[Đồng Nhân Tấm Cám] Yếm Lụa
Chương 1-2
Mọi việc xảy ra với tôi, tưởng chừng rất hoang đường.
Bắt đầu từ ngày hôm ấy, khi cô giáo dạy văn cổ hủ và hắc ám của tôi gọi riêng tôi ở lại, ném ra trước mặt tôi bài kiểm tra văn học kì.
- Trần Ngọc Anh, em đang viết cái gì vậy?
- Thưa cô, là bài văn. - Tôi biết cô giáo đang tức giận, nhưng vẫn tỏ ra tỉnh bơ trả lời, mắt liếc qua thấy bài kiểm tra chi chít mực đỏ, còn có một con ngỗng to tướng.
- Em có phải là thủ khoa khối chuyên văn năm nay không đấy? Tại sao có thể viết ra thứ ngớ ngẩn này?
- Dạ phải. - Tôi ngẩng lên, tròn xoe mắt, gật đầu cái rụp rồi hồn nhiên nói. - Nhưng mà hôm thi vào lớp 10 đó, em may mắn trúng tủ, chỉ cần bê bài giảng mẫu vào, sửa qua loa chút. Ừm, mà cũng không biết nữa, ba em là người rất sĩ diện, có thể ông lén mua điểm cho em cũng không biết chừng... À mà cũng không phải, ba em làm to vậy, trường có xây mới hay không còn phải nhờ chữ kí của ông, chắc là nhà trường tự đưa em lên thủ khoa?
Nói rồi cầm bài kiểm tra lên, cười có phần ngớ ngẩn nói:
- Hì hì, viết những thứ này, mới thực sự là tâm huyết của em...
Cô giáo thở phì phò, vuốt ngực, lớn giọng nói:
- Được rồi, cô ra đề: “Đặt mình vào một nhân vật trong câu chuyện Tấm - Cám để kể lại chuyện”, em chọn nhân vật nhà vua cũng không có gì là sai. Nhưng, tại sao em có thể những viết những thứ xuyên tạc như vậy?
Nhà vua cũng yêu Cám, hoang đường nhất trong các thể loại hoang đường?...
Hoang đường sao? Có chuyện cổ tích nào lại không hoang đường?
Ừm, nhưng tôi chỉ hư cấu một chút thôi, chủ yếu là để quậy phá. Bài văn được hai điểm thế này, cô giáo thể nào cũng gọi điện cho cha tôi, càng than thở càng tốt. Để cho ông ta đang ôm ấp bồ trẻ cũng phải mất hứng.
Có vẻ cô giáo rất nể ông ấy mới gọi riêng tôi ra thế này. Sau cùng không nói được đứa học trò quậy phá mặt trơ trán bóng, cô dúi bài kiểm tra vào túi tôi.
- Về đọc kĩ những gì cô phê, viết lại đi, ngày mai sau giờ học mang đến cho cô.
Thật sao? Có thể viết lại? À không, mất công viết lại...
Tôi nhìn bộ mặt nhăn nhó của cô giáo, bỗng nhiên lại có chút không nỡ. Mặc dù bài giảng của cô có hơi rập khuôn và tẻ nhạt, nhưng cô vẫn chỉ là một người làm công ăn lương...
Tôi thu dọn sách vở đồ đạc, bỗng dưng cô giáo nhìn chằm chằm vào trong ba lô của tôi, nhíu mày nói:
- Lại nữa! - Cô chỉ vào đống tiểu thuyết ngôn tình bìa xanh xanh đỏ đỏ. - Ngọc Anh, thanh thiếu niên như em càng không nên đọc thứ sách truyện mụ mị này.
Haiz, tôi thấy chúng lô gic hơn truyện cổ tích mà. Không thì đọc giải trí cũng được...
Buổi tối, khi tôi đang tìm đủ bài văn mẫu trên mạng, đang tính cắt dán thế nào vào bài mình, chợt nhìn thấy một topic có liên quan: “Có nên sửa lại đoạn kết Tấm - Cám trong sách ngữ văn lớp 10”
Trong sách Ngữ Văn lớp 10, nội dung truyện Tấm - Cám đã được chỉnh sửa so với bản in trước đây. Để đề cao đức tính thiện lương và vị tha của cô Tấm, cũng như để hạn chế yếu tố bạo lực, biên soạn sách đã bỏ đi phần kết nói về sự trả thù của Tấm. Trong bản mới, Cám tuy có chết trong nước sôi nhưng không bị Tấm đem ra làm mắm nữa.
Trên diễn đàn đó, tôi thấy rất nhiều ý kiến trái chiều về việc chỉnh sửa này. Căn bản, truyện Tấm Cám cũng có khá nhiều dị bản, việc lựa chọn dị bản nào thích hợp nhất vẫn đang gây ra tranh cãi. Trong đó bản phổ biến nhất là sau khi dội nước sôi trả thù Cám chết, Tấm đã đem xác Tấm làm mắm, gửi về cho mụ dì ghẻ ăn. Trái lại, ở một dị bản nhân đạo nhất, Cám nghe đồn Tấm xinh đẹp là do tắm bằng nước sôi nên học theo, tự mình hại mình chết.
Nhưng là một câu chuyện cổ tích dạy cho các em nhỏ, kết cục này xem chừng quá bạo lực, làm thay đổi hình tượng cô Tấm nết na hiền thục. Dù rằng nhân dân ta vẫn nói: “ác giả ác báo”, mẹ con Cám bị trừng phạt là thích đáng, nhưng nếu để chính tay nàng Tấm trả thù như vậy, phải chăng nàng Tấm cũng đã quá tàn nhẫn?
Chúng ta có thể hiểu, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Một con người thiện lương như Tấm, sau khi bị hãm hại nhiều lần ắt sẽ cứng rắn hơn, thậm chí có thể bị lòng thù hận chi phối, hoặc là vì sinh tồn của bản thân mà phải ra tay dứt khoát với kẻ thù... Thế nhưng những em nhỏ thì sao? Chúng sẽ không thể sớm ý thức được những điều nghiệt ngã như vậy trong cuộc sống... Trừ một vài đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như tôi, giống như trái cây bị ép chín sớm.
Mười sáu tuổi, rõ ràng là hiểu rất nhiều thứ nghịch lý, nhưng lại tỏ ra không biết gì, ngây ngốc quên đi.
Vì vậy tôi cũng cảm thấy, việc sửa đổi này cũng là một chiều hướng tốt. Sau khi chém gió nhiệt tình trên một topic ủng hộ cách thay đổi của Bộ Giáo dục, tôi hài lòng tắt máy tính đi ngủ, quên luôn cả bài kiểm tra dang dở.
Tôi dần chìm vào một giấc mơ quen thuộc. Mấy hôm nay, kể từ hôm làm bài kiểm tra trên lớp, tôi vẫn thường hay nằm mơ kì quặc như vậy. Có lẽ dạo này tinh thần tôi không được tốt.
Tôi mơ thấy vô số huyễn cảnh, tựa như trong câu chuyện cổ tích: giếng nước, cá bống, lễ hội, chiếc hài bị rớt, khung cửi xoan đào...
Cuối cùng, cảnh trí trong mơ lại trở nên khá thoáng đãng. Tôi như người nhập mộng đi trong đó, mà khi ngẩng đầu lên có thể thấy những mái ngói vàng óng hoa lệ trùng trùng điệp điệp, những bức tường hành lang sơn son thiếp vàng, những cây cột lớn trạm trổ tinh xảo, đậm nét cổ kính trang trọng.
Tôi cúi đầu nhìn dưới chân, gạch lát nền là gốm nung, chất men vô cùng tốt, hoa văn tinh xảo nhưng dường như là được làm thủ công. Bên ngoài hành lang, là một khu vườn rộng lớn xanh mướt, rất nhiều hoa cỏ lạ.
Chưa quan sát được bao nhiêu, lại có tiếng nói vang lên làm tôi chú ý.
- Bệ hạ, giữa trưa nắng nóng, xin bệ hạ hồi cung nghỉ ngơi.
Tôi quay đầu, chợt kinh ngạc khi thấy hai người mặc đồ y như trong vở kịch cổ trang. Một người mặc y phục thái giám, đội nón, cúi thấp đầu, bộ dạng cung kính bịn rịn. Một người quay lưng lại phía này, không nhìn rõ mặt nhưng có thể thấy dáng người cao lớn thanh tú, toát ra đầy khí chất vương giả. Y mặc hoàng bào, đầu đội mão dát vàng, tựa như trang phục vua thời hậu Lê.
Tôi liên hệ với những hoa văn trên kiến trúc xung quanh, xác định được quang cảnh trong mơ này đúng là thời hậu Lê. Tôi đã từng đi xem một triển lãm khảo cổ cách đây không lâu.
Rõ ràng tôi đang đứng giữa trưa nắng gay gắt, nhưng khi giơ bàn tay lên lại thấy cơ thể mình trong suốt, ánh nắng có thể xuyên qua.
Người mặc đồ thái giám kia phải nhắc một lần nữa, ông vua đó dường như mới hồi tỉnh, có điều vẫn quay mặt nhìn vào một gốc cây lớn phía trước, chậm rãi cất giọng.
- Mang rìu lại đây, trẫm chặt cây này xuống. - Thanh âm trầm trầm, rất dễ nghe.
- Bệ hạ, xin bệ hạ hồi cung bảo trọng long thể! - Thái giám quỳ rạp xuống đất.
- Nô tài to gan, dám kháng chỉ sao?
Thái giám sợ sệt vội chạy đi lấy cây rìu đốn củi, nhưng nấn ná không dám dâng lên, mồ hôi từ trán túa ra, vẫn cố gắng bẩm tấu:
- Bệ hạ, để chúng nô tài làm là được rồi. Bệ hạ mau vào đình nghỉ ngơi.
- Im miệng! - Hoàng thượng kia bỗng quát lên, đoạt lấy cây rìu. - Mau cút ra.
Thái giám lui xa mười bước, im lặng đứng đợi, không ngừng lấy ống tay áo quệt mồ hôi. Chủ nhân của gã chặt xuống cây gỗ, gã vội gọi thêm bọn nô tài khác đến bê từng khúc gỗ, lại bị hoàng đế nạt nộ:
- Để đấy, trẫm phải tự tay chọn khúc gỗ đẹp....
Chúng nô tài nhìn nhau, cũng không dám đến gần, có kẻ mang lọng đến cũng không dám che, sợ chắn ánh sáng của hoàng đế. Lúc này, tôi đang hiếu kì đứng một bên cũng thấy được gương mặt hoàng đế lúc y cẩn thận lựa gỗ. Rất tuấn tú, có điều cũng không còn trẻ mấy, trên trán và khóe mắt đã hằn lên những nếp nhăn mờ...
Có điều, tôi chưa bao giờ thấy trong một vở diễn nào lại có cảnh này, đích thân hoàng đế đi lựa gỗ, đôi mắt phượng lại vô cùng chuyên tâm.
Chọn xong, vị vua kia đứng dậy, sai đám nô bộc mang gỗ vào cái đình nghỉ cách đó không xa, còn sai chúng mang đồ đến, là một bộ dụng cụ thủ công của thợ mộc.
- Ngươi nói xem, trẫm tự tay làm khung cửi cho nàng, nàng sẽ vừa ý sao?
Lũ thái giám nhìn nhau, chần chừ không đáp. Cuối cùng vẫn có kẻ xú nịnh lên tiếng:
- Vâng, tài nghệ của bệ hạ đương nhiên xuất chúng hơn người, vị phi tần đó đương nhiên vui lòng...
- Ừ... - Hoàng đế vừa bào gỗ vừa mỉm cười - Nàng đã nói đợi trẫm tự tay làm cho nàng một cái khung cửi...
Thấy hoàng đế mải mê đến mức hai mắt mờ đi, ngay cả bữa trưa cũng không dùng, cuối cùng vị thái giám gan dạ kia vội quỳ xuống, khổ sở nói:
- Bệ hạ, người đã làm hàng trăm cái khung cửi rồi... - Thấy được cả gương mặt đã đẫm nước mắt của gã - Bệ hạ, xin người mau thanh tỉnh, giữ cho long thể an khang...
Hoàng đế giật mình, dao lẹm vào ngón tay, dòng máu đỏ tí tách rớt xuống nền đá, nở rộ như đóa hoa.
Dần dần, đôi mắt đờ đẫn của ngài chuyển thành hoảng loạn.
- Ngươi nói cái gì?
- Bệ hạ, Tố Ngưng nương nương đã mất được gần mười năm rồi. Bệ hạ xem Thanh Đô Vương kia, tóc ngài ta bấy lâu cũng đã bạc trắng như vậy...
Thái giám khúm núm đợi cơn thịnh nộ của hoàng đế, nhưng một hồi lâu, chỉ thấy ông ta thất thiểu đứng dậy, bi ai mà cười, loạng choạng từng bước mà đi, trên môi không ngừng nhẩm một cái tên.
...
...
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy thấy đầu óc nặng trịch, chỉ biết là đêm qua mình ngủ không sâu, nằm mộng lung tung nhưng lại không nhớ được cụ thể nội dung giấc mơ.
Cũng không còn sớm, tôi đành chuẩn bị đi học. Nhìn bài văn mới viết được nửa cái mở bài, tôi chán nản kẹp mấy cuốn văn mẫu đắt tiền theo, đến lớp thì chép.
Con nhà giàu như tôi cũng không đến nỗi cả đời mới bước lên xe bus một lần. Thỉnh thoảng bỏ nhà đi lang thang, tôi cũng toàn bắt xe bus. Hôm nay chú tài xế lái xe riêng có việc đột xuất đã về quê, tôi lại không có tâm tình đi taxi, cho nên lại đi xe bus. Cha tôi là người thích khoe khoang, năm lần bảy lượt muốn thuê vệ sĩ, vừa mang danh bảo vệ tôi, thực chất là để đôn đốc giám sát tôi.
Tôi chỉ mong đợi đến ngày mình tròn mười tám tuổi, có thể tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, làm một con chim tự do bay đi xa,
Đứng ở bến xe bus, chợt thấy một bà cụ già chống gậy cũng đang đợi xe, mà dường như bà ấy còn có tật ở mắt.
Thấy không ai để ý đến bà cụ, tôi đành đến đỡ bà ta lên xe. Khi xe đã bắt đầu chạy, đột nhiên nghe bà ta nói:
- Trở về đi, trở về đi... - Nói rồi lần mò móc ra trong bị một cuốn truyện cũ nát đưa cho tôi.
Tôi nhìn cuốn truyện sờn rách nhưng vẫn còn đọc được, là cổ tích Tấm - Cám đây mà. Bà già chậm chạp nói:
- Thuộc về ngươi...
Tuy thấy bà già này cử chỉ hơi lạ lùng nhưng tôi cũng không so đo với người già lẩm cẩm, nghĩ rằng bà ta tặng cuốn truyện cho mình thì vui vẻ nhận lấy, nhẹ nhàng giở ra xem.
Chất lượng giấy xấu như vậy, không rõ là in từ năm nào. Hơn nữa, trang cuối lại bị rách, thành ra không xem được trong bản này, cô Tấm đã trả thù ra sao.
- Bà ơi, đoạn kết thì thế nào?
- Không khác mấy, nhưng một phần vẫn do ngươi quyết định... - Bà già ngả đầu vào ghế, lim dim ngủ.
Bà già này, thật là kì quặc.
Hôm nay tinh thần tôi không được thoải mái, có lẽ vì thiếu ngủ. Gật gật gù gù, khi bước xuống cầu thang thì hụt chân.
Lúc mọi người kéo đến, linh hồn tôi đã lìa khỏi xác, trở thành một vật thể bay bổng không trọng lượng. Tôi thấy thân thể mình nằm bất động, trán chảy đầy máu. Đồ đạc trong túi xách văng ra, còn một cuốn truyện cũ, từng trang bung nát, bay bay trong không khí.
Tôi chết như vậy, liệu có ai thực sự thương tâm?
Thôi quên đi, kiếp sau sẽ khác.
Bắt đầu từ ngày hôm ấy, khi cô giáo dạy văn cổ hủ và hắc ám của tôi gọi riêng tôi ở lại, ném ra trước mặt tôi bài kiểm tra văn học kì.
- Trần Ngọc Anh, em đang viết cái gì vậy?
- Thưa cô, là bài văn. - Tôi biết cô giáo đang tức giận, nhưng vẫn tỏ ra tỉnh bơ trả lời, mắt liếc qua thấy bài kiểm tra chi chít mực đỏ, còn có một con ngỗng to tướng.
- Em có phải là thủ khoa khối chuyên văn năm nay không đấy? Tại sao có thể viết ra thứ ngớ ngẩn này?
- Dạ phải. - Tôi ngẩng lên, tròn xoe mắt, gật đầu cái rụp rồi hồn nhiên nói. - Nhưng mà hôm thi vào lớp 10 đó, em may mắn trúng tủ, chỉ cần bê bài giảng mẫu vào, sửa qua loa chút. Ừm, mà cũng không biết nữa, ba em là người rất sĩ diện, có thể ông lén mua điểm cho em cũng không biết chừng... À mà cũng không phải, ba em làm to vậy, trường có xây mới hay không còn phải nhờ chữ kí của ông, chắc là nhà trường tự đưa em lên thủ khoa?
Nói rồi cầm bài kiểm tra lên, cười có phần ngớ ngẩn nói:
- Hì hì, viết những thứ này, mới thực sự là tâm huyết của em...
Cô giáo thở phì phò, vuốt ngực, lớn giọng nói:
- Được rồi, cô ra đề: “Đặt mình vào một nhân vật trong câu chuyện Tấm - Cám để kể lại chuyện”, em chọn nhân vật nhà vua cũng không có gì là sai. Nhưng, tại sao em có thể những viết những thứ xuyên tạc như vậy?
Nhà vua cũng yêu Cám, hoang đường nhất trong các thể loại hoang đường?...
Hoang đường sao? Có chuyện cổ tích nào lại không hoang đường?
Ừm, nhưng tôi chỉ hư cấu một chút thôi, chủ yếu là để quậy phá. Bài văn được hai điểm thế này, cô giáo thể nào cũng gọi điện cho cha tôi, càng than thở càng tốt. Để cho ông ta đang ôm ấp bồ trẻ cũng phải mất hứng.
Có vẻ cô giáo rất nể ông ấy mới gọi riêng tôi ra thế này. Sau cùng không nói được đứa học trò quậy phá mặt trơ trán bóng, cô dúi bài kiểm tra vào túi tôi.
- Về đọc kĩ những gì cô phê, viết lại đi, ngày mai sau giờ học mang đến cho cô.
Thật sao? Có thể viết lại? À không, mất công viết lại...
Tôi nhìn bộ mặt nhăn nhó của cô giáo, bỗng nhiên lại có chút không nỡ. Mặc dù bài giảng của cô có hơi rập khuôn và tẻ nhạt, nhưng cô vẫn chỉ là một người làm công ăn lương...
Tôi thu dọn sách vở đồ đạc, bỗng dưng cô giáo nhìn chằm chằm vào trong ba lô của tôi, nhíu mày nói:
- Lại nữa! - Cô chỉ vào đống tiểu thuyết ngôn tình bìa xanh xanh đỏ đỏ. - Ngọc Anh, thanh thiếu niên như em càng không nên đọc thứ sách truyện mụ mị này.
Haiz, tôi thấy chúng lô gic hơn truyện cổ tích mà. Không thì đọc giải trí cũng được...
Buổi tối, khi tôi đang tìm đủ bài văn mẫu trên mạng, đang tính cắt dán thế nào vào bài mình, chợt nhìn thấy một topic có liên quan: “Có nên sửa lại đoạn kết Tấm - Cám trong sách ngữ văn lớp 10”
Trong sách Ngữ Văn lớp 10, nội dung truyện Tấm - Cám đã được chỉnh sửa so với bản in trước đây. Để đề cao đức tính thiện lương và vị tha của cô Tấm, cũng như để hạn chế yếu tố bạo lực, biên soạn sách đã bỏ đi phần kết nói về sự trả thù của Tấm. Trong bản mới, Cám tuy có chết trong nước sôi nhưng không bị Tấm đem ra làm mắm nữa.
Trên diễn đàn đó, tôi thấy rất nhiều ý kiến trái chiều về việc chỉnh sửa này. Căn bản, truyện Tấm Cám cũng có khá nhiều dị bản, việc lựa chọn dị bản nào thích hợp nhất vẫn đang gây ra tranh cãi. Trong đó bản phổ biến nhất là sau khi dội nước sôi trả thù Cám chết, Tấm đã đem xác Tấm làm mắm, gửi về cho mụ dì ghẻ ăn. Trái lại, ở một dị bản nhân đạo nhất, Cám nghe đồn Tấm xinh đẹp là do tắm bằng nước sôi nên học theo, tự mình hại mình chết.
Nhưng là một câu chuyện cổ tích dạy cho các em nhỏ, kết cục này xem chừng quá bạo lực, làm thay đổi hình tượng cô Tấm nết na hiền thục. Dù rằng nhân dân ta vẫn nói: “ác giả ác báo”, mẹ con Cám bị trừng phạt là thích đáng, nhưng nếu để chính tay nàng Tấm trả thù như vậy, phải chăng nàng Tấm cũng đã quá tàn nhẫn?
Chúng ta có thể hiểu, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Một con người thiện lương như Tấm, sau khi bị hãm hại nhiều lần ắt sẽ cứng rắn hơn, thậm chí có thể bị lòng thù hận chi phối, hoặc là vì sinh tồn của bản thân mà phải ra tay dứt khoát với kẻ thù... Thế nhưng những em nhỏ thì sao? Chúng sẽ không thể sớm ý thức được những điều nghiệt ngã như vậy trong cuộc sống... Trừ một vài đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như tôi, giống như trái cây bị ép chín sớm.
Mười sáu tuổi, rõ ràng là hiểu rất nhiều thứ nghịch lý, nhưng lại tỏ ra không biết gì, ngây ngốc quên đi.
Vì vậy tôi cũng cảm thấy, việc sửa đổi này cũng là một chiều hướng tốt. Sau khi chém gió nhiệt tình trên một topic ủng hộ cách thay đổi của Bộ Giáo dục, tôi hài lòng tắt máy tính đi ngủ, quên luôn cả bài kiểm tra dang dở.
Tôi dần chìm vào một giấc mơ quen thuộc. Mấy hôm nay, kể từ hôm làm bài kiểm tra trên lớp, tôi vẫn thường hay nằm mơ kì quặc như vậy. Có lẽ dạo này tinh thần tôi không được tốt.
Tôi mơ thấy vô số huyễn cảnh, tựa như trong câu chuyện cổ tích: giếng nước, cá bống, lễ hội, chiếc hài bị rớt, khung cửi xoan đào...
Cuối cùng, cảnh trí trong mơ lại trở nên khá thoáng đãng. Tôi như người nhập mộng đi trong đó, mà khi ngẩng đầu lên có thể thấy những mái ngói vàng óng hoa lệ trùng trùng điệp điệp, những bức tường hành lang sơn son thiếp vàng, những cây cột lớn trạm trổ tinh xảo, đậm nét cổ kính trang trọng.
Tôi cúi đầu nhìn dưới chân, gạch lát nền là gốm nung, chất men vô cùng tốt, hoa văn tinh xảo nhưng dường như là được làm thủ công. Bên ngoài hành lang, là một khu vườn rộng lớn xanh mướt, rất nhiều hoa cỏ lạ.
Chưa quan sát được bao nhiêu, lại có tiếng nói vang lên làm tôi chú ý.
- Bệ hạ, giữa trưa nắng nóng, xin bệ hạ hồi cung nghỉ ngơi.
Tôi quay đầu, chợt kinh ngạc khi thấy hai người mặc đồ y như trong vở kịch cổ trang. Một người mặc y phục thái giám, đội nón, cúi thấp đầu, bộ dạng cung kính bịn rịn. Một người quay lưng lại phía này, không nhìn rõ mặt nhưng có thể thấy dáng người cao lớn thanh tú, toát ra đầy khí chất vương giả. Y mặc hoàng bào, đầu đội mão dát vàng, tựa như trang phục vua thời hậu Lê.
Tôi liên hệ với những hoa văn trên kiến trúc xung quanh, xác định được quang cảnh trong mơ này đúng là thời hậu Lê. Tôi đã từng đi xem một triển lãm khảo cổ cách đây không lâu.
Rõ ràng tôi đang đứng giữa trưa nắng gay gắt, nhưng khi giơ bàn tay lên lại thấy cơ thể mình trong suốt, ánh nắng có thể xuyên qua.
Người mặc đồ thái giám kia phải nhắc một lần nữa, ông vua đó dường như mới hồi tỉnh, có điều vẫn quay mặt nhìn vào một gốc cây lớn phía trước, chậm rãi cất giọng.
- Mang rìu lại đây, trẫm chặt cây này xuống. - Thanh âm trầm trầm, rất dễ nghe.
- Bệ hạ, xin bệ hạ hồi cung bảo trọng long thể! - Thái giám quỳ rạp xuống đất.
- Nô tài to gan, dám kháng chỉ sao?
Thái giám sợ sệt vội chạy đi lấy cây rìu đốn củi, nhưng nấn ná không dám dâng lên, mồ hôi từ trán túa ra, vẫn cố gắng bẩm tấu:
- Bệ hạ, để chúng nô tài làm là được rồi. Bệ hạ mau vào đình nghỉ ngơi.
- Im miệng! - Hoàng thượng kia bỗng quát lên, đoạt lấy cây rìu. - Mau cút ra.
Thái giám lui xa mười bước, im lặng đứng đợi, không ngừng lấy ống tay áo quệt mồ hôi. Chủ nhân của gã chặt xuống cây gỗ, gã vội gọi thêm bọn nô tài khác đến bê từng khúc gỗ, lại bị hoàng đế nạt nộ:
- Để đấy, trẫm phải tự tay chọn khúc gỗ đẹp....
Chúng nô tài nhìn nhau, cũng không dám đến gần, có kẻ mang lọng đến cũng không dám che, sợ chắn ánh sáng của hoàng đế. Lúc này, tôi đang hiếu kì đứng một bên cũng thấy được gương mặt hoàng đế lúc y cẩn thận lựa gỗ. Rất tuấn tú, có điều cũng không còn trẻ mấy, trên trán và khóe mắt đã hằn lên những nếp nhăn mờ...
Có điều, tôi chưa bao giờ thấy trong một vở diễn nào lại có cảnh này, đích thân hoàng đế đi lựa gỗ, đôi mắt phượng lại vô cùng chuyên tâm.
Chọn xong, vị vua kia đứng dậy, sai đám nô bộc mang gỗ vào cái đình nghỉ cách đó không xa, còn sai chúng mang đồ đến, là một bộ dụng cụ thủ công của thợ mộc.
- Ngươi nói xem, trẫm tự tay làm khung cửi cho nàng, nàng sẽ vừa ý sao?
Lũ thái giám nhìn nhau, chần chừ không đáp. Cuối cùng vẫn có kẻ xú nịnh lên tiếng:
- Vâng, tài nghệ của bệ hạ đương nhiên xuất chúng hơn người, vị phi tần đó đương nhiên vui lòng...
- Ừ... - Hoàng đế vừa bào gỗ vừa mỉm cười - Nàng đã nói đợi trẫm tự tay làm cho nàng một cái khung cửi...
Thấy hoàng đế mải mê đến mức hai mắt mờ đi, ngay cả bữa trưa cũng không dùng, cuối cùng vị thái giám gan dạ kia vội quỳ xuống, khổ sở nói:
- Bệ hạ, người đã làm hàng trăm cái khung cửi rồi... - Thấy được cả gương mặt đã đẫm nước mắt của gã - Bệ hạ, xin người mau thanh tỉnh, giữ cho long thể an khang...
Hoàng đế giật mình, dao lẹm vào ngón tay, dòng máu đỏ tí tách rớt xuống nền đá, nở rộ như đóa hoa.
Dần dần, đôi mắt đờ đẫn của ngài chuyển thành hoảng loạn.
- Ngươi nói cái gì?
- Bệ hạ, Tố Ngưng nương nương đã mất được gần mười năm rồi. Bệ hạ xem Thanh Đô Vương kia, tóc ngài ta bấy lâu cũng đã bạc trắng như vậy...
Thái giám khúm núm đợi cơn thịnh nộ của hoàng đế, nhưng một hồi lâu, chỉ thấy ông ta thất thiểu đứng dậy, bi ai mà cười, loạng choạng từng bước mà đi, trên môi không ngừng nhẩm một cái tên.
...
...
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy thấy đầu óc nặng trịch, chỉ biết là đêm qua mình ngủ không sâu, nằm mộng lung tung nhưng lại không nhớ được cụ thể nội dung giấc mơ.
Cũng không còn sớm, tôi đành chuẩn bị đi học. Nhìn bài văn mới viết được nửa cái mở bài, tôi chán nản kẹp mấy cuốn văn mẫu đắt tiền theo, đến lớp thì chép.
Con nhà giàu như tôi cũng không đến nỗi cả đời mới bước lên xe bus một lần. Thỉnh thoảng bỏ nhà đi lang thang, tôi cũng toàn bắt xe bus. Hôm nay chú tài xế lái xe riêng có việc đột xuất đã về quê, tôi lại không có tâm tình đi taxi, cho nên lại đi xe bus. Cha tôi là người thích khoe khoang, năm lần bảy lượt muốn thuê vệ sĩ, vừa mang danh bảo vệ tôi, thực chất là để đôn đốc giám sát tôi.
Tôi chỉ mong đợi đến ngày mình tròn mười tám tuổi, có thể tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, làm một con chim tự do bay đi xa,
Đứng ở bến xe bus, chợt thấy một bà cụ già chống gậy cũng đang đợi xe, mà dường như bà ấy còn có tật ở mắt.
Thấy không ai để ý đến bà cụ, tôi đành đến đỡ bà ta lên xe. Khi xe đã bắt đầu chạy, đột nhiên nghe bà ta nói:
- Trở về đi, trở về đi... - Nói rồi lần mò móc ra trong bị một cuốn truyện cũ nát đưa cho tôi.
Tôi nhìn cuốn truyện sờn rách nhưng vẫn còn đọc được, là cổ tích Tấm - Cám đây mà. Bà già chậm chạp nói:
- Thuộc về ngươi...
Tuy thấy bà già này cử chỉ hơi lạ lùng nhưng tôi cũng không so đo với người già lẩm cẩm, nghĩ rằng bà ta tặng cuốn truyện cho mình thì vui vẻ nhận lấy, nhẹ nhàng giở ra xem.
Chất lượng giấy xấu như vậy, không rõ là in từ năm nào. Hơn nữa, trang cuối lại bị rách, thành ra không xem được trong bản này, cô Tấm đã trả thù ra sao.
- Bà ơi, đoạn kết thì thế nào?
- Không khác mấy, nhưng một phần vẫn do ngươi quyết định... - Bà già ngả đầu vào ghế, lim dim ngủ.
Bà già này, thật là kì quặc.
Hôm nay tinh thần tôi không được thoải mái, có lẽ vì thiếu ngủ. Gật gật gù gù, khi bước xuống cầu thang thì hụt chân.
Lúc mọi người kéo đến, linh hồn tôi đã lìa khỏi xác, trở thành một vật thể bay bổng không trọng lượng. Tôi thấy thân thể mình nằm bất động, trán chảy đầy máu. Đồ đạc trong túi xách văng ra, còn một cuốn truyện cũ, từng trang bung nát, bay bay trong không khí.
Tôi chết như vậy, liệu có ai thực sự thương tâm?
Thôi quên đi, kiếp sau sẽ khác.
Bình luận truyện