớ ở Cornwall, thời tiết vào lúc cuối hè thường đẹp tuyệt và quyến rũ vô cùng. Ngồi dưới này, nép mình sau những mỏm đá lởm chởm, nơi mà gió cũng không thế lọt vào được, và những phiến đá vẫn còn giữ được hơi nóng của ánh mặt trời ấm áp thật thú vị biết mấy.
Triều lên rồi kìa. Những tia nước trắng xoá len lỏi giữa những tảng đá xù xì rồi lại tự rút xuống lòng hồ. Lát sau, những dòng chảy nhỏ ấy đã lớn dần lên, ngập tràn, mang theo những con sóng cuồn cuộn từ bờ Đại Tây Dương xô vào đất liền. Khi triều lên cao, những mỏm đá cũng sẽ bị nhấn chìm. Ngay cả cái vũng nước nhỏ này cũng sẽ bị nước triều dâng ngập và phải chờ cho đến khi triều xuống, người ta mới có thể thấy lại mỏm đá và hồ nước.
Flora không nhớ đã bao nhiêu lần hai cha con ngồi cạnh nhau như thế này, ngây người vì bị những dòng thuỷ triều tháng Chín đẹp đến tuyệt vời hớp hồn. Tối nay, thậm chí họ còn khó có thể rứt áo ra đi hơn là những lần khác, bởi đây là lần cuối cùng hai cha con đến bơi ở hồ này. Lát nữa đây, họ sẽ leo lên con đường nhỏ nằm cheo leo trên vách đá kia. Thế nào giữa đường hai người cũng phải dừng lại vài lần, ngoái đầu nhìn đại dương nuối tiếc. Rồi sau đó, họ đi theo con đường mòn dẫn băng qua các cánh đồng đến Seal Cottage, nơi dì Marcia đang đợi họ với bữa tối trong bếp và hoa tươi trên bàn. Sau bữa cơm, Flora sẽ gội đầu, hoàn tất nốt việc thu xếp đồ đạc, bởi vì ngày mai nàng sẽ quay trở lại London.
Mọi việc đều được lên kế hoạch sẵn. Nàng phải đi vì như thế mới hợp tình hợp lý. Nhưng ngay lúc này nàng rất sợ cái kế hoạch đã được mang ra bàn tới bàn lui không biết bao nhiêu lần kia. Nàng thường buồn lắm khi phải chia tay cha. Nàng nhìn ông ngồi trên mỏm đá phía dưới, nhìn dáng vẻ gầy gò của ông với làn da rám nắng và đôi chân trần. Ông mặc chiếc quần soọc đã sờn rách và chiếc sơ mi cũ đầy những vết mạng vá chằng chịt. Hai cánh tay áo xăn lên tới tận khuỷu. Nàng nhìn mái tóc thưa của cha rối bù vì nước mặn. Nhìn nét mặt xương xương của ông khi ông đang hướng tầm mắt theo những con mòng biển lượn trên mặt nước phía xa, Flora bảo:
- Con chẳng thích chuyến đi ngày mai tí nào.
Ông quay đầu nhìn con gái, bảo:
- Không thích thì đừng đi.
- Nhưng con phải đi, cha biết đấy, con phải sống tự lập như trước, con ở nhà đã lâu quá rồi.
- Nhưng lúc nào cha cũng muốn con ở nhà mà.
Flora nuốt khan, cố ngăn cơn cảm xúc trào dâng. Cha nàng ít khi đả động đến chuyện tình cảm. Lúc nào cha cũng cố tỏ mình cứng rắn, không cảm xúc. Cha muốn thấy con mình đủ lông đủ cánh bay ra vùng vẫy với cuộc đời sóng gió ngoài kia.
- Nhưng con phải hứa với cha, không phải vì dì Marcia mà con đi đâu nhé.
Flora nói thật lòng:
- Vâng, không phải tại dì ấy đâu. Tất nhiên con cũng có tủi thân đôi chút. Dẫu có thế, con vẫn yêu quý dì ấy, cha cũng biết mà.
Không thấy cha cười, Flora cố nói đùa:
- Thôi mà! Không lẽ con phải nói dì ấy là một bà mẹ kế hiểm độc, con phải ra khỏi nhà vì sợ cái câu "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" trở thành sự thật. Thế cha mới hài lòng hay sao?
- Đừng đùa nữa, lúc nào con cũng có thể trở về nhà. Hứa với cha, nếu con không tìm được việc làm, nếu mọi việc diễn ra không suôn sẻ thì con lại về nhà với cha nghe chưa?
- Con sẽ tìm được việc làm mà không gặp bất cứ trở ngại nào, và rồi mọi chuyện đối với con sẽ ổn thôi.
- Nhưng cha vẫn muốn con hứa.
- Thì con hứa vậy. Nhưng nếu kỳ nghỉ cuối tuần sau, con lại xuất hiện ở bậc tam cấp nhà mình thì thể nào cha cũng thất vọng đấy. Lúc ấy cha lại bảo ước gì mình đừng bắt nó hứa.
Flora đứng lên, nhặt khăn tắm và đôi giầy bata.
- Chúng ta về thôi cha.
Lúc đầu, Marcia từ chối thành hôn với cha Flora.
- Anh không lấy em được đâu. Anh là cây đa cây đề của một trường trung học. Anh nên cưới một phụ nữ kiêu kỳ, tính tình trầm lặng, quyến rũ và ăn mặc hợp thời trang kìa.
Ông nói với bà, giọng có hơi giận dỗi.
- Anh không thích những quý bà lặng lẽ đáng kính. Nếu thích thế, anh đã kết hôn với Matron lâu rồi.
- À, chỉ là vì em thấy mình không hợp với vai trò bà Ronald Waring. Không hợp đâu. Em không muốn được người ta giới thiệu : nghe này, các nam sinh trung học, đây là bà Waring, sẽ trao cúp bạc cho đội bóng đá vô địch của trường. Nếu như quả thật có thế, em sẽ khuỵu gối quên mất bài diễn văn đã học thuộc cả trăm lần ở nhà và đánh rơi chiếc cúp hoặc đưa lầm cho bên thua cuộc mất thôi.
Nhưng Ronald Waring luôn tự tin. Ông khăng khăng không chịu rút lui và cuối cùng đã làm cho bà phải xiêu lòng. Mới chớm hè, họ kết hôn. Đám cưới được tổ chức trong một nhà thờ bằng đá nhỏ xíu, bốc mùi ẩm ướt vì thời gian, trông như một hang đá. Hôm đó, Marcia mặc một chiếc áo dài màu xanh ngọc rất vừa vặn, đội mũ lông công chẳng khác nào nàng Scarlett O’Hara, trong tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió nổi tiếng. Và lần đầu tiên trong đời, Ronald Waring ăn mặc chỉnh tề tươm tất, nơ thắt ngay cổ chứ không trễ xuống để lộ chiếc khuy trên cùng của áo sơmi như thường ngày. Nhìn cảnh ấy, Flora nghĩ họ quả là một cặp xứng đôi. Cô chụp hình cho cha và mẹ kế khi họ ra khỏi nhà thờ. Gió biển thổi bay chiếc nón trên đầu cô dâu, và hất tung những sợi tóc lưa thưa còn sót lại trên đầu chú rể khiến chúng dựng đứng lên như thể mào gà.
Marcia là dân London chính gốc. Bà được sinh ra và lớn lên với suy nghĩ 42 tuổi chưa lấy chồng cũng chưa muộn. Bởi vì đối với dân thành thị, chẳng có thời gian đâu để kiếm chồng. Bà bắt đầu sự nghiệp vừa học ở trường đại học vừa là người giữ quần áo trang phục ở nhà hát. Công việc cuối cùng là trông coi việc bán hàng ở một cửa hiệu bán đồ thời trang. Theo lời Marcia, quần áo của cửa hiệu này chẳng khác nào những chiếc áo choàng của dân Ả Rập.
Mặc dù Flora luôn thấy mến Marcia ngay từ giây phút đầu tiên họ gặp mặt, và ủng hộ hết mình cho quan hệ của cha mình với mẹ kế, nhưng cô cũng phải thừa nhận rằng Marcia không giỏi quán xuyến việc nhà. Ai cũng thế thôi, con gái nào chẳng thấy rầu lòng khi biết rồi đây cha mình sẽ phải sống hết cuộc đời với những cái bánh Pizza ướp lạnh và xúp đóng hộp sẵn mua từ tiệm về. Nhưng Marcia đã làm họ phải ngạc nhiên. Bà đã cố học nấu ăn và cuối cùng trở thành một đầu bếp tuyệt vời luôn vui vẻ. Không dừng lại ở đó, bà còn học cách làm vườn. Rau tươi mọc ngay hàng thẳng lối trong vườn nhà họ như các anh lính trong quân đội vậy. Hoa nở như thể mỗi khi Marcia chăm sóc đến chúng thì chúng lại đền đáp ơn bà thật hậu hĩ. Dưới bệ cửa sổ và trên cửa nhà bếp là hai hàng chậu cây do chính tay Marcia chăm sóc tưới tắm cẩn thận, trong đó, những bông hoa Busy Lizzies li ti luôn nở rộ.
Tối đó, rời những mỏm đá ngoài bờ biển, băng qua những cánh đồng lộng gió mát rượi, hai cha con đang trên đường về nhà thì Marcia đã nhìn thấy hai bố con từ ngoài cửa. Bà bước ra đón họ. Bà mặc quần màu xanh lá cây, áo khoác ngoài bằng sợi bông, thêu nhằng nhịt, vụng về. Những tia nắng cuối cùng chiếu trên mái tóc Marcia, khiến chúng rực lên như ngọn lửa.
Ronald Waring bắt gặp ánh mắt vợ. Ông ngẩng cao đầu vui mừng và nhanh nhẹn bước lên bậc tam cấp. Flora chậm rãi theo sau, cô tự hỏi: dường như có cái gì đó rất đặc biệt giữa hai con người tuổi đã trung niên này. Điều dặc biệt ấy đã khiến họ không chỉ chia sẻ tình cảm mà còn truyền cho nhau cả sự say đắm nữa khiến họ có thể đứng ở giữa đồng ôm choàng lấy nhau mà không hề ngượng ngập. Nhìn họ lao vào nhau nồng nhiệt như vậy, nhiều người nghĩ chắc phải đến cả mấy tháng rồi, hai vợ chồng này chưa gặp nhau. Biết đâu, họ cảm giác như thế thật vì biết đâu họ đã chẳng đợi nhau từ tận kiếp trước?
Chính Marcia lái xe đưa Flora đến chỗ hai đường tàu giao nhau. Từ đây, cô có thể lên tàu về London. Marcia muốn tự mình đưa con chồng ra ga vì bà muốn biết cảm giác làm mẹ là như thế nào. Và cũng bởi vì bà mới học lái xe. Khi có ai đó hỏi tại sao cho đến bây giờ bà mới học lái xe thì bà có cả tá lý do để biện minh. Nào là bà ghét máy móc lắm, nào là bà chưa từng sở hữu một chiếc xe hơi, nào là xung quanh có biết bao nhiêu người sẵn lòng đưa rước thì việc gì bà phải học lái xe cho mệt. Nhưng sau khi lấy Ronald Waring rồi theo ông đến căn nhà nhỏ vùng Cornwall xa xôi này thì chuyện học lái xe là không thể đừng được nữa rồi. Thế là trước khi kết hôn, bà Marcia bắt đầu học lái xe, sau đó là thi lấy bằng. Bà phải thi hết 3 lần mới đỗ. Lần đầu, bà trượt bởi đã cho xe mình húc thẳng vào bàn viên cảnh sát giao thông làm giám khảo. Lần thứ hai, khi lùi xe vào bãi đỗ, xe của bà cán bẹp dí một chiếc xe nôi trẻ con. May thay, đó là một cảnh dàn dựng trong kỳ thi lấy bằng, nên trong xe chẳng có đứa trẻ con nào. Cả Flora lẫn cha cô đều nghĩ Marcia sẽ chẳng cỏn lòng dạ nào mà đi thi lấy bằng nữa. Nhưng họ đã đánh giá thấp Marcia. Bà đã thi lần thứ ba, và cuối cùng cũng đỗ. Thế nên, khi chồng bà tỏ ý lấy làm tiếc không thể đưa con gái ra tàu được bởi mắc dự một cuộc họp về chuyên đề giáo dục mà ông làm chủ toạ, bà Marcia đã nói với giọng đầy tự hào:
- Anh cứ yên tâm, để em đưa con đi.
Xét về khía cạnh nào đó thì Flora thấy nhẹ nhõm. Cô ghét phải nói lời chia tay. Sợ cảm giác nghe tiếng còi tàu hụ lên khi rời sân ga. Cô biết nếu có mặt cha mình ở đó, cô sẽ gục đầu vào lòng ông mà khóc nức nở. Cảnh ấy có thể làm thối chí bất cứ ai. Hôm đó, trời trong xanh không một gợn mây, không khí ấm áp nhuộm vàng trong ánh nắng rực rỡ. Khung cảnh thiên nhiên như được phủ một lớp pha lê rực rỡ. Khung cảnh ấy khiến một người có tâm hồn giản dị như bà Marcia cũng phải thốt lên:
- Ồ, buổi sáng đẹp quá. Hôm nay trời đẹp ghê!
Bà bỏ lửng bài ca giữa chừng, cúi xuống lục tìm túi xách, lôi ra điếu thuốc lá. Dưới tay một tài xế mới vào nghề như Marcia, nhất là lúc tài xế ấy lại mải lục lọi, không để ý gì tới con đường thì chuyện xe chao đảo là đương nhiên. Bà Marcia phải tạm thời quên điếu thuốc quay lại với vấn đề sống còn trước mắt. Flora nhét điếu thuốc vào miệng Marcia, sau đó ân cần đưa bật lửa sát tận nơi, bởi vì Marcia không thể buông tay ra khỏi vôlăng được. Khi đầu thuốc đã cháy đỏ, Marcia bắt đầu tiếp tục bài ca ca ngợi thiên nhiên của mình.
- Dì có một cảm giác rất vui. Mọi việc dường như …
Bà lại dừng lại nhíu mày.
- Flora yêu quý! Con hãy hứa với dì , con không quay trở lại cái thành phố London kinh hoàng kia chỉ bởi vì dì đấy chứ?
Bảy ngày trong tuần, câu hỏi ấy lặp đi lặp lại hết tối này qua tối khác đều đặn như một thủ tục không thể bỏ qua. Flora hít một hơi dài.
- Không có đâu, con đã bảo dì rồi mà. Làm gì có chuyện ấy. Đơn giản là con chỉ tiếp tục cuộc đời mình ở cái nơi mà cách đó một năm, con đã bỏ nó mà đi .
- Dì không sao quên được ý nghĩ rằng chính vì mình mà con bị đuổi ra khỏi tổ ấm.
- Ồ không đâu dì à. Hãy đặt mình vào cương vị của con. Một khi đã tìm được một phụ nữ đôn hậu chăm sóc cho cha, con có thể đi mà không hề bị lương tâm cắn rứt.
- Nếu biết được cái gì đang đợi con ngoài đời, dì sẽ thấy vui hơn. Dì luôn hoảng sợ khi mường tượng ra cảnh con ngồi trong một căn hộ chỉ có một phòng, cố nuốt đậu trắng lạnh ngắt đóng hộp thay cho bữa tối.
Flora hùng hồn: - Con đã bảo dì rồi. Con sẽ tự thuê nhà ở đàng hoàng, trong lúc chờ đợi, con sẽ ở chung với bạn mình là Jane Porter. Mọi chuyện đã được sắp xếp hết rồi. Cô bạn cùng phòng với Jane đã đi nghỉ với bạn trai. Thế nên con có thể dùng giường của cô ta. Khi cô ta đi nghỉ về, con đã tự tìm được chỗ ở cho mình. Và cuộc đời cứ thế trôi đi xuôi chèo mát mái.
Liếc nhìn Marcia, cô thấy mặt bà có vẻ chưa tươi lên được. Cô nói tiếp: - Nghe này, con đã 22 tuổi, chứ không phải là 12. Con là một thư ký đánh máy giỏi này, viết tốc ký cực kỳ, cực kỳ giỏi! Không có gì phải lo đâu mà.
- Thôi được. Nếu như mọi chuyện không diễn ra như ý muốn, hãy hứa với dì là gọi điện cho dì ngay, dì sẽ đến và chăm chút cho con y như mẹ đẻ vậy.
Flora nói: - Từ nhỏ, con đã không có mẹ, thế nên con đã quen với cảnh phải tự xoay xở lấy. Xin lỗi, nếu như dì thấy lời con nói có vẻ hỗn xược.
- Ồ con yêu, không đâu. Con đâu có hỗn xược. Dì thích con ăn nói nhiệt tình như vậy lắm. Nhưng con biết không, càng nghĩ dì càng đau lòng.
- Dì nói gì cơ?
- À, dì đang nói về mẹ con ấy mà. Sao mẹ con lại có thể bỏ con, bỏ cha con, trong khi con mới còn ẵm ngửa như thế. Ý dì là chuyện đàn bà bỏ chồng thì có thể hiểu được. (Mặc dù bỏ một người dễ thương, đáng mến như Ronald thì quả thật khó tin). Thế nhưng, nếu bỏ cả con thì quá đáng lắm. Thật phi nhân tính! Bởi vì một khi đã có con rồi, không ai đành lòng mà bỏ đi được.
- Con mừng là bà ấy không chịu trách nhiệm nuôi nấng con. Nếu không, cuộc đời của con đã khác nhiều. Không hiểu hồi đó, cha con đã phải vất vả như thế nào để nuôi con khôn lớn. Nhưng về phần mình, chưa bao giờ con thấy có ai được hưởng một tuổi thơ hạnh phúc như con vậy.
- Con biết không? Ta chỉ là một trong nhiều thành viên câu lạc bộ "hâm mộ Ronald Waring" thôi. Không hiểu sao, hồi ấy mẹ con lại bỏ đi nhỉ? Có người đàn ông khác ư? Quả thật, chưa bao giờ ta muốn đả động đến chuyện này.
- Không, con không cho là như thế. Chẳng qua cha mẹ không hợp nhau. Đó là lý do mà cha vẫn thường biện minh về sự chia tay giữa ba mẹ. Mẹ con không thích cha chỉ là một ông hiệu trưởng trường trung học chẳng có tham vọng gì. Cha cũng không thích đi dự những bữa tiệc linh đình và chán ghét cuộc sống luôn sôi động. Mẹ con cũng không thích sự tiến thân chậm chạp của cha trong nghề nghiệp và rõ ràng ông không bao giờ kiếm đủ tiền để chu cấp cho lối sống hào phóng và ham của lạ của mẹ. Mẹ là người sang trọng, lịch lãm, luôn xài đồ đắt tiền, chẳng hợp với cha chút nào. Và bà ấy chắc cũng cứng rắn lắm.
- Dì không hiểu tại sao lúc đầu họ lại quyết định kết hôn.
- Theo con biết thì họ gặp nhau trong kỳ nghỉ đông tại Thuỵ Sĩ. Cả hai đều say mê môn trượt tuyết. Cha trượt tuyết cực giỏi. Dì chưa biết giỏi đến mức nào đâu. Con tưởng tượng ánh nắng mặt trời và những bãi tuyết trắng làm họ loá mắt. Hoặc có thể bầu không khí trong lành của dãy núi Alper không sao khiến đầu óc họ tỉnh táo. Mọi chuyện con biết chỉ có thế, và rồi con được ra đời. Khi ấy, mối tình giữa họ cũng kết thúc.
Lúc này, xe đang ở trên đường chính, sắp sửa đến gần nhà ga nhỏ. Từ đây, Flora sẽ lên tàu đến London. Bà Marcia bảo:
- Ta hy vọng cha con sẽ không mời ta đi trượt tuyết với ông ấy.
- Tại sao không ạ?
- Bởi vì ta không biết trượt tuyết, - Marcia đáp tỉnh bơ.
- Đối với cha con, chuyện đó không quan trọng. Cha con yêu dì khi dì sống đúng với những tính cách của mình. Dì cũng biết rồi phải không?
Marcia bảo: - Phải. Và phải chăng ta là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời? Nhưng con cũng sẽ gặp nhiều may mắn lắm đấy. Con được ngôi sao Gemini chiếu mạng. Sáng nay, ta đã xem tử vi cho con và thấy tất cả các vì tinh tú trên trời đều đang chuyển động đúng hướng và con sắp sửa được đón nhận vận may lớn nhất trong đời.
Marcia vốn là một nhà chiêm tinh rất giỏi.
- Điều đó có nghĩa là trong vòng một tuần, con sẽ kiếm được một việc làm tuyệt vời. Thuê được một căn hộ tuyệt vời, và có thể có một chàng trai cao, nước da bánh mật ngự trên mộ chiếc xe hơi Maserati đắt tiền cũng sẽ đến với con. Một biểu tượng của sự thành đạt đấy.
- Trong một tuần thôi ư? Thế thì phải vội lên mới có thể chuẩn bị tinh thần đón nhận nhiều điều may mắn đến thế.
- Phải, phải, mọi việc chỉ diễn ra trong tuần này thôi. Bởi vì đến thứ sáu tuần sau, lá số tử vi của con sẽ sang một trang mới.
- À, để xem xem.
Cuộc chia tay này diễn ra không đầy nước mắt uỷ mị và sướt mướt. Những câu trao đổi nhanh đều kết thúc trước cửa toa tàu. Chẳng bao lâu sau, Flora và đống hành lý của cô đã được chất lên tàu. Giám đốc nhà ga bước dọc theo bến đỗ, đóng cửa và chuẩn bị huýt còi ra hiệu cho tàu chuyển bánh. Flora nhoài người ra ngoài cửa sổ mở rộng, gửi cho bà Marcia một cái hôn gió. Trên sân ga, bà mẹ kế bắt đầu khóc. Và lớp mực đen ngòm Mascara cũng theo nước mắt trôi trên má.
- Nhớ điện thoại đấy, để ta và cha con biết mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ nhé!
- Con hứa, hứa mà.
Không còn thời gian nữa. Tàu bắt đầu chuyển bánh ngày một nhanh hơn. Sân ga lùi lại phía đàng sau. Flora vẫy tay và cái sân ga bé nhỏ cùng với Marcia trong bộ đồ xanh nước biển ngày càng nhỏ hơn cho đến khi khuất khỏi tầm mắt. Lúc ấy, Flora mới chui hẳn vào trong khoang, đóng cửa sổ lại, co ro trên ghế trong một khoang tàu trống trải. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ, chỉ là một thói quen, tàu cứ lao vun vút về phía trước. Còn mắt Flora dõi theo từng nóc nhà, dãy phố đánh dấu những quãng đường đang trôi dần về phía sau. Bây giờ là lúc chiều xuống. Các nơi cửa song vàng óng lúc này được tô lên một lớp màu vẽ, màu xanh nhạt của nước biển dâng tràn. Phía xa kia là một ngôi làng với những căn nhà sơn trắng thấp thoáng dưới những rặng cây. Tiếp đến là những đụn cát, và sau những đụn cát là đại dương. Nhưng lúc này nhìn từ xa, nó chỉ như một đường vạch màu trắng nhạt. Đường sắt trải dài trên mặt đất. Tàu đi ngày một xa khiến đại dương lùi ra phía sau dãy nhà một tầng nằm sát biển. Con tàu xình xịch băng ngang qua một cây cầu sang thị trấn bên cạnh. Và rồi những thung lũng nhỏ xanh mướt điểm những ngôi nhà trắng và vườn cây thoắt ẩn thoắt hiện. Con tàu hú lên một hồi còi dài khi đi ngang qua trước mặt một người nông dân ngồi trên chiếc máy kéo màu đỏ chất đầy rơm.
Họ đã chuyển đến sinh sống ở Cornwall khi Flora mới 5 tuổi đầu. Trước đó, cha nàng dạy tiếng La Tinh và tiếng Pháp cho một trường dự bị đại học dành cho con em nhà giàu. Trường này rất rộng lớn, thuộc hạt Sussex. Công việc ấy mặc dù cho ông một cuộc sống dư dả nhưng cha của Flora chẳng thấy có gì thú vị. Ông chán chường vì cứ phải tiếp chuyện những bà phụ huynh mặc áo lông chồn, giàu có, ngạo mạn và đáng ghét.
Cha Flora luôn khát khao được sống ở vùng biển, được nghỉ lễ Phục Sinh và nghỉ hè ở Cornwall giống như một cậu bé con. Thế nên khi chiếc ghế của một hiệu trưởng trường trung học Fourbourne để trống, lập tức ông xin thế chỗ. Tuy nhiên, là một hiệu trưởng trường dự bị đại học, ông biết một người nhiều tham vọng sẽ tìm việc khác mà làm chứ không bơm những tư tưởng của dòng văn học Hi-la vào trong đầu của con trai những nông dân, chủ tiệm nhỏ và các kỹ sư mỏ ở vùng này. Nhưng tính khí Ronald Waring cứng như kim cương.
Đầu tiên, ông và Flora đến sống ở vùng Fourbourne. Những ký ức đầu tiên của nàng về thị trấn Cornwall là một thị trấn lao động nhỏ, có những dãy đồi trọc bao quanh. Trong đó những khu mỏ cũ đang được khai thác xếp thành hàng trông như một hàm răng hư. Nhưng khi họ đã ổn định cuộc sống rồi thì cha nàng ngay lập tức thấy yêu quý công việc của mình. Ông mua một chiếc xe hơi cũ rích, và vào thứ Bảy, Chủ nhật hai cha con thường lên xe đi dạo quanh vùng tìm một chỗ nào khác thuận tiện hơn cho việc sinh sống. Cuối cùng, theo lời chỉ dẫn của một văn phòng địa ốc ở Penzance, họ đã đi dọc theo con đường từ St Ives tới mảnh đất tận cùng sát biển và sau một hai lần đi lạc đường, họ đã thấy mình ở cuối con đường lao ra bờ biển. Họ quay xe ngược trở lại nơi ngã tư vừa mới băng qua và đến ngày càng gần Seal Cottage.
Hôm đó là một ngày mùa đông rét cắt da cắt thịt, và họ tìm thấy một ngôi nhà bị bỏ hoang, không có nước sạch để dùng và nhà vệ sinh cũng không có luôn. Khi họ đẩy cánh cửa già cỗi mở rộng thì chuột nhắt ở trong chạy tứ tung. Flora không sợ chuột nhắt, còn Ronald Waring thấy không chỉ yêu quý căn nhà mà còn thích quang cảnh xung quanh. Ông đã mua nó ngay trong ngày hôm đó, và nó đã trở thánh tổ ấm của họ từ đó tới nay. Lúc đầu, họ tồn tại tựa như người nguyên thuỷ vậy. Phải vất vả lắm mới có thể giữ cho trong nhà luôn ấm áp, sạch sẽ.
Cuộc chia tay này diễn ra không đầy nước mắt uỷ mị và sướt mướt. Những câu trao đổi nhanh đều kết thúc trước cửa toa tàu. Chẳng bao lâu sau, Flora và đống hành lý của cô đã được chất lên tàu. Giám đốc nhà ga bước dọc theo bến đỗ, đóng cửa và chuẩn bị huýt còi ra hiệu cho tàu chuyển bánh. Flora nhoài người ra ngoài cửa sổ mở rộng, gửi cho bà Marcia một cái hôn gió. Trên sân ga, bà mẹ kế bắt đầu khóc. Và lớp mực đen ngòm Mascara cũng theo nước mắt trôi trên má.
- Nhớ điện thoại đấy, để ta và cha con biết mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ nhé!
- Con hứa, hứa mà.
Không còn thời gian nữa. Tàu bắt đầu chuyển bánh ngày một nhanh hơn. Sân ga lùi lại phía đàng sau. Flora vẫy tay và cái sân ga bé nhỏ cùng với Marcia trong bộ đồ xanh nước biển ngày càng nhỏ hơn cho đến khi khuất khỏi tầm mắt. Lúc ấy, Flora mới chui hẳn vào trong khoang, đóng cửa sổ lại, co ro trên ghế trong một khoang tàu trống trải. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ, chỉ là một thói quen, tàu cứ lao vun vút về phía trước. Còn mắt Flora dõi theo từng nóc nhà, dãy phố đánh dấu những quãng đường đang trôi dần về phía sau. Bây giờ là lúc chiều xuống. Các nơi cửa song vàng óng lúc này được tô lên một lớp màu vẽ, màu xanh nhạt của nước biển dâng tràn. Phía xa kia là một ngôi làng với những căn nhà sơn trắng thấp thoáng dưới những rặng cây. Tiếp đến là những đụn cát, và sau những đụn cát là đại dương. Nhưng lúc này nhìn từ xa, nó chỉ như một đường vạch màu trắng nhạt. Đường sắt trải dài trên mặt đất. Tàu đi ngày một xa khiến đại dương lùi ra phía sau dãy nhà một tầng nằm sát biển. Con tàu xình xịch băng ngang qua một cây cầu sang thị trấn bên cạnh. Và rồi những thung lũng nhỏ xanh mướt điểm những ngôi nhà trắng và vườn cây thoắt ẩn thoắt hiện. Con tàu hú lên một hồi còi dài khi đi ngang qua trước mặt một người nông dân ngồi trên chiếc máy kéo màu đỏ chất đầy rơm.
Họ đã chuyển đến sinh sống ở Cornwall khi Flora mới 5 tuổi đầu. Trước đó, cha nàng dạy tiếng La Tinh và tiếng Pháp cho một trường dự bị đại học dành cho con em nhà giàu. Trường này rất rộng lớn, thuộc hạt Sussex. Công việc ấy mặc dù cho ông một cuộc sống dư dả nhưng cha của Flora chẳng thấy có gì thú vị. Ông chán chường vì cứ phải tiếp chuyện những bà phụ huynh mặc áo lông chồn, giàu có, ngạo mạn và đáng ghét.
Cha Flora luôn khát khao được sống ở vùng biển, được nghỉ lễ Phục Sinh và nghỉ hè ở Cornwall giống như một cậu bé con. Thế nên khi chiếc ghế của một hiệu trưởng trường trung học Fourbourne để trống, lập tức ông xin thế chỗ. Tuy nhiên, là một hiệu trưởng trường dự bị đại học, ông biết một người nhiều tham vọng sẽ tìm việc khác mà làm chứ không bơm những tư tưởng của dòng văn học Hi-la vào trong đầu của con trai những nông dân, chủ tiệm nhỏ và các kỹ sư mỏ ở vùng này. Nhưng tính khí Ronald Waring cứng như kim cương.
Đầu tiên, ông và Flora đến sống ở vùng Fourbourne. Những ký ức đầu tiên của nàng về thị trấn Cornwall là một thị trấn lao động nhỏ, có những dãy đồi trọc bao quanh. Trong đó những khu mỏ cũ đang được khai thác xếp thành hàng trông như một hàm răng hư. Nhưng khi họ đã ổn định cuộc sống rồi thì cha nàng ngay lập tức thấy yêu quý công việc của mình. Ông mua một chiếc xe hơi cũ rích, và vào thứ Bảy, Chủ nhật hai cha con thường lên xe đi dạo quanh vùng tìm một chỗ nào khác thuận tiện hơn cho việc sinh sống. Cuối cùng, theo lời chỉ dẫn của một văn phòng địa ốc ở Penzance, họ đã đi dọc theo con đường từ St Ives tới mảnh đất tận cùng sát biển và sau một hai lần đi lạc đường, họ đã thấy mình ở cuối con đường lao ra bờ biển. Họ quay xe ngược trở lại nơi ngã tư vừa mới băng qua và đến ngày càng gần Seal Cottage.
Hôm đó là một ngày mùa đông rét cắt da cắt thịt, và họ tìm thấy một ngôi nhà bị bỏ hoang, không có nước sạch để dùng và nhà vệ sinh cũng không có luôn. Khi họ đẩy cánh cửa già cỗi mở rộng thì chuột nhắt ở trong chạy tứ tung. Flora không sợ chuột nhắt, còn Ronald Waring thấy không chỉ yêu quý căn nhà mà còn thích quang cảnh xung quanh. Ông đã mua nó ngay trong ngày hôm đó, và nó đã trở thánh tổ ấm của họ từ đó tới nay. Lúc đầu, họ tồn tại tựa như người nguyên thuỷ vậy. Phải vất vả lắm mới có thể giữ cho trong nhà luôn ấm áp, sạch sẽ.
Ngoài chức năng là một học giả nghiên cứu văn học Hila, Ronald Waring còn thích giao du và có tính cách khá hấp dẫn. Khi mới bước chân vào quán rượu, ông chưa quen ai, thì khi bước chân ra khỏi quán, ông đã nhanh chóng kết bạn với cả chục người có mặt ở đó. Thế là ông tìm ra được một người thợ xây đá có thể sửa chữa lại bức tường rào quanh vườn và xây lại cho ông ống khói đã bị sạt lở. Rồi sau đó, ông gặp gỡ ông thợ mộc Pincher và Tom Roberts, người nhận sửa ống nước ngoài giờ, rồi ông làm quen với Arther Pyper, và cả bà Pyper nữa. Bà ấy đồng ý đạp xe từ đầu làng tới cuối làng chỉ để rửa chén, dọn dẹp giường ngủ và trông coi Flora khi lên 10 tuổi.
Mặc dù nàng cực kỳ khó chịu nhưng cũng bị gửi đến trường nội trú ở quận Kent. Nàng học ở đó một thời gian dài, cho tới khi lên 16 tuổi, sau đó là một khoá học huấn luyện nữ thư ký với hai kỹ năng chính là tốc ký và đánh máy. Flora còn tham gia thêm khoá nấu ăn tại trường Cordon Bleu. Nghề nấu ăn giúp nàng kiếm được việc làm ở Thuỵ Sĩ vào mùa đông và ở Hy Lạp vào mùa hè. Khi quay trở lại London, nàng lại trở thành một thư ký, thuê chung một căn hộ với bạn gái, nhập chung vào dòng người dài dằng dặc đợi chờ ở các bến xe buýt, tranh thủ đi mua sắm vào giờ ăn trưa.
Flora có nhiều bạn trai. Người thì nghèo kiết xác đang ôm mộng trở thành kế toán lành nghề. Xông xênh hơn một chút có anh chàng chủ tiệm quần áo mới mở. Thỉnh thoảng, nàng leo lên tàu trở về Cornwall mỗi kỳ nghỉ để giúp cha chuẩn bị tiệc đầu xuân hay rán gà tây cho lễ Giáng sinh. Nhưng cuối năm ngoái, sau khi bị mắc chứng cảm cúm liên tục và vướng vào một mối tình đơn phương, nàng không muốn ở thành phố lớn thêm một ngày nào nữa. Flora quay trở về nhà ở hạt Cornwall để cùng gia đình hưởng những ngày vui trọn vẹn của lễ Giáng sinh. Và rồi nàng bỗng thấy thích được sống ở đó.
Đó là một năm nghỉ ngơi thoải mái tuyệt vời. Nơi mà mùa đông tạo tiền đề cho mùa xuân ấm áp đẹp trời. Xuân qua, hè tới nàng cứ ở nhà chứng kiến cảnh đất trời đổi thay, không có ai thúc giục, gia hạn cho nàng phải làm cái này cái nọ. Không có lịch làm việc, chương trình nghị sự hay bất cứ cuộc hội họp nào. Nàng cũng không phải lo thu dọn hành lý để chuẩn bị lao vào làm việc tối mắt tối mũi ở một quốc gia xa lạ. Nói thực ra thì nàng cũng kiếm một vài việc làm nho nhỏ với mức lương khiêm tốn. Toàn là những công việc mang tính chất thời vụ. Những công việc thuần tuý tay chân, những công việc lao động phổ thông và có những công việc hết sức buồn cười như đi hái hoa thuỷ tiên về cho một người bán hoa ở ngôi chợ nhỏ trung tâm thị trấn, làm hầu bàn trong một quán cà phê, bán những áo khoác thổ cẩm cho những khách du lịch tới nghỉ hè đang điên lên vì không biết tiêu tiền làm sao cho nhanh hết.
Lần đầu, nàng gặp Marcia cũng ở cái tiệm thổ cẩm ấy. Nàng đưa bà về Seal Cottage chơi và vui mừng chứng kiến sự hoà hợp đến không ngờ nảy nở nhanh và tiến triển tốt đẹp giữa Marcia và cha cô. Chẳng bao lâu sau, mọi người đều thấy sự hoà hợp kia không phải là những cảm xúc đơn giản nhất thời. Mối tình giữa họ ngày càng tươi thắm như hoa hồng nở rộ và cha của Flora chợt trở thành người se sua đến không ngờ khi ông quyết định tự mua cho mình một cái quần mới mà không cần đợi ai nhắc nhở. Quan hệ giữa họ ngày càng sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn và Flora lịch sự rút lui, kiếm cớ không đi theo họ trong những buổi tản bộ dọc theo con đường làng. Cứ tối đến, nàng lại lý do lý trấu, tìm cách ra ngoài để họ ấm cúng trò chuyện ở Seal Cottage. Khi họ làm lễ thánh hôn, nàng bắt đầu than vãn ngay lập tức, nói rằng ở đây buồn quá, nàng phải quay trở lại London tìm việc làm. Nhưng Marcia thuyết phục nàng hãy ở lại Seal Cottage ít nhất là cho đến hết mùa hè. Nàng nghe theo lời bà nhưng rồi thời gian trôi quá nhanh dù Flora không muốn bởi vì Seal Cottage không còn là nhà của nàng nữa.
Flora tự hứa với lòng sẽ quay trở lại London vào tháng Chín. Và đến tháng Chín, nàng đã nói với Marcia rằng : Con đi đây, để cho đôi uyên ương được tự do nếm trải hạnh phúc trong cái tổ ấm xinh xinh này. Và thế là mọi chuyện đề được sắp xếp xong xuôi. Mọi ký ức ấy đã lùi vào dĩ vãng, còn tương lai thì sao ? Marcia đã chẳng nói đó sao : Con sẽ gặp may nhiều lắm đấy. Ngôi sao Gemini chiếu mạng con và lúc này các vì tinh tú đang chuyển động đúng hướng. Nhưng Flora không chắc lắm. Nàng lục túi áo khoác lấy ra lá thư vừa nhận sáng nay.
Sáng nay, lúc vừa nhận, nàng bóc thư và đứng đọc, nhưng rồi khi Marcia đến gần, nàng vội vã gấp thư lại rồi giấu đi ngay. Lá thư ấy là của Jane Porter
Số 8 đường Mansfield News
SW10
"Flora yêu quý! Một chuyện kinh khủng nhất trên đời vừa xảy ra. Tớ muốn cậu biết nó trước khi cậu lên đường trở về London. Besty, cô bạn thuê nhà chung với tớ đã cãi nhau kịch liệt với bạn trai của cô ta. Chỉ mới ở Tây Ban Nha có hai ngày, cô ta đã quay trở về nhà. Cô ta nằm đó, trong phòng, khóc lóc suốt ngày. Và rõ ràng là chờ chuông điện thoại reo, nhưng chuông không bao giờ reo cả. Thế nên chỗ ngủ mà tớ hứa với cậu giờ đã không còn. Dù cho cậu có chấp nhận ngủ trong túi ngủ dưới sàn nhà trong phòng ngủ của tớ thì bầu không khí nơi đây cũng cực kỳ khó chịu bởi những lời trách cứ vô cớ tuôn sa sả từ miệng Besty. Thế nên, ngay cả một kẻ thù không đội trời chung của tớ, tớ còn thương xót không muốn mời đến nhà, huống hồ là cậu. Tớ hy vọng cậu sẽ thu xếp được môt nơi ở khác trước khi cậu đến London. Cực kỳ xin lỗi vì đã làm cậu thất vọng. Nhưng tớ mong cậu hiểu cho tớ. Nhớ gọi điện để chúng mình cùng gặp nhau và tán phét cho thoả thích. Rất mong được gặp cậu và tớ xin lỗi, cực kỳ xin lỗi cho dù chuyện xảy ra không phải do lỗi của tớ.
Vô cùng yêu thương, Jane"
Flora thở dài, gấp lá thư lại, nhét nó vào trong túi áo. Nàng không nói gì với Marcia. Bởi vì ở địa vị Marcia, một người vợ và một người mẹ thể nào cũng hốt hoảng lên và làm cho to chuyện. Nếu bà biết Flora quay trở lại London bơ vơ không nơi nương tựa thì nhất định bà sẽ không cho nàng đi. Về phần mình, một khi đã quyết định rồi, Flora không thể nào chịu đựng sự chậm trễ lên đường thêm một ngày nào nữa.
Bây giờ, điều rắc rối nhất là nàng không biết mình phải đi đâu. Nàng cũng có bạn bè, tất nhiên, nhưng sau một năm dài trôi qua, nàng không biết họ hiện đang làm gì, sống ở nơi đâu và thậm chí biết đâu nhiều người đã lấy chồng, hoặc có những người bạn trai khó tính. Người bạn cùng phòng trước kia, trước cả Jane Porter, giờ đã kết hôn và hiện đang sống ở Northumberland. Ngoài ra, chẳng còn ai để Flora nhấc điện thoại lên gọi yêu cầu giúp đỡ ngay lập tức, thậm chí chỉ là một chỗ ở tạm thời. Quả thật là một cái vòng luẩn quẩn khắc nghiệt. Nàng không muốn thuê căn hộ nếu như chưa có việc làm, nhưng bây giờ lại không thể đi đến các văn phòng để xin việc làm với túi đồ đạc lỉnh kỉnh trên vai.
Cuối cùng, nàng quyết định đến Shelbourne. Đó là một khách sạn nhỏ, củ kỹ. Thường trong những dịp đi nghỉ ở nước ngoài vô cùng hiếm hoi, cha nàng thường đưa nàng qua đây nghỉ chân giữa một quảng đường dài. Hồi đó, họ thường đi trượt tuyết ở Úc hay đến nhà một trong những người bạn tính cách hơi lập dị của ông Ronald Waring nghỉ một vài tuần. Bạn của cha nàng lúc ấy là chủ một khu mỏ đổ nát tiêu điều ở vùng Robins. Khách sạn Shelbourne chẳng có gì đặc biệt, và nếu cha nàng quyết định nghỉ ở đó chắc chắn vì lý do nó không đến nổi đắt đỏ lắm, nàng sẽ thuê một phòng qua đêm ở đó và ngày mai bắt đầu cuộc đi săn lùng việc làm. Đó cũng chẳng phải là giải pháp hay ho gì, chỉ là tình thế bắt buộc mà thôi.
Nhưng dì Marcia vẫn thường nói: Sống trong cuộc đời, tránh vỏ dưa thì lại gặp vỏ dừa. Thế nên, người khôn ngoan nhất là người biết nghĩa của chữ nhẫn. Khách sạn Shelbourne cổ xưa như một chứng tích lịch sử. Trông nó tựa như một chiếc bè cũ kỹ đậu trên một vũng nước tạo thành bởi một dòng sông chảy ngang qua. Khách sạn này nằm đằng sau khu Knightsbridge, trên một con đường hẹp. Hồi đó, khu phố này khá sang trọng, có thể nói là nhất nhì thành phố. Nhưng dần dần những khách sạn mới xa hoa mọc lên đầy rẫy ở các khu phố xung quanh, những toà nhà văn phòng và những khu chung cư sang trọng thường hướng ra những khu đất mới. Thế nên khu phố này dần dần nhỏ lại và chẳng thể gọi là khu phố sang trọng được nữa. Tuy nhiên, nó vẫn cứ tồn tại, treo cù lẳng cù lơ bên cạnh một thành phố đầy sức sống và tươi mới, hệt như một nàng đào hát đã quá thì nhưng nhất định không chịu nghỉ việc.
Cách đó không xa là một thành phố London hiện đại, nào kẹt xe, tiếng còi xe hơi í ới, tiếng máy bay gầm thét trên bầu trời, tiếng những người bán hàng rong bán báo chiều nơi các ngã tư đường. Những cô gái trẻ mắt tô chì đen lảo đảo trên những đôi guốc cao, có dễ đến vài tấc. Cuộc sống ngày càng khấm khá hơn, nhưng không hiểu sao cũng mọc ra những điều trái tai, gai mắt hơn.
Nhưng cho dù cuộc sống ngoài kia có xô bồ đến mấy thì khi bước vào cánh cửa kính xoay xoay của khách sạn Shelbourne, Flora có cảm tưởng như bước vào dĩ vãng: buồn thảm, tối tăm, chẳng có gì thay đổi. Trong khách sạn không có những cây cọ trồng trong chậu, không có những người phu khuân vác đón khách ở tận cửa, cũng không có một vườn cây kiểng nho nhỏ ngay cạnh bàn tiếp tân như các khách sạn khác. Cũng chẳng có sàn nhà bóng loáng như gương. Nơi đây giống một bệnh viện tỉnh lẻ hơn là một khách sạn. Một phụ nữ có khuôn mặt ủ rũ trong chiếc váy đen dài lượt thượt ngồi sau bàn tiếp tân. Cô ta ngước mắt nhìn Flora.
- Chào cô, cô cần gì ạ?
- Liệu tôi có thể đặt một phòng đơn chỉ trong một đêm nay không?
- À, để tôi xem.
Im lặng, tiếng đồng hồ kêu tích tắc nghe rõ mồn một. Flore chờ, tâm trạng của cô ngày càng chán nản hơn. Giờ thì cô nhưng mong câu trả lời sẽ là: Không, hết phòng rồi.
- À, có chứ, chúng tôi có một phòng, nhưng nó ở dãy sau của khách sạn, và tôi e rằng …
- Thôi được, tôi đồng ý với phòng ấy.
- Nếu cô ký tên vào sổ đăng ký, tôi sẽ kêu một anh phu khuân vác đưa cô lên phòng ngay.
Chợt hình ảnh một hành lang dài hun hút và tối tăm với một cái phòng đơn nằm ở tít cuối cái hành lang đó khiến Flora không sao chịu đựng nổi.
- Không, không phải bây giờ. Tôi phải ra ngoài một tí đã, đi ăn tối ấy mà.
Không hiểu tài ứng biến ở đâu ra khiến Flora có thể nói dối trôi chảy đến thế.
- 9 giờ 30 tôi sẽ quay lại. Cô cũng không phải phiền vì hành lý của tôi đâu. Đừng có đưa lên phòng vội, cứ để ở hành lang này cho tới khi tôi quay trở lại mới hay, lúc đó, tôi tự mang lên.
- Sao cũng được, thưa cô. Thế cô không muốn xem phòng ư?
- Không. Cần gì, tôi chắc phòng đẹp lắm.
Flora thấy mình gần như nghẹt thở. Mọi vật trong cái khách sạn này cũ kỹ thấy mà phát khiếp. Flora cầm túi quay lưng, miệng lẩm bẩm chào với lại. Sém chút nữa cô va vào chậu cây ở gần đó. May mà Flora dang tay giữ được, nếu không thì phải đền tiền.
Cuối cùng, Flora cũng lao ra được ngoài cửa, đắm mình trong không khí trong lành. Hít thở thật sâu, nàng thấy phấn chấn hơn được một chút. Tối nay, trời thật đẹp, tiết trời lạnh nhưng bầu trời trong sáng khổng lồ như được làm bằng phalê pha màu tím sẫm. Vài chùm mây bay lãng đãng chẳng khác nào những khinh khí cầu khổng lồ. Hai tay đút sâu vào túi áo, Flora bắt đầu tản bộ dọc theo con phố. Một giờ sau, nàng thấy mình đang đi sâu vào khu Chelsea, hướng lên phía bắc, sắp sửa gặp con đường King’s Road. Đường phố này nhỏ, hai bên là nhà có kiến trúc rất đẹp, bày biện na ná giống nhau.
Tuy nhiên, có một thứ trông rất lạ mắt, đó là một nhà hàng Ý, đứng sừng sững ở cái nơi trước đây là một tiệm giày cũ với những cửa sổ bụi bặm treo đầy xích chó, túi du lịch da và những chiếc bịch nilon lủng lẳng các đôi giày cũ. Tiệm giày không còn nữa, chỉ có một nhà hàng mọc lên thế vào chỗ ấy, nhà hàng có tên Seppi’s. Dưới chân tường phía ngoài, trên vỉa hè lát đá là những chậu cây đứng thành hàng. Phía trên là mái hiên màu sắc rực rỡ với những sọc đỏ và trắng. Còn bên trong, màu sơn trắng mới mang lại cảm giác sạch sẽ, làm cho nhà hàng này như rộng ra thêm. Flora bước đến gần, đúng lúc ấy, cửa mở. Một người đàn ông khiêng một chiếc bàn nhỏ trải khăn sọc trắng và đỏ đặt lên vỉa hè sát tường nhà. Anh ta lại quay vào trong mang ra thêm hai chiếc ghế bằng kim loại, thêm một ống đũa và một chai Chianti. Tất cả đều đặt ngay ngắn đúng nơi, đúng chỗ. Một cơn gió mạnh tạt qua làm tấm khăn trải bàn bay phần phật. Người kia ngước lên và thấy Flora, mắt anh ta sáng lên, miệng nở một nụ cười nồng ấm của dân Địa Trung Hải chính gốc.
- Xin chào quý cô!
Flora thầm nghĩ: Người Italia tốt thật đấy! Nụ cười ấy, cách chào hỏi ấy làm nàng có cảm giác mình như một người bạn cũ lâu ngày gặp lại khiến anh ta vui mừng thật sự. Chả trách mà dân Italia rất thành công trong việc mở nhà hàng ở nước ngoài. Nàng mỉm cười:
- Chào anh! Anh khoẻ không?
- Trẻ, khoẻ, vui vẻ. Sau một ngày như thế này, người ta lại cảm thấy buồn được sao? Thời tiết ở đây làm tôi nhớ đến Rome. Còn cô, trông chẳng khác nào một cô gái Ý suốt ba tháng hè chỉ nằm dài trên bờ biển. Tôi nói để tán thưởng làn da của cô, thật tuyệt vời.
- Cám ơn anh.
Flora cảm thấy mình cạn lời nên ngưng lại không nói. Cô không muốn tiếp tục cuộc đàm thoại vui vẻ vất ngờ này. Qua cánh cửa nhà hàng, mùi thơm của các món ăn tỏa ra ngào ngạt đến phát thèm. Mùi tỏi, mùi cà chua, mùi dầu trộn. Flora chợt nhận ra mình đang đói cồn cào. Chứng tỏ cô không ăn trưa và từ lúc rời khách sạn ra đến đây, cô đã đi bộ cả mấy dặm đường, chân cô đau rát và Flora khát cháy cổ. Mới hơn bảy giờ tối.
- Nhà hàng của anh còn mở cửa không?
- Đối với riêng cô, nó lúc nào cũng mở rộng cửa chào đón.
Chấp nhận lời ca tụng đó, cô bảo:-Tôi chỉ muốn một quả trứng ốpla hay cái gì đó sơ sài như vậy thôi.
- Ôi, thưa quý cô, cô muốn gì tôi cũng chiều mà.
Anh ta đứng gọn qua một bên, giơ tay mời mọc. Thật dể thương quá nhỉ! Flora bước vào bên trong quầy rượu nhỏ. Sau quầy rượu là một nhà hàng dài và hẹp như kiểu hình ống. Một hàng ghế nệm bọc vải màu cam chạy dọc theo chiều dài hai bên tường, cạnh đó là những chiếc bàn bằng gỗ thông bóng loáng có bình hoa tươi đặt ngay ngắn cạnh những hàng khăn ăn xếp rất cầu kỳ. Tất cả các bức tường đều có gắn gương. Sàn nhà trải thảm cói, có tiếng lanh canh ở góc nhà hàng đàng kia, và mùi thơm lẫn những giọng Italia bay ra từ hướng đó. Chắc là nhà bếp rồi. Mọi thứ trông đều rất sạch sẽ, mát mẻ mà sau một ngày mệt mỏi, Flora có ngay cảm giác dễ chịu như được trở về nhà. Cô kêu một ly bia, sau đó vào phòng vệ sinh nữ sửa soạn lại. Flora rửa sạch đôi tay còn dính bụi khi ở trên tàu, rửa mặt, chải tóc. Trong nhà hàng, một chàng bồi bàn trẻ tuổi người Italia đang đợi chờ cô gọi món. Bàn đã được lôi cách xa khỏi tường để cô có thể ngồi thoái mái hơn. Một chiếc ly mát lạnh đầy bia đặt ngay ngắn bên cạnh vài chiếc đĩa nhỏ để hạt điều và vài quả ô liu.
- Thưa cô, có chắc cô chỉ cần một trứng ốpla không ạ?
Anh ta hỏi.
Flora vừa ngồi xuống bên bàn, hai chân đặt gọn ghẽ và nghiêm chỉnh.
-Tối nay, nhà hàng chúng tôi có thịt bê rất ngon. Em gái tôi là Francessa sẽ nấu món đó. Cô hãy dùng thử đi rồi lần sau cô lại muốn ghé quán chúng tôi nữa.
- Không, tôi chỉ cần một trứng ốpla thôi. Có thể anh làm thêm ít thịt băm viên nữa, và một đĩa rau xanh nhé.
- À, thế thì tôi phải lo nêm gia vị sao cho thật vừa.
Cho tới lúc ấy, nhà hàng vẫn chưa có ai, nhưng chỉ một lát sau, cửa kính mở ra đường đã chào thêm nhiều khách hàng mới, họ túm năm tụm ba bên cạnh quầy rượu. Viên hầu bàn trẻ xin lỗi Flora, quay sang ghi lại yêu cầu của những vị khách mới đến và thế là Flora được tự do. Cô ngồi đó tận hưởng ly bia mát lạnh và ngắm nhìn mình trong gương, tự hỏi : Liệu có phải nữ khách vãng lai nào đi qua đây ghé vào nhà hàng này đều được đón tiếp nồng hậu như vậy hay không. Có thể người ta nghĩ London là một thành phố nghiệt ngã. Người dân thì quá lạnh lùng, kém nồng nhiệt, thân thiết, vì vậy, một nơi trú ấm cúng nồng nàn như vậy là một minh chứng cho thấy người ta đã nói sai. Flora đặt ly xuống, ngước nhìn lên, bắt gặp bóng hình của chính cô phản chiếu trên tấm gương gắn trên bức tường đối diện. Chiếc áo khoác vải thường màu xanh bạc màu tương phản với chiếc ghế màu cam rực rỡ ngay sau lưng cô. Đúng là một phong cách pha màu của Van Gogh. Nhìn trong gương, cô thấy một cô gái gầy gò, thân hình hơi thô, tóc màu nâu sậm. Miệng lại quá rộng khiến bất cứ ai nhìn vào mặt cô cũng chỉ thấy toàn môi là môi. Nước da Flora vẫn còn rám nắng vì phơi suốt mùa hè, một làn da nâu sáng và sạch sẽ, tóc Flora chuyển sang màu nâu sáng để tự nhiên chấm ngang vai như thể tóc của một thằng nhóc con đang bị mẹ lôi đến cửa hàng cắt tóc. Quần Jean, áo khoác bạc màu, nhưng bên trong Flora lại mặc một chiếc áo cổ lọ màu trắng tinh khôi và đeo một sợi dây chuyền ngắn, ôm sát lấy cổ. Bàn tay, cổ tay thò ra nơi tay áo được xắn cao đều thon dài và rám nắng hệt như da mắt của Flora. Cô nghĩ mình đã xa London quá lâu. Cái kiểu thích gì mặc nấy như thế này chắc chắn sẽ khó tìm việc làm lắm đây. Cô nghĩ mình nên đi cắt tóc, mình nên mua một ... Cửa bật mở rồi đóng lại ngay. Tiếng cô gái gọi réo lên :
- Pietro ơi !
Và lập tức cô ta đi thẳng qua quầy rượu vào trong nhà hàng, thoải mái như ở nhà mình vậy. Không nhìn theo hướng Flora, cô dừng lại ngồi xuống bên chiếc bàn ngay cạnh bàn của Flora, nhẹ nhàng kéo ghế, ngồi xuống bằng một động tác tự nhiên với dáng điệu bình thản có đôi chút nghênh ngang. Nhìn vào dáng điệu nhất cử nhất động của cô ta, Flora đoán : Cô gái này chắc chắn phải có quan hệ rất thân thiết với gia đình chủ quán, có thể là một người bà con đến từ Milan, hay hiện đang làm việc ở London chẳng hạn.
- Pietro ơi !
Không, âm điệu của giọng nói này không phải của người Ý, mà là của người Mỹ. Có lẽ cô ta thuộc một nhánh họ hàng của chủ quán hiện đang sinh sống ở New York. Nghĩ thế, cho nên dù không muốn nhìn Flora cũng liếc nhanh về bóng hình cô gái in trên tấm gương trước mặt. Nhìn thế rồi quay đi ngay. Nhưng rồi cô bắt buộc phải quay mặt lại nhanh đến nỗi tóc hai bên khẽ đập vào má. Trời! Một bản sao tuyệt vời. Cô nghĩ. Không hiểu bóng này là bóng của mình hay bóng của cô gái nọ. Không, cô ta chính là Flora, nhưng không phải là Flora, vì trong gương có đến hai bóng người. Người mới đến không thấy vẻ ngẩn ngơ trong ánh mắt của Flora. Cô gỡ chiếc khăn quàng bằng lụa màu sáng ra khỏi đầu, hất nhẹ mái tóc rồi lục trong chiếc túi bằng da cá sấu màu đen, lôi ra một điếu xì gà và châm thuốc bằng bao diêm đặt trên bàn bên cạnh chiếc gạt tàn. Ngay lập tức, không khí đầy ắp hương thơm của loại thuốc lá Pháp. Cô tháo đôi giày cao cổ nhét dưới gầm bàn, rồi lôi chiếc bàn mạnh về phía mình. Bản sao của Flora ngả người về phía trước, nghiêng đầu cất tiếng gọi :
- Pietro ơi !
Flora không thể nào rời mắt khỏi tấm gương. Mái tóc của cô gái kia có dài hơn thật, nhưng nó cũng sáng bóng lên và màu nâu hạt dẻ y hệt như tóc của cô. Cô gái này trang điểm cẩn thận hơn, chải chuốt hơn nhưng kiểu trang điểm của cô ta lại càng tôn thêm chiếc miệng rộng quá cỡ lồ lộ trên khuôn mặt. Mắt cô gái màu nâu sậm, và lớp chì kẻ mắt màu đen làm cho nó càng đen thẫm hơn. Cô gái nọ lôi chiếc gạt tàn lại gần, Flora nhận thấy trên tay cô là chiếc nhẫn to tướng lấp lánh, móng tay của cô gái mới đến sơn màu đỏ chót. Nhưng bàn tay lẫn ngón tay đều thuôn dài giống hệt như tay của Flora vậy. Họ ăn mặc cũng giống nhau, cũng quần Jean, áo cổ lọ nhưng áo cổ lọ của cô gái kia bằng len Casmir, còn áo khoác của cô ấy bằng lông chồn màu sẫm, lúc này đang phanh ra để lộ chiếc áo cổ lọ bên trong. Người hầu bàn trẻ tuổi sau khi xong việc với những người khách vừa đến nơi quầy rượu, nghe tiếng gọi réo rắt của cô gái vội vã đi như chạy đến nơi.
- Ồ, thưa cô, tôi xin lỗi, Tôi cứ tưởng là ...
Rồi dần dần, anh ta đứng bất động. Mọi cử động, mọi lời nói như rơi vào thinh không một chiếc máy hát cổ lỗ mà không ai biết cách lên dây như thế nào. Lát sau, cô gái ngồi cạnh Flora lên tiếng :
- Thôi được rồi, thế anh nghĩ cái gì ? Đáng lẽ anh phải biết rằng tôi cần phải uống một cái gì đó chứ !
- Nhưng tôi tưởng ... tôi nghĩ ... tôi đã tưởng rằng ...
Mặt anh hầu bàn tái nhợt, cặp mắt đen liếc nhìn từ từ sang phía Flora. Anh ta run rẩy, bắt gặp ánh mắt của cô mà như thể người bị điện giật. Ôi, Pietro ơi, vì Chúa đi mà. Nhưng trong cơn giận dỗi, cáu kỉnh, cô gái kia cũng phải nhìn lên và thấy Flora đang chăm chú nhìn cô ta trong gương. Sự im lặng dường như kéo dài mãi. Pietro cuối cùng cũng cất tiếng phá vỡ sự im lặng ấy. Anh ta nói không lớn hơn tiếng thì thầm là mấy :
- Lạ quá, lạ quá trời ơi !
Họ rời mắt khỏi gương và nhìn thẳng vào mắt nhau. Hai cặp mắt cứ như chết sững y như đã từng sững sờ nhìn nhau ở trong gương vậy. Cô gái kia hoàn hồn lại sớm hơn. Cô ta bảo :
- Tôi cũng phải công nhận điều này lạ thật đấy.
Giọng cô ta ngập ngừng chứ không còn tự tin như trước nữa. Còn Flora vẫn không sao thốt nên lời. Pietro một lần nữa phá tan bầu không khí im lặng.
- Thưa cô Schuster, khi cô gái kia bước vào, tôi cứ nghĩ đó chính là cô.
Anh ta quay lại phía Flora.
- Xin lỗi cô nhé. Thể nào cô cũng cho là tôi quá suồng sã, nhưng tôi đã nhìn lầm cô với cô Schuster. Cô Schuster đến đây rất thường, nhưng lâu này tự nhiên không thấy cô ấy đến, và ...
- Tôi đâu có nghĩ anh suồng sã đâu. Tôi chỉ nghĩ anh sao tốt bụng quá vậy.
Cô gái với mái tóc dài vẫn nhìn đăm đăm vào mặt cô bằng cặp mắt thẫm màu như một chuyên gia đang cố nghiên cứu một tấm chân dung vậy. Cô ta giờ mới lên tiếng lại.
- Chị giống hệt tôi.
Giọng cô gái có hơi khó chịu một chút, như thể việc Flora giống cô ta khiến cho cô ta bị sỉ nhục vậy. Flora thốt nhiên thấy cần phải tự vệ.
- À, cô cũng giống tôi nữa đấy. Chúng ta trông giống hệt nhau.
Flora nói giọng ôn hoà.
- Thậm chí giọng chúng ta cũng nghe giống nhau nữa.
Ngay lập tức, Pietro tán thành ngay. Anh ta hết nhìn Flora lại nhìn cô gái kia như thể một khán giả đang theo dõi trái banh nỉ trên sân Tennis vậy.
- Đúng vậy đấy, giọng nói các cô giống nhau, cặp mắt cũng giống nhau, quần áo mặc cũng giống nhau nữa. Nếu không nhìn tận mặt, tôi chắc không tin đâu. Lạy Đức Mẹ Đồng Trinh, các cô chắc phải là chị em sinh đôi. Các cô …
Anh ta khoát tay như thể không tìm ra lời nhận xét xác đáng.
- … Ý tôi nói là các cô giống nhau đó, các cô hiểu không?
Flora nói bình thản: - Người ta nói là giống nhau như hai giọt nước.
- Đúng, đúng rồi, như hai giọt nước, thật tuyệt.
Cô gái lạ kia nói vẻ cảnh giác: - Các người cho rằng chúng tôi là chị em sinh đôi ư?
Họ hoảng lên, mắt càng không thể rời nhau. Lần này thì Pietro là người hoảng nhất.
- Các cô vừa nói là các cô chưa hề gặp nhau ư?
- Chưa bao giờ.
- Nhưng hai người chắc chắn là chị em rồi
Pietro đưa tay ôm lấy ngực, như thể đột nhiên anh ta không thể chịu đựng nổi nữa. Flora tưởng anh ta sắp sửa ngã lăn ra té xỉu. Và cô hy vọng cảnh ấy đừng xảy ra. Nhưng thay vào đó, anh ta lại có một hành động hết sức hợp thời hợp lúc. Pietro bảo:
- Tôi phải mở một chai Champagne mới được. Thật là một món quà quý giá. Tôi cũng có một ly đấy nhé, bởi vì phép lạ này tự nhiên xảy đến quá bất ngờ, chưa bao giờ tôi thấy một sự gì lạ như vậy. Hai cô cứ ngồi ở đây chờ nhé.
Anh ta nói thêm, đưa tay vuốt vuốt bàn ăn trước mặt như thể sợ họ chạy trốn mất.
- Đừng đi đâu cả, cứ ngồi ở đây chờ.
Pietro quay lại quầy rượu. Chiếc áo khoác trắng tinh hồ bột cẩn thận lắc lư cho thấy vẻ quan trọng của sự việc. Họ không nghe thấy Pietro nói gì, cũng không nhận ra anh ta đã biến đi đâu. Chị em ư? Một cái gì nghèn nghẹn dâng lên trong họng Flora. Cô thốt lên thành lời:
- Sao lại là chị em được nhỉ?
- Chị em sinh đôi. – Cô gái kia nói thêm: - Tên chị là gì?
- Flora Waring.
Cô gái kia nhắm mắt lại rồi mở mắt ra thật chậm, làm như thể cái chớp mắt kia là có ý nghĩa sống còn đối với cô ta vậy. Cô ta nói bằng một giọng bình tĩnh, có cân nhắc kỹ lưỡng:
- Waring cũng là họ của tôi. Chỉ có điều tên tôi là Rose.
Có lẽ đây là lần thứ 5 ông nhắc lại câu nói ấy. Con gái ông, Flora vừa đi bơi về, đang lim dim mắt tắm nắng. Nàng nói:
- Con biết rồi.
Nhưng đây cũng là lần thứ 5 sau khi bàn chuyện đi về xong thì chẳng ai nhúc nhích. Cô gái đang ngồi trên tảng đá dốc nhìn xuống dòng nước sâu thẳm và xanh trong như ngọc. Mỗi chiều, hai cha con thường đến cái vũng kẹt giữa những tảng đó to này bơi cho thoả thích. Mặt trời đang lặn, chiếu những tia nắng ấm áp cuối cùng lên mặt Flora. Má nàng vẫn còn nặng mùi nước biển, tóc ướt bám chặt nơi cổ. Nàng ngồi đó hai tay ôm lấy chân, cằm tựa lên gối, mắt nheo nheo ngắm nhìn mặt biển lung linh.
Hôm nay là thứ Tư, một ngày cuối hè tuyệt đẹp. Liệu tháng Chín đã chính thức là mùa thu chưa nhỉ? Flora không sao nhớ nổi. Nàng chỉ nhớ ở Cornwall, thời tiết vào lúc cuối hè thường đẹp tuyệt và quyến rũ vô cùng. Ngồi dưới này, nép mình sau những mỏm đá lởm chởm, nơi mà gió cũng không thế lọt vào được, và những phiến đá vẫn còn giữ được hơi nóng của ánh mặt trời ấm áp thật thú vị biết mấy.
Triều lên rồi kìa. Những tia nước trắng xoá len lỏi giữa những tảng đá xù xì rồi lại tự rút xuống lòng hồ. Lát sau, những dòng chảy nhỏ ấy đã lớn dần lên, ngập tràn, mang theo những con sóng cuồn cuộn từ bờ Đại Tây Dương xô vào đất liền. Khi triều lên cao, những mỏm đá cũng sẽ bị nhấn chìm. Ngay cả cái vũng nước nhỏ này cũng sẽ bị nước triều dâng ngập và phải chờ cho đến khi triều xuống, người ta mới có thể thấy lại mỏm đá và hồ nước.
Flora không nhớ đã bao nhiêu lần hai cha con ngồi cạnh nhau như thế này, ngây người vì bị những dòng thuỷ triều tháng Chín đẹp đến tuyệt vời hớp hồn. Tối nay, thậm chí họ còn khó có thể rứt áo ra đi hơn là những lần khác, bởi đây là lần cuối cùng hai cha con đến bơi ở hồ này. Lát nữa đây, họ sẽ leo lên con đường nhỏ nằm cheo leo trên vách đá kia. Thế nào giữa đường hai người cũng phải dừng lại vài lần, ngoái đầu nhìn đại dương nuối tiếc. Rồi sau đó, họ đi theo con đường mòn dẫn băng qua các cánh đồng đến Seal Cottage, nơi dì Marcia đang đợi họ với bữa tối trong bếp và hoa tươi trên bàn. Sau bữa cơm, Flora sẽ gội đầu, hoàn tất nốt việc thu xếp đồ đạc, bởi vì ngày mai nàng sẽ quay trở lại London.
Mọi việc đều được lên kế hoạch sẵn. Nàng phải đi vì như thế mới hợp tình hợp lý. Nhưng ngay lúc này nàng rất sợ cái kế hoạch đã được mang ra bàn tới bàn lui không biết bao nhiêu lần kia. Nàng thường buồn lắm khi phải chia tay cha. Nàng nhìn ông ngồi trên mỏm đá phía dưới, nhìn dáng vẻ gầy gò của ông với làn da rám nắng và đôi chân trần. Ông mặc chiếc quần soọc đã sờn rách và chiếc sơ mi cũ đầy những vết mạng vá chằng chịt. Hai cánh tay áo xăn lên tới tận khuỷu. Nàng nhìn mái tóc thưa của cha rối bù vì nước mặn. Nhìn nét mặt xương xương của ông khi ông đang hướng tầm mắt theo những con mòng biển lượn trên mặt nước phía xa, Flora bảo:
- Con chẳng thích chuyến đi ngày mai tí nào.
Ông quay đầu nhìn con gái, bảo:
- Không thích thì đừng đi.
- Nhưng con phải đi, cha biết đấy, con phải sống tự lập như trước, con ở nhà đã lâu quá rồi.
- Nhưng lúc nào cha cũng muốn con ở nhà mà.
Flora nuốt khan, cố ngăn cơn cảm xúc trào dâng. Cha nàng ít khi đả động đến chuyện tình cảm. Lúc nào cha cũng cố tỏ mình cứng rắn, không cảm xúc. Cha muốn thấy con mình đủ lông đủ cánh bay ra vùng vẫy với cuộc đời sóng gió ngoài kia.
- Nhưng con phải hứa với cha, không phải vì dì Marcia mà con đi đâu nhé.
Flora nói thật lòng:
- Vâng, không phải tại dì ấy đâu. Tất nhiên con cũng có tủi thân đôi chút. Dẫu có thế, con vẫn yêu quý dì ấy, cha cũng biết mà.
Không thấy cha cười, Flora cố nói đùa:
- Thôi mà! Không lẽ con phải nói dì ấy là một bà mẹ kế hiểm độc, con phải ra khỏi nhà vì sợ cái câu "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" trở thành sự thật. Thế cha mới hài lòng hay sao?
- Đừng đùa nữa, lúc nào con cũng có thể trở về nhà. Hứa với cha, nếu con không tìm được việc làm, nếu mọi việc diễn ra không suôn sẻ thì con lại về nhà với cha nghe chưa?
- Con sẽ tìm được việc làm mà không gặp bất cứ trở ngại nào, và rồi mọi chuyện đối với con sẽ ổn thôi.
- Nhưng cha vẫn muốn con hứa.
- Thì con hứa vậy. Nhưng nếu kỳ nghỉ cuối tuần sau, con lại xuất hiện ở bậc tam cấp nhà mình thì thể nào cha cũng thất vọng đấy. Lúc ấy cha lại bảo ước gì mình đừng bắt nó hứa.
Flora đứng lên, nhặt khăn tắm và đôi giầy bata.
- Chúng ta về thôi cha.
Lúc đầu, Marcia từ chối thành hôn với cha Flora.
- Anh không lấy em được đâu. Anh là cây đa cây đề của một trường trung học. Anh nên cưới một phụ nữ kiêu kỳ, tính tình trầm lặng, quyến rũ và ăn mặc hợp thời trang kìa.
Ông nói với bà, giọng có hơi giận dỗi.
- Anh không thích những quý bà lặng lẽ đáng kính. Nếu thích thế, anh đã kết hôn với Matron lâu rồi.
- À, chỉ là vì em thấy mình không hợp với vai trò bà Ronald Waring. Không hợp đâu. Em không muốn được người ta giới thiệu : nghe này, các nam sinh trung học, đây là bà Waring, sẽ trao cúp bạc cho đội bóng đá vô địch của trường. Nếu như quả thật có thế, em sẽ khuỵu gối quên mất bài diễn văn đã học thuộc cả trăm lần ở nhà và đánh rơi chiếc cúp hoặc đưa lầm cho bên thua cuộc mất thôi.
Nhưng Ronald Waring luôn tự tin. Ông khăng khăng không chịu rút lui và cuối cùng đã làm cho bà phải xiêu lòng. Mới chớm hè, họ kết hôn. Đám cưới được tổ chức trong một nhà thờ bằng đá nhỏ xíu, bốc mùi ẩm ướt vì thời gian, trông như một hang đá. Hôm đó, Marcia mặc một chiếc áo dài màu xanh ngọc rất vừa vặn, đội mũ lông công chẳng khác nào nàng Scarlett O’Hara, trong tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió nổi tiếng. Và lần đầu tiên trong đời, Ronald Waring ăn mặc chỉnh tề tươm tất, nơ thắt ngay cổ chứ không trễ xuống để lộ chiếc khuy trên cùng của áo sơmi như thường ngày. Nhìn cảnh ấy, Flora nghĩ họ quả là một cặp xứng đôi. Cô chụp hình cho cha và mẹ kế khi họ ra khỏi nhà thờ. Gió biển thổi bay chiếc nón trên đầu cô dâu, và hất tung những sợi tóc lưa thưa còn sót lại trên đầu chú rể khiến chúng dựng đứng lên như thể mào gà.
Marcia là dân London chính gốc. Bà được sinh ra và lớn lên với suy nghĩ 42 tuổi chưa lấy chồng cũng chưa muộn. Bởi vì đối với dân thành thị, chẳng có thời gian đâu để kiếm chồng. Bà bắt đầu sự nghiệp vừa học ở trường đại học vừa là người giữ quần áo trang phục ở nhà hát. Công việc cuối cùng là trông coi việc bán hàng ở một cửa hiệu bán đồ thời trang. Theo lời Marcia, quần áo của cửa hiệu này chẳng khác nào những chiếc áo choàng của dân Ả Rập.
Mặc dù Flora luôn thấy mến Marcia ngay từ giây phút đầu tiên họ gặp mặt, và ủng hộ hết mình cho quan hệ của cha mình với mẹ kế, nhưng cô cũng phải thừa nhận rằng Marcia không giỏi quán xuyến việc nhà. Ai cũng thế thôi, con gái nào chẳng thấy rầu lòng khi biết rồi đây cha mình sẽ phải sống hết cuộc đời với những cái bánh Pizza ướp lạnh và xúp đóng hộp sẵn mua từ tiệm về. Nhưng Marcia đã làm họ phải ngạc nhiên. Bà đã cố học nấu ăn và cuối cùng trở thành một đầu bếp tuyệt vời luôn vui vẻ. Không dừng lại ở đó, bà còn học cách làm vườn. Rau tươi mọc ngay hàng thẳng lối trong vườn nhà họ như các anh lính trong quân đội vậy. Hoa nở như thể mỗi khi Marcia chăm sóc đến chúng thì chúng lại đền đáp ơn bà thật hậu hĩ. Dưới bệ cửa sổ và trên cửa nhà bếp là hai hàng chậu cây do chính tay Marcia chăm sóc tưới tắm cẩn thận, trong đó, những bông hoa Busy Lizzies li ti luôn nở rộ.
Tối đó, rời những mỏm đá ngoài bờ biển, băng qua những cánh đồng lộng gió mát rượi, hai cha con đang trên đường về nhà thì Marcia đã nhìn thấy hai bố con từ ngoài cửa. Bà bước ra đón họ. Bà mặc quần màu xanh lá cây, áo khoác ngoài bằng sợi bông, thêu nhằng nhịt, vụng về. Những tia nắng cuối cùng chiếu trên mái tóc Marcia, khiến chúng rực lên như ngọn lửa.
Ronald Waring bắt gặp ánh mắt vợ. Ông ngẩng cao đầu vui mừng và nhanh nhẹn bước lên bậc tam cấp. Flora chậm rãi theo sau, cô tự hỏi: dường như có cái gì đó rất đặc biệt giữa hai con người tuổi đã trung niên này. Điều dặc biệt ấy đã khiến họ không chỉ chia sẻ tình cảm mà còn truyền cho nhau cả sự say đắm nữa khiến họ có thể đứng ở giữa đồng ôm choàng lấy nhau mà không hề ngượng ngập. Nhìn họ lao vào nhau nồng nhiệt như vậy, nhiều người nghĩ chắc phải đến cả mấy tháng rồi, hai vợ chồng này chưa gặp nhau. Biết đâu, họ cảm giác như thế thật vì biết đâu họ đã chẳng đợi nhau từ tận kiếp trước?
Chính Marcia lái xe đưa Flora đến chỗ hai đường tàu giao nhau. Từ đây, cô có thể lên tàu về London. Marcia muốn tự mình đưa con chồng ra ga vì bà muốn biết cảm giác làm mẹ là như thế nào. Và cũng bởi vì bà mới học lái xe. Khi có ai đó hỏi tại sao cho đến bây giờ bà mới học lái xe thì bà có cả tá lý do để biện minh. Nào là bà ghét máy móc lắm, nào là bà chưa từng sở hữu một chiếc xe hơi, nào là xung quanh có biết bao nhiêu người sẵn lòng đưa rước thì việc gì bà phải học lái xe cho mệt. Nhưng sau khi lấy Ronald Waring rồi theo ông đến căn nhà nhỏ vùng Cornwall xa xôi này thì chuyện học lái xe là không thể đừng được nữa rồi. Thế là trước khi kết hôn, bà Marcia bắt đầu học lái xe, sau đó là thi lấy bằng. Bà phải thi hết 3 lần mới đỗ. Lần đầu, bà trượt bởi đã cho xe mình húc thẳng vào bàn viên cảnh sát giao thông làm giám khảo. Lần thứ hai, khi lùi xe vào bãi đỗ, xe của bà cán bẹp dí một chiếc xe nôi trẻ con. May thay, đó là một cảnh dàn dựng trong kỳ thi lấy bằng, nên trong xe chẳng có đứa trẻ con nào. Cả Flora lẫn cha cô đều nghĩ Marcia sẽ chẳng cỏn lòng dạ nào mà đi thi lấy bằng nữa. Nhưng họ đã đánh giá thấp Marcia. Bà đã thi lần thứ ba, và cuối cùng cũng đỗ. Thế nên, khi chồng bà tỏ ý lấy làm tiếc không thể đưa con gái ra tàu được bởi mắc dự một cuộc họp về chuyên đề giáo dục mà ông làm chủ toạ, bà Marcia đã nói với giọng đầy tự hào:
- Anh cứ yên tâm, để em đưa con đi.
Xét về khía cạnh nào đó thì Flora thấy nhẹ nhõm. Cô ghét phải nói lời chia tay. Sợ cảm giác nghe tiếng còi tàu hụ lên khi rời sân ga. Cô biết nếu có mặt cha mình ở đó, cô sẽ gục đầu vào lòng ông mà khóc nức nở. Cảnh ấy có thể làm thối chí bất cứ ai. Hôm đó, trời trong xanh không một gợn mây, không khí ấm áp nhuộm vàng trong ánh nắng rực rỡ. Khung cảnh thiên nhiên như được phủ một lớp pha lê rực rỡ. Khung cảnh ấy khiến một người có tâm hồn giản dị như bà Marcia cũng phải thốt lên:
- Ồ, buổi sáng đẹp quá. Hôm nay trời đẹp ghê!
Bà bỏ lửng bài ca giữa chừng, cúi xuống lục tìm túi xách, lôi ra điếu thuốc lá. Dưới tay một tài xế mới vào nghề như Marcia, nhất là lúc tài xế ấy lại mải lục lọi, không để ý gì tới con đường thì chuyện xe chao đảo là đương nhiên. Bà Marcia phải tạm thời quên điếu thuốc quay lại với vấn đề sống còn trước mắt. Flora nhét điếu thuốc vào miệng Marcia, sau đó ân cần đưa bật lửa sát tận nơi, bởi vì Marcia không thể buông tay ra khỏi vôlăng được. Khi đầu thuốc đã cháy đỏ, Marcia bắt đầu tiếp tục bài ca ca ngợi thiên nhiên của mình.
- Dì có một cảm giác rất vui. Mọi việc dường như …
Bà lại dừng lại nhíu mày.
- Flora yêu quý! Con hãy hứa với dì , con không quay trở lại cái thành phố London kinh hoàng kia chỉ bởi vì dì đấy chứ?
Bảy ngày trong tuần, câu hỏi ấy lặp đi lặp lại hết tối này qua tối khác đều đặn như một thủ tục không thể bỏ qua. Flora hít một hơi dài.
- Không có đâu, con đã bảo dì rồi mà. Làm gì có chuyện ấy. Đơn giản là con chỉ tiếp tục cuộc đời mình ở cái nơi mà cách đó một năm, con đã bỏ nó mà đi .
- Dì không sao quên được ý nghĩ rằng chính vì mình mà con bị đuổi ra khỏi tổ ấm.
- Ồ không đâu dì à. Hãy đặt mình vào cương vị của con. Một khi đã tìm được một phụ nữ đôn hậu chăm sóc cho cha, con có thể đi mà không hề bị lương tâm cắn rứt.
- Nếu biết được cái gì đang đợi con ngoài đời, dì sẽ thấy vui hơn. Dì luôn hoảng sợ khi mường tượng ra cảnh con ngồi trong một căn hộ chỉ có một phòng, cố nuốt đậu trắng lạnh ngắt đóng hộp thay cho bữa tối.
Flora hùng hồn: - Con đã bảo dì rồi. Con sẽ tự thuê nhà ở đàng hoàng, trong lúc chờ đợi, con sẽ ở chung với bạn mình là Jane Porter. Mọi chuyện đã được sắp xếp hết rồi. Cô bạn cùng phòng với Jane đã đi nghỉ với bạn trai. Thế nên con có thể dùng giường của cô ta. Khi cô ta đi nghỉ về, con đã tự tìm được chỗ ở cho mình. Và cuộc đời cứ thế trôi đi xuôi chèo mát mái.
Liếc nhìn Marcia, cô thấy mặt bà có vẻ chưa tươi lên được. Cô nói tiếp: - Nghe này, con đã 22 tuổi, chứ không phải là 12. Con là một thư ký đánh máy giỏi này, viết tốc ký cực kỳ, cực kỳ giỏi! Không có gì phải lo đâu mà.
- Thôi được. Nếu như mọi chuyện không diễn ra như ý muốn, hãy hứa với dì là gọi điện cho dì ngay, dì sẽ đến và chăm chút cho con y như mẹ đẻ vậy.
Flora nói: - Từ nhỏ, con đã không có mẹ, thế nên con đã quen với cảnh phải tự xoay xở lấy. Xin lỗi, nếu như dì thấy lời con nói có vẻ hỗn xược.
- Ồ con yêu, không đâu. Con đâu có hỗn xược. Dì thích con ăn nói nhiệt tình như vậy lắm. Nhưng con biết không, càng nghĩ dì càng đau lòng.
- Dì nói gì cơ?
- À, dì đang nói về mẹ con ấy mà. Sao mẹ con lại có thể bỏ con, bỏ cha con, trong khi con mới còn ẵm ngửa như thế. Ý dì là chuyện đàn bà bỏ chồng thì có thể hiểu được. (Mặc dù bỏ một người dễ thương, đáng mến như Ronald thì quả thật khó tin). Thế nhưng, nếu bỏ cả con thì quá đáng lắm. Thật phi nhân tính! Bởi vì một khi đã có con rồi, không ai đành lòng mà bỏ đi được.
- Con mừng là bà ấy không chịu trách nhiệm nuôi nấng con. Nếu không, cuộc đời của con đã khác nhiều. Không hiểu hồi đó, cha con đã phải vất vả như thế nào để nuôi con khôn lớn. Nhưng về phần mình, chưa bao giờ con thấy có ai được hưởng một tuổi thơ hạnh phúc như con vậy.
- Con biết không? Ta chỉ là một trong nhiều thành viên câu lạc bộ "hâm mộ Ronald Waring" thôi. Không hiểu sao, hồi ấy mẹ con lại bỏ đi nhỉ? Có người đàn ông khác ư? Quả thật, chưa bao giờ ta muốn đả động đến chuyện này.
- Không, con không cho là như thế. Chẳng qua cha mẹ không hợp nhau. Đó là lý do mà cha vẫn thường biện minh về sự chia tay giữa ba mẹ. Mẹ con không thích cha chỉ là một ông hiệu trưởng trường trung học chẳng có tham vọng gì. Cha cũng không thích đi dự những bữa tiệc linh đình và chán ghét cuộc sống luôn sôi động. Mẹ con cũng không thích sự tiến thân chậm chạp của cha trong nghề nghiệp và rõ ràng ông không bao giờ kiếm đủ tiền để chu cấp cho lối sống hào phóng và ham của lạ của mẹ. Mẹ là người sang trọng, lịch lãm, luôn xài đồ đắt tiền, chẳng hợp với cha chút nào. Và bà ấy chắc cũng cứng rắn lắm.
- Dì không hiểu tại sao lúc đầu họ lại quyết định kết hôn.
- Theo con biết thì họ gặp nhau trong kỳ nghỉ đông tại Thuỵ Sĩ. Cả hai đều say mê môn trượt tuyết. Cha trượt tuyết cực giỏi. Dì chưa biết giỏi đến mức nào đâu. Con tưởng tượng ánh nắng mặt trời và những bãi tuyết trắng làm họ loá mắt. Hoặc có thể bầu không khí trong lành của dãy núi Alper không sao khiến đầu óc họ tỉnh táo. Mọi chuyện con biết chỉ có thế, và rồi con được ra đời. Khi ấy, mối tình giữa họ cũng kết thúc.
Lúc này, xe đang ở trên đường chính, sắp sửa đến gần nhà ga nhỏ. Từ đây, Flora sẽ lên tàu đến London. Bà Marcia bảo:
- Ta hy vọng cha con sẽ không mời ta đi trượt tuyết với ông ấy.
- Tại sao không ạ?
- Bởi vì ta không biết trượt tuyết, - Marcia đáp tỉnh bơ.
- Đối với cha con, chuyện đó không quan trọng. Cha con yêu dì khi dì sống đúng với những tính cách của mình. Dì cũng biết rồi phải không?
Marcia bảo: - Phải. Và phải chăng ta là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời? Nhưng con cũng sẽ gặp nhiều may mắn lắm đấy. Con được ngôi sao Gemini chiếu mạng. Sáng nay, ta đã xem tử vi cho con và thấy tất cả các vì tinh tú trên trời đều đang chuyển động đúng hướng và con sắp sửa được đón nhận vận may lớn nhất trong đời.
Marcia vốn là một nhà chiêm tinh rất giỏi.
- Điều đó có nghĩa là trong vòng một tuần, con sẽ kiếm được một việc làm tuyệt vời. Thuê được một căn hộ tuyệt vời, và có thể có một chàng trai cao, nước da bánh mật ngự trên mộ chiếc xe hơi Maserati đắt tiền cũng sẽ đến với con. Một biểu tượng của sự thành đạt đấy.
- Trong một tuần thôi ư? Thế thì phải vội lên mới có thể chuẩn bị tinh thần đón nhận nhiều điều may mắn đến thế.
- Phải, phải, mọi việc chỉ diễn ra trong tuần này thôi. Bởi vì đến thứ sáu tuần sau, lá số tử vi của con sẽ sang một trang mới.
- À, để xem xem.
Cuộc chia tay này diễn ra không đầy nước mắt uỷ mị và sướt mướt. Những câu trao đổi nhanh đều kết thúc trước cửa toa tàu. Chẳng bao lâu sau, Flora và đống hành lý của cô đã được chất lên tàu. Giám đốc nhà ga bước dọc theo bến đỗ, đóng cửa và chuẩn bị huýt còi ra hiệu cho tàu chuyển bánh. Flora nhoài người ra ngoài cửa sổ mở rộng, gửi cho bà Marcia một cái hôn gió. Trên sân ga, bà mẹ kế bắt đầu khóc. Và lớp mực đen ngòm Mascara cũng theo nước mắt trôi trên má.
- Nhớ điện thoại đấy, để ta và cha con biết mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ nhé!
- Con hứa, hứa mà.
Không còn thời gian nữa. Tàu bắt đầu chuyển bánh ngày một nhanh hơn. Sân ga lùi lại phía đàng sau. Flora vẫy tay và cái sân ga bé nhỏ cùng với Marcia trong bộ đồ xanh nước biển ngày càng nhỏ hơn cho đến khi khuất khỏi tầm mắt. Lúc ấy, Flora mới chui hẳn vào trong khoang, đóng cửa sổ lại, co ro trên ghế trong một khoang tàu trống trải. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ, chỉ là một thói quen, tàu cứ lao vun vút về phía trước. Còn mắt Flora dõi theo từng nóc nhà, dãy phố đánh dấu những quãng đường đang trôi dần về phía sau. Bây giờ là lúc chiều xuống. Các nơi cửa song vàng óng lúc này được tô lên một lớp màu vẽ, màu xanh nhạt của nước biển dâng tràn. Phía xa kia là một ngôi làng với những căn nhà sơn trắng thấp thoáng dưới những rặng cây. Tiếp đến là những đụn cát, và sau những đụn cát là đại dương. Nhưng lúc này nhìn từ xa, nó chỉ như một đường vạch màu trắng nhạt. Đường sắt trải dài trên mặt đất. Tàu đi ngày một xa khiến đại dương lùi ra phía sau dãy nhà một tầng nằm sát biển. Con tàu xình xịch băng ngang qua một cây cầu sang thị trấn bên cạnh. Và rồi những thung lũng nhỏ xanh mướt điểm những ngôi nhà trắng và vườn cây thoắt ẩn thoắt hiện. Con tàu hú lên một hồi còi dài khi đi ngang qua trước mặt một người nông dân ngồi trên chiếc máy kéo màu đỏ chất đầy rơm.
Họ đã chuyển đến sinh sống ở Cornwall khi Flora mới 5 tuổi đầu. Trước đó, cha nàng dạy tiếng La Tinh và tiếng Pháp cho một trường dự bị đại học dành cho con em nhà giàu. Trường này rất rộng lớn, thuộc hạt Sussex. Công việc ấy mặc dù cho ông một cuộc sống dư dả nhưng cha của Flora chẳng thấy có gì thú vị. Ông chán chường vì cứ phải tiếp chuyện những bà phụ huynh mặc áo lông chồn, giàu có, ngạo mạn và đáng ghét.
Cha Flora luôn khát khao được sống ở vùng biển, được nghỉ lễ Phục Sinh và nghỉ hè ở Cornwall giống như một cậu bé con. Thế nên khi chiếc ghế của một hiệu trưởng trường trung học Fourbourne để trống, lập tức ông xin thế chỗ. Tuy nhiên, là một hiệu trưởng trường dự bị đại học, ông biết một người nhiều tham vọng sẽ tìm việc khác mà làm chứ không bơm những tư tưởng của dòng văn học Hi-la vào trong đầu của con trai những nông dân, chủ tiệm nhỏ và các kỹ sư mỏ ở vùng này. Nhưng tính khí Ronald Waring cứng như kim cương.
Đầu tiên, ông và Flora đến sống ở vùng Fourbourne. Những ký ức đầu tiên của nàng về thị trấn Cornwall là một thị trấn lao động nhỏ, có những dãy đồi trọc bao quanh. Trong đó những khu mỏ cũ đang được khai thác xếp thành hàng trông như một hàm răng hư. Nhưng khi họ đã ổn định cuộc sống rồi thì cha nàng ngay lập tức thấy yêu quý công việc của mình. Ông mua một chiếc xe hơi cũ rích, và vào thứ Bảy, Chủ nhật hai cha con thường lên xe đi dạo quanh vùng tìm một chỗ nào khác thuận tiện hơn cho việc sinh sống. Cuối cùng, theo lời chỉ dẫn của một văn phòng địa ốc ở Penzance, họ đã đi dọc theo con đường từ St Ives tới mảnh đất tận cùng sát biển và sau một hai lần đi lạc đường, họ đã thấy mình ở cuối con đường lao ra bờ biển. Họ quay xe ngược trở lại nơi ngã tư vừa mới băng qua và đến ngày càng gần Seal Cottage.
Hôm đó là một ngày mùa đông rét cắt da cắt thịt, và họ tìm thấy một ngôi nhà bị bỏ hoang, không có nước sạch để dùng và nhà vệ sinh cũng không có luôn. Khi họ đẩy cánh cửa già cỗi mở rộng thì chuột nhắt ở trong chạy tứ tung. Flora không sợ chuột nhắt, còn Ronald Waring thấy không chỉ yêu quý căn nhà mà còn thích quang cảnh xung quanh. Ông đã mua nó ngay trong ngày hôm đó, và nó đã trở thánh tổ ấm của họ từ đó tới nay. Lúc đầu, họ tồn tại tựa như người nguyên thuỷ vậy. Phải vất vả lắm mới có thể giữ cho trong nhà luôn ấm áp, sạch sẽ.
Cuộc chia tay này diễn ra không đầy nước mắt uỷ mị và sướt mướt. Những câu trao đổi nhanh đều kết thúc trước cửa toa tàu. Chẳng bao lâu sau, Flora và đống hành lý của cô đã được chất lên tàu. Giám đốc nhà ga bước dọc theo bến đỗ, đóng cửa và chuẩn bị huýt còi ra hiệu cho tàu chuyển bánh. Flora nhoài người ra ngoài cửa sổ mở rộng, gửi cho bà Marcia một cái hôn gió. Trên sân ga, bà mẹ kế bắt đầu khóc. Và lớp mực đen ngòm Mascara cũng theo nước mắt trôi trên má.
- Nhớ điện thoại đấy, để ta và cha con biết mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ nhé!
- Con hứa, hứa mà.
Không còn thời gian nữa. Tàu bắt đầu chuyển bánh ngày một nhanh hơn. Sân ga lùi lại phía đàng sau. Flora vẫy tay và cái sân ga bé nhỏ cùng với Marcia trong bộ đồ xanh nước biển ngày càng nhỏ hơn cho đến khi khuất khỏi tầm mắt. Lúc ấy, Flora mới chui hẳn vào trong khoang, đóng cửa sổ lại, co ro trên ghế trong một khoang tàu trống trải. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ, chỉ là một thói quen, tàu cứ lao vun vút về phía trước. Còn mắt Flora dõi theo từng nóc nhà, dãy phố đánh dấu những quãng đường đang trôi dần về phía sau. Bây giờ là lúc chiều xuống. Các nơi cửa song vàng óng lúc này được tô lên một lớp màu vẽ, màu xanh nhạt của nước biển dâng tràn. Phía xa kia là một ngôi làng với những căn nhà sơn trắng thấp thoáng dưới những rặng cây. Tiếp đến là những đụn cát, và sau những đụn cát là đại dương. Nhưng lúc này nhìn từ xa, nó chỉ như một đường vạch màu trắng nhạt. Đường sắt trải dài trên mặt đất. Tàu đi ngày một xa khiến đại dương lùi ra phía sau dãy nhà một tầng nằm sát biển. Con tàu xình xịch băng ngang qua một cây cầu sang thị trấn bên cạnh. Và rồi những thung lũng nhỏ xanh mướt điểm những ngôi nhà trắng và vườn cây thoắt ẩn thoắt hiện. Con tàu hú lên một hồi còi dài khi đi ngang qua trước mặt một người nông dân ngồi trên chiếc máy kéo màu đỏ chất đầy rơm.
Họ đã chuyển đến sinh sống ở Cornwall khi Flora mới 5 tuổi đầu. Trước đó, cha nàng dạy tiếng La Tinh và tiếng Pháp cho một trường dự bị đại học dành cho con em nhà giàu. Trường này rất rộng lớn, thuộc hạt Sussex. Công việc ấy mặc dù cho ông một cuộc sống dư dả nhưng cha của Flora chẳng thấy có gì thú vị. Ông chán chường vì cứ phải tiếp chuyện những bà phụ huynh mặc áo lông chồn, giàu có, ngạo mạn và đáng ghét.
Cha Flora luôn khát khao được sống ở vùng biển, được nghỉ lễ Phục Sinh và nghỉ hè ở Cornwall giống như một cậu bé con. Thế nên khi chiếc ghế của một hiệu trưởng trường trung học Fourbourne để trống, lập tức ông xin thế chỗ. Tuy nhiên, là một hiệu trưởng trường dự bị đại học, ông biết một người nhiều tham vọng sẽ tìm việc khác mà làm chứ không bơm những tư tưởng của dòng văn học Hi-la vào trong đầu của con trai những nông dân, chủ tiệm nhỏ và các kỹ sư mỏ ở vùng này. Nhưng tính khí Ronald Waring cứng như kim cương.
Đầu tiên, ông và Flora đến sống ở vùng Fourbourne. Những ký ức đầu tiên của nàng về thị trấn Cornwall là một thị trấn lao động nhỏ, có những dãy đồi trọc bao quanh. Trong đó những khu mỏ cũ đang được khai thác xếp thành hàng trông như một hàm răng hư. Nhưng khi họ đã ổn định cuộc sống rồi thì cha nàng ngay lập tức thấy yêu quý công việc của mình. Ông mua một chiếc xe hơi cũ rích, và vào thứ Bảy, Chủ nhật hai cha con thường lên xe đi dạo quanh vùng tìm một chỗ nào khác thuận tiện hơn cho việc sinh sống. Cuối cùng, theo lời chỉ dẫn của một văn phòng địa ốc ở Penzance, họ đã đi dọc theo con đường từ St Ives tới mảnh đất tận cùng sát biển và sau một hai lần đi lạc đường, họ đã thấy mình ở cuối con đường lao ra bờ biển. Họ quay xe ngược trở lại nơi ngã tư vừa mới băng qua và đến ngày càng gần Seal Cottage.
Hôm đó là một ngày mùa đông rét cắt da cắt thịt, và họ tìm thấy một ngôi nhà bị bỏ hoang, không có nước sạch để dùng và nhà vệ sinh cũng không có luôn. Khi họ đẩy cánh cửa già cỗi mở rộng thì chuột nhắt ở trong chạy tứ tung. Flora không sợ chuột nhắt, còn Ronald Waring thấy không chỉ yêu quý căn nhà mà còn thích quang cảnh xung quanh. Ông đã mua nó ngay trong ngày hôm đó, và nó đã trở thánh tổ ấm của họ từ đó tới nay. Lúc đầu, họ tồn tại tựa như người nguyên thuỷ vậy. Phải vất vả lắm mới có thể giữ cho trong nhà luôn ấm áp, sạch sẽ.
Ngoài chức năng là một học giả nghiên cứu văn học Hila, Ronald Waring còn thích giao du và có tính cách khá hấp dẫn. Khi mới bước chân vào quán rượu, ông chưa quen ai, thì khi bước chân ra khỏi quán, ông đã nhanh chóng kết bạn với cả chục người có mặt ở đó. Thế là ông tìm ra được một người thợ xây đá có thể sửa chữa lại bức tường rào quanh vườn và xây lại cho ông ống khói đã bị sạt lở. Rồi sau đó, ông gặp gỡ ông thợ mộc Pincher và Tom Roberts, người nhận sửa ống nước ngoài giờ, rồi ông làm quen với Arther Pyper, và cả bà Pyper nữa. Bà ấy đồng ý đạp xe từ đầu làng tới cuối làng chỉ để rửa chén, dọn dẹp giường ngủ và trông coi Flora khi lên 10 tuổi.
Mặc dù nàng cực kỳ khó chịu nhưng cũng bị gửi đến trường nội trú ở quận Kent. Nàng học ở đó một thời gian dài, cho tới khi lên 16 tuổi, sau đó là một khoá học huấn luyện nữ thư ký với hai kỹ năng chính là tốc ký và đánh máy. Flora còn tham gia thêm khoá nấu ăn tại trường Cordon Bleu. Nghề nấu ăn giúp nàng kiếm được việc làm ở Thuỵ Sĩ vào mùa đông và ở Hy Lạp vào mùa hè. Khi quay trở lại London, nàng lại trở thành một thư ký, thuê chung một căn hộ với bạn gái, nhập chung vào dòng người dài dằng dặc đợi chờ ở các bến xe buýt, tranh thủ đi mua sắm vào giờ ăn trưa.
Flora có nhiều bạn trai. Người thì nghèo kiết xác đang ôm mộng trở thành kế toán lành nghề. Xông xênh hơn một chút có anh chàng chủ tiệm quần áo mới mở. Thỉnh thoảng, nàng leo lên tàu trở về Cornwall mỗi kỳ nghỉ để giúp cha chuẩn bị tiệc đầu xuân hay rán gà tây cho lễ Giáng sinh. Nhưng cuối năm ngoái, sau khi bị mắc chứng cảm cúm liên tục và vướng vào một mối tình đơn phương, nàng không muốn ở thành phố lớn thêm một ngày nào nữa. Flora quay trở về nhà ở hạt Cornwall để cùng gia đình hưởng những ngày vui trọn vẹn của lễ Giáng sinh. Và rồi nàng bỗng thấy thích được sống ở đó.
Đó là một năm nghỉ ngơi thoải mái tuyệt vời. Nơi mà mùa đông tạo tiền đề cho mùa xuân ấm áp đẹp trời. Xuân qua, hè tới nàng cứ ở nhà chứng kiến cảnh đất trời đổi thay, không có ai thúc giục, gia hạn cho nàng phải làm cái này cái nọ. Không có lịch làm việc, chương trình nghị sự hay bất cứ cuộc hội họp nào. Nàng cũng không phải lo thu dọn hành lý để chuẩn bị lao vào làm việc tối mắt tối mũi ở một quốc gia xa lạ. Nói thực ra thì nàng cũng kiếm một vài việc làm nho nhỏ với mức lương khiêm tốn. Toàn là những công việc mang tính chất thời vụ. Những công việc thuần tuý tay chân, những công việc lao động phổ thông và có những công việc hết sức buồn cười như đi hái hoa thuỷ tiên về cho một người bán hoa ở ngôi chợ nhỏ trung tâm thị trấn, làm hầu bàn trong một quán cà phê, bán những áo khoác thổ cẩm cho những khách du lịch tới nghỉ hè đang điên lên vì không biết tiêu tiền làm sao cho nhanh hết.
Lần đầu, nàng gặp Marcia cũng ở cái tiệm thổ cẩm ấy. Nàng đưa bà về Seal Cottage chơi và vui mừng chứng kiến sự hoà hợp đến không ngờ nảy nở nhanh và tiến triển tốt đẹp giữa Marcia và cha cô. Chẳng bao lâu sau, mọi người đều thấy sự hoà hợp kia không phải là những cảm xúc đơn giản nhất thời. Mối tình giữa họ ngày càng tươi thắm như hoa hồng nở rộ và cha của Flora chợt trở thành người se sua đến không ngờ khi ông quyết định tự mua cho mình một cái quần mới mà không cần đợi ai nhắc nhở. Quan hệ giữa họ ngày càng sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn và Flora lịch sự rút lui, kiếm cớ không đi theo họ trong những buổi tản bộ dọc theo con đường làng. Cứ tối đến, nàng lại lý do lý trấu, tìm cách ra ngoài để họ ấm cúng trò chuyện ở Seal Cottage. Khi họ làm lễ thánh hôn, nàng bắt đầu than vãn ngay lập tức, nói rằng ở đây buồn quá, nàng phải quay trở lại London tìm việc làm. Nhưng Marcia thuyết phục nàng hãy ở lại Seal Cottage ít nhất là cho đến hết mùa hè. Nàng nghe theo lời bà nhưng rồi thời gian trôi quá nhanh dù Flora không muốn bởi vì Seal Cottage không còn là nhà của nàng nữa.
Flora tự hứa với lòng sẽ quay trở lại London vào tháng Chín. Và đến tháng Chín, nàng đã nói với Marcia rằng : Con đi đây, để cho đôi uyên ương được tự do nếm trải hạnh phúc trong cái tổ ấm xinh xinh này. Và thế là mọi chuyện đề được sắp xếp xong xuôi. Mọi ký ức ấy đã lùi vào dĩ vãng, còn tương lai thì sao ? Marcia đã chẳng nói đó sao : Con sẽ gặp may nhiều lắm đấy. Ngôi sao Gemini chiếu mạng con và lúc này các vì tinh tú đang chuyển động đúng hướng. Nhưng Flora không chắc lắm. Nàng lục túi áo khoác lấy ra lá thư vừa nhận sáng nay.
Sáng nay, lúc vừa nhận, nàng bóc thư và đứng đọc, nhưng rồi khi Marcia đến gần, nàng vội vã gấp thư lại rồi giấu đi ngay. Lá thư ấy là của Jane Porter
Số 8 đường Mansfield News
SW10
"Flora yêu quý! Một chuyện kinh khủng nhất trên đời vừa xảy ra. Tớ muốn cậu biết nó trước khi cậu lên đường trở về London. Besty, cô bạn thuê nhà chung với tớ đã cãi nhau kịch liệt với bạn trai của cô ta. Chỉ mới ở Tây Ban Nha có hai ngày, cô ta đã quay trở về nhà. Cô ta nằm đó, trong phòng, khóc lóc suốt ngày. Và rõ ràng là chờ chuông điện thoại reo, nhưng chuông không bao giờ reo cả. Thế nên chỗ ngủ mà tớ hứa với cậu giờ đã không còn. Dù cho cậu có chấp nhận ngủ trong túi ngủ dưới sàn nhà trong phòng ngủ của tớ thì bầu không khí nơi đây cũng cực kỳ khó chịu bởi những lời trách cứ vô cớ tuôn sa sả từ miệng Besty. Thế nên, ngay cả một kẻ thù không đội trời chung của tớ, tớ còn thương xót không muốn mời đến nhà, huống hồ là cậu. Tớ hy vọng cậu sẽ thu xếp được môt nơi ở khác trước khi cậu đến London. Cực kỳ xin lỗi vì đã làm cậu thất vọng. Nhưng tớ mong cậu hiểu cho tớ. Nhớ gọi điện để chúng mình cùng gặp nhau và tán phét cho thoả thích. Rất mong được gặp cậu và tớ xin lỗi, cực kỳ xin lỗi cho dù chuyện xảy ra không phải do lỗi của tớ.
Vô cùng yêu thương, Jane"
Flora thở dài, gấp lá thư lại, nhét nó vào trong túi áo. Nàng không nói gì với Marcia. Bởi vì ở địa vị Marcia, một người vợ và một người mẹ thể nào cũng hốt hoảng lên và làm cho to chuyện. Nếu bà biết Flora quay trở lại London bơ vơ không nơi nương tựa thì nhất định bà sẽ không cho nàng đi. Về phần mình, một khi đã quyết định rồi, Flora không thể nào chịu đựng sự chậm trễ lên đường thêm một ngày nào nữa.
Bây giờ, điều rắc rối nhất là nàng không biết mình phải đi đâu. Nàng cũng có bạn bè, tất nhiên, nhưng sau một năm dài trôi qua, nàng không biết họ hiện đang làm gì, sống ở nơi đâu và thậm chí biết đâu nhiều người đã lấy chồng, hoặc có những người bạn trai khó tính. Người bạn cùng phòng trước kia, trước cả Jane Porter, giờ đã kết hôn và hiện đang sống ở Northumberland. Ngoài ra, chẳng còn ai để Flora nhấc điện thoại lên gọi yêu cầu giúp đỡ ngay lập tức, thậm chí chỉ là một chỗ ở tạm thời. Quả thật là một cái vòng luẩn quẩn khắc nghiệt. Nàng không muốn thuê căn hộ nếu như chưa có việc làm, nhưng bây giờ lại không thể đi đến các văn phòng để xin việc làm với túi đồ đạc lỉnh kỉnh trên vai.
Cuối cùng, nàng quyết định đến Shelbourne. Đó là một khách sạn nhỏ, củ kỹ. Thường trong những dịp đi nghỉ ở nước ngoài vô cùng hiếm hoi, cha nàng thường đưa nàng qua đây nghỉ chân giữa một quảng đường dài. Hồi đó, họ thường đi trượt tuyết ở Úc hay đến nhà một trong những người bạn tính cách hơi lập dị của ông Ronald Waring nghỉ một vài tuần. Bạn của cha nàng lúc ấy là chủ một khu mỏ đổ nát tiêu điều ở vùng Robins. Khách sạn Shelbourne chẳng có gì đặc biệt, và nếu cha nàng quyết định nghỉ ở đó chắc chắn vì lý do nó không đến nổi đắt đỏ lắm, nàng sẽ thuê một phòng qua đêm ở đó và ngày mai bắt đầu cuộc đi săn lùng việc làm. Đó cũng chẳng phải là giải pháp hay ho gì, chỉ là tình thế bắt buộc mà thôi.
Nhưng dì Marcia vẫn thường nói: Sống trong cuộc đời, tránh vỏ dưa thì lại gặp vỏ dừa. Thế nên, người khôn ngoan nhất là người biết nghĩa của chữ nhẫn. Khách sạn Shelbourne cổ xưa như một chứng tích lịch sử. Trông nó tựa như một chiếc bè cũ kỹ đậu trên một vũng nước tạo thành bởi một dòng sông chảy ngang qua. Khách sạn này nằm đằng sau khu Knightsbridge, trên một con đường hẹp. Hồi đó, khu phố này khá sang trọng, có thể nói là nhất nhì thành phố. Nhưng dần dần những khách sạn mới xa hoa mọc lên đầy rẫy ở các khu phố xung quanh, những toà nhà văn phòng và những khu chung cư sang trọng thường hướng ra những khu đất mới. Thế nên khu phố này dần dần nhỏ lại và chẳng thể gọi là khu phố sang trọng được nữa. Tuy nhiên, nó vẫn cứ tồn tại, treo cù lẳng cù lơ bên cạnh một thành phố đầy sức sống và tươi mới, hệt như một nàng đào hát đã quá thì nhưng nhất định không chịu nghỉ việc.
Cách đó không xa là một thành phố London hiện đại, nào kẹt xe, tiếng còi xe hơi í ới, tiếng máy bay gầm thét trên bầu trời, tiếng những người bán hàng rong bán báo chiều nơi các ngã tư đường. Những cô gái trẻ mắt tô chì đen lảo đảo trên những đôi guốc cao, có dễ đến vài tấc. Cuộc sống ngày càng khấm khá hơn, nhưng không hiểu sao cũng mọc ra những điều trái tai, gai mắt hơn.
Nhưng cho dù cuộc sống ngoài kia có xô bồ đến mấy thì khi bước vào cánh cửa kính xoay xoay của khách sạn Shelbourne, Flora có cảm tưởng như bước vào dĩ vãng: buồn thảm, tối tăm, chẳng có gì thay đổi. Trong khách sạn không có những cây cọ trồng trong chậu, không có những người phu khuân vác đón khách ở tận cửa, cũng không có một vườn cây kiểng nho nhỏ ngay cạnh bàn tiếp tân như các khách sạn khác. Cũng chẳng có sàn nhà bóng loáng như gương. Nơi đây giống một bệnh viện tỉnh lẻ hơn là một khách sạn. Một phụ nữ có khuôn mặt ủ rũ trong chiếc váy đen dài lượt thượt ngồi sau bàn tiếp tân. Cô ta ngước mắt nhìn Flora.
- Chào cô, cô cần gì ạ?
- Liệu tôi có thể đặt một phòng đơn chỉ trong một đêm nay không?
- À, để tôi xem.
Im lặng, tiếng đồng hồ kêu tích tắc nghe rõ mồn một. Flore chờ, tâm trạng của cô ngày càng chán nản hơn. Giờ thì cô nhưng mong câu trả lời sẽ là: Không, hết phòng rồi.
- À, có chứ, chúng tôi có một phòng, nhưng nó ở dãy sau của khách sạn, và tôi e rằng …
- Thôi được, tôi đồng ý với phòng ấy.
- Nếu cô ký tên vào sổ đăng ký, tôi sẽ kêu một anh phu khuân vác đưa cô lên phòng ngay.
Chợt hình ảnh một hành lang dài hun hút và tối tăm với một cái phòng đơn nằm ở tít cuối cái hành lang đó khiến Flora không sao chịu đựng nổi.
- Không, không phải bây giờ. Tôi phải ra ngoài một tí đã, đi ăn tối ấy mà.
Không hiểu tài ứng biến ở đâu ra khiến Flora có thể nói dối trôi chảy đến thế.
- 9 giờ 30 tôi sẽ quay lại. Cô cũng không phải phiền vì hành lý của tôi đâu. Đừng có đưa lên phòng vội, cứ để ở hành lang này cho tới khi tôi quay trở lại mới hay, lúc đó, tôi tự mang lên.
- Sao cũng được, thưa cô. Thế cô không muốn xem phòng ư?
- Không. Cần gì, tôi chắc phòng đẹp lắm.
Flora thấy mình gần như nghẹt thở. Mọi vật trong cái khách sạn này cũ kỹ thấy mà phát khiếp. Flora cầm túi quay lưng, miệng lẩm bẩm chào với lại. Sém chút nữa cô va vào chậu cây ở gần đó. May mà Flora dang tay giữ được, nếu không thì phải đền tiền.
Cuối cùng, Flora cũng lao ra được ngoài cửa, đắm mình trong không khí trong lành. Hít thở thật sâu, nàng thấy phấn chấn hơn được một chút. Tối nay, trời thật đẹp, tiết trời lạnh nhưng bầu trời trong sáng khổng lồ như được làm bằng phalê pha màu tím sẫm. Vài chùm mây bay lãng đãng chẳng khác nào những khinh khí cầu khổng lồ. Hai tay đút sâu vào túi áo, Flora bắt đầu tản bộ dọc theo con phố. Một giờ sau, nàng thấy mình đang đi sâu vào khu Chelsea, hướng lên phía bắc, sắp sửa gặp con đường King’s Road. Đường phố này nhỏ, hai bên là nhà có kiến trúc rất đẹp, bày biện na ná giống nhau.
Tuy nhiên, có một thứ trông rất lạ mắt, đó là một nhà hàng Ý, đứng sừng sững ở cái nơi trước đây là một tiệm giày cũ với những cửa sổ bụi bặm treo đầy xích chó, túi du lịch da và những chiếc bịch nilon lủng lẳng các đôi giày cũ. Tiệm giày không còn nữa, chỉ có một nhà hàng mọc lên thế vào chỗ ấy, nhà hàng có tên Seppi’s. Dưới chân tường phía ngoài, trên vỉa hè lát đá là những chậu cây đứng thành hàng. Phía trên là mái hiên màu sắc rực rỡ với những sọc đỏ và trắng. Còn bên trong, màu sơn trắng mới mang lại cảm giác sạch sẽ, làm cho nhà hàng này như rộng ra thêm. Flora bước đến gần, đúng lúc ấy, cửa mở. Một người đàn ông khiêng một chiếc bàn nhỏ trải khăn sọc trắng và đỏ đặt lên vỉa hè sát tường nhà. Anh ta lại quay vào trong mang ra thêm hai chiếc ghế bằng kim loại, thêm một ống đũa và một chai Chianti. Tất cả đều đặt ngay ngắn đúng nơi, đúng chỗ. Một cơn gió mạnh tạt qua làm tấm khăn trải bàn bay phần phật. Người kia ngước lên và thấy Flora, mắt anh ta sáng lên, miệng nở một nụ cười nồng ấm của dân Địa Trung Hải chính gốc.
- Xin chào quý cô!
Flora thầm nghĩ: Người Italia tốt thật đấy! Nụ cười ấy, cách chào hỏi ấy làm nàng có cảm giác mình như một người bạn cũ lâu ngày gặp lại khiến anh ta vui mừng thật sự. Chả trách mà dân Italia rất thành công trong việc mở nhà hàng ở nước ngoài. Nàng mỉm cười:
- Chào anh! Anh khoẻ không?
- Trẻ, khoẻ, vui vẻ. Sau một ngày như thế này, người ta lại cảm thấy buồn được sao? Thời tiết ở đây làm tôi nhớ đến Rome. Còn cô, trông chẳng khác nào một cô gái Ý suốt ba tháng hè chỉ nằm dài trên bờ biển. Tôi nói để tán thưởng làn da của cô, thật tuyệt vời.
- Cám ơn anh.
Flora cảm thấy mình cạn lời nên ngưng lại không nói. Cô không muốn tiếp tục cuộc đàm thoại vui vẻ vất ngờ này. Qua cánh cửa nhà hàng, mùi thơm của các món ăn tỏa ra ngào ngạt đến phát thèm. Mùi tỏi, mùi cà chua, mùi dầu trộn. Flora chợt nhận ra mình đang đói cồn cào. Chứng tỏ cô không ăn trưa và từ lúc rời khách sạn ra đến đây, cô đã đi bộ cả mấy dặm đường, chân cô đau rát và Flora khát cháy cổ. Mới hơn bảy giờ tối.
- Nhà hàng của anh còn mở cửa không?
- Đối với riêng cô, nó lúc nào cũng mở rộng cửa chào đón.
Chấp nhận lời ca tụng đó, cô bảo:-Tôi chỉ muốn một quả trứng ốpla hay cái gì đó sơ sài như vậy thôi.
- Ôi, thưa quý cô, cô muốn gì tôi cũng chiều mà.
Anh ta đứng gọn qua một bên, giơ tay mời mọc. Thật dể thương quá nhỉ! Flora bước vào bên trong quầy rượu nhỏ. Sau quầy rượu là một nhà hàng dài và hẹp như kiểu hình ống. Một hàng ghế nệm bọc vải màu cam chạy dọc theo chiều dài hai bên tường, cạnh đó là những chiếc bàn bằng gỗ thông bóng loáng có bình hoa tươi đặt ngay ngắn cạnh những hàng khăn ăn xếp rất cầu kỳ. Tất cả các bức tường đều có gắn gương. Sàn nhà trải thảm cói, có tiếng lanh canh ở góc nhà hàng đàng kia, và mùi thơm lẫn những giọng Italia bay ra từ hướng đó. Chắc là nhà bếp rồi. Mọi thứ trông đều rất sạch sẽ, mát mẻ mà sau một ngày mệt mỏi, Flora có ngay cảm giác dễ chịu như được trở về nhà. Cô kêu một ly bia, sau đó vào phòng vệ sinh nữ sửa soạn lại. Flora rửa sạch đôi tay còn dính bụi khi ở trên tàu, rửa mặt, chải tóc. Trong nhà hàng, một chàng bồi bàn trẻ tuổi người Italia đang đợi chờ cô gọi món. Bàn đã được lôi cách xa khỏi tường để cô có thể ngồi thoái mái hơn. Một chiếc ly mát lạnh đầy bia đặt ngay ngắn bên cạnh vài chiếc đĩa nhỏ để hạt điều và vài quả ô liu.
- Thưa cô, có chắc cô chỉ cần một trứng ốpla không ạ?
Anh ta hỏi.
Flora vừa ngồi xuống bên bàn, hai chân đặt gọn ghẽ và nghiêm chỉnh.
-Tối nay, nhà hàng chúng tôi có thịt bê rất ngon. Em gái tôi là Francessa sẽ nấu món đó. Cô hãy dùng thử đi rồi lần sau cô lại muốn ghé quán chúng tôi nữa.
- Không, tôi chỉ cần một trứng ốpla thôi. Có thể anh làm thêm ít thịt băm viên nữa, và một đĩa rau xanh nhé.
- À, thế thì tôi phải lo nêm gia vị sao cho thật vừa.
Cho tới lúc ấy, nhà hàng vẫn chưa có ai, nhưng chỉ một lát sau, cửa kính mở ra đường đã chào thêm nhiều khách hàng mới, họ túm năm tụm ba bên cạnh quầy rượu. Viên hầu bàn trẻ xin lỗi Flora, quay sang ghi lại yêu cầu của những vị khách mới đến và thế là Flora được tự do. Cô ngồi đó tận hưởng ly bia mát lạnh và ngắm nhìn mình trong gương, tự hỏi : Liệu có phải nữ khách vãng lai nào đi qua đây ghé vào nhà hàng này đều được đón tiếp nồng hậu như vậy hay không. Có thể người ta nghĩ London là một thành phố nghiệt ngã. Người dân thì quá lạnh lùng, kém nồng nhiệt, thân thiết, vì vậy, một nơi trú ấm cúng nồng nàn như vậy là một minh chứng cho thấy người ta đã nói sai. Flora đặt ly xuống, ngước nhìn lên, bắt gặp bóng hình của chính cô phản chiếu trên tấm gương gắn trên bức tường đối diện. Chiếc áo khoác vải thường màu xanh bạc màu tương phản với chiếc ghế màu cam rực rỡ ngay sau lưng cô. Đúng là một phong cách pha màu của Van Gogh. Nhìn trong gương, cô thấy một cô gái gầy gò, thân hình hơi thô, tóc màu nâu sậm. Miệng lại quá rộng khiến bất cứ ai nhìn vào mặt cô cũng chỉ thấy toàn môi là môi. Nước da Flora vẫn còn rám nắng vì phơi suốt mùa hè, một làn da nâu sáng và sạch sẽ, tóc Flora chuyển sang màu nâu sáng để tự nhiên chấm ngang vai như thể tóc của một thằng nhóc con đang bị mẹ lôi đến cửa hàng cắt tóc. Quần Jean, áo khoác bạc màu, nhưng bên trong Flora lại mặc một chiếc áo cổ lọ màu trắng tinh khôi và đeo một sợi dây chuyền ngắn, ôm sát lấy cổ. Bàn tay, cổ tay thò ra nơi tay áo được xắn cao đều thon dài và rám nắng hệt như da mắt của Flora. Cô nghĩ mình đã xa London quá lâu. Cái kiểu thích gì mặc nấy như thế này chắc chắn sẽ khó tìm việc làm lắm đây. Cô nghĩ mình nên đi cắt tóc, mình nên mua một ... Cửa bật mở rồi đóng lại ngay. Tiếng cô gái gọi réo lên :
- Pietro ơi !
Và lập tức cô ta đi thẳng qua quầy rượu vào trong nhà hàng, thoải mái như ở nhà mình vậy. Không nhìn theo hướng Flora, cô dừng lại ngồi xuống bên chiếc bàn ngay cạnh bàn của Flora, nhẹ nhàng kéo ghế, ngồi xuống bằng một động tác tự nhiên với dáng điệu bình thản có đôi chút nghênh ngang. Nhìn vào dáng điệu nhất cử nhất động của cô ta, Flora đoán : Cô gái này chắc chắn phải có quan hệ rất thân thiết với gia đình chủ quán, có thể là một người bà con đến từ Milan, hay hiện đang làm việc ở London chẳng hạn.
- Pietro ơi !
Không, âm điệu của giọng nói này không phải của người Ý, mà là của người Mỹ. Có lẽ cô ta thuộc một nhánh họ hàng của chủ quán hiện đang sinh sống ở New York. Nghĩ thế, cho nên dù không muốn nhìn Flora cũng liếc nhanh về bóng hình cô gái in trên tấm gương trước mặt. Nhìn thế rồi quay đi ngay. Nhưng rồi cô bắt buộc phải quay mặt lại nhanh đến nỗi tóc hai bên khẽ đập vào má. Trời! Một bản sao tuyệt vời. Cô nghĩ. Không hiểu bóng này là bóng của mình hay bóng của cô gái nọ. Không, cô ta chính là Flora, nhưng không phải là Flora, vì trong gương có đến hai bóng người. Người mới đến không thấy vẻ ngẩn ngơ trong ánh mắt của Flora. Cô gỡ chiếc khăn quàng bằng lụa màu sáng ra khỏi đầu, hất nhẹ mái tóc rồi lục trong chiếc túi bằng da cá sấu màu đen, lôi ra một điếu xì gà và châm thuốc bằng bao diêm đặt trên bàn bên cạnh chiếc gạt tàn. Ngay lập tức, không khí đầy ắp hương thơm của loại thuốc lá Pháp. Cô tháo đôi giày cao cổ nhét dưới gầm bàn, rồi lôi chiếc bàn mạnh về phía mình. Bản sao của Flora ngả người về phía trước, nghiêng đầu cất tiếng gọi :
- Pietro ơi !
Flora không thể nào rời mắt khỏi tấm gương. Mái tóc của cô gái kia có dài hơn thật, nhưng nó cũng sáng bóng lên và màu nâu hạt dẻ y hệt như tóc của cô. Cô gái này trang điểm cẩn thận hơn, chải chuốt hơn nhưng kiểu trang điểm của cô ta lại càng tôn thêm chiếc miệng rộng quá cỡ lồ lộ trên khuôn mặt. Mắt cô gái màu nâu sậm, và lớp chì kẻ mắt màu đen làm cho nó càng đen thẫm hơn. Cô gái nọ lôi chiếc gạt tàn lại gần, Flora nhận thấy trên tay cô là chiếc nhẫn to tướng lấp lánh, móng tay của cô gái mới đến sơn màu đỏ chót. Nhưng bàn tay lẫn ngón tay đều thuôn dài giống hệt như tay của Flora vậy. Họ ăn mặc cũng giống nhau, cũng quần Jean, áo cổ lọ nhưng áo cổ lọ của cô gái kia bằng len Casmir, còn áo khoác của cô ấy bằng lông chồn màu sẫm, lúc này đang phanh ra để lộ chiếc áo cổ lọ bên trong. Người hầu bàn trẻ tuổi sau khi xong việc với những người khách vừa đến nơi quầy rượu, nghe tiếng gọi réo rắt của cô gái vội vã đi như chạy đến nơi.
- Ồ, thưa cô, tôi xin lỗi, Tôi cứ tưởng là ...
Rồi dần dần, anh ta đứng bất động. Mọi cử động, mọi lời nói như rơi vào thinh không một chiếc máy hát cổ lỗ mà không ai biết cách lên dây như thế nào. Lát sau, cô gái ngồi cạnh Flora lên tiếng :
- Thôi được rồi, thế anh nghĩ cái gì ? Đáng lẽ anh phải biết rằng tôi cần phải uống một cái gì đó chứ !
- Nhưng tôi tưởng ... tôi nghĩ ... tôi đã tưởng rằng ...
Mặt anh hầu bàn tái nhợt, cặp mắt đen liếc nhìn từ từ sang phía Flora. Anh ta run rẩy, bắt gặp ánh mắt của cô mà như thể người bị điện giật. Ôi, Pietro ơi, vì Chúa đi mà. Nhưng trong cơn giận dỗi, cáu kỉnh, cô gái kia cũng phải nhìn lên và thấy Flora đang chăm chú nhìn cô ta trong gương. Sự im lặng dường như kéo dài mãi. Pietro cuối cùng cũng cất tiếng phá vỡ sự im lặng ấy. Anh ta nói không lớn hơn tiếng thì thầm là mấy :
- Lạ quá, lạ quá trời ơi !
Họ rời mắt khỏi gương và nhìn thẳng vào mắt nhau. Hai cặp mắt cứ như chết sững y như đã từng sững sờ nhìn nhau ở trong gương vậy. Cô gái kia hoàn hồn lại sớm hơn. Cô ta bảo :
- Tôi cũng phải công nhận điều này lạ thật đấy.
Giọng cô ta ngập ngừng chứ không còn tự tin như trước nữa. Còn Flora vẫn không sao thốt nên lời. Pietro một lần nữa phá tan bầu không khí im lặng.
- Thưa cô Schuster, khi cô gái kia bước vào, tôi cứ nghĩ đó chính là cô.
Anh ta quay lại phía Flora.
- Xin lỗi cô nhé. Thể nào cô cũng cho là tôi quá suồng sã, nhưng tôi đã nhìn lầm cô với cô Schuster. Cô Schuster đến đây rất thường, nhưng lâu này tự nhiên không thấy cô ấy đến, và ...
- Tôi đâu có nghĩ anh suồng sã đâu. Tôi chỉ nghĩ anh sao tốt bụng quá vậy.
Cô gái với mái tóc dài vẫn nhìn đăm đăm vào mặt cô bằng cặp mắt thẫm màu như một chuyên gia đang cố nghiên cứu một tấm chân dung vậy. Cô ta giờ mới lên tiếng lại.
- Chị giống hệt tôi.
Giọng cô gái có hơi khó chịu một chút, như thể việc Flora giống cô ta khiến cho cô ta bị sỉ nhục vậy. Flora thốt nhiên thấy cần phải tự vệ.
- À, cô cũng giống tôi nữa đấy. Chúng ta trông giống hệt nhau.
Flora nói giọng ôn hoà.
- Thậm chí giọng chúng ta cũng nghe giống nhau nữa.
Ngay lập tức, Pietro tán thành ngay. Anh ta hết nhìn Flora lại nhìn cô gái kia như thể một khán giả đang theo dõi trái banh nỉ trên sân Tennis vậy.
- Đúng vậy đấy, giọng nói các cô giống nhau, cặp mắt cũng giống nhau, quần áo mặc cũng giống nhau nữa. Nếu không nhìn tận mặt, tôi chắc không tin đâu. Lạy Đức Mẹ Đồng Trinh, các cô chắc phải là chị em sinh đôi. Các cô …
Anh ta khoát tay như thể không tìm ra lời nhận xét xác đáng.
- … Ý tôi nói là các cô giống nhau đó, các cô hiểu không?
Flora nói bình thản: - Người ta nói là giống nhau như hai giọt nước.
- Đúng, đúng rồi, như hai giọt nước, thật tuyệt.
Cô gái lạ kia nói vẻ cảnh giác: - Các người cho rằng chúng tôi là chị em sinh đôi ư?
Họ hoảng lên, mắt càng không thể rời nhau. Lần này thì Pietro là người hoảng nhất.
- Các cô vừa nói là các cô chưa hề gặp nhau ư?
- Chưa bao giờ.
- Nhưng hai người chắc chắn là chị em rồi
Pietro đưa tay ôm lấy ngực, như thể đột nhiên anh ta không thể chịu đựng nổi nữa. Flora tưởng anh ta sắp sửa ngã lăn ra té xỉu. Và cô hy vọng cảnh ấy đừng xảy ra. Nhưng thay vào đó, anh ta lại có một hành động hết sức hợp thời hợp lúc. Pietro bảo:
- Tôi phải mở một chai Champagne mới được. Thật là một món quà quý giá. Tôi cũng có một ly đấy nhé, bởi vì phép lạ này tự nhiên xảy đến quá bất ngờ, chưa bao giờ tôi thấy một sự gì lạ như vậy. Hai cô cứ ngồi ở đây chờ nhé.
Anh ta nói thêm, đưa tay vuốt vuốt bàn ăn trước mặt như thể sợ họ chạy trốn mất.
- Đừng đi đâu cả, cứ ngồi ở đây chờ.
Pietro quay lại quầy rượu. Chiếc áo khoác trắng tinh hồ bột cẩn thận lắc lư cho thấy vẻ quan trọng của sự việc. Họ không nghe thấy Pietro nói gì, cũng không nhận ra anh ta đã biến đi đâu. Chị em ư? Một cái gì nghèn nghẹn dâng lên trong họng Flora. Cô thốt lên thành lời:
- Sao lại là chị em được nhỉ?
- Chị em sinh đôi. – Cô gái kia nói thêm: - Tên chị là gì?
- Flora Waring.
Cô gái kia nhắm mắt lại rồi mở mắt ra thật chậm, làm như thể cái chớp mắt kia là có ý nghĩa sống còn đối với cô ta vậy. Cô ta nói bằng một giọng bình tĩnh, có cân nhắc kỹ lưỡng:
- Waring cũng là họ của tôi. Chỉ có điều tên tôi là Rose.
Bình luận truyện