Đoản Kiếm Thù
Chương 38: Trong rừng sâu mở cuộc hội đàm
Trong khoảng thời gian chớp nhoáng này, quần hào đứng quan chiến trong lòng cực kỳ hồi hộp vì Yên Định Viễn là một tay cao thủ số nhất số nhị trong võ lâm hiện nay. Bản lãnh lão trên đời ít ai bì kịp mà bây giờ bị một cô gái vô danh hãm vào vòng nguy hiểm khiến mọi người cơ hồ không dám tin ở mắt mình.
Nữ tỳ cung trang quát lên một tiếng, chưởng lực ào ạt xô tới như nước thủy triều. Ả đánh một đòn rất nặng.
Yên Định Viễn phóng chưởng bên trái ra một cách hời hợt. Những người bàng quang chưa nhìn rõ lão dùng thủ pháp gì bức bách ả nữ tỳ phải lùi lại năm bước.
Mới trong chớp mắt, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Nữ tỳ phải bỏ thế công vì phát chưởng của Yên Định Viễn chấn động làm cho cánh tay thị tê chồn, không thể nào tiếp tục tấn công mãnh liệt được nữa.
Yên Định Viễn không thừa cơ truy kích. Lão thu chưởng về, trầm giọng hỏi :
- Cô nương ra tay giống hệt như gia tổ của nhà Lam Yên tại Yến cung. Xin hỏi cô nương có phải là thị tỳ ở Yến cung không?
Lão vừa hỏi câu này khiến mọi người trong trường đều hồi hộp. Nguyên Yến Cung song hậu cùng Linh Võ tứ tước và Ma Vân Thủ được người ta đồn đại là những nhân vật thâm niên trong võ lâm từ mấy chục năm nay. Yến cung cũng như Thủy Bạc là hai nơi cấm địa rất thần bí trong võ lâm. Hai địa phương này chẳng những không ai biết nó ở đâu mà cả mấy vị dị nhân giống thần tiên dường như cũng chưa từng xuất hiện trên chốn giang hồ. Vì thế mà bọn Nhâm Hắc Quỳ chưa được nhìn rõ chân tướng họ. Hiện giờ đột nhiên có một thị nữ ở Yến cung xuất hiện trước mặt quần hào, làm gì chẳng khiến cho mọi người hồi hộp trong lòng. Dù đây chỉ là lời Yên Định Viễn phỏng đoán.
Triệu Tử Nguyên nghĩ thầm :
- “Quả đúng như lời Yên Định Viễn, ả tỳ nữ cung trang này xuất thân từ Yến cung thì chủ nhân của thị là Hương Xuyên Thánh Nữ cũng nhất định có mối liên quan với Yến cung, không chừng Thánh Nữ còn là một trong Yến Cung song hậu. Vừa rồi ta hốt hoảng nhìn Thánh Nữ hao hao giống mẫu thân thì ra mình mắt hoa nhận lầm. Mẫu thân ta không phải là người Yến cung. Điềm này chắc chắn lắm, còn nghi ngờ gì nữa.”
Nữ tỳ cung trang mỉm cười hỏi lại :
- Tùy ý các hạ muốn đoán thế nào thì đoán. Các hạ còn muốn động thủ nữa không?
Yên Định Viễn ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp :
- Dù Yến Cung song hậu đích thân đến đây, lão phu cũng mong được lãnh giáo tuyệt nghệ của các vị. Tiểu cô nương, chưởng pháp của cô tuy tinh thâm thật nhưng hỏa hầu chưa đủ, không thể địch nổi lão phu. Nếu trong mình cô có khí giới thì lấy ra mà sử dụng. Bằng không chỉ vài chiêu là cô chẳng chết cũng bị thương về tay lão phu.
Nữ tỳ cung trang hắng đặng một tiếng rồi nói :
- Ai không biết Yên đại Bảo chúa sở trường về kiếm thuật. Sau Tạ Kim Ấn, các hạ là kiếm thuật gia đệ nhất trong võ lâm. Tiểu nữ mà rút kiếm ra là các hạ có thể đường hoàng dùng kiếm để ứng chiến. Phải vậy không?
Yên Định Viễn cười mát, không trả lời. Tiếng cười trầm trầm khiến người ta cảm thấy cao thâm khôn lường.
Tỳ nữ cung trang rút binh khí ra đánh “soạt” một tiếng. Đây là một đôi hộ thủ trường câu. Tay mặt thị tung câu ra lấp loáng, đâm tới rất mau lẹ. Cây câu tay phải phóng ra rồi, cây câu tay trái theo phương hướng trái ngược đâm tới đối phương. Câu pháp rất là kỳ bí, ẩn hiện vô thường khiến đối phương khó nỗi đề phòng.
Yên Định Viễn lùi lại mấy bước, xoay tay vận kình rung lên một cái.
“Choang” một tiếng vang dội! Một luồng bạch quang vọt ra. Lão đã cầm thanh trường kiếm trong tay. Ánh mặt trời chiếu vào thanh kiếm lóe ra trăm ngàn đạo hào quang. Yên Định Viễn dùng kiếm khí hộ thân, không cần để ý đến tỳ nữ phóng câu công kích. Lão phản công tới tấp khiến cho tỳ nữ cung trang sợ tái mặt.
Thị bị kiếm khí của đối phương áp chế phải lùi hoài.
Đột nhiên trong xe có thanh âm nữ nhân rất lọt tai vang lên :
- Lê Hinh, ngươi không chống nổi kiếm pháp của Yên Định Viễn đâu. Hãy lùi lại mau.
Nữ tỳ cung trang dạ một tiếng, toan thu câu nhảy ra ngoài vòng chiến, nhưng bị kiếm chiêu của Yên Định Viễn vây kín không chịu buông tha, khiến thị sợ toát mồ hôi trán nhỏ giọt.
Yên Định Viễn lên giọng the thé :
- Chậm quá rồi, lão phu phải chém chết ngươi xong sẽ bức bách chủ nhân ngươi phải chường mặt ra.
Cặp mắt cú vọ của lão nổi sát khí rùng rợn. Quần hào thấy thế ai cũng hít một hơi khí lạnh, đều cho Yên Định Viễn có ý giết chết tỳ nữ ngay đương trường.
Yên Định Viễn phóng kiếm ráo riết, kiếm khí giàn giụa khắp nơi. Tỳ nữ cung trang chống đỡ cực kỳ vất vả.
Ả tỳ nữ lâm vào tình trạng không chống đỡ được nữa. Chỉ trong vòng ba chiêu tất thị phải đắm ngọc chìm hương dưới lưỡi kiếm của Yên Định Viễn.
Giữa lúc ấy, bỗng có tiếng quát :
- Thu kiếm về.
Một bóng người như mầu hoa đào thấp thoáng. Mọi người nhìn lại thì bóng người này chính là Đào Hoa Nương Tử. Một bông hoa đào từ tay áo mụ bay vọt ra.
Lưu đảo chúa buột miệng hô :
- “Long Trì Phiêu Hoa”. “Long Trì Phiêu Hoa”.
Bông hoa đào từ từ bay lên không nhảy múa hồi lâu không rớt xuống. Vèo một cái, Yên Định Viễn đã dùng kiếm chém hoa đào làm hai nửa.
Tỳ nữ cung trang nhân cơ hội này, thu câu về nhảy lên xe.
Yên Định Viễn cất tiếng lạnh lùng hỏi :
- Đào Hoa Nương Tử, Nương Tử không muốn sống nữa hay sao?
Đào Hoa Nương Tử mỉm cười đáp :
- Con người ai chẳng có lòng thương hương tiếc ngọc. Sao Yên quan nhân lại nỡ hạ độc thủ với đàn bà con gái? Tiện thiếp cùng vị tiểu cô nương kia cùng là thân phận nữ nhi nên phải ra tay viện trợ, Yên bảo chúa thử nghĩ coi làm vậy có phải không?
Yên Định Viễn đáp :
- Phải lắm! Phải lắm! Lão phu khám phá ra cô nương đây là dòng dõi người thị tỳ của Yến cung mà Đào Hoa Nương Tử mượn cơ hội này để vành mạnh với người trong Yến cung. Ha ha! Cử động a dua đó còn ai bảo là không phải được?
Lão nói tới đây, đột nhiên xịu mặt xuống rồi đổi thành giọng lạnh như băng nói tiếp :
- Có điều đáng tiếc là Nương Tử chiêu đãi Yến cung thì đắc tội với Thái Chiêu bảo. Bây giờ Nương Tử chuẩn bị gánh lấy hậu quả.
Đào Hoa Nương Tử cười lạt, không nói gì.
Thanh âm trong trẻo rất lọt tai ở trên xe lại vọng lên :
- Giữa tiện thiếp và Yên bảo chúa có thù hằn gì mà Bảo chúa chẳng những định ngăn cản cỗ xe, lại còn muốn hạ sát cả tên nữ tỳ của tiện thiếp nữa?
Yên Định Viễn lạnh lùng đáp :
- Lão phu không nói chuyện với người cách nhau một bức màn. Thánh Nữ muốn chất vấn với lão phu điều gì sao không ra ngoài này?
Hương Xuyên Thánh Nữ thở dài hỏi lại :
- Tiện thiếp không ra không được hay sao?
Yên Định Viễn đáp :
- Xem chừng bữa nay đành phải khuất tất Thánh Nữ một chút.
Hương Xuyên Thánh Nữ thở dài nói :
- Thế cũng được. Có điều các hạ đã cố chấp như vậy thì rồi đây có hối hận cũng không kịp nữa.
Tên phu xe từ từ vén một góc rèm lên.
Mọi người nín thở hồi lâu mà thủy chung vẫn không thấy Hương Xuyên Thánh Nữ ra ngoài xe. Yên Định Viễn tức giận hỏi :
- Phải chăng Thánh Nữ muốn chọc giận lão phu?
Hương Xuyên Thánh Nữ ngồi trong xe đáp :
- Xin các hạ hãy coi vật này rồi hãy nổi giận.
Thánh Nữ dứt lời, từ từ đưa thanh trường kiếm ra ngoài rèm.
Ả nữ tỳ cung trang đón lấy thanh kiếm vung lên một cái. Lập tức những điểm kiếm quang vọt ra, ánh sáng mặt trời chiếu vào biến thành rực rỡ. Những luồng hàn khí làm cho người ta lạnh buốt thấu xương.
Quần hào thấy thế, trầm trồ khen ngợi :
- Thật là một thanh bảo kiếm!
Lúc nhìn kỹ lại thì thanh kiếm đó đã mất một nửa, tựa hồ bị người dùng nội lực bẻ gẫy. Chỗ kiếm gãy bằng bặn và nhẵn nhụi như lưỡi đao sắt chặt vào.
Yên Định Viễn biến sắc. Lão chú ý nhìn thanh kiếm gãy thấy chuôi kiếm có khắc chữ “Triệu” và khảm một vòng tròn như hình mặt trời.
Triệu Tử Nguyên sinh lòng ngờ vực nhìn Yến Lăng Thanh hỏi :
- “Kim Nhật đoạn kiếm”. Thanh “Kim Nhật đoạn kiếm” này có phải bữa trước treo ở phòng cô nương không?
Yến Lăng Thanh đáp :
- Đúng rồi! Còn tại sao nó lọt vào trong tay Hương Xuyên Thánh Nữ thì ta cũng không hiểu rõ.
Bỗng nghe Hương Xuyên Thánh Nữ ngồi trong xe hỏi :
- Tiện thiếp nghe nói Yên bảo chúa đã được hai thanh kiếm gãy trong đó có thanh “Kim Nhật kiếm” của nhà họ Triệu, chẳng hiểu có đúng không?
Yên Định Viễn trầm giọng đáp :
- Đúng rồi, lão phu có thanh “Kim Nhật đoạn kiếm” giống hệt thanh kiếm cụt của Thánh Nữ vậy. Vậy Thánh Nữ giải thích cho nghe.
Hương Xuyên Thánh Nữ cất giọng :
- Giản dị lắm, trong hai thanh tất có một thanh là giả.
Yên Định Viễn hỏi :
- Theo ý Thánh Nữ thì thanh Kim Nhật của lão phu là giả hay sao?
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Thanh kiếm của tiện thiếp là của thật thì dĩ nhiên thanh kiếm của các hạ là giả, không còn nghi ngờ gì nữa.
Yên Định Viễn cười lạt nói :
- Thánh Nữ nói giỡn rồi, lão phu đâu có thể tin được lời nói hàm hồ của Thánh Nữ.
Quần hào thấy Yên Định Viễn và Hương Xuyên Thánh Nữ tranh chấp nhau về thanh kiếm gãy vô giá trị đều lấy làm kỳ mà chẳng hiểu ra làm sao.
Hương Xuyên Thánh Nữ lại nói :
- Để tiện thiếp đọc một bài thơ cho các hạ nghe.
Yên Định Viễn ngạc nhiên hỏi :
- Thơ gì?
Hương Xuyên thánh nữ khẽ ngâm :
- “Gió thu lạnh buốt thổi qua sông, Kiếm gẫy hồ xanh...”
Câu thứ hai thánh nữ đọc một nửa rồi dừng lại.
Yên Định Viễn không nhịn được đọc tiếp :
- “Kiếm gãy hồ xanh sóng chập trùng.”
Đột nhiên lão biến sắc, dằn từng tiếng :
- Nếu quả Thánh Nữ có liên quan với người kia thì mối hoài nghi trong lòng lão phu quả đã không sai.
Hương Xuyên Thánh Nữ hỏi :
- Các hạ hoài nghi điều gì? Tiện thiếp có liên quan với ai?
Yên Định Viễn trầm ngâm một chút rồi đáp :
- Lão phu còn đang ngẫm nghĩ, chẳng hiểu có nên nói ra hay không.
Hương Xuyên Thánh Nữ nói :
- Các hạ đừng nói nữa, để tiện thiếp đoán coi.
Bất thình lình trong cỗ xe bỗng có bóng vàng thấp thoáng. Một bóng người mặc áo vàng, lối ba mươi tuổi, mặc ngọc môi son, da dẻ mịn màng, phong độ rất cao sang khiến người ta nghi là Hằng Nga giáng thế.
Bao nhiêu tay cao thủ trong trường vừa ngó thấy người này đã điên đảo tâm hồn.
Đào Hoa Nương Tử thở dài nói :
- Thánh Nữ là một giai nhân tuyệt sắc. Đến tiểu phụ cũng mê mẩn tâm thần, chứ đừng nói những gã trai tơ...
Hương Xuyên Thánh Nữ cười khanh khách đáp :
- Vừa rồi nhờ đại thư giải vây cho Lê Hinh, tiện thiếp chưa kịp cảm tạ.
Thánh Nữ nói xong, gót sen thoăn thoắt tiến về phía Yên Định Viễn. Từ cái chau mày đến cất tay nhấc chân của nàng đều nhẹ nhàng thanh nhã, điệu bộ rất ngoạn mục.
Triệu Tử Nguyên không bỏ sót một cử động nào của Hương Xuyên Thánh Nữ từ lúc bà ta trên xe bước xuống. Dĩ nhiên chàng nhìn thấy nhãn quang của mọi người đều ra chiều khác lạ. Nhưng ý niệm trong lòng chàng nổi lên như sóng cồn. Chàng định thần lẩm bẩm :
- Lạ thiệt! Ta càng nhìn kỹ mặt mũi Thánh Nữ càng thấy y giống hệt mẫu thân. Có điều y còn kém mẫu thân bảy, tám tuổi. Sau này khi ta gặp mẫu thân phải hỏi cho biết rõ tại sao người lại giống Hương Xuyên Thánh Nữ như đúc?
Chàng còn đang ngẫm nghĩ thì Yến Lăng Thanh đứng lên kéo áo chàng hỏi :
- Không ngờ Hương Xuyên Thánh Nữ là một phụ nhân đứng tuổi, mà sao ngươi ngó y đến thộn mặt ra, muốn chuyển mục quang ra chỗ khác cũng không được nữa?
Nàng nói câu này bằng một giọng chua chát, thanh âm cũng biến thành lạnh nhạt, Triệu Tử Nguyên hoang mang :
- Tại hạ... tại hạ...
Yến Lăng Thanh tức giận hỏi :
- Ngươi làm sao? Hồn vía ngươi bị Thánh Nữ thu hết rồi phải không?
Thậm chí ngươi nói không ra lời. Hừ! Bọn đàn ông các ngươi hễ thấy đàn bà xinh đẹp là như ngây như dại, tưởng chừng mạng sống của mình cũng coi là thường.
Triệu Tử Nguyên trong lúc nhất thời chưa tìm ra được lời giải thích, chỉ gượng cười chứ không nói gì.
Yến Lăng Thanh xoay mình ngó ra chỗ khác, không lý gì đến chàng nữa.
Hồi lâu Triệu Tử Nguyên ngập ngừng hỏi :
- Làm sao cô nương phải tức giận? Thực ra dong mạo cô so với Thánh Nữ cũng chẳng kém gì. có điều kẻ gầy người mập hơn nhau một chút, còn thì mỗi người một vẻ, xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Yên Lăng Thanh đổi giận làm vui đáp :
- Ai mà nghe được cái miệng trơn như bôi mỡ của ngươi?
Thực ra lòng nàng rất cao hứng. Tay mân mê tà áo, hai má ửng hồng. Triệu Tử Nguyên ngấm ngầm lấy làm kỳ. Hiện giờ Yên Lăng Thanh lộ cái thẹn thùng của người nhi nữ, bao nhiêu tính khí quật cường lấn át kẻ khác đều biến mất hết.
Nàng sực nhớ tới điều gì liền hỏi :
- Này! Ngươi có phát giác ra điều gì khả nghi không?
Triệu Tử Nguyên sửng sốt hỏi lại :
- Phải chăng cô muốn nói chuyện liên quan đến Hương Xuyên Thánh Nữ?
Yên Lăng Thanh Khẽ đáp :
- Đúng thế! Cỗ xe ngựa của Hương Xuyên Thánh Nữ giống hệt cỗ xe của căn nhà xanh ở Thủy Bạc mà lão tàn phế ngồi đó. Cả kích thước hai xe cũng đúng như nhau, lại dường như do tay một người thợ làm ra. Chẳng lẽ ngươi không thấy chỗ khả nghi đó ư?
Triệu Tử Nguyên toan trả lời thì lúc này Hương Xuyên Thánh Nữ đã bước tới trước mặt Yên Định Viễn, bà khép nép thi lễ và cất giọng rất ngọt ngào :
- Nếu các hạ không phản đối thì xin mời các hạ rời gót đến khu rừng rậm phía sau thạch đình, tiện thiếp có điều muốn mật đàm với các hạ...
Yên Định Viễn trong dạ hồ nghi, lão làm việc gì cũng tính toán cẩn thận chứ không cẩu thả. Đột nhiên Hương Xuyên Thánh Nữ mời lão đến chỗ vắng mật đàm, lão không nghĩ ra nàng có dụng ý gì nên ngần ngại hồi lâu không trả lời được.
Gã dong xe là Mã Tranh lớn tiếng :
- Tệ chủ nhân chưa từng ra ngoài xe tương kiến với ai, bữa nay ngài phá lệ với các hạ. Chẳng lẽ các hạ lại cự tuyệt lời mời của ngài ư?
Yên Định Viễn lại cười nhạt. Thái độ của lão vẫn lạnh lẽo thâm trầm.
Quần hào thấy Yên Định Viễn giữ được công phu trấn tĩnh, không để ngoại vật làm dao động, nên trong lòng đều kính phục lão vô cùng. Ai cũng tự biết nếu dịch địa vị mình ở vào tình trạng này thì không trầm tĩnh được đến thế. Đây cũng là một điểm Yên Định Viễn tỏ ra hơn người.
Hương Xuyên Thánh Nữ mỉm cười nói :
- Chắc Yên bảo chúa sợ tiện thiếp đã bày cạm bẫy trong rừng rậm. Nếu các hạ có điều úy kỵ thì tiện thiếp cũng không miễn cưỡng đẩy các hạ vào con đường khó xử.
Yên Định Viễn không chịu nổi lời nói khích, liền cười nửa miệng đáp :
- Thánh Nữ đã nói vậy, lão phu đành theo gót Thánh Nữ vào rừng một phen để nghe lời dạy bảo cũng không sao.
Hương Xuyên Thánh Nữ cất bước tiến về phía trước. Yên Định Viễn theo sau, chỉ trong khoảnh khắc, hai người đã mất hút vào trong khu rừng rậm.
Triệu Tử Nguyên cảm thấy một mối xúc động rất cổ quái. Chàng nhìn Yên Lăng Thanh nói :
- Cô nương hãy chờ một chút. Tại hạ muốn đi theo coi một chút rồi trở về ngay.
Yên Lăng Thanh chưa kịp hỏi vì duyên cớ gì thì Triệu Tử Nguyên đã rảo bước đi luôn.
Trên đường đột nhiên bóng người vọt ra. Nhâm Hắc Quỳ và Lục Xuyên Bình đã ngăn chận lối đi của Triệu Tử Nguyên. Lục Xuyên Bình cất tiếng lạnh lùng :
- Ngươi định làm gì thế?
Triệu Tử Nguyên đáp :
- Tại hạ muốn theo họ vào rừng coi. Sao hai vị lại cản đường?
Nhâm Hắc Quỳ lạnh lùng :
- Ngươi nói vậy để gạt con nít thì được, còn bọn ta đây là những tay lão luyện giang hồ thì đừng giở trò.
Hắn chưa dứt lời, Đào Hoa Nương Tử đứng bên xen vào :
- Cứ để cho gã đi.
Nhâm Hắc Quỳ ngạc nhiên :
- Đào Hoa Nương Tử, Nương Tử nói giỡn chăng? Thằng nhỏ này...
Đào Hoa Nương Tử mặt lạnh như sương, ngắt lời :
- Thằng nhỏ này muốn đi đâu cứ để gã tùy tiện. Nhâm đương gia, Lục bang chủ, hai vị lấy lý do gì để ngăn cản gã?
Nhâm Hắc Quỳ và Lục Xuyên Bình không ngờ Đào Hoa Nương Tử lại o bế một gã thiếu niên lạ mặt. Hai người đứng thộn mặt ra. Cả Triệu Tử Nguyên cũng ngạc nhiên. Sau một lúc, Nhâm Hắc Quỳ nổi lên tràng cười rộ đáp :
- Đào Hoa Nương Tử nói phải lắm, chúng ta chẳng có lý do gì để ngăn cản gã tiểu tử này...
Hắn nói tới đây, đột nhiên vung tay điểm tới. Một dây chỉ phong tập kích Triệu Tử Nguyên. Hai người đứng gần nhau mà Nhâm Hắc Quỳ nhằm trúng huyệt đạo không trật mảy may.
Triệu Tử Nguyên thấy Nhâm Hắc Quy vẻ mặt ra chiều bất thiện lại tập kích một cách đột ngột, chàng vội cúi mình xuống, hai chân chàng giao nhau chuyển động điểm trên không mấy cái.
Bộ pháp chàng coi như nước chảy mây trôi. Vị trí cùng đúng thời gian đều bước rất đúng. Thân pháp của chàng lúc này bất giác đi vào “Thái Ất Mê Tung Bộ” mà văn sĩ trung niên đã truyền thụ cho.
Nhâm Hắc Quỳ điểm vào quãng không, hắn biến sắc nói :
- Hay lắm! Hay lắm! Nhậm mỗ coi lầm ngươi mất rồi.
Đào Hoa Nương Tử lướt người về phía trước trầm giọng hỏi :
- Ta đã bảo để gã đi, phải chăng Nhâm đương gia muốn coi chiêu thức “Long Trì Phiêu Hoa” của Ngũ Hoa Động?
Nhâm Hắc Quỳ ngẫm nghĩ một chút rồi cùng Lục Xuyên Bình lạng người tránh sang bên để nhường lối. Nhâm Hắc Quỳ vẻ mặt âm trầm nói :
- Sở dĩ Nhâm mỗ nhường lối là vì vụ này không liên quan gì đến mình. Đào Hoa Nương Tử, Nương Tử nhìn nhận cho rõ, đừng tưởng bọn tại hạ sợ chiêu “Long Trì Phiêu Hoa” của Ngũ Hoa Động mà phải nhượng bộ...
Triệu Tử Nguyên không chờ hắn nói hết lời đã tung mình vọt vào rừng rậm.
Chàng vừa vào rừng đã nghe tiếng cỏ lay động, rồi tiếng người nói chuyện vọng lại. Chàng nghe Yên Định Viễn nói :
-... Thánh Nữ đừng quanh co nữa, bây giờ chúng ta bàn thẳng vào việc chính...
Triệu Tử Nguyên cảnh giác, vội dừng chân lại lắng tai nghe thì thấy Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Dĩ nhiên là bàn việc chính. Tiệp thiếp mời các hạ tới đây chẳng phải để nói chuyện bâng quơ.
Thánh Nữ dừng lại một chút rồi tiếp :
- Vừa rồi ở trên đường các hạ đã bức bách tiện thiếp phải giơ thanh “Kim Nhật đoạn kiếm” ra trước mặt mọi người. Vậy các hạ có dụng ý gì?
Yên Định Viễn đáp :
- Thánh Nữ hãy nói chuyện có liên quan đến thanh đoạn kiếm đi!
Hương Xuyên Thánh Nữ nói :
- Ngoài “Kim Nhật kiếm” còn “Hàn Nguyệt kiếm” và “Phiên Tinh kiếm” là ba thanh kiếm gãy. Hai chục năm trước đây, cả ba thanh kiếm này cùng bị một tay cao thủ tuyệt đỉnh ở gần Thúy Hồ vận nội lực bẻ gãy kiếm. Tiện thiếp nói vậy có đúng không?
Yên Định Viễn trầm giọng đáp :
- Thánh Nữ nói tiếp đi!
Hương Xuyên Thánh Nữ nói :
- Người đó kiếm thuật cao thâm, độc bộ thiên hạ. Nhưng đêm hôm ấy bị ba tay cao thủ cái thế hiệp lực vây công. Sau khi trao đổi ngàn chiêu, hắn dần dần lâm vào tình trạng không chống nổi...
Yên Định Viễn chau mày cãi :
- Chỉ có hai tay cao thủ cái thế chứ không phải ba.
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Tiện thiếp không nói trật. Đêm hôm ấy quả có ba người tham dự vào cuộc này. Ngoài Yên bảo chúa và Võ Khiếu Thu còn một tay cao thủ thần bí liên thủ với hai vị. Rất có thể người thần bí kia có bản lãnh cao thâm hơn hết trong ba người này.
Nàng nói câu này khiến cho Yên Định Viễn, con người lão luyện giang hồ, phi thường trấn tĩnh, đột nhiên phải biến sắc. Hồi lâu lão không nói lên lời.
Hương Xuyên Thánh Nữ nói tiếp :
- Số đông trong võ lâm chỉ biết các hạ cùng Võ Khiếu Thu liên thủ trừ diệt địch nhân mà không biết tới tay cao thủ thần bí kia đã tham dự vào cuộc đó. Cũng có thể các hạ cùng Võ Khiếu Thu cố ý phao ngôn vì có chỗ dụng ý, song đến nay tiện thiếp vẫn chưa điều tra ra điểm này.
Yên Định Viễn nở nụ cười âm thầm đáp :
- Thánh nữ biết nhiều đấy. Ha ha...
Lão vừa cười vừa phóng hai tay một cách đột ngột nhằm quét vào cổ tay Hương Xuyên Thánh Nữ.
Hương Xuyên Thánh Nữ không kịp né tránh, huyệt mạch nàng bị mười đầu ngón tay của Yên Định Viễn nắm giữ. Hương Xuyên Thánh Nữ tuyệt không lộ vẻ sợ hãi chút nào, nàng nói :
- Người kia bị ba tay cao thủ vây đánh, hắn sử dụng ba thanh kiếm và lúc lâm tử đã vận nội lực bẻ gãy hết. Sau vụ này ba thanh kiếm gãy không hiểu ra sao?
Yên Định Viễn hỏi :
- Thánh Nữ nhắc tới chuyện kiếm gãy. Phải chăng đã biết những chuyện bí mật về đoạn kiếm?
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Theo chỗ tiện thiếp biết thì ba thanh kiếm gãy kia có ẩn ấu một chuyện bí mật kinh thế hãi tục. Yên bảo chúa hết sức thu góp ba thanh kiếm gãy thì chắc còn hiểu vụ này hơn tiện thiếp nhiều.
Yên Định Viễn trầm giọng nói :
- Thánh Nữ chưa nói đến tên họ người kia.
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Người kia là ai. Tiện thiếp tưởng không nên nói ra.
Triệu Tử Nguyên ẩn trong bóng tối dần dần tìm ra manh mối, chàng nghĩ bụng :
- “Người mà bọn họ nói đây là Tạ Kim Ấn... phải chăng là Tạ Kim Ấn?”
Giữa lúc Triệu Tử Nguyên sóng lòng dào dạt thì một bóng người áo trắng cao lớn đã lướt tới phía sau chàng không một tiếng động.
Nữ tỳ cung trang quát lên một tiếng, chưởng lực ào ạt xô tới như nước thủy triều. Ả đánh một đòn rất nặng.
Yên Định Viễn phóng chưởng bên trái ra một cách hời hợt. Những người bàng quang chưa nhìn rõ lão dùng thủ pháp gì bức bách ả nữ tỳ phải lùi lại năm bước.
Mới trong chớp mắt, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Nữ tỳ phải bỏ thế công vì phát chưởng của Yên Định Viễn chấn động làm cho cánh tay thị tê chồn, không thể nào tiếp tục tấn công mãnh liệt được nữa.
Yên Định Viễn không thừa cơ truy kích. Lão thu chưởng về, trầm giọng hỏi :
- Cô nương ra tay giống hệt như gia tổ của nhà Lam Yên tại Yến cung. Xin hỏi cô nương có phải là thị tỳ ở Yến cung không?
Lão vừa hỏi câu này khiến mọi người trong trường đều hồi hộp. Nguyên Yến Cung song hậu cùng Linh Võ tứ tước và Ma Vân Thủ được người ta đồn đại là những nhân vật thâm niên trong võ lâm từ mấy chục năm nay. Yến cung cũng như Thủy Bạc là hai nơi cấm địa rất thần bí trong võ lâm. Hai địa phương này chẳng những không ai biết nó ở đâu mà cả mấy vị dị nhân giống thần tiên dường như cũng chưa từng xuất hiện trên chốn giang hồ. Vì thế mà bọn Nhâm Hắc Quỳ chưa được nhìn rõ chân tướng họ. Hiện giờ đột nhiên có một thị nữ ở Yến cung xuất hiện trước mặt quần hào, làm gì chẳng khiến cho mọi người hồi hộp trong lòng. Dù đây chỉ là lời Yên Định Viễn phỏng đoán.
Triệu Tử Nguyên nghĩ thầm :
- “Quả đúng như lời Yên Định Viễn, ả tỳ nữ cung trang này xuất thân từ Yến cung thì chủ nhân của thị là Hương Xuyên Thánh Nữ cũng nhất định có mối liên quan với Yến cung, không chừng Thánh Nữ còn là một trong Yến Cung song hậu. Vừa rồi ta hốt hoảng nhìn Thánh Nữ hao hao giống mẫu thân thì ra mình mắt hoa nhận lầm. Mẫu thân ta không phải là người Yến cung. Điềm này chắc chắn lắm, còn nghi ngờ gì nữa.”
Nữ tỳ cung trang mỉm cười hỏi lại :
- Tùy ý các hạ muốn đoán thế nào thì đoán. Các hạ còn muốn động thủ nữa không?
Yên Định Viễn ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp :
- Dù Yến Cung song hậu đích thân đến đây, lão phu cũng mong được lãnh giáo tuyệt nghệ của các vị. Tiểu cô nương, chưởng pháp của cô tuy tinh thâm thật nhưng hỏa hầu chưa đủ, không thể địch nổi lão phu. Nếu trong mình cô có khí giới thì lấy ra mà sử dụng. Bằng không chỉ vài chiêu là cô chẳng chết cũng bị thương về tay lão phu.
Nữ tỳ cung trang hắng đặng một tiếng rồi nói :
- Ai không biết Yên đại Bảo chúa sở trường về kiếm thuật. Sau Tạ Kim Ấn, các hạ là kiếm thuật gia đệ nhất trong võ lâm. Tiểu nữ mà rút kiếm ra là các hạ có thể đường hoàng dùng kiếm để ứng chiến. Phải vậy không?
Yên Định Viễn cười mát, không trả lời. Tiếng cười trầm trầm khiến người ta cảm thấy cao thâm khôn lường.
Tỳ nữ cung trang rút binh khí ra đánh “soạt” một tiếng. Đây là một đôi hộ thủ trường câu. Tay mặt thị tung câu ra lấp loáng, đâm tới rất mau lẹ. Cây câu tay phải phóng ra rồi, cây câu tay trái theo phương hướng trái ngược đâm tới đối phương. Câu pháp rất là kỳ bí, ẩn hiện vô thường khiến đối phương khó nỗi đề phòng.
Yên Định Viễn lùi lại mấy bước, xoay tay vận kình rung lên một cái.
“Choang” một tiếng vang dội! Một luồng bạch quang vọt ra. Lão đã cầm thanh trường kiếm trong tay. Ánh mặt trời chiếu vào thanh kiếm lóe ra trăm ngàn đạo hào quang. Yên Định Viễn dùng kiếm khí hộ thân, không cần để ý đến tỳ nữ phóng câu công kích. Lão phản công tới tấp khiến cho tỳ nữ cung trang sợ tái mặt.
Thị bị kiếm khí của đối phương áp chế phải lùi hoài.
Đột nhiên trong xe có thanh âm nữ nhân rất lọt tai vang lên :
- Lê Hinh, ngươi không chống nổi kiếm pháp của Yên Định Viễn đâu. Hãy lùi lại mau.
Nữ tỳ cung trang dạ một tiếng, toan thu câu nhảy ra ngoài vòng chiến, nhưng bị kiếm chiêu của Yên Định Viễn vây kín không chịu buông tha, khiến thị sợ toát mồ hôi trán nhỏ giọt.
Yên Định Viễn lên giọng the thé :
- Chậm quá rồi, lão phu phải chém chết ngươi xong sẽ bức bách chủ nhân ngươi phải chường mặt ra.
Cặp mắt cú vọ của lão nổi sát khí rùng rợn. Quần hào thấy thế ai cũng hít một hơi khí lạnh, đều cho Yên Định Viễn có ý giết chết tỳ nữ ngay đương trường.
Yên Định Viễn phóng kiếm ráo riết, kiếm khí giàn giụa khắp nơi. Tỳ nữ cung trang chống đỡ cực kỳ vất vả.
Ả tỳ nữ lâm vào tình trạng không chống đỡ được nữa. Chỉ trong vòng ba chiêu tất thị phải đắm ngọc chìm hương dưới lưỡi kiếm của Yên Định Viễn.
Giữa lúc ấy, bỗng có tiếng quát :
- Thu kiếm về.
Một bóng người như mầu hoa đào thấp thoáng. Mọi người nhìn lại thì bóng người này chính là Đào Hoa Nương Tử. Một bông hoa đào từ tay áo mụ bay vọt ra.
Lưu đảo chúa buột miệng hô :
- “Long Trì Phiêu Hoa”. “Long Trì Phiêu Hoa”.
Bông hoa đào từ từ bay lên không nhảy múa hồi lâu không rớt xuống. Vèo một cái, Yên Định Viễn đã dùng kiếm chém hoa đào làm hai nửa.
Tỳ nữ cung trang nhân cơ hội này, thu câu về nhảy lên xe.
Yên Định Viễn cất tiếng lạnh lùng hỏi :
- Đào Hoa Nương Tử, Nương Tử không muốn sống nữa hay sao?
Đào Hoa Nương Tử mỉm cười đáp :
- Con người ai chẳng có lòng thương hương tiếc ngọc. Sao Yên quan nhân lại nỡ hạ độc thủ với đàn bà con gái? Tiện thiếp cùng vị tiểu cô nương kia cùng là thân phận nữ nhi nên phải ra tay viện trợ, Yên bảo chúa thử nghĩ coi làm vậy có phải không?
Yên Định Viễn đáp :
- Phải lắm! Phải lắm! Lão phu khám phá ra cô nương đây là dòng dõi người thị tỳ của Yến cung mà Đào Hoa Nương Tử mượn cơ hội này để vành mạnh với người trong Yến cung. Ha ha! Cử động a dua đó còn ai bảo là không phải được?
Lão nói tới đây, đột nhiên xịu mặt xuống rồi đổi thành giọng lạnh như băng nói tiếp :
- Có điều đáng tiếc là Nương Tử chiêu đãi Yến cung thì đắc tội với Thái Chiêu bảo. Bây giờ Nương Tử chuẩn bị gánh lấy hậu quả.
Đào Hoa Nương Tử cười lạt, không nói gì.
Thanh âm trong trẻo rất lọt tai ở trên xe lại vọng lên :
- Giữa tiện thiếp và Yên bảo chúa có thù hằn gì mà Bảo chúa chẳng những định ngăn cản cỗ xe, lại còn muốn hạ sát cả tên nữ tỳ của tiện thiếp nữa?
Yên Định Viễn lạnh lùng đáp :
- Lão phu không nói chuyện với người cách nhau một bức màn. Thánh Nữ muốn chất vấn với lão phu điều gì sao không ra ngoài này?
Hương Xuyên Thánh Nữ thở dài hỏi lại :
- Tiện thiếp không ra không được hay sao?
Yên Định Viễn đáp :
- Xem chừng bữa nay đành phải khuất tất Thánh Nữ một chút.
Hương Xuyên Thánh Nữ thở dài nói :
- Thế cũng được. Có điều các hạ đã cố chấp như vậy thì rồi đây có hối hận cũng không kịp nữa.
Tên phu xe từ từ vén một góc rèm lên.
Mọi người nín thở hồi lâu mà thủy chung vẫn không thấy Hương Xuyên Thánh Nữ ra ngoài xe. Yên Định Viễn tức giận hỏi :
- Phải chăng Thánh Nữ muốn chọc giận lão phu?
Hương Xuyên Thánh Nữ ngồi trong xe đáp :
- Xin các hạ hãy coi vật này rồi hãy nổi giận.
Thánh Nữ dứt lời, từ từ đưa thanh trường kiếm ra ngoài rèm.
Ả nữ tỳ cung trang đón lấy thanh kiếm vung lên một cái. Lập tức những điểm kiếm quang vọt ra, ánh sáng mặt trời chiếu vào biến thành rực rỡ. Những luồng hàn khí làm cho người ta lạnh buốt thấu xương.
Quần hào thấy thế, trầm trồ khen ngợi :
- Thật là một thanh bảo kiếm!
Lúc nhìn kỹ lại thì thanh kiếm đó đã mất một nửa, tựa hồ bị người dùng nội lực bẻ gẫy. Chỗ kiếm gãy bằng bặn và nhẵn nhụi như lưỡi đao sắt chặt vào.
Yên Định Viễn biến sắc. Lão chú ý nhìn thanh kiếm gãy thấy chuôi kiếm có khắc chữ “Triệu” và khảm một vòng tròn như hình mặt trời.
Triệu Tử Nguyên sinh lòng ngờ vực nhìn Yến Lăng Thanh hỏi :
- “Kim Nhật đoạn kiếm”. Thanh “Kim Nhật đoạn kiếm” này có phải bữa trước treo ở phòng cô nương không?
Yến Lăng Thanh đáp :
- Đúng rồi! Còn tại sao nó lọt vào trong tay Hương Xuyên Thánh Nữ thì ta cũng không hiểu rõ.
Bỗng nghe Hương Xuyên Thánh Nữ ngồi trong xe hỏi :
- Tiện thiếp nghe nói Yên bảo chúa đã được hai thanh kiếm gãy trong đó có thanh “Kim Nhật kiếm” của nhà họ Triệu, chẳng hiểu có đúng không?
Yên Định Viễn trầm giọng đáp :
- Đúng rồi, lão phu có thanh “Kim Nhật đoạn kiếm” giống hệt thanh kiếm cụt của Thánh Nữ vậy. Vậy Thánh Nữ giải thích cho nghe.
Hương Xuyên Thánh Nữ cất giọng :
- Giản dị lắm, trong hai thanh tất có một thanh là giả.
Yên Định Viễn hỏi :
- Theo ý Thánh Nữ thì thanh Kim Nhật của lão phu là giả hay sao?
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Thanh kiếm của tiện thiếp là của thật thì dĩ nhiên thanh kiếm của các hạ là giả, không còn nghi ngờ gì nữa.
Yên Định Viễn cười lạt nói :
- Thánh Nữ nói giỡn rồi, lão phu đâu có thể tin được lời nói hàm hồ của Thánh Nữ.
Quần hào thấy Yên Định Viễn và Hương Xuyên Thánh Nữ tranh chấp nhau về thanh kiếm gãy vô giá trị đều lấy làm kỳ mà chẳng hiểu ra làm sao.
Hương Xuyên Thánh Nữ lại nói :
- Để tiện thiếp đọc một bài thơ cho các hạ nghe.
Yên Định Viễn ngạc nhiên hỏi :
- Thơ gì?
Hương Xuyên thánh nữ khẽ ngâm :
- “Gió thu lạnh buốt thổi qua sông, Kiếm gẫy hồ xanh...”
Câu thứ hai thánh nữ đọc một nửa rồi dừng lại.
Yên Định Viễn không nhịn được đọc tiếp :
- “Kiếm gãy hồ xanh sóng chập trùng.”
Đột nhiên lão biến sắc, dằn từng tiếng :
- Nếu quả Thánh Nữ có liên quan với người kia thì mối hoài nghi trong lòng lão phu quả đã không sai.
Hương Xuyên Thánh Nữ hỏi :
- Các hạ hoài nghi điều gì? Tiện thiếp có liên quan với ai?
Yên Định Viễn trầm ngâm một chút rồi đáp :
- Lão phu còn đang ngẫm nghĩ, chẳng hiểu có nên nói ra hay không.
Hương Xuyên Thánh Nữ nói :
- Các hạ đừng nói nữa, để tiện thiếp đoán coi.
Bất thình lình trong cỗ xe bỗng có bóng vàng thấp thoáng. Một bóng người mặc áo vàng, lối ba mươi tuổi, mặc ngọc môi son, da dẻ mịn màng, phong độ rất cao sang khiến người ta nghi là Hằng Nga giáng thế.
Bao nhiêu tay cao thủ trong trường vừa ngó thấy người này đã điên đảo tâm hồn.
Đào Hoa Nương Tử thở dài nói :
- Thánh Nữ là một giai nhân tuyệt sắc. Đến tiểu phụ cũng mê mẩn tâm thần, chứ đừng nói những gã trai tơ...
Hương Xuyên Thánh Nữ cười khanh khách đáp :
- Vừa rồi nhờ đại thư giải vây cho Lê Hinh, tiện thiếp chưa kịp cảm tạ.
Thánh Nữ nói xong, gót sen thoăn thoắt tiến về phía Yên Định Viễn. Từ cái chau mày đến cất tay nhấc chân của nàng đều nhẹ nhàng thanh nhã, điệu bộ rất ngoạn mục.
Triệu Tử Nguyên không bỏ sót một cử động nào của Hương Xuyên Thánh Nữ từ lúc bà ta trên xe bước xuống. Dĩ nhiên chàng nhìn thấy nhãn quang của mọi người đều ra chiều khác lạ. Nhưng ý niệm trong lòng chàng nổi lên như sóng cồn. Chàng định thần lẩm bẩm :
- Lạ thiệt! Ta càng nhìn kỹ mặt mũi Thánh Nữ càng thấy y giống hệt mẫu thân. Có điều y còn kém mẫu thân bảy, tám tuổi. Sau này khi ta gặp mẫu thân phải hỏi cho biết rõ tại sao người lại giống Hương Xuyên Thánh Nữ như đúc?
Chàng còn đang ngẫm nghĩ thì Yến Lăng Thanh đứng lên kéo áo chàng hỏi :
- Không ngờ Hương Xuyên Thánh Nữ là một phụ nhân đứng tuổi, mà sao ngươi ngó y đến thộn mặt ra, muốn chuyển mục quang ra chỗ khác cũng không được nữa?
Nàng nói câu này bằng một giọng chua chát, thanh âm cũng biến thành lạnh nhạt, Triệu Tử Nguyên hoang mang :
- Tại hạ... tại hạ...
Yến Lăng Thanh tức giận hỏi :
- Ngươi làm sao? Hồn vía ngươi bị Thánh Nữ thu hết rồi phải không?
Thậm chí ngươi nói không ra lời. Hừ! Bọn đàn ông các ngươi hễ thấy đàn bà xinh đẹp là như ngây như dại, tưởng chừng mạng sống của mình cũng coi là thường.
Triệu Tử Nguyên trong lúc nhất thời chưa tìm ra được lời giải thích, chỉ gượng cười chứ không nói gì.
Yến Lăng Thanh xoay mình ngó ra chỗ khác, không lý gì đến chàng nữa.
Hồi lâu Triệu Tử Nguyên ngập ngừng hỏi :
- Làm sao cô nương phải tức giận? Thực ra dong mạo cô so với Thánh Nữ cũng chẳng kém gì. có điều kẻ gầy người mập hơn nhau một chút, còn thì mỗi người một vẻ, xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Yên Lăng Thanh đổi giận làm vui đáp :
- Ai mà nghe được cái miệng trơn như bôi mỡ của ngươi?
Thực ra lòng nàng rất cao hứng. Tay mân mê tà áo, hai má ửng hồng. Triệu Tử Nguyên ngấm ngầm lấy làm kỳ. Hiện giờ Yên Lăng Thanh lộ cái thẹn thùng của người nhi nữ, bao nhiêu tính khí quật cường lấn át kẻ khác đều biến mất hết.
Nàng sực nhớ tới điều gì liền hỏi :
- Này! Ngươi có phát giác ra điều gì khả nghi không?
Triệu Tử Nguyên sửng sốt hỏi lại :
- Phải chăng cô muốn nói chuyện liên quan đến Hương Xuyên Thánh Nữ?
Yên Lăng Thanh Khẽ đáp :
- Đúng thế! Cỗ xe ngựa của Hương Xuyên Thánh Nữ giống hệt cỗ xe của căn nhà xanh ở Thủy Bạc mà lão tàn phế ngồi đó. Cả kích thước hai xe cũng đúng như nhau, lại dường như do tay một người thợ làm ra. Chẳng lẽ ngươi không thấy chỗ khả nghi đó ư?
Triệu Tử Nguyên toan trả lời thì lúc này Hương Xuyên Thánh Nữ đã bước tới trước mặt Yên Định Viễn, bà khép nép thi lễ và cất giọng rất ngọt ngào :
- Nếu các hạ không phản đối thì xin mời các hạ rời gót đến khu rừng rậm phía sau thạch đình, tiện thiếp có điều muốn mật đàm với các hạ...
Yên Định Viễn trong dạ hồ nghi, lão làm việc gì cũng tính toán cẩn thận chứ không cẩu thả. Đột nhiên Hương Xuyên Thánh Nữ mời lão đến chỗ vắng mật đàm, lão không nghĩ ra nàng có dụng ý gì nên ngần ngại hồi lâu không trả lời được.
Gã dong xe là Mã Tranh lớn tiếng :
- Tệ chủ nhân chưa từng ra ngoài xe tương kiến với ai, bữa nay ngài phá lệ với các hạ. Chẳng lẽ các hạ lại cự tuyệt lời mời của ngài ư?
Yên Định Viễn lại cười nhạt. Thái độ của lão vẫn lạnh lẽo thâm trầm.
Quần hào thấy Yên Định Viễn giữ được công phu trấn tĩnh, không để ngoại vật làm dao động, nên trong lòng đều kính phục lão vô cùng. Ai cũng tự biết nếu dịch địa vị mình ở vào tình trạng này thì không trầm tĩnh được đến thế. Đây cũng là một điểm Yên Định Viễn tỏ ra hơn người.
Hương Xuyên Thánh Nữ mỉm cười nói :
- Chắc Yên bảo chúa sợ tiện thiếp đã bày cạm bẫy trong rừng rậm. Nếu các hạ có điều úy kỵ thì tiện thiếp cũng không miễn cưỡng đẩy các hạ vào con đường khó xử.
Yên Định Viễn không chịu nổi lời nói khích, liền cười nửa miệng đáp :
- Thánh Nữ đã nói vậy, lão phu đành theo gót Thánh Nữ vào rừng một phen để nghe lời dạy bảo cũng không sao.
Hương Xuyên Thánh Nữ cất bước tiến về phía trước. Yên Định Viễn theo sau, chỉ trong khoảnh khắc, hai người đã mất hút vào trong khu rừng rậm.
Triệu Tử Nguyên cảm thấy một mối xúc động rất cổ quái. Chàng nhìn Yên Lăng Thanh nói :
- Cô nương hãy chờ một chút. Tại hạ muốn đi theo coi một chút rồi trở về ngay.
Yên Lăng Thanh chưa kịp hỏi vì duyên cớ gì thì Triệu Tử Nguyên đã rảo bước đi luôn.
Trên đường đột nhiên bóng người vọt ra. Nhâm Hắc Quỳ và Lục Xuyên Bình đã ngăn chận lối đi của Triệu Tử Nguyên. Lục Xuyên Bình cất tiếng lạnh lùng :
- Ngươi định làm gì thế?
Triệu Tử Nguyên đáp :
- Tại hạ muốn theo họ vào rừng coi. Sao hai vị lại cản đường?
Nhâm Hắc Quỳ lạnh lùng :
- Ngươi nói vậy để gạt con nít thì được, còn bọn ta đây là những tay lão luyện giang hồ thì đừng giở trò.
Hắn chưa dứt lời, Đào Hoa Nương Tử đứng bên xen vào :
- Cứ để cho gã đi.
Nhâm Hắc Quỳ ngạc nhiên :
- Đào Hoa Nương Tử, Nương Tử nói giỡn chăng? Thằng nhỏ này...
Đào Hoa Nương Tử mặt lạnh như sương, ngắt lời :
- Thằng nhỏ này muốn đi đâu cứ để gã tùy tiện. Nhâm đương gia, Lục bang chủ, hai vị lấy lý do gì để ngăn cản gã?
Nhâm Hắc Quỳ và Lục Xuyên Bình không ngờ Đào Hoa Nương Tử lại o bế một gã thiếu niên lạ mặt. Hai người đứng thộn mặt ra. Cả Triệu Tử Nguyên cũng ngạc nhiên. Sau một lúc, Nhâm Hắc Quỳ nổi lên tràng cười rộ đáp :
- Đào Hoa Nương Tử nói phải lắm, chúng ta chẳng có lý do gì để ngăn cản gã tiểu tử này...
Hắn nói tới đây, đột nhiên vung tay điểm tới. Một dây chỉ phong tập kích Triệu Tử Nguyên. Hai người đứng gần nhau mà Nhâm Hắc Quỳ nhằm trúng huyệt đạo không trật mảy may.
Triệu Tử Nguyên thấy Nhâm Hắc Quy vẻ mặt ra chiều bất thiện lại tập kích một cách đột ngột, chàng vội cúi mình xuống, hai chân chàng giao nhau chuyển động điểm trên không mấy cái.
Bộ pháp chàng coi như nước chảy mây trôi. Vị trí cùng đúng thời gian đều bước rất đúng. Thân pháp của chàng lúc này bất giác đi vào “Thái Ất Mê Tung Bộ” mà văn sĩ trung niên đã truyền thụ cho.
Nhâm Hắc Quỳ điểm vào quãng không, hắn biến sắc nói :
- Hay lắm! Hay lắm! Nhậm mỗ coi lầm ngươi mất rồi.
Đào Hoa Nương Tử lướt người về phía trước trầm giọng hỏi :
- Ta đã bảo để gã đi, phải chăng Nhâm đương gia muốn coi chiêu thức “Long Trì Phiêu Hoa” của Ngũ Hoa Động?
Nhâm Hắc Quỳ ngẫm nghĩ một chút rồi cùng Lục Xuyên Bình lạng người tránh sang bên để nhường lối. Nhâm Hắc Quỳ vẻ mặt âm trầm nói :
- Sở dĩ Nhâm mỗ nhường lối là vì vụ này không liên quan gì đến mình. Đào Hoa Nương Tử, Nương Tử nhìn nhận cho rõ, đừng tưởng bọn tại hạ sợ chiêu “Long Trì Phiêu Hoa” của Ngũ Hoa Động mà phải nhượng bộ...
Triệu Tử Nguyên không chờ hắn nói hết lời đã tung mình vọt vào rừng rậm.
Chàng vừa vào rừng đã nghe tiếng cỏ lay động, rồi tiếng người nói chuyện vọng lại. Chàng nghe Yên Định Viễn nói :
-... Thánh Nữ đừng quanh co nữa, bây giờ chúng ta bàn thẳng vào việc chính...
Triệu Tử Nguyên cảnh giác, vội dừng chân lại lắng tai nghe thì thấy Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Dĩ nhiên là bàn việc chính. Tiệp thiếp mời các hạ tới đây chẳng phải để nói chuyện bâng quơ.
Thánh Nữ dừng lại một chút rồi tiếp :
- Vừa rồi ở trên đường các hạ đã bức bách tiện thiếp phải giơ thanh “Kim Nhật đoạn kiếm” ra trước mặt mọi người. Vậy các hạ có dụng ý gì?
Yên Định Viễn đáp :
- Thánh Nữ hãy nói chuyện có liên quan đến thanh đoạn kiếm đi!
Hương Xuyên Thánh Nữ nói :
- Ngoài “Kim Nhật kiếm” còn “Hàn Nguyệt kiếm” và “Phiên Tinh kiếm” là ba thanh kiếm gãy. Hai chục năm trước đây, cả ba thanh kiếm này cùng bị một tay cao thủ tuyệt đỉnh ở gần Thúy Hồ vận nội lực bẻ gãy kiếm. Tiện thiếp nói vậy có đúng không?
Yên Định Viễn trầm giọng đáp :
- Thánh Nữ nói tiếp đi!
Hương Xuyên Thánh Nữ nói :
- Người đó kiếm thuật cao thâm, độc bộ thiên hạ. Nhưng đêm hôm ấy bị ba tay cao thủ cái thế hiệp lực vây công. Sau khi trao đổi ngàn chiêu, hắn dần dần lâm vào tình trạng không chống nổi...
Yên Định Viễn chau mày cãi :
- Chỉ có hai tay cao thủ cái thế chứ không phải ba.
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Tiện thiếp không nói trật. Đêm hôm ấy quả có ba người tham dự vào cuộc này. Ngoài Yên bảo chúa và Võ Khiếu Thu còn một tay cao thủ thần bí liên thủ với hai vị. Rất có thể người thần bí kia có bản lãnh cao thâm hơn hết trong ba người này.
Nàng nói câu này khiến cho Yên Định Viễn, con người lão luyện giang hồ, phi thường trấn tĩnh, đột nhiên phải biến sắc. Hồi lâu lão không nói lên lời.
Hương Xuyên Thánh Nữ nói tiếp :
- Số đông trong võ lâm chỉ biết các hạ cùng Võ Khiếu Thu liên thủ trừ diệt địch nhân mà không biết tới tay cao thủ thần bí kia đã tham dự vào cuộc đó. Cũng có thể các hạ cùng Võ Khiếu Thu cố ý phao ngôn vì có chỗ dụng ý, song đến nay tiện thiếp vẫn chưa điều tra ra điểm này.
Yên Định Viễn nở nụ cười âm thầm đáp :
- Thánh nữ biết nhiều đấy. Ha ha...
Lão vừa cười vừa phóng hai tay một cách đột ngột nhằm quét vào cổ tay Hương Xuyên Thánh Nữ.
Hương Xuyên Thánh Nữ không kịp né tránh, huyệt mạch nàng bị mười đầu ngón tay của Yên Định Viễn nắm giữ. Hương Xuyên Thánh Nữ tuyệt không lộ vẻ sợ hãi chút nào, nàng nói :
- Người kia bị ba tay cao thủ vây đánh, hắn sử dụng ba thanh kiếm và lúc lâm tử đã vận nội lực bẻ gãy hết. Sau vụ này ba thanh kiếm gãy không hiểu ra sao?
Yên Định Viễn hỏi :
- Thánh Nữ nhắc tới chuyện kiếm gãy. Phải chăng đã biết những chuyện bí mật về đoạn kiếm?
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Theo chỗ tiện thiếp biết thì ba thanh kiếm gãy kia có ẩn ấu một chuyện bí mật kinh thế hãi tục. Yên bảo chúa hết sức thu góp ba thanh kiếm gãy thì chắc còn hiểu vụ này hơn tiện thiếp nhiều.
Yên Định Viễn trầm giọng nói :
- Thánh Nữ chưa nói đến tên họ người kia.
Hương Xuyên Thánh Nữ đáp :
- Người kia là ai. Tiện thiếp tưởng không nên nói ra.
Triệu Tử Nguyên ẩn trong bóng tối dần dần tìm ra manh mối, chàng nghĩ bụng :
- “Người mà bọn họ nói đây là Tạ Kim Ấn... phải chăng là Tạ Kim Ấn?”
Giữa lúc Triệu Tử Nguyên sóng lòng dào dạt thì một bóng người áo trắng cao lớn đã lướt tới phía sau chàng không một tiếng động.
Bình luận truyện